HIỆN THỰC KỲ ẢO 87/1 (Nghi binh trong chiến tranh)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Khâm phục nghệ thuật nghi binh tài tình chỉ có ở Việt Nam


Nghi binh là gì?


Hỏi: Nghi binh là gì? Xin dẫn chứng một trường hợp nghi binh trong lịch sử Việt Nam.
Huỳnh Hữu Ân (Đường Thủ Khoa Nghĩa, Vĩnh Long)
Nghi binh là hành động giả để che giấu ý định thật nhằm đánh lừa đối phương, khiến đối phương phán đoán sai về lực lượng, kế hoạch tác chiến v.v… của ta, thu hút lực lượng và sự quan tâm của đối phương sang một hướng khác, tạo ra bất ngờ trong chiến đấu.
Chẳng hạn, trong chiến dịch Tây Nguyên mùa xuân 1975, mục tiêu tiến công chính của ta là thị xã Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc ở Nam Tây Nguyên).

Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 1975, ta cho Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 tiến công, pháo kích một số nơi trong hai tỉnh Kontum và Pleiku (nhằm thu hút lực lượng địch về phía Bắc Tây Nguyên), sau đó cho Sư đoàn 968 vào thay, tiếp tục duy trì các hoạt động ở hai tỉnh này (nhằm giam chân chủ lực địch ở lại đây), trong khi đó hai Sư đoàn 10 và 320 bí mật hành quân xuống phía Nam, chuẩn bị tiến công Buôn Ma Thuột. Ở Bắc Tây Nguyên, ta cho mở đường, tổ chức các cuộc di chuyển lực lượng (giả), tung tin (giả) sắp đánh lớn vào thị xã Kontum và Pleiku…

Cả Mỹ lẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đều bị mắc lừa. Địch bố trí phần lớn quân chủ lực ở Bắc Tây Nguyên, lực lượng địch ở Nam Tây Nguyên ít hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho trận đánh thị xã Buôn Ma Thuột (10 và 11-3-1975) của bộ đội ta.
Hoàng Anh
Quang Trung - Nguyễn Huệ với chiến thuật nghi binh, dụ địch
16:25', 19/6/ 2003 (GMT+7)
Nghi binh là một chiến thuật lợi hại trong chiến tranh, với thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, thuật nghi binh được ông nghiên cứu ứng dụng và đem lại hiệu quả chiến thắng cao. Một đặc điểm tiến hành quân sự của Quang Trung-Nguyễn Huệ là luôn nắm vững mặt yếu, mặt mạnh của đối phương trước khi quyết định cách đánh, nhất là trong chiến tranh chống ngoại xâm như trận Rạch Gầm-Xoài Mút, hoặc trận đại phá 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long.

Một trận chiến đấu của quân Tây Sơn.

Với trận Rạch Gầm-Xoài Mút, sau khi Nguyễn Phúc Ánh cầu viện, mùa hạ năm Giáp Thìn (1784) vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương thống lĩnh hai vạn thủy quân và 300 chiến thuyền, hợp cùng đạo quân của Phúc Ánh từ Vọng Các vượt biển sang Gia Định. Mặt khác, vua Xiêm còn phái hai tướng Lục Côn và Sa Uyển đem ba vạn quân theo đường bộ qua Chân Lạp đến Gia Định phối hợp cùng với quân của Chiêu Tăng và Chiêu Sương. Quân Xiêm kéo vào Gia Định một cách rầm rộ. Quân Tây Sơn do tướng Trương Văn Đa chỉ huy vừa đánh chặn, vừa rút để bảo toàn lực lượng và ứng phó với các trận đánh nhỏ của quân Nguyễn Ánh. Nhờ đó, Trương Văn Đa đã chặn được sức tiến của quân giặc và sai Đô Úy Đặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo rõ tình hình Gia Định. Vua Thái Đức liền sai Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân cùng bộ tướng đem đại binh vào tảo trừ. Khoảng đầu năm 1785, hai vạn quân Tây Sơn thiện chiến xuống thuyền vào nam và đổ bộ đóng quân ở Mỹ Tho. Nguyễn Huệ sai Trương Văn Đa giữ thành Gia Định và tự mình đi xem xét địa hình, địa thế và cho người do thám tình hình của địch. Sau khi nắm rõ địa hình địa thế, tình hình quân Xiêm, Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm và Xoài Mút là điểm quyết chiến.
Trong trận đánh này, ngoài lợi dụng thủy triều, Nguyễn Huệ còn áp dụng nghệ thuật nghi binh khá linh hoạt. Các tướng Xiêm biết quân Tây Sơn ít hơn, thế nào Nguyễn Huệ cũng dùng chiến thuật nghi binh. Tuy vậy, khi trận đánh xảy ra chúng lại hoàn toàn bất ngờ. Quân Tây Sơn không chỉ mai phục sẵn ở hai bên bờ sông, mà trong đêm trăng mờ mờ quân của Võ Văn Dũng vừa đánh vừa lui. Một bộ phận quân Tây Sơn hai bên bờ cùng hợp lực với Dũng chặn giặc. Quân Xiêm nhận định: toàn bộ quân Tây Sơn đã lộ diện. Vì vậy, không còn gì chần chờ nữa, tướng Xiêm đốc thúc ba quân đuổi theo thủy quân Võ Văn Dũng. Thuyền Giặc cứ theo ánh sáng đèn của thủy quân Tây Sơn mà đuổi, chúng không biết rằng trên đường rút lui để dụ địch, thủy quân của Võ Văn Dũng đã dần dần tắt đèn tấp sang hai bên bờ chui vào các ngách sông. Quân Xiêm đuổi tới nơi thì thấy chỉ có mấy chiếc, biết là đã trúng kế Tây Sơn. Khi quân Xiêm lọt vào trận địa bày sẵn, Nguyễn Huệ đốc thúc thủy quân từ các nhánh sông đổ ra đánh. Đồng thời, súng đại bác trên cù lao Thới và hai bên bờ sông nã liên hồi vào thuyền giặc. Tướng Xiêm Chiêu Sương hoảng hốt cho dừng thuyền lại, nhưng bị thủy quân Tây Sơn từ các nhánh sông nhỏ đổ ra vây chặt. Như vậy, phía trước, phía sau, hai bên, ngay cả trên đầu quân Xiêm đều bị đánh. Thuyền trước thuyền sau của quân Xiêm dồn cục, rối loạn hàng ngũ, chiếc bị đánh đắm, chiếc va chạm nhau vỡ nát, quân sĩ lớp nhảy xuống nước bị chết chìm, lớp bị giáo đâm, gươm chém... thất bại nặng nề. Còn đạo quân bộ cũng bị quân Tây Sơn phục đánh tan, tướng Xiêm là Lục Côn bị Bùi Thị Xuân chém rơi đầu. Trong trận đánh này, với lực lượng khoảng ba vạn quân thủy bộ, Nguyễn Huệ đã tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm và 300 thuyền chiến. Tướng Xiêm Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng Sạ Uyển kéo tàn quân chạy về Xiêm, còn Nguyễn Phúc Ánh chạy trốn ra Hà Tiên.
Bí mật, nghi binh, dụ địch vào chỗ hiểm yếu để tiêu diệt là chiến thuật quan trọng của Nguyễn Huệ. Trong trận Đống Đa đại phá 29 vạn quân nhà Thanh là một ví dụ. Ngày 20 tháng chạp, khi đại binh Tây Sơn do Quang Trung-Nguyễn Huệ chỉ huy hành quân đến núi Tam Điệp, các tướng Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan Văn Lân đến chịu tội (vì đã lui binh cho quân Thanh tràn đến Thăng Long). Tưởng đắc tội, không ngờ nhà vua cười: "Lui quân để tránh thế giặc, trong khuyến khích tướng sĩ, ngoài làm cho giặc phấn khích, kiêu ngạo, dụ địch vào chỗ hiểm yếu của ta như thế là phải. Các khanh không có tội chi cả. Chúng nó sang đây là mua lấy cái chết đó thôi, ta đã định mẹo cả rồi". Không những thế, để trưởng dưỡng thêm lòng kiêu căng của địch, nhà vua còn sai Trần Danh Bình cầm đầu sứ bộ tám người mang lễ vật và thư đến tha thiết xin Tôn Sĩ Nghị dừng quân để tra xét rõ: vì sao Tây Sơn phải thay quyền nhà Lê. Sứ bộ còn trả lại cho Tôn 40 người Trung Hoa do tướng cướp Đắc Thiện Tống bắt và sau đó quân Tây Sơn bắt được Tống. Quả thật, Tôn Sĩ Nghị kiêu căng sai chém đầu Trần Danh Bình, luôn cả Đắc Thiện Tống và cầm tù đoàn sứ giả. Trong lúc đó, vua Quang Trung bí mật chỉnh đốn quân tướng, chuẩn bị chiến trận, quyết một trận đuổi giặc Thanh ra khỏi bờ cõi. Vào sáng 30 tháng chạp, trước khi truyền lệnh ba quân xuất quân, nhà vua nói: "Ta đến mà địch không biết là địch ngủ ta thức, ta đánh mà địch không đề phòng là ta chém kẻ tay không. Ta nhất định thắng...". Chính yếu tố bí mật, địch quân không nắm được lực lượng của ta lại thêm thói khinh thường, đến khi ta bất ngờ tấn công thì không còn kịp chống đỡ, đã làm nên chiến thắng Đống Đa lịch sử của vua Quang Trung.
Bằng chiến thuật nghi binh, trong lần kéo quân ra bắc đầu tiên với danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh, thủy quân Tây Sơn bị quân của chúa Trịnh Khải vây phục trên sông Vị Hoàng. Gặp gió đông thổi mạnh, Nguyễn Huệ sai lấy tượng gỗ để trên mấy chiếc thuyền, rồi cho đánh trống, kéo cờ, thả thuyền cho trôi đi. Tướng của Trịnh Khải là Đinh Tích Nhưỡng, tưởng quân Tây Sơn tới đánh bèn dàn thuyền chiến, rồi truyền quân sĩ lấy súng bắn cho đến khi hết đạn mới biết người trên thuyền là tượng gỗ. Lúc này, quân Nguyễn Huệ ùa tới đánh, quân Nhưỡng không chống cự nổi phải bỏ thuyền mà trốn. Các cánh quân khác của chúa Trịnh cũng bị đánh tan, thành Sơn Nam bị hạ.
Cái tài của Quang Trung-Nguyễn Huệ là luôn tìm hiểu kỹ đặc điểm của tướng giặc, tình hình quân lính địch để có chiến thuật dẫn dụ, nghi binh phù hợp đưa đối phương vào thế bị động, bất ngờ bị tấn công, không chống đỡ kịp với quân Tây Sơn vốn gan dạ và dũng mãnh.
. Hữu Vinh

Đòn nghi binh chiến lược

31/01/2018 06:52

Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh nằm trong tổng thể kế hoạch nghi binh chiến lược Tết Mậu Thân 1968, được thực hiện toàn diện, chặt chẽ, hiệu quả và bí mật tuyệt đối

Tháng 6-1967, Bộ Chính trị chỉ thị Trung ương Cục và các khu ủy toàn miền Nam phải kiên quyết giành ưu thế quân sự, chính trị; tiến lên và buộc địch phải chuyển vào thế phòng ngự trên ba chiến trường quyết định.
Thu hút địch ra Đường 9
Chiến trường thứ nhất là Sài Gòn - Chợ Lớn và miền Đông Nam Bộ: Thực hiện bao vây chặt Sài Gòn - Chợ Lớn, buộc địch phải phân tán một lực lượng quan trọng, tiêu diệt từng đơn vị lớn quân Mỹ, quân đội Sài Gòn ở các vùng rừng và giáp ranh TP.
Chiến trường thứ hai là từ Đường 9 qua Trị - Thiên đến Quảng Đà, Quảng Nam: Phải căng địch ra và đánh mạnh vào thủy quân lục chiến Mỹ ở hai đầu; tiêu diệt một bộ phận quan trọng thủy quân lục chiến Mỹ, đánh quỵ 2 sư đoàn quân đội Sài Gòn, đánh phá các căn cứ lớn của địch ở Đường 9, cắt đứt đường giao thông huyết mạch, buộc địch phải chuyển vào phòng ngự bị động trên toàn Vùng chiến thuật 1.
Chiến trường thứ ba là đồng bằng, giáp ranh Khu 5 và Tây Nguyên: Bao vây, tiến công mạnh các căn cứ và đường giao thông chiến lược của địch; tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân địch, đánh quỵ các sư đoàn 2 và 22 quân đội Sài Gòn...
Đòn nghi binh chiến lược - Ảnh 1.
Một đoạn Đường 9 (nay là Quốc lộ 9A) qua thị trấn Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị) ngày nay Ảnh: HÀ PHONG
Trung tuần tháng 11-1967, phía ta nhận thấy Mỹ đã biết nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 12-1965) là ta tranh thủ tìm kiếm một số thắng lợi quân sự nhằm làm chuyển biến cục diện chiến tranh, phục vụ thương lượng. Từ đó, Mỹ đánh giá ta không đủ khả năng làm một "Điện Biên Phủ 1968". Kế hoạch nghi binh là phải khiến địch tin chắc vào đánh giá trên của chúng. Cục Tác chiến đã dự thảo kế hoạch nghi binh chiến lược phục vụ tổng công kích - tổng khởi nghĩa; đồng thời xây dựng một loạt kế hoạch nghi binh của trung ương, của các địa phương, phối hợp cả các cơ quan Cục Tình báo, Bộ Ngoại giao, cơ quan lãnh đạo báo chí... Ngày 14-11-1967, kế hoạch được đồng chí Văn Tiến Dũng thông qua.
Trên Mặt trận Đường 9, ta xác định dùng đòn tiến công của bộ đội chủ lực nhằm thu hút, phân tán lực lượng, tiêu diệt địch. Chiến dịch do Bộ Quốc phòng mở và trực tiếp chỉ đạo, sử dụng hơn 4 sư đoàn chiến đấu hiệp đồng binh chủng; tiến công 3 trung đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến, Sư đoàn 1 kỵ binh không vận Mỹ và một số lực lượng khác của quân đội Sài Gòn. Vận dụng phương pháp tác chiến là phong tỏa cảng Cửa Việt, tiêu diệt các cứ điểm vòng ngoài nhằm cô lập quân Mỹ ở thung lũng Khe Sanh; bao vây lực lượng địch phòng ngự, tiêu diệt lực lượng địch ứng cứu giải tỏa bên ngoài, đe dọa tiêu diệt buộc địch phải rút khỏi Khe Sanh.
Khe Sanh giống như "cái mỏ neo" trong bản đồ quân sự của Mỹ, là trung tâm chỉ huy của hàng rào điện tử McNamara, phòng tuyến chống xâm nhập hiện đại nhất ở bờ Nam sông Bến Hải. Khe Sanh - Quảng Trị được xây dựng thành một tập đoàn phòng ngự mạnh, liên hoàn, kiên cố nhất của Mỹ ở địa đầu miền Nam Việt Nam. Quân Mỹ đang có ý định "thả mồi ngon" để lừa ta phải chiến đấu theo cách đánh quy ước, vốn là sở trường của quân Mỹ. Khe Sanh được kỳ vọng sẽ là "nam châm hút quân Bắc Việt", để Mỹ dùng ưu thế hỏa lực tiêu diệt trong một thế trận "Điện Biên Phủ đảo ngược".
Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo khéo léo để lộ kế hoạch với địch, thực hiện một bước nhỏ trong toàn bộ kế hoạch nghi binh; một mặt chỉ đạo Đảng ủy Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ; mặt khác, chỉ đạo cơ quan báo chí phát thanh hạn chế tuyên truyền những trận đánh đô thị mà tập trung vào những hướng nghi binh.
Ngày 6-12-1967, Quân ủy Trung ương quyết định lập Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh. Đồng chí Lê Quang Đạo, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy; Trần Quý Hai, Phó Bí thư, Tư lệnh.
Không được mất Khe Sanh
Từ ngày 20-1, quân ta mở chiến dịch tiến công Đường 9 - Khe Sanh, từ Cửa Việt đến biên giới Việt Nam - Lào, với lực lượng tương đương quân đoàn tăng cường, do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ đạo.
Rạng ngày 21-1-1968, pháo binh phát hỏa mở màn chiến dịch, phong tỏa cảng Cửa Việt, tiêu diệt các căn cứ Hướng Hóa, Huội San, đánh thiệt hại lực lượng Mỹ trên Đường 9... Sức ép của ta ngày càng tăng làm cho Bộ Tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam lo ngại, phải tăng quân lên 43 tiểu đoàn chủ lực với tổng quân số 69.490 lính, ném bom Khe Sanh và khu vực giới tuyến, thiếp lập một sở chỉ huy tại Phú Bài (Huế) để chỉ huy lực lượng đánh trả. Sau 170 ngày đêm, ta diệt và bắt sống 11.900 tên địch, phá hủy 78 xe quân sự, bắn cháy và phá hủy 197 máy bay các loại, bắn chìm, hỏng 80 tàu vận tải của địch...
Những động thái trên càng khiến Tổng thống Johnson nhận định Khe Sanh sẽ là "Điện Biên Phủ" thứ hai và đã triển khai làm cả sa bàn Khe Sanh ở Washington, thậm chí còn yêu cầu tướng Oétmolen - Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam - phải ký giấy cam đoan không được để mất Khe Sanh vì đó là danh dự của nước Mỹ. Mỹ đã sử dụng các lực lượng của Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến và Sư đoàn 1 kỵ binh không vận cùng pháo binh và không quân không hạn chế, kể cả máy bay chiến lược B52 tại Khe Sanh...
- Tít bài do Tòa soạn đặt; nội dung dẫn từ tài liệu tại hội thảo khoa học về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, do Bộ Quốc phòng phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TP HCM tổ chức.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt các mục tiêu: tiêu diệt một phần lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ và quân đội Sài Gòn, giành quyền kiểm soát Khe Sanh, không còn căn cứ nào có thể uy hiếp trực tiếp tuyến đường cùng dòng hàng đưa ra tiền tuyến; giam chân, thu hút lực lượng tinh nhuệ của Mỹ - quân đội Sài Gòn, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn miền Nam thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thắng lợi.

Đòn nghi binh điểm huyệt huyền thoại

(Chinhphu.vn) - Sau 40 năm, Chiến dịch Tây Nguyên vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn, với đòn đánh hết sức thần thoại, bí ẩn và quyết định thành công của Chiến dịch. Đó là đòn nghi binh chiến dịch, mang tính chiến lược Tây Nguyên.
PGS. TS. Đại tá Trần Ngọc Long. Ảnh: VGP/Phương Liên
PGS. TS. Đại tá Trần Ngọc Long (Viện Lịch sử quân sự) đã khẳng định điều này trong cuộc trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về chiến lược giải phóng Tây Nguyên, trận mở màn mang tính chất quyết định để thống nhất đất nước năm 1975. Đòn nghi binh, bí ẩn ngay từ ngày đầu chuẩn bị chiến dịch với những tiếng gõ ma-níp "tạch, tạch, tè" nhè nhẹ của các anh lính báo vụ Mặt trận B3, nhưng đầy sức hút ma lực đối với tình báo đối phương; điều binh thần tốc, táo bạo cũng được thực hiện trong đòn nghi binh ngay từ cuối năm 1974, khi Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn quyết định dùng Sư đoàn 471 ô tô vận tải, công khai vận chuyển tốc hành Sư đoàn bộ binh 968 quân tình nguyện Nam Lào lật cánh về Bắc Tây Nguyên.
Từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ Tổng Tư lệnh đã tăng cường cho Mặt trận Tây Nguyên các sư đoàn bộ binh và nhiều đơn vị binh chủng, đồng thời tiến hành các hoạt động nghi binh lừa địch.
Sư đoàn 968 (thiếu Trung đoàn 39) lúc bấy giờ đang đứng chân tại Nam Lào, được lệnh phải có mặt ở Tây Nguyên trước ngày 6/1/1975 để nhận nhiệm vụ. Khi sư đoàn về đến Tây Nguyên, tướng Hoàng Minh Thảo thay mặt Bộ Chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cụ thể cho Sư đoàn 968: Nhanh chóng thay cho Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320A đang đứng chân trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum để hai sư đoàn này cơ động về hướng chính làm nhiệm vụ.
Yêu cầu mà Bộ Tư lệnh chiến dịch đặt ra là khi thay phiên, các đơn vị phải tuyệt đối giữ bí mật, không để địch nghi ngờ hoặc phát hiện việc ta đã rút hai sư đoàn đó đi. Với Sư đoàn 968, bằng mọi biện pháp, Sư đoàn phải thu hút sự tập trung đối phó của địch lên hướng Bắc Tây Nguyên, ghìm chân địch ở hướng này càng lâu càng tốt cho đến ngày hướng chính nổ súng.
Để giữ bí mật, Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320A không sử dụng vô tuyến diện để liên lạc. Theo quy ước chung trong lúc thay phiên, Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320A để lại toàn bộ các mật danh vô tuyến liên lạc, Bộ và Sư đoàn 968 giữ mối liên lạc thường xuyên như cũ. Ngày 17/1/1975, Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320A di chuyển hết lực lượng về Nam Tây Nguyên nhận nhiệm vụ mới mà địch vẫn tưởng hai sư đoàn chủ lực này của ta còn đang ém quân sát Pleiku và Kon Tum.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sư đoàn 968 sử dụng một tiểu đoàn tăng cường vào đánh giao thông trên đường 19, đoạn từ Thanh An, Bầu Cạn kéo dài từ đường 19 đến đường 21, cắt đứt vận chuyển tiếp tế của địch, buộc địch phải sử dụng lực lượng chủ lực giải tỏa và bảo vệ giao thông vận chuyển, hình thành thế bao vây, chia cắt Pleiku, cô lập chi khu quận lỵ Thanh An, Lệ Ngọc; làm sẵn các trận địa pháo ở các khu vực điểm cao 946, bắc Ngọc Quặn (Kon Tum) và bắc đường 5A (Plâyku), chuẩn bị trước các điều kiện xạ kích để khi được lệnh, sẽ bắn vào thị xã Kon Tum, sân bay Củ Hanh và La Sơn; mở đường mới ở tây Pleiku, bắc đường 5A đến điểm cao 734, mở đường ở nam Lệ Ngọc, nam Thanh An ra sát đường 14 (cách đường 14 khoảng 4 km), sửa chữa đường 220 xuống đến bắc thị xã Kon Tum; đồng thời, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để sẵn sàng giải phóng Kon Tum, Pleiku.
Để tăng cường sự lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch tiến công chiến lược Xuân 1975, đặc biệt là bảo đảm cho chiến dịch Tây Nguyên, với trận mở màn then chốt Buôn Ma Thuột, giành thắng lợi, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định cử các đồng chí Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng, Đinh Đức Thiện - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Lê Ngọc Hiền - Tổng Tham mưu phó và một số cán bộ của Bộ Tổng tham mưu vào chiến trường, hình thành bộ phận đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh ở chiến trường miền Nam (mang mật danh Đoàn A75). Như vậy, cơ quan chỉ huy quân sự của Bộ Tổng Tư lệnh - Bộ Tổng tham mưu đã được hình thành ở cả phía trước và phía sau, vừa sâu sát mặt trận, nắm bắt diễn biến tình hình tại chỗ; vừa bao quát ở tầm chiến lược, đảm bảo chỉ huy đúng đắn, kịp thời.
Trước ngày đoàn lên đường, các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái có cuộc họp bàn về cách đánh trong chiến dịch Tây Nguyên; tất cả đều thống nhất: Đòn tiến công chiến lược đầu tiên phải tranh thủ bất ngờ, tập trung cao độ giải quyết Buôn Ma Thuột, bảo đảm chắc thắng trận đầu; tiếp đó, nhanh chóng phát huy thắng lợi, tiến công liên tục, tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch, giải phóng và giữ cho được địa bàn chiến lược quan trọng ở Tây Nguyên. Để đảm bảo bí mật, theo quy ước, đồng chí Võ Nguyên Giáp có mật danh là Chiến; đồng chí Văn Tiến Dũng mang mật danh là Tuấn; các đồng chí thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu, các Tổng cục Chính trị, Hậu cần đều có mật danh riêng.
Chiếm được thị xã Buôn Ma Thuột, ta có điều kiện đẩy mạnh tiến công địch trên các hướng theo đường 14 ra hướng bắc, ta có thể uy hiếp thị xã Pleiku; vào hướng nam, ta có thể đánh chiếm Gia Nghĩa và tiến vào Nam Bộ; theo hướng tỉnh lộ 7B, ta có thể tiến công thị xã Cheo Reo và từ đó phát triển về Tuy Hòa; theo đường 21, ta có thể tiến xuống Nha Trang và Cam Ranh, cắt đôi miền Nam - điều mà chính quyền Sài Gòn lo sợ nhất lúc bấy giờ. Như vậy, đòn tiến công Buôn Ma Thuột đã “điểm trúng huyệt”, làm rung động thế trận của địch, tạo ra đột biến về chiến dịch, dẫn đến đột biến về chiến lược, gây tác động dây chuyền, tạo thời cơ cho những trận then chốt tiếp theo, tạo nên bước ngoặt quyết định của sự phát triển chiến dịch và cả chiến lược. Chính vì thế, báo chí Sài Gòn, đặc biệt báo chí các nước tới tấp đưa tin, bình luận về trận Buôn Ma Thuột, coi trận Buôn Ma Thuột là một thắng lợi thần kỳ. Báo Le Mon (Pháp) số ra ngày 21/3/1975 viết: “Trong vài ngày, bản đồ quân sự miền Nam bị đảo lộn. Chỉ có trận Buôn Ma Thuột mà khiến cho mảng cấu trúc do chế độ Thiệu dựng lên bị sụp đổ”.
Trong 5 ngày (từ ngày 14-18/3/1975), bằng 4 trận tiến công trong hành tiến trên chặng đường dài khoảng 50 km, Sư đoàn 10 và các lực lượng phối thuộc đã tiêu diệt Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động số 21, đập tan ý định phản kích của lực lượng dự bị Quân đoàn 2, góp phần quan trọng thúc đẩy chiến dịch phát triển.
5 giờ sáng ngày 17/3/1975, các mũi tiến công của Trung đoàn 19 đồng loạt nổ súng đánh vào quận lỵ Thanh An, nhanh chóng tiêu diệt quân địch đồn trú ở đây, bắt hơn 100 tên. Số còn lại bỏ chạy về Bàu Cạn. Trung đoàn 19 phát triển tiến công giải phóng Bàu Cạn, Hòn Rồng. Cùng ngày, Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 29 cắt đường 14 (đoạn từ Tân Phú đi Chư Thoi), chặn đánh Tiểu đoàn 153 bảo an, diệt 52 tên, bắt 14 tên, thu 23 súng các loại. 11 giờ 30 phút ngày 17/3, Trung đoàn 95A chủ lực Quân khu 5 và Trung đoàn 19 tiến vào giải phóng Pleiku, Trung đoàn 29 giải phóng Kon Tum. Ngày 19/3, Bộ Tư lệnh Mặt trận lệnh cho Sư đoàn 968 đưa Trung đoàn 29 về làm nhiệm vụ tiếp quản Buôn Ma Thuột.
Đêm 19/3, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320A họp nhận định; ta đã cơ bản tiêu diệt quân địch ở Tây Nguyên (trừ Liên đoàn 6 biệt động quân và một bộ phận Thiết đoàn 19 vượt qua trước). Ta loại khỏi chiến đấu hơn 4.000 tên địch, bắt sống 3.000 tên, thu nhiều súng đạn, phá hủy hầu hết trang bị và phương tiện của Quân đoàn 2 quân đội Sài Gòn.
Chính từ chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên đã góp phần đưa tướng Hoàng Minh Thảo, tướng Vũ Lăng, các tướng lĩnh Bộ Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên đi vào huyền thoại lịch sử Việt Nam. Trong tác chiến, Tổng hành dinh của ta và trực tiếp tại chiến trường là Đại tướng Văn Tiến Dũng, tTướng Hoàng Minh Thảo đã từng bước, từng bước chuyển hóa chiến dịch thành chiến lược, dẫn dụ đối phương, bắt đối phương tự dấn thân vào mê hồn trận thực thực giả giả như trong truyện cổ tích của đòn nghi binh chiến lược; buộc đối phương phải điều binh khiển tướng theo thế cờ mà ta đã xếp đặt.
Phương Liên (ghi)

Giải phóng Sài Gòn: Đòn nghi binh từ sông Đáy

Từ tấm bản đồ của viên Tổng tham mưu trưởng tháo chạy, câu chuyện của chúng tôi mở ra với đòn nghi binh xuất sắc của quân đội nhân dân Việt Nam trong những ngày tháng cuối cùng tiến vào sào huyệt của địch.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Vũ Trọng Thướng, nguyên Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn I bình dị trong bộ pijama tiếp chúng tôi trong góc vườn nhỏ của nhà ông.
Trong câu chuyện về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giọng của ông lúc hứng khởi tràn đầy khí thế của anh giải phóng quân tiến vào thành phố Sài Gòn năm xưa, khi chậm rãi khúc triết nhắc đến những chi tiết trọng yếu của đòn nghi binh chiến thuật.
Và từ tấm bản đồ của viên Tổng tham mưu trưởng tháo chạy, câu chuyện của chúng tôi mở ra với đòn nghi binh xuất sắc của quân đội nhân dân Việt Nam trong những ngày tháng cuối cùng tiến vào sào huyệt của địch.

Đại tá Vũ Trọng Thướng
Đại tá Vũ Trọng Thướng
Đại tá Vũ Trọng Thướng, nguyên Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn I giản dị trong cuộc sống đời thường.
“Khi chúng tôi tiến đánh Bộ tổng tham mưu quân ngụy và chiếm được tòa nhà này. Tấm bản đồ tác chiến của Cao Văn Viên (Đại tướng, Tổng tham trưởng quân lực Việt Nam cộng hòa, đã tháo chạy vào ngày 28/4/1975. PV) vẫn đặt cạnh sa bàn của ông ta.
Trên bản đồ đầy kí hiệu việc bố trí binh hỏa lực của quân đội Sài Gòn (chế độ cũ), còn có một dấu hỏi chấm (?) tô đậm màu đỏ về sự “mất tích” của Sư đoàn 308, Quân đoàn I của quân đội nhân dân Việt Nam” ông Thướng kể lại.
Tận mắt chứng kiến tấm bản đồ tác chiến của Cao Văn Viên đánh dấu hỏi chấm về sự di chuyển của Sư đoàn 308, Đại tá Vũ Trọng Thướng cảm nhận sự lý thú của nghệ thuật nghi binh, và vì là người trong cuộc nên ông không hề bất ngờ. Thời điểm đó ông là Phó chính ủy Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B nay là Sư đoàn 390, Quân đoàn I.

Cao Văn Viên
Cao Văn Viên
Cao Văn Viên, Đại tướng, Tổng tham trưởng quân lực Việt Nam cộng hòa (chế độ cũ), đã tháo chạy vào ngày 28/4/1975 trước ngày quân đội chế độ cũ đầu hàng.
Trong thế tấn công vũ bão của quân giải phóng vào đầu năm 1975, đặc biệt là sau khi chúng ta giải phóng Tây Nguyên, bộ chỉ huy tối cao ở Hà Nội nhận định có thể giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
Nên tháng 3/1975 toàn bộ Quân đoàn I của quân đội nhân dân Việt Nam khi đó đang đứng chân ở Bắc và Trung Trung Bộ được lệnh rút hết ra Bắc và toàn quân đoàn “phải” đắp đê sông Đáy đoạn ở Hà Nam và Ninh Bình ngày nay.
“Việc ta rút Quân đoàn I ra Bắc nhằm nghi binh đối phương khiến họ phân vân, khó nhận định trong việc ta có tập trung quân giải phóng niềm Nam ngay trong mùa hè năm 1975. Nhưng đó chỉ là yếu tố bước đầu”, Đại tá Thướng cho hay.
“Trong số các sư đoàn chủ lực của ta, quân lực VNCH đánh giá rất cao và ngán nhất Sư đoàn 308 thuộc Quân đoàn I.
Đây là sư đoàn thiện chiến từ thời chống Pháp và ở đâu xuất hiện sư đoàn này là ở đó thường xảy ra chiến đấu ác liệt. Rút Quân đoàn I ra Bắc thì cũng tương tự như việc ém Sư đoàn 308 vậy”, Đại tá Thướng cho biết thêm.
Câu chuyện tiếp tục với những điểm nhấn trong thuật nghi binh linh hoạt của quân đội nhân dân Việt Nam. Khi Quân đoàn I đang cật lực đắp đê sông Đáy và cán bộ, chiến sĩ không hay biết gì về nhiệm vụ sắp tới thì nhận lệnh tối mật từ “tổng hành dinh Hà Nội” là toàn bộ quân đoàn hành quân ngược vào miền Trung và điểm đứng chân là Vinh.

Xe tăng quân giải phóng tiến vào nội thành Sài Gòn ngày 30/4/1975
Xe tăng quân giải phóng tiến vào nội thành Sài Gòn ngày 30/4/1975
“Chúng tôi lặng lẽ, gấp rút lên tàu trong đêm. Nhận lệnh là lên đường ngay, không mang thứ gì, tất cả để lại cho địa phương”, Đại tá Thướng nhớ lại.
Từ Vinh, Quân đoàn I phải thần tốc hành quân vào Nam và cũng từ đây, Sư đoàn 308 “mất tích”. Việc Sư đoàn 308 “mất tích” không chỉ bất ngờ với đối phương mà còn tạo điều kiện cho các sư đoàn khác của Quân đoàn I ào ạt, băng rừng, thần tốc tiến về Sài Gòn để cùng với các cánh quân siết chặt gọng kìm, giáng những đòn sấm sét vào “lô cốt” Sài Gòn, đập tan chế độ cũ giải phóng đất nước.
“Trong tác chiến, việc hành binh phải bất ngờ, táo bạo và bí mật. Gian khổ thì không nói vì đó là điều hiển nhiên với người lính. Quân đoàn I từ miền Trung ra miền Bắc, từ miền Bắc lại vào miền Trung, rồi từ Miền Trung vào miền Nam…
Để có chiến thắng chung phải có cuộc hành binh gian khổ, thần tốc, bí mật…cộng với đòn nghi binh linh hoạt như vậy”, Đại tá Thướng nhấn mạnh.
Trong “hang hùm” của Cao Văn Viên còn “sót” lại sổ công tác, gậy chỉ huy cấp tướng cùng nhiều tài liệu quân sự khác…,nhưng riêng tấm bản đồ tác chiến để lại ấn tượng đặc biệt với Đại tá Vũ Trọng Thướng.
“Trong lịch sử quân sự nước nhà, nghệ thuật nghi binh được sử dụng rất hiệu quả trong các cuộc chiến tranh. Trực tiếp chứng kiến “đòn nghi binh sông Đáy” trên bản đồ của Cao Văn Viên đến giờ mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn tâm đắc…”, Đại tá Vũ Trọng Thướng bày tỏ.
Theo Infonet

Giỏi nghi binh, Trung Quốc thình lình chiếm biển

TQ không hề “vô tư” khi ráo riết rủ rê cộng đồng quốc tế, đầu tư trên 40 tỷ đô la để chuẩn bị cho “Con đường tơ lụa trên biển”. Và, TQ cũng không ngẫu nhiên ra sức tạo ảnh hưởng mạnh mẽ ở tổ chức UNESCO.
LTS: Ngoài việc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ còn có nhiều động thái mới trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông như tiếp tục đưa giàn khoan Hải Dương 981 lượn lờ trong vùng chồng lấn, TQ cũng đamg ráo riết vận động các quốc gia khác trong đó có Việt Nam thành lập “quỹ đầu tư” để tái thiết lập “Con đường tơ lụa trên biển” lên đến 40 tỷ USD…
Để hiểu rõ hơn câu chuyện này, Tuần Việt Nam đã trò chuyện với GS.TS Nguyễn Tấn Anh, chuyên gia về UNESCO, nguyên Giám đốc Trung tâm UNESCO Khoa học, Công nghệ và Tư vấn đầu tư phát triển tại VN,  nguyên thành viên của UB điều phối hợp tác Kinh tế Indonsia và các nước CPC, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Thưa TS. các động thái của TQ hiện nay là chiến thuật và chiến lược gì trong việc giải quyết tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông?
GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Thật ra các động thái này của TQ theo chuyên ngành Khoa học Chính trị và Khoa học Quân sự gọi là các “kế hoạch”, các “chiến dịch”, các “chiến thuật” trong một “chiến lược” dài hạn mà TQ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và rất lâu để độc chiếm Biển Đông.
Biển Đông, Trung Quốc, Con đường tơ lụa trên Biển, Đảo nhân tạo,
Các đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở các bãi đá chiếm của Việt Nam tại Trường Sa nhằm mục đích áp đặt việc thực thi cái gọi là đường lưỡi bò để chiếm trọn Biển Đông. Trong ảnh là Đá Chữ Thập của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm và cải tạo đất, xây thành đảo nhân tạo - Ảnh: CSIS/IHS Jane’s
Tùy theo tình hình và điều kiện khách quan và chủ quan mà TQ có thể triển khai các “kế hoạch”, các “chiến dịch”, các “chiến thuật” sao cho có “hiệu quả” hay để “chiến thắng”. Ở đây chúng ta phải thừa nhận TQ làm gì cũng có “kế hoạch” rất bài bản bên cạnh các “chiến thuật” gây bất ngờ cho đối phương dù đối phương có thể đã biết trước ý đồ của TQ.
Ấn Độ đã hoàn toàn bị bất ngờ khi bị TQ tấn công vào năm 1962. Liên Xô là siêu cường trong thế kỷ 20 cũng đã bị TQ bất ngờ tấn công vào tháng 3/1969 vào đảo Damansky trên sông Ussuri. Việt Nam cũng từng bị bất ngờ hồi cuối thập niên 1979 và hồi năm 1988 khi họ chiếm đảo Gạc Ma.
TQ rất giỏi “nghi binh” với dư luận thế giới. Năm 2014, TQ đưa giàn khoan HD 981 xuống vùng biển của VN, họ đã tập trung dư luận vào đó. Cũng trong thời điểm này, họ đã tập trung nhân lực, vật lực âm thầm xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Khi cả thế giới nhận ra thì  bãi cạn kia đã biến thành đảo với diện tích 1.200 ha! Theo tính toán của chuyên gia Nga Vasily Kashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, diện tích đảo do TQ xây dựng lớn hơn tất cả các hòn đảo tự nhiên trong vùng cộng lại.
Mặc dù đã tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thậm chí cả khu vực biển Đông (tức “đường chín đoạn”) là thuộc TQ nhưng chưa có một quốc gia nào trên thế giới chính thức công nhận. Với các động thái này TQ muốn khẳng định với thế giới thông qua LHQ, một tổ chức Liên chính phủ mà TQ có nhiều quyền hạn hơn các nước cùng tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là màn mở đầu của TQ trong tiến trình pháp lý để chính thức tuyên bố chủ quyền lãnh hải của TQ ở biển Đông.
Động thái tiếp theo có thể họ sẽ đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra các tổ chức quốc tế khác bên cạnh việc tiếp tục củng cố hồ sơ “Con đường tơ lụa trên biển” để trình lên UNESCO. Nên nhớ, UNESCO đã công nhận dự án con đường này rồi.
Theo ông, có phải các động thái liên tục đưa giàn khoan Hải Dương 981, giàn khoan Hưng Vượng hay tàu Đông Phương Hồng 2,… ra Biển Đông chỉ làm nhiệm vụ như TQ công bố không?
GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Không ai ngây thơ nghĩ như vậy!
Các chuyên gia nghiên cứu quốc tế về biển Đông đều khẳng định, TQ đang che đậy một số mục đích khác mà trong đó là “khảo cổ”,  tức là xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm “ngụy tạo” chứng cứ trên Biển Đông để củng cố hồ sơ pháp lý và khoa học nhằm khởi kiện Việt Nam ra Tòa án Công lý quốc tế của LHQ [1] và đệ trình “Con đường tơ lụa trên biển” lên UNESCO để công nhận là “Di sản thế giới” của TQ. Thông qua đó xác lập chủ quyền lãnh hải của TQ ở Biển Đông. Đây là “đường đi” tới mục đích độc chiếm biển Đông của TQ…
Được biết TQ đã phản đối quyết liệt Nhật Bản trình di sản lên UNESCO. Ông có biết, thế giới đã có tiền lệ dùng ảnh hưởng của tổ chức UNESCO để phục vụ cho mục đích khẳng định chủ quyền hay mục đích chính trị nào khác chưa?
GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Trong bài phỏng vấn lần trước, tôi đã đưa ra 2 trường hợp điển hình sử dụng “con đường UNESCO” là tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và CPC và trường hợp Palestine. Tôi vắn tắt nhắc lại thế này.
Tranh chấp ngôi đền Preah Vihear nằm giữa biên giới Thái Lan và CPC kéo dài từ lâu. Năm 2007, CPC làm hồ sơ đệ trình lên UB di sản thế giới của UNESCO đề nghị công nhận di sản cho đền Preah Vihear. Ngày 7/6/2008, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã tiến hành họp tại Canada và thông qua công nhận ngôi đền này là di sản văn hóa thế giới. Mặc nhiên đây được xem là di sản thế giới thứ ba của Campuchia.
Theo điều 4 của Công ước quốc tế về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO, quốc gia nào trình hồ sơ lên UNESCO phê chuẩn thì di sản đó thuộc quốc gia làm hồ sơ trình. Vì Campuchia đã làm hồ sơ gửi lên UNESCO nên ngôi đền đã thuộc về Campuchia, quân đội Thái Lan phải lập tức rút ra khỏi vùng đó. Tất nhiên chủ quyền lãnh thổ vùng có ngôi đền cũng mặc nhiên được công nhận cho Campuchia.
Gần đây nhất là trường hợp nhà nước Palestine. Sau nhiều lần đi con đường LHQ không thành, Palestine đã chuyển qua “đi đường” UNESCO. Ngày 31/10/2011, UNESCO đã bỏ phiếu công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của UNESCO, mở đường cho việc xem xét công nhận độc lập cho Palestine.
Nguyên tắc thông qua của UNESCO là “đa số thắng thiểu số”, các quốc gia đều bình đẳng “one vote–one country” cho nên Hoa Kỳ là siêu cường cũng chỉ 1 phiếu. Hoa Kỳ, Israel và vài nước đồng minh  phản đối quyết liệt nhưng với kết quả 107 phiếu thuận, 14 phiếu chống, 52 phiếu trắng, nhà nước Palestine đã thành công bước đầu.
Mới đây, chính TQ đã phản đối quyết liệt hồ sơ 23 địa điểm Nhật Bản trình lên UNESCO xem xét để ghi vào danh sách Di sản thế giới bao gồm những mỏ than, nhà máy thép, xưởng đóng tàu… Đây là những địa điểm tiêu biểu cho việc Nhật Bản trở thành quốc gia châu Á đầu tiên bước vào thời đại công nghiệp hiện đại trong giai đoạn 1850 đến 1910. Chính TQ là nước phản đối mạnh mẽ nhất. Mặc dù 23 địa điểm Nhật đề nghị đều nằm trên lãnh thổ và lãnh hải của Nhật song TQ cương quyết phản đối với lý do “quá khứ quân phiệt” của Nhật. Có 7 địa điểm bị TQ phản ứng kịch liệt vì có khoảng 60.000 nhân công TQ và Triều Tiên bị ép làm việc trong điều kiện nguy hiểm. Một địa điểm là đảo Hasima ở ngoài khơi Nagasaki có mỏ than dưới biển, nơi bị TQ quyết liệt chống tới cùng. 
Tôi dẫn ra các trường hợp này để thấy, TQ không hề “vô tư” khi ráo riết vận động, rủ rê cộng đồng quốc tế, đầu tư trên 40 tỷ đô la để chuẩn bị cho “Con đường tơ lụa trên biển”.
Và, cũng không phải ngẫu nhiên TQ ra sức tạo ảnh hưởng mạnh mẽ ở tổ chức UNESCO.
Khi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vừa mới tuyên bố cắt kinh phí đóng góp 22% kinh phí cho tổ chức này, TQ lập tức tuyên bố sẵn sàng đóng góp thay Hoa Kỳ! Khả năng nhiệm kỳ sắp tới TQ sẽ tranh chức Tổng Giám đốc UNESCO, thậm chí là Chủ tịch của Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới trong đại hội sắp tới được tổ chức vào cuối tháng 7 này tại Bắc Kinh mà TQ đã cố tình “tranh giành” từ Châu Phi mặc dù nhiều nước thành viên kể cả các quan chức cao cấp của UNESCO lên tiếng phản đối. Rõ ràng TQ hiểu rất rõ vai trò của UNESCO và đang tận dụng tối đa ảnh hưởng, sức mạnh của TQ tại đây!
Tôi hiểu là, TQ dùng“Con đường tơ lụa trên biển” qua con đường UNESCO  như là “vũ khí” trong cuộc chiến  tranh giành lãnh hải ở Biển Đông, có đúng không?
GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: TQ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thông qua “Con đường tơ lụa trên biển” để xác lập chủ quyền hợp pháp trên Biển Đông. “Con đường” này vừa “văn minh” và vừa “hòa bình” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và giúp cho TQ đạt được cả hai mục đích chính trị và kinh tế.
“Con đường tơ lụa trên bộ” vĩ đại  tan rã vào thập niên 1400 bằng hàng loạt sự kiện đáng buồn. Tại TQ, nhà Minh lên nắm quyền đã khống chế con đường tơ lụa. Việc bắt nộp thuế cao đã khiến nhiều thương gia phải tìm đến con đường vận chuyển khác.
Chính vì thế, từ thế kỷ thứ VII, với sự phát triển của ngành hàng hải, “Con đường tơ lụa trên biển” (The Maritime Silk Route) ra đời bởi các thương gia Ả Rập. Sau đó, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến TQ buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh, an toàn hơn.
Như chúng ta đã biết “Con đường tơ lụa” là một tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử. Nhờ có con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực. UNESCO là tổ chức thiên về văn hóa nên quan tâm đến dự án này là điều bình thường.
Liệu UNESCO có quan tâm đến việc xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” này là di sản thế giới không?
GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Không chỉ quan tâm mà còn “đặc biệt” quan tâm. Từ những năm 1990, một số nước trong đó có cả TQ và Nhật Bản đề xuất đệ trình nhiều dự án, UNESCO không chỉ “đặc biệt” quan tâm mà còn có nhiều dự án đa quốc gia đầy tham vọng để tái hiện một cách đầy đủ “Con đường tơ lụa” cả trên bộ lẫn trên biển qua nhiều quốc gia khác nhau. Điển hình là Dự án “The Digital Silk Road Project” (Dự án số hóa Con đường tơ lụa) nhằm nghiên cứu, thu thập tư liệu, dữ liệu về văn hóa, lịch sử mà chưa bị phá hủy từ “cổ chí kim” cho đến ngày nay để lưu giữ làm tư liệu cho tương lai.
Đây là một dự án nghiên cứu kết hợp công nghệ tin học với nghiên cứu văn hóa. Đặc biệt, các thành viên thực hiện dự án này phải dùng nhiều phương pháp điều tra khác nhau bắt đầu từ việc “số hóa” các di vật khảo cổ “thật” và xây dựng dữ liệu bằng số hóa đến việc tổ chức triển lãm các nguồn tư liệu đã được số hóa và có chú giải về các tư liệu đó.
Bên cạnh đó với đề xuất của từng quốc gia riêng rẻ, các di sản đã từng nằm trên hai “Con đường tơ lụa” đó đã được UNESCO xem xét và công nhận. “Thương cảng Hội An” của VN cũng là một trong các di sản nằm trên “Con đường tơ lụa trên biển” mà UNESCO cũng đã công nhận. Đặc biệt, 6/2014 vừa qua UNESCO đã chính thức ghi nhận “Con đường tơ lụa trên bộ (The Silk Road) “chỉ” đi qua 3 quốc gia “cùng hợp tác” đệ trình là Trung Quốc Kazakhstan và Kyrgyzstan là di sản thế giới.
Duy Chiếnthực hiện
 [1] Toà án Công lý Quốc tế (tiếng Anh: International Court of Justice – ICJ) là một phân ban trực thuộc Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice) có từ năm 1922. Tòa bắt đầu chính thức nhận hồ sơ, thụ lý và giải quyết tranh chấp các vấn đề giữa các quốc gia thành viên có liên quan, cũng như làm công tác cố vấn pháp luật cho Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng như các ủy ban khác trực thuộc Liên Hiệp Quốc như đã ghi rõ trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc từ 1946.

Tỉnh táo trước "đòn nghi binh" của Trung Quốc


Giải mã “con đường tơ lụa” trên Biển Đông:



Xem “lộ trình” của việc tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia hay tư cách thành viên đầy đủ của Palestine ở UNESCO sẽ hiểu tại sao TQ phải “đầu tư” công sức và tiền bạc để tái lập “Con đường tơ lụa trên biển”, GS. Nguyễn Tấn Anh cảnh báo.
Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã
Một số chuyên gia nói rằng khó có khả năng UNESCO xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua Biển Đông, vì vùng này đang có  tranh chấp về chủ quyền! Cơ sở nào khiến ông cho rằng UNESCO có khả năng xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” này?

GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Mặc dù Trung Quốc (TQ) sẽ bị phản đối, như tuyên bố chung mới đây của Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước phát triển G7 ở Lubeck (Đức) cũng nói sẽ ngăn cản TQ triển khai “Con đường tơ lụa trên biển”, nhưng số đó vẫn chưa đủ đông như tôi đã trả lời trong bài phỏng vấn trước.

Vì thế chúng ta không nên loại trừ khả năng để khẳng định rằng TQ sẽ trình UNESCO xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” từ  Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng (thuộc tỉnh Quảng Tây); Trạm Giang (Quảng Đông); đến tỉnh Hải Nam (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (HS) mà TQ gọi là Tây Sa và Trường Sa (TS) mà TQ gọi là Nam Sa mà cả TQ và Việt Nam (VN) cùng tuyên bố chủ quyền), thậm chí có thể kéo dài đến một hoặc một số nước ASEAN đang có tranh chấp trên Biển Đông.

Rõ ràng họ đã có ý đồ và đã có sự đầu tư lớn và nghiêm túc từ lâu.


Tôi xin không nhắc lại, tuy nhiên, chúng ta có thể xem thêm các điều 3, 4, 6 và 7 của Công ước về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đặc biệt là điều 11.

Nếu không có các biện pháp cần thiết và cấp bách thì tôi xin khẳng định là sẽ khó khăn ngăn việc UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” trong đó bao gồm cả quần đảo HS và TS.  Hoặc ít nhất  HS là di sản thế giới là của riêng TQ hay của một hoặc một số nước ASEAN mà TQ có thể hợp tác hay ảnh hưởng.

Theo thông tin tôi được biết, TQ đang đi những bước cuối cùng để hoàn thành các thủ tục để trình UNESCO xem xét và công nhận theo lộ trình và bài bản đã được lên kế hoạch một cách logic và khoa học nhưng không kém thủ đoạn mà VN và kể cả Hoa Kỳ không lường trước.

Đây chính là âm mưu  nhằm “độc chiếm” Biển Đông và phá vỡ “Chiến lược xoay trục Châu Á – TBD” của Hoa Kỳ. Vì TQ không có cách nào khác “văn minh” và “hòa bình” mà vô cùng “thâm” bằng cách thông qua tổ chức UNESCO, nơi mà Hoa Kỳ khó có khả năng ảnh hưởng được quyết định của tổ chức này.

“Một mũi tên trúng hai đích”

Bằng việc đề nghị UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” của TQ là mục đích chính trị nhằm khẳng định chủ quyền. Và với  mục đích kinh tế là làm “đối trọng” với “Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ đó chính là “một mũi tên trúng hai đích” có đúng không, thưa TS?

GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Chính xác! Vì TQ thừa biết rằng LHQ sẽ không hoàn toàn ủng hộ TQ xác lập chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.

Tuy nhiên động thái “tố ngược” của TQ vô cùng “hiểm” để giành sự ủng hộ của các nước thành viên Liên hiệp quốc. TQ sẽ tiếp tục “tố ngược” ở các tổ chức quốc tế khác để cuối cùng là “UNESCO”. Đây là mưu kế “một mũi tên trúng hai đích” của TQ.

“Con đường tơ lụa trên biển” mà các phương tiện truyền thông cho là sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm làm đối trọng với “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) là có cơ sở.

Thực ra, sáng kiến này có từ rất lâu, là kế thừa từ thời Chủ tịch Giang Trạch Dân, nó không chỉ là “Con đường văn minh” của nhân loại như TQ luôn tự hào mà nó còn nhằm thực hiện ý đồ chính trị của TQ là tạo mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục, thậm chí là quân sự nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của TQ trong tình hình xung đột nội bộ rất phức tạp từ trước đến nay.

Chính vì thế, vào giữa những năm 1990, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã nỗ lực rất lớn để thúc đẩy các kênh đối thoại, hợp tác tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Chiến lược này được tiếp tục dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào với quan điểm "cùng hội cùng thuyền" mà ông ta phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ lần thứ 64, năm 2009.

Bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh về “Phối hợp hành động” và “Cũng cố lòng tin” ở Châu Á (CICA) vừa qua là theo truyền thống của các biện pháp an ninh "kiểu Trung Quốc".  Theo đó, “Con đường tơ lụa trên biển” mà ông ta đề xuất được hiểu rằng, nó không chỉ là động lực kinh tế mà còn là chiến lược, phù hợp với tư duy truyền thống của các hoàng đế Trung Hoa là "bảo vệ chư hầu, cả về kinh tế và quân sự".

Chính vì thế, khi sự kiện TQ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng là một hành động “khẳng định chủ quyền” của TQ.

Hay việc hồi tháng 6/2014, 9 thành phố ở TQ ra tuyên bố chung ủng hộ Biển Đông đều là một phần của “Con đường tơ lụa trên biển” mà TQ đã và đang cố gắng đề nghị UNESCO xem xét và phê chuẩn là di sản thế giới. Hay ít nhất là chấp nhận đề nghị của TQ về việc tiến hành khảo sát và bảo vệ 136 địa điểm khảo cổ dưới nước ở Biển Đông mà TQ đã xác định từ năm 1990 cũng là một hành động gián tiếp khẳng định chủ quyền của TQ.

Vậy theo TS, phải làm gì để ngăn cản việc UNESCO xem xét và phê chuẩn các yêu cầu của TQ liên quan đến vùng Biển Đông của Việt Nam mà cụ thể là hai quần đảo HS và TS?

GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Theo tôi, ngay bây giờ Chính phủ VN phải có biện pháp cấp bách là gửi Công hàm ngoại giao lên tổ chức UNESCO để kêu gọi tổ chức này không xem xét và phê chuẩn các đề nghị của TQ liên quan đến việc khảo sát hay ghi nhận “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua vùng lãnh hải của VN là di sản thế giới của TQ.

Về pháp lý, VN phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp pháp lý về chủ quyền HS và TS là của VN mà TQ đã chiếm đóng từ năm 1974 (kể  cả một số đảo thuộc quần đảo HS và TS bị chiếm  từ năm 1956 và 1988).

VN không còn lý do gì phải “nhân nhượng” hay “kiềm chế” với TQ khi mà TQ đã cố tình tố ngược VN ở LHQ bằng việc gởi công hàm đến các nước Liên hiệp quốc là VN “vi phạm chủ quyền lãnh hải của TQ ở Biển Đông”.  

VN đã có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền lãnh hải ở hai quần đảo HS và TS để “mời” TQ ra Tòa án công lý quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc nhất để tránh việc UNESCO xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua Biển Đông mà không thông qua VN.  Đồng thời, khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN bằng con đường công lý và luật pháp quốc tế.

Cũng bởi TQ không thể thông qua LHQ hay các tổ chức quốc tế khác để xác lập chủ quyền lãnh hải của mình ở Biển Đông do cơ chế hoạt động của các tổ chức đó khác với UNESCO. Chính vì thế, TQ chỉ có một lựa chọn và bằng một con đường duy nhất gọi là “văn minh” và “hòa bình” là trình hồ sơ “Con đường tơ lụa trên biển” lên UNESCO, tổ chức mà TQ có thể giành được “đa số” ủng hộ cần thiết để thông qua như tôi đã phân tích trong bài phỏng vấn đầu tiên.

Nếu chậm trễ, có thể TQ sẽ yêu cầu thậm chí gây áp lực để UNESCO xem xét và công nhận các đề nghị đó.

Tôi nhấn mạnh, không loại trừ khả năng TQ có thể khởi kiện VN ra Tòa án công lý quốc tế về chủ quyền HS và TS trước VN để tranh giành lợi thế. Thực tế TQ đã đưa việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông ra LHQ. Vì TQ đã có âm mưu và thủ đoạn  “độc chiếm” Biển Đông từ lâu nên đã có sự chuẩn bị tất cả các mặt về ngoại giao, kinh tế, quân sự và cả pháp lý.

Chúng ta hãy xem lại “lộ trình” của việc tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia hay tư cách thành viên đầy đủ của Palestine ở UNESCO sẽ hiểu tại sao TQ phải “đầu tư” công sức và tiền bạc để tái lập “Con đường tơ lụa trên biển”.

Lịch sử quan hệ VN-TQ cũng từng xảy ra những “bất ngờ”, VN cần phải cảnh giác và có đối sách hợp lý.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH