KẺ "NGÁO ĐÁ"

-"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó và sám hối cho chúng". (Aleksandr Solzhenitsyn)
-Việt Khang: yêu nước tào lao đụng đầu với chuyên chính vô sản sắt đá!
-Từ yêu nước ngớ ngẩn, ngốc nghếch đến hận thù mù quáng, phản bội Tổ Quốc, Việt Khang thật đáng ghét mà cũng đáng thương!
-Thế mới biết, yêu nước chân chính không phải dễ, thậm chí là rất khó đối với những kẻ nhẹ dạ.
-Chống nước lớn xâm lược như thế khác gì kẻ mồi lửa chiến tranh?
-Bất mãn với thói hư tật xấu của nhà nước không được phép mượn "yêu nước" để vu khống nhà nước cho hả dạ!
-Thời gian trôi, mọi sự rồi cũng qua đi, đến lúc đó mới biết đá biết vàng!
--------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Việt Khang biểu diễn tại Arizona, chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, phát biểu tri ơn cộng đồng người Việt hải ngoại và Thượng nghị sỹ John McCain

Xét xử hai nhạc sĩ hoạt động chống nhà nước

0
Sau một buổi xét xử sơ thẩm, trưa 30.10, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Trần Vũ Anh Bình (38 tuổi, nhạc sĩ) 6 năm tù và Võ Minh Trí (34 tuổi, nhạc sĩ Việt Khang) 4 năm tù, về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Ngoài ra, HĐXX còn tuyên quản thúc hai bị cáo tại địa phương (sau khi mãn hạn tù) mỗi người 2 năm.
Trong phần xét hỏi, Trần Vũ Anh Bình khai, đầu năm 2011, Bình lên mạng và quen biết Vũ Trực (hiện ở Mỹ). Ban đầu, Trực rủ tham gia lớp học lập trình web miễn phí do Trực dạy. Trong quá trình học, Trực lồng dạy những nội dung chống Nhà nước Việt Nam. Đến tháng 4.2011, Trực thành lập nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” và sau đó lập trang web “Tuoitreyeunuoc.com”, cung cấp máy tính, tiền để các thành viên hoạt động. Theo hướng dẫn của Trực, Bình làm truyền đơn, tờ rơi, cờ chế độ Sài Gòn treo, dán, rải ở một số nơi và chụp hình đăng trên web.
Về phần mình, Võ Minh Trí khai chỉ tham gia nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” có 1 tháng, sáng tác 2 bài nhạc “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai”. Trí phủ nhận việc phổ nhạc bài hát “Quê hương ngày về” mà cáo trạng quy kết. Theo vị công tố, kết luận giám định cho thấy 14 tác phẩm âm nhạc thu giữ của Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí có nội dung tuyên truyền chống phá nhà nước ở các mức độ khác nhau. Trong hai bị cáo, Bình là người hoạt động đắc lực, đã sưu tầm, phát tán các bài viết có nội dung kích động hiềm thù, vận động chống đối, lật đổ chế độ, vu khống, nói xấu cán bộ. Bình đã 4 lần rải truyền đơn ở nhiều tỉnh thành, làm 4 tờ truyền đơn… Theo vị công tố, hành vi này đã phạm vào tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCH Việt Nam”. Các luật sư Nguyễn Văn Miếng và Trần Vũ Hải bào chữa cho 2 bị cáo Bình và Trí.
Sau khi nghe các bên tranh luận, HĐXX phân tích: trong khi hai bị cáo thừa nhận hành vi sai trái, xin khoan hồng thì luật sư lại cho rằng các bị cáo không phạm tội là không phù hợp. Song song đó, luật sư cho rằng chứng cứ buộc tội là chứng cứ “ảo” là nhận thức sai lầm bởi những chứng cứ thu thập được là có thật, đã xảy ra, được bị cáo thừa nhận, chụp hình tung lên mạng.
Nhận định về hành vi của các bị cáo, HĐXX cho rằng đã xâm phạm an ninh quốc gia, câu kết với các tổ chức phản động người Việt Nam sống lưu vong, các tổ chức thù địch và nhận hỗ trợ về tinh thần, vật chất ở nước ngoài để đăng tải những bài viết, bản nhạc có nội dung xuyên tạc sự thật, gây nghi ngờ, mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Từ đó, HĐXX đã tuyên án như trên.
Quang Hiển
 
Nhạc sĩ Việt Khang vừa trở về nhà sau 4 năm tù

Nhạc sĩ Việt Khang đang trên đường đến Hoa Kỳ tị nạn



Nhạc sĩ Việt Khang - Võ Minh Trí
Nhạc sĩ Việt Khang, người bị chính quyền Hà Nội cầm tù vì sáng tác các ca khúc chống lại sự bành trướng Trung Quốc, đang trên đường đến Hoa Kỳ tị nạn chính trị.
Nhạc sĩ Việt Khang đã rời Việt Nam sáng ngày 8/2, giờ địa phương và đang trên đường bay đến thành phố Los Angeles, nhờ sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, theo đài truyền hình SBTN.
Blogger Uyên Vũ ở California hôm 8/2 cho VOA biết rằng dự kiến tác giả của hai bài hát nổi tiếng “Việt Nam tôi đâu”, “Xin hỏi anh là ai“ sẽ tới phi trường Los Angeles vào lúc 12g40 trưa ngày 8/2, theo giờ miền Tây Hoa Kỳ.
Nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang. Ông bị bắt vào năm 2011 sau khi tự trình bày và phổ biến lên Youtube hai nhạc phẩm gây chú ý đặc biệt cho công luận trong và ngoài nước.
Việt Khang trở thành một ‘hiện tượng’ khi trường hợp của anh khơi dậy một chiến dịch thỉnh nguyện thư quy mô chưa từng có của người Việt trong và ngoài nước gửi thẳng vào Tòa Bạch Ốc, kêu gọi chính phủ Mỹ tăng áp lực buộc Hà Nội tôn trọng nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm vào năm 2012.
Trả lời phỏng vấn VOA sau khi mãn hạn tù vào tháng 12/2015, Việt Khang nói: “Tại vì mình nói không đúng quan điểm của người ta thì họ cho là chống đối. Nhưng ở một thời điểm nào khác, họ sẽ cảm thông được. Suy cho cùng, tôi vì quốc gia, dân tộc và vì sự yên bình của đất nước chứ không vì một mục đích nào khác.”

Phỏng vấn Nhạc sĩ Việt Khang: Những ngày đầu tiên ở Mỹ

RFA
2018-02-10
Nhạc sĩ Việt Khang ngày đầu tiên ở Mỹ.
Nhạc sĩ Việt Khang ngày đầu tiên ở Mỹ.
RFA
RFA: Chào Việt Khang. Trước tiên chúng tôi xin gửi lời chúc mừng anh đã đến nơi mà người ta hay gọi đó là bến bờ tự do. Xin được hỏi vào những giây phút anh bước ra khỏi chiếc phi cơ và đặt chân vào nước Mỹ, người đầu tiên và điều đầu tiên anh nghĩ đến là gì?
Việt Khang: Người đầu tiên mà Việt Khang muốn gặp nhất là anh Trúc Hồ. Anh Trúc Hồ đã mất rất nhiều thời gian và công sức để vận động cho Việt Khang suốt thời gian qua, từ khi Việt Khang còn trong tù lận. Cái sự cảm nhận của Việt Khang đối với anh Trúc Hồ là tình nghệ sĩ với nhau. Anh Trúc Hồ cảm nhận được Việt Khang, và Việt Khang cũng cảm nhận được anh Trúc Hồ. Tất cả những chuyện anh Trúc Hồ làm vì Việt Khang, Việt Khang cảm nhận được tấm chân tình. Cho đến khi Việt Khang qua đến được Hoa Kỳ thì người đầu tiên Việt Khang muốn gặp, muốn ôm để thoả cái tình cảm biết ơn của mình, là anh Trúc Hồ.
Bên cạnh đó là những anh em nghệ sĩ của Asia trước đây, cũng là những anh em đã hát những bài hát của Việt Khang trong những lần trình diễn để cho đồng bào luôn nhớ đến Việt Khang.  Bên cạnh đó là cô Thục Minh, là luật sư làm việc cho ông Thượng Nghị sĩ John Mc Cain, đã bỏ nhiều công sức giúp cho Việt Khang qua được bên đây.
Cái điều mà Việt Khang nghĩ đầu tiên là mình được tự do, bình an ở 1 xứ sở chưa bao giờ mình nghĩ đến nó là gì, hình dung được nó là gì, không thể nào tưởng tượng được cái đất nước Hoa Kỳ nó rộng lớn, rất là đẹp như thế này.
Nhưng đó là những cảm xúc bên ngoài.
Còn trong nội tâm của Việt Khang khi bước chân xuống Hoa Kỳ là vừa vui vừa buồn.
Buồn, lo lắng khi nghĩ đến anh em khi còn trong trại tù cũng như những anh em mới vừa ra toà. Mình thì được như vầy, còn những anh em đó thì chịu những bản án quá nặng. Cảm xúc nó như vậy đó.
RFA: Một câu hỏi có thể là cũ với một số người, nhưng sẽ luôn mới với 1 số người trong những hoàn cảnh khác nhau. Xin được hỏi anh nghĩ thế nào khi có người cho rằng “ra đi cũng có nghĩa là ngừng đấu tranh”?
Việt Khang: Đối với Việt Khang đơn giản lắm. Thượng đế ban cho, đấng tạo hoá ban cho mỗi người 1 tài năng, 1 khả năng, 1 cái lập trường hay 1 cái sở trường khác nhau hoàn toàn. Có nghĩa là ở môi trường nào thích hợp cho người đó thì người đó mới có thể phát huy được. Thì đối với Việt Khang đơn giản mỗi người có khả năng khác nhau, thì tuỳ họ biết được vai trò của mình, trách nhiệm của mình. Ở đâu cũng được cả, miễn sao mình phát huy được khả năng của mình, để mình làm 1 điều gì đó cho cái nguyện vọng của mình. Còn cao lớn hơn nữa, to tát hơn nữa Việt Khang không dám nói. Chỉ biết là mình làm được cái gì thì mình nên làm, chứ không có những cái tuyên bố hoặc những cái hứa hẹn trong lúc mà mình chưa ổn định được.
Cuộc sống chưa ổn định được, mọi thứ nó sẽ diễn ra trong tương lai. Việt Khang luôn luôn là 1 người nghệ sĩ. Những hoài bão còn đó. Những dự tính còn đó. Những ước mơ còn đó, ước nguyện còn đó thì Việt Khang sẽ thực hiện nó tốt nhất có thể.
RFA: Như anh vừa nói, mỗi người được thượng đế, tạo hoá ban cho 1 sở trường khác nhau. Điều này đã chứng minh qua những ca khúc của anh đã đi vào trái tim của triệu triệu người Việt Nam. Quan điểm của riêng anh về vai trò của âm nhạc trong con đường đấu tranh như thế nào?
Việt Khang: Âm nhạc là tiếng nói thổn thức của lương tâm. Ví dụ những câu chuyện bình thường người ta nghe qua, đọc qua, thoáng qua thôi, nhưng âm nhạc thì nó đọng lại, đọng lại trong tâm tư của mỗi con người. Nó đọng lại và dần dần người ta cảm nhận nó 1 cách toàn diện hơn. Nó thấm từ từ để người ta hiểu được nó toàn diện hơn. Có những bài hát mấy mươi năm rồi, nhạc miền Nam Việt Nam, đến giờ này người ta hát mà tuổi Việt Khang nghe cũng hiểu được phần nào không gian thời gian thời điểm đó.
Là 1 người nghệ sĩ, ca hát, sáng tác, Việt Khang hiểu được là âm nhạc có linh hồn. Nó có 1 cái gì đó làm cho người ta thổn thức.
RFA: Hai năm trước, khi anh vừa mãn án 2 năm tù giam, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn anh về hoàn cảnh ra đời của 3 ca khúc Việt Nam tôi đâu; Anh là ai và Trả lại cho dân. Tất cả những sáng tác đó đều là những sáng tác có thể gọi là  “đối diện trực tiếp” với hiện tình của đất nước. Bây giờ rời quê hương, anh có nghĩ rằng những ca từ trong sáng tác của mình vẫn sẽ đủ sức mạnh chuyển tải thông điệp như thế?
Việt Khang: Theo Việt Khang, mỗi 1 bài hát được ra đời nó có cái duyên của nó, bắt buộc nó phải có mặt. Nói về cảm nhận của 1 người sáng tác, không phải là tự nhiên nó ra đâu, mà nó có 1 điều gì rất thiêng liêng, nó thổn thức được người tác giả và bắt buộc nó phải ra đời bằng tình cảm rất đặc biệt.
Sau này cũng vậy. Việt Khang không còn ở Việt Nam, nếu ơn trên soi sáng thì Việt Khang nghĩ Việt Khang cũng sẽ làm được.
Mình làm gì cũng vậy, nếu có ơn trên soi sáng, dìu dắt là mình làm được tất cả.  Nếu không hội tụ được những điều đó thì không thể làm được. Với đức tin của Việt Khang là như vậy. Chứ Việt Khang cũng bao nhiêu người khác thôi, tại sao là có những ca khúc làm cho đồng bào thương mình đến như vậy. Việt Khang rất bất ngờ vì điều đó.
RFA: Việt Khang có thể chia sẻ câu chuyện về ca khúc Việt Nam tôi đâu của anh được 1 nhạc sĩ Nauy thực hiện trong album Unsongs gồm 12 ca khúc bị cấm hát ở 12 quốc gia?
Việt Khang: Có 1 anh nhạc sĩ tên là Pal Moddi Knutsen người Na Uy, ảnh thực hiện 1 CD gồm 12 ca khúc của 12 quốc gia khác nhau, toàn là những ca khúc bị cấm, chủ đề là Unsongs.
Ảnh được 1 đồng hương người Việt Nam ở Na Uy giới thiệu ảnh nghe bài Việt Nam tôi đâu. Ảnh vừa nghe xong thì muốn thực hiện ca khúc này trong album đó. Anh có sang Việt Nam, gặp Việt Khang tại nhà của Việt Khang để trò chuyện và làm 1 cái video. Hiện có trên Youtube cuộc phỏng vấn của ảnh với Việt Khang.
Ảnh có nhã ý lấy ca khúc đó, dịch ra tiếng Anh và hoà âm lại theo phong cách Châu Âu, đánh với lại 1 dàn nhạc rất lớn của NaUy.  Ảnh lấy những ca khúc đó đi diễn 1 vòng Châu Âu và được sự đón nhận của nhiều khán thính giả khắp nơi.
Đây là 1 thông tin mà Việt Khang cũng xin chia sẻ với khán thính giả. Vừa rồi, lúc mà Việt Khang chuẩn bị đi sang Hoa Kỳ là bên đó có 1 người, thay mặt cho anh nhạc sĩ này gọi cho Việt Khang, mời Việt Khang đi lưu diễn ở Nauy vào mùa hè năm nay, cùng hát với anh nhạc sĩ này và dàn nhạc ở NaUy vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 2018 này. Việt Khang cảm thấy mình vinh dự và hạnh phúc lắm. Ai cũng vậy, đặt trường hợp ai trong hoàn cảnh của Việt Khang lúc này cũng thấy vinh dự, rất hạnh phúc. Điều đó càng cho Việt Khang cảm thấy mình cảm ơn ơn trên đã cho mình 1 đặc ân rất lớn.
RFA: Xin cảm ơn Việt Khang. Một lần nữa chúng tôi xin chúc mừng anh và chúc cho mọi chuyện luôn tốt đẹp ở phía trước.

Lữ Anh Thư: Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình – Cùng số nhưng khác phận


Trong mấy tuần qua, sư kiện Việt Khang được đến Mỹ làm xôn xao dư luận hải ngoại, khiến lòng tôi không khỏi bùi ngùi khi nghĩ đến một người bạn cùng đấu tranh với anh, bị bắt cùng anh, hiện đang còn sống ở Việt Nam với ước mơ một lần được đặt chân đến Mỹ. Nhưng hình như anh đã bị lãng quên. Đó là nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Việt Khang là một thanh niên có tài, và có lòng yêu nước. Điều đó chứng tỏ trong những ca khúc đấu tranh của anh mà trong đó “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu? là hai bản nhạc dậy lên tình yêu nước tha thiết, rúng động hàng triệu con tim trong cũng như ngoài nước.”Anh Là Ai?” được sáng tác vào khoảng tháng 8/2011, trong thời điểm chống Trung Cộng của người dân Việt đang lên cao và đã bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp dã man. Hình ảnh đó đã chạm vào trái tim chàng nhạc sĩ yêu nước, thương dân. Đồng hành với anh còn có nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, cũng sáng tác rất nhiều ca khúc đa dạng hơn. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm được ra đời, như những đứa con, đều có số phận riêng của nó.
“Anh Là Ai? và “Việt Nam Tôi Đâu?” đã ra đời bởi nhiều trắc trở và số phận cũng khá hẩm hiu, trước khi lớn mạnh và được nhiều người biết đến như bây giờ. Chúng ra đời vào thời điểm mà nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước do Vũ Trực chủ xướng để liên kết với những thanh niên trẻ đấu tranh trong nước. Việt Khang liên lạc được với Vũ Trực, hát cho Vũ Trực nghe bài hát mà anh vừa mới sáng tác. Vũ Trực là người đặt tên cho bài hát đó, chính là bài “Việt Nam Tôi Đâu?. Để tránh gặp nguy hiểm, Vũ Trực đặt tên Việt Khang cho Võ Minh Trí (Khang là tên con trai của Võ Minh Trí).
“Anh Là Ai?”, “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang cùng 12 bài hát khác của Trần Vũ Anh Bình (trong đó có 3 bài viết chung với Việt Khang) được chuyển ra hải ngoại cho Vũ Trực. Vũ Trực giao cho Thu Sương ở Pháp Quốc (Hạt Sương Khuya, người yểm trợ cho Tuổi Trẻ Yêu Nước). Thu Sương là người trình bày hai nhạc phẩm này đầu tiên ở hải ngoại. Sau đó Thu Sương gửi cho Trúc Hồ, nhưng hai bài hát này bị Trúc Hồ làm ngơ (Trúc Hồ không trả lời). Khi chiến dịch thỉnh nguyện thư của đài SBTN được tung ra vào đầu tháng 3 năm 2012, Vũ Trực có tham dự cùng Trúc Hồ và Việt Dũng. Vũ Trực cũng nhờ Trúc Hồ và Việt Dzũng giúp phổ biến những nhạc phẩm này nhưng không thành. Sau đó, Vũ Trực tìm đến Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (PTHCVN) nhờ phổ biến chung với những nhạc phẩm đấu tranh khác của Hưng Ca. Phong Trào Hưng ca ra thông cáo sẵn sàng cùng đồng hành với Tuổi Trẻ Yêu Nước muốn phổ biến và ra CD chung với những nhạc phẩm của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Trong lúc anh em Hưng Ca đang còn thảo luận thì Việt Dzũng lên tiếng, “Nếu nhạc hay thì Trúc Hồ đã làm rồi chứ đâu cần tới PTHCVN”. Vì chuyện này PTHCVN có chút lủng củng nội bộ. Vũ Trực tự ái rút lại lời yêu cầu. Và mang những nhạc phẩm này nhờ ban Tù Ca Xuân Điềm, nhưng cũng không thành. Cuối cùng, Vũ Trưc liên lạc với phóng viên Nghê Lữ tại San Jose và được phóng viên Nghê Lữ cùng cô Hạ Vân và ông Mai Khuyên tình nguyện đứng ra làm ban tổ chức giới thiệu Dòng Nhạc Tuổi Trẻ Yêu Nước tại San Jose, California. Vì nhu cầu cần nghệ sĩ chuyển tải nhạc đấu tranh, Vũ Trực gửi thư mời tổ chức Liên Kết tham gia. Lời yêu cầu duy nhất của Tuổi Trẻ Yêu Nước là chuyển tải miễn phí những ca khúc trong bản cáo trạng của hai nhạc sĩ trẻ đến đồng hương khắp nơi ở hải ngoại và chuyển ngược về trong nước. Liên Kết nhận lời. Thế là phóng viên Nghê Lữ ở San José đứng ra tổ chức một buổi ca nhạc để hát những ca khúc của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, với sự tham gia của anh em trong Liên Kết, gồm nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, Kim Sơn, Như Hoa và Thu Sương từ Pháp qua. Chính vì thế nhóm “Liên Kết Văn Nghệ Sĩ, Thanh Niên, Sinh Viên Việt Nam Tự Do” (gọi tắt là Liên Kết) ra đời do nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh (anh cũng là thành viên trong PTHCVN) và một số anh chị em sáng lập. Sau đó, Liên Kết có tổ chức nhiều buổi trình diễn miễn phí các nơi, để phổ biến những nhạc phẩm này. Tiền túi tự bỏ ra, kể cả chi phí di chuyển và chi phí tổ chức. Kèm theo đó, Liên Kết cho ra mắt sách và CD để lấy tất cả những số tiền thu được (không trừ chi phí) giúp Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình và các anh em đấu tranh khác trong nước.
Vì phương tiện hạn chế, Liên Kết không “đẩy” những bài hát của Trần Vũ Anh Bình lên được. Tuy nhiên, tháng 12/2011, Võ Minh Trí (Việt Khang) và Trần Vũ Anh Bình bị kết án tù vì 14 ca khúc (Trần Vũ Anh Bình có tên trong 12 nhạc phẩm với bút hiệu Trần Nhật Phong). Trong bản cáo trạng, có bài “Quê Hương Ngày Về” được sáng tác tháng 7/2011, bởi ba người Vũ Trực, Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (theo người viết được biết lời ca khúc này là của Vũ Trực, vì Vũ Trực không có khả năng viết nhạc, hơn nữa lời của bài hát này mở đầu bằng “Ta là người xa Quê Hương, ta là người đang tha phương…”. Đây là ca khúc bị kết án nặng nề nhất vì có câu “Dựng cờ vàng sọc đỏ quê hương, màu cờ vàng sọc đỏ yêu thương…”. Việt Khang bị tù 4 năm và 2 năm quản chế (Việt Khang xác định trong cuộc phỏng vấn của SBTN là 3 năm quản chế chứ không phải 2 năm). Trong khi Trần Vũ Anh Bình bị tới 6 năm tù và 3 năm quản chế.
Thế mới thấy cái “tội” của Trần Vũ Anh Bình nặng hơn Việt Khang nhiều. Vì những lời lẽ bốc lửa không những chống Trung Cộng, còn chống trực diện CSVN trong 12 ca khúc anh viết, làm nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giận tái mặt.
Tháng 8/2011 Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị bắt lần thứ nhất. Đến tháng 12/2011 cả hai bị bắt lại. Và tháng 12/2012 bị tuyên án tù. Khi Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị bắt lại lần thứ hai (tháng 12/2011), dư luận lại nổi lên một làn sóng ủng hộ hai nhạc sĩ bị bắt giam vì những tác phẩm của mình. Sau đó, đến năm 2012 Trúc Hồ mới chú ý và lên Youtube tìm lại hai bản bản nhạc của Việt Khang (mà Trúc Hồ đã lãng quên) do chính Việt Khang trình bày (*). Và “Anh Là Ai?”, “Việt Nam Tôi Đâu?” được hát trên sân khấu Asia, được đầu tư, phối khí kỹ càng và với giàn ca sĩ hùng hậu, cùng với bản án tù của Việt Khang đã làm hai bài hát này bay cao hơn, xa hơn đến với đồng bào đang ủng hộ Việt Khang khắp nơi trên thế giới.
Còn Trần Vũ Anh Bình cùng chung số tù với Việt Khang nhưng khác phận, những bài hát của anh cũng thế, cũng lu mờ như số phận của anh. Trong khi Việt Khang được báo chí và truyền thông hải ngoại thổi bùng lên như một ngọn lửa tỏa sáng, thì Trần Vũ Anh Bình vẫn phải sống trong bóng tối với ước mơ nhỏ nhoi là được qua Mỹ một lần để được đứng dưới tượng dài Việt Mỹ mà tri ân những người lính Việt Nam Cộng Hòa, tri ân đồng bào hải ngoại đã từng đứng đây cầu nguyện cho anh và Việt Khang khi cả hai bị bắt vào tù. Anh cũng còn một ước mơ nữa là được thực hiện một cuốn CD nhạc của anh ở hải ngoại, kiếm chút tiền về hát ở nhà thờ Chúa Cứu Thế cho các anh Thương Phế Binh VNCH nghe, và giúp đỡ các anh ấy chút vật chất cũng như tinh thần.
Ước mơ ấy tưởng là bình thường, nhưng đối với anh chỉ là ước mơ không bao giờ với tới được, vì lấy ai vận động cho anh? Trong khi báo chí và các phương tiện truyền thông thì như con dao hai lưỡi. Nó có sự bất công và tàn nhẫn của nó. Nó có thể nâng người này lên cao, gạt người khác ra ngoài hoặc có thể đưa người khác xuống tận bùn dơ bằng những màn chụp mũ, mạ lị….
Ngày ra tù Trần Vũ Anh Bình tìm đủ mọi cách để Liên lạc Việt Khang, rủ Việt Khang đi uống cà phê, nhưng không thấy Việt Khang trả lời. Qua tới Mỹ, Việt Khang mới nhắc sơ một chút về Trần Vũ Anh Bình trong một cuộc phỏng vấn do đài SBTN thực hiện.
Việt Khang là tay chơi trống trong nhóm. Nhạc lý không vững bằng Trần Vũ Anh Bình. Chính Trần Vũ Anh Bình đã khuyên Việt Khang nên học thêm về nhạc. Hai người đã từng sáng tác chung với nhau mấy bài, trong đó có bài “Dòng Máu Anh Hùng” (sáng tác vào tháng 7/2011) có những câu “Quê hương mình đang rướm máu. Xin hãy góp lại giọt máu tuổi trẻ Việt Nam. Cùng lên tiếng Việt Nam Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền…”. Và bài “Oai Hùng Đất Việt” (7/2011) là bài hát nhằm kêu gọi thanh niên đứng lên bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược của giặc Tàu: “.. Khi giọt máu đào Việt Nam tuôn đổ. Tuổi trẻ hỡi đứng lên theo gương tổ tiên… Khi nước non giờ đây đang bị xâm lấn…”.
Nói như thế, bạn bè cùng chung hoạn nạn không hẳn là cùng chung phú qúi. Mỗi người một phận số. Tôi thương Việt Khang ở chỗ kẻ có lòng, nhưng một khi đã bước vào thế giới rộng lớn hơn, lòng người không đo lường được, không biết anh sẽ xoay trở ra sao? Anh được săn đón như vị anh hùng dân tộc, nhưng bản thân anh có thích thế không? Người nhạc sĩ có tâm không cần những hào quang mà mọi người vội vã chiếu vào anh. Tôi thấy đám đông vây quanh anh tại phi trường Los Angeles, mà sao trông anh vẫn lạc lõng đến tội nghiệp. Tôi mừng vì anh đã đến được bến bờ tự do, nhưng lại lo cho anh đang bước vào một con đường khó đi hơn, bởi bao nhiêu trắc trở lẫn thị phi.
Trong 14 ca khúc của hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị mang ra xét án, “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang thì chúng ta đã biết và nghe nhiều rồi. Ba ca khúc viết chung với nhau như tôi đã trình bày ở trên. Còn lại 9 ca khúc khác của Trần Vũ Anh Bình, tôi xin đơn cử một số bài hát dưới đây. Những bài hát này đã khiến Trần Vũ Anh Bình đi tù lâu hơn Việt Khang. Vì sức phản kháng mãnh liệt của nó:
“Mẹ hỏi sao quê hương bị đọa đầy? Cha hỏi con sao dân oan thán đêm ngày? Xin trả lời vì tay sai bán nước, vung tay đánh đập xâu xé từng người dân… Hoàng Sa nay đâu sao biển máu dâng tràn. Trường Sa nay đâu, nhuộm thắm giọt máu đào, Thân con, một đời nợ nước, Nói lên nỗi lòng, xá gì ngục tù kia…” (Nỗi Đau Quê Hương, 07/2011). Hoặc “Ai đan tâm xâu xé cướp ruộng đồng…? Hỏi ai? Hỏi ai? Con dân chết một trời là vì ai?… Quê hương ơi! Máu đổ khắp mọi miền, nấc nghẹn lời.. Quê hương ơi giải phóng đã lâu rồi nhưng được gì? Được gì ngoài thân xác ốm gầy mòn người em thơ?” (Còn Đó Nỗi Đau, 7/2011). Anh trực diện với CSVN. Không sợ hãi. Mỗi câu hát của anh như cào cấu vào vết thương dân tộc. Những lời ca nhẹ nhàng nhưng đào sâu vào nỗi đau của người dân oan cô thế. Mỗi bài hát là mỗi cái tát vào mặt nhà cầm quyền CSVN.
Ra khỏi tù, Trần Vũ Anh Bình vẫn không sợ hãi. Anh bày tỏ ý muốn tuyển lựa ca sĩ hát nhạc đấu tranh, tiếp tục ca hát đấu tranh tại Việt Nam.
Tôi yêu những ca khúc anh đã viết. Lời lẽ không trau chuốt, không ẩn dụ, nhưng đánh thẳng vào nhà cầm quyền CSVN. Thế cho nên anh bị kêu án tới 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Chín năm. Hỏi xem chúng ta có bao nhiêu cái 9 năm cho tuổi trẻ?
Thấy Việt Khang qua được bến bờ tự do, tôi mừng cho Việt Khang, nhưng không khỏi chạnh lòng khi nghĩ tới Trần Vũ Anh Bình. Đời sống vốn dĩ không công bằng. Tôi mong một ngày rất gần Trần Vũ Anh Bình sẽ đến được Hoa Kỳ, dù chỉ là để viếng thăm và tri ân đồng bào hải ngoại đã từng quan tâm đến anh khi anh bị cầm tù.
L.A.T
————————————-
(*) Trúc Hồ trong chương trình phỏng vấn Việt Khang của SBTN (Việt Khang tâm tình & Cám ơn cộng đồng người Việt 2/2018)

Nhạc sĩ Việt Khang: ‘Tôi sẽ vẫn hành động như vậy’

Nụ cười của Việt Khang ngày trở về bên vòng tay của những người yêu chuộng tự do dân chủ. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Nụ cười của Việt Khang ngày trở về bên vòng tay của những người yêu chuộng tự do dân chủ. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Người Việt | 19-12-2015
Trưa 19 tháng 12 năm 2015, tức sau 5 ngày ra tù, nhạc sĩ Việt Khang đã dành cho báo Người Việt một cuộc phỏng vấn. Trong đó điều đáng chú ý nhất là Việt Khang khẳng định, nếu có quay lại thời gian vào 4 năm về trước, anh sẽ vẫn  hành động và viết lên những bài hát như vậy.
Việt Hùng (NV): Lời đầu tiên Người Việt xin chúc mừng anh đã về với gia đình và bạn bè. Anh có thể cho biết tình hình sức khỏe hiện nay thế nào?
Việt Khang (VK): Thực sự đến hôm nay tôi mới cảm thấy hơi mệt. Vì mấy ngày qua tôi đang sống trong hạnh phúc, vì được nhiều người quan tâm, gọi điện, đến nhà thăm hỏi mà hầu hết tôi đều mới gặp lần đầu. Điều đó làm cho tôi rất xúc động và vui quá đến nỗi mất ngủ mấy đêm liền, vì cảm xúc đó cứ dâng trào. Tôi thấy hạnh phúc!
Hai chiếc áo “Quyền Con Người” có chữ ký của Việt Khang sẽ đem ra đấu giá nhằm mục đích gây quỹ giúp cho tù nhân,nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Hai chiếc áo “Quyền Con Người” có chữ ký của Việt Khang sẽ đem ra đấu giá nhằm mục đích gây quỹ giúp cho tù nhân,nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Tối qua tôi mới ngủ một đêm tròn giấc, và hôm nay tôi định sẽ đi nhổ cái răng, vì tôi đã bị đau từ khi còn trong tù. Sau đó tôi sẽ đi khám sức khỏe tổng quát một lần cho biết tình trạng sức khỏe thế nào?
NV: Mãn án sau 4 năm bị cầm tù, anh có thấy sự khác biệt lớn nào trong xã hội Việt Nam?
Việt Khang: Khác biệt rất là nhiều! Vào thời điểm khi tôi bị bắt, câu nói “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” là một câu nói rất nhạy cảm. Chính quyền họ không muốn người dân nói lên điều đó. Bởi vậy vào thời điểm “nhạy cảm” đó khiến tôi phải vào tù vì dám nói lên điều đó. Thế nhưng bây giờ thì câu nói đó trở nên rất bình thường, hay là “Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ” thì tất cả mọi người đều có thể nói được, kể cả trẻ nhỏ. Tôi rất là mừng về điều đó.
Mới hôm qua đây tôi đi ra đường, nhiều người dân ở Mỹ Tho – Tiền Giang đã nhận ra tôi. Có người chỉ tay nói “Việt Khang kìa,” rồi họ nở nụ cười với tôi. Có người còn đến bắt tay tôi như một người bạn thân thiết. Điều đó làm tôi thấy rất khác biệt, vì trước khi đi tù, tôi không được sự quan tâm như vậy? Thậm chí nhiều người còn cho tôi là người xấu, là phản động, “bán nước”… (cười).
NV: Hai bài hát “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?” là những bằng cớ mà phía cơ quan tố tụng buộc tội anh. Anh nghĩ gì về điều đó?
Việt Khang: Những điều đó theo tôi nghĩ là ở góc độ của chính quyền cáo buộc “viết như vậy là sai sự thật, kích động người dân ghét chính quyền.” Thế nhưng thực tế sau 4 năm thì bạn thấy rồi đó, sự thật vẫn là sự thật. Người dân họ biết điều đó. Ở góc độ của chính quyền họ buộc tội tôi là quan điểm của họ, còn ở góc độ người dân thì tôi phải có bổn phận và trách nhiệm nói lên điều đó.
Ngày đầu tiên khi ra tù, trong buổi chào đón tôi, đã có nhiều người nói với tôi rằng họ đã khóc khi nghe ca sĩ Đan Nguyên hát ca khúc của tôi. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc!
NV: Nghe nhiều người nói anh hát hai ca khúc đó còn hay hơn cả Đan Nguyên?
Việt Khang: (Cười). Làm sao so sánh như vậy được. Đan Nguyên là một ca sĩ chuyên nghiệp, còn tôi chỉ là nhạc sĩ mà thôi.
NV: Khi ở trong tù, anh có hát những bài hát này?
Việt Khang: Có chứ, không hát sợ nó quên lời (cười).
NV: Nếu quay lại thời gian 4 năm về trước, anh có viết lời bài hát và hát vang lên như vậy nữa không?
Việt Khang: Chắc chắn là tôi sẽ làm như vậy. Không thay đổi điều gì khác.
NV: Nhìn lại chặng đường đã qua với những năm tháng cống hiến đầy nhiệt huyết và phải trả giá cho lý tưởng của mình. Điều gì làm ảnh cảm thấy hối tiếc nhất và hài lòng nhất?
Việt Khang: Điều tôi cảm thấy băn khoăn nhất là đứa con trai của tôi. Tôi nhớ nó rất nhiều nhưng tôi phải tìm mọi cách để quên. Tôi phải quên mình chưa có con tại lúc tôi bị bắt thì nó còn quá nhỏ, nó rất đáng yêu. Ở cái tuổi mà tôi không thể xa nó trong khoảng thời gian dài như vậy được. Giờ tôi đã về, cha con đã gặp nhau rồi. Cháu nó cũng lớn hơn nhiều, tôi rất vui khi nó vẫn khỏe mạnh.
Còn điều tôi thấy hài lòng nhất là rất nhiều người đã biết đến bài hát của tôi. Không những vậy họ còn hiểu hết những lời mà tôi muốn truyền đạt cảm xúc qua ca khúc. Xã hội đã thay đổi nhiều đến nỗi tôi không ngờ, tôi thấy các bạn trẻ bây giờ dám mạnh mẽ lên tiếng nói phản đối bất công trong xã hội. Điều đó làm tôi thấy những việc làm của tôi trước đây đã có phần nào tác dụng.
Việt Khang chụp hình với nhóm “Con Đường Việt Nam” tại nhà riêng. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Việt Khang chụp hình với nhóm “Con Đường Việt Nam” tại nhà riêng. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
NV: Trong vụ án của anh còn có nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình hiện đang còn thụ án tù, anh có biết tình trạng anh Bình hiện nay thế nào?
Việt Khang: Anh Bình ở chung với tôi trong trại tạm giam khoảng 2 tháng, sau đó tôi bị chuyển đi giam ở Xuân Lộc. Từ đó tôi hoàn toàn mất liên lạc với anh ấy. Vừa hôm qua tôi đã kí tên vào 2 chiếc áo “Quyền Con Người” để các anh em sẽ mang ra đấu giá, nhằm mục đích dùng tiền từ việc bán 2 chiếc áo để giúp đỡ anh Bình. Tôi hi vọng mọi người sẽ chung tay cùng tôi để có thể giúp đỡ cho anh ấy.
Qua đây tôi cũng kêu gọi mọi người hãy quan tâm đến các tù nhân lương tâm nhiều hơn. Bản thân tôi tuy ở tù, nhưng tôi tự cảm thấy mình còn may mắn hơn rất nhiều các tù nhân lương tâm khác. Có nhiều người còn chết trong tù, hay vừa ra tù đã mất, như anh Huỳnh Anh Trí – cũng là một người bạn tù của tôi.
NV: Câu hỏi cuối. Với những người trẻ ủng hộ dân chủ, ủng hộ sự tiến bộ, là người đi trước anh sẽ nói gì với họ?
Việt Khang: Tôi chỉ muốn nhắn nhủ, mình là một người dân Việt Nam. Bởi vậy xây dựng đất nước Việt Nam là của tất cả mọi người Việt Nam, chứ không phải của riêng ai. Tại vì quê hương đất nước này là của toàn dân Việt Nam, chứ không phải của riêng ai hết.
Bằng cách nào đó là trách nhiệm của mỗi người, không cần bạn phải làm “ông to, bà lớn,” hay phải là luật sư, tiến sĩ thì mới lên tiếng cho quê hương đất nước. Mà bà bán rau ngoài chợ, anh bán hủ tiếu hay phụ hồ, mỗi người hãy nói lên tiếng nói của mình. Như vậy thì quá trình dân chủ hóa đất nước sẽ đến rất nhanh. Tôi tin là như vậy.
NV: Cảm ơn nhạc sĩ Việt Khang. Chúc anh may mắn và vững tin trên bước đường mà mình đã chọn.
Việt Hùng

Nhặng xị Việt Khang vừa ra tù đã loạn ngôn

Capture
       Ngày 14/12/2015, Võ Minh Trí (bí danh Võ Việt Hưng, Việt Khang) hết hạn chấp hành hình phạt tù 04 năm về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngay sau khi ra khỏi trại giam, Võ Minh Trí đã tích cực tham gia vai diễn trong kịch bản xuyên tạc, chống phá Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam theo sự chỉ đạo của “các nhà dân chủ” trí trá, phản loạn.
       Đầu năm 2011, Võ Minh Trí và Trần Vũ Anh Bình (bí danh Trần Vọng Kim, Hoàng Nhật Thông) tham gia nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, lật đổ chế độ. Võ Minh Trí tức Việt Khang vốn là một nhạc công, nhưng thay vì sáng tác các tác phẩm nghệ thuật đích thực thì y lại chế tạo ra các nhạc phẩm có nội dung chống Nhà nước, kích động tư tưởng hận thù, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng. Do vậy, y không đủ tư cách với hai từ “Nhạc sĩ” mà thay vào đó y được coi như “Nhặng sĩ”. Nhặng Sĩ Việt Khang tựa những con Nhặng loăng quăng, chạy theo bợ đít ngoại bang để phá hoại nền hòa bình, ổn định, phát triển của đất nước Việt Nam. Hành vi của y và đồng bọn đã bị cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh và xử lý theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa năm 2011, Võ Minh Trí và đồng bọn đã thú nhận mọi tội lỗi và xin sự khoan hồng của pháp luật. Vậy mà sau 04 năm chấp hành hình phạt tù, y đã không cải tà quy chính, ngay khi mới ra tù tiếp tham gia vào hàng ngũ “các nhà dân chủ” trí trá và trả lời phỏng vấn theo hướng ngoan cố, tiếp tục thể hiện sự ngang nhiên, thách thức công lý và lẽ phải.
       Trả lời câu hỏi mớm sẵn theo lối mòn của Kính Hòa, đài phát thanh phản loạn RFA: “Bây giờ nhìn lại các nhạc phẩm anh sáng tác, mà vì những nhạc phẩm đó anh bị tù đày, anh có cảm thấy một sự hối tiếc hay không?” Võ Minh Trí khẳng định: “Chắc chắn là tôi không hối tiếc. Tất cả những gì tôi làm cũng góp một phần chứ không phải là vô nghĩa đối với tôi”. Rõ ràng mới ra tù, Võ Minh Trí đã phản lại những ăn năn, hối hận và phủ nhận, trà đạp lên sự khoan hồng của pháp luật đối với y. Không nhận ra lẽ phải, tiếp tục chìm đắm trong u mê tăm tối, liệu rằng dù ra tù, Việt Khang có thật sự tự do? Chắc chắn là không có tự do, bởi lẽ trong tâm tưởng của y vẫn hằn sâu những lầm đường lạc lối, những mưu toan bẩn tưởi theo ngoại bang chống phá đất nước. Lương tâm của y sẽ luôn bị dày xéo và y sẽ được kết nạp vào hàng ngũ “tù nhân lương tâm” theo nghĩa lương tâm suốt đời bị tù đày bởi tội lỗi với đất nước và nhân dân.
       Nhặng xị Việt Khang không chỉ thể hiện sự loạn ngôn mà còn ảo tưởng đến lố bịch “Trong cuộc đời của tôi tôi không thể tưởng tượng ra những gì mà đồng bào cũng như bà con đã thương mến tôi như vậy, tôi cảm ơn rất nhiều”. Trí trá vốn là bản tính của “các nhà dân chủ”. Đánh cắp khái niệm “đồng bào” để ngụy biện cho hành động phi pháp của bản thân. Tuyệt nhiên không có đồng bào nào chấp nhận thứ đồng bào mang trong mình dòng máu Việt Nam nhưng lại tọng đầy họng USD của ngoại bang rồi quay ra chửi bới, xuyên tạc, chống phá đất nước. Hay chăng đó là “đồng USD”, đồng bọn luôn bên cạnh Việt Khang? Cũng như các nhân vật trước đây, nào là Nguyễn Quốc Quân – Quân trốn thuế, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Phương Uyên, Cù Huy Hà Vũ – Vũ cao su… ngựa quen lối cũ, đứng trước vành móng ngựa thì tỏ ra ăn năn, hối cải để xin sự khoan hồng. Nay ra tù thì quay ngoắt lại, lật bàn tay, đổi trắng thay đen và tiếp tục lao như thiêu thân vào con đường chống phá hòa bình, ổn định, phát triển của Việt Nam theo sự chỉ đạo của ngoại bang.
       Bất kể người nào, khi sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải chấp hành pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định. Nhặng xị Việt Khang – Võ Minh Trí ra tù, trở lại với gia đình, địa phương để làm ăn, sinh sống. Nếu như tiếp tục có hoạt động vi phạm pháp luật, chắc chắn sẽ bị xử lý. Và tuyệt nhiên không có ngõ khuất cho các hành vi chống phá chế độ, chống phá đất nước, dù dưới danh nghĩa, phương thức, thủ đoạn nào.
       Phỗng

* Xin tị nạn tại Mỹ, số phận Việt Khang liệu có sang trang mới?

Tác giả: Bien Che viết lúc 09/02/2018 | 9.2.18

Chiềng Chạ


Theo tin mới nhận, lúc 1 giờ 20 phút chiều Thứ Năm, 8 Tháng Hai năm 2018, Việt Khang, tức Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang, bị bắt vào cuối năm 2011, và bị kết án 4 năm tù vào ngày 30/10/2012; được trả tự do vào ngày 14/12/2015, và bị quản chế hai năm cập bến phi trường Los Angeles, California. Đón Khang tại phi trường có đông đảo cộng đồng người Việt tại Mỹ, trong đó nổi bật có cộng đồng chống cộng có tiếng ở Mỹ nổi bật như nhạc sĩ Xuân Điềm, nhạc sĩ Việt Khang, nhạc sĩ Trúc Hồ, và Blogger Điếu Cày, Việt Tân Trịnh Hồng Thuận, ca sĩ Mai Thanh Sơn. ...
Bạn bè đón Việt Khang tại phi trường (Nguồn: VOA). 

Niềm vui đến với cá nhân Khang và rất nhiều người vĩnh diện vì điều đó. Nhưng cũng như những chuyến ra đi trước đó của những Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải (điếu Cày), gần đây là Tạ Phong Tần. Mõ có phần quan ngại và lo lắng về tương lai của Việt Khang. 

Rất nhiều người khi chúc mừng Khang và hi vọng khi sang bên Mỹ, Khang sẽ tiếp tục có điều kiện để mặc sức sáng tác những ca khúc như anh đã từng sáng tác và bị bắt thời kỳ ở trong nước. 

Mõ khá khen cho ý tưởng này. Nhưng chỉ lưu ý rằng, phàm là kẻ chống đối muốn được đám ngoại bang trọng dụng thì hoặc là tài năng xuất chúng, có sự ảnh hưởng sâu rộng hoặc chí ít người đó cũng phải có những điều kiện như ở trong nước. Còn với Việt Khang, sau vụ xin tị nạn thành công thì những điều đó hoàn toàn sẽ là số không. Và khi đó, Khang sẽ chẳng khác gì với Ls rởm Cù Huy Hà Vũ, nhà văn rẻ tiền Trần Khải Thanh Thủy. Còn với Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải thì không nói đến, bởi ở Mỹ không có đất cho hạng nhà báo bơm vá và tào lao như họ. 

Và không chừng, để mưu sinh tại Mỹ và tiếp tục gửi những thông điệp chống đối về bên trong, Khang sẽ nối gót Cù Huy Hà Vũ - đi nói chuyện thời sự. Song về lĩnh vực này thì e Khang còn lâu mới sánh được Vũ. Và nếu Vũ bị đuổi, bị tẩy chay sau vài bài giảng thì Khang còn kém may mắn hơn rất nhiều. 

Mõ chúc mừng Khang vì được sang Mỹ, bởi đó là điều ao ước của không ít dân chủ gia đại tài ở Việt Nam. Và cũng lo cho những ngày tháng sắp tới của Khang. Liệu Mỹ có phải là bến đỗ cuối cùng của nhà dân chủ "hết đát" này không????

Việt Khang: Tôi đã tìm thấy câu trả lời cho “Việt Nam tôi đâu?”

Cát Linh, phóng viên RFA
2015-12-18
Việt Khang trả lời RFA sau 4 ngày được tư do.
Việt Khang trả lời RFA sau 4 ngày được tư do.
RFA PHOTO

Câu trả lời của tôi còn nằm trong sự hoài bão

Ngày 14 tháng 12 vừa qua, ca nhạc sĩ Việt Khang, tác giả của hai nhạc phẩm đã làm nức lòng người Việt Nam trong và ngoài nước: Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? đã được trả tự do sau 4 năm vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Có thể nói rằng, sự trở về của anh là niềm hạnh phúc và mong đợi của chung tất cả mọi người.
Đi cùng với những bước chân tự do đầu tiên của anh trên con đường quay về gia đình, không chỉ có người thân mà còn rất đông bạn bè, bà con láng giềng, các anh em đấu tranh dân chủ, và cả những người chỉ biết đến anh qua hai bài hát đã đi vào lịch sử ấy. Rất nhiều hoa, nụ cười, những cái ôm siết chặt cùng những giọt nước mắt đã xuất hiện trong ngày hôm đó.
Sau bốn ngày trở về bên gia đình, Việt Khang cho biết anh còn rất nhiều việc dang dở phải làm:
Câu trả lời của tôi còn nằm trong sự hoài bão. Là những gì đã diễn ra, tích cực như thế nào, tiến triển như thế nào, chiều hướng sắp tới. Tình hình như mình thấy cũng đã thay đổi rất nhiều. Tôi cũng cảm thấy những gì đang diễn ra là chiều hướng tích cực.
-Việt Khang
“Mấy ngày đầu tiên nó mệt là tại vì tôi vui mừng quá. Vui mừng đây là tôi được về gia đình đoàn tụ với những người thân yêu của tôi. Vui mừng là được đón tiếp tất cả những người thương yêu tôi. Tất cả đến đây để mà chia vui với tôi. Tôi bất ngờ, và hạnh phúc, và vui, nhiều cái cảm xúc khiến cho tôi bị mất ngủ mấy đêm. Cho nên tối hôm qua, là tối thứ Tư, tôi thấy đỡ hơn bởi vì ngủ được, vì quá đuối rồi, nằm xuống là ngủ được. Nên hôm nay thấy mình sáng suốt hơn.”
Như chúng ta đã biết, án tù 4 năm mà ca nhạc sĩ Việt Khang phải nhận lãnh là do anh sáng tác hai ca khúc Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? trong đời điểm tàu Bình Minh 2 và tàu Hải Kiên 2 của Việt Nam đang thăm dò dầu khí mà bị cắt cáp, người dân bị đàn áp khi xuống đường biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội. Tuy nhiên, như anh đã nói, đó là tình yêu anh dành cho quê hương của mình, là nhạc sĩ, nên anh thể hiện tình yêu đó qua lời nhạc. Hai nhạc phẩm này đã làm nức lòng người Việt Nam, trong và ngoài nước. Nhiều năm qua, hai bài hát đã trở thành bài hát đấu tranh của người dân, thay họ nói lên tiếng nói chung của người Việt Nam. Mọi người đã cùng hát vang những lời ca này trong các cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và dân chủ.
Và chính tác giả, anh cho biết trong những ngày tháng tù đày, câu hỏi “tôi hỏi anh anh là ai? sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?” đã được anh nhiều lần hát thầm, như tìm đến một sức mạnh cho chính mình:
“Chắc chắn là phải nhẩm nhẩm nó hoài để nó quên. Lâu lâu buồn thì hát để mình có cái gì đó an ủi mình trong những tháng ngày khó khăn đó. Sẵn ở đây, tôi cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn của tôi đến tất cả mọi người, những người đã có tấm lòng rất thực tế, cũng như là những câu cầu nguyện, những ước muốn cho tôi được hạnh phúc, được tự do, cũng như những ước muốn cho tôi được khoẻ mạnh. Những tấm lòng đó không thể nào tôi biết hết được. Nhưng tôi cũng muốn là ai xem được đoạn clip này thì cho tôi gửi lời chân thành cảm ơn của tôi. Tôi không biết được tất cả quí vị đâu, nhưng nghe được giọng của tôi là tấm lòng của tôi, lời cảm ơn chân thành của tôi gửi đến quí vị.”
Bốn năm trước, Việt Khang nhận án tù 4 năm và 2 năm quản thúc vì câu hỏi Việt Nam tôi đâu? Bốn năm sau, khi bước ra khỏi cái nơi mà mọi người hay gọi là “nhà tù nhỏ”, anh đã tìm thấy câu trả lời chưa? Hay anh có nhìn thấy sự thay đổi nào không? Việt Khang cho biết rằng anh đã có câu trả lời:
“Câu trả lời của tôi còn nằm trong sự hoài bão. Là những gì đã diễn ra, tích cực như thế nào, tiến triển như thế nào, chiều hướng sắp tới. Tình hình như mình thấy cũng đã thay đổi rất nhiều. Tôi cũng cảm thấy những gì đang diễn ra là chiều hướng tích cực.”
Rất nhiều người dân Việt Nam khi được hỏi họ mong đợi gì nhất sau sự trở về của ca nhạc sĩ Việt Khang, thì câu trả lời là họ mong được nghe, được hát nhiều thêm nữa các ca khúc nói lên tình yêu quê hương, đất nước, nói lên tiếng nói thật sự của một dân tộc đã và “đang gặp nhiều đắng cay”. Để trả lời cho điều này, ca nhạc sĩ Việt Khang cho đài Á Châu Tự do chúng tôi biết những gì anh đang ấp ủ:
“Nó vẫn còn nằm trong những cái mà mình gọi nôn na là những cái thuộc về thai nghén, những cái tình cảm, ý tưởng. Vì trong cái hoàn cảnh như thế này, không phải lúc nào mình nói cũng được. Tôi thì tôi không có nói nhiều. Tôi thích làm hơn là thích nói. cho nên là không thể nói trước. Tôi là một người nghệ sĩ. Tôi thích sự thật. Sự thật là cái giá trị nhất. Không có gì thay đổi được sự thật. Lập trường của tôi là như vậy.”
Rồi đây, những ca khúc yêu nước, nói lên tiếng nói của dân tộc sẽ tiếp tục được vang lên ở bất cứ nơi nào có bước chân của người Việt Nam. “Hoài bão” mà Việt Khang đã bày tỏ trong câu trả lời “Việt Nam tôi đâu?” phải chăng cũng là mong muốn của toàn dân tộc Việt Nam trong một ngày không xa.

Lĩnh án tù vì sáng tác bài hát 'chống phá nhà nước'

Các nhạc sĩ, nhạc công tự do thuộc nhóm "Tuổi trẻ yêu nước" bị cho là đã sáng tác và đăng tải nhiều bài hát, tài liệu có nội dung chống phá nhà nước trên blog và trang web của hội.


Ngày 30/10, TAND TP HCM đã tuyên phạt Trần Vũ Anh Bình (38 tuổi, nhạc sĩ tự do) mức án 6 năm tù, Võ Minh Trí (34 tuổi, nhạc công) 4 năm tù cùng về tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, các bị cáo còn phải chịu quản thúc 2 năm sau khi mãn hạn tù.
Theo cơ quan công tố, Bình và Trí là những người sáng tác và chơi nhạc tự do. Đầu năm 2011, thông qua mạng Internet, họ quen với Vũ Trực (sống ở Mỹ) và tham gia nhóm "Tuổi trẻ yêu nước" do người này thành lập. Ban đầu, các thành viên trong nhóm được Trực dạy về lập trình mạng miễn phí, nhưng sau đó là lồng ghép các đề tài có nội dung chống phá nhà nước.
Kết quả điều tra cho thấy, để thuận tiện cho hoạt động của các thành viên trong nhóm, Vũ Trực lập trang web "Tuoitreyeunuoc.com" và một số blog cá nhân giao cho Bình, Trí và các thành viên khác điều hành. Trực còn gửi tiền về nước để hỗ trợ một số thành viên trong nhóm mua máy tính và trang trải chi phí hoạt động.
Trên những blog, các thành viên của "Tuổi trẻ yêu nước" được cho là đã đăng tải nhiều bài viết, tác phẩm tự sáng tác với nội dung chống phá nhà nước.
Cơ quan chức năng đã thu giữ 14 tác phẩm âm nhạc của Bình và Trí. Trong đó có 2 bài hát của Minh Trí với nghệ danh Việt Khang đã được phát tán rộng rãi trên nhiều trang mạng. Ngoài ra, một thành viên khác là Trần Thành có 5 tác phẩm mang nội dung tương tự.
Nhà chức trách cũng xác định, không chỉ sáng tác những nhạc phẩm mang nội dung chống phá, Bình và Trí còn lôi kéo nhiều thành viên khác làm truyền đơn có nội dung phản động sau đó mang rải ở nhiều địa phương trên cả nước.
VKS cho rằng, hành vi của Thành đã cấu thành tội như hai bị cáo nhưng do người này chưa đủ tuổi thành niên, phạm tội do bị người khác xúi giục, dụ dỗ... nên chỉ cần giao cho địa phương giáo dục, quản lý. Một nghi can khác được cho là "hỗ trợ đắc lực" Bình và Trí rải truyền đơn đang bị truy nã.
Hải Duyên


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH