TIN BUỒN 30
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông Phan Văn Khải gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15-7-1959, là Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII-VIII-IX. Ông nhận huy hiệu 55 tuổi Đảng ngày 8-12-2014 tại TP.HCM.
Dân trí Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đảm nhiệm các
chức vụ lãnh đạo Chính phủ trong suốt 15 năm đầu của chặng đường đổi mới
đất nước với 6 năm làm Phó Thủ tướng, 9 năm làm Thủ tướng Chính phủ…
Ông Phan Văn Khải, sinh ngày 25/12/1933, tại xã Tân
Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; thường trú tại số nhà 24
Tú Xương, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; tham gia cách mạng
năm 1947; ngày 15/7/1959 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1947, ông tham gia Đội thiếu nhi xã và làm cán bộ thiếu nhi xã Tân An Hội, huyện Hóc Môn. Năm 1948 - 1949, làm Uỷ viên Ban Chấp hành thiếu nhi huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định.
Năm 1950 đến năm 1951, ông làm công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định.
Năm 1952 đến năm 1954, ông làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.
Tháng 10/1954, ông tập kết ra Bắc.
Năm 1955 đến năm 1957, ông làm công tác giảm tô đợt 7 ở Hà Nam, đợt 4 cải cách ruộng đất ở tỉnh Sơn Tây và đợt 5 cải cách ruộng đất ở Bắc Hưng Yên.
Tháng 8/1957 đến năm 1959, ông học văn hoá ở Trường bổ túc công nông Trung ương.
Tháng 8/1959 đến tháng 8/1960, ông học Trường Ngoại ngữ Trung ương.
Tháng 9/1960 đến tháng 6/1965, ông học Đại học Kinh tế quốc dân Mát-xcơ-va, Liên Xô.
Tháng 6/1965 đến năm 1971, ông làm cán bộ, Phó phòng, Trưởng phòng Vụ Tổng hợp, Uỷ ban Kế hoạch nhà nước.
Năm 1972 đến năm 1975, ông làm cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam, năm 1973 vào chiến trường B2, năm 1974 ra Hà Nội làm Vụ phó Vụ Kế hoạch chi viện, Uỷ ban Thống nhất.
Năm 1976 đến năm 1978, ông làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1979 đến năm 1980, ông làm Thành uỷ viên, Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1981 đến năm 1984, ông làm Phó Bí thư Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3/1982), ông được bầu vào Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá V (năm 1984), ông được bầu vào Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1985 đến tháng 3/1989, ông làm Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), ông tiếp tục được bầu lại vào Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 4/1989 đến tháng 6/1991, ông làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), ông tiếp tục được bầu lại vào Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Uỷ viên Bộ Chính trị.
Tháng 7/1991, ông làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; tháng 9/1992 đến tháng 8/1997 làm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996), ông tiếp tục được bầu lại vào Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tiếp tục được Trung ương bầu vào Uỷ viên Bộ Chính trị; ông làm Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.
Tháng 9/1997, ông làm Thủ tướng Chính phủ; làm Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị tháng 01/1998.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001), ông tiếp tục được bầu lại vào Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Uỷ viên Bộ Chính trị, tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ đến tháng 7/2006.
Ông được nghỉ công tác, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2008.
Ông Phan Văn Khải là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá V, VI, VII, VIII, IX; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá VII, VIII, IX; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị khoá VIII; Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đại biểu Quốc hội các khoá VIII, IX, X, XI.
Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều Huân chương, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế và Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.
DT
Tiểu sử Nguyên Thủ tướng PHAN VĂN KHẢI & Lời "XIN LỖI" Người dân
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần ở tuổi 85
TTO - Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - người đứng đầu Chính phủ từ năm 1997 đến năm 2006 - qua đời tại TP.HCM ngày 17-3-2018, hưởng thọ 85 tuổi.
Thông
tấn xã Việt Nam dẫn tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung
ương cho biết nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ
Phan Văn Khải đã từ trần vào hồi 1h30 ngày 17-3-2018 tại quê nhà Củ Chi,
TP.HCM.
Ông
Phan Văn Khải sinh ngày 25-12-1933, quê quán huyện Củ Chi, TP.HCM. Là
một trong những nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ở chặng đường
đầu của công cuộc Đổi mới - phát triển đất nước, Thủ tướng Phan Văn Khải
là người tích cực và quyết tâm xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới,
phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư
nhân, đi đôi với mở cửa, hội nhập quốc tế.
Trong
gần hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, những luật căn bản trong
thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và mở cửa được xây dựng. Chính phủ
nhiệm kỳ Thủ tướng Phan Văn Khải được đánh dấu bằng việc ban hành Luật
doanh nghiệp, đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại "giấy phép mẹ", "giấy phép
con", trải qua nhiều vòng đàm phán gay go trong tiến trình Việt Nam gia
nhập WTO...
Thủ
tướng Phan Văn Khải đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao
Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (năm 2014) để ghi nhận những cống hiến
của ông trong sự nghiệp cách mạng.
Ông Phan Văn Khải đảm nhận cương vị người đứng
đầu Chính phủ trong gần 9 năm (1997-2006). Dấu ấn quan trọng nhất của
Chính phủ giai đoạn này là sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999 - được
đánh giá là bước tiến làm thay đổi đất nước: xóa bỏ những rào cản đối
với quyền tự do kinh doanh của người dân, mở đường cho khu vực doanh
nghiệp tư nhân tìm được chỗ đứng xứng đáng trong nền kinh tế.
Luật
doanh nghiệp được sửa đổi năm 2005, và gần đây nhất là năm 2014, tiếp
tục tinh thần "cởi trói" cho doanh nghiệp, xóa thêm nhiều giấy phép con,
giảm bớt nhiều thủ tục, tạo sân chơi ngày càng bình đẳng cho các thành
phần kinh tế cạnh tranh cả trong nước và hội nhập quốc tế.
Về
đối ngoại, một trong những dấu ấn lớn trong 2 nhiệm kỳ của ông Sáu Khải
là việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ với chuyến công du lịch sử
đến Mỹ (từ 20 đến 25-6-2005).
Là lãnh đạo cấp cao đầu
tiên của nước CHXHCN Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ kể từ năm 1975,
Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó đã hội kiến với Tổng thống George W.
Bush, gặp gỡ đại diện chính giới và doanh nghiệp Mỹ, chuyển đến các bạn
Hoa Kỳ thông điệp thúc đẩy hợp tác thương mại Việt - Mỹ.
Chuyến
thăm đánh dấu 10 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, đồng thời
mở ra hơn một thập kỷ tiếp theo hai quốc gia ngày càng lại gần nhau hơn
trên mọi lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân
dân, đặc biệt là việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện ngày
25-7-2013.
Gần 1 năm sau chuyến thăm ý nghĩa này, ngày 16-6-2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đã
có bài phát biểu cuối cùng trước Quốc hội, bày tỏ mong muốn từ
nhiệm sớm 1 năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 do tuổi cao.
"Tôi
hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục
khoét của công diễn ra có phần tệ hại hơn mấy năm qua. Trước những việc
như vậy, có phần trách nhiệm của các bộ có trách nhiệm, của Chính phủ,
của cá nhân tôi là người đứng đầu. Tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm
trước nhân dân", ông Sáu Khải nói trước Quốc hội khi đó.
Tâm
điểm của cuộc chiến chống tham nhũng trong giai đoạn ông làm Thủ tướng
chính là vụ án "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản" của Bùi Tiến Dũng và
thuộc cấp tại ban quản lý các dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải - vụ PMU
18.
Với TP.HCM, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có sự
gắn bó đặc biệt. Trước khi tham gia Chính phủ năm 1989, ông công tác và
kinh qua nhiều cương vị tại TP.HCM, làm phó chủ tịch UBND TP, rồi phó bí
thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP (1985-1989), là giai đoạn TP cùng cả
nước bước vào những những năm đầu của thời kỳ Đổi mới.Ông Phan Văn Khải gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15-7-1959, là Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII-VIII-IX. Ông nhận huy hiệu 55 tuổi Đảng ngày 8-12-2014 tại TP.HCM.
Tiểu sử nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Dân trí Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đảm nhiệm các
chức vụ lãnh đạo Chính phủ trong suốt 15 năm đầu của chặng đường đổi mới
đất nước với 6 năm làm Phó Thủ tướng, 9 năm làm Thủ tướng Chính phủ…
>> Day dứt của Thủ tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm sớm, nhận lỗi trước nhân dân
>> Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ trần
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
Năm 1947, ông tham gia Đội thiếu nhi xã và làm cán bộ thiếu nhi xã Tân An Hội, huyện Hóc Môn. Năm 1948 - 1949, làm Uỷ viên Ban Chấp hành thiếu nhi huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định.
Năm 1950 đến năm 1951, ông làm công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định.
Năm 1952 đến năm 1954, ông làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.
Tháng 10/1954, ông tập kết ra Bắc.
Năm 1955 đến năm 1957, ông làm công tác giảm tô đợt 7 ở Hà Nam, đợt 4 cải cách ruộng đất ở tỉnh Sơn Tây và đợt 5 cải cách ruộng đất ở Bắc Hưng Yên.
Tháng 8/1957 đến năm 1959, ông học văn hoá ở Trường bổ túc công nông Trung ương.
Tháng 8/1959 đến tháng 8/1960, ông học Trường Ngoại ngữ Trung ương.
Tháng 9/1960 đến tháng 6/1965, ông học Đại học Kinh tế quốc dân Mát-xcơ-va, Liên Xô.
Tháng 6/1965 đến năm 1971, ông làm cán bộ, Phó phòng, Trưởng phòng Vụ Tổng hợp, Uỷ ban Kế hoạch nhà nước.
Năm 1972 đến năm 1975, ông làm cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam, năm 1973 vào chiến trường B2, năm 1974 ra Hà Nội làm Vụ phó Vụ Kế hoạch chi viện, Uỷ ban Thống nhất.
Năm 1976 đến năm 1978, ông làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1979 đến năm 1980, ông làm Thành uỷ viên, Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1981 đến năm 1984, ông làm Phó Bí thư Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3/1982), ông được bầu vào Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá V (năm 1984), ông được bầu vào Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1985 đến tháng 3/1989, ông làm Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), ông tiếp tục được bầu lại vào Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 4/1989 đến tháng 6/1991, ông làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), ông tiếp tục được bầu lại vào Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Uỷ viên Bộ Chính trị.
Tháng 7/1991, ông làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; tháng 9/1992 đến tháng 8/1997 làm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996), ông tiếp tục được bầu lại vào Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tiếp tục được Trung ương bầu vào Uỷ viên Bộ Chính trị; ông làm Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.
Tháng 9/1997, ông làm Thủ tướng Chính phủ; làm Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị tháng 01/1998.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001), ông tiếp tục được bầu lại vào Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Uỷ viên Bộ Chính trị, tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ đến tháng 7/2006.
Ông được nghỉ công tác, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2008.
Ông Phan Văn Khải là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá V, VI, VII, VIII, IX; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá VII, VIII, IX; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị khoá VIII; Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đại biểu Quốc hội các khoá VIII, IX, X, XI.
Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều Huân chương, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế và Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.
DT
Chuyến thăm Mỹ lịch sử của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
18/03/2018 03:05 GMT+7
-
Sáng 19/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải rời Hà Nội lên đường thăm chính
thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W.Bush.
Đây là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của Thủ tướng Phan Văn Khải và cũng là chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ VN đầu tiên sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975.
2005
cũng là năm kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ hai nước. Trong 10 năm,
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những phát triển quan trọng trên nhiều
lĩnh vực, tạo cơ sở để tiến tới xây dựng một quan hệ ổn định, vững chắc
và lâu dài giữa hai nước. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước
được tăng cường. Hai bên tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn ở
các cấp, giữa các cơ quan chính quyền và quốc hội hai nước; giữa các bộ,
ngành, các giới và địa phương, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau.
Vào ngày 21/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush có cuộc hội đàm rất thành công. Hai nhà lãnh đạo đã vượt qua những trở ngại về sự khác biệt văn hóa, những vấn đề hậu quả chiến tranh, cũng như cách tiếp cận không giống nhau đối với một số vấn đề nhạy cảm.
Cuộc hội đàm (40 phút) kéo dài hơn dự kiến 15 phút. Tổng thống Bush với thái độ hòa giải, đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam. Việc người đứng đầu Hoa Kỳ thừa nhận những tiến bộ về tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam thời gian qua, khẳng định ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam gia nhập WTO, nhận lời sang thăm Việt Nam vào năm 2006 là điều cách đó 10 năm không ai nghĩ tới.
Đáp lại, thủ tướng Việt Nam coi
chuyến thăm là minh chứng của việc mối quan hệ Việt - Hoa Kỳ đã thực sự
bước vào giai đoạn phát triển mới. Theo Thủ tướng Phan Văn Khải, hiện
vẫn tồn tại những khác biệt giữa hai nước về điều kiện, lịch sử và văn
hóa nhưng hai bên thống nhất sẽ thông qua đối thoại mang tính xây dựng
và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau để giảm thiểu những khác biệt đó, thắt
chặt quan hệ song phương.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra với tinh thần đúng như lời Thượng nghị sĩ John McCain nhấn mạnh: “Sự hiện diện của ngài Thủ tướng tại Washington chứng tỏ những nước từng ở 2 chiến tuyến có thể trở thành đối tác bạn bè”.
Chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ sau 30 năm kết thúc chiến tranh của Thủ tướng Phan Văn Khải đã gửi hai thông điệp quan trọng đến Chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Thông điệp thứ nhất, Thủ tướng khẳng định quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang không ngừng phát triển theo tinh thần hướng về tương lai và đã thu được thành công bước đầu rất đáng phấn khởi.
Thứ hai, Thủ tướng khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn coi đồng bào sinh sống ở nước ngoài nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Trả
lời phỏng vấn của Washington Post trước khi lên đường thăm chính thức
Hoa Kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: "Vẫn còn một nhóm nhỏ những
người vẫn có quan điểm định kiến, lạc hậu về Việt Nam. Chúng tôi muốn
thông qua tờ báo của các ông chuyển thông điệp đến cộng đồng người Việt
Nam tại Hoa Kỳ, những người yêu nước sống ở nước ngoài, rằng họ là một
phần không thể thiếu và là nguồn lực quan trọng với đất nước. Chính sách
nhất quán của chúng tôi là tăng cường đoàn kết dân tộc, đạt mục tiêu
quốc gia độc lập - dân chủ và văn minh".
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, quan hệ hợp tác giữa Việt-Hoa Kỳ còn mở rộng sang cả lĩnh vực an ninh, quốc phòng - một trang mới trong lịch sử hai nước.
Ngay
sau cuộc hội đàm, Nhà Trắng đã phát đi thông cáo chung Việt Nam - Hoa
Kỳ nhấn mạnh, Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam khẳng định mối
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, phát triển
quan hệ thương mại và kinh tế, chia sẻ những lợi ích hoà bình khu vực,
thịnh vượng và an ninh tại khu vực Đông Nam Á và châu Á - TBD. Đồng
thời, tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực cả hai bên đều quan tâm.
Cả hai nhà lãnh đạo đều khẳng định ý định tiếp tục đối thoại về những vấn đề vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng. Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam đã nhấn mạnh lợi ích chung của hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác song phương trên cơ sở quan hệ đối tác lâu dài và bền vững.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Nhiều tờ báo, hãng tin lớn trên thế giới đã đưa tin đậm nét và có nhiều bài viết xung quanh nội dung của chuyến thăm này.
Sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Hoa Kỳ vào năm 2008 và gần đây nhất là chuyến thăm tháng 5/2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thái An
Đây là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của Thủ tướng Phan Văn Khải và cũng là chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ VN đầu tiên sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975.
Cái bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo, đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ song phương sau 10 năm bình thường hoá |
Vào ngày 21/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush có cuộc hội đàm rất thành công. Hai nhà lãnh đạo đã vượt qua những trở ngại về sự khác biệt văn hóa, những vấn đề hậu quả chiến tranh, cũng như cách tiếp cận không giống nhau đối với một số vấn đề nhạy cảm.
Cuộc hội đàm (40 phút) kéo dài hơn dự kiến 15 phút. Tổng thống Bush với thái độ hòa giải, đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam. Việc người đứng đầu Hoa Kỳ thừa nhận những tiến bộ về tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam thời gian qua, khẳng định ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam gia nhập WTO, nhận lời sang thăm Việt Nam vào năm 2006 là điều cách đó 10 năm không ai nghĩ tới.
Sau cuộc gặp trong phòng Bầu dục, ông Bush hướng dẫn Thủ tướng Phan Văn Khải và đoàn đại biểu Việt Nam thăm Vườn Hồng, Nhà Trắng. Ảnh: Website Nhà Trắng |
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra với tinh thần đúng như lời Thượng nghị sĩ John McCain nhấn mạnh: “Sự hiện diện của ngài Thủ tướng tại Washington chứng tỏ những nước từng ở 2 chiến tuyến có thể trở thành đối tác bạn bè”.
Chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ sau 30 năm kết thúc chiến tranh của Thủ tướng Phan Văn Khải đã gửi hai thông điệp quan trọng đến Chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Thông điệp thứ nhất, Thủ tướng khẳng định quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang không ngừng phát triển theo tinh thần hướng về tương lai và đã thu được thành công bước đầu rất đáng phấn khởi.
Thứ hai, Thủ tướng khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn coi đồng bào sinh sống ở nước ngoài nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Tổng thống Mỹ George W. Bush bắt tay Thủ tướng Phan Văn Khải khi ông rời Nhà Trắng. Ảnh: Website Nhà Trắng |
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, quan hệ hợp tác giữa Việt-Hoa Kỳ còn mở rộng sang cả lĩnh vực an ninh, quốc phòng - một trang mới trong lịch sử hai nước.
Cả hai nhà lãnh đạo đều khẳng định ý định tiếp tục đối thoại về những vấn đề vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng. Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam đã nhấn mạnh lợi ích chung của hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác song phương trên cơ sở quan hệ đối tác lâu dài và bền vững.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Nhiều tờ báo, hãng tin lớn trên thế giới đã đưa tin đậm nét và có nhiều bài viết xung quanh nội dung của chuyến thăm này.
Sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Hoa Kỳ vào năm 2008 và gần đây nhất là chuyến thăm tháng 5/2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Chuyện bất ngờ của thợ cắt tóc về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Ít người biết tiệm cắt tóc nhỏ ở vùng quê là nơi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đạp xe tới cắt tóc hàng tháng.
Hình ảnh người dân đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Trong lễ viếng tại tư gia nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (huyện Củ Chi, TP.HCM) có rất nhiều người dân đến sớm.
Quốc tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong 2 ngày
Tang lễ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày 20 và 21/3.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Người từ chối ngồi khoang máy bay cao cấp
Trong nhiều chuyến đi nước ngoài, bà Phạm Chi Lan chứng kiến nhiều lần ông từ chối ngồi ở khoang cao cấp xuống ngồi cùng anh em.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhớ thời TP.HCM 'cởi trói'
Sau khi nghỉ công tác từ giữa 2006, ông ít khi phát biểu trước đại chúng.
Dấu ấn nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải với đổi mới, hội nhập kinh tế Việt Nam
HỒ MAI
22, Tháng 02, 2018 | 11:10
Trong thời gian 9 năm trên cương vị Thủ tướng, ông Phan Văn
Khải đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với đổi mới, hội nhập kinh
tế Việt Nam.
Theo
nguồn tin của VietNamNet, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bị bệnh nặng
trước Tết. Sau thời gian điều trị ở nước ngoài, ông vừa được chuyển về
bệnh viện Chợ Rẫy. Lãnh đạo bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã xác nhận việc
nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đang điều trị tại đây.
Ông Phan
Văn Khải được bầu làm Thủ tướng vào tháng 9/1997, tái nhiệm vào tháng
7/2002, đến tháng 6/2006, ông xin từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ 1
năm.
Ông Phan Văn Khải được bổ
nhiệm làm Thủ tướng, kế vị ông Võ Văn Kiệt giữa lúc xảy ra khủng hoảng
tài chính châu Á bắt đầu từ tháng 7/1997 ở Thái Lan rồi nhanh chóng lan
rộng ra khắp châu Á và thế giới. Ông xem là người đã dẫn dắt Việt Nam
qua khủng hoảng, đạt tăng trưởng GDP trung bình 7% trong gần 9 năm lãnh
đạo.
Năm
2000, tốc độ trưởng GDP của Việt Nam đã tăng trở lại con số 6,8% và giữ
nguyên đà tăng tốc đó đến năm 2006-2007, lạm phát trong suốt giai đoạn
đó luôn ổn định và ở dưới mức 10%/năm.
Nội
các của Thủ tướng Phan Văn Khải ngoài các vị Phó thủ tướng như Nguyễn
Mạnh Cầm, Vũ Khoan, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Tấn Dũng - người sau này kế
nhiệm ông, còn gồm nhiều vị Bộ trưởng ấn tượng như Trương Đình Tuyển, Lê
Huy Ngọ, Trần Xuân Giá...
Năm
1998, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nâng cấp Tổ nghiên cứu đổi mới thành
Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Thời ông Phan Văn Khải, trước khi Chính
phủ ban hành bất cứ văn bản nào, Thủ tướng cũng đều chuyển cho Ban
Nghiên cứu xem trước. Hầu hết các thành viên của tổ chức tư vấn đều
chuyên làm công tác nghiên cứu, không giữ chức quyền trong bộ máy hành
chính nhà nước, một số đã về hưu.
Bà
Phạm Chi Lan, người có mặt trong cả Tổ tư vấn đổi mới và Ban nghiên cứu
sau này kể lại: các thành viên đều có tài sản rất lớn là chế độ “5
không”: không biên chế, không lương, không chức vụ, không có cấp trên
cấp dưới và quan trọng nhất là không bị ràng buộc, hạn chế gì khi góp ý
kiến với Thủ tướng.
Trong
năm 2000, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7, công
cuộc cải cách hành chính trong bộ máy Nhà nước đã triển khai tích cực
hơn trước. Kết quả rõ nhất là đã tiến hành những cải cách về thể chế
kinh tế, nổi bật là việc Chính phủ dưới thời ông Phan Văn Khải đã trình
Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ
1/7/2006.
Sự kiện này đánh dấu một
chặng đường 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam mới có một
khung pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho các nhà
đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Từ
năm 2000 đến năm 2005 là thời điểm kinh tế tư nhân trong nước phát
triển mạnh mẽ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt được những
bước tiến dài. Đây cũng là thời điểm Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) với những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thị trường
hàng hóa, dịch vụ và tự do hóa hoạt động đầu tư.
Cũng
dưới thời ông Khải, nhiều dự án công trình lớn được khởi công xây dựng
như cầu Cần Thơ (năm 2004), Cầu Vĩnh Tuy (năm 2005, vốn đầu tư 3.500 tỷ
đồng),...
Năm 2005, nhân dịp kỷ
niệm 10 năm thiết lập quan hệ hai nước, ông Phan Văn Khải là nhà lãnh
đạo đầu tiên của Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ kể từ khi cuộc chiến
tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975.
Trong
cuộc hội đàm với Tổng thống George W. Bush tại Nhà Trắng, hai nhà lãnh
đạo đã vượt qua những trở ngại về sự khác biệt văn hóa, những vấn đề hậu
quả chiến tranh, cũng như cách tiếp cận một số vấn đề nhạy cảm.
Cuộc
gặp với tinh thần đúng như lời Thượng nghị sĩ John McCain nhấn mạnh:
“Sự hiện diện của ngài Thủ tướng tại Washington chứng tỏ những nước từng
ở 2 chiến tuyến có thể trở thành đối tác bạn bè”.
Chuyến
đi này đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, nhất là
trên lĩnh vực kinh tế, nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết.
Trong chuyến
thăm Mỹ năm 2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã gặp gỡ tỷ phú Bill Gates -
nhà sáng lập hãng công nghệ Microsoft. Chính phủ Việt Nam và Microsoft
đã ký hai bản ghi nhớ thoả thuận về việc đào tạo và phát triển các công
ty công nghệ thông tin Việt Nam và đào tạo hơn 50.000 giáo viên Việt Nam
trong lĩnh vực máy tính và phần mềm.
Cựu
Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Peter Peterson trong một cuộc phỏng vấn về sự kiện
Thủ tướng Phan Văn Khải thăm hữu nghị chính thức nước Mỹ đánh
giá chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải là cực kỳ quan trọng từ
trước đến nay. Thậm chí còn quan trọng hơn cả chuyến thăm Việt Nam của
Tổng thống Bill Clinton. Cựu đại sứ Mỹ cho rằng chỉ có người lãnh đạo
của Việt Nam mới có thể giúp dân Mỹ hiểu về Việt Nam.
Ngay sau
chuyến thăm chính thức Mỹ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức
Canada, cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Những
cam kết, những hiệp định và thỏa thuận hợp tác cấp cao mới, hợp tác
giữa các địa phương và giữa các doanh nghiệp hai nước đã được ký kết
nhân chuyến thăm này.
Hai chuyến
thăm lịch sử này của Thủ tướng Phan Văn Khải đã mang lại thành công về
nhiều mặt: nâng cao vị thế của Việt nam trong công tác đối ngoại trên
trường quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác về kinh tế thương mại, đầu tư
(theo báo cáo của VCCI, tổng giá trị các hợp đồng mà doanh nghiệp các
bên đã ký kết đạt hơn 1,4 tỷ USD), thu hút vốn viện trợ đầu tư phát
triển vào Việt Nam; tạo ra mối quan tâm cao đối với dư luận chung và dư
luận tại Mỹ, Canada về Việt Nam; tăng cường các quan hệ hợp tác về nhân
đạo, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, an ninh quốc
phòng... Một thành quả quan trọng nữa là Việt Nam đã đạt được những tiến
bộ có ý nghĩa trong đàm phán gia nhập WTO.
Đặc
biệt, chuyến thăm này cũng là lần đầu tiên, cộng đồng doanh nghiệp
Việt Nam xúc tiến thương mại với quy mô đông đảo, đa dạng nhất cùng các
mối liên kết hợp tác làm ăn với doanh nghiệp các nước, mở ra triển vọng
trao đổi mậu dịch và đầu tư vào Việt Nam tăng cao.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Người dám ‘chịu trận’ và những cống hiến lịch sử
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã
từ trần vào hồi 1 giờ 30 ngày 17.3.2018 tại quê nhà Củ Chi, TP.HCM.
Trong thời gian gần 2 nhiệm kỳ đứng đầu chính phủ (9.1997 đến 6.2006),
ông được biết đến là chính khách có rất nhiều công lao trong việc mở cửa
thị trường, thúc đẩy kinh tế tư nhân, hội nhập kinh tế quốc tế và rất
lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.
TS Lê Đăng
Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM), thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải đã có
những chia sẻ về sự nghiệp của người đứng đầu chính phủ giai đoạn
1997-2006.
Chính khách kỹ trị đầu tiên
Từng là thành viên trong Ban nghiên
cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải và gắn bó với ông trong suốt 9 năm, ông
có cảm nghĩ gì về chính khách này?
TS Lê Đăng Doanh: Thủ
tướng Phan Văn Khải là chính khách kỹ trị đầu tiên của Việt Nam sau năm
1975 và có nhiều điểm khác với các Thủ tướng tiền nhiệm. Ông được đào
tạo kinh tế bài bản tại Liên Xô, sau về làm ở Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc
dân (Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) với chức Trưởng phòng. Sau đó lại làm Ban
kinh tế của Trung ương Cục, rồi Ủy ban Kế hoạch của TP.HCM sau đó lên
Chủ tịch Thành phố.
Khi ông làm Thủ tướng thì ông cải tổ lại
tổ nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nâng lên Ban nghiên cứu của
Thủ tướng. Lúc đó kinh tế Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng tài chính.
Hàn Quốc vay nợ, đồng Baht của Thái Lan mất giá gần 100%, trong khi đó
kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ được sự ổn định và tăng trưởng.
Đặc điểm lớn nhất của Thủ tướng Khải là
hết sức quan tâm đến sự ổn định của nền kinh tế, quyết định gì cũng được
tính toán kĩ lưỡng. Con người ông, cả về tư cách, tri thức và tấm lòng
đối với đất nước đều rất đáng quý.
Thủ tướng Khải cũng rất chăm đánh cầu
lông, nghiện thuốc lá. Đây là con người rất thân tình, chu đáo, đối xử
với anh em rất trọng thị và đặc biệt tỉnh táo trong việc nghe các ý
kiến. Ông nói ít làm nhiều, rất khiêm tốn, không bao giờ tự đề cao mình.
Ông để lại một nền kinh tế có nhiều
thành tựu, đó là mở cửa thị trường, hội nhập, xuất khẩu tăng trưởng,
kinh tế tư nhân năng động. Hồi đó không khí cứ bừng bừng, niềm tin trong
dân rất lớn.
Nhiều người cũng đánh giá rất cao
những thành tựu kinh tế thời Thủ tướng Phan Văn Khải, xin ông chia sẻ
đôi điều nổi bật về kinh tế Việt Nam lúc đó.
TS Lê Đăng Doanh: Dưới
thời điều hành của Thủ tướng Phan Văn Khải, ngân sách không bội chi
nhiều, nợ công ở mức thấp và lạm phát được kiểm soát. Ngân hàng không
quá nhiều và đặc biệt dự trữ ngoại hối tăng lên và kinh tế tăng trưởng
mạnh.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được trao tặng Huy hiệu 55 tuổi Đảng năm 2014 - Ảnh: SGGP
Thời đó, cân đối ngân sách rất chặt chẽ
và nắm rất vững chứ không có câu chuyện tiêu xài hoang phí, xây dựng
tràn lan. Nhiều người hỏi tôi sao thời ông Khải xây được ít công trình
thế, tôi bảo riêng việc vượt qua khủng hoảng kinh tế đã rất vất vả rồi
chứ nói gì việc xây dựng. Thời Thủ tướng Khải rất nghiêm trong những vấn
đề này, không chi tiêu lãng phí. Nợ công thấp, Thủ tướng không đi ăn
chơi, tiêu xài sang bao giờ…
Đặc biệt là ông nhất định không chịu lập
tập đoàn kinh tế nhà nước, vì ông không muốn lập ra các thực thể quá
lớn để rồi không kiểm soát được. Phải có cơ chế kiểm soát đủ minh bạch
mới lập, nếu không có chưa lập vội.
Luật “cởi trói” cho kinh tế tư nhân
Nhắc đến Thủ tướng Phan Văn Khải thì
không thể không nhắc đến Luật Doanh nghiệp 1999, xin ông chia sẻ một số
kỷ niệm khi xây dựng và ban hành luật này?
TS Lê Đăng Doanh: Đấy
là cống hiến lịch sử, giải phóng cho kinh tế tư nhân. Trước kia theo
Luật Công ty 1990 thì muốn thành lập doanh nghiệp thì phải Chủ tịch tỉnh
hoặc thành phố cho phép.
Còn nhớ, thời ông Đinh Hạnh làm Phó chủ
tịch Hà Nội, cứ chiều thứ 7 (hồi đó làm cả chiều thứ 7) cố gắng thông
qua 2 doanh nghiệp. Như vậy mỗi năm Hà Nội cho ra đời 104 doanh nghiệp
tư nhân. Ông Phan Văn Khải theo kiến nghị của chúng tôi đã thực hiện
quyền tự do kinh doanh, công dân được làm những gì pháp luật không cấm.
Tuy nhiên, khi dự luật được đưa ra thì
gặp phải nhiều khó khăn và phản đối cả ở cấp cao, nhưng Thủ tướng Phan
Văn Khải trình bày rất bình tĩnh, có căn cứ, rồi so sánh với quốc tế và
thấy rõ những nước nào thi hành Luật Doanh nghiệp theo mô hình đó thì
đều giàu có lên. Cuối cùng, Luật Doanh nghiệp cũng được ra đời.
Nhưng, khi ban hành xong thì nhiều Bộ,
ngành không ai thực hiện vì bị cắt đi quyền lợi. Thủ tướng lại lập Tổ
công tác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Trần Xuân Giá làm Tổ trưởng,
tôi làm Tổ phó thường trực (bấy giờ tôi là Viện trưởng CIEM) đi kiểm tra
xem tại sao lại không thực hiện.
Thưa ông, Chủ tịch tỉnh đang có
quyền cấp phép thành lập doanh nghiệp, giờ bị tước đi quyền đó, chắc hẳn
nhiều người sẽ phản ứng dữ dội lắm? Thủ tướng và Ban nghiên cứu có gặp
áp lực gì không?
TS Lê Đăng Doanh: Có
nhiều chủ tịch tỉnh phản ứng rất dữ dội khi đưa ra Quốc hội. Có bà chủ
tịch tỉnh bảo: “Tôi là chủ tịch tỉnh tôi có quyền, nhưng tôi lập luận
lại rằng “Hiến pháp, pháp luật có quy định chủ tịch tỉnh quyền nhận xét
đâu là người tốt, đâu là người xấu để cho phép họ kinh doanh hay không?
Trong khi người dân họ có quyền làm những gì pháp luật không cấm, có
quyền kinh doanh”.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng CIEM nói về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: Trí Lâm
Hay một chủ tịch tỉnh khác, vị này cũng
rất tốt nhưng bảo năm qua không cho lập thêm công ty du lịch nữa, tôi
bảo luật nào cho quyền đó? Nếu vậy thì các doanh nghiệp kia sẽ bắt tay
nhau nâng giá, chất lượng dịch vụ sẽ kém đi vì không có cạnh tranh,
lượng khách sẽ giảm. Nhiều chủ tịch tỉnh không vừa lòng, nhưng Thủ tướng
Phan Văn Khải kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình, ông cũng là người
“dám chịu trận”.
Sau những áp lực, phản đối thì Luật
Doanh nghiệp đã ra đời. Tuy nhiên, đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong rất
nhiều áp lực, vì nhiều quyền lợi bị cắt bỏ.
Trong những quyền lợi bị cắt bỏ đó,
có phải có cả những “giấy phép con”? Được biết, Thủ tướng Phan Văn Khải
đã cắt giảm khoảng 50% giấy phép con. Xin ông chia sẻ thêm về vấn đề
này?
TS Lê Đăng Doanh: Chúng
tôi đi khảo sát và phát hiện ra trong nền kinh tế có 580 giấy phép con.
Có những giấy phép như nông dân muốn thu lượm sắt vụn, đánh máy chữ, vẽ
truyền thần… cứ 3 tháng lại phải xin phép 1 lần; hoặc cơ sở đóng tàu
của kinh tế tư nhân không được đóng xà lan quá 200 tấn… Tất cả những cái
đó làm cơ chế xin – cho. Chúng tôi trình lên và Thủ tướng kí giấy hủy
268 giấy phép, tức khoảng 50%. Như vậy là cắt 'nguồn thu' bất chính của
các Bộ rất nhiều.
Điều đó làm cho kinh tế tư nhân được
giải phóng, khuyến khích trí sáng tạo và sự năng động của người Việt
Nam. Và lúc bấy giờ có bước phát triển mạnh, người dân cảm thấy thoải
mái.
Tôi nhớ cứ chiều thứ 6 chúng tôi thảo
luận và mời các Bộ đến, nhiều khi tranh luận gay gắt. Có những ông thứ
trưởng đập bàn phản ứng dữ dội. Qua đấy thấy rõ Thủ tướng Phan Văn Khải
là người cải cách, tin vào người dân và biết được thực tế cuộc sống.
Lắng nghe tư vấn, cầu thị
Và cũng rất tin vào Ban nghiên cứu của mình? Thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: Thủ
tướng Phan Văn Khải cũng rất muốn thực hiện kinh tế thị trường, kiểm
soát độc quyền. Ban nghiên cứu có trụ sở số 10 Lê Hồng Phong, có cả bộ
máy giúp việc. Thủ tướng Khải cũng khác với Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đó là
Thủ tướng Võ Văn Kiệt có việc gì thì mới hỏi còn Thủ tướng Phan Văn
Khải trước khi kí 1 Nghị định, 1 Quyết định gì đều gửi cho Ban nghiên
cứu, thậm chí cả văn bản của Phó thủ tướng đưa lên.
Đã bao giờ ý kiến Thủ tướng và Ban nghiên cứu khác biệt nhau, và làm sao để dung hòa, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: Cũng
có khi ý kiến khác biệt nhưng chúng tôi đã can ngăn và Thủ tướng đã
dừng lại, không ký nữa. Việc Thủ tướng nghe cấp dưới can mình thì đấy có
thể nói là can đảm, cầu thị. Anh Khải là người sẵn sàng nghe, thảo
luận, sẵn sàng chấp nhận và anh ấy đã chủ trì 2 ngày liền họp với các Bộ
về kế hoạch 5 năm, thảo luận từng tí một.
Sau khi nghỉ hưu, thủ tướng vẫn thường
xuyên theo dõi, trao đổi với anh em trong Ban nghiên cứu nhưng ông không
xuất hiện, giữ nguyên tắc tôn trọng người điều hành đương nhiệm.
Thời thủ tướng Khải không có chuyện lợi
ích nhóm, sân sau, không có chuyện tiếp doanh nghiệp ở nhà… mặc dù doanh
nghiệp họ tiếp cận ông qua rất nhiều kênh, từ con cái, con dâu…
Thủ tướng rất thân tình với anh em trong
tổ tư vấn bởi tuổi tác cũng không chênh lệch nhau nhiều, thậm chí Thủ
tướng còn kém tuổi một số thành viên trong tổ tư vấn. Những điều Thủ
tướng chỉ ra, quyết định đều có căn cứ, cân nhắc, đầu tư làm bài bản.
Chúng tôi thường gọi anh ấy là anh Sáu
Khải, Ban nghiên cứu cứ trưa thứ 6 là có bữa trưa nhẹ nhàng, trong đó
ông Tổ trưởng trình bày công việc và các thành viên góp ý kiến. Nhiều
khi thủ tướng đến ăn cơm và hỏi luôn ở đó, thậm chí nói chuyện 'mày tao'
rất vui vẻ.
Thúc đẩy hội nhập quốc tế
Một trong những di sản lớn của Thủ
tướng Phan Văn Khải là thúc đẩy mối quan hệ với Mỹ. Xin ông chia sẻ một
số đánh giá của mình về vấn đề này?
TS Lê Đăng Doanh: Thủ
tướng Phan Văn Khải có nhiều công lao trong việc thúc đẩy hội nhập quốc
tế. Thủ tướng là người đã trình ra và đã thực hiện kí kết Hiệp định
song phương Việt Nam – Mỹ. Thủ tướng Khải cũng là người đầu tiên gặp ông
Bill Clinton và 2 người rất là tôn trọng nhau. Năm 2006 ông sang Mỹ và
gặp Tổng thống Bush để thúc đẩy mối quan hệ song phương.
Điều này cho thấy ông ấy có công rất
lớn, đã nhìn thấy tương quan và cái tạo điều kiện để phát triển, mở ra
triển vọng hợp tác rộng và mới giữa Việt Nam và Mỹ.
Thủ tướng Khải cũng rất tích cực trong
việc thúc đẩy hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài, tuy nhiên ông rất
tỉnh táo trong các quyết sách. Có nhà đầu tư nước ngoài đề nghị đầu tư
đường 5 theo hình thức BOT nhưng thủ tướng phản đối. Thủ tướng nói nếu
làm BOT thì phải làm con đường mới, còn người dân của chúng tôi phải có
quyền lựa chọn có đi hay không. Đường 5 sẽ tìm vốn nước ngoài để nâng
lên. Sau đó thủ tướng đã vay ngân hàng ADB, WB để làm đường 5. Đó là
những quyết sách rất đáng quý.
Xin cảm ơn ông!
Trí Lâm (thực hiện)
Nhận xét
Đăng nhận xét