CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 231

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Điệp Viên Mật Danh U4 – Kỳ Tích Xuất Sắc Trong Vỏ Bọc Quan Lớn Của Nội Các VNCH
Điệp Viên Mật Danh U4 – Kỳ Tích Xuất Sắc Trong Vỏ Bọc Quan Lớn Của Nội Các VNCH Bảo tàng Tình báo Quốc phòng Việt Nam đang lưu giữ, trưng bày một lá thư mật của đồng chí Nguyễn Đức Trí, Trưởng phòng Tình báo B2 gửi điệp viên U4 đang hoạt động trong sào huyệt của Mỹ-ngụy với chức danh Chủ tịch Văn phòng Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa.Lá thư 4 trang, được bắt đầu chuyển đi từ ngày 22/5/1973. Lúc này Hiệp định Pa-ri đã được ký kết, Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu gặp khó khăn do quân Mỹ rút dần, nguồn tài trợ của Mỹ dành để nuôi sống bộ máy ngụy quân, ngụy quyền đang giảm đi. Trong thư, đồng chí Nguyễn Đức Trí đã giao nhiệm vụ trước mắt cho U4 trong tình hình mới: Tìm hiểu âm mưu, chủ trương của Thiệu đối phó với hội nghị dân sự, hội nghị quân sự 2 bên; địch nhận xét, đánh giá về phái đoàn ta, từng người trong phái đoàn ta như thế nào; cùng với đó là điều tra lai lịch một số nhân vật cộm cán trong chính phủ VNCH

Điệp viên U4 kể chuyện

Cập nhật lúc 10:12 01/04/2017
Tôi tìm địa chỉ của ông Đinh Văn Đệ là điệp viên U4 thuộc đoàn trình báo J22 nam bộ không khó. Ông ở số nhà 71R đường Cống Quỳnh thuộc Thánh Thất đạo Cao Đài Thánh danh trong đạo của ông là Thiên Vương Tinh (là ngôi sao rực rỡ trên bầu trời).
Ông Đinh Văn Đệ tiếp tôi tại phòng riêng, căn phòng đơn sơ nhưng rất ngăn nắp. Ông đã vào tuổi 94, không được khỏe nhưng còn minh mẫn. Khi hỏi về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ông say sưa vào chuyện.
 Tôi tuổi Giáp Tý (1924) quê ở xã Long Thuận nay thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Cha tôi tên Đinh Văn Mạnh mất năm 1938, lúc đó tôi mới có 14 tuổi. Mẹ là bà Trịnh Thị Hía mất năm 1942. Gia đình tôi có 5 anh chị em: Đinh Thị Nhị, Đinh Văn Đệ, Đinh Văn Huệ (Đại tá tình báo) Đinh Thị Nở, Đinh Công Thành. Tôi được bà con họ hàng giúp đỡ, cố gắng học hành được nhận học bổng của Pháp nên thi đậu bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương.
Năm 1951 tôi bị động viên vào trường sĩ quan dự bị, tôi đã muốn hối lộ bác sĩ để không phải cầm súng, để được miễn dịch, nhưng ông ta ra giá quá cao tôi không kham nổi.
Năm 1952 tôi tốt nghiệp trường sĩ quan trù bị Thủ Đức, tỉnh Gia Định.
Ngày 1/11/1963 sau vụ đảo chính của tướng Dương Văn Minh lật đổ  Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh cử tôi làm thị trưởng Đà Lạt, sau làm thêm chức tỉnh trưởng Tuyên Đức.
Đến năm 1964 dưới thời của tướng Nguyễn Khánh tôi được cử về làm tỉnh Trưởng tỉnh Bình Thuận.
Năm 1967 ông chú ruột của tôi tên là Đinh Văn Út (Chín Mẫn) tổ trưởng tổ tình báo thuộc Đoàn tình báo Miền J22 vào gặp tôi và nhờ tôi lấy thông tin cho chú. Tôi nói: Chú cho tôi vô khu.
Chú tôi giải thích: Cách mạng biết được tấm lòng yêu thương của con, con ở dây có điều kiện ráng làm. Tôi thấy chú tôi nói đúng bởi vì tôi không làm, ai làm, tôi có điều kiện tôi sẽ hết lòng phụng sự Tổ quốc. Chú tôi thông báo mấy cậu em trai tôi đều đi theo cách mạng rất trung thành Đinh Văn Huệ (Tư Huệ) mới ở miền Bắc vô cũng hoạt động trong ngành tình báo, một chú làm cho công an tỉnh Cần Thơ, một chú em tôi hy sinh ở Đồng Tháp Mười.
Tôi nhận lời cung cấp thông tin cho chú tôi.
Từ 1967 tôi là điệp viên U4. Cách mạng yêu cầu tôi cố gắng ứng cử dân biểu Quốc hội ở đơn vị Đà Lạt. Tôi được hậu thuẫn của cách mạng và đồng bào cử tri Đà Lạt tôi đã trúng cử dân biểu Quốc hội.
Tôi vào dân biểu nhưng tham gia phía đối lập. Một lần chú Chín Mẫn nói với tôi: Cháu vô được Quốc hội là tốt nhưng đứng ở phe đối lập khó có được thông tin giá trị, nên qua bên ủy ban Quốc phòng tôi nói: “Bây giờ con đang làm Phó chủ tịch Hạ nghị viện làm sao mà xuống được Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng; như vậy phải xin hạ xuống một cấp”, chú hạ giọng.
“Con cố gắng làm được việc đó vì cách mạng đang rất cần tin tức quân sự”. Tôi liền đáp
- Được rồi con tính.
Tôi đang ở phe đối lập được bà con lao động yêu mến ủng hộ nhất là cử tri Đà Lạt, giờ đây “trở mặt” sang thân Chính phủ đúng là vai hề tuồng khó đóng.
Tôi giả vờ thân với chính quyền ông Thiệu để ông xếp cho chức Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.
Được tin này làm mồi cho báo chí đè tôi ra chởi không còn chỗ nào mà che mặt. Chú tôi an ủi: Con ráng chịu sau khi đất nước thống nhất cách mạng sẽ thanh minh cho con.
Tôi nghĩ: Làm việc cho Tổ quốc không sợ bất cứ điều gì. Chính những bài báo viết chửi tôi thậm tệ và tranh biếm họa bôi bác của Huỳnh Bá Thành (họa sĩ ớt) đã là bình phong tốt giúp tôi ông càng dễ đóng vai thân chánh phủ ở Quốc hội.
Sau khi ta giải phóng thị xã Phước Long ngày (6/1/1975), đồng chí Phạm Hùng (Bí thư Trung ương Cục) yêu cầu tình báo Miền (J22) báo cáo phản ứng của địch.
Đích thân đồng chí Sáu Trí trưởng đoàn J22 đã chỉ thị cho điệp viên U4 (Đinh Văn Đệ) khai thác nguồn tin này. Tôi nhận nhiệm vụ lập tức nghĩ ra cách để lấy tin. Với vai trò chủ tịch Ủy ban Quốc hội phòng Hạ Viện, tôi yêu cầu trưởng ban Quốc phòng bên quân đội ra điều trần. Một viên tướng của Bộ Qốc phòng ra điều trần vã mồ hôi trông vất vả khổ sở. Tôi tiếp cận anh ta an ủi: Mỗi lần ra điều trần các anh vất vả quá. Để tôi sẽ giúp các anh. Anh nói với Đại tướng Căn Văn Viện cho tôi giấy ra vào, tôi sẽ trực tiếp sang lấy các văn bản để trình Quốc hội.
Tôi nói với Tổng tham mưu trưởng Trần Thiện Khiêm gọi điện thoại và trực tiếp sang gặp Dại tướng Cao Văn Viên. Tướng Viên nhìn thấy tôi vui vẻ trao đổi thân tình: “Anh xin giấy ra vào, tôi cho nhưng quy định của quân đội không cấp giấy người ngoài và không tiếp ai là người ngoài. Còn anh muốn vô, tôi nói thằng Lợi đem xe rước anh vô coi mới được”.
Tôi cũng vui vẻ: “Tôi đồng ý, tôi và chuẩn tướng Lợi có biết nhau. Khi nào qua anh tôi sẽ gọi cho Lợi”.
Qua cuộc trao đổi đó tôi rất mừng thấy mình có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với Bộ Quốc phòng của họ.
Lần đầu tiên tôi sang, may mắn gặp ngay Chuẩn tướng Lợi. Nhìn thấy tôi, Lợi nhận ra ngay vừa bắt tay vừa cởi mở tự nhiên: “Chào “đại ca” anh vào đây”. Lợi kéo tôi vào phòng của trưởng phòng hành quân. Nhìn thấy bản đồ lớn tôi vô tình có nhã ý như hỏi bâng quơ. “ Vậy Phước Long mình “ cho cộng sản” sao ?” Lợi tỏ vẻ: “Anh là nhà binh cũ, chỗ mình phòng thủ nó lấy rồi, lấy lại làm chi cho tổn hao. Đây anh xem bản đồ, tôi sẽ bỏ bom nát Lộc Ninh, tôi chả kéo quân về Phước Long cho hao. Những chỗ tôi đóng ghim là nơi bỏ bom”.
Hai chúng tôi nói vài chuyện cũ thời kỳ cùng học ở trường Thủ Đức. Một lúc sau Đại tướng Cao Văn Viên xuống phòng hành quân gặp tôi cũng nói chuyện vui vẻ. Như vậy lần đầu đi suôn sẻ. Tôi lập tức báo cáo với ông Tổ trưởng tình báo, báo cáo vô khu.
Ông Phạm Hùng hỏi lại phòng tình báo: “Tin này chắc không ?” Tôi trả lời: “Tôi tin nó, nó không nói gặt tôi đâu !”. Nhưng trong tâm tư tôi tự nghĩ: Ví dụ mình nói, chắc nó gạt mình thì sao tôi nghĩ cách để vô gặp thằng Lợi lần nữa.
Lần này gặp Lợi tôi tỏ ra lo lắng:
- Bộ mấy ông bỏ Phước Long thật sao? Lợi khẳng định, nói như đinh đóng cột.
- Anh tin tôi đi, bản đồ tôi làm, 5 bữa nữa tôi làm.
Nhờ tôi báo chính xác 5 ngày nó bỏ bom nên đơn vị mình ở Lộc Ninh kịp chuẩn bị, hạn chế thiệt hại việc này có thiếu tướng Sáu Trí biết. Cô Võ Thị Dung phó Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh biết.
Mấy ngày sau có người ra báo tôi được vô Đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi nói: Tôi biết bên cách mạng thương tôi nhưng tôi chỉ là người yêu nước tôi không thể bỏ đạo được.
Bên cách mạng lại cho người ra bảo tôi được vô Đảng lần thư hai. Tôi cũng nói như vậy. Bên cách mạng hiểu lầm tôi, khi tôi đang làm Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Quốc hội Sài Gòn có người bên tình báo đến tìm tôi thông báo: Tôi được tặng Huân chương chiến công Hạng 3. Được bình bầu chiến sĩ thi đua toàn miền Nam và được phong hàm thượng úy.
Sau ngày giải phóng ông Võ Văn Kiệt nói với tôi: Mấy anh tốt không đi cải tạo. Năm 1977 ông Kiệt bảo với tôi “cho ông làm quyền giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch thuật”. Tôi làm 8 năm ở Trung tâm, sau đó tôi xin về hưu, hưởng lương cán sự 6. Nhà nước thưởng cho tôi: “Huân chương chiến công hạng nhất”. Tôi rất mừng đã làm việc được cho Tổ quốc. Tôi vẫn là người dân yêu nước, trọn nghĩa với đạo Cao Đài của tôi. Tôi muốn cho chị  xem tấm Huân chương của tôi.
Tôi thấy ông  Đinh Văn Đệ ngồi làm việc đã lâu lên tôi có ý xin lỗi.
- Thưa bác, cháu nghe anh Bảy Huệ nói bác chỉ ngồi được nửa tiếng thôi, bây giờ bác đã mệt rồi, cháu xin cám ơn bác, hẹn bác sáng mai cháu sang làm việc. Cháu thấy bác là một điệp viên giàu kinh nghiệm có nhiều công lao với cách mạng, bác đã sống “tốt đạo, đẹp đời”. Lớp hậu sinh chúng cháu luôn tự hào về các bác.
Diệu Ân (thực hiện)

Người chiến sĩ điệp báo trong hạ viện Sài Gòn

Gương mặt ngăm đen, đôi mắt sáng, giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm và tinh tế. Cách nói chuyện như "thôi miên" người nghe và trí nhớ chẳng khác nào những thước phim tư liệu lịch sử. Tiếp xúc với ông, ít ai nghĩ rằng vị Đạo trưởng “Thiên Vương tinh” của tòa sứ Cao đài Đồng Tháp ở tuổi “cửu thập” lại từng là một chiến sĩ điệp báo của lưới U4 thuộc Cụm VĐ2. Ông là Đinh Văn Đệ (Ba Đệ) - nguyên là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Sài Gòn. Người được phong cấp hàm thượng úy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba và được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Ông Đinh Văn Đệ.

… Cũng giống như nhiều gia đình khác ở miền Nam, gia đình Ba Đệ cũng có hoàn cảnh khá đặc biệt: Mấy anh em, người đi theo cách mạng, kẻ phục vụ quốc gia. Năm 1952, Đinh Văn Đệ bị động viên vào Trường sĩ quan trù bị Thủ Đức. Mãn khóa, ông đứng thứ 6 nên được về Bộ Tham mưu Đệ nhất Quân khu (đứng ở tốp 5 thì được ưu tiên về Bộ Tổng tham mưu, từ 6 đến 10 thì về Đệ nhất Quân khu). Viên sĩ quan trẻ, thông minh, nhanh nhẹn Đinh Văn Đệ được tướng Tỵ chọn làm trợ lý Tổng tham mưu trưởng. Phải cái tội bướng bỉnh, hay cãi cấp trên nên Ba Đệ đã nhiều phen làm phật lòng các sếp lớn. Mặc dầu vậy, khi Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, Ba Đệ vẫn được phong trung tá và được cất nhắc lên làm Chánh văn phòng Tổng tham mưu trưởng. Sau đó, khi được Diệm - Nhu mời vào Đảng Cần lao nhân vị thì ông từ chối khéo, do đó mà bị Diệm tìm mọi cách trù dập. Sau vụ đảo chính hụt của Nguyễn Chánh Thi, cả hai thầy trò Tỵ - Đệ đều bị bắt vì can tội "tham gia đảo chính". Nhờ mối quan hệ thân thiết của ông bố vợ với Phan Khắc Sửu nên Ba Đệ được bảo lãnh và sau đó được vào học tại Trường Đại học quân sự Đà Lạt. Ngày ra trường, đích thân Tổng thống Ngô Đình Diệm lên trao bằng tốt nghiệp cho các học viên. Diệm không ngờ vị thủ khoa lại chính là kẻ đối lập Đinh Văn Đệ. Quá tức giận, Diệm chỉ trao bằng mà không thèm bắt tay thủ khoa như thông lệ.

Tháng 11/1963 nổ ra cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, Đinh Văn Đệ được Dương Văn Minh mời ra làm Thị trưởng Đà Lạt kiêm Tỉnh trưởng Tuyên Đức. Kể từ sau cuộc đảo chính đó, Ba Đệ bắt đầu được Mỹ để ý. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà trong con người ông bắt đầu có sự chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh giằng xé giữa một bên là lý tưởng quốc gia và bên kia là những người anh em ruột thịt trong hàng ngũ cách mạng (ông có người em trai là Đinh Văn Huệ - sĩ quan quân báo của ta, sau này là Đại tá - Cụm trưởng VĐ2).

Ba Đệ bắt đầu sống giữ mình hơn và luôn bày tỏ thái độ phê phán coi thường nhóm tướng lĩnh hiếu chiến ham chơi; rồi tham gia lật tẩy các đường dây làm ăn phi pháp của họ… Chính vì vậy mà Nguyễn Khánh khi lên nắm quyền đã điều Ba Đệ về Bình Thuận - một địa bàn "khó chơi". Lúc bấy giờ, Đinh Văn Đệ đã từng đề nghị cho được ra Côn Sơn thì Nguyễn Khánh trả lời "con người như ông ra Côn Sơn để rồi bị cộng sản mua chuộc".
Đầu năm 1967, Đinh Văn Đệ ứng cử vào Hạ viện và mặc dầu bị Nguyễn Văn Thiệu tìm mọi cách đánh trượt, nhưng được sự hậu thuẫn của đông đảo cử tri, ông đã đắc cử ở Đà Lạt.

Cuối năm đó, đang là dân biểu Hạ nghị viện, Phó trưởng khối đối lập, Phó Chủ tịch Hạ viện Sài Gòn thì cuộc đời Đinh Văn Đệ trải qua một bước ngoặt lớn. Thông qua sự giác ngộ và bảo lãnh của ông chú, Ba Đệ được em dâu (vợ Đinh Văn Huệ) móc nối và trở thành cơ sở nội tuyến của mạng lưới tình báo thuộc Đoàn 22-Bộ chỉ huy Miền. Ông được đặc cách phong hàm thượng úy Quân giải phóng miền Nam. Ngày đón nhận quyết định cùng với quà và tháng lương thượng úy đầu tiên do cô giao liên chuyển từ ngoài R vào, ông rất cảm động không cầm nổi nước mắt. Ông chỉ nhận quà mà từ chối nhận lương, từ chối với lý do có thể tự lo được sinh hoạt phí cho mình. Hồi đó, tổ chức yêu cầu Ba Đệ phải bằng mọi cách nắm cho được chức Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện. Đây là một nhiệm vụ nặng nề bởi Ba Đệ vốn là người của phe đối lập, là "cái gai" trong con mắt của cả hai đời Tổng thống Diệm và Thiệu. Để đạt được mục đích "trèo cao, chui sâu", lấy được lòng cả quan thầy Mỹ lẫn bộ sậu Thiệu, Ba Đệ buộc phải thoát ly khỏi phe đối lập và bề ngoài tỏ ra là một Ba Đệ hoàn toàn khác, hăng hái chống Cộng hơn. Thế rồi từ chỗ đối lập với Thiệu, Ba Đệ ngả dần sang phái thân chính quyền. Liên tục trong hai khóa Quốc hội trên danh nghĩa Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Sài Gòn, Đinh Văn Đệ đã cung cấp cho mạng lưới cách mạng nhiều tin tức quan trọng.
Tháng 1/1975, sau khi tỉnh Phước Long hoàn toàn giải phóng, đồng chí Phạm Hùng có chỉ thị yêu cầu Ba Đệ cho biết phản ứng của địch: Liệu chúng có dám tái chiếm Phước Long hay không? Qua mối thân thiện với Tổng trưởng Quốc phòng, Ba Đệ đã được Cao Văn Viên cấp cho một giấy thông hành đặc biệt. Nhờ có giấy này mà Ba Đệ ra vào Bộ Tổng tham mưu một cách khá dễ dàng để tiếp cận với Trưởng phòng hành quân - bạn đồng niên hồi ở Thủ Đức. Nhờ có thông tin “địch đã bỏ Phước Long” do Ba Đệ chuyển ra mà ta đã tập trung hầu hết lực lượng cho trận Buôn Ma Thuột. Hơn thế, Ba Đệ còn cho biết địch bỏ Phước Long nhưng sẽ cho không quân dội bom quần nát Lộc Ninh. Đúng là vài ngày sau đó địch làm thật nhưng ta đã có phương án đối phó nên hạn chế tối đa thương vong.

Hồi đó, trên tờ Điện Tín xuất hiện một bức tranh đả kích của họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành) gây xôn xao dư luận. Đó là hình ảnh một con cóc nhảy từ khối đối lập qua Dinh Độc Lập, bên dưới chú thích 3 chữ: Đinh Văn Đệ. Cay đấy, nghiệt ngã đấy nhưng Ba Đệ lại cảm thấy vui. Vui vì nhờ những "chiêu độc" như vậy mà Ba Đệ đã củng cố được vị thế của mình để rồi năm 1974 đắc cử chức Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Sài Gòn, đúng như yêu cầu của tổ chức.

Trước khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn, để trả lời câu hỏi của cấp trên: Địch có biết chỗ đứng chân của Trung ương Cục hay việc di chuyển quân của mình không - Ba Đệ đã đi một nước cờ hiểm. Ông yêu cầu Bộ Tổng tham mưu cấp cho ông ba chiếc trực thăng: 1 cho ông và đoàn của Hạ viện, 1 cho Trung tướng Tôn Thất Đính - Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện và 1 cho Trung tướng Đôn - Phó Thủ tướng lấy lý do đi úylạo binh sĩ trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng”. Đến đâu lên dây cót tinh thần qua loa cho binh lính, Ba Đệ cũng hỏi cho bằng được “Có biết Trung ương Cục Việt cộng nằm ở đâu? Chủ lực Việt cộng di chuyển ra sao?…”. Những thông tin đó đã được Ba Đệ tổng hợp và cập nhật rất nhanh rồi chuyển ngay cho lưới để thông báo ra ngoài cứ.

Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, từ khi còn là Thị trưởng Đà Lạt, Tỉnh trưởng Tuyên Đức, Tỉnh trưởng Bình Thuận… cho đến khi về Sài Gòn, Đinh Văn Đệ đã có không ít lần tiếp xúc với các phái đoàn Mỹ; tham gia không ít chuyến xuất ngoại quan trọng, nhưng với ông, có lẽ chuyến công du sang Mỹ tháng 3/1975 là đáng nhớ nhất. Sứ mệnh lịch sử đặt lên vai con người nhỏ bé này trọng trách vô cùng to lớn. Chính quyền Thiệu yêu cầu vị Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng này phải thuyết phục sao cho Quốc hội Hoa Kỳ phải mở hầu bao, chìa tay ra cứu vớt kẻ đang hấp hối; phải làm cho Quốc hội Hoa Kỳ thấy được, nếu không viện trợ ngay cho Sài Gòn thì Sài Gòn sẽ sụp đổ; công của Mỹ bấy lâu nay sẽ thành "công cốc". Trong khi đó thì theo yêu cầu của tổ chức, Ba Đệ phải tận dụng cơ hội hiếm hoi này để làm cho Quốc hội Hoa Kỳ thấy được sự vô vọng của mọi cố gắng; ông muốn gửi đến Quốc hội Hoa Kỳ một thông điệp "Đừng tiếp tục ném tiền qua cửa sổ vô ích".

Ngày 13/3/1975, hai ngày sau khi Buôn Ma Thuột - "thủ phủ" của Tây Nguyên - rơi vào tay quân giải phóng, phái đoàn cầu viện của Đinh Văn Đệ đáng lẽ ra theo kế hoạch đã phải lên đường từ ngày 6/3 nhưng vì xảy ra "sự kiện Buôn Ma Thuột" nên mới phải lùi lại. Trước ngày khởi hành, mặc dầu không phải là trưởng đoàn nhưng Đinh Văn Đệ vẫn cố gắng nghe và tổng hợp thông tin; đồng thời nắm chắc tình hình các chiến trường và tình hình chính trường Sài Gòn. Không là trưởng đoàn nhưng với tư cách Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, Đinh Văn Đệ được trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ. Tại đây, ông phải hoàn thành hai vai diễn. Một theo kịch bản của Thiệu, một theo yêu cầu của cách mạng. Trên diễn đàn Quốc hội Hoa Kỳ, Ba Đệ đã cố phác thảo một bức tranh đen tối về tình hình chiến trường; về sự lục đục, rối ren của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; về sự sa sút một cách toàn diện của Quân lực Việt Nam cộng hòa…
Để rồi, trên cơ sở những thông tin đó cùng với những tin tức không mấy tốt lành từ chiến trường Nam Việt Nam dồn dập dội về, đa số các nghị sĩ và kể cả Tổng thống Pho đều cảm nhận được điều không thể cứu vãn nổi Sài Gòn, cho dù có tiếp tục đổ thêm vào đây hàng đống của. Một số chủ tịch các Ủy ban của Quốc hội Hoa Kỳ thậm chí bỏ qua cả phép tắc ngoại giao, không dám nhận quà của phái đoàn Nghị viện Việt Nam cộng hòa. Tuy nhiên, để giữ thể diện cho Sài Gòn, hơn nữa dẫu sao thì Việt Nam cộng hòa cũng là đứa con do Mỹ rứt ruột đẻ ra và chăm bẵm nên Tổng thống Pho đã phải an ủi: “Tôi đã hiểu. Thôi các anh cứ về, tôi sẽ cho người sang xem xét tình hình ngay, rồi quyết định”.

Ngày 6/4/1975, phái đoàn của Đinh Văn Đệ kết thúc chuyến công du cầu viện về nước mà không đạt được kết quả như mong đợi. Hầu hết các thành viên trong đoàn đều đã cảm nhận được sự buông xuôi của Mỹ qua thái độ lạnh nhạt, thờ ơ của Quốc hội Hoa Kỳ.

Ai nấy đều cảm thấy tâm trạng bị đè nặng và như có lửa đốt vì mục đích của chuyến công du không được toại nguyện. Duy chỉ có vị Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Đinh Văn Đệ là như mở cờ trong bụng vì ông đã làm được điều lớn hơn cả mong đợi.

Đúng như Tổng thống Pho đã hứa, từ ngày 22/3 đến ngày 2/4/1975, một phái đoàn gồm 8 nghị sĩ dân biểu Mỹ đã tới Sài Gòn nhưng kết cục diễn ra không đúng như cam kết trước đó. Mất khoản viện trợ 300 triệu USD mà Đại sứ Martin đã hứa. Ánh sáng le lói cuối đường hầm vừa chớm loé lên qua lời hứa của Tổng thống Pho đã bị phái đoàn nghị sĩ Mỹ dội cho gáo nước tắt ngấm. Vốn là một kẻ bảo thủ, nhưng sau khi bị Mỹ bỏ rơi, Nguyễn Văn Thiệu và nội các của y dường như đã linh cảm được “điềm gở” báo trước ngày tận thế của chế độ Việt Nam cộng hòa.

Sau ngày miền Nam giải phóng, Ba Đệ có tên trong danh sách phải đi học tập cải tạo. Song nhờ có người bảo lãnh nên được tại ngoại. Tuy nhiên, lúc bấy giờ người ta đối xử với ông như đối với một công chức cao cấp của chế độ Việt Nam cộng hòa. Nhiều lúc buồn tủi và ấm ức trong lòng mà không biết giãi bày cùng ai. Kể cả mấy năm sau đó Ba Đệ được “minh oan” và được phiên sang hưởng lương cán sự 6 cũng không làm ông vui hơn. Ba Đệ không mặn mà gì cái chức “cán sự 6” khi mà xung quanh ông còn nhiều ánh mắt nghi kỵ. Buồn vì sự đời trớ trêu, Ba Đệ quyết định xuất gia. 16 năm phụng sự nghiệp đạo nơi Thánh thất, mọi kỷ niệm buồn vui của người chiến sĩ tình báo, ông đều chôn chặt đáy lòng.

Trần Ngọc Long- Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Đại Tá Đinh Văn Đệ
- Sinh tháng 3 năm 1928 tại Châu Đốc
- Nhập ngũ ngày 16-10-1951
- Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức
- Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Pḥng Hạ Viện
- Điệp Viên VC

Đinh Văn Đệ sinh năm 1924, theo đạo Cao Đài, mồ côi cha năm 15 tuổi, gia cảnh mẹ góa con côi rất khó khăn nhưng nhờ được bà con giúp đỡ nên đă học hết trung học đệ nhất cấp rồi đi dạy học. Sau tháng 8-1945, Đinh Văn Đệ theo cách mạng được vài tháng th́ thực dân Pháp quay trở lại. Tên tỉnh trưởng người Pháp thấy Đinh Văn Đệ nhanh nhẹn, giỏi tiếng Pháp nên lấy làm thư kí riêng. Ít lâu sau, v́ quan hệ với bạn bè tham gia kháng chiến, Đinh Văn Đệ bị bọn Pháp bắt giam một tháng. Ra tù, Đinh Văn Đệ lên Sài G̣n mở quán bán sách rồi mở lớp dạy tư. Khi bị bọn Pháp “động viên” đi học trường sĩ quan ngụy ở Thủ Đức, Đinh Văn Đệ đă lo lót để khỏi phải đi song không thoát. Ra trường, Đinh Văn Đệ về làm ở Bộ tổng tham mưu ngụy, sau được Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ tin cậy, giao làm chánh văn pḥng, thăng cấp đại úy; giữa năm 1957 được thăng vượt cấp lên trung tá nhưng sau vụ Diệm bị đảo chính hụt lần thứ nhất th́ bị nghi ngờ là dính líu với lực lượng đảo chính và bị quản thúc hơn một tháng. Diệm đổ, Đinh Văn Đệ được cử làm Thị trưởng Đà Lạt, sau kiêm Tỉnh trưởng Tuyên Đức, tới năm 1966 th́ được thăng cấp đại tá và chuyển sang làm tỉnh trưởng B́nh Thuận. Cuối năm 1967 Đinh Văn Đệ từ chức tỉnh trưởng, ứng cử vào Hạ viện ngụy, trúng cử và trở thành Phó chủ tịch Hạ viện.
Biết tin tháng nào Đinh Văn Đệ cũng từ thị xă Phan Thiết (tỉnh lỵ của B́nh Thuận) về Sài G̣n, ăn nghỉ tại nhà bố vợ trên đường Chu Văn An, Chín Mẫn đă lựa dịp t́m đến thăm với câu chuyện ngụy trang là ông muốn đem lụa Mỹ A ra Phan Thiết bán kiếm lời, nhờ Đinh Văn Đệ thăm ḍ giá cả, thị trường. Đinh Văn Đệ tỏ ra rất vui mừng v́ được ông tới thăm và hứa sẽ tận t́nh giúp đỡ ông. Ít ngày sau ông nhận được thư của Đinh Văn Đệ, trong đó viết người dân Phan Thiết c̣n nghèo, ít mua hàng Mỹ A, Đinh Văn Đệ th́ sắp từ chức Tỉnh trưởng B́nh Thuận để về thành phố Đà Lạt tranh cử vào Hạ viện ngụy.
Theo chỉ đạo của cấp trên, Chín Mẫn đă gửi thư tới Đinh Văn Đệ hoan nghênh ư định ra tranh cử vào Hạ viện ngụy và hỏi có cần ông giúp đỡ ǵ không. Đinh Văn Đệ lập tức có thư cảm ơn ông và mời ông sớm thu xếp đi máy bay lên Đà Lạt phụ giúp. Tại Đà Lạt, Đinh Văn Đệ cho xe ra tận sân bay đón ông về ăn nghỉ trong nhà riêng của ḿnh, tiếp đăi ông rất trọng thị. Những lúc thảo luận với Đinh Văn Đệ về bài vở tranh cử, ông khéo léo lồng ghép các nội dung tiến bộ và tác động tới Đinh Văn Đệ về mặt chính trị. Các bài do ông viết trên thực tế đă giúp Đinh Văn Đệ thu hút thêm được một số lượng lớn cử tri. Hai ngày cuối cùng ở Đà Lạt, thấy sự giúp đỡ của ḿnh đối với Đinh Văn Đệ đă có kết quả tốt, được Đinh Văn Đệ đánh giá cao, ông mới quyết định nói thẳng với Đinh Văn Đệ rằng ông được Mặt trận dân tộc giải phóng cử tới vận động Đinh Văn Đệ tham gia Mặt trận. Sau khi nghiêm túc nghe ông phân tích ai chính ai tà, ai thắng ai thua, chỉ rơ sự tương đồng giữa lập trường, quan điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng với tôn chỉ, mục đích của đạo Cao Đài mà Đinh Văn Đệ là Thiên vương tinh (một chức sắc cao), Đinh Văn Đệ đă thừa nhận Mặt trận có đường lối đúng, đang nắm ngọn cờ chính nghĩa nhưng vẫn chưa đồng ư trở thành thành viên của Mặt trận, đề nghị cho thêm thời gian suy nghĩ v́ đang bị phân tâm bởi việc tranh cử...
Sau khi đắc cử, Đinh Văn Đệ về Sài G̣n. Chín Mẫn tới chúc mừng. Đinh Văn Đệ chân thành cảm ơn ông và ân cần mời ông thỉnh thoảng lại chơi. Mấy lần gặp sau Đinh Văn Đệ bắt đầu tiết lộ với ông một vài tin tức vụn vặt, coi như để đền ơn ông chứ chưa hẳn là để đóng góp cho Mặt trận dân tộc giải phóng. Rút kinh nghiệm, ông lơi dần việc tiếp xúc Đinh Văn Đệ, khi gặp chỉ nói ngắn gọn, tập trung hỏi về t́nh h́nh chung, về hoạt động của Hạ viện ngụy, về cơ bút của đạo Cao Đài... Ông lắng nghe các nội dung đó, cố gắng phát hiện vấn đề mới để đưa ra những câu hỏi phù hợp, trên cơ sở đó mà phát triển thành nội dung vận động cách mạng. Sau một vài lần th́ Đinh Văn Đệ đă tỏ ra mừng rỡ khi ông tới, thậm chí c̣n nói: “Mấy bữa nay tôi cứ mong chú tới” và chủ động cung cấp cho ông một số tin tức. Lấy lí do gặp nhau tại nhà bố vợ Đinh Văn Đệ không tiện, ông đă bố trí một số cuộc gặp ở các nơi khác. Lần nào Đinh Văn Đệ cũng tới đúng hẹn.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của ta, nhận thấy Đinh Văn Đệ có những thay đổi lớn trong nhận thức, tư tưởng, Chín Mẫn đă phân tích sâu về bạo lực cách mạng, tinh thần chủ động tiến công, sự tất thắng của ta, sự thất bại không thể tránh khỏi của Mỹ - ngụy. Ông c̣n kể những mẩu chuyện về tấm gương phấn đấu, hy sinh v́ dân, v́ nước của Bác Hồ và các lănh tụ, anh hùng, liệt sĩ cách mạng. Đinh Văn Đệ lắng nghe, không phản đối. Tới giữa năm 1969, trong một lần ông tới thăm, Đinh Văn Đệ vui vẻ thông báo là đă thu thập được nguyên bản tài liệu kinh tế hậu chiến của địch mà ông yêu cầu, sau đó c̣n lấy ô tô riêng chở ông và tập tài liệu đó về nơi an toàn. Ít lâu sau Đinh Văn Đệ tự giác tiếp nhận toàn bộ quy ước liên lạc, mực mật, thuốc hiện mực mật, giấy viết mực mật, vật chất ngụy trang, liên lạc viên, giao thông viên... mà ông giao cho. Như vậy là trên thực tế, Đinh Văn Đệ đă trở thành điệp viên của ta.
Người xây dựng nên U4

Đinh Văn Đệ kể những chiến công như sau.
1). Kế hoạch oanh kích Lộc Ninh
“Sau khi ta (VC) giải phóng Phước Long ngày 6-1-1975, đồng chí Phạm Hùng muốn biết địch (VNCH) có ư định tái chiếm Phước Long hay không? Tôi được giao phó nhiệm vụ trả lời câu hỏi nầy.
Trước hết, tôi điện qua Phủ Thủ Tướng, mời Tổng trưởng Quốc Pḥng ra điều trần trước Hạ Viện, tại sao thất thủ Phước Long? Trách nhiệm của ai?
Tại buổi điều trần, Tổng trưởng QP đổ mồ hôi hột, bối rối v́ bị chất vấn sôi nổi, tới tấp. Tôi binh vực và đề nghị, mỗi lần điều trần như thế nầy vất vả lắm, vậy Bộ QP cấp cho tôi cái giấy được tự do ra vào các nơi liên hệ, để hỏi trực tiếp các cấp chỉ huy phần hành. Thế rồi, với tờ giấy trong tay, tôi đến Pḥng Hành Quân, th́ gặp ngay người quen biết cũ, là một chuẩn tướng, ông ta nói: “Đại ca đừng lo. Ai lại dại ǵ kéo quân đi lấy lại nơi mà ḿnh pḥng thủ đă bị thất bại. Tôi sẽ trả thù bằng cách dội bom cho nát Lộc Ninh”.
Tôi báo cáo tin đó. Vài hôm sau, địch (VNCH) đă ném bom Lộc Ninh, nhưng quân ta tránh được thiệt hại.
2). Trung Ương Cục ở đâu?
Trung Ương Cục Miền Nam (TWCMN) hay Cục R, B2, “Ông Cụ”, là cơ quan đại diện cho Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, để chỉ đạo chiến trường miền Nam. Ban Anh ninh TWCMN do thiếu tướng Cao Đăng Chiếm phụ trách từ năm 74 đến 75.
Ban An Ninh T4 thuộc về Thành Ủy Sài G̣n Gia Định do Mười Hương phụ trách.
TWCMN hỏi tôi là địch (VNCH) có biết Cục R ở đâu không?
Tôi gọi điện qua Bộ QP/VNCH xin 3 chiếc trực thăng, cho tôi là Chủ tịch Ủy Ban QP/HV, cho Trung tướng Tôn Thất Đính, nghị sĩ, Chủ tịch UB/QP Thượng Viện và cho Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng, mỗi người một chiếc trực thăng, thành lập một phái đoàn đi ủy lạo binh sĩ đang cố thủ tại Pleiku, Đà Nẳng và Bến Cát (SĐ 5 đóng ở B́nh Dương). Đi đến đâu tôi cũng hỏi các cấp chỉ huy “Địch nó biết rơ vị trí của ta, vậy ta có biết Cục R ở đâu không? Tôi đúc kết các câu trả lời và báo cáo về Cục R.
3). Xin viện trợ để cắt viện trợ
“Tôi tham gia phái đoàn sang Mỹ để xin viện trợ khẩn cấp, v́ Thiệu ngoan cố, cố chống giữ. Phái đoàn chia nhau đi “vận động hành lang” với các cơ quan và chính khách Mỹ. Trước khi đi, tôi suy nghĩ, làm thế nào để vận động xin viện trợ mà kết quả là bị cắt viện trợ. Khi sang Mỹ, mỗi dân biểu, nghị sĩ đều có nhân viên của toà đại sứ đi kèm, nếu sơ hở là bị lộ ngay.
Với cái chiêu “nói vậy mà không phải vậy”, làm cho các đại biểu trong đoàn thấy tôi là người tận tâm, tha thiết nhất trong việc xin viện trợ để cứu chế độ Sài G̣n.
Với mục đích làm cho Mỹ nản chí và bỏ cuộc, tôi đưa ra h́nh ảnh của người lính VNCH không c̣n muốn chiến đấu, đă bỏ chạy bằng cách níu càng trực thăng, trốn ra khỏi chiến trường, th́ người Mỹ hiểu ngay là họ phải làm ǵ.
Khi tiếp phái đoàn, Tổng thống G. Ford cho biết: “Thôi các bạn cứ yên tâm ra về, tôi sẽ cử một viên tướng qua thị sát t́nh h́nh rồi sẽ có quyết định sau”. Nghe vậy, tôi hiểu là Mỹ đă bỏ cuộc”.
Theo chỉ thị của trên, Đinh Văn Đệ đă đưa một gián điệp mang bí danh “Số 6” vừa tốt nghiệp cao học nước ngoài vào làm việc trong Ủy Ban QP của Hạ Viện QH/VNCH.
Trúc Giang

U4 – Điệp viên cộng sản làm “quan lớn” trong Nghị viện Sài Gòn

QĐND Online - Bảo tàng Tình báo Quốc phòng Việt Nam đang lưu giữ, trưng bày một lá thư mật của đồng chí Nguyễn Đức Trí, Trưởng phòng Tình báo B2 gửi điệp viên U4 đang hoạt động trong sào huyệt của Mỹ-ngụy với chức danh Chủ tịch Văn phòng Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa. U4 tên thật là Đinh Văn Đệ, một điệp viên xuất sắc đã vượt lên nhiều nỗi đau thầm lặng của cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

QĐND Online - Bảo tàng Tình báo Quốc phòng Việt Nam đang lưu giữ, trưng bày một lá thư mật của đồng chí Nguyễn Đức Trí, Trưởng phòng Tình báo B2 gửi điệp viên U4 đang hoạt động trong sào huyệt của Mỹ-ngụy với chức danh Chủ tịch Văn phòng Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa. U4 tên thật là Đinh Văn Đệ, một điệp viên xuất sắc đã vượt lên nhiều nỗi đau thầm lặng của cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức giao phó.

              Điệp viên U4 – Đinh Văn Đệ 
Điệp viên U4 – Đinh Văn Đệ 

Lá thư 4 trang, được bắt đầu chuyển đi từ ngày 22-5-1973. Lúc này Hiệp định Pa-ri đã được ký kết, Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu gặp khó khăn do quân Mỹ rút dần, nguồn tài trợ của Mỹ dành để nuôi sống bộ máy ngụy quân, ngụy quyền đang giảm đi. Trong thư, đồng chí Nguyễn Đức Trí đã giao nhiệm vụ trước mắt cho U4 trong tình hình mới: Tìm hiểu âm mưu, chủ trương của Thiệu đối phó với hội nghị dân sự, hội nghị quân sự 2 bên; địch nhận xét, đánh giá về phái đoàn ta, từng người trong phái đoàn ta như thế nào; cùng với đó là điều tra lai lịch một số nhân vật cộm cán trong chính phủ ngụy quyền.
Đồng chí Nguyễn Đức Trí cũng thông báo tình hình chung sau khi có Hiệp định Pa-ri, sự thất bại ngày càng rõ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và động viên U4 vững tâm khi có nhiều người thân, bạn bè giận ông khi làm “quan lớn” cho ngụy quân, ngụy quyền. Bức thư có đoạn: “… Chúng ta biết chấp nhận cái nhục nhỏ để giành cái vinh lớn cho dân tộc, sẵn sàng chịu đựng sự hiểu lầm của người khác, kể cả người thân của mình. Ngành ta là công tác mật, càng che dấu được nhiều người càng tốt, càng kín đáo càng có lợi… để đi sâu, trèo cao, đi sát với địch, tìm hiểu bí mật của địch phục vụ lợi ích cách mang… Anh nên dũng cảm gạt ra ngoài và có biện pháp giải quyết khôn khéo nhất, có lợi nhất, tất cả những ràng buộc, vướng mắc không cơ bản để tập trung tinh thần và ý chí để thực hiện nhiệm vụ”.
Đinh Văn Đệ (Ba Đệ) – điệp viên U4 là ai ? Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những thông tin về ông mới dần được hé lộ. Ông là sĩ quan mang cấp Thượng úy của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng đã đi sâu vào hang ổ địch, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Ba Đệ sinh năm 1924, theo đạo Cao Đài, mồ côi cha từ nhỏ nhưng vẫn được mẹ nuôi cho ăn học hết trung học đệ nhất cấp. Sau tháng 8-1945, Đinh Văn Đệ theo cách mạng được vài tháng thì thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm Sài Gòn trở lại. Cuộc sống dưới ách cai trị của Pháp, xô đẩy anh vào Trường sĩ quan ngụy ở Thủ Đức. Dần dần, Đinh Văn Đệ được tướng tá ngụy tin dùng, về làm ở Bộ Tổng tham mưu ngụy, được Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ tin cậy, giao làm chánh văn phòng, thăng cấp đại úy; giữa năm 1957 được thăng vượt cấp lên trung tá. Sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính, Đinh Văn Đệ được cử làm Thị trưởng Đà Lạt, rồi Tỉnh trưởng Tuyên Đức, tới năm 1966 thì được thăng cấp đại tá và chuyển sang làm tỉnh trưởng Bình Thuận. Cuối năm 1967, Đinh Văn Đệ từ chức tỉnh trưởng, ứng cử vào Hạ viện ngụy. 
Từ trước khi Đinh Văn Đệ trúng cử vào Hạ viện của ngụy, tổ chức điệp báo của ta đã cử người liên hệ, tìm cách vận động ông trở lại phục vụ cách mạng. Ba Đệ từng bước tìm hiểu và giúp đỡ cách mạng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân ta càng tác động mạnh đến tư tưởng của Đinh Văn Đệ. Ông có người em trai là Đinh Văn Huệ, sĩ quan tình báo của ta, sau này là Đại tá, Cụm trưởng Cụm điệp báo VĐ2. Ba Đệ ngày càng tích cực hơn trong cộng tác, cung cấp tin tức cho cách mạng. Đến năm 1969, Đinh Văn Đệ chính thức nhận lời, quy ước liên lạc để làm “điệp viên nằm vùng” của ta.
Là người nắm giữ chức vụ quan trọng trong Quốc hội của ngụy quyền Sài Gòn, Ba Đệ đã cung cấp cho ta nhiều tin tức chiến lược quan trọng. Tháng 1-1975, sau khi ta giải phóng tỉnh Phước Long, tổ chức chỉ thị yêu cầu Ba Đệ tìm hiểu phản ứng của địch. Qua mối thân thiện với Tổng trưởng Quốc phòng, Ba Đệ đã được Cao Văn Viên cấp cho một giấy thông hành đặc biệt. Nhờ có giấy này mà Ba Đệ ra vào Bộ Tổng tham mưu một cách khá dễ dàng để tiếp cận với các sĩ quan trong cơ quan này. Nhờ đó, tin tức của Ba Đệ giúp ta khẳng định ngụy không có ý định tái chiếm Phước Long. Ba Đệ còn cho biết địch bỏ Phước Long nhưng sẽ cho không quân dội bom quần nát căn cứ của ta ở Lộc Ninh. Nhờ tin này, khi ngụy cho không quân tàn sát căn cứ Lộc Ninh, ta hạn chế được rất nhiều thiệt hại.


              Lá thư đồng chí Nguyễn Đức Trí gửi điệp viên U4. 
Lá thư đồng chí Nguyễn Đức Trí gửi điệp viên U4. 

Trước chiến dịch Tây Nguyên, Ba Đệ với tư cách là một quan chức cấp cao của Quốc hội, đã có nhiều biện pháp khéo léo để đi thị sát, nắm tình hình quân ngụy. Nhờ đó, ông đã giúp ta trả lời hai vấn đề: Địch có nắm chắc vị trí đứng chân của Trung ương Cục miền Nam hay không? Có biết quân ta đang di chuyển phục vụ chiến dịch Tây Nguyên hay không?  Những thông tin đó giúp ta nắm chắc địch, chủ động triển khai kế hoạch của chiến dịch.
Ngày 13-3-1975, hai ngày sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột, Quốc hội Sài Gòn cử Ba Đệ và nhiều quan chức khác bay sang Mỹ nhằm thuyết phục Quốc hội Mỹ ủng hộ ngụy, tiếp tục rót tiền tài trợ. Trên diễn đàn Quốc hội Hoa Kỳ, Ba Đệ đã khéo léo phác thảo một bức tranh đen tối về tình hình chiến trường; về sự lục đục, rối ren của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; về sự sa sút của Quân lực Việt Nam cộng hòa… Những thông tin đó, vừa đúng theo yêu cầu của Thiệu, nhưng càng làm cho phe phản chiến trong Quốc hội Mỹ củng cố quan điểm ngừng tài trợ cho Nguyễn Văn Thiệu.
Những thông tin mà Ba Đệ công khai trước Quốc hội Mỹ, cùng với những tin tức thất bại liên tiếp của quân ngụy trên chiến trường Nam Việt Nam dồn dập dội về, đa số các nghị sĩ và kể cả Tổng thống Pho đều cảm nhận được không thể cứu vãn nổi chính quyền Sài Gòn. Những lời hứa viện trợ của Tổng thống Mỹ với Thiệu đã không thành hiện thực. Chính Nguyễn Văn Thiệu đã phải viết thư cầu xin Mỹ “nếu không viện trợ thì cho vay”, nhưng hành vi van lơn của Thiệu cũng không thuyết phục được Quốc hội Mỹ mở hầu bao. Trước khi bị Mỹ ép từ chức, Thiệu đã cay đắng thừa nhận: Việt Nam Cộng hòa thực ra là chính phủ đánh thuê cho Mỹ, Mỹ bội ước, không viện trợ nữa thì thất bại của Việt Nam Cộng hòa là không tránh khỏi.
Xây dựng điệp viên U4 là một trong những thành công xuất sắc của tình báo cách mạng Việt Nam. Về phần mình, sau ngày đất nước thống nhất, ông Đinh Văn Đệ đã chọn cho mình một cuộc sống kín đáo, giản dị. Ông luôn quan niệm, những việc mình làm là trách nhiệm của một công dân yêu nước với Tổ quốc của mình.
Bài và ảnh: NGUYỄN HƯƠNG

cộng sản làm ‘quan lớn’ trong Nghị viện VNCH

U4 – điệp viên cộng sản làm ‘quan lớn’ trong Nghị viện VNCH


Đinh Văn Đệ (Ba Đệ) – điệp viên U4 là ai? Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những thông tin về ông mới dần được hé lộ.

Bảo tàng Tình báo Quốc phòng Việt Nam đang lưu giữ, trưng bày một lá thư mật của đồng chí Nguyễn Đức Trí, Trưởng phòng Tình báo B2 gửi điệp viên U4 đang hoạt động trong sào huyệt của Mỹ-ngụy với chức danh Chủ tịch Văn phòng Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa. U4 tên thật là Đinh Văn Đệ, một điệp viên xuất sắc đã vượt lên nhiều nỗi đau thầm lặng của cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức giao phó.
Lá thư 4 trang, được bắt đầu chuyển đi từ ngày 22-5-1973. Lúc này Hiệp định Pa-ri đã được ký kết, Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu gặp khó khăn do quân Mỹ rút dần, nguồn tài trợ của Mỹ dành để nuôi sống bộ máy ngụy quân, ngụy quyền đang giảm đi. Trong thư, đồng chí Nguyễn Đức Trí đã giao nhiệm vụ trước mắt cho U4 trong tình hình mới: Tìm hiểu âm mưu, chủ trương của Thiệu đối phó với hội nghị dân sự, hội nghị quân sự 2 bên; địch nhận xét, đánh giá về phái đoàn ta, từng người trong phái đoàn ta như thế nào; cùng với đó là điều tra lai lịch một số nhân vật cộm cán trong chính phủ ngụy quyền.
Đồng chí Nguyễn Đức Trí cũng thông báo tình hình chung sau khi có Hiệp định Pa-ri, sự thất bại ngày càng rõ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và động viên U4 vững tâm khi có nhiều người thân, bạn bè giận ông khi làm “quan lớn” cho ngụy quân, ngụy quyền. Bức thư có đoạn: “… Chúng ta biết chấp nhận cái nhục nhỏ để giành cái vinh lớn cho dân tộc, sẵn sàng chịu đựng sự hiểu lầm của người khác, kể cả người thân của mình. Ngành ta là công tác mật, càng che dấu được nhiều người càng tốt, càng kín đáo càng có lợi… để đi sâu, trèo cao, đi sát với địch, tìm hiểu bí mật của địch phục vụ lợi ích cách mang… Anh nên dũng cảm gạt ra ngoài và có biện pháp giải quyết khôn khéo nhất, có lợi nhất, tất cả những ràng buộc, vướng mắc không cơ bản để tập trung tinh thần và ý chí để thực hiện nhiệm vụ”.
Đinh Văn Đệ (Ba Đệ) – điệp viên U4 là ai ? Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những thông tin về ông mới dần được hé lộ. Ông là sĩ quan mang cấp Thượng úy của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng đã đi sâu vào hang ổ địch, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Ba Đệ sinh năm 1924, theo đạo Cao Đài, mồ côi cha từ nhỏ nhưng vẫn được mẹ nuôi cho ăn học hết trung học đệ nhất cấp. Sau tháng 8-1945, Đinh Văn Đệ theo cách mạng được vài tháng thì thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm Sài Gòn trở lại. Cuộc sống dưới ách cai trị của Pháp, xô đẩy anh vào Trường sĩ quan ngụy ở Thủ Đức. Dần dần, Đinh Văn Đệ được tướng tá ngụy tin dùng, về làm ở Bộ Tổng tham mưu ngụy, được Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ tin cậy, giao làm chánh văn phòng, thăng cấp đại úy; giữa năm 1957 được thăng vượt cấp lên trung tá. Sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính, Đinh Văn Đệ được cử làm Thị trưởng Đà Lạt, rồi Tỉnh trưởng Tuyên Đức, tới năm 1966 thì được thăng cấp đại tá và chuyển sang làm tỉnh trưởng Bình Thuận. Cuối năm 1967, Đinh Văn Đệ từ chức tỉnh trưởng, ứng cử vào Hạ viện ngụy.
Từ trước khi Đinh Văn Đệ trúng cử vào Hạ viện của ngụy, tổ chức điệp báo của ta đã cử người liên hệ, tìm cách vận động ông trở lại phục vụ cách mạng. Ba Đệ từng bước tìm hiểu và giúp đỡ cách mạng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân ta càng tác động mạnh đến tư tưởng của Đinh Văn Đệ. Ông có người em trai là Đinh Văn Huệ, sĩ quan tình báo của ta, sau này là Đại tá, Cụm trưởng Cụm điệp báo VĐ2. Ba Đệ ngày càng tích cực hơn trong cộng tác, cung cấp tin tức cho cách mạng. Đến năm 1969, Đinh Văn Đệ chính thức nhận lời, quy ước liên lạc để làm “điệp viên nằm vùng” của ta.
Là người nắm giữ chức vụ quan trọng trong Quốc hội của ngụy quyền Sài Gòn, Ba Đệ đã cung cấp cho ta nhiều tin tức chiến lược quan trọng. Tháng 1-1975, sau khi ta giải phóng tỉnh Phước Long, tổ chức chỉ thị yêu cầu Ba Đệ tìm hiểu phản ứng của địch. Qua mối thân thiện với Tổng trưởng Quốc phòng, Ba Đệ đã được Cao Văn Viên cấp cho một giấy thông hành đặc biệt. Nhờ có giấy này mà Ba Đệ ra vào Bộ Tổng tham mưu một cách khá dễ dàng để tiếp cận với các sĩ quan trong cơ quan này. Nhờ đó, tin tức của Ba Đệ giúp ta khẳng định ngụy không có ý định tái chiếm Phước Long. Ba Đệ còn cho biết địch bỏ Phước Long nhưng sẽ cho không quân dội bom quần nát căn cứ của ta ở Lộc Ninh. Nhờ tin này, khi ngụy cho không quân tàn sát căn cứ Lộc Ninh, ta hạn chế được rất nhiều thiệt hại.
Trước chiến dịch Tây Nguyên, Ba Đệ với tư cách là một quan chức cấp cao của Quốc hội, đã có nhiều biện pháp khéo léo để đi thị sát, nắm tình hình quân ngụy. Nhờ đó, ông đã giúp ta trả lời hai vấn đề: Địch có nắm chắc vị trí đứng chân của Trung ương Cục miền Nam hay không? Có biết quân ta đang di chuyển phục vụ chiến dịch Tây Nguyên hay không? Những thông tin đó giúp ta nắm chắc địch, chủ động triển khai kế hoạch của chiến dịch.
Ngày 13-3-1975, hai ngày sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột, Quốc hội Sài Gòn cử Ba Đệ và nhiều quan chức khác bay sang Mỹ nhằm thuyết phục Quốc hội Mỹ ủng hộ ngụy, tiếp tục rót tiền tài trợ. Trên diễn đàn Quốc hội Hoa Kỳ, Ba Đệ đã khéo léo phác thảo một bức tranh đen tối về tình hình chiến trường; về sự lục đục, rối ren của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; về sự sa sút của Quân lực Việt Nam cộng hòa… Những thông tin đó, vừa đúng theo yêu cầu của Thiệu, nhưng càng làm cho phe phản chiến trong Quốc hội Mỹ củng cố quan điểm ngừng tài trợ cho Nguyễn Văn Thiệu.
Những thông tin mà Ba Đệ công khai trước Quốc hội Mỹ, cùng với những tin tức thất bại liên tiếp của quân ngụy trên chiến trường Nam Việt Nam dồn dập dội về, đa số các nghị sĩ và kể cả Tổng thống Pho đều cảm nhận được không thể cứu vãn nổi chính quyền Sài Gòn. Những lời hứa viện trợ của Tổng thống Mỹ với Thiệu đã không thành hiện thực. Chính Nguyễn Văn Thiệu đã phải viết thư cầu xin Mỹ “nếu không viện trợ thì cho vay”, nhưng hành vi van lơn của Thiệu cũng không thuyết phục được Quốc hội Mỹ mở hầu bao. Trước khi bị Mỹ ép từ chức, Thiệu đã cay đắng thừa nhận: Việt Nam Cộng hòa thực ra là chính phủ đánh thuê cho Mỹ, Mỹ bội ước, không viện trợ nữa thì thất bại của Việt Nam Cộng hòa là không tránh khỏi.
Xây dựng điệp viên U4 là một trong những thành công xuất sắc của tình báo cách mạng Việt Nam. Về phần mình, sau ngày đất nước thống nhất, ông Đinh Văn Đệ đã chọn cho mình một cuộc sống kín đáo, giản dị. Ông luôn quan niệm, những việc mình làm là trách nhiệm của một công dân yêu nước với Tổ quốc của mình.
Theo QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH