Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 66

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những sự thật ít biết về Muay Thái - Môn võ THỰC CHIẾN hùng mạnh của Thái Lan
môn võ mang tinh thần tôn sư trọng đạo Muay Thái và tín ngưỡng tâm linh Thu nhập của các võ sĩ Muay Thái Muay Thái là một môn võ cổ truyền có lịch sử lâu đời, và đến nay đã trở thành bộ môn thể thao phổ biến rộng rãi tại xứ sở Chùa Vàng. Người ta thường gọi Muay Thái là quyền Thái
 
Võ Thuật Châu Á : Quyền Thái 
Quyền Thái - môn võ thuật đỉnh cao. Nó có thể biến bạn thành võ sĩ tay không giỏi nhất. Với các thanh niên này, quyền Thái là cơ hội thoát nghèo, chiến thắng là tất cả, bại trận bạn sẽ bị đào thải. Họ chính xác là đang chiến đấu vì sự sống còn. 

Những sự thật rất ít người biết về Muay Thái – môn võ thực chiến hùng mạnh của xứ sở Chùa Vàng

Muay Thái là một môn võ cổ truyền có lịch sử lâu đời, và đến nay đã trở thành bộ môn thể thao phổ biến rộng rãi tại xứ sở Chùa Vàng. Người ta thường gọi Muay Thái là quyền Thái, tuy nhiên, khác với Boxing của phương Tây, Muay Thái là môn võ mang đầy tính tâm linh và tôn giáo.
Những sự thật rất ít người biết về Muay Thái - môn võ thực chiến hùng mạnh của xứ sở Chùa Vàng - Ảnh 1.
Trong quyền Thái, võ sĩ sử dụng toàn bộ thân mình làm vũ khí tấn công cũng như phòng thủ. Đây là một bộ môn mang phong cách đầy mạnh mẽ và quyết liệt. Trước khi trở thành một môn thể thao toàn dân, Muay Thái từng được coi như một thứ vũ khí sống còn của người Thái Lan xưa.
Muay Thái được cho là xuất hiện từ khoảng năm 1500. Trải qua hàng trăm năm, nó vẫn được bảo tồn và lưu lại như một nét văn hóa đặc sắc của Thái Lan.
1. Cuộc đời của những võ sĩ Muay Thái chuyên nghiệp
Những võ sĩ chuyên nghiệp thường bắt đầu tập luyện từ khi còn rất nhỏ, khoảng 8 tuổi hoặc ít hơn. Một ngày của họ bắt đầu từ khi còn sớm tinh mơ, và thời gian biểu chỉ xoay quanh việc tập luyện để nâng cao kĩ thuật và duy trì vóc dáng phù hợp.
Mỗi võ sĩ phải tham gia hàng trăm trận đấu trong suốt sự nghiệp của mình để hướng đến một mục tiêu duy nhất: trở thành nhà vô địch.
2. Muay Thái – môn võ mang tinh thần tôn sư trọng đạo
Các võ sĩ Muay Thái luôn luôn thể hiện một sự tôn trọng sâu sắc đối với sư phụ của họ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Sư phụ có trách nhiệm đào tạo những kĩ năng chiến đấu, sức mạnh tinh thần và lòng tin cho môn đệ của mình. Trước mỗi trận đấu, họ luôn chúc học trò của mình chiến thắng, thi đấu an toàn và thuận lợi. Còn người học trò sẽ thực hiện nghi lễ Wai Kru – một nghi lễ thể hiện sự biết ơn tôn kính.
Những sự thật rất ít người biết về Muay Thái - môn võ thực chiến hùng mạnh của xứ sở Chùa Vàng - Ảnh 2.
Nghi lễ tôn sư trọng đạo trước mỗi trận đấu
Trước khi trận đấu diễn ra, người ta cũng tổ chức một buổi lễ nhằm cầu mong sự bảo vệ từ thần linh cho cả hai võ sĩ tham gia. Đối với người Thái, chiến thắng là quan trọng, tuy nhiên danh dự luôn là điều được đặt lên hàng đầu. Dù thắng hay thua, các đấu sĩ vẫn thể hiện sự tôn trọng của mình với đối thủ và cả thầy dạy của đối thủ.
3. Muay Thái và tín ngưỡng tâm linh
Tôn giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống của người Thái và có liên quan chặt chẽ tới Muay. Những chiếc khăn đội đầu và trang phục mà các võ sĩ mặc khi thi đấu đều mang những ý nghĩa về sự may mắn và bảo vệ.
Người Thái có niềm tin rất lớn vào thế giới tâm linh. Trước mỗi cuộc thi đấu, người ta đều thực hiện một nghi lễ bày tỏ sự tôn kính với các thần linh – nghi lễ Ram Muay.
Những sự thật rất ít người biết về Muay Thái - môn võ thực chiến hùng mạnh của xứ sở Chùa Vàng - Ảnh 3.
Trong quá khứ, rất nhiều trại quân sự và đền thờ trở thành những trung tâm huấn luyện và các nhà sư thường là những bậc thầy trong môn võ này.
4. Hy vọng đổi đời cho những số phận bất hạnh
Có rất nhiều lý do để một người lựa chọn theo đuổi sự nghiệp trở thành võ sĩ từ khi còn bé. Trong hầu hết trường hợp, nó đều không liên quan tới khát vọng trở thành nhà vô địch.
Những đứa trẻ học Muay Thái phần lớn là do cha mẹ chúng. Họ hy vọng rằng môn võ này có thể giúp con cái họ có một sự nghiệp ổn định và đem lại trợ giúp tài chính cho gia đình. Ở nhiều vùng quê tại Thái Lan, Muay Thái còn được coi là cơ hội duy nhất để kiếm tiền.
Những sự thật rất ít người biết về Muay Thái - môn võ thực chiến hùng mạnh của xứ sở Chùa Vàng - Ảnh 4.
Những đứa trẻ đến từ gia đình không trọn vẹn hoặc vô gia cư cũng coi các trại huấn luyện Muay Thái như một mái ấm.
5. Thu nhập của các võ sĩ Muay Thái
Võ sĩ Muay Thái chỉ kiếm được một mức tiền lương khá khiêm tốn, trung bình khoảng 5.000 baht (tương đương 3,7 triệu đồng) mỗi tháng. Còn đối với võ sĩ chuyên nghiệp, mức lương của họ vào khoảng 10 ngàn baht (khoảng 7,3 triệu đồng).
Càng thi đấu nhiều, mức thu nhập của một võ sĩ càng tăng. Vì vậy, họ thường cố gắng tham gia nhiều giải đấu nhất có thể, bất chấp những chấn thương, bệnh tật và mệt mỏi.
Những sự thật rất ít người biết về Muay Thái - môn võ thực chiến hùng mạnh của xứ sở Chùa Vàng - Ảnh 5.
Cũng như các môn thể thao đối kháng khác, võ sĩ Muay Thái thường có độ tuổi nghỉ hưu sớm. Trong quá khứ, điều này là một thiệt thòi, bởi rất khó để họ tìm được một công việc khác để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên ngày nay, rất nhiều các võ sĩ về hưu vẫn tiếp tục công việc của mình bằng việc mở lớp huấn luyện cho các võ sinh mới vào nghề.
6. Môn võ gắn liền với văn hóa “đánh bạc” Thái Lan
Đánh bạc trong Muay Thái được coi là hợp pháp tại Thái Lan. Thậm chí nhiều người cho rằng môn võ này sẽ mất đi phần nào sự cuốn hút của nó nếu không có những hình thức đánh cược. Nhiều võ sĩ cũng sống dựa vào thu nhập từ những hoạt động này.
Trong các cuộc đấu, người ta có thể cho rằng họ chiến đấu như những cỗ máy bạo lực. Nhưng đằng sau đó, môn võ Muay Thái dạy cho người tập nhiều bài học về sự khiêm tốn, tôn trọng, niềm đam mê và trạng thái tự chủ bản thân.
Đối với rất nhiều võ sĩ, những chấn thương mà sự nghiệp của họ mang lại chỉ là một phần cuộc sống trong một quốc gia vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế.
Tham khảo: The Culture trip
Trong khi Việt Nam còn “tắc nghẽn”, Thái Lan đã tính toán hàng loạt biện pháp mới quyết “hút sạch” khách du lịch châu Á, đặc biệt là Trung Quốc!
Theo Thu Lê
HELINO

3 điều lầm tưởng về Muay Thai

18 Aug, 2017
Võ Thuật
Muay Thai là môn võ vừa phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Muay có nguồn gốc từ Thái Lan, tuy mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng nhiều người vẫn còn e ngại vì những lầm tưởng về bộ môn này. UFC Gym Việt Nam sẽ giải đáp 3 thắc mắc thường gặp khi nhắc đến Muay Thai.

Muay Thai là bộ môn sát thương cao?

Muay Thái là võ tự do phối hợp nhiều bộ môn và bài tập, được mệnh danh là khá tàn khốc vì hình thức đối kháng trực tiếp trên sàn đấu và võ sĩ ít được bảo hộ ở những trận thi đấu chuyên nghiệp. Tuy vậy, không hẳn bộ môn này luôn mang tính sát thương. Nguyễn Trần Duy Nhất, vô địch thế giới 7 lần môn Muay Thái chia sẻ: “Người Việt Nam thời gian đầu không thích Muay Thái vì khả năng chấn thương cao, nhưng trên thực tế khi thi đấu ở những giải nghiệp dư ở nước ta, võ sĩ vẫn được bảo hộ đầy đủ hơn các giải chuyên nghiệp tầm thế giới”. Thật vậy, ở Việt Nam chưa có giải đấu chuyên nghiệp nào về Muay Thai, chỉ có những vận động viên được huấn luyện chuyên về Muay mới có cơ hội thi đấu ở những giải Quốc tế.
Ảnh: CMG.
Tuy biết rõ những lợi ích tuyệt vời  của Muay Thai nhưng nhiều người vẫn khá e dè khi lựa chọn bộ môn này để tập luyện. Lý do vẫn là sợ hãi độ sát thương cao, nhưng trên thực tế chỉ những võ sĩ được huấn luyện để chiến đấu chuyên nghiệp mới nên lo sợ khả năng này. Hiện nay, Muay Thai được xem như môn võ tự vệ và rèn luyện sức khỏe. Khi bạn muốn tập luyện, hãy chọn một trung tâm có uy tín, họ sẽ đảm bảo mọi cơ sở vật chất và điều kiện an toàn cho bạn. Bạn hoàn toàn không phải lo lắng về những chấn thương nặng nề nếu bạn áp dụng đúng quá trình tập luyện bài bản được đề ra.

Muay Thai không dành cho nữ giới?

Cũng bắt nguồn từ lầm tưởng về độ sát thương mà nhiều người cho rằng, Muay Thai không có chỗ cho nữ giới. Những trận đấu có phần tàn bạo mà bạn nhìn thấy trên tivi cũng có thể khiến nữ giới sợ hãi. Nhưng thực tế, Muay Thai là giành cho tất cả mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, giới tính,… Duy Nhất chia sẻ: “Muay là võ tổng hợp, bạn có thể được hỗ trợ từ nhiều yếu tố khác nhau, không cần phải đáp ứng đủ thể lực hay bất cứ điều gì. Chỉ cần sử dụng hết những gì bạn có, Muay Thai sẽ rèn luyện cho bạn”.
Ảnh: UFC Gym Việt Nam.
Đặc biệt là với nữ giới khi họ vẫn còn e ngại mình không đủ sức tập luyện bộ môn này: “Nữ giới tuy không có sức mạnh và sự nhanh nhẹn như nam, nhưng bù lại họ có sự tập trung và uyển chuyển cho từng bài tập. Họ rèn luyện kỹ từng động tác nên phần kỹ thuật của họ sẽ rất vững vàng. Đó chính là lợi điểm của nữ giới khi tập Muay”.
Không chỉ có nữ giới hay nam giới, Muay là giành cho tất cả mọi người, Duy Nhất chia sẻ: “Chỉ cần trên 5 tuổi, đủ khả năng tiếp thu là đã có thể tham gia bộ môn này. Quan trọng nhất, bạn phải có sự đam mê và kiên trì khi tập luyện. Thậm chí bạn đã từng tập những bộ môn khác trước đó cũng không sao, Muay sẽ vận dụng linh hoạt kỹ thuật của nhiều bộ môn để giúp bạn giành chiến thắng”.

Muay Thai chỉ dành để lên sàn đấu?

Như đã chia sẻ, Muay Thai tuyệt đối không chỉ để dành cho sàn đấu. Bạn không phải là một võ sĩ mới có thể tập Muay Thai. Những lợi ích tuyệt vời mà Muay mang đến đã được rất nhiều người công nhận. Ngày nay, họ chọn Muay như một môn võ dạy cách tự vệ tối ưu. Hình thức đối kháng trực tiếp khiến bạn không bối rối khi gặp các tình huống thực tế. Bạn sẽ có sự phán đoán tuyệt vời để nhận biết nguy hiểm, Muay Thai rèn luyện sự nhanh nhẹn và linh hoạt, giúp bạn trong những tình huống sống còn.
Thân hình quyến rũ khi tập Muay Thai. Ảnh UFC Gym Việt Nam.
Không những thế, một thân hình đáng mơ ước sẽ là điều bạn nhận được khi tập Muay. Những kỹ thuật đấm đá tập trung vào phần thân dưới cũng như những đòn chỏ, đòn gối sẽ rèn luyện toàn thân, đặc biệt là phần cốt lõi của bạn. Ngoài ra, bạn sẽ được luyện tập thêm những bài tập thể hình bổ trợ như Cardio, TABATA,… Một thể hình đáng mơ ước sẽ không nằm ngoài tầm tay bạn.
Điều tuyệt vời nhất mà Muay Thai mang lại chính là rèn luyện tinh thần cho bạn. Bạn sẽ tìm thấy sự cân bằng, sự bình tĩnh và kiên trì trong mọi vấn đề của cuộc sống. Bạn sẽ tim được động lực, thêm tự tin để đối đầu những thử thách hằng ngày.
Hải Anh (Calipso)

‘Thánh Muay Thái’ Buakaw: Một nhà sư, một cử nhân và một huyền thoại

Ở tuổi 35, Buakaw đã có trong tay 302 trận thắng và hơn 20 đai vô địch Muay Thái thế giới.
Nhắc đến Buakaw, không ai nghi ngờ về những đóng góp của võ sĩ sinh ra tại Surin cho làng võ thuật nước nhà. Người đàn ông ấy, với tài năng của bản thân đã nâng tầm vị thế của Muay Thái trên bình diện quốc tế.
Cơ thể cứng như đá, những đòn tay chết người và các cú đá phang ống uy lực, đó là điều cả thế giới nhớ về võ sĩ được xưng tụng là “thánh Muay Thái”.
‘Thanh Muay Thai’ Buakaw: Mot nha su, mot cu nhan va mot huyen thoai hinh anh 1
Thành tích đáng nể của Buakaw. Đồ họa: Trí Mai.
Ở tuổi 35, Buakaw chưa có dấu hiệu dừng lại. 6 chiến thắng liên tiếp và chỉ thua một trong 12 trận gần nhất, võ sĩ người Thái vẫn có thể ngự trị trên đỉnh cao thêm ít nhất vài năm.
Tại Thái Lan, người hâm mộ tôn sùng Buakaw như một vị thánh, không chỉ vì những thành tích trên sàn đấu mà còn bởi nhân cách của anh.

Nhà sư Buakaw

‘Thanh Muay Thai’ Buakaw: Mot nha su, mot cu nhan va mot huyen thoai hinh anh 2
Buakaw trong lần thứ hai khoác lên người chiếc áo cà sa.
Hồi tháng 10, truyền thông Thái Lan và thế giới dậy sóng khi chứng kiến hình ảnh một Buakaw khác lạ. Không còn trên tay đôi găng, võ sĩ 35 tuổi khoác lên mình chiếc áo cà sa, chậm rãi bước trên những con phố và ban phước lành cho từng người dân.
Các cây săn tin quốc tế lập tức đồn đoán về một sự giải nghệ bất ngờ của huyền thoại Muay Thái. Tất nhiên, sự thật không phải vậy. Và cũng ít ai biết rằng, đây không phải lần đầu Buakaw tu tập và trở thành một nhà sư.
“Tôi đã hai lần trong đời cạo trọc và khoác lên mình chiếc áo của một nhà sư. Thành thật mà nói, tôi đã không chuẩn bị kỹ về tâm lý cho lần đầu tiên. Ở Thái Lan, việc dành một khoảng thời gian sống ở chùa đã thành thông lệ với mọi cậu bé. Tuy nhiên, khi đó, sự rụt rè đã cản bước tôi đạt được những điều bản thân mong muốn”.
‘Thanh Muay Thai’ Buakaw: Mot nha su, mot cu nhan va mot huyen thoai hinh anh 3

Đối với Buakaw, anh chỉ có 9 ngày để khoác lên mình chiếc áo cà sa. Việc phải chuẩn bị cho trận đấu tại sự kiện Kunlun Fight 67 đã ngăn “Thánh Muay Thái” tiếp tục theo đuổi cuộc sống “đơn giản, bao gồm việc ban phước lành và khuyên răn những điều tốt đẹp”.
Quyết định tu tập chỉ ít ngày trước khi bước lên võ đài của Buakaw khiến đa số kinh ngạc. Tuy nhiên, ẩn sau đó là tâm sự riêng của tay đấm xứ Chùa Tháp..
“Đối với người Thái, chúng tôi nợ Quốc vương yêu quý của mình mọi thứ (Quốc vương Bhumibol Adulyadej, người qua đời vào ngày 13/10/2016 và được hỏa táng hôm 26/10/2017). Tôi tu tập để thể hiện lòng biết ơn với ông ấy. Tất nhiên, mọi thứ sẽ không giống với những gì bạn thấy trên phim ảnh khi một vị anh hùng đi tu, nhận thêm những siêu năng lực rồi đánh bại kẻ thủ”. Buakaw chia sẻ.
9 ngày tu tập khiến Buakaw phải nỗ lực thêm gấp nhiều lần trong phòng gym để lấy lại thể lực cho lần thượng đài diễn ra không lâu sau đó. Ngày 13/11, Buakaw làm nức lòng mọi người dân Thái Lan khi đánh bại tài năng trẻ đến từ châu Âu Marouan Toutouh. Và như thường lệ, bức ảnh của Quốc vương Bhumibol Adulyadej lại được “Thánh Muay Thái” giơ cao với niềm tự hào tột cùng.
Truyền thông Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến việc tu tập của Buakaw. Tại quốc gia đông dân nhất thế giới, họ vẫn tự hào với hình ảnh những cao tăng Thiếu Lâm mình đồng da sắt sở hữu võ công đạt tới cảnh giới thượng thừa.
Trong một buổi phỏng vấn tại Trung Quốc, câu chuyện của Buakaw lập tức khiến các phóng viên liên tưởng đến “Đệ nhất Thiếu Lâm” Nhất Long, người hai lần đối đầu với Buakaw trong “Trận đấu thế kỷ”.
‘Thanh Muay Thai’ Buakaw: Mot nha su, mot cu nhan va mot huyen thoai hinh anh 4
Buakaw trong trận đấu với Nhất Long.
Thời điểm được hỏi về cảm xúc khi chứng kiến kickboxer đồng hương Sitthichai hủy diệt Nhất Long, thay vì hạ thấp đối thủ và cho rằng “ai cũng có thể đánh bại hắn ta” như võ sĩ Superbon, Buakaw đưa ra lời nhận xét đề cao tính khách quan.
“Trận đấu giữa Sitthichai và Nhất Long, như tất cả các bạn đã thấy, người giỏi hơn đã thắng, người không chuẩn bị kỹ càng hơn đã thua, đó là những gì đã xảy ra. Tôi không muốn nói thêm bất kỳ điều gì”.
Mạnh mẽ trên võ đài nhưng điềm đạm trong cuộc sống, đó là lý do khiến người Thái tôn thờ Buakaw, một con người khiêm tốn, một nhân cách cao cả.

Cử nhân đại học Buakaw

‘Thanh Muay Thai’ Buakaw: Mot nha su, mot cu nhan va mot huyen thoai hinh anh 5
Buakaw nhận bằng cử nhân đại học.
Không nhiều người biết, Buakaw mới tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Rattana Bundit, sau 4 năm vất vả giữa cương vị của một võ sĩ và công việc của một sinh viên.
“Con người luôn khao khát được học thêm những kiến thức và làm giàu cho bản thân. Tôi rất vui khi có được tấm bằng trên tay và hoàn thành công việc học tập. Ngoài thời gian tập luyện, tôi luôn muốn học hỏi thêm và giờ tôi có thể khiến gia đình mình tự hào với tấm bằng này”.
Với Buakaw, tấm bằng cử nhân không quan trọng bằng những kiến thức đã học được. Sở hữu kinh nghiệm nhiều năm thi đấu võ thuật, Buakaw có thể dễ dàng tốt nghiệp một trường đại học chuyên về thể thao.
Tuy nhiên, không muốn học lại những kiến thức đã nằm lòng, võ sĩ 35 tuổi quyết định ghi danh vào một chuyên ngành hoàn toàn khác và trải qua thử thách như tất cả sinh viên thông thường.
Và khi được hỏi về dự định trong tương lai với tấm bằng đại học, Buakaw không quên đi sự hài hước.
“Tôi nghĩ mọi người đều trải qua những giai đoạn khác nhau. Đời là một cuộc hành trình và sẽ kết thúc vào một thời điểm nào đó. Hiện tại, tôi đang tập trung toàn bộ vào việc tập luyện. Nếu tôi hoàn thành tất cả mọi thứ rồi, bạn sẽ không còn gì để hỏi tôi nữa đâu”.

Huyền thoại Buakaw

‘Thanh Muay Thai’ Buakaw: Mot nha su, mot cu nhan va mot huyen thoai hinh anh 6
Những danh hiệu lớn Buakaw đã sở hữu.
Bỏ qua những thành công trên cương vị một võ sĩ, Buakaw còn là diễn viên chính trong bộ phim Thái Lan có tên Thong Dee Fun Khao (anh hùng kiếm chém), người mẫu cho hãng thời trang Singha Life, quản lý tại “Buakaw village”, một dự án được xây dựng ở Chiang Mai.
Bận rộn, tuy nhiên, ý nghĩ giải nghệ chưa bao giờ xuất hiện trong đầu của võ sĩ người Thái. Anh vẫn muốn gặt hái thêm những thành tựu mới trong làng võ thuật.
‘Thanh Muay Thai’ Buakaw: Mot nha su, mot cu nhan va mot huyen thoai hinh anh 7

Sự thành công của Buakaw đến từ chính thực lực của võ sĩ người Thái. Không có các chiến dịch marketing hay tạo những scandal để đánh bóng, Buakaw chinh phục tất cả bằng lối đánh giàu sức mạnh và một tâm hồn cao đẹp.
Không có gì là ngẫu nhiên. Theo nhà quảng bá võ thuật nổi tiếng Sasan Ghosairi, Buakaw duy trì một chế độ tập luyện vô cùng nghiêm ngặt. Anh đấm mạnh hơn, chạy nhiều hơn tất cả võ sĩ khác trong những buổi tập.
Để có một tinh thần thoải mái trước khi thượng đài, thay vì dựa vào những bài dạy của các bác sĩ tâm lý, Buakaw chọn cách sống gần với thiên nhiên, chạy bộ hoặc câu cá.
Trong lần thứ hai khoác lên mình chiếc áo cà sa, Buakaw được đặt pháp danh “Phra Thira Wiriyo”, mang nghĩa “người đàn ông bền bỉ”, có lẽ không cái tên nào phù hợp với võ sĩ 35 tuổi hơn thế.
Highlight trận đấu giữa Buakaw và Kuliaba Dù đã bước sang tuổi 34, "Thánh Muay Thái" Buakaw vẫn cho thấy sự dẻo dai tuyệt vời khi đánh bại đối thủ trẻ tuổi Kuliaba đến từ châu Âu.
Nhận xét về bản thân, Buakaw khiêm tốn: “Mọi người có thể coi tôi là một huyền thoại hoặc không. Dù sao, tôi đã chứng minh được rằng Muay Thái là một trong những môn võ hoàn hảo nhất thế giới. Tôi đã chạm trán nhiều phái võ khác nhau và tự hào với mọi thứ bản thân làm được”.
Tất nhiên, từ lúc này, tất cả người hâm mộ đã coi Buakaw Banchamek là một huyền thoại của làng võ thuật. 302 chiến thắng chưa phải con số cuối cùng. Và huyền thoại vẫn sẽ tiếp tục…
Tiến Thành (Theo Muaythaicitizen)
Đồ họa: Trí Mai
 
10 Pha Hạ Đo Ván "NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỞNG" Trong Muay Thái

Với những vận động viên chuyên nghiệp, những người thường xuyên luyện tập Boxing hoặc Muay Thái thì việc phân biệt sự khác nhau giữa hai bộ môn không khó khăn nhưng với những người mới bắt đầu hoặc đang có ý đinh tập luyện thì chắc hẳn có rất nhiều điểm thắc mắc. Tại sao nên quan tâm vấn đề này vì nếu một người có nền tảng về boxing, việc biết về những điểm khác biệt mấu chốt có thể giúp bạn sử dụng đôi tay hiệu quả hơn nhiều trong suốt quá trình luyện tập và trong những trận đấu Muay Thái.

Những điểm giống nhau giữa Boxing và Muay Thái

Về sự giống nhau: Boxing  và Muay Thái có một vài điểm tương đồng, Muay Thái chứa đựng một vài nguyên lý cơ bản của boxing. Nhưng việc từng chiến đấu như một võ sĩ boxing cho tới khi chuyển sang Muay Thái thì thật sự không dễ dàng gì. Đã từng có tay đấm chuyên nghiệp người Nga sau nửa tháng rèn luyện Muay Thái bị gạ gục trước đối thủ với những cú ra chân dữ dội mạnh mẽ và quyết liệt. Sử dụng boxing  thế nào cho hiệu quả trong Muay Thái. Trong boxing có những tổ hợp đòn hiểm nhất áp dụng rất hiệu quả cho Muay Thái
Một số võ sĩ Muay Thái giỏi nhất trên thế giới đến từ Thái Lan đã đạt đến đẳng cấp cao trong boxing , điều này hoàn toàn đã giúp họ vượt trội hơn trong suốt sự nghiệp Muay Thái của mình. Vì thế, nếu boxing  đã hỗ trợ cho những võ sĩ Muay Thái hàng đầu trở nên tốt nhất và vẫn luôn đứng vững ở vị trí tốt nhất đó, thì có thể bạn nên chú ý đến điều này – nền tảng cơ bản trong boxing  sẽ giúp cho sự nghiệp Muay Thái của bạn.

Những điểm khác biệt giữa Muay Thái và Boxing

Khi chú ý quan sát và phân tích hai môn thể thao này, bạn sẽ phát hiện ra có một số điểm khác nhau khi tập luyện và thi đấu hai môn này

•   Tư thế bước chân trong boxing  và Muay Thái

Các tư thế chân trong Muay Thái:
 
 
Muay Nga vs Muay Thái | Võ sĩ Nga có lối đánh hiệu quả, trước một võ sĩ Thái quá "lì lợm" 
Chân mở rộng bằng vai, bàn chân phía trước chếch vào một chút, góc 10 độ, bàn chân sau chếch ra một chút, khoảng 45 độ, hông tạo góc 30 – 45 độ, tư thế trong Muay Thái đặc biệt hướng về phía trước trọng lượng cơ thể hơi dồn vào chân sau, nhẹ hơn ở chân trước, gót chân sau hơi nâng lên, tay thẳng hướng lên trên hoặc đặt bên dưới trán và hai cánh tay hướng về phía đối thủ với khuỷu tay hơi chếch ra ngoài một chút, hông hướng về phía trước. Tư thế này cho phép tung đòn đá trước và đá sau, những cú đá thăm dò, có thể là tung ra đòn chỏ và gối. Bởi vì Muay Thái bao gồm những cú đá, gối, chỏ, đấm, và clinching, trọng lượng trên hai chân phải chuyển đổi qua lại giữa chân trước và chân sau.
Tư thế chân trong boxing
Tư thế cơ bản trong boxing: chuẩn bị chân rộng hơn vài inch so với chiều rộng của vai, bàn chân trước chếch một góc 10 – 15 độ, chân trước trụ vững trên mặt đất, gót chân sau hơi nhấc lên, cho phép di chuyển nhanh hơn, bàn chân sau chếch ra ít nhất 45 độ và thậm chí đôi khi là 90 độ, phụ thuộc vào loại tư thế mà bạn duy trì. Trong boxing , bàn chân sau xu hướng chếch ra ngoài một góc lớn hơn trong Muay Thái. Khác với Muay thái Trọng lượng cơ thể nên phân bố đều trên hai chân sự phân bố này có thể thay đổi lúc áp sát tấn công giúp bạn thoải mái hơn một chút trọng lượng ở chân trước cho cú tấn công nhanh hơn và khi phòng thủ bạn thả lỏng trọng lượng ở chân sau để ngả người về phía sau nhanh hơn xương sống hơi cong xuống, không nên hoàn toàn thẳng.
Với hông chếch về phía sau nhiều hơn một góc 50 – 80 độ, đầu và lưng hơi ngả về phía trước vị trí này của hông là một điểm khác biệt chính, giữa những tư thế trong boxing  và Muay Thái, đối với Muay Thái hông hướng về phía trước, tương đối rộng, để cho phép những cú đá thăm dò và có khả năng đưa ra cú đá nhanh hơn ở chân sau.
Những tư thế boxing  nói chung có mục đích để lộ một mục tiêu tấn công càng nhỏ càng tốt trước đối thủ (trong khi vẫn cho phép duy trì sự vững chắc) bằng cách quay hông ra bên ngoài, ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là càng có ít phần cơ thể đối diện với đối thủ càng ít mục tiêu bị tấn công và được bảo vệ nhiều hơn. Điều này không như trong Muay Thái bởi vì Muay Thái thường mở rộng chân trước để dễ đá chân hơn.

•  Sự khác biệt về vị trí hông của boxing  vs Muay Thái

Vị trí hông là nơi tồn tại sự khác biệt lớn nhất giữa Muay Thái và boxing .
Vị trí hông trong Muay Thái: Vị trí bàn chân giữa Muay Thái và boxing  có một chút giống nhau. Vị trí đặt chân ưa thích trong Muay Thái truyền thống cho phép hông rất rộng, thế nên bàn chân có thể hướng về trước nhiều hơn trong boxing , cho phép cho chân sau được quay ra ngoài nhiều hơn và một số trường hợp hầu như thoải mái tại góc 90 độ.
Vị trí hông trong boxing : Boxing  cho phép che chắn hơn nhiều so với Muay Thái khi hông thường hướng ra ngoài nhiều hơn khoảng góc 60 – 80 độ ở tư thế này khiến cho sườn của những tay đấm trở thành mục tiêu tấn công trực tiếp khi để lộ phần bụng và ngực nhiều hơn trong Muay Thái. Trong Muay Thái, để tung ra cú đá trái, đá phải và đá thăm dò với cẳng chân, bạn phải có một tư thế hông rất rộng và khoảng 45 độ. Việc giữ cho hông hướng ra ngoài cũng cho phép những tay đấm dễ dàng tận dụng kỹ thuật né người sang phải (slipping) hoặc nhô lên hụp xuống (bob and weave) để lặn đầu (ducking) xuống sau đó di chuyển nửa vòng tròn quay về bên trái. Nó cũng cho phép võ sĩ boxing  di chuyển đầu linh hoạt hơn nhiều so với Muay Thái, có thể lùi ra ngoài phạm vi hứng chịu những cú đấm uy lực.

•  Vị trí tay trong boxing  và Muay Thái

Vị trí tay trong Muay Thái: Muay Thái có một số vị trí tay khác nhau, nhưng đặc biệt bạn thường thấy tương đối rộng, cách bảo vệ cao tay với tay kia sát mặt hoặc giơ ra ngoài một chút. Điều này một cách cơ bản đòi hỏi bạn phải giữ cả 2 tay cao quá mặt với mặt ngoài cẳng tay hướng về phía đối thủ. Lý do cho trường hợp này lớn nhất là tránh những đòn chỏ vào mặt và né đòn đá vào đầu (head – kick). Nếu một trong hai đòn này trúng mục tiêu, nó sẽ là đòn đánh cuối cùng của trận đấu. Vì vậy, việc giữ cho tay đưa lên rất cao trong Muay Thái được nhấn mạnh là rất quan trọng.
Thường có khoảng cách một hoặc hai nắm đấm giữa hai tay. Điều này cho phép một vài chỗ che chắn để bảo vệ mặt bạn khỏi đòn đá vào đầu (head – kick) bởi vì chúng ngăn đòn đá chạm tới mặt bạn. Nó cũng nhanh và dễ hơn để tung ra những cú chỏ bởi vì tay đã được giữ cao và hướng ra ngoài – khoảng cách tới đối thủ của bạn sẽ gần hơn và bạn không cần nâng cùi chỏ nhiều khi ra đòn.
Vị trí tay trong boxing : Giống như Muay thì Boxing cũng có nhiều vị trí tay khác nhau cho phép sự bảo vệ nhiều  khi bạn giữ cho tay rất cao và bao phủ trước mặt bạn. Những tay đấm thường tận dụng vị trí tay này khi ở rất sát đối thủ hoặc khi phòng thủ. Bạn cũng có nhiều hơn vị trí tay yêu thích, khi tay trước được đặt thấp hơn thắt lưng trong khi tay phải giữ cao bảo vệ cằm (dùng vai để đỡ, vv).

•   Động tác chân trong Boxing và Muay Thai

Động tác chân trong Boxing: Động tác chân tồn tại trong Muay Thái, nhưng nó không được sử dụng như trong boxing  bởi vì cách những tay đấm bốc Thái phải đối đầu  không chỉ với những đòn tấn công bằng tay, chỏ, gối, mà còn có những cú đá và ôm sát người để đánh (clinching). Điều này nghĩa là động tác chân trong Muay Thái thường khá đơn giản khi những tay đấm bốc Thái lướt về phía trước trên chân trước (giống như boxing ) nhưng chuẩn bị cho những cú đá thăm dò với chân trước bất kỳ lúc nào. Điều này nghĩa là chân trước của võ sĩ Muay Thái tập trung ít trọng lượng cơ thể hơn khi so sánh với trọng lượng đặt vào chân trước của võ sĩ boxing . Khi bước né đối thủ, chân sau lùi về sau, sau đó chân trước bước theo (giống như trong boxing ). Tuy nhiên, những võ sĩ đấm bốc Thái không có xu hướng ngả ra sau nhiều trên chân sau giống như những võ sĩ boxing  hay làm trừ khi họ bước lùi lại để né đòn đá.
Động tác chân trong boxing : Ở đẳng cấp cao trong boxing , động tác chân  thực tế như một điệu tăng -gô, giậm nhảy nhẹ nhàng xung quanh đối thủ, xoay vòng (pivot), và nhún nhảy (bouncing), mỗi tay đấm phản ứng với nhịp điệu điệu nhảy của đối phương khác nhau. Thậm chí ở đẳng cấp thấp của boxing  vẫn rất chú trọng vào động tác chân trong những trận đấu. Nếu bạn mới tập đấm bốc, bạn có thể nói chính xác tầm quan trọng được đặt vào động tác chân như thế nào – nó thấm vào bạn cũng là nhiều như kỹ thuật đấm!

•  Sự khác nhau về góc đấu

Cũng có một sự khác nhau trong vị trí mà những võ sĩ đặt chính họ vào để tung ra những đòn tấn công. Muay Thái có góc đấu tương đối rộng với đối thủ để tung đòn tấn công trên một đường thẳng. Những võ sĩ tiến lên phía trước hoặc lùi về sau và chỉ đôi khi đi chệch đường thẳng này. boxing , tuy nhiên, chiến đấu từ nhiều góc độ và vị trí không phải là một đường thẳng (nơi thường tung ra những cú đấm hiểm hóc nhất và có thể đánh vào kẽ hỡ xung quanh phòng thủ của đối phương).
Góc đấu của Muay Thai: Có những góc đấu trong Muay Thái được tạo ra bằng khả năng di chuyển, nhưng thường (khi một một võ sĩ chuyên nghiệp đối đầu với một võ sĩ chuyên nghiệp) điều này bị giới hạn khi bước lùi về sau với chân sau và xoay người về vị trí ngược chiều kim đồng hồ để tung ra đòn đá chân sau hoặc gối sau.
Góc đấu trong boxing : boxing  tất cả tập trung vào góc đấu và nó không thường để thấy những võ sĩ quay cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ trên bàn chân họ để tạo thêm góc. boxing  rất tuyệt vời trong việc tạo ra một loại hình nghệ thuật của việc sử dụng những góc độ để tung những đòn tấn công hiệu quả. Xem bất kỳ tay đấm đầy kinh nghiệm nào, họ sẽ tận dụng hoặc trực tiếp tạo những góc đấu để giáng những đòn trừng phạt nên đối phương. Một số ví dụ của góc đấu: những cú đấm móc ngược (uppercut) được tung ra bằng việc ngả qua phải hoặc trái nhằm tạo ra một góc nhiều lực và xuyên sâu hơn, những cú đấm mạnh được tạo ra từ những góc tấn công từ bên dưới khi né và nhô lên hụp xuống, vv.

•  Nhịp điệu trận đấu giữa hai môn

Nhịp điệu giữa boxing  và Muay Thái có điểm khác nhau. Trong boxing, có nhiều điệu nhún nhảy, nhiều di chuyển bàn chân hơn, và tay được tung ra giống như súng bắn đạn. Không hiếm để được thấy 4,5,6 tổ hợp đấm.
Muay Thái di chuyển với một nhịp đánh khác, những võ sĩ bung đòn mạnh mẽ với tổ hợp đòn 1 – 2 hoặc 1- 2 -3 sau đó rút về phía sau để thủ hoặc di chuyển vào vị trí ôm sát đối thủ.

•  Di chuyển phòng thủ

Phòng thủ trong Muay Thái: Muay Thái có rất ít cách di chuyển phòng thủ, tức là nó tập trung tấn công nhiều hơn boxing với 6 bộ phận cần phải bảo vệ và những khoảnh khắc phòng thủ bị giới hạn thường xuyên, trong Muay Thái không chủ định né tránh những cú đấm mạnh mà khống chế đối thủ. Kỹ năng phòng thủ trong Muay Thái khá nhiều, bao gồm: bước ra xa đối thủ, ngả ra sau để tránh những cú đá và cú đấm mạnh, khống chế những cú đá với cẳng chân và khống chế những cú đấm mạnh bằng găng. Trong quá trình giao đấu không tránh được bị thương. Võ sỹ chịu đựng nó và đòi lại tất cả công bằng với đối thủ của họ với những đòn phản công sau đó.
Trong những trận đấu Muay Thái giữa các võ sĩ ít kỹ năng hơn phần thắng  thường nghiêng về người nào có thể chịu đựng những đòn tấn công nguy hiểm nhất trong và vẫn có khả năng đánh trở lại đủ những đòn có thể knock – out hoặc ghi điểm quyết định trận đấu hoặc sẽ bỏ trận nếu sau 5 vòng đấu mà chưa phân chia cao thấp.
Một vài võ sĩ Muay Thái ở đẳng cấp cao nhất một vài lần cũng thực hiện thêm những cách di chuyển phòng thủ của boxing.
Phòng thủ trong boxing : boxing mặt khác lại đề cao phòng thủ như là một  nghệ thuật. Bạn có thể cho ví dụ về động tác né, nhô lên hụp xuống, đấm kết hợp né đòn, khóa đòn đấm, lặn, ngả người, cú đấm đánh giầy hay bước lùi ra phía sau để né đòn tấn công. Trong boxing, phòng thủ có thể coi là cốt lõi, nó không chỉ là việc khóa đòn tấn công mà còn là tránh né những đòn tấn công để tung ra một cú đấm trả về phía đối thủ. Một vài võ sĩ giỏi nhất thực sự là những tay phòng thủ cừ khôi trước sự tấn công như vũ bão có thể kể đến như là: James Toney, Sweet Pea, Floyd Mayweather Jr, vv.
Boxing  và Muay Thái là hai môn thể thao khác nhau chỉ có một vài điểm chung đa số là những điểm khác nhau mà chúng tôi đã nêu bên trên. Nếu bạn bạn đã từng tập boxing muốn đánh boxing một cách hiệu quả trong Muay Thái phải điều chỉnh một số kỹ thuật của boxing. Có nhiều sự tranh cãi xem môn võ nào đỉnh cao hơn nhưng tất cả đều là sự so sánh khập khiễng. Mỗi môn võ có một sự ưu việt hơn, và việc bạn chọn môn nào phụ thuốc rất nhiều vào sở thích cũng như khả năng hay còn gọi là năng khiếu của bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét