BINH PHÁP TÔN TỬ - 36 KẾ 3/8 (Kế sách thứ tám: ÁM ĐỘ TRẦN THƯƠNG)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kế thứ 8:
ÁM ĐỘ TRẦN THƯƠNG

Ám độ Trần Thương kế diệu huyền
Tranh hùng Hán Sở nỗi truân chuyên
Trung Nguyên Hạng Vũ chưa lùi hậu
Đất Thục Lưu Bang đã chặn tiền
Giấu lính vùi trong đường sạn đạo
Lùa quân trốn giữa lối bưng biền
Từ đây đã mở ra triều đại
Ám độ Trần Thương kế diệu huyền.

 
36 kế - Kế Thứ 8: Ám độ trần thương

Kế thứ 8: ÁM ĐỘ TRẦN THƯƠNG
Kế “Ám độ trần sương” là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua.
Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau.
Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương.
Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như “Tôn Tử Binh Pháp” viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định.
Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời. 

Tượng Kỳ 36 kế ván 1 ( ÁM ĐỘ TRẦN THƯƠNG )

36 DIỆU KẾ CỜ TƯỚNG - ÁM ĐỘ TRẦN THƯƠNG

------------------------------------------------------------

Tượng kỳ 36 kế

- Chọn con đường, cách thức tấn công mà không ai nghĩ tới Ám Độ Trần Thương nghĩa là “Ngầm vượt con đường Trần Thương”. Đây là mưu kế phát xuất từ một câu chuyện lịch sử thời Hán Sở Tranh Hùng. Chuyện kể rằng: Lưu Bang sau khi chạy thoát khỏi sự thống trị của Hạng Vũ, đem quân tiến vào Tứ Xuyên. Quân sư Trương Lương sai người đốt phá hết con đường cất bằng gỗ duy nhất xuyên qua triền núi, mà ta gọi là sạn đạo. Việc đốt sạn đạo nầy nhằm đề phòng Hạng Vũ đuổi theo và cũng ngầm tỏ cho Hạng Vũ biết rằng Lưu Bang không muốn trở về chiếm lãnh miền Đông của Hạng Vũ nữa. Nhưng sau khi binh hùng tướng mạnh, Lưu Bang muốn đoạt lại sơn hà, bèn sai Hàn Tín đánh quân giữ ải của Hạng Vũ là Chương Hàm.
Hàn Tín cho hàng trăm người sửa sang sạn đạo, khiến cho Chương Hàm không lo đề phòng, vì cho rằng con đường nầy phải mất cả mấy năm mới sửa sang lại được. Nhưng đâu ngờ đó là âm mưu của Hàn tướng quân! Hàn Tín đã tìm ra một con đường tắt Trần Thương xuyên qua núi, dốc toàn lực tấn công bất ngờ, khiến cho Chương Hàm trở tay không kịp. Từ trận chiến nầy, quân của Lưu Bang từng bước đưa Hạng Vũ đến đường cùng, buộc phải tự sát ở Ô Giang. Lưu Bang giành lại giang sơn nhà Hán. Mấy trăm năm sau mưu kế nầy lại được xử dụng một lần nữa, khiến cho Lưu Bị mất Kinh Châu và đưa đến cái chết oan nghiệt của Quan Vũ, người em kết nghĩa của Lưu Bị. Lưu Bị khi còn chạy trốn Tào Tháo, không chỗ dung thân, đã mượn Kinh Châu của Tôn Quyền để làm bàn đạp. Nhưng rồi khi mạnh lên thì quên, không chịu trả, lại cử đại tướng Quan Vân Trường trấn giữ với binh hùng tướng mạnh. Tôn Quyền căm giận lắm, sai Lã Mông thống lãnh quân đội chiếm lại Kinh Châu. Lã Mông là một đại tướng lừng danh, khiến Quan Vũ lo ngại, bèn lập nhiều phong hỏa đài đề phòng ở bờ sông, sẵn sàng báo động nếu có địch tấn công. Bỗng dưng Lã Mông cáo bịnh, lui về Giang Châu, cử Lục Tốn lên thay. Lục Tốn là một chàng thư sinh, kinh nghiệm hành quân chưa có. Nghe tin ấy, Quan Vũ khinh miệt thằng nhóc con Lục Tốn, không còn quan tâm đến chuyện đề phòng, ngày đêm lo ăn nhậu thoải mái. Ngờ đâu đó là kế “Ám Độ Trần Thương” của đại tướng họ Lã. Khi Lã Mông âm thầm trở lại, lãnh đạo cuộc tấn công mãnh liệt xé nát đồn lũy Quan Vân Trường. Kinh Châu hỗn loạn, mất về tay Tôn Quyễn. Và đầu của Quan tướng quân rơi giữa trận mạc. Đặc điểm của mưu kế nầy là biểu lộ bên ngoài giả, ẩn tàng cái thật bên trong, làm mê hoặc đối phương, làm cho đối phương lơ là phòng bị, rồi bất ngờ đột kích.

Một ván cờ thế từ trong sách “Tinh Kỳ Kỳ Cuộc” do Túc Thẩm Chí biên soạn. Rất tinh diệu, mời Bạn cùng xem. Lúc này Đen nhiều quân hơn, lại vừa bắt Xa bắt Pháo. Trắng tuy có Pháo trung lộ, Mã trấn Tướng, nhưng hai Xe nằm chỗ khuất, khó tấn công. Bây giờ ta xem Trắng điều quân theo diệu kế Ám Độ Trần Thương:


1. Xa 3 bình 4! Xa 6 tấn 5. Trắng lợi dụng Mã Pháo đang vây ép khung thành, xem hiến Xa “sửa đường sạn đạo”, bức ép Xa Đen rời khỏi tuyến Chốt, để tấn công vào lộ 4 là nước Cờ trọng yếu. Nếu Đen ham ăn Pháo 5 sẽ rơi vào bẫy của bên Đỏ tạo ra đó là X4.8 chiếu tướng, Đen thoái Sĩ Đỏ Mã 2/4 chiếu Tướng 5 tấn 1 X8.3 hình thành Sát cục.

Quay trở lại ván đấu


2. Sĩ 5 tấn 4! Xa 6 thoái 1 Đen buộc phải ăn Xa, Trắng lại hiến Sĩ, thật hay.

3. Pháo 6 bình 4! Xa 6 thoái 1. Bên đỏ Đã hiến Xa, hiến Sĩ, lại hiến Pháo, tuyệt diệu! Tất cả là nhằm loại trừ chướng ngại, ngầm chuyển quân sang lối “Trần Thương”.

4. Xa 8 thoái 2 dòm Xe, Xe Đen không thể ăn Xe đỏ được vì Mã 2/4 Tg5-6 P5-4 Sát cục nên Xa 6 thoái 3, Trắng hành quân rất mãnh liệt. Làm Đen chỉ còn đường đi theo ý muốn của Trắng.

5. Xa 8 bình 1 ! Xa 6 bình 5

6. Xa 1 tấn 6 ! Tượng 5 thoái 7

7. Xa 1 bình 3 ! Sĩ 5 thoái 6

8. Mã 2 tấn 4 ! Tướng 5 tấn 1

9. Xa 3 thoái 1 ! Tướng 5 thoái 1

10. Mã 4 thoái 3 ! Tương 3 tấn 5

11. Xa 3 bình 2 Đến đây hình thành thế sát cuộc Xa Mã thường thấy. Diệu kế hoàn thành quá xuất sắc! 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH