BIỂU DIỄN GIANG HỒ 7

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NGÓN ĐÀN VÀ GIỌNG CA RẤT MÙI CỦA CHÚ BẢY (ẤP TRÀ SẤT - XÃ THANG SƠN - TRÀ CÚ - TV)

Trên quê hương của "đàn ca tài tử"

Thứ Bảy, 12/09/2009, 11:26:00
 

Buổi sinh hoạt của CLB đàn ca tài tử O Môn.

Trong Hội thi đàn ca tài tử, anh Hai Lợi (Phan Thắng Lợi), chuyên trách đàn tranh. Anh giải thích với tôi: "Ðàn tài tử có khi đàn một mình như độc tấu đàn kìm hay đàn tranh. Khi hòa đàn, nếu chỉ có hai nhạc cụ thì thông thường là đàn tranh hòa với đàn kìm hoặc đàn cò. Nếu hòa tấu ba cây thì gồm đàn tranh, đàn kìm và đàn cò. Nếu hòa tấu năm cây - còn gọi là ngũ tuyệt - thì gồm đàn tranh, đàn kìm, đàn cò, đàn độc huyền và đàn tỳ bà. Thỉnh thoảng có sáo hay ống tiêu cùng hòa vào, về sau có thêm ghi-ta phím lõm. Ðặc biệt là có song lang (hai thanh tre già) dùng để gõ vào nhau khi câu nhạc đến nhịp nhấn. Hiếm khi hòa đàn mà không có ca, vì vậy người ca có vai trò rất quan trọng", rồi Hai Lợi quay sang nói với Minh Thơ:
- Bây giờ tôi đàn, anh ca. Cứ ca đi, bài gì cũng được.
Minh Thơ nói:
- Vậy tôi ca bài Quê hương văn vật, bài này ca ngợi tài hoa của hai người con của Ô Môn là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Trần Kiết Tường, theo điệu Nam Xuân.
Hai Lợi gật đầu, đưa mười ngón tay vuốt nhẹ lên phím đàn, rồi Hai Lợi "rao". Ðối với đàn ca tài tử, như thế gọi là "rao", chứ không phải "dạo". Ðàn tài tử mở đầu với những câu "rao" để thử dây, đồng thời thử đàn, giống như kỵ mã trước khi cưỡi ngựa thì ngồi ướm thử xem yên cương có đặt đúng chỗ và con ngựa có nổi chứng gì không. Câu "rao" của mỗi người hoàn toàn theo ngẫu hứng nên đàn mỗi cách khác nhau, chỉ cần theo đúng điệu thức đã chọn lựa. Sau đó mới dần dần đưa người nghe đi vào điệu thức, giống như hướng dẫn viên đưa du khách từng bước khám phá một khu vườn đẹp. Minh Thơ kéo ghế ngồi cạnh Hai Lợi, rồi ca: Ô Môn bốn mùa cây trái oằn sai - Nước ngọt quanh năm lúa mượt mà trĩu bông - Ôi quê hương mảnh đất rạng ngời - Những người con tài hoa một đời - Cầm kỳ thi họa tuyệt vời - Nhả cho đời những sợi tơ...
Tôi đã từng nghe nói về nghệ nhân Minh Thơ. Anh có nhiều năng khiếu sáng tác ca cổ, đàn, hát và cả viết văn, viết báo. Anh cũng khá am tường về cải lương, cổ nhạc. Theo Hai Lợi và Minh Thơ thì đàn ca tài tử Nam Bộ là một dòng nhạc dân tộc Việt Nam, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Loại hình âm nhạc này thường trình diễn trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh hoạt văn nghệ, trong lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ... thường được trình diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng. Về trang phục, những người tham gia đàn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu, họ mới mặc trang phục biểu diễn quy cách và mầu sắc hơn. Về bài bản thì đàn ca tài tử có rất nhiều, nhưng đa số các "thầy đàn" đều cho rằng có 20 bài "tổ" gồm sáu Bắc: Tây thi, Cổ bản, Lưu thủy trường, Phú lục chấn, Bình bán chấn, Xuân tình chấn hay Xuân tình điểu ngữ; ba Nam: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo hay Ðảo ngũ cung; Tứ Oán: Tứ đại oán, Phụng cầu, Giang nam, Phụng hoàng; bảy bài lớn: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, Vạn giá. Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành câu lạc bộ đàn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.
Nghe các anh lý giải, tôi nhớ có lần đã nghe Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét chính xác về đàn ca tài tử Nam Bộ: "Chân phương hoa lá trong bài vọng cổ đã được áp dụng một cách thần tình. Hoa chẳng những đẹp mà còn thơm. Lá chẳng những xanh mà còn tươi. Thành ra bản Vọng cổ có cái tươi mát, đẹp đẽ, có cái phong phú, mà sức đóng góp của tất cả những nghệ sĩ, từ đứa con của bác Sáu Lầu sáng tạo, nuôi dưỡng cho nó lớn lên mạnh mẽ, đẹp đẽ". Vâng, có lẽ đó chính là sức hấp dẫn, làm say mê lòng người, ai biết rồi khó lòng bỏ qua được. Vì đó là một bộ phận của văn hóa Nam Bộ, của văn hóa Việt Nam.
"Chơi" đàn ca tài tử Nam Bộ phải là nơi có phong cảnh hữu tình, gợi cảm, gần với thiên nhiên, các tài tử thích "chơi" giữa cảnh cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi, giữa cảnh trời trăng mây nước, rừng xanh nước biếc, đồng ruộng mênh mông hay dưới bóng mát cây cổ thụ, lũy tre làng,... hay trên chiếc thuyền êm trôi theo dòng nước lồng lộng trăng, nên thơ và tĩnh mịch, hai bên bờ tiếng lá dừa nước rì rào dịu êm như tiếng nhạc, làm tăng vẻ hữu tình cho buổi đàn ca tài tử trên sông. Có người cho rằng chữ "tài tử" có nghĩa là không chuyên nghiệp, không phải nhà nghề. Nhưng thật ra ý nghĩa chữ "tài tử" ở đây là "người có tài" như trong câu "dập dìu tài tử giai nhân" (Kiều). Ngoài ra, "tài tử" còn ám chỉ việc không lấy đó làm nghề, không dùng tiếng đàn giọng hát làm kế sinh nhai mà chỉ để giải trí, gửi gắm tâm sự riêng, hay cùng với bạn đồng điệu hòa đàn cho người mộ điệu thưởng thức. Nhưng không phải vì vậy mà những người đàn ca tài tử có trình độ nghệ thuật thấp. Ngược lại họ tập luyện rất công phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, phải rao sao cho thật "mùi", sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho mình một phong cách riêng. Vì vậy, muốn trở thành người đàn ca tài tử đúng nghĩa phải trải qua một thời gian luyện tập khá công phu.
Hỏi chuyện, tôi mới biết Hai Lợi là Chủ nhiệm CLB đàn ca tài tử đã nhiều năm rồi. Những "ngón nghề" Hai Lợi có được hôm nay vốn gốc gác từ một gia đình có truyền thống ca vọng cổ, cải lương từ mấy đời truyền lại. Hai anh em Phan Thắng Lợi và Phan Việt Ấn (Sáu Ấn) nối nghiệp gia truyền nay đều làm việc ở Trung tâm văn hóa quận Ô Môn. Trước đây, ông Phan Hồng Phước (Sáu Phước), thân sinh của hai anh, nổi tiếng là một cây đàn cự phách, một giọng ca rất "mùi". Ông cùng thời với các "tài tử" nổi tiếng lúc bấy giờ như Cò Quốc, Cò Bằng, Trống Phước, Trống Hiệu... (chữ Trống và Cò ở đây xuất phát từ loại nhạc cụ mà nghệ nhân ưa dùng, và dùng rất giỏi là đàn cò, đàn trống). Do tay nghề thuộc loại "thiện nghệ", lại ham mê đàn ca tài tử, ông Sáu Phước xây dựng và dẫn dắt phong trào văn hóa - văn nghệ ở Ô Môn từ thời đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông Sáu Phước sáng tác nhiều bài vọng cổ, nhạc lễ, các bản ca tài tử ca ngợi quê hương Ô Môn tươi đẹp, ca ngợi con người Ô Môn trung dũng, kiên cường, hăng say lao động, giàu lòng mến khách. Ông Sáu Phước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ. Năm 1968, ông hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân.
Ðược ông truyền nghề, khơi sâu cảm hứng, cho đến bây giờ Hai Lợi cũng là tay đàn cự phách lâu năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Không những có những "ngón đàn" được coi là "độc chiêu", Hai Lợi còn am tường, hiểu sâu về nhạc tài tử. Anh say mê, nhiệt tình khi làm Chủ nhiệm CLB đàn ca tài tử Ô Môn. Qua tâm sự, tôi mới biết Sáu Phước và Minh Thơ là anh em con cô con cậu. Vì thế, nay Hai Lợi và Sáu Ấn đều gọi Minh Thơ là chú, xưng cháu. Mỗi khi Minh Thơ nói, Hai Lợi cứ ngồi lắng nghe như trò nghe thầy. Minh Thơ nói một hồi về đàn ca tài tử ở quận Ô Môn, rồi nói đến sự ra đời và phát triển của CLB đàn ca tài tử tại Trung tâm văn hóa này. Theo nghệ nhân Minh Thơ, trước đây trên đất Ô Môn có nhiều CLB đàn ca tài tử nhưng hoạt động không thường xuyên, chủ yếu theo tùy hứng, không chuyên sâu về đàn và ca. Dân dã như thế, mộc mạc như củ khoai hạt thóc, ai thích chơi cứ đến câu lạc bộ.
Năm 2002, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức cuộc thi Ðàn ca tài tử toàn quốc, khu vực phía nam. Huyện Ô Môn lúc đó cử một đội đi dự thi, nhưng vì chuẩn bị thiếu bài bản, tổ chức phân vai chưa tương hợp, dẫn tới đội phải "về tay không", chẳng được giải gì. Từ đó, Ô Môn mới thành lập và nhanh chóng đưa vào hoạt động CLB đàn ca tài tử. Quan tâm và cố gắng làm rồi cũng có hiệu quả. Cuối năm 2002, Cần Thơ tổ chức Hội thi về thể loại này ở cấp tỉnh, đội Ô Môn đoạt giải xuất sắc, hai lần sau Ô Môn cũng đều đoạt giải xuất sắc. Trò chuyện với nhiều nghệ nhân ở CLB đàn ca tài tử Ô Môn, tôi hiểu thêm giá trị của đàn ca tài tử không chỉ dừng lại ở chất giọng, ngón đàn, ở phong trào sâu rộng, mà còn phải thể hiện ở tính kế thừa. Ở Ô Môn, hiện không chỉ có CLB đàn ca tài tử tại Trung tâm văn hóa quận, mà cả bảy phường và hàng chục khu phố trong quận đều có CLB đàn ca tài tử. Trong CLB đàn ca tài tử Ô Môn, các anh Minh Thơ, Hai Lợi đã thuộc diện "già". Khi tôi hỏi về lớp kế thừa hiện tại và trong tương lai, anh Hai Lợi giới thiệu với tôi các ca sĩ trẻ mới tham gia CLB, đó là Thùy Trang, Thùy Dung và nhiều người khác. Thùy Dung còn trẻ nhưng đã đoạt nhiều giải ở địa phương, lại đoạt thêm giải tư cuộc thi Giải Mộc quán Nguyễn Trọng Quyền năm 2008. Hôm gặp tại CLB đàn ca tài tử, sau khi hát bài Hoa mua trắng để tặng chúng tôi, Thùy Dung nói: "Em và các đồng nghiệp trẻ cần phải học thêm nữa và sẽ gắn bó suốt đời với đàn ca tài tử, sân khấu cải lương". Vâng, sự cố gắng và niềm tin ấy có được chính là từ sự lan tỏa kỳ diệu của các "ngón đàn" giọng ca. Sự lan tỏa có được còn vì đây là mảnh đất tiềm ẩn sức sống từ nguồn cội của đàn ca tài tử bên dòng sông Hậu - dòng sông tần tảo nhưng rất hiền hòa và biết bao thơ mộng từ xưa đến nay.
Chu Mã Giang
Theo:

  
Tôi đã rơi nước mắt vì giọng ca quá ngọt ngào của chú Hành Khất Mù mưu sinh trên đường phố
Điệu: Phụng hoàng & Tân cổ "Nhớ vợ hiền" Trình bày: Chú Hành Khất Mù tên là Lê Chí Dũng

CÂY ĐÀN ĐỘC VÀ LẠ NĂM 2018 ĐÃ XUẤT HIỆN TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC. ĐƯỢC HÒA VỚI 2 GIỌNG HÁT NỮ HÁT RẤT HAY.
  
Thanh Giang Độc Tấu Hạ Uy Di, Phi Vân Điệp Khúc, Vọng Cổ Dây Đào 1,2,5,6.
LÝ THUYẾT CĂN BẢN VÀ QUY LUẬT 6 CÂU VỌNG CỔ
Lê Văn Thành, Trịnh Nguyễn Ðàm Giang, Mai Tâm


A - KHÁI NIỆM CĂN BẢN VÀ NHẠC CỤ
1/ Lục Huyền Cầm: 
 Trong loạt bài này chỉ đề cập đến cây Lục Huyền Cầm.
Lục Huyền Cầm hay Ghi-ta Việt Nam, Ghi-ta phím lõm, Ghi-ta Vọng cổ hoặc Ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne), phát sinh ra từ vùng Ðất Nam bộ Việt- Nam.
Guitare là nhạc khí dây gãy có dọc (cần đàn), có bàn phím lõm khuyết sâu vào dọc.
image002

(hình 1)
 Chữ Lục Huyền Cầm là tên theo cây đàn gốc này. Vì đúng như tên gọi, đàn có tất cả 6 giây.
Nhưng khi chuyển qua dùng cho cổ nhạc thì không cần giây 6 (MI thấp), do đó đàn tuy vẫn được gọi như vậy nhưng chỉ còn có... 5 giây.

2/ Cần đàn có phím lõm: 
Ngoài ra Cổ nhạc VN láy và rung... rất nhiều nên các phím đàn phải được đào khoét lõm xuống để nhạc sĩ có thể "nhấn". Nếu giữ nguyên như Tây Ban Cầm thì "vuốt" sẽ không kịp để tạo âm hưởng này! Dầu cho làm kịp thì lại rất dể đứt tay! Mà có làm được như vậy cũng không thể tạo ra âm thanh phong phú bằng cách nhấn này
Các bạn có thể mua 1 cây đàn cũ và dùng dũa tròn hay dũa có một mặt tròn để dũa các phím. Phím sẽ mòn dần và thành hình gần như bán nguyệt, sâu độ 1 cm là vừa (xem hình 1). Nếu sâu quá thì cần đàn sẽ bị yếu đi, lúc đó khi căng giây sẽ bị cong từ từ vì sức kéo của giây và sẽ làm lạc giọng rất dể dàng!
Khi mua đàn cũ nên để ý xem sau khi lên giây, cần đàn còn thẳng hay không? Có loại cần đàn được dán ghép một thanh gổ mỏng loại rất cứng ở giữa, suốt dọc cần đàn, để chịu sức căng cho khỏi bị cong với thời gian. Vì nếu làm toàn bằng gổ cứng này thì đàn sẽ rất nặng nề. Khi dủa loại cần đàn này phải để ý chổ gổ "mềm hơn" sẽ bị mòn lẹ hơn, do đó phải để ý cầm dũa cho thẳng để được mòn đều. Vì chỉ làm được 1 lần, nếu bị sai thì... đành phải tìm mua đàn khác!

3/ Dây đàn: 
Tùy theo ý thích có thể căn cứ theo sau mà chọn lựa
- Trên căn bản phải dùng giây kim loại, 3 giây đầu (1, 2, 3) có thể là giây MI để cho dể "nhấn". Thân đàn vừa phải, cần đàn cũng vậy. Không thể dùng guitare classique với giây ni-lông được.
- Nếu dây mảnh (fine) thì dây 1 (MI), dây 2 và 3 (SI)
- Nếu dây cực mảnh (ultra fine) thì dây 1 (MI), dây 2 (SI) và dây 3 (SOL).
- Ðiều quan trọng là làm sao cho dễ nhấn dây mà không bị lạc giọng.
- THEO CỞ GIÂY ÐÀN: lúc bắt đầu để cho dể đàn nên dùng:
 giây 1 : giây .008
giây 2 : giây .010
giây 3-4 : giây .021
giây 5 : giây .030

4/ Cách so giây đàn:
Bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, giây dùng quá thì note sẽ lạc.
Giây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 1 (mi = XÊ)
Giây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 2 (si = XỰ)
Giây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 3 (mi = XÊ)
Giây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 4 (la = HÒ)

5/ Ðặc điểm giây đàn sau khi so:
 Giây 1, 3, 5 khi buông đồng âm (Mi =XÊ) cách nhau bằng octaves.

6/ Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:
Giây "kép" (giọng nam) khác giây "đào" (giọng nữ):
Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "âm" (ton) khác với âm nhạc Tây phương là 1 "bán âm" (demi-ton). Âm giai này gọi là "ngũ cung", không có "demi-ton" và cũng không có "tam trình" (tierce)
Trong loạt bài đầu tiên này chỉ nói đến 6 câu vọng cổ giọng nam

7/ CÁC ÐIỂM CĂN BẢN ÐỂ ÐỌC KÝ ÂM TRONG LOẠT BÀI NÀY:
- Các notes nào cần phải nhấn để rung sẽ có dấu hiệu "làn sóng" ngay phía trên note.
- Note nhạc được ký âm theo qui uớc quốc tế (conventionnal) do đó có thể tự học trên Computer (chép lại vào 1 software nào có thể playback). Dĩ nhiên Computer không phát được những âm do sự vừa nhấn từ 1/4 tới 1/2 phím vừa rung (trill).
Ví dụ : XANG (Ré) , nhấn cho đến khi nghe phát ra âm Mi, "mùi" hơn là Mi bình thường.
- Mỗi note trong bảng ký âm đều có đánh số như sau, để dù không quen vẫn có thể ấn trúng note:
SỐ CÓ KHOANH TRÒN: để chỉ GIÂY số mấy (1, 2, 3, 4, 5)
SỐ KHÔNG CÓ khoanh tròn: để chỉ BẬC PHÍM trên cần đàn (Từ 0 đến 17)

8/ Ký âm 6 câu vọng cổ "CĂN BẢN":
Các câu vọng cổ được ký âm trong loạt bài này có thể được gọi là 6 câu "vọng cổ căn bản". Ðiều này có nghĩa là các notes nhạc của bài vọng cổ này không có kiểu cách "bay bướm" (fantaisie) như các tay đàn nhà nghề. Dĩ nhiên sau khi biết rành rẽ các câu căn bản, với thời gian, năng khiếu và... sự tìm cách bắt chước, ai cũng có thể tạo ra cách đàn bay bướm riêng biệt cho mình.

9/ Chiều dài của 6 câu vọng cổ:
Theo ngữ vựng cổ nhạc thì mỗi câu vọng cổ có 32 "nhịp". Khi ký âm theo nhạc lý Tây phương thì tương đương với 32 trường canh (32 mesures).
Ðể thống nhất trong bài này chúng tôi xử dụng các định nghĩa như sau:
Mesure (trường canh) sẽ được gọi là "NHỊP" như cổ nhạc. Như nói ở trên, bài Vọng Cổ mỗi câu có 32 nhịp theo nghĩa này. Và mỗi nhịp như vậy sẽ có 4 phách.
Riêng câu 1 và câu 4 thì từ nhịp 1 đến nhịp 15 được thay thế bằng phần RAO.

10/ RAO:
Thí dụ như bắt đầu câu 1 VC là "nói lối" hoặc ngâm sa mạc (hoặc ca tân nhạc) tức là phần ad. lib, trong lúc đó thì nhạc sĩ cũng ad. lib, gọi là "RAO". Khi ca sĩ bắt đầu "vô" thì đàn ngưng lại và bắt đầu lúc xuống HÒ, cùng 1 lúc ăn khớp với nhau thì thính giả bắt hứng, sẽ vỗ tay khen thưởng.
Do đó ký âm câu Vọng Cổ 1 từ nhịp 16 trở đi. Phần "RAO" được viết riêng sau đây (lúc học thường được dạy sau cùng, sau khi đã hoàn tất các câu Vọng Cổ).
Vì câu 1, như thí dụ nói trên, và câu 4 đặc biệt chỉ có từ nhịp 16, cho nên phần đầu của 2 câu này (từ nhịp 1 cho tới 15) có thể RAO. RAO là đàn "ad. lib" trong lúc đó ca sĩ "nói lối" cho tới nhịp 16 thì "vô" cùng một lúc vào HÒ.
Phần RAO có thể đàn 1 đoạn ngắn hay dài tùy theo cảm hứng. Sau đây chỉ là một đoạn rao căn bản. Các bạn có thể tự sáng tạo riêng cho mình một thể cách riêng. Chúng tôi sẽ thêm những thể cách khó khăn hơn về sau khi có dịp. Người nhạc sĩ (danh từ khi xưa gọi là "thầy đờn") càng nhiều kinh nghiệm càng RAO rất hay. Vì là ad. lib nên sự chế biến thật muôn hình vạn trạng.
- ký âm 1 cách Rao:
- mp3 solo guitar RAO & VC1 nam:
- mp3 solo guitar RAO & VC4 nam::

11/ NHỒI:
Sau khi ca sĩ vô chử HÒ (nhịp 16) cùng với nhạc sĩ, khi khán giả vỗ tay và sân khấu phực đèn màu, thì nhạc sĩ sẽ NHỒI.
Về phương diện kỷ thuật, nhồi có vài đặc điểm sau đây mà chúng ta cần phải biết:
11a) Có nhiều chọn lựa cách nhồi tùy theo sở thích như các thí dụ dưới đây:
vongvo score nhoi
11b) Nhồi là tận cùng của 1 câu và cũng là trường canh bắt đầu của câu kế tiếp (trường canh chung)
11c) Tùy theo cách nhồi nhanh hay chậm mà sẽ quyết định tempo nhanh hay chậm để ca sĩ theo đó mà ca.
11d) Cũng có khi đi thẳng từ câu này qua câu khác mà không cần nhồi (sẽ đề cập về sau này)
12/ SONG LANG:
Ðây là 1 nhạc cụ gõ gồm 2 bộ phận chính bằng gỗ:
một cái mõ có công dụng gần như cái mõ tụng kinh nhưng dẹp hơn, ở giữa có khoét hình lòng máng, để nằm dưới đất,
bộ phận để gõ là cục gỗ tròn như viên bi sẽ thay thế cái đầu dùi để gõ vào mõ này.
Hai bộ phận được nối liền với nhau bằng 1 cái lưỡi gà (thanh lò xo bằng sắt) hình chử U nằm ngang, mỗi đầu chữ U được gắn vào 1 bộ phận kể trên. Khi muốn "đánh" hay "nhịp" song lang (SL), nhạc công đạp bàn chân lên trên lưỡi gà để đánh xuống và ta nghe như một tiếng mõ: "cốc". (hình 1)
Điểm neo

B - LÝ THUYẾT VÀ THÍ DỤ CHO MỖI CÂU VỌNG CỔ 
Note nhạc được viết theo Diapason (conventionnal) do đó có thể tự học trên Computer (chép lại vào 1 software nào có thể playback, ai dùng Encore thì chúng tôi sẽ chuyển "encore file" khi có yêu cầu). Dĩ nhiên Computer không phát được những âm do sự nhấn từ 1/4 tới 1/2 phím vừa rung (trill).
TD: XANG (re) nhịp 28, nhấn cho đến khi nghe phát ra âm MI, "mùi" hơn là Mi bình thường.
Ðánh SỐ DÂY: 1, 2, 3, 4, 5 (CÓ KHOANH TRÒN) note trên giây số đó.
GIÂY 1 - 3 - 5 cách nhau bằng 0CTAVES. Do đó chỉ cần học giây: 1, 2, 4.
GIÂY 1 - 2 giống như giây Tây Ban Cầm SI - MI
Nhắc lại các notes đối chiếu tương ứng:
HÒ                   XỰ                  XANG             XÊ                   CỐNG
LA                   SI                     RE                   MI                    FA#     
MEDIATOR: E chiều của mediator khi cần thiết.
Số chỉ NGÓN tay trái:
0 (GIÂY BUÔNG),
1 (NGÓN TRỎ),
2 (NGÓN GIỮA),
3 (NGÓN ÐEO NHẪN),
4 (NGÓN ÚT)
Các ngón nên bấm theo 1 thứ tự lên cũng như xuống: để cho "dễ coi" và thực hành những notes "rất nhanh" khỏi bối rối, lụp chụp v.v...
TD:  notes    Fa#, Sol#, La ngón tay sẽ là  1, 3, 4 và đi xuống, ngược lại nếu note  Sol#  các bạn xử dụng ngón 2 thì ngón  tay sẽ phải vói và xấu đi. 
Ðây là ký âm cho câu , sang câu 2 sẽ lại có sự thay đổi về ký âm.

VỌNG CỔ CÂU SỐ 1:
Ký âm câu Vọng Cổ 1 từ nhịp 16 trở đi. Phần "RAO" (VC 1A: dạo đàn ad lib trước khi "vô" Vọng Cổ sẽ được viết sau, lúc học thường được dạy sau cùng, sau khi đã hoàn tất các câu Vọng Cổ).
BỔ TÚC VÀI CHI TIẾT:
Bắt đầu câu 1 VC là "nói lối" hoặc ngâm sa mạc tức là phần ad. lib, trong lúc đó thì nhạc sĩ cũng ad. lib, gọi là "rao". Khi ca sĩ bắt đầu "vô" thì đàn ngưng lại và bắt đầu lúc xuống HÒ, cùng 1 lúc ăn khớp với nhau thì thính giả bắt hứng, sẽ vỗ tay khen thưởng.
Lời ca ở nốt HÒ này phải là dấu HUYỀN (nhịp 16), lời ca kế tiếp tận cùng ở nhịp 20 cũng phải vào HÒ dấu HUYỀN.
Sau phần ngâm  ad. lib lúc ca sĩ  "vô vọng cổ" âxuống chữ HÒ  thì nhạc sĩ phải "NHỒI", (nhồi = sự lặp lại  LA-MI-LA - Hò-Xê-Hò hoặc  Hò-Hò-Hò-Hò)
Chỉ có HÒ  là phải dấu huyền, các notes khác có thể "du-di"  (flexible) hơn .
Nhịp 16 = HÒ
Nhịp 20 = HÒ
Nhịp 24 = XÊ
Nhịp 28 = XANG
Nhịp 32 = CỐNG
Khi kẹt chữ thì dùng vần không dấu mới dễ ca. Vì lý do đó CỐNG  ở cuối câu 1 không dấu SẮC cũng  có thể hát "lái" lên được.
GIÂY ÐÀN: lúc bắt đầu để cho dể đàn nên dùng:
giây 1 :             giây      .008
giây 2 :             giây      .010
giây 3-4 :         giây      .021
giây 5:              giây      .030

SO GIÂY: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton) Vì căng quá thì khó nhấn, giây dùng quá thì note sẽ lạc.

MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC1:
(Hò 16, Hò 20, Xê 24, Xang 28, Cống 32)
Xuân trong mùa Ðông
(Ngâm/nói  ad lib) Chàng ơi ... trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông gíá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường (*) nghĩ đến chàng luôn (XÊâ24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Mối tình ta chỉ có không gian chứng kiến. (CỐNG 32)      
        ----Sóng Việt Ðàm Giang 31/12/2001
Bài thí dụ trên đây có hình thức của câu 1 vọng cổ, nhưng chỉ cần hoán chuyển câu cuối là có thể hát thành câu 2 (xem bài kỳ tới) như sau:

 VỌNG CỔ  CÂU 2
(Hò 16, Hò 20, Xê 24, Xê 28, Xang 32)
 Xuân trong mùa Ðông 
(Ngâm/nói ad lib) Chàng ơi...trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông giá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20) *
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường (**) nghĩ đến chàng luôn (XÊâ24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình ta. (XANG 32)
         ----- (Sóng Việt Ðàm Giang 31/12/2001)
* Nếu Hò 16 và Hò 20 đi liền nhau như câu 1,2,4,5 thì nhịp Hò 20 chỉ có một câu văn thôi.
* Nếu nhịp 20 không phải là note Hò thì nhịp này (20) có hai câu văn như mọi nhịp khác.
Thí dụ như trong vọng cổ câu 6  “Ðôi lời với Quỳnh Hoa”
Ðắm lòng người Quỳnh Hoa phô muôn sắc
Hương ngọt ngào, cõi mộng ru hồn ta (Xê 20)
(**) Các lời có gạch dưới là để dể theo nhịp lúc hát. Các chổ trong ngoặc là các sửa đổi có thể thực hiện trong thí dụ này.

Một điểm nữa đáng chú ý ở đây là nếu chữ cuối của câu chót tận cùng bằng Hò 32, thì câu hát sẽ thành vọng cổ câu 4, hoặc bằng Xề 32 thì sẽ hát thành câu 5. 
Câu 4: “Xuân trong mùa Ðông”: Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình mình (Hò 32)

Câu 5:  “Một đóa hoa Quỳnh”: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ta quay quắt một kiếp người (Xề 32)

VỌNG CỔ CÂU 4
 Sau đây là ký âm câu VC4. Các bạn để ý thì thấy chỉ khác câu VC1 có 4 trường canh cuối cùng.
Ngoài ra cách ký âm cũng thay đổi để khỏi cần tìm note trên cần đàn. Các số đã được ấn định lại như sau:
Những số có  vòng tròn là để chỉ giây đàn số mấy. Những số  không có vòng tròn viết ở trên  các notes là để chỉ bậc thứ mấy  trên cần đàn.

TÓM TẮT CẤU TẠO và ÂM LUẬT CÂU 1 và CÂU 4:
Khi đặt lời cho vọng cổ phải để ý âm luật sau đây:

 Câu 1: HÒ(16)            HÒ(20)            XÊ(24) XANG (28) CỐNG (32)
Câu 4:  HÒ(16)            HÒ(20)            XÊ(24) XANG (28) HO Ø(32)

 chỉ khác nhau 1 note cuối câu:

HÒ         : Lời ca phải là dấu HUYỀN
CỐNG   : Lời ca phải là dấu SẮC mới hay

            Những notes khác có thể du di.

 BA NOTES THEN CHỐT KHI TRÌNH BÀY:
Trong bài VC bắt buộc ca sĩ và nhạc sĩ phải vào ăn khớp mấy notes này mới đúng và hay.
Câu 1:   HÒ(16)         XÊ(24) (song lang)           CỐNG(32)
Câu 4:   HÒ(16)          XÊ(24) (song lang)           HÒ(32)

 Bài vọng cổ mẫu cho câu  4  VC
(Hò 16, hò 20, xê 24, xang 28, hò 32) 
 Xuân trong mùa Ðông
Chàng ơi...trời hôm nay sao lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông giá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... ........ (Hò 16)
Từ thuở nào năm ấy em đã biết chàng .............................................. (Hò 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn ................................................ (Xê24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí ................................. (Xang 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình mình ...................... (Hò 28) 
----- Sóng Việt Ðàm Giang

RAO
Vì câu 1 và 4 đặc biệt chỉ có từ nhịp 16, cho nên phần đầu (từ 1-15) có thể RAO. RAO là đàn “ad lib” trong lúc đó ca sĩ “nói lối” cho tới nhịp 16 thì vô cùng 1 lúc vào HÒ.
Phần RAO  có  thể  đàn  1 đoạn ngắn hay dài  tuỳ theo cảm hứng. Sau đây chỉ là một đoạn rao căn bản .Các bạn có thể tự sáng tạo riêng cho mình  1 version riêng.   Chúng tôi sẽ thêm những  versions  khó khăn hơn về sau.

VỌNG CỔ CÂU 3
Score câu VC 3, XANG giọng kép bắt đầu từ measure 25 trở đi. Phần đầu không có chi thay đổi.

Vọng Cổ câu 3 mẫu
(Xang 12, Cống 16, Xang 20, Cống 24, Xang 28, Hò 32)
Buồn Viễn Xứ
Thấm thoắt đã  hơn hăm sáu  năm trường
Ngày tàn thu chợt   buồn nhớ  cố  hương .......................... (xang12)
 Non sông cách trở nào có xá  chi nghìn trùng,
Nhớ nhà, nhớ nước vẫn một lòng son sắt .......................... (cống16)
Cũng chỉ tại những con đường khác biệt
Như trời trăng mưa nắng, đá vàng thau ............................ (xang 20)
Khiến ta lang thang nơi đất khách từ thuở đó
Chẳng hề quên mối thâm tình cố quận thân yêu ............... (cống 24)
Nhớ thương quê nhà hai mùa mưa nắng
Có đàn em thơ và mẹ già trông ngóng đợi  chờ ................ (xang 28)
Ôi ngày đêm khắc khoải tình viễn xứ
Ngàn dặm sơn khê vẫn nhỏ lệ mong ngày về. ...................... (hò 32)
            -----Sóng Việt Ðàm Giang, 4/24/2002

VỌNG CỔ CÂU 5
Câu 5: Xề 4, Hò 8, Hò 12, Hò 16, Hò 20, Xê 24, Xang/xê 28, Xề 32
Phân tích cho câu 5 VC so với toàn thể 6 câu VC:
-        Những  nhịp  quan-trọng : NHỊP 16 ,  NHỊP 24  Song-lang , NHỊP  32 . Ca-sĩ và nha.c-sĩ  phải  vào  cùng  một  lúc  mới  hay.
-        Phần  lớn  lời  ngắn  bắt  đầu  ở  NHỊP 16 ,  lời  dài  có  thể  bắt  đầu ở NHỊP 8 , 10 , 12   (đầu , giữa  hoặc cuối).
-        NHỊP  16  là  điểm  xuất  phát  cho  những   câu   Vọng cổ  có  HÒ 16 và HÒ 20 đi  liền như   câu  1 , 2 , 4 , 5  vì   từ  nhịp  16  trở  đi , những  câu  này đi  theo một TEMPO  giống  hệt  nhau  và thuờng  là  rất  mùi!
-        XỀ 32 (câu 5); dấu  huyền  .
-        Từ NHỊP  4  cho đến  NHỊP 16  thuờng  là  nhạc  đệm  độc  tấu . Ca-sĩ  sẽ chọn  phải  vào  ở  dâu  và nhịp  nào , tùy  lời  ca  dài  hay  ngắn , hoặc  theo chỉ  dẫn  của  nhạc sĩ .
-        ÐỘNG  TỪ  XUỐNG  XỀ khác  với  cách  gọi  thông  thuờng (theo  ông  Cam-văn- Công ):
-        -Hai  notes  XỀ  rất  đặc  biệt   nằm  ở  NHỊP 32 (câu 5) và NHỊP 24  (câu 6) .
LỜI  CA  (dấu  huyền)  đi  XUỐNG  rất  đặc  biệt  khác  với  dấu  huyền của  note HÒ : note LA  (diapason)
XỀ =  note Mi  nằm  trên  dòng  duới  cùng  của  PORTEÉ .

MỘT THÍ DỤ cho LỜI CA VỌNG CỔ câu 5
Một Ðóa Hoa Quỳnh
Trời vào đêm trong trăng mờ huyền ảo
Ðâu đó mơ hồ thoảng tiếng nhạc thiết tha,
Tao nhân thanh thản một chung trà thơm ngát
Ðang chờ mong nàng tiên nữ giáng trần .............................. (hò -16)
Hương ngạt ngào hoa chỉ nở một lần .................................. (hò-20 )
Ðắm lòng nguời Quỳnh hoa phô muôn sắc
Ðêm chưa tàn sao đã vội chia tay? ....................................... (Xê-24)
Quỳnh ơi, mặc lời than đời Quỳnh ngắn ngủi,
Ta tự hỏi chắc gì Quỳnh đà tiếc nuối ................................... (Xê-28)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ta quay quắt một kiếp nguời. ................................. (Xề-32)
----- Sóng Việt Ðàm Giang  (5/27/2002)
 

 
VỌNG CỔ CÂU 6
 Ðặc biệt XỀ 24 ( SL) dấu huyền, giống Xề 32 của câu 5
Chú ý : đây là Song-Lang DUY NHẤT có dấu huyền trong 6 câu Vọng-cổ
Những SL nhịp 24 của  các câu khác  LUÔN LUÔN KHÔNG  CÓ DẤU !!!
Trong VC câu 6 nhịp  CỐNG 16 không bắc buộc phải là dấu sắc
cống 16 có thể dùng dầu HUYỀN, tốt nhất và dễ  xoay xở là  KHÔNG DẤU
Ðặc biệt KHÔNG DẤU trong HO Ø32 của VC câu 6
(tất cả các câu khác HO Ø16-Ho ø20-HO Ø32 phải là dấu huyền). 

Thí dụ bài VC câu 6
(Xang 12, Cống 16, Xang 20, Xề 24, Xê 28, Hò 32)
Một Ðóa Hoa Quỳnh
Trời vào đêm trong trăng mờ huyền ảo,
Ðâu đó mơ hồ thoảng tiếng nhạc thiết tha.                         (xang-12)
Tao nhân thanh thản một chung trà thơm ngát,
Ðang chờ mong nàng tiên nữ giáng trần...                         (Cống-16)
Ðắm lòng nguời Quỳnh hoa phô muôn sắc.
Huơng ngạt ngào cõi mộng ru hồn ta.                                (Xang-20)
Nhưng đời hoa sao bất công ngắn ngủi .
Ai ngắm Quỳnh không luống những ngậm ngùi.                   (Xề-24)
Quỳnh ơi ,mặc lời than đời Quỳnh ngắn ngủi,
Ta tự hỏi chắc gì Quỳnh đà tiếc nuối?                                   (Xê-28)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
Phải chăng Quỳnh đã sống trọn vẹn hơn ta?                        (Hò- 32)
----- Sóng ViệtÐàm-Giang

C - TÓM LƯỢC VỀ 6 CÂU VỌNG CỔ (GIỌNG NAM) 
1/ Bảng cấu trúc căn bản.
CÂU 1
      Hò 16
Hò 20
Xê 24
Xang 28
Cống 32
CÂU 2
Xề 4
Xang 8
Xang 12
Hò 16
Hò 20
Xê 24
Xê 28
Xang 32
CÂU 3
Xề 4
Xang 8
Xang 12
Cống 16
Xang 20
Cống 24
Xang/Xê 28
Hò 32
CÂU 4
      Hò 16
Hò 20
Xê 24
Xang 28
Hò 32
CÂU 5
Xề 4
Hò 8
Hò 12
Hò 16
Hò 20
Xê 24
Xang/Xê 28
Xề 32
CÂU 6
Xề 4
Xê 8
Xang 12
Cống 16
Xang/Xê 20
Xềâ 24
Xê 28
Hò 32

 Sáu câu Vọng Cổ  (giọng Nam)
 -Câu  1:  Hò (16) Hò (20) Xê(24) Xang (28) Cống (32)
 -Câu 2: Xề (4) Xang (8) Xang (12) Hò(16) Hò(20) Xê(24) Xê(28) Xang (32)
 Câu 3: Xề(4) Xang(8) Xang(12) Cống(16) Xang(20) Cống(24)Xang/Xê(28) Hò(32)
 Câu 4: Hò (16) Hò (20) Xê (24) Xang (28) Hò (32)
 Câu 5:  Xề(4) Hò(8) Hò(12) Hò(16) Hò (20) Xê(24)Xang/Xê(28) Xề(32)
 Câu 6:  Xề(4) Xê(8) Xang(12) Cống (16) Xang(20) Xề(24) Xe^( 28) Hò(32)

Nhìn vào cấu trúc ta thấy 6 câu Vọng cổ kết thúc ở nhịp thứ 32 bằng 4 notes chính:
Cống, Xang, Hò, Xề: Câu 1, 2, 5, 6 thường được ca vì câu 4 giống câu 1, và câu 3 thì khó ca.
Xin đọc bài Cô Hàng Cà Phê của Viễn Châu phía dưới.
  
2/ Những điểm đặc biệt của những câu vọng cổ.
1- Câu 1 và câu 4 bắt đầu ở nhịp 16, vì trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v...
2- Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn. Ví dụ: câu 1, 2 ,4, và 5. Nếu lời  ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8,10,12...v.v..(đầu,giữa hoặc cuối câu).ví dụ: câu 3 và 6
3- Trong câu 5 vọng cổ những  nhịp  quan-trọng là  nhịp 16, nhịp 24 Song-lang, nhịp 32.
4 - Nhịp 16 là  điểm xuất phát cho những câu Vọng cổ có Hò 16 và Hò 20 đi liền như   câu  1,2 ,4 , 5  vì   từ  nhịp  16  trở  đi , những  câu này đi  theo một TEMPO giống  hệt nhau và thuờng được diễn tả  là  rất... mùi!
5- Xề
Ðắc biệt  Xề 32 dấu huyền trong vọng cổ câu 5 thí dụ ở trên.
Xuống Xề.  Từ XUỐNG  XỀ khác  với  cách gọi  thông  thuờng (theo  ông  Cam-văn- Công, một nghệ sĩ chuyên về nhạc vọng cổ).
-Hai  notes  XỀ  rất  đặc  biệt   nằm  ở nhịp 32 (câu 5) và nhịp 24 (câu 6) .  
Lời ca có dấu  huyền  đi  XUỐNG  (Xuống Xề) rất  đặc  biệt  khác  với  dấu huyền của  note HÒ ( note LA  /diapason/giọng kép).

Thí du 1.  Nhịp Xề  24 trong Vọng Cổ câu 6 “Ðôi lời với Hoa Quỳnh”:
Nhưng đời hoa sao bất công ngắn ngủi
Ai ngắm Quỳnh không luống những ngậm ngùi (Xề 24) 
 [ Ghi chú. XỀ: note Mi  nằm  trên dòng  duới  cùng  của  PORTEÉ ].

Thí dụ 2.  Nhịp Xề 32 trong Vọng Cổ câu 5 “Một Ðóa Hoa Quỳnh”
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt  
Còn hơn ta quay quắt một kiếp nguời. (Xề-32).

6- Cống
Cống nhịp 32 ở câu 1 thường là dấu sắc, cống ở những câu khác không bắt buộc phải là dấu sắc, chữ không có dấu cũng có thể dùng được. Cống 24 song lang của câu 3 KHÔNG dấu.
Thí dụ  câu 3 Vọng cổ “Buồn Viễn Xứ”:
Khiến ta lang thang nơi đất khách từ thuở đó
Chẳng hề quên mối thâm tình cố quận thân yêu (cống 24)/

7- Xang
Xang nhịp  32 của câu 2 Vọng cổ không có dấu
Thí dụ câu 2 Vọng Cổ  “Xuân Trong Mùa Ðông”:

Một tình yêu nhe nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình ta (Xang 32).

8- Xê và Xang
Nhịp 28 có thể là Xang hoặc Xê. Xê và Xang trong nhịp 20 và 28 không bị chi phối bởi luật bằng trắc, và cũng không được thống nhất nên có thể là Xê hay Xang. Xê 28 giọng Nam, Xang 28 giọng Nữ lời ca vẫn không thay đổi, vì note XANG (RÉ) luôn luôn được nhấn xuống trên phím đàn cho đến khi nghe ra được note XÊâ (MI), thì mới hay và lả lướt, đó là note duy nhất mà Computer không diễn đạt được. Tuy nhiên khi hòa tấu, để đơn giản hóa, mọi nhạc cụ thường chơi XÊ 28.

3/ Ðặc điểm 6 câu Vọng cổ áp dụng cho lời ca
Lời ca lý tuởng nhất là LỤC BÁT . Nếu kẹt, câu dài nhất nên giới hạn khoảng 9-10 chữ để  lời  ca đuợc rõ ràng, sáng sủa, ca-sĩ khỏi hấp tấp ...
Chỉ có NHỊP  16 , NHỊP 24 và NHỊP 32  lời ca phải theo luật bằng, trắc. Những nhịp khác có thể du di.

Câu 1:
HÒ 16 , Hò 20 , XÊ 24 (song lang) , Xang 28 , CỐNG 32 .
chú ý : Hò 16 và Hò 20 ÐI LIỀN nhau :
a) Hò phải là dấu huyền . TRUỚC HÒ 16 thuờng là ngâm sa mạc, nói lối hoặc tân nhạc .Thuờng là 4 câu văn  hoặc có thể dài hơn .
b)Hò 20 chỉ  có MỘT câu văn (lời ca) mà thôi, bởi vì  khi ca-nha.c-sĩ cùng vào 1 lúc ở nhịp 16  nghe rất mùi, khán giả có thì giờ vổ tay... Ca sĩ có thì giờ  lấy hơi .. những nhịp khác 20,24,28,  có HAI  câu văn (lời ca) .
c) XÊ 24 (SL) :KHÔNG  DẤU     (ví dụ: đôi chân , anh, em ...)
d) CỐNG 32  Phải là dấu SẮC (ví dụ  :đôi LỨA , NUỚC MẮT .)

Câu 2:
Xề 4, Xang 8, Xang 12 ,  HÒ 16 , Hò 20, XÊ 24 (SL) , Xê 28 , XANG 32 .
Hò 16 và Hò 20  ÐI LIỀN  nhau nên  cấu trúc lời ca giống như câu 1 kể từ nhịp 16 .(xê 4, xang 8 ,xang 12 : nhạc đệm )
a) Hò 16 , hò 20 phải là dấu huyền .
b) XÊ 24 (SL) và  XANG 32  :  KHÔNG DẤU

Câu 3:
Xề 4, Xang 8, Xang 12 , CỐNG 16, Xang 20 , CỐNG 24 (SL), Xang 28, HÒ 32
a) Ðặc biệt  CỐNG 16  không nhất thiết phải là dấu sắc và CỐNG 24 (SL)  :KHÔNG DẤU  vì vậy câu 3 giọng ca  "ngang-ngang", khó ca , ca sĩ phải có trình độ !
b) Câu 3 thuờng lời ca khá dài nên ca-sĩ  thuờng vào  ở đầu, giữa hoặc cuối nhịp 8 ,10,12...v.v... Nếu lời ca ngắn vẫn có thể vào  ở nhịp cống 16 .
c) HÒ 32  phải là dấu huyền  ( nhịp 20 & 28  dấu gì cũng đuợc.).

Câu 4:
HÒ 16, Hò 20 , XÊ 24 (SL) , Xang 28 ,HÒ 32.
Cách trình diễn và luật bằng trắc áp đụng y như Câu 1

Câu 5:
Xề 4, hò 8, hò 12 , HÒ 16 , Hò  20 , XÊ 24 (SL) , Xê hoặc Xang 28 , XỀ 32 .
a) Ca-nha.c-sĩ  cùng vào ở nhịp 16 .(xề 4 ,hò 8 & 12 :nhạc đệm)
b) Luật  bằng , trắc  áp dụng y như câu 1  từ Hò 16 cho đến Xê/Xang 28.
c) XỀ 32  : Phải là  dấu huyền  (note  Mi  dòng thứ 5 của porteé)
Khác với dấu huyền của note HÒ ( note  LA  diapason / espace giữa  porteé  3 và4 ).

Câu 6:
Xề 4, Xê 8, Xang 12, CỐNG 16 , Xê/Xang  20 ,XỀ 24 (SL) , Xê 28 , HÒ 32 .
a) Ðặc biệt XỀ 24 ( SL) dấu huyền, giống Xề 32 của câu 5
Chú ý : đây là Song-Lang DUY NHẤT có dấu huyền trong 6 câu Vong-cổ
Những SL nhịp 24 của  các câu khác  LUÔN LUÔN KHÔNG  CÓ DẤU !!!
b) CỐNG  16 không nhất thiết là dấu sắc, tốt nhất và dễ  xoay xở là  KHÔNG DẤU .
c) HÒ 32 note HÒ duy nhất trong 6 câu vọng cổ  KHÔNG CÓ DẤU
ví dụ : Phải chăng Quỳnh đã sống trọn vẹn hơn  TA

4/ Trình diễn
-        6 câu  liên tục  hoặc 2 câu , 3 câu , 4 câu , 5 câu  tùy khung cảnh, tùy truờng hợp  Ðôi khi một câu, ca diễu cho vui ...thuờng thì  4 câu
-        1, 2, 5, 6  đuợc  ưa thích nhất (vì câu 4 giống câu 1 và câu 3  khó   ca)  
-        Câu  ngắn :  ca-nhạc-sĩ cùng vào ở nhịp 16 . cho câu nào cũng đuợc
-        Câu dài: vào   ở  đầu , giữa , cuối .v.v... các nhịp 8,10,12,14  ...v.v...
Khi HÒ 16 và HÒ 20  đi liền  nhau : CHỈ   CÓ  MỘT  CÂU LỜI CA  của  HÒ  20 . Nếu NHỊP 16  và NHỊP  20 không phải là  HÒ thì  nhịp 20 cũng  phải có  2 câu lời ca như mọi nhịp khác.

 
Điểm neo5/ Bài ca Vọng cổ mẫu
Cô Hàng Cà-phê của ông Viễn Châu
Sóng Việt Ðàm Giang ghi chép. Bài này chỉ có 4 câu: câu 1, 2, 5 và 6.

Thơ
Gió thổi tơi bời xác lá bay
Mưa rơi từng giọt mái hiên ngoài
Em ngồi lẳng lặng bên khung cửa,
Hướng nẻo chân trời để nhớ ai.

1. Nhưng qua lớp khói thuốc bay bay
sao nụ cười tươi hôm nay không còn trông thấy nữa,
mà chỉ thấy đôi mi mờ hoen ngấn lệ,
hai vai như mang nặng trĩu mối ưu phiền ............................. (Hò 16)
tôi lặng nhìn cô mà trí não mơ màng .................................... (Hò 20)
từng giọt cà phê nhẹ rơi tí tách
 như giọt lệ huyền rơi rụng xuống hồn ai ............................. (Xê 24)
gió trở chiều rồi mà tôi vẫn ngồi đây
để nghe tâm tư nặng trĩu những ưu phiền ........................ (Xang 28)
 một buổi chiều nơi quán nhỏ cô đơn
 em khóc tình duyên còn tôi sầu dĩ vãng .......................... (Cống 32)

2. Cô quán ơi cô buồn chi mà tiếng cười tắt lịm
trong một chiều mưa nơi quán lạnh bên đường .................... (hò 16)
quán vắng đìu hiu lá úa rụng quanh thềm .............................. (hò 20)
tôi như  lữ khách trên đường phiêu lãng
dừng bước giang hồ ghé lại quán hàng em ............................ (xê 24)
thả mộng hồn theo gói thuốc mông lung
để cho lòng ray rức não nùng theo tiếng nhạc ...................... (Xê 28)
nhìn ly cà phê rơi rơi từng giọt
như ngấn lệ sầu thánh thót đọng vào tim ......................... (Xang 32)

Thơ
Chiều xuống lâu rồi, mưa vẫn tuôn
Ngoài kia phố thị hắt hiu buồn
Tôi nghe rười rượi hồn du tử
Không kẻ mong chờ cũng nhớ thương

5. Có phải mái tóc em bay
mà dư hương đã quyện lấy hồn tôi trong một chiều lá đổ
tách cà phê rơi rơi từng giọt đắng
như  lòng ai trĩu nặng mối u hoài ........................................... (hò 16)
quán lá xơ rơ gió tạt mái hiên ngoài ...................................... (hò 20)
tôi khẽ đưa tay lau dòng lệ nước mắt
chẳng biết tại tro tàn hay giọt lệ khóc thương ai .................. (Xê 24)
Tâm sự cô hàng chắc cũng cay đắng như tôi
kẻ lắm gian truân người nhiều khổ lụy ................................. (Xê 28)
giữa một chiều mưa gặp nhau nơi quán nhỏ
rồi chia tay không một tiếng tạ từ ........................................ (Xề 32)

6. Ngoài kia trời đã ngớt cơn mưa
cô quán vẫn ngồi đó với  đôi mi ướt lệ ............................. (Xang 12)
có phải tim ai đó đã bao lần rạn vỡ
không bếp lửa hồng sưởi lạnh  giữa hoàng hôn ................ (Cống 16)
tôi muốn một lần được nắm lấy tay em
để trao gởi nỗi niềm tâm sự .............................................. (Xang 20)
rồ tôi sẽ cất bước dưới bầu trời mưa gió
bỏ lại sau lưng ngôi quán nhỏ bên đường............................. ( Xề 24)
tôi ngậm ngùi nhặt xác lá vàng rơi
như nhặt lấy những mảnh hồn tan vỡ ................................... (Xê 28)
Chiều nay cuối nẻo đô thành
Một kẻ phong trần thương một kẻ cô đơn. ........................... (Hò 32)

 

  
Thầy trò hễ gặp nhau là quất hà… kakaka… | Hữu Hạnh hòa đờn cùng đệ tử Văn Thanh & Văn Tính
  
BẠN KHÔNG THỂ KHÔNG KHÂM PHỤC người này | Quái kiệt đàn một tay độc nhất Việt Nam - Thái Văn Hai

Thầy đờn một tay

02/06/2014 11:04 GMT+7

TT - Chiều, khi công việc chăm sóc sầu riêng đã xong, ông Hai Cụt bắc ấm nước lên bếp. Bốn người hàng xóm yêu nhạc tài tử cũng vừa đến.

ZgvVpSEY.jpg
Ông Hai Cụt độc tấu đờn ghita phím lõm chỉ với tay trái - Ảnh: V.Tr.
Họ khiêng chiếc bàn tròn ra mái hiên nhà bày biện bánh ngọt, khui sầu riêng chuẩn bị ca để xả stress sau một ngày làm việc mệt nhọc. Ông Hai Cụt lấy cây đờn ghita phím lõm ôm vào lòng. Ông dùng đoạn tay phải còn lại chưa được 10cm ở sát vai cặp chặt thân cây đờn, tay trái thoăn thoắt cân chỉnh dây.
Duyên nghiệp
Soạn giả Nguyễn Ngọc Minh (giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Tiền Giang) cho biết ông đã nhiều lần nghe ông Hai Cụt đờn. Bản thân ông đã từng hát một bài vọng cổ với tiếng đờn của ông Hai Cụt. Nếu so với những danh cầm như Văn Vĩ, Văn Giỏi... thì ông Hai Cụt không thể bằng được. Tuy nhiên, phải thừa nhận ông Hai Cụt là một tài năng đặc biệt. Ngay cả người có đủ hai tay còn chưa chắc đờn được, người biết đàn cũng chưa chắc đờn hay, ông Hai Cụt chỉ có một tay mà đờn khá hay như vậy là rất hiếm.
Chỉnh dây đờn xong, ông nói: “Tui đờn trước bài ruột của tui để lấy khí thế nha”.
Mắt ông nhắm nghiền lại vài giây. Bàn tay trái ông lướt trên dây đờn, tiếng đờn réo rắt vang lên. 4/5 ngón tay (trừ ngón cái) lúc nào cũng hoạt động, nếu hai ngón bấm dây đờn thì hai ngón còn lại khảy một cách nhịp nhàng.
Tiếng độc tấu đàn ghita phím lõm Phi vân điệp khúc vang lên. Mọi người im lặng để thưởng thức những cung bậc trầm, bổng, lúc nhanh, lúc chậm từ ngón đờn của ông Hai Cụt.
Khi bản nhạc kết thúc, ông Nguyễn Văn Là (55 tuổi, người hàng xóm đam mê tài tử) thốt lên: “Quá mùi. Nghe mà nổi da gà luôn”.
Ông Hai Cụt tên thật là Thái Văn Hai, năm nay đã 65 tuổi, ngụ ấp Tân Đông, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Trước đây ông tham gia du kích xã và bị thương nặng trong một trận đánh năm 1966.
Bác sĩ phải cắt gần lìa cánh tay phải để cứu mạng sống của ông. Năm đó ông Hai vừa tròn 22 tuổi. Không đủ sức khỏe tham gia đánh trận nữa, ông trở về nhà làm vườn.
“Về nhà buồn lắm nên khi có đám tiệc, đàn ca là tui đến chơi. Thấy người ta đàn nghe mùi mẫn quá nên tui mơ ước mình cũng đờn được như vậy. Mỗi khi dàn nhạc bỏ đờn xuống nghỉ ngơi tui rón rén lại cầm thử, khảy khảy cho vui. Mỗi lần như vậy đều bị chửi: “Mày có một tay mà đòi đờn cái gì, đi chỗ khác mà chơi”. Tự ái lắm, nhưng tui quyết tâm để ý để học đờn” - ông Hai Cụt kể.

Thầy đờn một tay
Sau vài lần xua đuổi “thằng cụt” phá phách không có kết quả, ông Sáu Phước (một tài tử đờn ghita phím lõm ở địa phương) đã chấp nhận dạy ông Hai Cụt cách cầm đờn, cách khảy.
Thế nhưng ông Sáu Phước cũng chỉ dạy được cách chơi đàn cho người có đủ hai tay, còn ông Hai Cụt chỉ có một tay nên ông không thể thị phạm được.
Khi đã hiểu được nguyên tắc đờn, ông Hai Cụt tự mày mò xử lý bấm, khảy dây đờn với những ngón tay của bàn tay trái. Cũng vì sáng dạ nên chẳng bao lâu ông Hai Cụt đàn được trọn một bản Nam xuân, rồi Nam ai, Tây Thi...
Tiếng đàn của ông không ngọt, không mùi nhưng cũng không phải quá tệ. Từ đó, ông đi theo các ban nhạc tài tử để học lóm các ngón đờn.
Ông không hề biết gì về các bài bản tài tử mà chỉ nghe băng cassette, nghe người khác đờn rồi đờn theo riết thành quen. Năm 1971, ông đi tìm thầy đờn Hồ Điệp để thọ giáo, học đờn một cách bài bản với suy nghĩ sau này sẽ sống bằng nghề đờn.
Ông Hai Cụt kể khoảng năm 1971 có Đoàn cải lương Rạng Đông về xã biểu diễn, ông đi xem cải lương nhưng cứ mon men quanh khu vực dàn nhạc.
Khi bị bảo vệ đuổi, một người bạn đi cùng nói: “Thằng này có một tay chứ đờn nghe nhức mình lắm đó”. Ông bầu gánh hát nghe vậy hỏi lại, ông Hai Cụt bảo mình cũng biết đờn cổ nhạc, bầu gánh cho ông đờn thử và đề nghị đi theo đoàn cải lương để đờn salon (tức đờn trong thời gian chờ khán giả).
Cũng vì gánh hát có một tài tử đờn một tay rất độc chiêu nên khán giả tới xem rất đông. Năm 1973 khi gánh hát kết thúc chuyến lưu diễn ở Sóc Trăng ông quyết định xin nghỉ để ở lại dạy đờn cho người dân địa phương.
“Họ khoái tiếng đời của tui nên biểu tui ở lại dạy đờn cho họ, họ sẽ nuôi cơm. Tui thấy đi theo gánh hát ba năm trời riết cũng chán nên đồng ý chuyển sang làm thầy dạy đờn. Âu đó cũng là cái nghiệp đờn của tui” - ông Hai Cụt tâm sự.
Y59ycQjD.jpg
Ông Hai Cụt đờn cho người khác ca tài tử - Ảnh: V.Tr.
Cưới được vợ nhờ đờn hay
Một thân một mình ở đất khách quê người, ông Hai Cụt được người dân huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng cưu mang, giúp đỡ rất nhiều. Họ cho ông ở đậu, lo ăn uống đầy đủ chỉ để dạy cho họ biết đờn ca tài tử, cải lương.
Những buổi dạy đờn và biểu diễn đờn ca tài tử có rất nhiều cô thôn nữ xinh đẹp đến xem. Nhiều cô cảm phục tài năng của thầy đờn Hai Cụt và đem lòng yêu mến. Có cô giả vờ xin học đờn, có cô đề nghị ông dạy hát chỉ để được gặp ông thường xuyên.
“Có lẽ là duyên trời định mà tôi yêu và cưới cô thôn nữ Trần Thị Đắc làm vợ” - ông Hai Cụt cười tươi khi nhắc chuyện này.
“Vợ tui không đẹp nhưng có duyên và tính tình hợp với tui. Còn mấy cô kia thì đẹp lắm, họ có để ý tui nhưng tui không dám nói chuyện nhiều vì mặc cảm mình chỉ có một tay. Nói chung, tui nghĩ là do duyên phận thôi hà”, ông Hai Cụt nhớ chuyện xưa.
Bà Trần Thị Đắc nhỏ hơn ông Hai Cụt một tuổi, cũng là một người làm ruộng đam mê đờn ca tài tử. Bà nói sở dĩ thương ông Hai Cụt vì ông đờn quá hay.
Tiếng đờn của ông chạm tới trái tim mọi người và quan trọng hơn bà cảm nhận được ở ông đức tính cần cù, chịu khó, không đầu hàng nghịch cảnh.
“Tui thấy nhiều người bị thương tật như ổng mà còn không làm được chuyện nhà nói chi đến học và đờn hay như vậy. Hồi đó nhiều cô mê ổng lắm, tui cũng ghen hoài chứ gì” - bà Đắc kể.
Cưới vợ xong, ông đưa bà Đắc về quê ở xã Ngũ Hiệp sinh sống. Tại đây ông tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ và trở thành một tài tử đờn ghita phím lõm chủ lực của phong trào đờn ca tài tử từ xã đến huyện.
Năm 1998, Tỉnh đội Tiền Giang lập một đội văn nghệ cấp tỉnh để tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng Quân khu 9. Ông Hai Cụt được triệu tập để dự thi tiết mục độc tấu đàn ghita phím lõm.
Với ngón đờn một tay tuyệt vời của mình, ông Hai Cụt đã được trao huy chương vàng cho tiết mục độc tấu bản Nam xuân qua vọng cổ.
“Ở cấp huyện, tỉnh thì tui đi thi là có giải, trong đó có rất nhiều giải đặc biệt” - ông Hai Cụt khoe. Sau này lớn tuổi, sức khỏe cũng suy giảm nên ông Hai Cụt không tham gia các hội thi nữa mà dạy đờn cho những người yêu thích bộ môn nghệ thuật này và duy trì nhóm đàn ca tài tử gồm con cháu và người thân quen trong gia đình.
Anh Nguyễn Văn Thương (42 tuổi, một người hàng xóm của ông Hai Cụt) nói đa số người dân xã Ngũ Hiệp rất mê đờn ca tài tử, cải lương nên khi nhà có đám tiệc đều mời ông Hai Cụt tới đàn cho những người thích ca có cơ hội góp vui. Anh Thương tập tành ca tài tử từ 20 năm trước và ca rất hay.
Anh nói thêm: “Ở đây cũng có một số người biết đờn ghita phím lõm nhưng không ai qua được chú Hai Cụt. Đám nào có chú đờn thì tui hát mới tự tin. Người khác không rành bài bản, ngón đờn lập bập nên thường phải “đu” theo người hát. Hát kiểu đó dễ ức chế lắm. Trong nghệ thuật đờn ca tài tử thì tiếng đờn và tiếng hát phải hòa làm một nghe mới hay. Còn hát một đằng, đờn một nẻo thì thà hát chay hay hơn”.
“Giới trẻ bây giờ toàn hát nhạc trẻ, đọc rap. Có lẽ càng ngày không có nhiều người trẻ mê đờn ca tài tử nữa. Con tui cũng không mê mới chết”. Băn khoăn vậy nên ông Hai Cụt nói mong mỏi của ông bây giờ là truyền ngón đờn ghita phím lõm cho những người trẻ yêu tài tử, cải lương.
__________________
Trong giới nhiếp ảnh nghệ thuật ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hầu như ai cũng biết ông vì ông không chỉ chụp ảnh đẹp mà còn có thể... nói được giọng người bị sứt môi, người bị ngọng, giọng người bị khàn tiếng, con nít, ông lão, bà lão, giọng người nước ngoài tập tành nói tiếng Việt...
Kỳ tới: Nhà nhiếp ảnh “tắc kè”
VÂN TRƯỜNG

  
Đôi song ca Bolero đường phố quá hay || Nghệ thuật đường phố. Đó là cặp bolero song ca trong nhóm Hát bằng cả trái tim hát rong đường phố bán kẹo kéo giúp bệnh nhi nghèo đóng viện phí ở bệnh viện nhi đồng 1 và 2. Bolero đường phố | son
  


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH