XÃ HỘI SUY ĐỒI 30
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kim Anh/VOV
Giải pháp chống tham quan trốn ra nước ngoài
Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng cho biết, năm 2016 lãnh đạo và các đơn vị của Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức 37 cuộc làm việc với Bộ, ngành và 113 cuộc làm việc với các tỉnh, thành phố để khảo sát, nắm tình hình, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương về phòng chống tham nhũng.
Trong năm, Ban Nội chính Trung ương cũng đã tham mưu chỉ đạo xử lý xong 97 vụ việc, vụ án. Các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy cũng đã lựa chọn các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm để đưa vào diện ban nội chính theo dõi, đôn đốc xử lý.
Ông Dũng cũng cho biết, năm 2017 sẽ tham mưu đề xuất Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo và cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài; tập trung thanh tra, kiểm tra kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng lãng phí như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo các hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ. Tham mưu chỉ đạo thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thất thoát, thua lỗ lớn trong các dự án đang được dư luận xã hội quan tâm.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an nói về 5 vụ án lớn về tham nhũng, trong đó có những vụ án tham nhũng hết sức phức tạp, như việc điều tra một công ty lớn trong đó có nhiều công ty con thực hiện trên 60 công trình lớn, nhiệm vụ rất khó khăn, chưa kể thời gian đã diễn ra lâu. Riêng vụ Phạm Công Danh đã phải tiến hành kê biên 20 bất động sản, vụ án lớn trên 6000 tỷ đồng. Vụ Hà Văn Thắm hơn 4000 tỷ đồng. Vụ Giang Kim Đạt, số tài sản thu hồi được khá lớn. Tướng Vương nhận định, đó là nỗ lực lớn của cả ngành.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Công an cũng chỉ ra điểm hạn chế trong việc phối hợp tham mưu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng nhất là ở khâu phòng ngừa. Theo Tướng Vương, kết quả đạt được chưa đáp ứng thực tiễn nên còn nhiều vụ án phức tạp; việc trao đổi thông tin chưa kịp thời từ khâu kiểm tra, kiểm toán tới thanh tra. Việc xử lý một số vụ án giữa các ngành chưa có sự thống nhất trong chủ trương và tội danh cáo buộc dẫn đến chậm phải điều tra bổ sung, chậm truy tố, phải xét xử ở nhiều lần, nhiều cấp khác nhau.
Tướng Lê Quý Vương đề nghị tăng cường sự phối hợp, chặt chẽ, rốt ráo hơn giữa các cơ quan nội chính.
Thứ trưởng Bộ Công an cũng đề cập giải pháp phòng chống hiện tượng trốn ra nước ngoài của tội phạm tham nhũng. Giải pháp cụ thể là tăng cường hoạt động tương trợ tư pháp hình sự với các nước trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng. Án kinh tế có yếu tố trốn nước ngoài hay có đối tác nước ngoài tham gia hiện rất phổ biến nên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp hình sự là rất quan trọng.
Tự phê không hiệu quả, phải chú trọng thanh tra
Ông Nguyễn Thái Học, Trưởng Ban Nội chính tỉnh Phú Yên chia sẻ kinh
nghiệm, việc phát hiện ra tham nhũng đã khó, chưa nói đến đôn đốc theo
dõi đôn đốc xử lý các vụ án. Là lãnh đạo Ban Nội chính một tỉnh nhưng
nhiều khi ông Học cũng vẫn “bí” vì các cơ quan chức năng không cung cấp
thông tin, ông phải dùng danh nghĩa một đại biểu Quốc hội để làm việc.
Ông Học lấy ví dụ, tại Phú Yên có vụ hiệu trưởng tại một trường trung học không lên lớp 1 năm nhưng vẫn lấy tiền đứng lớp với hơn 100 triệu đồng, giáo viên nhà trường tố cáo nhưng cơ quan tố tụng sau khi điều tra đã không xem xét khởi tố vụ án. Sau đó, cơ quan nội chính kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố nhưng VKS cũng không phê chuẩn vì lý do cần giám định xem có vi phạm không.
“Một vụ không lớn nhưng mãi đến vừa rồi mới khởi tố và vụ án được đưa ra xét xử gần đây” – ông Học thông tin.
Đại biểu Quốc hội Phú Yên kiến nghị Bộ Chính trị cho lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh do Bí thư tỉnh ủy đứng đầu, bởi bộ máy tổ chức theo phương thức đó hoạt động sẽ hiệu quả hơn.
Trưởng Ban Nội chính tỉnh An Giang Hồ Viết Hiệp phân tích, vì sao tham nhũng không ngăn chặn được. Theo ông Hiệp, lý do là vì trong hệ thống chưa xác định được nguyên nhân căn cơ, gốc rễ của tham nhũng là sự tha hóa về quyền lực, quyền lực của cán bộ là do người dân giao cho nhưng các cá nhân lợi dụng để mưu lợi ích riêng.
“Tham nhũng quyền lực và chính sách là tham nhũng lớn hiện nay. Muốn ngăn ngừa phải nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế bằng pháp luật, hệ thống pháp luật kín kẽ không thể tham nhũng, còn răn đe thì chế tài nghiêm và thực thi nghiêm thì họ mới không dám” – ông Hiệp nêu quan điểm.
Trưởng Ban Nội chính An Giang cũng nhận định, tội phạm tham nhũng có thể qua mặt cơ quan chức năng, không qua mặt được nhân dân nhưng hiện chưa có kênh nào để huy động người dân tham gia. Cần đẩy mạnh dân chủ để mỗi người dân dám đứng lên đấu tranh chống tham nhũng.
Ông Hiệp khuyến cáo: “Đường lối sai sẽ đẻ ra cán bộ hư hỏng cho nên phải bịt từ kẽ hở chính sách thì mới đấu tranh chống tham nhũng được. Phê và tự phê không đạt kết quả như mong muốn vì đó là giải pháp mềm, không ai phê để làm ảnh hưởng quyền và lợi ích của mình. Vậy thì kênh đấu tranh quan trọng nhất phải là tăng cường kiểm tra giám sát trong Đảng khi kênh đấu tranh của người dân cũng vẫn còn mỏng”.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng năm qua đã có bước chuyển quan trọng.
Ngành nội chính đã chú trọng tham mưu đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN… chủ trương định hướng xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật các vụ việc, vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng; phức tạp dư luận xã hội quan tâm. Ngành cũng phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo TƯ về PTCN theo dõi, chỉ đạo…
Thường trực Ban Bí thư lưu ý, năm 2017, ngành Nội chính cần nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của cơ quan nội chính từ trung ương đến tỉnh, thành ủy cần phối hợp, chỉ đạo thực hiện tốt các các nhiệm vụ công tác nội chính và phòng chống tham nhũng theo tinh thần tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất chỉ đạo để nâng cao hiệu quả phát hiện xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điểu tra truy tố xét xử các vụ án tham nhũng; rà soát có hiệu quả các cuộc thanh tra kinh tế- xã hội và việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng kinh tế, chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định…
Đi tìm chân tướng những kẻ cò công chức – Điều tra qua thư khán giả
Gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thường rỉ tai nhau, muốn
xin vào các sở ban ngành trên địa bàn “chỉ phải” bỏ ra 150 – 250 triệu
đồng, không phải thi công chức. Thậm chí nếu có nhu cầu xin vào các cơ
quan TW cứ nộp tiền, người này cũng sẵn sàng lo liệu.
Thiếu tướng công an bất ngờ tiết lộ Sốc nguồn gốc tài sản khủng nhiều cán bộ có được
Cán bộ tham nhũng bị một cán bộ khác chửi và nhét thứt ăn vào mồm
Bí ẩn đường dây đánh bạc RIPVIK và TIPCLUB của Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh
Thanh Niên:
Chiều 11.3, Bộ Công an chính thức thông tin về việc Cơ quan An ninh điều
tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm
giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên thiếu tướng, Cục
trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50)
thuộc Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) về hành vi tổ chức đánh bạc. Trước
đó, cùng ngày, Chủ tịch nước đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an
nhân dân đối với Nguyễn Thanh Hóa.
Theo nguồn tin Thanh Niên, từ cuối 2017, Cơ quan An ninh điều tra Công
an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án hình sự “Sử dụng mạng Internet thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán
trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành”.
Quá trình điều tra đã phát hiện đường dây đánh bạc thông qua mạng
internet có quy mô cực lớn, có sự tham gia của hàng ngàn người trong và
ngoài nước.
Đường dây đánh bạc này được điều hành bởi 2 đối tượng là Phan Sào Nam,
nguyên Chủ tịch công ty VTC Online, một doanh nghiệp chuyên về game
online, và Nguyễn Văn Dương, ở Hà Nội. Đây là đường dây hoạt động theo
phương thức kinh doanh các game đánh bạc trá hình trên mạng internet.
Đáng chú ý, với trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm
công nghệ cao, khi phát hiện hành vi sai phạm, ông Nguyễn Thanh Hóa thay
vì ngăn chặn, còn có những hoạt động mang tính chất tiếp tay “bảo kê”
cho đường dây này. Điều này cũng lý giải việc đường dây này hoạt động
trong một thời gian dài với số lượng tiền giao dịch lên tới hàng ngàn tỉ
đồng thì mới bị phát hiện, bắt giữ. Ông Nguyễn Thanh Hóa được xác định
là có hành vi đồng phạm với các đối tượng đánh bạc trong đường dây.
Từ cuối 2017, ông Hóa và nhiều cán bộ thuộc C50 đã bị đình chỉ chức vụ,
công tác để kiểm điểm các sai phạm có liên quan.
Tuy nhiên, nguồn tin của Thanh Niên cho biết việc điều tra này chưa dừng
lại ở truy trách nhiệm cá nhân ông Nguyễn Thanh Hóa, mà có thể còn một
số cán bộ từng giữ chức vụ cao hơn.
Cán bộ tham nhũng và tha hóa gây bất công xã hội
Thứ Ba, 11/7/2017 07:00 GMT+7
(PLO) - Thời gian gần đây nổi lên nhiều
chuyện liên quan đến đạo đức, lối sống, cách hành xử của cán bộ nhà nước
như sở hữu tài sản lớn, phát ngôn hồ đồ, đánh bạc và đánh nhau,... gây
bức xúc trong dư luận xã hội.
Ngày
trước, trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, “tội danh” – hành vi vi
phạm đạo đức- nặng nề và xấu xa nhất đối với cán bộ là “tham ô” và “hủ
hóa”. Những ai vướng vào hai thứ này thì dứt khoát nếu không ở tù thì
cũng bị loại trừ ra khỏi đội ngũ cán bộ. Theo thời gian, tội “hủ hóa”
dần mất đi, tội “tham ô” vẫn còn đó, chẳng những xấu xa trong con mắt
người dân mà đối với pháp luật, tội này cũng cực “xấu”: Mức án tối đa là
tử hình.
Với sự trừng phạt nặng
nề như vậy nên trong các vụ án kinh tế hiện nay, có một số trường hợp có
dấu hiệu tham ô hẳn hoi nhưng được truy tố bằng các tội danh khác, có
vẻ tương tự nhưng nhẹ hơn, chẳng hạn như “Cố ý làm trái”, “Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn” hay “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,...
Mới đây, điển hình là
vụ đại án Ngân hàng Đại dương – OceanBank, Tòa đã trả hồ sơ để bổ sung
tội danh này và kết cục một vài bị cáo sừng sỏ đã bị cáo buộc tội “Tham
ô”.
Không được suôn sẻ như
vụ đại án án này, vụ đại án Huyền Như cũng trả hồ sơ để xem xét bổ sung
tội “Tham ô” nhưng 2 lần đều không được vì Viện kiểm sát giữ quan điểm
của mình. Nếu Huyền Như bị truy tố về tội danh này thì cục diện của bản
án sẽ thay đổi đáng kể, không những bị cáo đối diện với án tử hình mà
trách nhiệm bồi thường cho các bị hại sẽ chuyển sang ngân hàng mà Huyền
Như công tác. Phải thế chăng mà khó truy tố cô ta tội danh này.
Tình hình sẽ khác nếu
phiên xử tới đây, Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh đó. Dẫn ra
những trường hợp này để thấy một hiện tượng, đối với cán bộ nhà nước,
hình như vẫn có chuyện nương tay trong thực thi pháp luật nhằm giảm nhẹ
tội trạng của những người mắc sai phạm.
Tội “hủ hóa” không còn,
thay vào đấy là sự “tha hóa trong đạo đức, cách sống của một bộ phận
cán bộ”. Biểu hiện rõ nhất của sự tha hóa của cán bộ chính là tham nhũng
(trong đó có tội tham ô) nhưng ở đây ý nghĩa của nội hàm tha hóa muốn
nhấn mạnh khía cạnh đạo đức và thực hành đạo lý.
Người ta có thể sở hữu
tài sản lớn không cần che giấu, khoe mẽ một đời sống xa hoa, tiện nghi
đắt tiền, sài sang và cho con du học,... Những thứ mà xưa kia cho là xấu
xa, tồi tệ, biểu hiện đời sống hưởng lạc như rượu ngon, gái đẹp thì giờ
chẳng có nghĩa lý gì với một số người cả, họ cho đó là sự đương nhiên.
Sự tha hóa có sức cuốn
hút lớn và khiến những người “đồng liêu” bênh vực và bao che cho nhau để
tiếp tục hưởng lạc. Vì thế, mới xuất hiện các biệt phủ ở khắp nơi, sở
hữu cổ phần lớn, chống lưng cho doanh nghiệp, tạo ra hệ thống các công
ty “sân sau”, thao túng đời sống kinh tế - xã hội từ đấu thầu đến phân
phối dự án.
Tham nhũng và tha hóa
của một bộ phận cán bộ gây nên bất công xã hội và suy giảm lòng tin của
người dân. Đã xác định tham nhũng là “giặc nội xâm” thì phải thi đua
giết giặc, cứu nước là lẽ đương nhiên!
Nhị Ngọc
Nhiều cán bộ tha hóa lại muốn được... "hóa rồng"
(Diễn đàn trí thức) - Những cán bộ, công chức đạo đức xuống cấp, bị tha hóa... thường kèm theo nhiều thủ đoạn gian trá vượt qua các cửa ải để "hóa rồng".
- Có lãnh đạo đầu tỉnh quá trơ: Thực tế không hiếm
- Có lãnh đạo đầu tỉnh quá trơ: 'Tôi từng nói thẳng...'
LTS:- Chia
sẻ với những khó khăn của cán bộ Ủy ban kiểm tra Trung ương trong công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, TS Lê Hồng Sơn có bài viết chia
sẻ rất chân thật về thực trạng này.
Nhiều cán bộ, lãnh đạo có biểu hiện tha hóa, xuống cấp đạo đức lại muốn tìm mọi cách để hóa rồng. Ảnh minh họa |
Qua
báo chí phản ánh phát biểu của chị Nguyễn Thị Bích Ngà - Ủy viên Ủy ban
kiêm tra Trung ương (UBKTTƯ) tại Hội thảo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với
công tác phòng chống tham nhũng, tôi thấy các ý kiến này rất đúng và
qua đó cũng thấy mừng, bởi vì một cán bộ của UBKTTƯ đã có những chia sẻ,
những băn khoăn trăn trở của một người thi hành nhiệm vụ, công vụ có
tâm, có trách nhiệm với công việc.
Trước đây, đã
nhiều lần tôi nói rằng các cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ có liên
quan tới chữ "tra" đều rất nhạy cảm, rất khó khăn, rất đụng chạm. Ví dụ
như, thanh tra, kiểm tra, điều tra... đều là những công việc liên quan
tới xem xét, tìm kiếm những thiếu sót, những sai phạm của đối tượng.
Thói thường, ai cũng muốn được khen, được thưởng, chứ không ai muốn bị
nêu ra những thiếu sót, sai phạm của mình.
Chị Ngà
nói rất đúng, hiện tượng khá phổ biến ở các cấp, các ngành hiện nay là
hiện tượng "mũ ni che tai", "a dua", thấy đúng không dám bảo vệ, thấy
sai không dám đấu tranh. Phần lớn mong được yên ổn, ấm thân chứ không
muốn đụng chạm, góc cạnh.
Ở cơ quan tôi công tác
trước đây, tôi đã nhiều dịp phát biểu, nêu ra ý kiến mang tính phản
biện, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh. Các đồng
nghiệp chỉ biểu lộ sự đồng tình khi ra ngoài cuộc họp, còn trong cuộc
họp thì tuyệt đại đa số lựa chọn giải pháp im lặng. Đây là thực trạng
khá phổ biến. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho những vị có chức, có
quyền làm những việc sai trái, thậm chí cả tham nhũng. Cái câu "ngậm
miệng ăn tiền", "đấu tranh tránh đâu", "mũ ni che tai" được khá nhiều
người áp dụng một cách triệt để.
Hiện nay chúng ta
đã có nhiều cơ chế để phá cho được hiện tượng này, nhưng rất tiếc là
hiệu quả chưa được như mong muốn. Đáng buồn là nhiều nơi còn có biểu
hiện lây lan tâm lý tiêu cực, thiếu tính đấu tranh, chấp nhận an phận.
Tôi cũng đã chứng kiến tại nhiều nơi, người đứng đầu muốn thực hiện một
việc làm sai trái, họ sẵn sàng và có đủ uy lực, điều kiện để thực hiện
đầy đủ "quy trình". Thậm chí còn làm vượt mức cả "quy trình" vì họ biết
những người dưới quyền đã bị khống chế, đã bị vô hiệu hóa, dễ bị chi
phối để phục vụ cho mục đích của họ. Đối với những trường hợp này, thì
câu nhận xét "đúng quy trình" chẳng khác gì "nối giáo" cho họ, bao biện
cho những kẻ đã làm sai, đã lạm dụng "quy trình" để phục vụ mục đích cá
nhân.
Về người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, đặc
biệt là những người đứng đầu đã và đang thực hiện các hành vi sai trái,
tham nhũng, số này không phải là ít, thì nhận xét của chị Ngà là rất
đúng. Nhiều kẻ thực hiện hành vi vi phạm với tâm địa vun vén, tất cả
phục vụ cho mục đích cá nhân, "vinh thân phì gia". Tuy vậy, đứng trước
quần chúng, đứng trước tập thể, trước đám đông thì họ nói dối một cách
thuần thục, không chút ngượng ngùng. Đây cũng là một biểu hiện của đạo
đức xã hội, đạo đức công vụ đang bị xuống cấp, bị tha hóa. Đáng tiếc,
những loại người này thường kèm theo nhiều thủ đoạn lừa lọc, gian trá để
vượt qua được tất cả các cửa ải để "hóa rồng".
Thực
tiễn chỉ ra khá nhiều ví dụ dạng này, tôi không cần nói thêm. Tôi chỉ
muốn nói thêm một ý, đó là trong thực trạng hiện nay, ở khá nhiều nơi,
những người trung thực, thẳng thắn, không biết sử dụng các thủ đoạn, đạo
đức giả thì lại hay bị thua thiệt, bị dẹp sang một bên trong cuộc chơi
quyền lực, thậm chí phải gánh chịu hậu quả.
Với
nhiều người đã bị phát hiện, đang bị xử lý kỷ luật, bị trừng trị thích
đáng thì tôi rất hiểu và thông cảm khi họ nói: "những sai phạm của tôi
nếu được phát hiện, chỉ ra sớm thì đâu đến nỗi như ngày nay". Tôi cho
rằng đây là một sự sám hối thật thà, đúng tâm trạng. Họ nói không sai.
Rõ ràng ở đây có lỗi của tập thể, của tổ chức, của cấp trên khi mà không
kịp thời phát hiện, sớm chỉ ra những lỗi lầm giúp họ "cải tà, quy
chính". Ở một số người, tôi thấy rõ tư chất, trình độ, khả năng của họ
nếu được sử dụng một cách phù hợp thì họ đã trở thành những người tốt
cho xã hội, cho cơ quan, đơn vị chứ không đến nỗi phải bị xử lý, phải
chịu ngồi tù.
Phải chăng, tập thể nơi họ làm việc,
công tác cũng là một tập thể thấy sai không dám đấu tranh? Hay cơ chế
phát hiện, cảnh báo sớm đối với những cá nhân có hành vi sai trái không
phát huy tác dụng? Đáng tiếc, đây là một thực tế đáng buồn.
Tôi
cho rằng đây là cái lỗi của cơ chế. Chúng ta phải xây dựng một hệ thống
cơ chế, hệ thống tổ chức sao cho kịp thời phát hiện, động viên, nhân
rộng những người tốt, việc tốt. Ngược lại, cần phải phát hiện ngay, cảnh
báo sớm những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện sai phạm ở từng cá
nhân ngay từ lúc nó mới manh nha, mới có những biểu hiện bước đầu. Đây
là trách nhiệm của tổ chức, của xã hội.
Nói về cơ chế thanh tra, kiểm tra, tôi cho rằng cần
phải xác lập một cơ chế thật nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức
đã tham gia vào hoạt động thanh tra, kiểm tra và kể cả hoạt động kiểm
toán nữa. Mỗi khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, phải có kết luận rõ
ràng, đầy đủ các nội dung đã được thanh, kiểm tra.
Người
thực hiện thanh, kiểm tra phải chịu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ
công vụ. Họ phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp thanh, kiểm
tra không phát hiện ra lỗi, không phát hiện ra sai phạm để mãi sau mới
phát hiện ra thì người thanh, kiểm tra trước cũng phải chịu trách nhiệm.
Có như vậy mới ngăn ngừa được hiện tượng thanh, kiểm tra một cách sơ
sài, hời hợt, không đi vào thực chất, thậm chí bị mua chuộc, lôi kéo.
Cũng
liên quan tới những vấn đề nêu trên, rõ ràng tính chuyên nghiệp trong
hệ thống thi hành nhiệm vụ, công vụ của chúng ta còn rất yếu. Thậm chí
có những kẽ hở nghiêm trọng, đáng báo động. Nhiệm vụ xây dựng Nhà nước
pháp quyền theo đúng nghĩa của nó cũng đang là một vấn đề lớn. Có cảm
giác "Tính chuyên nghiệp" cũng như "Nhà nước pháp quyền" đang được đề
cập một cách hình thức, không đi vào thực chất, không đi vào bản chất
của vấn đề để xử lý một cách đúng đắn trong điều kiện hiện nay.
TS Lê Hồng Sơn (Nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra VBQPPPL - Bộ Tư pháp)Hư hỏng, tha hóa: Do lương thấp hay vì lòng tham?
22/10/2017 09:50 GMT+7
TTO - Sự tha hóa, hư hỏng phải chăng do lương thấp hay vì lòng tham, có ít muốn nhiều, có nhiều muốn nhiều hơn? Và liệu nghèo có tử tế được không?
Trao đổi với Tuổi Trẻ
mới đây, trung tá Huỳnh Trung Phong, trưởng Phòng cảnh sát giao thông
đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM, nói về một số cán bộ chiến sĩ hư
hỏng: không thể vì lương thấp mà tiêu cực, mãi lộ.
Diễn đàn Chủ Nhật kỳ này xin ghi nhận một số ý kiến xung quanh câu chuyện này.
Đại tá TRẦN SƠN (nguyên phó trưởng phòng hướng dẫn luật và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông - Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an):
Nhiều người nghèo vẫn sống tử tế
Tôi
nghĩ bất cứ ngành nghề, công việc nào thì hư hỏng một phần do thu nhập.
Có hiện tượng nhiều người chạy chọt tiền bạc vào vị trí nào đó, thậm
chí mua quan bán chức, khi đạt được vị trí đó người ta muốn thu lại
"vốn" đã bỏ ra và nhiều hơn nữa. Những người tham nhũng họ không thiếu
tiền nhưng có điều kiện là cứ tham nhũng.
Khi tôi xem những câu chuyện tử tế trên các báo đài thì toàn những người khó nghèo sống tử tế, thương yêu nhau. Việc tử tế nó đến từ những con người có khi không đủ ăn như ông vá xe, bà quét rác theo kiểu "bầu ơi thương lấy bí cùng". Còn những người ở "đẳng cấp trên" không phải "bầu bí" thì khó thương nhau, không nghĩ đến người nghèo.
Tóm lại, lương cao hay thấp có ảnh hưởng một phần đến việc hư hỏng của cán bộ công nhân viên chức nói chung. Và phàm là con người thì ai cũng có lòng tham, nhưng do được giáo dục ít hay nhiều và ai có điều kiện, cơ hội để hư hỏng, tham nhũng hay không thôi.
GS.TS ĐINH VĂN TIẾN (nguyên phó giám đốc Học viện Hành chính quốc gia):
Lương cao, thiếu giám sát vẫn hư hỏng
Quy cho cán bộ tham nhũng hay hư hỏng vì lương thấp là hoàn toàn chưa thỏa đáng. Có yếu tố mức lương, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định.
Cần trung thực đánh giá nguyên nhân quan trọng của tình trạng tham nhũng bắt nguồn từ lý do chủ quan.
Đó là do đạo đức, chất lượng cán bộ công vụ đang bị xuống cấp mạnh. Nghị quyết trung ương 3 khóa X của Đảng đã chỉ rõ một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức. Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém.
Đã có lúc chúng tôi cùng các nhà nghiên cứu về hành chính công của các nước chia sẻ về điều này và họ đã chỉ ra: khi có một đội ngũ cán bộ quá đông đảo trong một bộ máy cồng kềnh lại thiếu những cơ chế giám sát chặt chẽ thì tất yếu tham nhũng sẽ có cơ hội để phát triển.
Như vậy, vấn đề ở đây là cần có cơ chế giám sát đủ mạnh, cảnh báo người có quyền không lạm quyền để tham nhũng, cũng như khi có hiện tượng tham nhũng thì phải xử lý nghiêm minh đủ tính răn đe để ngăn chặn hành vi đó có thể xảy ra tiếp theo.
Nếu không quản lý cán bộ chặt chẽ, không có cơ chế giám sát đủ mạnh thì dù lương cao, cán bộ vẫn có thể bị tha hóa, tham nhũng và hư hỏng.
Mới đây, khi đến dự lễ khai giảng tại Học viện Hành chính quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhắc nhở học viện nâng cao công tác đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ công chức tận tâm, chất lượng.
Thực tế, đây là điều mà học viện cũng đã bền bỉ thực hiện nhiều năm qua với mục tiêu đào tạo được các công chức đồng thời có kiến thức, kỹ năng, đạo đức và hiệu quả công vụ. Tuy nhiên, để học và làm đi với nhau, chúng ta còn cần một cơ chế giám sát công vụ thật sự hiệu quả.
Tiến sĩ TRƯỜNG VĂN VỸ (giảng viên xã hội học tội phạm Đại học Quốc gia TP.HCM):
Từ lòng tham mà ra
Tôi thấy đây là một câu chuyện rất đáng quan tâm để tìm ra hướng giải quyết. Theo tôi, đâu phải tại lương bổng mà con người hư hỏng! Có nhiều người cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp nhưng người ta vẫn giữ được nhân cách và đạo đức nên không hư hỏng.
Không ai muốn mình phải sống trong nghèo khó, thiếu thốn, cho nên người ta phải "xoay xở" kiếm sống. Người ta hay nói "khó quá thì phải làm liều" và việc hư hỏng cốt lõi thể hiện ở lòng tham không đáy của con người: có ít thì muốn nhiều, có nhiều muốn nhiều hơn nữa...
Cho đến khi họ tự nhận thức được, tự hiểu biết để kiềm chế bản thân thì mới dừng lại những thói hư tật xấu.
Trong xã hội, trước cái xấu đại trà luôn có những cái tốt điển hình. Xã hội vẫn có những người lương thấp, thu nhập thấp nhưng họ vẫn sống đàng hoàng.
Từ đó theo tôi, hư hay không hư là do nhiều yếu tố như nhận thức của mỗi người, do tính người, hiểu biết, giáo dục, đào tạo, quản lý... chứ không phải lương cao hay thấp quyết định.
Diễn đàn Chủ Nhật kỳ này xin ghi nhận một số ý kiến xung quanh câu chuyện này.
Đại tá TRẦN SƠN (nguyên phó trưởng phòng hướng dẫn luật và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông - Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an):
Nhiều người nghèo vẫn sống tử tế
Khi tôi xem những câu chuyện tử tế trên các báo đài thì toàn những người khó nghèo sống tử tế, thương yêu nhau. Việc tử tế nó đến từ những con người có khi không đủ ăn như ông vá xe, bà quét rác theo kiểu "bầu ơi thương lấy bí cùng". Còn những người ở "đẳng cấp trên" không phải "bầu bí" thì khó thương nhau, không nghĩ đến người nghèo.
Tóm lại, lương cao hay thấp có ảnh hưởng một phần đến việc hư hỏng của cán bộ công nhân viên chức nói chung. Và phàm là con người thì ai cũng có lòng tham, nhưng do được giáo dục ít hay nhiều và ai có điều kiện, cơ hội để hư hỏng, tham nhũng hay không thôi.
Nói lương thấp hay thu nhập thấp là nguyên nhân dẫn đến cán bộ, viên
chức nói chung bị hư hỏng chỉ là bao biện. Để hạn chế tình trạng cán bộ,
viên chức hư hỏng, cần quản lý tốt cán bộ, viên chức, nâng cao đạo đức
công vụ và thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện công vụ của
công chức để kịp thời phát hiện biểu hiện lệch lạc và nghiêm khắc xử lý.
Tiến sĩ VŨ THỊ MAI OANH - trưởng khoa lý luận chính trị Học viện Cán bộ TP.HCM
GS.TS ĐINH VĂN TIẾN (nguyên phó giám đốc Học viện Hành chính quốc gia):
Lương cao, thiếu giám sát vẫn hư hỏng
Quy cho cán bộ tham nhũng hay hư hỏng vì lương thấp là hoàn toàn chưa thỏa đáng. Có yếu tố mức lương, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định.
Cần trung thực đánh giá nguyên nhân quan trọng của tình trạng tham nhũng bắt nguồn từ lý do chủ quan.
Đó là do đạo đức, chất lượng cán bộ công vụ đang bị xuống cấp mạnh. Nghị quyết trung ương 3 khóa X của Đảng đã chỉ rõ một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức. Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém.
Đã có lúc chúng tôi cùng các nhà nghiên cứu về hành chính công của các nước chia sẻ về điều này và họ đã chỉ ra: khi có một đội ngũ cán bộ quá đông đảo trong một bộ máy cồng kềnh lại thiếu những cơ chế giám sát chặt chẽ thì tất yếu tham nhũng sẽ có cơ hội để phát triển.
Như vậy, vấn đề ở đây là cần có cơ chế giám sát đủ mạnh, cảnh báo người có quyền không lạm quyền để tham nhũng, cũng như khi có hiện tượng tham nhũng thì phải xử lý nghiêm minh đủ tính răn đe để ngăn chặn hành vi đó có thể xảy ra tiếp theo.
Nếu không quản lý cán bộ chặt chẽ, không có cơ chế giám sát đủ mạnh thì dù lương cao, cán bộ vẫn có thể bị tha hóa, tham nhũng và hư hỏng.
Mới đây, khi đến dự lễ khai giảng tại Học viện Hành chính quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhắc nhở học viện nâng cao công tác đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ công chức tận tâm, chất lượng.
Thực tế, đây là điều mà học viện cũng đã bền bỉ thực hiện nhiều năm qua với mục tiêu đào tạo được các công chức đồng thời có kiến thức, kỹ năng, đạo đức và hiệu quả công vụ. Tuy nhiên, để học và làm đi với nhau, chúng ta còn cần một cơ chế giám sát công vụ thật sự hiệu quả.
Tiến sĩ TRƯỜNG VĂN VỸ (giảng viên xã hội học tội phạm Đại học Quốc gia TP.HCM):
Từ lòng tham mà ra
Tôi thấy đây là một câu chuyện rất đáng quan tâm để tìm ra hướng giải quyết. Theo tôi, đâu phải tại lương bổng mà con người hư hỏng! Có nhiều người cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp nhưng người ta vẫn giữ được nhân cách và đạo đức nên không hư hỏng.
Không ai muốn mình phải sống trong nghèo khó, thiếu thốn, cho nên người ta phải "xoay xở" kiếm sống. Người ta hay nói "khó quá thì phải làm liều" và việc hư hỏng cốt lõi thể hiện ở lòng tham không đáy của con người: có ít thì muốn nhiều, có nhiều muốn nhiều hơn nữa...
Cho đến khi họ tự nhận thức được, tự hiểu biết để kiềm chế bản thân thì mới dừng lại những thói hư tật xấu.
Trong xã hội, trước cái xấu đại trà luôn có những cái tốt điển hình. Xã hội vẫn có những người lương thấp, thu nhập thấp nhưng họ vẫn sống đàng hoàng.
Từ đó theo tôi, hư hay không hư là do nhiều yếu tố như nhận thức của mỗi người, do tính người, hiểu biết, giáo dục, đào tạo, quản lý... chứ không phải lương cao hay thấp quyết định.
PGS.TS NGUYỄN XUÂN SƠN (nguyên vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng):
Thang giá trị xã hội đang bị xuống cấp
Cần phân định rõ tham nhũng chỉ xảy ra ở người có chức có quyền trong tay. Họ tham nhũng ra sao? Họ tìm mọi cách có thêm nguồn thu nhập. Khen thưởng cũng phải "chạy", quy hoạch cán bộ cũng phải "chạy", đề bạt cũng phải "chạy"...
Để "chạy", họ phải tìm cách để tiêu cực xuống dưới. Đây là hiện tượng có tính hệ thống, như một kiểu hiệu ứng domino. Trong nghị quyết cũng đã nói đó là "quốc nạn", một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị dính vào chạy chức, chạy quyền.
Thực tế, việc xử lý sai phạm hiện vẫn chưa nghiêm, chưa có tính răn đe nên không làm người ta sợ.
Nhiều người nói lương bây giờ thấp, nhưng nếu so với thời kỳ bao cấp trước đây, mức lương hiện tại vẫn đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn nhiều.
Vậy điều gì tác động mạnh nhất đến sự tha hóa này?
Trong những nghiên cứu của chúng tôi thì chính là vì thang giá trị xã hội đang bị lung lay và xuống cấp.
Từ tư cách, hành vi, quan hệ, cư xử đến giá trị đạo đức, giá trị pháp luật cùng các giá trị truyền thống... đều bị thui chột. Thay vào đó là giá trị đổi chác, mọi giá trị đều được cân đong bằng kinh tế, đồng tiền.
Cái gì cũng phải "chạy". Ngay cả việc chăm sóc sức khỏe - một lĩnh vực gắn liền với những giá trị nhân văn, với số phận con người - cũng bị chao đảo. Nhiều người lo không có tiền thì "vào viện cũng chết".
Đây là điều rất đáng báo động. Bởi lẽ các thang giá trị xã hội có thể xuống cấp rất nhanh, nhưng muốn khôi phục sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được...
Thang giá trị xã hội đang bị xuống cấp
Cần phân định rõ tham nhũng chỉ xảy ra ở người có chức có quyền trong tay. Họ tham nhũng ra sao? Họ tìm mọi cách có thêm nguồn thu nhập. Khen thưởng cũng phải "chạy", quy hoạch cán bộ cũng phải "chạy", đề bạt cũng phải "chạy"...
Để "chạy", họ phải tìm cách để tiêu cực xuống dưới. Đây là hiện tượng có tính hệ thống, như một kiểu hiệu ứng domino. Trong nghị quyết cũng đã nói đó là "quốc nạn", một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị dính vào chạy chức, chạy quyền.
Thực tế, việc xử lý sai phạm hiện vẫn chưa nghiêm, chưa có tính răn đe nên không làm người ta sợ.
Nhiều người nói lương bây giờ thấp, nhưng nếu so với thời kỳ bao cấp trước đây, mức lương hiện tại vẫn đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn nhiều.
Vậy điều gì tác động mạnh nhất đến sự tha hóa này?
Trong những nghiên cứu của chúng tôi thì chính là vì thang giá trị xã hội đang bị lung lay và xuống cấp.
Từ tư cách, hành vi, quan hệ, cư xử đến giá trị đạo đức, giá trị pháp luật cùng các giá trị truyền thống... đều bị thui chột. Thay vào đó là giá trị đổi chác, mọi giá trị đều được cân đong bằng kinh tế, đồng tiền.
Cái gì cũng phải "chạy". Ngay cả việc chăm sóc sức khỏe - một lĩnh vực gắn liền với những giá trị nhân văn, với số phận con người - cũng bị chao đảo. Nhiều người lo không có tiền thì "vào viện cũng chết".
Đây là điều rất đáng báo động. Bởi lẽ các thang giá trị xã hội có thể xuống cấp rất nhanh, nhưng muốn khôi phục sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được...
NGỌC HÀ - SƠN BÌNH
“Dân biết rõ cán bộ tốt hay xấu, có tham nhũng hay không”
VOV.VN - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh khi đề cập đến giám sát của nhân dân và xã hội với cán bộ, đảng viên.
Tại
Hội nghị Trung ương 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đang diễn
ra tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh cần thảo luận,
ra nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi
sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Trả
lời phỏng vấn VOV.VN, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện
Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần
siết chặt kỷ luật Đảng và cần có cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống sự
tha hóa trong cán bộ, đảng viên.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Trung |
PV:
Biểu hiện của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống trong cán bộ đảng viên hiện nay như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Trọng Phúc: Sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống không phải bây giờ
mới đặt ra mà Đảng ta đã đặt ra từ rất sớm khi tiến hành công cuộc đổi
mới. Từ Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII (6/1992), Nghị quyết Trung ương
6 (lần 2) khóa VIII (năm 1999), Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (1/2012)
đã đề cập đến vấn đề này.
Tại
Hội nghị Trung ương 4 khóa XII bàn sâu về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn
biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, điều đó cho thấy tình trạng này
đang rất nghiêm trọng. Mặc dù chúng ta đã thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XI nhưng kết quả chưa như mong muốn, tình trạng này vẫn chưa
được ngăn chặn, đẩy lùi, có thể gây những hậu quả khôn lường.
Biểu
hiện của sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống có thể
khái quát trong 4 vấn đề. Một là, tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng
viên, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp phai nhạt lý tưởng cách
mạng; không đủ bản lĩnh và hiểu biết cần thiết về lý luận Mác-Lenin và
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ
hai, có những hành vi, lời nói, hành động trái ngược với đường lối,
quan điểm, cương lĩnh của Đảng. Thậm chí có người còn tiếp tay, đồng lõa
với các thế lực thù địch.
Thứ
ba, sa sút về đạo đức, phẩm chất cũng như vi phạm chuẩn mực đạo đức của
người cộng sản. Có thể nhìn thấy một bộ phận biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, chỉ thu vén cho lợi ích của riêng mình, trục lợi cho gia đình mà
ít quan tâm tới vấn đề chung của đất nước, của nhân dân. Từ chủ nghĩa cá
nhân dẫn tới các hành vi tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm.
Thứ tư, sự buông thả, ít chịu rèn luyện, sa vào con đường ăn chơi mà vô cảm với dân.
Như
Tổng Bí thư đã nhấn mạnh trong hội nghị, chúng ta phải hết sức chú ý
tăng cường kỷ luật Đảng và bảo vệ chính trị nội bộ thì mới ngăn chặn
được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Trong đó bảo vệ chính
trị nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng quá trình tự
chuyển hóa, tự diễn biến trong cán bộ đảng viên. Cán bộ lãnh đạo quản lý
như thế nào, tư tưởng ý thức hệ như thế nào phải được nhận thức, đánh
giá đúng.
Kiểm soát quyền lực để chống sự tha hóa trong cán bộ, đảng viên
VOV.VN - PGS.TS Hồ Tấn Sáng cho
rằng, cần có cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế để chống lại
sự tha hóa trong cán bộ, đảng viên.
PV: Vấn
đề này đã được cảnh báo đến tại các kỳ đại hội Đảng nhưng tại sao vẫn
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi,
phức tạp hơn, thưa ông?
Ông Nguyễn Trọng Phúc:
Sở dĩ có tình trạng trên do bản thân cán bộ đảng viên ít chịu tu dưỡng,
rèn luyện nên dễ dẫn tới sa ngã, thay đổi trong nhận thức tư tưởng và
cả trong đạo đức lối sống. Bên cạnh đó, giáo dục cán bộ, đảng viên của
ta mặc dù đã chú ý nhưng cũng chưa đến nơi, đến chốn.
Kỷ
luật của Đảng thời gian qua có phần chưa nghiêm, thậm chí có lúc buông
lỏng, nên nhiều cơ sở tê liệt sức chiến đấu. Theo tôi, nên siết chặt kỷ
luật Đảng, siết chặt pháp luật nhà nước. Nếu không làm việc đó sẽ dẫn
đến tới tình trạng phóng túng, coi thường pháp luật, khi có chức có
quyền dễ trở thành “ông vua con” đứng ngoài pháp luật thì rất nguy hiểm.
Một
nguyên nhân quan trọng nữa là sự tác động từ bên ngoài, trong khi cán
bộ đảng viên chưa được chuẩn bị một cách đầy đủ những điều kiện cần
thiết để tự “đề kháng” những tác động tiêu cực đó.
Nhìn
lại những vụ việc điển hình thời gian qua, như vụ việc Trịnh Xuân Thanh
cũng không tách khỏi những nguyên nhân căn bản trên. Do chúng ta đã
trao cho họ quá nhiều quyền và khối lượng tài sản, của cải vật chất lớn
trong khi chưa có cơ chế kiểm soát tốt việc đó nên dẫn tới thất thoát,
tham nhũng.
Một
điểm nữa cũng nên chú ý là khi phát hiện sai phạm thì việc xử lý cũng
chưa kịp thời. Cần phải nhanh chóng vào cuộc ngay, minh bạch, công khai
những sai sót đó. Vì trong thi hành kỷ luật nếu chỉ chậm một chút thì sẽ
dẫn tới những việc khó lường.
Sai
phạm của Trịnh Xuân Thanh thì trước hết Đảng bộ tỉnh Hậu Giang phải
chịu trách nhiệm, chính quyền phải xử lý ngay chứ không phải đẩy lên
Trung ương, cuối cùng Tổng Bí thư có ý kiến thì mới làm. Điều đó cho
thấy tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền phải thực sự nêu cao trách nhiệm
của mình và đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu thì mới phát
hiện, xử lý kịp thời. Do đó, phải kiểm soát chặt chẽ vai trò của tổ chức
Đảng, chính quyền.
Vừa
qua, ở nơi này nơi khác vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, cuối
cùng “đá” lên trên, việc gì cũng để Trung ương giải quyết. Nghị quyết
Trung ương 4 đã chỉ rõ, xảy ra chuyện gì thì trách nhiệm của người đứng
đầu đều rất lớn, do đó trách nhiệm của người đứng đầu phải bị xử lý.
Cán bộ, đảng viên phải trong sạch, gương mẫu thì dân mới tin
VOV.VN - Từng đảng viên có tốt, có làm hết vai trò thì mới có thể có một chi bộ tốt, đảng bộ tốt, trong sạch vững mạnh.
Kiểm soát quyền lực người có chức có quyền
PV: Theo
ông, "vũ khí" phê bình và tự phê bình có còn đủ sức ngăn chặn, đẩy lùi
tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hiện nay
của một bộ phận cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý?
Ông Nguyễn Trọng Phúc:
Theo tôi, đó vẫn là quy luật phát triển của Đảng. Chúng ta có hai
nguyên tắc hết sức coi trọng đó là nguyên tắc tập trung dân chủ và
nguyên tắc phê bình, tự phê bình trong Đảng. Đó chính là động lực, là
giải pháp làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI vẫn tiếp tục đẩy mạnh phê bình, tự phê bình phổ biến thành việc
làm thường xuyên trong sinh hoạt chi bộ.
Phê
bình và tự phê bình để thấy những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế
để sửa chữa. Bác Hồ đã nói: Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi,
thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để
củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình
đồng chí thương yêu lẫn nhau. Người nào có khuyết điểm thì sữa chửa,
người không phạm khuyết điểm nhìn vào đó để tránh đi để mục đích cuối
cùng là làm cho Đảng trong sạch.
PV: Về 4 nhiệm vụ, giải pháp mà Tổng Bí thư gợi mở, theo ông nên chú trọng nhóm giải pháp nào?
Ông Nguyễn Trọng Phúc:
Tôi đồng tình với những giải pháp mà Tổng Bí thư đã nêu lên. Quan trọng
là phải làm quyết liệt, có hiệu quả. Trong 4 nhiệm vụ, giải pháp đã nêu
thì giải pháp giám sát của nhân dân nên coi trọng. Vừa qua vai trò giám
sát của nhân dân, của Mặt trận, các đoàn thể đối với các bộ đảng viên
chưa hiệu quả. Nhân dân biết rõ những cán bộ đảng viên nào tốt, xấu,
tham nhũng hay không tham nhũng, có vun vén gia đình không, lối sống thế
nào…Vì vậy, làm sao phát huy được vai trò giám sát của nhân dân đối với
cán bộ đảng viên, nhất là người có chức có quyền.
Theo
tôi, cần có cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế để chống sự
tha hóa trong cán bộ, đảng viên. Vì hiện nay chúng ta trao quá nhiều
quyền, quá nhiều tiền nhưng không ai kiểm soát được.
Khi
đã xác định cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất thì phải chỉ rõ địa
chỉ, ở bộ phận nào, ở cấp nào. Và khi đã xác định rõ địa chỉ thì phải
hành động, quy trách nhiệm đến cùng; phải chỉ rõ tổ chức, cá nhân nào
chịu trách nhiệm. Như hiện tượng đã nói nhiều là chạy chức, chạy quyền,
chạy bằng cấp, thậm chí cả chạy luân chuyển vẫn cứ nói chung chung như
vậy thì không giải quyết được. Vì vậy, theo tôi phải chỉ rõ địa chỉ, chỉ
rõ là ai thì mới xử lý được.
PV: Xin cảm ơn ông./.
“Cán bộ, đảng viên phải sống mẫu mực, nói đi đôi với làm“
VOV.VN - “Cán bộ, đảng viên phải sống mẫu mực, nói đi đôi với làm, bằng những hành động cụ thể để người dân thấy được..."
“Đường lối sai sẽ đẻ ra cán bộ hư hỏng”
Dân trí “Đường lối sai sẽ đẻ ra cán bộ hư hỏng. Phê và tự phê không đạt kết quả như mong muốn vì đó là giải pháp mềm, không ai phê để làm ảnh hưởng quyền và lợi ích của mình. Vậy thì kênh đấu tranh quan trọng nhất phải là tăng cường kiểm tra giám sát trong Đảng” – Trưởng Ban Nội chính tỉnh An Giang phát biểu.
Ngày 23/2, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2016 và quán triệt, triển khai kết luận số 10-KL/TW của Bộ chính trị. Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng dự hội nghị.
Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng diễn ra ngày 23/2 tại Hà Nội.
Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng cho biết, năm 2016 lãnh đạo và các đơn vị của Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức 37 cuộc làm việc với Bộ, ngành và 113 cuộc làm việc với các tỉnh, thành phố để khảo sát, nắm tình hình, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương về phòng chống tham nhũng.
Trong năm, Ban Nội chính Trung ương cũng đã tham mưu chỉ đạo xử lý xong 97 vụ việc, vụ án. Các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy cũng đã lựa chọn các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm để đưa vào diện ban nội chính theo dõi, đôn đốc xử lý.
Ông Dũng cũng cho biết, năm 2017 sẽ tham mưu đề xuất Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo và cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài; tập trung thanh tra, kiểm tra kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng lãng phí như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo các hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ. Tham mưu chỉ đạo thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây thất thoát, thua lỗ lớn trong các dự án đang được dư luận xã hội quan tâm.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an nói về 5 vụ án lớn về tham nhũng, trong đó có những vụ án tham nhũng hết sức phức tạp, như việc điều tra một công ty lớn trong đó có nhiều công ty con thực hiện trên 60 công trình lớn, nhiệm vụ rất khó khăn, chưa kể thời gian đã diễn ra lâu. Riêng vụ Phạm Công Danh đã phải tiến hành kê biên 20 bất động sản, vụ án lớn trên 6000 tỷ đồng. Vụ Hà Văn Thắm hơn 4000 tỷ đồng. Vụ Giang Kim Đạt, số tài sản thu hồi được khá lớn. Tướng Vương nhận định, đó là nỗ lực lớn của cả ngành.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Công an cũng chỉ ra điểm hạn chế trong việc phối hợp tham mưu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng nhất là ở khâu phòng ngừa. Theo Tướng Vương, kết quả đạt được chưa đáp ứng thực tiễn nên còn nhiều vụ án phức tạp; việc trao đổi thông tin chưa kịp thời từ khâu kiểm tra, kiểm toán tới thanh tra. Việc xử lý một số vụ án giữa các ngành chưa có sự thống nhất trong chủ trương và tội danh cáo buộc dẫn đến chậm phải điều tra bổ sung, chậm truy tố, phải xét xử ở nhiều lần, nhiều cấp khác nhau.
Tướng Lê Quý Vương đề nghị tăng cường sự phối hợp, chặt chẽ, rốt ráo hơn giữa các cơ quan nội chính.
Thứ trưởng Bộ Công an cũng đề cập giải pháp phòng chống hiện tượng trốn ra nước ngoài của tội phạm tham nhũng. Giải pháp cụ thể là tăng cường hoạt động tương trợ tư pháp hình sự với các nước trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng. Án kinh tế có yếu tố trốn nước ngoài hay có đối tác nước ngoài tham gia hiện rất phổ biến nên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp hình sự là rất quan trọng.
Tự phê không hiệu quả, phải chú trọng thanh tra
Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh:
"2017 sẽ rà soát các kết quả thanh tra, kiểm toán để phát hiện dấu hiệu
tham nhũng chuyển cơ quan điều tra".
Ông Học lấy ví dụ, tại Phú Yên có vụ hiệu trưởng tại một trường trung học không lên lớp 1 năm nhưng vẫn lấy tiền đứng lớp với hơn 100 triệu đồng, giáo viên nhà trường tố cáo nhưng cơ quan tố tụng sau khi điều tra đã không xem xét khởi tố vụ án. Sau đó, cơ quan nội chính kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố nhưng VKS cũng không phê chuẩn vì lý do cần giám định xem có vi phạm không.
“Một vụ không lớn nhưng mãi đến vừa rồi mới khởi tố và vụ án được đưa ra xét xử gần đây” – ông Học thông tin.
Đại biểu Quốc hội Phú Yên kiến nghị Bộ Chính trị cho lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh do Bí thư tỉnh ủy đứng đầu, bởi bộ máy tổ chức theo phương thức đó hoạt động sẽ hiệu quả hơn.
Trưởng Ban Nội chính tỉnh An Giang Hồ Viết Hiệp phân tích, vì sao tham nhũng không ngăn chặn được. Theo ông Hiệp, lý do là vì trong hệ thống chưa xác định được nguyên nhân căn cơ, gốc rễ của tham nhũng là sự tha hóa về quyền lực, quyền lực của cán bộ là do người dân giao cho nhưng các cá nhân lợi dụng để mưu lợi ích riêng.
“Tham nhũng quyền lực và chính sách là tham nhũng lớn hiện nay. Muốn ngăn ngừa phải nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế bằng pháp luật, hệ thống pháp luật kín kẽ không thể tham nhũng, còn răn đe thì chế tài nghiêm và thực thi nghiêm thì họ mới không dám” – ông Hiệp nêu quan điểm.
Trưởng Ban Nội chính An Giang cũng nhận định, tội phạm tham nhũng có thể qua mặt cơ quan chức năng, không qua mặt được nhân dân nhưng hiện chưa có kênh nào để huy động người dân tham gia. Cần đẩy mạnh dân chủ để mỗi người dân dám đứng lên đấu tranh chống tham nhũng.
Ông Hiệp khuyến cáo: “Đường lối sai sẽ đẻ ra cán bộ hư hỏng cho nên phải bịt từ kẽ hở chính sách thì mới đấu tranh chống tham nhũng được. Phê và tự phê không đạt kết quả như mong muốn vì đó là giải pháp mềm, không ai phê để làm ảnh hưởng quyền và lợi ích của mình. Vậy thì kênh đấu tranh quan trọng nhất phải là tăng cường kiểm tra giám sát trong Đảng khi kênh đấu tranh của người dân cũng vẫn còn mỏng”.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng năm qua đã có bước chuyển quan trọng.
Ngành nội chính đã chú trọng tham mưu đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN… chủ trương định hướng xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật các vụ việc, vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng; phức tạp dư luận xã hội quan tâm. Ngành cũng phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo TƯ về PTCN theo dõi, chỉ đạo…
Thường trực Ban Bí thư lưu ý, năm 2017, ngành Nội chính cần nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của cơ quan nội chính từ trung ương đến tỉnh, thành ủy cần phối hợp, chỉ đạo thực hiện tốt các các nhiệm vụ công tác nội chính và phòng chống tham nhũng theo tinh thần tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất chỉ đạo để nâng cao hiệu quả phát hiện xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điểu tra truy tố xét xử các vụ án tham nhũng; rà soát có hiệu quả các cuộc thanh tra kinh tế- xã hội và việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng kinh tế, chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định…
P.Thảo
Tha hóa quyền lực và kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay | |
Tha hóa quyền lực nhà nước là xu hướng khó tránh khỏi, nếu thiếu thiết chế, cơ chế kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả. Ở nước ta, tình trạng tha hóa quyền lực đã và đang dẫn đến tham nhũng, lãng phí với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp. Vì vậy, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương là nhiệm vụ cấp thiết. Để làm được điều đó, phải có quyết tâm chính trị cao, mặt khác phải tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. | |
1. Thời
gian gần đây, vấn đề tha hóa quyền lực nói chung và tha hóa quyền lực
nhà nước nói riêng được bàn luận khá nhiều trên các diễn đàn khoa học.
Tha hóa là một phạm trù triết học mang tính trừu tượng, phức tạp. Nhưng
hiểu theo nghĩa chung nhất, tha hóalà “sự chuyển hóa của những hiện
tượng và quan hệ nào đó thành một cái gì khác với bản thân chúng”(1).
Tha hoá chính là quá trình biến thành (trở thành) cái khác, cái tha hoá
chính là cái ban đầu được biểu hiện là cái khác. Nói một cách cụ thể,
đó là hiện tượng làm biến tướng bản chấthoặc mục đíchcủa sự vật, hiện
tượng. Quyền lực xã hội khởi nguyên là của nhân dân, của cộng đồng. Các hình thức cộng đồng người dù tồn tại dưới hình thức đơn sơ, quy mô nhỏ nhất cho đến phức tạp và rộng lớn nhất đều được đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý của một bộ máy (một người, một tổ chức, một cơ quan) có quyền lực nhất định. Về bản chất thì quyền lực không phải của bộ máy đó, mà do cộng đồng, nhân dân trao quyền, ủy quyền cho nó để sử dụng vì mục đích chung. Tha hóa quyền lực là hiện tượng làm biến tướng bản chất, mục đích đó của quyền lực. Đó là hiện tượng biến quyền lực của cộng đồng, của nhân dân trao cho, ủy quyền thành quyền lực của bộ máy, biến quyền lực của bộ máy thành quyền lực của nhóm người, của cá nhân thực hiện vì mục đích của bộ máy, nhóm người, cá nhân; đó còn là tình trạng không thực thi được quyền được giao do vô trách nhiệm, thiếu nỗ lực hay thiếu năng lực, ảnh hưởng đến mục đích chung v.v.. Tha hóa quyền lực là hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại từ xưa đến nay, nhất là đối với quyền lực nhà nước. Sự xuất hiện nhà nước đã là một sự tha hóa quyền lực.Bởi lẽ, nhà nước là những cơ quan của xã hội, “nảy sinh ra từ xã hội, nhưng đứng trên xã hội và ngày càng tách rời khỏi xã hội”(2). Khắc phục tình trạng tha hóa quyền lực đó là một quá trình lâu dài, là quá trình chuyển biến từ “nhà nước nguyên nghĩa” thành “nhà nước không nguyên nghĩa”, “nhà nước nửa nhà nước” và là quá trình “tự tiêu vong” của nhà nước “nửa nhà nước”, tức là quá trình “Sự can thiệp của chính quyền nhà nước vào các quan hệ xã hội sẽ hóa ra thừa trong hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác và tự lịm dần đi. Việc cai quản người sẽ nhường chỗ cho việc quản lý vật và chỉ đạo quá trình sản xuất. Nhà nước không “bị xóa bỏ”, nó tự tiêu vong”(3). Bàn về tha hóa quyền lực nhà nước, trước hết phải làm rõ bản chấtvà mục đích của nó. Nhà nước xuất hiện trong những cuộc xung đột giữa các giai cấp, là bộ máy quản lý xã hội có sự đối kháng giai cấp, “cho nên theo lệ thường,nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước, mà cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị”(4). Do đó, nhà nước về bản chất là quyền lực của một giai cấp, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế, của giai cấp “đại biểu cho toàn thể xã hội trong thời đại của mình(5). Sự xuất hiện và tồn tại nhà nước theo “nguyên nghĩa” của nó là một tất yếu khách quan, là nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội có sự phân chia thành giai cấp. Coi nhà nước là cơ quan đứng trên các giai cấp, “điều hòa các giai cấp” - như V.I Lênin đã chỉ ra - là “không tưởng, tiểu tư sản”, là “Sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác”(6). Bởi lẽ “Theo Mác, nếu có thể điều hòa được giai cấp thì nhà nước không thể xuất hiện và cũng không thể đứng vững được”(7). Ngay khi nói đến nhà nước kiểu mới, nhà nước XHCN, “nhà nước nửa nhà nước”, “nhà nước không nguyên nghĩa”, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ ra rằng: “những người lao động cần có “nhà nước”, “tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị”(8). Tuy nhiên,nói như thế không có nghĩa là có chính quyền nhà nước trong tay rồi giai cấp đó có thể sử dụng nhà nước như công cụ để thực hiện những lợi ích ích kỷ của mình. Nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào giai cấp cầm quyền, vào sức mạnh của bộ máy, của bạo lực, mà còn tùy thuộc rất lớn vào mức độ phù hợp của nó đối với yêu cầu phát triển xã hội, mức độ ủng hộ của xã hội, của quần chúng nhân dân. Hay nói cách khác, nhà nướckhông chỉ có chức năng giai cấp, chức năng chính trị (thực hiện sự thống trị chính trị của giai cấp cầm quyền), mà còn có chức năng xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội, những công việc chung của xã hội, quản lý, điều tiết sự phát triển xã hội vì lợi ích chung) do xã hội giao cho. Nói về vai trò của chức năng xã hội đối với sự thống trị chính trị của một giai cấp, Ph. Ăngghen viết: “chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”(9). Như vậy, nhà nướccó hoàn thành được chức năng xã hội: duy trì xã hội trong vòng trật tự, thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ, giải quyết được lợi ích chung của xã hội, vượt qua được sự khủng hoảng, xung đột gay gắt trong xã hội… thì giai cấp đó mới có thể thực hiện được sự thống trị chính trị đối với xã hội, giai cấp đó mới có thể bảo vệ và thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp mình một cách có hiệu quả nhất. Chỉ khi nhà nước có hoàn thành được chức năng xã hội thì xã hội, quần chúng nhân dân mới chấp nhận sự thống trị chính trị của giai cấp, mới thừa nhận và ủng hộ chính quyền nhà nước của giai cấp đó. Ngược lại, để nảy sinh những xung đột gay gắt, sự hỗn loạn, suy thoái, khủng hoảng thì sớm muộn nhân dân sẽ nổi dậy làm cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp đó. Vì vậy, nói đến tha hóa quyền lực nhà nước là nói đến các khía cạnh: Biến quyền lực chính trị của giai cấp thành quyền lực của bộ máy, biến “Bộ máy phục vụ chính trị” thành “chính trị phục vụ bộ máy”(10); biến quyền lực của nhà nước thành quyền lực của cá nhân hay của các nhóm quyền lực làm méo mó mục đích tự thân của quyền lực nhà nước; biến quyền lực chính trị của giai cấp thành quyền lực của giai cấp hiểu theo nghĩa hẹp hòi, ích kỷ; biến quyền lực của giai cấp tiên tiến “đại biểu” cho xã hội trong thời đại đó, thành quyền lực của giai cấp đã lỗi thời, phản độngv.v.. Ngay cả đối với nhà nước kiểu mới, nhà nước tiến bộ nhất, “nhà nước của nhân dân”, “do nhân dân tự quy định” (C.Mác) vẫn có khả năng bị tha hóa quyền lực. V.I.Lênin trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước vô sản đầu tiên đã phải đối mặt với tình trạng tha hóa quyền lực, tình trạng quan liêu hoành hành trong chính quyền Xô viết. Người đã chỉ ra sự cần thiết phải kiên quyết, kiên trì, bền bỉ trong cuộc đấu tranh khắc phục tình trạng tha hóa này. Lênin đã chỉ ra rằng, để đoạn tuyệt với quan liêu phải “thi hành ngay những biện pháp khiến tất cả mọi người đều làm chức năng kiểm sát và giám thị, khiến tất cả mọi ngườiđều tạm thời biến thành “quan liêu”, và do đó, khiến không một aicó thể biến thành quan liêu được”(11). Rằng “Chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia quản lý thì khi ấy mới có thể đả phá chủ nghĩa quan liêu đến cùng, đến thắng lợi hoàn toàn được”(12). Hay nói cách khác, chỉ khi nào không còn nhà nước cuộc đấu tranh ngăn chặn, khắc phục tình trạng tha hóa quyền lực nhà nước, tình trạng quan liêu mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Do đó, không chỉ những nhà nước trước đây, những nhà nước của giai cấp bóc lột, mà ngay nhà nước vô sản, nhà nước của nhân dân lao động, tình trạng tha hóa quyền lực vẫn có khả năng xuất hiện, vẫn là hiện hữu. 2. Trong những năm gần đây, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát quyền lực. Vấn đề kiểm soát quyền lực đã được Đảng đưa vào Văn kiện Đại hội XI và là một trong những nội dung quan trọng của Đại hội XII. Đó là do yêu cầu cấp thiết ngăn chặn, khắc phục tình trạng tha hóa quyền lực nhà nước đang dẫn đến tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước(13). Vì vậy, Đại hội XII nhấn mạnh “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”(14). Hiện nay, người ta thường nói đến các phương thức kiểm soát quyền lực từ bên trong bộ máy nhà nước và kiểm soát quyền lực từ bên ngoài nhà nước. Đối với nhà nước dân chủ, nhà nước pháp quyền, hai phương thức này đều rất cần thiết. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, việc xây dựng các phương thức này có tính đặc thù riêng, xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và truyền thống của đất nước. Là nhà nước pháp quyền kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy nhà nước chủ yếu là nói đến sự kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước không chỉ dưới hình thức đó, nhưng đó là hình thức cơ bản nhất. Đối với các nhà nước pháp quyền tư sản, hình thức phổ biến là tổ chức, kiểm soát quyền lực dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập (phân lập các quyền): phân công các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cho những cơ quan khác nhau và các cơ quan thực hiện các quyền lực đó tồn tại trong cơ chế kiềm chế, đối trọngvới nhau. Phân lập các quyền ngoài sự phân biệt, phân công ba quyền, mục đích chính là để tránh sự tha hóa quyền lực nhà nước, sự độc đoán, chuyên quyền, lạm dụng quyền lực. Nhưng phân lập các quyền giữa các cơ quan thực hiện quyền lực cũng có những mặt trái của nó. Do đó, ở các nước phương Tây cũng xuất hiện quan điểm cho rằng không nên cường điệu ý nghĩa mang tính chất lý thuyết của thuyết phân lập các quyền. Hơn nữa, thuyết phân quyền của phương Tây không chỉ thuần túy ở khía cạnh kỹ thuật tổ chức - pháp lý, mà còn là đặc trưng xã hội - chính trị của nhà nước pháp quyền tư sản. Hay nói cách khác, không chỉ là phân lập các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà còn là việc phân chia quyền lực, phân bố quyền lực giữa các giai cấp và các nhóm xã hội, các lực lượng xã hội. Nhà nước ta hiện nay là nhà nước pháp quyền, nhưng là nhà nước pháp quyền XHCN. Quyền lực nhà nước ta là thống nhất, không phân chia, chúng ta không tổ chức, kiểm soát quyền lực theo “cơ chế kiềm chế, đối trọng” giữa các cơ quan thực hiện quyền lực như các nhà nước pháp quyền tư sản. Hình thức tổ chức, kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta từng bước được hình thành trên cơ sở thực tiễn đổi mới. Hình thức đầu tiên tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội IX là: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(15). Tuy nhiên, sau 10 năm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, thực tiễn chỉ ra rằng vẫn xảy ra tình trạng tha hóa quyền lực: chồng chéo, lạm quyền, lộng quyền, bỏ sót quyền. Vì vậy, đến Đại hội XI, Đảng ta đưa một nội dung mới vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(Bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(16). Để hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả thiết thực, vấn đề đặt ra hiện nay là phải cụ thể hóa nguyên tắc trên thành những cơ chế, thiết chế cụ thể. Trước hết là,cơ chế thiết chế bảo đảm sự phân công, phối hợp. Một cơ quan được giao quyền nhưng không có đủ điều kiện, năng lực thực hiện quyền thì không tránh khỏi tình trạng tha hóa quyền lực (bỏ sót quyền, hoặc xuất hiện sự lạm quyền từ những cơ quan khác...). Thứ hai là,cơ chế, thiết chế kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp như chức năng giám sát tối cao của Quốc hội; chức năng thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hoạt động kiểm soát quyền lực của cơ quan tư pháp v.v.. Những cơ chế, thiết chế có cụ thể, có tính khả thi, hoặc thực hiện nghiêm minh hay không?. Cho đến nay ở nước ta vẫn có tình trạng “chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quả cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp còn những điểm chưa thực sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả”(17). Vì vậy, trong Văn kiện Đại hội XII vẫn khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là: “Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền. Đồng thời, quy định rõ hơn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện và kiểm soát các quyền ở các cấp chính quyền; tiếp tục phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”(18). Để ngăn ngừa, khắc phục tha hóa quyền lực nhà nước đi đôi với phương thức kiểm soát trong bộ máy là phương thức kiểm soát từ bên ngoài nhà nước. Phương thức này rất đa dạng, phong phú, được thực hiện thông qua các hình thức như bầu cử của cử tri; hoạt động kiểm tra của Đảng; hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; hoạt động giám sát của các phương tiện truyền thông... Phương thức kiểm soát trong bộ máy, hoạt động kiểm tra của Đảng là cơ bản và không thể thiếu, nhưng thực tế cho thấy, không ai giám sát bộ máy để giúp kiểm soát quyền lực tốt hơn sự giám sát của chính người dân (thông qua các tổ chức, công luận, các hoạt động phản biện xã hội, khiếu kiện, tố cáo...). Để nâng cao hiệu quả của hình thức kiểm soát quyền lực này, trước mắt phải “Thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các quy định quy chế khác”(19). Điều đó đòi hỏi, một mặt phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao tính quần chúng, tính độc lập, chủ động, sáng tạo, khắc phục tình trạng “hành chính hóa”, “nhà nước hóa” của các tổ chức đó. Đồng thời, phải nâng cao trình độ dân trí (ý thức, năng lực và đòi hỏi dân chủ của người dân); tạo lập những thiết chế, cơ chế, những quy định cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi cao để nhân dân tham gia công việc nhà nước, quản lý, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ nhất là những người có chức, có quyền trong bộ máy nhà nước. Tóm lại,có quyền lực (bộ máy, cơ quan, cá nhân) rất dễ dẫn tới tha hóa quyền lực (lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền...), kể cả trong CNXH. Do đó, phải có cơ chế, thiết chế kiểm soát quyền lực phù hợp và thực hiện một cách nghiêm minh. Đây là vấn đề phức tạp không chỉ phụ thuộc vào quyết tâm chính trị, bản lĩnh chính trị, mà còn tùy thuộc vào năng lực phát hiện, tìm kiếm những hình thức kiểm soát quyền lực như thế nào cho phù hợp với thực tiễn và thực hiện với hiệu quả cao. Vì vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, bên cạnh đấu tranh quyết liệt với những hiện tượng tha hóa quyền lực, phải tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để không ngừng hoàn thiện thiết chế, cơ chế kiểm soát quyền lực. GS. TS Trần Thành - Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh _________________ (1) Từ điển Triết học, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002, tr.1056. (2), (4) C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, t.21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.253, 255. (3), (5), (9) C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.389-390, 389, 253. (6), (7), (8), (11) V.I.Lênin: Toàn tập, t.33, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1976, tr.9, 10, 20, 134. (10) V.I.Lênin: Toàn tập, t.43, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1978, tr.447. (12) V.I.Lênin: Toàn tập, t.38, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1977, tr.205. (13), (14), (17), (18), (19) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.185, 47, 173, 176-177, 170. (15), (16) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.131-132, 85. |
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét