Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 17

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận đại chiến Xích Bích, máu nhuộm Trường Giang
  

Trận đánh Waterloo
Trận Waterloo diễn ra vào ngày chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Đây là một trong những trận đánh nổi tiểng nhất và cũng là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoléon. Quân đội Đế chế Pháp (La Grande Armée) dưới sự chỉ huy của Napoléon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington chỉ huy và quân Phổ do Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoléon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoléon và Vương triều Một trăm ngày của ông. Sau khi Napoléon trở lại nắm quyền vào năm 1815, các nước chống lại ông đã cùng nhau thành lập Liên minh thứ bảy, và bắt đầu điều động quân đội. Hai lực lượng lớn dưới quyền chỉ huy của Wellington và Blücher tiến sát biên giới phía đông bắc nước Pháp. Napoléon quyết định tấn công để tiêu diệt họ trước khi họ kết hợp cùng các thành viên khác trong Liên minh để tiến hành một cuộc xâm lăng vào nước Pháp. Trận Waterloo chính là cuộc chiến quyết định trong chiến dịch Waterloo ba ngày (từ 16-19 tháng 6 năm 1815) này. Trước đó, vài trận đánh đẫm máu đã kết thúc với thất bại của Napoléon trong việc ngăn cách các kẻ thù của ông - sự lặp lại của chiến bại của ông hồi chiến tranh Liên minh thứ sáu.[6] Napoléon trì hoãn trận đánh đến trưa ngày 18 tháng 6 để chờ mặt đất khô ráo. Quân của Wellington, bố trí dọc tuyến đường Brussels trên dốc núi Mont-Saint-Jean, đã chống trả nhiều đợt tấn công dữ dội của quân Pháp cho đến chiều tối, khi mà quân Phổ kéo tới và xuyên thủng cánh phải của Napoléon. Lúc đó quân của Wellington cũng phản công và khiến quân Pháp phải rút lui trong rối loạn. Lực lượng liên quân truy đuổi sau đó tiến vào Pháp và phục hồi vương vị cho Louis XVIII. Napoléon phải thoái vị và bị lưu đày tới đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vào năm 1821. Sau toàn thắng, Wellington trở thành vị anh hùng chói lọi của đất nước Anh.[7] Nhân dân châu Âu lục địa cũng phải kính nể ông vì chiến công hiển hách hoàn toàn hạ đo ván Napoléon.[8] Chiến trường của trận Waterloo ngày nay nằm ở nước Bỉ, cách Brussels 8 dặm (12 km), và cách thị trấn của Waterloo khoảng một dặm (1,6 km). Một khu vực tưởng niệm nhân tạo được gọi là Đồi sư tử (Lion's Mound) đã được dựng lên ở đây, khiến địa hình của chiến trường bị thay đổi so với lúc xảy ra trận đánh. Napoléon Bonaparte 

Những trận đánh một ngày đẫm máu nhất lịch sử quân sự thế giới

VOV.VN - Trong những trận đánh diễn ra trong 1 ngày này, trận huyết chiến Borodino trên đất Nga được coi là đẫm máu nhất khi có tới 80.000 lính thương vong.
Dưới đây là 8 “trận đánh một ngày” đẫm máu nhất trong lịch sử (không liệt kê những trận đánh đẫm máu hơn nhưng diễn ra trong nhiều ngày):
1. Mỹ
Nội chiến Mỹ bước vào tháng thứ 18. Hai đội quân miền bắc và miền nam đụng độ ở Maryland chỉ cách thủ đô Washington 96km về phía tây bắc.
Trận Antietam.
Vào ngày 13/9/1862, các quân nổi dậy dưới quyền chỉ huy của Robert E. Lee đã chiếm một bang biên giới trung lập với hy vọng sự hiện diện của một đội quân lớn của miền nam sẽ ép các cư dân ở đây gia nhập lực lượng nổi dậy.
Hơn 75.000 quân của Liên minh miền Bắc Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của George McClelland dàn đội hình để đánh chặn quân Liên minh miền Bắc Hoa Kỳ. Đây là một trận đánh quyết định, diễn ra bên ngoài thị trấn Sharpsburg gần một dòng suối nhỏ tên là Antietam.
Chiến sự bắt đầu vào lúc rạng sáng ngày 17/9 và tiếp tục đến chiều muộn. Các lực lượng đối địch chiến đấu đến khi kiệt sức hoàn toàn. Khoảng 18h thì im tiếng súng. Khi đó, tổng số thương vong là 20.000 người, trong đó có 4.000 người tắt thở.
Nội chiến Mỹ kéo dài thêm hai năm rưỡi nữa nhưng cho tới tận hôm nay, trận đánh Antietam vẫn là trận đánh đẫm máu nhất diễn ra trong một ngày trong toàn bộ lịch sử Mỹ, thậm chí còn đẫm máu hơn cả trận Trân Châu cảng và vụ tấn công 11/9.
Nhưng đấy là Mỹ. Còn các quốc gia khác không có may mắn ít thương vong hơn.
2. Anh
Nước Anh đã mất gần như từng ấy sinh mạng chỉ trong vài giờ đầu của trận tắm máu kéo dài vài tháng trong trận tấn công Somme.
Trận Somme.
Vào ngày 1/7/1916 hơn 54.000 lính Anh thuộc Tập đoàn quân số 3 và 4 đã bị nghiền nát bằng súng máy và trọng pháo khi họ lê bước qua vùng đất trống tiến về phòng tuyến quân Đức nằm phía đông thị trấn Albert.
Cuộc tấn công này khiến 20.000 người chết. Nhiều đơn vị gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Các đơn vị như là Trung đoàn Newfoundland Hoàng gia hứng chịu tổn thất quá 90%.
Mặc dù các lực lượng liên quân Anh-Pháp cố gắng đột phá chiến hào quân Đức ở một số điểm nhất định dọc theo tuyến mặt trấn 20km, nỗ lực của họ cuối cùng bị sa lầy và tạo ra thế giằng co trong 141 ngày với hơn 1 triệu thương vong. Cho đến nay, mức độ đổ máu ở Somme vẫn là biểu tượng hùng hồn về sức hủy diệt của chiến tranh chiến hào.
Ấy thế nhưng, ngày 1/7/1916 chưa phải là ngày chết chóc nhất trong lịch sử Anh Quốc. Một trận huyết chiến khác xảy ra vào thời điểm 453 năm trước Thế chiến thứ nhất. Trận chiến đó diễn ra trong Cuộc chiến tranh Hoa hồng.
Vào ngày 29/3/1461, 30.000 lính của vua Edward IV giáp mặt 35.000 lính trung thành với dòng họ Lancaster gần thị trấn Towton. Quân hai bên chém giết lẫn nhau trong cả ngày giữa lúc có một trận cuồng phong vây quanh họ.
Các sử gia đương thời ước tính con số thương vong vào thời điểm ngưng chiến là 27.000 lính Anh bị chém chết – tương đương với 1% dân số toàn nước Anh khi đó. Trong vài năm gần đây, một số sử gia đã ước tính số thi thể đếm được ở mức thấp hơn 10.000, nhưng số khác vẫn duy trì con số thương vong ban đầu.
3. Pháp
Không có gì mập mờ về số lượng binh sĩ Pháp tử trận ở Rossignol gần Ardennes vào ngày 22/8/1914. Các binh sĩ Pháp đã dốc sức chặn đà tiến của quân Đức trong trận Biên giới Bắc Pháp. Kết quả là hơn 27.000 lính của Đệ tam Cộng hòa đã chết như ngả rạ dưới tay quân đội của hoàng đế Đức. Trận này là trận đẫm máu nhất trong một ngày trong lịch sử Pháp.
Trận Rossignol.
Ngày 18/6/1815 là một ngày đen tối khác của Pháp. Khi đó Đại quân của Napoleon đã thảm bại tại Waterloo. Tới 1/3 số quân của Napoleon (tổng cộng 25.000 người) bị thương vong trong cuộc đấu kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ. Phía Anh hứng chịu tổn thất là 15.000 người chết và bị thương, còn Phổ bị thương vong 7.000 người. Trước khi màn đêm buông xuống, có tới 30.000 lính phơi thây trên chiến trường.
Trận Waterloo.
Người ta kể rằng số tử sĩ nhiều đến nỗi mà những kẻ chuyên trục lợi từ xác chết đã kiếm lời bằng cách bán những chiếc răng lấy từ miệng của các thi thể nằm rải rác trên chiến trường. Các nha sĩ mua cả ngàn chiến lợi phẩm như thế này để sử dụng vào việc chế các răng giả trong các năm tới.
Trên thực tế, đối với một thế hệ sinh sau vụ chém giết này, các bộ răng giả trên khắp Tây Âu còn được đặt biệt danh “răng Waterloo”.
4. Ba Tư
Nhằm chinh phục toàn bộ Hy Lạp, hoàng đế Ba Tư Xerxes I lên kế hoạch sử dụng 900 tàu chiến cỡ lớn để đưa quân của mình đi vòng qua Attica và đổ bộ lên eo đất Corinth, thọc vào giữa các thành bang Hy Lạp.
Chiến hạm ba tầng chèo dùng thời diễn ra trận hải chiến Salamis.
Hy vọng về một cơ hội giáng đòn chí tử cho đội quân xâm lược, chính khách-tướng Themistocles tập hợp một đội tàu nhỏ và đợi đến khi hạm đội cồng kềnh của Ba Tư đi vào con kênh rộng hơn 3km giữa đảo Salamis và đất liền. Khi thời cơ tới, vị tướng thành Athens tung ra đòn sát thủ. Dù có số lượng ít hơn (với tỷ lệ 1 chọi 3), tàu Hy Lạp vẫn hiên ngang lao thẳng vào đội hình tàu Ba Tư, sử dụng việc đâm va để làm thủng vỏ tàu đối phương. Các lính bộ binh được trang bị vũ khí đầy mình đã xông lên các con tàu bị thương, thả sức xọc gươm vào bất cứ kẻ thù mà họ gặp. Bản thân em trai của hoàng đế Xerxes, Đô đốc Ariabignes là một trong những quân nhân Ba Tư đầu gục ngã trước gươm đao của quân Hy Lạp.
Cuộc chém giết tiếp diễn và cơn hoảng loạn ngập tràn hạm đội Ba Tư. Các con tàu Ba Tư chòng chành tìm cách tẩu thoát khỏi tàu Hy Lạp và va chạm vào nhau. Một số tàu Ba Tư bị mắc cạn, số khác bị lật khiến hàng ngàn thành viên thủy thủ đoàn (mỗi tàu có 150 người) bị hất xuống dòng nước dữ. Theo sử gia thời cổ đại Herodotus, nhiều quân Ba Tư không... biết bơi trong khi số khác bị trọng lượng của bộ giáp trên người dìm xuống đáy biển.
Chỉ trong vài phút, tới 300 tàu Ba Tư bị nước vào và có tới 40.000 quân xâm lược chết đuối. Từ trên bờ, hoàng đế Ba Tư Xerxes kinh hãi nhìn toàn cảnh cuộc chiến đang diễn ra với thất bại thuộc về hải quân của ông ta.
5. La Mã
Cộng hòa La Mã hứng chịu một thất bại thậm chí còn ê chề hơn thất bại của người Ba Tư. Vào ngày 2/8 năm 216 trước Công nguyên, một đội quân gồm 50.000 chiến binh do tổng thống lĩnh Hannibal của thành bang Carthage chỉ huy đã bao vây và “làm thịt” một đội quân gồm 90.000 lính Italy do Gaius Terentius Varro chỉ huy tại Cannae.
Trận Cannae.
Mặc dù đông hơn quân xâm lược một chút xíu, các “giáo thủ” La Mã trang bị giáp dày không phải là đối thủ của lực lượng bộ binh địch cơ động hơn. Quân của tổng thống lĩnh Hannibal nhanh chóng vu hồi và bao vây quân La Mã. Trong vòng vài tiếng, lính của Hannibal chém giết tơi tả lính La Mã.
Theo các ước tính thời đó, hơn 50.000 lính La Mã đã bị tiêu diệt trong cuộc cận chiến này - tương đương với khoảng 20% dân số nam đủ tuổi phục vụ trong quân đội La Mã.
Sau vụ chém giết này, Hannibal đã cho thu thập nhẫn của các tử sĩ đối phương và gửi số nhẫn này về quê nhà, nơi những chiếc nhẫn được chất đống trên thềm Hội đồng Carthage.
Thành Rome điên loạn trước nguy cơ bị người Carthage cướp phá. Nhằm tránh họa thất trận hoàn toàn, các công dân thành La Mã thậm chí còn dùng đến việc hiến tế người sống để lấy lòng thần linh.
Viện nguyên lão La Mã vội vã tập hợp một đội quân mới và gửi ra mặt trận để chặn bước tiến của quân thù.
Tổng tư lệnh Hannibal gửi sứ giả tới đề nghị ký hòa ước. Thế nhưng Cộng hòa La Mã vẫn thách thức ông ta. Thậm chí thành bang La Mã còn ra lệnh cấm sử dụng từ “hòa bình” trong một thời gian. Cuộc kháng cự mạnh dần lên và Hannibal bỏ dở chiến dịch hãm thành và lui đội quân mệt mỏi của mình về Bắc Phi.
6. Nga
Trận chiến đẫm máu nhất trong 1 ngày của toàn lịch sử nhân loại là trận đánh diễn ra trên đất Nga ở Borodino vào cuối mùa hè năm 1812. Chỉ 3 tháng sau đó, Napoleon đã xâm lược đế chế của Sa hoàng Alexander bằng một đội quân được dự báo là lực lượng lục quân lớn nhất từng tập hợp được tại thời điểm đó: 680.000 người.
Trận Borodino.
Trong toàn mùa hè, vị hoàng đế Pháp điều đội quân lê dương của mình vượt qua các vùng đồng bằng bụi bặm để thẳng tiến đến Moscow.
Sau đó một chuỗi trận đánh cộng với bệnh dịch typhus đã làm giảm phân nửa số binh sĩ Pháp.
Vào tháng 9 năm đó, gần 150.000 lính Nga tập hợp lại để cản bước quân Pháp ở khu vực ngôi làng Borodino cách thủ đô lịch sử của Nga khoảng 120km.
Trận huyết chiến bắt đầu vào đầu giờ sáng ngày 7/9 và diễn ra quyết liệt trong cả ngày hôm đó. Đến lúc xế chiều, quân đội Nga đã tan tác – tới 45.000 lính Sa hoàng bị chết hoặc bị thương. Thương vong của quân Pháp thấp hơn chút ít, nhưng vẫn là con số khủng: 35.000 người, trong đó có 49 vị tướng.
Tuy đổ nhiều máu, Napoleon vẫn giành được chiến thắng và tiến nhanh về Moscow. Trong vòng một tuần lễ, cờ của quân Pháp đã tung bay trên Nhà thờ Lớn Saint Basil.
Nhưng người Nga đã thực hiện vườn không nhà trống, đốt thành phố này trước khi rút đi. Hệ quả là, quân Napoleon chỉ kiểm soát một thành phố hoang tàn, trong khi mùa đông đang tới gần và lực lượng Nga tăng viện đang tập trung ở phía nam.
Trước tình cảnh đó, Napoleon vội hạ lệnh cho quân đội viễn chinh từ bỏ chiến quả và rút về nước. Thế nhưng người Nga đâu có để yên. Các kỵ binh Cossack của Sa hoàng cộng với thời tiết lạnh dưới 0 độ đã biến cuộc rút lui trong 2 tháng của quân Pháp thành địa ngục trần gian. Trong tổng số lực lượng xâm lược ban đầu (gần 700.000), chỉ có chưa tới 100.000 lính Pháp và quân đồng minh là sống sót ra khỏi nước Nga./.
Trung Hiếu/VOV.VN Dịch từ Military History

Những cuộc xâm lược thất bại trong lịch sử thế giới

(Kiến Thức) - Một số cuộc xâm lược thất bại của các nhà cầm quân với nguyên do chủ yếu là khinh địch, không chuẩn bị quân nhu, hậu cần chu đáo...

Napoleon xâm lược Nga
Napoleon Bonaparte đã thực hiện cuộc xâm lược Nga vào năm 1812. Đây là cuộc xâm lược thất bại đau đớn của nhà cầm quân lừng lẫy thế giới này.
Khi đang trong men say chiến thắng, Napoleon đã dẫn đầu đội quân vĩ đại gồm khoảng 450.000 - 600.000 người tiến đánh Nga. Trong khi đó, phía Nga có khoảng 200.000 binh lính và tránh hầu hết các cuộc đụng độ trực tiếp với đội quân của Napoleon. Do không chuẩn bị kỹ lưỡng quân nhu do mạo hiểm sẽ có một chiến thắng quân sự nhanh chóng không kéo dài quá 3 tuần nên quân đội của Napoleon gặp nhiều khó khăn. 
Nhung cuoc xam luoc that bai trong lich su the gioi
Cụ thể, Nga đã quyết định dừng chiến đấu và phá sạch mùa màng cùng quân nhu khi rút đi, đánh lừa quân đội Napoleon tiến sâu hơn vào những khu rừng, đầm lầy và những đồng cỏ mênh mông. Do thiếu lương thực, thuốc men... nên khoảng 5.000 binh sĩ của Napoleon chết mỗi ngày do bệnh tật, tự vẫn và trong số đó có cả lính đào ngũ. Thêm vào đó, đàn ngựa của Napoleon cũng chết với tốc độ 50 con/km với nguyên nhân chính là do ăn uống mất vệ sinh. Thời tiết không thuận lợi cũng là một trong những lý do khiến quân đội Napoleon gặp nhiều bất lợi trong cuộc xâm lược Nga.
Do Nga liên tục rút lui nên Napoleon tiến vào Moscow vào ngày 14/ 9 năm đó nhưng chỉ còn 1/4 quân số. Tuy nhiên, Moscow khi đó cũng thực hiện chính sách "vườn không nhà trống" khiến Napoleon buộc phải rút quân về Pháp vào tháng 10/1812.
Cuộc vây hãm Gibraltar thất bại của Pháp và Tây Ban Nha
Nhung cuoc xam luoc that bai trong lich su the gioi-Hinh-2
Năm 1779, Pháp và Tây Ban Nha thực hiện cuộc vây hãm Gibraltar của Anh. Cuộc vây hãm này kéo dài trong 3 năm 7 tháng. Mặc dù tương quan lực lượng của Anh tại Gibraltar nhỏ bé hơn nhiều so với liên minh Pháp và Tây Ban Nha nhưng với lối đánh tài tình, Anh đã cầm cự được trong cuộc vây hãm kéo dài gần 4 năm.
Đô đốc Anh George Rodney đã vượt qua vòng vây phong tỏa Tây Ban Nha để có nguồn tiếp tế thực phẩm, quân nhu. Đến tháng 2/1783, các lực lượng Tây Ban Nha và Pháp đã phải bỏ cuộc và Gibraltar giành chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ. Phía Pháp và Tây Ban Nha thất bại ê chề với tổn thất 6.000 binh sĩ thiệt mạng và 10 tàu chiến bị phá hủy.
Chiến dịch Barbarossa
Barbarossa là mật danh chiến dịch xâm lược Liên Xô của phát xít Đức thực hiện từ ngày 22/6/1941 đến ngày 2/2/1943. Khi đó, trùm phát xít Hitler ôm mộng tưởng xâm chiếm được Liên Xô. Cuộc chiến này chứng kiến cả phát xít Đức và Liên Xô huy động sức mạnh quân sự lớn. 
Khoảng 8,9 triệu binh lính, hơn 18.000 xe tăng, 45.000 máy bay và khoảng 50.000 khẩu pháo của hai bên đã được triển khai trong thời gian diễn ra cuộc chiến này.
Nhung cuoc xam luoc that bai trong lich su the gioi-Hinh-3
 Trận Stalingrad là một trong những trận chiến đẫm máu nhất giữa Đức quốc xã và Liên Xô. 
Tiến đánh Liên Xô với lực lượng hùng mạnh, quân đội của Hitler đã tiến đến khu vực cách Moscow 320 km chỉ sau 3 tuần phát động tấn công. Tuy nhiên, giấc mộng chinh phục Liên Xô của Hitler sớm vỡ mộng khi quân đội Liên Xô chống trả quyết liệt. 
Nhiều trận chiến đẫm máu nổ ra giữa Đức quốc xã và Liên Xô. Trong đó, trận chiến đẫm máu nhất là trận Stalingrad quyết định thắng thua. Trong cuộc chiến đó, phát xít Đức bị đánh tan tác và nhận lấy thất bại thảm hại, kết thúc cuộc xâm lược Liên Xô.
Tâm Anh (theo BI)

Trận đánh chiếm đảo Guam đẫm máu trong Thế chiến 2

authorĐăng Nguyễn - NI Thứ Ba, ngày 22/08/2017 00:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Triều Tiên có thể sẽ lần đầu tiên phóng tên lửa vào đảo Guam, nhưng đối với cư dân đảo này, viễn cảnh đó chưa là gì so với lịch sử đẫm máu.   

     tran danh chiem dao guam dam mau trong the chien 2 hinh anh 1
    Súng phun lửa được coi là vũ khí hiệu quả để tiêu diệt quân Nhật trốn trong lô cốt và hầm trú ẩn.
    Theo National Interest, thực dân Tây Ban Nha khai phá hòn đảo Guam đầu tiên. Năm 1898, Mỹ chiếm quyền kiểm soát đảo Guam từ tây Tây Ban Nha trong cuộc chiến Mỹ-Tây Ban Nha.
    Trong Thế chiến 2, Guam trở thành một trong những điểm nóng chiến sự giữa Nhật Bản và Mỹ.
    Sáng ngày 8.12.1941, theo giờ Guam, vài tiếng sau khi Trân Châu cảng bị tấn công. Đảo Guam trở thành mục tiêu oanh tạc của các máy bay Nhật.
    Người Guam không hề bất ngờ với chiến tranh vì giống như Philippines hay các vùng lãnh thổ khác của Mỹ ở trung và tây Thái Bình Dương, Guam là căn cứ chiến lược trên bàn cờ quân sự.
    Bên cạnh Trân Châu cảng, đảo Guam giúp Mỹ có thể tập trung lực lượng hải quân và không quân để đối đầu với đế quốc Nhật. Chỉ với 700 lính thủy đánh bộ canh gác trên đảo Guam cùng một vài máy bay phòng vệ, hòn đảo này nhanh chóng sụp đổ trước đợt tấn công của quân Nhật từ căn cứ ở Saipan.
    Theo National Interest, Nhật Bản vốn đánh giá thấp kẻ thù trong Thế chiến 2, nhưng ở trận chiếm đảo Guam thì ngược lại. Đế quốc Nhật đem đến Guam một lực lượng đổ bộ hùng hậu, bao gồm 4 tàu khu trục hạng nặng và 5.900 binh sĩ.
    Đêm ngày 10.12.1941, lực lượng này đổ bộ lên đảo Guam và đến 6 giờ sáng hôm sau, lực lượng Mỹ phòng thủ trên đảo Guam đầu hàng. 17 binh sĩ Mỹ và lính gốc Guam thiệt mạng cùng với 30 thường dân. Quân Nhật tổn thất duy nhất 1 người.
     tran danh chiem dao guam dam mau trong the chien 2 hinh anh 2
    Thương vong của quân đội Mỹ luôn lớn nhất khi bắt đầu chiến dịch đổ bộ chiếm đảo.
    3 năm sau đó, khi cục diện Thế chiến 2 đảo chiều, đến lượt người Mỹ đem quân chiếm lại đảo Guam. Năm 1944, đế quốc Nhật thất bại trên nhiều mặt trận, và quân Nhật hòn đảo này đơn độc phòng thủ.
    Nhưng lần này, lực lượng Nhật Bản phòng thủ trên đảo Guam đông đảo hơn nhiều. Nhật đặt tại Guam 19.000 binh sĩ thuộc sư đoàn bộ binh số 29 và trung đoàn gồm 40 xe tăng.
    Trong Chiến dịch Forager chiếm đảo Guam, Mỹ huy động 60.000 binh sĩ thuộc sư đoàn thủy quân lục chiến thứ 3, sư đoàn bộ binh số 77.
    Chiến dịch khởi động bằng một tháng trời máy bay Mỹ oanh tạc đảo Guam từ các tàu sân bay. Khi năng lực phòng thủ của Nhật suy yếu, Mỹ mới điều chiến hạm đến nã pháo và đưa các tàu cỡ nhỏ làm nhiệm vụ gỡ bỏ vật cản trên biển.
    Sáng ngày 21.7.1944, quân đội Mỹ bắt đầu đổ bộ lên đảo từ hướng tây nam. Pháo binh và súng máy Nhật đánh chìm 20 tàu đổ bộ Mỹ, khiến các lính Mỹ đặt chân lên đảo Guam hứng chịu thương vong nặng nề.
    Đến 9 giờ sáng, quân Mỹ cuối cùng cũng đưa được xe tăng lên bờ và thiết lập phòng tuyến sâu 2km vào đảo Guam.
    Đợt đổ bộ thứ hai lên đảo Guam diễn ra từ ngày 23-24.7. Sư đoàn bộ binh số 77 của Mỹ gặp tổn thất lớn vì việc thiếu hụt tàu đổ bộ khiến binh sĩ Mỹ gần như phải tự bơi vào bờ.
     tran danh chiem dao guam dam mau trong the chien 2 hinh anh 3
    Quân đội Mỹ chiến đấu chống đế quốc Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương.
    Một khi thiết lập được phòng tuyến liên kết với nhau ở hai bờ biển, quân đội Mỹ không ngừng bổ sung thêm xe tăng Sherman và binh sĩ đến càn quét đảo Guam.
    Lính Nhật chỉ mở cuộc phản công vào ban đêm còn ban ngày là thời điểm hai bên giao tranh ác liệt bằng xe tăng. Đến ngày 10.8, trận đánh trên đảo Guam gần như đã kết thúc.
    Phía Mỹ ghi nhận hơn 8.000 người chết và bị thương. Các máy bay ném bom B-29 của Mỹ sớm được đưa đến Guam để yểm trợ trên không cho các mặt trận khác trên Thái Bình Dương.
    Thương vong của quân Nhật gần như toàn bộ 19.000 lính cố thủ trên đảo. Ước tính chỉ có 300 người sống sót. Thiếu tướng chỉ huy Hideyoshi Obata mổ bụng tự sát sau khi gửi thông điệp nhận thất bại đến Nhật hoàng ở Tokyo.
    Đáng chú ý là một người lính Nhật Bản đã lẩn trốn trong hang động trên đảo suốt 28 năm. Tháng 1.1972, người dân trên đảo Guam mới phát hiện ra Shoichi Yokoi và bắt sống người lính Nhật cuối cùng.
    National Interest kết luận, trừ khi Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân tấn công Guam, một vài quả tên lửa đạn đạo sẽ không thể tạo nên con số thương vong khổng lồ trên hòn đảo này như trong Thế chiến 2.
     

    Trận đánh 1,9 triệu người chết khủng khiếp nhất lịch sử thế giới

    authorĐăng Nguyễn - NI Chủ Nhật, ngày 29/10/2017 10:25 AM (GMT+7)

    (Dân Việt) Trận đánh quyết định ở Stalingrad khiến 1,9 triệu người thiệt mạng trong Thế chiến 2 cho đến nay được ghi nhận là “địa ngục trần gian”, nơi người lính bằng mọi giá phải đấu tranh để sinh tồn.

    tran danh 1,9 trieu nguoi chet khung khiep nhat lich su the gioi hinh anh 1
    Ảnh minh họa.
    Theo National Interest, kể từ tháng 7.2012, thế giới phải chứng kiến đất nước Syria, với những thành phố Aleppo, Raqqa chìm trong đống đổ nát vì chiến tranh. Con số người chết trong cuộc nội chiến Syria tính đến năm 2016 ước tính lên tới 300.000 người.
    Trong chiến tranh Iraq kéo dài từ năm 2003-2011, một thống kê cho biết có 405.000 người Iraq thiệt mạng do giao tranh. Kể từ khi Mỹ can thiệp vào Afghanistan giai đoạn năm 2001-2015, ước tính 91.991 người mất mạng.
    Tỉnh tổng cả 3 quốc gia này trong giai đoạn 15 năm, con số người chết vì chiến tranh là 796.991.
    Nhưng những thống kê trên vẫn còn khá khiêm tốn so với trận Stalingrad, trận đánh đẫm máu và tồi tệ nhất lịch sử nhân loại với 1,9 triệu binh sĩ Đức, Liên Xô và dân thường thiệt mạng chỉ trong 6 tháng.
    Tháng 6.1941, trùm phát xít Adolf Hitler bất ngờ ra lệnh xâm lược Liên Xô. Trong vòng một năm sau, đội quân Đức chiếm một khu vực rộng lớn hàng ngàn km2. Tất cả những gì quân Đức cần khi đó chỉ là thành phố Stalingrad để làm bàn đạp.
    Dân số Stalingrad trước chiến tranh vào khoảng 400.000 người. Đây là thành phố chiến lược với cảng biển và nhiều khu công nghiệp quan trọng.
     tran danh 1,9 trieu nguoi chet khung khiep nhat lich su the gioi hinh anh 2
    Quân Đức chiến đấu trong trận Stalingrad.
    Lãnh tụ Liên Xô Stalin khi đó chủ trương bảo vệ Stalingrad bằng mọi giá còn Hitler cũng sẵn sàng đổ 1 triệu người vào trận đánh lịch sử này.
    Ban đầu, quân Đức đạt bước tiến nhanh chóng, chiếm nhiều khu vực bên trong Stalingrad. Đến tháng 11, quân Đức đẩy phòng tuyến Liên Xô về phía bờ sông Volga. Cả hai bên đều ghi nhận con số thương vong hàng trăm ngàn người.
    Nhưng đó chỉ mới là sự bắt đầu của trận đánh đẫm máu nhất lịch sử thế giới hiện đại. Đúng và sai, đạo lý và danh dự của những người lính đều được gác lại cho một lý do duy nhất, chiến đấu vì sự sống còn.
    Năm 2001, bộ phim Hollywood mang tên “Enemy at the Gates” phác họa cảnh đối đầu giữa hai lính bắn tỉa Liên Xô và Đức. Đây được coi là vũ khí đáng sợ nhất của cả 2 phe. Bởi nó có thể cướp đi sinh mạng người khác từ xa, khiến không một ai cảm thấy an toàn.
    Một lính bắn tỉa Liên Xô, tên Anatoly Chechov kể lại lần đầu tiên cướp đi mạng sống của người khác: “Tôi cảm thấy tồi tệ. Tôi  đã giết người. Nhưng sau khi nhận ra quân Đức đã tàn sát nhiều người khác, tôi chỉ còn biết xả đạn không ngừng vào họ”.
    Đây là những lời nói của Chechov ngay tại chiến trường đẫm máu này, phác họa phần nào cảnh tượng “địa ngục trần gian” ở Stalingrad.
    Trong bối cảnh Hồng quân Liên Xô đứng trước khả năng thua trận, không thể phòng ngự được cho đến đêm, tướng lĩnh Liên Xô Alexander Rodimtsev đưa ra quyết định can đảm.
     tran danh 1,9 trieu nguoi chet khung khiep nhat lich su the gioi hinh anh 3
    Giao tranh ở Stalingrad diễn ra trên từng ngôi nhà, con phố.
    Tướng Rodimtsev dẫn đội quân do mình chỉ huy vượt sông, bất chấp máy bay Đức quần thảo trên bầu trời. Một nhân chứng cho biết, chiếc thuyền chở tướng Rodimtsev và bị trúng bom Đức trước khi cập bờ, khiến hầu hết binh lính thiệt mạng.
    Bản thân Rodimtsev bằng một cách nào đó đã sống sót. Nhưng những người đồng đội thì lại không may mắn như vậy.
    Albert Burkovski, một trong những người lính Liên Xô làm nhiệm vụ cố thủ bên kia sông, mô tả lại cảnh tượng thảm khốc đối với quân đoàn số 13. “Họ cố gắng vượt sông, xác người chết rải rác khắp nơi. Những con thuyền chở binh sĩ, đạn dược, súng máy nổ tung ngay trước mắt tôi”.
    Quân Đức khi đó chiếm ưu thế ở bên kia sông nhờ các cao điểm, liên tục xả đạn súng máy không ngừng về phía Hồng quân Liên Xô. “Tưởng chừng như đợt phản công của Liên Xô là tự sát nhưng họ đã thành công”, Michael Jones, tác giả cuốn sách viết về trận đánh Stalingrad nói.
    Quân đoàn 13 do tướng Rodimtsev chỉ huy cận chiến với quân Đức, đánh chiếm các tòa nhà quan trọng và làm chủ khu vực bờ bên kia sông.
    Cảnh tượng ở bên kia chiến tuyến còn khốc liệt hơn. Theo trang WW2History., một người sống sót tên Helmut Walz mô tả lại cảnh chiến đấu trên từng con phố, căn nhà ở Stalingrad.
    Bất ngờ, Walz đụng độ với binh sĩ Liên Xô, hứng trọn đòn đánh trời giáng vào mặt, khiến máu trào ra từ miệng. Walz chợt nghĩ đó là dấu chấm hết nhưng một đồng đội lao đến trợ giúp, không ngừng lấy báng súng đánh vào đầu người lính Liên Xô.
     tran danh 1,9 trieu nguoi chet khung khiep nhat lich su the gioi hinh anh 4
    Xác quân Đức nằm la liệt ở Stalingrad.
    Cảnh tượng kinh hoàng đó chưa chấm dứt, khi Walz đang được đồng đội băng bó, một người lính Liên Xô khác tiến đến bắn thẳng vào đầu đồng đội của Walz từ phía sau. Walz kể rằng đó là lần đầu tiên nhìn thấy đầu người vỡ làm đôi còn não bộ rơi ra ngoài.
    Những cảnh tượng mà người lính Liên Xô thuộc quân đoàn 13 phải trải qua và Helmut Walz ở bên kia chiến tuyến đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt 6 tháng giao tranh đẫm máu.
    Chiến sự cuối cùng cũng kết thúc vào tháng 2.1943, khi tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã, do tướng Friedrich Paulus chỉ huy ra hàng. Quân Đức từ hàng triệu người, nay chỉ còn 90.000 lính.
    Thất bại trên sông Volga đánh dấu bước ngoặt trên chiến trường, khiến quân Đức không ngừng thua trận và thất bại ngay tại thủ đô Berlin hai năm sau đó, cùng với cái chết của trùm phát xít Hitler.
    Trong số 90.000 tù binh Đức, chỉ có khoảng 6.000 người là còn có thể quay trở về quê nhà, trong giai đoạn những năm 1950.
    Có thể nói, 1,9 triệu người chết, với những trải nghiệm kinh hoàng, cận chiến trong những tháng ngày mùa đông rét thấu xương ở Liên Xô đưa Stalingrad trở thành nơi diễn ra trận đánh tồi tệ nhất lịch sử thế giới.

    Bao nhiêu người Việt chết trong và sau cuộc chiến Việt Nam?
    image006
    Theo thống kê quốc tế, vào năm 1961, cả hai miền Nam Bắc Việt Nam có 31 triệu người, trong đó miền Bắc là 17 triệu, miền Nam 14 triệu người. Năm 1975 cả nước có 47,6 triệu người, trong đó miền Nam khoảng 20-21 triệu. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nói "Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh..."; "Trong những năm 1954 - 1959, ở miền Nam có 466.000 đảng viên và những người yêu nước bị bắt giam, 400.000 người bị đưa đi đày và 68.000 người bị giết."; Trang Bách khoa Toàn thư Anh Quốc Britannica viết rằng trong cuộc chiến Mỹ - Việt, "có 2 triệu thường dân và chừng 1,1 triệu quân nhân Bắc Việt và lực lượng cộng sản miền Nam bị chết"." Nguồn của Mỹ ước tính VNCH bị giết chừng 200 nghìn đến 250 nghìn quân, và quân Mỹ là 57 nghìn 939 người."

    Sau ngày 30/04/1975, thông cáo của Ủy ban Quân quản "thành phố Hồ Chí Minh" kêu gọi tất cả "ngụy quân - ngụy quyền" trình diện tại các trung tâm để đi “học tập cải tạo 10 ngày”. Ngày giờ trình diện bắt đầu vào khoảng hai tuần lễ cuối tháng 5, 1975. Gần như hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính, các viên chức cao cấp, trung cấp, tướng lãnh, đảng phái, tôn giáo, xã hội dân sự... làm việc dưới thời VNCH đều "chấp hành nghiêm chỉnh" đi trình diện "học tập cải tạo". Các Hạ sĩ quan, binh lính, viên chức xã ấp cấp thấp học tập tại địa phương 30 ngày.

    Chưa có tổ chức nào ngoài Bộ nội vụ CS biết chính xác con số bao nhiêu người đi trình diện "học tập cải tạo", bao nhiêu "trại tù cải tạo", bao nhiêu người đã chết trong tại tù cải tạo. Tuy nhiên ước tính rằng đã có hàng trăm căn cứ quân sự VNCH ở miền Nam đã lập tức biến thành "trại tù cải tạo". Trung bình một trại cải tạo chứa đến hàng ngàn người, chẳng hạn như trại Trảng Lớn - Tây Ninh (căn cứ quân sự thuộc Quân Đoàn III), trại Kà Tum, trại Suối Máu, trại An Dưỡng Biên Hòa, trại Trảng Bom ... chứa đến hàng ngàn, vạn người. Trong ba năm đầu tiên, bộ đội CSVN quản giáo các "trại cải tạo", khi trận biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Cộng nổ ra, các lực lượng chính quy cộng sản được phân tán đi hành quân, các trại tù cải tạo giao cho công an quản giáo, quy chế công an gắt gao hơn lúc bộ đội quản giáo./
    (theo BBC 03/2/2015 & Văn Hóa)
    image008
    Trình diện ghi danh trước khi đi tập trung "học tập cải tạo". Ảnh tư liệu.
    image009
    Sĩ quan, viên chức dân sự VNCH ngồi trong các trung tâm tập trung trước khi bị di chuyển nhanh chóng vào các trại "học tập cải tạo". Ảnh tư liệu.
    image011
    Quản giáo bộ đội CS đang lên lớp trong trại cải tạo. Ảnh tư liệu.
     image013
    +++++++++++++++++++++++
    XEM THÊM:
    TBT Trọng: '160 nghìn Đảng viên hy sinh'
    BBC 03/2/2015
    image015
    Hoa Kỳ oanh kích Bắc Việt Nam dịp Giáng Sinh năm 1972
    Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nói "Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh..."


    Trong bài diễn văn kỷ niệm 85 năm thành lập đảng hiện đang cầm quyền tại Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng không nêu có bao nhiêu người dân và quân nhân, cán bộ không phải đảng viên bị thiệt mạng trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, và không nói gì về Chiến tranh Biên giới 1979 với Trung Quốc cùng cuộc chiến Campuchia.

    Theo bài đăng trên trang của Đài Tiếng nói Việt Nam ( VOV), ông nhấn mạnh đến hai cuộc chiến 'chống thực dân, đế quốc':
    "Chỉ riêng cuộc 'khủng bố trắng' của thực dân Pháp trong những năm 1931 - 1932, đã có hàng vạn cán bộ, đảng viên và những người yêu nước bị giam cầm, tù đày, giết hại..."

    "Trong các nhà tù khét tiếng của địch như Côn Đảo, Sơn La, Hoả Lò, Lao Bảo, Phú Quốc,... giam cầm, tra tấn hết sức dã man những người cộng sản; riêng ở nhà tù Côn Đảo có 793 đồng chí hy sinh; ở Kon Tum có 339 đồng chí bị thủ tiêu."
    "Trong những năm 1954 - 1959, ở miền Nam có 466.000 đảng viên và những người yêu nước bị bắt giam, 400.000 người bị đưa đi đày và 68.000 người bị giết."
    image017
    Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinhTBT Nguyễn Phú Trọng
    "Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh...", giáo sư Trọng cho biết.
    Cuộc chiến Mỹ - ViệtTheo thống kê quốc tế, vào năm 1961, cả hai miền Nam Bắc Việt Nam có 31 triệu người, trong đó miền Bắc là 17 triệu, miền Nam 14 triệu người.


    Năm 1975 cả nước có 47,6 triệu người, trong đó miền Nam khoảng 20-21 triệu.
    Trang Bách khoa Toàn thư Anh Quốc Britannica viết rằng trong cuộc chiến Mỹ - Việt, "có 2 triệu thường dân và chừng 1,1 triệu quân nhân Bắc Việt và lực lượng cộng sản miền Nam bị chết".

    Trang này cho hay họ lấy lại số liệu từ chính phủ Việt Nam mà phải đến năm 1995 mới công bố ra về số thường dân và quân nhân của họ bị thiệt mạng.

    Các sử liệu quốc tế cho rằng các trận giao tranh và những đợt bom đạn khủng khiếp nhất chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, Lào và Campuchia.
    image019
    Quân lực VNCH có chừng 250 nghìn quân bị giết
    Miền Bắc Việt Nam bị Hoa Kỳ oanh kích nhiều lần, gồm cả trận ném bom bằng B-52 vào Giáng Sinh năm 1972.
    Trong một đợt ném bom này, có hơn 1000 thường dân miền Bắc bị thiệt mạng, theo Rebecca Kesby trong một bài trên trang BBC World Service.

    Còn về thương vong của phía miền Nam và các nước khác, Britannica viết:
    "Nguồn của Mỹ ước tính VNCH bị giết chừng 200 nghìn đến 250 nghìn quân, và quân Mỹ là 57 nghìn 939 người."
    "Trong số các nước tham chiến giúp Nam Việt Nam, Đại Hàn có hơn 4000 quân chết, Thái Lan 350, Úc hơn 500 và New Zealand chừng hơn ba chục quân.".

    5 trận chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại

    Các trận chiến Gettysburg, Cannae hay trận Stalingrad là những trận chiến thảm khốc xét về tổn thất quân số và sức phá hủy.
    Trận Gettysburg, Nội chiến Mỹ (năm 1863)
    5 tran chien dam mau nhat lich su nhan loai hinh anh 1
    Tham chiến: Liên bang miền Bắc - Liên minh miền Nam
    Tổn thất: Liên bang miền Bắc: 23.000 - Liên minh miền Nam: 23.000
    Kết quả: Liên bang miền Bắc thắng.
    Theo Military History, đây là trận chiến đánh dấu bước ngoặt của Liên bang miền Bắc, đồng thời cũng ghi nhận số lượng tổn thất lớn nhất trong cuộc Nội chiến Mỹ. Sau hàng loạt lợi thế ban đầu, đại tướng Lee dẫn quân miền Nam tiến đánh vùng kiểm soát của Liên bang miền Bắc.
    Giao tranh diễn ra kịch liệt trong suốt ba ngày trước khi quân đội miền Bắc giành được thắng lợi, đẩy lùi đối phương. Trận đánh được ghi nhận là trận chiến quan trọng nhất của cuộc Nội chiến Mỹ, ghi dấu địa danh Gettysburg và trở thành biểu tượng cho nghị lực và chiến thắng của Liên bang miền Bắc.
    Trận Cannae, La Mã (năm 216 TCN)
    5 tran chien dam mau nhat lich su nhan loai hinh anh 2
    Tham chiến: Đế quốc Carthage – quân La Mã
    Tổn thất: Carthage: 10.000 – La Mã: 50.000
    Kết quả : Đế quốc Carthage thắng.
    Sau khi dẫn quân Carthage vượt núi Alps, đánh thắng quân đội La Mã tại hai chiến trường Trebia và hồ Trasime, nay thuộc Italy, đại tướng Hannibal chuẩn bị cho cuộc chiến quyết định. Để đối phó, quân La Mã tập trung bộ binh hạng nặng tại vị trí trung tâm với hy vọng phá vỡ vùng giữa của phe Carthage.
    Đoán trước chiến lược tấn công trực diện của địch, tướng Hannibal xếp đội quân tinh nhuệ nhất ở hai bên hông. Khi đội quân trung tâm của Carthage rút lui, quân hai phía lập tức tiến lên. Bị vây hãm từ hai bên, quân La Mã buộc phải tiến lên phía trước, hoàn toàn không biết họ đã mắc bẫy.
    Cuối cùng, kỵ binh Carthage càn quét và nối vòng vây, hoàn toan bao vây quân La Mã. Trong trận chiến áp sát không có lối thoát, binh lính La Mã buộc phải chiến đấu tới khi chết. Trận chiến kết thúc với cái chết của 50.000 quân và 2 chỉ huy phe La Mã.
    Ngày đầu trận Somme, Thế chiến I (1/7/1916)
    5 tran chien dam mau nhat lich su nhan loai hinh anh 3
    Tham chiến: Anh – Đức
    Tổn thất: Anh: 60.000 – Đức: 8.000
    Kết quả: Bất phân thắng bại
    Đây là ngày đẫm máu nhất trong lịch sử của quân đội Anh, đồng thời mở màn cho Thế chiến I sau đó kéo dài nhiều tháng, làm 1 triệu người chết. Kế hoạch của Anh là sử dụng pháo để phá hủy tuyến phòng thủ của quân Đức, tạo điều kiện cho quân Anh và Pháp tiến đánh và đóng chiếm chiến hào của địch.
    Tuy nhiên, việc nã pháo không đạt kết quả như mong đợi. Khi quân Anh tiến lên, quân Đức bắt đầu nã súng máy. Bộ binh của quân đội Anh không được bảo vệ và bị kẹp giữa hai làn đạn của địch và hỗ trợ từ phía sau. Tới nửa đêm, tuy chịu nhiều tổn thất, quân Anh vẫn giành được một số mục tiêu nhất định. Các cuộc tấn công sau đó tiếp diễn tới tận tháng 10.
    Trận Leipzig, châu Âu (năm 1813)
    5 tran chien dam mau nhat lich su nhan loai hinh anh 4
    Tham chiến: Pháp – Liên minh Áo, Phổ, Nga
    Tổn thất: Pháp: 30.000 – Liên minh: 54.000
    Kết quả: Liên minh chiến thắng
    Trận Leipzig là thất bại quyết định của Hoàng đế Napoleon và là trận đánh lớn nhất ở châu Âu trước Chiến tranh Thế giới I. Dù hứng chịu tấn công từ nhiều phía, quân đội Pháp đã chiến đấu quyết liệt, giữ chân đối phương tại bờ vịnh trong hơn 9 giờ trước khi thất bại vì chêch lệch lực lượng.
    Trong tình thế cấp bách, Hoàng đế Napoleon ra lệnh rút quân qua chiếc cầu duy nhất. Nhưng chiếc cầu nổ tung, giữ chân 20.000 lính Pháp, rất nhiều trong số đó đã chết đuối khi cố gắng vượt sông. Thất bại của Napoleon mở đường cho Liên quân tiến vào nước Pháp.
    Trận Stalingrad, Liên Xô (1942-1943)
    5 tran chien dam mau nhat lich su nhan loai hinh anh 5
    Tham chiến: Đức Quốc xã – Liên Xô
    Tổn thất: Đức: 841.000 – Liên Xô: 1.130.000
    Kết quả: Liên Xô chiến thắng
    Quân Đức Quốc xã bắt đầu cuộc tấn công bằng hàng loạt vụ ném bom từ lực lượng không quân Luftwaffe, phá hủy thành phố Stalingrad. Nhưng các vụ tấn công đã tạo ra địa hình bất lợi cho chính phe Đức. Khi tiến quân, họ buộc phải chiến đấu với quân đội Liên Xô trong những ngôi nhà đổ vỡ. Dù sau đó kiểm soát hơn 90% thành phố, đội quân Wehrmacht của Đức cũng không thể tiêu diệt những binh lính Liên Xô còn lại. T
    hời tiết bắt đầu trở lạnh, tháng 11/1942, Hồng quân quyết định tấn công cùng lúc hai mũi vào Quân đoàn 6 của Đức tại Stalingrad. Hồng quân phá hủy hệ thống phòng ngự và bao vây quân đoàn 6 của Đức. Tuy đội quân phải hứng chịu đói, lạnh và các cuộc tấn công của Liên Xô, Hitler từ chối để quân đoàn này rút lui. Tháng 2/1943, sau thất bại phá vây của quân Đức và nguồn tiếp ứng bị cắt đứt, Quân đoàn 6 bại trận.
    Trung Hiếu
    Ảnh: Military History

    10 trận đánh giáp lá cà đẫm máu trong lịch sử

    Dù chỉ diễn ra trong vài ngày với vũ khí thô sơ nhưng nhiều trận chiến thời xưa cũng cướp mạng sống của hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người.
    Trận chiến Kulikovo
    Trong năm 1380, những người Công quốc Nga thống nhất khởi nghĩa giành độc lập từ lãnh chúa Golden Horde. Lực lượng khởi nghĩa gồm khoảng 60.000 người và họ hội binh tại Kulikovo. Lãnh chúa Horde cử 100.000 - 150.000 quân đi dẹp loạn.
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su hinh anh 1
    Một bức tranh về trận chiến Kulikovo. Ảnh: military-history.org
    Khi chiến đấu, Dmitri, một hoàng tử Nga đã đổi áo giáp cho binh sĩ, nhằm đánh lạc hướng tấn công của quân đội. Sau khi hạ người mặc áo giáp của chỉ huy đối phương, quân lãnh chúa nghĩ họ dễ giành chiến thắng. Tuy nhiên, Dmitri vẫn lãnh đạo binh sĩ chiến đấu. Sau 3 giờ giao tranh, phe nổi dậy tiêu diệt gần hết đạo quân của lãnh chúa Horde và chịu thiệt hại 20.000 người. Trận chiến Kulikovo làm 120.000 – 170.000 người thiệt mạng.
    Trận chiến Kalinga
    Chiến tranh Kalinga nổ ra trong hai năm 262 - 261 trước Công nguyên giữa đế chế Mauryan và Kalinga, một nước cộng hòa của Ấn Độ. Giao tranh giữa các bên lên tới đỉnh điểm trong trận chiến gần sông Daya. Đế chế Maurayan tập hợp 400.000 quân trong khi đối thủ của họ chỉ có khoảng 63.000 ngàn binh sĩ.
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su hinh anh 2
    Trận chiến Kalinga làm khoảng 200.000 – 300.000 người thiệt mạng. Ảnh: military-history.org
    Dù số lượng ít hơn rất nhiều nhưng binh sĩ cộng hòa Kalinga chiến đấu rất kiên cường để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Tuy nhiên, họ không thể kháng cự đối phương đông hơn gấp bội. Cuộc chiến làm khoảng 200.000 – 300.000 người thiệt mạng. Theo một số tài liệu, dòng sông Daya đỏ vì máu của binh sĩ hai bên. Hoàng đế Mauryan khiếp đảm trước con số thương vong nên không dẫn quân chinh phạt thêm lần nữa.
    Trận Panipar thứ 3
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su hinh anh 3
    Trận chiến Panipar.
    Ngày 14/1/1761, một trận chiến lớn nổ ra ở Panipar - cách New Delhi, Ấn Độ khoảng 100 km về phía bắc. Đế quốc Durrani và Marathas tung 440.000 quân vào trận chiến. Các cuộc giao tranh đẫm máu khiến khoảng 200.000 binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng. Trận chiến Panipar thứ 3 gây nhiều tổn thất về người nhất trong cả cuộc chiến.
    Cuộc chinh phục Tenochtitlan
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su hinh anh 4
    Mô phỏng cuộc bao vây Tenochtitlan.
    Thành phố Tenochtitlan của đế chế Aztec lớn gấp đôi kích thước của đô thị lớn nhất châu Âu trong những năm đầu thế kỷ 16. Năm 1521, Tây Ban Nha cử 13 tàu chiến, 1.000 binh sĩ và khoảng 100.000 quân đồng minh bản địa tới bao vây thành phố, nhằm lật đổ đế chế Aztec. Số người thiệt mạng trong giao chiến không nhiều nhưng hậu quả của các cuộc bao vây làm 200.000 binh sĩ và thường dân thiệt mạng. Phía Tây Ban Nha mất 20.800 người.
    Trận chiến Salsu
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su hinh anh 5
    Trận chiến Salsu.
    Trận Salsu xảy ra giữa vương triều Goguryeo của Triều Tiên và nhà Tùy của Trung Quốc năm 612 sau Công nguyên. Vua Tùy phái khoảng 1.000.000 quân chiếm lãnh thổ của vương triều Goguryeo. Vua Triều Tiên cử 305.000 binh sĩ trấn thành, trong khi số quân còn lại mai phục quân Tùy. Họ xây một đập nước lớn và phá nó khi quân Tùy vượt sông. Dòng nước dữ khiến 300.000 quân Trung Quốc tan tác. Cuộc chiến giết 298.000 người ở cả hai phía.
    Còn tiếp!
    Hồng Duy
    Ảnh: military-history.org

    10 trận đánh giáp lá cà đẫm máu trong lịch sử (kỳ 2)

    Trận Trường Bình ở Trung Quốc, cuộc vây hãm vùng đất Jerusalem hay cuộc chiến Baghdad là những trận chiến khiến nhiều người chết nhất trong lịch sử chiến tranh thô sơ.
    Trận Didgori
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su (ky 2) hinh anh 1
    Đài tưởng niệm trận chiến Didgori.
    Ngày 12/8/1121 sau Công nguyên, cuộc chiến nổ ra khi đế chế Seljuq xâm lăng vương quốc Georgia. Những kẻ xâm lược mang 400.000 – 600.000 quân trong khi quân đội vương quốc Georgia chỉ khoảng 55.000 người. Nhằm đánh lừa đối phương, một đội kỵ binh 200 người vờ đầu hàng quân địch và xin gặp lãnh đạo quân Seljuq. Ngay sau khi tiếp cận, nhóm người này lập tức trở mặt, lao vào giết hại thủ lĩnh đối phương. Mất tướng khiến quân Seljuq gánh tổn thất lên tới 300.000 người.
    Trận chiến núi Badger
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su (ky 2) hinh anh 2
    Mô phỏng trận chiến núi Badger.
    Trong năm 1210, Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ tấn công vương triều nhà Kim của Trung Quốc sau khi vua Weishaowang ra lệnh xử tử sứ thần Mông Cổ. Để chống lại đội quân của Thành Cát Tư Hãn, vua nhà Kim đưa 500.000 quân tới núi Badger cố thủ. Quân Mông Cổ bao vây khu vực và tấn công. Giao tranh đẫm máu khiến phần lớn quân nhà Kim thiệt mạng. Trận chiến núi Badger làm đội quân hùng mạnh của nhà Kim giảm một nửa.
    Trận Trường Bình
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su (ky 2) hinh anh 3
    Trận chiến Trường Bình giữa quân Tần và quân nhà Triệu ở Trung Quốc.
    Đây là trận chiến giữa quân nhà Tần và quân nhà Triệu của Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng sai quân tới xâm chiếm nước Triệu trong năm 260 trước Công nguyên. Trong lần tấn công đầu tiên, quân Tần tiêu diệt 400.000 lính Triệu. Sau đó, quân Triệu phục kích quân Tần, giết khoảng 250.000 binh sĩ. Tuy nhiên, quân Tần vẫn đủ mạnh để bao vây đối thủ trong 46 ngày, khiến họ phải đầu hàng. Quân Tần giành chiến thắng nhưng thương vong của cuộc chiến lên tới 650.000 người.
    Cuộc vây hãm Jerusalem
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su (ky 2) hinh anh 4
    Cuộc vây hãm Jerusalem giữa Đế chế La Mã và người Do Thái.
    Cuộc chiến tranh giữa Đế chế La Mã và người Do Thái diễn ra lần đầu tiên trong năm 70 sau Công nguyên ở Jerusalem. Với 70.000 quân, đế chế La Mã dễ dàng thắng áp đảo quân đội đối phương. Sau khi chiếm đóng vùng đất này, những kẻ xâm lược giết tất cả những người mà chúng nghi là phần tử chống đối. Số binh sĩ tử trận khoảng 40.000 người nhưng cuộc chiến ở Jerusalem cướp 1.100.000 sinh mạng, chủ yếu là thường dân.
    Cuộc bao vây Baghdad
    Năm 1258 sau Công nguyên, quân đội Thành Cát Tư Hãn tới bao vây Baghdad. Chỉ huy quân đội Mông Cổ Genghis Khan yêu cầu binh sĩ Baghdad đầu hàng. Do quân số chỉ có 50.000 người, bằng 1/3 quân Mông Cổ nên thành Baghdad buông vũ khí. Quyết định sai lầm này mở đầu cuộc thảm sát đẫm máu trong thành phố.
    10 tran danh giap la ca dam mau trong lich su (ky 2) hinh anh 5
    Cuộc thảm sát Baghdad làm hơn một triệu người thiệt mạng.
    Sau khi chiếm thành, quân Mông Cổ hành quyết 50.000 binh sĩ đầu hàng và giết hại khoảng 1.000.000 thường dân trong thành phố. Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho rằng, số người thiệt mạng lên tới 2.000.000 thường dân. Các nhà sử học không thể xác định chính xác số người thiệt mạng trong cuộc vây hãm Baghdad nhưng số người thiệt mạng tối thiểu cũng vượt qua những trận chiến đẫm máu nhất lịch sử chiến tranh thô sơ.
    Hồng Duy
    Ảnh: Military-history.org

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét