HIỆN THỰC KỲ ẢO 87/3 (Nghi binh trong chiến tranh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngô Quyền (898 - 944) còn được biết đến với tên gọi Ngô Vương - vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.
Trong
lịch sử, Ngô Quyền nổi tiếng với chiến thuật đóng cọc trên sông dụ địch
tấn công. Năm 938, ông đem quân ra Đại La tổ chức kháng chiến chống
quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng.
Kết
quả, quân Nam Hán thua chạy, tướng giặc bỏ mạng cùng với quá nửa quân
sĩ. 350 năm sau, mưu lược này của Ngô Quyền một lần nữa được Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn tái hiện.
3. Bẫy băng trên hồ Chudskoe
Trận hồ Chudskoe (hay còn được gọi Trận đánh trên băng giá), là một trong hai trận đánh vẻ vang nhất của Vương công Aleksandr Yaroslavich Nevsky xứ Novgorod (1220 – 1263).
Ông là Đại Công tước xứ Novgorod,
một vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước Nga với những chiến công hiển
hách chống lại sự xâm lược của người Thụy Điển và Giáo binh đoàn Hiệp
sĩ Teuton của người Đức.
Ngày 5/4/1242, các hiệp sĩ Teuton đã đem quân đánh vào nước Nga trong một cuộc Thập tự chinh phương Bắc. Nevsky với tài trí của mình đã chọn hồ Chudskoe trong tình trạng bị đóng băng làm nơi giao chiến.
Nevsky đã dụ cho các hiệp sĩ Teuton đuổi theo quân đội của mình khi băng
qua mặt hồ đóng băng. Lớp băng trên mặt hồ tuy rất dày, nhưng cũng
không thể chịu nổi sức nặng của binh đoàn thiết giáp Thập tự.
Chiến thắng lừng lẫy của trận chiến này đóng vai trò rất quan trọng
trong lịch sử Nga, đưa Vương công Nevsky trở thành một vị anh hùng dân
tộc, bảo vệ nước Nga chống lại ngoại xâm.
4. Những chú lạc đà “bốc lửa” của Thiếp Mộc Nhi
Lạc đà là một trong những chiến hữu tuyệt vời nhất của binh sĩ Mông Cổ trong nhiều mặt trận khắc nghiệt. Chúng sở hữu tốc độ tốt và đặc biệt có một sức chịu đựng tuyệt vời khi giao chiến trên sa mạc.
Đoàn chiến tượng của quân Ấn Độ tuy ban đầu chiếm lợi thế nhưng sau đó đã thất bại hoàn toàn
Việc
làm đó đã khiến bầy voi của quân Ấn Độ nổi điên vì sợ hãi, quay lại
giẫm đạp lên binh lính và phá hỏng đội hình. Quyết định táo bạo này đã
giúp Thiếp Mộc Nhi cùng đồng đội của mình thoát khỏi đợt tấn công mà ban
đầu tưởng như không có lối thoát.
MẬU THÂN 1968 - TẬP 4: NGHI BINH KHE SANH
Những chiến thuật quân sự trong lịch sử chỉ thiên tài mới nghĩ ra
Triệu hồi thần mèo đánh giặc, dùng lạc đà hóa lửa hay đóng cọc trên sông... là những chiến thuật quân sự có 1-0-2 trong lịch sử.
Trong lịch sử, bên cạnh cách bày binh với chiến thuật tấn công phòng thủ bài bản
- chiến binh với khiên đứng sát cạnh nhau, những ngọn giáo chĩa thẳng
ra phía trước gây tiếng vang lớn vẫn còn tồn tại nhiều chiến thuật đánh
kinh điển khác. Đó có thể là sách lược triệu hồn thần mèo để đánh vào
tâm lý kẻ địch hay lợi dụng tự nhiên để lừa quân vào bẫy...
Những
chiến thuật đánh trận kinh điển có 1-0-2 đó đã được thế giới ghi danh
và truyền lại cho đời sau về sự mưu trí của người cầm quân. Họ thực sự
là những thiên tài.
1. Triệu hồi thần mèo đánh giặc
Sử
dụng các loài động vật làm vũ khí đánh trận vốn không phải là một chiến
thuật quá lạ lẫm trong lịch sử thế giới. Thế nhưng, sẽ không có vị
tướng nào nghĩ ra được cách "triệu hồi thần mèo" lên giúp đỡ như vua
Cambyses II của Ba Tư làm trong cuộc chiến xâm lược Ai Cập cổ đại.
Mèo thì chiến đấu như thế nào nhỉ?
Cambyses
II (mất năm 522 TCN) là vua của Đế quốc Achaemenes. Sau khi vua cha là
Cyrus Đại đế chinh phạt vùng Cận Đông và Trung Á, Cambyses II tiếp tục
bành trướng lãnh thổ của đế quốc vào Ai Cập trong thời hậu nguyên với
chiến thắng trước Pharaoh Psamtik III của Ai Cập trong trận Pelusium vào
năm 525 TCN.
Và
phương pháp được Cambyses II sử dụng chính là "triệu hồi thần mèo".
Cambyses II hiểu rằng, mèo là loài động vật có vị thế rất cao trong xã
hội Ai Cập thời ấy.
Chúng được tôn sùng đến
mức một số gia đình còn ướp xác cho mèo sau khi chết - một nghi thức chỉ
dành cho các thành viên hoàng gia hay các quý tộc để bày tỏ niềm tiếc
thương.
Nhờ nắm được điều này, vua Cambyses II của Ba Tư đã ra lệnh cho người của mình vẽ hình mèo lên các lá chắn cho quân tiên phong.
Thậm
chí ông còn cho buộc hàng trăm chú mèo lên phía trước lá chắn để “dẫn
đường”. Chiến thuật này đã phát huy tác dụng. Các cung thủ Ai Cập không
thể bắn tên vì sợ bị thánh thần hiển linh trừng phạt, dẫn đến việc quân
Ai Cập thất thủ và các Pharaoh bị bắt giữ.
2. Đóng cọc trên sông bẫy thuyền địch
Ngô Quyền (898 - 944) còn được biết đến với tên gọi Ngô Vương - vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.
Năm
938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận
Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc
thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng
này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Tượng Ngô Quyền tại thành phố Hải Phòng
Lợi dụng chế
độ thủy văn khắc nghiệt ở đây, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt
sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp.
Ngày
hôm sau khi giao chiến, Ngô Quyền bí mật bố trí các thuyền lớn phục sẵn
ở xung quanh bãi cọc và cử một số thuyền nhỏ ra để khiêu chiến.
Đúng
như dự tính, quân Nam Hán vô cùng chủ quan đã bị quân ta dụ vào trận
địa bãi cọc đang chờ sẵn. Nước triều rút xuống làm lộ ra những chiếc cọc
đầu bọc sắt, khiến thuyền lớn của quân Nam Hán không kịp xoay trở và
đành ngậm ngùi ngã xuống lòng sông trong tiếng reo hò quân sĩ ta.
Bức tranh vẽ lại trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938
Trong lần xâm
lược Đại Việt thứ ba của quân Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đã lợi dụng
thủy triều để đóng cọc trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt nhiều chiến thuyền
lớn của giặc Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy.
Chiến
thắng này góp phần vào thắng lợi của Đại Việt trước đế chế Mông Cổ hung
hãn và hùng mạnh nhất thời bấy giờ, đồng thời cũng đưa tên tuổi của
Trần Quốc Tuấn vào hàng ngũ những vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử.
Trận hồ Chudskoe (hay còn được gọi Trận đánh trên băng giá), là một trong hai trận đánh vẻ vang nhất của Vương công Aleksandr Yaroslavich Nevsky xứ Novgorod (1220 – 1263).
Hình ảnh Aleksandr Nevsky được tái hiện trong một bộ phim cùng tên được sản xuất năm 1983
Ngày 5/4/1242, các hiệp sĩ Teuton đã đem quân đánh vào nước Nga trong một cuộc Thập tự chinh phương Bắc. Nevsky với tài trí của mình đã chọn hồ Chudskoe trong tình trạng bị đóng băng làm nơi giao chiến.
Lớp băng trên mặt hồ không thể chịu được trọng lượng lớn của binh đoàn thập tự chinh
Kết
quả là băng vỡ khiến cho đa số chiến binh Thập tự rơi xuống dưới hồ,
tạo ra cảnh tượng vô cùng hỗn loạn. Lúc bấy giờ, quân du kích của Nevsky
mới ào ra, tấn công dữ dội vào những hiệp sĩ đang vùng vẫy trong nước
hồ giá lạnh và truy kích người chạy trốn trong rừng.
Nhờ công tích hào hùng này, Công tước Nevsky được Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương phong làm Thánh.
4. Những chú lạc đà “bốc lửa” của Thiếp Mộc Nhi
Lạc đà là một trong những chiến hữu tuyệt vời nhất của binh sĩ Mông Cổ trong nhiều mặt trận khắc nghiệt. Chúng sở hữu tốc độ tốt và đặc biệt có một sức chịu đựng tuyệt vời khi giao chiến trên sa mạc.
Tuy
nhiên, đôi khi những chú lạc đà cũng phải chịu nhiều hy sinh để giúp
chủ nhân và chính bản thân mình thoát khỏi hiểm nguy, bảo toàn tính
mạng. Điển hình là trường hợp của Thiếp Mộc Nhi - một vị hoàng đế “khét
tiếng” khu vực Tây Á sống cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.
Chân dung Thiếp Mộc Nhi
Thiếp
Mộc Nhi (1336 – 1405) là một vị hoàng đế có xuất thân Mông Cổ vào thế
kỷ XIV, người đã chinh phạt phần lớn Tây, Trung Á và sáng lập Đế quốc
Timurid ở Trung Á.
Trong cuộc chiến với quân đội Ấn Độ năm 1398 tại Dehli, Thiếp Mộc Nhi bị bao vây bởi hơn 120 chiến tượng vô cùng hung hãn.
Dù
hoảng sợ nhưng ông vẫn bình tĩnh ra lệnh cho người của mình chất hết đồ
đạc của mình lên lạc đà trước khi rút quân. Ngay sau đó, Thiếp Mộc Nhi
cùng toàn bộ quân đội của mình bắt đầu đốt cháy yên lạc đà, hướng chúng
chạy về phía quân địch.
Đoàn chiến tượng của quân Ấn Độ tuy ban đầu chiếm lợi thế nhưng sau đó đã thất bại hoàn toàn
Nguồn: Listverse, Wikipedia.
Nghi binh chiến lược trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 | |||
Thứ Ba, 23/01/2018, 02:55:19
| |||
Cuối
năm 1967, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mau lẹ. Cách mạng Việt
Nam đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi; trong khi Mỹ và chính
quyền Sài Gòn đang ở thế thua, thế bị động và gặp nhiều khó khăn.
| |||
Trên
cơ sở đánh giá đúng tình hình địch - ta, bối cảnh quốc tế và khu vực có
liên quan, Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12-1967) và Hội nghị Ban Chấp
hành T.Ư Đảng lần thứ 14 (tháng 1-1968) ra nghị quyết chuyển cuộc chiến
tranh cách mạng miền nam sang thời kỳ mới: tiến hành Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trên khắp chiến trường miền nam, nhằm đánh
sập ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chính phủ Mỹ phải xuống thang
chiến tranh, tạo cục diện mới có lợi cho ta. Hướng tiến công chủ yếu là
nhằm vào hệ thống đô thị, nơi tập trung cơ quan đầu não, chỉ huy, hậu cứ
an toàn của địch.
Trong lúc lực lượng quân sự của địch còn đông (1,2 triệu quân), với đầy đủ trang bị, vũ khí hiện đại; cơ sở thành thị mạnh; hệ thống phòng giữ, kiểm tra, kiểm soát rất gắt gao; mạng lưới an ninh, tình báo giăng khắp nơi..., thì việc tổ chức chuẩn bị cũng như phát động tổng tiến công và nổi dậy sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi ta phải có sự tính toán chặt chẽ. Mặt khác, kinh nghiệm tác chiến ở mặt trận đô thị của bộ đội ta chưa nhiều, khả năng bảo đảm hậu cần hạn chế... Do vậy, yêu cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư đặt ra là: vừa tích cực gấp rút chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng hành động đúng thời gian; vừa triển khai kế hoạch nghi binh rộng lớn, nhằm đánh lạc hướng sự phán đoán của địch, giữ tuyệt mật ý định chiến lược của ta cho đến khi hành động. Đáp ứng nhiệm vụ đề ra, một “chiến dịch nghi binh chiến lược” ngay lập tức được khởi thảo và triển khai, bao gồm các hoạt động chính trị, ngoại giao, quân sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Về chính trị, tuyên truyền công khai của ta đều hướng vào chủ trương: củng cố, bảo tồn lực lượng, kháng chiến lâu dài; tố cáo hành động xâm lược và tội ác của đế quốc Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam; kêu gọi tổ chức Liên hợp quốc và các nước có trách nhiệm tôn trọng Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương... Vào cuối tháng 12-1967, hoạt động ngoại giao bắt đầu có sự “chuyển hướng”. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố phóng thích hai tù binh để họ trở về đoàn tụ cùng gia đình nhân dịp lễ Nô-en. Đặc biệt, ngày 29-12-1967, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “sẽ đi vào đàm phán” với chính phủ Mỹ, sau khi Mỹ chấm dứt việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ chỗ chỉ tuyên bố ngập ngừng “có thể đi vào đàm phán” (tháng 1-1967), ta chuyển sang khẳng định dứt khoát “sẽ đi vào đàm phán”. Về quân sự, ta chủ động mở một số chiến dịch khu vực rừng núi giáp biên giới, thuộc địa bàn Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ trong Thu Đông 1967 (như: chiến dịch tiến công Bình Long - Phước Long từ ngày 27-10 đến 5-12-1967; chiến dịch Đắk Tô 1 ở bắc Tây Nguyên từ ngày 3-11 đến 22-11-1967), giống như hoạt động của những năm trước. Bên cạnh đó, Bộ Tổng Tham mưu đã tung kế hoạch tác chiến giả vào miền nam, với nội dung: kiên quyết đánh bại cuộc phản công lần thứ ba của Mỹ trong mùa khô 1967 - 1968; phấn đấu giành thắng lợi quyết định trong Đông Xuân 1968 - 1969; giữ vững phương châm đánh lâu dài cho đến khi buộc Mỹ phải chịu thua và cách mạng giành được thắng lợi cuối cùng. Toàn bộ các hoạt động nêu trên của ta nhanh chóng được các cơ quan tình báo, ngoại giao của Mỹ và chính quyền Sài Gòn nắm bắt. Chính quyền Tổng thống Mỹ L.B.Giôn-xơn, nhận định: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đang có dấu hiệu “yếm thế”. Từ đó chúng tiếp tục mở chiến dịch tuyên truyền về “những tiến triển đạt được”, hòng vực dậy niềm tin của nhân dân, thu hút sự ủng hộ của cử tri trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ mới sẽ diễn ra trong năm 1968. Tuy nhiên, căn cứ vào thông tin về sự chi viện tăng lên đột biến ở tuyến đường Trường Sơn của đối phương, với sự mẫn cảm của một nhà quân sự, tướng U.C.Oét-mô-len - Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV) cho rằng: phía Quân giải phóng đang chuẩn bị cho một cố gắng quân sự lớn ở miền nam trong năm 1968. Nhưng hướng trọng điểm là ở đâu? Thời gian cụ thể là khi nào? Phương thức hoạt động ra sao?... thì vẫn còn là một ẩn số. Cuộc chiến tranh Việt Nam đối với phía Mỹ đến thời điểm này trở nên khó nắm bắt hơn bao giờ hết. Cũng trong thời gian này (tháng 12-1967), Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư Đảng Lao động Việt Nam chính thức thông qua kế hoạch tác chiến chiến lược Xuân Mậu Thân 1968. Theo đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trên khắp chiến trường miền nam, bao gồm hai đòn chính nhằm vào hai hướng chiến lược khác nhau: Đòn tiến công tập trung của bộ đội chủ lực tại vùng rừng núi, trọng điểm là Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh (bắc Quảng Trị), nhằm kéo đại bộ phận lực lượng cơ động đối phương ra vòng ngoài, vừa thực hiện nghi binh, vừa đánh tiêu hao, tiêu diệt lớn, làm phá sản chiến lược quân sự “tìm và diệt” của Mỹ. Đòn tiến công tổng hợp (kết hợp chặt chẽ quân sự, chính trị, binh vận), nhằm vào các đô thị, nơi có cơ quan đầu não, hậu cứ an toàn của địch để giành thắng lợi quyết định, buộc chính phủ Mỹ phải đàm phán chấm dứt chiến tranh. Để bảo đảm hiệp đồng chặt chẽ, Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh phải nổ súng trước Tết Nguyên đán (âm lịch), thời gian từ 10 đến 15 ngày, tạo điều kiện cho đòn tiến công đồng loạt vào các đô thị trên toàn miền nam sẽ diễn ra đúng vào dịp Tết. Sau khi phát hiện sự di chuyển của nhiều đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam hướng về khu vực Đường 9 - Khe Sanh, MACV đã đi đến một nhận định quan trọng: đối phương có thể sẽ mở một cuộc tiến công rộng lớn trên khắp miền nam Việt Nam, thậm chí có thể nhằm vào cả đô thị, nhưng mục tiêu chủ yếu sẽ là chiếm căn cứ chính của quân viễn chinh tại Khe Sanh (tây bắc Quảng Trị), sau đó chiếm giữ hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, tạo lợi thế bước vào thương lượng. Đêm ngày 20, rạng sáng 21-1-1968, các sư đoàn chủ lực Quân giải phóng, gồm các sư đoàn (304, 320, 324, 325) được tăng cường nhiều xe tăng, pháo nòng dài mới, tiến hành mở cuộc tiến công toàn diện vào hệ thống phòng thủ của địch trên Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, đẩy quân viễn chinh Mỹ và quân đội Sài Gòn rơi sâu vào tình thế khó khăn nghiêm trọng. Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã phải tập trung lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay B 52) để đối phó. Khi mọi sự chú ý của phía Mỹ đổ dồn vào Khe Sanh, thì vào đêm Giao thừa Tết Mậu Thân 1968, lực lượng vũ trang giải phóng bất ngờ mở cuộc tiến công vào hầu khắp các đô thị trên toàn miền nam; đánh thẳng vào các cơ quan đầu não, khiến Mỹ và chính quyền Sài Gòn “sững sờ, choáng váng”; làm đảo lộn các kế hoạch chiến tranh của chính quyền Tổng thống Giôn-xơn và gây ra sự phản ứng dữ dội trong công chúng Mỹ. Ý chí xâm lược của chúng bị suy sụp. Đường 9 - Khe Sanh thật sự là đòn nghi binh quyết định, “là mồi lừa lớn nhất” trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam, như các nhà quân sự phương Tây bình luận. Điều đó nói lên tài thao lược, cách dùng binh của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng; tập trung lực lượng chủ lực tiến công trực diện vào hệ thống phòng thủ mạnh, góp phần làm lạc hướng và thu hút lực lượng đối phương, để rồi sẵn sàng dùng lực lượng chủ lực tinh nhuệ khác đánh vào nơi hiểm yếu nhất của địch, lấy chất lượng cao để thắng số lượng đông. Có thể khẳng định, phía Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ bởi đòn tiến công rộng lớn của phía cách mạng vào hệ thống đô thị miền nam, trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Sự bất ngờ đó xuất phát chủ yếu từ một kế hoạch nghi binh rộng lớn, bao gồm cả chính trị, quân sự, ngoại giao, trong đó hoạt động quân sự trên Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh đóng vai trò là đòn nghi binh chiến lược. Ngày nay, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội; quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố và tăng cường; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Chiến tranh dần lùi xa, nhưng những kết quả và kinh nghiệm quý báu của Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi các thế hệ người Việt Nam phải không ngừng nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển sáng tạo. | |||
Đại tá, Tiến sĩ NGUYỄN VĂN LƯỢNG Trưởng phòng Quản lý khoa học Viện Lịch sử quân sự Việt Nam |
Mấy vấn đề về hoạt động nghi binh trong chiến dịch tiến công
Hoạt động nghi binh trong tác chiến nói chung, chiến dịch
tiến công nói riêng là biện pháp quan trọng nhằm thực hiện phương pháp
tác chiến. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), kẻ địch sẽ sử
dụng rộng rãi các phương tiện trinh sát, tác chiến điện tử hiện đại,
công nghệ cao. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động nghi binh trong loại hình
chiến dịch này là nội dung quan trọng hiện nay.
Nghi binh là một hoạt động được sử dụng khá phổ biến trong tác chiến ở
mọi quy mô (chiến thuật, chiến dịch, chiến lược), loại hình (phòng ngự,
tiến công). Mục đích của nghi binh là nhằm đánh lừa đối phương về ý
định, phương pháp, kế hoạch tác chiến, bố trí đội hình, sử dụng lực
lượng,... làm cho đối phương phán đoán sai tình hình, tạo bất ngờ trong
tác chiến.
Đối với chiến dịch tiến công, hoạt động nghi binh cùng với những nội
dung đề cập ở trên, nhưng tập trung vào việc làm cho địch phán đoán sai ý
định chiến dịch, hướng tiến công chủ yếu, buộc chúng vào thế bất ngờ,
bị động, dẫn tới sai lầm trong hành động tác chiến, tạo điều kiện thuận
lợi cho chiến dịch thực hiện thắng lợi các trận then chốt, then chốt
quyết định ở nơi đã lựa chọn. Thực tiễn các chiến dịch tiến công như:
Chiến dịch Tây Bắc (năm 1952), Chiến dịch Tây Nguyên (năm 1975),… cho
thấy, hoạt động nghi binh được các đơn vị của ta vận dụng linh hoạt,
sáng tạo, tạo đột phá, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch.
Ngày nay, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), đối tượng tác chiến
của chiến dịch tiến công có thể là lữ đoàn, sư đoàn địch ở trạng thái
phòng ngự hoặc tạm dừng, có ưu thế về vũ khí công nghệ cao, tác chiến
điện tử rộng rãi, cơ động và ứng cứu giải tỏa nhanh, vận dụng biện pháp
tác chiến liên hợp, v.v. Trong khi đó, các chiến dịch tiến công của ta
được tiến hành trong điều kiện thuận lợi là cơ bản (tác chiến trên địa
hình khu vực phòng thủ được chuẩn bị về thế trận, lực lượng, với vũ khí,
trang bị hiện đại và tương đối hiện đại,...), nhưng cũng có những khó
khăn (địch sử dụng phổ biến vũ khí công nghệ cao). Vì vậy, nghi binh tạo
sự bất ngờ cho địch, giành quyền chủ động cho ta, tập trung lực lượng,
tạo lập thế trận đánh thắng các trận then chốt, then chốt quyết định của
chiến dịch tiến công là vấn đề quan trọng, cần được nghiên cứu giải
quyết. Để đạt được yêu cầu đó, chúng tôi xin nêu một số giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động nghi binh để cùng trao đổi.
Một là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến
sĩ về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động nghi binh trong chiến dịch
tiến công. Đây là nội dung quan trọng, làm cơ sở để nâng cao hiệu
quả hoạt động nghi binh trong chiến dịch tiến công. Đặc biệt, khi chiến
dịch diễn ra ở địa bàn có địa hình không thuận, ta buộc phải bộc lộ một
phần hoặc toàn bộ lực lượng và phải đối phó với đối tượng địch có quân
số đông, vũ khí, trang bị và phương tiện trinh sát hiện đại thì thực
hiện tốt công tác này càng có ý nghĩa quan trọng. Để làm được điều đó,
trước mỗi chiến dịch tiến công, cấp uỷ, chỉ huy các cấp phải tăng cường
công tác giáo dục, quán triệt, làm cho mọi người nắm vững mục đích, nội
dung và vai trò của nghi binh đối với kết quả của trận đánh, chiến dịch
để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn. Thông qua đó làm rõ nội
hàm mối quan hệ giữa nghi binh và vấn đề “mưu, kế, thế, thời”; thấy rõ
sự cần thiết của hoạt động nghi binh trong chiến dịch. Từ đó, cán bộ,
chiến sĩ nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần cảnh giác, chủ động
nắm vững âm mưu, thủ đoạn, quy luật hoạt động, biện pháp đối phó của
địch để vận dụng, thực hiện nghi binh và chống địch nghi binh ở từng cấp
cho phù hợp. Nghi binh là hoạt động sáng tạo và sự sáng tạo đó rất cần
có sự chuẩn bị từ kiến thức, cơ sở vật chất đến phương án, biện pháp,
v.v. Đó là nền tảng để có thể xử lý tốt các tình huống phức tạp, khó
khăn đột xuất. Vì thế, cùng với công tác quán triệt, giáo dục, cần thực
hiện tốt công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về nghi binh; trong
chiến đấu cần vận dụng nhiều nội dung, hình thức, biện pháp phong phú và
rút kinh nghiệm qua từng trận chiến đấu. Theo chúng tôi, cần tăng cường
nội dung, thời gian giáo dục, huấn luyện về hoạt động nghi binh ở các
đơn vị, nhà trường, nhất là trong luyện tập, diễn tập đối kháng để phát
triển tư duy, trí sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ.
Hai là, coi trọng xây dựng kế hoạch nghi binh chặt chẽ, linh hoạt theo đúng ý định của chiến dịch.
Chiến dịch tiến công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thường diễn ra
trong không gian rộng, thời gian ngắn, tính biến động cao, tình huống
diễn biến khẩn trương, ác liệt,… đòi hỏi hoạt động tác chiến chiến dịch
nói chung, lĩnh vực nghi binh nói riêng phải theo một kế hoạch thống
nhất, điều hành ăn khớp, nhịp nhàng, làm cho địch phán đoán sai, tạo
điều kiện để chiến dịch tập trung lực lượng tiêu diệt một bộ phận quan
trọng, tiêu hao, sát thương lớn quân địch, tạo thế và thời cơ cho hoạt
động tác chiến tiếp theo. Để đạt được điều đó, đòi hỏi cơ quan tham mưu
chiến dịch phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp; trong đó, xây dựng kế
hoạch hoạt động nghi binh sát, phù hợp với điều kiện chiến dịch có vai
trò rất quan trọng. Kế hoạch này phải được xây dựng trên cơ sở chỉ lệnh
hoạt động nghi binh của cấp trên, tình hình thực tiễn và quyết tâm tác
chiến của tư lệnh chiến dịch. Yêu cầu của kế hoạch nghi binh phải toàn
diện, xuyên suốt quá trình chiến dịch, từ tổ chức chuẩn bị, thực hành
tiến công và kết thúc chiến dịch; đồng thời, dự kiến nhiều phương án để
xử lý các tình huống xảy ra. Do đó, kế hoạch cần được thực hiện công phu
gắn liền với công tác tổ chức chuẩn bị chiến dịch; trong đó, có nội
dung cần được chuẩn bị sớm. Nội dung kế hoạch nghi binh thường gồm: xác
định hướng nghi binh; các biện pháp thực hiện; tổ chức sử dụng lực
lượng, phương tiện tham gia;... trong đó, xác định hướng nghi binh là
nội dung quan trọng nhất, có tác động chi phối tất cả các nội dung còn
lại. Thông thường, hướng nghi binh của chiến dịch tiến công chủ yếu do
cấp chiến dịch tự xác định, nhưng cũng có thể do cấp trên chỉ định. Để
xác định hướng nghi binh đúng, đáp ứng mục đích, yêu cầu chiến dịch đề
ra, phải căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá về địch, ta, địa hình,
trọng tâm là hướng phòng ngự, quy luật, mục đích, ý đồ và các biện pháp
đối phó của chúng. Để khiến địch dễ mắc sai lầm, việc xác định hướng
nghi binh thường nằm ngoài địa bàn tác chiến chủ yếu của chiến dịch,
nhưng ở đó địch phải có mục tiêu quan trọng, nhạy cảm, hiểm yếu, liên
quan mật thiết với các mục tiêu trên hướng tiến công chủ yếu của chiến
dịch; đồng thời, ta có điều kiện triển khai lực lượng, phương tiện nghi
binh thuận lợi. Đây là nội dung rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả
nghi binh, bởi nếu hướng nghi binh được xác định đúng, khi ta tiến hành
các hoạt động nghi binh, buộc địch phải phản ứng theo (bị thu hút, bị
kìm giữ hoặc phải phân tán lực lượng để đối phó,…) dẫn đến sai lầm và
rơi vào thế trận ta bày sẵn. Trường hợp ta tiến hành các hoạt động nghi
binh trên hướng chiến dịch tiến công đã xác định, nhưng địch phản ứng
không theo như dự kiến thì phải hết sức linh hoạt, sáng tạo để điều
chỉnh. Trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động nghi binh, phải đồng
thời dự kiến nhiều tình huống có thể xảy ra để đảm bảo sự chủ động và
đạt hiệu quả nghi binh. Bên cạnh đó, cần coi trọng xác định các biện
pháp nghi binh phù hợp với đặc điểm tình hình địch, ta và địa bàn tác
chiến; trong đó, bao hàm cả biện pháp tác chiến và phi tác chiến trong
suốt quá trình chiến dịch. Mặt khác, kế hoạch nghi binh là tuyệt mật,
nên việc soạn thảo, quản lý và triển khai thực hiện phải theo phân cấp,
đúng thời cơ, bảo đảm truyền đạt rõ về ý định hành động cho các cấp
nhưng vẫn giữ được bí mật.
Ba là, chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia hoạt động nghi binh trên địa bàn tác chiến.
Thực tiễn chiến dịch tiến công cho thấy, tham gia hoạt động nghi binh
gồm nhiều lực lượng, như: lực lượng tiến công địch trên hướng nghi binh,
lực lượng làm đường, vận chuyển vật chất; lực lượng tác chiến, tung tin
giả, làm trận địa, mô hình giả; hoạt động trên địa bàn rộng, ở nhiều
thời điểm khác nhau. Vì vậy, phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia
hoạt động nghi binh chiến dịch là vấn đề rất quan trọng. Trên cơ sở kế
hoạch hiệp đồng, kế hoạch nghi binh chiến dịch, các đơn vị làm nhiệm vụ
nghi binh cần chủ động phối hợp với nhau và phối hợp với lực lượng khác
trên địa bàn tác chiến, nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động nghi binh
trong các giai đoạn chiến dịch.
Trong giai đoạn tổ chức chuẩn bị chiến dịch, lực lượng tiến công trên
hướng nghi binh có thể chủ động phối hợp với lực lượng hỏa lực, thông
tin, tác chiến điện tử của chiến dịch và các đơn vị bộ đội địa phương
vận dụng linh hoạt các biện pháp tác chiến đánh chiếm một số cứ điểm
phòng ngự của địch. Lực lượng làm đường, vận chuyển vật chất chủ động
phối hợp với lực lượng công binh, vận tải của chiến dịch và lực lượng
các ban, ngành, đoàn thể trong khu vực phòng thủ địa phương để sửa chữa
cầu, đường hư hỏng, làm đường mới cho xe cơ giới cơ động trên hướng nghi
binh để thu hút địch. Lực lượng tung tin giả, cần phối hợp với lực
lượng thông tin vô tuyến điện, tác chiến điện tử của chiến dịch, thông
tin mạng, thông tin của cấp trên, các phương tiện thông tin đại chúng và
nhân dân trong khu vực phòng thủ để đưa những bức điện nghi binh lên
mạng, phương tiện vô tuyến điện, truyền tin nghi binh trong quần chúng
nhân dân để đánh lạc hướng địch. Với lực lượng làm trận địa giả, mô hình
giả, cần phối hợp với các đơn vị kỹ thuật (phòng không, pháo binh, tăng
thiết giáp, công binh, hoá học,…) và lực lượng của cấp trên để làm các
trận địa giả, mô hình giả trên hướng nghi binh để đánh lừa các phương
tiện trinh sát của địch, giảm bớt mật độ hỏa lực địch đánh phá trên
hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch.
Trong giai đoạn thực hành tác chiến và giai đoạn kết thúc chiến dịch
tiến công, các đơn vị làm nhiệm vụ nghi binh căn cứ vào nhiệm vụ của
từng giai đoạn chiến dịch để xác định lực lượng phối hợp nghi binh cho
phù hợp. Trường hợp trên hướng nghi binh và hướng tiến công chủ yếu của
chiến dịch để sơ suất, bị địch phát hiện, phải nhanh chóng nắm chắc âm
mưu, ý đồ của địch, kịp thời điều chỉnh các lực lượng để tiếp tục phối
hợp nghi binh theo kế hoạch đề ra.
Hoạt động nghi binh là nội dung quan trọng hàng đầu của mưu kế đánh
địch và là một trong những biện pháp tác chiến quan trọng của chiến dịch
tiến công. Để hoạt động này phát huy hiệu quả trong điều kiện chiến
tranh hiện đại, đòi hỏi phải tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, chuẩn bị
trước từ thời bình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc.
Đại tá, ThS. TRẦN HÙNG CƯƠNG, Học viện Quốc phòng
Chiến tranh Việt Nam và những đòn nghi binh chết người
Tại phiên họp ngày 18.2.1975, chính Tổng Thống Thiệu tái xác định khả năng địch có thể tấn công Pleiku ở Vùng II. Ðiều này càng làm cho Tướng Phú thêm tin tưởng là ông đã nghĩ đúng về mục tiêu tấn công sắp tới của miền Bắc.
Tình báo trong chiến tranh Việt Nam, như phía Mỹ đã từng tổng kết:
Các bên đã thực hiện công việc với mức độ “tinh vi”. Qua thực tế, cả Mỹ
và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đều thừa nhận họ đã bị miền Bắc Việt Nam
(VNDCCH) nhiều lần đánh bại trong cuộc chiến âm thầm nhưng không kém
phần khốc liệt này. Tạp chí Khám phá tiếp tục gửi tới quý độc giả loạt
bài của nhà nghiên cứu VNCH trước đây, ông Lâm Vĩnh Thế. Đây là tài liệu
nghiên cứu được tác giả tổng hợp từ các nguồn tài liệu của CIA và hệ
thống các cơ quan tình báo của VNCH trước đây. Kính mời quý độc giả cùng
theo dõi.
Ðầu tháng 2.1975, một đơn vị của Sư Ðoàn 22 Bộ Binh QLVNCH bắt được 1 binh sĩ miền Bắc tại một địa điểm ở phía Tây tỉnh Bình Ðịnh, gần đèo An Khê. Qua thẩm vấn được biết binh sĩ này đã tháp tùng viên tư lệnh của Sư đoàn 3 miền Bắc đi thám sát đèo An Khê. Trong mình binh sĩ này có giữ một bản đồ ghi rõ các địa điểm mà Sư đoàn 3 dự định sẽ đóng chốt để cắt đứt Quốc Lộ 19 là con đường huyết mạch nối liền Qui Nhơn (tỉnh lỵ của tỉnh Bình Ðịnh) với Pleiku.
Cùng lúc đó, phòng 2 của Quân đoàn II cũng nắm được tin Sư đoàn 968 của miền Bắc đang đóng tại Lào đã di chuyển sang lãnh thổ VNCH. Tướng Phú tin rằng những người Cộng sản đang chuẩn bị tấn công Pleiku, và ông đã ra lệnh cho Trung Ðoàn 47 của Sư Ðoàn 22 Bộ Binh đến trấn giữ đèo An Khê.
Trong suốt tháng 2.1975, các đơn vị miền Bắc hiện diện trong vùng liên tục pháo kích Kontum và Pleiku cũng như đánh phá các chốt bảo vệ đèo An Khê trên Quốc Lộ 19 của Trung Ðoàn 47.
Các đơn vị này do 2 Sư Ðoàn F10 và 320 để lại nhằm thực hiện kế hoạch nghi binh, còn toàn bộ 2 sư đoàn này đã di chuyển xuống phía Nam để chuẩn bị tấn công Buôn Ma Thuột. Tất cả những hoạt động này của địch làm cho Tướng Phú càng thêm tin là Pleiku sẽ là mục tiêu chính của cuộc tấn công sắp tới của miền Bắc.
Giữa tháng 2.1975, trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Nguyễn Tú của báo Chính Luận, Tướng Phú đã nói ra tất cả những gì ông suy nghĩ và phân tích về cuộc tấn công sắp tới của địch. Ṓng tin rằng địch sẽ sử dụng một lực lượng cấp sư đoàn để cắt đứt Quốc lộ 19 trước khi tấn công Pleiku.
Do đó, ông đã một lần nữa bác bỏ nhận định của Ðại tá Tiếu về khả năng địch sẽ tấn công Buôn Ma Thuột tại phiên họp của ban tham mưu Quân Ðoàn II ở Pleiku vào ngày hôm sau, 19.2.1975.
Ðầu tháng 3.1975, trước một số tin tình báo về các hoạt động của đối phương xung quanh Buôn Ma Thuột làm Tướng Phú có phần nao núng. Ngày 4.3.1975, ông ra lệnh cho Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 Bộ binh di chuyển về Buôn Ma Thuột. Việc di chuyển này sắp bắt đầu thì vào lúc 2 giờ trưa cùng ngày, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II tại Pleiku bị địch quân pháo kích, Tướng Phú ra lệnh hủy bỏ việc chuyển quân này.
Việc chuyển quân của Sư đoàn 316 từ Bắc vào Nam cũng như của Sư đoàn 968 từ Lào sang Việt Nam, mặc dù được ngụy trang rất kỹ như đã trình bày bên trên, sau cùng vẫn bị SIGINT (tình báo tín hiệu) của QLVNCH phát hiện.
Sau khi phân tích tín hiệu, và đánh giá, Phòng 7 BTTM QLVNCH nhận định quân đội VNDCCH sẽ tấn công Buôn Ma Thuột.
Ngay cả vào lúc 10 giờ sáng ngày 9.3.1975, sau khi Thuần Mẫn, thuộc tỉnh Phú Bổn, đã mất, và Ðức Lập, thuộc tỉnh Quảng Ðức cũng đã bị chiếm, ông bay xuống Ban Mê Thuột để họp với các đơn vị trưởng tại đây để duyệt xét tình hình, Tướng Phú vẫn còn tiếp tục nghĩ và tin là tất cả chỉ là nghi binh. Ông vẫn chờ cuộc tấn công vào Pleiku, một cuộc tấn công chẳng bao giờ xảy ra.
Sáng sớm ngày hôm sau, 10.3.1975, trận tấn công vào Buôn Ma Thuột nổ ra và chỉ trong 2 ngày toàn bộ thị xã này đã lọt vào tay VNDCCH.
Việc phản công tái chiếm Buôn Ma Thuột đã không thể thực hiện được. Và đó là một trong những lý do đưa đến quyết định triệt thoái Quân đoàn II rất tai hại của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong phiên họp định mệnh ngày 14.3.1975 tại Cam Ranh.
Theo PV (Khám Phá)Ðầu tháng 2.1975, một đơn vị của Sư Ðoàn 22 Bộ Binh QLVNCH bắt được 1 binh sĩ miền Bắc tại một địa điểm ở phía Tây tỉnh Bình Ðịnh, gần đèo An Khê. Qua thẩm vấn được biết binh sĩ này đã tháp tùng viên tư lệnh của Sư đoàn 3 miền Bắc đi thám sát đèo An Khê. Trong mình binh sĩ này có giữ một bản đồ ghi rõ các địa điểm mà Sư đoàn 3 dự định sẽ đóng chốt để cắt đứt Quốc Lộ 19 là con đường huyết mạch nối liền Qui Nhơn (tỉnh lỵ của tỉnh Bình Ðịnh) với Pleiku.
Cùng lúc đó, phòng 2 của Quân đoàn II cũng nắm được tin Sư đoàn 968 của miền Bắc đang đóng tại Lào đã di chuyển sang lãnh thổ VNCH. Tướng Phú tin rằng những người Cộng sản đang chuẩn bị tấn công Pleiku, và ông đã ra lệnh cho Trung Ðoàn 47 của Sư Ðoàn 22 Bộ Binh đến trấn giữ đèo An Khê.
Đèo An Khê trên Quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với Pleiku
Lý do Trung đoàn 47 được giao cho nhiệm vụ này vì sĩ quan
Trung đoàn trưởng, Trung tá Lê Cầu, là người rất quen thuộc địa
hình vùng đèo An Khê. Ông đã từng chiến đấu tại đây trong trận
Tổng tấn công mùa hè 1972.Trong suốt tháng 2.1975, các đơn vị miền Bắc hiện diện trong vùng liên tục pháo kích Kontum và Pleiku cũng như đánh phá các chốt bảo vệ đèo An Khê trên Quốc Lộ 19 của Trung Ðoàn 47.
Các đơn vị này do 2 Sư Ðoàn F10 và 320 để lại nhằm thực hiện kế hoạch nghi binh, còn toàn bộ 2 sư đoàn này đã di chuyển xuống phía Nam để chuẩn bị tấn công Buôn Ma Thuột. Tất cả những hoạt động này của địch làm cho Tướng Phú càng thêm tin là Pleiku sẽ là mục tiêu chính của cuộc tấn công sắp tới của miền Bắc.
Giữa tháng 2.1975, trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Nguyễn Tú của báo Chính Luận, Tướng Phú đã nói ra tất cả những gì ông suy nghĩ và phân tích về cuộc tấn công sắp tới của địch. Ṓng tin rằng địch sẽ sử dụng một lực lượng cấp sư đoàn để cắt đứt Quốc lộ 19 trước khi tấn công Pleiku.
Lính VNCH được điều động phòng thủ Quốc lộ 19 nối Quy Nhơn và Pleiku
Ngày 18.2.1975, Tướng Phú về Sài Gòn dự phiên họp với các
tướng tư lệnh quân đoàn do Tổng Thống Thiệu triệu tập để duyệt
lại kế hoạch phòng thủ cho năm 1975. Tại phiên họp này, chính
Tổng Thống Thiệu tái xác định khả năng miền Bắc có thể tấn
công Pleiku ở Vùng II. Ðiều này càng làm cho Tướng Phú thêm tin
tưởng là ông đã nghĩ đúng về mục tiêu tấn công sắp tới của
đối phương.Do đó, ông đã một lần nữa bác bỏ nhận định của Ðại tá Tiếu về khả năng địch sẽ tấn công Buôn Ma Thuột tại phiên họp của ban tham mưu Quân Ðoàn II ở Pleiku vào ngày hôm sau, 19.2.1975.
Ðầu tháng 3.1975, trước một số tin tình báo về các hoạt động của đối phương xung quanh Buôn Ma Thuột làm Tướng Phú có phần nao núng. Ngày 4.3.1975, ông ra lệnh cho Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 Bộ binh di chuyển về Buôn Ma Thuột. Việc di chuyển này sắp bắt đầu thì vào lúc 2 giờ trưa cùng ngày, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II tại Pleiku bị địch quân pháo kích, Tướng Phú ra lệnh hủy bỏ việc chuyển quân này.
Các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng Chi khu Đức Lập trong Chiến dịch Tây Nguyên
Cùng ngày đối phương tấn công dữ dội vào các đơn vị của
Trung đoàn 47 và cắt đứt Quốc lộ 19 tại hai nơi. Tướng Phú tin
chắc là miền Bắc đã bắt đầu chiến dịch tấn công vào Pleiku.Việc chuyển quân của Sư đoàn 316 từ Bắc vào Nam cũng như của Sư đoàn 968 từ Lào sang Việt Nam, mặc dù được ngụy trang rất kỹ như đã trình bày bên trên, sau cùng vẫn bị SIGINT (tình báo tín hiệu) của QLVNCH phát hiện.
Sau khi phân tích tín hiệu, và đánh giá, Phòng 7 BTTM QLVNCH nhận định quân đội VNDCCH sẽ tấn công Buôn Ma Thuột.
Bản đồ của Mỹ mô tả các mũi tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Buôn Ma Thuột tháng 3.1975
Ngày 7.3.1975, 3 ngày trước khi trận Buôn Ma Thuột nổ ra,
Chuẩn Tướng Phạm Hữu Nhơn, Trưởng phòng 7, BTTM QLVNCH, cùng với
Tom Glenn là Trưởng đơn vị của Cơ quan An ninh quốc gia (National
Security Agency – NSA) của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã bay lên Pleiku
để đích thân báo cho Thiếu Tướng Phú về nhận định của Phòng 7
là đối phương sẽ tấn công Buôn Ma Thuột (cuộc họp này có mặt
cả Ðại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 của Quân đoàn 2) nhưng
Tướng Phú vẫn không tin.Ngay cả vào lúc 10 giờ sáng ngày 9.3.1975, sau khi Thuần Mẫn, thuộc tỉnh Phú Bổn, đã mất, và Ðức Lập, thuộc tỉnh Quảng Ðức cũng đã bị chiếm, ông bay xuống Ban Mê Thuột để họp với các đơn vị trưởng tại đây để duyệt xét tình hình, Tướng Phú vẫn còn tiếp tục nghĩ và tin là tất cả chỉ là nghi binh. Ông vẫn chờ cuộc tấn công vào Pleiku, một cuộc tấn công chẳng bao giờ xảy ra.
Sáng sớm ngày hôm sau, 10.3.1975, trận tấn công vào Buôn Ma Thuột nổ ra và chỉ trong 2 ngày toàn bộ thị xã này đã lọt vào tay VNDCCH.
Ngày 11.3.1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng Buôn Ma Thuột
QLVNCH thua trận Buôn Ma Thuột không phải vì tình báo yếu kém
mà rõ ràng là do Tướng Phú, Tư lệnh Quân đoàn II bị định
kiến quá nặng nề.Việc phản công tái chiếm Buôn Ma Thuột đã không thể thực hiện được. Và đó là một trong những lý do đưa đến quyết định triệt thoái Quân đoàn II rất tai hại của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong phiên họp định mệnh ngày 14.3.1975 tại Cam Ranh.
Nhận xét
Đăng nhận xét