Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

BÍ ẨN KHOA HỌC 75/17

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ sơ chưa giải mã - Tập 18

Tại sao chúng ta sợ bóng tối?

Theo Medical Daily, thật ra sợ bóng tối không hề phi lý hay trẻ con chút nào. Đó chỉ là một biểu hiện hết sức thông thường của con người. Cảm giác lo lắng và bất an của chúng ta khi chìm trong bóng tối chính là sự phản ánh của ý thức tự bảo vệ mình.
Thiếu ánh sáng
Bóng tối làm suy yếu thị lực của chúng ta – một phần rất lớn đóng góp vào khả năng nhìn nhận và hiểu biết thế giới xung quanh. Bóng tối đã "làm mù" giác quan quan trọng nhất của chúng ta, và bỏ rơi chúng ta với sự thiếu kiểm soát và dễ bị tổn thương.
Chắc chắn có điều gì đó cố hữu về bóng tối khiến chúng ta sợ hãi. Không phải chúng ta sợ bản thân bóng tôi mà sợ những gì mà bóng tối đang ẩn giấu. Vào ban ngày, chúng ta không lo lắng về những tiếng sột soạt trên mái nhà, hay những hình thù kỳ quặc chỗ giá treo quần áo trong góc phòng, nhưng trong bóng tối những thứ đó có xu hướng trở thành những con quái vật núp dưới gầm giường, những bộ xương trong tủ quần áo, hoặc những kẻ giết người bò trên sàn của gác xép, tiếng cọt kẹt đáng sợ của cánh cửa sổ… Trí tưởng tượng bù đắp những thiếu hụt của chúng ta trong khả năng nhìn xuyên qua bóng tối.
Nếu bạn ở độ tuổi trên 10 và vẫn cảm nhận có tiếng động mơ hồ nào đó mỗi khi ở trong bóng tối, thì không phải chỉ có mình bạn cảm thấy như vậy. Nhiều người đã trưởng thành nhưng không thể ngủ một mình, hoặc phải cần đến sự trợ giúp của thuốc ngủ, nút tai.
Chuyên gia tư vấn tâm Mariella Frostrup viết trên tờ The Guardian rằng, so với các sinh vật sống về đêm đã được phát triển phù hợp để hòa hợp với bóng tối, thì "con người, mặc dù đã qua một quá trình tiến hóa biến chúng ta từ động vật bốn chân thành hai chân, từ những sinh vật bản năng trở thành những sinh vật có trí thông minh, chưa thích ứng được nhưng buộc phải phát minh để bù đắp cho những thách thức về khả năng của mình" trong bóng tối. Chúng ta buộc phải bù đắp cho những hạn chế về "khả năng nhìn trong bóng tối" của con người bằng cách sử dụng nến, và hiện nay là sử dụng điện. Khi những nỗi lo về bóng tối hoàn toàn đã đi qua, chúng ta lại phải đối mặt với nỗi sợ nguyên sơ của mình: thiếu tầm nhìn về ban đêm.
Dễ bị tổn thương
Các nhà nghiên cứu tin rằng nỗi sợ hãi bóng tối bắt nguồn từ mã hóa gen thôi thúc chúng ta tránh những kẻ săn mồi vào ban đêm.
Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí PLoS ONE, đã chỉ ra rằng các cuộc tấn công sư tử ở Tanzania thường xảy ra sau 18:00 nhiều hơn là vào ban ngày (60% các cuộc tấn công vào lúc sau 18:00). Thật thú vị, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những con sư tử có nhiều khả năng tấn công con người vào những ngày sau kỳ trăng tròn. Điều này cho thấy các loài động vật bị ảnh hưởng bởi chu kỳ của mặt trăng. Trong thời đại nguyên thủy, những động vật ăn đêm nguy hiểm là mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại của con người, khiến chúng ta lo lắng hơn khi đêm về và sau này, nỗi sợ đó, cùng với sự tiến hóa của con người và sự thay đổi của thế giới, đã biến thành nỗi lo sợ bản năng của con người khi ở trong bóng tối.
Bóng tối cũng là dấu hiệu cho thời gian ngủ nghỉ của con người. Ngủ, mặc dù rất cần thiết cho cuộc sống, cũng có nghĩa rằng bạn bỏ hết những vũ khí tự vệ và hoàn toàn bất lực, dễ bị tổn thương, và không có nhận thức rõ ràng về môi trường xung quanh. Bạn sẽ có nhiều khả năng bị bắt trong lúc bạn còn chưa nhận thức tỉnh táo được giống như vào ban ngày khi bạn còn tỉnh và vô cùng cảnh giác.
Điều này có lẽ là lý do tại sao chúng ta sợ tội phạm vào ban đêm, vì ta thường không biết gì về việc đột nhập của những người lạ vào nhà vào lúc 3:00 sáng. Một người phụ nữ đi bộ một mình vào buổi tối cũng được coi là vô cùng nguy hiểm, nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc họ đi bộ một mình ngoài đường vào ban ngày. Nhưng một đồ họa thông tin được tạo ra bởi Truilia đã chỉ ra rằng, trên thực tế, việc phạm tội xảy ra cả ngày và đêm – có nghĩa rằng việc lo sợ tội phạm vào buổi tối là một cảm giác vô căn cứ.
Đối mặt với con quỷ trong bạn
Trong thời hiện đại, đặc biệt là ở các nước phát triển, chúng ta không phải lo lắng về các cuộc tấn công sư tử trong rừng rậm hoặc cuộc chiến của các bộ lạc cướp bóc làng của chúng ta vào giữa đêm để bắt chúng ta – những người đang lơ mơ vô thức – từ lều của chính chúng ta. Thay vào đó, ngày nay, bóng tối tạo ra một mối đe dọa khác cho chúng ta: bệnh tâm lý.
Khi chúng ta nằm trên giường cố gắng để đi vào giấc ngủ, gạt một ngày làm việc mệt mỏi với nhiều phiền nhiễu qua một bên, chúng ta thường tìm thấy chính mình đang ở sâu trong tiềm thức và tâm trí mình. Những con quỷ chúng ta cố gắng che dấu cả ngày - những lo ngại và những sợ hãi - đều xuất hiện trở lại và dần đi vào tiềm thức của chúng ta vào mỗi đêm. Bởi vậy, buổi tối là quãng thời gian để não cân bằng lại những vấn đề hiện diện ban ngày và những vấn đề tiềm thức hàng đêm. Đối với một số người, những vấn đề họ cần che giấu ban ngày quá nhiều, do đó họ bỏ tạm sang một bên. Nhưng khi đêm về, con quỷ trong bạn sẽ quay trở lại trong trí óc và nhận thức, và làm tăng lên sự sợ hãi trong mỗi người chúng ta. Nhà thần kinh học Sigmund Freud cho rằng nỗi sợ bóng tối bắt nguồn từ việc những đứa trẻ lo lắng khi bị tách ra khỏi bố mẹ và phải ngủ ở phòng riêng một mình. Hàng đêm, khi điện tắt hết, ánh sáng nhỏ nhoi của chiếc đèn ngủ thường cho những đứa trẻ niềm an ủi nhỏ để vượt qua nỗi sợ bóng tối khi phải xa cha mẹ mình. Và nỗi sợ này, rất có thể sẽ biến thành bệnh rối loạn nghiêm trọng và cần đến liệu pháp hành vi nhận thức.
Dù rằng bóng tối cho phép trí tưởng tượng của con người bay bổng và vẽ nên một con quái vật hay hiểm họa nào đó, hãy luôn nhớ nó xuất phát từ nỗi sợ vu vơ. Thay vì lo lắng về những gì đáng sợ và nguy hiểm đang hiện diện trong bóng tối (hoặc tương lai), chúng ta nên nhớ rằng ngay cả trong đêm tối, luôn có ánh trăng thắp sáng và đẩy lùi bóng đêm. Và khi bật bóng điện lên, chúng ta sẽ thường mỉm cười khi nhớ lại những tưởng tượng "trên mây" của mình dành cho vật hết - sức - bình - thường đang ở ngay trước mặt chúng ta.
Anh Cao

Giải mã bí ẩn ghê rợn sau hiện tượng 'bóng đè'

  • 17 tháng 4 2017


Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption
Historic accounts of demonic attacks share much in common with our modern understanding of sleep paralysis Những mô tả thời xưa về cảnh bị quỷ dữ tấn công có rất nhiều điểm giống với những gì chúng ta biết ngày nay về hiện tượng bóng đè

Vào tháng 8/2016, một phụ nữ nói rằng bà đã bị tấn công bởi một con Pokemon thật. Ảo giác ghê rợn của bà cho thấy "vùng chạng vạng" bí ẩn giữa trạng thái ngủ và thức - một trạng thái kỳ lạ của ý thức có thể ẩn sau rất nhiều hiện tượng khác nhau, từ các phiên tòa xử phù thủy Salem đến các vụ bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Nhà tâm lý học Matthew Tompkins giải thích thêm về hiện tượng này.
Tại Moscow (Nga) mùa hè năm rồi, một phụ nữ mơ màng trong giấc ngủ sau khi chơi trò Pokemon Go trên điện thoại. Đêm đó, bà thức giấc vì ngực bị đè mạnh. Bà mở mắt và sau này kể lại là bà thấy mình đang bị tấn công bởi một nhân vật Pokemon có kích cỡ như ngoài đời thực. Không phải là một người mặc trang phục Pokemon, mà là một con Pokemon thật.
Hoảng loạn, nhưng không thể nói được, bà vật lộn với sinh vật đó trong khi người bạn trai ngủ mê mệt ngay bên cạnh không biết gì. Cuối cùng bà cũng vùng dậy được, và con Pokemon biến mất. Sau một lúc lùng sục khắp nhà, người phụ nữ đến báo cảnh sát về vụ tấn công.
Hội chứng "nổ tung đầu"
Giải mã mối liên hệ giữa tự vẫn và mùa xuân
Cách tránh bị nghe dối trá và xem 'tin vịt'
Tin tức về vụ báo cảnh sát của bà ngay lập tức, và có chút hài hước, đã được nhiều báo lá cải quốc tế đăng lại. Tin này nhanh chóng lan truyền trên internet và cuối cùng xuất hiện trong các nội dung Twitter trong tài khoản của tôi.
Nhưng ý nghĩ đầu tiên của tôi, với tư cách là nhà tâm lý học thí nghiệm với quan tâm chủ yếu vào các trải nghiệm nhận thức bất thường, khi ấy là, "Ồ, điều này có thể xảy ra với bất cứ ai."
Mặc dù không thể rõ ràng giải thích trải nghiệm của phụ nữ này, tôi vẫn cảm thấy hoàn toàn tự tin rằng vụ tấn công ban đêm của Pokemon này phù hợp chính xác với những hiểu biết của chúng ta về giấc ngủ.
Thêm vào đó, dựa vào những gì chúng ta biết về hiện tượng tâm thần bí ẩn này - và cảm giác kỳ lạ mà nó đem lại - người ta có thể ở mức độ nào đó miêu tả trải nghiệm của bà là "bình thường".
Cách giải thích ngắn gọn, nghe có vẻ nghịch lý là có thể bà đã bị đánh thức và bà có thể đang mơ. Tạm thời hãy đặt con Pokemon qua một bên, ta thử xem xét nội dung bà tường trình là đã thức giấc, không cử động được, với sức nặng đè lên người.
Cụm từ kỹ thuật chỉ hiện tượng này là "bóng đè", một thể loại của rối loạn giấc ngủ (parasomnia). Ngoài việc không thể cử động được, khoảng thời gian bị tê liệt khi tỉnh giấc này thường đi kèm với các ảo giác đa chiều. Kết quả là, những hình ảnh tưởng tượng trong giấc mơ có thể xâm nhập vào hiện thực khi bạn đã tỉnh giấc.
Nội dung của ảo giác thường có chủ đề liên quan với cảm giác tê liệt - tái hiện lại thành hình ảnh bị kẻ xâm nhập trên ghì chặt xuống khi đang ngủ. Dấu ấn các vụ liên quan đến hiện tượng bóng đè có thể tìm thấy trong suốt chiều dài lịch sử và văn hóa với những ghi nhận xa xưa nhất từ 400 năm trước Công nguyên.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption
Bridget Bishop became the first victim of the Salem Witch Trials. Today, we can guess that her 'curse' was really a misunderstood case of sleep paralysis Bridget Bishop trở thành nạn nhân đầu tiên của loạt các phiên tòa xét xử phù thủy, Salem Witch Trials, ở Mỹ thời thế kỷ thứ 17
Bóng đè lần đầu tiên được đề cập đến trong sách Zhou Li/Chun Guan, một quyển sách của Trung Quốc về giấc ngủ và giấc mơ. Sách phân loại ra nhiều kiểu khác nhau của giấc mơ, và các nhà nghiên cứu đã xác định E-meng (giấc mơ bất thần) có rất nhiều tính chất liên quan đến hiện tượng bóng đè. Tuy vào khoảng thời gian và bối cảnh văn hóa, hình ảnh trong những cơn ác mộng này có thể được diễn dịch thành những ý khác nhau.
Các nhà nghiên cứu hiện tượng bóng đè Brian Sharpless và Karl Dograhmji đã thu thập 118 cách diễn đạt khác nhau trên khắp thế giới mô tả về trải nghiệm bị bóng đè: người Đức có cụm từ hexendrücken - bị phù thủy đè, và từ alpdrücken, bị tiên đè.
Truyện cổ Na Uy có từ svartalfar - chỉ các vị tiên độc ác bắn người ta bằng những mũi tên tê liệt trước khi đậu lên ngực nạn nhân. Người Nhật có từ kanashibari, với ý chỉ bị trói chặt một cách kỳ lạ bởi một sợi dây kim loại vô hình. Ở nhiều nơi tại Thụy Sĩ người ta nói về tchutch-muton, một bà tiên ác mộng xấu xa thường cải trang thành một con cừu đen.
Những ngôi nhà ma ám thời hiện đại
Giải mã việc con người cần ngủ và phải ngủ bao lâu
Những lợi thế đặc biệt của người hói
Người Kurd dùng đến từ Mottaka, một linh hồn độc ác làm người ta ngạt thở đêm khuya. Người Iran có cụm từ bakhtak, nói đến một loại linh hồn [cấp thấp hơn thiên thần trong Hồi Giáo] ngồi lên ngực người đang ngủ.
Các nhà khoa học đã lý thuyết hóa hiện tượng bóng đè có thể dẫn đến hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc.
Vì thế tôi không cảm thấy có gì khác biệt lắm khi đề cập đến vụ việc bị Pokemon quấy rối.

Cảm giác bị đè nặng...

Để so sánh, hãy xem xét điều được Jon Loudner đề cập sau, người đã cung cấp "chứng cứ" cho tòa án phù thủy Salem nổi tiếng vào năm 1692.
"....Tôi đi ngủ rất khỏe, và cái chết của bóng đêm đè nặng lên ngực tôi, và tôi tỉnh dậy, nhìn quanh, và bên ngoài kia dưới ánh trăng, tôi nhìn thấy rõ ràng Bridget Bishop, hoặc hình dạng trông giống cô ta, đang ngồi trên bụng tôi. Và đặt cánh tay tôi xuống giường để tôi không bị lực ép mạnh, cô ta lập tức chặn cổ họng tôi khiến tôi hầu như ngạt thở. Và tôi không có chút sức mạnh hay năng lượng gì trên tay để có thể thoát ra hoặc tự vệ. Cứ trong tư thế đó, cô ta ghì giữ tôi suốt cả ngày."

Bản quyền hình ảnh HENRI FUSELI / WIKIPEDIA
Image caption
Hồi 1781, Henry Fuseli đã đưa ra ý tưởng theo đó cho rằng có con quỷ ngồi lên ngực người bị bóng đè, qua bức họa Ác Mộng Hồi 1781, Henry Fuseli đã đưa ra ý tưởng theo đó cho rằng có con quỷ ngồi lên ngực người bị bóng đè, qua bức họa Ác Mộng
Tương tự như người phụ nữ ở Moscow năm 2016, Jon thấy một nhân vật ngồi lên người ông, đi kèm với cảm giác đè chặt và bị tê liệt; mặc dù trong tình huống của ông, cách giải thích tốt nhất mà ông tìm ra là cho rằng mình đã bị một mụ phù thủy ở gần đó tấn công.
Bạn có thể thấy sự tương tự với vụ việc Pokemon nổi lên như các dấu hiệu hiện tượng bóng đè. Ông tỉnh dậy giữa đêm, không cử động được, cảm thấy có ai đó ngồi trên người mình, chặn hơi thở ông lại.
Và một phần đen tối khác của lịch sử là sau lời khai của Jon, Bridget bị hành quyết bằng phương thức treo cổ. Bà trở thành nạn nhân đầu tiên mất mạng trong cơn sốt tiêu diệt phù thủy Salem.
Bằng chứng Jon đưa ra không hoàn toàn là căn cứ chính để buộc tội bà, mà nó được "xác nhận" bởi một chứng cứ vật lý khác đó là có thể Bridget sở hữu một núm vú siêu nhiên (sau khi bị nhận dạng một lần thì nó đã biến mất trong lần tra xét sau đó).
Phù thủy ít khi được dùng như lý do giải thích cho những người trải qua hiện tượng này, nhưng thậm chí ngày nay, những cơ chế tâm lý chính xác gây ra tình trạng tê liệt khi ngủ vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Hiện tại điều có thể hiểu rõ là, cơ bản, khi chúng ta mơ, hành động của ta bị giam cầm trong sự tưởng tượng của chính mình. Tất cả chúng ta đều có một cơ chế an toàn sẵn trong cơ thể, mà bạn có thể xem nó giống như một cầu dao điện, nhanh chóng khóa các tín hiệu chuẩn bị cho não bộ không cho nó trở thành tín hiệu hành động.
Cơ chế này bảo vệ ta khỏi việc hành động theo những gì xảy ra trong giấc mơ. Nhờ đó, khi bạn bị một con quái vật đuổi theo trong mơ, bạn sẽ không bật dậy và chạy đâm đầu vào tường phòng ngủ, hay nói theo thuyết tiến hóa, là không khiến bạn trở nên điên khùng.
Tuy nhiên, não bộ của chúng ta là một hệ thống vô cùng phức tạp, và những hiện tượng như bóng đè, là những tình huống trục trặc thỉnh thoảng xảy ra.
Một trong những sự bất thường được nhiều người biết đến là trạng thái mộng du, tức là khi một người đi bộ trong lúc vẫn đang ngủ, trạng thái xảy ra khi sự tê liệt giảm đi quá nhanh.
Ngược lại, đôi khi tình trạng tê liệt vẫn tiếp tục thậm chí sau khi bạn đã tỉnh giấc. Điều này thường xảy ra ở ngưỡng giấc ngủ - hoặc là khi bạn sắp thức dậy hoặc khi bạn sắp chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể vẫn còn ý thức, mắt mở ra được, nhưng hoàn toàn không thể di chuyển được cơ thể. Đây là một sự việc khá phổ biến, nhưng trải nghiệm có thể khiến người ta sợ hãi.
Những vấn đề như vậy có thể là hệ quả của sự gián đoạn giấc ngủ nói chung. Các nhà nghiên cứu cho thấy bóng đè có thể tái hiện lại với những người tham dự thí nghiệm khi họ liên tục bị đánh thức lúc đang ngủ sâu.
Và bên ngoài phòng thí nghiệm thì điều này không hiếm gặp với những người từng trải qua tình trạng bị bóng đè trong đêm. Nếu bạn chưa từng bị như vậy, thì hẳn bạn ít ra cũng quen biết ai đó từng gặp tình trạng này.
Các chuyên gia ước tính đến 50% dân số bị tình trạng bóng đè ít nhất một lần trong đời, một số người cho biết họ thường xuyên bị bóng đè về đêm.
Thậm chí có thể những khảo sát hiện tại đã đánh giá thấp mức độ phổ biến thật sự của hiện tượng này, vì vẫn còn nhiều kỳ thị với những trường hợp nói họ bị ảo giác, và vì có nhiều quan ngại hiện tượng này có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh lý tâm thần hoặc lạm dụng thuốc.
Trong thực tế, người khỏe mạnh vẫn có thể bị bóng đè và ảo giác dù không xảy ra hiện tượng bất thường nào về sức khỏe tâm thần hay lạm dụng thuốc. Hiểu rằng trải nghiệm này là bình thường có thể giúp xoa dịu những lo lắng kèm theo. Với bản thân mình, tôi có vài lần gặp phải bóng dáng những người không có mặt, tuy rằng họ chỉ xuất hiện chứ không làm gì.

Nhìn thấy những khối gạch rơi

Nhưng hãy quay trở lại trường hợp kỳ lạ ở Moscow. Tại sao ảo giác này lại xuất hiện dưới hình dạng con Pokemon mà không phải các sinh vật khác? Vì tính chủ quan rất cao, rất khó để nghiên cứu giấc mơ một cách khoa học.
Làm sao bạn có thể thực nghiệm đo đạc ảo giác xảy ra khi hầu hết mọi người đều đang không tỉnh giấc và họ quên ngay lập tức khi thức dậy?
Trong thực tế, sự liên hệ giữa trò chơi điện tử và các giấc mơ là một trong những lĩnh vực nghiên cứu được ghi chép khá đầy đủ trong các trải nghiệm chủ quan của người ngủ mơ.
Năm 2000, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Y Havard do Robert Stickgold dẫn đầu đã báo cáo về những người tham dự nghiên cứu chơi trò chơi điện tử xếp gạch Tetris liên tục nói họ thấy những "hình ảnh thôi miên" liên quan đến trò chơi.
Họ thấy những hình ảnh của các khối gạch đang rơi trước khi chìm vào giấc ngủ. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở các trò chơi điện tử khác, như trò chơi trượt tuyết, mê cung ảo, và thậm chí cả trò chơi Doom.
Bằng chứng này được sử dụng chứng minh cho ý tưởng rằng giấc mơ có thể có vai trò "củng cố" ký ức trong đời sống của ta khi thức - củng cố là cụm từ chỉ quá trình tăng cường và tăng sức mạnh của những ký ức mới có.
Rất nhiều thí nghiệm cho thấy những người được giao những nhiệm vụ liên quan tới trí nhớ thường thực hiện nhiệm vụ tốt hơn nếu họ được ngủ sau khi học. Có vẻ như mặc dù sau khi chúng ta trải qua quá trình học, trí não ta có thể vẫn sử dụng giấc ngủ như một không gian tập dượt để tập luyện giải quyết lại vấn đề.

"Giấc mơ của chuột"

Nhiều bằng chứng hơn được thu thập từ các thực nghiệm về hành vi của não bộ trên những chú chuột đang ngủ. Thí nghiệm trên động vật đem lại cho các nhà khoa học nhiều ưu - nhược hơn so với việc thí nghiệm thực hiện trên con người.
Một mặt, đưa điện cực trực tiếp vào đầu chuột cần phải thông qua ít loại giấy tờ hơn. Thế nhưng mặt khác thì rõ ràng ta không thể "hỏi" chuột xem chúng mơ thấy gì, vì thế các nhà khoa học buộc phải suy đoán chính xác xem liệu tác động của điện cực có thể liên quan đến các trải nghiệm hiện tượng học ra sao.

Bản quyền hình ảnh Getty ImagesThe rat's brain appears to replay its journey through a maze as it sleeps
Trong một thí nghiệm, một nhóm nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đấu các điện cực trực tiếp vào phần hồi hải mã của não chuột.
Ở cả chuột và người, hồi hải mã là một phần của bộ não, ngoài các chức năng khác, thì phần này đặc biệt liên quan đến cách chúng ta tạo ra ký ức về không gian vật lý. Điện cực cho phép các nhà nghiên cứu quan sát hoạt động thần kinh theo thời gian thực của các tế bào đặc thù trên hồi hải mã - và ghi nhận bất cứ khi nào các tế bào được kích hoạt.
Trong khi các chú chuột được kết nối với dây điện, chúng được học cách định hướng trong một mê cung thực để tìm ra phần thưởng là thức ăn. Vì hồi hải mã có liên quan đến kỹ năng học hỏi không gian, sự thể hiện của hoạt động điện cực trên hồi hải mã có thể liên kết với vị trí của chú chuột ở những khu vực đặc thù trong mê cung.
Nhưng chính ở đây phương pháp này trở nên liên quan đến câu chuyện của chúng ta về giấc mơ Pokemon hay trò chơi Tetris: Sau khi các chú chuột đã tìm hiểu về mê cung, các nhà khoa học để các điện cực tiếp tục ghi nhận khi chuột bắt đầu chìm vào giấc ngủ.
Khi chuột đã ngủ, các tế bào trong hồi hải mã sẽ bật sáng với hoạt động tìm đường trong mê cung - không phải là với bất cứ hoạt động nào, mà nó chỉ xảy ra khi các chú chuột đang ngủ có tương thích với cơ chế liên quan chính xác đến cuộc tìm đường trong mê cung.
Một lần nữa, chúng ta không thể hỏi chuột là chúng đang trải qua điều gì, nhưng kết quả cho thấy các chú chuột có lẽ đang tìm đường trong mê cung khi ngủ mơ, tập luyện lại một cách hiệu quả cách chúng đi như đã học trước khi ngủ.
Một giới hạn ở đây là không có công trình nào chứng minh được liên hệ nguyên nhân trực tiếp giữa giấc mơ và ký ức: giấc mơ tự nó có thể không giúp ký ức được tăng cường đậm nét hơn, nhưng có thể là một loại hiệu ứng phụ của quá trình củng cố ký ức.
Nói cách khác, ảo giác đáng sợ mà người phụ nữ ở Nga gặp phải không chỉ là một sự việc khá thông thường, mà nó còn có thể cho ta thêm một cửa sổ thú vị để nhìn vào tính chất của giấc ngủ và vì sao mọi người mơ.
Và nếu bạn từng gặp phải những hình ảnh kỳ diệu khi bạn đang ở ngưỡng giấc ngủ, điều này cũng đáng để xem xét. Hãy nhớ: Đừng hoảng loạn (và không nhất thiết phải đổ tội cho người khác nếu họ có thêm một vài núm vú).
=========
Tác giả Matthew Tompkins là nhà tâm lý học thực nghiệm tại Đại học Oxford.

8 hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ chỉ xảy ra khi bạn ngủ: Có 2 điều khoa học chưa giải thích được

Nguyễn Hằng |
8 hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ chỉ xảy ra khi bạn ngủ: Có 2 điều khoa học chưa giải thích được
Mộng du là một trong những hiện tượng kỳ lạ gặp phải lúc ngủ.

Con người có thể gặp phải các hiện tượng kỳ lạ khi ngủ như mộng du, bóng đè... và nhiều điều trong số đó vẫn còn là một ẩn số đối với khoa học.

Hầu như ai cũng từng gặp phải những cảm giác kỳ lạ và khó chịu trong lúc ngủ. Hóa ra, mộng du và bóng đè là hai hiện tượng có bản chất hoàn toàn trái ngược nhau.
1. Cảm giác hụt chân/rơi từ trên cao xuống
8 hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ chỉ xảy ra khi bạn ngủ: Có 2 điều khoa học chưa giải thích được - Ảnh 1.
Mô tả hiện tượng: Đôi khi chúng ta cảm giác như mình bị rơi từ trên cao xuống với cảm giác rất chân thực và sợ hãi đến khi tỉnh giấc. Hoặc cảnh tượng mơ mình đang bay nhưng bị vấp ngã và rơi xuống rất khó chịu.
Tại sao xảy ra hiện tượng này: Quá trình ngủ cũng giống như chúng ta đang "chết dần", bởi vì lúc này, nhịp tim và hơi thở chậm, xuống ở mức rất thấp.
Điều này đã khiến bộ não cảm thấy hoảng sợ và truyền dẫn tín hiệu để kiểm tra xem người đó còn sống hay không, và đánh thức cơ thể, các cơ bắp thức giấc.
2. Bóng đè
8 hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ chỉ xảy ra khi bạn ngủ: Có 2 điều khoa học chưa giải thích được - Ảnh 2.
Bóng đè khiến cơ thể sợ hãi, mệt mỏi.
Mô tả hiện tượng: Bạn bất chợt tỉnh dậy vào ban đêm nhưng lại không thể cử động cơ thể. Thêm vào đó, người bị bóng đè còn cảm thấy khó thở và nhìn thấy các ảo giác đáng sợ giống như có ai đó trong phòng.
Giải thích: Các nhà khoa học giải thích, hiện tượng bóng đè xảy ra khi bộ não của con người tỉnh, dù lúc đó cả cơ thể vẫn đang trong trạng thái ngủ. Do đó, khi não bộ gửi các tín hiệu cử động xuống chân tay thì những bộ phận này vẫn chưa tỉnh. Điều này dẫn đến hiện tượng cảm thấy nặng nề, tê liệt toàn thân.
Theo ước tính, có khoảng 7% dân số thế giới cho biết đã gặp phải tình trạng bóng đè. Người ta cũng cho rằng hiện tượng này liên quan đến tư thế nằm ngửa khi ngủ.
3. Mộng trong mộng
Đây là một hiện tượng nằm mơ thấy mình đang mơ.
Mô tả: Bạn đang nằm mơ thì bất chợt tỉnh giấc nhưng kỳ lạ là bạn đang tỉnh mộng ở trong một giấc mơ khác. Hiện tượng này khá phổ biến và có khá nhiều người gặp phải hiện tượng tỉnh giấc trong mộng.
Giải thích: Giới khoa học hiện vẫn chưa tìm ra được lời giải thích chính xác nhất cho hiện tượng lạ này.
4. Mộng du
Mô tả: Trạng thái lúc này của cơ thể trái ngược lại với bóng đè, tức là phần ý thức đang ngủ nhưng cơ thì không bị liệt.
Những người mắc chứng mộng du thường đột nhiên rời khỏi giường ngủ, di chuyển và làm các công việc thường nhật như dọn dẹp, đi bộ hay thậm chí là bước ra khỏi nhà trong tình trạng mắt vẫn nhắm nghiền lại.
Điều này thường rất nguy hiểm. Sau khi tỉnh dậy vào buổi sáng, họ sẽ không nhớ bất cứ việc gì đã làm trong quá trình mộng du vào ban đêm.
Giải thích: Hiện tượng xảy ra khi não bộ vẫn ngủ, còn các cơ bắp thì đã thức dậy. Có khoảng 4,6% - 10,3% dân số thế giới mắc chứng mộng du, trong đó, tỷ lệ cao nhất là ở trẻ em. Hiện nguyên nhân và phương pháp điều trị mộng du vẫn chưa thực sự rõ ràng.
5. Chứng ngưng thở lúc ngủ
8 hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ chỉ xảy ra khi bạn ngủ: Có 2 điều khoa học chưa giải thích được - Ảnh 4.
Ngưng thở trong lúc ngủ có thể rất nguy hiểm.
Hiện tượng: Đây là trạng tháu ngừng thở đột ngột trong giấc mơ khiến bạn thức dậy. Nếu thường xuyên gặp phải hiện tượng này, có thể khiến chất lượng giấc ngủ giảm xuống, cảm giác não thiếu oxi trong khi ngủ. Ngoài ra, ngưng thở lúc ngủ cũng có thể gây áp lực lên động mạch và các vấn đề về tim.
Giải thích: Những người già, người béo phì hoặc người thường hút thuốc lá thì có nguy cơ mắc phải hiện tượng này cao.
Trong khi ngủ, các cơ ở hầu thư giãn, nhưng đôi khi có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở tạm thời. Có một số cách để có thể giảm chứng ngưng thở lúc ngủ là chơi didgeridoo, một loại nhạc cụ của Australia.
6. Giấc mơ bị trùng lặp
Mô tả: Những giấc ngơ tuy khác nhau nhưng lại tồn tại những điểm tương đồng và được lặp đi lặp lại.
8 hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ chỉ xảy ra khi bạn ngủ: Có 2 điều khoa học chưa giải thích được - Ảnh 5.
Những giấc mơ lặp đi lặp lại phản ánh chi tiết, vấn đề bị bỏ quên ở thực tại.
Giải thích: Các nhà tâm lý học tin rằng, bộ não sử dụng những giấc như giống như một công cụ để nhắc nhở chúng ta về những điều đã bị bỏ quên trong cuộc sống. Vì vậy, những giấc mơ sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi người chủ giải quyết xong sự việc ở hiện thực.
7. Nói mê, nói mớ
8 hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ chỉ xảy ra khi bạn ngủ: Có 2 điều khoa học chưa giải thích được - Ảnh 6.
Nói mê có thể vô tình để lộ bí mật.
Mô tả hiện tượng: Người bị suy nhược cơ thể thường không biết gì về hiện tượng này và không nhớ gì sau khi tỉnh dậy. Nói trong lúc ngủ không gây nguy hiểm về mặt tâm lý, mặc dù người gặp vấn đề như vậy có thể lo lắng về việc để lộ bí mật.
Giải thích: Đàn ông và trẻ em là hai đối tượng dễ mắc nói trong lúc ngủ nhiều nhất với lý do căng thẳng trong cuộc sống. Tinh thần của những người này đang cố chống lại những gì mà họ không đồng ý trong thực tế.
8. Đột ngột giác ngộ trong lúc ngủ
8 hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ chỉ xảy ra khi bạn ngủ: Có 2 điều khoa học chưa giải thích được - Ảnh 7.
Đôi khi, người ta có thể ngộ ra một giải pháp, hay nút thắt để gỡ rối vấn đề.
Hiện tượng: Đôi khi, chúng ta không thể tìm ra một giải pháp cho vấn đề trong một thời gian dài và luôn nghĩ về nó. Sau đó, trong giấc mơ, não bộ cho chúng ta đầu mối về phần quan trọng của vấn đề đó.
Dmitri Mendeleev, một nhà hóa học và nhà phát minh nổi tiếng người Nga, đã bị ám ảnh về việc tạo ra một bảng các nguyên tố định kỳ. "Cha đẻ của bảng tuần hoàn hóa học" đã nhìn thấy nó trong một giấc mơ. Điều tương tự cũng đã xảy ra với nhà hóa học August Kekulé khi ông mơ ước một công thức cho benzen.
Tại sao xảy ra hiện tượng này: Đôi khi tiềm thức của chúng ta biết câu trả lời, mặc dù chưa thật sự nhận thức được. Trong thời gian ngủ, tiềm thức hoạt động tích cực hơn và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn.
Ảnh/ Nguồn: Brightside

Top 5 địa điểm bị ma ám khiến du khách ‘dựng tóc gáy’

5 địa điểm dưới đây đươc đồn thổi bị ma ám từ rất lâu nhưng người ta vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời thích đáng nhất về việc có ma thực hay không?

Pháo đài Bhangarh (Ấn Độ)
Pháo đài Bhangarh được cho là bị phù thủy hắc ám nguyền rủa.
Nằm trên trục đường tới hai thành phố Alwar và Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ), pháo đài Bhangarh trở thành một địa điểm thu hút nhiều người muốn thử trải nghiệm cảm giác rùng rợn, ớn lạnh. Du khách không được phép qua đêm tại pháo đài này. Theo truyền thuyết kể lại, có một phù thủy phép thuật hắc ám đã nguyền rủ dân cư sống trong lâu đài, rằng tất cả bọn họ đều phải chết một cách bất thường và linh hồn của họ bị giam giữ tại đây trong hàng thế kỷ.

Người dân địa phương kể lại bất cứ ai cố gắng vào bên trong sau khi mặt Trời lặn sẽ không bao giờ trở lại. Họ cũng đã chuyển vùng sinh sống ra khỏi phạm vi pháo đài. Tuy nhiên những ngôi nhà ở đây đều không xây mái vì họ tin rằng một khi mái nhà hoàn thành, nó sẽ bị đổ sập xuống.

Nghĩa trang Highgate (London, Anh)
Các bức tượng mọc đầy rêu xung quanh lấp ló trong bóng đêm càng khiến khung cảnh rùng rợn.
Đây là một trong những địa điểm lý tưởng cho các nhóm săn ma. Khi màn đêm buông xuống, cả bầu không khí bỗng dưng chùng lắng xuống, đặc quánh, bao lấy những bức tượng không đầu, lối đi vang lên những tiếng cọt kẹt, hai bên um tùm cỏ mọc không được cắt tỉa, thi thoảng điểm xuyết tiếng hú của cú đen.
Đường hầm tiếng hét (Niagara, Ontario)

Đường hầm này nằm dưới đoạn đường ray nối giữa thác Niagara và New York. Theo tương truyền kể lại, cách đây một thế kỷ, có một ngôi nhà nằm ngay sát cửa ra hướng nam của đường hầm.
Tiếng hét vang trong hầm còn đến ngày hôm nay được cho là của một cô gái chết cháy xưa kia.
Vào một tối, ngôi nhà này bỗng dưng cháy lớn và cô gái trẻ bị lửa bao trùnm quanh mình kêu cứu thảm thiết. Không có một ai biết vì sao ngôi nhà bốc cháy. Cô gái chạy xuyên suốt đoạn đường hầm để tìm người giúp đỡ. Không may mắn, không có một ai ở đó, cô gái bị thiêu cháy và thiệt mạng.

Chính vì vậy, kể từ ngày đó, bất kể ai châm lửa trong đường hầm, linh hồn cô gái sẽ phát ra những tiếng hét lớn và ám ảnh người đó đến chết.

Bãi biển Changi (Singapore)

Bãi biển Changi từng là nơi tra tấn, xử tử binh sĩ Trung Quốc.
Bãi biển này được cho là nơi xử tử binh sĩ Trung Quốc của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Hàng ngàn binh lính Trung Quốc đã bị tra tấn và giết chết trong suốt thời gian nơi này hoạt động vì bị nghi ngờ tham gia các hoạt động chống Nhật.

Cho đến tận ngày hôm nay, những người sống lang thang trên bờ biển Changi thi thoảng sẽ nghe thấy tiếng hét hoặc tiếng khóc của linh hồn người vô tội. Rợn người hơn, vào buổi đêm, một số người sống gần bờ sẽ vô tình tìm thấy thi thể không đầu của các binh sĩ Trung Quốc bỏ mạng tại đây.

Biệt thư Monte Cristo (New South Wales, Australia)
Những người đi ngang qua căn nhà có thể nghe thấy tiếng rít và tiếng nức nở của một người phụ nữ.
Sau cái chết của chồng, bà Mrs Crawley – chủ căn biệt thự - tự nhốt mình trong nhà suốt 23 năm trời. Bà chết trong nhà và linh hồn của bà vẫn còn quanh quẩn trong căn biệt thự.

Những người đi ngang qua căn nhà có thể nghe thấy tiếng rít và tiếng nức nở của một người phụ nữ. Thậm chí, đối với những du khách đến thăm căn biệt thự, một số còn cảm thấy ngạt thở như thể có linh hồn đang chèn ép họ. Chỉ đến khi nào bước ra khỏi căn nhà, họ mới trở lại bình thường.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét