HIỆN THỰC KỲ ẢO 87/5 (Nghi binh trong chiến tranh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Di chỉ “Bát trận đồ” thời Tam Quốc.
Lục Tốn và các tướng đi vào thạch trận.
Lục Tốn rơi vào thạch trận của Gia Cát Lượng, trải qua một phen “thừa sống thiếu chết”.
Thạch trận của Gia Cát Lượng
Tạo hình Gia Cát Lượng trên điện ảnh.
Bí mật không thể tin nổi bát quái trần đồ bằng đá của Gia Cát Lượng bằng 10 vạn tinh binh
Bí mật không thể tin nổi bát quái trần đồ bằng đá của Gia Cát Lượng bằng
10 vạn tinh binh. Khổng Minh nổi tiếng là người mưu lược như thần ông
không những có tài về điều binh khiển tướng như thần ông còn là nhà sáng
tạo thiên tài như: Trâu gỗ ngựa máy, thuyền cỏ mượn tên, giải thần giả
quỷ để gặt lúa... đáng chú ý nhất là bát quái trận đồ quỷ quái mưu lược
được lưu truyền đến ngày nay.
Bí ẩn ‘trận đồ Bát Quái’ của Gia Cát Lượng: Xếp bằng đá nhưng có uy lực ngang 10 vạn quân
Gia
Cát Lượng (181 – 234) được người đời vinh danh là “vạn đại quân sư”
(quân sư nghìn đời). Nhưng ít ai biết rằng ông cũng là một nhà sáng chế,
nhà phát minh đại tài, là tác giả của nhiều ý tưởng quân sự độc đáo.
“Bát trận đồ” là một ví dụ điển hình như thế.
Điểm
phân biệt giữa Gia Cát Lượng và các mưu lược gia nổi tiếng khác thời
Tam Quốc là khả năng dùng “kỳ binh” của mình. Tuân Úc, Quách Gia hay Tư
Mã Ý đều rất giỏi nhưng chỉ giỏi binh pháp thông thường, dùng người để
trị người. Còn Gia Cát Lượng đã đạt đến một cảnh giới cao trong điều
binh khiển tướng.
Trong
cả đời dụng binh của mình, ông có biết bao nhiêu kế hay, mưu lạ:
“Thuyền cỏ mượn tên” lừa Tào Tháo, “Giả thần giả quỷ” gặt lúa ở Lũng
Thượng, “Không thành kế” đuổi 15 vạn quân Tư Mã Ý hay “Trâu gỗ ngựa máy”
vận lương…Tuy nhiên, lần dùng “kỳ
binh” ngoạn mục nhất phải kể đến là khi Gia Cát Lượng phục sẵn trận đồ
Bát Quái, bức cho tướng nước Ngô là Lục Tốn nguy khốn một phen. Điều này
được thuật lại khá chi tiết trong “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi thứ 84.
Thạch trận sánh ngang 10 vạn quân
Năm
221, Lưu Bị vì báo thù cho người huynh đệ kết nghĩa Quan Vũ đã cử 70
vạn quân sang đánh Đông Ngô. Sau quãng thời gian đầu lấn át, thắng thế,
quân Thục của Lưu Bị rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan sau khi đô đốc
Đông Ngô là Lục Tốn quyết cầm cự, không ra đánh. Sang đến mùa hè năm
222, lợi dụng thời tiết nóng bức, gió đông nam thổi mạnh, Lục Tốn cho
quân phản công, dùng hỏa công thiêu trụi 40 trại của Lưu Bị trải dài 700
dặm.
Nguyên
từ trước, Gia Cát Lượng đã dặn dò các bộ tướng sau khi cùng Lưu Bị đóng
quân hạ trại ở đâu thì phải vẽ lại địa đồ mang về cho mình xem xét. Mã
Lương đã vượt hàng trăm dặm từ đại trại ở Di Lăng về Tây Xuyên trình địa
đồ cho Gia Cát Lượng. Sau khi xem xong, Khổng Minh thở dài, sớm dự đoán
được sự thất bại của quân đội Thục Hán.
Di chỉ “Bát trận đồ” thời Tam Quốc.
Mã Lương hỏi Khổng Minh kế sách ứng đối một khi quân Ngô thừa thắng đuổi tràn sang Thục. Khổng Minh ung dung đáp: “Chúa thượng nếu có thua, nên chạy về thành Bạch Đế mà lánh. Khi ta vào Xuyên đã phục sẵn mười vạn quân ở bến Ngư Phúc rồi”.
Sau này, Lưu Bị thua chạy, Lục Tốn mang quân đuổi theo truy kích. Khi
đuổi đến ải Quỳ Quan, Tốn ngồi trên ngựa, trước mặt thấy chỗ cạnh bờ
sông bên sườn núi có một đám sát khí bốc ngùn ngụt lên tận trời. Tốn
nghi có mai phục nên cho đại quân dừng lại, lùi 10 dặm, dựng trại đợi
địch đến giao chiến.
Quân
do thám về báo không thấy bất cứ đạo binh mã nào. Tốn vẫn chưa tin, tự
mình cưỡi ngựa lên núi quan sát nhưng cũng không thấy bất cứ dấu hiệu
khả nghi nào khác. Tuy vậy, càng về tối thì sát khí bốc lên ngày càng
mạnh. Lục Tốn nghi hoặc, sai người tâm phúc đi do thám. Người đó về báo
rằng không có quân mã nào mai phục mà chỉ có chừng tám chín mươi đống đá
ngổn ngang dựng ở cạnh bờ sông. Tốn tự mình đi hỏi thổ dân ở đó thì
được biết bến này tên là Ngư Phúc, trước khi vào Xuyên, Gia Cát Lượng đi
qua đây đã lấy đá bày ra thế trận này. Từ đó, ngày nào cũng có sát khí
bốc lên ngùn ngụt.
Lục
Tốn tự mình thân chinh, mang vài chục quân kỵ mã đến tận nơi dò la. Tốn
đứng trên núi nhìn xuống thì thấy thạch trận này bốn mặt tám phương đều
có cửa ra vào. Tốn cười cho đó là mê thuật làm mê hoặc lòng người.
Đoạn, Tốn cầm quân thân chinh đi vào bãi đá xem xét.
Lục Tốn và các tướng đi vào thạch trận.
Khi
chuẩn bị trở về, bỗng đâu một cơn gió lớn nổi lên, cát sỏi bay lên mù
mịt, lại thấy đá dựng lên chơm chởm như gươm cắm, cát nổi lên từng đống
như núi, dưới sông lại thấy nước chảy cuồn cuộn, tiếng reo như trống
rung. Lục Tốn giật mình nói: “Ta mắc phải mẹo Gia Cát Lượng mất rồi”.
Tốn vội vàng tìm đường ra nhưng đã lạc vào thạch trận, loay hoay mãi
vẫn chưa thấy lối thoát. Đang trong cơn túng quẫn thì bỗng đâu thấy một
cụ già đứng ở trước ngựa, nói: “Tướng quân có muốn ra khỏi trận này không?”. Tốn cầu xin ông cụ dẫn ra khỏi thạch trận.
Cụ
già chống gậy, đi từ từ dẫn Lục Tốn thoát khỏi thạch trận. Tốn đa tạ
rồi hỏi danh tính thì mới biết đó chính là Hoàng Thừa Ngạn tiên sinh, bố
vợ của Gia Cát Lượng. Hoàng tiên sinh giải thích: “Khi
rể lão vào Xuyên, có bày thạch trận ở đây, gọi là “Bát trận đồ” chia
làm tám cửa, theo hưu, sinh, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai, trong độn
giáp. Mỗi ngày, mỗi giờ, biến hoá không biết đâu mà lần, sánh bằng mười
vạn tinh binh. Khi con rể lão đi có dặn lão rằng: “Về sau, có đại tướng
Đông Ngô lạc vào trận này, thì đừng có đưa ra!” Mới rồi, lão chơi trên
sườn núi. Thấy tướng quân từ cửa Tử đi vào, chắc rằng không hiểu trận
này, thế nào cũng lạc lối. Lão xưa nay ưa làm phúc, không nỡ để tướng
quân chết tại đây, cho nên dắt tướng quân ra cửa sinh”.
Tốn lại hỏi phép bày trận này có học được không, Hoàng Thừa Ngạn trả lời: “Phép trận này biến hóa vô cùng, không sao học được”. Tốn lạy tạ rồi quay ngựa ra về.
Lục Tốn rơi vào thạch trận của Gia Cát Lượng, trải qua một phen “thừa sống thiếu chết”.
Bát trận đồ bí ẩn
Trên
thực tế, “Bát trận đồ” không phải là phát minh độc quyền của Gia Cát
Lượng. Từ thời cổ đại, người ta đã biết bày binh bố trận theo trận đồ và
gọi đó là “Bát trận”. Tuy nhiên, Gia Cát Khổng Minh chính là người đưa
“Bát trận đồ” lên tầm huyền thoại, diễn hóa đầy đủ tinh hoa trong nghệ
thuật dụng binh của mình vào trận pháp này.
Do
tư liệu lịch sử đã tản mát nhiều nên hiện nay người ta không thể nghiên
cứu kỹ về “Bát trận đồ”. Tuy vậy, “Bát trận đồ” của Khổng Minh biến hóa
khôn lường, không thời nào không giành được lời khen tặng. La Quán
Trung trong “Tam Quốc diễn nghĩa” khen “Bát trận đồ” rằng: “Thường hữu khí như vân, từng nội nhi khởi”, nghĩa là: Có khí như mây, sức mạnh phát ra từ bên trong. Trên bia đá ở Thành Đô (nước Thục cũ) lại có câu: “Giang thượng trận đồ do bố liệt. Thục trung tương nghiệp hữu huy quang”, tạm dịch là: Trên sông trận đồ vẫn còn dấu tích. Cơ đồ nước Thục muôn đời sáng ánh vinh quang.
Thạch trận của Gia Cát Lượng
Các
nhà nghiên cứu lịch sử quân sự cho rằng, uy lực của “Bát trận đồ” chính
là bố cục theo phương hướng, biến hóa khôn lường, khi tách, khi hợp.
Hình thế của trận này dựa trên nguyên lý “Bát quái” với 8 cửa: Hưu,
Sinh, Thương, Đỗ, Ảnh, Tử, Cảnh, Khai. Các cửa Sinh, Cảnh, Khai được gọi
là “cửa cát” (cửa tốt), còn lại Hưu, Thương, Đỗ, Tử, Ảnh chính là “cửa
hung” (cửa xấu).
Trong
một trận đồ điển hình, toàn trận có thể huy động 14 ngàn kỵ binh, cứ 50
người thành 1 đội hình, tất cả gồm 280 đội. Bộ binh có 10 ngàn người,
chia đều thành 200 đội. Mỗi một đội bộ binh chiếm 10 thước trong trận
đồ. Tùy theo tình hình cụ thể, “Bát trận đồ” có thể biến hóa khôn lường,
làm quân địch mất phương hướng. Ngoài ra, ở bên trong “Bát trận đồ”
người ta còn có thể bố trí các loại vật liệu đặc biệt như đá, xe lương
thực tạo chướng ngại vật, ngăn cản kỵ binh địch tấn công. Sau khi địch
lọt vào trận, quân sĩ bên trong sẽ dùng cung, tên, mâu, kích để đả
thương, tấn công địch. Trận đồ này là cơn ác mộng với các đội quân kỵ
binh trang bị nhẹ.
Tạo hình Gia Cát Lượng trên điện ảnh.
“Bát
trận đồ” gắn liền với tên tuổi Gia Cát Lượng suốt hàng nghìn năm qua.
Đó là kết tinh trí huệ của vị “quân sư muôn đời”. Câu chuyện về Lục Tốn
lạc trong “Bát trận đồ” cũng rất đẹp. Đó là một minh chứng hùng hồn cho
tài dùng binh của Gia Cát Lượng. Trước trận thắng Di Lăng, Gia Cát Lượng
đã biết Lục Tốn nhất định kéo quân qua bến Ngư Phúc, nhất định lạc vào
thạch trận và nhất định gặp Hoàng Thừa Ngạn. Thậm chí ông còn dặn bố vợ
đừng dẫn Lục Tốn thoát khỏi trận này.
Ở
một chiều ngược lại, câu chuyện cũng là minh chứng cho chữ “nghĩa” thời
Tam Quốc. Hoàng Thừa Ngạn vì nghĩa mà bỏ qua lời dặn của con rể, một
mình đi vào thạch trận để cứu Lục Tốn. Hoàng Thừa Ngạn có thừa lý do để
không cứu Lục Tốn nhất là khi Tốn vừa đốt sạch trại Thục ở Di Lăng, đánh
đuổi cho Lưu Bị chạy dài về thành Bạch Đế. Nhưng anh hùng trọng anh
hùng, họ đã đối xử với nhau đầy nghĩa hiệp. Lục Tốn là người có tài và
Hoàng Thừa Ngạn cũng vậy (không có tài sao được khi có thể giải được
“Bát trận đồ” của Gia Cát Lượng!). Hoàng Thừa Ngạn mến mộ tài Lục Tốn mà
Lục Tốn cũng thực sự cầu thị khi thừa nhận mình không sao bằng được Gia
Cát Lượng, muốn học hỏi “Bát trận đồ”.
“Bát
trận đồ” của Gia Cát Lượng còn đi vào cả thi ca, nghệ thuật. Nhà thơ Đỗ
Phủ thời Đường nổi tiếng có bài thơ “Bát trận đồ”, trong đó có viết
rằng:
“Công cái tam phân quốc
Danh thành Bát trận đồ
Giang lưu thạch bất chuyển
Di hận thất thôn Ngô”
Dịch
nghĩa: Công lớn trùm khắp thời Tam Quốc. Bát trận đồ nổi danh. Nước
sông vẫn chảy, đá vẫn không lay chuyển. Còn để lại mối hận không thôn
tính được Đông Ngô”.
Hữu Bằng
12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 1)
15:14, 04/01/2017Share to More |
Thời
Tam Quốc phân tranh đã chứng kiến sự xuất hiện của các anh hùng cái
thế, những vị quân sư lỗi lạc và những mưu kế làm thay đổi cả bánh xe
lịch sử. Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng
như những giai thoại có một không hai trong sử sách.
Vương Tư Đồ khéo dùng “Liên hoàn kế” diệt Đổng Trác
Vào
thời Hán mạt, liên minh Đổng Trác – Lữ Bố nổi lên như một khối u, làm
suy kiệt nhà Hán. Vốn bản tính tham tàn, Đổng Trác đã gây ra biết bao
tội ác trời đất không dung như: giết vua Thiếu Đế, giết Hà Hậu và Đường
Phi, sát hại dã man bá quan văn võ, lạm sát thường dân vô tội.
Đổng
Trác quy tụ quanh mình nhiều kẻ bất lương, tàn bạo: con rể Lý Nho đa
mưu túc trí, nổi tiếng thâm hiểm, con nuôi Lã Bố kiêu dũng, thiện chiến.
Cũng vì thế mà Đổng Trác ngày càng lạm quyền, khinh thường bá quan văn
võ và chính cả vua nhà Hán, âm mưu thoán nghịch. Trong tình cảnh ấy,
quan tư đồ Vương Doãn, vốn là một cựu thần Hán thất, cảm thấy vô cùng
bất bình nhưng cũng giống như nhiều đồng liêu khác, ông cũng hoàn toàn
bất lực.
Vương Doãn có một người con
gái nuôi tên là Điêu Thuyền, nhan sắc tuyệt trần, chim sa cá lặn. Lã Bố
và cả Đổng Trác vốn cực kỳ háo sắc. Vương tư đồ mới nảy ra ý định lập kế
liên hoàn để trừ bỏ liên minh Đổng Trác – Lã Bố. Kế liên hoàn của Vương
Doãn bao gồm rất nhiều mưu kế kết hợp với nhau: kế mỹ nhân, kế ly giá,
kế “dụ rắn khỏi hang”, khổ nhục kế…
Vương Doãn nói với con gái: “Cha
tin lòng con, nhưng ngại con không thực hành được. Nguyên cha con thằng
Đổng Trác là phường háo sắc, bây giờ cha muốn dùng “liên hoàn kế”,
trước đem con hứa tiếng gả cho Bố rồi sau lại hiến cho Trác. Con ở giữa
tùy cơ ứng biến làm cho cha con nó trở lại giết hại nhau. Nếu mà làm
được như vậy là con liều thân giúp nước, công nghiệp vô cùng to lớn“.
Nghe
lời cha, Điêu Thuyền đã dùng “khổ nhục kế”, chịu muôn vàn đắng cay cuối
cùng cũng đã chia rẽ thành công được liên minh này, khiến Lã Bố trở mặt
giết cha nuôi, giải phóng triều đại nhà Hán khỏi mối nguy trăm bề này.
Vương Doãn tru di 3 họ nhà Đổng Trác và bổ nhiệm Lã Bố làm Phấn vũ tướng
quân, phong làm Ôn hầu.
Tư
đồ Vương Doãn giống như đạo diễn, còn Điêu Thuyền giống như diễn viên
vậy, đạo diễn giỏi, diễn viên xuất chúng mới có thể tạo nên kỳ tích mà
18 lộ chư hầu với mấy chục vạn quân binh cũng không thể làm nổi.
Khổng Minh dùng “Không thành kế” đuổi 15 vạn hùng binh Tư Mã Ý
Nhắc
đến Khổng Minh, quả thật khó mà kể hết được những mưu kế “quỷ khốc thần
sầu” của ông từng khiến biết bao anh hùng thời Tam Quốc phải nghiêng
mình nể phục vì tài thao lược phi thường của ông. Mưu kế nổi tiếng nhất
của ông chính là “Không thành kế” nổi tiếng, chỉ dùng một tiếng đàn mà
có thể đẩy lùi 15 vạn quân binh nước Nguỵ. Đây quả đúng là tiếng đàn vô
tiền khoáng hậu.
Sau khi Mã Tốc đề mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng chỉ còn có 2500 quân sĩ đóng ở huyện Tây Thành. Bỗng có thám mã phi về báo: ”Tư Mã ý mang mười lăm vạn đại quân đang kéo đến Tây thành”. Lúc
ấy, không có vị đại tướng nào ở bên Gia Cát Lượng, mà chỉ có một tốp
quan văn. Nghe tin này, các quan đều tái mặt đi vô cùng lo sợ. Gia Cát
Lượng bước lên mặt thành quan sát, quả nhiên xa xa bụi cuốn mịt mờ, quân
ngụy đang xông tới Tây Thành. Gia Cát Lượng lập tức truyền lệnh:
“Đem
dấu hết cả cờ quạt đi, binh lính ai nấy đều vào giữ lấy chòi gác tuần
tiễu của mình trên mặt thành, nếu có kẻ nào tự ý ra vào cổng thành hoặc
nói lớn, sẽ bị giết. Mở rộng hết bốn cổng thành ra, ở mỗi cổng thành lấy
hai chục người cải trang làm dân thường, quét ở đường phố. Nếu quân
Nguỵ đến, không được nhốn nháo, ta khắc có mưu kế để đối phó.“
Truyền
lệnh xong Gia Cát Lượng khoác đạo bào lông hạc, vấn khăn nhiễu trên
đầu, dẫn hai tiểu đồng mang theo một cây đàn, đi lên mặt thành, đốt
hương gẩy đàn.
Nghe
thám báo về báo lại tình hình, Tư Mã Ý ra lệnh cho quân sĩ lập tức dừng
lại, tự phi ngựa lên phía trước nhìn lên, quả nhiên thấy Gia Cát Lượng ở
trên mặt thành vẻ mặt tươi cười ngồi tựa lan can, đốt hương gẩy đàn,
bên trái có một tiểu đồng, tay bưng một thanh gươm báu, bên phải cũng có
một tiểu đồng tay cầm phất trần. Trong ngoài cổng thành chỉ có chừng
hai chục người dân thường, cắm cúi quét đường cứ như thể không có ai ở
bên mình. Sau khi nhìn thấy thế, Tư Mã ý nghi ngờ rằng trong thành có
mai phục, vội vàng ra lệnh lui binh.
Thực ra, trong tiếng đàn của Gia Cát có rất nhiều thâm ý. Quân Ngụy rút chạy rồi, Gia Cát Lượng thốt lên: “Trời xanh cứu ta, Tư Mã Ý thực là hiểu âm luật“. Về phần Tư Mã Ý về đến trại, kéo ghế cho Tư Mã Sư ngồi, nghe con nói qua tình hình Tây Thành rồi bảo: “Ta thua Khổng Minh ở số trời, số trời không giúp ta”.
Vậy
rốt cuộc “trời xanh” đã giúp Gia Cát Lượng điều gì? Và “số trời” đã
không giúp Tư Mã Ý điều gì? Cái này chắc chắn là có liên quan đặc biệt
đến tiếng đàn mà Gia Cát Lượng đánh. Qua tiếng đàn, bằng âm luật, Gia
Cát Lượng đã chuyển đến Tư Mã Ý thông điệp rất rõ ràng: “Nhà Ngụy ba
đời liền nghi ngờ, cảnh giác ông. Sở dĩ ông được làm nguyên soái thống
lĩnh ba quân là bởi tôi cầm binh nước Thục công phá Ngụy Quốc. Tôi chết
rồi, mối lo về Thục quân không còn, Ngụy Đế tất sẽ khiến ông không toàn
mạng sống. Xưa nay thỏ khôn chết thì chó săn bị nấu, chim bay cao chết
thì cung mạnh bị cho vào bếp, đó là lẽ thường”.
Đây
là cảnh giới tư tưởng mà chỉ hai nhà dụng binh xuất chúng mới có thể
hiểu, người thường không đạt đến cái cảnh giới này được, nên bề ngoài
chỉ nhìn thấy ‘kết quả’ của “hiện thực giả”, còn nguyên nhân sâu xa thì
chỉ có 2 người đó hiểu được mà thôi. Đây cũng là một trong những điều bí
ẩn nhất trong các kế sách của Gia Cát Lượng về nghệ thuật dụng binh
thần sầu của mình. Đúng là một cặp tri kỷ, nhờ đối trận mà tìm thấy
nhau, tuy nhiên vai diễn lịch sử lại không cho họ trở thành bằng hữu tâm
giao dưới ánh trăng, cùng ngồi kể chuyện Tam Quốc và phân định thiên hạ
trên bàn cờ.
“Khổ nhục kế” của Chu Du và Hoàng Cái, đốt sạch quân Tào
“Hỏa
thiêu Xích Bích” được đánh giá là chiến thắng kinh điển của Đại đô đốc
Đông Ngô Chu Du, ngoài những mưu kế của chính mình và Gia Cát Lượng,
không thể không kể đến một nhân vật đã làm nên huyền thoại này – đại
tướng Hoàng Cái.
Năm 208, Tào
Tháo khởi đại quân xuống miền nam. Sau khi đánh chiếm Kinh châu, Tào
Tháo tiến sang Giang Đông. Do bệnh dịch lây lan và quân phương bắc không
quen đánh thủy, Tào Tháo khóa chiến thuyền lại với nhau để chờ sang đầu
năm sau sẽ tấn công. Hoàng Cái thấy vậy bèn hiến kế với Đô đốc Chu Du: “Địch
đông ta ít, nếu cầm cự lâu dài thì ta bất lợi. Tào Tháo cột chặt thuyền
lại với nhau, rất tiện cho việc dùng hỏa công, tốc chiến tốc thắng“.
Chu
Du nghe theo. Hoàng Cái làm theo kế, ấy là kế khổ nhục. Một hôm, biết
Sái Trung, Sái Hòa sang Đông Ngô trá hàng, Chu Du và Hoàng Cái cố ý giả
vờ cãi nhau. Khi Hoàng Cái nói phải quét sạch quân Tào trong 1 tháng,
nếu không thì hãy cởi giáp quy hàng, Chu Du đã nổi giận mắng Hoàng Cái
là kẻ phản phúc.
Du
ra lệnh chém. Lão tướng Hoàng Cái không phục, mắng chửi Chu Du không
tiếc lời. Đoạn bị đao phủ lập tức lôi ra ngoài. Lỗ Túc chạy tới xin Du
tha mạng lão tướng với lý do chém đại tướng sẽ làm lòng quân lay
động.Tất cả tướng sĩ cũng lập tức quỳ rạp xuống xin Du tha chết Hoàng
Cái. Chu Du vẫn tức giận sôi người, sai quân lính đánh Hoàng Cái 100
gậy.
Hoàng
Cái bị lôi ra đánh, trông vô cùng thương tâm, Du trong lòng đau như cắt
khi nghe tiếng Hoàng Cái khóc nấc lên, máu văng ngay trước mặt 2 tên
gián điệp họ Sái. Các tướng phía dưới chứng kiến cảnh này, ai nấy đều
khóc như mưa. Đến khi Hoàng Cái bị đánh ngất, các tướng lao ra xin Du
dừng tay, Du mới chịu tha cho ông.
Hoàng
Cái giả cách oán hận Chu Du, nhờ Hám Trạch sang đưa thư trá hàng cho
Tào Tháo. Được Sái Trung, Sái Hòa về mật báo tin Hoàng Cái bị đánh, cộng
với tài ăn nói của Hám Trạch, Tào Tháo hoàn toàn tin việc Hoàng Cái
sang hàng là thật. Tào Tháo ước hẹn với Hám Trạch và sẵn sàng đợi ngày
Hoàng Cái sang hàng. Không ngờ đó cũng chính là ngày mà toàn bộ 83 vạn
Tào quân bị đốt thành tro.
Theo
đúng ngày giờ đã định, Hoàng Cái chuẩn bị một đội thuyền cơ động, chừng
10 chiếc, bên trong chứa đầy mồi lửa, đồ dễ cháy nhằm thẳng hướng thủy
trại quân Tào bơi đến. Khi thuyền đến giữa sông, Hoàng Cái ra lệnh châm
lửa đốt thuyền. Gió Đông Nam nổi lên, hỏa thuyền cháy bừng bừng, thuận
theo gió lao vun vút vào thủy trại quân Tào.
Các
chiến thuyền của Tào Tháo vốn bị xích chặt vào nhau, mau chóng bắt lửa.
Gió càng to, lửa càng đượm, nuốt chửng toàn bộ thủy trại kiên cố tưởng
bất khả xâm phạm của quân Tào. Quân Tào phần bị lửa thiêu, phần nhảy
xuống sông chết đuối, bi đát không sao kể xiết.
Để
thực hiện được đại kế, Hoàng Cái đã phải chịu khổ một phen xiết bao đau
đớn. Tuổi già sức yếu, phải chịu 100 trượng và mang tiếng nhục trước ba
quân, bị đánh đến gần chết nhưng lão tướng quân vẫn một lòng vì nước,
nghiến răng chịu đau vì việc lớn. Đây quả là một tấm lòng son sắt trung
liệt hiếm có lưu danh sử sách, thật đáng được khen ngợi lắm thay!
Ánh Trăng tổng hợp
Hữu Bằng hiệu đính
12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 2)
Thời Tam Quốc phân tranh, đã chứng kiến sự xuất
hiện của các anh hùng cái thế, những vị quân sư lỗi lạc và những mưu kế
làm thay đổi cả bánh xe lịch sử. Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.
Năm 219, Quan Vũ mang đại quân đánh lên phía bắc, chinh phạt lãnh thổ Tào Tháo. Đại đô đốc Đông Ngô là Lã Mông cho đây là cơ hội tốt để thu hồi lại Kinh Châu. Tuy nhiên, Quan Vũ vẫn để lại rất nhiều quân phòng thủ hùng hậu ở đây khiến Lã Mông loay hoay chưa biết tính kế gì.
Quan Vũ đem quân đi đánh quân Nguỵ, cơ hội này rất khó có được, nên Lã Mông lập tức bày kế dành lấy Kinh Châu.
Lã Mông nghĩ ra một mẹo, bàn với Tôn Quyền đưa Lục Tốn, vốn là một
thư sinh vô danh lên làm Đại đô đốc thay mình hòng làm Quan Vũ chủ quan.
Lục Tốn vừa nhậm chức liền gửi thư hết mực ca ngợi Quan Vũ, lời lẽ nhún
nhường, nịnh bợ. Quả nhiên Quan Vũ trúng đòn tâm lý, tỏ ra khinh thường
Lục Tốn và bắt đầu rút dần quân đội từ Kinh Châu điều động lên chiến
trường Phàn Thành đối phó với Tào Tháo.
Ngay sau khi nghe tin, Lã Mông lập tức hành động. Ông cho hóa trang
thuyền chiến thành thuyền buôn, quân tinh nhuệ đều mặc áo trắng đóng giả
làm thương nhân tránh bão nhằm che mắt quân đội Kinh Châu phòng thủ dày
đặc bên sông. Lã Mông lại cho người mang gốm sứ, lụa là, vàng bạc đút
lót cho viên tướng trấn giữ để được neo đậu ở lại bến vào lúc đêm khuya
ít phòng bị nhất.
Trong khi Quan Vũ vẫn đang bị cầm chân ở Phàn Thành phía bắc, Quân của Lã Mông đã lẳng lặng men theo dọc sông Trường Giang đến tận thành Kinh Châu. Lã Mông cho một toán quân tinh nhuệ lên thành bắt sống toàn bộ lính trấn thủ. Sau đó thay đồ quân Hán vào quân mình và tiến đến Kinh Châu đòi vào thành, khi cổng thành hạ xuống cũng là lúc Kinh Châu thất thủ. Toàn bộ quân đội của Lã Mông đã vượt qua phòng tuyến tuần tra của Quan Vũ mà không hề bị phát hiện.
Lã Mông phục binh bên ngoài thành, chờ đám lính trá hàng mở được cổng thành rồi ùa vào.
Đây chính là kế "Bạch y độ giang" (áo trắng qua sông) kinh
điển đã ghi danh Lã Mông vào sử sách. Còn Quan Vũ, không thể đánh chiếm
được Phàn Thành, phải lui binh về, giữa đường nghe tin Kinh Châu thất
thủ, kế cùng phải chạy ra Mạch Thành. Trên đường, quân Ngô bày ổ mai
phục bắt sống Quan Vũ rồi xử trảm ông.
Tào Tháo xua quân xuống Giang Nam, viết thư dụ Tôn Quyền đầu hàng.
Trước áp lực ngày càng lớn của Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền buộc
phải kết thành liên minh. Gia Cát Lượng, quân sư của Lưu Bị thân hành
sang sông đến phối hợp tác chiến cùng Chu Du, Đại đô đốc của Đông Ngô.
Tuy nhiên, các tướng Đông Ngô thường ghen tị với tài năng của Gia Cát
Lượng nên nhiều lần bày kế hãm hại ông.
Một lần, họ nói rằng để đối phó với quân phương Bắc cần 10 vạn mũi tên trong vòng 10 ngày và yêu cầu Gia Cát Lượng làm giúp. Gia Cát Lượng ung dung nhận lời, lập quân lệnh trạng và hứa chỉ cần 3 ngày là đáp ứng đủ.
Ghen tỵ trước tài năng của Gia Cát Lượng, sợ rằng với một người xuất chúng thế này thì sau này sẽ gây hại cho mình, nên tướng lĩnh Đông Ngô bày kế hại ông. (Internet).
Gia Cát Lượng dành 2 ngày đầu chuẩn bị trong bí mật. Ông huy động 20
chiếc thuyền và bố trí 30 binh sĩ trên mỗi chiếc thuyền. Sau đó xếp
quanh nhóm lính thật là các lính giả làm bằng rơm. Vào ngày thứ ba, ông
đưa theo người bạn là Lỗ Túc và dẫn các tàu thuyền vượt sông Trường
Giang tiến gần thủy trại quân Tào.
Sương mù dày đặc che phủ lòng sông, Gia Cát Lượng lệnh cho lính của mình hò hét và đánh trống trận. Hoảng sợ khi nghe tiếng hò hét và bị che lấp tầm mắt vì sương mù, quân Ngụy bắn tên ồ ạt về phía tiếng động phát ra. Tên bắn ra cắm tua tủa vào những lính rơm trên thuyền. Khi các lính rơm ở một phía bị găm đầy mũi tên, Gia Cát Lượng cho quay thuyền ngược lại để tiếp tục nhận tên.
Gia Cát Lượng bình thản ngồi rót rượu cùng Lỗ Túc trong khi mưa tên đang bắn xối xả vào một bên thuyền. (Ảnh: Internet).
Cuối cùng, sau khi ước lượng rằng đã lấy đủ 10 vạn mũi tên, Gia Cát
Lượng ra lệnh các thuyền chở tên quay trở về. Các tướng lĩnh nước Ngô ra
đón ông trong hổ thẹn. Nhờ kế hoạch hoàn hảo của Gia Cát Lượng, quân
đội Thục – Ngô có đầy đủ vũ khí để sẵn sàng cho cuộc chiến tranh. Sau đó
trận Xích Bích diễn ra, 10 vạn mũi tên góp phần quan
trọng cho chiến thắng của đội quân phương Nam. Họ đã chặn đứng sự bành
trướng của Tào Tháo và khiến Thừa tướng nhà Hán phải thua chạy dài với
tàn quân ít ỏi.
Khi ấy, quyền lực triều Ngụy do Tư Mã Ý và Tào Sảng cùng nắm giữ. Tuy nhiên, bằng những thủ đoạn chính trị, Tào Sảng dần loại bỏ hết thực quyền của Tư Mã Ý, thường tự mình đưa ra mọi quyết định mà không cần hỏi Ý. Về danh nghĩa, Tư Mã Ý vẫn là thủ lĩnh đứng đầu quân đội nhưng vai vế chính trị của ông trong triều đình thì chỉ là "hữu danh vô thực". Tào Sảng đã nắm hết mọi quyền bính.
Tư Mã Ý suy tư khi nghĩ đến thực quyền không nằm trong tay mình mà nằm trong tay Tào Sảng. (Ảnh: Internet).
Năm 247, Tư Mã Ý cáo ốm, xin về quê dưỡng bệnh. Nhưng Tào Sảng
vẫn luôn đề phòng ông. Tào Sảng cử tâm phúc của mình là Lý Thắng nhậm
chức thứ sử Kinh Châu, trên đường đi ghé qua thăm dò thái độ của Tư Mã
Ý. Khi Lý Thắng đến nơi, Tư Mã Ý run rẩy lấy tay với áo, thì áo rơi tuột
xuống đất. Ông lại đưa tay ra hiệu với người hầu, tỏ ý muốn uống nước.
Người hầu bưng lên một bát cháo, Tư Mã Ý húp từng tí một, nước cháo chảy
theo khóe miệng tràn cả xuống ngực.
Trông thấy cảnh ấy, Lý Thắng mừng khấp khởi trong lòng, cho rằng Tư Mã Ý đã là đồ bỏ đi, không còn gì đáng sợ nữa. Trong cuộc nói chuyện sau đó, Tư Mã Ý còn giả ngây, giả điếc khi 3 lần cố tình đọc sai nơi mà Lý Thắng sắp đến nhậm chức: Kinh Châu lại đọc thành Tinh Châu. Tư Mã Ý cũng gọi 2 con là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu ra để gửi gắm. Lý Thắng hoàn toàn tin rằng Tư Mã Ý bệnh nặng sắp lìa đời.
Ý giả ốm nặng, Lý Thắng "mắt thấy tai nghe" nên rất đắc ý.
