CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 229
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sau khi cuốn tiểu thuyết "Ông cố vấn - Hồ sơ một điệp viên" của nhà văn Hữu Mai được xuất bản, đặc biệt là sau khi Lưới điệp báo H10-A22 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (năm 1989), đông đảo bạn đọc đã biết khá chi tiết về quá trình hoạt động của tổ trưởng Vũ Ngọc Nhạ và hai điệp viên chủ chốt sau này được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân là Lê Hữu Thúy, Nguyễn Xuân Hòe. Riêng Vũ Hữu Ruật-một điệp viên chủ chốt khác của mạng lưới-từng chui sâu, leo cao trong lòng địch, thu được nhiều tin tức, tài liệu quan trọng thì còn ít người biết…
Vũ Hữu Ruật sinh năm 1922 tại huyện Hưng Nhân (nay là Hưng Hà-Thái
Bình). Vì gia đình tương đối khá giả, có cha là Chánh tổng nên ông được
học hết trung học. Tháng 8-1945 ông tham gia cách mạng tại địa phương,
tháng 5-1948 được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.
Có một điều hết sức đặc biệt khi nhớ đến ông. Đó là, không chỉ lập công
khi đang hoạt động mà ngay cả khi đã bị địch bắt, tù đày, ông vẫn có
những điệp vụ xuất sắc. Thời gian ông bị Ngô Đình Cẩn bắt giam ở Huế,
ông biết giữa Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Nhu có mâu thuẫn, vì Cẩn như một
lãnh chúa miền Trung, độc quyền bắt bớ, thao túng, nhiều lúc phớt lờ
chính quyền Sài Gòn do Nhu, Diệm cầm đầu.
Sự kiện:
Điệp Báo Bí Số DN3 – Vũ Hữu Ruật | Vỏ Bọc Thư Ký Cưng Của Nguyễn Văn Thiệu Qua Mắt Cả Nội Các VNCH
Vũ Hữu Ruật sinh năm 1922 tại huyện Hưng Nhân (nay là Hưng Hà-Thái
Bình). Vì gia đình tương đối khá giả, có cha là Chánh tổng nên ông được
học hết trung học. Với tinh thần yêu nước, ông đã trở thành một điệp báo
tầm cỡ, leo cao trong nội các vnch với vai trò thư ký của Nguyễn Văn
Thiệu
Điệp viên ĐN3 và vỏ bọc "trùm đảng phái địch"
Sau khi cuốn tiểu thuyết "Ông cố vấn - Hồ sơ một điệp viên" của nhà văn Hữu Mai được xuất bản, đặc biệt là sau khi Lưới điệp báo H10-A22 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (năm 1989), đông đảo bạn đọc đã biết khá chi tiết về quá trình hoạt động của tổ trưởng Vũ Ngọc Nhạ và hai điệp viên chủ chốt sau này được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân là Lê Hữu Thúy, Nguyễn Xuân Hòe. Riêng Vũ Hữu Ruật-một điệp viên chủ chốt khác của mạng lưới-từng chui sâu, leo cao trong lòng địch, thu được nhiều tin tức, tài liệu quan trọng thì còn ít người biết…
Ông Vũ Hữu Ruật |
Tháng 3-1952, khi ông đang là thị ủy
viên thì được Thị ủy Thái Bình phái vào nội thị hoạt động hợp pháp. Một
năm sau, ông bị bọn mật thám địch ở thị xã Thái Bình nghi ngờ, bắt giữ
ít ngày rồi thả vì không có chứng cứ rõ ràng, song chúng vẫn yêu cầu ông
hằng ngày phải tới trụ sở của chúng để trình diện. Vì bị địch o ép mạnh
lại mất liên lạc với tổ chức, không thể hoạt động được nên tháng 8-1953
ông trốn lên Hà Nội.
Tại đây, với ý thức đi sâu vào tổ chức
địch để làm nhiệm vụ cách mạng, ông đã gia nhập một đoàn quân hành
chính lưu động (tiếng Pháp là Groupe Administratif Mobile en
Opération-GAMO) thuộc Nha địa phương quân Bắc Việt, làm nhân viên Ban
thông tin tuyên truyền. Tháng 7-1954, được Thị ủy Thái Bình giới thiệu,
Trạm tình báo Tả ngạn thuộc Nha liên lạc (cơ quan tình báo chiến lược
của ta) phái một cán bộ là Trần Tấn Chỉ (tức Thư Sinh) vào chắp nối với
ông rồi giao ông cho Vũ Ngọc Nhạ chỉ đạo.
Ông rất phấn khởi vì được nhận công
tác mới. Tuy muốn trở lại quê nhà làm việc song ông vẫn vui vẻ chấp hành
sự phân công của Nha liên lạc, sẵn sàng đưa vợ con vào Nam để làm nhiệm
vụ tình báo với bí danh là Thọ-bí số ĐN3.
Lúc ấy, các đảng phái phản động tranh nhau cài cắm người vào các đoàn quân hành chính lưu động, lấy đó làm một biện pháp quan trọng để khuếch trương thanh thế, gia tăng ảnh hưởng, xây dựng lực lượng, lôi kéo quần chúng. Do có trình độ, lại khéo sử dụng vỏ bọc một người cách mạng có xu hướng dân tộc, có thiện chí, theo khuynh hướng "tư tưởng Khổng Mạnh cấp tiến" nhưng chưa tham gia đảng phái nào, Vũ Hữu Ruật mau chóng chiếm được cảm tình của các tên đầu sỏ trong đoàn, đặc biệt là hai tên Lê Ngọc Đản (trưởng đoàn, đảng viên cốt cán của Việt Nam quốc dân đảng - Việt Quốc) và Vũ Văn Vy (đảng viên cốt cán của Việt Nam cách mệnh đồng minh hội - Việt Cách).
Lúc ấy, các đảng phái phản động tranh nhau cài cắm người vào các đoàn quân hành chính lưu động, lấy đó làm một biện pháp quan trọng để khuếch trương thanh thế, gia tăng ảnh hưởng, xây dựng lực lượng, lôi kéo quần chúng. Do có trình độ, lại khéo sử dụng vỏ bọc một người cách mạng có xu hướng dân tộc, có thiện chí, theo khuynh hướng "tư tưởng Khổng Mạnh cấp tiến" nhưng chưa tham gia đảng phái nào, Vũ Hữu Ruật mau chóng chiếm được cảm tình của các tên đầu sỏ trong đoàn, đặc biệt là hai tên Lê Ngọc Đản (trưởng đoàn, đảng viên cốt cán của Việt Nam quốc dân đảng - Việt Quốc) và Vũ Văn Vy (đảng viên cốt cán của Việt Nam cách mệnh đồng minh hội - Việt Cách).
Cả hai tên đều đánh giá cao và tìm
cách lôi kéo ông theo đảng của chúng. Sau một thời gian quan hệ trên
diện rộng, ông xác định hướng đi sâu là Lê Ngọc Đản vì Việt Quốc có
nhiều đảng viên đang nắm giữ vị trí chủ chốt trong ngụy quân, ngụy
quyền, Đản lại có anh ruột là Lê Ngọc Chấn, thủ lĩnh một hệ phái Việt
Quốc, vừa trở thành bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ Ngô Đình Diệm.
Đản biết ông từng tham gia Việt Minh song cho rằng động cơ của ông chỉ
là cầu an, giải quyết gánh nặng gia đình chứ không nghi ngờ gì. Y hoàn
toàn không biết ông đã gia nhập Đảng cộng sản, còn là một Thị ủy viên.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, y càng đánh
giá ông cao hơn vì trong khi nhiều tên Việt Quốc hoang mang, dao động,
từ bỏ Việt Quốc thì ông vẫn tỏ ra muốn gắn bó với Việt Quốc, còn đem cả
gia đình từ Thái Bình lên Hà Nội rồi tháng 10-1954 di cư vào Nam như chủ
trương của Việt Quốc. Lúc đầu y mời ông tới gặp, sau tự đến nhà ông
trao đổi công việc, bàn luận tình hình. Có lần bận không đi họp với tỉnh
trưởng sở tại được, y cử ông đi thay mà không cử tên phó đoàn. Trước
khi vào Nam, y đã mời ông tới dự một số cuộc họp của Việt Quốc rồi đề cử
ông vào "cán bộ đoàn" Việt Quốc, giao ông phụ trách công tác tuyên huấn
tuy ông chưa phải là đảng viên Việt Quốc.
Tại Sài Gòn, ngày 27-11-1954 Đản dẫn Vũ Hữu Ruật tới giới thiệu với Lê Ngọc Chấn. Vì rất tín nhiệm ông, muốn ông được Chấn trọng dụng nên Đản cho ông biết trước một số điều cơ mật về tổ chức, hoạt động của Việt Quốc, một số nét tính cách của Chấn như thủ đoạn, hay bắt nọn và dặn ông nếu Chấn hỏi thì cứ nói là đã vào Việt Quốc từ năm 1952, sách cổ kim đông tây đọc đã nhiều, việc gì cũng làm được. Lần gặp đầu, vì Chấn bận việc nên Đản chỉ kịp giới thiệu sơ về ông.
Tại Sài Gòn, ngày 27-11-1954 Đản dẫn Vũ Hữu Ruật tới giới thiệu với Lê Ngọc Chấn. Vì rất tín nhiệm ông, muốn ông được Chấn trọng dụng nên Đản cho ông biết trước một số điều cơ mật về tổ chức, hoạt động của Việt Quốc, một số nét tính cách của Chấn như thủ đoạn, hay bắt nọn và dặn ông nếu Chấn hỏi thì cứ nói là đã vào Việt Quốc từ năm 1952, sách cổ kim đông tây đọc đã nhiều, việc gì cũng làm được. Lần gặp đầu, vì Chấn bận việc nên Đản chỉ kịp giới thiệu sơ về ông.
Lần gặp thứ hai, sau khi nghe Đản khen
ngợi ông có trình độ văn hóa khá, am hiểu về tuyên truyền, huấn luyện,
hành chính, biên tập, nghiên cứu và tổ chức vận động quần chúng, Chấn đã
hỏi ông một số câu. Ông theo lời dặn của Đản, đồng thời lựa ý Chấn mà
trả lời, khiến Chấn rất vừa ý. Tới lần gặp thứ ba vào ngày 1-12-1954 thì
Chấn đồng ý thu nạp ông vào hệ phái Việt Quốc của Chấn, làm thư ký
riêng cho Chấn. Ngày 26-1-1955, tại cuộc họp của bọn đầu sỏ Việt Quốc
thuộc hệ phái của Chấn, ông được cử phụ trách việc giao thông liên lạc.
Cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1955 ông
được Chấn, Đản cử tới khu căn cứ ở tỉnh Long Xuyên của lực lượng vũ
trang Hòa Hảo để làm việc với bọn lãnh đạo Dân Xã (Việt Nam dân chủ xã
hội đảng, tổ chức chính trị của khối Phật giáo Hòa Hảo). Sau khi làm
việc, ông đã trực tiếp giảng phần hành chính cho một lớp huấn luyện do
các đảng phái và giáo phái chống Diệm đồng tổ chức, khiến bọn lãnh đạo
Dân Xã nể phục, mời ông hợp tác lâu dài.
Giữa năm 1955, vì các đảng phái và giáo phái đối lập bị Diệm dẹp yên, Lê Ngọc Chấn cũng bị gạt ra khỏi Chính phủ nên Vũ Hữu Ruật mất hướng leo cao, chui sâu vào hàng ngũ địch theo con đường Việt Quốc. Tuy nhiên, ông vẫn giữ được vị trí nhân viên Nha tổng giám đốc thông tin. Xét thấy vị trí này dễ bị điều đi các tỉnh lẻ hoặc đơn vị lưu động, công việc lại bấp bênh, khó mở rộng, đi sâu quan hệ, thu thập tin tức tình báo, ông đã tìm cách vận động, tới đầu năm 1956 thì chuyển được sang làm Thư ký tại Phòng pháp chế của Nha công vụ vừa thành lập tại Tổng nha giám đốc hành chính trực thuộc Phủ Tổng thống ngụy.
Giữa năm 1955, vì các đảng phái và giáo phái đối lập bị Diệm dẹp yên, Lê Ngọc Chấn cũng bị gạt ra khỏi Chính phủ nên Vũ Hữu Ruật mất hướng leo cao, chui sâu vào hàng ngũ địch theo con đường Việt Quốc. Tuy nhiên, ông vẫn giữ được vị trí nhân viên Nha tổng giám đốc thông tin. Xét thấy vị trí này dễ bị điều đi các tỉnh lẻ hoặc đơn vị lưu động, công việc lại bấp bênh, khó mở rộng, đi sâu quan hệ, thu thập tin tức tình báo, ông đã tìm cách vận động, tới đầu năm 1956 thì chuyển được sang làm Thư ký tại Phòng pháp chế của Nha công vụ vừa thành lập tại Tổng nha giám đốc hành chính trực thuộc Phủ Tổng thống ngụy.
Theo chỉ đạo của tổ chức, ông đã củng
cố vững chắc vị trí tại Nha công vụ, thâm nhập Đảng cần lao nhân vị của
Diệm-Nhu, đồng thời duy trì quan hệ tốt với bọn Việt Quốc, Việt Cách,
Dân Xã, Đại Việt quốc dân đảng (Đại Việt), Đại Việt duy dân đảng (Duy
Dân)... Thời gian này, ông thu thập, báo cáo được nhiều tin tức có giá
trị về địch, nổi bật là hoạt động của phái đoàn cố vấn hành chính Mỹ,
chủ trương phát hiện, tiêu diệt cơ sở cách mạng trong bộ máy ngụy quyền,
chủ trương xây dựng lực lượng bảo an, dân vệ ở các địa phương…
Công việc đang tiến triển thì ngày
3-12-1958 ông bị Đoàn công tác đặc biệt miền Trung (mật vụ của Ngô Đình
Cẩn) bắt do sự phản bội của Trần Tấn Chỉ. Ông đã khéo léo tránh né, che
giấu được nhiều bí mật. Đầu năm 1959, địch đưa ông ra Trại tòa khâm ở
Huế giam giữ. Đầu năm 1962 ông được trả tự do, trở về Sài Gòn song mất
liên lạc với tổ chức. Tháng 8-1964 ông được Vũ Ngọc Nhạ chắp nối liên
lạc, sau đó tiếp tục hoạt động trong tổ điệp báo của Vũ Ngọc Nhạ, tới
tháng 5-1968 thì được tách ra để lập một tổ điệp báo mới, do ông làm tổ
trưởng.
Sau khi liên lạc được với tổ chức, Vũ Hữu Ruật lại nỗ lực tìm cách chui sâu, leo cao vào hàng ngũ địch để thực hiện nhiệm vụ tình báo. Cuối năm 1964 ông trở thành ủy viên Kỳ ủy Bắc Việt của Việt Quốc thuộc hệ phái Lê Ngọc Chấn, Chu Tử Kỳ, Bùi Mỹ. Cuối năm 1965, nhờ sự giới thiệu của Chu Tử Kỳ và Bùi Mỹ, ông bắt quen rồi mau chóng chiếm được cảm tình của Nguyễn Văn Hướng, nguyên Xứ bộ trưởng Xứ bộ Nam Việt của Đại Việt, là chiến hữu thân cận của Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia.
Sau khi liên lạc được với tổ chức, Vũ Hữu Ruật lại nỗ lực tìm cách chui sâu, leo cao vào hàng ngũ địch để thực hiện nhiệm vụ tình báo. Cuối năm 1964 ông trở thành ủy viên Kỳ ủy Bắc Việt của Việt Quốc thuộc hệ phái Lê Ngọc Chấn, Chu Tử Kỳ, Bùi Mỹ. Cuối năm 1965, nhờ sự giới thiệu của Chu Tử Kỳ và Bùi Mỹ, ông bắt quen rồi mau chóng chiếm được cảm tình của Nguyễn Văn Hướng, nguyên Xứ bộ trưởng Xứ bộ Nam Việt của Đại Việt, là chiến hữu thân cận của Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia.
Cuối tháng 3-1968, Hướng (lúc này là
tổng thư ký Phủ tổng thống) bố trí ông làm tổng ủy viên tuyên
truyền-nghiên cứu-huấn luyện trong Lực lượng tự do dân chủ, một tổ chức
do Hướng và Nguyễn Văn Kiểu (thủ lĩnh Đại Việt, anh ruột Thiệu) vừa lập
nên để hậu thuẫn trực tiếp về chính trị cho Thiệu (lúc này là tổng
thống). Sau đó ít lâu, tại đại hội của lực lượng này, ông trúng cử vào
Ban chấp hành, trở thành Đệ nhất phó tổng thư ký.
Tháng 5-1969, khi lực lượng này liên
kết với 5 đảng phái chống Cộng khác là Đại Việt của Hà Thúc Ký, Dân Xã
của Trình Quốc Khánh, Việt Quốc của Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hòa Hiệp,
Lực lượng đại đoàn kết của Nguyễn Gia Hiến, Nhân Xã (Việt Nam nhân xã
cách mạng đảng) của Trương Công Cừu để thành lập Mặt trận quốc gia dân
chủ xã hội do Thiệu làm chủ tịch, ông được bầu làm Phó tổng thư ký mặt
trận. Thiệu, Hướng, Kiểu dự kiến tới đại hội của mặt trận này vào cuối
năm 1969 sẽ đưa ông lên làm Tổng thư ký. Với các vị trí này, ông đã thu
thập được một số tin tức, tài liệu có giá trị về tình hình các đảng phái
chính trị của chế độ Sài Gòn.
Triển vọng lớn về nghiệp vụ đang mở ra trước mắt, việc tham gia chính quyền trung ương ngụy đang ở trong tầm tay thì tháng 7-1969 Vũ Hữu Ruật lại bị địch bắt do những vết lộ cũ. Cuối tháng 11-1969, ông bị tòa án địch kết mức án 7 năm tù khổ sai, sau đó bị đày ra Côn Đảo. Giữa năm 1973, ông được địch trao trả tại Lộc Ninh. Sau ngày thống nhất đất nước, ông nghỉ hưu tại TP Hồ Chí Minh.
Triển vọng lớn về nghiệp vụ đang mở ra trước mắt, việc tham gia chính quyền trung ương ngụy đang ở trong tầm tay thì tháng 7-1969 Vũ Hữu Ruật lại bị địch bắt do những vết lộ cũ. Cuối tháng 11-1969, ông bị tòa án địch kết mức án 7 năm tù khổ sai, sau đó bị đày ra Côn Đảo. Giữa năm 1973, ông được địch trao trả tại Lộc Ninh. Sau ngày thống nhất đất nước, ông nghỉ hưu tại TP Hồ Chí Minh.
Theo Sự kiện và nhân chứng
Chuyện về Tổng Cục 2: Lê Hữu Thúy với điệp vụ tuyệt mật ở Côn Đảo
Thứ Ba, 20/10/2015 10:02 GMT+7
(PLO) - Bị địch bắt, bỏ tù, ông vẫn có
những điệp vụ xuất sắc, lấy được danh sách 17.000 tù chính trị để ta
chuyển đến Hội nghị Paris, cứu hàng chục ngàn đồng chí khỏi bị địch thủ
tiêu...
Ông Lê Hữu Thúy (ngoài cùng bên phải) với các tình báo viên Đặng Trần Quốc (Ba Quốc) Trần Hiệu, Mười Hương, Phạm Xuân Ẩn…
Biền biệt mấy chục năm xa nhà
Ông đã đi xa, để lại trong lòng người thân, đồng đội ánh mắt lấp lánh cười sau cặp kính trắng cùng niềm tiếc thương, kính trọng.
Tôi nhớ mãi giọng nói bùi ngùi khi ông kể: “Tôi
là con trai một trong nhà, còn lại là chị em gái. Khi đi làm cách mạng,
chỉ còn mẹ. Biết tôi đi xa, mẹ chỉ mong một ngày gặp lại con. Vậy mà
tôi đi mấy chục năm trời biền biệt…
Năm
1965, khi tôi đang đối đầu với những gian khó trong Nam thì ngoài xứ
Thanh xa lắc, mẹ tôi mất. Mấy ngày trời hấp hối, mẹ chỉ có một ước
nguyện cuối cùng là được gặp con trai...
Tôi
hình dung trong cái lạnh buốt giá của những cơn gió mùa đông năm ấy, có
người mẹ già lưng còng, tóc bạc, chiều chiều, sớm sớm ngóng về phương
trời xa, cầu mong cho con mình được bình yên, mơ một ngày được ôm con
trong vòng tay như ngày thơ bé...
Tôi
đâu có biết, thực tại, người mẹ yêu quý phải chịu cảnh gia đình bị quy
là địa chủ lại có con trai chính là tôi - vào Nam theo giặc…”.
Ông
là anh hùng tình báo Lê Hữu Thúy. Vẻ nho nhã, lịch lãm nơi ông có sức
thuyết phục kỳ lạ. Trong cuốn sách giới thiệu đơn vị và cá nhân anh hùng
Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam, có đoạn
viết về ông:
“Suốt
50 năm hoạt động trong những điều kiện khó khăn và nguy hiểm, đồng chí
luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, giữ
vững khí tiết của người chiến sỹ cách mạng chủ động tiến công địch, lập
nhiều chiến công xuất sắc...”.
Sinh
năm 1926 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa, gia đình tuy không người theo đạo
nhưng ông được cho đi học trường dòng, được học chữ Nho, giáo lý… Chính
sự ngẫu nhiên đó, sau này lại như một sự sắp đặt cho nghề tình báo của
ông. Khi vào Nam hoạt động, ông học thêm về triết học qua một linh mục
là khoa trưởng ở một trường đại học.
Năm
1956, về Sài Gòn, đồng chí Mười Hương chỉ thị ông đi sâu vào khối công
giáo di cư. Qua các mối quan hệ quen biết với nhiều linh mục, ông dễ
dàng thực hiện những bước đầu tiên nhiệm vụ được giao. Ông bắt mối với
linh mục Vũ Đình Trác làm tờ báo “Di cư”; làm phụ tá chủ bút báo “Đường
sống”... Những bài xã luận am hiểu sâu sắc về thời cuộc, đặc biệt là đời
sống xã hội của các giáo phái lúc bấy giờ của ông gây được tiếng vang
lớn, có những ảnh hưởng nhất định với công chúng.
Là
một trong những thành viên của lưới tình báo H10 (thuộc Cụm A22), ông
cùng đồng đội có nhiệm vụ “điều tra, thu thập tin tức, tài liệu có giá
trị chiến lược và các kế hoạch chiến dịch của Mỹ, Ngụy”, và đã “chịu
đựng gian khổ, bám địch lâu dài, đi sâu vào hàng ngũ địch và các giáo
phái phản động, thu thập được nhiều tài liệu, tin tức về quân sự, chính
trị có giá trị chiến lược cao kịp thời phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo
chiến tranh của Đảng và Quân đội...” (Trích trong cuốn Cá nhân và đơn
vị anh hùng ngành Tình báo Quốc phòng
Việt Nam).
Bị tù đày, vẫn có điệp vụ xuất sắc
Ngay
cả kẻ địch cũng phải thừa nhận những thành tích xuất sắc của lưới tình
báo trong đó có ông. Trong bộ hồ sơ ta thu được tại Tổng nha cảnh sát
ngụy Sài Gòn có đoạn: “Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại
giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp
báo thành công đến như thế... Cụm (A22) đã phát triển một hệ thống điệp
viên vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào nhiều cơ quan đầu não của Việt
Nam Cộng hòa. Những tin tức quan trọng mà Cảnh sát quốc gia biết họ
cung cấp đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn
khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh...”.
Còn
“ông cố vấn” Vũ Ngọc Nhạ có lần nói về ông: “Ông Lê Hữu Thúy khi đương
chức phụ tá thông tin chiêu hồi của Nguyễn Văn Thiệu là một trong những
chiến sỹ tình báo trong lưới (H10-A22) lập công đặc biệt xuất sắc”.
Nhà tình báo Lê Hữu Thúy. |
Ông
cũng hiểu rằng, nếu Cẩn bị diệt, kho hồ sơ của nhân vật này lọt vào tay
bọn đảo chính thì vô cùng nguy hiểm, vì có khoảng 70-80 đồng chí cán bộ
của ta sẽ bị lộ. Nếu đốt được số hồ sơ đó, những đồng chí này sẽ thoát
tù và tiếp tục vị trí công tác của mình.
Sau
khi tính toán kỹ lưỡng, ông tìm cách tiếp cận Lê Văn Dư - Trưởng Ty
Công an Thừa Thiên, Giám đốc trại giam. Tên này đang lo sợ, ít khi vào
cơ quan, thường ở lại khu tập trung quân sự của Ngô Đình Cẩn. Khi được
tin Ngô Đình Diệm bị bắt ở Sài Gòn, ông chớp ngay cơ hội để thủ tiêu số
hồ sơ tù cộng sản trên. “Phải đưa ra khỏi văn phòng để đốt”, nghĩ vậy,
ông rủ một đồng chí cùng thực hiện. Nhân có cuộc điện thoại của Lê Văn
Dư, ông nói với bọn bảo vệ: “Ông Dư ra lệnh đốt hết hồ sơ tù!”.
“Mệnh
lệnh” được chấp hành không chút nghi ngờ vì Cẩn bắt tất cả các thành
phần chống đối, không riêng gì cộng sản. Chúng giúp ông đưa hồ sơ ra
khỏi nơi bảo vệ, đổ xăng đốt sạch. Nhìn những gốc tích chứng minh các
đồng chí của mình là cộng sản đang biến thành tro bụi, ông thấy ngọn lửa
cũng reo vui như chính lòng mình vậy.
Năm
1969, hoạt động của lưới bị lộ, ông bị chính quyền Sài Gòn kết án tù
chung thân khổ sai, năm 1971 bị đày ra Côn Đảo. Trước khi xuống tàu, ông
được trung tâm chỉ thị tìm mọi cách ra ngoài làm dịch vụ để tiếp tục
nhận công tác. Sau mấy tháng bị giam, ông được người quen có chức vị ở
đảo vận động được ra ngoài dạy kèm tiếng Anh cho con chúa đảo, vừa làm
phụ kế toán cho một tù nhân sắp được ra tù để thay thế người này.
Thời
gian này, Hội nghị bốn bên ở Paris có bàn thảo về việc trao đổi tù
chính trị. Chính quyền Thiệu được Mỹ tiếp tay âm mưu chuyển tù chính trị
của ta thành thường phạm, chống lại việc trao trả, lập danh sách thủ
tiêu những người cộng sản kiên cường (số này lên đến hàng chục ngàn).
Thiệu trắng trợn thông báo tại Hội nghị, số tù chính trị ở đảo chỉ có 5
ngàn người - ít hơn rất nhiều con số của phái đoàn ta đưa ra. Phía ta
lúc ấy chưa có đủ chứng cớ, chưa thuyết phục được dư luận thế giới ủng
hộ.
Đầu
năm 1973, ông được trung tâm giao nhiệm vụ thu thập tài liệu, chứng cớ
về số tù chính trị ở đảo để làm căn cứ cho phái đoàn ta trong Hội nghị
Paris. Ngày hai buổi, ông giúp việc cho kế toán trưởng. Từ danh sách
thực phẩm, ông nắm được số tù khoảng 20 ngàn, trong đó có 17 ngàn tù
chính trị, 3 ngàn tù thường phạm.
Nhưng
như thế chưa phải là chứng cớ, phải làm sao lấy được tài liệu gốc của
chúng thì mới có sức thuyết phục. Đợi cơ hội có nhiều người qua lại, ông
lên phòng quản đốc xin thêm người làm kế toán, nhân đó tận mắt quan sát
tỉ mỉ vị trí tủ hồ sơ mật, những bản kê khai số liệu có dấu đỏ trên bàn
viên chánh văn phòng...
Đến
một ngày, lấy cớ phải làm thêm buổi tối để kịp gửi bản kết toán phân
phối thực phẩm định kỳ về Nha Cải huấn Sài Gòn, ông được viên kế toán
trưởng giao chìa khóa phòng kế toán. Từ phòng này, ông leo qua trần nhà
lọt vào phòng quản đốc, lấy được mẫu chìa khóa tủ tài liệu mật. Ít ngày
sau, một đồng chí cơ sở làm ở xưởng cơ khí nhà máy điện của đảo đánh cho
ông hai chiếc chìa khóa, một của văn phòng kế toán trưởng, một của tủ
tài liệu mật ở phòng quản đốc.
Khi
được lệnh của trung tâm, ông thực hiện nhiệm vụ một cách êm xuôi hơn cả
sự mong đợi. Ông đã có trong tay văn kiện về hồ sơ số tù cùng 5 bản
điện mật liên lạc giữa Sài Gòn và Côn Đảo ghi rõ số tù đất liền gửi ra,
số tù chính trị bị chuyển thành thường phạm, số tù chúng định thủ
tiêu...
Những
tài liệu quan trọng đó đã được các đồng chí của ông chuyển về trung tâm
và chúng ta có đầy đủ chứng cớ để vạch mặt chính quyền Thiệu tại Hội
nghị Paris, cũng qua đó, dư luận thế giới đã lên tiếng ủng hộ cuộc đấu
tranh bên bàn Hội nghị của chúng ta. Nguyễn Văn Thiệu khi sang Roma đã
bị Giáo hoàng từ chối tiếp (theo công bố của Thiệu, Giáo hoàng đã cam
kết với thế giới là Thiệu chỉ giam giữ 5 ngàn tù chính trị Việt cộng).
Trong
khi các đồng chí kiên trung của ta mà địch định thủ tiêu hoặc tiếp tục
giam cầm được lên danh sách để trao trả, được trở về với đồng đội, ông
lại bước vào một cuộc chiến đấu mới… Mật vụ không khó để tìm ra Năm
Thúy. Ngay lập tức, ông bị nhốt ở chuồng bò một thời gian với những cuộc
thẩm vấn, với những đòn tra tấn. Sau đó, nhờ cách biện hộ khôn khéo và
địch cũng không có đủ chứng cớ để kết tội, ông thoát được cửa tử một lần
nữa.
Ngày 29/1/1996, ông Lê Hữu Thúy được
Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân
dân. Ông vẫn tiếp tục công việc, viết sách, mặc tuổi già, sức yếu. Ông
từ biệt cõi đời trong niềm tiếc thương của đồng chí, đồng đội và lớp cán
bộ, chiến sỹ kế tiếp sự nghiệp của ông.
(Viết nhân 70 năm ngày thành lập ngành Tình báo Quốc phòng)
(Còn nữa)
Tướng Nhạ kể chuyện cài điệp viên vào nội các Nguyễn Văn Thiệu
Thứ ba, 21/10/2014 | 07:13 GMT+7
Đường vào Dinh Độc Lập của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ
(ĐSPL) - Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm và em trai là Ngô Đình Nhu bị giết chết, chế độ đệ nhất Cộng hòa của anh em họ Ngô sụp đổ theo. Biết trước tình thế đó, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã lên kế hoạch tiếp cận Nguyễn Văn Thiệu (người sau này lên làm Tổng thống) và cài người vào chính quyền Thiệu.
Con đường vào Dinh Độc Lập của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ
Tướng Vũ Ngọc Nhạ kể chuyện thu "hồn vía" anh em Ngô Đình Diệm
Trong
thời gian hoạt động, năm 1969, điệp viên Vũ Ngọc Nhạ từng lên kế hoạch
thiết lập một Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, do các điệp viên của ta nắm
các vai trò chủ chốt.
“Người Mỹ và Tổng thống Thiệu đều cần tôi”
Thiếu
tướng Vũ Ngọc Nhạ kể lại: “Lúc đó, anh Vũ Hữu Duật nói với tôi: “Tình
hình căng lắm rồi. Người Mỹ và phe lật đổ đang bí mật áp sát phủ Tổng
thống. Mục tiêu của họ là bắt sống anh em Diệm, Nhu. Anh Lê Hữu Quý
(người của ta trong phủ Tổng thống) cũng dặn tôi bảo anh phải cẩn trọng.
Trong những ngày này, tốt nhất là im lặng rời khỏi nơi làm việc”. Tôi
khẽ gật đầu và nói: “Cảm ơn, tôi cũng đã nắm được họ rục rịch từ hơn một
tuần nay. Nhưng lúc này rời dinh Tổng thống thì không được. Ngô Đình
Nhu đang cần sự hậu thuẫn của tôi”. Anh Duật lại nói: “Thế thì rất nguy
hiểm. Nếu bắt được anh em Diệm, Nhu, họ sẽ “thịt” cả anh đấy. Anh phải
cảnh giác nhé”. Anh Duật dặn tôi rồi đi luôn”.
Trầm
ngâm một lát, ông Nhạ kể tiếp: “Rất may, Ngô Đình Nhu yêu cầu tôi sáng
hôm sau đi gặp các cha đạo để tranh thủ sự ủng hộ của khối công giáo.
Nếu hôm ấy không tách khỏi anh em Diệm, Nhu, tôi cũng sẽ phải chết thảm
hại như họ”. Ngày 1/11/1963, Mỹ ủng hộ nhóm tướng lĩnh Dương Văn Minh
tiến hành đảo chính, giết chết anh em Ngô Đình Diệm.
Những năm tháng biến cố đầy nguy hiểm, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ
vẫn giấu mình trong cái vỏ bọc vững chắc do chính ông khéo léo tạo ra.
ông nằm trong vỏ bọc để chờ cơ hội và cơ hội đã đến. Bằng phương pháp
nghiệp vụ và tài năng hoạt động tình báo của mình, Vũ Ngọc Nhạ đã tiếp
cận được với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và sau đó ông đã trở thành
người cố vấn rất tin cậy của chính quyền Sài Gòn do Thiệu cầm đầu.
Nguyễn Văn Thiệu coi Vũ Ngọc Nhạ không chỉ là một cố vấn cho mình, mà
còn là người bạn tri kỷ gắn bó với nhau như “bóng với hình”.
Nhờ
sự tin cậy ấy, cụm tình báo A22 do ông Vũ Ngọc Nhạ phụ trách đã có cơ
hội hoạt động và gài được nhiều người của ta vào các cơ quan đầu não
quan trọng của chính quyền Sài Gòn. Nhiều người rất muốn hiểu rõ phép
màu gì đã giúp Vũ Ngọc Nhạ từ đức tin của họ Ngô trở thành người thân
tín với gia đình họ Nguyễn Tổng thống.
Cụm tình báo H10 - A22 chụp ảnh kỷ niệm trong Dinh Độc Lập. |
Tôi
hỏi: “Làm cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, khi chế độ Ngô Đình Diệm
sụp đổ, bằng cách nào ông lại sang làm cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu?”. ông Nhạ trả lời: “Làm cố vấn cho Diệm, tôi có điều kiện tiếp
xúc với người Mỹ. Biết được người Mỹ có ý định chọn đối tượng lên thay
Diệm. Tướng Nguyễn Văn Thiệu là một trong những con bài lọt vào mắt
người Mỹ. Đó là một giáo dân ngoan đạo, được các cha cố, linh mục và
nhiều người có cảm tình. Khi ấy tôi được ủy quyền đại diện cho khối công
giáo tổ chức vận động ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống. Cuộc vận
động thành công, Thiệu tha thiết mời tôi vào Dinh Độc Lập làm cố vấn đặc
biệt cho ông ta”.
Tôi lại hỏi: “Được
biết Nguyễn Văn Thiệu cũng rất tin ông và coi ông như một chiến hữu “tử
vì đạo”?”. ông Nhạ cười hiền: “Công việc của tôi cần có sự quan hệ như
thế. Tôi còn nhớ sau ngày Nguyễn Văn Thiệu lên nhậm chức Tổng thống, ông
ta sang phòng làm việc của tôi và bảo: “Thầy Hai dàn xếp cùng người Mỹ
“đưa tôi” lên làm Tổng thống, tôi rất biết ơn thầy. Nhưng khi thầy muốn
hạ tôi xuống, thầy phải “xi nhan” trước cho tôi xuống nghe, đừng để tôi
phải chết nhục như anh em Ngô Đình Diệm!”.
Thiếu
tướng Vũ Ngọc Nhạ cũng cho biết: “Không chỉ ông Thiệu mà cả người Mỹ
cũng cần tôi. Trong mắt người Mỹ, tôi là cố vấn của tướng Thiệu, họ có
thể qua tôi để thăm dò Thiệu. Tướng Thiệu cũng dựa vào tôi để biết “ý
tứ” người Mỹ như thế nào. Vì thế, tôi có điều kiện nắm bắt tình hình cả
hai bên”.
Cài điệp viên vào chính quyền Thiệu
Trả
lời câu hỏi: “Anh, em trong lưới tình báo của ông ngày đó nằm trong
Dinh Tổng thống thời Nguyễn Văn Thiệu được “sắp xếp” thế nào?”, Thiếu
tướng Vũ Ngọc Nhạ cho biết: “Lọt vào làm công việc nắm “quyền hành”
trong Dinh Độc Lập là một nghệ thuật cực kỳ mạo hiểm. Việc này do tổ
chức và tôi đã “thiết kế” đưa từng anh em luồn thật sâu vào trong lòng
địch, nắm mọi hoạt động của chúng”. “Họ giữ những trọng trách gì? Nay
còn ai không?”. “Huỳnh Văn Trọng làm cố vấn ngoại giao Phủ Tổng thống.
Nguyễn Xuân Hoè là ủy viên văn phòng Tổng thống. Lê Hữu Thuý là ủy viên
phụ tá thông tin chiêu hồi...”.
Rồi
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ chỉ tay về phía người đang ngồi bên trái chiếc
ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Và đây là đồng chí Vũ Hữu
Duật. Năm 1954, khi đồng chí Mười Hương được Trung ương cử về Thái Bình
tìm tôi và ông Vũ Hữu Duật đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Lúc ấy ông Duật là
thị ủy viên trưởng ban tuyên giáo thị ủy Thái Bình. Thời Ngô Đình Diệm,
ông Duật được ta cài vào làm việc tại Tổng nha Cảnh sát Ngụỵ. Thời
Nguyễn Văn Thiệu, ông Duật là uỷ viên Tuyên huấn Trung ương lực lượng Tự
do và làm Phó Tổng thư ký thường trực Đảng Liên minh Dân chủ (đảng cầm
quyền của Nguyễn Văn Thiệu)”.
Có một
điều mà không chỉ tôi mà rất nhiều người thắc mắc là vì sao các chiến sỹ
tình báo của ta nằm trong danh sách nội các mới của Chính phủ Việt Nam
Cộng hoà không thành? Mang điều này hỏi ông Vũ Ngọc Nhạ. ông cho biết:
“CIA và mật vụ nghi chúng tôi “thao túng” Dinh Độc Lập, nên đã theo dõi
sát sao và giăng bẫy khắp nơi. Chúng đã gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
và cảnh báo ông ta rằng: “Có mạng lưới tình báo Bắc Việt trong Dinh Tổng
thống đang ngầm phá Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Cầm đầu lưới này
là Vũ Ngọc Nhạ, người mà ông tin cẩn nhất”. Trước đó tôi đã nói những
điều này, mà tôi gọi là “tin đồn” với tướng Thiệu”.
“Ông
Thiệu nghĩ gì khi Mỹ tố cáo ông là “gián điệp”?”. ông Nhạ giải thích:
“Lúc đầu, tướng Thiệu cho rằng Huỳnh Văn Trọng, Vũ Hữu Duật có thể là
gián điệp. ông ta không tin người Mỹ nghĩ tôi là cộng sản nằm vùng và
bảo đây chỉ là mưu đồ người Mỹ muốn hạ uy tín của tôi. Nhưng sau đó,
người Mỹ tới Dinh Độc Lập dùng áp lực dọa Nguyễn Văn Thiệu. Họ nói: “Nếu
ông không ký lệnh bắt Vũ Ngọc Nhạ, ông sẽ mất chức Tổng thống”.
“Thiết lập” một Chính phủ Việt Nam Cộng hòa do những điệp viên giữ chức vụ chủ chốt
Cũng
trong cuộc gặp hiếm hoi với Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, tôi hỏi: “Đầu năm
1969, theo chỉ đạo của cấp trên, ông đã dự định “thiết lập” một Chính
phủ Việt Nam Cộng hoà gồm hầu hết là những người trong mạng lưới tình
báo vào các vị trí quan trọng trong Chính phủ?”. ông Nhạ nói: “Đó là cơ
hội tôi đã làm. Danh sách các thành viên Chính phủ đã được Nguyễn Văn
Thiệu phê duyệt để trình. Trong đó Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục giữ chức
Tổng thống. Những người của ta gồm Huỳnh Văn Trọng dự định là Thủ tướng
Chính phủ. Vũ Hữu Duật làm Bộ trưởng phụ trách chính trị. Vũ Xuân Hoè
làm Bộ trưởng kinh tế. Lê Hữu Thuý làm Bộ trưởng thông tin chiêu hồi...
ông Lê Hữu Thuý, khi đương chức phụ tá thông tin chiêu hồi của Nguyễn
Văn Thiệu, là một trong những chiến sỹ tình báo trong mạng lưới của tôi
lập công đặc biệt xuất sắc. Năm 2000, Lê Hữu Thuý được Đảng, Nhà nước và
quân đội tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Những điệp viên trong mạng lưới tình báo Vũ Ngọc Nhạ đều là những người đàn ông đẹp trai và đầy tài năng, trong quá trình hoạt động họ đã có những chuyện tình lãng mạn hơn tiểu thuyết...
Ông Vũ Ngọc Nhạ (bên phải) và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Từ chối tình yêu của con gái Bộ trưởng
Bạch Tuyết cảm tình và quý mến Lê Hữu Thúy ngay từ
buổi ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ngụy là Ngô Văn Nhậm mời anh về nhà mình
dùng cơm. Rồi Tuyết si mê say đắm Thúy và yêu anh hết mực. Bố cô, ông Bộ
trưởng Ngô Văn Nhậm cũng muốn gả con gái của mình cho Lê Hữu Thúy. Lúc
đầu Thúy cũng rất thích Bạch Tuyết, cô vừa xinh, vừa tình tứ, nhưng anh
lại xác định mình không thể chung sống với con gái một tên trùm bán
nước. Lê Hữu Thúy đã từ chối khéo, nói là mình đã có gia đình.
Anh về tâm sự với người chỉ huy trực tiếp của mình
là Vũ Ngọc Nhạ. Một ngày sau Vũ Ngọc Nhạ gặp lại Lê Hữu Thúy và nói:
"Mình có cô bạn đang học ở Nha Trang, gia đình là cơ sở của ta. Mình sẽ
thuyết phục cô ấy giả làm vợ cậu và xin một tờ giấy hôn thú để hợp lý
hóa cho cậu được không? Lê Hữu Thúy thấy Vũ Ngọc Nhạ giúp mình cách xử
lý đó rất hợp lý, anh đồng ý ngay.
Sau khi Lê Hữu Thúy từ chối Bạch Tuyết một thời
gian, ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm gợi ý Thúy (lúc đó làm phụ tá cho ông
Nhậm) đưa vợ con đến nhiệm sở để "trình diện". Một tình huống cấp bách,
Lê Hữu Thúy đành phải nhờ Vũ Ngọc Nhạ dẫn đường để ông đi Nha Trang đón
"vợ" do tổ chức sắp xếp có tên trong tờ giấy hôn thú về Sài Gòn. Người
vợ xa lạ ấy ông chưa hề gặp mặt tên là Ngô Thị Như.
Lê Hữu Thúy tưởng chỉ đưa "vợ" về trình diện ông Bộ
trưởng để có cớ từ chối con gái ông ta, ngờ đâu khi gặp Ngô Thị Như thì
bỗng tình yêu bùng cháy. Ngô Thị Như đẹp không thua gì nàng Bạch Tuyết,
lại hiền dịu, đoan trang và là đối tượng cảm tình của cách mạng. Lê Hữu
Thúy mê Ngô Thị Như và say đắm cô thật sự. Thế là từ đó Ngô Thị Như trở
thành người vợ thật của Hữu Thúy, son sắt, thủy chung đi suốt chặng
đường gian lao cực nhọc cùng ông cho đến tận phút cuối đời.
©
Ảnh: Một Thế Giới
Trong
chiến tranh Việt Nam, chiến trường không chỉ diễn ra ngoài mặt trận mà
còn diễn ra ngay trong lòng Sài Gòn nơi các tổ tình báo xuất sắc nhất
của quân đội ta hoạt động, họ đi hiên ngang giữa lòng kẻ thù để mang về
những thông tin quý giá nhất giúp cách mạng đi đến thành công.
Bài
viết này không thể mô tả hết được những chiến công thầm lặng của họ
nhưng cũng một phần nào cho chúng ta thấy được những con người anh hùng
sẵn sàng hy sinh tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tên nhà tình báo xuất sắc nhất cần được nói đến đầu tiên trong bài
viết này có lẽ nên là Phạm Ngọc Thảo, bởi những hy sinh thầm lặng của
ông trong suốt những năm tháng hoạt động dưới vỏ bọc kẻ thù. Ông được
coi là huyền thoại của những huyền thoại tình báo trong chiến tranh Việt
Nam và của cả lịch sử quân sự Việt Nam tới tận ngày nay.
Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát, Phạm Ngọc Thảo dưới danh nghĩa là
một trong những nhân vật có tiếng nói, có ảnh hưởng lớn đối với chính
trường Sài Gòn đã tham gia, tổ chức ít nhất hai cuộc đảo chính nhằm lật
đổ chính quyền ngụy, đưaa quyền tự quyết về tay nhân dân trong giai đoạn
từ năm 1964-1965.
Dù được cả phía Mỹ và Mặt trận giải phóng yêu cầu rời khỏi Sài Gòn
sau hai cuộc đảo chính bất thành nhưng Phạm Ngọc Thảo vẫn quyết trụ lại
Sại Gòn để tiến hành một cuộc đảo chánh nữa vì theo lời ông là "hoàn
toàn có thể thành công". Đáng tiếc là ông đã bị Nguyễn Văn Thiệu ám sát,
thủ tiêu vào năm 1965, khi đó ông mới 43 tuổi.
Nhắc
tới các nhà tình báo trong chiến tranh Việt Nam mà không nhắc tới Phạm
Xuân Ẩn thực sự là một thiếu sót rất lớn. Trong giai đoạn đầu hoạt động
của mình, ông được cử sang Mỹ học nghề báo, về nước trở thành phóng viên
cho hàng loạt các tờ báo nước ngoài nổi tiếng, và từ đó xây dựng mối
quan hệ mật thiết với rất nhiều chính khách và tướng lĩnh cao cấp của
ngụy quyền Sài Gòn. Từ đó khai thác những thông tin tình báo vô cùng cơ
mật kịp thời chuyển ra cho Mặt trận giải phóng.
Báo chí quốc tế đã phải tốn rất nhiều giấy mực để kể về Phạm Xuân Ẩn,
một con người có tới hai cuộc đời và cuộc đời nào cũng đều rất thật.
Khác với những tình báo viên khác của ta trong thời kỳ này, Phạm Xuân Ẩn
không hề có chức vụ chính thức nào trong chính quyền Sài Gòn, ông chỉ
lấy danh nghĩa một nhà báo và mối quan hệ cực rộng của mình để thu thập
thông tin.
Tới ngày ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ, mặc dù cả gia đình ông đã đi di
tản nhưng Phạm Xuân Ẩn quyết không rời Sài Gòn. Ông ở lại đây tới lúc
qua đời vào năm 2006, năm đó ông 79 tuổi.
Nhân vật thứ ba trong mạng lưới tình báo của ta ở Sài Gòn là Tướng
tình báo Vũ Ngọc Nhạ với biệt danh "Ông cố vấn", trong thời gian hoạt
động của mình ông là cố vấn cao cấp cho nhiều chính trị gia của chính
quyền Sài Gòn, nhưng ông cũng là nhân vật chủ chốt trong cụm tình báo
chiến lược A.22. Cụm tình báo này đã làm rúng động chính trường Sài Gòn
trong suốt những năm cuối của thập niên 1960.
Trong
thời kỳ làm cố vấn cho những chính trị gia cấp cao trong chính trường
Sài Gòn, Vũ Ngọc Nhạ đã xây dựng được một cụm tình báo với số lượng lên
tới 42 điệp báo viên, hoạt động dưới nhiều chức danh, cấp bậc từ cao tới
thấp trong chính quyền ngụy Sài Gòn.
Nhắc tới cụm tình báo A.22 do Vũ Ngọc Nhạ xây dựng thì không thể không nhắc tới nhân vật chủ chốt của cụm này, đó là nhà tình báo Lê Hữu Thúy.
Vốn là một thiếu úy nha an ninh của quân đội chế độ ngụy quyền Sài
Gòn, sau khi rời bỏ quân ngũ, ông trở thành ký giả. Ông chính là người
đã có công thu thập được danh sách các cán bộ của ta bị địch giam giữ
tại Côn Đảo để phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa ra tại hội nghị Paris
yêu cầu phía Sài Gòn trao trả 17.000 cán bộ thay vì con số 5000 do họ
đưa ra.
Với sự góp sức của bộ tứ tình báo chiến lược trên trong kháng chiến
chống Mỹ, phía ta có thể dễ dàng đối phó với những kế hoạch hiểm độc,
mưu mô của kẻ thù và đi đến thắng lợi cuối cùng vào ngày 30/4/1975.
Nguồn: Kiến Thức
©
Ảnh: Life
Phạm Ngọc Thảo
©
Ảnh: News
Phạm Ngọc Thảo
CC BY-SA 3.0 / Achim Raschka / Embassy of Vietnam in Berlin
©
Ảnh: Một Thế Giới
Phạm Xuân Ẩn
©
Ảnh: LSQSVN
Phạm Xuân Ẩn
©
Ảnh: ĐSPL
Vũ Ngọc Nhạ
Nhắc tới cụm tình báo A.22 do Vũ Ngọc Nhạ xây dựng thì không thể không nhắc tới nhân vật chủ chốt của cụm này, đó là nhà tình báo Lê Hữu Thúy.
©
Ảnh: BPL
Lê Hữu Thúy
©
Ảnh: BPL
Lê Hữu Thúy
Nguồn: Kiến Thức
Nhận xét
Đăng nhận xét