CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 233
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dân trí Huyền thoại tình báo Liên Xô Yuri Drozdov từng
nói rằng có thể phải mất tới 7 năm, thậm chí hàng thập niên, để đào tạo
một điệp viên "bất hợp pháp" - những người được Liên Xô cài cắm ở nước
ngoài dưới danh tính giả.
Là cựu Cục trưởng Cục S thuộc Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB), phụ
trách chương trình điệp viên mật, huyền thoại tình báo Yuri Drozdov nắm
rõ tất cả những gì cần thiết để đào tạo một nhân viên tình báo “bất hợp
pháp” hoạt động ở nước ngoài.
Ông Drozdov phải huấn luyện cho các điệp viên Liên Xô cách nói, nghĩ và cư xử, thậm chí ngay cả trong tiềm thức, cũng phải giống hoàn toàn những công dân Mỹ, Anh, Đức hay Pháp mà họ sẽ đóng giả khi đặt chân lên lãnh thổ của quốc gia đó.
Các điệp viên của KGB ở Mỹ và nhiều nước khác thường đi lang thang quanh các nghĩa trang, tìm kiếm những đứa bé đã chết có độ tuổi trùng với những người đang được đào tạo để trở thành điệp viên nước ngoài. Đó là phương pháp hiệu quả để đánh cắp danh tính thật ở thời đại tiền internet.
Sau khi tìm được đối tượng phù hợp, một tiểu sử “ảo” chi tiết sẽ được “phù phép”, cùng các giấy tờ cần thiết như giấy khai sinh để biến điệp viên Liên Xô thành công dân của một nước nào đó. Các nhà thờ sẽ được trả tiền để sửa sổ sách và xóa đi phần ghi chép về thông tin tử vong của đối tượng.
Đây là công việc tốn kém và đòi hỏi sự thận trọng. Một số điệp viên “bất hợp pháp” dù đã đào tạo trong nhiều năm, nhưng cuối cùng có thể vẫn bị đánh giá là không an toàn để thực thi nhiệm vụ. Thậm chí, việc nói tiếng Nga trong khi mơ ngủ cũng là lý do để một ứng viên tiềm năng có thể bị loại.
“Không được tiếp xúc”
Huyền thoại tình báo Dozdov qua đời ngày 21/6/2017, ở tuổi 91. Sự ra
đi của ông đã kết thúc cuộc đời của một con người từng trải qua hàng
chục năm trên cương vị lãnh đạo cấp cao của KGB; và tạo nên danh tiếng
nhờ chỉ huy một trong những chương trình bí mật và nổi tiếng nhất của
tình báo Liên Xô.
Không giống các điệp viên "hợp pháp" - những người được cử ra nước ngoài dưới vỏ bọc ngoại giao hoặc bảo trợ chính thức khác, điệp viên "bất hợp pháp” sống và làm việc như người bình thường ở những khu vực ngoại ô. Họ hoạt động tình báo nhưng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao như các điệp viên khác nếu bị bắt giữ.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2010, ông Drozdov đã mô tả về một cặp “điệp viên bất hợp pháp” gồm một nam và một nữ. Họ được cử đến Mỹ qua ngả Tây Đức và đóng vai một cặp vợ chồng.
"Khi làm việc ở New York, tôi thỉnh thoảng đi quanh nhà họ, lái xe qua và nhìn lên cửa sổ", ông Drozdov nói với báo Rossiiskaya Gazeta. Tuy nhiên, ông đã không vào trong để gặp các điệp viên này vì những cuộc gặp trực tiếp có rủi ro quá lớn.
"Không được tiếp xúc với điệp viên bất hợp pháp. Không ai được tiếp xúc", ông Drozdov cho biết.
Thông tin thu thập được từ những điệp viên “ngầm" này sẽ được tập hợp lại và chuyển tới tay người phụ trách thông qua các phương tiện bí mật - bao gồm các vị trí giao nhận bí mật - nơi hai người có thể trao đổi tài liệu mà không cần gặp mặt, qua radio hoặc các cuộc họp kín ở nước ngoài.
Theo Mark Galeotti, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế ở Prague (Séc), ông Drozdov là "huyền thoại" của các lãnh đạo KGB. Tổng cục Tình báo Nước ngoài Nga (SVR) mô tả ông là "một sĩ quan Nga mẫu mực, một con người tao nhã, một chỉ huy khôn ngoan".
Cha Drozdov là một chiến sĩ Hồng quân, tham gia Thế chiến II trong vai trò lính pháo binh. Bản thận ông Drozdov tốt nghiệp Học viện Ngôn ngữ của quân đội, trường đào tạo chính của các điệp viên Liên Xô, sau đó gia nhập KGB năm 1956.
Còn nhiều bí mật
Ông Drozdov đã mô tả về những nơi giấu các thiết bị được cài đặt tại
"nhiều quốc gia" để các điệp viên ẩn có thể sử dụng đằng sau phòng tuyến
kẻ thù, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
"Cho dù họ (các điệp viên) còn ở đó hay không, hãy để chúng (các thiết bị ẩn) làm đau đầu các cơ quan tình báo nước ngoài", ông nói.
Vẫn còn nhiều bí mật về chương trình “điệp viên bất hợp pháp”, nhất là về số lượng thành viên, chưa được tiết lộ. Người ta ước tính rằng Liên Xô đã đào tạo hàng trăm điệp viên như vậy trong thời Chiến tranh Lạnh.
Vadim Alekseevich Kirpichenko, người tiền nhiệm của ông Drozdov tại Cục S, miêu tả các điệp viên “bất hợp pháp” là các điệp viên "nhân tạo được chúng tôi tạo ra". Những người này khi trở về Nga sau nhiều năm làm việc bí mật ở nước ngoài thường nói tiếng mẹ đẻ với ngữ điệu của người nước ngoài.
Những phẩm chất mà người tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên điệp viên là "sự dũng cảm, tập trung, ý chí mạnh mẽ, khả năng dự báo nhanh chóng nhiều tình huống khác nhau, khả năng chịu được căng thẳng, khả năng thông thạo ngoại ngữ xuất sắc, thích nghi tốt với điều kiện sống hoàn toàn mới, và sở hữu kiến thức về một hoặc một số ngành nghề có cơ hội kiếm ra việc làm", ông Kirpichenko cho biết.
Ngoài ra, một số đặc điểm khác trong tính cách của ứng viên cũng sẽ được xem xét nếu các các đặc điểm đó có thể giúp cho ứng viên dễ dàng quên đi bản sắc cá nhân mình và trở thành một người khác.
Mặc dù Liên Xô đã sụp đổ và việc triển khai những điệp viên ẩn để thu thập thông tin cũng như tiếp cận các nhân vật quyền lực đã không còn mang lại nhiều hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, nhưng chương trình “điệp viên bất hợp pháp” được cho là chưa kết thúc. Di sản của huyền thoại tình báo Drozdov vẫn tồn tại ở một mức độ nào đó.
Gần đây, vào năm 2010, nhóm 10 điệp viên ẩn của Nga đã bị bắt tại New York, Mỹ. Hai người trong số họ sống như vợ chồng với nhau và đã có con cái trưởng thành.
Điệp viên huyền thoại Nga Yuri Drozdov
Những năm gần đây trên báo chí bắt đầu xuất hiện những bài viết về điệp
viên Xô Viết huyền thoại. Bài viết đầu tiên “Kiện tướng kim hoàn
Faberzhe” đã hé mở một trong những điều ít biết về cuộc đời nhà tình báo
Xô Viết xuất sắc. Đrozdov được mệnh danh là kiện tướng kim hoàn
“Faberzhe” là do có biệt tài xử lý thông tin, săn tin và biết cách nhào
nặn thành loại tin độc.
Drozdov sinh trưởng trong một gia đình quân nhân ở thành phố Minsk. Bố-Drozdov Ivan Dmitrievich (1894-1978) là sĩ quan quân đội Nga Hoàng, tham gia thế chiến thứ nhất, sau Cách mạng Tháng Mười 1917 theo Hồng quân Liên Xô, mẹ - Anastasia Kuzminichna Pankyevich là nhân viên đánh máy tại một nhà máy giấy. Năm 12 tuổi vị tướng tình báo tương lai đã được bố cho đi học ở trường Quân sự Kharkov.
Những năm niên thiếu Yuri say mê học tiếng Ukraina, tham gia các nhóm khoa học trẻ tại Câu lạc bộ Hồng quân Kharkov và hoạt động trong đội kịch thiếu nhi. Những hoạt động buổi thiếu thời đã giúp ích nhiều cho công việc sau này. Năm 1942 vào học trường pháo binh. Tốt nghiệp năm 1944, chàng thanh niên Yuri chưa đầy 19 tuổi từ chối quyết định ở lại trường giảng dạy xung phong ra trận. Ngay từ những ngày đầu tham gia cuộc chiến tranh tàn khốc nhất thế kỷ 20 Yuri Đrozdov đã được đề bạt thiếu úy. Anh chiến đấu dũng cảm trong trận công phá Berlin tháng 5-1945.
Sau chiến tranh giữ nước vĩ đại Yuri Drozdov làm trợ lý Tham mưu trưởng Trung đoàn Pháo binh ở Berlin và quân khu Baltich. 1952 anh được cử đi học trường Đại học Ngoại ngữ quân sự. Tại đây, ngoài tiếng Đức và Anh, Drozdov học thêm một số môn khác. Năm 1956 anh chuyển sang học Đại học Ngoại ngữ tình báo của KGB. Iury học rất giỏi. Giọng phát âm của anh hệt như một người Đức.
Yuri Drozdov bắt đầu hoạt động tình báo từ năm 1957 dưới danh nghĩa một viên thanh tra người Đức tên là Claynert. Các đồng nghiệp của cựu tướng tình báo Yury Đrozov kể rằng, tất cả nhân viên Cục Phản gián Đức đều sởn tóc gáy khi nghe nói đến nam tước Hoeshtayn mà Đrozov đội lốt trong những năm hoạt động ở nước này. Cũng theo lời kể của họ, thần kinh của nhà hoạt động tình báo Xô Viết cực kỳ vững trong mọi tình huống phức tạp và gay cấn nhất, ngay cả những lúc tưởng chừng bị bại lộ 100%. Thành công này có được là nhờ, ngoài ngôn ngữ, Drozdov còn rất thông hiểu đất nước và con người Đức và bắt trước tài tình mọi khía cạnh của tính cách người dân bản địa.
Sau đó Yuri Đrozov hoạt động ở New York. Thời gian ở đây Drozdov chủ yếu là hoạt động nằm vùng, gửi về Trung tâm KGB ở Moskva những tài liệu về hoạt động chiến lược của Nhà Trắng và Lầu Năm góc. Vị tướng tình báo Drozdov đã góp phần xuất sắc trong việc giải cứu Rudolf Abel-cũng là một nhà tình báo đối ngoại xuất sắc của Liên Xô hoạt động ở Mỹ.
Cuối mùa hè 1963 Đrozov trở về Moskva và được cử đi học khóa nâng cao năng lực chỉ đạo tác chiến. Do tính chất cấp bách của công việc, ông dừng khóa học và sang hoạt động ở CHND Trung Hoa. Lúc đó giữa các nhà lãnh đạo hai nước có nhiều bất đồng. Nhiệm vụ của nhà tình báo Đrozov tại nước này là cực kỳ khó khăn.
Ngay từ 1952 ban lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách về lãnh thổ đối với nhà nước Xô Viết. Cuối 8-1964, Đrozov bay sang Bắc Kinh và làm việc ở đây đến năm 1968. Đối với Đrozov những năm hoạt động ở Trung Quốc là cực kỳ căng thẳng và phức tạp trên mọi phương diện. Một trong những khó khăn là người châu Âu khó trà trộn với người châu Á do sự khác biệt về ngoại hình, vẻ mặt và văn hoá. Tuy nhiên, hoạt động ở đây đã tạo cho điệp viên huyền thoại Xô Viết hiểu rõ đất nước có số dân đông nhất thế giới. Kết thúc đợt công tác, theo yêu cầu của Chủ tịch KGB Andropov, Đrozov đã viết những ấn tượng của mình trong 4 năm hoạt động ở đây.
Drozdov đã sáng lập và lãnh đạo nhóm biệt kích “Cờ đuôi nheo” và đứng đầu một đơn vị thám báo đặc nhiệm trong thời gian tiến hành chiến dịch “Cơn bão táp-333” - sự kiện chính ở Cabul 1979 mở màn cuộc chiến Afghanistan. Từ năm 1979 đến 1991 ông lãnh đạo một trong những đơn vị tuyệt mật thuộc Tổng cục 1 KGB hay còn gọi là Cục C (Cục tình báo nằm vùng).
Năm 2009, nhân tròn 90 năm thành lập Cục Tình báo đối ngoại Nga đã chiếu bộ phim tài liệu “Chính phủ Hoa Kỳ xử án Rudolf Abel” kể về điệp viên Xô Viết huyền thoại Rudolf Abel (tên thật là Vilyam Ghenrilhovich Fisher) bị đưa ra tòa. Tất nhiên, Rudol Abel trong hoàn cảnh như vậy vẫn giữ bí mật về mình. Tướng cựu tình báo Đrozov là cố vấn chính của bộ phim.
Phiên toà theo hồ sơ 45094 “Hợp chủng quốc Mỹ lên án Rudol Ivanovich Abel” mở ngày 14-10-1957 tại New York. Vụ án đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ. Mặc dù gây áp lực lớn, nhưng toà án Mỹ đã không thể chứng minh Vilyam Fisher dưới tên Rudol Abel là hoạt động gián điệp. Tuy nhiên, toà vẫn tuyên án Rodol Abel 30 năm tù.
Bốn năm sau, năm 1960, nhờ sự hỗ trợ của điệp viên Xô Viết Drozdov, đã giải phóng được Rodol Abel qua việc trao đổi viên phi công Mỹ Francis Powers lái máy bay do thám U-2 xâm phạm vùng trời Liên Xô và đã bị lực lượng phòng không Xô Viết bắn rơi ở độ cao 20km bằng tên lửa đất đối không ZRK-C75 vào lúc 8h53 theo giờ Moskva ở tỉnh Sverdlovsk.
Cuộc trao đổi diễn ra ngày 11-4-1962 tại Berlin với sự trung gian của luật sư Đông Đức Volfgal Figel. Cựu tướng tình báo Yuri Đrozov tham gia vào cuộc trao đổi này với tư cách “anh em thúc bá” với Rudol Abel.
Vì những thành tích xuất sắc trong hoạt động tình báo đối ngoại tướng Yuri Drozdov đã được nhà nước Xô Viết tặng thưởng 5 huân chương và nhiều huy chương khác nhau, được tặng hai danh hiệu “Nhân viên an ninh xuất sắc”, “Có công lao trong hoạt động tình báo”. Chính phủ các nước CHDC Đức, Ba Lan, Cuba và Afghanistan cũng tặng thưởng cho ông những phần thưởng cao quý.
Năm 1992, khi chuẩn bị nghỉ hưu, tướng Yury Đrozov được đề nghị thành lập và đứng đầu Trung tâm Phân tích và sàng lọc thông tin với tên gọi “Namacon” (NAMACON nghĩa là Công ty Tư vấn và tiếp thị độc lập). Hiện nay trung tâm vẫn dưới sự lãnh đạo của vị tướng tình báo tài ba. Làm việc trong “Namacon” là các chuyên gia phân tích loại giỏi từng là điệp viên quân sự và chính trị. Nhiệm vụ chính của họ là, trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm bề ngoài và tư cách của một người nào đó để tạo ra một chân dung tâm lý chi tiết của nhân vật đó và đưa ra dự báo những hoạt động của người này trong những tình huống khác nhau. Khách hàng của “Namacom” là các cơ quan hành pháp và lập pháp tối cao Nga, những người đứng đầu các doanh nghiệp lớn trong nước.
Nói về một trong những chiến dịch thành công nhất của cơ quan nội
gián Xô Viết ở vùng Scandinavơ không thể không nhắc đến hoạt động của
một người thuộc số những điệp viên Xô viết xuất sắc nhất - đó chính là
người phụ nữ mang tên Greta. Trong suốt 30 năm, bà đã cung cấp cho
Moskva những tin tức giá trị. Quả là hiếm có ai hợp tác được lâu như vậy
với tình báo nước ngoài. Greta đã được tặng thưởng huân chương cao quý
của Liên xô - Huân chương Hữu nghị các dân tộc. Tuy rằng, tấm Huân
chương ấy đã không thể trao tận tay cho bà bởi trong trường hợp cơ sở bị
lộ thì nó sẽ trở thành chứng cớ không thể chối cãi.
Trùm tình báo khét tiếng Liên Xô Yuri tiết lộ Chấn Động về thế giới ngầm như thế nào?
Yuri Drozdov, trùm điệp viên huyền thoại thời Chiến tranh lạnh
11:37 01/07/2017Yuri Drozdov chỉ cần 7 năm để huấn luyện một đội ngũ điệp viên giỏi hoạt động bí mật suốt nhiều thập niên ở nước ngoài dưới tên giả hoặc nhân thân vay mượn từ người đã chết. Yuri Drozdov, cựu lãnh đạo bộ phận Directorate S của cơ quan tình báo nổi tiếng Liên Xô KGB, biết rất rõ cần phải làm gì để chuẩn bị cho một cá nhân thực hiện sứ mệnh gián điệp thành công.
Ông có biệt tài huấn luyện điệp viên KGB cách nói chuyện, suy nghĩ và
hành động không khác gì chính người phương Tây và Mỹ. Yuri Drozdov,
người tổ chức một trong những chương trình gián điệp tuyệt mật của tình
báo Xôviết, mới vừa qua đời ngày 21-6-2017 ở tuổi 91.
Mạng lưới điệp viên KGB ở Mỹ và phương Tây đi lang thang trong các nghĩa trang để tìm kiếm ngôi mộ những đứa trẻ có cùng độ tuổi với những tân binh đang được huấn luyện để hoạt động ở nước ngoài - đây là cách hiệu quả nhất để đánh cắp danh tính thật trong thời đại trước khi xuất hiện Internet. Sau đó là giai đoạn làm giả giấy khai sinh và tạo dựng một “lý lịch” hoàn hảo cho tân binh của KGB.
Các nhà thờ cũng được hối lộ nhiều tiền để mọi giấy tờ chứng tử của
nhân thân vay mượn được xóa sạch. Đây là công việc đòi hỏi sự chính xác
cao độ để tránh bị cơ quan phản gián của Mỹ và phương Tây phát hiện.
Không giống như các điệp viên “hợp pháp” tức là những người hoạt động
dưới vỏ bọc nhà ngoại giao hay quan chức, mạng lưới “bất hợp pháp” của
Yuri Drozdov chỉ là những lao động bình thường sống trong vùng ngoại ô
và không hề được bảo vệ bởi quyền đặc miễn ngoại giao nếu không may bị
nước sở tại phát hiện bắt giữ.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Nga Rossiiskaya Gazeta, Yuri Drozdov kể câu chuyện về một cặp đôi “bất hợp pháp” giả làm vợ chồng được triển khai đến Mỹ qua đường Tây Đức: “Khi hoạt động ở New York, tôi thỉnh thoảng lái xe ngang qua nhà họ và liếc nhìn vào cửa sổ”. Nhưng, Drozdov không bước vào căn nhà bởi vì sự gặp mặt là rất nguy hiểm. Vấn đề là, “không có sự tiếp xúc trực tiếp với những điệp viên bất hợp pháp”.
Khi thông báo về cái chết của Yuri Drozdov, Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) chỉ mô tả ông là “sĩ quan Nga chân chính, một người đứng đắn và một chỉ huy thông minh”. Yêu cầu đối với điệp viên “bất hợp pháp” là “lòng can đảm, có ý chí mạnh mẽ, đầu óc tập trung, khả năng dự đoán nhanh mọi tình huống, không dễ bị stress, thông thạo ngoại ngữ...
Nhiều chi tiết về cuộc đời và các chiến dịch mật do Yuri Drozdov chỉ
huy còn nằm yên trong cơ quan lưu trữ an ninh của Nga mà chưa được giải
mật. Năm 2010, nhóm 10 “điệp viên bất hợp pháp” của Yuri Drozdov bị bắt
giữ ở New York. Trong đó, vì nhiệm vụ mà một số phải chấp nhận sống
chung như vợ chồng và thậm chí có con với nhau. Về sau nhóm này được thả
trong chương trình trao đổi điệp viên ngầm với Mỹ.
Câu chuyện nhóm 10 điệp viên được kể trong chương trình truyền hình Mỹ “The Americans”, trong đó mô tả một cặp vợ chồng gián điệp Nga làm việc cho một công ty du lịch ở vùng ngoại ô New York vào ban ngày và hoạt động bí mật vào ban đêm. Yuri Drozdov chào đời ngày 19-9-1925 ở Minsk, thủ đô Belarus. Ông phục vụ trong quân đội Nga khi Chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra và gia nhập KGB năm 1956.
Sau chiến tranh, Drozdov làm việc với cơ quan tình báo Stasi ở Đông Đức. Drozdov đóng vai trò chính trong cuộc sắp xếp cuộc trao đổi Francis Gary Powers (viên phi công lái máy bay do thám Mỹ U-2 bị Liên Xô bắn rơi và bắt giữ năm 1960) với điệp viên Nga Rudolf Abel diễn ra trên cây cầu Glienicke ở nối liền Tây Berlin và thành phố Potsdam ở Đông Đức năm 1962.
Rudolf Abel (tên thật là William Fischer) làm gián điệp cho Moskva ở Mỹ từ năm 1948 và bị Mỹ bắt năm 1957 vì tội đánh cắp bí mật hạt nhân của nước này. Drozdov mang vỏ bọc nhà ngoại giao để hoạt động ngầm ở Trung Quốc (từ năm 1964 đến 1968) và ở Mỹ (từ năm 1975 đến 1979).
Tháng 12-1979, tướng Yuri Drozdov lãnh đạo lực lượng sĩ quan KGB mở cuộc tấn công chớp nhoáng kéo dài 43 phút vào cung điện Tổng thống Afghansitan Hafizullah Amin dẫn đến cái chết của người này. Về sau, một lãnh đạo Nga mô tả cuộc tấn công bất ngờ là “hoàn hảo” và “tuyệt đối chưa từng xảy ra”.
Cuộc tấn công khiến cho 55 sĩ quan Xôviết và 189 người Afghanistan bị
giết chết - theo Jonathan Haslam, nhà sử học người Anh về chính sách
đối ngoại và hoạt động tình báo của Liên Xô. Vài hôm sau cuộc tấn công,
Yuri Drozdov đề nghị lãnh đạo KGB lúc đó là Yuri Andropov thành lập đơn
vị đặc nhiệm tình báo mới đặt tên là “Vympel” để thực hiện các chiến
dịch bí mật ở Afghanistan và Chechnya.
Drozdov được giới truyền thông phương Tây ca ngợi là “điệp viên huyền thoại”, còn Frederick Forsyth - nhà văn và cựu điệp viên người Anh - đánh giá ông là một trong những trùm gián điệp viên lừng lẫy nhất của Nga.
Trang Thuần (tổng hợp)
Mạng lưới điệp viên KGB ở Mỹ và phương Tây đi lang thang trong các nghĩa trang để tìm kiếm ngôi mộ những đứa trẻ có cùng độ tuổi với những tân binh đang được huấn luyện để hoạt động ở nước ngoài - đây là cách hiệu quả nhất để đánh cắp danh tính thật trong thời đại trước khi xuất hiện Internet. Sau đó là giai đoạn làm giả giấy khai sinh và tạo dựng một “lý lịch” hoàn hảo cho tân binh của KGB.
Yuri Drozdov. |
Trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Nga Rossiiskaya Gazeta, Yuri Drozdov kể câu chuyện về một cặp đôi “bất hợp pháp” giả làm vợ chồng được triển khai đến Mỹ qua đường Tây Đức: “Khi hoạt động ở New York, tôi thỉnh thoảng lái xe ngang qua nhà họ và liếc nhìn vào cửa sổ”. Nhưng, Drozdov không bước vào căn nhà bởi vì sự gặp mặt là rất nguy hiểm. Vấn đề là, “không có sự tiếp xúc trực tiếp với những điệp viên bất hợp pháp”.
Khi thông báo về cái chết của Yuri Drozdov, Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) chỉ mô tả ông là “sĩ quan Nga chân chính, một người đứng đắn và một chỉ huy thông minh”. Yêu cầu đối với điệp viên “bất hợp pháp” là “lòng can đảm, có ý chí mạnh mẽ, đầu óc tập trung, khả năng dự đoán nhanh mọi tình huống, không dễ bị stress, thông thạo ngoại ngữ...
Cây cầu Glienicke. |
Câu chuyện nhóm 10 điệp viên được kể trong chương trình truyền hình Mỹ “The Americans”, trong đó mô tả một cặp vợ chồng gián điệp Nga làm việc cho một công ty du lịch ở vùng ngoại ô New York vào ban ngày và hoạt động bí mật vào ban đêm. Yuri Drozdov chào đời ngày 19-9-1925 ở Minsk, thủ đô Belarus. Ông phục vụ trong quân đội Nga khi Chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra và gia nhập KGB năm 1956.
Sau chiến tranh, Drozdov làm việc với cơ quan tình báo Stasi ở Đông Đức. Drozdov đóng vai trò chính trong cuộc sắp xếp cuộc trao đổi Francis Gary Powers (viên phi công lái máy bay do thám Mỹ U-2 bị Liên Xô bắn rơi và bắt giữ năm 1960) với điệp viên Nga Rudolf Abel diễn ra trên cây cầu Glienicke ở nối liền Tây Berlin và thành phố Potsdam ở Đông Đức năm 1962.
Rudolf Abel (tên thật là William Fischer) làm gián điệp cho Moskva ở Mỹ từ năm 1948 và bị Mỹ bắt năm 1957 vì tội đánh cắp bí mật hạt nhân của nước này. Drozdov mang vỏ bọc nhà ngoại giao để hoạt động ngầm ở Trung Quốc (từ năm 1964 đến 1968) và ở Mỹ (từ năm 1975 đến 1979).
Tháng 12-1979, tướng Yuri Drozdov lãnh đạo lực lượng sĩ quan KGB mở cuộc tấn công chớp nhoáng kéo dài 43 phút vào cung điện Tổng thống Afghansitan Hafizullah Amin dẫn đến cái chết của người này. Về sau, một lãnh đạo Nga mô tả cuộc tấn công bất ngờ là “hoàn hảo” và “tuyệt đối chưa từng xảy ra”.
Rudolf Abel. |
Drozdov được giới truyền thông phương Tây ca ngợi là “điệp viên huyền thoại”, còn Frederick Forsyth - nhà văn và cựu điệp viên người Anh - đánh giá ông là một trong những trùm gián điệp viên lừng lẫy nhất của Nga.
Trang Thuần (tổng hợp)
Huyền thoại tình báo Yuri Drozdov: Người "phù phép" điệp viên Liên Xô thành công dân Mỹ
Dân trí Huyền thoại tình báo Liên Xô Yuri Drozdov từng
nói rằng có thể phải mất tới 7 năm, thậm chí hàng thập niên, để đào tạo
một điệp viên "bất hợp pháp" - những người được Liên Xô cài cắm ở nước
ngoài dưới danh tính giả.
>> Ông Putin ca ngợi các điệp viên “có một không hai” của Nga
>> Tổng thống Nga Putin "bật mí" về thời kỳ làm điệp viên KGB
>> Nàng công chúa đẹp dịu dàng thành nữ điệp viên gan dạ
Huyền thoại tình báo Liên Xô Yuri Drozdov (Ảnh: Independent)
Ông Drozdov phải huấn luyện cho các điệp viên Liên Xô cách nói, nghĩ và cư xử, thậm chí ngay cả trong tiềm thức, cũng phải giống hoàn toàn những công dân Mỹ, Anh, Đức hay Pháp mà họ sẽ đóng giả khi đặt chân lên lãnh thổ của quốc gia đó.
Các điệp viên của KGB ở Mỹ và nhiều nước khác thường đi lang thang quanh các nghĩa trang, tìm kiếm những đứa bé đã chết có độ tuổi trùng với những người đang được đào tạo để trở thành điệp viên nước ngoài. Đó là phương pháp hiệu quả để đánh cắp danh tính thật ở thời đại tiền internet.
Sau khi tìm được đối tượng phù hợp, một tiểu sử “ảo” chi tiết sẽ được “phù phép”, cùng các giấy tờ cần thiết như giấy khai sinh để biến điệp viên Liên Xô thành công dân của một nước nào đó. Các nhà thờ sẽ được trả tiền để sửa sổ sách và xóa đi phần ghi chép về thông tin tử vong của đối tượng.
Đây là công việc tốn kém và đòi hỏi sự thận trọng. Một số điệp viên “bất hợp pháp” dù đã đào tạo trong nhiều năm, nhưng cuối cùng có thể vẫn bị đánh giá là không an toàn để thực thi nhiệm vụ. Thậm chí, việc nói tiếng Nga trong khi mơ ngủ cũng là lý do để một ứng viên tiềm năng có thể bị loại.
“Không được tiếp xúc”
Điệp viên "bất hợp pháp" thường sống lẫn
vào cộng đồng dân cư bình thường ở nước ngoài, thay vì dưới vỏ bọc ngoại
giao như điệp viên "hợp pháp" (Ảnh: BBC)
Không giống các điệp viên "hợp pháp" - những người được cử ra nước ngoài dưới vỏ bọc ngoại giao hoặc bảo trợ chính thức khác, điệp viên "bất hợp pháp” sống và làm việc như người bình thường ở những khu vực ngoại ô. Họ hoạt động tình báo nhưng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao như các điệp viên khác nếu bị bắt giữ.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2010, ông Drozdov đã mô tả về một cặp “điệp viên bất hợp pháp” gồm một nam và một nữ. Họ được cử đến Mỹ qua ngả Tây Đức và đóng vai một cặp vợ chồng.
"Khi làm việc ở New York, tôi thỉnh thoảng đi quanh nhà họ, lái xe qua và nhìn lên cửa sổ", ông Drozdov nói với báo Rossiiskaya Gazeta. Tuy nhiên, ông đã không vào trong để gặp các điệp viên này vì những cuộc gặp trực tiếp có rủi ro quá lớn.
"Không được tiếp xúc với điệp viên bất hợp pháp. Không ai được tiếp xúc", ông Drozdov cho biết.
Thông tin thu thập được từ những điệp viên “ngầm" này sẽ được tập hợp lại và chuyển tới tay người phụ trách thông qua các phương tiện bí mật - bao gồm các vị trí giao nhận bí mật - nơi hai người có thể trao đổi tài liệu mà không cần gặp mặt, qua radio hoặc các cuộc họp kín ở nước ngoài.
Theo Mark Galeotti, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế ở Prague (Séc), ông Drozdov là "huyền thoại" của các lãnh đạo KGB. Tổng cục Tình báo Nước ngoài Nga (SVR) mô tả ông là "một sĩ quan Nga mẫu mực, một con người tao nhã, một chỉ huy khôn ngoan".
Cha Drozdov là một chiến sĩ Hồng quân, tham gia Thế chiến II trong vai trò lính pháo binh. Bản thận ông Drozdov tốt nghiệp Học viện Ngôn ngữ của quân đội, trường đào tạo chính của các điệp viên Liên Xô, sau đó gia nhập KGB năm 1956.
Còn nhiều bí mật
Anna Chapman là một trong những điệp viên Nga bị Mỹ trục xuất hồi năm 2010 (Ảnh: AFP)
"Cho dù họ (các điệp viên) còn ở đó hay không, hãy để chúng (các thiết bị ẩn) làm đau đầu các cơ quan tình báo nước ngoài", ông nói.
Vẫn còn nhiều bí mật về chương trình “điệp viên bất hợp pháp”, nhất là về số lượng thành viên, chưa được tiết lộ. Người ta ước tính rằng Liên Xô đã đào tạo hàng trăm điệp viên như vậy trong thời Chiến tranh Lạnh.
Vadim Alekseevich Kirpichenko, người tiền nhiệm của ông Drozdov tại Cục S, miêu tả các điệp viên “bất hợp pháp” là các điệp viên "nhân tạo được chúng tôi tạo ra". Những người này khi trở về Nga sau nhiều năm làm việc bí mật ở nước ngoài thường nói tiếng mẹ đẻ với ngữ điệu của người nước ngoài.
Những phẩm chất mà người tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên điệp viên là "sự dũng cảm, tập trung, ý chí mạnh mẽ, khả năng dự báo nhanh chóng nhiều tình huống khác nhau, khả năng chịu được căng thẳng, khả năng thông thạo ngoại ngữ xuất sắc, thích nghi tốt với điều kiện sống hoàn toàn mới, và sở hữu kiến thức về một hoặc một số ngành nghề có cơ hội kiếm ra việc làm", ông Kirpichenko cho biết.
Ngoài ra, một số đặc điểm khác trong tính cách của ứng viên cũng sẽ được xem xét nếu các các đặc điểm đó có thể giúp cho ứng viên dễ dàng quên đi bản sắc cá nhân mình và trở thành một người khác.
Mặc dù Liên Xô đã sụp đổ và việc triển khai những điệp viên ẩn để thu thập thông tin cũng như tiếp cận các nhân vật quyền lực đã không còn mang lại nhiều hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, nhưng chương trình “điệp viên bất hợp pháp” được cho là chưa kết thúc. Di sản của huyền thoại tình báo Drozdov vẫn tồn tại ở một mức độ nào đó.
Gần đây, vào năm 2010, nhóm 10 điệp viên ẩn của Nga đã bị bắt tại New York, Mỹ. Hai người trong số họ sống như vợ chồng với nhau và đã có con cái trưởng thành.
Bạch Vân
Theo BBC
Siêu điệp viên Liên Xô Yuri Drozdov, anh hùng của ‘người phi pháp’
Siêu điệp viên Liên Xô Yuri Drozdov từng
được Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi là anh hùng của lực lượng
tình báo ‘người phi pháp’, tức một chương trình cài cắm điệp viên KGB
vào các nước thù địch để họ hoạt động ngầm.
Lấy tên người chết để hoạt động tình báo
Ông Putin từng là thiếu tá KGB tôn vinh
thượng tướng Drozdov là tác giả của chương trình, và đã “giúp vạch mặt,
ngăn chặn kịp thời những mối đe dọa từ bên ngoài, bảo vệ chủ quyền tổ
quốc và quyền là một quốc gia tự do và độc lập”.
Chương trình tình báo “người phi pháp”
do siêu điệp viên Drozdov xây dựng từ năm 1979, tên chính thức là Ban S.
Đó là những điệp viên KGB được cài cắm làm cư dân ở các nước thù địch
với Liên Xô.
Họ lấy tên của người chết, giả làm linh
mục, nhà thơ, doanh nhân để lập quan hệ nhằm thu thập tin tình báo cho
Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, từ năm 1979 đến 1991, trước khi
Liên Xô sụp đổ.
Được lãnh đạo KGB xây dựng những lý lịch
hư cấu, còn ‘người phi pháp” lùng sục các nghĩa trang để tìm tên của
trẻ chết yểu có năm sinh trùng với năm của người hư cấu.
Một số điệp viên còn được có vợ để hòa
nhập cuộc sống ở các vùng ngoại ô Mỹ và thủ đô các nước châu Âu, sẵn
sàng mất 20 năm để gây uy tín với hàng xóm, chủ động, đồng thời chiếm
đoạt thông tin mật về vũ khí hạt nhân, tên lửa, các nỗ lực tình báo của
phương tây.
Tuy nhiên, cựu đặc vụ Cơ quan tình báo
trung ương Mỹ (CIA) Jason Matthew ở châu Á và châu Âu, từng sáng tác
nhiều tiểu thuyết trinh thám, nói chương trình “người phi pháp’ không
hiệu quả và mất nhiều thời gian của các “tế bào ngủ yên”, nên CIA không
bắt chước tướng Drozdov.
“Làm sao mà tưởng tượng được một đặc vụ
phương tây bị bắt qua Trung Quốc sống với người vợ do chúng tôi chọn cho
anh ta sống chung suốt 20 năm?”, Matthew nói.
Hồi tháng 6.2010, nhiều “người phi pháp”
bị phát hiện ở Mỹ, với 10 điệp viên bị Cục điều tra liên bang (FBI) bắt
ở Boston, New York, New Jersey và gần Nghĩa trang quốc gia Arlington.
Trong 10 người này có 6 điệp viên lấy cắp tên của người chết.
Cuối năm 2010, cả 10 điệp viên bị lộ
được trở về Nga, trong chương trình trao đổi điệp viên để Mỹ đón 4 người
Nga bị buộc tội giúp phương tây chống Nga.
Trong cuốn hồi ký Không hư cấu: ghi chép của chỉ huy tình báo phi pháp
xuất bản năm 2016, tướng Drozdov đề cập gánh nặng tâm lý của một cuộc
sống phải lẩn trốn. Ở cuộc gặp đầu tiên với một chỉ huy tình báo Xô
Viết, ông được hỏi chỉ một câu: liệu ông có thể “dựng nên” cuộc sống của
một người khác?
Ông viết: “Nhiều năm trôi qua, nhưng tôi
vẫn nhớ câu hỏi đó. Có thể “dựng lên” một cuộc đời, nhưng khó lắm, cần
phải có tri thức”.
Vì tổ quốc bạch dương, Drozdov ‘chống’ vợ
Hồi Thế chiến 2, Drozdov là lính pháo
binh và cùng Hồng quân Liên Xô vào đến Berlin để đánh bại phát xít Đức.
Ông thạo tiếng Đức, tốt nghiệp ở một trường ngôn ngữ quân sự trong
những năm 1950.
Vốn liếng này có ích khi ông được đề
nghị chuyển ngành từ quân đội qua KGB năm 1956. Trong hồi ký, ông kể vợ
ông phản đối, vì bà sợ việc mới của chồng sẽ hủy hoại cuộc sống gia
đình.
Nhưng ông quyết tâm chuyển ngành, nói
với vợ rằng đó là cơ hội “đến các nước khác, kiếm thêm chút tiền và có
thể giải quyết được vụ nhà”, ám chỉ việc thiếu nhà ở trầm trọng ở Liên
Xô vào thời điểm đó”.
Năm 1958, ông Drozdov giả làm một người
Áo sống ở Leipzig thuộc chính quyền Đông Đức cũ. Ông trải qua nhiều giờ
quanh khu Tây Berlin, tập nghe người Đức nói và tập cách hành xử của họ.
Ông cũng đi học ở một trường kịch để có
thể hóa thân vào nhân vật cần giả dạng. Và ông đọc mọi thứ ông tìm được,
thậm chí đọc cẩm nang ứng xử của đàn ông khi vào nhà vệ sinh công cộng.
Ông cũng tập cả cách chọc cười thông tục của địa phương.
Mark Galeotti, nhà nghiên cứu cấp cao ở
Viện quan hệ quốc tế tại Prague (Cộng hòa Czech) và là chuyên gia về
tình báo Nga, nói: Drozdov có kỹ năng tình báo siêu đẳng, gồm thông thạo
ngoại ngữ, kiên nhẫn, khả năng tự giấu mình trong lúc thi hành nhiệm
vụ.
Tướng Drozdov sẵn sàng tham gia “các vụ ướt”
Năm 1962, Drozdov giữ một vai trò
chính, trong một vụ trao đổi con tin nổi tiếng giữa Mỹ và Liên Xô: phi
công quân sự Gary Powers bị bắt giam 21 tháng, sau khi chiếc máy bay do
thám U-2 của Powers bị Liên Xô bắn rơi năm 1960, trong một chiến dịch do
thám Liên Xô của CIA.
Tại Mỹ, ‘người phi pháp’ Vilyam Fisher
(có tên giả Rudolf Abel) bị đặc vụ FBI bắt vì tội ăn cắp bí mật hạt nhân
của Mỹ và bị buộc tội gián điệp của Nga hồi năm 1957.
Drozdov giả là Jurgen Drews, người anh
họ sống tại Đức của Abel, để tạo quan hệ với luật sư James Donovan của
Abel. Từ đó dẫn đến vụ Liên Xô đổi Powers lấy Abel trên cầu Glienicke
ngăn Tây Berlin với thành phố Postdam. Vụ này đã giúp kinh thành điện
ảnh Hollywood có cảm hứng làm phim Cây cầu của những điệp viên (Bridge of Spies) hồi năm 2015.
Sau này, tướng Drozdov hoạt động ở Trung
Quốc thời Cách mạng Văn hóa và quan hệ Xô-Trung căng thẳng. Năm 1975,
tướng Drozdov được cử đến New York hoạt động tình báo, dưới vỏ bọc Phó
đoàn ngoại giao Nga ở LHQ. Ông không nhẹ nhàng với kẻ phản bội, gọi nhà
ngoại giao Liên Xô Arkady Shevchenko ở LHQ trốn qua Mỹ năm 1978 là “tên
Judas bán Chúa”.
Drozdov cũng không ngại dính các “vụ
ướt”, một thuật ngữ của KGB để chỉ những vụ ra tay tiêu diệt những kẻ
chống đối. Năm 1979, ông là một trong những chỉ huy của chiến dịch Bão
333 nhằm lật đổ tổng thống Hafizullah Amin của Afghanistan, một người
bài Nga.
Đó là một cuộc tấn công bất ngờ trong 43
phút, Amin chết cùng 55 đặc vụ Liên Xô (37 người bị chết trong một vụ
tai nạn máy bay) và 180 người Afghanistan.
Sau này, một lãnh đạo Nga mô tả cuộc tấn
công “hoàn hảo và chưa hề có tiền lệ”, còn trong hồi ký, tướng Drozdov
nhắc từng chi tiết kinh hoàng: “Tấm thảm của Cung điện Tajbeg của Amin
đẫm máu và dấu chân bùn”.
Chiến dịch thành công giúp tướng Drozdov
đề nghị lập đơn vị đặc nhiệm Vympel (Thòng Lọng), được lãnh đạo KGB lúc
đó là Yuri Andropov (sau này làm Tổng bí thư Liên Xô) chấp thuận.
Năm 1981, tướng Drozdov lập “Thòng
Lọng”, chuyên thực hiện các cuộc chiến bí mật ở nhiều nơi, từ Trung
Đông, Afghanistan, Chechnya đến Nicaragua. Khi Liên Xô bắt đầu suy yếu,
tướng Drozdov trở thành chỉ huy nhánh tình báo ‘phi pháp’, huấn luyện
một thế hệ điệp viên ‘phi pháp’ mới.
Đầu những năm 1990, ông về hưu, lập Công ty tư vấn Namakon, chuyên hỗ trợ an ninh-hậu cần cho các doanh nhân nước ngoài.
Ngày 21.6, Cơ quan tình báo đối ngoại
Nga (SVR, hậu thân của KGB) đưa tin thượng tướng Drozdov qua đời ngày
21.6 ở Moscow, hưởng thọ 91 tuổi.
Tổng thống Putin tuyên bố: “Thượng tướng Drozdov trọn đời phục vụ Tổ quốc và quyết tâm bảo vệ an ninh quốc gia”.
Vị tướng tình báo có tên thật là Yuri
Ivanovich Drozdov, sinh ngày 19.9. 1925 tại Minsk. Cha của ông, Ivan
Drozdov từng là sĩ quan quân đội Sa hoàng Nga nhưng trở thành quân cách
mạng sau cuộc Cách mạng tháng 10 Nga. Mẹ ông, bà Anastasia là thư ký
đánh máy.
Ông Drozdov gặp người vợ tương lai Lyudmila Yudenich khi anh bị thương phải nằm bệnh viện một thời gian ngắn hồi Thế chiến 2.
Trong hồi ký, ông viết: “Tổng cộng 35
năm tôi dành cho hoạt động tình báo, vợ tôi vẫn ở cạnh tôi. Bà ấy có thể
giữ im lặng và chờ đợi dưới sự căng thẳng cao độ, hy sinh tất cả vì
nhiệm vụ của tôi”.
Theo hồi ký, tướng Drozdov có hai con trai Yuri và Alexander, 3 đứa cháu và 3 đứa chắt hồi năm 2016.
Kim Hương (theo New York Times)
Chuyện về một điệp viên bí ẩn
ANTĐ Ngày 19-9 năm nay cựu tướng tình báo
Liên Xô cũ Yury Drozdov tròn 86 tuổi. Ở Nga, trước những người làm việc
trong ngành an ninh coi Drozdov là nhà hoạt động tình báo đối ngoại vĩ
đại nhất.
Điệp viên huyền thoại Nga Yuri Drozdov
Drozdov sinh trưởng trong một gia đình quân nhân ở thành phố Minsk. Bố-Drozdov Ivan Dmitrievich (1894-1978) là sĩ quan quân đội Nga Hoàng, tham gia thế chiến thứ nhất, sau Cách mạng Tháng Mười 1917 theo Hồng quân Liên Xô, mẹ - Anastasia Kuzminichna Pankyevich là nhân viên đánh máy tại một nhà máy giấy. Năm 12 tuổi vị tướng tình báo tương lai đã được bố cho đi học ở trường Quân sự Kharkov.
Những năm niên thiếu Yuri say mê học tiếng Ukraina, tham gia các nhóm khoa học trẻ tại Câu lạc bộ Hồng quân Kharkov và hoạt động trong đội kịch thiếu nhi. Những hoạt động buổi thiếu thời đã giúp ích nhiều cho công việc sau này. Năm 1942 vào học trường pháo binh. Tốt nghiệp năm 1944, chàng thanh niên Yuri chưa đầy 19 tuổi từ chối quyết định ở lại trường giảng dạy xung phong ra trận. Ngay từ những ngày đầu tham gia cuộc chiến tranh tàn khốc nhất thế kỷ 20 Yuri Đrozdov đã được đề bạt thiếu úy. Anh chiến đấu dũng cảm trong trận công phá Berlin tháng 5-1945.
Sau chiến tranh giữ nước vĩ đại Yuri Drozdov làm trợ lý Tham mưu trưởng Trung đoàn Pháo binh ở Berlin và quân khu Baltich. 1952 anh được cử đi học trường Đại học Ngoại ngữ quân sự. Tại đây, ngoài tiếng Đức và Anh, Drozdov học thêm một số môn khác. Năm 1956 anh chuyển sang học Đại học Ngoại ngữ tình báo của KGB. Iury học rất giỏi. Giọng phát âm của anh hệt như một người Đức.
Yuri Drozdov bắt đầu hoạt động tình báo từ năm 1957 dưới danh nghĩa một viên thanh tra người Đức tên là Claynert. Các đồng nghiệp của cựu tướng tình báo Yury Đrozov kể rằng, tất cả nhân viên Cục Phản gián Đức đều sởn tóc gáy khi nghe nói đến nam tước Hoeshtayn mà Đrozov đội lốt trong những năm hoạt động ở nước này. Cũng theo lời kể của họ, thần kinh của nhà hoạt động tình báo Xô Viết cực kỳ vững trong mọi tình huống phức tạp và gay cấn nhất, ngay cả những lúc tưởng chừng bị bại lộ 100%. Thành công này có được là nhờ, ngoài ngôn ngữ, Drozdov còn rất thông hiểu đất nước và con người Đức và bắt trước tài tình mọi khía cạnh của tính cách người dân bản địa.
Sau đó Yuri Đrozov hoạt động ở New York. Thời gian ở đây Drozdov chủ yếu là hoạt động nằm vùng, gửi về Trung tâm KGB ở Moskva những tài liệu về hoạt động chiến lược của Nhà Trắng và Lầu Năm góc. Vị tướng tình báo Drozdov đã góp phần xuất sắc trong việc giải cứu Rudolf Abel-cũng là một nhà tình báo đối ngoại xuất sắc của Liên Xô hoạt động ở Mỹ.
Cuối mùa hè 1963 Đrozov trở về Moskva và được cử đi học khóa nâng cao năng lực chỉ đạo tác chiến. Do tính chất cấp bách của công việc, ông dừng khóa học và sang hoạt động ở CHND Trung Hoa. Lúc đó giữa các nhà lãnh đạo hai nước có nhiều bất đồng. Nhiệm vụ của nhà tình báo Đrozov tại nước này là cực kỳ khó khăn.
Ngay từ 1952 ban lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách về lãnh thổ đối với nhà nước Xô Viết. Cuối 8-1964, Đrozov bay sang Bắc Kinh và làm việc ở đây đến năm 1968. Đối với Đrozov những năm hoạt động ở Trung Quốc là cực kỳ căng thẳng và phức tạp trên mọi phương diện. Một trong những khó khăn là người châu Âu khó trà trộn với người châu Á do sự khác biệt về ngoại hình, vẻ mặt và văn hoá. Tuy nhiên, hoạt động ở đây đã tạo cho điệp viên huyền thoại Xô Viết hiểu rõ đất nước có số dân đông nhất thế giới. Kết thúc đợt công tác, theo yêu cầu của Chủ tịch KGB Andropov, Đrozov đã viết những ấn tượng của mình trong 4 năm hoạt động ở đây.
Drozdov đã sáng lập và lãnh đạo nhóm biệt kích “Cờ đuôi nheo” và đứng đầu một đơn vị thám báo đặc nhiệm trong thời gian tiến hành chiến dịch “Cơn bão táp-333” - sự kiện chính ở Cabul 1979 mở màn cuộc chiến Afghanistan. Từ năm 1979 đến 1991 ông lãnh đạo một trong những đơn vị tuyệt mật thuộc Tổng cục 1 KGB hay còn gọi là Cục C (Cục tình báo nằm vùng).
Năm 2009, nhân tròn 90 năm thành lập Cục Tình báo đối ngoại Nga đã chiếu bộ phim tài liệu “Chính phủ Hoa Kỳ xử án Rudolf Abel” kể về điệp viên Xô Viết huyền thoại Rudolf Abel (tên thật là Vilyam Ghenrilhovich Fisher) bị đưa ra tòa. Tất nhiên, Rudol Abel trong hoàn cảnh như vậy vẫn giữ bí mật về mình. Tướng cựu tình báo Đrozov là cố vấn chính của bộ phim.
Phiên toà theo hồ sơ 45094 “Hợp chủng quốc Mỹ lên án Rudol Ivanovich Abel” mở ngày 14-10-1957 tại New York. Vụ án đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ. Mặc dù gây áp lực lớn, nhưng toà án Mỹ đã không thể chứng minh Vilyam Fisher dưới tên Rudol Abel là hoạt động gián điệp. Tuy nhiên, toà vẫn tuyên án Rodol Abel 30 năm tù.
Bốn năm sau, năm 1960, nhờ sự hỗ trợ của điệp viên Xô Viết Drozdov, đã giải phóng được Rodol Abel qua việc trao đổi viên phi công Mỹ Francis Powers lái máy bay do thám U-2 xâm phạm vùng trời Liên Xô và đã bị lực lượng phòng không Xô Viết bắn rơi ở độ cao 20km bằng tên lửa đất đối không ZRK-C75 vào lúc 8h53 theo giờ Moskva ở tỉnh Sverdlovsk.
Cuộc trao đổi diễn ra ngày 11-4-1962 tại Berlin với sự trung gian của luật sư Đông Đức Volfgal Figel. Cựu tướng tình báo Yuri Đrozov tham gia vào cuộc trao đổi này với tư cách “anh em thúc bá” với Rudol Abel.
Vì những thành tích xuất sắc trong hoạt động tình báo đối ngoại tướng Yuri Drozdov đã được nhà nước Xô Viết tặng thưởng 5 huân chương và nhiều huy chương khác nhau, được tặng hai danh hiệu “Nhân viên an ninh xuất sắc”, “Có công lao trong hoạt động tình báo”. Chính phủ các nước CHDC Đức, Ba Lan, Cuba và Afghanistan cũng tặng thưởng cho ông những phần thưởng cao quý.
Năm 1992, khi chuẩn bị nghỉ hưu, tướng Yury Đrozov được đề nghị thành lập và đứng đầu Trung tâm Phân tích và sàng lọc thông tin với tên gọi “Namacon” (NAMACON nghĩa là Công ty Tư vấn và tiếp thị độc lập). Hiện nay trung tâm vẫn dưới sự lãnh đạo của vị tướng tình báo tài ba. Làm việc trong “Namacon” là các chuyên gia phân tích loại giỏi từng là điệp viên quân sự và chính trị. Nhiệm vụ chính của họ là, trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm bề ngoài và tư cách của một người nào đó để tạo ra một chân dung tâm lý chi tiết của nhân vật đó và đưa ra dự báo những hoạt động của người này trong những tình huống khác nhau. Khách hàng của “Namacom” là các cơ quan hành pháp và lập pháp tối cao Nga, những người đứng đầu các doanh nghiệp lớn trong nước.
Nữ điệp viên lụy tình của KGB
Quét mã QR
Quét mã QR để xem trên mobile
PNVN
Trong phòng truyền thống của Ban Tình báo đối
ngoại ở Iaxenevo (Nga) có bức chân dung của một người phụ nữ trung niên
với đôi mắt đượm buồn. Bên dưới bức ảnh là chữ ký “Greta” và dòng chữ
“nguồn tin quan trọng ở Scandinavo”. Greta là ai?
Gunvor Galtung Hovich |
Nhận xét
Đăng nhận xét