VÕ THUẬT TINH HOA 63

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thất Sơn Thần Quyền
Nước ta có môn phái thất sơn thần quyền ở an giang do ông ba lưới chủ trì môn này ,nó là dạng võ thuật đặc dị vùng này, nó xuất xứ từ thất sơn nên có tên là như vậy,

SỰ THẬT VỀ MÔN PHÁI THẤT SƠN THẦN QUYỀN

Tổ của Thất Sơn Võ Đạo (Tức Thất Sơn Thần Quyền) cũng là vị tổ sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
Tên trần tục của ngài là Ðoàn Minh Huyên, đạo hiệu Giác Linh, sinh năm 1807 ở làng Tòng Sơn, tỉnh Sa Ðéc (Ðồng Tháp) trong một gia đình nông dân. Ngài học bình thường, đọc sách Phật từ lúc cón nhỏ. NGài lập đạo từ năm 1849, lúc đã ngoài 40 tuổi và nơi truyền đạo đầu tiên là đình làng Kiển Thạnh, tỉnh Long Xuyên.
Thời điểm ngài truyền đạo là giặc Pháp đang xâm lăng nước ta, nông dân mất mùa đói kém, nhiều nơi có giặc cướp nổi dậy, bệnh dịch lan tràn, dân chúng điêu linh. Ngài vừa giảng đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc, huyền thuật và nhiều người đã khỏi bệnh. Bằng huyền thuật, ngài đã tẩy trừ được nạn dịch tả những nơi ngài đi qua. Dân chúng gọi ngài là Phật thầy Tây An vì ngài lấy Tây An cổ tự ở Châu Ðốc làm nơi phát tâm trị bệnh. Nhiều người gọi ông là "Phật sống". Ngài tự gọi đạo của mình là Bửu Sơn Kỳ Hương và có bài thơ truyền tụng :

Bửu ngọc quân minh thiên Việt nguyên
Sơn trung sư mạng địa Nam tiền
Kỳ niên trạng tái tân phục quốc
Hương xuất trình sanh tạo nghiệp yên.
Ngài lấy dãy núiThất Sơn (Thuộc tỉnh An Giang Ngày nay) làm nơi khai sáng đạo.
Ðạo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy tứ đại trọng ân làm nền tảng. Bốn ân lớn đó là :

- Ân tổ tiên cha mẹ.
- Ân đất nước.
- Ân tam bảo.
- Ân đồng bào, nhân loại.

Hầu hết các tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương đều tham gia vào cuộc kháng chiến. Trong số những tín đồ đã có những người là lãnh tụ của cuộc kháng chiến như Trương Công Ðịnh (1862) tức Bình Tây Ðại nguyên soái, Nguyễn Trung Trực (1861) - người anh hùng "Hỏa hồng Nhật Tảo", đốt cháy tàu chiến Espérance của quân xâm lược Pháp tại sông Nhật Tảo, Trần văn Thành (1867) khởi nghĩa tại vùng Láng Linh thuộc tỉnh An Giang. Thực dân Pháp có bọn tay sai giúp đỡ đã đàn áp tàn bạo. Sau khi phong trào kháng chiến chống Pháp tạm thời thất bại, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lại được tiếp tục dưới hình thức giảng đạo trong nông dân vùng An Giang.

Sau một thời gian truyền đạo, triều đình Huế nghi ngài nổi loạn nên sai Tổng Ðốc An Giang bắt giam, sau đó thả ra và bắt buộc ngài phải tu tại Tây An cổ tự để triều đình dễ bề kiểm soát. Năm 1856 Phật Thầy Tây An viên tịch tại Tây An cổ tự ở Núi Sam (Châu Ðốc) và phần mộ ông nay còn ở đó.
Tương truyền vào năm 1868 Ông Phật Trùm là người Khmer, tự nhận là hậu thân của Phật Thầy Tây An giáng thế đã truyền đạo sang cả đất Campuchia. Thực dân buộc tội ông làm loạn và bắt đi đày nhưng sau đó thả về. Ông mất tại núi Tà Lơn (Campuchia) năm 1875.

Danh từ Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã trở thành danh hiệu một tông phái Việt Nam do Đức Phật Thầy Tây an khai sáng. Những tín đồ của môn phái này được Đức Phật Thầy cũng như những vị kế truyền phát cho một lòng phái có bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ- Hương khi qui y thọ giáo.
Lòng phái là một miếng giấy vàng, có khi giấy bạch, trên đó có in bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ- Hương (Chữ nôm) bằng son tàu. Và chỉ có một đệ tử chân truyền của đức Phật thầy mới được truyền tâm ấn võ công, đó là đức quản cơ (Tức cố quản) Trần Văn Thành. Vì sao chỉ có đức Cố quản được nhận tâm ấn võ công? Vì thời điểm ấy, Pháp đang xâm lược nước ta, Đức cố quản được Đức Phật Thầy trao quyền tập họp lực lượng kháng chiến nơi sở ruộng Láng Linh – Bảy Thưa. Với quyền năng của Đức Phật Thầy, Cố Quản đã truyền dạy võ công cho nghĩa quân. Nghĩa quân được dạy : Đạo pháp, quyền pháp, binh khí pháp, thần pháp. Và võ đạo ra đời với tên gọi là Thất Sơn Thần Quyền còn được gọi là Thất Sơn Võ Đạo.
Sau này, khi cuộc kháng chiến Láng Linh – Bảy Thưa thất bại, một số nghĩa quân yêu nước đã lánh vào vùng núi Cấm tiếp tục chiêu nạp binh sỹ để tiếp tục kháng Pháp. Họ trở thành những truyền nhân của Thất Sơn Thần Quyền và chỉ truyền thụ bí pháp cho những người gia nhập tôn giáo.
Khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Thất Sôn Thần Quyền được các đệ tử truyền thụ cho thế hệ kế thừa, thường là con cháu ruột trong gia đình.
Người lãnh được lòng phái, thường may một cái đãy đeo vào mình, nhờ đó sẽ được mạnh khoẻ, xa lánh mọi tà ma, tai nạn. Họ giữ rất kỹ và quí trong còn hơn bạc vàng tiền của, thà chết chớ không chịu trao cho ai.
NGoài ra Đức Phật Thầy còn trao cho Đức Cố Quản Trần Văn Thành cái ấn bằng cây đã được hấp thụ uy thuật của ngài để in lòng phái. Về sau Đức Cố Quản trao lại cho trưởng nam tức ông Trần Văn Nhu gìn giữ.
bài thơ khoán thủ "Tứ bửu linh tự" sau đây của Đức Phật Thầy Tây An sáng tác còn lưu truyền đến nay mà nhiều người được biết:
Bửu Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên.
Sơn Trung Sư Mạng Địa Nam Tiền.
Kỳ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,
Hương Xuất Trinh Sinh Tạo Nghiệp Yên.
Đây là một bài thơ thuộc loại "tung hoành dọc", nghĩa là đọc bề dọc cũng có nghĩa mà đọc bề ngang cũng có nghĩa. Cứ theo chiều dọc đọc xuống, chúng ta sẽ có một bài thơ bảy câu bốn chữ:
Bửu- Sơn Kỳ- Hương ,
Ngọc Trung Niên Xuất,
Quân Sư Trạng Trình.
Minh Mạng Tái Sinh.
Thiên Địa Tân Tạo.
Việt Nam Phục Nghiệp.
Nguyên Tiền Quốc Yên.
Mỗi câu đều có nghĩa, mặc dù trong đó chứa nhiều ẩn tự ẩn ngữ, cần phải hiểu cách chiết tự đảo cú mới khám phá được lý diệu mầu huyền bí và đây cũng là một trong những bài niệm nhập môn của Thất Sơn Võ Đạo.
Ngoài ra bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ- Hương còn hàm súc những giáo pháp mà Ngài xướng xuất để hóa độ chúng sinh trong buổi Hạ Nguơn để kịp kỳ đi đến Hội Long Hoa và tạo lập đời mới.

Tương truyền rằng Mạc Cửu thấy vùng vùng Thất Sơn “với sườn gò khởi phục, cây tốt, suối trong” , âm dương tương hội sẽ là nơi “địa linh sinh thân kiệt” nên đã cho đệ tử trấn ếm bằng lệnh bài. Theo nhà biên khảo Nguyễn Văn Hầu thì khi đệ tử của Phật Thầy phát hiện những tấm bia Càn Long ở Bài Bài quận Tịnh Biên - Châu Đốc chôn vào năm Càn Long nhà Thanh niên hiệu thứ 57 – 1729 là thời gian gia đình họ Mạc còn trọng nhậm tại Hà Tiên thì chưa ai hiểu tại sao.
Chỉ riêng Phật Thầy là bậc cao minh “thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, trung quán nhân sự” lại có viễn kiến Thầy tiên tri cho rằng Thất Sơn – hiểu rộng hơn là vùng đồng bằng Sông Cửu Long là “hoa địa của Việt Nam” nơi tích tụ nhiều địa huyệt hiển linh chỉ chờ ngày khai mở để tới thời “Thượng ngươn – với phẳng lặng bốn bề thái vũ, mở hội vĩnh thanh”.
Do đó các thầy địa lý họ Mạc dựng lên những tấm bia Càn Long trấn ếm nhiều nơi khiến cho anh linh vượng khí của ĐBSCL không còn nữa tinh hoa sẽ suy kiệt, “đất sẽ khô cằn” không thể nào sinh ra thánh nhân anh hùng được nữa và rồi sẽ trở lại bị lệ thuộc vàoTrung Hoa.
Bởi vậy mà nơi nào có bia Càn Long trấn ếm nơi đó có sự hóa giải của phật thầy. Đức Cố Quản Trần Văn Thành là người được giao trọng trách đi cắm 4 cây thẻ quanh vùng Thất Sơn. Cho mãi tới bây giờ, nơi ĐBSCL trên gò đất cuối ngọn rạch Thạnh Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung, tỉnh An Giang vẫn còn “Dinh Ông Thẻ” được dân chúng thờ phượng.




Đi tìm dấu vết võ học Thất Sơn: Thần quyền

0
Đi tìm dấu vết võ học Thất Sơn: Thần quyền
Thất Sơn thần quyền là một trong những võ phái ra đời rất sớm ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi, An Giang ). Ngoài quyền cước thông thường, người học võ còn luyện “thần quyền”. 

Võ sư sáng lập
Theo một vài ghi chép, Thất Sơn thần quyền (TSTQ) do võ sư Trần Ngọc Lộ, từng là Bí thư Đại Việt cách mạng quận bộ Phú Thứ (Huế), sáng lập nên. Tuy là người gốc Huế, nhưng Trần Ngọc Lộ là một trong “thập nhị hiền thủ” - đệ tử dưới trướng của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Vốn là người giỏi võ, lại đức độ, võ sư Trần Ngọc Lộ không thể lập giáo phái vì sợ mang tiếng phản thầy, phản giáo, nên ông lập võ đạo. Để ghi nhớ công ơn của thầy đã truyền dạy và khoảng thời gian ẩn cư tại vùng Bảy Núi, võ sư Trần Ngọc Lộ đã lấy tên TSTQ đặt cho võ phái của mình.
Đi tìm dấu vết võ học Thất Sơn: Thần quyền 1
  Di ảnh của võ sư Hoàng Bá - truyền nhân cuối cùng của Thất Sơn thần quyền ở An Giang - Ảnh do gia đình cung cấp
Đệ tử TSTQ nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo. Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử TSTQ còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1 đánh 10, thậm chí vài chục người. Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học TSTQ. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng được học “thần quyền”. Tương truyền, chỉ có người được chọn kế thừa Trưởng môn mới được chân truyền “thần quyền” để trấn môn.
Cho đến bây giờ, người dân vùng Bảy Núi vẫn còn truyền miệng câu chuyện về một đạo sĩ già có phàm danh “ông Đạo Ngựa”. Do hành tung ông rất bí ẩn nên không ai biết chính xác danh tính của ông, cũng không biết nơi ông sinh sống. Chỉ biết rằng mỗi tháng một lần, ông cưỡi ngựa xuống chân núi Sam (Châu Đốc) để đổi gạo. Một lần chứng kiến cảnh dân nghèo bị cướp, ông ra tay can thiệp. Nhìn thấy một ông lão gầy nhom, râu tóc bạc phơ, bọn cướp phá lên cười. Thế nhưng khi bọn chúng vung dao xông vào vây chém thì ông lão gầy guộc trở nên hết sức nhanh nhẹn. Vừa tránh những đường dao chí mạng, tay nắm dây cương ngựa, chân liên tục tung cước khiến cả bọn té sấp dưới đường. Bọn cướp tháo chạy, ông thoắt lên lưng ngựa, ngược dốc núi trở về và biến mất giữa rừng già. Về sau, người ta mới biết ông chính là một trong những đệ tử chân truyền của TSTQ đã mai danh ẩn tích, tu tại một hang động bí ẩn ở núi Sam. Nhưng cũng từ đó ông “Đạo Ngựa” không còn xuất hiện và không ai tìm được ông nữa.

Đi tìm dấu vết võ học Thất Sơn: Thần quyền 2
Võ sư Phan Thanh Thuận, đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá - Ảnh do nhân vật cung cấp
Truyền nhân cuối cùng
Chúng tôi cất công lần theo dấu vết truyền thuyết trên khắp vùng Bảy Núi trong một thời gian dài, nhưng vẫn không gặp được truyền nhân nào của TSTQ. Trong khi lân la trò chuyện với các võ sư thuộc Trung tâm huấn luyện TDTT tỉnh An Giang, chúng tôi được biết có một vị võ sư già trước đây là đệ tử của phái Thất Sơn. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến tận nhà thì tiếc là vị võ sư ấy đã qua đời ở tuổi 71 (năm 2010). Đó chính là võ sư Hoàng Bá (tên thật Trần Kim Truyền), nhà ở cầu Tầm Bót, P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên. Ông chính là đệ tử chân truyền cuối cùng của võ phái TSTQ ở An Giang.
Võ sư Hoàng Bá vốn rất nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam từ những năm trước 1975. Ông Bảy Sang (85 tuổi, chú ruột võ sư Hoàng Bá) cho biết dòng họ ông không có truyền thống võ đạo. “Thuở nhỏ, cha nó bắt phải đi học chữ, nhưng do mê võ nên thằng Truyền chỉ học chữ buổi sáng, đến buổi chiều nó lén đi học võ với các sư phụ Tư Ngộ, Hai Tỷ ở gần nhà. Năm 16, 17 tuổi, nó đã đi thi đấu võ đài”, ông Bảy Sang nói.
Mặc dù võ nghệ đã khá, chàng thanh niên Trần Kim Truyền vẫn lén gia đình tìm đến vùng Bảy Núi tầm sư học võ và trở thành đệ tử chân truyền chính tông cuối cùng của TSTQ. Tuy nhiên, thuở sinh tiền, võ sư Hoàng Bá cho biết ông chưa lĩnh hội được “thần quyền” thì sư phụ đã cho xuất sơn xuống núi. Biết “duyên phận” chỉ đến đó nên ông cũng không thể cưỡng cầu. Sau đó, ông về mở võ đường, thu nhận đệ tử tại Long Xuyên, lấy tên là Hoàng Bá. Những năm từ 1958 đến 1960, lò võ Hoàng Bá nhanh chóng nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam, cả nước và thậm chí khu vực Đông Nam Á qua các cuộc thượng đài. “Hồi đó lên võ đài là phải ký giấy sinh - tử, 2 cái hòm (quan tài) được để sẵn bên hông. Mặc dù người học võ không được phép đánh chết người, nhưng vì quyền cước không có mắt nên phải làm như vậy. Bởi vậy, cha thằng Truyền không đồng tình cho nó theo nghiệp võ”, ông Bảy Sang nhớ lại.
Năm 1960, trong một trận đấu tranh giải khu vực Đông Nam Á, võ sư Hoàng Bá bất ngờ đối mặt đồng môn là võ sĩ Nosar của Campuchia - một truyền nhân của TSTQ. Trận đấu sau đó đã được dừng lại vì trong 9 điều thệ của đệ tử TSTQ có cấm đồng môn tương sát. Cũng từ đó, đệ tử TSTQ khắp nơi tề tựu về Long Xuyên để chấn hưng lại môn phái. Trong số 10 võ sư gạo cội thì chỉ có 1 người được truyền thụ “thần quyền”, nhưng chưa kịp truyền dạy cho đệ tử nào thì ông này đã qua đời. Riêng võ sư Hoàng Bá sau đó lấy tên lò là Thất Sơn Võ Đạo, thu nhận rất nhiều đệ tử. Có một thời gian dài, võ sư Hoàng Bá còn làm huấn luyện viên môn võ cổ truyền cho các võ sĩ tại Trung tâm TDTT tỉnh An Giang đi thi đấu đạt nhiều thành tích cao. Đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá là anh Phan Thanh Thuận, hiện cũng đang là huấn luyện viên võ cổ truyền tại trung tâm này. Anh Thuận theo học tại nhà võ sư Hoàng Bá từ năm 1991-1994. Lúc này, võ sư Hoàng Bá đã đóng cửa võ đường và Thuận là đệ tử cuối cùng. Anh Thuận cho biết, những thế võ anh theo học có rất nhiều bài quyền cận chiến hay như Mãnh hổ tọa sơn, Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Xí mứng, Phá xí mứng, Pha bốc bế...
Mai Tuyết
 
Thất sơn thần quyền

Thất Sơn Thần Quyền - Dao chém không đứt.

Đại chiến giang hồ lừng lẫy của Thất Sơn thần quyền

Thập niên 60, võ sư Thất Sơn thần quyền đã từng có những lần thượng đài ‘nổi danh thiên hạ’, khiến môn phái nổi danh và quy tụ nhiều võ sư từ khắp nơi…
Thực hư môn phái võ huyền bí ở vùng cao xứ Thanh
Sự thật về võ phái ‘người cứng như sắt’ ở miền Nam
Cuộc chiến với “Cọp bay” cùng cú đá đoạt mạng cao thủ
“Với mong muốn hùng bá thiên hạ, tìm cho mình một chỗ đứng trong giang hồ nên các đệ tử của Thất Sơn thần quyền, một thời luôn đi thách đấu. Họ đưa ra lời thách thức để thượng đài với các môn phái khác. Cũng đã có nhiều huyền thoại vang danh nhưng cũng chính vì quá ham mê danh vọng, nên Thất Sơn thần quyền một thời đã để lại điều tiếng trong thiên hạ…” Anh D. bắt đầu câu chuyện về huyền thoại của một thời Thất Sơn thần quyền vang danh thiên hạ với vẻ mặt trầm tư pha lẫn xót xa.
Vào thập niên 60, võ sư Hoàng Sơn đã nổi danh khắp miền Nam và đã có lần thượng đài với cả võ sỹ Kh’mer tên Nosar, lúc đó có vai trò khác quan trọng trong giới võ thuật ở Campuchia. Trong trận thượng đài đó, họ đã nhận ra nhau là đồng môn của Thất Sơn thần quyền và cho dừng trận đấu. Kể từ đó danh phái Thất Sơn thần quyền được chính thức đưa ra ánh sáng và chỉ trong thời gian ngắn, rất nhiều võ sư từ khắp các nơi đã quy tụ về góp sức để khôi phục Thất Sơn thần quyền, trong số các võ sư đó có nhiều tên tuổi nổi danh như: Nguyễn Thành Diệp, Phùng Vũ Châu (Tư Tiếp), Nguyễn Giầu, Nguyễn Thọ, Nguyễn Thôi, Lê Đình Tây, Trần Văn Tủy, Lê Minh Nho, Sáu Rẩm, Hoàng Bá…
Một trong những trận chiến lưu danh trong môn mà anh D. kể với chúng tôi là trận đấu của võ sư Hoàng Thọ đệ tử của võ sư Hoàng Sơn đấu với võ sỹ Tinor (môn phái Trà Kha) vào năm 1973 trong Đại hội Võ thuật tại Sài Gòn, đây cũng là một trận chiến tốn nhiều giấy mực nhất của báo giới Sài Gòn. Tinor là võ sỹ Lào được báo chí đặt cho biệt danh “Cọp bay” bởi chiêu song cước. Đã có nhiều đấu thủ đã bị hạ đo ván bởi cú song cước nhanh như chớp và sự chính xác gần như tuyệt đối của Tinor. Trong giới võ sư thời bấy giờ nhắc tới Tinor là nhiều môn phái phải kiêng nể.
Để có trận đấu này, trước đó Tinor đã đánh gục võ sư Huỳnh Tiền trong một trận đấu gây nhiều tranh cãi. Bất bình trước thái độ không thượng võ của Tinor, võ sư Hoàng Thọ và Tinor đã có một cuộc thượng đài mang tính thách đấu. Khi võ sỹ Hoàng Thọ và Tinor thượng đài, mọi kèo cá cược đều nghiêng về Tinor bởi Hoàng Thọ lúc đó chỉ là một gã vô danh, thậm chí môn phái còn không rõ. Vào hiệp 1, “Cọp bay” Tinor xông lên áp đảo Hoàng Thọ vào góc đài. Chờ Hoàng Thọ lúng túng trong góc chết, “Cọp bay” Tinor tung một cú đá thốc từ dưới bụng lên. Hoàng Thọ dính đòn bật ngửa.
Ai cũng tưởng Hoàng Thọ nằm vĩnh viễn trước cú đá bạt sơn của Tinor. Không ngờ Hoàng Thọ tung mình đứng lên, mặt đỏ au, mắt trợn ngược, tóc tai dựng đứng, tay chân vung đánh loạn xạ không theo một bài bản nào. “Cọp bay” Tinor vừa chống đỡ vừa lùi ngược. Hoàng Thọ thét một tiếng rồi vung chân đá thẳng. Cú đá bay thẳng vào hàm Tinor. Tiếng xương hàm vỡ phát ra cùng lúc với tiếng kẻng kết thúc hiệp 1. Tinor đầu hàng, được đưa về võ quán ở Lào để điều trị rồi chết sau đó vài tháng. Hoàng Thọ trở nên nổi tiếng với bài “Thần quyền giáp chiến” của Thất Sơn thần quyền. Đó là một trong số ba bài quyền còn nguyên vẹn phần quyền (võ) lẫn thuật (phép).
Với những trận chiến đó, Thất Sơn thần quyền đã có chỗ đứng trong nền võ học miền Nam thời đó thậm chí là mở rộng ra khu vực. Nhiều trận thư hùng khu vực giữa các võ đường danh tiếng Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines đều có mặt võ sỹ Thất Sơn Võ Đạo. Rất nhiều chiến thắng vang dội trên võ đài đã làm rạng danh Thất Sơn thần quyền.
Sau ngày giải phóng, Thất Sơn thần quyền cũng vang danh với các nhân vật như Chín “cụt”, Thành “vuông”, thậm chí còn phát triển mạnh tại Ucraina, Nhật Bản…
Môn sinh của Thất Sơn thần quyền tại Ucraina (Ảnh T.L.).
Môn sinh của Thất Sơn thần quyền tại Ucraina (Ảnh T.L.).
Vì sao Thất Sơn thần quyền đi thách đấu các đại môn phái?
Có một điều mà anh D. khá nuối tiếc khi kể với chúng tôi về sự thoái trào của Thất Sơn thần quyền đó chính là tự kiêu trong một số đệ tử của môn phái. “Sau khi được lưu truyền ra Bắc, nhiều đệ tử trong môn đã có va chạm và thách đấu với các môn phái khác. Việc thách đấu bình thường, nhưng nhiều đệ tử trong môn chúng tôi quá tự kiêu khi toàn thách đấu với sư phụ hoặc thầy của các võ đường. Việc đánh thắng hay thua đều làm cho các môn phái bị thách đấu trở nên ghét bỏ chúng tôi. Đây cũng chính là một sự sai lầm đáng tiếc của một số đệ tử Thất Sơn thần quyền. Đó không phải là tôn chỉ của môn phái. Và vì việc thực hiện tôn chỉ của môn phái phụ thuộc nhiều vào tâm đức, nên có những tên tuổi lẫy lừng ngày trước, thậm chí đã đạt được mức huyền thoại, thì bây giờ do quá ham hư danh nên đã làm nhiều việc phạm không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng.
Và chính vì sự khó trong tu tập, nên nhiều lúc có những đệ tử chỉ học xong cấp 1, chưa xuất đai cũng đã tự vỗ ngực cho rằng mình thế này thế khác nên đã tự đưa mình vào thế khó, rời bỏ tu tập. Do tự kiêu nên nhiều lúc phạm lỗi nhiều mà tự mình không thể nhận biết được để mà sửa chữa. Mặt khác, không ít đệ tử Thất Sơn thần quyền đã làm sút giảm uy tín của môn phái vì nhiều lý do khác nhau”, anh D. từ tốn nói về một phần quá khứ và đó cũng là lý do mà môn phái Thất Sơn thần quyền vốn đã kỳ bí nay lại trở thành như một thứ “dị giáo” trong võ học của nước nhà.
Có thể đây chính là một trong những lý do khiến Thất Sơn thần quyền bị ghép “tội” dị giáo nên bị cấm không cho luyện tập và phổ biến. Những cao thủ mà chúng tôi có dịp tiếp xúc họ đều thừa nhận việc hoạt động công khai trong những năm 80 đầu 90 rất khó khăn, vì cái duyên và lời thề trong môn phái, nhiều người đã vượt qua sự ngăn cấm của chính quyền, bí mật luyện tập và truyền bá. Thậm chí, có nhiều người còn bị chính quyền triệu tập và bắt viết cam kết. Nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục luyện tập tiếp. Có những lúc vòng “kiềm tỏa” của dư luận cũng như chính quyền khiến người ta tưởng Thất Sơn thần quyền đã biến mất trong giang hồ. Cho mãi đến sau này, vòng “kiềm tỏa” của dư luận và chính quyền dần được giãn bớt bởi một phần nào đó người ta bắt đầu thấy sức sống mãnh liệt của Thất Sơn thần quyền trong nhân gian.
Môn võ này vẫn âm thầm được truyền bá trong nhân gian và tồn tại một cách bền bỉ. Có nhiều người cho rằng, sở dĩ sức sống của Thất Sơn thần quyền vượt qua mọi rào cản trong xã hội đương thời có nhiều yếu tố khác nhau nhưng yếu tố chủ đạo làm lên sức sống của môn võ này chính là tâm hồn hướng thiện trong tôn chỉ của môn phái và đạt được giác ngộ giống như trong đạo phật.
Theo Người đưa tin

Lý do Thất Sơn thần quyền bị gọi là “võ ma, dị giáo”

Sau nhiều cuộc hẹn, PV mới được gặp anh D., người được xem là chưởng môn của môn phái Thất Sơn thần quyền ở phía Bắc.
Đại chiến giang hồ lừng lẫy của Thất Sơn thần quyền
Sự thật về võ phái ‘người cứng như sắt’ ở miền Nam
Tuy nhiên vì một số lý do anh không tự nhận mình là chưởng môn và cũng muốn ở ẩn nên chúng tôi không tiện nêu tên thật của anh. Tuy nhiên, cuộc gặp này đã cung cấp thêm cho chúng tôi rất nhiều thông tin góp phần giải mã môn phái này. Từ trước đến nay và ngay cả đến bài viết này thì hành trình giải mã môn phái kỳ bí này của chúng tôi vẫn đang được xem là những viên gạch đầu tiên…
CHÂN NHÂN BẤT LỘ TƯỚNG
Anh khá bận, ngoài công việc kinh doanh, công việc trong môn phái khiến cuộc hẹn của chúng tôi phải rất nhiều lần mới có thể sắp xếp được. Lúc chúng tôi gặp nhau cũng là lúc anh chuẩn bị hành trang tiếp tục vào Huế để tham dự ngày giỗ của sáng tổ Ba Cảo (Võ sư Nguyễn Văn Cảo, người được coi là sáng tổ của võ Thất Sơn thần quyền). Cũng trong quá trình nói chuyện, nhiều đệ tử khắp nơi của võ Thất Sơn thần quyền cũng về gặp anh để thắp nén nhang cho sáng tổ.
Lễ cúng tổ của môn phái Thất Sơn.
Lễ cúng tổ của môn phái Thất Sơn.
Ngoài những kiến thức về võ Thất Sơn thần quyền mà chúng tôi có dịp giới thiệu với độc giả ở các kỳ trước, khi tiếp xúc với các cao thủ, anh D. cũng trao đổi với chúng tôi về đức hạnh và cơ duyên của môn phái.
Theo đó, sau khi sáng tổ Nguyễn Văn Cảo lập ra môn phái, các môn đồ của võ Thất Sơn thần quyền cũng đông hơn và tổ chức của môn phái cũng được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Những gì người đời nhìn vào môn phái bí ẩn này có những điều họ không thể lý giải được nên họ đặt ra cho môn phái Thất Sơn thần quyền đủ các loại biệt danh như: Võ bùa, võ ma, thần quyền… và biến nó trở thành một môn phái như dị giáo.
Cũng theo anh D., Thất Sơn thần quyền về mặt dương công (tức quyền pháp) không có hệ thống quyền pháp phức tạp, không luyện tập binh khí cũng như thi đấu đối kháng. Người luyện tập không đánh theo khuôn mẫu.
Nhìn một người theo Thất Sơn luyện tập múa may quay cuồng, không giống bất kỳ một môn võ nào, y như người “tẩu hỏa nhập ma”, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là một sức mạnh tuyệt đỉnh, chỉ cần lãnh một đòn, đối phương có thể vong mạng.
Thế nhưng, khi môn sinh tìm hiểu sâu, Thất Sơn thần quyền là một chi phái trong võ công mật tông và lấy di nguyện của đức Phật làm tôn chỉ thực hiện võ học hành hiệp. Đệ tử Thất Sơn thần quyền, như đã nói ở các kỳ trước khi nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo.
Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử Thất Sơn thần quyền còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1 đánh 10, thậm chí vài chục người.
Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học Thất Sơn thần quyền. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng có cơ duyên được học “thần quyền”. Do đó khi vượt qua được 9 lời thề ban đầu của người học, sư phụ và học trò sẽ nhìn thấy cơ duyên của học trò đó có tiếp tục tiến tới những tầng tiếp theo của võ công Thất Sơn hay không.
Khi tiếp xúc với 16 lời thề tiếp theo, môn sinh sẽ được đọc kỹ và nói chuyện với sư phụ để tiếp tục tiến đến những khóa luyện trì cao hơn. Trong số những lời thề cấp cao hơn có những lời thề đặc trưng cấm phạm phải như: Không ăn đồ cúng vong quỷ, cô hồn các đảng – quỷ ma hay phá hại con người… (cửu quyến thất tổ, thân thuộc không phải là hàng vong quỷ)… nhịn kẻ làm phiền lòng, Không thoái lui lúc gặp nguy hiểm; Không tự cao tự đắc, khinh người; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không tham lam, gian dối, xảo trá; Không trộm cắp, cướp giật, móc túi; Không chiếm đoạt tài sản người khác… và khi đạt được đến những đỉnh cao hơn có thể thề đến hàng chục điều (cao nhất 55 điều).
BÍ MẬT VỀ ĐỨC HẠNH KHỔ LUYỆN
Chính bản thân anh D. khi được thầy Ba Cảo dạy dỗ cũng đã rất nhiều lần thất bại, muốn bỏ, nhưng với cơ duyên được định sẵn anh D. vẫn tiếp tục và đã vượt qua được rất nhiều thử thách, để đến bây giờ anh đạt ngưỡng “vô lượng”. Tuy là người phụ trách môn phái nhưng bản thân anh D. vẫn hành hương vào vùng Thất Sơn (An Giang) để trì luyện những bài đỉnh cao trong võ học Thất Sơn.
Cũng theo các đệ tử đến viếng sáng tổ của anh D., việc thực hiện đức hạnh khổ luyện rất khó, nếu nhiều người phạm phải, không chịu kiên trì rất dễ dẫn đến thất bại và lãnh những hậu quả thảm khốc.
Thế quyền của các môn phái khác sẽ được học nhanh chóng nếu đạt đến công năng nhất định.
Thế quyền của các môn phái khác sẽ được học nhanh chóng nếu đạt đến công năng nhất định.
Việc rèn luyện đức hạnh trong khổ luyện chủ yếu dành cho môn sinh phát triển về pháp. Đối với pháp vi diệu là khó tin đối với quần chúng. Việc rèn luyện đức hạnh pháp môn, khi đạt được hạnh độ nhất định thì có thể biết một người cách xa cả ngàn cây số họ nghĩ gì, có gặp chướng vật hay sự cố gì không. Việc hạnh pháp môn được độ hạnh thông qua rèn luyện có thể xin thần linh thổ địa, đuổi trừ tà ma, chữa bệnh điên thành lành. Việc thực hiện đạt được hạnh độ này vẫn đang là cái đích mà nhiều vị chân tu trong môn tu luyện.
Đối với pháp học trong Thất Sơn thần quyền thì cao, nhưng không phải bất kỳ ai cũng làm. Theo anh D., khi nào thực sự cần kíp việc sử dụng pháp để cứu thế thì mới sử dụng, đối với một người tu luyện hạnh độ cao họ sẽ biết lúc nào cần ra tay giúp người lúc nào không, mỗi truyền nhân trong môn phái phải tự biết lúc nào mình cần giúp đỡ, lúc nào không. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp “thấy chết mà không cứu”, trái với lời di tu trong pháp thì có thể sẽ phải trả giá rất đắt.
Để có pháp, không phải cứ khổ công tu luyện hay chỉ đọc chú là được. Việc này phải phụ thuộc vào đức hạnh khổ luyện và tâm đức của người lãnh ngộ Phật pháp anh tinh tiến đến đâu thì khả năng phát triển đến đó. Đây là một việc quan trọng trong luyện độ hạnh pháp trong Thất Sơn thần quyền.
Do đó, không phải đệ tử rèn luyện lâu năm trong môn là trở thành người giỏi. Giỏi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hạnh độ và sự khai mở trong tĩnh tâm, tĩnh độ của người khai luyện.
Cũng chính vì vậy, người thành đạo trong Thất Sơn cũng không ít nhưng giữ được hạnh đạo đó còn khó vô cùng. Chính vì vậy Thất Sơn thần quyền cũng đã từng có những tên tuổi lẫy lừng, đã từng đạt đến cấp độ huyền thoại nhưng chỉ vì làm nhiều việc phạm, không có tâm đức, kiêu ngạo nên đã mất hẳn quyền pháp và trở nên vô dụng.
Cái sự khó trong khi tu tập trong môn là như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền trong Thất Sơn thần quyền là cực hiếm. Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Mà cái khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình không thể nhận biết mà sửa chữa.
Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi môn. Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. “Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. Ấy là chuyện chọn đệ tử của chưởng môn thôi. Còn đầu lĩnh của từng vùng, việc chọn đệ tử thoáng hơn”, anh D. kết luận.
CÔNG NĂNG ĐỈNH CAO LÀ CHỮA BỆNH
“Theo một số đệ tử của Thất Sơn thần quyền, việc học pháp và tích đủ hạnh pháp có thể bấm huyệt chữa bệnh, nhất là các bệnh về khớp. Đỉnh cao hơn, khi luyện thành một công năng nhất định, người luyện có thể khám bệnh bằng 2 bàn tay, áp vào người bệnh và sẽ biết được bệnh tật bên trong con người. Trong những trường hợp cấp cứu như ngất, co giật họ hoàn toàn có thể kiểm soát vấn đề rất nhanh. Bên cạnh đó trong quyền thuật họ có thể học và sao chép rất nhanh thế võ của môn phái khác sau chỉ một lần nhìn.”
Có thể bạn quan tâm: 36 động tác võ cổ truyền được đưa vào trường học
Theo Người Đưa Tin

Khổ luyện kì lạ để thành cao thủ Thất Sơn Thần Quyền

(Đại lộ) -Không như các môn võ khác, phải tập luyện từ căn bản đến phức tạp, rèn các chiêu thức, đòn thế… Thất Sơn Thần Quyền hướng tới yếu tố tâm linh với những cách thức vô cùng kì dị.

Lễ nhập môn như… truyện kiếm hiệp
Theo lời kể của các đệ tử Thất Sơn Thần Quyền, không phải ai cũng có thể theo học môn này.
Bởi người thầy sẽ quan sát và cảm nhận xem đệ tử nào thực sự có “thiên căn”, đó là những người đức, đạo và phải sở hữu niềm tin tuyệt đối vào môn phái thì mới truyền dạy.
Trong một số tài liệu ghi, thực chất các đệ tử đến với Thất Sơn Thần Quyền là do cái “duyên”, và họ học võ để nhằm mục đích tu thân.
Khi đã đến với Thất Sơn Thần Quyền cũng là lúc các võ sinh đạt được những khả năng mà trước đó họ không bao giờ nghĩ tới.
Trong buổi làm lễ nhập môn, người thầy luôn phải đả thông huyệt đạo, khai mở kinh mạch giúp cho người học phát huy hết những tiềm năng sẵn có lâu nay bị bó hẹp.
Trước khi đến nhập học, môn sinh phải khai báo tên, tuổi, quê quán. Sư phụ sẽ chọn một ngày tốt hẹn môn sinh đến làm lễ nhập môn.
Đầu tiên, môn sinh sẽ phải mang lễ vật bao gồm hoa, quả, bánh, kẹo, vài nén nhang và số lệ phí ít ỏi.
Lễ nhập môn Thất Sơn Thần Quyền có thể khiến chúng ta liên tưởng tới những bộ phim kiếm hiệp. Khi nghi lễ bắt đầu, môn sinh sẽ dâng hương cùng lễ vật lên bàn thờ để tỏ lòng thành kính.
Tiếp đó, môn sinh đọc 11 lời thề của môn phái trước bàn thờ tổ.
Cuối cùng, môn sinh ngồi xếp bằng ngay ngay ngắn trước bàn thờ, sau đó người thầy sẽ dùng hai bàn tay ấn vào lưng môn sinh nhằm đả thông huyệt đạo.
Ngay sau khi được truyền nội lực, đả thông kinh mạch, các môn sinh sẽ được thầy trao cho một lá bùa và phải đốt để uống hết.
Lúc này, môn sinh coi như chính thức trở thành người của phái Thất Sơn.
Tiếp đó, môn sinh giữ nguyên không được nói cười, rồi đi ngay ra sân bắt buộc phải tập quyền theo kiểu tự do nghĩ sao đánh vậy, đấm đá liên tục không nghỉ, chỉ khi nào hết sức mới thôi.
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA
Quá trình tu luyện kỳ lạ
Do mang nặng màu sắc tâm linh, không nặng về kỹ thuật, nên các môn sinh Thất Sơn Thần Quyền ít khi phải tới võ đường để tập luyện, thay vào đó họ tự tập ở nhà mà không cần ai hướng dẫn.
Có khi một tháng hoặc vài tháng, các môn sinh mới đến võ đường một lần nhằm để giúp thầy kiểm tra trình độ.
Theo một số nguồn ghi chép, các môn sinh phải thực hiện một số điều kỵ như không ăn thịt chó, cá chép… điều quan trọng nhất là không được lợi dụng võ công để làm điều ác.
Nếu vi phạm lời thề thì nội lực sẽ bị suy giảm đáng kể hoặc bị đau bụng, nặng hơn là bị …“tẩu hỏa nhập ma”, mất hết công lực.
Các môn sinh Thất Sơn sẽ phải lập một bàn thờ riêng, thường được đặt ở một góc nhà để thờ cúng Đức Phật và các vị thần linh.
Đặc biệt nhất, những người theo học môn võ này sẽ phải luyện tập ở những nơi vắng người, thậm chí là những nghĩa địa vào lúc nhá nhem tối hay sáng sớm không có bóng người qua lại.
Đệ tử Thất Sơn Thần Quyền tập luyện lúc đêm khuya, vắng người.
Đệ tử Thất Sơn Thần Quyền tập luyện lúc đêm khuya, vắng người.
Thông thường, các đệ tử Thất Sơn sẽ bắt buộc phải tập lúc nửa đêm vào những ngày rằm, mùng 1 bất kể trời nóng hay lạnh.
Như một nguyên tắc, các môn đệ Thất Sơn trong quá trình tập luyện chỉ trao đổi về môn võ với người cùng môn phái và rất ít khi họ tiết lộ với những người “ngoại đạo”.
Trao đổi võ học trong nội bộ Thất Sơn Thần Quyền
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA
Không giống các môn phái khác phải tập từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, quá trình tập luyện của môn Thất Sơn Thần Quyền hầu như cũng không gò bó trong một quy tắc nào.
Với những đệ tử có “thiên căn”, chỉ luyện tập nội công trong vòng 6 tháng đã dùng đầu đập vỡ cả đống gạch hoặc chai thủy tinh cứng – một điều mà các môn phái khác phải bỏ ra rất nhiều năm mà chưa chắc đã có kết quả.
Các môn sinh Thất Sơn ngoài tập quyền cước, đấm đá còn tập bay nhảy, lăn lộn, công phá, thiền… Những người có trình độ cao hơn sẽ tập được khả năng chữa một số loại bệnh tật.
Với Thất Sơn Thần Quyền, ngoài tính kiên nhẫn, giỏi chịu đựng, lòng quyết tâm thôi là chưa đủ. Họ cần phải có niềm tin và phải có cơ duyên mới có thể đạt tới trình độ "thâm hậu".
Việc tập luyện Thất Sơn Thần Quyền đôi khi trông rất... nghiệp dư nhưng mang đến hiệu quả bất ngờ.
Việc tập luyện Thất Sơn Thần Quyền đôi khi trông rất... nghiệp dư nhưng mang đến hiệu quả bất ngờ.
Một thời nổi danh
Mặc dù các môn đồ Thất Sơn thường thiên về lối sống và tập luyện “ẩn dật” và kín tiếng nhưng môn phái này cũng từng trải qua thời kỳ nổi danh ở làng võ đất Việt, vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ trước.
Thời kỳ đó, một bộ phận nhỏ của Thất Sơn Thần Quyền vì mong muốn hùng bá thiên hạ đã thường xuyên thách đấu để thượng đài với các môn phái khác.
Trong đó có võ sư Hoàng Sơn, vốn nổi danh khắp miền Nam và đã có lần thượng đài với võ sĩ Kh’mer tên Nosar, nổi danh ở Campuchia.
Tuy nhiên trong lần thượng đài đó, họ đã nhận ra nhau là đồng môn của Thất Sơn Thần Quyền nên lập tức hủy trận đấu.
Kể từ đó, rất nhiều võ sĩ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Thành Diệp, Phùng Vũ Châu (Tư Tiếp), Nguyễn Giầu, Nguyễn Thọ, Nguyễn Thôi, Lê Đình Tây, Trần Văn Tủy, Lê Minh Nho, Sáu Rẩm, Hoàng Bá...
Họ đã cùng nhau tham gia, khôi phục môn phái Thất Sơn Thần Quyền ở khu vực miền Nam, sau đó được lan ra các vùng lân cận.
Một thời gian sau, nhiều đệ tử Thất Sơn Thần Quyền đã tham gia vào các trận chiến trên võ đài.
Trong đó có một trận đấu rất nổi tiếng giữa Hoàng Thọ (đệ tử của võ sư Hoàng Sơn) đấu với võ sĩ Tinor (môn phái Trà Kha) vào năm 1973 trong Đại hội Võ thuật tại Sài Gòn.
Đây là trận đấu có kết cục bất ngờ nhất bởi trong khi Hoàng Thọ vốn chỉ là võ sĩ vô danh, lại gặp phải một “đại cao thủ” Tinor, vốn có biệt danh “cọp bay” và chưa biết đến thất bại là gì.
Bước vào trận đấu, Hoàng Thọ bị đối thủ tấn công liên tiếp với những đòn cước đầy uy lực, tưởng chừng không thể chống cự nổi.
Nhưng ở vào thế chân tường, Hoàng Thọ tung mình đứng lên, mặt đỏ bừng, mắt trợn ngược, tay chân vung đánh loạn xạ không theo một chiêu thức nào.
Hệ quả là võ sĩ Tinor bị trúng một cước, gục ngã bất động. Hoàng Thọ chiến thắng trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Kể từ đó, người ta phải nhìn Thất Sơn Thần Quyền bằng con mắt khác. Suốt một thời gian sau đó, môn phái càng phát triển rầm rộ.
Nhiều trận thư hùng khu vực giữa các võ đường danh tiếng Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines đều có mặt võ sĩ Thất Sơn, với nhiều “cao thủ” được làng võ kiêng nể như Chín “cụt”, Thành “vuông”.
Thậm chí thời gian này, Thất Sơn Thần Quyền còn được truyền bá sang tận Nhật Bản, Ukraine…
Tuy nhiên theo một số tài liệu, sau những thập niên 70 và 80 thì Thất Sơn Thần Quyền cũng dần đi vào thoái trào và những trận thượng đài cũng thưa dần.
Cho đến ngày nay, hầu như người ta không còn thấy các đệ tử Thất Sơn Thần Quyền tham gia vào các võ đài nữa. Những “cao thủ” năm xưa cũng dần vắng bóng.
Hầu hết ở các sự kiện của võ cổ truyền nói riêng và võ thuật nói chung trên cả nước, người ta cũng không còn thấy sự xuất hiện của Thất Sơn Thần Quyền.
Chính vì thế ngày nay những gì là tinh hoa nhất, đặc sắc nhất của Thất Sơn Thần Quyền vẫn chỉ như một tấm màn nhung đầy bí ẩn và không dễ để có thể giải đáp một cách trọn vẹn.
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH