BIỂU DIỄN GIANG HỒ 5
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cha mẹ đã mất cách đây khoảng 10 năm, hiện ông Lê
Thanh Điền sống với người em nuôi tại xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, thành
phố Cần Thơ. Sinh ra với đôi mắt mù lòa, gia đình cũng không khá giả,
bằng niềm đam mê và sự nỗ lực, ông Điền đã tự rèn luyện khả năng chơi
đàn điêu luyện. Với ông, đó là cách để vượt qua mặc cảm, mang đến niềm
vui cho những người xung quanh.
Một tâm hồn lạc quan là cảm nhận mà ông Điền mang đến cho bất cứ người nào trong lần đầu tiếp xúc. Những ngón đàn của ông chưa hẳn là tuyệt đỉnh nhưng khiến người khác cảm phục vì nghị lực sống, sự cố gắng không mệt mỏi. 15 năm ông mò mẫm trong bóng tối để làm quen với các nốt nhạc, từng bản hợp âm, tự cảm âm, so dây, mường tượng để chơi một bản nhạc. Hiện ông đã chơi thạo đàn mandolin, guitar, guitar phím lõm, đàn cò… Tiếng đàn đã giúp ông làm đẹp thêm cuộc sống bằng cách của riêng mình.
SƠN HOÀNG
Hotel California - Nghệ Sĩ Đường Phố - Phố Cổ Hà Nội
Đêm 27/08/2016 tại Phố Cổ Hà Nội
Người đàn ông mù làm đẹp cuộc sống với tiếng đàn guitar
VTV.vn - Ông Lê Thanh Điền (51 tuổi) bằng nghị lực của mình đã tô điểm cuộc sống với tiếng đàn của mình.
Một tâm hồn lạc quan là cảm nhận mà ông Điền mang đến cho bất cứ người nào trong lần đầu tiếp xúc. Những ngón đàn của ông chưa hẳn là tuyệt đỉnh nhưng khiến người khác cảm phục vì nghị lực sống, sự cố gắng không mệt mỏi. 15 năm ông mò mẫm trong bóng tối để làm quen với các nốt nhạc, từng bản hợp âm, tự cảm âm, so dây, mường tượng để chơi một bản nhạc. Hiện ông đã chơi thạo đàn mandolin, guitar, guitar phím lõm, đàn cò… Tiếng đàn đã giúp ông làm đẹp thêm cuộc sống bằng cách của riêng mình.
Người đàn ông khiếm thị chơi guitar cực chất khiến cư dân mạng nể phục
Một đoạn clip về hình ảnh người khiếm thị và Chu
Hoàng Tuấn - thí sinh Thần tượng Bolero 2017 kết hợp trong một ca khúc
khiến nhiều người thích thú.
Mới
đây một đoạn clip được chia sẻ trên mạng đang gây xôn xao với hình ảnh
một người khiếm thị có ngón đàn cực "chất" kết hợp cùng giọng hát nội
lực nhưng ấm áp của chàng thanh niên.
Được biết, người khiếm thị với cây đàn
guitar trong clip là cụ Lê Thanh Điền, sống tại Cần Thơ. Ông khiến mọi
người khâm phục bởi sự lạc quan và "ngón" đàn vô cùng độc đáo. Còn người
hát trong đoạn clip chính là thí sinh đội Đàm Vĩnh hưng trong Thần tượng Bolero 2017 - Chu Hoàng Tuấn.
Ngay sau khi đoạn clip này được đăng tải
đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Với 455.000 lượt xem, gần
6.000 lượt chia sẻ và gần 7.000 lượt like đã cho thấy sự quan tâm của cư
dân mạng với clip này.
Nhiều người tỏ ra bất ngờ với hình ảnh một
người khiếm thị lại có thể chơi guitar hay như cụ Điền. Đồng thời, cũng
có nhiều người dành lời khen ngợi cho sự kết hợp hài hòa giữa cụ Điền
và chàng trai Chu Hoàng Tuấn.
Guitar cực chất / nghe nổi da gà / Chuyến Xe Ba Người / Guiat Thanh Điền và ca lẻ Hữu Nhân
Lời Thiên Thu Gọi - Trịnh Công Sơn - Guitar THIÊN AN - Ca Sĩ TRIỀU LINH
Từ ‘phiên bản bàn nhậu’ bước vào phòng trà
(PL)- Từng gây bão trên mạng với hơn một
triệu lượt view cho bản Hotel California “phiên bản bàn nhậu”, gần đây
guitarist Thiên An lập nên một kỳ tích mới: Bản thu âm Lời tình buồn đệm
cho ca sĩ Triều Linh hát đạt hơn 100.000 view chỉ trong vài ngày.
Tiếp nối những con số ấn tượng từ trên mạng, tối Chủ nhật 13-8 này guitarist Thiên An
và ca sĩ Triều Linh sẽ cùng nhau thực hiện liveshow. Người hâm mộ sẽ
được thưởng thức một đêm nhạc mộc hoàn toàn từ những nghệ sĩ bước ra từ
thế giới mạng.
Sự nổi tiếng bất ngờ
Hai năm trước, sau một cuộc nhậu với
nhóm anh em nghệ sĩ, hai ngày sau điện thoại của guitarist Thiên An đổ
chuông muốn cháy máy. Bạn bè cho biết anh đang nổi rần rần trên mạng. Số
là bản Hotel California mà anh và ca sĩ Lan Thảo cùng nhóm bạn
chơi tại quán nhậu đang lan tỏa chóng mặt trên mạng. Thông tin này thật
bất ngờ vì hôm đó chỉ là ngẫu hứng. Bạn bè nghệ sĩ gặp nhau ăn uống, đến
chừng “mắc ca”, chủ quán đưa ra cho cây guitar mốc meo, chỉ còn có...
ba dây. An chạy vội về nhà lấy cây đàn của mình ra. Một người bạn lấy
iPad quay rồi post lên YouTube. Chẳng ai trong bàn nhậu biết chuyện này
cho đến khi clip “phiên bản bàn nhậu” bùng nổ.
Sự nổi tiếng bất đắc dĩ của Thiên An bắt
đầu từ đây mặc dù trước đó anh đã là một nghệ sĩ guitar chuyên nghiệp.
Tốt nghiệp guitar từ Trường Văn hóa Nghệ thuật Đồng Nai, sau đó Thiên An
công tác tại Đoàn ca múa nhạc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đoàn nghệ thuật
dân tộc Bông Sen. Từ năm 2000 đến nay anh là nghệ sĩ guitar hoạt động tự
do. Hằng đêm anh vẫn vác đàn chơi tại các quán bar. Công việc mưu sinh
cứ âm thầm lặng lẽ.
Sau clip Hotel California,
guitarist Thiên An được người hâm mộ gắn thêm cho nhiều biệt danh dễ
thương khác như “Ông Hotel”, “An guitar phiên bản bàn nhậu”... Thiên An
cho biết điều vui nhất với anh là được mọi người yêu mến hơn, đặc biệt
là giới công chúng bình dân, đi đâu cũng có người nhận ra mình. Có lần
anh đi du lịch Đà Nẵng, những anh tài xế taxi, xe ôm đều nhận ra anh. Họ
hô lên: “Ông Hotel kìa!”. Rồi mọi người xúm lại chụp ảnh lưu niệm.
Nhiều anh em nghệ sĩ trong giới đồn đoán
rằng sau “sự cố nổi tiếng” Thiên An đắt show hơn. Tuy nhiên, Thiên An
cho biết mọi chuyện của anh vẫn như trước, cát-xê vẫn không có gì thay
đổi. Chỉ có điều khi có thêm nhiều người hâm mộ, có thêm mối quan hệ
trong giới nghệ thuật, anh đang đi đến nhiều sự thể nghiệm mới mẻ hơn...
Guitar mộc gặp giọng hát mộc
Sở trường của guitarist Thiên An là chơi mộc. Cách đây một năm, tình cờ anh gặp ca sĩ Triều Linh và hai người cùng thể hiện bài Tình ca du mục trong chương trình Sài Gòn đêm thứ Bảy của
VTV. Đó là sự kết hợp hoàn hảo của một tay guitar mộc với một giọng ca
sở trường hát live và mộc. Dù là biểu diễn trên sóng truyền hình nhưng
họ đã thu live hoàn toàn chứ không tách công đoạn như các chương trình
vẫn thường làm là thu âm thanh trước rồi thu hình sau.
Sau một năm Triều Linh nghỉ dưỡng bệnh, mới đây họ đã thu âm bản Lời tình buồn
của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. Khi đang thu âm, người ở phòng thu lấy
điện thoại ghi hình chơi và post lên mạng. Thế nhưng ngay lập tức clip
này đã tạo nên cơn bão view thứ hai đối với Thiên An và với Triều Linh
thì đó là cơn bão đầu tiên trong con đường mê ca hát của cô. Ngoài
chuyện đạt được mức view khủng trong một thời gian ngắn, giọng ca Triều
Linh nhận được vô số lời khen ngợi. Với cộng đồng mạng, đây như là một
sự phát hiện thú vị về một cô ca sĩ vốn chưa ai biết tới. Mà cũng phải
thôi, vì nghề chính của cô hiện nay là làm kế toán trưởng cho một công
ty sản xuất phần mềm. Cô chỉ đến với âm nhạc như là một thú vui, đam mê.
Nếu như nhiều ca sĩ sợ hát live sẽ bị lộ
nhược điểm thì Triều Linh lại có sở trường hát live và chỉ thích hát
live mà thôi. Giọng hát của cô không cần qua xử lý đã đạt được độ vang
và truyền cảm. Thậm chí Triều Linh cho biết cô cũng không thể hát với
nhạc playback được vì nó rất gò bó cảm xúc. Khi cần cô có thể phá nhịp
để cảm xúc được thăng hoa. Những tình huống như vậy guitarist Thiên An
rất biết cách dìu cho ca sĩ, người nghe cũng khó mà nhận ra những “lỗi”
này. Đó cũng là lý do khi thực hiện liveshow ngày 13-8, người đầu tiên
Triều Linh nghĩ đến là Thiên An. Ban đầu cô định chương trình chỉ có hai
người tung hứng, mãi đến gần ngày mới quyết định bổ sung ban nhạc cho
phong phú.
Đêm nhạc Triều Linh Live Music - 20 giờ ngày 13-8 tại phòng trà 19B Phạm Ngọc Thạch, quận 3. - Khách mời: Guitarist Thiên An, ca sĩ Đình Nguyên, Kimmy-Paris. - Sau khi trừ chi phí tổ chức, số tiền thu được từ đêm diễn ca sĩ Triều Linh sẽ gửi tặng cho một quỹ từ thiện. |
Gọi Tên - Guitar Thiên An - Ca Sĩ Triều Linh
Câu chuyện ly kỳ về ca khúc bất hủ 'Hotel California'
Bên cạnh giai điệu tuyệt vời, những câu chuyện ly kì đã phủ lên ca khúc
một màn sương huyền ào, khiến nó càng trở nên bất tử trong lòng người
nghe.
Tranh cãi về địa danh Hotel California
California là một trong những thành phố nổi tiếng nhất nhì của nước Mỹ. Nơi đây không những sản sinh cho làng nhạc thế giới những nghệ sĩ tài ba mà còn là nguồn cảm của nhiều ca khúc bất hủ. Trong đó, ca khúc Hotel California đã đi vào huyền thoại cùng tên tuổi của ban nhạc Eagles.
Kể từ khi ra đời (năm 1976 ) đến nay, địa danh Hotel California vẫn luôn là một bí ẩn mà người hâm mộ đi tìm kiếm. Xung quanh tựa đề của ca khúc này là nhiều câu chuyện kỳ lạ xen lẫn rùng rợn được thêu dệt từ trí tưởng tượng của những người hâm mộ.
Một số người vẫn cho rằng, ca khúc viết về một quán trọ có thật mang
tên Hotel California. Tuy nhiên, dù có một Hotel California ở Todos
Santos - thị trấn nhỏ nằm trên bán đảo Mexico’s Baija California, thế
nhưng, mối quan hệ duy nhất giữa khách sạn California này và bài hát Hotel California của
Eagles chỉ là cái tên. Chưa có thành viên nào của The Eagles từng nghỉ
tại khách sạn này và cũng không ai trong nhóm có ý tưởng về khách sạn ấy
khi họ viết bài hát mà sau đó đã trở nên rất nổi tiếng kia.
