XÃ HỘI SUY ĐỒI 31
-Lầm lạc lớn sẽ dẫn tới sai lầm nhỏ
-Sự tôn sùng quyền lực, cổ súy uy quyền sẽ dẫn tới chà đạp nhân phẩm cá nhân và sự ươn hèn.
-Từ sai lầm trong định hướng đến suy đồi xã hội là con đường của sự tất yếu!
------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dân trí Theo các luật sư, nếu quả thật ông Thuận có lời
nói gây áp lực bắt cô giáo N. phải quỳ xuống tại nơi cô làm việc, trước
đông đảo đồng nghiệp, người quen thì đã có dấu hiệu phạm tội làm nhục
người khác.
Hành vi hạ nhục người khác
Luật sư Nguyễn Thuận - Đoàn Luật sư TPHCM, khẳng định hành vi của ông
Võ Hòa Thuận rõ ràng là mang tính chất trả thù, hạ nhục người khác. Ông
cho rằng:
Trước hết, tôi muốn nói rõ việc giáo viên đánh, hay có những hình thức phạt học sinh mắc lỗi như bắt quỳ là hoàn toàn sai, phản giáo dục và có tính chất hạ nhục học sinh. Giáo viên vi phạm phải được xử lý.
Tuy nhiên, bất luận thế nào, cũng không thể chấp nhận được việc phụ huynh vào tận trường, bắt giáo viên phải quỳ xin lỗi mình giữa thanh thiên bạch nhật chỉ vì trước đó đã phạt con mình bằng hình thức quỳ. Hành động của phụ huynh như vậy mang tính chất "trả thù", hạ nhục người khác.
Kể cả trường hợp cô giáo có lỗi với học sinh, thì người cô giáo phải xin lỗi là học sinh chứ không phải là quỳ xin lỗi phụ huynh. Hành động bắt cô giáo quỳ có tính chất làm nhục người khác và rất nghiêm trọng.
Sự việc này không đơn thuần là việc riêng của một cô giáo, mà xét
trên bình diện xã hội và dư luận, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình
ảnh, biểu tượng của người thầy - có trách nhiệm và quyền uy trong việc
dạy dỗ, giáo dục học sinh.
Nếu vị phụ huynh cảm thấy không thể chấp nhận lời xin lỗi của cô giáo, vẫn có thể yêu cầu bồi thường, kiện ra Tòa án. Hay thậm chí có quyền tố cáo đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cô giáo.
Do thông tin trên báo chí còn hạn chế nên chưa thể nói rõ vị phụ huynh này có thể chịu trách nhiệm hình sự hay chỉ bị xử lý hành chính.
Trong trường hợp nào sẽ khởi tố hình sự?
Luật sư Nguyễn Đức Chánh – Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng cần chờ xác minh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì hiện có thông tin khác nhau việc có hay không chuyện ông Thuận ép buộc cô N. phải quỳ 40 phút. Ông nói:
Vụ việc này chỉ xem xét yếu tố làm nhục người khác khi thỏa mãn 3 yếu tố:
Thứ 1, xác định được ông Thuận có lời nói hoặc hành động gây áp lực, ép buộc cô N. phải quỳ xin lỗi ông tại trường cô N. làm việc và cô giáo không còn lựa chọn nào khác nên phải thực hiện.
Thứ 2, hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm là “nghiêm trọng”. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là “nghiêm trọng”. Mức độ có thể xác định rõ là lời nói, hành vi cụ thể của ông Thuận như thế nào, cô N. bị bắt quỳ bao lâu, đối tượng chứng kiến cô N. phải quỳ là những ai… Hành vi xúc phạm đến phẩm giá, nhân cách của 1 nhà giáo, đặc biệt là tại nơi công cộng, trước mặt các đồng nghiệp, học sinh (người mà cô có trách nhiệm dạy bảo, giáo dục). Nó cũng ảnh hưởng lớn đến uy tín, công việc giảng dạy của cô N. sau này ở trường, tại nơi cô sinh sống… thì theo tôi là nghiêm trọng.
Thứ 3, theo Điều 155 BLTTHS 2015 quy định đối với tội xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác (rơi vào khoản 1 Điều 155 BLHS 2015) thì chỉ được khởi tố vụ án hình sư khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị hại. Tức là, việc có khởi tố hình sự hay không phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của cô N.
Sau sự việc xảy ra thì dư luận bức xúc, nhiều người yêu
cầu phải xử lý nghiêm hành vi của ông Thuận, thậm chí đòi truy
cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng đứng góc độ người trong cuộc
thì cô N. không muốn đẩy sự việc đi quá xa. Vì rõ ràng, điều
này có thể làm mức độ tổn thương đối với cô càng nặng nề
hơn. Theo tôi, vụ việc nên dừng lại và ông Thuận nên có lời
nói, hành động để xin lỗi đối với cô N., nếu ông đã có hành
vi bắt ép cô giáo quỳ. Còn với cô N. thì cần rút kinh nghiệm
đối với việc làm sai trước đó.
Dưới góc độ là phụ huynh, tôi nghĩ khi tiếp nhận thông tin từ con mình về hành động, việc làm sai trái của giáo viên như bắt quỳ hay có lời lẽ xúc phạm, miệt thị…thì phụ huynh cũng bình tĩnh giải quyết. Trước tiên, đến gặp giáo viên phụ trách và lãnh đạo nhà trường cùng làm rõ sự việc. Nếu đúng là giáo viên đã có hành vi sai trái thì cần có biện pháp thích hợp như yêu cầu nhà trường xử lý… chứ không nên có lời nói, hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm thầy, cô giáo. Việc giáo dục không chỉ là từ nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình. Vì vậy, cần sự chung tay của các bên để việc giáo dục tốt đẹp hơn.
Nhiều người lo ngại về tiêu cực trong quá trình xét duyệt, cũng như chất lượng đội ngũ GS, PGS mới khi số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn năm nay tăng đột biến, tương đương số lượng của hai năm 2015, 2016 cộng lại.
Con số này gấp 1,74 lần so với năm 2016 (703 người), gấp 2,35 lần so với năm 2015 (522 người), thậm chí nhiều hơn tổng số ứng viên năm 2015, 2016 cộng lại.
Số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn năm 2017 cao kỷ lục trong vòng 41
năm nước ta thực hiện xét công nhận chức danh GS, PGS khiến nhiều người
lo ngại đây là “chuyến tàu vét” trước khi quy định 174 hết hiệu lực.
Lý giải con số này, GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước - khẳng định việc tăng GS, PGS có lý do khách quan, chất lượng không thay đổi. Thậm chí, chất lượng có phần tăng lên.
Theo ông, năm nay, thời hạn nộp hồ sơ kéo dài hơn 6 tháng so với năm trước. Cụ thể, hạn nộp hồ sơ ứng cử chức danh GS, PGS năm 2017 là ngày 5/11, (trong khi năm 2016 là ngày 25/5).
Ngoài ra, nhiều ứng viên có thể mong muốn được xét theo quy định hiện hành trước khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn chức danh. Vì vậy, số ứng viên ứng cử chức danh GS, PGS tăng tới 1.537 hồ sơ. Trong đó, 151 ứng viên GS và hơn 1.300 ứng cử PGS.
Thậm chí, nhiều chuyên gia uy tín cho rằng có tiêu cực trong việc xét duyệt GS, PGS.
Trong đó, nhiều người lo ngại về tiêu cực “chạy” phiếu trong các hội đồng. Trả lời báo Sài Gòn Giải Phóng, ông
Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi
trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khẳng định có đủ
bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực rất lớn trong xét duyệt ở hội đồng liên ngành.
Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người giỏi chuyên môn, điểm nghiên cứu khoa học rất cao, các tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức không có vi phạm gì nhưng vẫn bị trượt nhiều lần.
Theo ông, tiêu cực này liên quan quan hệ xã hội chứ không theo nghĩa tiền tệ. Nó chủ yếu xuất phát từ cơ chế bỏ phiếu không ký tên và nhiệm kỳ 5 năm.
Đồng quan điểm, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ĐH FPT, cho rằng dư luận lo ngại về tiêu cực khi bỏ phiếu ứng viên ở các hội đồng là điều dễ hiểu. Ứng viên phải qua 3 vòng bỏ phiếu kín ở hội đồng các cấp.
Tiêu chí xét duyệt ngày càng rõ ràng hơn, nhưng khâu bỏ phiếu lại tiềm ẩn nguy cơ, vì có hội đồng theo quy định phải đạt 3/4 số phiếu, nhiều ứng viên bỏ phiếu 5-7 lần vẫn trượt mà không hiểu nguyên nhân vì đâu.
Theo thống kê, 56 tân GS có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus với tổng số bài đăng là 924 bài. Như vậy, 29 người được công nhận dù không có bài đăng trên ISI/Scopus, chiếm 34% tổng số tân GS năm nay.
Con số này ở PGS còn cao hơn, 53%, tức 609 người không có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus.
GS, PGS không có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus chủ yếu rơi vào các ngành thuộc khoa học xã hội. Cụ thể, 11 ngành trong tổng số 28 ngành có giáo sư được phong lần này không có bài báo ISI/Scopus nào.
13 PGS ngành Luật, 22 PGS ngành Ngôn ngữ học được công nhận không có bài trên tạp chí ISI/Scopus.
Ngành Khoa học An ninh, Khoa học Quân sự chỉ có một trong tổng 93 người được xét duyệt năm nay có bài đăng trên tạp chí danh tiếng quốc tế với chỉ một bài.
Ba trong số 32 PGS năm nay của ngành giáo dục học có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus, số lượng là 4 bài. Con số này ở ngành Tâm lý học là hai trên tổng 17 người với 6 bài đăng. Ngành Triết học - Xã hội - Chính trị học có 26 PGS được xét duyệt nhưng chỉ có 2 người có bài báo trên ISI/Scopus.
Những người này được xét công nhận vì quy định hiện nay không bắt buộc ứng viên ngành khoa học xã hội phải có bài đăng trên tạp chí thuộc ISI/Scopus. Điều này cùng dẫn đến lo ngại khi tiêu chuẩn xét công nhận GS, PGS hiện nay còn thấp hơn tiêu chuẩn tiến sĩ.
Cụ thể, việc công nhận chức danh PGS gồm 4 tiêu chuẩn, không yêu cầu ứng viên phải có bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI/Scopus.
5 tiêu chuẩn công nhận chức danh giáo sư cũng không bao gồm yếu tố bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI/Scopus mà chỉ cần “có đủ công trình khoa học quy đổi theo quy định, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học được quy đổi được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ”.
Danh mục tạp chí được tính điểm bao gồm cả các tạp chí ISI/Scopus và tạp chí trong nước, tạp chí nội bộ trường với mức điểm quy đổi chênh lệch rất ít, từ 1,5 đến 1 điểm.
Trong khi đó, theo quy chế do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2017, để được đăng ký đánh giá luận án, nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu hai bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án.
Trong đó, một bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus hoặc hai báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.
Ngoài ra, cũng trên báo Sài Gòn Giải Phóng, PGS.TS Phạm Bích San - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội và các vấn đề phát triển - cũng đề cập trường hợp một thứ trưởng được công nhận GS kinh tế. Bà đặt câu hỏi tại sao người làm công tác quản lý, không liên quan việc giảng dạy lại được công nhận GS.
Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - PGS, GS chỉ là hư danh, nhiều người không nghiên cứu hay giảng dạy cũng xin được thỉnh giảng cho đủ tiết dạy còn làm hồ sơ.
Theo ông, GS, PGS phải là chức vụ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, do trường xét duyệt và công nhận dựa trên đánh giá, nhu cầu của trường.
Nhìn chung, việc công nhận chức danh GS, PGS ở nước ta có nhiều khác biệt với các nước khác. Cụ thể, ở Mỹ, PGS, GS là chức vụ dành cho người tham gia công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
Các trường tự phong GS, PGS và chức vụ này gắn liền quá trình công tác tại trường. Khi nghỉ hưu, chỉ những người có cống hiến đặc biệt mới được phong GS, PGS danh dự.
Danh hiệu này cũng được trao cho những người đã nghỉ hưu nhưng tiếp tục giảng dạy hoặc chuyển sang công tác tại trường khác. Các trường hợp không tham gia giảng dạy, nghiên cứu mà chuyển sang lĩnh vực khác, bao gồm quản lý, sẽ không còn mang danh PGS, GS.
Tại các trường Đông Âu, GS là chức vụ khoa bảng do trường đại học bổ nhiệm hoặc đề bạt. Australia cũng không có chuyện công nhận chức danh GS, PGS như nước ta.
Tiêu chí bổ nhiệm không yêu cầu bằng cấp tiến sĩ nhưng họ phải thực sự giỏi và cống hiến cho lĩnh vực của mình đồng thời có sức ảnh hưởng trong ngành.
Trong khi đó, ở nước ta, GS, PGS là chức danh phong cho tiến sĩ có đủ số năm làm công tác giảng dạy hoặc có giải thưởng quốc tế uy tín vì thành tích nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Việc tước chức danh GS, PGS chỉ áp dụng với những người bị phát hiện không đủ tiêu chuẩn, sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp, bị thu hồi, tước bằng tiến sĩ chuyên môn, bị kỷ luật buộc thôi việc, bị phạt tù giam, án treo.
Điều này dẫn đến tình trạng người không tham gia giảng dạy hay nghiên cứu khoa học vẫn mang danh GS, PGS hoặc khi đã được công nhận PGS, GS, họ có thể dừng việc nghiên cứu, giảng dạy, phấn đấu cho đủ bài đăng trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Vấn đề này, đối với nhiều nước phát triển, đã được phân định rạch ròi
từ lâu. Khi họ đang là quan chức, công chức, chẳng thể lấy đâu ra thời
gian để giảng dạy và nghiên cứu nên hầu như rất hiếm có trường hợp trở
thành Giáo sư, Phó giáo sư (GS, PGS) khi đang đương chức chính quyền/nhà
nước, trừ trường hợp các quan chức, công chức trong ngành giáo dục đào
tạo, hay cơ quan nghiên cứu khoa học.
Ngược lại, trong trường hợp họ đang là GS, PGS nhưng được bổ nhiệm vào các cơ quan chính quyền, lãnh đạo doanh nghiệp đại chúng, sau một thời gian không tập trung cho công tác giảng dạy và nghiên cứu thì sẽ thôi chức danh GS, PGS.
Đó là lẽ thường tình và cũng là công bằng, sòng phẳng. Đó là sự rạch ròi, rõ ràng, cho thấy chức danh GS, PGS bản chất là dành cho khu vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chứ chức danh ấy không là “chiếc áo” trang trí để cho oai, để đề huề cả hai mặt quyền hành và danh vọng cho bản thân.
Ở nước ta, hiện có đến hơn 50% GS, PGS, Tiến sĩ tập trung ở khu vực quản lí nhà nước. Với chức danh Tiến sĩ, đạt được từ sự học, được giữ suốt đời, song với chức danh GS và PGS, là học hàm được xét duyệt và phong tặng. Trường hợp sau khi đạt học hàm được bổ nhiệm làm công tác quản lí, hay làm chính trị…, cần có qui định rõ ràng rằng nếu trong khoảng thời gian nhất định mà không tham gia giảng dạy và nghiên cứu đủ số giờ, số công trình.v.v…, thì cần rút lại chức danh. Đó không phải là do yếu kém hay lí do về năng lực, mà đơn giản vì không còn làm việc trong môi trường giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học nữa.
Và suy cho cùng, khi không còn giảng dạy và nghiên cứu khoa học mà vẫn giữ chức danh GS, PGS, thì chẳng khác nào là lãng phí chức danh đó, hoặc không còn thực chất nữa.
Quan chức, công chức, dành toàn thời gian cho chuyên môn nghiệp vụ còn chưa chắc làm tốt được thì còn lấy đâu thời gian mà “vừa xay lúa vừa ẵm em”? Tuy nhiên do ở ta, những qui định về ranh giới này chưa rõ, vì thế mới “ra lò” nhiều quan chức, công chức GS, PGS mà nếu chúng ta thử làm một cuộc kiểm tra trong 5 năm gần nhất họ giảng dạy và nghiên cứu được gì, thì sẽ rõ ngay chức danh học hàm của họ còn thực chất hay không.
Rất
nhiều những tranh cãi xung quanh quy trình, tiêu chuẩn phong hàm Giáo
sư và Phó giáo sư, mỗi ý kiến đều có những góc độ, lý lẽ của riêng mình.
Cuộc tranh cãi có thể sẽ còn kéo dài không có hồi kết hoặc không làm
cho những người trong cuộc cảm thấy tâm phục khẩu phục nếu cơ quan quản
lý nhà nước không định vị được đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và
trách nhiệm của giáo sư theo chuẩn quốc tế.
Một trong những điều khiến nhiều người băn khoăn là mặc dù quy định rất rõ Giáo sư phải là người tham gia giảng dạy đại học với thâm niên được quy định cụ thể nhưng trên thực tế, không ít người được phong Giáo sư mà không hề giảng dạy, chỉ làm công tác quản lý ở các Bộ, ngành.
Cách
đây 2 năm, trường Đại học Tôn Đức Thắng đã từng đưa ra ý tưởng tự phong
Giáo sư của trường mình nhưng ngay sau đó đã phải dừng lại vì Việt Nam
chưa từng có tiền lệ, chưa từng thí điểm việc này. Liệu đã đến lúc Bộ
Giáo dục và Đào tạo cần phải xem xét nghiêm túc và cầu thị về vấn đề
này, trên cơ sở tham khảo thông lệ quốc tế trong phong hàm Giáo sư và
Phó giáo sư? Làm sao để việc phong hàm Giáo sư hay Phó giáo sư không
phải là cuộc chạy đua thành tích mà tạo động lực phát triển công tác
nghiên cứu khoa học và đào tạo tinh hoa ở Việt Nam.
-Sự tôn sùng quyền lực, cổ súy uy quyền sẽ dẫn tới chà đạp nhân phẩm cá nhân và sự ươn hèn.
-Từ sai lầm trong định hướng đến suy đồi xã hội là con đường của sự tất yếu!
------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cần cách chức Hiệu trưởng vô trách nhiệm khi để GV bị buộc phải quỳ XLPH
Ông Võ Hòa Thuận bị khai trừ Đảng, gia đình bức xúc
Vụ cô giáo bị bắt quỳ: Hành vi mang tính "trả thù" và có dấu hiệu làm nhục người khác!
Dân trí Theo các luật sư, nếu quả thật ông Thuận có lời
nói gây áp lực bắt cô giáo N. phải quỳ xuống tại nơi cô làm việc, trước
đông đảo đồng nghiệp, người quen thì đã có dấu hiệu phạm tội làm nhục
người khác.
>> Vụ "cô giáo quỳ trước phụ huynh": Tường trình của hiệu trưởng
>> Cô giáo bất ngờ quỳ sau khi nhà trường đã kết luận buổi làm việc?
>> Vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: “Nghề của mình buồn lắm phải không em?”
Hành vi hạ nhục người khác
Video tạm dừng
Luật sư phân tích hành vi phụ huynh ép cô giáo quỳ
Trước hết, tôi muốn nói rõ việc giáo viên đánh, hay có những hình thức phạt học sinh mắc lỗi như bắt quỳ là hoàn toàn sai, phản giáo dục và có tính chất hạ nhục học sinh. Giáo viên vi phạm phải được xử lý.
Tuy nhiên, bất luận thế nào, cũng không thể chấp nhận được việc phụ huynh vào tận trường, bắt giáo viên phải quỳ xin lỗi mình giữa thanh thiên bạch nhật chỉ vì trước đó đã phạt con mình bằng hình thức quỳ. Hành động của phụ huynh như vậy mang tính chất "trả thù", hạ nhục người khác.
Kể cả trường hợp cô giáo có lỗi với học sinh, thì người cô giáo phải xin lỗi là học sinh chứ không phải là quỳ xin lỗi phụ huynh. Hành động bắt cô giáo quỳ có tính chất làm nhục người khác và rất nghiêm trọng.
Theo luật sư Nguyễn Thuận, hành vi phụ huynh bắt cô giáo quỳ mang tính chất trả thù, hạ nhục người khác
Nếu vị phụ huynh cảm thấy không thể chấp nhận lời xin lỗi của cô giáo, vẫn có thể yêu cầu bồi thường, kiện ra Tòa án. Hay thậm chí có quyền tố cáo đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cô giáo.
Do thông tin trên báo chí còn hạn chế nên chưa thể nói rõ vị phụ huynh này có thể chịu trách nhiệm hình sự hay chỉ bị xử lý hành chính.
Trong trường hợp nào sẽ khởi tố hình sự?
Luật sư Nguyễn Đức Chánh – Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng cần chờ xác minh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì hiện có thông tin khác nhau việc có hay không chuyện ông Thuận ép buộc cô N. phải quỳ 40 phút. Ông nói:
Vụ việc này chỉ xem xét yếu tố làm nhục người khác khi thỏa mãn 3 yếu tố:
Thứ 1, xác định được ông Thuận có lời nói hoặc hành động gây áp lực, ép buộc cô N. phải quỳ xin lỗi ông tại trường cô N. làm việc và cô giáo không còn lựa chọn nào khác nên phải thực hiện.
Thứ 2, hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm là “nghiêm trọng”. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là “nghiêm trọng”. Mức độ có thể xác định rõ là lời nói, hành vi cụ thể của ông Thuận như thế nào, cô N. bị bắt quỳ bao lâu, đối tượng chứng kiến cô N. phải quỳ là những ai… Hành vi xúc phạm đến phẩm giá, nhân cách của 1 nhà giáo, đặc biệt là tại nơi công cộng, trước mặt các đồng nghiệp, học sinh (người mà cô có trách nhiệm dạy bảo, giáo dục). Nó cũng ảnh hưởng lớn đến uy tín, công việc giảng dạy của cô N. sau này ở trường, tại nơi cô sinh sống… thì theo tôi là nghiêm trọng.
Thứ 3, theo Điều 155 BLTTHS 2015 quy định đối với tội xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác (rơi vào khoản 1 Điều 155 BLHS 2015) thì chỉ được khởi tố vụ án hình sư khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị hại. Tức là, việc có khởi tố hình sự hay không phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của cô N.
Theo luật sư Đức Chánh, việc khởi tố hình sự hay không phụ thuộc rất nhiều vào cô giáo N.
Dưới góc độ là phụ huynh, tôi nghĩ khi tiếp nhận thông tin từ con mình về hành động, việc làm sai trái của giáo viên như bắt quỳ hay có lời lẽ xúc phạm, miệt thị…thì phụ huynh cũng bình tĩnh giải quyết. Trước tiên, đến gặp giáo viên phụ trách và lãnh đạo nhà trường cùng làm rõ sự việc. Nếu đúng là giáo viên đã có hành vi sai trái thì cần có biện pháp thích hợp như yêu cầu nhà trường xử lý… chứ không nên có lời nói, hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm thầy, cô giáo. Việc giáo dục không chỉ là từ nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình. Vì vậy, cần sự chung tay của các bên để việc giáo dục tốt đẹp hơn.
Điều 155. Tội làm nhục người khác
(theo Bộ luật Hình sự năm 2015)
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
(theo Bộ luật Hình sự năm 2015)
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tùng Nguyên – Xuân Hinh – Phạm Nguyễn
Cô giáo bị bắt quỳ gối xin lỗi: Sở GD&ĐT Long An yêu cầu gì?
Sau vụ việc cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ gối xin lỗi
thuộc trường Tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức), Sở
GD&ĐT Long An cho biết sẽ chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương trong toàn
ngành thời gian tới.
Ảnh internet
Trao
đổi với Tiền Phong chiều 5/3, ông Nguyễn Hồng Phúc, Chánh Văn phòng Sở
GD&ĐT Long An, cho biết, liên quan đến sự việc cô giáo quỳ gối xin
lỗi phụ huynh, sáng 5/3, Sở và UBND huyện Bến Lức (Long An) đã tổ chức
họp nghe phòng GD&ĐT huyện báo cáo, xem xét giải quyết.
“Hiện
tại huyện đã tổ chức họp, chỉ đạo cho phòng GD&ĐT huyện xác minh sự
việc, sau đó báo cáo lên huyện để có hướng xử lý cụ thể và kịp thời”,
ông Phúc nói.
Ông Phúc cho biết thêm, sau vụ
việc cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ gối xin lỗi thuộc trường Tiểu học Bình
Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức), Sở GD&ĐT Long An sẽ chấn
chỉnh nề nếp, kỷ cương trong toàn ngành với học sinh cũng như giáo viên
trong thời gian tới.
Khi PV hỏi ông nhận xét về
hành vi của cô giáo bắt phạt học sinh thì ông Phúc từ chối bình luận với
lý do "không thuộc thẩm quyền".
Trước đó, việc
cô giáo B.T.T.N., giáo viên lớp 4/3, trường Tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt
Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh
đã gây xôn xao dư luận.
Sự việc bắt nguồn từ
việc cô giáo N. phạt các em học sinh vi phạm nội quy bằng cách cho quỳ
gối trước lớp khiến các em sợ hãi không dám đến trường.
Ngày
28/2, có 4 phụ huynh tới Trường Tiểu học Bình Chánh lớn tiếng phản ánh
cách giáo dục của cô giáo N. là vượt quá chuẩn mực sư phạm. Biết mình
sai, Cô N. nhận lỗi và hứa khắc phục sai sót. Dù vậy, một phụ huynh
không đồng tình khiến cô N. phải quỳ gối xin lỗi.
Sự
việc khiến dư luận xôn xao gây nhiều tranh cãi khi cho rằng hình phạt
mà cô N. đưa ra sẽ phần nào sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Tuy nhiên,
hành động của các phụ huynh cũng phản giáo dục, xúc phạm hình ảnh người
thầy...
Nguyễn Dũng
Dư luận bức xúc vụ cô giáo bị bắt phạt quỳ xin lỗi
Cô giáo bắt học sinh quỳ là nguyên nhân bạo lực học đường
Nhiều người lên án cha mẹ các cháu bé mà quên mất ngọn nguồn gây ra vụ việc rùm beng này là cái sai của cô giáo.
Tôi từng là giáo viên nhưng chưa bao giờ tôi bắt phạt học sinh bằng cách
quỳ hay các hình thức hành hạ thể xác nào. Phụ huynh bắt cô quỳ thì bảo
vi phạm nhân quyền. Bộ cô bắt trò quỳ thì không vi phạm nhân quyền sao?
Trẻ em không phải là người? Các em lại là những đứa trẻ tiểu học, tâm
hồn non nớt, dễ bị tổn thương.
Làm nhà giáo, ngoài cái tài cần có cái tâm. Cô là giáo viên dạy giỏi mà
bắt phạt học sinh tiểu học quỳ đến mức bọn trẻ sợ hãi không dám đến lớp
thì cô có tài mà còn thiếu cái tâm đó.
Tôi nhớ ngày bé đã từng bị một người hàng xóm bắt tôi quỳ, rồi ông ta
quên mất, bỏ đi và tôi cứ quỳ ở đó đến tận tối muỗi đốt khắp người,
nhưng vì sợ ông ta mà không dám đứng lên. Đến khi bố mẹ không thấy tôi
đâu gọi khắp nơi tôi mới dám thưa và mẹ tìm được tôi thì tôi ôm mẹ khóc
nức nở.
Khi đó tôi 8 tuổi và nó ám ảnh đến tận hôm nay. Đây có thể coi là một
hình phạt dã man, tra tấn cả thể xác và tinh thần con người. Nhất là lại
bắt quỳ trước mặt các bạn khác, không chỉ là tra tấn mà còn là làm nhục
bọn trẻ. Vì thế chưa từng bao giờ tôi bắt phạt quỳ bọn trẻ.
Nếu cô giáo bắt quỳ, hẳn bọn trẻ phải quỳ rất lâu chúng mới sợ hãi đến
vậy. Làm cha mẹ ai mà không xót con, họ phản ứng như vậy cũng là bình
thường. Ở đây cô giáo là người làm nghề sư phạm, đạo đức nghề nghiệp
không cho phép cô bạo hành bọn trẻ như thế.
Có một điều đáng nói là chính cô giáo đã nói ra câu này: "Thì tôi quỳ là
được chứ gì". Thứ nhất, chính cô là người tự đưa ra hình phạt cho mình
trước. Thứ hai, câu nói này thể hiện cô không nhận thấy cô sai, mà chẳng
qua là cô phải chịu thua trước áp lực quá lớn của cha mẹ học sinh mà
thôi.
Bản thân tôi thấy cách xử lý vấn đề của cô không ổn. Nhiều người lên án
cha mẹ các cháu bé mà quên mất ngọn nguồn gây ra vụ việc rùm beng này là
cái sai của cô giáo, là sự méo mó trong đạo đức nghề nghiệp của người
làm nghề giáo.
Nếu cô giáo này được bênh vực và không bị xử lý do cái sai của cô gây
ra, tôi tin chắc rằng vấn nạn giáo viên bạo hành học sinh sẽ càng tiếp
diễn.
Cô giáo bắt học sinh quỳ có phạm tội làm nhục người khác?
Theo luật sư, tùy động cơ, mục đích và tổn thương về tâm lý của học sinh
bị cô giáo bắt quỳ để có biện pháp xử lý hành chính hoặc truy cứu hình
sự về tội làm nhục người khác.
Liên quan vụ việc nhóm phụ huynh kéo đến trường tiểu học Bình Chánh
(huyện Bến Lức, Long An) rồi "bắt" một cô giáo quỳ có thể bị xem xét xử
lý về hành vi Làm nhục người khác; dư luận đặt thêm nghi vấn, liệu hành
vi của cô giáo bắt học sinh quỳ bị xử lý ra sao?
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội), nếu việc phụ huynh bắt ép cô giáo quỳ tại trường bị xử lý theo quy định của pháp luật thì cũng phải xem xét hành vi của giáo viên đã xử phạt học sinh vi phạm nội quy bằng hình thức quỳ gối.
Luật sư Thơm đánh giá, vụ việc xảy ra tại trường Tiểu học Bình Chánh gây xôn xao dư luận cả nước. Các phụ huynh phản ánh, giáo viên này phạt học sinh quỳ gối nhiều lần, có lần 10 phút, có lần cả tiết học; cô dùng thước đánh vào tay học sinh; gọi học sinh là thằng.
Đây là nguyên nhân gây bức xúc khiến nhóm phụ huynh kéo đến trường, bắt cô giáo quỳ nhận lỗi như cô đã ép các em học sinh làm.
Theo quy định pháp luật, hành vi bắt học sinh quỳ gối đã xâm hại đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Đó là phương pháp trái quy tắc, đạo đức nghề nhà giáo.
Luật sư nêu quan điểm cho rằng, cần dựa vào tính chất, động cơ, mục đích và sự đánh giá tổn thương về tâm lý của hành vi ép học sinh quỳ gối để có cơ sở quy kết. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác, theo Điều 155 Bộ luật Hình sự.
Ngày 28/2, 4 phụ huynh đến trường tiểu học trên phản ánh cô giáo
Nhung ép học sinh quỳ gối là sai chuẩn mực sư phạm. Nữ giáo viên đã nhận
lỗi nhưng nam phụ huynh tên Võ Hòa Thuận không đồng tình.
Theo lời cô giáo, ông Thuận đã gây áp lực buộc cô phải quỳ 40 phút. Tuy nhiên, trả lời báo chí, người đàn ông này khẳng định cô giáo tự ý quỳ, không ai yêu cầu.
Ngày 6/3, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gửi công văn cho Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo.
Chiều 9/3, Chi bộ ấp 6 Đảng ủy xã Nhựt Chánh - nơi ông Võ Hòa Thuận đang sinh hoạt đã tiến hành bỏ phiếu và thống nhất, đề nghị mức xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với ông Thuận và trình lên cấp trên xem xét.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội), nếu việc phụ huynh bắt ép cô giáo quỳ tại trường bị xử lý theo quy định của pháp luật thì cũng phải xem xét hành vi của giáo viên đã xử phạt học sinh vi phạm nội quy bằng hình thức quỳ gối.
Luật sư Thơm đánh giá, vụ việc xảy ra tại trường Tiểu học Bình Chánh gây xôn xao dư luận cả nước. Các phụ huynh phản ánh, giáo viên này phạt học sinh quỳ gối nhiều lần, có lần 10 phút, có lần cả tiết học; cô dùng thước đánh vào tay học sinh; gọi học sinh là thằng.
Đây là nguyên nhân gây bức xúc khiến nhóm phụ huynh kéo đến trường, bắt cô giáo quỳ nhận lỗi như cô đã ép các em học sinh làm.
Theo quy định pháp luật, hành vi bắt học sinh quỳ gối đã xâm hại đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Đó là phương pháp trái quy tắc, đạo đức nghề nhà giáo.
Luật sư nêu quan điểm cho rằng, cần dựa vào tính chất, động cơ, mục đích và sự đánh giá tổn thương về tâm lý của hành vi ép học sinh quỳ gối để có cơ sở quy kết. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác, theo Điều 155 Bộ luật Hình sự.
Trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, Long An, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Người Lao Động. |
Theo lời cô giáo, ông Thuận đã gây áp lực buộc cô phải quỳ 40 phút. Tuy nhiên, trả lời báo chí, người đàn ông này khẳng định cô giáo tự ý quỳ, không ai yêu cầu.
Ngày 6/3, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gửi công văn cho Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo.
Chiều 9/3, Chi bộ ấp 6 Đảng ủy xã Nhựt Chánh - nơi ông Võ Hòa Thuận đang sinh hoạt đã tiến hành bỏ phiếu và thống nhất, đề nghị mức xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với ông Thuận và trình lên cấp trên xem xét.
Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người có hành vi xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể bị phạt tiền từ 10
triệu đồng hoặc phạt tù đến 5 năm.
Bắt cô giáo quỳ gối xin lỗi là trả đũa vô văn hóa
“Học sinh mắc lỗi bị cô giáo xử phạt bắt quỳ gối khiến học sinh sợ hãi, không dám đến trường, lỗi thuộc về cô giáo. Nhưng, phụ huynh đến trường bắt giáo viên quỳ gối lại là kiểu “trả đũa vô văn hóa”, PGS.TS Vũ Gia Hiền cho biết.
Chiều 5/3, phòng GD&ĐT
huyện Bến Lức (tỉnh Long An) tiến hành tìm hiểu, giải quyết vấn đề liên
quan đến việc phụ huynh bắt giáo viên phải quỳ gối xin lỗi. Vụ việc này
xảy ra tại trường tiểu học Bình Chánh (ấp 5, xã Nhựt Chánh, huyện Bến
Lức, tỉnh Long An).
Trước thông tin này, PV đã có buổi trao
đổi với PGS.TS Vũ Gia Hiền (chuyên gia tâm lý giáo dục, hội Nghiên cứu
tâm lý giáo dục TP.HCM). Vị PGS.TS cho biết: “Trước vụ việc phụ huynh
bắt giáo viên phải quỳ gối xin lỗi vì đã xử phạt con em mình cần phải
xem xét trước nhiều khía cạnh".
PGS.TS Vũ Gia Hiền.
"Thứ nhất, việc học sinh mắc lỗi bị cô
giáo xử phạt bắt quỳ gối để học sinh sợ hãi, không dám đến trường là lỗi
của cô giáo. Có thể, mục đích xử phạt để học sinh nghe lời, răn dạy học
sinh của cô giáo là đúng. Tuy nhiên, hành vi xử phạt bắt học sinh quỳ
gối là sai", PGS.TS Vũ Gia Hiền nói thêm.
Ông cũng cho rằng, nếu cô giáo suy nghĩ
thấu đáo, có kỹ năng ứng xử tình huống sư phạm tốt hơn, có thể sẽ dạy
dỗ, xử phạt học sinh bằng cách nhẹ nhàng, rồi mời phụ huynh lên làm việc
cùng giải quyết.
Vị PGS.TS nói: "Không nên xử phạt học
sinh quỳ gối. Bởi, nó không còn phù hợp với cơ chế giáo dục ngày nay của
xã hội chúng ta. Thậm chí, bắt học sinh quỳ gối còn bị chỉ trích vì ảnh
hưởng đến danh dự, uy tín của học sinh".
"Thứ hai, khi phụ huynh biết được sự
việc, lại đến trường gây rối, la hét rồi bắt giáo viên phải quỳ gối lại
để “trả đũa”, quả thật thiếu suy nghĩ. Đất nước ta, từ xưa đến nay đều
tầm sư học đạo, luôn kính trọng thầy cô giáo. Vậy mà, những phụ huynh
thiếu suy nghĩ lại đi bắt người đang dạy dỗ con em mình phải quỳ gối,
quả thật rất sai trái. Tôi gọi đó là kiểu “trả đũa vô văn hóa”, ông nói
thêm.
Sự việc xảy ra tại trường tiểu học Bình Chánh.
Theo ông, nếu giáo viên sai, phụ huynh
có quyền làm đơn phản ánh, khiếu nại, điều chuyển giáo viên, hoặc thậm
chí đổi trường cho học sinh... Do đó, phụ huynh không nên hành xử kiểu
“ăn miếng trả miếng” như vậy. Bởi, sự việc này sẽ khiến cho cả học sinh,
giáo viên và phụ huynh đều khó xử”.
Ông đặt câu hỏi: "Liệu, sau hành động
“trả miếng” của phụ huynh, em học sinh đó sẽ ở lại trường học tập như
thế nào? Phụ huynh và giáo viên có thể tiếp tục ngồi đối diện nhau để
thảo luận, nâng cao việc dạy dỗ các em hay không? Ngoài ra, về phía cô
giáo đó, có còn đủ tự tin, bản lĩnh để tiếp tục theo nghề dạy học hay
không?… rất nhiều vấn đề sẽ nảy sinh".
Theo đó, vị PGS.TS cho rằng, phụ huynh
và giáo viên cần có những suy nghĩ thấu đáo và sáng suốt khi làm bất cứ
hành động gì liên quan đến học sinh, để cùng nhau giúp học sinh tiến bộ.
"Bây giờ, mọi việc đã như “giọt nước tràn ly”. Chỉ mong phụ huynh và
giáo viên ngồi lại, phụ huynh thành tâm xin lỗi giáo viên. Phía giáo
viên cũng cần rút ra một bài học kinh nghiệm cho chính mình.
Đại diện nhà trường, phòng GD&ĐT
cũng nên có những biện pháp kịp thời để ổn định tâm lý học sinh và giáo
viên tiếp tục học tập, giảng dạy”, PGS.TS Vũ Gia Hiền nói thêm.
Được biết trước đó, cô B.T.T.N., giáo
viên lớp 4.3, trường tiểu học Bình Chánh phạt học sinh quá nghiêm khắc,
bắt học sinh quỳ gối. Vì vậy, ngày 28/2, có 4 phụ huynh đã xông vào
trường để làm rõ việc xử phạt và có những lời lẽ gay gắt. Khi cô giáo
này xin lỗi, phía phụ huynh vẫn không chịu, bắt cô giáo phải quỳ xuống
mới hả dạ. Sự việc này đã khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Bất Ngờ với Kết Quả Rà Soát Xét duyệt GS, PGS; Lỗi tại quy trình?
4 vấn đề gây tranh cãi về công nhận giáo sư, phó giáo sư
Số lượng GS, PGS được công nhận tăng đột biến, nhiều người không giảng
dạy, không có bài báo ISI/Scopus khiến dư luận lo ngại về tiêu cực trong
xét duyệt và chất lượng GS, PGS mới.
N
gay sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố, danh sách
ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 ngay lập tức thu hút
sự chú ý của dư luận.Nhiều người lo ngại về tiêu cực trong quá trình xét duyệt, cũng như chất lượng đội ngũ GS, PGS mới khi số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn năm nay tăng đột biến, tương đương số lượng của hai năm 2015, 2016 cộng lại.
'Chuyến tàu vét’ số hiệu 174
Cụ thể, số lượng GS được công nhận năm nay là 85 người, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Tổng ứng viên đủ tiêu chuẩn là 1.226.Con số này gấp 1,74 lần so với năm 2016 (703 người), gấp 2,35 lần so với năm 2015 (522 người), thậm chí nhiều hơn tổng số ứng viên năm 2015, 2016 cộng lại.
Số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2017 tăng đột biến. Ảnh: Nguyễn Sương. |
Lý giải con số này, GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước - khẳng định việc tăng GS, PGS có lý do khách quan, chất lượng không thay đổi. Thậm chí, chất lượng có phần tăng lên.
Theo ông, năm nay, thời hạn nộp hồ sơ kéo dài hơn 6 tháng so với năm trước. Cụ thể, hạn nộp hồ sơ ứng cử chức danh GS, PGS năm 2017 là ngày 5/11, (trong khi năm 2016 là ngày 25/5).
Ngoài ra, nhiều ứng viên có thể mong muốn được xét theo quy định hiện hành trước khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn chức danh. Vì vậy, số ứng viên ứng cử chức danh GS, PGS tăng tới 1.537 hồ sơ. Trong đó, 151 ứng viên GS và hơn 1.300 ứng cử PGS.
‘Chạy’ phiếu trong các hội đồng
Dù GS Trần Văn Nhung khẳng định chất lượng GS, PGS năm nay không đổi, thậm chí có phần tăng lên, trên thực tế, trong số GS, PGS được xét duyệt, số người có công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí ISI/Scopus rất thấp.Thậm chí, nhiều chuyên gia uy tín cho rằng có tiêu cực trong việc xét duyệt GS, PGS.
GS Trần Văn Nhung khẳng định chất lượng GS, PGS năm nay không thay đổi, thậm chí có phần tăng. Ảnh: P.T. |
Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người giỏi chuyên môn, điểm nghiên cứu khoa học rất cao, các tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức không có vi phạm gì nhưng vẫn bị trượt nhiều lần.
Theo ông, tiêu cực này liên quan quan hệ xã hội chứ không theo nghĩa tiền tệ. Nó chủ yếu xuất phát từ cơ chế bỏ phiếu không ký tên và nhiệm kỳ 5 năm.
Đồng quan điểm, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ĐH FPT, cho rằng dư luận lo ngại về tiêu cực khi bỏ phiếu ứng viên ở các hội đồng là điều dễ hiểu. Ứng viên phải qua 3 vòng bỏ phiếu kín ở hội đồng các cấp.
Tiêu chí xét duyệt ngày càng rõ ràng hơn, nhưng khâu bỏ phiếu lại tiềm ẩn nguy cơ, vì có hội đồng theo quy định phải đạt 3/4 số phiếu, nhiều ứng viên bỏ phiếu 5-7 lần vẫn trượt mà không hiểu nguyên nhân vì đâu.
GS, PGS không có bài báo ISI/Scopus
Cùng những nghi vấn liên quan tiêu cực trong quá trình xét duyệt, dư luận cũng lo ngại về chất lượng GS, PGS năm nay khi số người có bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI, Scopus rất thấp.Theo thống kê, 56 tân GS có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus với tổng số bài đăng là 924 bài. Như vậy, 29 người được công nhận dù không có bài đăng trên ISI/Scopus, chiếm 34% tổng số tân GS năm nay.
Con số này ở PGS còn cao hơn, 53%, tức 609 người không có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus.
GS, PGS không có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus chủ yếu rơi vào các ngành thuộc khoa học xã hội. Cụ thể, 11 ngành trong tổng số 28 ngành có giáo sư được phong lần này không có bài báo ISI/Scopus nào.
13 PGS ngành Luật, 22 PGS ngành Ngôn ngữ học được công nhận không có bài trên tạp chí ISI/Scopus.
Ngành Khoa học An ninh, Khoa học Quân sự chỉ có một trong tổng 93 người được xét duyệt năm nay có bài đăng trên tạp chí danh tiếng quốc tế với chỉ một bài.
Ba trong số 32 PGS năm nay của ngành giáo dục học có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus, số lượng là 4 bài. Con số này ở ngành Tâm lý học là hai trên tổng 17 người với 6 bài đăng. Ngành Triết học - Xã hội - Chính trị học có 26 PGS được xét duyệt nhưng chỉ có 2 người có bài báo trên ISI/Scopus.
Những người này được xét công nhận vì quy định hiện nay không bắt buộc ứng viên ngành khoa học xã hội phải có bài đăng trên tạp chí thuộc ISI/Scopus. Điều này cùng dẫn đến lo ngại khi tiêu chuẩn xét công nhận GS, PGS hiện nay còn thấp hơn tiêu chuẩn tiến sĩ.
Cụ thể, việc công nhận chức danh PGS gồm 4 tiêu chuẩn, không yêu cầu ứng viên phải có bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI/Scopus.
5 tiêu chuẩn công nhận chức danh giáo sư cũng không bao gồm yếu tố bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI/Scopus mà chỉ cần “có đủ công trình khoa học quy đổi theo quy định, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học được quy đổi được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ”.
Danh mục tạp chí được tính điểm bao gồm cả các tạp chí ISI/Scopus và tạp chí trong nước, tạp chí nội bộ trường với mức điểm quy đổi chênh lệch rất ít, từ 1,5 đến 1 điểm.
Trong khi đó, theo quy chế do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2017, để được đăng ký đánh giá luận án, nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu hai bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án.
Trong đó, một bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus hoặc hai báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.
GS, PGS là quan chức
Một trong những điểm đáng chú ý trong đợt xét công nhận chức danh GS, PGS năm nay là một số ứng viên được phong hàm dù không làm công tác giảng dạy. Trường hợp được nhắc đến nhiều nhất là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.Ngoài ra, cũng trên báo Sài Gòn Giải Phóng, PGS.TS Phạm Bích San - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội và các vấn đề phát triển - cũng đề cập trường hợp một thứ trưởng được công nhận GS kinh tế. Bà đặt câu hỏi tại sao người làm công tác quản lý, không liên quan việc giảng dạy lại được công nhận GS.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được công nhận GS năm 2017. Ảnh: Minh Quang. |
Theo ông, GS, PGS phải là chức vụ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, do trường xét duyệt và công nhận dựa trên đánh giá, nhu cầu của trường.
Nhìn chung, việc công nhận chức danh GS, PGS ở nước ta có nhiều khác biệt với các nước khác. Cụ thể, ở Mỹ, PGS, GS là chức vụ dành cho người tham gia công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
Các trường tự phong GS, PGS và chức vụ này gắn liền quá trình công tác tại trường. Khi nghỉ hưu, chỉ những người có cống hiến đặc biệt mới được phong GS, PGS danh dự.
Danh hiệu này cũng được trao cho những người đã nghỉ hưu nhưng tiếp tục giảng dạy hoặc chuyển sang công tác tại trường khác. Các trường hợp không tham gia giảng dạy, nghiên cứu mà chuyển sang lĩnh vực khác, bao gồm quản lý, sẽ không còn mang danh PGS, GS.
Tại các trường Đông Âu, GS là chức vụ khoa bảng do trường đại học bổ nhiệm hoặc đề bạt. Australia cũng không có chuyện công nhận chức danh GS, PGS như nước ta.
Tiêu chí bổ nhiệm không yêu cầu bằng cấp tiến sĩ nhưng họ phải thực sự giỏi và cống hiến cho lĩnh vực của mình đồng thời có sức ảnh hưởng trong ngành.
Trong khi đó, ở nước ta, GS, PGS là chức danh phong cho tiến sĩ có đủ số năm làm công tác giảng dạy hoặc có giải thưởng quốc tế uy tín vì thành tích nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Việc tước chức danh GS, PGS chỉ áp dụng với những người bị phát hiện không đủ tiêu chuẩn, sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp, bị thu hồi, tước bằng tiến sĩ chuyên môn, bị kỷ luật buộc thôi việc, bị phạt tù giam, án treo.
Điều này dẫn đến tình trạng người không tham gia giảng dạy hay nghiên cứu khoa học vẫn mang danh GS, PGS hoặc khi đã được công nhận PGS, GS, họ có thể dừng việc nghiên cứu, giảng dạy, phấn đấu cho đủ bài đăng trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Ngày 31/1 và 1/2, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ
2014-2019 họp lần thứ VII, xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt
tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017. Số lượng được công nhận năm nay
tăng đột biến, 1.226 người, khiến dư luận lo ngại.
Ngày 8/2, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT và Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định và báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/2.
Một ngày sau, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Thường trực Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành, liên ngành tổ chức rà soát kỹ lưỡng hồ sơ các ứng viên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và báo cáo trước ngày 18/2.
Tuy nhiên, do trùng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, bộ xin lùi thời gian báo cáo kết quả rà soát đến ngày 28/2.
Ngày 8/2, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT và Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định và báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/2.
Một ngày sau, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Thường trực Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành, liên ngành tổ chức rà soát kỹ lưỡng hồ sơ các ứng viên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và báo cáo trước ngày 18/2.
Tuy nhiên, do trùng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, bộ xin lùi thời gian báo cáo kết quả rà soát đến ngày 28/2.
Quan chức, công chức chạy theo học hàm để làm gì?
Kim. Bể học là mênh mông (học, học nữa, học mãi), bể nghiên cứu là vô tận, bao nhiêu thời gian cũng không là đủ, vậy thì quan chức, công chức chạy theo học hàm thì lấy đâu thời gian để giảng dạy và nghiên cứu; hoặc nếu tập trung cho giảng dạy và nghiên cứu thì lấy đâu thời gian làm công tác chuyên môn?
Hình ảnh của một lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS (ảnh minh họa). Ảnh: Đức Kim.
Ngược lại, trong trường hợp họ đang là GS, PGS nhưng được bổ nhiệm vào các cơ quan chính quyền, lãnh đạo doanh nghiệp đại chúng, sau một thời gian không tập trung cho công tác giảng dạy và nghiên cứu thì sẽ thôi chức danh GS, PGS.
Đó là lẽ thường tình và cũng là công bằng, sòng phẳng. Đó là sự rạch ròi, rõ ràng, cho thấy chức danh GS, PGS bản chất là dành cho khu vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chứ chức danh ấy không là “chiếc áo” trang trí để cho oai, để đề huề cả hai mặt quyền hành và danh vọng cho bản thân.
Ở nước ta, hiện có đến hơn 50% GS, PGS, Tiến sĩ tập trung ở khu vực quản lí nhà nước. Với chức danh Tiến sĩ, đạt được từ sự học, được giữ suốt đời, song với chức danh GS và PGS, là học hàm được xét duyệt và phong tặng. Trường hợp sau khi đạt học hàm được bổ nhiệm làm công tác quản lí, hay làm chính trị…, cần có qui định rõ ràng rằng nếu trong khoảng thời gian nhất định mà không tham gia giảng dạy và nghiên cứu đủ số giờ, số công trình.v.v…, thì cần rút lại chức danh. Đó không phải là do yếu kém hay lí do về năng lực, mà đơn giản vì không còn làm việc trong môi trường giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học nữa.
Và suy cho cùng, khi không còn giảng dạy và nghiên cứu khoa học mà vẫn giữ chức danh GS, PGS, thì chẳng khác nào là lãng phí chức danh đó, hoặc không còn thực chất nữa.
Quan chức, công chức, dành toàn thời gian cho chuyên môn nghiệp vụ còn chưa chắc làm tốt được thì còn lấy đâu thời gian mà “vừa xay lúa vừa ẵm em”? Tuy nhiên do ở ta, những qui định về ranh giới này chưa rõ, vì thế mới “ra lò” nhiều quan chức, công chức GS, PGS mà nếu chúng ta thử làm một cuộc kiểm tra trong 5 năm gần nhất họ giảng dạy và nghiên cứu được gì, thì sẽ rõ ngay chức danh học hàm của họ còn thực chất hay không.
Theo Thế Lâm
Báo Lao động
Từ 'bắt cô giáo quỳ' tới phong hàm Giáo sư ở Việt Nam
Nhiều bất cập trong việc phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư
VTV.vn - Do căn bệnh thành tích, ưa hư danh mà ở đâu đó đã có những tiêu cực len lỏi vào quy trình phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rà soát lại toàn bộ danh sách các ứng viên được phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017, trước những ý kiến cho rằng: số lượng ứng viên được phong hàm năm nay tăng gấp 1,6 lần so với mọi năm là bất thường.
Những năm qua, việc phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư đã góp phần ghi nhận và tạo động lực cho nhiều tài năng nghiên cứu khoa học và giảng viên xuất sắc ở bậc đại học. Tuy nhiên, cho đến nay, cách thức phong hàm Giáo sư và Phó giáo sư đã không còn phù hợp với những yêu cầu mới, đặc biệt, do căn bệnh thành tích, ưa hư danh mà ở đâu đó đã có những tiêu cực len lỏi vào quy trình này.
Vì thế, việc rà soát lại danh sách ứng viên lần này một lần nữa lại làm dấy lên các ý kiến tranh luận trái chiều về những bất cập trong công tác phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư hiện nay.
Quy trình xét duyệt, thẩm định công nhận Giáo sư và Phó giáo sư trải qua 3 cấp: Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở, sau đó đến Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành và cuối cùng là Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Sau khi ứng viên nộp hồ sơ, Hội đồng các cấp sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, chọn lọc, chấm điểm và thông qua danh sách ứng viên dựa trên các quy định, tiêu chí đề ra. Quyết định sẽ được đưa ra sau vòng biểu quyết bằng phiếu kín.
Tiêu chí xét phong hàm Giáo sư và Phó giáo sư có những quy định cụ thể về thâm niên giảng dạy trong trường đại học, học hàm, học vị cần đạt được, công tác hướng dẫn nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, biên soạn sách, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Bộ trở lên. Thế nhưng vì saovẫn có những trường hợp được cho là chưa xứng đáng lại được phong, ngược lại có những trường hợp trượt Giáo sư, Phó giáo sư đáng tiếc? Một số ý kiến cho rằng, tiêu chí của Việt Nam hiện còn cứng nhắc và còn thiên về hình thức.
Việc chọn thành viên trong các Hội đồng chức danh Giáo sư các cấp, đặc biệt là cấp ngành và liên ngành cũng khiến không ít nhà khoa học băn khoăn. Giáo sư Đặng Cảnh Khanh đề nghị xây dựng Hội đồng ngành thay vì liên ngành như hiện nay vì trong hội đồng liên ngành, người ngành này không hiểu về ngành khác không thể đánh giá được chính xác ứng viên.
Nếu coi Giáo sư và các Phó giáo sư là những người có trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất phải đánh giá được đúng người, đúng việc. Không phong Giáo sư, Phó giáo sư cho những người chưa xứng đáng và không đánh mất cơ hội, không làm nản lòng những nhà khoa học, các giảng viên có trình độ xuất sắc. Nhiều chuyên gia và các nhà khoa học nhấn mạnh: Để làm được điều đó, thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư, Phó giáo sư các cấp cũng phải là những người thực sự xứng đáng, có trình độ nghiên cứu khoa học xuất sắc, có công bố quốc tế tốt và quan trọng là phải công tâm, không vụ lợi.
Những năm qua, việc phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư đã góp phần ghi nhận và tạo động lực cho nhiều tài năng nghiên cứu khoa học và giảng viên xuất sắc ở bậc đại học. Tuy nhiên, cho đến nay, cách thức phong hàm Giáo sư và Phó giáo sư đã không còn phù hợp với những yêu cầu mới, đặc biệt, do căn bệnh thành tích, ưa hư danh mà ở đâu đó đã có những tiêu cực len lỏi vào quy trình này.
Vì thế, việc rà soát lại danh sách ứng viên lần này một lần nữa lại làm dấy lên các ý kiến tranh luận trái chiều về những bất cập trong công tác phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư hiện nay.
Quy trình xét duyệt, thẩm định công nhận Giáo sư và Phó giáo sư trải qua 3 cấp: Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở, sau đó đến Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành và cuối cùng là Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Sau khi ứng viên nộp hồ sơ, Hội đồng các cấp sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, chọn lọc, chấm điểm và thông qua danh sách ứng viên dựa trên các quy định, tiêu chí đề ra. Quyết định sẽ được đưa ra sau vòng biểu quyết bằng phiếu kín.
Tiêu chí xét phong hàm Giáo sư và Phó giáo sư có những quy định cụ thể về thâm niên giảng dạy trong trường đại học, học hàm, học vị cần đạt được, công tác hướng dẫn nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, biên soạn sách, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Bộ trở lên. Thế nhưng vì saovẫn có những trường hợp được cho là chưa xứng đáng lại được phong, ngược lại có những trường hợp trượt Giáo sư, Phó giáo sư đáng tiếc? Một số ý kiến cho rằng, tiêu chí của Việt Nam hiện còn cứng nhắc và còn thiên về hình thức.
Việc chọn thành viên trong các Hội đồng chức danh Giáo sư các cấp, đặc biệt là cấp ngành và liên ngành cũng khiến không ít nhà khoa học băn khoăn. Giáo sư Đặng Cảnh Khanh đề nghị xây dựng Hội đồng ngành thay vì liên ngành như hiện nay vì trong hội đồng liên ngành, người ngành này không hiểu về ngành khác không thể đánh giá được chính xác ứng viên.
Nếu coi Giáo sư và các Phó giáo sư là những người có trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất phải đánh giá được đúng người, đúng việc. Không phong Giáo sư, Phó giáo sư cho những người chưa xứng đáng và không đánh mất cơ hội, không làm nản lòng những nhà khoa học, các giảng viên có trình độ xuất sắc. Nhiều chuyên gia và các nhà khoa học nhấn mạnh: Để làm được điều đó, thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư, Phó giáo sư các cấp cũng phải là những người thực sự xứng đáng, có trình độ nghiên cứu khoa học xuất sắc, có công bố quốc tế tốt và quan trọng là phải công tâm, không vụ lợi.
Nhiều bất cập trong việc phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư
Một trong những điều khiến nhiều người băn khoăn là mặc dù quy định rất rõ Giáo sư phải là người tham gia giảng dạy đại học với thâm niên được quy định cụ thể nhưng trên thực tế, không ít người được phong Giáo sư mà không hề giảng dạy, chỉ làm công tác quản lý ở các Bộ, ngành.
Cần định vị lại chức danh Giáo sư, Phó giáo sư
Xét công nhận giáo sư, phó giáo sư: Thật giả lẫn lộn
TPO -
Chỉ ra những “ù xọe” trong xét công nhận giáo sư, phó giáo sư, GS.TSKH
Đinh Dũng, Viện Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia Hà Nội còn cho rằng quy
định có nhiều kẽ hở, trong đó có trách nhiệm của các hộị đồng chức
danh.
Nói về quy định xét duyệt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư hiện nay, theo ông, có những bất cập gì?
Nhiều người đã nói về vấn đề này. Quan điểm chung đều thấy các tiêu chuẩn về thành tích nghiên cứu khoa học còn quá thấp, chưa tiến tới chuẩn mực khu vực và quốc tế. Hơn nữa các tiêu chuẩn liên quan đến thành tích đào tạo và sách phục vụ đào tạo rắc rối và gây khó khăn cho những ứng viên chức danh giáo sư và phó giáo sư.
Tôi được phong chức danh giáo sư năm 1991 và liên tục tham gia Hội đồng chức danh giáo sư ngành Công nghệ Thông tin từ năm 2001. Trong hơn 26 năm, tôi đã được chứng kiến toàn bộ tiến trình thăng trầm của quy định tiêu chuẩn phong giáo sư, phó giáo sư cũng như của công việc xét duyệt. Cho nên vừa qua, quan sát một số người phát biểu, tôi thấy họ phát biểu và góp ý có phần cảm tính thiếu khách quan, đó không phải là ý kiến của người trong cuộc.
Hội đồng chức danh giáo sư ngành năm nào cũng xét duyệt một số lượng nhất định các ứng viên. Điều dễ nhận thấy nhất là không ít ứng viên tìm cách lách luật, công bố công trình khoa học ở các tạp chí và ở các kỷ yếu hội nghị khoa học chất lượng rất kém, xuất bản rất nhiều sách phục đào tạo không có giá trị để tính điểm. Nói chung, cái gì lách được là họ lách. Do đó nhiều khi Hội đồng gặp khó khăn trong quá trình xét duyệt.
Một trong những vấn đề vừa gây phiền phức cho những người xứng đáng được xét và vừa là điều mà dư luận luôn cho rằng là nguyên nhân dẫn đến có nhiều giáo sư, phó giáo sư chất lượng kém chính là tiêu chuẩn công trình khoa học quy đổi. Tôi cho rằng tiêu chuẩn này là một “hỏa mù” giữa công trình khoa học đích thực và khoa học rởm, trở nên rất lạc hậu và bất cập. Bởi tất cả đều được quy đồng về một mẫu số.
Trong khi đó, đã gọi là công trình khoa học thì phải có hàm lượng khoa học, phải có yếu tố mới, phát minh, tìm tòi những cái chưa có. Nhưng ở Việt Nam công trình khoa học quy đổi bao gồm cả sách tham khảo, giáo trình, sách hướng dẫn, hướng dẫn nghiên cứu sinh... tất cả những cái này tôi không thấy có hàm lượng khoa học.
Việc đánh đồng như thế này nó làm lẫn lộn, ù xọe ai cũng như ai, người giỏi cũng như người kém, không phân biệt được người nào đích thực là giáo sư, phó giáo sư. Nó cũng làm xuất hiện tràn lan vô cùng nhiều sách giáo trình đại học có chất lượng rất kém, chủ yếu là cóp nhặt và cắt dán, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo đại học ở nước ta.
Điều này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn khi trong các văn bản pháp lý hiện hành tiêu chuẩn về thành tích nghiên cứu khoa học không đòi hỏi phải có công bố trên các công trình tạp chí khoa học quốc tế có uy tín (trong Dự thảo mới có đặt tiêu chuẩn tối thiểu nhưng còn rất thấp và không có cơ sở khoa học: phó giáo sư bằng 2/3 giáo sư về công bố quốc tế, tại sao?), và chức danh giáo sư đòi hỏi nhất thiết phải có sách phục vụ đào tạo.
Trách nhiệm này là của hội đồng chức danh hay tại quy định, thưa ông?
Là do cả hai. Quy định có nhiều kẽ hở, nhưng cũng có trách nhiệm của các hộị đồng chức danh. Bởi tiêu chuẩn chỉ là điều kiện cần, điều kiện cứng, nhưng các hội đồng có thể xem xét, có thể đánh trượt ứng viên nên vai trò của hội đồng rất lớn.
Dư luận xã hội cho rằng sở dĩ chất lượng giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam còn thấp là vì ngoài quy định xét duyệt bất cập ra, một số thành viên các hội đồng chức danh giáo sư có trình độ chuyên môn yếu, và một số thành viên có thể đã nhận tiền của các ứng viên chức danh giáo sư và phó giáo sư trong khi xét duyệt. Cần phải nâng cao chất lượng hội đồng về cả chuyên môn lẫn đạo đức.
Có người có cái nhìn tiêu cực về tất cả các hội đồng nhưng tôi tin nhiều thành viên các hội đồng vẫn có tư cách đúng đắn. Tất nhiên, ai tham gia hội đồng nào thì biết công việc của hội đồng đó. Tôi không rõ là ở các hội đồng khác có chuyện “chạy chọt” hay không, nhưng 16 năm nay tôi chưa nhận một xu nào của ai trong khi xét duyệt.
Có một số người mang tiền đến, tôi bắt mang về. Tôi cho rằng việc nhận tiền từ các ứng viên và đưa tiền của các ứng viên có liên quan đến quá trình xét duyệt là không chấp nhận được đối với những người làm nghề nhà giáo và làm khoa học. Thế nên tôi nghĩ cả hai yếu tố trên đều có vấn đề. Một bên là quy chế pháp lý, một bên là con người.
Còn vấn đề nào khác mà ông vẫn băn khoăn đối với việc xét duyệt giáo sư, phó giáo sư hiện nay không?
Một bất cập nữa nhạy cảm hơn, đó là khía cạnh xã hội của vấn đề. Tôi vẫn nghĩ rằng khi nào vai trò, vị trí xã hội của giáo sư, phó giáo sư còn được “đề cao” và còn có hư danh như bây giờ thì sẽ vẫn còn nhiều tiêu cực trong xét duyệt. Ở các nước khác, giáo sự, phó giáo sư chỉ đơn thuần là chức vụ nghề nghiệp.
Tức là giống như một chức vụ kiểm toán viên, chuyên viên kinh tế bình thường. Có thể xã hội kính trọng giáo sư và phó giáo sư hơn một chút nhưng không làm cho sự kính trọng đó trở thành hư danh quá mức như ở Việt Nam nơi mà truyền thống Nho giáo vẫn còn in đậm.
Có một thực tế đáng buồn là một số người kể cả những người có chức, có quyền cũng cố gắng “vơ” cho mình một chức danh giáo sư, phó giáo sư để cho “oai” và để đánh bóng thêm cho lý lịch bản thân.
Nên bao giờ giáo sư, phó giáo sư ở đúng vị trí của nó trong xã hội, không được đánh giá “cao” như bây giờ, không còn là hư danh mà người ta theo đuổi, chỉ còn lại là tên gọi nghề nghiệp thì mọi việc liên quan đến các chức danh này sẽ không như hiện nay.
Vậy ông đã tìm hiểu quy định của các nước về phong giáo sư, phó giáo sư, ông thấy thế nào?
Tôi thấy ở mỗi nước có hình thức xét duyệt và bổ nhiệm khác nhau. Ở Pháp mô hình của họ gần với Việt Nam hơn. Họ cũng có hội đồng xét duyệt tiêu chuẩn giáo sư cả nước, còn bổ nhiệm là quyền của các trường đại học. Tuy nhiên, ở các nước, như Giáo sư Hoàng Tụy có nhắc đến thì họ dựa hoàn toàn vào hội đồng xét duyệt. Hội đồng xét duyệt không đông nhưng uy tín khoa học lại rất cao, đảm bảo cho chất lượng giáo sư.
Ngoài hội đồng có uy tín, các ứng viên phải có thư giới thiệu của một số nhà chuyên môn nổi tiếng. Những thư đó cũng góp phần đảm bảo chất lượng của giáo sư và phó giáo sư. Ngoài ra, phải khuyết một chức giáo sư nào đó hoặc chức giáo sư xuất hiện do có ngành đào tạo mới, thì khi đó người đạt tiêu chuẩn giáo sư mới được bổ nhiệm.
Số lượng giáo sư và phó giáo sư của các nước rất ổn định, không lan tràn. Nên chất lượng của họ được đảm bảo. Họ cũng có bề dày truyền thống trong việc bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. Nước ta chưa có được cái này.
Xin nói thêm là sự khác biệt giữa chức vụ giáo sư và phó giáo sư ở nhiều nước là rất lớn về tiêu chuẩn, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi. Ở nước ta điều này không thật rõ ràng, nhất là bây giờ giáo sư và phó giáo sư ở nước ta cùng ở trong một ngạch lương như nhau, điều này chứng tỏ các nhà làm luật và làm lương chưa thật sự hiểu rõ sự khác biệt này (và như trên đã đề cập, tiêu chuẩn công bố quốc tế của hai chức danh này trong Dự thảo mới cũng không thật sự cách biệt).
Xin cảm ơn ông!
Nhiều người đã nói về vấn đề này. Quan điểm chung đều thấy các tiêu chuẩn về thành tích nghiên cứu khoa học còn quá thấp, chưa tiến tới chuẩn mực khu vực và quốc tế. Hơn nữa các tiêu chuẩn liên quan đến thành tích đào tạo và sách phục vụ đào tạo rắc rối và gây khó khăn cho những ứng viên chức danh giáo sư và phó giáo sư.
Tôi được phong chức danh giáo sư năm 1991 và liên tục tham gia Hội đồng chức danh giáo sư ngành Công nghệ Thông tin từ năm 2001. Trong hơn 26 năm, tôi đã được chứng kiến toàn bộ tiến trình thăng trầm của quy định tiêu chuẩn phong giáo sư, phó giáo sư cũng như của công việc xét duyệt. Cho nên vừa qua, quan sát một số người phát biểu, tôi thấy họ phát biểu và góp ý có phần cảm tính thiếu khách quan, đó không phải là ý kiến của người trong cuộc.
Hội đồng chức danh giáo sư ngành năm nào cũng xét duyệt một số lượng nhất định các ứng viên. Điều dễ nhận thấy nhất là không ít ứng viên tìm cách lách luật, công bố công trình khoa học ở các tạp chí và ở các kỷ yếu hội nghị khoa học chất lượng rất kém, xuất bản rất nhiều sách phục đào tạo không có giá trị để tính điểm. Nói chung, cái gì lách được là họ lách. Do đó nhiều khi Hội đồng gặp khó khăn trong quá trình xét duyệt.
Một trong những vấn đề vừa gây phiền phức cho những người xứng đáng được xét và vừa là điều mà dư luận luôn cho rằng là nguyên nhân dẫn đến có nhiều giáo sư, phó giáo sư chất lượng kém chính là tiêu chuẩn công trình khoa học quy đổi. Tôi cho rằng tiêu chuẩn này là một “hỏa mù” giữa công trình khoa học đích thực và khoa học rởm, trở nên rất lạc hậu và bất cập. Bởi tất cả đều được quy đồng về một mẫu số.
Trong khi đó, đã gọi là công trình khoa học thì phải có hàm lượng khoa học, phải có yếu tố mới, phát minh, tìm tòi những cái chưa có. Nhưng ở Việt Nam công trình khoa học quy đổi bao gồm cả sách tham khảo, giáo trình, sách hướng dẫn, hướng dẫn nghiên cứu sinh... tất cả những cái này tôi không thấy có hàm lượng khoa học.
Việc đánh đồng như thế này nó làm lẫn lộn, ù xọe ai cũng như ai, người giỏi cũng như người kém, không phân biệt được người nào đích thực là giáo sư, phó giáo sư. Nó cũng làm xuất hiện tràn lan vô cùng nhiều sách giáo trình đại học có chất lượng rất kém, chủ yếu là cóp nhặt và cắt dán, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo đại học ở nước ta.
Điều này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn khi trong các văn bản pháp lý hiện hành tiêu chuẩn về thành tích nghiên cứu khoa học không đòi hỏi phải có công bố trên các công trình tạp chí khoa học quốc tế có uy tín (trong Dự thảo mới có đặt tiêu chuẩn tối thiểu nhưng còn rất thấp và không có cơ sở khoa học: phó giáo sư bằng 2/3 giáo sư về công bố quốc tế, tại sao?), và chức danh giáo sư đòi hỏi nhất thiết phải có sách phục vụ đào tạo.
Trách nhiệm này là của hội đồng chức danh hay tại quy định, thưa ông?
Là do cả hai. Quy định có nhiều kẽ hở, nhưng cũng có trách nhiệm của các hộị đồng chức danh. Bởi tiêu chuẩn chỉ là điều kiện cần, điều kiện cứng, nhưng các hội đồng có thể xem xét, có thể đánh trượt ứng viên nên vai trò của hội đồng rất lớn.
Dư luận xã hội cho rằng sở dĩ chất lượng giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam còn thấp là vì ngoài quy định xét duyệt bất cập ra, một số thành viên các hội đồng chức danh giáo sư có trình độ chuyên môn yếu, và một số thành viên có thể đã nhận tiền của các ứng viên chức danh giáo sư và phó giáo sư trong khi xét duyệt. Cần phải nâng cao chất lượng hội đồng về cả chuyên môn lẫn đạo đức.
Có người có cái nhìn tiêu cực về tất cả các hội đồng nhưng tôi tin nhiều thành viên các hội đồng vẫn có tư cách đúng đắn. Tất nhiên, ai tham gia hội đồng nào thì biết công việc của hội đồng đó. Tôi không rõ là ở các hội đồng khác có chuyện “chạy chọt” hay không, nhưng 16 năm nay tôi chưa nhận một xu nào của ai trong khi xét duyệt.
Có một số người mang tiền đến, tôi bắt mang về. Tôi cho rằng việc nhận tiền từ các ứng viên và đưa tiền của các ứng viên có liên quan đến quá trình xét duyệt là không chấp nhận được đối với những người làm nghề nhà giáo và làm khoa học. Thế nên tôi nghĩ cả hai yếu tố trên đều có vấn đề. Một bên là quy chế pháp lý, một bên là con người.
Còn vấn đề nào khác mà ông vẫn băn khoăn đối với việc xét duyệt giáo sư, phó giáo sư hiện nay không?
Một bất cập nữa nhạy cảm hơn, đó là khía cạnh xã hội của vấn đề. Tôi vẫn nghĩ rằng khi nào vai trò, vị trí xã hội của giáo sư, phó giáo sư còn được “đề cao” và còn có hư danh như bây giờ thì sẽ vẫn còn nhiều tiêu cực trong xét duyệt. Ở các nước khác, giáo sự, phó giáo sư chỉ đơn thuần là chức vụ nghề nghiệp.
Tức là giống như một chức vụ kiểm toán viên, chuyên viên kinh tế bình thường. Có thể xã hội kính trọng giáo sư và phó giáo sư hơn một chút nhưng không làm cho sự kính trọng đó trở thành hư danh quá mức như ở Việt Nam nơi mà truyền thống Nho giáo vẫn còn in đậm.
Có một thực tế đáng buồn là một số người kể cả những người có chức, có quyền cũng cố gắng “vơ” cho mình một chức danh giáo sư, phó giáo sư để cho “oai” và để đánh bóng thêm cho lý lịch bản thân.
Nên bao giờ giáo sư, phó giáo sư ở đúng vị trí của nó trong xã hội, không được đánh giá “cao” như bây giờ, không còn là hư danh mà người ta theo đuổi, chỉ còn lại là tên gọi nghề nghiệp thì mọi việc liên quan đến các chức danh này sẽ không như hiện nay.
Vậy ông đã tìm hiểu quy định của các nước về phong giáo sư, phó giáo sư, ông thấy thế nào?
Tôi thấy ở mỗi nước có hình thức xét duyệt và bổ nhiệm khác nhau. Ở Pháp mô hình của họ gần với Việt Nam hơn. Họ cũng có hội đồng xét duyệt tiêu chuẩn giáo sư cả nước, còn bổ nhiệm là quyền của các trường đại học. Tuy nhiên, ở các nước, như Giáo sư Hoàng Tụy có nhắc đến thì họ dựa hoàn toàn vào hội đồng xét duyệt. Hội đồng xét duyệt không đông nhưng uy tín khoa học lại rất cao, đảm bảo cho chất lượng giáo sư.
Ngoài hội đồng có uy tín, các ứng viên phải có thư giới thiệu của một số nhà chuyên môn nổi tiếng. Những thư đó cũng góp phần đảm bảo chất lượng của giáo sư và phó giáo sư. Ngoài ra, phải khuyết một chức giáo sư nào đó hoặc chức giáo sư xuất hiện do có ngành đào tạo mới, thì khi đó người đạt tiêu chuẩn giáo sư mới được bổ nhiệm.
Số lượng giáo sư và phó giáo sư của các nước rất ổn định, không lan tràn. Nên chất lượng của họ được đảm bảo. Họ cũng có bề dày truyền thống trong việc bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. Nước ta chưa có được cái này.
Xin nói thêm là sự khác biệt giữa chức vụ giáo sư và phó giáo sư ở nhiều nước là rất lớn về tiêu chuẩn, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi. Ở nước ta điều này không thật rõ ràng, nhất là bây giờ giáo sư và phó giáo sư ở nước ta cùng ở trong một ngạch lương như nhau, điều này chứng tỏ các nhà làm luật và làm lương chưa thật sự hiểu rõ sự khác biệt này (và như trên đã đề cập, tiêu chuẩn công bố quốc tế của hai chức danh này trong Dự thảo mới cũng không thật sự cách biệt).
Xin cảm ơn ông!