Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

TIN BUỒN 32

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nổi gió (1966)
 ...Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, gia đình Phương có chị là Vân theo chính quyền miền Bắc, còn Phương là trung úy quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Giữa hai chị em đã nảy sinh những mâu thuẫn bi kịch. Rồi những mâu thuẫn chính trong suy nghĩa của trung úy Phương. Với sự thuyết phục của người chị, cuối cùng trung úy Phương đã rời bỏ quân đội miền Nam, theo chính quyền miền Bắc. .......... Nổi gió là một bộ phim Việt Nam năm 1966 của đạo diễn Huy Thành do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Cách mạng nói về chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam. Nổi gió đươc chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Bộ phim đề cập đến vấn đề thời sự khi đó, nhiều gia đình có con cái thuộc hai bên trong chiến tranh Việt Nam. Khi Nổi gió quay được hơn 400m phim nhưng xem lại thấy vẫn chưa ưng ý nên đoàn phim lại ngừng để tuyển diễn viên. Cuối cùng, diễn viên kịch Thế Anh được chọn vào vai trung úy Phương. Đây là vai diễn dấu ấn trong sự nghiệp điện ảnh của diễn viên Thế Anh. Tham gia bộ phim này còn có diễn viên Thanh Loan, người về sau nổi tiếng với vai ni cô Huyền Trang trong bộ phim Biệt động Sài Gòn. Nổi gió cùng Về nơi gió cát và Xa và gần đã giúp Huy Thành đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2007.

Đạo diễn - NSND Huy Thành: Người tiên phong thắp lửa

SGGP
Nhận được tin báo đạo diễn - NSND Huy Thành mất trong chuyến thăm con gái ở Paris (Pháp), tôi sững sờ, dù bấy lâu nay vẫn biết ông đã tuổi cao sức yếu.

Tin liên quan

 Đạo diễn - NSND Huy Thành thuộc lớp nghệ sĩ đầu đàn của điện ảnh nước ta, một trong những trụ cột gầy dựng bộ mặt của nền điện ảnh cách mạng; là lớp nghệ sĩ tiên phong sáng tạo loạt tác phẩm kinh điển gắn với hiện thực đất nước, với chủ nghĩa yêu nước và tinh thần tự cường dân tộc.
1. Đạo diễn Huy Thành gốc Huế, sinh ra tại Đà lạt. Trong kháng chiến chống Pháp, ông từng tham gia mặt trận Bình Trị Thiên với nhiệm vụ đội trưởng trinh sát. Năm 1959, ông thi đỗ vào lớp đạo diễn điện ảnh đầu tiên do chuyên gia Liên Xô hướng dẫn tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp bằng bộ phim đầu đời Làng nổi với vai trò biên kịch kiêm đạo diễn thứ hai. Trong đời sáng tác của mình, đạo diễn Huy Thành đã hoàn thành trên 20 tác phẩm, trong đó có 2 phim tài liệu. 
Chức danh chính là đạo diễn, song ở các phim quan trọng, ông đều trực tiếp viết hoặc tham gia viết kịch bản. Tài năng biên kịch, sắp xếp cấu trúc câu chuyện và xây dựng hình tượng nhân vật ở ông khá nổi bật. Phim của Huy Thành thường mang giọng điệu chính kịch - tình cảm xã hội, luôn đặt ra và giải quyết chủ đề một cách nhân bản, có lý, có tình sâu sắc. Nhân vật của Huy Thành thường nặng trĩu nội tâm, đa đoan, đa dạng và rất đỗi chân thật. Phim của ông tạo nền cho thể loại tâm lý gắn đề tài với thời cuộc điển hình, hàm chứa xung đột tư tưởng gay gắt nhưng luôn hướng thiện. Do đó, các tác phẩm tiêu biểu của ông thường tạo tác động xã hội sâu rộng và có ý nghĩa giáo dục lớn.
Thời kỳ đầu, chuyển thể từ tiểu thuyết Gió không thổi từ biển, bộ phim Mùa than của ông được coi là bài ca của người thợ lò Quảng Ninh trong công cuộc xây dựng đất nước. Tiếp sau, ông thực hiện Vùng trời, đề cao chiến công của không quân Việt Nam. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, thiếu thốn mọi thứ, ông vẫn tạo ra được những cảnh quay sinh động bất ngờ, thu hút đông đảo công chúng.
Đạo diễn - NSND Huy Thành: Người tiên phong thắp lửa ảnh 1 Hình ảnh chị Vân bị giặc tẩm dầu đốt 10 đầu ngón tay gây ấn tượng sâu sắc trong bộ phim Nổi gió của đạo diễn - NSND Huy Thành
Năm 1966, khi cuộc chiến chống Mỹ đi vào giai đoạn quyết liệt, Huy Thành viết kịch bản và đạo diễn tác phẩm Nổi gió - một trong những kiệt tác của điện ảnh Việt Nam. Bộ phim được xây dựng rất công phu: Kịch bản được chắt lọc từ những tấm thiếp người dân miền Nam gửi ra Bắc, kết hợp nhiều tư liệu sống lúc bấy giờ. Quá trình dàn dựng phim đòi hỏi vượt qua vô vàn trở ngại, có khi phải chờ đợi tới gần cả tháng để quay một cảnh vừa ý.
Huy Thành đã chỉ đạo dàn dựng các cảnh gây ấn tượng: Cảnh chị Vân bị giặc tẩm dầu đốt 10 đầu ngón tay, cảnh chị Vân hiên ngang băng qua giữa 2 hàng lưỡi lê tua tủa để thuyết phục người lính Cộng hòa quay về. Quá trình dàn dựng các cảnh trên, xử lý các góc quay của máy, cũng như quá trình cắt cảnh và dựng xen kẽ để mô tả nỗi đau bên trong, khi 2 chị em Vân và trung úy Phương đi theo 2 con đường ngược nhau… cho thấy sự đóng góp quan trọng của đạo diễn Huy Thành trong việc phát triển ngôn ngữ điện ảnh Việt Nam thời kỳ đầu; thể hiện một phong cách diễn đạt đầy thuyết phục của đạo diễn. Bộ phim được giới chuyên môn cùng công chúng đánh giá rất cao, được giải thưởng Bông sen Vàng tại Liên hoan phim (LHP) Quốc gia lần thứ II.
2. Năm 1981, cũng xuất hiện với vai trò biên kịch kiêm đạo diễn, Huy Thành thực hiện bộ phim thứ hai, cũng thuộc hàng kinh điển: Về nơi gió cát. Với câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa Lũy - sau ngày chiến thắng trở về làng quê với người vợ cũ đã cải hôn tên Duyên. Tác giả đã thông qua mối quan hệ éo le này, bám sát tính thời sự của giai đoạn khi đất nước vừa được giải phóng, nhiệm vụ đặt ra với cán bộ - đảng viên trước nhân dân vùng giải phóng, cũng như nhiệm vụ quan trọng về hòa hợp dân tộc.
Cống hiến quý báu của NSND Huy Thành, một lần nữa được khẳng định trong việc sáng tạo thành công mẫu hình nhân vật cộng sản trong hoàn cảnh đặc biệt, tạo sức thuyết phục, đầy cảm xúc. Nhân vật Lũy kiểu mẫu, vị tha, hoàn toàn không gây cảm giác khô cứng, lên gân, áp đặt. Hình tượng tác phẩm đã làm nổi bật giá trị văn hóa Việt, chan chứa tình yêu Tổ quốc, nghĩa đồng bào. Tại LHP Quốc gia lần thứ VII, bộ phim đã được trao tặng giải Bông sen Vàng.
Một lần nữa, năm 1983, Huy Thành chuyển thể tiểu thuyết Những khoảng cách còn lại và đạo diễn bộ phim Xa và gần, gồm 2 tập: “Xa”, “ Gần”. Phim đề cập các mối xung đột thời kỳ sau thống nhất đất nước. Cho dù không gian và thời gian của bối cảnh phim khá rộng lớn, đạo diễn một lần nữa cho thấy sự già dặn trong xử lý ngôn ngữ thể hiện, không sa vào chi tiết vụn vặt, mà tập trung xoáy sâu vào quan niệm cùng tính cách nhân vật trung tâm, khiến nhân vật gắn với sự kiện chính và luôn sống động. Cũng như trước kia, phim của Huy Thành luôn không tách khỏi thời cuộc, lần này còn tiến thêm bước nữa - cảnh báo sự tha hóa của một bộ phận cán bộ trong hoàn cảnh mới. Đó là những thước phim nghiêm túc, chỉn chu mà một lần nữa không rơi vào khiên cưỡng.
Qua loạt tác phẩm của mình, đạo diễn Huy Thành luôn bỏ công tìm tòi, tập trung nhấn sâu, đặc biệt đối với chủ đề và nhân vật, khiến tác phẩm của ông rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục. Cũng chính đặc điểm này đã đem đến cho phim truyện nước ta một trong những bài học bổ ích về phương pháp tạo dựng thành công hình tượng tác phẩm. Bộ ba tác phẩm thuộc hàng kinh điển kể trên đã đưa đạo diễn Huy Thành vào hàng ngũ các đạo diễn tiêu biểu của điện ảnh nước nhà.
Đạo diễn Huy Thành luôn nhen nhóm cho mình và đồng nghiệp ngọn lửa khát khao sáng tạo. Trong nhiều năm chuyên tâm sáng tác cũng như trong 10 năm đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM, ông trăn trở làm việc, thúc đẩy phong trào sáng tác của hội viên, đau đáu vì những thành tựu cao hơn của ngành.
Ông từng thổ lộ: “Tôi đã đi nhiều, gặp nhiều, biết nhiều, đất nước mình có vô vàn những con người, những câu chuyện hay; bạn bè mình đầy tâm huyết, mà sao vẫn chưa làm hơn được những gì mình đã làm…”.
Đó là một nghệ sĩ tâm huyết, máu lửa, trách nhiệm; là một con người nhu hiền, vị tha, thẳng dạ. Vốn có uy tín lớn trong nghề nghiệp cũng như trong đời sống, đạo diễn Huy Thành là trung tâm tập hợp đồng nghiệp các thế hệ, sẵn lòng giúp đỡ mọi người như một người đi trước bao dung, một người anh cả. Đạt được cả danh lẫn thực, ông là người tiên phong thắp lửa cho nghệ thuật điện ảnh.
TRẦN LUÂN KIM

Nghệ sĩ nhân dân - đạo diễn Huy Thành đã 'Về nơi gió cát'

Nghệ sĩ nhân dân Huy Thành, đạo diễn của những bộ phim nổi tiếng một thời Xa và gần, Nổi gió, Về nơi gió cát, Như thế là tội ác, Yểu điệu thục nữ... đã qua đời ngày 22-5 khi đang ở Pháp thăm con gái - diễn viên Sao Mai.
Sáng 25-5, theo chia sẻ của chị Sao Kim, con gái NSND - đạo diễn Huy Thành, giới nghệ sĩ điện ảnh trong nước và công chúng mới bàng hoàng biết tin NSND Huy Thành đã mất vào ngày 22-5 khi sang Pháp thăm con gái, hưởng thọ 90 tuổi.
NSND Huy Thành sinh năm 1928 ở Đà Nẵng, nguyên quán ở Huế nhưng lại sống lâu ở Hà Nội. Thuở nhỏ ông đã say mê điện ảnh. Thời thanh niên ông theo cách mạng, là chiến sĩ Trung đoàn 101 Thừa Thiên-Huế, rồi làm đại đội trưởng quân báo. Năm 1945 ông tập kết ra Bắc, tình cờ ông có một bài báo tường được chọn đăng báo Nhân Dân rồi trở thành phóng viên, sau lại đi đá banh, cuối cùng về công tác tại Bộ Văn hóa.
NSND - đạo diễn Huy Thành.
Năm 1961, ông được chọn theo học khóa đạo diễn phim đầu tiên của Trường Điện ảnh Việt Nam do các giáo sư Liên Xô giảng dạy. Ra trường, ông trở thành đạo diễn tiêu biểu của dòng phim cách mạng trước và sau 1975 như: Làng nổi, Mùa than, Vùng trời, Người đôi bờ, Phía Bắc thủ đô, Như thế là tội ác, Địa chỉ để lại, Cư xá màu xanh, Nổi gió, Về nơi gió cát, Xa và gần, Chân trơi nơi ấy, Tổ quốc tiếng gà trưa, Phía sau cuộc chiến…
Với dòng phim thị trường đề tài phong phú, đa dạng từ thập niên 1990 trở đi ông có các phim như Yểu điểu thục nữ, Người học trò đất Gia Định xưa...
Ông được trao ba giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam cho các phim: Nổi gió, Về nơi gió cát, Xa và gần. Ông được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 1994 và danh hiệu nghệ sĩ nhân dân năm 1997. Năm 2006 ông được trao tặng Giải thưởng nhà nước. Ngoài ra, ông có nhiều năm liền giữ chức vụ cao ở Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Điện ảnh TP.HCM nhiều nhiệm kỳ.
Đạo diễn Huy Thành sau máy quay phim Người học trò đất Gia Định xưa.
Phim của ông là bệ đỡ cho nhiều diễn viên dòng phim cách mạng nổi tiếng như: NSND Thế Anh trong vai đại úy Phương trong Nổi gió; diễn viên Trần Vịnh trong Về nơi gió Cát… Sau 1975 ông mạnh dạn sử dụng các diễn viên của chế độ cũ như Thẩm Thúy Hằng trong Như thế là tội ác. Ông mạnh dạn chọn gương mặt mới như Thành Lộc trong Xa và gần; con gái ông - diễn viên Sao Mai trong Về nơi gió cát, Tổ quốc tiếng gà trưa…
Với đồng nghiệp và công chúng, đạo diễn Huy Thành được nhớ mãi với một dáng dấp thư sinh, nho nhã, trí thức, nói năng hiền hòa, gần gũi.
HÒA BÌNH

Đạo diễn, NSND - NGUYỄN HUY THÀNH

Đăng lúc: Thứ hai - 02/07/2012 10:36 - Người đăng bài viết: Văn phòng Hội Điện Ảnh
Huy Thành tên thật là Nguyễn Huy Thành, Sinh năm 1929 tại Huế, là Đạo diễn phim, nhà biên kịch Điện ảnh, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân của Việt nam. Năm 1961, ông theo học lớp Đạo diễn khóa 1, trường Điện ảnh Việt nam. Năm 1965, ông thực hiện bộ phim đầu tay: Làng nổi. Bộ phim Nổi gió (sản xuất 1966), Về nơi gió cát (sản xuất 1981)... do ông đạo diễn đã đạt được giải thưởng lớn trong và ngoài nước. Ông được xem như đạo diễn suất sắc của thế hệ đạo diễn phim truyện đầu tiên tại Việt nam.
Đạo diễn, NSND - NGUYỄN HUY THÀNH
Đạo diễn, NSND - NGUYỄN HUY THÀNH
Năm sinh: 1931
Nghề nghiệp: Đạo diễn
Sự nghiệp: Huy Thành tham gia lớp đạo diễn đầu tiên của Trường Điện ảnh Việt Nam (1959 - 1962), ông đã thực hiện một số tác phẩm: Làng nổi, Mùa than, Vùng trời, Nổi gió, Người đôi bờ, Phía Bắc thủ đô. Sau năm 1975 là những phim Như thế là tội ác, Địa chỉ để lại, Lê Thị Hồng Gấm, Về nơi gió cát, Xa và Gần, Cư xá màu xanh, Về đời, Phía sau cuộc chiến, Lối rẽ trái trên đường mòn, Thành phố có người, Vua Lửa, Yểu điệu thục nữ, Chân trời nơi ấy, Tổ quốc - tiếng gà trưa, Người học trò đất Gia Định.

Bản thân Huy Thành rất nhạy cảm với hiện thực nên một số phim của ông có thể xem là bản sao cuộc sống ở những thời điểm khác nhau, vì thế chúng khá đa dạng về đề tài và cách thể hiện. Mặc dù vậy, phim của Huy Thành nói chung vẫn mang tính chính kịch xã hội khá rõ, các mối quan hệ luôn được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và chịu sự tác động rất lớn của xã hội. Trong khi giải quyết các mâu thuẩn xung đột cá nhân, ông cho thấy tính luận đề trong những vấn đề được thể hiện qua câu chuyện phim, chúng có thể tồn tại và đem lại sự suy tư cho người xem ngay cả khi đã kết thúc.


Tổ chức lễ truy điệu đạo diễn - NSND Huy Thành tại TPHCM

SGGP
Đạo diễn - NSND Huy Thành qua đời lúc 4 giờ 40 sáng ngày 21-5 tại Paris, Pháp khi sang thăm con cái. Gia đình ông từ Việt Nam đã gấp rút hoàn tất các thủ tục sang Pháp để lo tang lễ. 

Tin liên quan


Lễ hỏa táng diễn ra tại Crématorium du Père - Lachaise - Salle de la Coupole vào ngày 31-5. Sau đó, gia đình đã đưa tro cốt ông về nước.
Tổ chức lễ truy điệu  đạo diễn - NSND Huy Thành tại TPHCM ảnh 1 Đạo diễn - NSND Huy Thành
Lễ viếng đạo diễn - NSND Huy Thành được tổ chức từ 8 giờ đến 15 giờ chủ nhật ngày 10-6, tại Nhà tang lễ TPHCM (25 Lê Quý Đôn, quận 3). Lễ truy điệu tổ chức lúc 15 giờ cùng ngày. Sau đó, tro cốt ông sẽ được đưa vào chùa Pháp Hoa, quận 3. 
Đạo diễn - NSND Huy  Thành sinh ngày 20-2-1928 tại Hải Châu, Đà Nẵng sau đó chuyển ra TP Huế sinh sống. Ông tham gia cách mạng ngày 10-10-1945 và được kết nạp Đảng tháng 6-1950. Ông được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng ba, Huân chương chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất, nhì.
Năm 2007, ông được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Trong sự nghiệp của mình, ông từng có 3 tác phẩm nhận giải Bông sen vàng tại các kỳ liên hoan phim Việt Nam gồm: Nổi gió, Về nơi gió cát, Xa và gần.
Ông từng giữ chức Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM từ năm 2000 - 2010, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam từ năm 1989 - 1995.
VĂN TUẤN
Xem lại “Về nơi gió cát” của NSND Huy Thành
BTO- Những ngày vừa qua, tin NSND Huy Thành đột ngột qua đời tại Pháp khi sang thăm con khiến nhiều người,nhất là giới điện ảnh,không kìm được cảm xúc, bùi ngùi tỏ lòng tiếc thương.Đạo diễn Huy Thành là một trong những cây đại thụ của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Ông sinh năm 1928, từng tham gia khóa đào tạo đạo diễn, diễn viên đầu tiên của Trường Điện ảnh Việt Nam cùng với những tên tuổi như Hải Ninh, Trà Giang, Bạch Diệp,… Ông có nhiều tác phẩm điện ảnh thành công, gây được tiếng vang cả trong và ngoài nước.
NSND, đạo diễn Huy Thành
NSND, đạo diễn Huy Thành là một trong số ítnghệ sỹtừng 3 lần nhận giải Bông Sen Vàng qua các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam cho các bộ phim được xếp vào hàng kinh điển là“Nổi gió”, “Về nơi gió cát”, “Xa và gần”. Trong đó, “Về nơi gió cát”là tác phẩm ghi dấu ấn của ông ở đồng thời cả hai cương vị biên kịch và đạo diễn. Phim có một số phân đoạn quay hình ngoại cảnh tại những đồi cát đẹp “mê hồn” ở Mũi Né - Phan Thiết.
Là một trong những bộ phim về đề tài hậu chiến được NSND, đạo diễn Huy Thành dành trọn tâm huyết với mong muốn góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh cho cả hai phía, “Về nơi gió cát”lấy bối cảnh một vùng biểnmiền Trung khắc nghiệtchịu nhiều đau thương cả trong thời chiến lẫn hậu chiến, ở đó đặt ra một tình thế trái ngang giữa các nhân vật thuộc hai bờ chiến tuyến.
Nhân vật Lũy (Trần Vịnh đóng) sau thời gian thoát ly hoạt động cách mạng, được phân công trở về quê hương làm Bí thư xã. Những ngày đầu giải phóng,như nhiều địa phương khác, nơi vùng quê anh cũng đang trải qua nhiều biến động với tình hình phức tạp, cần được nhanh chóng ổn định đi vào cuộc sống mới. Duyên (Hương Xuân đóng) là người vợ thân thương của Lũy, vì hoàn cảnh đưa đẩy, đã lập gia đình và có con với một người lính của chính quyền cũ tên Sơn (Vi Cường đóng). Người cán bộ cách mạng Lũy lúc này đòi hỏi phải đủ bản lĩnh, kiên cường để đương đầu, vượt qua mọi cản ngại giữa lúc thực hiện trọng trách,nhiệm vụ mới mà cách mạng giao phó,cùng với những nỗi đau riêng.Lũy đã giải quyết có tình, có lý đối với người vợ của mình, đối với người chồng mới, với đứa con của vợ, và cả những tồn tại mà cuộc chiến mang lại.
Bìa phim “Về nơi gió cát” do Phương Nam Phim phát hành
Nhân vật Lũy không phải được khắc họa theo lối “chung chung, lý tưởng, một chiều”, mà ở đó là một con người rất đời thường với nhiều nỗi đau mất mát, có cả sự đắng cay, giễu cợt, bực tức không tránh khỏi. Nhân vật Duyên cũng thế. Người phụ nữ đứng giữa “đôi dòng nước” tiến thoái lưỡng nannày cũng mang nhiều tâm sự với đôi mắt u uẩn buồn. Đạo diễn Huy Thành còn khai thác hình ảnh cỏ lông chông nhẹ lăn theo gió cát, như chuyển tải một hình ảnh ẩn dụ về sự bất chấp khắc nghiệt của con người. Cuộc sống là không ngừng hy vọng. Một câu chuyện với nhiều tình tiết đan xen, thuận nghịch lẫn nhau của bộ ba “tam giác” Lũy - Duyên - Sơn đã được ê-kíp thực hiện xử lý khéo léo, với cái kết mang nhiều ý nghĩa nhân văn.
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, song đánh giá về bộ phim do Xí nghiệp phim Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải phóng) sản xuất, NSND Huy Thành biên kịch và đạo diễn, PGS.TS. Trần Luân Kim - nhà nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh - cho rằng “Về nơi gió cát” đã “ra đời vào một thời điểm đặc biệt của lịch sử nước nhà, ghi dấu ấn đáng kể trong nghệ thuật tạo dựng sắc nét chân dung hình tượng mới, góp phần làm phong phú phương thức thể hiện trong phim truyện Việt Nam”.
Tưởng nhớ một người nghệ sĩ lão thành tài hoa của điện ảnh cách mạng Việt Nam, xem lại “Về nơi gió cát” giúp chúng ta hiểu thêm về một lát cắt trong một thời kỳ lịch sử nhiều biến động của nước nhà.
PHÚC THỊNH
 
Về Nơi Gió Cát Full HD | Phim Tình Cảm Việt Nam Hay
Về nơi gió cát ra đời vào một thời điểm đặc biệt của lịch sử nước nhà, ghi dấu ấn đáng kể trong nghệ thuật tạo dựng sắc nét chân dung hình tượng mới, góp phần làm phong phú phương thức thể hiện trong phim truyện Việt Nam. Nội dung: Sau thời gian thoát ly hoạt động cách mạng, Lũy được phân công trở về quê hương làm Bí thư xã. Làng Cát quê anh sau giải phóng đang trải qua nhiều biến động, tình hình phức tạp đang cần được ổn định nhanh. Duyên, người vợ thân thương của Lũy, do hòan cảnh đưa đẩy, nay đã lấy chồng là một người lính của chính quyền cũ và đã có con. Đương đầu với trọng trách xã hội cùng với nỗi đau riêng, người cán bộ cách mạng phải kiên cường vượt qua mọi cản ngại, chung cũng như riêng - để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời để làm tròn vai trò của một người chồng cũ trong hoàn cảnh mới….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét