HIỆN THỰC KỲ ẢO 87/4 (Nghi binh trong chiến tranh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Buôn Mê Thuột 11.3.1975. Ảnh: Việt Nam 30 năm chiến tranh giải phóng - NXB Thông tin 2004.
Buôn Ma Thuột 1975 - QĐND VN Điều Binh Như Thần, Nghi Binh Ảo Diệu | VNCH Như Cá nằm Trên Thớt
Sư đoàn 23 VNCH bị sập bẫy hiểm: Cơn địa chấn rung chuyển miền Nam
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt |
Sau gần 2 ngày bị tiến công, quá trưa ngày 11.3.1975 thị xã Buôn Mê Thuột (BMT) chính thức thất thủ tạo nên một cơn địa chấn rung chuyển miền Nam.
Tuy nhiên, lúc này lực lượng
Việt Nam cộng hòa (VNCH) trên địa bàn Tây Nguyên (TN) vẫn còn khá mạnh.
Ngoài 2 trung đoàn 44 và 45 của Sư đoàn 23
bộ binh trong tay tướng Phạm Văn Phú - Tư lệnh Quân đoàn 2 còn 7 liên
đoàn biệt động quân cùng lực lượng pháo binh, xe tăng và không quân của
quân đoàn gần như nguyên vẹn.
Chính
vì vậy mà ngay sau khi Buôn Mê Thuột (BMT) thất thủ trưa 11.3, thì ngay
chiều ngày 11.3 Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu đã
chỉ thị cho Phạm Văn Phú phải giữ bằng được các vị trí còn lại ở phía
Đông BMT để làm bàn đạp tái chiếm thị xã.
Kế hoạch tái chiếm BMT được đích danh Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt gồm mấy điểm cơ bản như sau :
-
Sử dụng lực lượng của Liên đoàn 21 biệt động quân đang ở phía đông BMT
phối hợp với số quân còn lại của Trung đoàn 53 tại căn cứ 53 hình thành
một cánh quân tại chỗ để phản kích
-
Khẩn trương điều động Trung đoàn 44 và Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 từ
Pleiku về phía đông BMT hình thành mũi tấn công chủ yếu giải cứu thị xã.
- Huy động tối đa lực lương không quân còn lại ở Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ yểm trợ tối đa cho việc chuyển quân và phản kích.
-Điều
động liên đoàn 7 biệt động từ Sài Gòn lên Pleiku thay thế hai Trung
đoàn 44 và 45 được rút đi để ném xuống Buôn Ma Thuột.
Song
có một điều mà các tướng lĩnh VNCH không biết là những dự định và hành
động của họ đều đã nằm trong dự liệu của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây
Nguyên.
Những tiên liệu chính xác để "trói địch lại mà đánh"
Khi
vạch kế hoạch tiến công BMT, Bộ Tư lệnh (BTL) chiến dịch TN đã tính đến
việc phía VNCH sẽ quyết tâm phản kích chiếm lại thị xã này vì tầm quan
trọng của nó và cũng vì lực lượng của họ còn khá mạnh.
Để
ứng cứu BMT, phía VNCH có thể sử dụng đường bộ và đường không (cả máy
bay trực thăng và máy bay có cánh qua sân bay Phụng Dực). Chính vì vậy,
trong quá trình tạo thế, BTL chiến dịch TN đã sử dụng Sư đoàn BB320 chặn
cắt đường 14 ở phía bắc, Trung đoàn 25 chặn cắt đường 21 và Sư đoàn 10
đánh Đức Lập để chặn cắt đường 14 từ phía nam lên.
Đồng
thời, khi trận BMT diễn ra đã cho Trung đoàn đặc công 198 tiến công sân
bay Phụng Dực và vô hiệu hóa sân bay này. Tất cả các hoạt động đó đã cô
lập tối đa thị xã BMT và để ứng cứu cho BMT, phía VNCH chỉ còn duy nhất
một con đường là đổ quân bằng trực thăng.
Về
lực lượng ứng cứu BMT, BTL chiến dịch Tây Nguyên cũng dự đoán phía VNCH
không thể sử dụng lực lượng trù bị chiến lược là Sư đoàn Dù và Sư đoàn
Thủy quân lục chiến vì hai đơn vị này đang phải căng sức đối phó tại các
địa bàn khác.
Vì vậy, lực lượng ứng
cứu cho BMT chỉ là nội bộ của Quân đoàn 2 VNCH và khả dĩ nhất là các
Trung đoàn 44, 45 của Sư đoàn 23 đang ở Bắc Tây Nguyên mà thôi. Cộng với
một vài liên đoàn Biệt động quân thì quân số cũng chỉ khoảng 1 sư đoàn
và không thể có xe tăng, pháo lớn.
Căn
cứ vào địa hình khu vực và tình hình bố trí lực lượng hai bên, BTL
chiến dịch TN cũng đã dự kiến khu vực đổ bộ của VNCH xuống ứng cứu BMT
chỉ có thể là một số điểm cao ở phía đông thị xã. Vì vậy BTL đã giao
nhiệm vụ cho Sư đoàn 10 là sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh Đức Lập xong
phải cấp tốc cơ động về ngay khu vực này để "đón lõng".
Về
mặt thời gian, BTL Chiến dịch TN cũng dự đoán để tập trung đủ lực lượng
và phương tiện, phía VNCH cần ít nhất là 2 đến 3 ngày mới thực hành đổ
quân được. Thời gian này đủ để cơ động lực lượng đến những địa điểm cần
thiết.
Những diễn biến tiếp theo của trận đánh đã chứng minh các tính toán của BTL chiến dịch Tây Nguyên là hoàn toàn chính xác.
Kết cục không thể tránh khỏi của Sư đoàn 23 BB Việt Nam cộng hòa
Đúng
như dự đoán của BTL chiến dịch Tây Nguyên, sau khi thị xã BMT thất thủ,
tàn quân VNCH kéo nhau chạy về những căn cứ ngoại vi thị xã chưa bị tấn
chiếm - chủ yếu là Căn cứ 53. Quân số VNCH tại căn cứ 53 lúc này lên
đến gần 3000 và trang bị còn rất mạnh.
Căn
cứ vào kế hoạch phản kích đã được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thông
qua, tướng Phạm Văn Phú - Tư lệnh quân đoàn 2 VNCH đã chỉ thị cho trung
tá Võ Ân, trung đoàn trưởng Trung đoàn 53 phải bằng mọi giá phải giữ cho
được căn cứ này để làm bàn đạp tái chiếm thị xã.
Đồng thời, một chiến dịch "trực thăng vận" quy mô lớn nhất kể từ sau ngày Hiệp định Pa- ris ký kết đã được khởi động.
Chiều
ngày 12/3 hơn 100 lượt chiếc trực thăng các loại đã đổ 2 tiểu đoàn của
Trung đoàn 45 và một đại đội thám kích của Sư đoàn 23 xuống khu vực điểm
cao 581 , cách BMT 10km về phía đông .
Ngày 13.3, đổ tiếp Trung đoàn 44 , pháo đội 232 và tiểu đoàn 3 Trung đoàn 45 xuống khu vực điểm cao 581, Nông Trại, Phước An .
Đích
thân Phạm Văn Phú - Tư lệnh Quân Đoàn 2 bay trên một chiếc trực thăng
đến vùng trời BMT để chỉ huy cuộc đổ quân. Với lực lượng còn lại quanh
Buôn Ma Thuột và lực lượng được đổ xuống Phú hy vọng chỉ trong vòng một
vài ngày sẽ tái chiếm được BMT.
Nhưng "người tính không bằng trời tính".
Ngày 11.3 trong lúc trận BMT vẫn còn đang diễn ra thì Tiểu đoàn 5 -Trung đoàn 24 đã tiêu diệt cứ điểm Chư Nga.
Ngày
12.3, Tiểu đoàn 6 của Trung đoàn 24 được tăng cường Tiểu đoàn 5 của
Trung đoàn 95B cùng 7 xe tăng tổ chức tấn công làm chủ Căn cứ 45.
Như
vậy đến hết ngày 12/3 các vị trí xung quanh BMT mà phía VNCH dự kiến đổ
quân đã bị chiếm xong , duy nhất chỉ còn Căn cứ 53 cách BMT 7 km về
phía Đông là chưa bị chiếm song đã bị bao vây, khống chế.
Sáng
14.3, tận dụng thời cơ quân ứng cứu vừa đổ xuống, công sự, hầm hào còn
sơ sài, chưa liên kết được với nhau... Sư đoàn 10 đã lệnh cho Trung đoàn
24 tổ chức tấn công ngay. Đến chiều 14.3 toàn bộ lực lượng 2 tiểu đoàn
của Trung đoàn 45 vừa đổ xuống trong ngày 12 và 13.3 đã cơ bản bị tiêu
diệt và làm tan rã, số sống sót chạy về Nông Trại.
Ngày
15.3, Sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 23 do Chuẩn tướng Lê Trung Tường - Tư Lệnh
Sư đoàn 23 cùng lực lượng còn lại của Trung đoàn 44 cũng được đổ bộ
tiếp xuống Phước An.
Sáng ngày 16.3,
Tiểu đoàn 6 - Trung đoàn 24 cùng Tiểu đoàn xe tăng 1- Trung đoàn 273
được lệnh tấn công vào cụm quân địch ở khu vực Nông Trại, nơi có Sở chỉ
huy Trung đoàn 45. Trước sức mạnh tấn công của bộ binh và xe tăng QGP,
quân VNCH không chống đỡ nổi đã bỏ chạy, ban chỉ huy Trung đoàn 45 bị
bắt sống.
Phát
huy thắng lợi , bộ binh cùng xe tăng Trung đoàn 24 tiếp tục truy kích
về hướng Phước An. Tại đây, lúc 10 giờ 40 ngày 16.3, Phạm Văn Phú - Tư
lệnh Quân đoàn 2 đã đáp trực thăng xuống để xem xét tình hình cuộc phản
kích.
Nhưng
khi nhận được tin Trung đoàn 45 bại trận, Nông Trại và các vị trí xung
quanh Buôn Mê Thuột đã bị chiếm và khả năng không chống đỡ nổi, Phạm Văn
Phú đã ra lệnh cho Lê Trung Tường rút quân khỏi Phước An, chạy về Chư
Cúc lập tuyến phòng thủ mới.
Cũng
trong đêm 16, rạng ngày 17.3, Trung đoàn 66 và Trung đoàn 149 đã hiệp
lực dứt điểm Căn cứ 53. Tham vọng sử dụng nơi đây làm bàn đạp tiến công
tái chiếm BMT tan thành mây khói.
18
giờ ngày 18.3, Tiểu đoàn 3 nổ súng tấn công vào tiểu đoàn 1- Trung đoàn
44 VNCH ở phía Nam Chư Cúc nhưng chưa dứt điểm được. Sáng 19.3, được
hỏa lực pháo binh chi viện đắc lực, Tiểu đoàn 3 cùng Tiểu đoàn 1 tiếp
tục tấn công. Đến 12 giờ ngày 19.3 Trung đoàn 28 đã làm chủ được Chư
Cúc.
theo Thời đại
Sau khi giao chiến, để bảo toàn lực lượng cho quân chính quy rút lui, 300 chiến sĩ Sparta đã tử thủ, đánh lại 10.000 quân địch.
Người Sparta đã chiến đấu dũng cảm với quân Ba Tư. Giáo dài gãy, họ đổi sang dùng kiếm. Kiếm gãy, họ dùng đá ném, dùng nắm đấm đánh trả. Dù quân địch đông gấp hơn 30 lần, các dũng sĩ Sparta kiên cường chiến đấu, 3 lần đẩy lùi sự tấn công của đối phương, trước khi hy sinh.
Ở bên kia chiến tuyến, để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của người Ba Tư, năm 481 TCN, 30 nước thuộc liên bang Hy Lạp cùng Sparta và Athens tổ chức hội nghị thành lập đồng minh quân sự. Họ đề cử Sparta là nước có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất đứng đầu để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của người Ba Tư.
Theo sách 100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới, mùa xuân năm 480 TCN, Xerxes chỉ huy hơn 100.000 quân Ba Tư (số liệu này không thống nhất trong các sách sử khác nhau) và hơn 100 chiến thuyền, bắt đầu chiến dịch chinh phục Hy Lạp lần thứ ba. Họ vượt qua eo biển Herlespond, sau đó nhanh chóng chiếm lấy miền bắc Hy Lạp, tấn công về phía Nam, tiếp cận Thermopylae.
Thống soái liên quân Hy Lạp là vua Stapart Leonidas chỉ huy khoảng 7.000 quân, đến cửa ngõ quan trọng Thermopylae trước dự tính để đón giặc mạnh. Cửa ngõ này thực tế là một đường thông hẹp, một bên là núi, một bên vực thẳm. Nó nhỏ đến mức chỉ một chiếc xe ngựa có thể đi qua. Muốn tiến vào Athens, quân Ba Tư buộc phải qua đường này.
Nhận thấy địa hình dễ phòng ngự, vua Leonidas bố trí 6.000 quân tại cửa hẹp này, 1.000 quân còn lại trấn thủ ở đường nhỏ phía sau Thermopylae nhằm tấn công bất ngờ vào hậu quân Ba Tư.
Quân Ba Tư tiến vào bình nguyên Thermopylae, hạ trại cách đó không xa. Xerxes cho rằng không cần tốn nhiều sức lực, chỉ cần dựa vào ưu thế binh đông cũng khiến quân Hy Lạp thua chạy. Nhưng trái với dự đoán đó, quân Hy Lạp không hề run sợ.
Sau 5 ngày, quân Ba Tư phát lệnh tấn công. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, họ không thể phát huy được ưu thế đông người, tên nhiều nên bị người Hy Lạp đẩy lui, dù liên tục tấn công.
Chính trong lúc Xerxes hết kế, bất ngờ, một tù binh Hy Lạp chỉ cho ông con đường tắt, có thể đi qua Thermopylae. Xerxes vô cùng mừng rỡ, lập tức cho quân bao vây phía sau lưng Thermopylae.
Vua Leonidas biết tin này, nhận thấy tình hình bất lợi, nếu đánh lâu ngày chắc chắn sẽ thua. Để bảo toàn lực lượng, ông ra lệnh cho quân chủ lực rút lui, còn bản thân nhà vua chỉ mang 300 chiến sĩ Sparta tử thủ tại nơi này.
Trong thời khắc quyết định cuối cùng, họ đã chiến đấu dũng cảm với
khoảng 10.000 quân Ba Tư. Người Sparta chiến đấu rất dũng cảm. Vua
Leonidas bị nhiều vết thương, nhưng vẫn vung kiếm chiến đấu cho đến hơi
thở cuối cùng. Để bảo vệ thi thể của nhà vua, các dũng sĩ Sparta kiên
cường chống trả, 3 lần đẩy lùi sự tấn công của địch.
Cuối cùng, vì chênh lệch lực lượng quá lớn, trước sự tấn công ồ ạt của quân Ba Tư, các dũng sĩ Sparta đã hy sinh. Họ lấy tính mạng của mình để bảo vệ cho sự rút lui của quân chủ lực và nhân dân Athens.
Để tưởng niệm họ, người Hy Lạp đã dựng một bia đá ngay lại Thermopylae, bên trên khắc dòng chữ “Hỡi khách qua đường, người Sparta chúng tôi đã trung thành tử thủ, tan xương nát thịt tại nơi này”.
Trận đánh của 300 người Sparta không chỉ đi vào lịch sử quân sự nhân loại, mà còn trở thành đề tài của điện ảnh sau này. Nhiều bộ phim đã mô phỏng lại trận đánh, tôn vinh tinh thần dũng cảm của những chiến binh Sparta.
Tác giả: Hồ Bạch Thảo
Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm phục tướng Douglas MacArthur với chiến lược “tấn công nhảy cò” (Island hopping offences) tại các quần đảo Thái Bình Dương và cuộc đổ bộ tại hải cảng Inchon (Nhân Xuyên) Triều Tiên.
Năm 1942, sau khi nhận lệnh rời bán đảo Batan tại Philippines để đi đến Australia, tướng MacArthur hứa rằng sẽ trở lại giải phóng quần đảo này khỏi tay Nhật. Với chức vụ Tư lệnh quân đội Đồng minh vùng tây nam Thái Bình Dương, ông mở mặt trận phía bắc Australia, để rồi cuối cùng đổ bộ lên Philippines. Cuộc trường chinh có chiều dài hàng mấy ngàn cây số, kinh qua rất nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo New Guinea và Melanesia do quân Nhật chiếm đóng.
Nếu lần lượt tấn công để làm chủ tất cả các hải đảo này, quân đội Đồng Minh phải sử dụng rất nhiều quân, chấp nhận nhiều tổn thất và mất nhiều thời gian. Để tránh những khó khăn nêu trên, tướng MacArthur sử dụng lối hành quân “nhảy cò”. Ông chủ trương chỉ tấn công chiếm đóng các đảo quan trọng, rồi từ các đảo này dùng hải quân và không quân khống chế sự họat động của địch tại các đảo kế cận mà ông đã bỏ qua không cần chiếm đóng. Quyết định này rất hiệu nghiệm, vì chỉ dùng một lực lượng nhỏ cầm chân được lực lượng lớn của địch; dành thành phần sinh lực tiến nhanh lên phía bắc để giải phóng Philippines vào năm 1944.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950, ngôi sao của tướng MacArthur lại càng sáng chói qua cuộc điều binh đổ bộ vào Inchon. Lúc bấy giờ quân Bắc Triều Tiên đột ngột tấn công Nam Triều Tiên cho đến tận thành phố Pusan (Phú Sơn) phía nam, sắp sửa đánh bật quân đội Liên hiệp quốc ra khỏi bán đảo này. Sau khi Pusan được tăng cường và giữ vững, nếu như thường tình, từ đó dùng bàn đạp tấn công lên phía bắc, thì phải đổ rất nhiều xương máu và mất rất nhiều ngày tháng. Tướng MacArthur chọn giải pháp khác. Ông cho đổ bộ tại Inchon, gần thủ đô Seoul (Hán Thành), nơi địch quân ít ngờ nhất vì nước thủy triều nơi này lên xuống rất nhanh, rất hạn chế thời gian đổ bộ. Cuộc đổ bộ đạt được yếu tố bất ngờ, thành công nhiều mà ít tổn thất. Lực lượng tấn công “chẹn họng ” cắt ngang nước Triều Tiên và tái chiếm thủ đô Seoul. Quân Bắc Triều Tiên với số lượng rất lớn kẹt giữa Seoul và Pusan, hầu như không đánh mà tan.
Tại nước ta, trong quá trình giữ nước và mở mang bờ cõi, các danh tướng có tầm nhìn chiến lược cỡ Đại tướng MacArthur, không phải là không có. Chiến lược “nhảy cóc” tại Thái Bình Dương và “chẹn họng” gần thủ đô Seoul mà vị tướng này đã dùng; thì riêng tại nước ta trước đây gần 600 năm, vua Lê Lợi đã từng sử dụng chiến lược tương tự, tạm gọi là “nhảy cóc và chẹn đường tiếp viện”.
I. Chiến lược
1. Nhảy cóc
Sau khi bao vây thành Nghệ An, vào cuối năm Ất Tỵ [1425] vua Lê Lợi nhận thấy quân tinh nhuệ của giặc đều đóng tại nơi này, lực lượng địch tại miền Bắc nhất định suy yếu. Ngài quyết định để một phần nghĩa quân cầm chân giặc tại Nghệ An, mang đại quân ra bắc tấn công vùng biên giới và uy hiếp thành Đông Quan [Hà Nội]. Nếu như một người tầm thường, lần lượt cho quét sạch quân địch trên đường tiến quân, thì mất không biết bao nhiêu ngày tháng; hơn nữa số quân địch bị tổn thất, sẽ có quân tiếp viện vượt biên giới sang tăng cường, thì chiến tranh còn lâu mới chấm dứt được. Bởi vậy trên đường tiến quân ra Bắc, nhà vua quyết định chỉ uy hiếp giặc co cụm lại trong thành, dùng lực lượng địa phương khống chế; rồi mang đại quân ra chẹn đường tiếp viện tại vùng gần biên giới.
Quyết định này rất hữu hiệu, phần lớn các đồn nhỏ của giặc không được tiếp tế khiến tinh thần quân lính suy sụp, lần lượt ra hàng. Riêng thành lớn như Nghệ An do Đô đốc Thái Phúc chỉ huy, cuối cùng cũng phải bỏ. Trong một văn bản của triều đình nhà Minh kết tội viên tướng này, tiết lộ rằng y rút quân từ thành Nghệ An đến sông Phú Lương [Hồng Hà], rồi bị đánh phải xin hàng, cuối cùng y hợp tác với nghĩa quân, đi chiêu hàng quân nhà Minh tại các thành.
Con đường tiếp viện chính của quân Minh lúc bấy giờ về phía Vân Nam theo hướng thượng lưu sông Hồng, sông Lô; về phía Quảng Đông, Quảng Tây theo hướng Lạng Sơn, Bắc Giang. Toàn thư ghi lại những nỗ lực của nghĩa quân ngăn chặn đường tiếp viện tại các vùng này như sau:
Văn bản ngày 12/11/1426 về cuộc giao tranh tại vùng Quảng oai [Hà Tây], Đô chỉ huy Tố Lượng bị bắt.
II. Chiến thuật
Nếu chiến lược là kế sách lớn chỉ đạo toàn cuộc chiến, thì chiến thuật giúp đạt những mục tiêu, từng bước hỗ trợ cho chiến lược; bởi vậy thiên tài quân sự cần giỏi cả hai: chiến lược lẫn chiến thuật. Sau đây xin nêu lên những chiến thuật căn bản, được thi triển trong cuộc kháng chiến chống quân Minh:
1. Xua cọp ra khỏi núi
Hãy dùng bản đồ tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Lưu ý đến ngã ba sông Lam và sông La, cách Vinh khoảng trên 10 km; có một núi thấp mà người địa phương gọi là Rú Thành; đó là thành Nghệ An xưa, thời nhà Minh đóng quân tại đó. Thành này vây bọc bởi hai sông Lam, La; thành cao, hào sâu, ở vị thế cao khống chế các vùng xung quanh; không dễ gì tấn công được. Quân Minh đóng trong thành này, có lợi thế như cọp sống trong rừng.
Ngược theo dòng sông Lam khoảng hơn một trăm cây số là huyện Tương Dương, thuộc tỉnh Nghệ An; nơi này thời thuộc Minh gọi là châu Trà Long [Lân], do viên Thổ quan trung thành với nhà Minh là Cầm Bành đóng quân. Áp dụng chiến thuật “xua cọp ra khỏi núi“, nghĩa quân bao vây và tấn công Trà Long trong thời gian dài, quân Minh như cọp trong thành Nghệ An, buộc phải đi tiếp cứu, hoặc tìm cách chiếm lại sau khi thành mất. Nhìn trên bản đồ, con đường tiếp cứu của quân Minh ắt phải đi dọc theo sông Lam; hoặc muốn tránh né thì đi ngược dòng sông Phố, theo ngã Hương Sơn, Hà Tĩnh; rồi băng qua các huyện Thanh Chương, đến huyện Tương Dương. Lịch sử ghi nhận rằng quân Minh đã đi qua những chiến trường do vua Lê Lợi chọn lựa, chúng như con cọp ra khỏi rừng, nên bị thảm bại nhiều lần trên các tuyến đường này.
Sử nước ta, Toàn thư, lần lượt chép những chiến thắng như sau:
2. Dùng quân mai phục
“Bình Ngô đại cáo” xác nhận nghĩa quân thường dùng quân mai phục:
“Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ,
Lấy ít địch nhiều, hay dùng mai phục.”
Hầu như tất cả những trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân đều là những trận mai phục. Sau đây xin trích sử nhà Minh chép về trận phục kích nổi danh tại ải Chi Lăng, trận này đưa đến việc kết thúc cuộc chiến:
Đánh thành là điều bất đắc dĩ, vì phải dùng lực lượng lớn hơn đối phương gấp bội và chấp nhận tổn thất cao. Bởi vậy mấy ngàn năm về trước, Tôn Tử, chiến lược gia số một của Trung Quốc đã cảnh cáo như sau:
Công thành chi pháp vi bất đắc dĩ. (Tôn Tử binh pháp, Mưu công đệ tam)
Gọi là bất đắc dĩ hàm ý chấp nhận có những trường hợp ngoại lệ. Đó là trường hợp đánh thành Xương Giang; thành này nằm trên con đường huyết mạch từ cửa ải Pha Lũy đến Đông Đô, là đường ra vào tiếp viện của quân Minh. Khác với việc đánh các đồn nhỏ, các tài liệu về chiến thuật thường chủ trương dùng pháo binh tấn công trước, kế đó bộ binh xung phong tiêu diệt sau (tiền pháo tập trung, hậu xung tứ diện); nhưng trường hợp đây là một đại đồn, nằm trên một vị thế chiến lược, nên cuộc tấn công cam go và phức tạp hơn nhiều.
Quyết đánh cho bằng được, Minh Thực lục đã ghi lại những nỗ lực sau đây của nghĩa quân:
Đọc Chinh phụ ngâm, bí quyết về thuật dùng người, thấy được trong hai câu thơ:
Một trong các “tay tổ” về môn này, phải kể đến vua Minh Thái Tông. Trước khi tấn công thành Đa Bang, lệnh vua được ban truyền trong quân “…đại trượng phu báo đền quốc gia, công danh chính tại nơi này…”. Kích thích bởi lệnh này, Thái Phúc hăng hái dẫn đầu, trèo lên trước, chém giết loạn xạ:
Thông thường khi lâm vào cuộc chiến, nội bộ thường có hai phe: chủ hòa và chủ chiến. Vua Lê Lợi và đám bầy tôi tham mưu, biết lợi dụng tình hình địch, đào sâu sự chia rẽ giữa hai phe này. Qua thư từ gửi cho các quan chức nhà Minh trong Quân trung từ mệnh tập, người đọc thấy được dụng ý chia rẽ của tác giả Nguyễn Trãi, khéo dùng ngòi bút phân biệt đối xử. Đối với tên tướng hiếu sát như Đô đốc Phương Chính, thì mở đầu thư, thường là một câu chửi:
Thị nhĩ ngược tặc Phương Chính (Bảo cho mày biết, tên ngược tặc Phương Chính)
Nhưng đối với Sơn Thọ thì dùng lời lẽ mềm dẻo hơn. Thuật xử thế và ngoại giao đã chinh phục được Sơn Thọ, khiến y dám đứng trước mặt vua Nhân Tông bảo lãnh cho vua Lê Lợi:
Bàn về chiến lược và chiến thuật có muôn màu muôn vẻ; huống hồ người đời nay luận về việc làm của người xưa nên không khỏi có những chỗ võ đoán, như thầy bói mù sờ voi. Tuy nhiên căn cứ sử sách còn lưu lại, người viết cố gắng phác họa những nét đại cương, mong được sự đóng góp thêm của các nhà nghiên cứu lịch sử và quân sự.
Nguồn: © 2008 talawas
————
[1]Minh Thực lục v. 18, tr. 1057-1062.
[2]Đại việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học Xã hội, tập 2, tr. 256-257.
[3]Minh Thực lục q. 15, tr. 0395-396.
[4]Trà Lung: sử nước ta gọi là Trà Lân, hay Trà Long.
[5]Tam ty: tức Đô ty, Bố chánh ty, Án sát ty.
[6]Minh Thực lục v. 16, tr.148-149; Tuyên Tông q. 6, tr. 1b.
[7]sđd, tr. 253.
[8]Minh Thực lục q. 31, tr. 0797-0801.
[9]Minh Thực lục q. 27, tr. 0701-702.
[10]Minh Thực lục v. 11, tr. 893-894; Thái Tông q. 62, tr. 3a-3b.
[11]Minh Thực lục v. 11, tr.1080-1088; Thái Tông q. 81, tr. 2b-6b.
[12]Minh Thực lục v. 18, tr. 1075-1076; Tuyên Tông q. 43, tr. 17a-17b.
[13]Minh Thực lục v. 15, tr. 0057-058; Nhân Tông, tập Trung, q. 2, tr.5a-6b.
Nghi binh lừa địch – nét đặc sắc của chiến dịch Tây Nguyên
Online - Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở màn
trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Thắng lợi của chiến
dịch đã để lại nhiều vấn đề về nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ
thuật nghi binh lừa địch. Đây là một kinh nghiệm lịch sử vô cùng quý giá
cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc.
Trong kế hoạch chiến lược ban đầu,
Bộ Chính trị thông qua kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm
1975-1976, trong đó, năm 1975 là bản lề tạo điều kiện cho năm 1976 giành
thắng lợi. Hướng chiến lược được dự kiến là miền Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên. Sau nhiều lần nghiên cứu, trao đổi, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung
ương quyết định chiến trường Tây Nguyên là hướng chiến lược chủ yếu,
trận tiến công thị xã Buôn Ma Thuật là điểm đột phá mở đầu trong chiến
dịch.
Bộ đội tiến công trong Chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu.
Đối
với chiến trường Tây Nguyên, đây là nơi tập trung cơ quan đầu não của
Quân khu 2- Quân đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Lực lượng tuy nhiều
(63.000 tên), nhưng địch phải căng ra phòng ngự khắp Tây Nguyên, nuôi
tham vọng giữ bằng được địa bàn chiến lược này. Hướng phòng ngự chủ yếu
của địch là thị xã Pleiku và Kon Tum. Hướng thị xã Buôn Ma Thuột chúng
có sơ hở và yếu hơn cả.
Xét về tương quan lực
lượng thì ta chưa hơn địch. Để bảo đảm cho đòn mở đầu trên chiến trường
Tây Nguyên chắc thắng, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên
(B3) tích cực tổ chức chỉ đạo các hoạt động nghi binh. Theo đó, Sư đoàn
3, Trung đoàn 95A, Trung đoàn 25 cùng bộ đội địa phương trên địa bàn
đánh cắt các tuyến giao thông huyết mạch (đường 19, 21, 14) nhằm chia
cắt địch ở Tây Nguyên với đồng bằng ven biển và chia cắt địch ở Bắc Tây
Nguyên với Nam Tây Nguyên. Bộ Tổng tư lệnh còn bí mật tăng cường cho Tây
Nguyên 2 sư đoàn, 1 trung đoàn và một số đơn vị binh chủng của Đoàn
559. Đây là một mưu hay, không chỉ đột ngột tạo nên một lực lượng mạnh ở
chiến trường này mà còn góp phần lừa địch, tạo nên bất ngờ lớn đối với
địch trong đòn tiến công chiến lược ban đầu.
Với
quyết tâm giành thắng lợi ngay trong trận mở đầu, Quân ủy Trung ương
chỉ đạo “Phải nghi binh rất nhiều để làm cho địch tập trung chú ý vào
bảo vệ phía Bắc Tây Nguyên”. Tiếp tục giữ bí mật tạo thế nghi binh theo
“Kế hoạch tác chiến B”, Bộ Tư lệnh chiến dịch lệnh cho Sư đoàn 10 bắn
pháo vào Kon Tum, đánh nhỏ quanh thị xã; Sư đoàn 320 đánh nhỏ trên Đường
14, bắn pháo vào La Sơn, Thanh An; Trung đoàn 95 đánh địch trên Đường
19 ở Đông Pleiku; Trung đoàn Đặc công 968 tập kích kho xăng Pleiku. Mặt
khác, Bộ tư lệnh chiến dịch còn bí mật đưa Sư đoàn 968 từ Nam Lào về Tây
Nguyên thay thế vị trí Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320. Khi hai sư đoàn này
hành quân vào Đắk Lắk đã để lại toàn bộ cụm điện đài và báo vụ viên ở
lại vị trí cũ, hàng ngày vẫn duy trì liên lạc như bình thường để lừa
địch.
Đầu tháng 2-1975, Sư đoàn 968 bắt đầu thực
hiện nghi binh bằng việc tổ chức các trận đánh diệt các chốt tiền tiêu
bên ngoài thị xã Pleiku làm cho địch lầm tưởng đó là hoạt động đánh phá
của sư 10 và 320. Sư đoàn 968 còn thực hiện một loạt những trận đánh
“bài bản” theo kiểu đột phá lần lượt trước khi đánh vào mục tiêu chính,
thậm chí có cả pháo lớn tham gia như sắp có nhiều sư đoàn đánh vào
Pleiku. Khi Bộ tư lệnh chiến dịch giao cho Sư đoàn 968 đánh đồn Tầm và
quận lỵ Thanh An, đồng chí Thanh Sơn còn hỏi lại: Sư đoàn 968 đánh thật
hay đánh giả?
Cùng với cách đánh giả “như thật”
của Sư đoàn 968, lực lượng công binh kết hợp với dân công các huyện 40,
67, 30, 80, Diên Bình, Tân Cảnh của Kon Tum và các huyện 4, 5 của Gia
Lai rầm rộ đi làm đường “giả” hướng vào thị xã Kon Tum và Pleiku; mở
tuyến đường song song với Đường 14 và nối với Đường 19 ở phía Tây
Pleiku. Trong các hoạt động nghi binh, các lực lượng tham gia chiến dịch
vẫn tuyệt đối giữ được bí mật, càng khiến cho địch khẳng định ta chuẩn
bị đánh vào Kon Tum. Đặc biệt, chỉ riêng về nghi binh thông tin đã là
một kỳ tích mà sau này Trung tướng Sác-lơ Tai-mít, cố vấn của Nguyễn Văn
Thiệu đã phải thú nhận: “Bằng nghi binh qua làn sóng điện, Việt Nam đã
thành công trong kế hoạch giam chân bộ phận chủ yếu của quân đội Sài Gòn
thuộc Quân khu 2 ở Pleiku”.
Về phía địch, chúng
cũng cố gắng tìm hiểu xem Sư 10 và Sư 320 của Quân giải phóng thực sự
đang ở đâu, nhưng đều bặt vô âm tín. Đầu tháng 2, Bộ Tư lệnh chiến dịch
đã lệnh cho Sư 10 cơ động bằng ô tô, chuyển thẳng vào Đức Lập, Sư 320
cũng bí mật hành quân vào phía Tây Ea H’leo, thậm chí gần đến ngày nổ
súng mà địch vẫn không biết Sư đoàn 316 - lực lượng dự bị chiến lược của
ta đã cơ động từ Nghệ An vào Đắk Lắk. Việc điều chuyển các sư đoàn chủ
lực để hình thành thế chiến dịch mà địch vẫn không hay biết đó nghệ
thuật nghi binh rất tài giỏi và giữ bí mật tuyệt đối của Bộ Tổng tư
lệnh, Bộ Chỉ huy chiến dịch và các lực lượng tham gia. Về chuẩn bị đường
cho xe tăng- thiết giáp và xe kéo pháo, Bộ Tư lệnh chiến dịch sử dụng
hai trung đoàn công binh (7 và 575) bí mật cưa cây, ngụy trang hướng vào
các mục tiêu ở Đức Lập, Gia Nghĩa và Buôn Ma Thuật (Nam Tây Nguyên).
Giữa
tháng 2-1975, một chiến sĩ của ta đào ngũ đã khai báo với địch: Sư đoàn
10 đang chuẩn bị đánh Đức Lập, Sư đoàn 320 đang ở Ea H’leo chuẩn bị
đánh Thuần Mẫn, một lực lượng khác đang chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuật,
trong khi đó tình báo Mỹ vẫn khẳng định Sư 10 và 320 vẫn ở chỗ cũ. Lập
tức, Bộ Tư lệnh chiến dịch phát một bức điện gửi các đơn vị của ta với
nội dung “địch đã bị mắc lừa, cho rằng ta sẽ đánh Buôn Ma Thuật nên đã
điều quân xuống phía Nam”. Những thông tin trái ngược làm cho Phạm Văn
Phú (Tư lệnh Quân đoàn 2 VNCH) hoang mang không biết tin lời chiến sĩ
đảo ngũ hay tin bức điện thu được. Bộ Tư lệnh chiến dịch tiếp tục lệnh
cho các đơn vị ở Bắc Tây Nguyên tiếp tục chuẩn bị “đánh lớn” vào Pleiku,
làm cho địch vội vã điều chuyển quân tiếp viện từ Buôn Ma Thuật cho
Pleiku.
Như vậy, cho tới trước ngày nổ súng, mọi
ý định chiến lược của ta vẫn giữ được bí mật. Nghệ thuật nghi binh của
ta đã làm cho cả CIA và chính quyền, quân đội VNCH vẫn khẳng định “hướng
đối phó chính vẫn là Pleiku”. Thậm chí, khi ta tiến công quận lỵ Thuần
Mẫn (8-3), Đức Lập (9-3), tức là Buôn Ma Thuật đã phơi ra trước họng
súng Quân giải phóng mà Phạm Văn Phú vẫn không biết được ý đồ tác chiến
của ta. Đến 04 giờ sáng ngày 10-3, khi xe tăng của ta tiến vào Buôn Ma
Thuột thì Tướng Phú mới biết được Buôn Ma thuật là mục tiêu chủ yếu của
quân giải phóng thì đã quá muộn.
Như vậy, chiến
dịch Tây Nguyên giành thắng lợi là do ta đã tiến hành một kế hoạch nghi
binh rất bài bản, công phu, với nhiều biện pháp sáng tạo, đánh giả như
thật (ở Bắc Tây Nguyên), tung tin thất thiệt... Do ta làm tốt công tác
nghi binh nên địch không nắm chắc và nhận biết được ý định, lực lượng
của ta, từ đó không dự tính được kế hoạch đối phó, thậm chí đã nhận định
sai tình hình. Với nghệ thuật nghi binh tài tình của Quân giải phóng đã
làm cho địch trở tay không kịp. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã làm
rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch, đẩy địch từ sai lầm về
chiến dịch đến sai lầm về chiến lược, rút bỏ Tây Nguyên, tạo điều kiện
và thời cơ cho ta mở các chiến dịch tiếp theo giành thắng lợi, tiến lên
giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30-4-1975.
Thạc sĩ VŨ BÌNH TUYỂN, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
(Tài
liệu tham khảo chủ yếu: Tổng kết những trận đánh then chốt chiến dịch
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhà Xuất bản QĐND 2001)
Trận đánh huyền thoại của người Hy Lạp: 300 quân chống 10.000 người
Dù người Ba Tư đông gấp hơn 30 lần, các dũng sĩ Sparta đã kiên cường
chống trả, đảm bảo cho quân chính quy rút lui. Nhà vua và 300 chiến binh
đã anh dũng hy sinh sau trận đánh này.
T
rận Cổng Lửa (tên tiếng Anh Thermopylae) diễn ra giữa quân Hy Lạp và
Ba Tư vào năm 480 TCN ở Thermopylae - khu vực thuộc miền Trung của Hy
Lạp.Sau khi giao chiến, để bảo toàn lực lượng cho quân chính quy rút lui, 300 chiến sĩ Sparta đã tử thủ, đánh lại 10.000 quân địch.
Người Sparta đã chiến đấu dũng cảm với quân Ba Tư. Giáo dài gãy, họ đổi sang dùng kiếm. Kiếm gãy, họ dùng đá ném, dùng nắm đấm đánh trả. Dù quân địch đông gấp hơn 30 lần, các dũng sĩ Sparta kiên cường chiến đấu, 3 lần đẩy lùi sự tấn công của đối phương, trước khi hy sinh.
Trận đánh Cổng Lửa đã đi vào lịch sử quân sự của thế giới. Ảnh: Hiền Đức. |
Cuộc trả thù đẫm máu của Xerxes đại đế
N
ăm 486 TCN, vua Ba Tư là Darius bị bệnh qua đời. Con trai ông -
Xerxes đại đế - lên ngôi và thề rằng sẽ làm theo di chúc của cha, chinh
phục Hy Lạp để trả thù cho thất bại của người Ba Tư trong cuộc chiến ở Marathon vào năm 490 TCN, mà cha ông chính là bại tướng.Ở bên kia chiến tuyến, để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của người Ba Tư, năm 481 TCN, 30 nước thuộc liên bang Hy Lạp cùng Sparta và Athens tổ chức hội nghị thành lập đồng minh quân sự. Họ đề cử Sparta là nước có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất đứng đầu để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của người Ba Tư.
Theo sách 100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới, mùa xuân năm 480 TCN, Xerxes chỉ huy hơn 100.000 quân Ba Tư (số liệu này không thống nhất trong các sách sử khác nhau) và hơn 100 chiến thuyền, bắt đầu chiến dịch chinh phục Hy Lạp lần thứ ba. Họ vượt qua eo biển Herlespond, sau đó nhanh chóng chiếm lấy miền bắc Hy Lạp, tấn công về phía Nam, tiếp cận Thermopylae.
Thống soái liên quân Hy Lạp là vua Stapart Leonidas chỉ huy khoảng 7.000 quân, đến cửa ngõ quan trọng Thermopylae trước dự tính để đón giặc mạnh. Cửa ngõ này thực tế là một đường thông hẹp, một bên là núi, một bên vực thẳm. Nó nhỏ đến mức chỉ một chiếc xe ngựa có thể đi qua. Muốn tiến vào Athens, quân Ba Tư buộc phải qua đường này.
Nhận thấy địa hình dễ phòng ngự, vua Leonidas bố trí 6.000 quân tại cửa hẹp này, 1.000 quân còn lại trấn thủ ở đường nhỏ phía sau Thermopylae nhằm tấn công bất ngờ vào hậu quân Ba Tư.
Quân Ba Tư tiến vào bình nguyên Thermopylae, hạ trại cách đó không xa. Xerxes cho rằng không cần tốn nhiều sức lực, chỉ cần dựa vào ưu thế binh đông cũng khiến quân Hy Lạp thua chạy. Nhưng trái với dự đoán đó, quân Hy Lạp không hề run sợ.
Sau 5 ngày, quân Ba Tư phát lệnh tấn công. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, họ không thể phát huy được ưu thế đông người, tên nhiều nên bị người Hy Lạp đẩy lui, dù liên tục tấn công.
300 chiến sĩ Sparta đã trở thành những anh hùng của người Hy Lạp. Ảnh: Hiền Đức. |
Trận đánh làm nên danh tiếng của người Sparta
X
erxes điều đến 10.000 quân ngự lâm nổi tiếng “dũng mãnh vô địch”,
nhiều lần tấn công dữ dội nhưng cũng vô hiệu, không sao xuyên thủng được
phòng tuyến. Trong khi đó, người Hy Lạp càng đánh càng hăng, phòng thủ
kiên cường 2 ngày liền. Quân Ba Tư tấn công không thành, thương vong
nhiều vô kể.Chính trong lúc Xerxes hết kế, bất ngờ, một tù binh Hy Lạp chỉ cho ông con đường tắt, có thể đi qua Thermopylae. Xerxes vô cùng mừng rỡ, lập tức cho quân bao vây phía sau lưng Thermopylae.
Vua Leonidas biết tin này, nhận thấy tình hình bất lợi, nếu đánh lâu ngày chắc chắn sẽ thua. Để bảo toàn lực lượng, ông ra lệnh cho quân chủ lực rút lui, còn bản thân nhà vua chỉ mang 300 chiến sĩ Sparta tử thủ tại nơi này.
Trận đánh nổi tiếng này diễn ra năm 480 TCN. Ảnh: ThingLink. |
Cuối cùng, vì chênh lệch lực lượng quá lớn, trước sự tấn công ồ ạt của quân Ba Tư, các dũng sĩ Sparta đã hy sinh. Họ lấy tính mạng của mình để bảo vệ cho sự rút lui của quân chủ lực và nhân dân Athens.
Để tưởng niệm họ, người Hy Lạp đã dựng một bia đá ngay lại Thermopylae, bên trên khắc dòng chữ “Hỡi khách qua đường, người Sparta chúng tôi đã trung thành tử thủ, tan xương nát thịt tại nơi này”.
Trận đánh của 300 người Sparta không chỉ đi vào lịch sử quân sự nhân loại, mà còn trở thành đề tài của điện ảnh sau này. Nhiều bộ phim đã mô phỏng lại trận đánh, tôn vinh tinh thần dũng cảm của những chiến binh Sparta.
Theo nhà sử học Herodotus (484-425), số lượng quân Ba Tư tham gia
cuộc chinh phục Hy Lạp lần thứ hai này tới hơn 2,6 triệu người cùng số
lượng dân phu lao dịch đông đảo không kém.
Nhà thơ đương thời là Simonides nói rằng có ít nhất 4 triệu người đã tham chiến. Theo nhà sử học Ctesias, 800.000 là tổng số của binh lính mà Xerxes đại đế đã mang theo trong cuộc hành quân sang Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo các nhà sử học hiện nay, đó là con số hoàn toàn không chính xác. Số lượng quân Ba Tư tham gia chỉ dao động từ 70.000-300.000. Khoảng 10.000 người tham gia trận đánh với 300 chiến binh Sparta. Những ước tính này đến từ nghiên cứu các khả năng hậu cần của người Ba Tư trong thời kỳ đó.
Mặc dù dân số toàn đế quốc Ba Tư lúc bấy giờ lên tới khoảng 50 triệu người, chiếm 44% toàn thể dân số thế giới, nhưng việc huy động được một đội quân lên đến 2,6 triệu người là điều không thể.
Nhà thơ đương thời là Simonides nói rằng có ít nhất 4 triệu người đã tham chiến. Theo nhà sử học Ctesias, 800.000 là tổng số của binh lính mà Xerxes đại đế đã mang theo trong cuộc hành quân sang Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo các nhà sử học hiện nay, đó là con số hoàn toàn không chính xác. Số lượng quân Ba Tư tham gia chỉ dao động từ 70.000-300.000. Khoảng 10.000 người tham gia trận đánh với 300 chiến binh Sparta. Những ước tính này đến từ nghiên cứu các khả năng hậu cần của người Ba Tư trong thời kỳ đó.
Mặc dù dân số toàn đế quốc Ba Tư lúc bấy giờ lên tới khoảng 50 triệu người, chiếm 44% toàn thể dân số thế giới, nhưng việc huy động được một đội quân lên đến 2,6 triệu người là điều không thể.
Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi
Tác giả: Hồ Bạch Thảo
Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm phục tướng Douglas MacArthur với chiến lược “tấn công nhảy cò” (Island hopping offences) tại các quần đảo Thái Bình Dương và cuộc đổ bộ tại hải cảng Inchon (Nhân Xuyên) Triều Tiên.
Năm 1942, sau khi nhận lệnh rời bán đảo Batan tại Philippines để đi đến Australia, tướng MacArthur hứa rằng sẽ trở lại giải phóng quần đảo này khỏi tay Nhật. Với chức vụ Tư lệnh quân đội Đồng minh vùng tây nam Thái Bình Dương, ông mở mặt trận phía bắc Australia, để rồi cuối cùng đổ bộ lên Philippines. Cuộc trường chinh có chiều dài hàng mấy ngàn cây số, kinh qua rất nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo New Guinea và Melanesia do quân Nhật chiếm đóng.
Nếu lần lượt tấn công để làm chủ tất cả các hải đảo này, quân đội Đồng Minh phải sử dụng rất nhiều quân, chấp nhận nhiều tổn thất và mất nhiều thời gian. Để tránh những khó khăn nêu trên, tướng MacArthur sử dụng lối hành quân “nhảy cò”. Ông chủ trương chỉ tấn công chiếm đóng các đảo quan trọng, rồi từ các đảo này dùng hải quân và không quân khống chế sự họat động của địch tại các đảo kế cận mà ông đã bỏ qua không cần chiếm đóng. Quyết định này rất hiệu nghiệm, vì chỉ dùng một lực lượng nhỏ cầm chân được lực lượng lớn của địch; dành thành phần sinh lực tiến nhanh lên phía bắc để giải phóng Philippines vào năm 1944.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950, ngôi sao của tướng MacArthur lại càng sáng chói qua cuộc điều binh đổ bộ vào Inchon. Lúc bấy giờ quân Bắc Triều Tiên đột ngột tấn công Nam Triều Tiên cho đến tận thành phố Pusan (Phú Sơn) phía nam, sắp sửa đánh bật quân đội Liên hiệp quốc ra khỏi bán đảo này. Sau khi Pusan được tăng cường và giữ vững, nếu như thường tình, từ đó dùng bàn đạp tấn công lên phía bắc, thì phải đổ rất nhiều xương máu và mất rất nhiều ngày tháng. Tướng MacArthur chọn giải pháp khác. Ông cho đổ bộ tại Inchon, gần thủ đô Seoul (Hán Thành), nơi địch quân ít ngờ nhất vì nước thủy triều nơi này lên xuống rất nhanh, rất hạn chế thời gian đổ bộ. Cuộc đổ bộ đạt được yếu tố bất ngờ, thành công nhiều mà ít tổn thất. Lực lượng tấn công “chẹn họng ” cắt ngang nước Triều Tiên và tái chiếm thủ đô Seoul. Quân Bắc Triều Tiên với số lượng rất lớn kẹt giữa Seoul và Pusan, hầu như không đánh mà tan.
Tại nước ta, trong quá trình giữ nước và mở mang bờ cõi, các danh tướng có tầm nhìn chiến lược cỡ Đại tướng MacArthur, không phải là không có. Chiến lược “nhảy cóc” tại Thái Bình Dương và “chẹn họng” gần thủ đô Seoul mà vị tướng này đã dùng; thì riêng tại nước ta trước đây gần 600 năm, vua Lê Lợi đã từng sử dụng chiến lược tương tự, tạm gọi là “nhảy cóc và chẹn đường tiếp viện”.
I. Chiến lược
1. Nhảy cóc
Sau khi bao vây thành Nghệ An, vào cuối năm Ất Tỵ [1425] vua Lê Lợi nhận thấy quân tinh nhuệ của giặc đều đóng tại nơi này, lực lượng địch tại miền Bắc nhất định suy yếu. Ngài quyết định để một phần nghĩa quân cầm chân giặc tại Nghệ An, mang đại quân ra bắc tấn công vùng biên giới và uy hiếp thành Đông Quan [Hà Nội]. Nếu như một người tầm thường, lần lượt cho quét sạch quân địch trên đường tiến quân, thì mất không biết bao nhiêu ngày tháng; hơn nữa số quân địch bị tổn thất, sẽ có quân tiếp viện vượt biên giới sang tăng cường, thì chiến tranh còn lâu mới chấm dứt được. Bởi vậy trên đường tiến quân ra Bắc, nhà vua quyết định chỉ uy hiếp giặc co cụm lại trong thành, dùng lực lượng địa phương khống chế; rồi mang đại quân ra chẹn đường tiếp viện tại vùng gần biên giới.
Quyết định này rất hữu hiệu, phần lớn các đồn nhỏ của giặc không được tiếp tế khiến tinh thần quân lính suy sụp, lần lượt ra hàng. Riêng thành lớn như Nghệ An do Đô đốc Thái Phúc chỉ huy, cuối cùng cũng phải bỏ. Trong một văn bản của triều đình nhà Minh kết tội viên tướng này, tiết lộ rằng y rút quân từ thành Nghệ An đến sông Phú Lương [Hồng Hà], rồi bị đánh phải xin hàng, cuối cùng y hợp tác với nghĩa quân, đi chiêu hàng quân nhà Minh tại các thành.
Ngày 20 tháng 5 năm Tuyên Đức thứ 3 [2/7/1428]Ngay tại thành Thanh Hóa, các viên chỉ huy gan lỳ như La Thông, Đả Trung cũng đành thụ động, lo phòng thủ trong thành mà thôi:
… Chu An từ Chỉ huy Thiêm sự vệ Chấn Vũ được điều đi đánh giặc họ Lê, cải nhiệm tiền vệ Giao Chỉ, trấn thủ Nghệ An. Gặp lúc giặc Lê Lợi lộng hành, Đô đốc Thái Phúc triệu các tướng đến bàn:
“Nay tại đây thiếu lương thực, khó khăn, nên không thể giữ được, hãy thu thập về Đông Quan.”
Tất cả đều đồng ý. Riêng Thiên hộ Bảo Tuyên lĩnh binh hơn 100 tên chạy đến trại giặc. An đốc suất kẻ dưới quyền, cùng quân dân vệ Diễn Châu trở về thành Đông Quan. Đi đến sông Phú Lương gặp giặc; vì binh ít, yếu nên bị giặc bắt. Phúc bị giặc bức bách, lệnh đến các thành dụ các chỉ huy thành ra hàng… [1]
Ngày 5 tháng 12 năm Tuyên Đức thứ nhất [2/1/1427]2. Chặn đường tiếp viện
Ngày hôm nay giặc họ Lê đánh châu Thanh Hóa không hạ được, bèn rút đi.
Trước đó, từ khi thất bại tại Ninh Kiều Thành Sơn hầu Vương Thông không còn vững lòng như trước, tự tiện cho Lê Lợi cai quản từ Thanh Hóa trở vào nam, truyền hịch cho quan quân tại nơi này rút về thành Đông Quan. Riêng châu Thanh Hóa không chịu nghe lệnh. Trước kia Lê Lợi đánh Thanh Hóa, Tri châu La Thông, Chỉ huy Đả Trung suất quân dân kiên thủ, có lúc mang quân đánh núi đất, sát thương giặc nhiều, thế giặc bớt căng thẳng. Lúc này hịch tới, người trong thành kinh sợ. Thông nói với Trung rằng, bọn chúng ta chống cự, mấy lần đánh bại giặc, ra khỏi thành thì không sống được; nay tại đây thành cao, hào sâu, lương nhiều, dân đông; so với việc chịu trói, chi bằng tận trung mà chết, mà chưa chắc đã chết đâu! Bọn [Vương] Thông bán thành cho giặc, lệnh này không thể theo được.” Rồi cùng với Trung tưởng lệ quân sĩ, giữ thành vững thêm; giặc đánh không hạ được, bèn bỏ đi. Khi Vương Thông bỏ Giao Chỉ, bọn [La] Thông cũng trở về kinh đô.
Con đường tiếp viện chính của quân Minh lúc bấy giờ về phía Vân Nam theo hướng thượng lưu sông Hồng, sông Lô; về phía Quảng Đông, Quảng Tây theo hướng Lạng Sơn, Bắc Giang. Toàn thư ghi lại những nỗ lực của nghĩa quân ngăn chặn đường tiếp viện tại các vùng này như sau:
“Mùa thu tháng 8, vua cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở Nghệ An cả, các xứ Đông Đô của chúng nhất định suy yếu, bèn tăng thêm binh tượng, sai bọn Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo, Thái úy Lê Triện, Thái giám Lê Khả, Á hầu Lê Như Huân, Lê Bí đem hơn 3.000 quân, 1 thớt voi đi tuần tại các xứ Thiên Quan[Ninh Bình], Quảng Oai, Quốc Oai [Hà Tây], Gia Hưng [Sơn La], Quy Hóa [Lào Cai], Đà Giang, Tam Đái [Vĩnh Phúc], Tuyên Quang để cắt đứt đường viện binh của quân giặc từ Vân Nam sang. Bọn Thiếu úy Lê Bí, Thái giám Lê Khuyển đem 2.000 quân và 1 thớt voi đánh các xứ Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh từ Lưỡng Quảng tới.” [2]Riêng Minh Thực lục ghi lại những cuộc giao tranh lớn tại vùng này như sau:
Văn bản ngày 12/11/1426 về cuộc giao tranh tại vùng Quảng oai [Hà Tây], Đô chỉ huy Tố Lượng bị bắt.
- 14/1/1427 nghĩa quân tấn công Ải Lưu Lạng Sơn, giết Bách hộ Hoàng Bưu.
- 7/4/1427 nghĩa quân vây Khâu Ôn, Lạng Sơn.
- 28/4/1427 nghĩa quân đánh tan đại đồn Xương Giang.
- 29/9/1427 nghĩa quân đánh tan đạo quân tiếp viện của Liễu Thăng tại Chi Lăng.
II. Chiến thuật
Nếu chiến lược là kế sách lớn chỉ đạo toàn cuộc chiến, thì chiến thuật giúp đạt những mục tiêu, từng bước hỗ trợ cho chiến lược; bởi vậy thiên tài quân sự cần giỏi cả hai: chiến lược lẫn chiến thuật. Sau đây xin nêu lên những chiến thuật căn bản, được thi triển trong cuộc kháng chiến chống quân Minh:
1. Xua cọp ra khỏi núi
Hãy dùng bản đồ tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Lưu ý đến ngã ba sông Lam và sông La, cách Vinh khoảng trên 10 km; có một núi thấp mà người địa phương gọi là Rú Thành; đó là thành Nghệ An xưa, thời nhà Minh đóng quân tại đó. Thành này vây bọc bởi hai sông Lam, La; thành cao, hào sâu, ở vị thế cao khống chế các vùng xung quanh; không dễ gì tấn công được. Quân Minh đóng trong thành này, có lợi thế như cọp sống trong rừng.
Ngược theo dòng sông Lam khoảng hơn một trăm cây số là huyện Tương Dương, thuộc tỉnh Nghệ An; nơi này thời thuộc Minh gọi là châu Trà Long [Lân], do viên Thổ quan trung thành với nhà Minh là Cầm Bành đóng quân. Áp dụng chiến thuật “xua cọp ra khỏi núi“, nghĩa quân bao vây và tấn công Trà Long trong thời gian dài, quân Minh như cọp trong thành Nghệ An, buộc phải đi tiếp cứu, hoặc tìm cách chiếm lại sau khi thành mất. Nhìn trên bản đồ, con đường tiếp cứu của quân Minh ắt phải đi dọc theo sông Lam; hoặc muốn tránh né thì đi ngược dòng sông Phố, theo ngã Hương Sơn, Hà Tĩnh; rồi băng qua các huyện Thanh Chương, đến huyện Tương Dương. Lịch sử ghi nhận rằng quân Minh đã đi qua những chiến trường do vua Lê Lợi chọn lựa, chúng như con cọp ra khỏi rừng, nên bị thảm bại nhiều lần trên các tuyến đường này.
Sử nước ta, Toàn thư, lần lượt chép những chiến thắng như sau:
- Tháng 9 năm Giáp Thìn [1424], nghĩa quân phục kích gần thành Trà Long, chém Đô ty Trần Trung và hơn 2.000 tên giặc. Ngày hôm sau đánh quân của Sư Hựu, chém hơn 1.000 tên.
- Tháng 12 cùng năm, nghĩa quân chặn giặc tại Đỗ Gia [huyện Hương Sơn].
- Tháng 12 cùng năm, nghĩa quân phục kích tại Khả Lưu [huyện Anh Sơn]; quân Minh bị chém hoặc chết trôi hàng vạn tên. Hôm sau lại tiếp tục phục kích tại Bồ Ải [huyện Anh Sơn], giết hàng ngàn giặc, rồi tiếp tục xua đuổi đến tận thành Nghê An.
Ngày 5 tháng 3 năm Tuyên Đức thứ nhất [12/4/1426]Có thể bạn đọc nêu ý kiến rằng: nếu biết con đường tiến quân tới Trà Long gay go như vậy, thì đừng tiến! Xin thưa rằng đó là lệnh vua nhà Minh; bậc tướng giỏi như vua Lê Lợi đã tiên liệu sẵn ý định của đối phương, nên chọn sẵn chiến trường dành cho họ.
Quan Tổng binh Giao Chỉ Vinh Xương bá Trần Trí, Đô đốc Phương Chính đánh dẹp bọn giặc Lê Lợi; tiến quân đến châu Trà Long, bị thua. Nguyên nhân Chính dõng, Trí khiếp nhược, vốn không hòa thuận với nhau; Nội quan Sơn Thọ lại chủ trương chiêu dụ nên đóng binh một chỗ không cứu, đến nỗi bị bại. Thượng thư Trần Hiệp tâu cho biết; Thiên tử nghiêm thiết trách Trí và Chính rằng:
“Giặc Lê Lợi vốn chỉ là tên nhãi con, nếu sớm tận tâm đánh bắt, thì dễ như nhặt một cọng lá; rồi các ngươi ngồi yên không lo tính, dưỡng giặc nên trở thành mối hoạn. Nay nghe tin mang binh tới ải Khả Lưu và châu Trà Lung [Long], cả hai nơi đều nhục vì tổn thất. Do bọn ngươi ngày thường dựa vào ý riêng tranh hơn thua, không ai chịu nhường; lúc đụng việc thì kẻ dõng tiến quân một mình nhưng vô mưu; người khiếp nhược thì sợ co lại không cứu; như vậy thì làm sao thành công được? Luận tội há có thể tha được ư! Nay tạm khoan dung, các ngươi ngày đêm hãy đồng tâm hiệp lực, luyện tập sĩ tốt tinh nhuệ, lo diệt giặc này để chuộc lỗi trước.”… [3]
Ngày 16 tháng 7 nhuần năm Hồng Hy thứ nhất [29/8/1425]Những chiến thắng trên con đường huyết mạch từ thành Nghệ An đến châu Trà Long ngoài giá trị về phương diện quân sự, riêng về mặt nhân tâm cũng có tác động rất mạnh. Người dân vốn ghét quân Minh, nhưng vì sự bạo tàn của chúng, trước đó còn e dè. Nay thấy trước mắt thành quả chiến thắng, người người đều phấn khởi ủng hộ. Toàn thư chép việc dân huyện Thổ Du [huyện Thanh Chương, Nam Đàn ngày nay] mang trâu rượu đến khao quân, Thổ quan Cầm Quý mang quân đến giúp như sau:
Tuần án, Giám sát, Ngự sử Giao Chỉ tâu đầu đảng giặc Lê Lợi tại phủ Thanh Hóa tụ dân làm loạn vây châu Trà Lung [4] . Viên Thổ quan coi châu Tri phủ Cầm Bành chống giữ trong vòng 7 tháng, lương gần hết, quân gặp nguy khốn, xin mang binh cứu viện.
Thiên tử xem tờ tâu bùi ngùi sắc dụ Vinh xương bá Trần Trí cùng ba ty [5] tại Giao Chỉ rằng:
“Triều đình mệnh các ngươi trấn thủ Giao Chỉ là để yên ổn một phương; nay được biết bọn đầu đảng Lê Lợi cướp phá châu huyện, ngăn cắt đường sá. Các ngươi mới đây tâu rằng đã chiêu dụ Lê Lợi xin đợi mùa thu mát đến Thanh Hóa nhậm chức. Nay đã mùa thu rồi, thực sự Lợi đã đến nhậm chức chưa? Trẫm ước tính tên giặc này ngụy trá, không có lòng qui thuận; chỉ dùng lời lẽ để hoãn binh để bọn chúng được thung dung tụ tập, tương lai tất gây hậu hoạn, các ngươi không suy nghĩ đến hay sao? Về việc Thổ quan Tri phủ Cầm Bành tại châu Trà Lung bị Lợi đánh vây 7 tháng nay rồi, lương thảo sắp hết, quân chết đến một phần ba, Bành vẫn kiên thủ cự địch, Giao Chỉ có được người như vậy cũng không dễ kiếm! Các ngươi từng chứng kiến lòng trung thành của con người này, sao không điều binh cứu viện?
Khi sắc dụ đến nơi, như thấy Lê Lợi không có bụng quy thuận hãy tìm cánh đánh bắt. Gấp phát binh tiếp viện Cầm Bành, vỗ về hậu hỹ, để bồi dưỡng lòng kiên cường trung thuận. Các ngươi đều là đại thần của triều đình, cần đồng tâm hiệp lực làm tròn ủy nhiệm, đừng lo việc ban thưởng phong tước không được công bằng!” [6]
“Mùa xuân tháng giêng, vua đem quân đến hương Đa Lôi, huyện Thổ Du, trấn Nghệ An. Già trẻ tranh nhau đem trâu rượu đến đón và khao quân. Mọi người đều nói:Có thể nói quân của Bình định vương Lê Lợi như cậu bé Phù Đổng, thực sự vươn vai lớn mạnh, ngay tại vùng đất Nghệ An.
“Không ngờ ngày nay lại được trông thấy uy nghi của nước cũ.”
Tri phủ châu Ngọc Ma là Cầm Quý đem hơn 8.000 quân và hơn 10 con voi đến giúp.” [7]
2. Dùng quân mai phục
“Bình Ngô đại cáo” xác nhận nghĩa quân thường dùng quân mai phục:
“Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ,
Lấy ít địch nhiều, hay dùng mai phục.”
Hầu như tất cả những trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân đều là những trận mai phục. Sau đây xin trích sử nhà Minh chép về trận phục kích nổi danh tại ải Chi Lăng, trận này đưa đến việc kết thúc cuộc chiến:
Ngày 9 tháng 9 năm Tuyên Đức thứ 2 [29/9/ 1427]3. Đánh thành
Ngày hôm nay quân của quan Tổng binh An Viễn hầu Liễu Thăng đến Ải Lưu quan; Lê Lợi cùng các đầu mục lớn nhỏ sai người đến cửa quân dâng thư xin bãi binh để yên dân và lập con cháu họ Trần làm chủ đất này. Bọn Thăng nhận thư, không mở ra xem, sai người tâu về kinh. Lúc này những chỗ quan quân đi qua, giặc làm trại để thủ, quan quân liên tiếp công phá, đến ngay ải Trấn Di như vào chỗ không người. Ý Thăng xem thường; Thăng là người võ dõng nhưng ít mưu. Bấy giờ Tả Phó Tổng binh Bảo Định bá Lương Minh, Tham tán quân sự Thượng thư Lý Khánh đều bệnh; Lang trung bộ Lễ Sử An, Chủ sự Trần Dung nói với Khánh rằng:
“Xem lời lẽ, sắc mặt của chủ tướng, có vẻ kiêu; kiêu là điều tối kỵ của nhà binh. Vả lại bọn giặc ngụy trá, hoặc có thể làm ra vẻ yếu để dụ chúng ta; huống tỷ thư dụ rõ ràng là phải phòng ngừa giặc đặt phục binh. Đây là phút an nguy, Ngài nên nói gấp.”
Khánh rán ngồi dậy gặp Thăng, hết sức can gián. Thăng ừ ào, nhưng vẫn không nghiêm chỉnh phòng bị. Đến Đảo Mã pha, cùng với hơn trăm quân kỵ qua cầu; nửa chừng cầu bị sập, quân đằng sau không tiến được. Thăng rơi xuống vũng lầy, phục binh giặc nổi lên bốn phía, Thăng bị đâm chết bằng giáo; đám quân theo Thăng cũng bị giết sạch. Lúc này Hữu Tham tướng Đô đốc Thôi Tụ thu thập quan quân, chỉnh đốn đội ngũ. Cũng ngày hôm đó Lương Minh bệnh chết, lại ngày hôm sau Lý Khánh cũng chết. Rồi đến ngày hôm sau nữa, Thôi Tụ điều quan quân tiến; đến Xương Giang gặp giặc, quan quân ít giặc thì đông, cố gắng đánh, nhưng giặc xua voi vào trợ chiến, nên quân loạn, Thôi Tụ bị bắt sống. Giặc hô lớn:
“Kẻ hàng không bị giết.”
Quan quân hoặc tử trận, hoặc chạy về biên giới, không một ai hàng… [8]
Đánh thành là điều bất đắc dĩ, vì phải dùng lực lượng lớn hơn đối phương gấp bội và chấp nhận tổn thất cao. Bởi vậy mấy ngàn năm về trước, Tôn Tử, chiến lược gia số một của Trung Quốc đã cảnh cáo như sau:
Công thành chi pháp vi bất đắc dĩ. (Tôn Tử binh pháp, Mưu công đệ tam)
Gọi là bất đắc dĩ hàm ý chấp nhận có những trường hợp ngoại lệ. Đó là trường hợp đánh thành Xương Giang; thành này nằm trên con đường huyết mạch từ cửa ải Pha Lũy đến Đông Đô, là đường ra vào tiếp viện của quân Minh. Khác với việc đánh các đồn nhỏ, các tài liệu về chiến thuật thường chủ trương dùng pháo binh tấn công trước, kế đó bộ binh xung phong tiêu diệt sau (tiền pháo tập trung, hậu xung tứ diện); nhưng trường hợp đây là một đại đồn, nằm trên một vị thế chiến lược, nên cuộc tấn công cam go và phức tạp hơn nhiều.
Quyết đánh cho bằng được, Minh Thực lục đã ghi lại những nỗ lực sau đây của nghĩa quân:
- Xây núi đất (thổ sơn), tức công sự chiến đấu bằng đất xung quanh thành. Thử hình dung cảnh lợi dụng màn đêm, nghĩa quân xây những núi đất xung quanh thành, mỗi núi phải sử dụng đến hàng trăm tấn đất. Công trình nặng nề, gian nguy; gương can đảm biết là nhường nào!
- Nghĩa quân đào địa đạo vào thành, khiến quân phòng thủ trong thành phải đào hào để chặn địa đạo.
- Dùng thang mây tức vân thê. Đây là loại thang đặc biệt, thường đặt trên bệ có sáu bánh xe, nên thang này có thể di chuyển được. Không cần điểm tựa, thang được kéo lên, quân leo trên thang có thể quan sát và bắn vào thành.
Ngày 2 tháng 4 năm Tuyên đức thứ 2 [28/4/1427]4. Tâm thuật
Ngày hôm nay giặc Giao Chỉ Lê Lợi công hãm thành Xương Giang. Lợi cho rằng Xương Giang là nơi quan trọng, [trên đường] đại quân ra vô; bèn dùng hơn 8 vạn quân đánh. Quan giữ thành Đô Chỉ huy Lý Nhiệm,Chỉ huy Cố Phúc ra lệnh già, trẻ, phụ nữ đều lên mặt thành, dương cờ hò hét, ngày đêm chống cự; Bọn Nhiệm bất ngờ mang quân tinh nhuệ ra công kích, đốt phá dụng cụ đánh thành. Bốn phía giặc đều xây núi đất, dùng phi minh bắn vào thành; Nhiệm sai quân cảm tử ban đêm mở cửa thành ra đánh, giết giặc giữ núi đất. Mưu tập kích doanh trại, giặc đào địa đạo vào thành, Nhiệm sai đào hào ngang chặn địa đạo, rồi ném đá xuống, khiến giặc chết nhiều.
Giặc nghe tin đại binh của Chinh di Tướng quân sắp tới, sợ sẽ dùng thành này làm chỗ dựa, bèn tăng cường thêm quân và voi tấn công. Tên đá bắn vào như mưa. Nhiệm dùng trăm cách để chống cự, trải qua 9 tháng trời, giao tranh hơn 30 trận; khởi đầu trong thành có hơn 2.000 tướng sĩ, lúc này chết và tật bệnh đến một nửa, nhưng giặc vẫn quyết vây đánh, dùng thang mây leo lên thành, rồi đoạt cửa, Nhiệm điều lính quyết tử ba lần đánh lui, nhưng giặc lại xua voi và lính vào. Bọn Nhiệm kiệt sức, đánh không xuể, Nhiệm và Phúc đều tự tử; quan trong thành là Phùng Trí khóc ròng, hướng về phía bắc bái tạ, rồi cùng Chỉ huy Lưu Thuận, Tri phủ Lưu Tử Phụ thắt cổ chết. Trong thành các quan quân, cùng trai gái chết rất đông; giặc phóng hỏa đốt, cướp phá đến sạch không. [9]
Đọc Chinh phụ ngâm, bí quyết về thuật dùng người, thấy được trong hai câu thơ:
Trượng phu thiên lý chí mã cách,Tâm lý con người chuyển biến không ngừng; lúc nghĩ đến bản thân, vợ con, thường xem sinh mệnh to lớn như núi Thái Sơn; ngược lại lúc hăng hái liều chết thì coi tính mệnh nhẹ tựa lông hồng. Nhắm nêu bằng chứng về thuật trị tâm, xin đơn cử một con người thực được các “tay tổ” về tâm thuật lần lượt uốn nắn; đó là Đô đốc Thái Phúc, cấp bực tương đương với Trung tướng, Thượng tướng ngày nay.
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao.
(Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao)
Một trong các “tay tổ” về môn này, phải kể đến vua Minh Thái Tông. Trước khi tấn công thành Đa Bang, lệnh vua được ban truyền trong quân “…đại trượng phu báo đền quốc gia, công danh chính tại nơi này…”. Kích thích bởi lệnh này, Thái Phúc hăng hái dẫn đầu, trèo lên trước, chém giết loạn xạ:
Sau khi cuộc chiến hoàn tất, Phúc trở thành anh hùng quân đội nhà Minh, được thăng một lượt 3 bực, từ Đô chỉ huy lên đến hàng Đô đốc:Ngày 11 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [19/1/1407]
…Sau khi đã hoàn tất dụng cụ đánh thành, bèn hạ lệnh trong quân rằng:
“Giặc chỉ dựa vào thành này mà thôi; đại trượng phu báo đền quốc gia, công danh chính tại nơi này, ai leo lên trước không kể cấp bực cao thấp, lập tức được thăng thưởng.”
Do đó quân sĩ đều hăng hái liều mình. Ngày này bọn Trương Phụ hội ý phân công tại bãi cát, Phụ đánh thành phía tây nam, Thạnh đánh thành phía đông nam. Sau khi phân công xong, sai một số tướng sĩ nhắm cách mục tiêu định đánh khoảng 1 dặm, chuẩn bị dụng cụ để công thành gấp. Tối hôm đó dập tắt lửa, hẹn quân sĩ đến giờ trèo thành, mới nổi lửa thổi tù và làm hiệu lệnh. Vào canh tư, Phụ sai Đô đốc Thiêm sự Hoàng Trung âm thầm mang công cụ vượt hào đến tây nam thành, dùng thang mây dựa vào thành. Đô Chỉ huy Thái Phúc leo lên trước, dùng dao chém loạn xạ, bọn giặc kinh hoảng la báo động, trên thành lửa sáng rực, tiếng kèn, tù và huyên náo. Dưới thành quân sĩ hăng hái liều mình leo tiếp, bọn giặc kinh hoàng không kịp trở tay, gạch đá tên đạn không tung ra được, vội nhảy xuống thành bỏ chạy… [10]
Hãy tiếp tục theo dõi sự nghiệp của Thái Phúc, qua sử liệu được đề cập ở phần trên cho biết Đô đốc Thái Phúc coi giữ thành Nghệ An, tinh thần suy sụp, mang quân rút lui khỏi thành để trở về Đông Đô, đám tàn quân bị đánh tan tại sông Phú Lương [sông Hồng], nên phải đầu hàng. Tính mạng Thái Phúc lúc bấy giờ vào tay nghĩa quân của vua Lê; tại đây cũng có những “tay tổ” về tâm thuật, lại biết cách biến người hùng Thái Phúc từng coi tính mệnh như “lông hồng”, trở về với bản chất nguyên thủy của y, sinh mệnh tựa núi “Thái sơn”. Kết quả, Thái Phúc lập công hợp tác với nghĩa quân, như việc báo cáo một âm mưu tù binh nổi dậy, giúp chế dụng cụ đánh thành, cùng chiêu dụ quân nhà Minh tại các thành ra hàng. Khi chiến tranh chấm dứt, y được đưa trở về nước; bị quần thần nhà Minh đàn hạch, lãnh án tử hình phơi thây giữa chợ với tội trạng như sau:Ngày 7 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 6 [29/7/1408]
…Những kẻ đầu tiên trèo lên thành Đa Bang gồm 19 người không kể cấp bực đều được thăng thưởng: Đô Chỉ huy Thái Phúc thăng Đô đốc Đồng Tri, thưởng bạch kim 150 lượng, tiền giấy 400 nén, lụa nõn trong ngoài 20 tấm… [11]
5. Chia rẽ hàng ngũ giặcNgày 30 tháng 5 năm Tuyên Đức thứ 3 12/7/1428
Thái Trung, Chu Quảng, Tiết Tụ, Chu Tán, Lỗ Quý, Lý Trung bị xử tử. Phúc là Đô đốc; Quảng, Tụ, Tán đều giữ chức Đô chỉ huy, Quý là Chỉ huy, Trung là Thiên hộ.
Bọn Phúc trước đây tại Giao Chỉ trấn thủ Nghệ An, bị giặc vây, Phúc không đánh, lại đem bọn Quảng hàng giặc, chỉ cho giặc tạo chiến cụ để đánh thành Đông Quan. Lúc bấy giờ hơn 9.000 quân định đốt trại giặc, bọn Phúc lệnh Bách hộ Mưu Anh tố cáo; giặc giết sạch 9.500 người, rồi đánh các thành như Xương Giang. Phúc đi thuyết dụ những người trong các thành ra hàng; đến Thanh Hóa phi ngựa đến dưới thành, kêu to rằng:
“Thủ thành lợi dụng cơ hội đầu hàng có thể bảo tồn mạng sống, không nghe thì gan não phơi mặt đất.”
Bị bọn Tri châu La Thông chửi mắng nên bỏ đi.
Nay bọn Lợi đưa bọn Phúc đến kinh sư. Mệnh Công, Hầu, Bá, 5 phủ, 6 bộ, Đô sát viện, cùng các quan 3 bốn lần hặc tội… Đều phúc tấu tội trạng, mệnh hành quyết phơi thây ngoài chợ và tịch thu gia sản. [12]
Thông thường khi lâm vào cuộc chiến, nội bộ thường có hai phe: chủ hòa và chủ chiến. Vua Lê Lợi và đám bầy tôi tham mưu, biết lợi dụng tình hình địch, đào sâu sự chia rẽ giữa hai phe này. Qua thư từ gửi cho các quan chức nhà Minh trong Quân trung từ mệnh tập, người đọc thấy được dụng ý chia rẽ của tác giả Nguyễn Trãi, khéo dùng ngòi bút phân biệt đối xử. Đối với tên tướng hiếu sát như Đô đốc Phương Chính, thì mở đầu thư, thường là một câu chửi:
Thị nhĩ ngược tặc Phương Chính (Bảo cho mày biết, tên ngược tặc Phương Chính)
Nhưng đối với Sơn Thọ thì dùng lời lẽ mềm dẻo hơn. Thuật xử thế và ngoại giao đã chinh phục được Sơn Thọ, khiến y dám đứng trước mặt vua Nhân Tông bảo lãnh cho vua Lê Lợi:
Việc ban sắc phong cho Lê Lợi làm Tri phủ Thanh Hóa, khiến quân Minh tham chiến đâm ra lưỡng lự giữa hai con đường chiến và hòa. Phe Sơn Thọ thì ngồi chờ sẵn tại thành Nghệ An để đợi Lê Lợi nhậm chức, trong khi đó chỉ huy quân như Trần Trí, Phương Chính thì chần chừ, cãi cọ không thống nhất trong việc tiến quân. Càng chia rẽ, chần chừ, càng giúp nghĩa quân đạt nhiều chiến thắng, mau lớn mạnh. Sự thực được tóm tắt qua chiếu dụ của vua Tuyên Đức ngày 12/4/1426 đã dẫn ở phần trên.Ngày 4 tháng 9 năm Vĩnh Lạc thứ 22 22 [26/9/1424]
Sai trấn thủ Giao Chỉ Trung quan Sơn Thọ mang sắc dụ Đầu mục Giao Chỉ Lê Lợi. Sắc rằng:
“Ngươi vốn là kẻ lương thiện, từ lâu có lòng thành qui phụ. Nhưng quan ty cai trị không đúng cách, sinh ra nghi sợ; rồi ẩn trốn nơi núi rừng, không toại chí nguyện. Nay sau khi đại xá, bỏ hết sai lầm quá khứ, hàm chứa sự canh tân. Đặc cách sai người mang sắc dụ ban cho ngươi chức Tri phủ Thanh Hóa, cai trị dân một quận. Hãy đến nhận chức ngay, để đáp lại sự cứu xét đến lòng thành và bao dung đãi người của Trẫm.”
Sở dĩ có sắc dụ này, vì Thọ tâu trước mặt Thiên tử rằng Lê Lợi và y hợp ý nhau, nay đến dụ sẽ trở về. Thiên tử nói:
“Bọn giặc gian trá, ngươi không biết được; nếu bị lừa, đây là dịp giúp cho thế giặc ngày một lớn, khó mà chế ngự.”
Thọ khấu đầu tâu rằng:
“Nếu như thần dụ mà nó không quay về, thì tội thần đáng vạn lần chết.”
Bèn giáng sắc này. [13]
Bàn về chiến lược và chiến thuật có muôn màu muôn vẻ; huống hồ người đời nay luận về việc làm của người xưa nên không khỏi có những chỗ võ đoán, như thầy bói mù sờ voi. Tuy nhiên căn cứ sử sách còn lưu lại, người viết cố gắng phác họa những nét đại cương, mong được sự đóng góp thêm của các nhà nghiên cứu lịch sử và quân sự.
Nguồn: © 2008 talawas
————
[1]Minh Thực lục v. 18, tr. 1057-1062.
[2]Đại việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học Xã hội, tập 2, tr. 256-257.
[3]Minh Thực lục q. 15, tr. 0395-396.
[4]Trà Lung: sử nước ta gọi là Trà Lân, hay Trà Long.
[5]Tam ty: tức Đô ty, Bố chánh ty, Án sát ty.
[6]Minh Thực lục v. 16, tr.148-149; Tuyên Tông q. 6, tr. 1b.
[7]sđd, tr. 253.
[8]Minh Thực lục q. 31, tr. 0797-0801.
[9]Minh Thực lục q. 27, tr. 0701-702.
[10]Minh Thực lục v. 11, tr. 893-894; Thái Tông q. 62, tr. 3a-3b.
[11]Minh Thực lục v. 11, tr.1080-1088; Thái Tông q. 81, tr. 2b-6b.
[12]Minh Thực lục v. 18, tr. 1075-1076; Tuyên Tông q. 43, tr. 17a-17b.
[13]Minh Thực lục v. 15, tr. 0057-058; Nhân Tông, tập Trung, q. 2, tr.5a-6b.
Nhận xét
Đăng nhận xét