HIỆN THỰC KỲ ẢO 87/6 (Nghi binh trong chiến tranh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cùng
khi đó Mạnh Đạt ở Tân Thành mưu phản biến nhà Ngụy, định cất binh đánh
úp Ngụy đế Tào Duệ. Ngụy quốc lâm nguy, Ngụy Đế cấp tốc trọng dụng lại
Tư Mã Ý.
Đại chiến Xích Bích- Chu Du, Khổng Minh dùng hỏa công đại phá 83 vạn quân tào
Trận Xích Bích: Tranh cãi nghìn năm về kế của Chu Du hay Gia Cát Lượng
Xích Bích là trận đánh lớn trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Đến nay, các
chuyên gia lịch sử còn tranh luận gay gắt về những bí ẩn của đại chiến
này.
Sau trận đại chiến này, thế chân vạc (Ngụy - Thục - Ngô) chính thức
được hình thành, mở ra giai đoạn định đoạt thiên hạ hàng chục năm sau đó
mà không bên nào giành thắng lợi tuyệt đối, cho đến khi cha con Tư Mã Ý
thống nhất thiên hạ.
Trận đánh đã được hầu hết sử gia miêu tả trong các tác phẩm lịch sử, ghi dấu ấn công lao của nhiều nhân vật lừng danh. Đồng thời, tài năng, tính cách của những Chu Du, Gia Cát Lượng, Tôn Quyền, Tào Tháo…cũng được khắc họa chi tiết.
Theo La Quán Trung, lực lượng quân Tào tham chiến và hoàn toàn bị tiêu diệt ở trận này lên tới 800.000 người. Tuy nhiên, đây có thể là con số không chính xác.
Các tư liệu sử học chính thống còn lưu giữ được cho thấy số quân Tào Tháo tham chiến ở Xích Bích không lớn như La Quán Trung nêu ra mà ít hơn rất nhiều, khoảng 200.000 người.
Sau khi chiếm được Kinh Châu, Tào Tháo thu nhận hàng binh từ Lưu Biểu, giúp quân số tăng lên gần 300.000. Thậm chí, theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ, quân số thực sự có thể chiến đấu của Tào Ngụy chỉ khoảng 150.000 người.
Ở phía bên kia chiến tuyến, Tôn Quyền có 30.000 thủy quân. Lưu Bị có 10.000 thủy quân và gần 10.000 bộ binh. Như vậy, liên minh Thục - Ngô về cơ bản có khoảng 50.000 - 60.000 quân lính.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung miêu tả việc Gia Cát Lượng dùng diệu kế “người cỏ mượn tên” để thu về hàng vạn mũi tên của Tào Tháo mà chẳng cần mất binh tốt nào.
Những chi tiết miêu tả của La Quán Trung hết sức ly kỳ, đã tôn vinh tài trí của Khổng Minh lên mức “thánh thần”. Ví dụ, việc ông biết âm mưu của Chu Du muốn giết mình, rồi những dự đoán về sự biến đổi của thời tiết trong những ngày tiếp theo…
Tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Tuy nhiên, theo sách 100 điều chưa biết về Gia Cát Lượng của các nhà sử học Trung Quốc, “thuyền cỏ mượn tên” không phải là kế của Không Minh, mà của Tôn Quyền.
Theo La Quán Trung, “hỏa công” là chủ ý của Khổng Minh và Chu Du. Cụ thể, diệu kế này được 2 người họ cùng nghĩ ra và viết lên tấm lụa trắng.
Tuy nhiên, theo ghi chép của nhiều nhà sử học, kể cả Tam Quốc Chí của Trần Thọ, người đề xuất kế đốt cháy quân Tào chính là lão tướng Hoàng Cái. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông đã “trá hàng” quân Tào trước đó.
Trần Thọ trong phần Ngô thư - Ngô chủ truyện viết: "Du, Phổ làm tả hữu Đô đốc, mỗi người lĩnh vạn quân, hợp sức cùng Bị. Đụng độ tại Xích Bích, đại phá Tào công. Công đốt thuyền rút lui, sĩ tốt đói mệt, chết quá nửa".
Bộ tướng Du là Hoàng Cái nói Địch đông ta ít, khó đánh lâu dài. Nay quan sát thấy thuyền Tào nối liền đầu đuôi, có thể dùng hỏa công... nên gửi thư cho Tào công trước, giả vờ đầu hàng. Đợi quân sĩ Tào công chủ quan, Cái phóng hỏa. Thuận gió mạnh, lửa ắt thiêu cháy doanh trại trên bờ'".
Trong phần Hoàng Cái truyện của Tam Quốc Chí, tác giả Trần Thọ đã ghi danh Hoàng Cái là nhân vật đã có công theo Chu Du kháng Tào ở Xích Bích, "hiến kế hỏa công".
Trận đánh đã được hầu hết sử gia miêu tả trong các tác phẩm lịch sử, ghi dấu ấn công lao của nhiều nhân vật lừng danh. Đồng thời, tài năng, tính cách của những Chu Du, Gia Cát Lượng, Tôn Quyền, Tào Tháo…cũng được khắc họa chi tiết.
Những tranh cãi
Từ trước đến nay, đại chiến Xích Bích thường gắn liền những miêu tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.Theo La Quán Trung, lực lượng quân Tào tham chiến và hoàn toàn bị tiêu diệt ở trận này lên tới 800.000 người. Tuy nhiên, đây có thể là con số không chính xác.
Các tư liệu sử học chính thống còn lưu giữ được cho thấy số quân Tào Tháo tham chiến ở Xích Bích không lớn như La Quán Trung nêu ra mà ít hơn rất nhiều, khoảng 200.000 người.
Đại chiến Xích Bích được dựng lại thành phim. |
Ở phía bên kia chiến tuyến, Tôn Quyền có 30.000 thủy quân. Lưu Bị có 10.000 thủy quân và gần 10.000 bộ binh. Như vậy, liên minh Thục - Ngô về cơ bản có khoảng 50.000 - 60.000 quân lính.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung miêu tả việc Gia Cát Lượng dùng diệu kế “người cỏ mượn tên” để thu về hàng vạn mũi tên của Tào Tháo mà chẳng cần mất binh tốt nào.
Những chi tiết miêu tả của La Quán Trung hết sức ly kỳ, đã tôn vinh tài trí của Khổng Minh lên mức “thánh thần”. Ví dụ, việc ông biết âm mưu của Chu Du muốn giết mình, rồi những dự đoán về sự biến đổi của thời tiết trong những ngày tiếp theo…
Tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Tuy nhiên, theo sách 100 điều chưa biết về Gia Cát Lượng của các nhà sử học Trung Quốc, “thuyền cỏ mượn tên” không phải là kế của Không Minh, mà của Tôn Quyền.
Ai nghĩ ra kế 'hỏa công'?
Đây cũng chính là một trong những chi tiết gây tranh cãi trong trận đánh lịch sử này. Dùng “hỏa công” để tiêu diệt đại quân của Tào Tháo là chủ kế của Khổng Minh, Chu Du hay danh tướng nào khác?Theo La Quán Trung, “hỏa công” là chủ ý của Khổng Minh và Chu Du. Cụ thể, diệu kế này được 2 người họ cùng nghĩ ra và viết lên tấm lụa trắng.
Tuy nhiên, theo ghi chép của nhiều nhà sử học, kể cả Tam Quốc Chí của Trần Thọ, người đề xuất kế đốt cháy quân Tào chính là lão tướng Hoàng Cái. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông đã “trá hàng” quân Tào trước đó.
Trần Thọ trong phần Ngô thư - Ngô chủ truyện viết: "Du, Phổ làm tả hữu Đô đốc, mỗi người lĩnh vạn quân, hợp sức cùng Bị. Đụng độ tại Xích Bích, đại phá Tào công. Công đốt thuyền rút lui, sĩ tốt đói mệt, chết quá nửa".
Bộ tướng Du là Hoàng Cái nói Địch đông ta ít, khó đánh lâu dài. Nay quan sát thấy thuyền Tào nối liền đầu đuôi, có thể dùng hỏa công... nên gửi thư cho Tào công trước, giả vờ đầu hàng. Đợi quân sĩ Tào công chủ quan, Cái phóng hỏa. Thuận gió mạnh, lửa ắt thiêu cháy doanh trại trên bờ'".
Trong phần Hoàng Cái truyện của Tam Quốc Chí, tác giả Trần Thọ đã ghi danh Hoàng Cái là nhân vật đã có công theo Chu Du kháng Tào ở Xích Bích, "hiến kế hỏa công".
Ngoài những tranh cãi ở trên thì hàng nghìn năm nay, địa điểm chính
thức từng diễn ra trận Xích Bích vẫn là bí mật, với nhiều ý kiến khác
nhau của giới sử học.
Người ta vẫn chưa thể xác định được nơi chính xác đại chiến diễn ra. Nguyên nhân của tranh cãi này là bởi sông Trường Giang đã đổi dòng chảy từ thời nhà Đường, dẫn đến nhiều địa danh lịch sử không còn nằm ở vị trí cũ của nó.
Người ta vẫn chưa thể xác định được nơi chính xác đại chiến diễn ra. Nguyên nhân của tranh cãi này là bởi sông Trường Giang đã đổi dòng chảy từ thời nhà Đường, dẫn đến nhiều địa danh lịch sử không còn nằm ở vị trí cũ của nó.
Gia Cát Lượng (Trung: 诸葛亮 <諸葛亮> (Gia Cát Lượng)/ Zhūge Liàng) tự là Khổng Minh (181–234),[1] hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc.
Gia Cát Lượng là một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát
minh tài năng. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp
hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Tào. Ông được
công nhận là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất
trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba
khác của Trung Quốc là Tôn Tử[2]
Tư Mã Ý
Tam Quốc diễn nghĩa có bài thơ khen Khổng Minh rằng:
- Gảy đàn ba tấc thắng quân hùng
- Gia Cát Tây thành đuổi giặc hung
- Hơn chục vạn quân lo tháo chạy
- Thổ dân chỉ điểm ở nơi cùng.
Nhưng trong tiếng đàn hàm chứa những điều bất ngờ??
Video: GCL gảy đàn đuổi TMY
Bối cảnh diễn ra
sự kiện này là khi Gia Cát Lượng thống lĩnh binh mã nước Thục, Bắc phạt
lần thứ nhất. Quân Thục liên tiếp đại thắng quân Ngụy, bắt sống phò mã
nước Ngụy là Hạ Hầu Mậu, đả bại Đô đốc Ngụy quốc Tào Chân, thu nạp danh
tướng Khương Duy.
Ý
nhận lệnh của vua liền đưa binh từ Uyển Thành kéo tới Tân Thành, trong
ứng ngoài hợp đánh giết Mạnh Đạt rồi dẫn quân tiếp ứng cho Tào Chân.
Chống
lại Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng sai tiên phong Mã Tốc, phó tướng Vương Bình
ra chiếm Nhai Đình bảo vệ sườn cũng là đường vận lương huyết mạch của
Thục quân. Thay vì theo lời Vương Bình là lập đồn chiếm giữ cửa ải thì
Mã Tốc cậy mình thông hiểu binh pháp đã kéo binh lên đóng trên một quả
núi đất, định dồn quân Thục vào chỗ chết, từ đó toàn quân quyết tử để
đại phá quân Ngụy.
Chẳng
ngờ Tư Mã Ý bủa vây núi, rồi chặt đứt đường nước của quân Thục. Thục
binh đại loạn. Mã Tốc may nhờ Vương Bình cố chết cứu mới chạy thoát về
Hán Trung được.
Về
phần Gia Cát Lượng, đường lương bị cắt, vô kế khả thi bèn ra lệnh rút
quân. Trước khi rút, ông ra Tây Thành để vận chuyển nốt hai mươi vạn
thạch lương còn lại. Binh sỹ đi theo ngoài bộ tướng Khương Duy với 300
giáp sĩ hộ vệ chỉ còn lại 2000 binh sỹ già yếu.
Vận
lương Tây Thành chưa xong, Tư Mã Ý đột nhiên kéo đại binh đến. Khói bụi
mù trời, Khương Duy kiến nghị nhanh chóng rời bỏ Tây Thành tháo chạy về
Thục. Nhưng Gia Cát Lượng cho rằng chạy tất chết không thể nào thoát
khỏi thiết kỵ của Tư Mã Ý.
Lượng
quyết định đánh cược một phen với trời với số phận của chính mình. Quân
Thục mở tung của thành, cắt mấy chục lính làm dân phu, bản thân Gia Cát
Lượng ôm đàn lên lầu độc tấu chống hùng binh Tư Mã Ý.
Ý
dẫn quân kéo đến Tây Thành, thấy phong cảnh như vậy, đăm chiêu nghe Gia
Cát Lượng gẩy đàn rồi hạ lệnh đổi tiền quân làm hậu quân nhanh chóng
tháo lui. Tư Mã Chiêu (con Tư Mã Ý) bảo đó: ngộ nhỡ Gia Cát Lượng không
có quân, bày ra thế thì sao? Ý không nghe, tháo lui khỏi Tây Thành.
Theo
Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì trên đường tháo chạy, Tư Mã Ý
còn bị Quan Hưng, Trương Bào, dóng trống mở cờ đuổi quân Ngụy hồn xiêu
phách tán.
Tuy
nhiên khi xem bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010, thì trong tiếng đàn có
Gia Cát có rất nhiều thâm ý. Quân Ngụy rút chạy rồi, Gia Cát Lượng thốt
lên: "Trời xanh cứu ta, Tư Mã Ý thực là hiểu âm luật". Về phần Tư Mã Ý
về đến trại, kéo ghế cho Tư Mã Sư ngồi, nghe con nói qua tình hình Tây
Thành rồi bảo: "Ta thua Khổng Minh ở số trời, số trời không giúp ta".
Vậy
trong tiếng đàn Gia Cát ở Tây Thành có những gì, âm luật gì vậy? Có lẽ
qua tiếng đàn (qua âm luật) Gia Cát Lượng đã chuyển đến Tư Mã Ý thông
điệp: Nhà Ngụy ba đời liền nghi ngờ, cảnh giác anh. Sở dĩ anh được làm
nguyên soái thống lĩnh ba quân là bởi tôi cầm binh nước Thục công phá
Ngụy Quốc. Tôi chết rồi, mối lo về Thục quân không còn, Ngụy Đế tất sẽ
khiến anh không toàn mạng sống. Xưa nay thỏ khôn chết thì chó săn bị
nấu, chim bay cao chết thì cung mạnh bị cho vào bếp, đó là lẽ thường.
Lắng
nghe tiếng đàn Gia Cát Khổng Minh, Tư Mã Ý cấp tốc tháo lui khỏi Tây
Thành. Thả Gia Cát Lượng đi thoát cũng đồng thời tạo đường sống, hậu vận
cho mình và con cháu.
Đấy
là "ý trời" mà cả Gia Cát Lượng và Tư Mã ý đều nói đến. Những lời còn
lại của Gia Cát nói với Khương Duy, hay Tư Mã ý nói với con trai, chỉ là
một phần sự thật để che đi pha thương thuyết qua tiếng đàn giữa hai
nhân vật cự phách này.
Quả
nhiên sau này Khổng Minh Bắc phạt, Tư Mã Ý soái lĩnh Ngụy quân chống
lại, dần dần bồi dưỡng thực lực làm nên cuộc đảo chính phế Tào Sảng, nắm
giữ binh quyền nước Ngụy. Tài trí Khổng Minh vang danh hậu thế phần
nhiều cũng nằm ở những lần đối trận với Tư Mã Ý.
Họ sinh ra là Tri Kỷ nhưng cũng là đối thủ không cùng đội chung trời.
Đọc Tam Quốc diễn nghĩa, xem Tam quốc 2010 thấy trong âm mưu ẩn tàng âm mưu, sâu xa kỳ bí khó lường. Thực sự là thâm như Tầu!!!
Người
Tầu trọng về thuật quyền biến, âm mưu mà không trọng về nội lực thực
tế. Nước Tàu có rất nhiều mưu sĩ, nhà quân sự lỗi lạc, những thuyết
khách nổi tiếng nhưng lại thiếu hẳn những nhà phát minh kiệt suất. Hơn
nữa, trọng âm mưu khiến cho người dân trí trá; quan hệ bang giao cũng
thường phản phúc lừa dối, cốt thỏa mưu đồ của mình.
Khi
những quyền thuật của Tàu được thi triển thì cũng có thể đó là lúc họ
rất yếu. China hổ báo cáo chồn xưng bá biển Đông, đè nén các nước phương
Nam, lớn tiếng bảo Mỹ câm mồm đi, nhưng nội lực thực chất của họ xem ra
không phải quan ngại cho lắm.
Có người bảo xem phim Tàu đau đầu, quả là đau đầu khi đối diện với tâm tính, quyền thuật và âm mưu của China. Vén hết lớp màn sương khói đó thì có thể thấy được tập tính Trung Hoa.
Chiến lược đánh lạc hướng đã góp phần
không nhỏ vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1968, xứng đáng nằm trong top những trận đánh nghi binh lớn nhất của
mọi thời đại cùng với chiến dịch Barbarossa, cuộc đổ bộ Normandy...
Công phu vì nó được thực hiện tỉ mỉ, hợp lý ở từng chi tiết, trên
tất cả các phương diện. Vĩ đại vì giữ được bí mật, bất ngờ ở mọi cấp
thực hiện, trong suốt thời gian dài cho đến trước giờ nổ súng.
Sau khi “Tìm và diệt” - cũng còn gọi là “Phản công chiến lược mùa
khô” - được thực hiện chủ yếu bằng hai cuộc hành quân khổng lồ Cedar
Falls (30.000 quân, từ 8 - 25.1.1967) và Junction city (25.000 quân, từ
12.2 - 14.5.1967) bị thất bại nặng nề, phía Mỹ buộc phải dừng lại để
chuyển sang một phương sách khác: bình định.
Trong khi đó, nhận định khá sát tình hình, Bộ Chỉ huy tối cao Việt
Nam bắt đầu tính đến một chiến lược táo bạo: Tổng tiến công và nổi dậy
giành chính quyền trên toàn Nam Việt Nam, dự liệu vào đầu xuân Mậu Thân
1968.
Nhưng tương quan lực lượng lúc ấy chưa phải thuận lợi hoàn toàn cho
phía ta, tổng hành dinh tối cao phải tính tới một kế hoạch đánh lạc
hướng triệt để trước khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy mở màn. Bằng
cách nào?
Trước hết, về chủ trương kế hoạch, dựa trên nhận định của Mỹ là đối
phương đã hao mẻ lực lượng sẽ tiếp tục phương sách đánh lâu dài, Bộ
Tổng tham mưu Quân giải phóng đã gửi đến các “B” (mặt trận) một chỉ thị
chiến lược (thực tế là giả) với hai phương hướng hoạt động chính trong
mùa khô 1967 - 1968: một là, ra sức chống bình định của địch ở nông
thôn, kiên quyết giành lại dân bằng những trận đánh nhỏ có hiệu suất
cao; đây được coi là trọng tâm của chiến lược mùa khô. Hai là, bộ đội
chủ lực mở những chiến dịch vừa sức ở Đông Nam bộ, Tây nguyên và phải
giành được thắng lợi trong các chiến dịch này.
Chỉ thị không nói ra nhưng phân tích kỹ có thể thấy phía quân đội
Việt Nam (quân Giải phóng) không chủ trương mở chiến tranh đô thị mà chú
ý đến miền núi, nông thôn, như vẫn thường làm.
Sau khi đã phổ biến trực tiếp cho cán bộ chủ chốt của các chiến
trường tại Hà Nội về kế hoạch chính thức tổng tiến công và nổi dậy, một
kế hoạch tác chiến (giả) mùa khô 1967 - 1968 được gửi đến các chiến
trường vào tháng 11.1967, đã nêu ra một loạt chỉ tiêu tiêu diệt sinh lực
địch, mở rộng căn cứ địa Tây nguyên và nối liền căn cứ này với Khu Năm
và Đông Nam bộ (văn bản cho rằng đối phương đang có sơ hở ở vùng này).
Có ba điều đặc biệt trong quyết tâm/kế hoạch (giả): một là, khẳng định
kế hoạch tác chiến này là sự chuẩn bị sớm cho việc sẽ “làm thay đổi cục
diện chiến lược mùa khô 1968 - 1969” (nghĩa là chuẩn bị tác chiến lớn
trong mùa khô tiếp theo). Hai là, đề cập chủ trương vừa đánh vừa đàm,
quân sự phục vụ ngoại giao. Ba là, “quyết tâm” có nói đến việc khởi
nghĩa, giải phóng một số quận lỵ, thị xã nhỏ nếu có điều kiện... Điều
này là để đề phòng kế hoạch thật có thể bị lộ ở cấp cơ sở cụ thể. Cũng
như trên, quyết tâm này đã được làm rò rỉ một cách tinh vi.
Trên mặt trận tác chiến, để phù hợp với kế hoạch (quyết tâm tác
chiến) giả (mở những chiến dịch vừa sức ở Đông Nam bộ, Tây nguyên...),
các chiến dịch tiến công đã được quân và dân ta lần lượt mở ra và kéo
dài ở Đắk Tô (bắc Tây nguyên), Lộc Ninh (Đông Nam bộ)... Mục đích chính
của các cuộc tấn công này nhằm thu hút giam chân lực lượng đối phương,
đặc biệt là lực lượng Mỹ, rời xa khỏi thành thị, càng nhiều càng tốt,
càng lâu càng tốt, càng gần kề năm Mậu Thân càng tốt. Như cuộc tiến công
ở bắc Tây nguyên, chủ yếu diễn ra trong tháng 11.1967, quân Giải phóng
đã lần lượt “hút” các đơn vị chủ lực quan trọng của quân đội Mỹ - Sài
Gòn: Sư đoàn Bộ binh 4, Lữ đoàn Dù 173, Lữ đoàn Kỵ binh bay 1 Mỹ và
nhiều trung đoàn, chiến đoàn khác. Còn chiến dịch Lộc Ninh (10 -
12.1967) đã thu hút các sư đoàn Bộ binh 1 và 25 Mỹ và các đơn vị khác
của quân đội Sài Gòn. Nhưng đòn đánh lạc hướng chính là ở bắc Quảng Trị.
Từ lâu, thấy rõ đây là một khu vực nhạy cảm, ban đầu phía Mỹ đã tính
tới phải lập một phòng tuyến bằng quân lực rồi về sau thay bằng hàng rào
điện tử (được gọi là hàng rào điện tử Mc Namara) song thảy đều không
thành công. Thay vì như vậy, họ đưa quân Mỹ đến đóng chốt tại một số
điểm cao chủ chốt xung quanh Khe Sanh. Và cơ hội đã được mở ra. Những
trận tập kích chiến thuật ở đây diễn ra sớm nhưng được tăng dần về mặt
quy mô và lực lượng từ phía quân Giải phóng đã thu hút ngày càng đông
các đơn vị của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến 3, Sư đoàn Kỵ binh bay 1 Mỹ
cùng nhiều lực lượng Quân đội Sài Gòn. Đến tháng 11.1967, phía đối
phương đã tập trung 45.000 quân (với 28.000 lính Mỹ) tại mặt trận này.
Những trận đánh giữa đôi bên càng ngày càng nóng bỏng và kéo dài cho đến
chiến cuộc Mậu Thân để cuối cùng trở thành một phần của cuộc tổng tiến
công và nổi dậy Xuân 1968, đã rất thành công trong việc đánh lạc hướng
Mỹ, bằng sự vào cuộc thật sự các sư đoàn chủ lực danh tiếng 304, 320,
324, 325 của ta và bằng sự kích động, phụ họa qua ngôn ngữ chính trị -
quân sự của các bên cùng dư luận truyền thông quốc tế.
Trên mặt trận ngoại giao và tuyên truyền, cuộc nghi binh chiến lược
cũng thu được nhiều kết quả rất quan trọng. Ở thời điểm 1966 - 1967,
việc phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam đã trở thành phong trào ở Mỹ. Đã
có những cuộc biểu tình lên tới cả trăm ngàn người. Chịu sức ép từ thất
bại trên chiến trường và dư luận của chính nước Mỹ, chính quyền Mỹ đã
buộc phải nghĩ đến việc kết thúc cuộc chiến tranh trên bàn thương lượng.
Tổng thống Mỹ Johnson gửi thông điệp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số
cuộc tiếp xúc ngoại giao bí mật cấp thấp, thậm chí Mỹ đã nhờ cậy đến cả
một người bạn thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Raymond Aubrac, người
Pháp, đến Hà Nội thăm dò. Kiểu hòa bình thương lượng theo điều kiện của
Mỹ, chỉ với mục đích trấn an dư luận phản đối cuộc chiến tranh phi
nghĩa đang lan rộng trong lòng nước Mỹ và trên khắp thế giới, Việt Nam
không thể chấp nhận. Nhưng đây cũng là một cơ hội để đánh lạc hướng chú ý
của đối phương cho chiến dịch Mậu Thân. Trong tháng 9.1967, bài phát
biểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại tiệc chiêu đãi nhân dịp Quốc khánh,
tối 1.9, đã được báo chí đưa lại dưới tiêu đề Đánh bền bỉ, đánh lâu
dài, không sợ khó khăn gian khổ, không sợ hy sinh. Cũng trong tháng 9,
ba số liên tiếp giữa tháng trên Báo Nhân dân và Quân đội nhân dân đăng
bài viết quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Thắng lợi lớn, nhiệm
vụ lớn, tuyên dương những chiến thắng trên mặt trận Khe Sanh, Tây
nguyên, Nam bộ và đặc biệt trên mặt trận chống bình định, khẳng định
đánh lâu dài, bảo tồn lực lượng, bảo tồn những thành quả đã đạt được.
Các cơ quan thông tin, báo chí của ta được chỉ đạo tập trung tuyên
truyền thắng lợi trên các mặt trận Đông Nam bộ, Tây nguyên, Khe Sanh,
hạn chế đưa tin về chiến tranh đô thị.
Nhiều tín hiệu sẵn sàng hy sinh gian khổ đánh lâu dài nhưng cũng sẵn sàng thương nghị hòa đàm đã được đưa ra.
Tính tới lực lượng mạnh nhất ở miền Nam là quân đội Mỹ, Bộ Chỉ huy
tối cao không chỉ đã mở các chiến dịch phân tán lực lượng này mà còn đặt
kế hoạch cố gắng cô lập họ trong những giờ phút đầu tiên khi cuộc tổng
tiến công và nổi dậy bắt đầu, càng kéo dài thời gian càng tốt. Quả vậy,
khi những trận đánh trong thành phố nổ ra, một “Quân đội Cách mạng” ra
tuyên bố và một “Mặt trận Liên minh các lực lượng dân chủ và hòa bình”
được thành lập, cùng với việc quân đội Mỹ không bị “Quân đội Cách mạng”
tiến công ngay từ đầu đã khiến Mỹ ngỡ ngàng, nghi hoặc với thái độ “chờ
xem”, “dù thường khi họ phản ứng rất nhanh”, theo lời tướng Nguyễn Cao
Kỳ.
Sự thực là phía Mỹ và đồng minh của họ đã bị đánh lạc hướng. Ngay
cả khi lực lượng vận tải trên tuyến đường chiến lược 559 tăng lên gấp
rưỡi, gấp đôi thì vẫn được Mỹ cho là đối phương chuẩn bị cho mùa khô
quyết thắng 1968 - 1969 theo như kế hoạch chiến lược (giả) bị rò rỉ.
Việc ta đề nghị cho kéo dài hơn lệ thường các cuộc đình chiến nhân Noel,
Tết dương lịch 1968 và Tết âm lịch Mậu Thân; đã được hai bên cùng thực
hiện qua thực tế dịp Noel 1967 và Tết dương lịch 1968 càng làm Mỹ và
chính quyền Sài Gòn thêm chểnh mảng. Lúc chiến sự nổ ra trong Tết âm
lịch Mậu Thân, nhiều tướng tá của họ đi du lịch cùng gia đình, Tổng
thống Thiệu thì về quê ăn tết. Với Tổng tư lệnh chiến trường, đại tướng
Westmoreland thì theo hồi ký của ông, trong một cuộc họp vào ngày
15.1.1968 , ông dự báo có 50% khả năng đối phương sẽ tấn công trước tết;
còn phụ tá tình báo của ông thì cũng đưa ra tỷ lệ 50% nhưng cho là sau
tết. Nghĩa là sẽ chẳng có gì vào đúng dịp tết!
Lúc đó Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh
thần từ Liên Xô, Trung Quốc. Cả hai nước lớn cũng muốn có thông tin
chính xác về kế hoạch chiến lược trong chiến cuộc Đông Xuân 1967 - 1968
của Việt Nam, ít nhất là trên những nét đại thể. Nếu họ nắm được, kế
hoạch này có thể vô tình bị rò rỉ và chiến dịch nghi binh đánh lạc hướng
để giành bất ngờ chiến lược trước đối phương có thể phản tác dụng từ
nguyên nhân không thể ngờ nhất. Ngoài sự chỉ đạo phải tuyệt đối giữ bí
mật trước các đại diện ngoại giao, quân sự, tình báo nước ngoài có mặt
tại Việt Nam, bộ thống soái tối cao thấy rõ cần phải có sự chủ động cần
thiết.
Cuối năm 1967, một phái đoàn quân sự của ta được cử đến các quốc
gia này, do tướng Lê Trọng Tấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội dẫn
đầu nhưng tướng Đặng Quốc Bảo, phó đoàn được nhận lãnh trách nhiệm đáp
ứng những vấn đề mà phía bạn muốn “tìm hiểu”. Vấn đề quan tâm nhất - kế
hoạch chiến lược của Việt Nam - luôn luôn được phía bạn đặt ra, tướng
Bảo trả lời: Mọi việc bây giờ là tùy thuộc ở Mỹ khi tương quan lực lượng
đã thay đổi qua hai cuộc phản công chiến lược thất bại. Mỹ vẫn là quốc
gia giàu mạnh nhưng trong trường hợp này không còn khả năng tăng cường
lực lượng sang Việt Nam, và nhất là không chỉ lúng túng với chiến lược
tiếp theo mà cả với phong trào phản chiến đang lên cao, ngay Mc Namara
cũng đã thay đổi cách nhìn về cuộc chiến. Rút lui là đường thoát danh
dự. Nếu Mỹ quyết định ngược lại, chắc chắn thất bại. Việt Nam đang theo
dõi chặt chẽ và đã sẵn sàng cho mọi tình huống, trong điều kiện đã được
chuẩn bị đầy đủ với sự giúp đỡ hết lòng của các bạn.
Cách trả lời vừa không nói dối vừa không để lộ kế hoạch chiến lược ấy đã được lãnh đạo ta khen ngợi.
Làm xói mòn sự lạc quan của Mỹ
“Cuộc tấn công Tết Mậu Thân, mà tâm điểm là Tòa đại sứ
Mỹ ở Sài Gòn, chỉ ra bằng chứng mạnh mẽ hơn về sự giới hạn của quyền lực
Mỹ ở châu Á. Cuộc đột kích táo bạo ở nhiều thành phố tại Nam Việt Nam
cũng như sự hiện diện của nhiều đơn vị quân sự chủ lực đông đảo quanh
Khe Sanh, những người Cộng sản đã làm xói mòn sự lạc quan về tiến trình
cuộc chiến mà nhiều người đã phát biểu từ Sài Gòn hay Washington. Thực
tế đó cho thấy không hề như lời mô tả của một số quan chức quân đội Mỹ
hồi tháng 11.1967 nói rằng đối phương đang ngày càng suy yếu và sẽ sớm
bại trận”.
Báo The New York Times ngày 1.2.1968
Sự ảo tưởng của Nhà Trắng
“Đã đến lúc lột mặt nạ của sự ảo tưởng… Một chiến thắng
quân sự hoàn toàn không nằm trong tầm nhìn. Thực tế, có lẽ, chúng ta đã
vượt quá tầm kiểm soát và nỗ lực giành chiến thắng chỉ dẫn đến sự chết
chóc của hàng ngàn người vô tội… Một thỏa hiệp chính trị không chỉ là
con đường tốt nhất để đi đến hòa bình, mà còn là con đường duy nhất… Đất
nước chúng ta phải được biết sự thật về cuộc chiến này và tất cả những
thực tế khủng khiếp của nó”.
Hãng tin UPI ngày 8.2.1968
(trích lời phát biểu của ông Robert Kennedy, khi đó là thượng nghị sĩ đại diện bang New York)
(trích lời phát biểu của ông Robert Kennedy, khi đó là thượng nghị sĩ đại diện bang New York)
Cuộc chiến trong boong-ke của ông “Boong-ke” (*)
“Cuộc tấn công táo bạo nhất vừa qua - và chắc chắn là
điều đáng xấu hổ nhất - xảy ra khi lực lượng Việt Cộng tấn công Đại sứ
quán Mỹ. Chỉ mới tháng 9 năm ngoái, khi Đại sứ Ellsworth Bunker khánh
thành trụ sở làm việc mới với bê tông cốt thép vững chãi, một số phái bộ
Mỹ vào làm việc tại đây đã xem như khu bất khả xâm phạm. Bên trong bức
tường cao, tòa đại sứ là một công trình 6 tầng vững chãi với các khối bê
tông lớn bao bọc các mảng kính thể hiện cho sự quyền uy của nước Mỹ.
Tòa nhà trị giá 2,6 triệu USD với những cấu trúc như pháo đài này đã
được giới thiệu là boong-ke của ngài Bunker”.
Tạp chí Time ngày 9.2.1968
(*) Bunker khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là boong-ke
(*) Bunker khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là boong-ke
Phát Tiến (thực hiện)
Trận đánh đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến II
Với 600.000 quân tham chiến và 81.000 lính tử trận, trận Ardennes được xem là một trong những trận đánh có nhiều thương vong nhất giữa quân Đồng minh và phát xít Đức.
Một chiếc tăng M4 Sherman Mỹ băng qua rừng Ardennes để chặn đà tiến công của phát xít Đức. Ảnh: Life Magazine
|
Mùa thu năm 1944, cục diện chiến trường ở mặt trận phía tây nhanh chóng
chuyển biến theo hướng bất lợi, buộc trùm phát xít Đức Adolf Hitler phải
ra lệnh chủ động tấn công, gây sức ép để Mỹ và Anh phải ký hiệp định hòa bình riêng rẽ, theo Military History.
Bộ tư lệnh tối cao Đức vạch kế hoạch sử dụng xe tăng kết hợp bộ binh nhanh chóng bao vây, chiếm
cảng Antwerp, miền bắc nước Bỉ để chia cắt quân Anh và Mỹ trong khu
vực, khiến Đồng minh mất một cảng hậu cần, tiếp tế cực kỳ quan trọng.
Trong khi phát xít Đức tập kết ba tập đoàn quân ở Ardennes, phía đông nam nước Bỉ,
phe Đồng minh do tướng Dwight D. Eisenhower chỉ huy lại không hề hay
biết các di biến động của quân Đức, khiến họ hoàn toàn bất ngờ khi Đức
mở màn trận đánh Ardennes.
Sáng sớm 16/12/1944, quân đoàn Panzer số 6 của Đức phát động tấn công,
dùng pháo binh bắn phá dữ dội vào các cứ điểm quân Mỹ ở Elsenborn Ridge
và Losheim Gap để đánh thẳng vào Liege. Tuy nhiên, đà tấn công của quân
Đức vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của sư đoàn bộ binh số hai và số 99 của
quân Mỹ, khiến Deitrich buộc phải huy động lực lượng xe tăng tham
chiến.
Đến ngày 17/12, sau sự ngỡ ngàng ban đầu, tướng Eisenhower nhận
định đây là một cuộc tổng tấn công của quân Đức chứ không đơn thuần là
một cuộc tấn công quy mô nhỏ, nên bắt đầu nhanh chóng tăng cường lực
lượng tới khu vực.
Trên mặt trận phía nam, lính Mỹ dưới quyền chỉ huy của chuẩn tướng
Bruce Clarke đã cầm cự kiên cường ở St. Vith nhưng vẫn bị quân đoàn
Panzer số 5 của Đức đẩy lùi, khiến sở chỉ huy của sư đoàn thiết giáp số
10 và sư đoàn đổ bộ đường không số 101 bị bao vây ở Bastogne.
Lính Mỹ phòng thủ trong chiến hào tại rừng Ardennes trong trận Ardennes. Ảnh: Life Magazine
|
Khi chiến sự đang diễn ra ở St. Vith và Bastogne, Eisenhower nhóm họp
với các chỉ huy chiến trường ở Verdun. Nhận thấy đây là một cơ hội để
tiêu diệt quân Đức ở địa hình trống trải, Eisenhower liền ban hành mệnh
lệnh phản công.
Tại Bastogne, lực lượng phòng thủ đã đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân
Đức dù phải chiến đấu trong thời tiết lạnh giá của mùa đông. Dù thiếu
thốn lương thực và đạn dược, chuẩn tướng Anthony McAuliffe vẫn chỉ huy
binh sĩ chiến đấu kiên cường, không đầu hàng theo yêu cần của quân Đức.
Đà phản công của phe Đồng minh được tăng cường nhờ thời tiết tốt, tạo
điều kiện cho các tiêm kích bom tham chiến, trong khi tốc độ tiến công
của xe tăng Đức chậm dần lại vì cạn kiệt nhiên liệu. Tướng von Manteuffel buộc phải xin chỉ thị rút quân nhưng bị Hitler từ chối.
Eisenhower tiếp tục ra lệnh cho các tướng lĩnh thuộc quyền tấn công dồn
ép quân Đức từ cả phía bắc và phía nam, với mục tiêu hội quân ở
Houffalize và giăng bẫy quân Đức. Tuy nhiên, một nhánh lực lượng của Mỹ
tiến công chậm trễ, khiến nhiều quân Đức thoát được sau khi bỏ lại trang
bị và xe tăng.
Để tiếp tục chiến đấu, quân Đức tiếp tục phát động một đợt tấn công lớn
vào ngày 1/1/1945 nhưng bị quân đoàn 7 của Mỹ chặn đứng. Ngày 24/12, quân Đức bị đẩy ra khỏi vùng Ardennes, Thống chế Von Rundstedt cho quân rút lui dần về Berlin một cách có trật tự, chiến dịch tấn công của Đức bị phá sản.
Bản đồ trận đánh Ardennes. Đồ họa: Wikimap
|
Kết thúc Trận đánh Ardennes, Mỹ bị thiệt hại tới 19.000
binh sĩ, số thương vong nặng nề nhất mà họ phải hứng chịu trong một trận
đánh thời kỳ Thế chiến II, nhưng họ đã bảo vệ thành công phòng tuyến
quan trọng trước quân đội phát xít.
Trong khi đó, quân Đức mất 15.652 lính, và lực lượng tăng thiết giáp của
họ hứng chịu tổn thất nặng nề không thể khôi phục được. Sau thất bại
trong trận đánh này, quân Đức không còn khả năng phát động tấn công ở
mặt trận phía Tây.
Tổng cộng đã có 600.000 binh sĩ hai bên tham gia trận đánh, trong đó có
81.000 người thiệt mạng. "Rõ ràng đây là trận đánh lớn nhất, được xem
như một chiến thắng nổi tiếng nhất của Mỹ trong Thế chiến II", cựu thủ
tướng Anh Winston Churchill nhấn mạnh.
Duy Sơn
Nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong kháng chiến chống quân Minh
16/06/2014 - 10:27
Nhận xét
Đăng nhận xét