KÝ ỨC CHÓI LỌI 90
(ĐC sưu tầm trên NET)
Năm 1972, mọi người dùng tấm ảnh này trưng bày trong đại hội chiến sĩ thi đua, nhưng thời gian sau, bức ảnh bị thất lạc. Sau đó, rất tình cờ trong một một đợt vận động viết lại những kỷ niệm về trung đoàn, một đồng chí trong trung đoàn đã tìm thấy bức ảnh giắt trong cuốn sổ tay đã gửi trả lại cho chủ nhân. Cựu chiến binh Lê Bá Dương đã tặng bức ảnh quí giá đó cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam với mong muốn để thế hệ trẻ hiểu được về một thời sống và chiến đấu của thế hệ cha anh một cách chân thực nhất.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước…
"Thằng Cả, thằng Hai, cũng là con mẹ ..."
"Đò lên Thạch Hãn, ơi chèo nhẹ ..."
"Chính quyền giả, quân đội giả..."
“Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc,
Một dấu chân in màu đất hai miền. ”
(Lê bá Dương)
Trận Thành cổ Quảng Trị là trận chiến kéo dài 81 ngày đêm, giữa một bên là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và một bên là Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng với Quân đội Hoa Kỳ tại thành cổ Quảng Trị vào năm 1972, là một trong những trận chiến ác liệt nhất trong Chiến dịch Xuân Hè 1972.
Sau khi liên tiếp tung các đơn vị bộ binh, sử dụng hỏa lực không giới hạn, Việt Nam Cộng hòa cùng Hoa Kỳ đã thành công trong việc tái chiếm Thành cổ. việc tái chiếm đã kéo dài tới 3 tháng so với kế hoạch 2 tuần.
Sau 2 đợt tấn công, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1972 Quân Giải phóng đã chiếm giữ toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa dồn lực lượng mở chiến dịch Lam Sơn, phản công với sự tham gia của không quân, hải quân Hoa kì, Đầu tháng 7 tiến đến thị xã Quảng Trị. Cuộc chiến 81 ngày ở thị xã và thành cổ Quảng Trị bắt đầu.
Phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa: Các Lữ đoàn dù 1, 2, 3; Liên đoàn 81; Thiết đoàn 7, 18 kị binh; 3 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến và các tiểu đoàn pháo, công binh…
Quân đội Hoa Kỳ: B-52, pháo hạm yểm trợ từ Hạm đội 7.
Trong 81 ngày đêm, Hoa Kỳ đã sử dụng:
4.958 lượt/máy bay B-52 (trung bình 60 lượt/ngày đêm). 9.048 lượt/ máy bay phản lực các loại (trung bình hơn 100 lượt/ngày đêm), ném hơn 120 nghìn tấn bom đạn (bằng 7 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima), trung bình các chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia trận đánh phải hứng chịu 4 tấn bom mỗi người.
Hơn 950 nghìn viên đạn pháo 105mm, 55 nghìn viên đạn pháo 155 mm, 8.164 viên đạn pháo 175mm, hơn 615 nghìn viên đạn hải pháo (trung bình mỗi chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải hứng chịu khoảng 50 quả đạn pháo). Tính riêng từ ngày 9 tháng 9 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972, chỉ trong 1 tuần quân Mỹ đã sử dụng: 95.570 viên đạn pháo 105 ly; 11.002 viên đạn pháo 155 ly; 2.630 viên đạn pháo 175 ly; 14.223 viên đạn pháo từ hạm đội 7 và 163 lần/chiếc máy bay phản lực Mỹ.
Có ngày số bom Mỹ ném ở Quảng Trị vượt xa số bom Mỹ ném trên toàn miền Nam trong các năm 1968-1969. Dữ dội nhất là ngày 25/7, thị xã phải chịu 35.000 quả đạn pháo chưa kể bom từ máy bay. Thành cổ Quảng Trị chỉ rộng 3 km vuông và vùng ven có ngày phải chịu hơn hai vạn quả đạn đại bác cỡ lớn.
Với việc huy động một số lượng bom đạn không lồ, quân Mỹ hoàn toàn có ưu thế áp đảo về hỏa lực.
Phía Quân Giải phóng: Lực lượng phòng thủ thị xã Quảng Trị gồm Trung đoàn 48 (thuộc sư đoàn 320B), Trung đoàn Triệu Hải, tức E27 sư đoàn 320B (sau này là F390) Trung đoàn 95 (sư đoàn 325), 2 tiểu đoàn địa phương đóng ở Quảng Trị. Chi viện trực tiếp cho lực lượng này là các đơn vị còn lại của Sư đoàn 325 và Sư đoàn 312. Ngoài ra, sườn phía tây thị xã do trung đoàn 88 (thiếu) của sư 308 chốt giữ; vài xe tăng và một số đơn vị pháo phòng không, chủ yếu là bộ binh. Có tới hơn 80% thương vong của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là do oanh tạc và pháo kích, 20% là trong các cuộc đọ súng bộ binh.
Chiều 28 tháng 6, sau khi vượt sông Mỹ Chánh, QLVNCH đã cô lập được một bộ phận của các sư đoàn 304 và 308 Quân Giải phóng ở nam Sông Mỹ Chánh. Ngày 29 tháng 6, các lữ TQLC 147 và 258 tấn công các khu vực Diên Khanh, Xuân Viện, Kim Giao (thuộc huyện Hải Lăng), phối hợp với Lữ TQLC 369 từ Mỹ Thủy và Cổ Lũy đánh ra. Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 7, sau khi nhổ từng chốt chặn của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên khoảng cách từng hecta một, bị thương vong hơn 300 quân, Lữ dù 1 và Liên đoàn 1 Biệt động quân đã có mặt ở ngoại vi thị xã Quảng Trị.
Ngày 7 tháng 7, Đại đội 9, tăng cường 1 trung đội của Đại đội 10, thuộc Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 48) Quân Giải phóng với một trung đội địa phương và 3 xe tăng, được Trung đoàn pháo 45 chi viện, phản kích ở phía Đông La Vang Hữu. Xe tăng qgp bất ngờ xuất hiện, đội hình Quân VNCH rối loạn, bật ra khỏi khu vực La Vang Hữu, thương vong hàng trăm binh lính, cháy hai xe tăng. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bị hỏng hai xe tăng, một chiếc do bắn nhầm và một chiếc bị bom.
Thời hạn chiếm lại Thành Cổ do Mỹ hoạch định sắp hết, nhưng đà tiến vẫn bị chặn đứng. Quân Mỹ tăng cường hỏa lực, nâng tổng số đạn pháo đánh phá thị xã từ 8.000 viên/ngày lên 15.000 viên/ngày, cao điểm có ngày lên tới 30.000 viên/ngày, sử dụng 40 đến 60 lần/chiếc máy bay phản lực một ngày, dùng bom khoan đánh phá hầm hào tường thành, tăng số phi vụ máy bay B-52 ném bom dọc bờ tả ngạn sông Thạch Hãn và hậu phương.
Ngày 13 tháng 7, máy bay trực thăng chở đại tá Nguyễn Trọng Bảo, tham mưu phó sư dù và 8 sĩ quan tham mưu đi đốc thúc việc cắm cờ bị trận địa súng máy 12,7 mm của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam do Bùi Trung Thành chỉ huy bắn hạ.
Rạng sáng 14 tháng 7, biệt kích đột nhập vào phía đông Thành cổ, định cắm cờ, chụp ảnh nhưng bị đại đội 14 trung đoàn 48 phát hiện, tiêu diệt, số còn bỏ cờ lại rút chạy. Mũi đột kích sâu của sư dù và thiết đoàn 20 cũng bị đẩy lùi.
Ý định của QLVNCH chiếm thị xã trước ngày 13 tháng 7 để làm đòn cân tại Hội nghị Paris không thực hiện được. Thương vong mỗi bên lên đến hàng nghìn người. Sau mười ngày liên tục tiến công Thị xã, sư đoàn dù chịu tổn thất khá lớn. QLVNCH bị thương vong 1.071 binh lính, tiểu đoàn dù 1 và 5 bị tổn thất nặng.
Ngày 14 tháng 7, Sư dù và Sư TQLC QLVNCH tổ chức tấn công đợt 2 nhằm chiếm thị xã trước ngày 18 tháng 7, chậm nhất trước ngày 27 tháng 7. Lữ dù 1 đánh Quy Thiện, Trì Bưu, Lữ dù 2 đánh Tích Tường, Như Lệ. Các lữ TQLC 147 và 369 tiến sát sông Vĩnh Định, chiếm An Tiêm, Nại Cửu và Bích La Đông. Đến ngày 16 tháng 7, Lữ dù 1 đã chiếm được các làng Trì Bưu, Cổ Thành; Trung đoàn 18 (Sư 325 qgp) bị tổn thất nặng phải rút ra Ái Tử - Đông Hà, Bộ tư lệnh B5 điều Trung đoàn 95 (Sư 325) vào thay. QLVNCH đã hình thành thế bao vây ba mặt quanh thị xã Quảng Trị nhưng chưa vào được nội đô.
Từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 7, tướng Lê Quang Lưỡng tung (Liên đoàn biệt kích dù 81) lực lượng dự bị cuối cùng, vào chiến đấu, chiếm được các làng Trì Bưu, Cổ Thành. Tiểu đoàn biệt kích dù 27 tiến sát góc Đông Nam Thành cổ nhiều lần lao lên định cắm cờ lên tường thành nhưng đều bị Trung đoàn 48 đẩy lùi. Hai bên tổn thất lớn về sinh mạng.
Ngày 28 tháng 7, thời hạn đánh chiếm thị xã Quảng Trị và thành cổ đã hết, tướng Ngô Quang Trưởng quyết định dừng cuộc tấn công của Sư đoàn dù, chuyển giao nhiệm vụ đánh chiếm thị xã Quảng Trị cho Sư đoàn thủy quân lục chiến. Trong tháng 7, mỗi ngày Không lực Hoa Kỳ huy động từ 40 đến 60 phi vụ B-52, 130 đến 150 phi vụ máy bay cường kích yểm hộ mặt đất cho QLVNCH.
Ngày 5 tháng 8, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 Quân Giải phóng tập kích 1 đại đội ở Hạnh Hoa, đánh thiệt hại 3 đại đội khác, bắn cháy 5 xe tăng.
Từ hạ tuần tháng 7 đến 15 tháng 9, Trung đoàn 88 sư đoàn 308 Quân Giải phóng bảo vệ khu vực Tây nam Thành cổ, giữ vững trận địa từ khu vực trường Bồ Đề, khu Đệ Ngũ, ngã ba Bãi Đá, khu Cầu Sắt, khu Long Hưng đến La Vang và đồn Gia Long. Trung đoàn đã đánh hơn 100 trận lớn nhỏ, trong đó có 50 trận cấp đại đội đến trung đoàn.
Trung tuần tháng 8 năm 1972, sư đoàn 325 chỉ huy lực lượng phòng thủ Thành cổ Quảng Trị. Đêm 24 tháng 8, một phân đội đặc công Sư đoàn 325 Quân Giải phóng đã luồn sâu đánh sở chỉ huy tiểu đoàn thủy quân lục chiến ở An Lưu.
Sở chỉ huy Thành cổ ở mép sông, dưới một căn hầm rượu của dinh tỉnh trưởng Quảng Trị đã bị bom đạn làm đổ nát, gạch đá gỗ sắt ngổn ngang bao phủ cả khu hầm dày tới 4-5 mét. Hầm được cải tạo, chia thành ba ngăn có giao thông hào chạy ra bên ngoài. Một làm khu phẫu thuật, một cho thông tin trinh sát và một cho chỉ huy và trực ban tác chiến. Cửa hầm có trung liên và B-41 bảo vệ. Không lực Hoa Kỳ hàng ngày soi tìm, nhưng không phát hiện được.
Từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 8 năm 1972, thị xã thuộc Quân Giải phóng. Đêm đêm, họ tập kích ở Tri Bưu, ở Thạch Hãn, chùa Bà năm, khiến quân Việt Nam cộng hòa không tiến được.
Mỗi đêm qgp bổ sung trung bình 40-50 người (trừ số người đào ngũ, lạc ngũ hoặc bị thương từ bên kia bờ sông, chiếm khoảng 30-40%), chỉ đủ để bù đắp số thương vong trong chiến đấu. Tiếp tế lương thực, đạn dược, thuốc men, quà Quốc khánh từ hậu phương tới bằng thuyền gắn máy.
Ngày 4 đến ngày 6 tháng 9 năm 1972, trời mưa to, nước sông Thạch Hãn lên nhanh, chảy xiết, có đêm trôi dạt hàng chục chiến sĩ vượt sông. Công sự chốt bị sụt lở. Tiểu đoàn 4 E95 tập kích khu tam giác Thạch Hãn, chiếm một số công sự của VNCH, cải thiện thế phòng thủ ở đó.
Ngày 4 tháng 9 năm 1972, E88 F308 Quân Giải phóng rút khỏi khu Thạch Hãn tây và khu giáp sông thôn Ðệ Ngũ-trường Bồ Đề, một bộ phận tiểu đoàn 7, trung đoàn 18 và tiểu đoàn 4, trung đoàn 95 thay thế giữ sườn phía nam thị xã.
Ngày 7 tháng 9 năm 1972, Không quân, hải quân Hoa Kỳ, pháo binh Việt Nam Cộng hòa bắn suốt 48 giờ tất cả các trận địa của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tập trung khu Thành cổ, các bến vượt sông, đường cơ động lực lượng và vận chuyển. B-52 rải thảm tả ngạn sông Thạch Hãn, tập trung vào khu Nhan Biều-ái Tử và các trận địa pháo.
Đêm 7 tháng 9, tiểu đoàn K2 E48 Quân Giải phóng tập kích khu Hành Hoa, Tiểu đoàn 5 trung đoàn 95 tập kích khu nhà thờ Tin Lành.
Sáng ngày 9 tháng 9 năm 1972, hai lữ đoàn TQLC với năm mũi, tiến công từ ba hướng vào thị xã, có xe tăng, xe thiết giáp, súng phun lửa. Đồng thời tiến công khu La Vang-Tích Tường-Như Lệ để chặn sư đoàn 308, tiến công Bích Khê-Nại Cửu để chặn sư đoàn 320.
Một trung đội VNCH lọt vào thành cổ, bị K3 Tam Đảo phản kích dữ dội phải tháo chạy.
Tiểu đoàn 4 E95 Quân Giải phóng chặn đánh 3 tiểu đoàn ở khu Tin Lành. Quân lực Việt Nam Cộng hòa thiệt hại một đại đội, nhưng chiếm được khu Mỹ Tây. Đêm 9 tháng 9, tiểu đoàn 4 cùng tiểu đoàn 5 E95 Quân Giải phóng tập kích chiếm lại khu Mỹ Tây, đẩy Quân lực Việt Nam Cộng hòa chạy về nam sông con. Sau khi được củng cố, K8 vào thành.
Ngày 10, 11, 12 tháng 9 năm 1972, QLVNCH lấn dũi mạnh từ hướng nam-đông-nam. Nhiều toán nhảy vào thành bị tiêu diệt. Quanh Thành cổ, dưới hào nước, xác chết trương phềnh, mùi hôi thối xông lên nồng nặc.
Ngày 10 tháng 9, giao tranh quyết liệt. Đêm 10 tháng 9, tiểu đoàn 4 ra ngoài củng cố, tiểu đoàn 5 E95 thay thế, chiến đấu ở tây-nam Thành cổ.
Đêm 12, Quân Giải phóng tăng cường tiểu đoàn 3 E48 (201 người) và 70 tân binh.
Ngày 13-9-1972, trời mưa to, lũ lớn, QLVNCH sau 4 ngày liên tục tiến công, chưa chiếm được Thành, nhưng 6 tiểu đoàn thuộc 2 lữ đoàn Thủy quân lục chiến đã áp sát ba góc Thành cổ: Nam, Đông Nam, Đông Bắc.
Ngày 14 tháng 9 năm 1972, QLVNCH tiến sát khu chùa Bà Năm, khu trại giam, chợ, khu Mỹ Tây, Trường Nữ. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chống trả quyết liệt, giữ vững các chốt, thương vong nhiều.
Không chiếm được thành, VNCH củng cố công sự và bao vây thành từ ba phía, điều xe tăng phun lửa liên tục tấn công vào các chốt của Quân Giải phóng.
Ngày 14-9-1972, sau khi dùng xe tăng phun lửa dữ dội vào các chốt phòng thủ, quân VNCH tấn công vào thành. Tiểu đoàn phòng thủ lúc này chỉ còn gần 20 tay súng, với thề danh dự: "K3-Tam Đảo còn, Thành cổ Quảng Trị còn". B-40, B-41, lựu đạn, nổ súng đánh trả quyết liệt khiến quân lực VNCH tháo chạy.
2 giờ chiều, các tay súng của đại đội 9 Quân Giải phóng đánh bật một nhóm tấn công.
18 giờ, từ ba góc, TQLC tiếp tục mở đợt tấn công dữ dội vào thành. Được sự chi viện của K8 và các tay súng của E48 Sư đoàn 320, tiểu đoàn đã ngoan cường chiến đấu, đánh bật quân VNCH ra khỏi thành.
Tiểu đoàn 1 Quái Điểu VNCH vượt con suối đường Trần Hưng Đạo lúc nửa đêm, dùng mìn Claymore buộc vào cây tre dài dập tắt những ổ thượng liên và DKZ của Quân Giải phóng trong những lô cốt phòng thủ, chỉ trong thời gian ngắn đã chọc thủng phòng tuyến của qgp, tiến chiếm các vị trí ở quanh Nhà máy điện, trường Nữ Tiểu học, doanh trại Cảnh sát Dã chiến.
Rạng sáng ngày 13 tháng 9/1972, đại đội 5 tiểu đoàn 2 QLVNCH tấn công khu vực chợ Quảng Trị. Hai bên giao tranh dữ dội. Cuối cùng quân VNCH chiếm được mục tiêu, tiến chiếm khu hành chính gồm Ty Bưu điện, Ty Thanh Niên, Ty Ngân khố và tiến sát đến dinh tỉnh trưởng - nơi 1 đại đội của Quân Giải phóng cố thủ.
Đại đội 4 và đại đội 5 của tiểu đoàn 2 QLVNCH tấn công vào khu vực tòa Hành chánh tỉnh và Ty Tiểu học vụ Quảng Trị nơi đặt bộ chỉ huy một trung đoàn quân GP, bộ chỉ huy tại đây dời ra hướng sông.
4 giờ sáng ngày 15 tháng 9, được chi viện tối đa hỏa lực của không quân, pháo binh, xe tăng, súng phun lửa các loại Lữ đoàn thủy quân lục chiến 258 và 147 tổng công kích từ ba hướng, 4 đại đội của tiểu đoàn 3 và tiểu đoàn 6 TQLC dàn hàng ngang xung phong tập kích sở chỉ huy K1 E48 Quân Giải phóng, chiếm một góc khu đông bắc Thành cổ. Các chốt của Quân Giải phóng còn lại tiếp tục chiến đấu trong ngày, mặc dù sức chiến đấu đã giảm, quân số bị thương vong nhiều.
Trong đêm 15 tháng 9 năm 1972, để yểm trợ cho lực lượng đang cố thủ, Quân Giải phóng pháo kích dữ dội vào đội hình tiểu đoàn 3 và 6 TQLC. Vào lúc 22 giờ ngày 15 tháng 9 chỉ huy mặt trận quyết định rút quân khỏi thị xã và thành cổ. Thứ tự rút: ưu tiên thương binh đi trước, tiếp đến các lực lượng tiểu đoàn, rồi đến các đơn vị trực thuộc, cuối cùng là sở chỉ huy Thành. K2 E48, K8, vệ binh - trinh sát bảo vệ đội hình rút. Ban chỉ huy Trung đoàn hỗn hợp cùng đội vệ binh rút cuối cùng vào nửa đêm 15 rạng ngày 16. Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 được lệnh dừng lại, không vượt sông sang phản kích nữa, mà nhanh chóng triển khai lực lượng phòng thủ tả ngạn sông Thạch Hãn, khu vực Nhan Biều - Ái Tử.
Rạng sáng, các đơn vị TQLC đồng loạt xung phong, những tổ kháng cự cuối cùng của Quân Giải phóng chống trả mạnh trong nửa giờ, sau đó bật khỏi phòng tuyến.
Chiều muộn ngày 16-9, thiếu tá Hoàng Thiện, chính ủy, trưởng ban cán sự các lực lượng chiến đấu trong Thành cổ Quảng Trị, một sĩ quan vóc người nhỏ bé, gánh trên vai một trọng trách quá lớn, đã phải tự chịu trách nhiệm với một mệnh lệnh khó khăn nhất trong cuộc đời quân ngũ. Sau khi ra lệnh rút lui, chính ủy mới nhớ ra mình không biết bơi. May có người cần vụ quê Nga Sơn (Thanh Hóa) là Đào Xuân Kính bơi giỏi trợ giúp ông, trong đội hình với hai trăm tay súng cuối cùng bơi qua sông Thạch Hãn dưới làn đạn như mưa liên tục.
Sau (81 ngày đêm) chiếm giữ Cổ Thành và thị xã Quảng Trị, Các chốt chiến đấu vòng ngoài bị xóa sổ, trung đoàn 48B thuộc sư đoàn 390 Quân Giải phóng - đơn vị chiếm giữ trung tâm thị xã, thiệt hại hơn 80% quân số. Các sư đoàn, trung đoàn tham chiến tổn thất quá nửa quân số, tổng số thương vong khoảng 4.000 đến một vạn người.
QLVNCH, chiếm được thành cổ với giá đắt. Kế hoạch chiếm thị xã trước ngày 13/7 để mặc cả tại Hội nghị Paris không thành công. Riêng Thủy quân Lục chiến VNCH đã có 3.658 binh sĩ tử trận, chiếm 25% quân số toàn binh chủng, tổng số thiệt mạng của tất cả các đơn vị VNCH là 7.756, cùng với nhiều ngàn lính khác bị thương. Cả 2 bên đều bị tổn thất nặng nề.
Thiệt hại lớn của các đơn vị tinh nhuệ khiến QLVNCH cũng không đủ sức tấn công tiếp lên phía bắc, các chiến dịch Lam Sơn 72A và các cuộc hành quân "Sóng thần" tái chiếm bờ bắc Thạch Hãn nhanh chóng bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh bại. Hai bên quay về giữ thế giằng.
Tuy mất thị xã và Thành cổ nhưng Quân Giải phóng giữ được hai căn cứ bàn đạp Tích Tường, Như Lệ, Phước Môn, Tân Téo phía Tây và Bích La, An Lộng, Chợ Sãi, Nại Cửu, Long Quang, phía Đông hữu ngạn sông Thạch Hãn. Sư đoàn 324 giữ các vị trí cực tây Quảng Trị. Quân VNCH đã tiếp tục tìm cách giành lại nhưng đều bị Quân Giải phóng bẻ gãy.
Khu thành cổ Quảng Trị rộng 16 ha là một phần của Khu di tích Thành cổ Quảng Trị, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Do mật độ bom đạn rất cao và kéo dài nên hầu hết bộ đội tử trận trong Thành cổ Quảng Trị đều bị vùi lấp. Nơi đây được xây dựng thành nơi yên nghỉ chung cho những người đang nằm trong lòng đất với nhiều cây xanh, đài tưởng niệm, bảo tàng...
“ Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước.
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm ”
Những năm gần đây, vào ngày 27 tháng 7 (Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam) gần dịp rằm tháng bảy, chính quyền tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm những người đã nằm lại tại Thành cổ trong 81 ngày đêm. Chính quyền- Nhân dân thị xã thường tổ chức Chương trình "Đêm hoa đăng" vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tưởng niệm và tri ân những Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh trên dòng sông huyền thoại này. Chương trình đó đã trở thành nét Văn hóa mới của thị xã Quảng trị trong thời kỳ đổi mới.
https://youtu.be/Wc0lCcSj7s4
Dũng sĩ diệt Mỹ ở tuổi 15
Một dấu chân in màu đất hai miền. ”
(Lê bá Dương)
Trận Thành cổ Quảng Trị là trận chiến kéo dài 81 ngày đêm, giữa một bên là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và một bên là Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng với Quân đội Hoa Kỳ tại thành cổ Quảng Trị vào năm 1972, là một trong những trận chiến ác liệt nhất trong Chiến dịch Xuân Hè 1972.
Sau khi liên tiếp tung các đơn vị bộ binh, sử dụng hỏa lực không giới hạn, Việt Nam Cộng hòa cùng Hoa Kỳ đã thành công trong việc tái chiếm Thành cổ. việc tái chiếm đã kéo dài tới 3 tháng so với kế hoạch 2 tuần.
Sau 2 đợt tấn công, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1972 Quân Giải phóng đã chiếm giữ toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa dồn lực lượng mở chiến dịch Lam Sơn, phản công với sự tham gia của không quân, hải quân Hoa kì, Đầu tháng 7 tiến đến thị xã Quảng Trị. Cuộc chiến 81 ngày ở thị xã và thành cổ Quảng Trị bắt đầu.
Phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa: Các Lữ đoàn dù 1, 2, 3; Liên đoàn 81; Thiết đoàn 7, 18 kị binh; 3 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến và các tiểu đoàn pháo, công binh…
Quân đội Hoa Kỳ: B-52, pháo hạm yểm trợ từ Hạm đội 7.
Trong 81 ngày đêm, Hoa Kỳ đã sử dụng:
4.958 lượt/máy bay B-52 (trung bình 60 lượt/ngày đêm). 9.048 lượt/ máy bay phản lực các loại (trung bình hơn 100 lượt/ngày đêm), ném hơn 120 nghìn tấn bom đạn (bằng 7 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima), trung bình các chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia trận đánh phải hứng chịu 4 tấn bom mỗi người.
Hơn 950 nghìn viên đạn pháo 105mm, 55 nghìn viên đạn pháo 155 mm, 8.164 viên đạn pháo 175mm, hơn 615 nghìn viên đạn hải pháo (trung bình mỗi chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải hứng chịu khoảng 50 quả đạn pháo). Tính riêng từ ngày 9 tháng 9 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972, chỉ trong 1 tuần quân Mỹ đã sử dụng: 95.570 viên đạn pháo 105 ly; 11.002 viên đạn pháo 155 ly; 2.630 viên đạn pháo 175 ly; 14.223 viên đạn pháo từ hạm đội 7 và 163 lần/chiếc máy bay phản lực Mỹ.
Có ngày số bom Mỹ ném ở Quảng Trị vượt xa số bom Mỹ ném trên toàn miền Nam trong các năm 1968-1969. Dữ dội nhất là ngày 25/7, thị xã phải chịu 35.000 quả đạn pháo chưa kể bom từ máy bay. Thành cổ Quảng Trị chỉ rộng 3 km vuông và vùng ven có ngày phải chịu hơn hai vạn quả đạn đại bác cỡ lớn.
Với việc huy động một số lượng bom đạn không lồ, quân Mỹ hoàn toàn có ưu thế áp đảo về hỏa lực.
Phía Quân Giải phóng: Lực lượng phòng thủ thị xã Quảng Trị gồm Trung đoàn 48 (thuộc sư đoàn 320B), Trung đoàn Triệu Hải, tức E27 sư đoàn 320B (sau này là F390) Trung đoàn 95 (sư đoàn 325), 2 tiểu đoàn địa phương đóng ở Quảng Trị. Chi viện trực tiếp cho lực lượng này là các đơn vị còn lại của Sư đoàn 325 và Sư đoàn 312. Ngoài ra, sườn phía tây thị xã do trung đoàn 88 (thiếu) của sư 308 chốt giữ; vài xe tăng và một số đơn vị pháo phòng không, chủ yếu là bộ binh. Có tới hơn 80% thương vong của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là do oanh tạc và pháo kích, 20% là trong các cuộc đọ súng bộ binh.
Chiều 28 tháng 6, sau khi vượt sông Mỹ Chánh, QLVNCH đã cô lập được một bộ phận của các sư đoàn 304 và 308 Quân Giải phóng ở nam Sông Mỹ Chánh. Ngày 29 tháng 6, các lữ TQLC 147 và 258 tấn công các khu vực Diên Khanh, Xuân Viện, Kim Giao (thuộc huyện Hải Lăng), phối hợp với Lữ TQLC 369 từ Mỹ Thủy và Cổ Lũy đánh ra. Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 7, sau khi nhổ từng chốt chặn của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên khoảng cách từng hecta một, bị thương vong hơn 300 quân, Lữ dù 1 và Liên đoàn 1 Biệt động quân đã có mặt ở ngoại vi thị xã Quảng Trị.
Ngày 7 tháng 7, Đại đội 9, tăng cường 1 trung đội của Đại đội 10, thuộc Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 48) Quân Giải phóng với một trung đội địa phương và 3 xe tăng, được Trung đoàn pháo 45 chi viện, phản kích ở phía Đông La Vang Hữu. Xe tăng qgp bất ngờ xuất hiện, đội hình Quân VNCH rối loạn, bật ra khỏi khu vực La Vang Hữu, thương vong hàng trăm binh lính, cháy hai xe tăng. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bị hỏng hai xe tăng, một chiếc do bắn nhầm và một chiếc bị bom.
Thời hạn chiếm lại Thành Cổ do Mỹ hoạch định sắp hết, nhưng đà tiến vẫn bị chặn đứng. Quân Mỹ tăng cường hỏa lực, nâng tổng số đạn pháo đánh phá thị xã từ 8.000 viên/ngày lên 15.000 viên/ngày, cao điểm có ngày lên tới 30.000 viên/ngày, sử dụng 40 đến 60 lần/chiếc máy bay phản lực một ngày, dùng bom khoan đánh phá hầm hào tường thành, tăng số phi vụ máy bay B-52 ném bom dọc bờ tả ngạn sông Thạch Hãn và hậu phương.
Ngày 13 tháng 7, máy bay trực thăng chở đại tá Nguyễn Trọng Bảo, tham mưu phó sư dù và 8 sĩ quan tham mưu đi đốc thúc việc cắm cờ bị trận địa súng máy 12,7 mm của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam do Bùi Trung Thành chỉ huy bắn hạ.
Rạng sáng 14 tháng 7, biệt kích đột nhập vào phía đông Thành cổ, định cắm cờ, chụp ảnh nhưng bị đại đội 14 trung đoàn 48 phát hiện, tiêu diệt, số còn bỏ cờ lại rút chạy. Mũi đột kích sâu của sư dù và thiết đoàn 20 cũng bị đẩy lùi.
Ý định của QLVNCH chiếm thị xã trước ngày 13 tháng 7 để làm đòn cân tại Hội nghị Paris không thực hiện được. Thương vong mỗi bên lên đến hàng nghìn người. Sau mười ngày liên tục tiến công Thị xã, sư đoàn dù chịu tổn thất khá lớn. QLVNCH bị thương vong 1.071 binh lính, tiểu đoàn dù 1 và 5 bị tổn thất nặng.
Ngày 14 tháng 7, Sư dù và Sư TQLC QLVNCH tổ chức tấn công đợt 2 nhằm chiếm thị xã trước ngày 18 tháng 7, chậm nhất trước ngày 27 tháng 7. Lữ dù 1 đánh Quy Thiện, Trì Bưu, Lữ dù 2 đánh Tích Tường, Như Lệ. Các lữ TQLC 147 và 369 tiến sát sông Vĩnh Định, chiếm An Tiêm, Nại Cửu và Bích La Đông. Đến ngày 16 tháng 7, Lữ dù 1 đã chiếm được các làng Trì Bưu, Cổ Thành; Trung đoàn 18 (Sư 325 qgp) bị tổn thất nặng phải rút ra Ái Tử - Đông Hà, Bộ tư lệnh B5 điều Trung đoàn 95 (Sư 325) vào thay. QLVNCH đã hình thành thế bao vây ba mặt quanh thị xã Quảng Trị nhưng chưa vào được nội đô.
Từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 7, tướng Lê Quang Lưỡng tung (Liên đoàn biệt kích dù 81) lực lượng dự bị cuối cùng, vào chiến đấu, chiếm được các làng Trì Bưu, Cổ Thành. Tiểu đoàn biệt kích dù 27 tiến sát góc Đông Nam Thành cổ nhiều lần lao lên định cắm cờ lên tường thành nhưng đều bị Trung đoàn 48 đẩy lùi. Hai bên tổn thất lớn về sinh mạng.
Ngày 28 tháng 7, thời hạn đánh chiếm thị xã Quảng Trị và thành cổ đã hết, tướng Ngô Quang Trưởng quyết định dừng cuộc tấn công của Sư đoàn dù, chuyển giao nhiệm vụ đánh chiếm thị xã Quảng Trị cho Sư đoàn thủy quân lục chiến. Trong tháng 7, mỗi ngày Không lực Hoa Kỳ huy động từ 40 đến 60 phi vụ B-52, 130 đến 150 phi vụ máy bay cường kích yểm hộ mặt đất cho QLVNCH.
Ngày 5 tháng 8, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 Quân Giải phóng tập kích 1 đại đội ở Hạnh Hoa, đánh thiệt hại 3 đại đội khác, bắn cháy 5 xe tăng.
Từ hạ tuần tháng 7 đến 15 tháng 9, Trung đoàn 88 sư đoàn 308 Quân Giải phóng bảo vệ khu vực Tây nam Thành cổ, giữ vững trận địa từ khu vực trường Bồ Đề, khu Đệ Ngũ, ngã ba Bãi Đá, khu Cầu Sắt, khu Long Hưng đến La Vang và đồn Gia Long. Trung đoàn đã đánh hơn 100 trận lớn nhỏ, trong đó có 50 trận cấp đại đội đến trung đoàn.
Trung tuần tháng 8 năm 1972, sư đoàn 325 chỉ huy lực lượng phòng thủ Thành cổ Quảng Trị. Đêm 24 tháng 8, một phân đội đặc công Sư đoàn 325 Quân Giải phóng đã luồn sâu đánh sở chỉ huy tiểu đoàn thủy quân lục chiến ở An Lưu.
Sở chỉ huy Thành cổ ở mép sông, dưới một căn hầm rượu của dinh tỉnh trưởng Quảng Trị đã bị bom đạn làm đổ nát, gạch đá gỗ sắt ngổn ngang bao phủ cả khu hầm dày tới 4-5 mét. Hầm được cải tạo, chia thành ba ngăn có giao thông hào chạy ra bên ngoài. Một làm khu phẫu thuật, một cho thông tin trinh sát và một cho chỉ huy và trực ban tác chiến. Cửa hầm có trung liên và B-41 bảo vệ. Không lực Hoa Kỳ hàng ngày soi tìm, nhưng không phát hiện được.
Từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 8 năm 1972, thị xã thuộc Quân Giải phóng. Đêm đêm, họ tập kích ở Tri Bưu, ở Thạch Hãn, chùa Bà năm, khiến quân Việt Nam cộng hòa không tiến được.
Mỗi đêm qgp bổ sung trung bình 40-50 người (trừ số người đào ngũ, lạc ngũ hoặc bị thương từ bên kia bờ sông, chiếm khoảng 30-40%), chỉ đủ để bù đắp số thương vong trong chiến đấu. Tiếp tế lương thực, đạn dược, thuốc men, quà Quốc khánh từ hậu phương tới bằng thuyền gắn máy.
Ngày 4 đến ngày 6 tháng 9 năm 1972, trời mưa to, nước sông Thạch Hãn lên nhanh, chảy xiết, có đêm trôi dạt hàng chục chiến sĩ vượt sông. Công sự chốt bị sụt lở. Tiểu đoàn 4 E95 tập kích khu tam giác Thạch Hãn, chiếm một số công sự của VNCH, cải thiện thế phòng thủ ở đó.
Ngày 4 tháng 9 năm 1972, E88 F308 Quân Giải phóng rút khỏi khu Thạch Hãn tây và khu giáp sông thôn Ðệ Ngũ-trường Bồ Đề, một bộ phận tiểu đoàn 7, trung đoàn 18 và tiểu đoàn 4, trung đoàn 95 thay thế giữ sườn phía nam thị xã.
Ngày 7 tháng 9 năm 1972, Không quân, hải quân Hoa Kỳ, pháo binh Việt Nam Cộng hòa bắn suốt 48 giờ tất cả các trận địa của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tập trung khu Thành cổ, các bến vượt sông, đường cơ động lực lượng và vận chuyển. B-52 rải thảm tả ngạn sông Thạch Hãn, tập trung vào khu Nhan Biều-ái Tử và các trận địa pháo.
Đêm 7 tháng 9, tiểu đoàn K2 E48 Quân Giải phóng tập kích khu Hành Hoa, Tiểu đoàn 5 trung đoàn 95 tập kích khu nhà thờ Tin Lành.
Sáng ngày 9 tháng 9 năm 1972, hai lữ đoàn TQLC với năm mũi, tiến công từ ba hướng vào thị xã, có xe tăng, xe thiết giáp, súng phun lửa. Đồng thời tiến công khu La Vang-Tích Tường-Như Lệ để chặn sư đoàn 308, tiến công Bích Khê-Nại Cửu để chặn sư đoàn 320.
Một trung đội VNCH lọt vào thành cổ, bị K3 Tam Đảo phản kích dữ dội phải tháo chạy.
Tiểu đoàn 4 E95 Quân Giải phóng chặn đánh 3 tiểu đoàn ở khu Tin Lành. Quân lực Việt Nam Cộng hòa thiệt hại một đại đội, nhưng chiếm được khu Mỹ Tây. Đêm 9 tháng 9, tiểu đoàn 4 cùng tiểu đoàn 5 E95 Quân Giải phóng tập kích chiếm lại khu Mỹ Tây, đẩy Quân lực Việt Nam Cộng hòa chạy về nam sông con. Sau khi được củng cố, K8 vào thành.
Ngày 10, 11, 12 tháng 9 năm 1972, QLVNCH lấn dũi mạnh từ hướng nam-đông-nam. Nhiều toán nhảy vào thành bị tiêu diệt. Quanh Thành cổ, dưới hào nước, xác chết trương phềnh, mùi hôi thối xông lên nồng nặc.
Ngày 10 tháng 9, giao tranh quyết liệt. Đêm 10 tháng 9, tiểu đoàn 4 ra ngoài củng cố, tiểu đoàn 5 E95 thay thế, chiến đấu ở tây-nam Thành cổ.
Đêm 12, Quân Giải phóng tăng cường tiểu đoàn 3 E48 (201 người) và 70 tân binh.
Ngày 13-9-1972, trời mưa to, lũ lớn, QLVNCH sau 4 ngày liên tục tiến công, chưa chiếm được Thành, nhưng 6 tiểu đoàn thuộc 2 lữ đoàn Thủy quân lục chiến đã áp sát ba góc Thành cổ: Nam, Đông Nam, Đông Bắc.
Ngày 14 tháng 9 năm 1972, QLVNCH tiến sát khu chùa Bà Năm, khu trại giam, chợ, khu Mỹ Tây, Trường Nữ. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chống trả quyết liệt, giữ vững các chốt, thương vong nhiều.
Không chiếm được thành, VNCH củng cố công sự và bao vây thành từ ba phía, điều xe tăng phun lửa liên tục tấn công vào các chốt của Quân Giải phóng.
Ngày 14-9-1972, sau khi dùng xe tăng phun lửa dữ dội vào các chốt phòng thủ, quân VNCH tấn công vào thành. Tiểu đoàn phòng thủ lúc này chỉ còn gần 20 tay súng, với thề danh dự: "K3-Tam Đảo còn, Thành cổ Quảng Trị còn". B-40, B-41, lựu đạn, nổ súng đánh trả quyết liệt khiến quân lực VNCH tháo chạy.
2 giờ chiều, các tay súng của đại đội 9 Quân Giải phóng đánh bật một nhóm tấn công.
18 giờ, từ ba góc, TQLC tiếp tục mở đợt tấn công dữ dội vào thành. Được sự chi viện của K8 và các tay súng của E48 Sư đoàn 320, tiểu đoàn đã ngoan cường chiến đấu, đánh bật quân VNCH ra khỏi thành.
Tiểu đoàn 1 Quái Điểu VNCH vượt con suối đường Trần Hưng Đạo lúc nửa đêm, dùng mìn Claymore buộc vào cây tre dài dập tắt những ổ thượng liên và DKZ của Quân Giải phóng trong những lô cốt phòng thủ, chỉ trong thời gian ngắn đã chọc thủng phòng tuyến của qgp, tiến chiếm các vị trí ở quanh Nhà máy điện, trường Nữ Tiểu học, doanh trại Cảnh sát Dã chiến.
Rạng sáng ngày 13 tháng 9/1972, đại đội 5 tiểu đoàn 2 QLVNCH tấn công khu vực chợ Quảng Trị. Hai bên giao tranh dữ dội. Cuối cùng quân VNCH chiếm được mục tiêu, tiến chiếm khu hành chính gồm Ty Bưu điện, Ty Thanh Niên, Ty Ngân khố và tiến sát đến dinh tỉnh trưởng - nơi 1 đại đội của Quân Giải phóng cố thủ.
Đại đội 4 và đại đội 5 của tiểu đoàn 2 QLVNCH tấn công vào khu vực tòa Hành chánh tỉnh và Ty Tiểu học vụ Quảng Trị nơi đặt bộ chỉ huy một trung đoàn quân GP, bộ chỉ huy tại đây dời ra hướng sông.
4 giờ sáng ngày 15 tháng 9, được chi viện tối đa hỏa lực của không quân, pháo binh, xe tăng, súng phun lửa các loại Lữ đoàn thủy quân lục chiến 258 và 147 tổng công kích từ ba hướng, 4 đại đội của tiểu đoàn 3 và tiểu đoàn 6 TQLC dàn hàng ngang xung phong tập kích sở chỉ huy K1 E48 Quân Giải phóng, chiếm một góc khu đông bắc Thành cổ. Các chốt của Quân Giải phóng còn lại tiếp tục chiến đấu trong ngày, mặc dù sức chiến đấu đã giảm, quân số bị thương vong nhiều.
Trong đêm 15 tháng 9 năm 1972, để yểm trợ cho lực lượng đang cố thủ, Quân Giải phóng pháo kích dữ dội vào đội hình tiểu đoàn 3 và 6 TQLC. Vào lúc 22 giờ ngày 15 tháng 9 chỉ huy mặt trận quyết định rút quân khỏi thị xã và thành cổ. Thứ tự rút: ưu tiên thương binh đi trước, tiếp đến các lực lượng tiểu đoàn, rồi đến các đơn vị trực thuộc, cuối cùng là sở chỉ huy Thành. K2 E48, K8, vệ binh - trinh sát bảo vệ đội hình rút. Ban chỉ huy Trung đoàn hỗn hợp cùng đội vệ binh rút cuối cùng vào nửa đêm 15 rạng ngày 16. Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 được lệnh dừng lại, không vượt sông sang phản kích nữa, mà nhanh chóng triển khai lực lượng phòng thủ tả ngạn sông Thạch Hãn, khu vực Nhan Biều - Ái Tử.
Rạng sáng, các đơn vị TQLC đồng loạt xung phong, những tổ kháng cự cuối cùng của Quân Giải phóng chống trả mạnh trong nửa giờ, sau đó bật khỏi phòng tuyến.
Chiều muộn ngày 16-9, thiếu tá Hoàng Thiện, chính ủy, trưởng ban cán sự các lực lượng chiến đấu trong Thành cổ Quảng Trị, một sĩ quan vóc người nhỏ bé, gánh trên vai một trọng trách quá lớn, đã phải tự chịu trách nhiệm với một mệnh lệnh khó khăn nhất trong cuộc đời quân ngũ. Sau khi ra lệnh rút lui, chính ủy mới nhớ ra mình không biết bơi. May có người cần vụ quê Nga Sơn (Thanh Hóa) là Đào Xuân Kính bơi giỏi trợ giúp ông, trong đội hình với hai trăm tay súng cuối cùng bơi qua sông Thạch Hãn dưới làn đạn như mưa liên tục.
Sau (81 ngày đêm) chiếm giữ Cổ Thành và thị xã Quảng Trị, Các chốt chiến đấu vòng ngoài bị xóa sổ, trung đoàn 48B thuộc sư đoàn 390 Quân Giải phóng - đơn vị chiếm giữ trung tâm thị xã, thiệt hại hơn 80% quân số. Các sư đoàn, trung đoàn tham chiến tổn thất quá nửa quân số, tổng số thương vong khoảng 4.000 đến một vạn người.
QLVNCH, chiếm được thành cổ với giá đắt. Kế hoạch chiếm thị xã trước ngày 13/7 để mặc cả tại Hội nghị Paris không thành công. Riêng Thủy quân Lục chiến VNCH đã có 3.658 binh sĩ tử trận, chiếm 25% quân số toàn binh chủng, tổng số thiệt mạng của tất cả các đơn vị VNCH là 7.756, cùng với nhiều ngàn lính khác bị thương. Cả 2 bên đều bị tổn thất nặng nề.
Thiệt hại lớn của các đơn vị tinh nhuệ khiến QLVNCH cũng không đủ sức tấn công tiếp lên phía bắc, các chiến dịch Lam Sơn 72A và các cuộc hành quân "Sóng thần" tái chiếm bờ bắc Thạch Hãn nhanh chóng bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh bại. Hai bên quay về giữ thế giằng.
Tuy mất thị xã và Thành cổ nhưng Quân Giải phóng giữ được hai căn cứ bàn đạp Tích Tường, Như Lệ, Phước Môn, Tân Téo phía Tây và Bích La, An Lộng, Chợ Sãi, Nại Cửu, Long Quang, phía Đông hữu ngạn sông Thạch Hãn. Sư đoàn 324 giữ các vị trí cực tây Quảng Trị. Quân VNCH đã tiếp tục tìm cách giành lại nhưng đều bị Quân Giải phóng bẻ gãy.
Khu thành cổ Quảng Trị rộng 16 ha là một phần của Khu di tích Thành cổ Quảng Trị, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Do mật độ bom đạn rất cao và kéo dài nên hầu hết bộ đội tử trận trong Thành cổ Quảng Trị đều bị vùi lấp. Nơi đây được xây dựng thành nơi yên nghỉ chung cho những người đang nằm trong lòng đất với nhiều cây xanh, đài tưởng niệm, bảo tàng...
“ Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước.
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm ”
Những năm gần đây, vào ngày 27 tháng 7 (Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam) gần dịp rằm tháng bảy, chính quyền tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm những người đã nằm lại tại Thành cổ trong 81 ngày đêm. Chính quyền- Nhân dân thị xã thường tổ chức Chương trình "Đêm hoa đăng" vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tưởng niệm và tri ân những Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh trên dòng sông huyền thoại này. Chương trình đó đã trở thành nét Văn hóa mới của thị xã Quảng trị trong thời kỳ đổi mới.
https://youtu.be/Wc0lCcSj7s4
Cựu chiến binh Lê Bá Dương và câu chuyện xúc động về tấm ảnh Bác Hồ
(ĐCSVN) - 15
tuổi ông đã có mặt chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, và chỉ 49 ngày
sau, ông được phong danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Ông là tác giả của bài
thơ được khắc ở bến sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Trong những năm tháng
chiến đấu ở Quảng Trị, ông đã có những kỷ niệm khó quên. Ông là cựu
chiến binh Lê Bá Dương- hiện sống ở phường Quang Trung, Nha Trang, Khánh
Hòa.
Sự trở về kỳ diệu của một bức ảnh
Có
những hiện vật, chỉ cần nhìn vào chúng, người ta có thể hình dung ngay
được sự khốc liệt của cuộc chiến, mà ở đó, chủ nghĩa yêu nước, anh hùng
cách mạng được tỏa sáng. Một trong những kỷ vật như thế là bức ảnh Bác
Hồ và lời thề giữ chốt viết bằng máu của cựu chiến binh Lê Bá Dương.
Thả hoa trên dòng sông thạch hãn
|
Đó là bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đen
trắng khổ nhỏ, để vừa trong một cuốn sổ. Điều đặc biệt ở bức ảnh là trên
đó ghi những dòng quyết tâm thư giữ chốt đến cùng của những người lính
Trung đoàn 27 Triệu Hải (thuộc Sư đoàn 390, Quân đoàn 1) trong những
phút cam go nhất trong trận đánh ở cao điểm 544 (thuộc huyện Cam Lộ,
Quảng Trị) vào tháng 6/1971. Trong trận đánh đó, 4 chiến sĩ của ta quần
nhau với 2 đại đội địch trong một ngày. Hai người đã hy sinh. Trước khi
phát tín hiệu để pháo bắn vào, chấp nhận hy sinh cùng trận địa, Trung
đoàn phó Lê Bá Dương lấy máu mình viết lên tấm ảnh Bác.
Ông kể lại: lúc
đó chỉ còn tôi và đồng chí Hòe, tôi lúc đó bị thương. Hai chúng tôi
bắn, vừa nhặt lựu đạn của địch ném trở lại địch. Đạn đã hết, gần tối thì
chúng tôi nghĩ là khó mà giữ được cao điểm này, chúng tôi buộc phải
phát tín hiệu để pháo bắn vào trận địa để chấp nhận hy sinh mà địch cũng
không thể chiếm được. Giờ phút đó, tôi nhớ trong túi áo là thường xuyên
mang theo tấm ảnh Bác trong cuốn sổ tay- phần thưởng của những chiến sĩ
thi đua. Tôi lấy tấm ảnh Bác dùng máu ở ngón mình viết những dòng tâm
thư vào đó. Sau khi viết xong, chúng tôi đánh tất cả những loại mìn mà
chúng tôi có trên trận địa, rồi phát pháo hiệu lên để quân ta bắn pháo
vào trận địa.
Sau
khi các đồng đội tấn công vào điểm chốt, may mắn tìm thấy cả hai người
chỉ bị thương nặng. Đồng chí chính trị viên đại đội đã lấy bức ảnh trong
túi áo của đồng chí Lê Bá Dương chuyển lại cho anh em trong đơn vị. Năm
1972, mọi người dùng tấm ảnh này trưng bày trong đại hội chiến sĩ thi
đua, sau đó bị bức ảnh bị thất lạc. Tình cờ trong một đợt vận động viết
lại những kỷ niệm về trung đoàn, một đồng đội đã tìm thấy bức ảnh và đã
gửi lại cho chủ nhân. Cựu chiến binh Lê Bá Dương đã tặng bức ảnh quí giá
đó cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam với mong muốn để thế hệ trẻ
hiểu được về một thời sống và chiến đấu của thế hệ cha anh một cách chân
thực nhất.
Lê
Bá Dương quê ở Nghệ An. Ông sinh ngày 10/4/1953. Để được đi bộ đội, ông
đã tìm cách sửa lý lịch để trốn gia đình và địa phương. Vì trẻ nhất
trung đoàn nên Lê Bá Dương được mọi người âu yếm gọi là "chú út trung
đoàn". Lúc đó thời gian huấn luyện rất ngắn. 49 ngày sau khi nhập ngũ,
ông tham gia một trận đánh của Trung đoàn ở phía Tây Đông Hà- Quảng Trị.
Trung đoàn đánh vào hai đại đội địch và tiêu diệt gần hết một đại đội
Mỹ. Lê Bá Dương được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp 2. Các báo
Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Tiền Phong... lúc đó viết về Lê Bá Dương
như một điển hình.
Lê Bá Dương và tấm ảnh Bác Hồ
|
Trong
cuộc đời quân ngũ, ông 14 lần bị thương. Đặc biệt, trong chiến dịch mùa
xuân năm 1975, ông có mặt trong đội hình Sư đoàn 390, tiến công vào
giải phóng Sài Gòn. Đến năm 1990, Lê Bá Dương rời khỏi quân đội rồi đi
làm báo.
Nhớ
lại phút giây nghe tin chiến thắng ngày 30/4/1975, cựu chiến binh Lê Bá
Dương cho biết: tất cả những người lính đều rất khát khao chiến thắng
để đến cái đích cuối cùng. Khi nghe quân ta thắng trận, niềm vui vỡ oà
không có bút nào tả được. Niềm vui như được nhân lên trong sự bất ngờ.
Những người lính chiến đấu trong miền Nam không nghĩ cuộc chiến kết thúc
nhanh đến thế. Điều này thể hiện sự sáng suốt của Trung ương, Quân đội.
Nhưng sau niềm vui đó thì những người lính như sững lại, bởi nhìn xung
quanh mình thì rất nhiều đồng đội không còn nữa. Trên đường để tới đích,
rất nhiều người đã hy sinh. Kèm theo niềm vui là nỗi buồn thương những
đồng đội không có hạnh phúc được chia sẻ niềm vui chiến thắng.
Năm
nào cũng vậy, trong những ngày tháng tư, Cựu chiến binh Lê Bá Dương lại
về bên dòng Thạch Hãn thả hoa tưởng nhớ đồng đội. Từ hành động của Lê
Bá Dương, tỉnh Quảng Trị đã phát động trở thành một nét văn hóa của địa
phương: thả hoa trên dòng Thạch Hãn tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh.
Năm
1987, trở về chiến trường xưa, sau lễ thả hoa tưởng nhớ đồng đội ông đã
xúc động viết bài thơ "Lời người bên sông" với 4 câu thơ: Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm. Những câu thơ này đã được khắc trên bia đá ở bến thả hoa bên dòng Thạch Hãn.
Dịp
30/4/2012 này, cựu chiến binh Lê Bá Dương đứng lên tổ chức cuộc vận
động "Đưa quê hương vào cho đồng đội". Hơn 600 cựu chiến binh đã từng
chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị sẽ cùng trở về chiến trường xưa.
Người ít tuổi nhất là 60, cao tuổi nhất là 82, nhiều thương bệnh binh và
người thân trong gia đình. Họ sẽ mang theo những nắm đất, những chai
nước từ giếng trong vườn nhà, hoặc từ dòng sông quê hương để hoà vào
đất, vào cát ở chiến trường Quảng Trị, để thêm ấm lòng những đồng đội
năm xưa./.
Dũng sĩ diệt Mỹ ở tuổi 14 và câu chuyện xúc động về tấm ảnh Bác Hồ
Đồng đội bùi ngùi bên những kỷ vật (đồng chí Lê Bá Dương đứng thứ tư từ trái sang)
Sự trở về kỳ diệu của một bức ảnh
Có những hiện vật, chỉ cần nhìn vào
chúng, người ta có thể hình dung ngay được sự khốc liệt của cuộc chiến,
mà ở đó, chủ nghĩa yêu nước, anh hùng được tỏa sáng. Một trong những kỷ
vật như thế là bức ảnh Bác Hồ và lời thề giữ chốt viết bằng máu của cựu
chiến binh Lê Bá Dương.
Đó là bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí
Minh đen trắng khổ nhỏ, để vừa trong một cuốn sổ. Điều đặc biệt ở bức
ảnh là trên đó ghi những dòng quyết tâm thư giữ chốt đến cùng của những
người lính Trung đoàn 27 Triệu Hải (thuộc Sư đoàn 390, Quân đoàn 1)
trong những phút cam go nhất trong trận đánh ở cao điểm 544 (thuộc huyện
Cam Lộ, Quảng Trị) vào tháng 6/1971. Trong trận đánh đó, 4 chiến sĩ của
ta quần nhau với 2 đại đội địch trong một ngày. Hai người đã hy sinh.
Trước khi phát tín hiệu để pháo bắn vào, chấp nhận hy sinh cùng trận
địa, Trung đoàn phó Lê Bá Dương lấy máu mình viết lên tấm ảnh Bác, rồi
truyền lại cho đồng đội.
Sau khi các đồng chí của ta tấn công vào
điểm chốt, nghĩ rằng hai đồng đội của mình đã hy sinh, nhưng may mắn
thay cả hai người chỉ bị thương nặng mà thôi. Đồng chí chính trị viên
đại đội lấy bức ảnh trong túi áo của đồng chí Lê Bá Dương truyền lại cho
các anh em trong đơn vị truyền tay nhau.
Năm 1972, mọi người dùng tấm ảnh này trưng bày trong đại hội chiến sĩ thi đua, nhưng thời gian sau, bức ảnh bị thất lạc. Sau đó, rất tình cờ trong một một đợt vận động viết lại những kỷ niệm về trung đoàn, một đồng chí trong trung đoàn đã tìm thấy bức ảnh giắt trong cuốn sổ tay đã gửi trả lại cho chủ nhân. Cựu chiến binh Lê Bá Dương đã tặng bức ảnh quí giá đó cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam với mong muốn để thế hệ trẻ hiểu được về một thời sống và chiến đấu của thế hệ cha anh một cách chân thực nhất.
Dũng sĩ diệt Mỹ ở tuổi 15
Lê Bá Dương quê ở Nghệ An. Ông sinh ngày
10/4/1953. Để được đi bộ đội, ông tìm cách sửa lý lịch để trốn gia đình
và địa phương và tôi đi bộ đội đúng 15 tuổi không hơn không kém một
ngày. Vì là trẻ nhất trung đoàn nên Lê Bá Dương được mọi người âu yếm
gọi là "chú út trung đoàn". Lúc đó thời gian huấn luyện rất ngắn. 49
ngày sau khi nhập ngũ, ông tham gia một trận đánh của Trung đoàn ở ở
phía Tây Đông Hà- Quảng Trị. Trung đoàn đánh vào hai đại đội địch và
tiêu diệt gần hết một đại đội Mỹ. Lê Bá Dương được phong tặng danh hiệu
Dũng sĩ diệt Mỹ cấp 2. Các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Tiền
Phong... lúc đó viết về Lê Bá Dương như một điển hình.
Trong cuộc đời quân ngũ, ông 14 lần bị
thương. Đặc biệt, trong chiến dịch mùa xuân năm 1975, ông có mặt trong
đội hình Sư đoàn 390, tiến công vào giải phóng Sài Gòn. Đến năm 1990, Lê
Bá Dương rời khỏi quân đội rồi đi làm báo.
Nhớ lại phút giây nghe tin chiến thắng
ngày 30/4/1975, cựu chiến binh Lê Bá Dương cho biết: Tất cả những người
lính đều rất khát khao chiến thắng để đến cái đích cuối cùng. Khi nghe
quân ta thắng trận, niềm vui vỡ oà không có bút nào tả được. Niềm vui
như được nhân lên trong sự bất ngờ. Những người lính chiến đấu trong
miền Nam không nghĩ cuộc chiến kết thúc nhanh đến thế. Điều này thể hiện
sự sáng suốt của Trung ương Đảng, Quân đội.
Năm nào cũng vậy, vài những ngày tháng tư, cựu chiến binh Lê Bá Dương lại về bên dòng Thạch Hãn thả hoa tưởng nhớ đồng đội. Từ hành động của Lê Bá Dương, tỉnh Quảng Trị đã phát động trở thành một nét văn hóa của địa phương: thả hoa trên dòng Thạch Hãn tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh.
Năm 1987, trở về chiến trường xưa, sau lễ thả hoa tưởng nhớ đồng đội ông đã xúc động viết bài thơ "Lời người bên sông" với 4 câu thơ: Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm. Những câu thơ này đã được khắc trên bia đá ở bến thả hoa bên dòng Thạch Hãn.
Năm nào cũng vậy, vài những ngày tháng tư, cựu chiến binh Lê Bá Dương lại về bên dòng Thạch Hãn thả hoa tưởng nhớ đồng đội. Từ hành động của Lê Bá Dương, tỉnh Quảng Trị đã phát động trở thành một nét văn hóa của địa phương: thả hoa trên dòng Thạch Hãn tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh.
Năm 1987, trở về chiến trường xưa, sau lễ thả hoa tưởng nhớ đồng đội ông đã xúc động viết bài thơ "Lời người bên sông" với 4 câu thơ: Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm. Những câu thơ này đã được khắc trên bia đá ở bến thả hoa bên dòng Thạch Hãn.
Dịp 30/4/2012 này, cựu chiến binh Lê Bá
Dương đứng lên tổ chức cuộc vận động "Đưa quê hương vào cho đồng đội".
Hơn 600 cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị sẽ
cùng trở về chiến trường xưa. Người ít tuổi nhất là 60, cao tuổi nhất là
82, nhiều thương bệnh binh và người thân trong gia đình. Họ sẽ mang
theo những nắm đất, những chai nước từ giếng trong vườn nhà, hoặc từ
dòng sông quê hương để hoà vào đất, vào cát ở chiến trường Quảng Trị, để
thêm ấm lòng những đồng đội năm xưa./.
- Mai Hồng-
VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CÂU VỚI NHIỀU DỊ BẢN
Nhưng vấn đề là với bài thơ 4 câu bài thơ duy nhất của Lê Bá Dương hiện nay có khá nhiều dị bản kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn rất nhiều trên báo chí trong dịp 27/7 vừa qua.
Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn nămĐấy là bài thơ bốn câu của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh nhà báo Lê Bá Dương:Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằmCó tuổi hai mươi thành sóng nướcVỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.Trước hết nói một chút về tác giả.Anh Lê Bá Dương hiện nay là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Hội viên hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam là nhà báo phóng viên thường trú của báo Văn Hoá tại Nha Trang. Quê chính của anh ở Nghệ An nhập ngũ năm 15 tuổi và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49 ngày anh đã trở thành dũng sỹ diệt Mỹ. Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973 qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị anh đã được tặng nhiều danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ dũng sỹ diệt cơ giới dũng sỹ diệt máy bay… và người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên người ấy cũng đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành. Hồi ấy trên mặt trận B5 (đường 9 Quảng Trị) từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dươngg chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân Dân Quân Đội Nhân Dân Tiền Phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười. Hồi ấy chiến trường Quảng Trị mỗi ngày hao hụt quân số hàng trăm hồi ấy máu và lửa xác ta và xác địch lộn tùng phèo đất đá không đủ để che quân...Bây giờ ở Quảng Trị vào tháng 7 có một phong trào rất đẹp là toàn dân kết bè hoa thả xuống dòng Thạch Hãn con sông đang chứa trong lòng nó hàng trăm linh hồn liệt sĩ đã lặng lẽ chìm trong những ngày đỏ lửa hào hùng ấy. Nhưng trước khi nó thành phong trào như bây giờ vào hồi đang còn khó khăn nhất của thời bao cấp người cựu chiến binh Lê Bá Dương ấy đã dồn lương và nhuận bút mỗi năm làm một chuyến tàu chợ vào tháng 7 từ Nha Trang ra Quảng Trị anh mua hết hoa ở chợ Quảng Trị rồi mang ra sông thả. Ban đầu nhiều người ngạc nhiên có người còn bảo: ông khùng. Hàng chục năm như thế đến thời ông Vũ Trọng Kim làm bí thư thì ông mới phát động nó thành phong trào rầm rộ như ngày nay...Trở lại bài thơ.Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987 sau khi thả hoa cho đồng đội anh ngồi lặng trên bờ sông ngắm những chiếc thuyền nặng nề ngược dòng Thạch Hãn. Thanh bình quá thể vô tư quá thể nhưng ai biết ai nhớ dưới đáy sông kia còn bao nhiêu đồng đội của anh đang nằm lặng lẽ. Bất chợt những câu thơ vụt ra:Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm.Tan chợ chiều xuôi đò có vộiXin xin đừng khuấy đục dòng trong.Sau này khi công bố trên Tạp chí Khoa học Công Nghệ Khánh Hòa năm 1990 nhà văn Đỗ Kim Cuông (giờ là vụ trưởng vụ văn nghệ Ban Tuyên Giáo Trung ương) khuyên anh sửa lại. Và bài thơ được hoàn chỉnh là:Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm.Có tuổi hai mươi thành sóng nướcVỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.Nhưng vấn đề là với bài thơ 4 câu bài thơ duy nhất của Lê Bá Dương hiện nay có khá nhiều dị bản kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn rất nhiều trên báo chí trong dịp 27/7 vừa qua.Trước hết là chữ “lên” phần lớn đều ghi là “Xuôi”. Xin thưa nếu “xuôi” thì không phải chèo mà chỉ “lái” thôi. Chèo đò và lái đò là hai động tác khác nhau. Tiếp đến là chữ “ơi” nhiều người dùng là “xin”. Bản thân Lê Bá Dương khi sửa từ "xin" thành “Ơi” là thán từ gọi đò – ơi đò… bớ đò…đò ơi theo đúng phương ngữ Quảng Trị nghe thắt thẻo và có tiếng đồng vọng lênh lan trên sóng nước. Thêm nữa ở bản gốc thì câu thứ 4 đã có từ "xin" rồi. Nhưng theo chúng tôi trong trường hợp này dùng “Xin” hay “ơi” cũng đều khả dĩ. Câu dưới dị bản mới nặng ấy là “còn đó” thành “còn có”. Chữ “còn đó” hay hơn mênh mang hơn phổ quát hơn mở hơn. Lê Bá Dương không phải nhà thơ chuyên nghiệp nhưng anh đã sử dụng chữ rất hợp lý và chính xác. Hai câu dưới thì có một dị bản là “bờ bãi” và “bờ mãi” thì theo chúng tôi dùng từ nào cũng được dẫu “mãi mãi” hay hơn vĩnh cửu hơn. “Bờ bãi” vừa cụ thể vừa hẹp chữ “bãi” như một từ láy phái sinh…Có lẽ do bài thơ là tiếng lòng chung cho mọi người đặc biệt là bài thơ còn được gắn với việc một người lính hàng năm một đôi lần về thắp hương thả hoa cho đồng bào đồng đội vì vậy từ khi xuất hiện trên báo bài thơ đã được mọi người chú ý. Người này nhớ một vài câu người khác nhớ cả bài 4 câu nhưng thường thì mọi người nhớ và thuộc hai câu đầu trong cả bài thơ 4 câu… Và ngay cả 2 câu đầu đó cũng vẫn có vài từ khác nhau như đã dẫn. Chúng tôi thống kê có các dị bản như sau:Dị bản 1:Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm.Có tuổi hai mươi thành sóng nướcVỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.Dị bản 2 khác với DB1 ở từ ơi thay cho từ xin trong câu đầuĐò xuôi Thach Hãn ơi chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm.Có tuổi hai mươi thành sóng nướcVỗ yên bờ mãi mãi ngàn nămDị bản 3 khác với dị bản 2 ở từ "Có" thay cho từ "Đó":Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹĐáy sông còn có bạn tôi nằmCó tuổi hai mươi thành sóng nướcVỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...Cũng có bản từ hai mươi trong câu thứ 3 được đổi thành từ đôi mươi…Tuy nhiên không chỉ có dị bản. Xung quanh bài thơ cũng xuất hiện nhiều giai thoại.Do bài thơ là tiếng lòng lại được viết và xuất hiện từ mảnh đất thiêng nhạy cảm là Quảng Trị nên được rất nhiều người trên cả nước biết đến. Hiện tại bình quân mỗi ngày tác giả cũng có một cuộc điện thoại từ đâu đó trên cả nước gọi hỏi về bài thơ. Thậm chí khách hàng tại Phú Yên còn gọi lên tổng đài 108 đề nghị cung cấp thông tin bài thơ tên số điện thoại tác giả…Ngay cả tựa bài thơ “Lời người bên sông” cũng là một trong những giai thoại đó. Do là một cảm xúc được biểu đạt như một lời thỉnh cầu bởi vậy lúc đầu bài thơ không có tựa đề cho dù chỉ là cái tựa “vô đề “ như những bài thơ khác. Sau này khi người biên tập tạp chí đưa bài thơ đi nhà in thấy thiếu cái tựa bài liền gọi điện hỏi xem tựa bài thơ thế nào? Nghe hỏi vậy tác giả giải thích: Đó chỉ là lời người bên sông… Không ngờ người biên tập cứ nghĩ đó là câu trả lời của tác giả và thế là “lời người bên sông” bỗng thành tên bài thơ…Ngoài ra Lê Bá Dương còn một bài thơ 2 câu được viết trong một tình huống khác. Hôm chuẩn bị vào sâu về phía nam mặt trận cô bé trong nhà dân chợt hỏi: Chú ơi tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng Trị. Vội quá anh lấy bút viết vội vào trang sách học trò của cô bé hai câu thơ và cũng là hai vế đối:Một khẩu súng giữ hai trời Nam BắcMột dấu chân in màu đất hai miền.Mãi mới đây nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị "cô bé" bây giờ đã là cựu du kích trao lại cho Lê Bá Dương tờ giấy kẻ ngang đã úa vàng nhưng vẫn nguyên nét chữ viết 2 câu thơ. Hôm đi cùng đồng đội lên cao điểm 544 Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà anh nói là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương.Có bài viết này là vì khi đọc Văn Nghệ Quân đội online tôi gặp câu hỏi của một độc giả về các dị bản của bài thơ và BBT VNQĐ trả lời cũng chưa thỏa đáng lắm. Hiện tượng "nhà thơ một bài" đã từng có trong lịch sử văn chương. Với bài thơ này có thể cũng xếp Lê Bá Dương vào trường hợp ấy...Pleiku 17/9/07
Chùm thơ của hai người lính chiến trường Quảng Trị
(Dân trí) - Cùng nhập ngũ trong phong trào “Xếp bút nghiên lên đường cứu nước”, họ đều là người lính trên chiến trường Quảng Trị. Giờ đây, người đã mãi mãi nằm lại chiến trường và người còn lại trái tim vẫn đập cùng đồng đội… Nhân 27/7, BLOG Người yêu thơ xin trân trọng giới thiệu.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Hành quân đêm trăng
Năm tháng trôi qua
Anh lại hành quân vào một đêm trăng
Trăng đầu tháng, rất mảnh và rất đỏ
Cánh buồm cong cong uốn mình theo gió.
Trong hơi mưa mát lạnh, nhớ em...
Nhớ lúc bên nhau phố Hà Nội về đêm
Ấnh trăng đầm đìa trên lá cỏ
Không suy tưởng giờ đây thực sự đó
Đoàn quân thật trẻ sừng sững trên đê.
Không cười, không nói, cắm cúi bước đi
Trên vai là khẩu súng, trên lưng bao lô nặng trĩu
Thoảng bên tai gió đồng quê mát dịu
Dưới chân là sông Hồng, cánh đồng làng mới cấy lúa non tươi
Chỉ có tâm hồn là mơ với trăng, với hơi nước, hơi trời…
Là rộng mở với ngọn gió phóng khoáng
Chẳng nghĩ gì, chỉ nhớ, nhớ quá đi thôi
Nhớ em yêu dấu của anh, đêm hành quân và suốt cả cuộc đời…
Mỗi bước chân đi là một nhịp tim thôi thúc
Có phải dưới gốc đa này em đang ngồi thao thức
Ánh nước ngời ngợi kia
là ánh mắt trong sáng tuyệt đẹp của em đấy ư?
Gật đầu đi, để anh lội ào xuống
lặn ngụp trong vòng ánh sáng
Để anh vục một vốc nước mà uống say sưa?...
14/10/1971
Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Nhà báo Lê Bá Dương
BLOG Người yêu thơ: Bài thơ còn có một dị bản với 2 chữ khác nhau. Đó là chữ lên và chữ xuôi trong câu “Đò xuôi (lên) Thạch Hãn xin chèo nhẹ”, chữ bãi và chữ mãi trong “Vỗ yên bờ bãi (mãi)
mãi ngàn năm”. Sau khi cân nhắc chúng tôi thấy chữ “xuôi” đắt hơn. Lý
do là ngay cả khi thuyền xuôi con nước, mái chèo đã buông rất nhẹ rồi
nhưng tác giả vẫn mong nó nhẹ hơn nữa bởi “Dưới sông còn đó bạn tôi
nằm”. Chữ “bãi” đắt hơn vì vừa giữ được vần lưng (bãi - mãi), vừa không
bị trùng ý: “mãi mãi” & “ngàn năm”.
Chỉ có 4 câu với 28 chữ nhưng tác phẩm đã trở thành khúc tráng ca bất tử về sự hi sinh và tình đồng đội.
BLOG
rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng
ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài,
viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo
một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều
được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyện chọn và giới thiệu.
- anh_quan1963@yahoo.com.vn · 22:43 ngày 18/07Bài thơ thật cảm động. Có những người lính đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, bỏ lại tất cả sau lưng để lên đường theo tiếng gọi của non sông đất nước và họ đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, chôn vùi những kỷ niệm, những ước mơ hoài bão. Đọc bài thơ tôi chợt liên tưởng tới những câu thơ mà tôi đã được xem qua cánh đây trên 30 năm: Hồn thơ ơi hãy trỗi dậy trong tôi Để viết nên những vần thơ đẹp đẽ Về mối tình của đôi bạn trẻ Anh tân binh và cô bé lớp 10 Từ giã mái trường chập chững bước vào đời Anh con trai lần đầu tiên xa mẹ Bỗng thấy xung quanh tất cả đều mới mẻ Sao, mũ, ba lô và những khúc quân hành Cô nữ sinh có đôi mắt trong lành Tuổi tròn trăng ngang vai đôi bím tóc Rất hay cười có lẽ hay hờn khóc Đã biết thẹn thùng khi nói đến câu yêu … Thành thật cảm ơn bạnThích· Trả lời · Chia sẻ
- lê giang · 00:06 ngày 18/07em đang là học viên 1 trường quân đội, đọc 2 bài thơ này làm em thấy tư hào hơn về truyền thống qđnd việt NamThích· Trả lời · Chia sẻ
- nguyen huu vinh · 11:12 ngày 17/07Tôi không hiểu về thơ ca nhiều nhưng tôi rất cảm phục ý nghĩa của bai thơ, tác giả Lê Bá Dương đã biết trân trọng quá khứ, trân trọng những hy sinh mất mát của đồng đội. Tôi đồng ý với quan điểm của Lê Sỹ Tuyên là không thể chấp nhận những người đã vội quay lưng lại với quá khứ. Khi trở thành ông nọ, bà kia họ tự cho mình có cái quyền chèn ép coi thường người dân, tham lam vô độ biến chất thái hóa, trở thành những ông "quan cách mạng", họ đang làm mất dần lòng tin của dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước.Thích· Trả lời · Chia sẻ
- dungtien55@gmail.com · 16:13 ngày 16/07Đó chính là những lời thơ bi tráng nhưng đậm chất anh hùng. Máu người chiến sĩ đã hòa vào dòng sông, ruộng vườn quê hương để gìn giữ yên bình cho đất Mẹ. Cho dù là XUÔI hay LÊN theo tôi đều được, ấn tượng và cảm xúc đọng lại trong tôi hơn cả là :"...xin chèo nhẹ. Đáy sông còn đó bạn tôi nằm ", nghe rất thiết tha và cảm động, nó làm sống lại cái thuở "Nửa Công trường nửa chiến trường xôn xao...(Tố Hữu)".Thích· Trả lời · Chia sẻ
- Lê Sỹ Tuyên · 07:56 ngày 15/07Tôi không mấy tán đồng với ý kiến của bạn Vũ Thị Hồng Loan vì sự "nuối tiếc cho thế hệ trẻ VN thời nay, đã đánh mất dần đi sự lạc quan trong khó khăn, niềm vui giữa cuộc sóng đời thường bình dị như thế hệ cha anh...", bởi lẽ có rất nhiều người đã kinh qua chiến tranh, bước qua gian khó và cũng cùng thời (có khi còn sớm hơn) thế hệ của LS Nguyễn Văn Thạc nhưng họ cũng đâu có biết đến tình người, tình đồng đội. Cái lợi trước mắt đã khiến họ đánh mất hết cả lương tri, nhân phẩm rồi. Tôi chỉ ngạc nhiên, ngạc nhiên đến kinh tởm là sao họ lại hủy hoại chính những gì họ đã bỏ cả mồ hôi và máu ra để giành giật, để phấn đấu và rồi trở thành những kẻ vùi dập, coi thường quá khứ! Tôi rất mong những vị quan tham, những cán bộ thoái hóa, biến chất hãy ôn lại lịch sử, nhìn lại mình trong quá khứ để sống cho ra con người. Cám ơn nhà thơ BHT đã cho đăng tải những chùm thơ rất có ya nghĩa này!Thích· Trả lời · Chia sẻ
- Nguyễn Tiến Chinh · 06:40 ngày 15/07Tôi Nguyễn Tiến Chimh xin chia sẻ cùng các bạn hai bài thơ nhân chuyến xuyên việt 2010; khi vào thăm Thành cổ Quảng Trị và nghĩa trang Trường Sơn. Cờ hoa thành cổ (Nhân chuyến xuyên Việt- Kỷ niệm 27- 7- 2011 Xin Kính viếng linh hồn các Anh- các Chị) Xanh thẳm trời cao hương thơm m•i Tượng đài thoai thoải nấm Mồ chung Xương- Máu các Anh đan kết lại Cỏ non Thành cổ ngàn đời xanh Ai đó qua đây xin dừng bước Sâu nặng, tri ân những nghĩa tình Còn đó các Anh- Hoa đua nở Tường thành thắm đỏ Máu và Hoa./ TƯỢNG ĐÀI BẤT TỬ Nhân chuyến xuyên Việt (Xin Kính viếng linh hồn các Liệt sỹ Xin Kính viếng linh hồn Liệt sỹ Nguyễn Văn Điểm Quê: Lễ Độ- Kim Anh- Kim Thành- Hải Dương) Em gặp Anh trên Đỉnh Trường Sơn Gọi Anh trong đại ngàn gió núi Tìm Anh trong khoảng khắc thời gian Anh còn đây- Đồng đội Anh đây! Nén hương thơm trên Đỉnh Trường Sơn Xạ hương ngát mọi miền Tổ Quốc Làm sống lại hàng ngàn ký ức Đã một thời đốt cháy Trường Sơn Nơi hội tụ linh thiêng bất tử Cùng xây cao hào khí Việt Nam Mảnh đất bốn nghìn năm Lịch sử Vẫn hồi sinh rạng rỡ muôn Đời./ Hoàng Thạch 15072011 Cựu chiến Binh Nguyễn Tiến Chinh DĐ: 0979876818 01256208616Thích· Trả lời · Chia sẻ
- Trần Mỹ Hạnh · 06:37 ngày 15/07Có trải qua giai đoạn chiến tranh mới thấy thấm thía những gian khổ, khó khăn mà những người lính gặp phải, mới thấy, mới biết thế nào là tình người, tình đồng đội - thứ mà xã hội hiện tại thuộc vào hàng quý hiếm, khi mà người ta chỉ nghĩ đến đồng tiền, đến quyền cao chức trọng. Đọc chùm thơ của các anh tôi có cảm giác vừa cảm động lại vừa... buồn! Mà cũng xin thưa với các bạn là ta không nên bàn đến câu chữ xem chữ này đắt, chữ kia hợp... làm gì. Hãy trân trọng nguyên tác. Ai chưa biết xin vào trang Thethaovanhoa.vn ngày 22 tháng 12 năm 2009 (Lê Bá Dương là tác giả của bài thơ tứ tuyệt bất hủ: Đò LÊN Thạch Hãn ƠI… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, MÃI mãi ngàn năm - với tên bài thơ là LỜI NGƯỜI BÊN SÔNG, vậy đó).Thích· Trả lời · Chia sẻ
- Trần Thanh Châu · 00:05 ngày 15/07Tôi là nguòi lính Quảng trị,chiến đấu trong thời điểm mà bài thơ của Lê Bá Dương đã làm,tôi thấy người làm bài thơ sử dụng từ " lên " là đúng và mới thấy được toàn cảnh ác liệt của cuộc chiến va sự hy sinh ,lúc đó là đêm 16/09/1972 các đơn vị sư 312,325 giữ Thành QTđược lệnh rút ra và bỏ Thành QT,vượt sông Thạch hãn bằng các bao nilon đựng gạo cùng súng ống ,trang thiết bị cá nhân, nhưng tại các bến vượt sang bờ Bắc sông Thạch hãn , pháo địch đã có toạ độ bắn ,khi quân ta vượt sông ,địch bắn pháo xuống sông,các chiến sỹ đã hy sinh ngay trên mặt sông, nhiều lắm....nổi trôi trên sông về Cửa việt và dần chìm xuống đáy sông như ý thơ tác giả đã viết: - Với từ "lên Thạch hãn"... Mới thấy hết được sự hy sinh của các đồng đội của chúng tôi, họ mới 18 đôi mươi, có người trươc khi ra đi còn thốt lên gọi "Mẹ ơi" ...như một đứa trẻ. Và ta tưởng tượng ngồi trên đò nhìn cảnh các Anh trôi và chìm về Cửa việt mới thấy bài thơ tả trung thực thế nào ,khi "lên..." mới cần chèo nhẹ - Với từ "xuôi..."theo tôi không thực tế và không nhìn hết được toàn cảnh của cuộc rút lui đó và cái gì xảy ra mới làm tác giả có cảm xúc để đưa sự hy sinh của các đồng đội vào bài thơ ,khi xuôi đò không cần chèo mà chỉ cần láiThích· Trả lời · Chia sẻ
- Nguyễn Bảo Thúy · 22:16 ngày 14/07Xin cảm ơn tác giả nhé vì nhân vật chính trong bức ảnh minh họa này chính là mình. Hy vọng nó đóng góp cho bài viết của tác giả thêm phần sinh động!Thích· Trả lời · Chia sẻẨn 1 trả lời
- Blogger · 07:07 ngày 15/07Bạn thân mến! Cám ơn bạn và chúc mừng bạn đã có một tác phẩm rất có giá trị cả nghệ thuật và nội dung. Thân.Thích· Trả lời· Chia sẻ
-
- nguyễn hữu quyền · 21:52 ngày 14/07Nguyên bản của bài thơ và bài thơ được đề nghị sửa lại như sau: Nguyên bản “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm. Tan chợ chiều xuôi đò có vội Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.” Sau này khi công bố trên Tạp chí Khoa học Công Nghệ Khánh Hòa năm 1990, nhà văn Đỗ Kim Cuông (Vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban Tuyên Giáo Trung ương) khuyên anh sửa lại. Và bài thơ được hoàn chỉnh là: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm. Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.” Nguyễn Hữu QuyềnThích· Trả lời · Chia sẻ
- Vũ Thị Hồng Loan · 21:14 ngày 14/07Chiến tranh đã qua đi, nhưng khi đọc bài thơ mộc mạc, nhưng chứa chan tình đồng đội. Cảm xúc tự hào, nối tiếc cứ dâng trào trong tôi. Tự hào vì được snh ra trên mảnh đất Việt Nam nước non hữu tình nhưng sao lại gánh chịu biết bao sóng gió. bão táp, để rồi trong gian lao, hiểm nguy. danh giới sống - chết cận kề,tâm hồn chiến sĩ Việt Nam vẫn hiên ngang ngao du, bay bổng trên bầu trời bom đạn của kẻ thù.Nối tiếc cho thế hệ trẻ VN thời nay, đã đánh mất dần đi sự lạc quan trong khó khăn, niềm vui giữa cuộc sống đời thường bình dị như thế hệ cha anh...Thích· Trả lời · Chia sẻ
- Nguyễn Long · 20:35 ngày 14/07Tôi người Quảng Trị, 1 lần làm hướng dẫn viên "bất đắc dĩ" dẫn mấy anh bạn từ Hà Nội vào đi thăm Thành Cổ, sau đó thả bộ dọc Thạch Hãn. Bất giác 1 anh trong đoàn xướng lên "Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó, cát hút hết rồi" vừa nói, anh vừa chỉ tay về phía những chiếc thuyền hút cát đang hoạt động. Mọi người cùng cười. Tôi cũng cười nhưng nụ cười méo xệch.Thích· Trả lời · Chia sẻ
- LÊ LƠI · 19:46 ngày 14/07Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ theo tôi chữ xuôi nó hợp hơn, vì dò LÊN Thạch Hãn hoặc đò XUỐNG Thạch Hãn có thể hiểu còn đang ở một đoạn sông nào đó chưa ở trên dòng sông thạch Hãn còn đò XUÔI Thạch Hãn hoặc đò NGƯỢC Thạch Hãn là đang ở trên dòng sông Thạch Hãn thì hãy xin chèo nhẹ. Vì dưới đáy sông có bạn tôi nằmThích· Trả lời · Chia sẻ
- Hoang Long · 18:46 ngày 14/07Năm 2009, tôi đã đi cùng đoàn cực chiến binh Trung đoàn 27 Triệu Hải vào Quảng trị. Đoàn đã dự lễ khánh thành bến thả hoa và đền liệt sỹ ở bờ bắc sông Thạch Hãn, phường An Đông. Tại đây có bia đá khắc cả bài thơ của Lê Bá Dương. Bạn nào muốn đọc nguyên bản bài thơ trên, có thể vào Blog Lebaduong. Đúng là :"Đò lên Thạch Hãn..." chứ không phải là "xuôi"!Thích· Trả lời · Chia sẻ
...
Nhận xét
Đăng nhận xét