BINH PHÁP TÔN TỬ 1 (Nguồn gốc)

(ĐC sưu tầm trên NET)

NGUỒN GỐC: Cơ sở lý luận có thể bắt nguồn từ Lão Tử!
 
72 mưu kế của Quỷ Cốc Tử, trăm ngàn năm sau vẫn còn nguyên giá trị
[Huyền Bí TV] - Quỷ Cốc Tử là một người tu Đạo thời Xuân Thu Chiến Quốc, ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông tự nhận mình là đệ tử của Lão Tử. Với 72 kế sách tinh thâm của ông, bạn có thể cất giữ và học tập cả đời cũng không thể hết, ví dụ như: Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. “Biến sinh ra sự; Sự sinh mưu; Mưu sinh kế; Kế sinh nghị; Nghị sinh thuyết; Thuyết sinh tiến; Tiến sinh thoái; Thoái sinh chế,... Phiên bản đầy đủ 72 kế sách của ông sẽ được Huyền Bí TV giới thiệu thành 03 phần video khác nhau.
 TÔN TỬCơ sở thực tiễn: Xuân Thu - Chiến Quốc!
  
Tôn Tử Đại Truyện - Tập 1+2

Tôn Vũ (545 TCN - 470 TCN) (giản thể: 孙武; phồn thể: 孫武; bính âm: Sūn Wǔ) tên chữ là Trưởng Khanh, là một danh tướng vĩ đại của nước Ngô ở cuối thời Xuân Thu, nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử, lại bởi hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn (Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến Quốc)

Tôn Vũ
A statue of Sun Tzu
Tôn Tử, tranh vẽ thời nhà Minh
Sinh 544 TCN
Lạc An,nước Tề
Mất 496 TCN
Công việc Tướng lĩnh và binh lược gia
Giai đoạn sáng tác Thời Xuân Thu - Chiến Quốc
Chủ đề Chiến thuật - binh pháp
Tác phẩm nổi bật Binh pháp Tôn Tử

Sự thật bất ngờ về cuộc đời Tôn Tử


(Kiến Thức) - Là người nước Tề nhưng lập công lao, sự nghiệp hiển hách cho nhà Ngô là một trong những điều thú vị về cuộc đời, sự nghiệp của Tôn Tử.

Tôn Tử (hay còn gọi Tôn Vũ) được đánh giá là "ông tổ của binh pháp", lưu danh sử sách với cuốn binh thư mang tên Binh pháp Tôn Tử (The Art of War). Ông có mối quan tâm lớn đến chiến tranh và được đánh giá là nhà cầm quân giỏi. Ít ai biết được rằng, Tôn Tử là người nước Tề, sau sang nước Ngô lập danh, lập nghiệp lừng lẫy thời đó. Cuộc đời, sự nghiệp của Tôn Tử là một trong những vấn đề được người đời hết sức quan tâm.
Tôn Tử có tên chữ là Trưởng Khanh sinh năm 535 TCN và mất năm 496 TCN. Ông sinh vào thời Xuân Thu - thời đại hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc. Đây cũng là cơ hội để Tôn Tử thể hiện tài cầm quân của mình cũng như chứng minh hiệu quả của cuốn binh pháp do mình viết.
Với tài cầm quân, Tôn Tử đã phò tá cho nước Ngô liên tục giành được thắng lợi, từ đó làm cho nước Ngô trở nên hùng mạnh khiến nhiều nước phải quy thuận trở thành chư hầu.
Su that bat ngo ve cuoc doi Ton Tu
 Tôn Tử - bậc thầy quân sự nổi tiếng Trung Quốc.
Binh pháp Tôn Tử là cuốn binh thư hoàn chỉnh nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử Trung Quốc cũng như trên thế giới. Tôn Tử đã dâng cuốn Binh pháp Tôn Tử gồm 13 chương của mình cho vua Ngô là Hạp Lư. Vua Hạp Lư đánh giá cao Tôn Tử nhưng vẫn muốn thử xem binh pháp của ông hiệu quả đến đâu nên đã đưa ra một thử thách cho Tôn Tử là làm sao huấn luyện, đào tạo 180 thê thiếp trong cung cấm của mình như những người lính thực thụ.
Tôn Tử đã chấp nhận nhiệm vụ đó. Ông đã chia 180 thê thiếp của nhà vua thành 2 nhóm và cử 1 người làm chỉ huy. Kế đến, Tôn Tử bắt đầu huấn luyện những nữ nhân của nhà vua kỷ luật quân đội.
Tuy nhiên, những mỹ nhân trong cung cười đùa khúc khích khi nghe Tôn Tử hạ lệnh. Sau vài lần ra lệnh và nhắc nhở của Tôn Tử mà những thê thiếp đó vẫn cười đùa nên ông đã ra lệnh chém đầu 2 chỉ huy để thị uy kỷ cương quân đội. Sau đó, dưới sự chỉ huy của ông, tất cả thê thiếp đều thực hiện huấn luyện nghiêm chỉnh, phục tùng hiệu lệnh của Tôn Tử, khiến nhà vua Hạp Lư khâm phục.
Mặc dù là tác giả cuốn binh thư nổi tiếng thế giới nhưng Tôn Tử không ủng hộ chiến tranh. Ông cho rằng các nước nên tránh gây ra chiến sự.
Theo Tôn Tử, nếu như xảy ra chiến tranh thì nên kết thúc cuộc chiến một cách nhanh nhất bởi nếu cuộc chiến kéo dài thì nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nước bại trận mà còn cả với nước chiến thắng.
Hiện cuốn Binh pháp Tôn Tử được dịch ra hơn 100 thứ tiếng và lưu truyền ở nhiều nước. Cuốn binh thư này không chỉ được ứng dụng trong quân sự mà còn được vận dụng rộng rãi trong kinh tế, thương mại, quản lý, ngoại giao.




Cộng đồng xôn xao trước tin Tôn Tử không phải người Trung Quốc


Cư dân mạng của nhiều nước trên thế giới đang xôn xao khi một giáo sư đại học Ewha - Hàn tuyên bố: "Tôn Vũ -tác giả của Binh pháp Tôn Tử là người Hàn Quốc".
Tuyệt tác binh thư
Cộng đồng xôn xao trước tin Tôn Tử không phải người Trung Quốc
Hình ảnh Tôn Tử
Binh pháp Tôn Tử được biết đến như là pho lý luận quân sự vĩ đại nhất thời cổ đại, cũng là một trong những pho sách cổ của Trung Quốc có ảnh hưởng và rộng nhất trên thế giới.
Người ta đã từng tôn xưng: "Đây là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại".
Tư tưởng thao lược và tư tưởng triết học của pho sách này được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự cho đến chính trị, kinh tế...
Và tác giả của nó - Tôn Vũ cũng được coi là nhà quân sự lớn, đồng thời được tôn xưng là "Thánh binh", "Thánh võ" trong lịch sử Trung Quốc.
Không chỉ được tôn sùng tại Trung Quốc, Binh pháp Tôn Tử của Tôn Vũ còn được sùng bái tại một số quốc gia châu Á có nền văn hóa tương đồng như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại Nhật Bản, vào năm 734 sau công nguyên, lịch sử đã ghi có một học sinh nước này đã sang Trung Quốc du học và được giác ngộ với Binh pháp Tôn Tử.
Sau đó người này đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu những lý luận quân sự vĩ đại trong binh pháp và đã truyền đạt lại tư tưởng của binh pháp về Nhật Bản.
Từ đó tại đất nước mặt trời mọc, người ta đã tôn sùng tư tưởng này như một trong những cẩm nang gối đầu của các nhà kinh tế và chính trị.
Ngay đến cả Konosuke Matsushita - người được mệnh danh là ông tổ của các phương thức kinh doanh kiểu Nhật cũng đã tôn sùng Binh pháp Tôn tử như một báu vật quý giá.
Ngoài sự sùng bái của Nhật Bản, người Hàn Quốc cũng coi Binh pháp Tôn Tử là một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, sau khi một số giáo sư tại Hàn Quốc nhận Tôn Vũ là người Hàn Quốc thì không chỉ ở quê hương ông là Trung Quốc mà ngay cả những người hâm mộ Tôn Vũ ở Nhật Bản cũng lên tiếng phản đối nhận định trên.
Khắp nơi tranh giành
Cộng đồng xôn xao trước tin Tôn Tử không phải người Trung Quốc
Một cảnh trong phim "Tôn Tử đại truyện" dựng lại cuộc đời của Tôn Vũ.
Không chỉ tại Trung Quốc - quê hương của Binh pháp Tôn Tử, trên khá nhiều diễn đàn tại Nhật, đa phần tầng lớp nhân dân nước này đã phản bác lại tuyên bố của các giáo sư Hàn Quốc.
Trên trang Oha có viết: "Người Hàn Quốc tuy có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng sâu rộng tư tưởng của Binh pháp Tôn Tử vào đời sống, tuy nhiên nói Tôn Vũ là người Hàn Quốc quả là quá khoa trương".
Trên các mạng khác cũng có rất nhiều ý kiến phản đối: "Có thể các vị giáo sư này đã đạt được những thành tựu khi nghiên cứu về Binh pháp Tôn Tử, tuy nhiên đừng bao giờ huyễn hoặc rằng Tôn Vũ là người Hàn Quốc”.
Không chỉ dừng lại ở đó, giới sử học Hàn Quốc trong những năm gần đây đã liên tục đưa ra những tuyên bố đáng giật mình: Tào Tháo, Chu Nguyên Chương, Lý Bạch... đều là hậu duệ của những người Cao Ly (tức Triều Tiên cũ).
Không những thế, một số giáo sư tại nước này sau khi nghiên cứu và đưa ra kết luận trên đã yêu cầu phía Trung Quốc phải sửa lại lịch sử. Tuy nhiên, các nhà sử học Trung Quốc đã lên tiếng phản bác những ý kiến trên.
Cuối năm 2009, khi giới thông tấn Hàn Quốc đăng tải thông tin Tào Tháo là người Cao Ly, Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã đăng bài lên tiếng phản bác và cho rằng đây là một trò đùa lố bịch.
"Tào Tháo là người Hán, sự thực đó không phải bàn cãi và người viết cũng không muốn tốn thì giờ dây vào những vụ tranh cãi vô bổ như thế. Còn nhiều vấn đề đáng phải quan tâm hơn" - một giáo sư sử học tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã nói như vậy khi được nghe thông tin trên.
Theo Đời sống và Pháp luật

Tôn vũ đã cầm quân bao nhiêu lần

Tôn Tử Binh Pháp đã nổi tiếng trên thế giới từ khá lâu rồi. Đến nay nó được dịch ra 29 loại ngôn ngữ, các ấn phẩm bổ sung mở rộng lên tới hơn 700 bản. Thế kỷ 18, cuốn Tôn Tử Binh Pháp được truyền nhập vào châu Âu, ngay lập tức gây ra náo động đối với giới quân sự phương Tây. Nhà lý luận quân sự nổi tiếng người Anh, người đặt nền móng lý luận đại chiến lược Lydern Hatill không chỉ tự mình dịch toàn bộ nguyên bản cuốn Tôn Tử Binh Pháp ra tiếng Anh mà ông còn viết thêm một quyển “Luận chiến lược để dẫn giải và tường thuật lại. Hatill cho biết, trong tác phẩm quân sự của ông, giải nghĩa rất nhiều quan điểm tìm thấy qua nguyên bản cuốn Tôn Tử Binh Pháp từ hơn 2500 năm trước.
Trong bộ sử ký của mình, Tư Mã Thiên có viết về tài năng quân sự của Tôn Vũ (Tôn Tử) như sau: "Tôn Vũ phía tây đại phá nước Sở mạnh, phía Đông dẹp yên Tề, Tần uy danh lừng lẫy khắp chư hầu, làm tướng như thế thật khó ai so bì". Quả thật trong 30 năm sự nghiệp quân sự của mình, Tôn Vũ đã lập nhiều chiến công hiển hách và luôn xứng đáng với những lời tôn vinh trong sử sách. Tuy nhiên có một vấn đề luôn gây ra sự tranh cãi kịch liệt từ trước đến nay đó là: rốt cuộc Tôn Vũ đã thân chinh chỉ huy bao nhiêu trận đánh. Vừa qua giới nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc khi đã nghiên cứu, đối chiếu, tổng hợp, so sánh từ các sử liệu như: "Ngô việt Xuân Thu", "Việt sắc thư", "Tả truyện", "Sử ký" đã đưa ra kết luận: Trong sự nghiệp quân dịch của mình, Tôn Vũ chỉ trực tiếp chỉ huy 5 trận đánh và chính 5 trận chiến "để đời" này đã góp phần đưa tên tuổi của ông bất hủ cùng thời gian.
- Lần chỉ huy thứ nhất: Xảy ra vào tháng 12 năm 512 trước công nguyên, khi đó Ngô Vương là Hạp Lư ra lệnh cho Tôn Vũ chỉ huy quân tiêu diệt 2 nước nhỏ là Chung Ngô và nước Từ. Trong lần cầm quân đầu tiên này, Tôn Vũ đã xuất sắc hạ gọn 2 nước trên đồng thời thừa thắng chiếm được đất Thư thuộc nước Sở lập công lớn được Ngô Vương ban thưởng.
- Lần chỉ huy thứ hai: Theo lệnh của Hạp Lư, năm 511 trước công nguyên, Tôn Vũ lại thống lĩnh ba quân cùng Ngũ Tử Tư, Bạch Hỷ đi chinh phạt nước Sở bởi lý do "Sở Vương từ chối không chịu trao thanh bảo kiếm Trạm Lô cho Hạp Lư". Dưới quyền chỉ huy của Tôn Vũ quân Ngô đánh hai trận thắng cả hai, chiếm gọn 2 xứ Lục và Tiềm thuộc đất Sở.
- Lần chỉ huy thứ ba: xảy ra vào năm 510 trước công nguyên, lúc này giữa nước Ngô và nước Việt lần đầu tiên xảy ra cuộc chiến tranh quy mô lớn mà sử sách còn ghi lại đó là cuộc "Đại chiến Huề-Lý". Trong cuộc chiến này lần đầu tiên Tôn Vũ đưa ra cách dụng binh "Quý hồ tinh bất quý hồ đa" trong đánh trận do vậy chỉ với 3 vạn quân với phép dụng binh tài tình của Tôn Vũ đã đánh bại 16 vạn quân nước Việt.
- Lần chỉ huy thứ tư: Vào năm 509 trước công nguyên xảy ra cuộc "đại chiến Dự Chương" giữa hai nước Ngô và Sở. Khi đó vua Sở sai con trai là công tử Tử Thương và công tử Tử Phàm dẫn đại quân tiến đánh nước Ngô, nhằm báo thù nỗi nhục mất đất năm xưa. Một lần nữa Ngô Vương Hạp Lư lại giao cho Tôn Vũ cầm quân chống giặc. Lần này Tôn Vũ khôn khéo vòng tránh đội quân chủ lực của công tử Thường, dùng lối đánh vu hồi tập kích doanh trại bắt sống công tử Phàm, quân Sở từ thế mạnh, chuyển sang yếu cầm cự chưa đầy một tháng phải rút chạy về nước.
- Lần chỉ huy thứ năm: Vào ngày 18-11-506 trước công nguyên, 2 nước Ngô-Sở một lần nữa xảy ra chiến tranh, sử sách gọi đây là "cuộc chiến Bách Cử". Đây là cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử 2 nước. Lần này quân Sở huy động 25 vạn quân tiến đánh nước Ngô, khí thế báo thù rất sôi sục. Theo kế của Tôn Vũ và Ngũ Tử Tư, vua Ngô bí mật liên kết với 2 nước nhỏ là Đường và Thái làm thành liên minh chống Sở. Khi tác chiến, Tôn Vũ triệt để lợi dụng địa hình thuận lợi của 2 nước "đồng minh" để triển khai chiến thuật "Khống chế chính diện", "Tập kích vu hồi mạn sườn" của mình. Sau 5 lần giao chiến với quân Sở, Tôn Vũ đều giành thắng lợi. Cuối cùng 3 vạn quân Ngô đã phá tan 25 vạn quân Sở tiến vào kinh đô nước Sở buộc Sở vương phải tháo chạy.
Với 5 trận đánh "để đời" này, uy danh và tài thao lược quân sự của Tôn Vũ (Tôn Tử) lừng lẫy khắp thiên hạ. Thêm vào đó là bộ "Tôn Tử Binh Pháp" dài 13 thiên bất hủ của ông đã khiến cho tên tuổi của Tôn Vũ nổi tiếng khắp thế giới cho tới ngày nay.

8 chiến thuật lợi hại nhất trong ‘Binh pháp Tôn Tử’, hiểu được một nửa là có thể thành công trong đời







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH