BINH PHÁP TÔN TỬ - 36 KẾ 3/2 (Kế sách thứ hai: VÂY NGỤY CỨU TRIỆU)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kế thứ 2:
VÂY NGỤY CỨU TRIỆU

Vây trời cứu biển chính là đây
Chiến quốc Xuân Thu dụng cách này
Phía Ngụy Bàng Quyên thì kế dở
Bên Tề Tôn Tẫn lại mưu hay
Ồn ào đất khách xua quân phạt
Lặng lẽ quê hương giải trận bày
Khi đã dụng binh cần đảm lược
May thì thắng lợi mới về tay.
 
36 kế - Kế Thứ 2: Vây Ngụy cứu Triệu

Kế thứ 2: Vi Ngụy cứu Triệu 

Tiếng Hán: 圍魏救趙

I. Nguyên văn

Cộng địch bất như phân địch, địch dương bất như địch âm.

II. Chú thích

- Cộng địch: Chỉ sự tập trung cường đich (đối thủ) lại.
- Phân địch: Chỉ sự phân tán cường địch (đối thủ) ra.
- Địch dương: Theo binh pháp xưa, dùng quân tấn công địch trước, dùng chiến lược ra tay trước khi địch có ý định tấn công để khống chế người (tiên phát chế nhân), gọi là địch dương.
- Địch âm: Theo binh pháp xưa, thừa cơ hội tấn công, dùng chiến lược ra tay sau mà khống chế người (hậu phát chế nhân), gọi là địch âm.


III. Dịch nghĩa

Tấn công vào chỗ chính diện, điểm manh của đối phương, chỗ địch tập trung lực lượng không bằng dùng kế phân tán binh lực địch, làm địch suy yếu, sau đó mới tấn công. Chủ động xuất binh đánh trước đối phương không bằng vòng ra phía sau đánh vào chỗ yếu, chỗ địch không ngờ tới, thừa thời cơ tiêu diệt, quét sạch đối phương.

IV. Những tình huống áp dụng

- Tránh thực đánh hư. Tránh chỗ mạnh của đối phương mà đánh vào điểm yếu của địch.
- Lấy công làm thủ. Tấn công là phương pháp phòng ngự tích cực nhất, chủ động nhất. Trong tình huống quân địch áp sát, nếu chỉ phòng thủ không thì càng lúc sẽ càng bị động. Cần phải lợi dụng thời cơ, phát động tấn công đánh vào chỗ yếu của địch, theo đó mà chuyển từ thế bị động sang thế chủ động. Việc công cần chuẩn xác, chỉ cần nhầm lẫn một chút hay chậm trễ cũng sẽ hỏng việc, vì vậy cần phải quyết đoán.
- Lấy vòng làm thẳng. Trong hình học Euclide, đoạn thẳng là đường nối ngắn nhất của 2 điểm, tuy nhiên trong chiến tranh, đây là phương thức có ít hiệu quả nhất (hay dân gian hay nói là sự thật mất lòng). Cũng giống như việc leo núi vậy. Ta không thể trèo thẳng từ dưới chân núi lên đỉnh núi, điều này cực kỳ nguy hiểm nếu không có đồ bảo hộ. Thay vào đó ta leo vòng theo sườn núi, tuy có xa hơn nhưng an toàn hơn nhiều. Vì vậy, thay vì đánh trực diện ta có thể khiến cho địch suy yếu rồi thừa thời cơ mà hưởng lợi.

V. Giải thích

Kế này xuất phát từ câu chuyện "Tôn Tẫn vây Ngụy để cứu nước Triệu" (có sách ghi là Tôn Tẩn) thời Xuân Thu Chiến quốc.

VI. Dẫn truyện

Kế thứ hai tam thập lục kế Tôn Tử binh pháp: Vi Ngụy cứu Triệu (Vi Ngụy cứu Triệu)
Vi Ngụy cứu Triệu (Vi Ngụy cứu Triệu)

Năm 353 trước Công nguyên, đại tướng Bàng Quyên của nước Ngụy dẫn đại quân tấn công nước Triệu, bao vây Hàm Đan rất gấp. Lúc đó, Tề Uy Vương có ý muốn sai Điền Kỵ mang quân nước Tề đi cứu nhưng Tôn Tẫn nói: "Hàm Đan ở xa, khó có thể cứu kịp, ta nên cho quân đánh Tương Lăng thì tất Bàng Quyên phải rút quân về.". Tề Uy Vương nghe theo, quả nhiên khi Bàng Quyên nghe tin lập tức rút quân về giải vây cho Tương Lăng. Kết cuộc, nước Triệu được giải nguy mà Điền Kỵ còn nhân cơ hội đó chặn đánh quân mã của Bàng Quyên dọc đường, giết chết được Bàng Mao.
Như vậy, trong kế sách này, "vây Ngụy" là tiền đề, điều kiện để "cứu Triệu". Dù bao vây thật hay giả, công khai hay bí mật nhưng cần phải khiến cho đối phương phải rút về phòng ngự, dẫn đến kết quả là cứu được nước Triệu. Đây cũng ám chỉ, quan hệ nhân quả trực tiếp của việc "bao vây nước Ngụy" chỉ là việc giả, không thể chiếm được nhưng khiến cho đối phương lo sợ mà rút quân về.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH