DU LỊCH KHÔNG TỐN TIỀN 32 (Động Phong Nha - Kẻ Bàng)
(ĐC sưu tầm trên NET)
THVL | Ký sự khám phá Việt Nam: Khám phá hang động Phong Nha - Kẻ Bàng | Tập 1 + 2 +3 + 4
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
IUCN loại II (Công viên quốc gia)
|
|||
Vị trí | Miền Trung Việt Nam | ||
---|---|---|---|
Thành phố gần nhất | Đồng Hới, Quảng Bình | ||
Diện tích | 1233,26 km² | ||
Thành lập | 2001 | ||
Cơ quan quản lý | ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình |
THVL Ký sự khám phá Việt Nam: Khám phá hang động Phong Nha - Kẻ Bàng Tập5 + 6 + 7 +8
| ||||||
Lịch sử thám sát hang động Phong Nha - Kẻ Bàng
(Website Quảng Bình) - Khu vực Phong
Nha - Kẻ Bàng sở hữu trong lòng nó nhiều hệ thống hang động kỳ vĩ, vốn
dĩ đã được người dân địa phương phát hiện từ hàng mấy thế kỷ trước và
cũng được nhân dân địa phương đặt cho nó với nhiều tên gọi khác nhau.
Trong hệ thống vô số các hang động lớn nhỏ trong khu vực Kẻ Bàng thì
động Phong Nha được biết đến nhiều nhất và sớm nhất.
Động Phong Nha trong lịch sử, theo Đại Nam
Nhất Thống Chí còn có tên là động Thầy Tiên hay động Núi Thầy. Ngọn núi
mà có động Phong Nha gọi là núi Tiên Cốc. Động Phong Nha đã được rất
nhiều các nhà thám hiểm, các nhà khoa học tổ chức thăm dò và khảo sát
nghiên cứu. Cuối thế kỷ XIX, một linh mục người Pháp là L.Cadiere đến
động Phong Nha không chỉ tham quan du lịch thuần túy mà còn với mục đích
nghiên cứu khảo sát. Bằng thuyền độc mộc, ông Cadiere đã đi sâu vào
trong lòng động khoảng 600m. Tại đây ông đã phát hiện ra một
nhánh hang phía bên phải và ông đã tìm thấy dấu tích một bàn thờ và
những chữ Chăm khắc trên vách đá cách hang chính khoảng 20m. Tháng 12
năm 1899, trong thư gửi cho ông Monis Firot - Giám đốc trường Viễn Đông
Bác Cổ, ông Cadiere viết: “Những gì còn lại đều rất quý giá đối với sử
học. Giữ vững nó là giúp ích không ít cho khoa học”. Sau phát hiện này,
với 97 chữ khắc trên vách đá, nhánh hang phụ được mang tên: Động Bi Ký.
Một
thời gian sau, một người Pháp khác tên là J.Pavis đến Phong Nha, sau
một thời gian khảo cứu, ông J.Pavis đã phát hiện bên phải lối vào động
có một bàn thờ bằng gạch của người Chiêm Thành do người An Nam trát lại.
Ngày xưa có một bức tượng đá để trên bàn thờ, cẳng chân xếp nhau, có
hình chữ Vạn ở trước ngực, khăn cuốn đầu che kín gáy. Ông Pavis còn phát
hiện ở nhánh hang phụ còn dấu vết một bàn thờ được xây bằng gạch, loại
gạch có kích thước dài 27cm, rộng 16cm và dày 5cm. Gạch được lát theo
hình tròn có đường kính rộng khoảng 4m.
Tháng
7 năm 1924, một nhà thiên văn học người Anh tên là Baton đã đến thám
hiểm động Phong Nha trong 14 ngày đêm. Ông Baton đánh giá động Phong Nha
đẹp như một chốn mê cung không kém gì động Padirac ở Pháp hay động
Cueva del drac ở Tây Ban Nha, những hang động đẹp nổi tiếng thế giới.
Năm 1928, Antoni một giáo viên trường Quốc học Huế lúc bấy giờ và một số
quan chức cai trị người Pháp khác cũng đã từng đến thám sát động Phong
Nha. Ngày 24/05/1929, dựa trên các bản đồ chỉ dẫn của các nhà thám hiểm
trước, các ông Charly, Pas Qualaggi và Bouflier (người Pháp) lên đường
thám sát động Phong Nha. Chuyến đi này, các nhà thám sát đã chuẩn bị rất
chu đáo và kỷ lưỡng. Họ chuẩn bị chất đốt, lương thực, đèn pin và cả
một máy phát điện nhỏ. Nhật ký của đoàn thám hiểm này ghi lại: “Ngày thứ
2 chúng tôi vào động, trên hai bờ vô số đá lởm chởm, đủ mọi hình thù kỳ
dị, bất ngờ, hỗn độn hết sức ngây thơ, mang tất cả màu sắc của cầu vồng
trong đó nổi lên, bên cạnh những màu hồng nhạt của một bức tranh của
Vatteau, và màu xanh da trời của một bức tranh khác của Raphael màu thổ
hoàng và màu chân son với những ánh sáng phản chiếu màu đỏ chói
và màu xanh không bao giờ phai của xanh xanh đồng, tất cả đều đua nhau
soi mình trong dòng nước”.
Không
đủ điều kiện để thám hiểm như những người Pháp lúc bấy giờ nhưng nhiều
nhà khoa học, nhà thám hiểm người Việt Nam cũng đã chú tâm khảo cứu và
công bố kết
Với
vẻ đẹp tuyệt trần như vậy song Phong Nha trong một thời gian dài cũng
chỉ rất ít du khách đến tham quan. Có lẽ một phần do chiến tranh ác liệt
nên du khách chưa có dịp đến hoặc vấn đề giao thông đi lại chưa thực sự
thuận tiện. Mặt khác giá trị đích thực của Phong Nha chưa được tuyên
truyền quảng bá rộng rãi nên Phong Nha được người ta ví như một kho báu
để quên trong rừng.
Từ
đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tấm màn bí mật của động Phong Nha và
một vài hang động khác thuộc khối đá vôi Kẻ Bàng đã dần được thông tin
đến công chúng bởi qua hai đợt thám hiểm của Hội địa lý hang động Hoàng
gia Anh (BCRA - British Cave Research Association). Đây là những nhà
thám hiểm có kinh nghiệm và có nhiều phương tiện chuyên dụng. Đoàn thám
hiểm đã kết hợp với các nhà khoa học địa chất nổi tiếng ở Việt Nam thuộc
khoa Địa lý Địa chất trường Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia
Hà Nội như các Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Mỹ, Nguyễn Hoàn, Trần Nghi,
Vũ Văn Phái, Tạ Hoà Phương, Lê Duy Ngà... đến thám hiểm Phong Nha và
nhiều hang động khác trong vùng.
Đợt
thám hiểm thứ nhất từ ngày 28/4/1990 đến 01/5/1990: Đoàn thám thiểm đã
đi thuyền vào động với chiều dài 1500m và gặp bãi đá ngầm tuyệt đẹp với
những phiến đá bằng phẳng có nhiều hoa vân trên mặt đá. Các nhà thám
hiểm vượt qua bãi đá ngầm tiếp tục thám sát gần 2000m nữa. Gần 4000m
tính từ cửa động, các nhà thám hiểm đã đo, vẽ và chụp nhiều ảnh có giá
trị về động Phong Nha, đặc biệt là những tấm ảnh ở bãi đá ngầm.
Đợt
thám hiểm thứ hai từ ngày 18/3/1992 đến 18/4/1992: Lần này, đoàn thám
hiểm gồm 12 thành viên tiếp tục thám hiểm Phong Nha ở những đoạn sâu.
Gần 30 ngày đêm vất vả, khó khăn nhưng các nhà thám hiểm vẫn dũng cảm,
kiên trì khảo sát trên dòng sông ngầm khất khúc chảy trong lòng dãy
Trường Sơn. Nhật ký đoàn thám hiểm ghi lai: “Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng
trước vẻ tráng lệ và đa dạng của thạch nhũ. Thật kỳ diệu, những cột
thạch nhũ óng ánh như những rễ cây cổ thụ bằng thủy tinh rũ xuống từ mái
vòm của buồng thứ tư cao đến 40m. Ở vòm hang buồng thứ bảy,
thạch nhũ ánh hồng phản chiếu lấp lánh qua luồng đèn pin yếu ớt như một
bức màn đăng - ten vô cùng quyến rũ và cách đó khoảng 90m, chúng tôi
nhận ra một con sư tử đá màu vàng do chính thiên nhiên tạo nên. Lúc này,
nhiệt kế dừng lại ở mức l70C nhưng gương mặt ai cũng lấm tấm
mồ hôi vì căng thẳng. Chúng tôi đã dùng những thiết bị chuyên dùng để
lặn qua hoặc vượt lên mép đá cheo leo, cao vút mà qua dòng sông ngầm này
để tiếp tục tiến vào sâu hơn”. Lần này, các nhà thám hiểm đã khảo sát,
vẽ bản đồ và đo được chiều dài tổng cộng là 7.729m, nơi cao nhất là 50m và
độ sâu của động là 83m. Cũng trong đợt thám hiểm này, đoàn đã đi khảo
sát dọc theo đường 20 - Quyết Thắng (đường Hồ Chí Minh) tiếp tục thám
hiểm hang Vòm thuộc thượng nguồn sông Chày và đo được chiều dài của hang
là 13.690m.
Đợt
thứ ba vào tháng 3 năm 1994, đoàn tiếp tục khảo sát Phong Nha và các
hang động khác trong vùng phụ cận như hang Rục Mòn, Rục Cà Roòng, hang
Én, hang Đại Cáo, hang Thung… nâng tổng số chiều dài hang động ở vùng Kẻ
Bàng đã được khảo sát lên hàng chục km.
Tháng 4 năm 1994, trong
cuộc họp với Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình và các ngành hữu quan về
các đợt thám hiểm ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, ông Howard Limbert -
trưởng đoàn thám hiểm phát biểu: “Động Phong Nha là một hang động nổi
tiếng ở Việt Nam và là một trong hai hang động đẹp nhất thế giới. Động
Phong Nha có liên quan đến nhiều hang động khác trong vùng. Chúng tôi
tin rằng các hang động ở đây có thể nối liền với nhau bằng hang ngầm và
do đó Phong Nha là hang động nước dài nhất trên thế giới” (Báo cáo thám
hiểm địa mạo Việt Nam/ Anh quốc tháng 4/1994).
Trong đợt trở lại thám hiểm lần thứ tư, tháng 1 năm 1997 với mục đích
là tiếp tục tìm kiếm và thám hiểm các hang động khác. Lần này, đoàn đã
phát hiện thêm 3 hang động mới nâng số hang động được thám hiểm lên 31
hang và tổng chiều dài hang động trong vùng là gần 100km. Tuy nhiên,
điều quan trọng sau lần khảo sát này là các nhà thám hiểm Anh quốc và
các nhà khoa học Việt Nam có nhận xét: Tất cả các hang động trong vùng
có khả năng được hình thành bởi hai hệ thống sông ngầm chính. Hệ thống
hang động Phong Nha có sông ngầm chảy qua các hang Khe Ry, hang Thung,
hang Chà Ang, động Phong Nha và cũng có thể ăn thông với nhiều hang động
khác với tổng chiều dài lên tới 44 km. Hệ thống hang Vòm gồm các hang
Rục Cà Roòng, hang Đại Cáo, hang Hổ, hang Maze... và hang Vòm. Các nhà
thám hiểm kể lại trong hành trình thám hiểm hang động ở vùng Phong Nha -
Kẻ Bàng có nhiều điều lý thú. Ở hệ thống hang Vòm, các nhà thám hiểm
bắt gặp nhiều đoạn sông ngầm bất chợt lộ thiên, trong hang động thì gặp
nhiều lỗ thông lên trời hay có những nhánh hang lại dẫn ra những núi đá.
Đoàn
thám hiểm hang động Hoàng gia Anh, sau các đợt thám sát (1994) với
những bộ ảnh đẹp, đầy ấn tượng, Phong Nha được họ giới thiệu qua tạp chí
International Caver (Tạp chí hang động Quốc tế) đã phát hành rộng rãi
(Theo các nhà thám hiểm hang động, động Phong Nha là hang động duy nhất ở
Việt Nam đạt 7 tiêu chí: Hang có con sông ngầm đẹp nhất; Có cửa hang
cao và rộng; Có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp; Có hồ nước ngầm đẹp; Có hang
khô rộng và đẹp; Có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ; Là hang nước
dài nhất). Rất nhiều bài viết và bộ ảnh về động Phong Nha đã được đăng
tải, giới thiệu trên 14 trường đại học lớn ở châu Âu và cũng từ đó, động
Phong Nha được nhiều người biết đến như một Đệ nhất kỳ quan.
Cùng
vời các đoàn thám hiểm hang động Hội địa lý Hoàng gia Anh, giá trị
Phong Nha - Kẻ Bàng còn được phát hiện và công bố trên nhiều lĩnh vực
khác nhau bởi nhiều tổ chức và các nhà khoa học quốc tế cũng như trong
nước như các thành viên của CNRS (Pháp), các nhà nghiên cứu thuộc động
Bunung Muhu (Malaixia), WWF Việt Nam, Đại học Sidney, Đại học Nottinham,
Hội địa chất Australia, các chuyên gia thuộc Cục Bảo tồn Bảo tàng Việt
Nam, các thành viên của Viện Điều tra quy hoạch lâm nghiệp, Chương trình
Phong Nha - Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình… Các nhà khoa học, các chuyên
gia Nguyễn Quốc Dựng, Vũ Dũng, Lê Huy Cường, Trương Quốc Bình, Đặng Văn
Bài… có những đóng góp nhất định trong việc khảo sát, điều tra, xây dựng
và cũng cố hồ sơ đề nghị công nhận di sản. Đặc biệt, theo yêu cầu của
UNESCO, từ ngày 29 tháng 01 đến ngày 04 tháng 02 năm 1999, hai
chuyên gia của IUCN là các ông Elery Hanlilton Smith và Hans Friedrich
đã trực tiếp khảo sát thực địa khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Những đánh
giá và kết luận của hai ông sau chuyến khảo sát là cơ sở quan trọng để
Ủy ban Di sản thế giới thuộc tổ chức UNESCO nghiên cứu và công nhận Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới.
Nguồn: Phong Nha - Kẻ Bàng hoang sơ & huyền diệu
(NXB Văn hóa Thông tin) |
Lịch sử thành lập Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tiền thân là khu rừng đặc dụng Phong Nha
được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) Quyết định thành lập
Khu Văn hóa Lịch sử với tổng diện tích là 5.000 ha. Đây là khu rừng
đặc dụng đầu tiên của tỉnh Quảng Bình nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng
nguyên sinh trên núi đá vôi gắn liền với các di tích lịch sử của dân tộc
Việt Nam.
Năm
1993: Khu rừng đặc dụng Phong Nha được chuyển thành Khu bảo tồn thiên
nhiên Phong Nha theo Quyết định số 964/QĐ-UB ngày 05/12/1993 của UBND
tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích 41.132 ha.
Năm
1999: Dự án đầu tư cho Vườn Quốc gia đề xuất mở rộng khu vực bao gồm
khu vực vùng núi đá vôi Kẻ Bàng cho đến phía tây bắc và đề xuất điều
chỉnh phân hạng quản lý từ khu bảo tồn thiên nhiên lên phân hạng Vườn
Quốc gia.
Năm
2001: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập theo Quyết định
số 189/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 12 năm 2001. Theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Vườn Quốc gia có tổng diện tích là
85.754 ha, trong đó Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là 64.894
ha, Phân khu Phục hồi sinh thái diện tích là 17.449 ha và Phân khu Hành
chính dịch vụ có diện tích là 3.411 ha. Sau khi điều chỉnh lên VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng, tổ chức bộ máy Ban Quản lý Khu bảo tồn cũng được
điều chỉnh lại thành Ban Quản lý Vườn Quốc gia theo Quyết định số
24/QD-UB của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 20 tháng 3 năm 2002.
Năm
2003: Tại cuộc họp toàn thể của Uỷ ban Di sản Thế giới lần thứ 27 diễn
ra tại Trụ sở UNESCO (Paris) từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 05 tháng 7
năm 2003, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chính thức được UNESCO công
nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí số viii: có các giá
trị địa chất, địa mạo và địa lý nổi bật toàn cầu.
Năm
2009: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di tích
Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của
Thủ tướng Chính phủ.
Năm
2012: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định
số 36/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 về việc Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (thay
thế Quyết định số 65/2003/QĐ-UB ngày 28 tháng 11 năm 2003 UBND Quảng
Bình về việc tổ chức lại bộ máy Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng).
Năm
2013: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 05/7/2013
về việc điều chỉnh ranh giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng từ 85.754 ha lên
tổng diện tích là 123.326 ha (tăng 30.570 ha).
Năm
2015: Ngày 03 tháng 7 năm 2015, kỳ họp lần thứ 39 tại Bonn, Cộng Hòa
Liên Bang Đức, với sự nhất trí hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy
ban di sản thế giới (WHC), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) lần
thứ hai ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới với 2 tiêu chí mới: (có
giá trị nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa
và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn (tiêu chí ix); sở hữu môi
trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh
học (tiêu chí x)).
Lịch Sử Hệ Thống Hang Động Ở Phong Nha - Kẻ Bàng
Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang động lớn nhỏ. hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất.
So với 3 vườn quốc gia khác đã được UNESCO công nhận là di sản thế
giới khác ở Đông Nam Á (Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Malaysia, Vườn quốc
gia sông ngầm Puerto Princesa ở Palawan của Philippines và Vườn quốc
gia Lorentz ở Tây Irian của Indonesia) và một số khu vực carxtơ khác ở
Thái Lan, Trung Quốc, Papua New Guinea thì carxtơ ở Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng có tuổi già hơn, cấu tạo địa chất phức tạp hơn và có hệ
thống sông ngầm đa dạng và phức tạp hơn.
Lịch sử khám phá hang động
Các văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy
động Phong Nha được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa khi vùng đất này
còn thuộc Vương quốc Chăm Pa.
Năm 1550, Dương Văn An là người đầu tiên viết về động Phong Nha.
Động Phong Nha đã được chạm lên một trong Cửu Đỉnh Đại Nội triều Nguyễn ở
Huế.
Năm 1824, động Phong Nha được vua Minh Mạng sắc phong là "Diệu ứng
chi thần". Ngoài ra còn được các vua nhà Nguyễn "Thần Hiển Linh".
Cuối thế kỷ 19, ông Léopold Michel Cadière, một linh mục người
Pháp, thám hiểm động, khám phá các chữ viết của người Chăm và ông đã suy
tôn Phong Nha "Đông Dương đệ nhất động". Tháng 7 năm 1924, nhà thám
hiểm người Anh Barton sau khi khảo sát Phong Nha đã đánh giá rằng động
Phong Nha có thể sánh ngang với các hang động nổi tiếng trên thế giới
như động Padirac (Pháp), động sông Drach (Tây Ban Nha) về vẻ đẹp kỳ vĩ
của hang động.
Năm 1935, một người dân địa phương đã tình cờ phát hiện ra một
động khô có cửa động nằm cách cửa động Phong Nha 1000 m, trên độ cao 200
m. Động này nằm trong khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc xã Sơn Trạch, huyện
Bố Trạch. Đây là động có cảnh quan kỳ vĩ không kém động Phong Nha nhưng
lại không có sông ngầm.
Năm 1937, Phòng du lịch của Khâm sứ Pháp (ở Huế) đã ấn hành một
cuốn tập gấp giới thiệu du lịch ở Quảng Bình, trong đó có giới thiệu về
động Phong Nha. Địa điểm du lịch này đã được xếp hạng nhì ở Đông Dương
thuộc Pháp. Trước năm 1990, đã có nhiều cuộc thám hiểm hang động của các
nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nhưng chưa hé lộ nhiều về hệ thống
hang động Phong Nha.
Năm 1990, lần đầu tiên Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cùng với Hiệp
hội nghiên cứu hang động Anh (British Cave Research Association) đã phối
hợp khám phá và nghiên cứu hang động trong khu vực này một cách sâu
rộng. Cuộc khám phá hang động lần đầu được tiến hành năm 1990 bởi một
nhóm các chuyên gia về hang động của Hiệp hội nghiên cứu hang động Anh
và Khoa Địa chất Địa hình của Đại học Tổng hợp Hà Nội, do Howard Limbert
chỉ huy. Nhóm thám hiểm này đã hoàn tất nghiên cứu động Vòm.
Năm 1992, một nhóm gồm 12 nhà khoa học Anh và 6 giáo sư của Đại học
Tổng hợp Hà Nội tiến hành cuộc thám hiểm thứ hai và đã hoàn tất thám
hiểm 7.729m thuộc động Phong Nha và 13.690 m thuộc động Vòm và các hang
động lân cận.
Cuộc thám hiểm thứ 3 vào năm 1994 bao gồm 11 nhà khoa học Anh và 5 nhà khoa học Việt Nam thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Việc thám hiểm các hang động trong khu vực này là một công việc
khó khăn và nguy hiểm. Các đoàn thám hiểm đã mất nhiều thời gian với
những khó khăn như: hang động sắc nhọn dễ gây thương tích, lòng hang
hẹp, các sông suối ngầm có thể dâng lên đột ngột làm bít cửa hang, lượng
ô xy trong nhiều khu hang động có thể không đủ.
Các kết quả thám hiểm, nghiên cứu này đã mang đến một sự hiểu biết
toàn diện về hệ thống hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng và đã được làm cơ
sở cho bảo vệ, quy hoạch và phát triển du lịch cũng như hoàn thiện hồ sơ
để trình lên UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Các nhà khoa học đã khám phá và nghiên cứu 20 hang động với tổng
chiều dài 70 km hang động, trong số đó có 17 hang động tại khu vực Phong
Nha và 3 hang động tại khu vực Kẻ Bàng. Năm 1999, các nhà khoa học của
Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cũng tiến hành các khảo sát về hệ động thực
vật ở khu vực Kẻ Bàng. Động Phong Nha dài 7.729 m, có 14 hang, có dòng
sông ngầm dài 13.969 m. Các thạch nhũ trong động trải qua hàng triệu năm
kiến tạo từ nước có hòa tan đá vôi (CaHCO3) mà tích tụ thành những hình
tượng lạ mắt như hình sư tử, hình ngai vàng, hình đức Phật v.v.
Năm 2005, Hội hang động Anh phát hiện một hang động khô, đặt tên
Động Thiên Đường, lớn nhất và đẹp nhất tại Phong Nha - Kẻ Bàng. Theo
đánh giá, hang động Thiên Đường còn to lớn và đẹp hơn cả động Phong Nha.
Ngày 1 tháng 6 năm 2006, Bộ Văn hóa Thông tin đã phát hành bộ tem chọn lọc Phong Nha - Kẻ Bàng.
Giai đoạn từ năm 2007-2008, đoàn khảo sát hang động của Hội hang
động hoàng gia Anh đã khảo sát khu vực thượng nguồn sông Chày, khu vực
hang Vòm, hố kast ở km12 trên đường 20 và một số hang động mới ở Thượng
Hóa, Hóa Sơn, Dân Hóa, Trọng Hóa (thuộc huyện Minh Hóa), Trường Sơn
(huyện Quảng Ninh). Họ cũng đã đo vẽ lại hệ thống hang động Phong Nha.
Tháng 4 năm 2009, đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội hang động hoàng
gia Anh đã tiến hành thám hiểm khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
và các khu vực phụ cận. Họ đã phát hiện thêm 20 hang động mới với tổng
chiều dài 56 km. Trong đợt khảo sát này, hội hang động hoàng gia Anh và
Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố
phát hiện mới về hang Cha Lo (Minh Hóa) dài trên 5 km. Đoàn cũng công bố
mới về độ dài của các hang động chính như Phong Nha trên 57 km (trước
đây là 45 km), Vòm trên 35 km, đồng thời phát hiện hang Khe Ri là hang
sông ngầm dài nhất thế giới[28]. Đặc biệt, đoàn thám hiểm cũng đã phát
hiện một hang mới và tạm đặt tên là Sơn Động. Theo kết quả khảo sát,
hàng này dài 6,5 km, rộng hơn 150m và vòm hang chỗ cao nhất hơn 200m,
kích thước gấp 4-5 lần so với hang Phong Nha, lớn hơn nhiều so với hang
Deer tại vườn quốc gia Gunung Mulu tại Sarawak, Malaysia vốn được xem là
hang động lớn nhất thế giới. Con sông ngầm ở hang này cũng lớn hơn
nhiều lần so với sông ngầm ở hang Phong Nha. Hang này có dòng sông ngầm.
nước và dòng chảy ngầm trong hang rất mạnh nên hiện đoàn thám hiểm chỉ
khảo sát được một phần. Đoàn thám hiểm cũng đã tiến hàng khảo sát hố sụt
karst (đá vôi) ở khu vực hang Vòm có tên là vực Tang với kết quả cho
thấy hố sụt có độ sâu đến 255m. Tuy nhiên, đoàn thám hiểm vẫn chưa thể
đo hết độ sâu của hố sụt này, nhưng qua đó đánh giá đó là hố sụt sâu
nhất Việt Nam.
Năm 2012, đoàn thám hiểm hang động của Hiệp hội Hang động Hoàng
gia Anh đã tìm thấy 41 hang động mới tại vùng lõi di sản Phong Nha - Kẻ
Bàng ở các tuyến Đại Cáo, Đại Ải, Hung Thùng, Hung Lau. Trong số 41 hang
động mới phát hiện này, họ đã phát hiện hang động sâu nhất Việt Nam ở
một hố sụt 320m, được gọi là hang Kỳ, dưới đáy hố sụt là một hang động
cao khoảng 50m, có chiều dài 4 km. Tổng cộng chiều dài của 41 hang động
mới phát hiện này khoảng 20 km.
Hệ thống động Phong Nha
Cho
đến nay, các nhà khoa học đã khảo sát 44,5 km hang động nhưng du khách
bình thường chỉ có thể vào được 1500m. Hệ thống động Phong Nha có các
hang động đáng chú ý sau:
Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258 m và cao 83 m, dài 736 m.
Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m.
Hang Thung: có sông ngầm dài 3351 m.
Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én.
Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m.
Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha.
Hang Khe Thi.
Hang Vòm: dài 15,05 km và cao 145 m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp.
Hang Đai Cao: dài 1645 m và cao 28 m.
Hang Duột: dài 3,927 m và cao 45 m, có bãi cát mịn.
Hang Cá: dài 1.500 m cao 62 m.
Hang Hổ: dài 1.616 m và cao 46 m
Hang Over: dài 3.244 m và cao 103 vời chiều rộng trong khoảng 30–50 m.
Hang Pygmy: dài 845 m.
Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem. Họ sống trong hang động và săn bắn hái lượm tự nhiên.
Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực
Phong Nha - Kẻ Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha
khoảng 1.000 m, ở độ cao so với mực nước biển khoảng 200 m. Động Tiên
Sơn có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực
sâu chừng 10 m, và sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá
nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan
tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động. Động này được phát hiện năm
1935, ban đầu, cư dân địa phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ
bí thần tiên của nó. Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, để
phân biệt với động Phong Nha là động nước. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh
thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại
có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được
gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Theo các nhà khoa
học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành
cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục
rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi
này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp
ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên. Còn phần có sông
ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha. Dù động Phong Nha và động Tiên
Sơn nằm liền kề nhau nhưng giữa hang động này lại không thông nhau. Cư
dân địa phương đã nhặt được một số hiện vật có thể là di chỉ di chỉ của
người xưa ở trên bãi đất bằng phẳng trước cửa động.
Hang Thiên Đường được phát hiện năm 2005, Hiệp hội hang động Hoàng
gia Anh khám phá từ năm 2005 và xác định hang này có tổng chiều dài là
31 km. Do vẻ đẹp của hang, họ đã đặt tên hang này là Thiên Đường. Hang
Thiên Đường được đánh giá là hang động lớn và dài hơn hang động Phong
Nha. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong
Nha. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo.
Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc
tham quan và thám hiểm. Trong khi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 36-37 0C thì nhiệt độ trong động Thiên Đường luôn ở 20-21 0C.
Hang Thiên Đương đã được Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư phương tiện và
đường vào động, đường bên trong động với chiều dài 1,1 km và đã đón
khách tham quan từ ngày 3 tháng 9 năm 2010.
Động Sơn Đoòng
Sơn Động hay (Sơn Đoòng) là một trong những hang mới nhất được
phát hiện tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bang. Hang này do nhóm thám hiểm
thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tiến hành thám hiểm. Hang này
được cho là hang động lớn nhất thế giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có
chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m. Với kích thước này, hang
Sơn Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak Malaysia,
lớn gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Do dòng nước
của sông ngầm ở động này chảy xiết nên các nhà thám hiểm Anh không thể
thám hiểm hết động này. Họ đã ước lượng chiều dài của hang bằng cách sử
dụng đèn nháy. Đoàn thám hiểm đã báo cáo chính quyền tỉnh Quảng Bình về
phát hiện này nhưng cho rằng chưa thể khai thác du lịch ngay. Họ sẽ quay
lại khám phá hang này vào năm 2011.
Trên thực tế, một người dân địa phương tên là Hồ Khanh đã phát
hiện ra hang này năm 1991 nhưng ông không nhớ lối vào hang cho đến tháng
1 năm 2008. Từ cuối tháng 3 đến 11 tháng 4 năm 2009, ông đã giúp đoàn
thám hiểm Anh vượt rừng, núi khoảng 10 km để đến cửa hang, và sau đó
đoàn thám hiểm người Anh đã phát hiện ra vẻ đẹp và diện tích rộng lớn
cùa hang Sơn Đoòng ngày nay.
Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng
Vị trí:
Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và
Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Từ Đồng Hới, ngược theo quốc lộ 1A khoảng 5km
rẽ trái theo đường Trường Sơn đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên
sông Son khoảng 30 phút thì tới nơi.
Đặc điểm: Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
Đặc điểm: Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
GIÁ TRỊ KHẢO CỔ , LỊCH SỬ , VĂN HÓA VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA KẺ BÀNG
31
Th8
Giá trị khảo cổ, lịch sử, văn hóa
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
cũng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ. Các bằng chứng về sự sinh sống của
con người ở khu vực này là các đầu rìu thuộc Thời kỳ Đồ đá mới và các
hiện vật tương tự đã được các nhà khảo cổ Pháp và Việt Nam tìm thấy
trong các hang động Năm 1899, một giáo sĩ truyền đạo người Pháp tên là
Léopold Cadière đã khảo sát và nghiên cứu về về văn hoá và phong tục,
tập quán của người dân vùng thung lũng sông Son. Trong thư viết cho
Trường Viễn Đông bác cổ, ông khẳng định: “Những gì còn lại của nó đều
rất quí giá đối với sử học. Giữ nó là giúp ích cho khoa học”.
Đầu thế kỷ 20, các nhà thám hiểm
hang động và và học giả Anh, Pháp đã đến Phong Nha và họ đã phát hiện ở
đây một số di tích Chăm và Việt cổ như bàn thờ Chàm, chữ Chàm khắc trên
vách đá, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị v.v.
Năm 1995, Viện Khảo cổ học Việt
Nam nhận định động Phong Nha có dấu hiệu là một di tích khảo cổ học vô
cùng quan trọng. Viện này cho rằng có khả năng dấu tích ở hang Bi Ký
trong động là một thánh đường Chăm Pa từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11. Tại
động Phong Nha, người ta đã phát hiện nhiều mảnh thân và miệng các bình
gốm có tráng men của Chàm với các mảnh gốm thô sơ có lõi đen, có vòng
miệng loe rộng so với thân, tạo một góc gần vuông. Ngoài ra, người ta
còn phát hiện ra các mảnh gốm hoa văn miệng hình cánh sen, màu xanh
ngọc, màu lông thỏ hồng nhạt
Động Phong Nha là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kỳ thực hiện Chiếu Cần Vương kháng chiến chống thực dân Pháp.
Các di tích lịch sử cách mạng có:
Bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh và đường 20 Quyết Thắng, Mụ
Giạ, A.T.P, Trà Ang, Cà Tang, cua Chữ A, Khe Ve… hay các di tích Hang
Tám Cô, hang Chín Tầng, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, các kho hàng hoá trong
hệ thống hang động ở Tuyên Hoá, Minh Hóa trong thời kỳ Chiến tranh Việt
Nam
Di sản thế giới lần 1: tiêu chí địa chất, địa mạo
Hồ sơ đề nghị công nhận vườn quốc
gia này là di sản thế giới đã được Chính phủ Việt Nam trình lên UNESCO
năm 1998. Lý do đưa ra để đề nghị công nhận vườn quốc gia này là di sản
thế giới bao gồm: sự đa dạng sinh học cao, sự độc đáo và vẻ đẹp của hệ
thống hang động và phong cảnh núi đá vôi
Ban đầu, Chính phủ Việt Nam đề
nghị UNESCO công nhận Khu bảo tồn Phong Nha năm 1998 và IUCNđã tiến hành
kiểm tra tại hiện trường trong tháng 1 và 2 năm 1999.
Tại cuộc họp bình thường vào
tháng 7 năm 1999, Ủy ban đánh giá của UNESCO đã kết luận rằng Khu bảo
tồn Phong Nha được đề cử sẽ đáp ứng được tiêu chí (i) và (iv) của UNESCO
cho ứng cử viên di sản thế giới nếu như ranh giới được mở ra thành vườn
quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng rộng hơn. Ủy ban này cũng đề nghị hai nhà
nước Việt và Lào thảo luận và kết nối hai khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng
(Việt Nam) và Hin Namno (Lào) thành một khu bảo tồn liên tục để phối hợp
bảo tồn.
Trong lần đề nghị thứ hai của
Chính phủ Việt Nam gửi UNESCO vào năm 2000, phạm vi khu vực đề cử gồm cả
khu vực rừng Kẻ Bàng như ý kiến năm 1999 của UNESCO.
Tuy nhiên, vào thời điểm này,
Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố xây dựng đường Hồ Chí Minh và đường nối
quốc lộ 20 với đường Hồ Chí Minh cắt qua vùng lõi của vườn quốc gia
này. Nhiều tổ chức quốc tế như IUCN và Tổ chức động thực vật quốc tế đã
thuyết phục và khuyên Chính phủ Việt Nam thận trọng trong việc xây dựng
các con đường này qua Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Trong một bức thư của Tổ chức
động thực vật gửi UNESCO ngày 15 tháng 12 năm 2000 ước tính cần 4,5 tấn
thuốc nổ cho mỗi km đường. Do đó việc xem xét đánh giá để công nhận là
di sản thế giới đối với vườn quốc gia này không tiến triển gì hơn. Tháng
5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam cung cấp thêm thông tin cho UNESCO về
việc nâng cấp Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng thành Vườn quốc gia Phong
Nha-Kẻ Bàng với diện tích rộng hơn hai lần đề cử trước (85.754 ha) kèm
theo kế hoạch bảo tồn (quyết định của Chính phủ tháng 12 năm 2001).
Chính phủ đã thay đổi tuyến đường
Hồ Chí Minh và UNESCO đã đánh giá tuyến mới không ảnh hưởng đến vườn
quốc gia này do tuyến đường được xây với mức độ trách nhiệm đối với môi
trường cao, ngoài ra tuyến đường này cung cấp đường tiếp cận khu vực
vườn nhưng vẫn cho rằng đường nối đường Hồ Chí Minh và đường 20 đi qua
khu lõi vườn quốc gia này là không cần thiết và tác động xấu đến hệ động
thực vật ở đây (chặt cây, xe cộ gây xáo trộn cuộc sống sinh vật, tạo
điều kiện thuận lợi cho săn bắt động vật và chặt cây). Ủy ban đánh giá
cho rằng tiêu vườn quốc gia này được đề nghị theo hai tiêu chí i (lịch
sử Trái Đất và nổi bật địa chất) và iv (đa dạng sinh học và các loài bị
đe dọa) chưa đạt do chưa có bằng chức thực về địa chất địa mạo được cung
cấp trong hồ sơ và khu vực vườn quốc gia này chưa đủ rộng để bảo tồn
các loài quý hiếm
Chính phủ Việt Nam đã bổ sung
thông tin về giá trị địa chất địa mạo khu vực vườn quốc gia này. Tại kỳ
họp toàn thể lần thứ 27 từ 30 tháng 6 đến 5 tháng 7 năm 2003, đại diện
160 quốc gia thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
(UNESCO) đã công nhận Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, cùng với 30 địa
danh khác trên toàn thế giới, là di sản thiên nhiên thế giới. Vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì đạt
tiêu chuẩn viii “là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử
trái đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đang diễn
ra đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa
chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn.
Đề nghị công nhận lần 2: tiêu chí đa dạng sinh học
Năm 2007, Hội đồng Di sản văn hóa
quốc gia Việt Nam đã thống nhất đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ Văn hóa –
Thể thao và Du lịch Việt Nam ký trình hồ sơ gửi UNESCO công nhận vườn
quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới lần 2 về tiêu
chí đa dạng sinh học. Bộ hồ sơ trình lần này đã được bổ sung các tư liệu
quý về hệ động thực vật tại vườn quốc gia này. Hồ sơ trình UNESCO lần
này cũng đã nêu rõ tính nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học, và tính
toàn vẹn của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Nhiều chuyên gia trong nước và
quốc tế cho rằng nếu Việt Nam hoàn thiện hồ sơ thì có nhiều khả năng
UNESCO sẽ công nhận Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là di sản thiên
nhiên thế giới lần 2 với hai tiêu chí địa chất địa mạo và đa dạng sinh
học, so với một tiêu chí được công nhận năm 2003. Tính đa dạng sinh học
của vườn quốc gia này sánh ngang với các khu vực đã được công nhận là di
sản hay các khu đề xuất ở châu Á và châu Úc, đặc biệt so sánh với các
khu di sản hoặc đang đề xuất có chứa núi đá vôi như khu vực núi Emi và
núi Phật Lạc Sơn (Trung Quốc), vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa ở
Palwan của Philippines – một di sản thế giới tại Philippines. Vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng được các nhà khoa học đánh giá là là trung tâm
của khu vực miền trung Việt nam. WWF thừa nhận khu vực vườn quốc gia này
có tính đa dạng sinh học cao nhất hành tinh
Cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới
Cùng với Vịnh Hạ Long và Phan Xi
Păng, Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong 3 địa danh tại Việt Nam đã lập Ban
vận động chính thức, đóng tiền hàng tháng và tham gia ứng cử trong
Chương trình bình chọn bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới mới của New
Open World (New 7 Wonders). Đây là cuộc bầu chọn qua mạng Internet do tổ
chức New Open World (NOWC), một tổ chức phi tư nhân và có trụ sở tại
Thụy Sỹ đứng ra tổ chức trên mạng kết nối toàn cầu nhưng không được hậu
thuẫn và chấp nhận bởi UNESCO. Theo kết quả sơ bộ, và sẽ còn thay đổi,
do New7Wonders công bố lúc 6 giờ sáng ngày 22 tháng 2 năm 2008 (giờ Việt
Nam), Phong Nha-Kẻ Bàng lần đầu tiên vượt lên đứng thứ nhì trên bảng
xếp hạng 7 kỳ quan được bình chọn nhiều nhất thế giới, chỉ xếp sau Vịnh
Hạ Long Ngày 14 tháng 4 năm 2008, tổ chức NewOpenWorld đã loại Phong
Nha-Kẻ Bàng ra khỏi danh sách bình chọn của họ với lý do “Quảng Bình
không gửi đăng ký hồ sơ cho nhà tổ chức” . Trong thời gian này hai địa
danh khác của Việt Nam là Vịnh Hạ Long và đỉnh Phan Xi Păng cũng bị gỡ
ra khỏi danh sách bầu chọn của NewOpenWorld với lý do một số trang web
của Việt Nam trong quá trình vận động bầu chọn đã sử dụng logo và thông
tin của họ để tuyên truyền . Theo Ban quản lý vịnh Hạ Long thì tổ chức
này đòi các trang web khác muốn sử dụng các nội dung trên phải trả phí
5000 USD một tháng, vì mức phí vô lý này nên Ban quản lý đang phải tiếp
tục thương lượng với NewOpenWorld để giải quyết vụ việc . Tuy nhiên cuộc
bình chọn của tổ chức này cũng gây nhiều tranh cãi về tính thương mại
và thực tiễn bảo hộ thiên nhiên.
Ngày 1 tháng 8, các địa danh của
Việt Nam đã có trong danh sách với các thứ hạng là Vịnh Hạ Long xếp thứ
3, Động Phong Nha xếp thứ 11, núi Fansipan thứ 12, sông Mêkông thứ 30.
Ngày 7 tháng 1 năm 2009, tổ chức
New7Wonders (N7W) đã công bố danh sách 261 ứng viên đủ tiêu chuẩn đi
tiếp vòng hai của cuộc bầu chọn, trong đó có địa danh vịnh Hạ Long của
Việt Nam, sông Mê Kông có một phần chảy qua Việt Nam. Vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng bị loại khỏi danh sách bầu chọn vòng hai do mỗi quốc
gia chỉ được chọn một ứng cử viên có số phiếu cao nhất trong danh sách
ứng cử vòng 1
Hoạt động du lịch
Trung tâm dịch vụ phục vụ
khách du lịch toạ lạc tại xã Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch. Cổng vào
Trung tâm dịch vụ này nằm bên đường Hồ Chí Minh. Khách du lịch tham quan
hang động mua vé tham quan bao gồm cả chi phí ca nô, vé vào cửa. Khách
được ca nô chở ngược theo sông Son đến thăm động Tiên Sơn và động Phong
Nha. Ngoài ra còn có tua du lịch sinh thái riêng.
Sau khi vườn quốc gia này được
công nhận là di sản thế giới, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã bổ sung
ngành du lịch là một trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Với
những ưu thế về hệ thống hang động và đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng đã được khai thác để phát triển du lịch với các loại
hình du lịch:
• Du lịch khám phá hang động bằng xuồng
• Du lịch sinh thái, khám phá hệ động thực vật
• Leo núi mạo hiểm: ở đây có hang
chục đỉnh núi có độ cao tương đối trên 1.000 m, dốc đá vôi dựng đứng
phù hợp cho các họat động leo núi thể thao mạo hiểm Một trong những
tuyến du lịch mới là đi bằng du thuyền theo dòng sông Chày để ngược vào
rừng sâu. Càng đi ngược dòng sông Chày, dòng chảy sông này càng khúc
khuỷu, đi qua nhiều thác ghềnh và đến khu vực rừng Trộ Mợng. Tuyến này
đã được các đơn vị kinh doanh du lịch khảo sát và đề nghị mở tuyến du
lịch sinh thái rừng Phong Nha-Kẻ Bàng để sớm đưa vào phục vụ khách du
lịch ngoài tuyến tham quan các hang động Phong Nha và Tiên Sơn. Khu vực
Phong Nha-Kẻ Bàng có thác Chài cao khoảng 50 m, có bãi Ràn Bò… Tên gọi
Ràn Bò do đây là nơi bò tót sinh sống và sinh đẻ ở đây.
Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng có
nhiều địa danh được gọi theo đặc điểm của rừng như Nước Ngang – để chỉ
một dòng suối chảy vắt ngang, khác với các dòng suối khác chảy xuối
xuống trong khu vực này; Ðá Nằm – một hòn đá lớn nằm ngay giữa dòng thác
chảy; Chân Thớt – một hòn đá có hình dạng giống như một chiếc thớt dùng
để thái thịt. Con suối đặc biệt ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là Nước
Trồi – nơi có dòng nước chảy trồi lên khỏi mặt đất
Trong 3 năm sau khi được UNESCO
công nhận, lượng du khách đến tham quan Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
đã gia tăng đột biến Sân bay Đồng Hới đã được xây dựng và đưa vào hoạt
động từ ngày 18 tháng 5 năm 2008 để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, với
tuyến bay nối với Sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội từ ngày 1 tháng 9 năm
2008 và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 1
tháng 7 năm 2009. Việc Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là di sản thế
giới như là một cách quảng cáo tự nhiên, là một cú hích cho phát triển
du lịch, đặc biệt là thu hút du khách quốc tế . Tỉnh Quảng Bình cũng đã
cấp phép cho một số dự án du lịch lớn như: khu biệt thự nghỉ dưỡng sông
Son, khu nghỉ mát Đá Nhảy, khu nghỉ mát 4 sao Sun Spa… để tăng chất
lượng phục vụ khách du lịch. Phong Nha Kẻ Bàng, cùng với các di sản thế
giới khác tại miền Trung: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, cũng là một tuyến điểm quan
trọng trong chương trình quốc gia về du lịch mang tên Con đường di sản
miền Trung do Tổng cục Du lịch khởi xướng và phát động Nhờ lượng du
khách tham quan khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng, khoảng 1.000 dân khu vực Xuân
Sơn đã sống bằng nghề du lịch (dịch vụ thuyền tham quan, hướng dẫn
viên, nhiếp ảnh…). Nhiều người trước đây là lâm tặc nhưng hiện đã chuyển
sang bảo vệ rừng trong vườn quốc gia này. Trung tâm Văn hóa Du lịch
Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có 248 thuyền, tạo việc làm cho 500 cư dân địa
phương, với mỗi thuyền bao gồm 2 người được huấn luyện các kỹ năng an
toàn và hướng dẫn du khách và có thu nhập khoảng 70.000 đồng mỗi ngày.
Trong năm 2000, trung tâm này đã đào tạo cho những người sơn tràng địa
phương để họ chuyển đổi nghề nghiệp từ phá rừng sang bảo vệ rừng và cung
cấp dịch vụ du lịch
Tuy nhiên, do công tác quảng bá,
cung ứng dịch vụ, tiện ích cho khách du lịch đến thăm vườn quốc gia này
hầu như chưa có nên từ năm 2005 đến nay, khách đến tham quan Phong
Nha-Kẻ bàng bắt đầu chững lại và giảm dần, chủ yếu là khách nội địa,
trong đó lượng khách đến Phong Nha-Kẻ Bàng đến lần thứ hai chỉ chiếm 10%
Việc bố trí đèn chiếu sáng trong
các hang động vẫn chưa được thực hiện một cách khoa học, không làm nổi
bật nét đẹp huyền ảo tự nhiên của thạch nhũ. Bên trong hang động vẫn
chưa bố trí hợp lý nhà vệ sinh dành cho du khách tham quan
Công tác bảo tồn và quản lý
Công tác bảo tồn
Ban quản lý dự án vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có đội ngũ nhân viên 115 người bao gồm các chuyên
gia về động vật học, thực vật học, lâm sinh học, kinh tế-xã hội học
nhưng lại không có thẩm quyền xử lý các vi phạm và thiếu các phương tiện
quản lý hữu hiệu đối với các mối đe dọa đối với vườn quốc gia này Hiện
có một khu bán hoang dã dành cho linh trưởng với diện tích 18 ha tại
vườn quốc gia này với hàng rào điện tử. Dự án này do Hội động vật
Frankfurt (Zoologische Gesellschaft Frankfurt) (Đức) đầu tư dành riêng
cho Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để bào tồn 10 loại linh trưởng,
trong đó có voọc Hà Tĩnh, voọc chà vá chân nâu quý hiếm. Khu vực này có
có hệ sinh cảnh với đầy đủ thức ăn cho linh trưởng phát triển tốt
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ bàng
được đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình trong giai
đoạn 1997-2010. Vườn quốc gia này cũng được đưa vào kế hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học xuyên biên giới Phong Nha-Kẻ Bàng và Hin Namno giữa Lào
và Việt Nam. Nhiều cuộc hội thảo đã được chính quyền hai tỉnh Quảng Bình
và Khăm Muộn tổ chức để phối hợp bảo tồn khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng và
Hin Namno của Lào
Các vấn đề về quản lý và bảo tồn
Có hai làng người dân tộc thiểu
số Arem và Ma Coong sinh sống ở trong vùng lõi của Vườn quốc gia Phong
Nha-Kẻ Bàng. Bên trong vùng đệm của vườn quốc gia này, có 52.001 người
đang sinh sống, chủ yếu là người Kinh và một số nhỏ người Chứt và Vân
Kiều, nhiều người trong số họ mưu sinh bằng cách khai thác lâm sản.
Núi đá tại khu vực Vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng bị dân địa phương khai thác, đục đẽo để lấy đá bán
khiến cho nhiều triền núi bị nham nhở còn chính quyền địa phương thì làm
ngơ
Kể từ khi trở thành di sản thể
giới, lượng khách du lịch đến đây tăng vọt, các hoạt động của lâm tặc,
tình trạng săn bắn động vật hoang dã là mối nguy cho vườn quốc gia Phong
Nha-Kẻ Bàng, trong khi lực lượng kiểm lâm lại khá mỏng . Sự gia tăng du
khách thăm quan khu vườn quốc gia này cũng gây ra vấn đề cho môi trường
ở đây như các rác thải, ô nhiễm nước do hoạt động du lịch, ảnh hưởng
của con người lên hang động (nhiều người bẻ các măng đá mang về, khắc
chạm linh tinh lên vách động…), nhưng đặc biệt ảnh hưởng nhất là đe dọa
đến sự đa dạng sinh học. Nhiều cộng đồng dơi ở trong các hang động cũng
bị tác động xấu do sự tham quan của du khách.
Việc xây dựng một nhà máy nhiệt
điện chạy bằng than đá tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng
Trạch, cách Phong Nha-Kẻ Bàng 40 km về hướng đông bắc với công suất
3.600 MW được nhiều người đánh giá là có thể gây ô nhiễm không khí và
nước ở khu vực vườn quốc gia này[64].
Cháy rừng trong mùa khô cũng là một mối đe dọa thường trực đối với toàn khu vực.
Hoạt động xây dựng đường nối
đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 20 chạy xuyên qua lõi vườn quốc gia này và
cũng gây ra mối đe dọa về môi trường, làm ảnh hưởng đến khu vực sinh
sống của nhiều loài động thực vật, họat động nổ mìn phá đá làm đường
khiến nhiều loài động vật phải di dời khỏi nơi sinh sống , dù Chính phủ
Việt Nam đã có quyết định xây dựng đường Hồ Chí Minh chạy theo tuyến
đường 15 và 12A, cũ dọc theo ranh giới phía đông của khu vườn quốc gia
này chứ không cắt ngang qua khu vườn này để giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ
động thực vật cũng như địa hình khu vực
Do công tác quản lý còn yếu kém,
những khu vực rừng ở vùng đệm của vườn quốc gia này bị tàn phá nặng nề,
nhiều vùng gần như bị chặt trắng, các loài gỗ quý bị khai thác đến cạn
kiệt Hoạt động khai thác và buôn bán gỗ quý từ khu vườn quốc gia này
được tổ chức thành hệ thống hoàn chỉnh, ước tính mỗi ngày có khoảng 1
tấn gỗ bị khai thác cho mục đích thương mại, đặc biệt các loại gỗ quý có
giá cao như gỗ mun Diospyros spp., Giáng Hương Pterocarpus macrocarpus
Tình trạng săn bắt ồ ạt thú rừng
hoang dã trong vườn quốc gia này để bán cho các quán ăn, nhà hàng địa
phương rất nghiêm trọng. Động vật hoang dã ở đây bị săn bắt, mua bán,
giết thịt do ý thức của người dân kém, các cơ quan có thẩm quyền địa
phương làm ngơ, thậm chí một số cán bộ lãnh đạo thôn xã lại là lái buôn
động vật hoang dã, có cán bộ công an địa phương làm chủ một nhà hàng
thịt rừng chuyên phục vụ các món ăn từ động vật hoang dã được săn bắt từ
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện
không còn có ý nghĩa đối với bảo tồn hổ Panthera tigris, voi Elephas
maximus và các loài bò hoang dã Các giống cá chình quý ở đây là cá chình
hoa và cá chình mun cũng bị cư dân địa phương săn bắt ồ ạt phục vụ cho
các nhà hàng, quán ăn do mọi người tin rằng ăn thịt các loại cá chình
này có tác dụng tráng dương bổ thận [45] [69].
Công tác quy hoạch khu vực phụ cận
Công tác quy hoạch khu vực phụ
cận vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hầu như không được thực hiện bài
bản. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng trong khu vực phụ cần này cũng
bộc lộ nhiều vấn đề. Điều này dẫn đến việc cấp sổ đỏ tràn lan cho dân
địa phương, hàng lọat ngôi nhà và hàng quán được dân xây dựng một cách
tự phát, lộn xộn. Các chủ đầu tư đo thị mới và khu du lịch trong khu vực
này cũng đăng ký dự án để chiếm đất và không triển khai dự án. Bản quy
hoạch tổng thể và chi tiết với diện tích 200 ha do Trung tâm quy hoạch
tỉnh Quảng Bình thực hiện và chưa được phê duyệt được nhiều người đánh
giá là không có tầm nhìn tương lai . Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã
tuyên bố sẽ thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch xây dựng và phát triển du
lịch khu vực phụ cận Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Hỗ trợ quốc tế
Năm 2005, chính phủ Đức hỗ trợ hơn 12,6 triệu euro cho việc bảo vệ đa dạng sinh học của Phong Nha – Kẻ Bàng
Năm 2007, chính phủ Đức đã ủng hộ
cho Việt Nam 1,8 triệu euro để giúp bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện
thu nhập cho cư dân ở vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng nhận
được tài trợ 132.000 USD cho công tác bảo tồn loài linh trưởng trong
vườn quốc gia này cũng như khu vực vùng đệm từ Tổ chức bảo tồn động thực
vật hoang dã quốc tế (FFI) Năm 1998, Tổ chức Bảo vệ Động Thực vật Quốc
tế (FFI) đã thực hiện dự án đào tạo cho cán bộ quản lý vườn quốc gia
này. Ban Phát triển Quốc tế của Anh cũng hỗ trợ vốn cho Quỹ Bảo vệ Thiên
nhiên Thế Giới (WWF) để thực hiện dự án bảo tồn song hành vườn quốc gia
này và khu bảo tồn Hin Namno. Tổ chức FFI cũng cũng nhận được sự tài
trợ từ quĩ môi trường và quĩ các loài tiêu biểu thuộc phòng Môi trường,
Bộ Nông thôn và Lương thực Anh quốc để thực hiện dự án nâng cao nhận
thức bảo tồn cho học sinh địa phương cũng như du khách
Theo TCDL Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét