HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 50
(ĐC sưu tầm trên NET)
BUỔI CƠM ĐƠN GIẢN MÀ VUI Ở AO TÔM ANH TÂM
LÚC ĐẦU LÀ ĐI KÉO CÁ CHẼM NHƯNG KHÔNG MAI NÊN ANH EM KÉO NHAU ĐI CHÀI TÔM VỀ ĂN CƠM LUÔN ..... CÁC BẠN CÙNG NHÓM 2 LÚA TRẢI NGHIỆM NHÉ !!
BUỔI CƠM ĐƠN GIẢN MÀ VUI Ở AO TÔM ANH TÂM
LÚC ĐẦU LÀ ĐI KÉO CÁ CHẼM NHƯNG KHÔNG MAI NÊN ANH EM KÉO NHAU ĐI CHÀI TÔM VỀ ĂN CƠM LUÔN ..... CÁC BẠN CÙNG NHÓM 2 LÚA TRẢI NGHIỆM NHÉ !!
Bữa ăn đầm ấm của người miền Tây ai cũng muốn 1 lần thưởng thức
Mâm cơm của người miền Tây chắc hẳn sẽ làm say lòng
người ở, níu bước người đi với những món ăn riêng có mang đặc trưng của
vùng sông nước, miệt vườn như món kho quẹt, cá đồng, rau sống…
Những bức ảnh về bữa ăn gia đình
miền Tây dưới đây được anh Phạm Võ Duy Tân (sinh năm 1987, Vĩnh Long),
một nhiếp ảnh gia sinh ra, lớn lên ở mảnh đất này ghi lại.
Khi
là cậu học sinh lớp 11, anh Duy Tân đã bắt đầy sáng tác ảnh và chính
thức chụp ảnh chuyên nghiệp cách đây 5 năm khi anh 24 tuổi. Những bức
ảnh đầu tay của anh là những bức hình về quê hương và có lẽ đây cũng là
những bức hình để lại trong anh rất nhiều kỷ niệm khi cầm máy, bởi lúc
đó, anh chụp với tất cả tấm lòng và tình yêu dành cho mảnh đất này.
Bữa cơm bình dị với những món ăn đặc trưng của người miền Tây.
Mặc
dù là nhiếp ảnh gia chụp ảnh cưới, nhưng anh đặc biệt thích chụp những
bức ảnh thiên nhiên, món ăn và những khoảnh khắc đời thường. Công việc
nhiếp ảnh gia chụp ảnh cưới giúp cho anh có những cơ hội thực hiện nhiều
chuyến đi đến nhiều vùng miền, đặc biệt là được khám phá mọi nơi trên
quê hương sông nước. Mỗi lần đi, anh lại không quên chụp những bức ảnh
kỉ niệm và chia sẻ cho bạn bè, giới thiệu những cái hay của những nơi
mình đi qua, cũng là để ghi dấu kỷ niệm của một thời tuổi trẻ.
Căn bếp quê.
Sinh
ra và lớn lên ở miền Tây, anh Phạm Võ Duy Tân đã đặt chân qua hầu hết
các tỉnh thành của miền sông nước này. Với anh được khám phá văn hóa của
từng vùng là một sở thích, đặc biệt là tìm hiểu về các món ăn nơi đây.
“Ẩm
thực miền Tây cũng đơn giản và bình dị như con người miền Tây vậy,
nhiều khi họ ra đồng bắt được vài còn tép hay cá thì đã có bữa ăn ngon.
Món ăn không cầu kỳ phức tạp gì lắm nhưng chứa trong nó là sự ấm áp của
gia đình, của đồng ruộng”, anh Duy Tân chia sẻ.
Bánh xèo quê đơn giản chỉ có giá, củ sắn và vài con tép, chiên trên bếp củi.
Hơn
nữa, điều anh nhận ra ở những gia đình miền Tây là bữa cơm của họ luôn
có đông đủ các thành viên trong gia đình. Những khi đi chụp ảnh xa nhà,
bắt gặp bữa cơm chiều của người dân nơi đây chắc hẳn ai cũng nhớ nhà và
cảm nhận được sự ấm áp vô cùng.
Cá lóc đồng nướng trui.
Món kho quẹt chấm rau luộc đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.
Trong
cảm nhận của chàng nhiếp ảnh gia này, nói đến món ăn quê hương mang
hương vị đặc biệt thì đừng bỏ qua các món về mắm, ăn với rau sống như:
lẩu mắm bông điên điển, bánh xèo, ba khía, cá khô... Đây là những món ăn
chỉ thưởng thức 1 lần, bạn sẽ phải nhớ mãi.
Cùng xem thêm những hình ảnh khác mang đặc trưng của ẩm thực vùng sông nước, miệt vườn:
Tạp hóa chợ quê.
Gỏi đu đủ ba khía ko-lôn-bốc của người Khmer miền Tây Nam Bộ.
Một quán bán gỏi ba khía đu đủ ở An Giang.
Một tiệm bán hàng nhỏ ở quê, có bánh tráng và các loại bánh quê.
Quán nước miền Tây có mủ gòn bông cỏ.
Tiệm bán si-rô đá bào, món quà trẻ miền Tây yêu thích.
Ảnh: Phạm Võ Duy Tân
Nguyệt Minh
Xem thêm:
Khu chợ chuyên bán đặc sản miền Trung giữa lòng Sài Gòn
Thích mê những trái đào rừng chín mọng ở chợ vùng cao
14 địa điểm ăn uống không thể bỏ lỡ khi đến thành Rome
Măng đắng: Đặc sản nhất định phải thử khi lên Tây Bắc
Quán chè giá siêu đắt nhưng thực khách vẫn ‘nghiến răng, rút ví’ để mua
Vườn mận đầu mùa sai trĩu quả chỉ ngắm thôi cũng đủ thèm thuồng
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Emdep.vn
Những món cá tuyệt ngon trong bữa cơm người miền Tây
Ầm thực miền Tây phong phú, đa dạng với nhiều món ăn và
nhiều cách chế biến mang lại nhiều hương vị độc đáo, rất riêng không lẫn
vào đâu được. Đặc biệt, bữa cơm người miền Tây lúc nào cũng có những
món chế biến từ con cá như cá kho, cá nấu canh chua, cháo cá, lẩu cá,
bún cá… Không biết tự bao giờ món cá và cơm hòa quyện vào nhau trở thành
món ăn chủ yếu ở miền sông nước, thể hiện rõ nét qua câu ca dao “Không
gì ngon bằng cơm với cá. Không có tình yêu nào bằng má với con".
Món cá kho
Cá
kho là món ăn rất phổ biến, được người miền Tây yêu thích vì cách làm
đơn giản và loại cá nào cũng có thể đem kho như lóc, trê, rô, sặc, cá vồ
(cá tra)... Điều đặc biệt là ở mỗi loại cá khác nhau đều có cách kho
khác nhau nhằm tăng hương vị và thêm ngon miệng. Thường người miền Tây
chuộng những kiểu kho cá như kho nước, kho khô, kho tộ... gia vị của
những món cá kho cũng đơn giản, chủ yếu là nước mắm, muối, đường, bột
ngọt, mỡ. Khi kho các bà nội trợ khéo tay gia giảm liều lượng gia vị cho
phù hợp với từng loại cá thì mới ngon miệng.
Cá kho trái giác nổi tiếng miền Tây
Cá kho nước trong mâm cơm miền Tây
Trong
các cách kho cá thì kho tộ là cách kho truyền thống, nổi tiếng khắp nơi
của người miền Tây. Để món cá kho tộ ngon “ đúng điệu”, đậm đà hương vị
“nguyên sơ” của cá, béo ngậy mà không tanh thì phải dùng tộ đất để kho.
Người miền Tây thường chọn những con cá ba sa, cá trê vàng, cá lóc… to
để kho tộ vì cá càng to thì càng ít xương, sau khi kho xong thì thịt cá
mềm và béo hợp khẩu vị nhiều người. Đến miền Tây, không cần “sơn hào hải
vị” gì cả, chỉ cần ngồi bên mâm cơm, thưởng thức món cá kho tộ vị mằn
mặn, thơm phức mùi cá quyện cùng vị cay cay của tiêu ớt, ăn kèm với rau
sống thì đó là trải nghiệm chẳng thể nào quên.
Món cá nấu canh chua
Về
miền Tây vào những ngày nắng nóng, oi bức, bạn sẽ được gia chủ thết đãi
món canh chua từ cá, tôm phối hợp cùng các loại rau, trái trong vườn
nhà tạo nên nồi canh không chỉ chua thôi mà hội tụ đủ mùi vị độc đáo.
Món cá nấu canh chua miền Tây sông nước.
Nồi
canh chua của người miền Tây sử dụng nhiều loại rau như: rau ngổ, bông
súng, rau nhút, bạc hà, giá thậm chí là rau đắng. Để tạo vị chua riêng
biệt, bà nội trợ dùng các vị chua từ thiên nhiên như chanh, me, cà chua…
Nếu ở miền Bắc nấu canh chua không cho đường thì người miền Tây lại cho
đường vào để tăng độ đậm đà, vị chua ngọt dịu dàng hòa quyện vào nhau.
Nhưng bao nhiêu đó là chưa đủ, người ta thêm đậu bắp, bông so đũa để
nhấn nhá thêm chút vị chát nhân nhẫn nơi đầu lưỡi cùng một chút cay nồng
của ớt, khi nồi canh chua gần chín, thì nêm thêm ít nước mắm. Một đặc
trưng riêng biệt khiến canh chua cá miền Tây không lẫn vào đâu được là
bà nội trợ sẽ rắc ngò gai, quế, đặc biệt là rau om lên bề mặt nồi canh
để tạo mùi thơm hấp dẫn người ăn.
Người miền Tây
đặc biệt coi trọng sự phối hợp giữa cá và món phụ liệu trong món canh
chua. Khi nấu canh chua cá lóc thì nhất định phải nấu với cơm mẻ mới
ngon, còn muốn ăn cá trê, cá ngát, cá linh nấu canh chua thì dân sành ăn
giá nào cũng phải tìm được trái bần, còn trái giác mà phối hợp với cá
rô, cá chép thì ăn đến quên cả no.
Món cháo cá lóc
Cháo
cá lóc là món ăn ngon, bổ dưỡng, hầu như bà nội trợ miền Tây nào cũng
biết cách chế biến. Nguyên liệu chính của món cháo này là cá lóc mà phải
là cá lóc đồng mới ngon “đúng điệu”, còn rau ăn kèm thì chia làm hai
loại rau đắng hoặc rau mồng tơi có thể dễ dàng hái ngoài vườn nhà, ngoài
ra tùy theo khẩu vị có thể thêm nấm rơm, cải xanh...
Cá
lóc đồng được làm sạch, cho vào nồi nước luộc chín, sau đó vớt ra rồi
khéo léo gỡ hết thịt cá ra xếp ra dĩa. Còn nước luộc cá thì tận dụng để
nấu cháo cho vị ngọt, nêm nếm vừa ăn nhưng cho vị ngọt rất đậm đà. Cháo
chín, múc cháo ra bát, cho thịt cá, ăn kèm với rau đắng tươi sạch chốn
vườn nhà. Nước chấm là nước mắm trong dầm ớt, vắt thêm một lát chanh,
đảm bảo sẽ mang đến cảm giác ngon miệng, khó quên. Món cháo cá lóc thích
hợp ăn trong những ngày nắng nóng có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Tô cháo cá lóc nóng hổi, thơm phức.
Đặc
biệt, ở Trà Vinh, món cháo cá lóc được gọi là cháo ám nổi tiếng khắp
miền Tây với cách làm công phu hơn so với cháo cá lóc thông thường. Cá
lóc phải chọn cá cái, ngon nhất là cá có trứng, đem luộc chín rồi gỡ
thịt thành từng miếng vừa ăn rồi xào với hành mỡ. Nước luộc cá cũng tận
dụng để nấu cháo, trứng cá lóc đánh nhuyễn cho vào nồi cháo để có màu
vàng ươm nhìn là muốn thưởng thức ngay. Món cháo ám muốn ngon là không
được thiếu các gia vị tôm khô, mực khô nướng, hành khô và các loại rau
sống xắt nhuyễn, giá trụng, hành… Và một phụ liệu góp phần tạo nên
thương hiệu của món cháo ám là bánh tráng mè nướng giòn bóp vụn phủ lên
trên bát cháo nóng hổi, thơm phức khiến người yêu ẩm thực nhất định phải
thưởng thức một lần.
Món lẩu cá linh bông điên điển
Hương
vị ngọt bùi của những con cá linh miền Tây mùa nước lũ, đặc biệt là cá
linh non đầu mùa không xương, thịt ngọt, béo ngậy ai cũng từng một lần
thưởng thức. Cá linh có thể làm nhiều món như cá linh kho lạt, cá linh
kho mía, cá linh kho tiêu… nhưng khó quên nhất, đặc trưng nhất là lẩu cá
linh bông điên điển. Không loại rau nào “kết duyên” cùng cá linh mà có
được hương vị đặc biệt ngon, vừa giòn vừa thơm lại bùi béo đượm hương
như điên điển mọc đầy chốn mé sông, đầm lầy, ruộng nước… đến mùa trổ hoa
vàng rực cả vùng.
Cá linh hòa quyện cùng bông điên điển.
Nồi lẩu cá linh bông điên điển.
Cách
làm món lẩu cá linh bông điên điển khá đơn giản, cá linh non tươi đem
về làm sạch, để ráo nước rồi ướp các loại gia vị như ớt, tỏi, đường,
muối khoảng 5 phút. Nước lẩu được nấu bằng nước dừa tươi nêm vài muỗng
nước mắm nguyên chất, dầm ít me lấy vị chua. Trước khi cho nước lẩu sôi
riu lên bà nội trợ thường cho thêm tỏi phi thơm, rau ngò gai vào để tăng
mùi thơm. Khi nước sôi đều mới trút nhẹ cá linh vào nồi vì cá linh rất
mềm và mau chín. Bông điên điển thì không cho vào nồi lẩu vì sẽ làm mất
độ giòn và ngọt của bông mà chỉ khi ăn mới gắp một nhúm bông điển điển
nhúng vào nước sôi. Nước chấm là nước mắm nguyên chất dầm ớt cho có vị
cay cay hòa quyện với thịt cá béo ngậy tăng thêm độ đậm đà của món lẩu.
Món lẩu cá linh bông điên điển ngon nhất là ăn cùng với bún hoặc cơm
nóng.
Món bún cá
Bún
cá cũng là một món ngon từ cá nổi tiếng ở miền Tây, trong khi bún cá
miền Trung được chế biến từ cá biển thì bún cá miền Tây chế biến từ cá
lóc mà phải là cá lóc tươi ngon, mập ú sinh sống ở sông nước, ruộng
đồng.
Thịt cá lóc có màu vàng sau khi xào sơ qua với nghệ.
Tô bún cá miền Tây trông hấp dẫn làm sao.
Cá
lóc đồng sau khi làm sạch thì cho vào nồi nước lèo để luộc, khi luộc cá
những bà nội trợ có kinh nghiệm thường cho kèm ít sả cùng vài củ nghệ
vàng đập dập để nước lèo vừa không vương mùi tanh của cá vừa có màu vàng
đẹp mắt. Khi cá chín thì gỡ hết phần thịt đem ướp với gia vị rồi xào sơ
cùng nghệ để thịt cá thơm và có màu vàng ươm rất đẹp.
Để
thưởng thức món này, trước hết cho bún tươi vào tô, kèm thêm những
miếng thịt cá lóc vàng tươi, rồi chan nước lèo vào, rắc thêm ít rau thơm
lên trên. Để tăng thêm hương vị cho món bún cá thì nhất định phải ăn
kèm với các loại rau muống, rau nhút, giá, bắp chuối xắt nhuyễn… nếu có
thêm ít bông điên điển vàng tươi thì ngon tuyệt.
Xem thêm:
Bún nước lèo Trà Vinh- ăn là… nghiền
Món ngon không thể bỏ qua khi phượt Tây Nam Bộ
Có ai còn nhớ cái… mọng dừa?
Về miền Tây, thưởng thức những món ngon từ “cá leo cây”
Bài, ảnh: Nhất Huỳnh
10 món dân dã tốn cơm của người miền Tây
6
Mắm kho, cá lóc nướng trui, xoài bằm, cà tím nướng,
chuột chiên thuộc nhóm những món ăn thường nhật mang tính đặc sản miền
Tây Nam bộ.
Mr. True
Nhận xét
Đăng nhận xét