Sau khi ra về, Lý Thắng vội vã đến thẳng đến nhà Tào Sảng thuật lại
mọi chuyện. Tào Sảng nghe xong cảm thấy rất khoan khoái, từ đó càng
không coi Tư Mã Ý là gì, ra sức lộng quyền hơn trước. Nhưng đó cũng là
lúc tai họa ập xuống đầu ông.
Năm 249, Tư Mã Ý quyết định ra tay. Lợi dụng lúc Tào Sảng đang hộ giá hoàng đế Tào Phương đi thăm mộ tiên đế Tào Duệ, Tư Mã Ý phát động một cuộc binh biến trong kinh thành. Ông cho đóng tất cả cổng thành Lạc Dương, gửi biểu tâu lên Tào Phương, sai người đưa thư vạch tội Tào Sảng, đề nghị trừng trị.
Tào Sảng nhận được tin Ý đã khống chế Đô Thành, quân đội đã áp sát mình, đau khổ vì thời thế đã qua đi...
Tào Sảng được tin thì hoảng loạn vô cùng, không biết phải xoay sở ra
sao. Mưu sĩ là Hoàn Phạm hiến kế khuyên Tào Sảng mang theo hoàng đế Tào
Phương chạy sang Hứa Xương rồi phát hịch kêu gọi quân binh các nơi đánh
Tư Mã Ý. Nhưng Tào Sảng cứ ngần ngừ không quyết, cả đêm chống kiếm nước
mắt ngắn dài. Cuối cùng, Tào Sảng ngây thơ tin theo lời dụ hàng của Tư
Mã Ý (hứa sẽ giữ nguyên mọi chức vụ cho Tào Sảng). Chẳng ngờ sau đó, Tư
Mã Ý nuốt lời, ra lệnh hành quyết Tào Sảng, tru di 9 họ vì tội khi quân.
Tào Sảng rất tin Ý, nhưng niềm tin ấy đã dẫn ông đến gần với cái chết mà ông chẳng thể nào ngờ được.
Mưu kế của Tư Mã Ý sau này được người đời truyền nhau với cái tên "giả si bất điên"
(giả ngu mà không hề điên). Muốn dụng thành kế đó phải cực kỳ khéo léo,
diễn xuất tài tình. Tào Sảng vô mưu đương nhiên bị cho vào tròng. Tư Mã
Ý quả không hổ danh "kỳ phùng địch thủ" của Gia Cát Lượng. Tuy
tài trí kém Lượng, nhưng một đời rèn luyện ở thao trường với Thừa tướng
đại tài nhà Thục Hán cũng đủ để Tư Mã Ý trui rèn được bản lĩnh, trí
khôn. Sau này, Tư Mã Ý chính là người đặt những viên gạch đầu tiên cho
nhà Tấn thống nhất Trung Nguyên sau này.
(còn tiếp)
Lã Mông khéo dùng kế "Dối trời qua biển", đoạt Kinh Châu, hại Quan Vũ
Quan Vũ được Lưu Bị và Gia Cát Lượng tin tưởng giao cho trấn thủ ở Kinh Châu, cổ họng huyết mạch, nằm trên ngã ba đường giữa Ngụy, Thục và Ngô. Đại đô đốc bên phía Đông Ngô khi ấy là Lã Mông đóng quân ở bờ bên kia Trường Giang, thường xuyên nhòm ngó Kinh Châu nhưng vẫn thường lép vế trước uy vũ của Quan Vũ.Năm 219, Quan Vũ mang đại quân đánh lên phía bắc, chinh phạt lãnh thổ Tào Tháo. Đại đô đốc Đông Ngô là Lã Mông cho đây là cơ hội tốt để thu hồi lại Kinh Châu. Tuy nhiên, Quan Vũ vẫn để lại rất nhiều quân phòng thủ hùng hậu ở đây khiến Lã Mông loay hoay chưa biết tính kế gì.
Quan Vũ đem quân đi đánh quân Nguỵ, cơ hội này rất khó có được, nên Lã Mông lập tức bày kế dành lấy Kinh Châu.
Trong khi Quan Vũ vẫn đang bị cầm chân ở Phàn Thành phía bắc, Quân của Lã Mông đã lẳng lặng men theo dọc sông Trường Giang đến tận thành Kinh Châu. Lã Mông cho một toán quân tinh nhuệ lên thành bắt sống toàn bộ lính trấn thủ. Sau đó thay đồ quân Hán vào quân mình và tiến đến Kinh Châu đòi vào thành, khi cổng thành hạ xuống cũng là lúc Kinh Châu thất thủ. Toàn bộ quân đội của Lã Mông đã vượt qua phòng tuyến tuần tra của Quan Vũ mà không hề bị phát hiện.
Lã Mông phục binh bên ngoài thành, chờ đám lính trá hàng mở được cổng thành rồi ùa vào.
Gia Cát Lượng dùng "thuyền cỏ mượn tên" khéo lừa Tào Tháo
Năm 208, Tào Tháo điểm 83 vạn quân tiến xuống phía nam với tham vọng thống nhất Trung Quốc. Quân nước Ngụy rất hùng mạnh, tràn đầy khí thế sau những chiến thắng liên tiếp ở miền bắc, đặc biệt là sau khi tiêu diệt 70 vạn quân Viên Thiệu. Khi tiến đến bờ sông Trường Giang, quân Tào cắm trại, huênh hoang gửi lời thách đấu tới cả Giang Đông, khi ấy đang ở dưới quyền cai trị của Tôn Quyền.Tào Tháo xua quân xuống Giang Nam, viết thư dụ Tôn Quyền đầu hàng.
Một lần, họ nói rằng để đối phó với quân phương Bắc cần 10 vạn mũi tên trong vòng 10 ngày và yêu cầu Gia Cát Lượng làm giúp. Gia Cát Lượng ung dung nhận lời, lập quân lệnh trạng và hứa chỉ cần 3 ngày là đáp ứng đủ.
Ghen tỵ trước tài năng của Gia Cát Lượng, sợ rằng với một người xuất chúng thế này thì sau này sẽ gây hại cho mình, nên tướng lĩnh Đông Ngô bày kế hại ông. (Internet).
Sương mù dày đặc che phủ lòng sông, Gia Cát Lượng lệnh cho lính của mình hò hét và đánh trống trận. Hoảng sợ khi nghe tiếng hò hét và bị che lấp tầm mắt vì sương mù, quân Ngụy bắn tên ồ ạt về phía tiếng động phát ra. Tên bắn ra cắm tua tủa vào những lính rơm trên thuyền. Khi các lính rơm ở một phía bị găm đầy mũi tên, Gia Cát Lượng cho quay thuyền ngược lại để tiếp tục nhận tên.
Gia Cát Lượng bình thản ngồi rót rượu cùng Lỗ Túc trong khi mưa tên đang bắn xối xả vào một bên thuyền. (Ảnh: Internet).
Tư Mã Ý giả ốm lừa được Tào Sảng
Sau khi đẩy lui được những cuộc tấn công của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý trở về triều đình với tư cách của một công thần. Vua Ngụy là Tào Duệ hết sức tin dùng ông, phong ông đến chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Trước khi chết, Tào Duệ còn giao cho Tư Mã Ý (cùng với Tào Sảng) là phụ chính đại thần, giúp việc cho con nhỏ của mình là Tào Phương.Khi ấy, quyền lực triều Ngụy do Tư Mã Ý và Tào Sảng cùng nắm giữ. Tuy nhiên, bằng những thủ đoạn chính trị, Tào Sảng dần loại bỏ hết thực quyền của Tư Mã Ý, thường tự mình đưa ra mọi quyết định mà không cần hỏi Ý. Về danh nghĩa, Tư Mã Ý vẫn là thủ lĩnh đứng đầu quân đội nhưng vai vế chính trị của ông trong triều đình thì chỉ là "hữu danh vô thực". Tào Sảng đã nắm hết mọi quyền bính.
Tư Mã Ý suy tư khi nghĩ đến thực quyền không nằm trong tay mình mà nằm trong tay Tào Sảng. (Ảnh: Internet).
Trông thấy cảnh ấy, Lý Thắng mừng khấp khởi trong lòng, cho rằng Tư Mã Ý đã là đồ bỏ đi, không còn gì đáng sợ nữa. Trong cuộc nói chuyện sau đó, Tư Mã Ý còn giả ngây, giả điếc khi 3 lần cố tình đọc sai nơi mà Lý Thắng sắp đến nhậm chức: Kinh Châu lại đọc thành Tinh Châu. Tư Mã Ý cũng gọi 2 con là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu ra để gửi gắm. Lý Thắng hoàn toàn tin rằng Tư Mã Ý bệnh nặng sắp lìa đời.
Ý giả ốm nặng, Lý Thắng "mắt thấy tai nghe" nên rất đắc ý.
Năm 249, Tư Mã Ý quyết định ra tay. Lợi dụng lúc Tào Sảng đang hộ giá hoàng đế Tào Phương đi thăm mộ tiên đế Tào Duệ, Tư Mã Ý phát động một cuộc binh biến trong kinh thành. Ông cho đóng tất cả cổng thành Lạc Dương, gửi biểu tâu lên Tào Phương, sai người đưa thư vạch tội Tào Sảng, đề nghị trừng trị.
Tào Sảng nhận được tin Ý đã khống chế Đô Thành, quân đội đã áp sát mình, đau khổ vì thời thế đã qua đi...
Tào Sảng rất tin Ý, nhưng niềm tin ấy đã dẫn ông đến gần với cái chết mà ông chẳng thể nào ngờ được.
(còn tiếp)
12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Thời đại Tam Quốc phân tranh, đã chứng kiến sự
xuất hiện của các anh hùng cái thế, những vị quân sư lỗi lạc và những
mưu kế làm thay đổi cả bánh xe lịch sử. Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.
2 tướng Sái Mạo – Trương Doãn là thuỷ sư lâu năm dày dặn kinh nghiệm, đang ngày đêm huấn luyện quân Tào trước trận Xích Bích.
Năm 209, Tào Tháo sai Tưởng Cán đến dụ hàng Chu Du. Vốn là bạn cũ Chu
Du, Tưởng Cán mau chóng lên đường sang Đông Ngô để dò la tin tức. Chu
Du đã sớm biết được ý định của Tào Tháo nên cố tình đóng kịch để lừa
Tưởng Cán. Chu Du cho bày tiệc rượu thiết đãi bạn cũ rồi còn dẫn Tưởng
Cán đi dạo chơi, thăm thú doanh trại quân Ngô. Đoạn, Chu Du giả say, đưa
Tưởng Cán về ngủ cùng trong doanh trại.
Trước đó, Chu Du đã sớm chuẩn bị một lá thư đặt trên mặt bàn, giả vờ ngủ say. Nửa đêm, Tưởng Cán mò dậy, bỗng thấy lá thư trên mặt bàn. Đó là thư đầu hàng của Sái Mạo, Trương Doãn mà Chu Du đã mạo danh viết. Trong thư nói rằng: "Không lâu nữa sẽ dâng đầu của Tào Tháo".
Tưởng Cán nghĩ mình thông minh và lừa được Chu Du với danh nghĩa "bạn cũ", ai ngờ Du còn cao tay hơn Cán gấp bội phần, diễn kế phản gián để lừa Tào Tháo.
Tưởng Cán tưởng thật, lập tức lấy trộm bức thư đó, mau chóng lẻn về
bờ bên kia sông báo tin. Về đến doanh trại quân Tào, Cán mới đưa thư đó
cho Tào Tháo xem. Tháo coi xong nổi cơn thịnh nộ, cho quân chém đầu Sái
Mạo và Trương Doãn. Nhưng chỉ ít lâu sau đó, khi bình tĩnh suy xét lại,
Tào Tháo mới biết rằng mình dính kế phản gián của Chu Du.
Tào Tháo đã phải trả giá đắt cho sự nóng giận nhất thời đó. Quân Tào phần lớn là người miền bắc, không quen thủy chiến, đò giang sông nước. Nhiều tướng sĩ ốm đau, say sóng. Sái Mạo, Trương Doãn vốn là những thủy sư đô đốc rất có tài (từng thiết kế cả thủy trại cho Tào Tháo) chẳng may chết oan, thủy quân Tào như rắn mất đầu, bại vong trước Đông Ngô là điều tất yếu.
Khi ấy, được tin Cam phu nhân (vợ Lưu Bị) vừa mới mất, Chu Du lập tức nghĩ ra quỷ kế để đoạt lại Kinh Châu bằng cách mai mối cho Lưu Bị lấy em gái của Tôn Quyền. Sau đó, Lưu Bị tất sẽ phải sang Đông Ngô bái lĩnh nhạc mẫu, Chu Du sẽ lấy cớ đó giữ Lưu Bị lại, uy hiếp đòi trả Kinh Châu. Lỗ Túc nghe kế, về báo với Tôn Quyền. Quyền thấy hay lắm liền cho Lã Phạm lên đường sang Kinh Châu mai mối, "kén rể".
Khổng Minh bày kế cho Lưu Bị sang Đông Ngô.
Thế nhưng Gia Cát Lượng đã sớm đoán biết được ý đồ của Chu Du, sau khi bói một quẻ, Khổng Minh thưa với Lưu Bị: "Chu
Du tuy giỏi dùng mưu, nhưng che sao được mắt tôi. Tôi chỉ dùng một mẹo
nhỏ, khiến Chu Du không thò được ngón gì, mà em gái Ngô hầu lại về tay
chúa công, Kinh Châu cũng vững như bàn thạch". Sau khi được Tôn Quyền đồng ý, thì Huyền Đức vẫn ngại ngùng không muốn đi. Khổng Minh nói: "Tôi đã định sẵn ba kế, việc này phi Tử Long đi không xong!"
Bèn gọi Tử Long đến cạnh, ghé tai dặn rằng: "Ngươi bảo vệ chúa công sang Đông Ngô, nên nhận lấy ba cẩm nang này, trong có ba kế rất hay, cứ theo thứ tự mà làm". Nói đoạn, đưa ba cẩm nang cho Vân giấu kỹ trong người. Đoạn Khổng Minh sai người sang Đông Ngô dâng lễ cưới trước, lễ vật đầy đủ không thiếu thứ gì.
Kế 1: Khi Lưu Bị sang Đông Ngô, Tử Long mở túi thứ nhất ra xem. Xem xong, Vân gọi 500 quân sĩ, dặn bảo các việc. Lại nói với Huyền Đức vào ra mắt Kiều quốc lão trước. Cụ này là cha hai nàng Kiều, nhà ở Nam Từ. Huyền Đức mang dê và rượu vào bái kiến quốc lão, thuật lại việc Lã Phạm sang làm mối Tôn phu nhân. Năm trăm quân sĩ, người áo thắm, kẻ quần điều, tấp nập ra phố mua bán đồ vật, nói toang lên rằng Huyền Đức vào làm rể Đông Ngô. Mọi người trong thành đều biết chuyện cả.
Mọi người bán tán xôn xao về chuyện đại hỷ này, Lưu Bị làm rể Đông Ngô. (Ảnh: Internet).
Mục đích kế này là khiến cho sự việc đang bị bưng bít được cả thiên
hạ biết đến, bao gồm cả Quốc Thái (mẹ Tôn Quyền). Sau đó Quốc Thái nổi
giận lôi đình mắng Chu Du và Tôn Quyền té tát vì dám qua mặt bà mà bày
kế mỹ nhân để hại người. Quốc Thái hẹn Lưu Bị tới chùa Cam Ninh coi mặt
rồi tỏ ra rất ưng ý vì tướng mạo phi phàm của rể hiền. Từ đó Lưu Bị được
Quốc Thái bảo vệ cho đến ngày cưới xong xuôi.
Chu Du biết tin việc giả thành thật rồi, lại bày kế thứ 2 cho Tôn Quyền nói: "Theo ý tôi, chi bằng hãy giam lỏng hắn ở Đông Ngô. Sửa sang cửa nhà cho lộng lẫy, làm nhụt chí khí của hắn đi, đưa vào nhiều gái đẹp và những đồ quý báu khiến hắn mê mải cuộc vui, nhạt tình cũ với Quan, Trương, quên Gia Cát Lượng, mỗi người một nơi. Rồi ta sẽ đem quân sang đánh, thế nào việc lớn cũng thành công". Quyền nghe thấy đắc ý lắm, làm y như lời Chu Du. Quả thật Lưu Bị từ đó tới cuối năm chỉ suốt ngày ăn chơi hưởng lạc bên mỹ nhân và các thú vui của Giang Nam mà quên mất đường về.
Kế 2: Triệu Vân sực nhớ Khổng Minh trao cho ba cái túi gấm, có dặn thoạt tiên đến Nam Từ thì mở túi thứ nhất, cuối năm, mở túi thứ hai, đến khi nào nguy cấp không có đường chạy, thì mở nốt cái thứ ba. Trong túi có mẹo xuất quỷ nhập thần, bảo toàn được chúa công về tới nhà. Thế là Vân y lời kế thứ 2 của Khổng Minh vào khóc lóc sợ sệt nói với Lưu Bị là Tào Tháo khởi 50 vạn quân đánh Kinh Châu để trả thù trận Xích Bích. Nhờ Tôn phu nhân giúp đỡ, Lưu Bị đợi đến giữa hôm mồng một tết, cùng với phu nhân mượn cớ ra bờ sông tế tổ, rồi lẻn về dưới sự yểm trợ của Triệu Vân.
Triệu Vân luôn theo sát bảo vệ Lưu Bị từ ngày sang Đông Ngô đến giờ, chưa từng khinh suất, và đặc biệt rất biết nghe lời Gia Cát Lượng để đại sự sớm thành. (Ảnh: Internet).
Lúc này quân của Tôn Quyền đuổi riết đến nơi, sát bờ sông, Vân nói:
"Chúa công chớ ngại. Quân sư có ba điều diệu kế ở trong túi gấm này.
Hai lần mở trước đều đã trúng cả. Nay còn điều thứ ba, dặn lúc nào nguy
cấp lắm mới mở. Chính lúc này nên mở ra xem sao".
Kế 3: Nói rồi, Vân mở nốt túi thứ ba dâng lên. Huyền Đức xem xong, đến ngay trước xe Tôn phu nhân khóc lóc nói rõ sự tình. Ông kể rằng việc mai mối kết hôn giữa mình và phu nhân là kế của Tôn Quyền và Chu Du muốn lấy Kinh Châu chứ không phải thực lòng. Lưu Bị vì tin là sẽ gặp được tri kỷ nên mới liều mạng sang đây rồi mới rơi vào tình cảnh bi đát như thế này.
Tôn phu nhân nghe xong hiểu chuyện, dẫn Tử Long về sau chặn hậu, và cản 4 tướng của Tôn Quyền lại, còn Lưu Bị ra tới bờ sông. Nhưng quân binh cầm theo kiếm của Tôn Quyền vẫn đuổi sát, muốn lấy mạng cả 2 người.
Sau khi nghe Lưu Bị bày tỏ nỗi lòng và sự thực cuộc mai mối này, Tôn phu nhân đã quyết ra mặt cứu chồng.
Bất ngờ từ hơn chục chiếc thuyền buôn gần đó có tiếng cười. Khổng
Minh bước ra và rước Lưu Bị cùng Tôn phu nhân lên thuyền trở về. Quân
Chu Du dùng thuyền chiến lớn đuổi theo, Khổng Minh lúc này cũng đã cập
bờ, gấp rút tháo chạy qua hẻm núi, thì Chu Du xua quân xuống đuổi giết.
Đang đuổi miết, bỗng thấy hồi trống nổi lên, một toán quân ở trong sườn núi kéo ra, đại tướng đi đầu là Quan Vân Trường. Du luống cuống, vội quay ngựa chạy. Vân Trường xốc tới, Du tế ngựa chạy chí chết. Đang chạy, Hoàng Trung, Nguỵ Diên hai bên đổ ra đánh giết, quân Ngô thua to. Du lật đật xuống được đến thuyền, thì quân sĩ ở trên bờ đồng thanh hô lớn:
"Chu Du diệu kế yên thiên hạ,
Đã mất phu nhân, lại thiệt quân!"
Chu Du và Khổng Minh, cuộc đấu trí không cân sức.
Thế mới thấy, tài năng của Gia Cát Lượng đã hoàn toàn vượt xa đại đô
đốc Đông Ngô là Chu Du, ngồi ở nhà mà tính chuyện ngàn dặm, khiến đại
cục Thục Hán từ đó không ngừng hưng vượng, mà Đông Ngô thì mất cả chì
(Lưu Bị) lẫn chài (Tôn phu nhân).
Tạo hình Chung Hội trên điện ảnh.
Trong khi đó, tình hình chính trị ở nước Thục vô cùng rối ren. Hậu
chủ Lưu Thiện tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo mà Hạo thường tìm cách hãm
hại Khương Duy. Do đó Khương Duy không dám về Thành Đô mà chỉ đem binh
đồn trú ở bên ngoài.
Lúc này, Tư Mã Chiêu, hiện đang cầm quyền bính ở nước Ngụy, sai Đặng Ngải, Gia Cát Tự và Chung Hội chia quân làm ba đường tấn công Thục quốc. Trong khi Chung Hội và Khương Duy đánh nhau ác liệt ở Hán Trung, Đặng Ngải thừa cơ vượt qua dãy núi hiểm trở Âm Bình, thọc vào phía sau nước Thục. Hậu chủ Lưu Thiện ra lệnh cho Khương Duy bãi chiến xin hàng. Khương Duy vốn biết rõ Chung Hội và Đặng Ngải mâu thuẫn lâu nay nên vờ ra hàng Chung Hội để chờ thời cơ.
Nội bộ lục đục, thù trong – giặc ngoài, dù là nhân tài kiệt xuất cũng khó mà có thể an bề được thiên hạ, huống hồ chỉ một mình Khương Duy.
Nước Thục bị chiếm đóng. Vào lúc đó, Tư Mã Chiêu lo sợ Đặng Ngải,
Chung Hội làm phản nên có ý trừ khử sớm. Tư Mã Chiêu thoạt tiên truyền
cho Chung Hội phải bắt Đặng Ngải. Đặng Ngải ít quân, không chống cự nổi,
bị bắt sống rồi giải trói về chờ về xử tội bất chấp người thực sự có ý
làm phản chính là Chung Hội.
Khương Duy ra hàng, hoàn toàn chiếm được lòng tin của Chung Hội. Hội thường đàm đạo suốt ngày không biết chán với Duy, đi cùng xe, ngủ cùng giường, ăn cùng mâm với nhau. Lúc ấy, Khương Duy lấy gương của Hàn Tín năm xưa để kích động Chung Hội làm phản, có ý nói rằng nếu không mau chóng đứng ra tự lập, tính kế lớn thì sớm muộn cũng bị Tư Mã Chiêu trừ bỏ. Chung Hội nghe theo liền. Khương Duy định mượn kế dùng tay Chung Hội để dấy binh, gây dựng lại cơ đồ nhà Thục.
Các tướng Ngụy dưới quyền Chung Hội không nghe theo, bèn bị Hội giam cả lại. Khương Duy lại kích Chung Hội giết hết các tướng Ngụy đó đi, định sau này tìm thời cơ trừ luôn Chung Hội để nắm lấy binh quyền, gây dựng lại Thục Hán. Tuy nhiên, việc chưa thành thì bị bại lộ. Các tướng sĩ nước Ngụy tập hợp hết binh mã lại, đánh bật trở lại Chung Hội. Chung Hội và Khương Duy đều chết trong đám loạn quân.
Kế trá hàng của Khương Duy thất bại. Khi mổ bụng Khương Duy, tất cả đều kinh hãi khi thấy quả mật của ông to lớn khác thường, một dấu hiệu biểu tượng cho thấy chí nằm gai nếm mệt, chịu khổ nhục kế của Khương Duy lớn lao thế nào.
Chu Du "mượn tay" Tào Tháo giết Sái Mạo và Trương Doãn
Sau khi đánh bại đại quân phiệt Viên Thiệu ở Quan Độ, Tào Tháo đã kiểm soát được miền bắc. Ôm chí thống nhất toàn cõi Trung Quốc, Tào Tháo mang 83 vạn đại quân xuống chinh phạt Đông Ngô, thế lực rất lớn mạnh. Tào Tháo chiếm lĩnh Kinh Châu, lại thu dùng những tướng lĩnh thành thạo thuỷ chiến như Sái Mạo, Trương Doãn để huấn luyện thuỷ quân, tích cực chuẩn bị nam hạ, tiêu diệt Tôn Quyền.2 tướng Sái Mạo – Trương Doãn là thuỷ sư lâu năm dày dặn kinh nghiệm, đang ngày đêm huấn luyện quân Tào trước trận Xích Bích.
Trước đó, Chu Du đã sớm chuẩn bị một lá thư đặt trên mặt bàn, giả vờ ngủ say. Nửa đêm, Tưởng Cán mò dậy, bỗng thấy lá thư trên mặt bàn. Đó là thư đầu hàng của Sái Mạo, Trương Doãn mà Chu Du đã mạo danh viết. Trong thư nói rằng: "Không lâu nữa sẽ dâng đầu của Tào Tháo".
Tưởng Cán nghĩ mình thông minh và lừa được Chu Du với danh nghĩa "bạn cũ", ai ngờ Du còn cao tay hơn Cán gấp bội phần, diễn kế phản gián để lừa Tào Tháo.
Tào Tháo đã phải trả giá đắt cho sự nóng giận nhất thời đó. Quân Tào phần lớn là người miền bắc, không quen thủy chiến, đò giang sông nước. Nhiều tướng sĩ ốm đau, say sóng. Sái Mạo, Trương Doãn vốn là những thủy sư đô đốc rất có tài (từng thiết kế cả thủy trại cho Tào Tháo) chẳng may chết oan, thủy quân Tào như rắn mất đầu, bại vong trước Đông Ngô là điều tất yếu.
3 cẩm nang của Gia Cát Lượng phá Chu Du, giữ Kinh Châu
Kinh châu là ngã 3 thiên hạ, có vị trí chiến lược về mặt quân sự, vì vậy đây là vùng đất mà cả Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị đều thèm muốn. Sau trận Xích Bích, Lưu Bị chiếm được phần lớn Kinh Châu, lấy tiếng là "mượn" của Đông Ngô nhưng liên tục trì hoãn không chịu giao trả, bất chấp Tôn Quyền nhiều lần sai sứ sang đòi.Khi ấy, được tin Cam phu nhân (vợ Lưu Bị) vừa mới mất, Chu Du lập tức nghĩ ra quỷ kế để đoạt lại Kinh Châu bằng cách mai mối cho Lưu Bị lấy em gái của Tôn Quyền. Sau đó, Lưu Bị tất sẽ phải sang Đông Ngô bái lĩnh nhạc mẫu, Chu Du sẽ lấy cớ đó giữ Lưu Bị lại, uy hiếp đòi trả Kinh Châu. Lỗ Túc nghe kế, về báo với Tôn Quyền. Quyền thấy hay lắm liền cho Lã Phạm lên đường sang Kinh Châu mai mối, "kén rể".
Khổng Minh bày kế cho Lưu Bị sang Đông Ngô.
Bèn gọi Tử Long đến cạnh, ghé tai dặn rằng: "Ngươi bảo vệ chúa công sang Đông Ngô, nên nhận lấy ba cẩm nang này, trong có ba kế rất hay, cứ theo thứ tự mà làm". Nói đoạn, đưa ba cẩm nang cho Vân giấu kỹ trong người. Đoạn Khổng Minh sai người sang Đông Ngô dâng lễ cưới trước, lễ vật đầy đủ không thiếu thứ gì.
Kế 1: Khi Lưu Bị sang Đông Ngô, Tử Long mở túi thứ nhất ra xem. Xem xong, Vân gọi 500 quân sĩ, dặn bảo các việc. Lại nói với Huyền Đức vào ra mắt Kiều quốc lão trước. Cụ này là cha hai nàng Kiều, nhà ở Nam Từ. Huyền Đức mang dê và rượu vào bái kiến quốc lão, thuật lại việc Lã Phạm sang làm mối Tôn phu nhân. Năm trăm quân sĩ, người áo thắm, kẻ quần điều, tấp nập ra phố mua bán đồ vật, nói toang lên rằng Huyền Đức vào làm rể Đông Ngô. Mọi người trong thành đều biết chuyện cả.
Mọi người bán tán xôn xao về chuyện đại hỷ này, Lưu Bị làm rể Đông Ngô. (Ảnh: Internet).
Chu Du biết tin việc giả thành thật rồi, lại bày kế thứ 2 cho Tôn Quyền nói: "Theo ý tôi, chi bằng hãy giam lỏng hắn ở Đông Ngô. Sửa sang cửa nhà cho lộng lẫy, làm nhụt chí khí của hắn đi, đưa vào nhiều gái đẹp và những đồ quý báu khiến hắn mê mải cuộc vui, nhạt tình cũ với Quan, Trương, quên Gia Cát Lượng, mỗi người một nơi. Rồi ta sẽ đem quân sang đánh, thế nào việc lớn cũng thành công". Quyền nghe thấy đắc ý lắm, làm y như lời Chu Du. Quả thật Lưu Bị từ đó tới cuối năm chỉ suốt ngày ăn chơi hưởng lạc bên mỹ nhân và các thú vui của Giang Nam mà quên mất đường về.
Kế 2: Triệu Vân sực nhớ Khổng Minh trao cho ba cái túi gấm, có dặn thoạt tiên đến Nam Từ thì mở túi thứ nhất, cuối năm, mở túi thứ hai, đến khi nào nguy cấp không có đường chạy, thì mở nốt cái thứ ba. Trong túi có mẹo xuất quỷ nhập thần, bảo toàn được chúa công về tới nhà. Thế là Vân y lời kế thứ 2 của Khổng Minh vào khóc lóc sợ sệt nói với Lưu Bị là Tào Tháo khởi 50 vạn quân đánh Kinh Châu để trả thù trận Xích Bích. Nhờ Tôn phu nhân giúp đỡ, Lưu Bị đợi đến giữa hôm mồng một tết, cùng với phu nhân mượn cớ ra bờ sông tế tổ, rồi lẻn về dưới sự yểm trợ của Triệu Vân.
Triệu Vân luôn theo sát bảo vệ Lưu Bị từ ngày sang Đông Ngô đến giờ, chưa từng khinh suất, và đặc biệt rất biết nghe lời Gia Cát Lượng để đại sự sớm thành. (Ảnh: Internet).
Kế 3: Nói rồi, Vân mở nốt túi thứ ba dâng lên. Huyền Đức xem xong, đến ngay trước xe Tôn phu nhân khóc lóc nói rõ sự tình. Ông kể rằng việc mai mối kết hôn giữa mình và phu nhân là kế của Tôn Quyền và Chu Du muốn lấy Kinh Châu chứ không phải thực lòng. Lưu Bị vì tin là sẽ gặp được tri kỷ nên mới liều mạng sang đây rồi mới rơi vào tình cảnh bi đát như thế này.
Tôn phu nhân nghe xong hiểu chuyện, dẫn Tử Long về sau chặn hậu, và cản 4 tướng của Tôn Quyền lại, còn Lưu Bị ra tới bờ sông. Nhưng quân binh cầm theo kiếm của Tôn Quyền vẫn đuổi sát, muốn lấy mạng cả 2 người.
Sau khi nghe Lưu Bị bày tỏ nỗi lòng và sự thực cuộc mai mối này, Tôn phu nhân đã quyết ra mặt cứu chồng.
Đang đuổi miết, bỗng thấy hồi trống nổi lên, một toán quân ở trong sườn núi kéo ra, đại tướng đi đầu là Quan Vân Trường. Du luống cuống, vội quay ngựa chạy. Vân Trường xốc tới, Du tế ngựa chạy chí chết. Đang chạy, Hoàng Trung, Nguỵ Diên hai bên đổ ra đánh giết, quân Ngô thua to. Du lật đật xuống được đến thuyền, thì quân sĩ ở trên bờ đồng thanh hô lớn:
"Chu Du diệu kế yên thiên hạ,
Đã mất phu nhân, lại thiệt quân!"
Chu Du và Khổng Minh, cuộc đấu trí không cân sức.
Khương Duy trá hàng muốn dựng lại Thục quốc
Sau khi Gia Cát Lượng mất, học trò của ông là Khương Duy tiếp quản quyền lãnh đạo quân đội, nối chí lớn của thầy, tiếp tục nhiều lần mang quân thảo phạt đất Ngụy. Tuy nhiên, những cuộc chinh phạt ấy không mang lại nhiều lợi thế về mặt quân sự. Ngược lại, nước Ngụy bấy giờ đầy rẫy nhân tài. Đặng Ngải và Chung Hội đều là những anh kiệt, tài ngang ngửa Khương Duy. Khương Duy tiến lui đều khó.Tạo hình Chung Hội trên điện ảnh.
Lúc này, Tư Mã Chiêu, hiện đang cầm quyền bính ở nước Ngụy, sai Đặng Ngải, Gia Cát Tự và Chung Hội chia quân làm ba đường tấn công Thục quốc. Trong khi Chung Hội và Khương Duy đánh nhau ác liệt ở Hán Trung, Đặng Ngải thừa cơ vượt qua dãy núi hiểm trở Âm Bình, thọc vào phía sau nước Thục. Hậu chủ Lưu Thiện ra lệnh cho Khương Duy bãi chiến xin hàng. Khương Duy vốn biết rõ Chung Hội và Đặng Ngải mâu thuẫn lâu nay nên vờ ra hàng Chung Hội để chờ thời cơ.
Nội bộ lục đục, thù trong – giặc ngoài, dù là nhân tài kiệt xuất cũng khó mà có thể an bề được thiên hạ, huống hồ chỉ một mình Khương Duy.
Khương Duy ra hàng, hoàn toàn chiếm được lòng tin của Chung Hội. Hội thường đàm đạo suốt ngày không biết chán với Duy, đi cùng xe, ngủ cùng giường, ăn cùng mâm với nhau. Lúc ấy, Khương Duy lấy gương của Hàn Tín năm xưa để kích động Chung Hội làm phản, có ý nói rằng nếu không mau chóng đứng ra tự lập, tính kế lớn thì sớm muộn cũng bị Tư Mã Chiêu trừ bỏ. Chung Hội nghe theo liền. Khương Duy định mượn kế dùng tay Chung Hội để dấy binh, gây dựng lại cơ đồ nhà Thục.
Các tướng Ngụy dưới quyền Chung Hội không nghe theo, bèn bị Hội giam cả lại. Khương Duy lại kích Chung Hội giết hết các tướng Ngụy đó đi, định sau này tìm thời cơ trừ luôn Chung Hội để nắm lấy binh quyền, gây dựng lại Thục Hán. Tuy nhiên, việc chưa thành thì bị bại lộ. Các tướng sĩ nước Ngụy tập hợp hết binh mã lại, đánh bật trở lại Chung Hội. Chung Hội và Khương Duy đều chết trong đám loạn quân.
Kế trá hàng của Khương Duy thất bại. Khi mổ bụng Khương Duy, tất cả đều kinh hãi khi thấy quả mật của ông to lớn khác thường, một dấu hiệu biểu tượng cho thấy chí nằm gai nếm mệt, chịu khổ nhục kế của Khương Duy lớn lao thế nào.
Nhận xét
Đăng nhận xét