Từ chối đỉnh cao
Theo những gì The Eagles từng chi sẻ, Hotel California chỉ đơn giản là một bài hát phản ánh về chủ nghĩa vật chất và sự dư thừa quá mức tại miền nam California trong những năm 60 của thế kỷ trước. Trong ca khúc này, The Eagles sử dụng rất nhiều hình ảnh liên quan tới tình dục và cuộc sống trụy lạc. Tuy nhiên, ca khúc này cũng tồn tại khá nhiều câu từ mang tính mâu thuẫn và khó hiểu như "They stab it with their steely knives but they just can't kill the beast" (Họ đâm nhau bằng những con dao thép, nhưng họ không thể giết chết con quái vật trong con tim). Điều này về sau cũng đã được lý giải là lối chơi chữ mà The Eagles dành cho Steely Dan khi cả 2 ban nhạc này từng cạnh tranh lẫn nhau và có cùng chung một người quản lý.
The Eagles
The Eagles phải thu tới 3 lần ca khúc Hotel California trước khi phiên bản hoàn chỉnh được ra đời với phần hòa âm phối khí tỉ mỉ và phức tạp. Chỉ 2 năm sau khi ra mắt, ca khúc đã nhanh chóng trở thành hít lớn trên toàn thế giới. Không dừng lại ở đó, bài hát xuất sắc đem về cho The Eagles giải thưởng ghi âm của năm tại lễ trao giải Grammy lần thứ 20.
Tuy nhiên, ban nhạc lại từ chối giải thưởng này và vắng mặt tại lễ trao giải khiến rất nhiều người hâm mộ phải bất ngờ. Đây có lẽ cũng là một tiền lệ hiếm hoi trong làng âm nhạc thế giới bởi có rắt ít nghệ sĩ từ chối một giải thưởng âm nhạc lớn như Grammy.
Quay trở lại với ca khúc Hotel California, phiên bản ra mắt
năm 1976 có vẻ như vẫn chưa làm các thành viên của The Eagles hài lòng.
Vì vậy, nhóm quyết định thực hiện lại bản live của ca khúc trong lần tái
hợp năm 1994 (album Hell Freezes Over). Album này lại tiếp tục
vươn lên vị trí no.1 ngay trong tuần đầu tiên ở US. Bảy thành viên cũ
và mới của Eagles đã cùng trình diễn bản này năm 1998 khi họ được giới
thiệu vào Rock And Roll Hall Of Fame.
Bìa của album là hình chụp khách sạn Beverly Hills Hotel, được biết đến với tên Pink Palace, nơi thường được các ngôi sao Holywood lui tới. Bức ảnh được chụp bởi hai nhiếp ảnh gia David Alexander và John Kosh. Họ đã túc trực ở đại lộ Sunset Boulevard, canh đúng thời điểm để lấy được cảnh khách sạn nhìn qua những hàng cây lúc hoàng hôn.
Những truyền thuyết ly kỳ
Mặc dù sau rất nhiều lần The Eagles trả lời phỏng vấn, ca khúc này chỉ mang một ý nghĩa ẩn dụ. Nhưng trên Internet vẫn còn lan truyền rất nhiều câu truyện rùng rợn liên quan đến ca khúc này mà tiêu biểu là 3 giả thuyết dưới đây. Một số người khẳng định, bài hát này có liên quan đến bệnh viện Camarillo - một bệnh viện tâm thần của Nhà nước. Hotel California là biệt danh của bệnh viện này. Với những bệnh nhân của bệnh viện, lời của bài hát dường như phản ánh đúng những bế tắc tâm lý mà họ đã phải trải qua. Những hình ảnh trong bài hát được lý giải như là những ảo giác nối tiếp nhau giữa tỉnh và điên.
Tuy nhiên, giai thoại nổi tiếng nhất liên quan đến bài hát này là lời đồn cho rằng, bài hát liên quan đến một quán trọ quỷ dữ, của những kẻ ăn thịt người. Lời bài hát giống như căn nguyên của nhiều học thuyết về quỷ Satan. Tuy nhiên lời đồn đại này có lẽ xuất phát từ bìa của album một tấm ảnh chụp cảnh hoàng hôn trên sân của một khách sạn có thiết kế kiểu một quán trọ Tây Ban Nha. Những người trên bức ảnh như vô thức với niềm hân hoan của những bóng quỷ quanh họ. Vẻ vô thức đã tạo cho người xem cảm giác những con người kia đang lang thang trong ngôi nhà của quỷ dữ.
Người ta đã đồn rằng, bài hát viết ra để tỏ lòng tôn kính với địa
điểm Kinh của quỷ Satan (Satanic Bible) ra đời. Những kẻ thờ quỷ dữ đã
mua một nhà thờ cũ và đổi tên thành Hotel California. Có lẽ đã có thành
viên của The Eagles đã có liên hệ mật thiết với những kẻ này. Những lời
đồn đại còn cho rằng, ảnh bìa của album có lẽ đã được chụp gần trụ sở
chính của Nhà thờ Quỷ dữ (Church of Satan), nhà thờ này đã “đăng ký” ở
California dưới cái tên Hotel California.
Một số lời đồn khác lại cho rằng, Hotel California là một quán trọ, chủ nhân là những kẻ ăn thịt người. Quán trọ đón khách vào buổi tối và khách sẽ không bao giờ trở về: "You can check out any time you like, but you can never leave.” (Anh có thể trả phòng bất cứ khi nào anh muốn. Nhưng anh sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây…).
Lời đồn khác lại cho rằng, Hotel California nói về con đường dẫn đến nghiện ngập ma túy: "Warm smell of colitas rising through the air" (Mùi ấm nồng của colitas dâng đầy trong không khí), và từ “Hotel California” được xem như là một tên lóng của một loại cocaine.
California là một trong những thành phố nổi tiếng nhất nhì của nước Mỹ. Nơi đây không những sản sinh cho làng nhạc thế giới những nghệ sĩ tài ba mà còn là nguồn cảm của nhiều ca khúc bất hủ. Trong đó, ca khúc Hotel California đã đi vào huyền thoại cùng tên tuổi của ban nhạc Eagles.
Kể từ khi ra đời (năm 1976 ) đến nay, địa danh Hotel California vẫn luôn là một bí ẩn mà người hâm mộ đi tìm kiếm. Xung quanh tựa đề của ca khúc này là nhiều câu chuyện kỳ lạ xen lẫn rùng rợn được thêu dệt từ trí tưởng tượng của những người hâm mộ.
Từ chối đỉnh cao
Theo những gì The Eagles từng chi sẻ, Hotel California chỉ đơn giản là một bài hát phản ánh về chủ nghĩa vật chất và sự dư thừa quá mức tại miền nam California trong những năm 60 của thế kỷ trước. Trong ca khúc này, The Eagles sử dụng rất nhiều hình ảnh liên quan tới tình dục và cuộc sống trụy lạc. Tuy nhiên, ca khúc này cũng tồn tại khá nhiều câu từ mang tính mâu thuẫn và khó hiểu như "They stab it with their steely knives but they just can't kill the beast" (Họ đâm nhau bằng những con dao thép, nhưng họ không thể giết chết con quái vật trong con tim). Điều này về sau cũng đã được lý giải là lối chơi chữ mà The Eagles dành cho Steely Dan khi cả 2 ban nhạc này từng cạnh tranh lẫn nhau và có cùng chung một người quản lý.
The Eagles phải thu tới 3 lần ca khúc Hotel California trước khi phiên bản hoàn chỉnh được ra đời với phần hòa âm phối khí tỉ mỉ và phức tạp. Chỉ 2 năm sau khi ra mắt, ca khúc đã nhanh chóng trở thành hít lớn trên toàn thế giới. Không dừng lại ở đó, bài hát xuất sắc đem về cho The Eagles giải thưởng ghi âm của năm tại lễ trao giải Grammy lần thứ 20.
Tuy nhiên, ban nhạc lại từ chối giải thưởng này và vắng mặt tại lễ trao giải khiến rất nhiều người hâm mộ phải bất ngờ. Đây có lẽ cũng là một tiền lệ hiếm hoi trong làng âm nhạc thế giới bởi có rắt ít nghệ sĩ từ chối một giải thưởng âm nhạc lớn như Grammy.
Bìa của album là hình chụp khách sạn Beverly Hills Hotel, được biết đến với tên Pink Palace, nơi thường được các ngôi sao Holywood lui tới. Bức ảnh được chụp bởi hai nhiếp ảnh gia David Alexander và John Kosh. Họ đã túc trực ở đại lộ Sunset Boulevard, canh đúng thời điểm để lấy được cảnh khách sạn nhìn qua những hàng cây lúc hoàng hôn.
Những truyền thuyết ly kỳ
Mặc dù sau rất nhiều lần The Eagles trả lời phỏng vấn, ca khúc này chỉ mang một ý nghĩa ẩn dụ. Nhưng trên Internet vẫn còn lan truyền rất nhiều câu truyện rùng rợn liên quan đến ca khúc này mà tiêu biểu là 3 giả thuyết dưới đây. Một số người khẳng định, bài hát này có liên quan đến bệnh viện Camarillo - một bệnh viện tâm thần của Nhà nước. Hotel California là biệt danh của bệnh viện này. Với những bệnh nhân của bệnh viện, lời của bài hát dường như phản ánh đúng những bế tắc tâm lý mà họ đã phải trải qua. Những hình ảnh trong bài hát được lý giải như là những ảo giác nối tiếp nhau giữa tỉnh và điên.
Tuy nhiên, giai thoại nổi tiếng nhất liên quan đến bài hát này là lời đồn cho rằng, bài hát liên quan đến một quán trọ quỷ dữ, của những kẻ ăn thịt người. Lời bài hát giống như căn nguyên của nhiều học thuyết về quỷ Satan. Tuy nhiên lời đồn đại này có lẽ xuất phát từ bìa của album một tấm ảnh chụp cảnh hoàng hôn trên sân của một khách sạn có thiết kế kiểu một quán trọ Tây Ban Nha. Những người trên bức ảnh như vô thức với niềm hân hoan của những bóng quỷ quanh họ. Vẻ vô thức đã tạo cho người xem cảm giác những con người kia đang lang thang trong ngôi nhà của quỷ dữ.
Một số lời đồn khác lại cho rằng, Hotel California là một quán trọ, chủ nhân là những kẻ ăn thịt người. Quán trọ đón khách vào buổi tối và khách sẽ không bao giờ trở về: "You can check out any time you like, but you can never leave.” (Anh có thể trả phòng bất cứ khi nào anh muốn. Nhưng anh sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây…).
Lời đồn khác lại cho rằng, Hotel California nói về con đường dẫn đến nghiện ngập ma túy: "Warm smell of colitas rising through the air" (Mùi ấm nồng của colitas dâng đầy trong không khí), và từ “Hotel California” được xem như là một tên lóng của một loại cocaine.
Hotel California. |
Theo Báo Đất Việt
'Hotel California', những huyền thoại kỳ quái về một ca khúc vĩ đại
Thứ Ba, 29/09/2015 12:08 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - Năm 2015, Hotel California
được đùa là “bài hát được viết dành riêng cho Facebook” vì câu hát có
phần kinh dị: “Bạn có thể trả phòng bất cứ lúc nào, nhưng bạn sẽ không
bao giờ có thể rời khỏi đây”.
Từ “trả phòng” (check out) dịch theo nghĩa Facebook thì là “đăng xuất”.
Nói như vậy về cơn nghiện Facebook toàn cầu thì quá đúng. Nhưng, lịch sử của ca khúc Hotel California còn nhiều giai thoại hấp dẫn hơn thế. Cũng như nhiều bài hát cùng đẳng cấp khác, Hotel California kinh điển của The Eagles là nguồn cảm hứng của vô số huyền thoại.
Kỳ
quái nhất, là câu chuyện cho rằng ý nghĩa bài hát nói về niềm tin vào
quỷ Satan, suy đoán về hình ảnh một con quỷ xuất hiện trên bìa album
cùng tên. Vậy thực hư ra sao?
Khách sạn không có thật
Tuần qua, đoạn phim quay một ban nhạc Việt Nam chơi đàn và hát Hotel California
bên bàn nhậu gây sốt trên mạng. Sự kiện đồng thời nhắc người ta nhớ
rằng ca khúc này tuyệt vời đến mức nào. Đó là ca khúc có mặt trong hầu
như mọi danh sách những bài hát hay nhất mọi thời đại.
Hoặc, người ta có thể nhớ về Hotel California
như một “ca khúc kỳ quặc của The Eagles” hay “bài hát tôn thờ quỷ dữ”.
Nằm trong album cùng tên ra năm 1976 và được phát hành thành đĩa đơn vào
năm 1977, giai điệu ma quái của Hotel California quyến rũ người nghe đến tận năm 2015 và hơn thế nữa.
Bìa album “Hotel California” với hình ảnh giống quỷ được cho là Anton LaVey, người sáng lập nhà thờ Satan và Satan giáo
Dù
sao thì, “khách sạn California” là khách sạn gì mà đến gần 40 năm sau
(bài hát ra đời năm 1976) vẫn còn bí ẩn? Nhân vật chính trong Hotel California
là một vị khách xưng “tôi” bí ẩn không kém khách sạn trong tiêu đề bài
hát. Ý nghĩa ẩn dụ của vị khách này là gì cũng là câu hỏi gợi bao liên
tưởng xa xôi trong suốt những thập kỷ qua.
Bài
hát do 3 thành viên của The Eagles sáng tác gồm: Don Felder (nhạc), Don
Henley và Glenn Frey (ca từ). Mặc dù có một khách sạn California thực
sự ở Todos Santos, một thị trấn ở bang Baja California thuộc Mexico, gần
kề bang California của Mỹ, nhưng đây chỉ là sự trùng hợp. Chưa một
thành viên nào của The Eagles từng nghỉ tại khách sạn, chưa nói đến
chuyện sáng tác nhạc ở đó.
Vậy
nên, khách sạn California chắc chắn là một nơi chốn tưởng tượng. Nó có
thể là biểu tượng của bất cứ thứ gì, và trong một bài hát huyền thoại
thì người ta càng mặc sức tưởng tượng.
Những huyền thoại hấp dẫn và kinh dị
Huyền thoại đầu tiên liên quan đến một hình ảnh trên bìa album Hotel California
(1976). Đó là ảnh chụp ban nhạc The Eagles cùng nhiều người khác đứng ở
sảnh một khách sạn sang trọng. Nhưng điểm bí ẩn trong bức ảnh lại là
một thứ không rõ là người hay quỷ đứng trên ban công, trong bóng tối,
với cái đầu trọc trông đầy hăm dọa. Nhiều người cho rằng đó là Anton
LaVey, kẻ sáng lập Nhà thờ Satan.
Nếu
đó chính là Anton LaVey, có vẻ như từ “con quỷ” trong ca từ bài hát (mà
những vị khách cố giết chết bằng dao thép) đã được giải đáp. Họ cố
thoát khỏi một thứ tôn giáo của quỷ dữ? Nghe đậm chất kinh dị, rất hợp
với không khí huyền bí xung quanh khách sạn California.
Đi kèm với huyền thoại này là các giả thuyết khác: bài hát là để tưởng niệm nơi cuốn sách Kinh thánh Satan của
Anton LaVey đã được viết ra; những kẻ tôn thờ quỷ đã mua một nhà thờ cổ
và đặt tên nó là “Khách sạn California”; các thành viên của The Eagles
cũng theo giáo phái của LaVey; các bức ảnh quảng bá cho album cũng được
chụp ở một tòa nhà từng là trụ sở chính của Nhà thờ Satan; ở California,
Nhà thờ Satan được gọi là Khách sạn California...
Các
thuyết này nghe đều hấp dẫn, khiến bài hát nhuốm màu quỷ quái. Vấn đề
là, huyền thoại Satan này lại trật lất. Địa điểm chụp ảnh bìa cho album
cũng là khách sạn 5 sao Beverly Hills ở Hollywood, chứ không phải Nhà
thờ Satan.
Còn nhân vật trên ban công khách sạn trong ảnh bìa album, theo trang Snopes,
là một... nữ diễn viên được mời đến chụp ảnh bìa nhưng đến muộn nên bị
lỡ buổi chụp. Vì ánh sáng quá yếu, cô bị nhìn nhầm thành con quỷ trọc
đầu hung tợn.
Huyền
thoại thứ hai nói rằng khách sạn California thực chất là một bệnh viện
tâm thần. Đó là bệnh viện bang Camarillo ở gần Los Angeles, nơi chữa trị
cho hàng nghìn bệnh nhân tâm thần trong suốt 60 năm, trước khi đóng cửa
vào năm 1997.
Với
những người tin vào huyền thoại này, ca từ bài hát quá phù hợp để nói
về trải nghiệm của một người điên (vị khách xưng tôi) trong quá trình
điều trị. Hành động của các vị khách khác trong bài hát cũng gần như
tương đồng với những bệnh nhân khác trong bệnh viện tâm thần. Toàn bộ
bài hát thể hiện sự hoang mang của một người không biết mình là ai và
đang ở đâu. Nói cách khác, giống như của một kẻ điên.
Một
huyền thoại khác còn kinh dị hơn, cho rằng khách sạn California là một
quán trọ của bộ lạc ăn thịt người, nơi nhận khách vào trọ và... làm thịt
họ cho bữa tối. Câu hát cuối cùng đầy ám ảnh “Bạn có thể trả phòng bất
cứ lúc nào, nhưng bạn sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây” cho thấy đây
điều này. Vị khách sẽ bị giết thịt một khi đã nhận phòng trong khách
sạn California? Nghe hấp dẫn không kém huyền thoại về quỷ Satan.
Không
kinh dị bằng nhưng cũng chẳng lành mạnh, đó là huyền thoại cho rằng bài
hát nói về cảm giác phê khi dùng ma túy. Tất cả dựa vào câu hát “Làn
hơi nồng ấm của đọt lá cần sa lan tỏa trong không khí”. Khách sạn
California cũng được suy luận là biệt danh của cocaine. Cả bài hát và
album cùng tên đều nói về trải nghiệm của kẻ nghiện ma túy trong cơn ảo
giác thăng hoa.
Vậy, đâu mới là thật?
“Khách sạn California” của lòng người
Câu
trả lời vừa là “không gì cả” vừa là “tất cả”. Không một huyền thoại nào
là chính xác, nhưng sự thật về ý nghĩa bài hát do The Eagles công bố có
thể hiểu là một sự tổng hòa.
Trong
một cuộc phỏng vấn năm 1995, Don Henley, đồng tác giả ca từ, nói rằng
bài hát “nắm bắt những tư tưởng của thời đại, một thời đại ngập trong sự
thừa mứa của nước Mỹ và ngành công nghiệp âm nhạc”.
Bài
hát là trải nghiệm của một con người từ khi ngây thơ đến khi đánh mất
sự ngây thơ, là ngụ ngôn về chủ nghĩa khoái lạc và lòng tham ở
California thập niên 70.
Khi
bài hát ra đời, The Eagles đang ở đỉnh cao thế giới. Cuộc sống của họ
thừa mứa tiền bạc, ma túy và phụ nữ. Nhưng bài hát chính là lời cảnh
tỉnh của ban nhạc về mặt trái của tất cả những thứ đó. Đó, phải chăng
cũng là những con quỷ trong lòng người?
Như vậy, khách sạn California không có thật, nhưng còn hiện hữu hơn cả một nơi chốn có thật.
Cùng nghe lại ca khúc Hotel California:
Nha Đam
Thể thao & Văn hóa
Thể thao & Văn hóa
Top 10 Màn Trình Diễn Đường Phố Có 1 Không 2
Cuối tuần rồi hãy cùng xem gì đến với video đặc biệt tổng hợp 10 màn
trình diễn đường phố xuất sắc nhất đáng xem nhất. Đúng là nhân tài ẩn
danh nhiều nhiều người tài họ không thích lên sân khấu nổi tiếng khi chỉ
thích ngao du đây đó. Nhưng tài năng của họ thật đáng kinh ngạc khi
người xem phải ngã mũ cúi chào !
Nhận xét
Đăng nhận xét