BIỂU DIỄN GIANG HỒ 1
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dân trí Không hề được ai chỉ dạy, bằng niềm đam mê, 2
anh em ruột tuổi còn rất nhỏ ở tỉnh Khánh Hòa đã thể hiện tài năng chơi
nhạc “cực đỉnh” của mình khiến nhiều người thán phục. Gặp và hiểu gia
cảnh khó khăn của 2 em lại càng khâm phục các em hơn!
Dáng người gầy gò, nhỏ thó, đen nhẻm… nhưng 2 cậu bé lại khiến bất cứ ai cũng phải bất ngờ, khâm phục trước biệt tài chơi nhạc “cực đỉnh” bằng đàn organ và trống điện tử của mình. Người dân thôn Ninh Ích (xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không ai không biết tên tuổi 2 cậu bé. Đó là 2 anh em Huỳnh Phong Bảo (12 tuổi) và Huỳnh Đại Phong (8 tuổi). Hiện Bảo đang học lớp 6 - Trường THCS Phạm Ngũ Lão, còn Phong học lớp 3 - Trường Tiểu học Ninh An.
Cách đây 3 năm, bố 2 cậu bé này bị hành hung dẫn đến thương tật và phải sống cuộc sống thực vật. Từ ngày bố nằm liệt giường, 2 cậu bé lân la đến bên dàn trống điện tử của bố để mày mò chơi (bố 2 em thời thanh niên thường đi chơi nhạc phục vụ đám cưới).
Bà nội và mẹ 2 cậu bé trong hoàn cảnh khốn khó, nhà có người bệnh, nên đã có lúc rất giận dữ vì 2 bé suốt ngày gõ trống khiến mọi người nhức đầu. Chưa hết, có lúc 2 anh em còn lấy trộm các thùng nhựa, can nhựa… từ đống phế liệu thu mua của bà nội mang ra gõ, phối nhạc nhưng chẳng ra nhạc gì nên không ít lần bị đánh đau.
Được một thời gian, có đoàn từ thiện đến thăm bố 2 cậu bé, phát hiện các em thực sự có tài năng âm nhạc nên đã tặng một cây đàn organ. Ước mơ như được chắp cánh, kể từ đó, 2 anh em tự luyện tập, mò mẫm và kỹ năng chơi nhạc ngày càng tiến bộ. Đến nay, các em đã chơi thành thạo hàng chục bản nhạc, chủ yếu là các ca khúc nhạc trẻ đang thịnh hành.
Tài năng chơi nhạc đồn xa, biết gia cảnh khó khăn của 2 bé, nhiều người đã mời 2 cậu bé đi chơi nhạc đám cưới. Không hề thua kém các ban nhạc chuyên nghiệp, 2 em được gia chủ không tiếc lời khen sau những lần “chạy sô”. Tiền công chơi nhạc 2 anh em mang về đưa mẹ thuốc thang cho bố. Tuy nhiên, do bận việc học ở trường nên các em cũng ít nhận lời, chỉ đi chơi đám cưới vào dịp hè.
“Cháu chơi nhạc đám cưới cũng được 3 năm nay rồi. Khi tới đám cưới, họ tổ chức linh đình, nhiều người lớn nhưng không vì thế mà anh em chúng cháu chơi không tốt”, người anh tự tin nói.
Để đệm nằm lòng những bài hát đang thịnh hành hiện nay, 2 cậu bé tải bài hát về điện thoại rồi nghe nhiều lần. “Nếu tập siêng thì 1 đến 2 tiếng là cháu có thể đệm được một bài hát, còn nếu chậm thì một ngày. Bài nào cháu cũng có thể nghe và đệm theo lời được”, cậu bé anh cả nói thêm.
Người em kể rằng, em đam mê chơi trống điện tử nhỏ, đến nay cũng được vài năm. “3 tháng đầu sau khi phối hợp trống - đàn, anh em chúng cháu chơi được mấy chục bài”, cậu em khoe.
Hai cậu bé kể, từ trước tới nay chưa hề tiếp xúc với bất kỳ nhạc cụ nào ngoài đàn organ và trống điện tử. “Khi đi chơi nhạc đám cưới, người hát đúng nhạc thì cháu chơi dễ, nhưng gặp người hát không đúng nhạc, đôi lúc chúng cháu cũng khó đệm”, cậu bé Phong thổ lộ thêm.
Mẹ 2 cậu bé, chị Phan Thị Ngọc Châu (35 tuổi) kể, nếu bố các cháu không nằm liệt giường thì sẽ không có câu chuyện chơi nhạc “đình đám” của 2 cậu con trai ngày hôm nay. “Hồi đó, tôi cũng hay la mắng, đánh đít tụi nhỏ lắm vì chúng suốt ngày gõ chai nhựa nhức đầu. Không ai nghĩ rằng chúng nó mới đó mà nay có thể chững chạc nhanh như thế”, người mẹ tự hào nói.
Được biết, bố của 2 cậu bé được cho là “thần đồng âm nhạc Khánh Hòa” - anh Huỳnh Văn Vũ (35 tuổi), bị 2 cha con người làng đánh trọng thương, dẫn đến “rối loạn tâm thần không biệt định sau chấn thương sọ não”. Vụ án đã được Viện KSND thị xã Ninh Hòa truy tố 2 bị can về tội “cố ý gây thương tích” nhưng phiên tòa hoãn nhiều lần vì nhiều lý do khác nhau.
Ngày 20/10, liên lạc với chị Nguyễn Thị Chiến quê tỉnh Hà Tĩnh là người đỡ đầu cho hai em, được biết, hoàn cảnh của hai anh em Phong và Bảo rất đang thương.
Người anh trai trong clip là Huỳnh Phong Bảo (2005) hiện đang là học sinh lớp 6, trường cấp 2 Phạm Ngũ Lão, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa và em trai là Huỳnh Đại Phong (2008) học sinh lớp 3 trường tiểu học Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Chị Chiến cho biết thêm, bố của hai em là Huỳnh Văn Vũ (1981) cách đây 3 năm bị tai nạn nặng nên đang nằm liệt một chỗ, còn mẹ là Phan Thị Ngọc Châu (1981) bị bệnh tim, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên 2 anh em Phong, Bảo đã là trụ cột trong gia đình từ lúc lên lớp 1, lớp 3.
Chị Phan Thị Ngọc Châu mẹ của hai em cho biết: “Phong biết đánh đàn từ khi lên lớp 1 và Bảo biết từ khi lên lớp 3. Hai anh em nó ngày nào cũng lấy dây chạc kết với dừa, ống bơ, xoong nồi rồi ngồi đánh ra các bản nhạc. Biết con có năng khiếu, nhưng tôi không có điều kiện cho con đi học đàn”.
Cũng theo chị Châu, cách đây 3 năm chồng chị bị tai nạn nằm một chỗ, gia đình khó khăn có một số đoàn từ thiện địa phương đến thăm hỏi, khi thấy 2 cháu có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc nên mua tặng hai cháu các dụng cụ nhạc, trống.
Do còn đang đi học nên hai anh em chỉ đi diễn vào thứ Bảy, Chủ nhật. Số tiền Phong và Bảo kiếm được dùng để bố mẹ chữa bệnh, để nộp tiền học và trang trải cuộc sống cho gia đình.
Ông Mai Văn Dũng – Phó thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa cho biết: “Hoàn cảnh gia đình hai cháu Phong, Bảo rất khó khăn, bố bệnh tật, mẹ bệnh tim. Nhà thiếu thốn trăm bề, 2 cháu tuy còn nhỏ nhưng đã là trụ cột trong gia đình”.
Theo Diễn Kim (Dân Việt
Tài năng âm nhạc
Chúng tôi hẹn Bảo và Phong vào một buổi chiều chủ nhật, khi cả hai anh em đều được nghỉ học ở nhà. Trời mưa tầm tã, căn nhà nhỏ hiện lên giữa cánh đồng hiu hắt ở thôn Ninh Ích, nơi đó là tổ ấm của gia đình Huỳnh Phong Bảo (11 tuổi, học lớp 6 Trường THCS Phạm Ngũ Lão) và Huỳnh Đại Phong (8 tuổi, học lớp 3 Trường Tiểu học Ninh Ích).
Tâm sự về “con đường âm nhạc” của Bảo và Phong, chị Phan Thị Ngọc Châu (35 tuổi) vẫn không hiểu vì sao hai con của mình biết chơi nhạc. Người mẹ đã nửa đời người không ra khỏi cánh đồng lúa, đến chữ còn đọc không thạo nên không thể dạy con về các nốt nhạc. Xung quanh, xóm làng cũng chẳng có ai biết mà chỉ bảo. Vậy mà khoảng năm 2013, khi Bảo học lớp 3, Phong học lớp 1, hai đứa cứ nghe bài hát ở đâu đó là lấy nắp nồi, lon bia, thậm chí một miếng nhựa phế liệu rồi gõ thành bản nhạc khá bài bản. “Hồi đó, các nồi trong nhà bị hai đứa gõ méo hết, tôi phải nạt không cho chúng chơi”, chị Châu nhớ lại.
Bà Huỳnh Thị Tơ, bà nội hai cháu cho biết: “Tôi đi mua phế liệu, cứ về nhà là hai đứa nhặt nhạnh mấy thứ ưng ý, gõ chán rồi mới trả cho bà đi bán”. Những “giàn trống” được anh em Bảo thiết kế nay đã không còn, nhưng như để chứng minh cho lời mẹ và nội kể, Bảo kéo chiếc bàn nhựa về phía mình rồi gõ thành một bản nhạc vui tai, cuốn hút.
Một ngày cuối năm 2014, một số người đến thăm ba của hai em đang nằm liệt giường. Thấy Bảo và Phong ngồi ở góc sân dùng gậy đánh vào những lon bia, nắp nồi, hộp nhựa như những tay chơi nhạc chuyên nghiệp nên đã cảm động góp tiền mua cho hai anh em cây đàn organ và bộ trống. Dù chưa hề học âm nhạc, chưa từng tiếp xúc với cây đàn, bộ trống lần nào nhưng chỉ mất vài ngày mày mò, Bảo và Phong đã đánh thạo, rồi luyện đủ các bài hát, điệu nhạc. “Con có thể đánh được các điệu bolero, rock, disco… nhưng không phải bài nào con cũng chơi được; cũng có khi chơi nốt đó chưa đúng lắm vì không được học gì cả. Đi biểu diễn, nhiều người hỏi con có biết gì về âm nhạc không, con trả lời là biết các nốt đồ, rê, mi, pha, son, la… Tên mấy nốt đó do con nghe họ nói nên nói lại thôi”, Bảo hồn nhiên cho biết.
Đi diễn nuôi cha mẹ
Trong căn nhà lụp xụp chừng 30m2, chỉ có một phòng ngủ chưa được tô trát, chị Châu mắc chiếc võng ngay cạnh giường của 3 mẹ con để anh Huỳnh Văn Vũ nằm, tiện cho việc chăm sóc anh. Anh Vũ bị chấn thương sọ não và sống thực vật từ 3 năm nay! Kể về câu chuyện đau buồn này, bà Tơ ngậm ngùi nhớ lại: “Hồi đó, vợ chồng thằng Vũ xây nhà ở bên kia cánh đồng, nhưng hàng xóm hay gây sự, cãi cọ. Tôi thấy không ổn nên cho vợ chồng nó miếng đất này, xây tạm căn nhà để ở. Chuyển về đây xong thì xảy ra chuyện đau lòng. Hôm đó, thằng Vũ đi làm thợ hồ về rồi ra ruộng lấy nước. Không biết cãi qua cãi lại gì mà nhà kia dùng cây sắt, gạch đánh nó bất tỉnh. Tôi và vợ nó gọi xe chở đi bệnh viện nhưng chỉ cứu được tính mạng, giờ nó như người thực vật”. Quẹt dòng nước mắt lăn dài trên gò má đen sạm, bà Tơ nghẹn ngào: “ Cũng may đời còn có thằng Bảo, thằng Phong”.
Gia đình chị Châu vốn rất nghèo, sau khi anh Vũ bị tai nạn thì càng khánh kiệt hơn. Bao nhiêu tiền của ra đi, vay mượn khắp nơi. Chị Châu bị bệnh tim bẩm sinh nên không làm được việc nặng, chỉ quanh quẩn với 3 sào ruộng ngay trước nhà. Các khoản chi tiêu trong gia đình hiện nay chủ yếu do anh em Bảo, Phong mang về. Khi chúng tôi đến nhà, có một tiệc liên hoan ở xóm bên muốn thuê “ban nhạc nhí” này biểu diễn nhưng đường đi lại quá khó khăn vì trời mưa, nên hai anh em từ chối.
Từ ngày có bộ đàn, trống chuyên nghiệp, hai anh em được nhiều người mời đi diễn ở các đám cưới, liên hoan, sinh nhật, quán cà phê. Lúc đầu chỉ diễn quanh xóm, sau đó tiếng lành đồn xa, nhiều đám tiệc ở tận Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) hay ở Ninh Đa, Ninh Giang (Ninh Hòa)… cũng gọi hai anh em đến diễn. Nhiều tiệc họ yêu cầu hát, Bảo và Phong cũng hát luôn. Mỗi lần đi diễn ở đâu đều có mẹ hoặc bà nội đi theo. “Diễn xong, họ cho bao nhiêu con nhận bấy nhiêu. Có người cho vài trăm ngàn đồng, có người thương, khen hay cho đến vài triệu đồng”, Bảo cho biết.
Ôm hai đứa con vào lòng, chị Châu cho biết: “Mấy tháng hè, tuần nào hai đứa cũng được vài show diễn; thời điểm này cũng có người gọi nhưng ít dám nhận vì sợ ảnh hưởng tới việc học. Tuy nhiên, lâu lâu nhà hết gạo, tôi cũng xin cô giáo cho nghỉ một buổi để hai anh em đi diễn. Nhờ có hai đứa chứ ba nó nằm đó, tôi thì đau ốm suốt, đâu làm được gì ra tiền”.
Mơ ước…
Mơ ước của hai anh em là có tiền để đi học nhạc bài bản, phát huy khả năng của mình; đồng thời tích cóp để mua một bộ đàn, trống hiện đại hơn bởi bộ này đã quá cũ, thường xuyên hư hỏng. Nhưng ước mơ của Bảo và Phong chưa biết khi nào thành hiện thực, bởi cứ tiết kiệm được vài trăm nghìn đồng thì cây đàn và bộ trống hoặc bộ âm ly trục trặc…
Bà Tơ cho biết, cứ hư hỏng gì là hai đứa ghi ra tờ giấy rồi đưa tiền cho bà đi mua rồi về hai anh em tự mày mò sửa chữa. “Có lần cái giậm chân ở bộ trống bị kẹt, thế là nó tự thiết kế rồi bảo tôi cầm ra chú thợ hàn đầu xóm yêu cầu hàn đúng như Bảo chỉ. Chú thợ hàn tốt bụng còn bảo, từ nay hai đứa hàn cái gì thì cứ mang ra đây tôi hàn miễn phí đến năm tụi nó 18 tuổi”, bà Tơ kể lại.
Mới đây, một người quen cho Bảo một chiếc smartphone cũ. Thế là Bảo mày mò, lập trang facebook quảng cáo về “dịch vụ ca nhạc” của hai anh em. Nhìn hai đứa con hồn nhiên đang tuổi ăn tuổi học mà phải đi kiếm sống nuôi gia đình, chị Châu không cầm được lòng: “Cứ có thời gian rảnh là anh em nó ôm lấy cây đàn, bộ trống. Anh em chỉ cho nhau rồi phối hợp với nhau đủ các điệu nhạc. Tôi biết các cháu có chút năng khiếu, có đam mê âm nhạc, nhưng ngặt nỗi gia đình quá khó khăn, không có điều kiện để các cháu học hành bài bản”.
Nhìn nụ cười hồn nhiên của Bảo và Phong cùng những động tác say sưa khi chơi nhạc, chúng tôi nghĩ, giá như hai em được học nhạc bài bản, giá như có mạnh thường quân giúp hai cháu mua bộ đàn - trống mới hơn, giá như gia đình chị Châu không nghèo khổ đến thế…
VĂN KỲ
Màn biểu diễn TUYỆT VỜI của nghệ sĩ guitar đường phố
Gặp 2 anh em nghèo chơi nhạc cực đỉnh gây bão cộng đồng mạng
Dân trí Không hề được ai chỉ dạy, bằng niềm đam mê, 2
anh em ruột tuổi còn rất nhỏ ở tỉnh Khánh Hòa đã thể hiện tài năng chơi
nhạc “cực đỉnh” của mình khiến nhiều người thán phục. Gặp và hiểu gia
cảnh khó khăn của 2 em lại càng khâm phục các em hơn!
>> Clip hai cậu bé nghèo chơi nhạc điệu nghệ "gây bão" trên mạng
Video tạm dừng
Hai anh em nghèo chơi bài "Vùng trời bình yên".
Dáng người gầy gò, nhỏ thó, đen nhẻm… nhưng 2 cậu bé lại khiến bất cứ ai cũng phải bất ngờ, khâm phục trước biệt tài chơi nhạc “cực đỉnh” bằng đàn organ và trống điện tử của mình. Người dân thôn Ninh Ích (xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không ai không biết tên tuổi 2 cậu bé. Đó là 2 anh em Huỳnh Phong Bảo (12 tuổi) và Huỳnh Đại Phong (8 tuổi). Hiện Bảo đang học lớp 6 - Trường THCS Phạm Ngũ Lão, còn Phong học lớp 3 - Trường Tiểu học Ninh An.
Cách đây 3 năm, bố 2 cậu bé này bị hành hung dẫn đến thương tật và phải sống cuộc sống thực vật. Từ ngày bố nằm liệt giường, 2 cậu bé lân la đến bên dàn trống điện tử của bố để mày mò chơi (bố 2 em thời thanh niên thường đi chơi nhạc phục vụ đám cưới).
Bà nội và mẹ 2 cậu bé trong hoàn cảnh khốn khó, nhà có người bệnh, nên đã có lúc rất giận dữ vì 2 bé suốt ngày gõ trống khiến mọi người nhức đầu. Chưa hết, có lúc 2 anh em còn lấy trộm các thùng nhựa, can nhựa… từ đống phế liệu thu mua của bà nội mang ra gõ, phối nhạc nhưng chẳng ra nhạc gì nên không ít lần bị đánh đau.
Được một thời gian, có đoàn từ thiện đến thăm bố 2 cậu bé, phát hiện các em thực sự có tài năng âm nhạc nên đã tặng một cây đàn organ. Ước mơ như được chắp cánh, kể từ đó, 2 anh em tự luyện tập, mò mẫm và kỹ năng chơi nhạc ngày càng tiến bộ. Đến nay, các em đã chơi thành thạo hàng chục bản nhạc, chủ yếu là các ca khúc nhạc trẻ đang thịnh hành.
Hai anh em Bảo và Phong phát huy tài năng chơi nhạc trong hoàn cảnh khốn khó.
Video tạm dừng
2 anh em nghèo đệm bài "Lời của gió"
Tài năng chơi nhạc đồn xa, biết gia cảnh khó khăn của 2 bé, nhiều người đã mời 2 cậu bé đi chơi nhạc đám cưới. Không hề thua kém các ban nhạc chuyên nghiệp, 2 em được gia chủ không tiếc lời khen sau những lần “chạy sô”. Tiền công chơi nhạc 2 anh em mang về đưa mẹ thuốc thang cho bố. Tuy nhiên, do bận việc học ở trường nên các em cũng ít nhận lời, chỉ đi chơi đám cưới vào dịp hè.
“Cháu chơi nhạc đám cưới cũng được 3 năm nay rồi. Khi tới đám cưới, họ tổ chức linh đình, nhiều người lớn nhưng không vì thế mà anh em chúng cháu chơi không tốt”, người anh tự tin nói.
Để đệm nằm lòng những bài hát đang thịnh hành hiện nay, 2 cậu bé tải bài hát về điện thoại rồi nghe nhiều lần. “Nếu tập siêng thì 1 đến 2 tiếng là cháu có thể đệm được một bài hát, còn nếu chậm thì một ngày. Bài nào cháu cũng có thể nghe và đệm theo lời được”, cậu bé anh cả nói thêm.
Người em kể rằng, em đam mê chơi trống điện tử nhỏ, đến nay cũng được vài năm. “3 tháng đầu sau khi phối hợp trống - đàn, anh em chúng cháu chơi được mấy chục bài”, cậu em khoe.
Hai cậu bé kể, từ trước tới nay chưa hề tiếp xúc với bất kỳ nhạc cụ nào ngoài đàn organ và trống điện tử. “Khi đi chơi nhạc đám cưới, người hát đúng nhạc thì cháu chơi dễ, nhưng gặp người hát không đúng nhạc, đôi lúc chúng cháu cũng khó đệm”, cậu bé Phong thổ lộ thêm.
Chị Phan Thị Ngọc Châu, mẹ
của 2 cậu bé chơi nhạc cực đỉnh ở Khánh Hòa, buồn vì gia cảnh khó khăn,
các con không có điều kiện phát huy tài năng.
2 cậu bé nghèo đệm ca khúc "Chân Tình"
Mẹ 2 cậu bé, chị Phan Thị Ngọc Châu (35 tuổi) kể, nếu bố các cháu không nằm liệt giường thì sẽ không có câu chuyện chơi nhạc “đình đám” của 2 cậu con trai ngày hôm nay. “Hồi đó, tôi cũng hay la mắng, đánh đít tụi nhỏ lắm vì chúng suốt ngày gõ chai nhựa nhức đầu. Không ai nghĩ rằng chúng nó mới đó mà nay có thể chững chạc nhanh như thế”, người mẹ tự hào nói.
Được biết, bố của 2 cậu bé được cho là “thần đồng âm nhạc Khánh Hòa” - anh Huỳnh Văn Vũ (35 tuổi), bị 2 cha con người làng đánh trọng thương, dẫn đến “rối loạn tâm thần không biệt định sau chấn thương sọ não”. Vụ án đã được Viện KSND thị xã Ninh Hòa truy tố 2 bị can về tội “cố ý gây thương tích” nhưng phiên tòa hoãn nhiều lần vì nhiều lý do khác nhau.
Thủy Nguyên
Nghe Hoài Không Chán | Ngựa Hoang - Nhạc Sống Anh Em Phong Bảo Khánh Hòa
Anh em phụ hồ chơi nhạc thuê ở đám cưới gây xúc động
Phong Bảo, Đại Phong khiến khán giả cuộc thi "Mặt trời bé con" cảm mến vì khả năng chơi nhạc và nỗ lực vượt khó trong cuộc sống.
Tập hai cuộc thi Mặt trời bé con (Little big shots) phát tối 16/9. Hai anh em Phong Bảo (12 tuổi) và Đại Phong (8 tuổi), đến từ Khánh Hòa, là thí sinh.
* Anh em Phong Bảo, Đại Phong đệm đàn, đánh trống
Phong Bảo và Đại Phong kể lúc trước cha hai bé đánh trống ở đám
cưới và phụ hồ, nhưng hiện bị bệnh, nằm liệt một chỗ và mất khả năng lao
động hơn bốn năm qua. Mẹ các em bệnh tim nên chỉ đi chăn bò thuê. Từ
nhỏ, hai anh em đã phụ giúp mẹ làm việc nhà. Bên cạnh việc đi học, hai
anh em làm lúa mướn và phụ hồ.
Không được ba dạy chơi nhạc, vì đam mê, hai anh em đã lượm những đồ phế liệu như lon nước, xoong nồi... rồi tự gõ chơi. Phong Bảo có thể chơi guitar bass, guitar điện, organ và trống. Đại Phong biết chơi organ và trống. Từ khả năng sử dụng nhiều nhạc cụ, hai anh em đã đi chơi nhạc thuê tại các đám cưới, quán cà phê, buổi tiệc tùng để kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Không được ba dạy chơi nhạc, vì đam mê, hai anh em đã lượm những đồ phế liệu như lon nước, xoong nồi... rồi tự gõ chơi. Phong Bảo có thể chơi guitar bass, guitar điện, organ và trống. Đại Phong biết chơi organ và trống. Từ khả năng sử dụng nhiều nhạc cụ, hai anh em đã đi chơi nhạc thuê tại các đám cưới, quán cà phê, buổi tiệc tùng để kiếm tiền phụ giúp gia đình.
MC Lại Văn Sâm bên hai bé Phong Bảo, Đại Phong.
|
MC Lại Văn Sâm cho biết anh vừa nhận được hai tháng lương hưu đầu
tiên và đang suy nghĩ sẽ làm gì với số tiền này. "Bác sẽ tặng cho hai
cháu hai tháng lương hưu đầu tiên của bác. Mong các cháu vui vẻ nhận. Nó
không nhiều đâu nhưng đó là tấm lòng của bác", MC kỳ cựu chia sẻ.
Trong tiết mục của chương trình, Phong Bảo và Đại Phong đệm đàn, đánh trống cho ca sĩ Quốc Thiên hát bài Tình cha (Ngọc Sơn sáng tác). Cảm mến tài năng của thí sinh, ca sĩ Quốc Thiên tặng hai em tiền thù lao anh nhận được từ chương trình.
Tam Kỳ
Song Tấu Guitar Organ - 2 Anh Em Huỳnh Phong Bảo Nhí Khánh Hòa
Hai anh em chơi nhạc đám cưới nuôi bố tật nguyền, mẹ bệnh tim
Thứ Bảy, ngày 22/10/2016 00:30 AM (GMT+7)
Thời gian gần đây, nhiều trang mạng xã hội xuất hiện một số clip mang
tên “Phong Bảo” với những bản nhạc phục vụ đám cưới lay động cư dân
mạng, phía sau những bản nhạc ấy là những số phận đặc biệt.
Gia đình của Phong, Bảo đang gặp nhiều khó khăn.
Xuất hiện trong những clip là hình ảnh của hai em bé, da ngăm đen và
ngôi nhà xập xệ, nghèo nàn. Tuy nhiên, những bản nhạc của hai anh em
chơi lại rất hay và lay động lòng người. Nhiều người chia sẻ, bình luận
khen ngợi và cho biết sẽ giúp đỡ hai em.Ngày 20/10, liên lạc với chị Nguyễn Thị Chiến quê tỉnh Hà Tĩnh là người đỡ đầu cho hai em, được biết, hoàn cảnh của hai anh em Phong và Bảo rất đang thương.
Người anh trai trong clip là Huỳnh Phong Bảo (2005) hiện đang là học sinh lớp 6, trường cấp 2 Phạm Ngũ Lão, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa và em trai là Huỳnh Đại Phong (2008) học sinh lớp 3 trường tiểu học Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Chị Chiến cho biết thêm, bố của hai em là Huỳnh Văn Vũ (1981) cách đây 3 năm bị tai nạn nặng nên đang nằm liệt một chỗ, còn mẹ là Phan Thị Ngọc Châu (1981) bị bệnh tim, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên 2 anh em Phong, Bảo đã là trụ cột trong gia đình từ lúc lên lớp 1, lớp 3.
Chị Phan Thị Ngọc Châu mẹ của hai em cho biết: “Phong biết đánh đàn từ khi lên lớp 1 và Bảo biết từ khi lên lớp 3. Hai anh em nó ngày nào cũng lấy dây chạc kết với dừa, ống bơ, xoong nồi rồi ngồi đánh ra các bản nhạc. Biết con có năng khiếu, nhưng tôi không có điều kiện cho con đi học đàn”.
Cũng theo chị Châu, cách đây 3 năm chồng chị bị tai nạn nằm một chỗ, gia đình khó khăn có một số đoàn từ thiện địa phương đến thăm hỏi, khi thấy 2 cháu có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc nên mua tặng hai cháu các dụng cụ nhạc, trống.
Hai anh em Phong, Bảo sống dưới mái nhà xập xệ.
Điều đặc biệt, từ ngày có trống, có đàn anh em Phong, Bảo tự mày mò,
kết hợp với nhau và chưa được đi học một lớp đàn nhạc nào. Sau khi có
đàn, trống, hai anh em được người dân thương “mời” đi đánh nhạc
cưới. Dần dần, tiếng lành đồn xa, anh em Phong Bảo được rất nhiều người
tin tưởng gọi chạy show.Do còn đang đi học nên hai anh em chỉ đi diễn vào thứ Bảy, Chủ nhật. Số tiền Phong và Bảo kiếm được dùng để bố mẹ chữa bệnh, để nộp tiền học và trang trải cuộc sống cho gia đình.
Ông Mai Văn Dũng – Phó thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa cho biết: “Hoàn cảnh gia đình hai cháu Phong, Bảo rất khó khăn, bố bệnh tật, mẹ bệnh tim. Nhà thiếu thốn trăm bề, 2 cháu tuy còn nhỏ nhưng đã là trụ cột trong gia đình”.
Clip: Những bản nhạc tự biên tự diễn của 2 anh em Phong Bảo
Organ Guitar Áo mới Cà mau - 2 Anh Em Huỳnh Phong Bảo Nhí Khánh Hòa
Cung đàn cho mẹ, nhịp trống cho cha
Thứ Ba, 25/10/2016, 23:24 [GMT+7]
Tuy không qua trường
lớp đào tạo nào nhưng tên tuổi của Huỳnh Phong Bảo và Huỳnh Đại Phong ở
thôn Ninh Ích (xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) được nhiều người
biết đến. Dù tuổi còn rất nhỏ nhưng hai em đã trở thành trụ cột của gia
đình, nuôi bố mẹ bệnh tật nhờ chơi nhạc...
Tài năng âm nhạc
Chúng tôi hẹn Bảo và Phong vào một buổi chiều chủ nhật, khi cả hai anh em đều được nghỉ học ở nhà. Trời mưa tầm tã, căn nhà nhỏ hiện lên giữa cánh đồng hiu hắt ở thôn Ninh Ích, nơi đó là tổ ấm của gia đình Huỳnh Phong Bảo (11 tuổi, học lớp 6 Trường THCS Phạm Ngũ Lão) và Huỳnh Đại Phong (8 tuổi, học lớp 3 Trường Tiểu học Ninh Ích).
Phong mới 8 tuổi nhưng đã chơi trống rất điệu nghệ từ hơn một năm nay |
Tâm sự về “con đường âm nhạc” của Bảo và Phong, chị Phan Thị Ngọc Châu (35 tuổi) vẫn không hiểu vì sao hai con của mình biết chơi nhạc. Người mẹ đã nửa đời người không ra khỏi cánh đồng lúa, đến chữ còn đọc không thạo nên không thể dạy con về các nốt nhạc. Xung quanh, xóm làng cũng chẳng có ai biết mà chỉ bảo. Vậy mà khoảng năm 2013, khi Bảo học lớp 3, Phong học lớp 1, hai đứa cứ nghe bài hát ở đâu đó là lấy nắp nồi, lon bia, thậm chí một miếng nhựa phế liệu rồi gõ thành bản nhạc khá bài bản. “Hồi đó, các nồi trong nhà bị hai đứa gõ méo hết, tôi phải nạt không cho chúng chơi”, chị Châu nhớ lại.
Bà Huỳnh Thị Tơ, bà nội hai cháu cho biết: “Tôi đi mua phế liệu, cứ về nhà là hai đứa nhặt nhạnh mấy thứ ưng ý, gõ chán rồi mới trả cho bà đi bán”. Những “giàn trống” được anh em Bảo thiết kế nay đã không còn, nhưng như để chứng minh cho lời mẹ và nội kể, Bảo kéo chiếc bàn nhựa về phía mình rồi gõ thành một bản nhạc vui tai, cuốn hút.
Bảo chơi đàn, Phong chơi trống trong căn nhà cấp 4 lụp xụp |
Một ngày cuối năm 2014, một số người đến thăm ba của hai em đang nằm liệt giường. Thấy Bảo và Phong ngồi ở góc sân dùng gậy đánh vào những lon bia, nắp nồi, hộp nhựa như những tay chơi nhạc chuyên nghiệp nên đã cảm động góp tiền mua cho hai anh em cây đàn organ và bộ trống. Dù chưa hề học âm nhạc, chưa từng tiếp xúc với cây đàn, bộ trống lần nào nhưng chỉ mất vài ngày mày mò, Bảo và Phong đã đánh thạo, rồi luyện đủ các bài hát, điệu nhạc. “Con có thể đánh được các điệu bolero, rock, disco… nhưng không phải bài nào con cũng chơi được; cũng có khi chơi nốt đó chưa đúng lắm vì không được học gì cả. Đi biểu diễn, nhiều người hỏi con có biết gì về âm nhạc không, con trả lời là biết các nốt đồ, rê, mi, pha, son, la… Tên mấy nốt đó do con nghe họ nói nên nói lại thôi”, Bảo hồn nhiên cho biết.
Đi diễn nuôi cha mẹ
Trong căn nhà lụp xụp chừng 30m2, chỉ có một phòng ngủ chưa được tô trát, chị Châu mắc chiếc võng ngay cạnh giường của 3 mẹ con để anh Huỳnh Văn Vũ nằm, tiện cho việc chăm sóc anh. Anh Vũ bị chấn thương sọ não và sống thực vật từ 3 năm nay! Kể về câu chuyện đau buồn này, bà Tơ ngậm ngùi nhớ lại: “Hồi đó, vợ chồng thằng Vũ xây nhà ở bên kia cánh đồng, nhưng hàng xóm hay gây sự, cãi cọ. Tôi thấy không ổn nên cho vợ chồng nó miếng đất này, xây tạm căn nhà để ở. Chuyển về đây xong thì xảy ra chuyện đau lòng. Hôm đó, thằng Vũ đi làm thợ hồ về rồi ra ruộng lấy nước. Không biết cãi qua cãi lại gì mà nhà kia dùng cây sắt, gạch đánh nó bất tỉnh. Tôi và vợ nó gọi xe chở đi bệnh viện nhưng chỉ cứu được tính mạng, giờ nó như người thực vật”. Quẹt dòng nước mắt lăn dài trên gò má đen sạm, bà Tơ nghẹn ngào: “ Cũng may đời còn có thằng Bảo, thằng Phong”.
Bảo và Phong chơi nhạc nuôi người cha sống thực vật |
Gia đình chị Châu vốn rất nghèo, sau khi anh Vũ bị tai nạn thì càng khánh kiệt hơn. Bao nhiêu tiền của ra đi, vay mượn khắp nơi. Chị Châu bị bệnh tim bẩm sinh nên không làm được việc nặng, chỉ quanh quẩn với 3 sào ruộng ngay trước nhà. Các khoản chi tiêu trong gia đình hiện nay chủ yếu do anh em Bảo, Phong mang về. Khi chúng tôi đến nhà, có một tiệc liên hoan ở xóm bên muốn thuê “ban nhạc nhí” này biểu diễn nhưng đường đi lại quá khó khăn vì trời mưa, nên hai anh em từ chối.
Từ ngày có bộ đàn, trống chuyên nghiệp, hai anh em được nhiều người mời đi diễn ở các đám cưới, liên hoan, sinh nhật, quán cà phê. Lúc đầu chỉ diễn quanh xóm, sau đó tiếng lành đồn xa, nhiều đám tiệc ở tận Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) hay ở Ninh Đa, Ninh Giang (Ninh Hòa)… cũng gọi hai anh em đến diễn. Nhiều tiệc họ yêu cầu hát, Bảo và Phong cũng hát luôn. Mỗi lần đi diễn ở đâu đều có mẹ hoặc bà nội đi theo. “Diễn xong, họ cho bao nhiêu con nhận bấy nhiêu. Có người cho vài trăm ngàn đồng, có người thương, khen hay cho đến vài triệu đồng”, Bảo cho biết.
Bộ phận giậm chân của bộ trống bị hỏng đã được anh em Bảo và Phong thiết kế lại khá ngộ nghĩnh |
Ôm hai đứa con vào lòng, chị Châu cho biết: “Mấy tháng hè, tuần nào hai đứa cũng được vài show diễn; thời điểm này cũng có người gọi nhưng ít dám nhận vì sợ ảnh hưởng tới việc học. Tuy nhiên, lâu lâu nhà hết gạo, tôi cũng xin cô giáo cho nghỉ một buổi để hai anh em đi diễn. Nhờ có hai đứa chứ ba nó nằm đó, tôi thì đau ốm suốt, đâu làm được gì ra tiền”.
Mơ ước…
Mơ ước của hai anh em là có tiền để đi học nhạc bài bản, phát huy khả năng của mình; đồng thời tích cóp để mua một bộ đàn, trống hiện đại hơn bởi bộ này đã quá cũ, thường xuyên hư hỏng. Nhưng ước mơ của Bảo và Phong chưa biết khi nào thành hiện thực, bởi cứ tiết kiệm được vài trăm nghìn đồng thì cây đàn và bộ trống hoặc bộ âm ly trục trặc…
Bà Tơ cho biết, cứ hư hỏng gì là hai đứa ghi ra tờ giấy rồi đưa tiền cho bà đi mua rồi về hai anh em tự mày mò sửa chữa. “Có lần cái giậm chân ở bộ trống bị kẹt, thế là nó tự thiết kế rồi bảo tôi cầm ra chú thợ hàn đầu xóm yêu cầu hàn đúng như Bảo chỉ. Chú thợ hàn tốt bụng còn bảo, từ nay hai đứa hàn cái gì thì cứ mang ra đây tôi hàn miễn phí đến năm tụi nó 18 tuổi”, bà Tơ kể lại.
Mới đây, một người quen cho Bảo một chiếc smartphone cũ. Thế là Bảo mày mò, lập trang facebook quảng cáo về “dịch vụ ca nhạc” của hai anh em. Nhìn hai đứa con hồn nhiên đang tuổi ăn tuổi học mà phải đi kiếm sống nuôi gia đình, chị Châu không cầm được lòng: “Cứ có thời gian rảnh là anh em nó ôm lấy cây đàn, bộ trống. Anh em chỉ cho nhau rồi phối hợp với nhau đủ các điệu nhạc. Tôi biết các cháu có chút năng khiếu, có đam mê âm nhạc, nhưng ngặt nỗi gia đình quá khó khăn, không có điều kiện để các cháu học hành bài bản”.
Nhìn nụ cười hồn nhiên của Bảo và Phong cùng những động tác say sưa khi chơi nhạc, chúng tôi nghĩ, giá như hai em được học nhạc bài bản, giá như có mạnh thường quân giúp hai cháu mua bộ đàn - trống mới hơn, giá như gia đình chị Châu không nghèo khổ đến thế…
VĂN KỲ
truyền hình phát sóng về gia cảnh khốn đốn của hai thần đồng âm nhạc việt .-'' TIN TUC GIAI TRI''
truyền hình phát sóng về gia cảnh khốn đốn của hai thần đồng âm nhạc
việt .-'' TIN TUC GIAI TRI''Tin tức giải trí là kênh chuyên tổng hợp các
Video hot nhất hiện nay. Hãy bấm nút "Đăng ký" để không bỏ lỡ qua các
Video hay nhất trên kênh của chúng tôi.https://www.youtube.com/channel/UCicx...
Nhận xét
Đăng nhận xét