HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 56

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Đem nhạc sống ra giữa đồng rồi đi kiếm mồi nhậu kiểu nông dân miền tây
lâu lâu tổ chức một chuyến đi ra giữa đồng đem theo dàn nhạc sống ra giữa đồng rồi đi kiếm mồi nhậu nhan dip sinh nhật của nguoi bạn thật là thú vị mà không ở đâu có được .
 

Ra giữa đồng nhậu tình cờ gặp anh nông dân chích cá xin vài con lên nướng nhậu cực kỳ đã

Muôn kiểu làm giàu và chơi ngông của đại gia miền Tây


Từ thuở xa xưa, bên cạnh tầng lớp dân nghèo, vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn luôn có những người giàu lên từ… gốc hai lúa.
Miền Tây đã vào mùa nước nổi, người dân tất bật “sống chung với lũ”, lo toan chuyện mưu sinh. Nhưng đó chỉ là cái lo của một số bộ phận người dân nghèo khó, còn người có của ăn, của để thì dù nắng, mưa hay lũ lụt, họ vẫn sáng sáng ngồi chễm chệ ở quán cà phê bàn chuyện thời sự và chuyện “ăn gì, chơi gì, mua gì…”.
Họ là những bậc cự phú ở miền sông nước miền Tây. Ít ai nghĩ rằng, ở miền Tây lại có những đại gia giàu “nứt đố, đổ vách” và thích chơi trội không thua dân Sài thành.
Muon kieu lam giau va choi ngong cua dai gia mien Tay hinh anh 1
Tỷ phú Sáu Ngoãn và học sinh Cà Mau.
Tất nhiên, có những người biết làm giàu chính đáng, cũng có những người làm giàu bằng xương máu đồng loại. Có người giàu trong thanh bạch và cũng có rất nhiều người giàu “chảnh”. Và chuyện giàu “chảnh” không hiếm ở vùng đất chín rồng này.

Những tỷ phú gốc…hai lúa

Ông bà xưa có câu, “nhất gan, nhì gốc” để ám chỉ nguyên cớ giàu của những người bỗng dưng trở thành tỷ phú. Ngày xưa, muốn làm giàu người ta phải chấp nhận 2 điều kiện. Thứ nhất là phải có gan vượt khó, vượt lên chính mình, vượt lên đồng loại. Có gan chinh phục thiên nhiên và dám khai phá, đánh thức những tiềm ẩn kinh tế của vùng đất rộng, phì nhiêu đang ngủ quên. Thứ hai là có sẵn cái gốc giàu của cha mẹ, tổ tiên để lại qua tài sản thừa kế. Và bây giờ thêm tiêu chí thứ ba là phải có gan làm sui với… ngoại quốc. Cái gan thứ ba trở thành phong trào để thiên hạ đua nhau làm giàu và đua nhau… chảnh. Tuy nhiên, do cái tính cách phóng khoáng nhưng hời hợt, không sâu sắc, hiếm ai trụ được cái giàu của tổ tiên. Đa số người giàu ở vùng đất chín rồng hiện nay đều xuất thân từ “gốc bần”, tức gốc gác bần cố nông.

Tỷ phú Hồng Văn H. (Bảy H. ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là một ví dụ. Ông có biệt danh tỷ phú… miệng đáy. Khi xưa, ông Bảy H. khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng. Lúc lập gia đình, cha mẹ cho vợ chồng ông ra riêng bằng tài sản là 2 cái miệng đáy cũ và căn chòi ở mép biển Rạch Gốc. Hằng ngày, ông lặn ngụp dưới nước cùng miệng đáy, vợ ông thì cắm mặt chăm sóc mấy con heo. Tuy làm lụng suốt ngày nhưng vẫn không đủ ăn.
Muon kieu lam giau va choi ngong cua dai gia mien Tay hinh anh 2
Tỷ phú tôm Bến Tre.
Một hôm nhà hết gạo, vợ ông phải bấm bụng sang nhà hàng xóm mượn đỡ lon gạo về nấu cháo cứu đói cho gia đình. Nhà hàng xóm lúa gạo chất đầy nhưng keo kiệt không cho mượn mà còn mỉa mai: “Tại làm biếng nên mới nghèo. Vợ chồng đủ tay, đủ chân mà phải đi mượn gạo…”. Tự ái, vợ chồng Bảy H. nuôi ý chí làm giàu bằng mọi cách. Ông chạy vạy khắp nơi mua tấm đáy mới, với lòng quyết tâm, ông cùng vợ bám biển, cỡi sóng ngày đêm khai thác thủy sản. Sau vài năm “sống, chết” bám biển, vợ chồng tích luỹ và làm chủ gần 100 miệng đáy, thu nhập mỗi tháng hơn 150 triệu đồng.

Tuy nhiên, kiếp cơ cực của nghề hạ bạc cứ thăng trầm theo con nước thủy triều và bấp bênh theo từng cơn bão nên ông chuyển sang nghề thu mua thủy, hải sản tận gốc. Vì ông mua tận gốc, không phải qua thương lái chuyên ép giá ngư dân nên được nhiều người tin tưởng. Nhưng chính điều này đã khiến các con buôn bắt tay nhau nâng giá ngọn và hạ giá bán ở gốc khiến ông phải lỗ vài trăm triệu đồng.

Bị lỗ và không đủ ma lanh để chống chọi với những chiêu trò của các thương lái nên ông chuyển sang đầu tư nhà máy chế biến thu mua nguyên liệu, mua tận gốc bán tận ngọn. Ông dành hẳn một phần vốn cho việc trợ vốn bạn đáy. Tuy là một giám đốc giàu có nhưng ông không xem ngư phủ là khách hàng mà là bạn đáy như thuở hàn vi. Nhờ vậy, việc làm ăn của ông luôn phát đạt. Cơ sở chế biến của ông tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Còn rất nhiều những tỷ phú “gốc bần”, do tức mà trở nên giàu có. Nhiều vị tỷ phú bắt đầu khởi nghiệp bằng những nghề chỉ dành cho người nghèo. Thế nhưng, nhờ yêu nghề, biết tận dụng lợi thế và thời cuộc, họ đã làm giàu bằng chính cái nghề tưởng chừng "thấp hèn". Họ trở thành những vị vua không ngai của nghề đó.

Tỷ phú Võ Hồng Ngoãn ở Vĩnh Trạch Đông, Bạc Liêu cũng xuất thân từ cảnh nghèo có sổ. Ông chắt chiu đồng tiền vay xóa đói giảm nghèo để nuôi dê, nuôi bò. Ông an phận hàng chục năm trời với nghề ấy. Năm 2001, khi miền Tây rộ lên phong trào đào vuông nuôi tôm, tỉnh Bạc Liêu cũng “sốt” với con tôm, ông lẵng lặng bán dê, bò lấy hơn 100 triệu mua 3ha đất nuôi tôm.

Sở dĩ ông dám mạnh dạn đầu tư vuông tôm chỉ vì một người bạn hay nói đùa: “Cái kiếp của mày chỉ biết sống nhờ dê, nhờ bò”. Thuở ấy, chỉ có nhà giàu mới dám nuôi tôm vì vốn đầu tư cao. Nhưng vì quyết chí làm giàu, ông không từ nan bất cứ khó khăn nào. Người ta nuôi tôm công nghiệp bằng đồng vốn, còn ông nuôi tôm bằng chí cần mẫn và trở thành "kỹ sư nuôi tôm không bằng cấp". Nhờ chí thú làm ăn, ông luôn trúng tôm và trở thành tỷ phú trong làng nuôi tôm, trong khi nhiều gia đình phá sản vì tôm bị dịch bệnh.
Muon kieu lam giau va choi ngong cua dai gia mien Tay hinh anh 3
Vẫn còn những đại gia miền Tây bình dị với những thú vui tao nhã
Ở TP.Cần Thơ và An Giang có nhiều tỷ phú… cá tra đến nổi không thể thống kê hết được. Điển hình nhất là tỷ phú Bảy Viễn. Là một kỹ sư nông nghiệp làm việc cho Nhà nước, do hoạt động không hiệu quả, đơn vị giải tán, Bảy Viễn ôm nỗi thất chí về nhà đào ao nuôi cá tra. Ai cũng cười gã kỹ sư gàn vì lúc đó mọi người đều nuôi cá tra bè chứ không nuôi cá tra ao.

Bảy Viễn lẵng lặng làm một mình. Anh nghiên cứu quy trình nuôi cá theo kiểu kinh tế công nghiệp. Sau vài năm "lỗ sặc máu", quy trình nuôi cá tra ao công ngiệp đã hoàn thành và chứng minh lợi nhuận cao gấp 10 lần nuôi cá tra bè. Anh là người khuấy động phong trào nuôi cá tra ao kiểu công nghiệp thành phong trào rầm rộ khắp vùng sông Hậu, sông Tiền. Nhờ phong trào này hàng ngàn tỷ phú cá tra xuất hiện.

Hầu hết các tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng đều trải qua nhiều thăng trầm bất chợt. Nhờ lòng kiên trì, uy tín, chất phác và quyết tâm, họ đã vượt qua và thành công. Nhưng bên cạnh đó, có một dạng tỷ phú nhờ hồng phúc con gái, tức nhờ vào “hồng nhan bạc tỷ”, nghĩa là làm sui với nước ngoài rồi sang, rồi chảnh. Luận chuyện chơi ngông của các tỷ phú, dù giàu bằng cách nào, thì cũng cười ra nước mắt. Đến nỗi có thời gian, những cái chảnh của tỷ phú đã trở thành đề tài nóng ở các buổi cà phê sáng, trong tiệc nhậu… của những người dân miền Tây.

Những đại gia giàu bất ngờ và chơi bất tận

Người miền Tây ít chú trọng vẻ bề ngoài và xuề xòa trong giao tiếp, cũng như lễ nghi. Vì vậy, chỉ một số ít tỷ phú xây biệt thự để xứng tầm với tiền bạc mà mình vất vả làm ra, còn lại họ sống trong cảnh tuềnh toàng. Nhưng khi những vị đại gia kiểu này bất chợt… chảnh và chơi tới bến để dằn mặt những ai dám khoe khoang và “có mắt mà không biết họ giàu” thì ai cũng sợ.

Có một đại gia tầm cỡ ở TP.HCM về Đồng Tháp kiếm đất mua, xây biệt thự để cuối tuần về quê hưởng không khí trong lành. Ông này lái chiếc xe hơi đời mới trị giá vài tỷ và ghé vào nhà người dân ven đường để hỏi đường đi, cũng như thăm dò đất. Vừa lúc đó, chủ nhà đang đuổi gà và vô tình ném hòn đá trúng vào xe, gây một vết xước dài bên hông xe. Xót xe mới, vị đại gia nhăn mặt trách, chủ nhà hoảng nên rối rít xin lỗi và đề nghị được bồi thường. Đang tức, vị đại gia bảo: “Anh có bán hết nhà cũng không bồi thường nổi…”. Thấy bị khinh ra mặt, chủ nhà nóng máu thách: “Có ngon thì anh bán chiếc xe này cho tui, lấy tiền mua chiếc khác”.

Nhìn thấy ông chủ nhà đang mặc độc chiếc quần cụt đã ngấm phèn, da đen nhẻm loang lổ vết đồi mồi do dãi nắng dầm mưa nên vị đại gia cười khẩy thách chơi: “Xe trị giá 4 tỷ, nếu trả tiền mặt, tôi bán ông giá 2 tỷ mà thôi”. Ai dè, ông chủ nhà chẳng nói chẳng rằng đi thẳng vào nhà. Một lát sau, ông ta quay ra với một giỏ xách tiền mặt đủ 2 tỷ đồng. Biết đụng phải đại gia thứ thiệt và tay chơi liều mạng nên đại gia Sài Gòn cười giã lã và xin lỗi bằng chầu nhậu rượu đế. Sau cuộc đối ẩm bất đắc dĩ này, đại gia Sài Gòn mới biết ông chủ nhà là một trong những “ông vua” xuất khẩu gạo có tiếng ở miền Tây.

Ở quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ, ai cũng biết chuyện ông S. đi mua xe hơi. Sáng hôm đó, ông S. mặc quần đùi, cùng mấy người bạn ngồi quán vỉa hè uống cà phê bàn chuyện thời sự. Nhắc đến xe hơi, ông S. bỗng dưng hứng chí rủ bạn xuống Cần Thơ tậu xe hơi ngay. Thế là 3 ông nông dân mặc nguyên áo thun, quần đùi, xách giỏ bàng ra cửa hàng bán xe hơi ở TP.Cần Thơ xem xe. Thấy 3 ông nông dân lúi húi ngắm nghía từng chiếc xe, nhân viên bán xe…phát chán vì xem thường.

Sau một hồi, ông S. hỏi: “Xe này giá bao nhiêu?”. Nhân viên bán hàng khinh khỉnh trả lời: “Chú mua không nổi đâu”. Ông S. tức mình bảo: “Giá bao nhiêu mà mua không nổi?”. “Giá hơn 2 tỷ đồng”, vừa nghe nhân viên trả lời xong, ông S. gật đầu cái rụp và bảo mua liền. Choáng, nhân viên vào báo với ông chủ, ông chủ salon xe hơi này phải ra xin lỗi vì thái độ của nhân viên. Đích thân ông chủ salon phải lái chiếc xe này về tận nhà cho ông S.. Đến nơi, ông mới biết 3 vị khách xách giỏ đệm kia là 3 vị đại gia trong làng nuôi cá bè ở Thốt Nốt. Trước khi mua xe hơi, ông S. còn chơi “gân” bằng cách sắm chiếc ca-nô để làm phương tiện đi chăm sóc ao cá hằng ngày.

Còn tỷ phú Đ. sản xuất tương, chao ở Ô Môn, TP.Cần Thơ thì nổi tiếng với bộ sưu tập cổ vật. Từ khi “thoát nghèo”, ông Đ. bắt đầu tập chơi đồ cổ, đồ “độc” dù bản thân không biết tí gì về đồ cổ. Hễ nghe ở đâu có món vật dụng lạ hoặc cổ là ông tìm đến mua cho bằng được, mặc cho vợ con phản đối vì thú chơi "đốt" tiền này. Giờ ông Đ. có riêng một “viện bảo tàng mini” tại nhà với hàng ngàn món xưa như bộ bình vôi hơn 200 cái, sắc phong đình thần hơn 100 tấm. Vì vậy, dân chơi đồ cổ gọi ông là vua "bình vôi" hoặc vua "sắc thần" .

Có một dạo, nhà nhà, người người đổ xô vào phong trào chơi chứng khoán. Ở TP.Long Xuyên, An Giang người dân thường bắt gặp một lão nông (khoảng 60 tuổi, quê Chợ Mới, An Giang) chạy chiếc xe cúp 50 cà tàng, sáng sau khi chạy một vòng TP.Long Xuyên mua báo, uống ly bạc xỉu xong, lão nông này ghé vào tiệm nét và bắt đầu lên mạng. Chủ tiệm nét cho biết lão nông ấy vừa phất lên nhờ bán được đất cho những người nuôi cá. Có tiền, lão nông tập tành chơi chứng khoán và trở thành “tay trùm” chứng khoán ở miền Tây. Hằng ngày, lão nông lên mạng để theo dõi biến động giá cổ phiếu và chát với nhóm đàn em ở Sài Gòn liên quan đến chuyện kinh doanh cổ phiếu. Được biết, ông hiện không còn chơi cổ phiếu nhưng tiền thì rủng rỉnh để hưởng thụ đến lúc “về đoàn tụ ông bà” và vui với công việc làm từ thiện của mình.

Khi có tiền, bỗng dưng con người ta có cái nhìn rộng rãi và thoáng hơn, giống như kiểu “có tiền, có quyền” và mạnh bạo hơn trong cách làm, cách suy nghĩ. Nhưng chuyện đại gia mạnh tiền nhưng lại “đầu tư” sai mục đích lại nhiều vô số kể. Dân miền Tây khi nhắc đến những vị đại gia này thì chỉ phán một câu “tào lao mía lao”.

Từ khi phất lên nhờ nghề mua bán gạo, ông Hai T. ở quận Thốt Nốt cảm thấy cuộc đời mình là chuỗi thành công, nối tiếp thành công khi con cái đã thành danh và ổn định cuộc sống gia đình. Sau khi xây một căn nhà hoành tráng ở vùng sông Hậu, ông Hai T. bắt đầu cuộc sống hưởng thụ, thích gì làm nấy. Và sở thích của ông là “giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn”. Đó là chuyện tốt, nhưng đối tượng ông giúp không phải là những người chí thú làm ăn mà là những cô gái chuyên hành nghề bán “rượu đế ôm”.

Số là, trong một chuyến xe từ Thốt Nốt về Cà Mau để thanh toán tiền mua bán gạo, ông đã gặp một cô gái trạc ngoài 30, quê ở Thới Long, Ô Môn, ngồi cùng băng ghế với ông. Vì tính thích khoe của và thích "nổ" nên ông Hai T. cứ liên tục gọi điện thoại cho người này, người kia bàn chuyện làm ăn tiền tỷ. Gặp phải đại gia thứ thiệt, cô gái bắt chuyện làm quen và sụt sùi kể khổ.

Cô bảo mình không nhà cửa, cùng mẹ già và con gái sống bấp bênh trên chiếc ghe bầu. Vì nghèo khó nên chồng đã bỏ theo vợ bé và cô đang làm phục vụ ở quán nhậu, với mức lương chỉ 1 triệu đồng. Ra vẻ thông cảm, ông Hai T. móc ra 500 ngàn đồng giúp đỡ cô gái và kèm theo số điện thoại để liên lạc. Qua nhiều lần gặp gỡ, cô gái quý và ngưỡng mộ đức độ của ông Hai T. nên cô gái muốn làm “người em kết nghĩa”, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Từ đó, ông Hai T. siêng đi "làm ăn" hơn và tiền kinh doanh ngày càng vơi. Đến khi vợ con phát hiện thì mới tá hỏa, cô gái tên Tuyền đích thị là gái bia ôm, chuyên lừa tình, lừa tiền đàn ông.

Vì biết ông Hai T. hay lên xuống Cà Mau lấy tiền bạc tỷ nên ả cố tình canh me và đón xe ngồi gần ông Hai T. để mồi chài. Vụ việc được phát giác, nhưng ông Hai T. đã kịp “cúng” cho ả 1 cái nhà tường cấp 4, tiện nghi đầy đủ và vàng vòng cô ta đang đeo trên người. Khi biết không thể “bòn rút” được tài sản của ông nữa, ả ta trở mặt rước chồng về để hưởng thụ.

Vì trót lụy tình nên ông Hai T. bất chấp sự can ngăn của vợ con đã quay lại ghen ngược với chồng của “đứa em nuôi”. Tức khí, ông Hai T. làm đơn ra UBND xã thưa cô nhân tình để đòi lại nhà và tố cáo chồng của người tình dám… làm ngơ để "thả" vợ đi lừa tình cảm, tiền bạc người khác. Lá đơn khiến người ta không nhịn được cười, bảo, “Bắc thang lên hỏi ông trời.

Có tiền cho gái có đòi được không?”. Hiện tại, ông Hai T. vẫn quyết làm giàu lần nữa để “trả thù” tình. Cách trả thù của ông Hai T. là tiếp tục nuôi cô nhân tình mới, trẻ đẹp hơn để “chọc tức” người tình cũ. Không biết ả có tức không, nhưng mọi người vẫn thấy ả hằng ngày cùng chồng đi ăn sáng bằng chính chiếc xe mà ông Hai T. đã sắm cho và tiếp tục mồi chài những vị đại gia lắm của, nhiều tiền thích “nổ” và thích “chơi tới bến” này. Vợ con ông Hai T. chán ngán kiểu cách sống “có tiền sinh tật” của ông, bỏ mặc cho ông ta tự bươn chải khi tuổi vào ngưỡng lục tuần.

Còn chuyện những ông sui giàu nhờ… hồng nhan con gái thì chảnh không ai bằng. Từ khi con gái có chồng Đài Loan được 5 tháng, ông D. ngụ phường Tân Lộc, Thốt Nốt đã tính đến chuyện thay ngôi nhà lá xập xệ bằng ngôi nhà tường khang trang. Đúng là con gái ông tốt phước nên lấy được người chồng giàu có và gửi tiền về cho ông cất nhà. Vừa có nhà mới, vừa có tiền đô hàng tháng, ông D. bắt đầu ăn mặc, chơi theo đúng đẳng cấp đại gia…miệt Cù Lao.

Ông lấy đất cho người khác thuê, hằng ngày ông trầm quán cà phê và uống rượu. Thấy ông có tiền chơi sộp, những cô gái tiếp viên quán cà phê cứ dập dìu bu lấy. Dù chưa dám qua mặt vợ con “chén món lạ”, nhưng cái kiểu lấy le liếc mắt, đưa tình với gái trẻ thì ông D. đầy đủ kinh nghiệm. Nghe tin cha có tiền “trở chứng” nên con gái ở Đài Loan điện thoại về hăm dọa sẽ “cắt viện trợ” khiến ông D. hoảng vía. Dù vẫn sáng sáng cà phê, chiều chiều nhậu nhưng ông D. không dám dây dưa với gái. Nhưng cái tật, “còn tiền đô, còn nổ” của ông D. thì không bao giờ dứt.

Đại gia “chơi ngông” thời nào cũng có, chưa đến kiểu Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng, nhưng đại gia thời nay thì có nhiều điều kiện để “chơi”. Chính vì điều kiện và theo thời nên càng có nhiều chuyện dở khóc, dở cười như thế. Dù giàu bằng ý chí, giàu “ngang hông” – nếu không biết trân trọng đồng tiền, không biết liều lượng hay không nghĩ đến những người bên cạnh, xem đồng tiền là công cụ để thỏa mãn thú vui nhất thời hay tính ích kỷ thì đồng tiền ấy khó mà trở nên “sạch” theo đúng nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng.
Theo Dân Việt

Đại gia Việt và những kiểu nhậu “chẳng giống ai” 

Enternews.vn Nhờ làm ăn phất lên nhanh chóng, nhiều đại gia ở miền Tây Nam bộ sẵn tiền đã nghĩ ra lắm trò tiêu khiển để chứng tỏ “đẳng cấp” và thỏa thú chơi ngông của mình.

Nhờ làm ăn phất lên nhanh chóng, nhiều đại gia ở miền Tây Nam bộ sẵn tiền đã nghĩ ra lắm trò tiêu khiển để chứng tỏ “đẳng cấp” và thỏa thú chơi ngông của mình.
Đúng chất sông nước, nhiều đại gia vùng ĐBSCL đang đua nhau thuê cả chiếc tàu, phà hay sắm luôn canô để lướt sóng cùng người đẹp và ăn nhậu từ bến này tới bến khác.
Nhậu cùng người đẹp trên tàu du lịch là kiểu thư giãn kín đáo của một số đại gia hiện nay (ảnh chụp tại khu vực Bãi Sao, Phú Quốc, Kiên Giang) - Ảnh: P.N.
Dịp lễ 2-9 vừa qua, ông Giang (*) - một “đại gia” trong nghề nuôi cá tra ở Q.Cái Răng, TP Cần Thơ, điện thoại cho từng “chiến hữu” trong nhóm thông báo: “Lần này qua cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ - PV) nhậu nghen! Chỗ này kín đáo, thơ mộng, phong cảnh rất hữu tình”. Đúng hẹn, tờ mờ sáng, canô đã sẵn sàng xuất bến trên sông Hậu, TP Cần Thơ. Đến điểm hẹn trên cù lao, một bàn tiệc cặp bờ sông đã chuẩn bị xong. Mồi, bia và dĩ nhiên là các bóng hồng “hoa đồng cỏ nội” khá xinh đã chờ sẵn.
Từ hạ nguồn tới đầu nguồn
“Đẳng cấp” canô
Cách đây không lâu, khi dân cù lao Tân Lộc (TP Cần Thơ) trúng cá tra, nhà nào cũng tậu một chiếc canô tốc độ cao để làm phương tiện đi lại dưới nước. Mỗi lần các đại gia nuôi cá hoặc chủ các nhà máy cùng ngành nghề nhóm họp lại thì cũng là lúc mặt nước sông Hậu... dậy sóng. Canô xếp thành hàng ngang hàng dọc chạy xé nước qua bờ phía Đồng Tháp. Lắm lúc, hàng chục canô của các đại gia đậu kín dọc hai bên bờ sông.
Giới đại gia trong vùng chẳng lạ gì bản tính thích chơi ngông của ông Lương - một đại gia trong nghề đóng tàu sắt, chơi cây cảnh, nuôi cá tra ở Thốt Nốt. Ông này đã không ngần ngại chi 10 triệu đồng thuê hẳn một chiếc thuyền trong suốt ba ngày Tết Nguyên đán vừa qua để mở tiệc chiêu đãi khách khứa, bạn bè trên sông. Đồng thời trang trí một dàn đèn chớp nháy, một số nghệ sĩ ca cổ túc trực cùng dàn đờn cổ, một dàn karaoke và chất đủ thứ sơn hào hải vị trên thuyền. Khách khứa, các em gái “sinh thái” muốn xuống thuyền nhậu nhẹt, ca hát chỉ cần ông Lương hô một tiếng là có canô đưa đón tận nơi.
“Luật” nhậu nhẹt của ông Giang và các đại gia cùng tham gia là không bao giờ nhậu tại một điểm, cứ mỗi chỗ chỉ uống sáu lon bia rồi lên đường di chuyển đến nơi khác. Các đại gia đi trên hai canô cao tốc lướt sóng vun vút trên sông Hậu. Canô di chuyển xoành xoạch giữa các điểm nhậu từ bờ sông Hậu phía Cần Thơ sang bờ phía Đồng Tháp và ngược lại.
Những lúc như vậy, tài xế của các đại gia có nhiệm vụ lái xe băng qua lại phà Vàm Cống để sẵn sàng chờ sếp.
Nhậu đã đời ở Cần Thơ, canô đưa cả “bàn nhậu” ngược sông Hậu về thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp), ghé Công ty TN chuyên về nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu thuộc loại lớn nhất nhì vùng này nằm cặp bên sông Hậu. Nơi ngồi nhậu là một căn nhà gỗ được chở về từ miền Trung có giá vài tỉ đồng, bàn ghế là những thân gỗ gõ, xà cừ. Xung quanh là khuôn viên trồng hàng trăm cây cảnh to tướng, trị giá mỗi gốc từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Cặp bên là hồ nuôi cá tra, có cầu dẫn ra hồ để khách câu cá giải trí. Một đại gia trong nhóm rú lên thích thú khi cá cắn câu: “Vừa nhậu vừa câu cá thư giãn, vừa có em út sinh thái như thế này thì còn gì bằng nữa”.
Chừng như chưa đã, sau vài lon bia tại Sa Đéc, nhóm đại gia lại lên canô xé nước về TP Long Xuyên (An Giang). Ông Hùng, chủ công ty xây dựng, kinh doanh địa ốc ở TP Long Xuyên, sau khi đã chếnh choáng hơi men, nổi hứng giành vôlăng lái canô lạng lách, phóng bạt mạng trên mặt sông. Để chứng tỏ mình là “yêng hùng” sông nước, ông này còn điều khiển canô bằng chân, chạy nghiêng hẳn về một bên hoặc ngồi trên nắp capô quay mặt lại lái, khiến chiếc canô xoay tròn với tốc độ chóng mặt.
Đến Long Xuyên, việc đầu tiên của nhóm đại gia này là tấp canô vào một nhà hàng làm “tăng” thứ... 9. Tại đây cũng là lúc các đại gia kết thúc chuyến đi ngao du sông nước bằng màn tới... Z với các bóng hồng “sinh thái”. Tiệc tàn vào lúc hơn 1g sáng, đại gia nào cũng ngất ngư, được tài xế dìu lên xe quay về nhà.
Nhậu trong mùng giữa rừng
Để “sống động” hơn, bao giờ những chuyến ăn nhậu cũng có... kiều nữ. Kiều nữ mà biết ca cổ thì càng thú vị. Đại gia cỡ xoàng thì kêu mấy em phục vụ ca cổ tại quán, mấy em thợ uốn tóc, làm móng chân móng tay, nữ công nhân tại mấy công ty may, chế biến thủy hải sản... là “mối ruột”. Đẳng cấp hơn nữa thì phải mời được các em đào thuộc một số đoàn nghệ thuật tại địa phương. Sang trọng thì phải một số nghệ sĩ từ TP.HCM xuống góp vui tại bàn nhậu.
Riêng với đại gia Song Tú (kinh doanh thủy hải sản, nổi tiếng giàu sụ ở TP Cần Thơ), bao giờ cũng chừa ra một căn biệt thự (thường ở bờ sông mát mẻ, hữu tình) để làm địa bàn tập kết các cuộc ăn chơi bù khú. Ông Tú nói: “Ra quán nhậu lắm khi phiền phức. Muốn kín tiếng cứ về nhà, đóng cửa lại, ngồi nhậu chán thì bật dàn karaoke lên ca hát, nhảy múa, em út tha hồ gọi về”. Đại gia này còn thủ sẵn trong nhà đủ thứ của quý như mật gấu, nhân sâm, mật bò tót và cả máy mài để... mài sừng tê giác cho khách, nếu có say thì uống vào giải độc, dã rượu.
Đại gia Đức Hồ (nhà thầu nổi tiếng trong ngành xây dựng ở TP Cần Thơ và miệt Hậu Giang, Sóc Trăng...) lại khoái các em chân dài là sinh viên của một số trường ĐH, CĐ tại Cần Thơ, Vị Thanh... Lần nhậu nào, ông Đức Hồ cũng mạnh tay “bo” mỗi em 1-2 triệu đồng. Em nào “ngon lành” thì đóng “hụi chết” hằng tháng 4-5 triệu đồng tùy theo nhan sắc, hoặc chu cấp nhà, xe tay ga đắt tiền.
Riêng “anh Hai” - một đại gia nổi tiếng trong ngành chế biến, kinh doanh thủy sản ở TP Cà Mau và nhóm bạn của ông thì chơi theo kiểu khác. Mỗi lần tiếp đối tác làm ăn hoặc lãnh đạo các tập đoàn kinh tế đến làm việc là ông có hẳn một “ban tiếp khách” gồm nhiều “em út” tuổi từ 18-25, tập hợp trong công ty đứng ra... uống rượu giùm. Nhưng kiểu nhậu “độc” nhất là “phi vụ” rủ nhau vào rừng để nhậu... ôn lại kỷ niệm xưa. Tại rừng Vồ Dơi, khi trời sụp tối, muỗi kéo đến cả đàn vo ve, các đại gia nghĩ ra chiêu nhậu trong mùng trâu (một loại mùng lớn - PV) để tránh muỗi. Ngồi nhậu trong mùng, kế bên là các người đẹp “sinh thái” hầu rượu, thi thoảng lại cất vài câu ca cổ, đại loại: “Tiệc rượu đêm nay chưa tàn cuộc, Sơn Ca đành vội vã bỏ đi sao? Hãy ở lại đây uống cùng em thêm đôi ba chung nữa, rồi mai đây mỗi đứa một con đường...” nghe da diết, dưới ánh đèn dầu mờ ảo thì lãng mạn nào cho bằng.
Mới đây, trong bữa nhậu của một nhóm đại gia trên sông Hậu cạnh cầu Cần Thơ, có người đề cập câu chuyện chết đuối của cô công nhân xấu số trong lần đi chơi cùng một số quan chức huyện Cần Giuộc, Long An. Những lời bàn luận trở nên sôi nổi, bỗng ông Duy, một đại gia kinh doanh vàng bạc đá quý ở Long Xuyên, la lớn: “Có tiền thì cứ ăn chơi thôi, cấm sao được. Chả lẽ lại đánh giá tư cách nhau trên bàn nhậu? Ai xui thì chết, mà chết thì ráng chịu thôi chứ biết sao bây giờ!”.
Một số tàu du lịch ở Phú Quốc luôn trang bị các xuồng nhỏ để chở khách từ tàu tới các hòn, bãi tắm hoang vắng, ít người để... tắm tiên (ảnh chụp gần khu vực Giếng Tiên, Phú Quốc, Kiên Giang)- Ảnh: H.H.
Gái “sinh thái”
Hầu hết cô gái được tuyển chọn tham gia ăn nhậu trên “du thuyền” của các đại gia đều là “con nhà lành”, có học thức, có nghề nghiệp hẳn hoi... nhưng ham vui, khoái “văn nghệ văn gừng”, ăn nhậu và muốn kiếm thêm chút đỉnh cải thiện thu nhập. Các đại gia thường gọi vui họ là gái “sinh thái” hay “rau sạch”, để phân biệt với dạng gái “chuyên nghiệp”, gái bia ôm...
“Em làm công nhân may mỗi tháng được 1,6 triệu đồng, đi nhậu vầy được mấy ổng cho mỗi lần năm, bảy trăm ngàn đồng cũng đỡ lắm. Có khách sộp cho đến cả triệu lận. Mỗi tuần có 3-4 đêm và ngày nghỉ làm em đi chơi với mấy ổng. Cứ ông này giới thiệu với ông khác. Bậy bạ hay không thì do mình cả thôi. Mình không chịu thì đâu ai ép được. Chỉ ăn nhậu, hát hò thôi, vui lắm...” - Trần Thị Loan (21 tuổi, công nhân một công ty may ở Cần Thơ, quê ở Bạc Liêu) nói về “nghề” của mình như vậy.
Ông Tính, một đại gia kinh doanh thức ăn gia súc ở TP Long Xuyên, tuyên bố: “Muốn gọi gái nhà lành từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, thậm chí cấp... xóm tui đều có thể điều đến hết. Dân nhậu bây giờ chỉ khoái nhậu với gái “sinh thái” thôi, nhậu với gái bia ôm xưa rồi. Thường mấy ông chuộng nhất mấy em tuổi từ 16-22. Nhưng tui chỉ mê từ U-35 trở lên, mấy em góa chồng, bỏ chồng ham vui, vừa dễ tính vừa thoải mái hơn mà lại nhiều... kinh nghiệm”.
'Đặc sản tiên nữ'
Trên đường từ sân bay về khách sạn, tài xế taxi tên Thành bắt chuyện với khách khá rôm rả. Sau một vài câu thăm dò, Thành bắt đầu quảng cáo về những bãi tắm thơ mộng, hoang sơ bậc nhất của đảo này.
Sau cùng Thành gợi ý: “Ở những bãi cát dài trắng tinh, phẳng lì và hoang vắng ấy mà được tắm cùng các “tiên nữ” thì hết sẩy. Mấy đại gia ra đây đều nhờ em tìm giúp các “tiên nữ” là người địa phương vì phải thưởng thức “đặc sản” chính gốc Phú Quốc mới thú”.
Hai “tiên nữ” ở Phú Quốc tắm tiên cùng khách tại khu vực quần đảo An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang)
“Alô” là có
Không cho phép tắm tiên
Ông Huỳnh Quang Hưng, phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, cho biết gần đây có nghe chuyện một số bãi tắm, khu vực tại các hòn ở Phú Quốc có chuyện tắm tiên. Có trường hợp khách du lịch ra đảo tắm, cũng có trường hợp tắm tiên trá hình giữa khách du lịch và gái do một số tài xế taxi, các chủ tàu du lịch giới thiệu. Hoạt động diễn ra lén lút nên khó phát hiện.
“Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, vận động các điểm du lịch chấn chỉnh việc này. Về mặt quản lý nhà nước, chúng tôi không cho phép “tắm tiên” vì chuyện này không phù hợp với văn hóa của người Việt” - ông Hưng nói.
T.Thái
Thành khoe trong danh bạ điện thoại của mình có số của khoảng 30 “tiên nữ”. Tất cả đều là... gái nhà lành, người bản xứ cũng có mà từ đất liền ra làm ăn cũng có. Giá cả cho một “tiên nữ” đi tắm cùng khách thì vô chừng, có em đòi hỏi thẳng thừng, em thì tùy lòng hảo tâm của khách. Nhưng thường dao động từ 500.000-1 triệu đồng tùy thời gian ngắn dài, dáng dấp, độ tuổi, nhan sắc, “phục vụ” đến mức nào...
“Tụi em biết nhu cầu mấy anh mà, tuyệt đối không đưa hàng là gái bia ôm, gái gọi đâu, toàn là “rau sạch”, gái “sinh thái” cả” - Thành quả quyết.
Thành “tiếp thị” trong danh sách của mình đang có hai em 19 tuổi, là học sinh một trường trung cấp nghề ở Rạch Giá, cũng là dân Phú Quốc chính hiệu, chân dài và xinh như người mẫu, có điều giá đi tắm khá cao, phải là một “vé” (100 USD).
Còn chục chị em bán quán cà phê, làm tóc, làm thời vụ bóc tôm, ướp cá... cho các cơ sở chế biến hải sản ở thị trấn Dương Đông thì chỉ cần chi 500.000-600.000 đồng nhưng “bị cái hay mắc cỡ nên tắm, kỳ cọ cùng nhau không thoải mái lắm”.
Thành tư vấn thêm: “Để riêng tư, các anh nên bao nguyên một tàu, vừa kín đáo lại có người phục vụ, chả thiếu thứ gì. Nếu không thích “em út” ở Dương Đông thì các anh có thể liên hệ trực tiếp với chủ tàu du lịch để tìm “tiên nữ” ở các xã đảo. Nhà quê hơn, chân chất hơn và cũng... “sinh thái” hơn”.
Để chứng minh, Thành đưa điện thoại cho khách nói chuyện trực tiếp với một người tự xưng là chủ tàu. Đầu dây bên kia, giọng một người đàn ông đứng tuổi nói rành rọt: “Nếu các anh không chọn được người từ đất liền thì lính tụi em sẽ tìm các cô gái trên các đảo (thuộc quần đảo An Thới - PV). Trẻ, da rám nắng, chân dài, chịu chơi hết mình và bơi cũng giỏi. Sau khi ưng ý, mấy anh trích hoa hồng 200.000 đồng cho tụi em”.
Song hành cùng nhóm đại gia trên bãi biển hôm ấy là một nhóm đại gia khác gồm 12 người do ông Lê Sắc, nông dân phất lên từ nghề nuôi cá tra ở TP Cần Thơ, làm trưởng nhóm. Ông Sắc cho biết cứ cách vài tuần ông lại thuê tàu chở cả nhóm ra Hòn Thơm chơi.
Tại một quán cà phê gần bãi biển, đại gia này sẽ điện cho các tài xế xe ôm, tài xế taxi để tuyển lựa hàng ưng ý là gái “sinh thái” và “bốc” lên tàu ngay sau đó. Trong máy điện thoại của ông lưu gần 20 số điện thoại của các “cò” cung cấp “hàng”.
“Ngoài cánh xe ôm, taxi, tui biết khoảng chục đầu mối cung cấp gái “sinh thái” cho khách tắm tiên. Gái quê rặt, dân biển, còn ngây thơ, đen giòn, xinh xắn mà rất an toàn. Họ sẽ điều đến tận nơi cho mình ở các hòn, bãi tắm hoang vắng” - ông Sắc khoe.
“Tiên nữ” giáng trần
Sáng hôm sau, ông Năm cùng hai người bạn đều là các đại gia nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản ở TP.HCM đến Bãi Sao, được xem là một trong những bãi biển thơ mộng nhất của Phú Quốc. Như thỏa thuận hôm trước với tài xế taxi, “hàng” được đưa tới là ba cô gái trẻ người địa phương.
Sau khi cùng khách tắm tiên, “tiên nữ” này chỉ quấn ngang người một chiếc khăn tắm mỏng manh để đi dạo
Ông Năm chi hơn 1 triệu đồng, bao một taxi chạy gần 30km từ trung tâm thị trấn Dương Đông cập Bãi Sao, rồi bao trọn gói một “du thuyền” (tàu du lịch - PV) cỡ lớn với giá 3,5 triệu đồng để du hí một vòng vùng biển An Thới. Đại gia này mua thêm 5kg ghẹ, 3kg mực và 4kg sò tô để lai rai trên boong tàu.
Ba cô gái ngoài 20 tuổi, tự giới thiệu tên Thủy, Diễm, Lan hòa nhập rất nhanh. Các cô nói cười vui vẻ làm huyên náo cả boong tàu. Hai người giới thiệu mình là nhân viên chạy bàn tại một quán ăn ở Dương Đông, cô còn lại cho biết đang làm thời vụ cho một cơ sở chế biến hải sản bên An Thới. Người có sở trường ca cổ, người pha trò rất khéo và tửu lượng đều rất khá.
Mỗi khi các cô nhõng nhẽo, nũng nịu, các đại gia như hưng phấn hẳn lên, bia lon Heineken bật rôm rốp. Khui gần hết một thùng bia, đủ để “say trong lòng một ít”, ông Năm kéo sát cô gái vào lòng thì thầm to nhỏ. Cô gái chỉ cười rồi e lệ cúi đầu...
Cả nhóm bước xuống một chiếc xuồng nhỏ vào tham quan di tích Giếng Tiên (giếng nước ngọt duy nhất ở bãi biển) rồi thả bộ dọc bãi cát trắng ven bờ. Đến khu vực vắng người, bao quanh là những bãi đá nhô cao, ông Năm cùng hai người bạn dắt tay ba cô gái nấp vào một khe đá. Họ cởi hết quần áo vứt lên mỏm đá cao rồi dìu nhau dầm mình xuống biển.
Những thân hình không mảnh vải che thân quấn riết lấy nhau cười khúc khích. Trong nhóm cô gái tên Lan tỏ ra bạo nhất, vòng ra sau lưng kỳ cọ cho ông Năm, còn đại gia này thả nổi trên mặt nước, mắt lim dim tỏ vẻ mãn nguyện. Thi thoảng họ chơi trò té nước, hì hụi “mò cua bắt ốc” rồi ré lên cười sảng khoái. Hơn một giờ sau, họ nắm tay nhau nằm dài trên bãi cát, tiếp tục nhâm nhi bia và hải sản.
Sau đó, ba cặp kiều nữ - đại gia bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu. Ông Tường, một “phụ bếp” nhiều năm làm việc trên tàu này, cười lém lỉnh: “Tắm tiên là vậy đó. Ở đây tuần nào mà chẳng có gần chục tốp đại gia từ TP.HCM, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau... ra câu cá, tắm tiên. Họ mang cả xe hơi từ đất liền ra rồi tự tổ chức tour riêng.
Có đại gia cứ vài tuần ra đây một lần, mỗi lần lại tuyển một em mới, bao tàu đi chơi 3-4 ngày trên biển. Đi chơi “khép kín” như thế vừa bí mật riêng tư vừa có thể che mắt thiên hạ”.
Cũng theo ông Tường, trước đây nói đến tắm tiên ở Phú Quốc chỉ là bạn bè, người thân tự tắm với nhau hoặc cánh mày râu mang theo “hàng xách tay” ra du hí. Nhưng gần đây dịch vụ này rộ lên mà “hàng” phải đều là gái “sinh thái”, dân địa phương mới đúng gu của các đại gia khoái của lạ.
Ông này kể cách đây hai tháng, có một “tiên nữ” đang tắm cùng đại gia suýt chết đuối vì sặc nước. May mắn là nhóm bạn của ông này cùng các “tiên nữ” khác bơi gần đó đã cứu kịp.
Một lúc sau, trời đổ mưa biển nổi sóng, nhóm đại gia - kiều nữ vẫn say sưa tắm. Sau hơn hai giờ, ba cô gái bước lên bờ, vớ lấy chiếc khăn tắm quấn hờ ngang ngực. Xong “việc”, họ thuê một chiếc xuồng nhỏ trở lại “du thuyền”. Ba cô trong ba bộ đồ ướt sũng nước, để lộ hết nội y hằn trong làn áo mỏng, bước lên tàu với khuôn mặt tái mét, người run bần bật vì lạnh.
Họ tiếp tục khui bia và “dô dô” đến xế chiều. Chiếc taxi chở cả nhóm ghé qua cửa hàng trưng bày sản phẩm ngọc trai trên đường về lại Dương Đông. Các cô bước vào một lát rồi hớn hở bước ra, trên tay mỗi người đều xách một giỏ đồ.
Lan lấy hai chiếc bông tai và mặt dây chuyền có gắn ngọc trai đeo lên tai và cổ, tự hào khoe: “Đẹp không? Hết 1,5 triệu đồng đấy! Bù lại cho nguyên một ngày chịu lạnh”.
Thạc sĩ xã hội học LÊ MINH TIẾN:
Cần nâng cao ý thức tự giáo dục của mỗi người
Ở phương Tây và một số nước khác, người giàu được dạy cách đi đứng, ăn uống, nói năng, thậm chí cả cách bắt tay và cầm ly rượu làm sao cho đúng phong cách, thể hiện văn hóa của một doanh nhân. Nhưng ở VN, có lẽ một số “đại gia” chẳng mấy quan tâm đến điều này.
Ngược lại, một số người thích chơi ngông như mua siêu xe, cặp với các em chân dài hoặc tự tạo xìcăngđan bằng những màn ăn chơi trác táng để thể hiện đẳng cấp, khoe sự giàu sang của mình.
Những cách hành xử như vậy thường bị xã hội cho là kệch cỡm và không được tôn trọng. Có lẽ cũng vì xưa nay đã có quá nhiều sách vở dạy người ta học làm giàu nhưng chưa nhiều sách dạy người giàu biết sống đúng cách.
Ăn chơi, hưởng thụ hoàn toàn là quyền tự do, bí mật riêng tư của mỗi người cần được tôn trọng, nhưng khi đã là những người có hiểu biết, học thức, có vị trí nhất định trong xã hội thì cách cư xử phải đúng mực, không nên để người khác coi thường tư cách, đạo đức. Để làm được như vậy, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giáo dục của mỗi người.
Theo tuoitre

Những đặc sản khô siêu “độc” của miền Tây

Ẩm thực miền Tây từ lâu đã níu lòng du khách bằng những món ăn dân dã khó quên. Người dân nơi đây xem khô rắn, khô chuột hay khô tắc kè,… như đặc sản, nhưng đối với nhiều du khách phương xa, việc nếm thử các món ăn này là cả một thử thách.
Khô rắn
Vào mùa nước nổi, miền Tây Nam Bộ trở thành vùng đầm lớn với rất nhiều loại rắn sinh sôi. Dưới bàn tay chế biến khéo léo của người dân, rắn đã trở thành một loại thực phẩm đặc biệt, được biến tấu thành nhiều món ăn đa dạng. Trong đó, khô rắn được ca ngợi như thứ đồ nhậu có thể chiều lòng cả thực khách khó tính nhất.
Vào mùa nước nổi, rắn ở đồng bằng Sông Cửu Long nhiều vô kể.
Các hộ làm nghề sẽ tập trung sản xuất khô rắn từ tháng 8 tới tháng 11. Rắn mang về được cắt tiết, lột da, róc xương lấy thịt. Sau đó, ướp gia vị theo tỷ lệ gia truyền rồi cán mỏng thành từng miếng dẹt, đem phơi dưới nắng chừng 2 đến 3 ngày.
Khâu phơi rất quan trọng, quyết định tới độ tươi ngon của thành phẩm. Mẻ khô rắn ngon, đạt yêu cầu phải cầm dẻo tay, từng thớ khô kết lại thành khối, màu sắc hồng tự nhiên, tươi tắn. Bình quân cứ 4 kg rắn tươi sẽ cho ra một kg rắn khô.
Không chỉ là món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu, khô rắn còn là thứ ăn chơi hấp dẫn các chị em.
Có nhiều kiểu thưởng thức khô rắn, nhưng cách phổ biến và đơn giản nhất là đem nướng. Thực khách xé từng miếng nhỏ, chầm chậm nhai để cảm nhận vị ngọt và mùi thơm khó tả đang lan đều trên cánh mũi. Món ngon này có thể kết hợp cùng xoài sống hay cóc chua.
Vũ nữ chân dài
Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái - một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ.
Nhái sống thành đàn và xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa. Tuy là loài vô cùng đa dạng về chủng loại, nhưng chỉ có nhái cơm sinh sống ven các ruộng lúa mới được dùng để chế biến thành món đặc sản. Nhái cơm thì có quanh năm ở vùng đồng ruộng như Tịnh Biên - An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp...
“Vũ nữ chân dài”- món ngon khó cưỡng của miền Tây
Nhái cơm vốn đã có kích thước nhỏ. Sau khi lột da, phơi khô thì thu lại chỉ bằng ngón tay. Bình quân, cứ 4 kg nhái tươi sẽ cho một cân nhái khô với giá khoảng 400.000 đồng/kg. Còn vào dịp Tết, khô nhái có thể lên đến 650.000 đ/kg mà không có hàng để bán.
Muốn cho khô nhái đạt chất lượng cao, người chế biến sẽ ướp nhái với tiêu, ớt, muối cho thấm đều rồi mới đem phơi. Thông thường, ướp khô nhái với nhiều gia vị phải để 2 lần nắng, mỗi lần kéo dài từ 1,5 - 2 tiếng. Công đoạn tiếp theo là xếp nhái thẳng hàng trên giàn phơi.
Người ta sẽ dùng “vũ nữ” để nướng hoặc chiên giòn ăn với nước mắm me. Khô nhái rất ngon, có thể coi là món nhậu hấp dẫn ít món nào qua mặt được. Khi thưởng thức nhái khô chiên giòn, thực khách có thể nhai cả xương và thịt.
Khô chuột đồng
Đứng đầu danh sách các loại khô “kinh dị” của miền Tây phải kể đến khô chuột đồng. Đây là đặc sản nổi tiếng ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Chuột đồng ở miền Tây có 2 loại chính là chuột cơm và chuột cống nhum.
Khô chuột đồng là món gây “ám ảnh” mà không phải thực khách nào cũng dám thử.
Người ta có thể săn chuột đồng từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch, nhưng ngon nhất vẫn là chuột bắt sau vụ gặt. Mùa thu hoạch lúa cũng là lúc bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt, vừa cải thiện bữa cơm gia đình, vừa phơi khô để làm món ngon miệt vườn đãi khách.
Cách chế biến khô chuột đồng thơm ngon nhất là vùi vào than củi nóng, khi chín lấy ra đập dập sạch than rồi chấm muối tiêu chanh. Còn một cách chế biến nữa, đó là chiên nhỏ lửa đến khi giòn rụm, ăn vừa bùi, vừa ngậy, béo, lại có vị cay cay, thơm thơm của các loại gia vị.
Cá thòi lòi
Cá thòi lòi sống ở vùng nước ngập mặn - nơi có cây đước. Nó ăn các loại sinh vật sống như tôm, còng, ba khía,… nên thịt rất thơm ngon, lành tính. Không giống các loại cá khác, cá thòi lòi có thể nhảy lên cạn để bắt mồi.
Thân hình của nó trông rất dị hợm bởi cái đầu to và cặp mắt lồi ra ngoài giống như mắt ếch. Cũng chính vì lý do này mà cái tên cá thòi lòi ra đời. Người dân miền Tây thường bắt thòi lòi bằng cách câu hoặc đặt xà di (một ống được đang bằng lá dừa nước).
Cá thòi lòi có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Để làm khô cá thòi lòi, người ta phải rửa sạch cá, đánh vảy, làm ruột, lột da và bỏ cả phần xương sống bên trong rồi trải ra nia để phơi, đến khi cá chuyển sang màu vàng tươi, thịt săn là được.
Để thưởng thức khô cá thòi lòi, thực khách có thể chiên với nước mắm rồi ăn cùng cơm nóng. Thịt cá ngọt mềm mại cùng chút vị mặn của mắm, cay của gia vị ngon đến khó tả. Ngoài ra, cá thòi lòi khô nướng muối ớt chấm kèm nước mắm me cay cũng là món ngon không thể chối từ.
Khô cá sặc bổi
Khô cá sặc bổi là món khô rất phổ biến ở sông nước miền Tây. Người dân Nam Bộ thường chọn những con cá sặc tươi sống, to bằng bàn tay, làm sạch vảy và ruột, sau đó ngâm trong nước muối chừng một giờ rồi đem phơi.
Khô cá sặc dễ chế biến và cũng dễ ăn.
Thịt cá sặc khi tươi không ngon, bị bở chứ không chắc. Nhưng chỉ cần phơi qua một nắng, chúng đã trở thành đặc sản. Khô cá sặc có thể nướng, chấm muối ớt hoặc chiên vàng, cũng có thể trộn gỏi chua ngọt ăn không ngán. Khô cá sặc có giá khoảng hơn 300.000 đồng một ký đóng gói.
Khô thằn lằn, khô tắc kè
Khô thằn lằn, khô tắc kè ngày nay được nhiều người miền Tây sản xuất, chế biến. Thằn lằn sống ở trong nhà cũng được người dân bắt đem xẻ thịt phơi khô 2 - 3 nắng, sau đó xào với các loại gia vị.
Khô thằn lằn, khô tắc kè là mặt hàng đắt khách của miền Tây.
Khô tắc kè có thể dùng để ngâm rượu hoặc chế biến thành các món nhậu. Nhiều lời đồn đoán cho rằng, món ăn này có khả năng giúp tăng cường sinh lực phái mạnh. Khô tắc kè cũng được sản xuất nhiều tại vùng Tịnh Biên, An Giang. Cứ 3kg tắc kè sống sẽ cho ra 1kg tắc kè khô.
Tác giả: Hoàng Ngọc Tổng hợp
Nguồn tin: Báo Dân trí

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH