HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 53
(ĐC sưu tầm trên NET)
+ Ngũ vị hương: 1 gói
+ Mật ong nguyên chất: 20ml
+ Gia vị: mắm, bột canh, bột nêm, đường, dầu ăn.
+ Hành khô, tỏi khô, sả.
Bước 2: Trộn nguyên liệu ở bước 1 cùng với 2 thìa bột ngũ vị hương và 2 thìa mật ướp thịt cò. Dùng bao tay xoa đều khắp miếng thịt, thoa vào trong cả phần bụng. Sau đó cho thịt cò vào một cái bát to, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín, rồi cho vào tủ lạnh ướp khoảng 3 tiếng. Ướp như vậy gia vị sẽ ngấm hơn, khi nướng thịt cò sẽ mềm, ngọt, đậm vị hơn rất nhiều.
Bước 3: Bỏ thịt trong tủ lạnh ra, để khoảng 30 phút cho đỡ lạnh. Bạn có thể quay thịt trên than hoa, bỏ rán trong chảo dầu hoặc quay bằng lò vi sóng. Cách đơn giản nhất là bạn cho vào chảo rán. Bạn đổ ngập nửa chảo dầu, đợi dầu nóng thì cho thịt cò vào rán vàng.
Bước 4: Cho thịt ra đĩa, trình bày và thưởng thức.
– Măng tươi từ 5 đến 6 củ
– 500ml nước dùng
– Gia vị: bột canh, mì chính, hành tây, hạt tiêu
Bước 2: Măng ngâm sạch với nước muối, có thể ngâm qua đêm để hết bị mùi. Rồi sau đó thái nhỏ thành từng lát vừa ăn.
Bước 3: Cho thịt cò vào nồi đảo cho săn lại, rồi sau đó tiếp tục cho măng vào đảo cùng cho đến khi măng mềm, nêm nếm gia vị để món ăn trở nên vừa miệng hơn. Đổ một chút nước dùng rồi đun cho đến khi thịt cò chín hẳn.
Bước 4: Đun khoảng tầm 3 đến 4 phút rồi sau đó cho hành tây vào là xong. Món thịt cò xáo măng rất thích hợp ăn với cơm hoặc ăn cùng với bún cũng rất ngon miệng.
Đoàn Xuân
Nguyên liệu làm thịt cò xáo măng
– 5 đến 6 con cò béo có phần thịt ức nhiều
– Măng tươi từ 5 đến 6 củ
– 500ml nước dùng
– Gia vị: bột canh, mì chính, hành tây, hạt tiêu
Các bước chế biến thịt cò xáo măng
Bước 1: Sơ chế phần thịt cò như trên rồi sau đó chặt nhỏ miếng vừa ăn, ướp với một chút gia vị rồi để nghỉ tầm 10 phút.
Bước 2: Măng ngâm sạch với nước muối, có thể ngâm qua đêm để hết bị mùi. Rồi sau đó thái nhỏ thành từng lát vừa ăn.
Bước 3: Cho thịt cò vào nồi đảo cho săn lại, rồi sau đó tiếp tục cho măng vào đảo cùng cho đến khi măng mềm, nêm nếm gia vị để món ăn trở nên vừa miệng hơn. Đổ một chút nước dùng rồi đun cho đến khi thịt cò chín hẳn.
Bước 4: Đun khoảng tầm 3 đến 4 phút rồi sau đó cho hành tây vào là xong. Món thịt cò xáo măng rất thích hợp ăn với cơm hoặc ăn cùng với bún cũng rất ngon miệng.
Cách Bẫy Cò Bằng Bẫy Đạp Rất Hiệu Quả
Chúng tôi đã có một ngày đi bẫy cò rất thú vị vì đã bẫy được hai con cò cùng một lúc
Cò Nướng Lu | Cò Quay Lu (Độc Cô Cò Bại ) || Cò Núp Lu - Món Ăn Nhậu Dân Dã Miền Tây
Cò Nướng Lu | Cò Quay Lu (Độc Cô Cò Bại ) || Cò Núp Lu - Món Ăn Nhậu Dân
Dã Miền Tây
Cò ở trong nhiều khu vực và có xu hướng sống trong môi trường khô
hơn.Nhiều loài cò có lối sống khá tự do, chúng đang thường xuyên di cư
từ những vùng đô thị đến vùng nông thôn, đồng quê. Cò ăn ếch, cá, côn
trùng, giun đất nhỏ, các con chim nhỏ và động vật có vú. Cò được chế
biến thành nhiều món ăn ngon như Cò Nướng Lu, Cò Quay Lu
Cách làm
Hướng dẫn cách chế biến thịt cò đủ món siêu ngon, siêu hấp dẫn
Cách chế biến thịt cò với nhiều món khác nhau, mỗi món lại có một hương vị đặc trưng riêng sẽ luôn làm mới thực đơn trong bữa cơm gia đình và không bao giờ bị chán.
Chuyên mục [Ẩn]
Tản mạn về thịt cò
Thịt cò vốn là đặc sản của vùng Quảng
Xương – Thanh Hóa, chỉ đơn giản từ phần thịt cò mà chế biến ra được rất
nhiều món ăn với nhiều cách chế biến khác nhau.
Làm thịt cò cũng cần phải có sự khéo
léo, nếu không thịt cò sẽ rất tanh, khi làm thịt cần phải nhổ sạch lông
rồi sau đó cho lên bếp thui với rơm nếp để phần thịt cò thơm đặc trưng
mùi khói, hơn hết là những phần lông tơ sẽ sạch hơn.
Cách làm
thịt cò chỉ đòi hỏi cao hơn trong giai đoạn làm thịt, còn đâu để chế
biến thành nhiều món khác nhau rất đơn giản mà vẫn vô cùng bổ dưỡng, độc
đáo cho bữa ăn gia đình. Còn chần chừ gì nữa hãy theo chân Jamja Blog bỏ túi thêm nhiều món ăn mới thôi!
Cách chế biến thịt cò nướng thơm ngon
Một cách chế biến thịt cò không thể bỏ qua đó là có nướng (hoặc cò quay). Phần thịt không bị khô mà rất mềm, thơm ngậy. Phần da bên ngoài phủ lớp mật ong vàng óng, chỉ nhìn thôi cũng thấy chảy cả nước miếng rồi. Vậy còn chần chừ gì nữa, bắt tay ngay vào thực hiện nào.Nguyên liệu làm thịt cò nướng
+ Thịt cò đã làm sạch: 5 con+ Ngũ vị hương: 1 gói
+ Mật ong nguyên chất: 20ml
+ Gia vị: mắm, bột canh, bột nêm, đường, dầu ăn.
+ Hành khô, tỏi khô, sả.
Cách làm thịt cò nướng
Bước 1: Hành, tỏi, sả bạn bóc vỏ rồi băm thật nhỏ. Thịt cò mổ đôi, rửa sạch rồi để cho ráo nước.Bước 2: Trộn nguyên liệu ở bước 1 cùng với 2 thìa bột ngũ vị hương và 2 thìa mật ướp thịt cò. Dùng bao tay xoa đều khắp miếng thịt, thoa vào trong cả phần bụng. Sau đó cho thịt cò vào một cái bát to, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín, rồi cho vào tủ lạnh ướp khoảng 3 tiếng. Ướp như vậy gia vị sẽ ngấm hơn, khi nướng thịt cò sẽ mềm, ngọt, đậm vị hơn rất nhiều.
Bước 3: Bỏ thịt trong tủ lạnh ra, để khoảng 30 phút cho đỡ lạnh. Bạn có thể quay thịt trên than hoa, bỏ rán trong chảo dầu hoặc quay bằng lò vi sóng. Cách đơn giản nhất là bạn cho vào chảo rán. Bạn đổ ngập nửa chảo dầu, đợi dầu nóng thì cho thịt cò vào rán vàng.
Bước 4: Cho thịt ra đĩa, trình bày và thưởng thức.
Cách chế biến thịt cò xáo măng
Một món ăn vừa dân dã vừa bổ dưỡng với phần thịt cò ngon, ngọt thịt được xào đều tay với măng, chỉ cần ăn một miếng là hương vị khó có thể nào quên.Nguyên liệu làm thịt cò xáo măng
– 5 đến 6 con cò béo có phần thịt ức nhiều– Măng tươi từ 5 đến 6 củ
– 500ml nước dùng
– Gia vị: bột canh, mì chính, hành tây, hạt tiêu
Các bước chế biến thịt cò xáo măng
Bước 1: Sơ chế phần thịt cò như trên rồi sau đó chặt nhỏ miếng vừa ăn, ướp với một chút gia vị rồi để nghỉ tầm 10 phút.Bước 2: Măng ngâm sạch với nước muối, có thể ngâm qua đêm để hết bị mùi. Rồi sau đó thái nhỏ thành từng lát vừa ăn.
Bước 3: Cho thịt cò vào nồi đảo cho săn lại, rồi sau đó tiếp tục cho măng vào đảo cùng cho đến khi măng mềm, nêm nếm gia vị để món ăn trở nên vừa miệng hơn. Đổ một chút nước dùng rồi đun cho đến khi thịt cò chín hẳn.
Bước 4: Đun khoảng tầm 3 đến 4 phút rồi sau đó cho hành tây vào là xong. Món thịt cò xáo măng rất thích hợp ăn với cơm hoặc ăn cùng với bún cũng rất ngon miệng.
Cách chế biến thịt cò xào sả ớt
Nguyên liệu làm cò xào sả ớt
– 1 con cò non
– 2 đến 3 nhánh sả
– 2 đến 3 quả ớt chuông đỏ, ớt cay
– muối, hạt tiêu, dầu ăn
– 2 đến 3 nhánh sả
– 2 đến 3 quả ớt chuông đỏ, ớt cay
– muối, hạt tiêu, dầu ăn
Các bước chế biến thịt cò xào sả ớt
Các bước làm món thịt cò xào sả ớt bao
gồm công đoạn làm thịt cò và chế biến thịt cò với nguyên liệu có sẵn. Cò
phải là con non, không quá già nếu không thịt sẽ bị dai hơn khi xào.
Thịt cò sau khi nhổ hết lông thì nên thui qua một chút với rơm nếp để
cho sạch phần lông tơ cũng như thịt được thơm hơn. Sau đó chặt nhỏ ra
thành nhiều miếng vừa ăn.
Sau khi chặt nhỏ thành các miếng vừa ăn,
nên ướp một chút muối để thịt bớt tanh hơn. Sau đó thái sả và ớt thành
nhiều lát mỏng. Chuẩn bị chảo và làm nóng chảo với một chút dầu ăn, sau
đó cho thịt cò vào đảo, có thể cho thêm hạt tiêu để xào cho thơm. Sau
khi thịt cò chuyển dần sang nâu thì thả ớt và sả đã thái lát nhỏ vào đảo
tầm 1 đến 2 phút để gia vị được ngấm, nêm nếm một chút nước mắm để thịt
được đậm đà hơn.
Đảo thêm một chút nữa rồi múc ra đĩa, là
bạn đã tự tay làm được món thịt cò xào sả ớt ngon đúng điệu. Có thể
thưởng thức với cơm nóng rất ngon.
Cách chế biến thịt cò rang bánh đa
Thêm một món ăn ngon và lạ miệng nữa có
mặt trong thực đơn hôm nay đó là món thịt cò rang bánh đa. Sao có thể
chối từ phần thịt cò ngon, mềm, đậm đà ăn kèm với bánh đa bẻ nhỏ giòn
tan trong cuống họng. Cách làm thịt cò rang bánh đa cũng vô cùng đơn giản, chỉ mất 10 đến 15 phút là bạn có thể tự tin làm ra thành phẩm ngon đúng điệu.
Nguyên liệu làm thịt cò rang bánh đa
– 6 con cò béo, phần ức có nhiều thịt
– 3 cái bánh đa sống chưa được nướng
– 3 đến 4 quả ớt cay
– 2 nhánh hành tươi
– 4 cây sả
– 1 nắm lá lốt
– 3 cái bánh đa sống chưa được nướng
– 3 đến 4 quả ớt cay
– 2 nhánh hành tươi
– 4 cây sả
– 1 nắm lá lốt
Dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt tiêu
Các bước để làm món thịt cò rang bánh đa
Bước 1: Sơ chế phần thịt cò như trên rồi sau đó lọc bỏ hết nội tạng, chặt thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Hành tươi, sả,
ớt đem băm nhỏ cho vào phần thịt cò đã chuẩn bị, ướp với một chút dầu
ăn, bột canh, mì chính rồi để nghỉ tầm 5 đến 10 phút, có thể đậy nắp kín
rồi sau đó cho vào tủ lạnh để.
Bước 3: Đối với bánh đa, bẻ thành nhiều miếng nhỏ vừa phải rồi sau đó ngâm với nước lã tầm 3 phút rồi vớt ra.
Bước 4: Cho thịt cò đã
ướp vào rang vàng với lừa vừa, nên đảo liên tục để tránh thịt cò bị
cháy. Cho đến khi thịt cò vàng đều và hơi khô thì cho bánh đa vào đảo
đều tay cho đến khi bánh cong lại, rắc lá lốt đã thái nhỏ vào, đảo thêm
tầm 1 đến 2 phút là hoàn thành. Trong quá trình đảo có thể nêm nếm gia
vị cho phù hợp.
Tuy nhiên đây cũng là một cách hay để
thưởng thức món thịt cò rang bánh đa, bạn có thể sáng tạo hơn với việc
dùng phần thịt cò ăn kèm với bánh đa. Thịt cò hay vì chặt nhỏ, bạn đem
chặt thât nhỏ, thật nhuyễn, có thể chặt cả xương, rồi sau đó đem ướp với
một chút gia vị, đảo đều đến khi vàng giòn thì cho lá lốt vào. Bánh đa
nên nướng cho thật kĩ rồi dùng phần thịt cò đã chế biến xúc ăn kèm với
bánh đa. Với một món ăn với nguyên liệu có sẵn, bạn có thể chế biến và
sáng tạo theo nhiều cách khác nhau.
Chỉ với một vài món ăn là bạn có thể bỏ túi rất nhiều cách chế biến thịt cò
đầy đủ các món để làm đa dạng hơn thực đơn món ăn hàng ngày cho cả gia
đình, không còn băn khoăn nên tìm kiếm món ăn mới gì cho bữa cơm mà vẫn
đủ chất dinh dưỡng, thanh mát cho sức khỏe. Chúc bạn thành công và có
những giây phút vui vẻ ngon miệng bên gia đình!
Nhớ thịt cò quê
Vào
khoảng tháng 3, tháng 8 âm lịch, khi những cánh đồng lúa quê tôi trổ
đòng, bát ngát một màu xanh thì cũng là mùa cò về. Cò về đậu trắng cả
một vùng đồng ruộng mênh mông ấy…
Người
xưa nói đất lành chim đậu, có lẽ những cánh đồng lúa quê tôi lành thật
nên cò về mỗi mùa một nhiều. Ban đầu thì chưa ai tính tới việc sẽ bắt cò
đâu, nhưng vào những ngày giáp hạt (đợi mùa gặt về) khan hiếm thức ăn
quá nên bẫy cò làm thịt. Từ đó thịt cò trở thành món ăn ngon, là nỗi nhớ
thương của nhiều người xa xứ.
Cò
thường đi theo đàn, nên những người bẫy cò cũng phải có chiêu dụ cò
riêng. Thường thì phải ngồi trong lùm tre được kết lại thành mái vòm uốn
cong, gọi là vòng cò. Vòng cò càng kín bao nhiêu thì càng tốt bấy
nhiêu, để đảm bảo cò không phát hiện thấy bóng người trong đó. Có những
vòng cò từ mùa cò này sang mùa cò khác tre mọc kín mít, ngồi trong đó
gặp hôm trời mưa chẳng ướt người.
Nếu
đánh chim cần có mồi ăn, thì bẫy cò chỉ cần mồi nhử. Mồi nhử là những
con cò còn sống, được nuôi từ vụ trước, buộc chân lại cho đậu trên vòng
cò. Người bẫy khi nhìn lên trời thấy cò về thì dật dây thật mạnh để cò
vỗ cánh bay lên và kêu làm mồi nhử. Quanh khu vực gần vòng cò còn có
thêm những con cò làm bằng gỗ, được quyết vôi trắng. Xen giữa cò gỗ là
những thẻ tre được phết đầy nhựa cây, để khi cò sà bị dính sẽ không bay
lên được nữa. Cò trời khi nghe tiếng kêu từ trên cao trông xuống tưởng
có đàn cò thật đang đậu trên đồng, nên thi nhau sà xuống và bị sập bẫy.
Cò
được bắt về nhốt trong những cái lồng bằng tre để mang ra chợ bán. Chọn
cò cũng phải có cách, dùng miệng thổi bụng, con nào phần ức đầy là béo,
ngon, và nhiều thịt.
Làm
cò phải biết cách thì thịt mới không bị tanh. Phật lông cò thật sạch,
sau đó dùng rơm nếp quạt cho bén lửa, thui cò trên ngọn lửa lớn. Mục
đích của việc thui cò là để cho sạch hết những lông tơ còn sót lại, và
để thịt cò thơm ngon hơn, có mùi nồng khói đặc trưng không lẫn vào đâu
được. Khi thui cò nhớ thui phần đuôi trước, để cò có thể đưa những chất
thải ra ngoài qua đường hậu môn. (Nhiều người mang cò lên phố không có
rơm để thui đành thui trên than hồng).
Cò thui.
Dùng
một giẻ khô lau sạch thân cò cho dễ xẻ thịt, tuyệt đối không được đụng
nước, vì nếu đụng nước thịt cò sẽ rất tanh. Cò mổ bụng bỏ hết nội tạng,
chỉ giữ lại phần tim gan, dạ dày và mỡ. Dùng dao lọc tách lấy hai khối
thịt bên ức cò, róc cánh lấy nạc, thái nhỏ. Phần xương cổ và xương mình
thì bằm thật nhỏ. Gia vị để nấu thịt cò không thể thiếu gừng, lá lốt,
mẻ, mắm tôm, bánh tráng vừng. Thịt cò phải được ướp với mẻ, gừng, hành,
lá lốt bằm nhỏ trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị. Bánh tráng bẻ miếng
vừa ăn, nhúng qua nước lạnh cho mềm, vớt ra để ráo nước.
Phi
thơm hành với mỡ cò, cho thịt vào xào trước, khi thịt săn lại thì cho
phần xương vào xào tiếp, nêm chút nước mắm, bột ngọt để vừa miệng. Khi
thịt chín thì trút ra ngoai để riêng. Phi thơm tiếp hành cho bánh tráng
vào xào, khi thấy bánh tráng đổi màu từ trắng đục sáng trắng trong là đã
chín, trút thịt cò vào xào tiếp, khi đó mới cho mắm tôm để không bị
nồng. Cuối cùng mới rắc thêm chút lá lốt cho thơm.
Múc
thịt cò ra dĩa và ăn khi còn nóng. Kèm giữa miếng bánh đa vừng là miếng
thịt cò, hòa quyện giữa mùi thơm của lá lốt gừng, chua của mẻ, dai của
bánh, béo của thịt cò, nồng của mắm tôm… mới thấy tổng hòa là một hương
vị chẳng thể lẫn vào đâu được.
Thịt cò.
Chẳng
thế mà có nhiều người con xa quê đi muôn khắp nẻo đường… vẫn chỉ nhớ
cái mùi tanh tanh chẳng thể nào khác được ấy… để rồi ngồi lại thèm được
ăn một bữa thịt cò quê cho thõa lòng mong nhớ.
Chuyện ở nơi cả huyện “làm thịt” cò trắng
Đàn cò đã liệng cả xuống bẫy của Toàn “híp”. Hàng chục người chạy ra nhặt cò dính nhựa và lần tìm chúng khắp cánh đồng.
Những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát vùng ven biển Thái Thụy, Thái Bình, từ bao đời nay đã trở thành bến đậu cho từng đàn cò bay về sau mùa di cư tránh rét ở phương Nam.
Thế nhưng, mùa tụ quê cũng là lúc chúng phải đối mặt với “thiên la địa võng” của những thợ săn chuyên nghiệp giăng bẫy khắp nơi.
Mỗi ngày có đến cả ngàn, cả vạn thân cò dính bẫy, bị bày bán đủ cả sống, chín, thui vàng khắp các chợ quê và trở thành món ăn ưa thích của người dân vùng biển này.
Cao thủ bẫy cò
Ở Thái Thụy, hầu như xã nào cũng có thợ bẫy cò. Nổi danh nhất phải kể đến các “chuyên gia” bẫy cò ở những xã ven biển, giáp khu rừng ngập mặn như Thụy Hà, Thụy Duyên, Thụy Trường…
Với các thợ bẫy cò, công việc của họ không những là miếng cơm manh áo mà còn là một thú vui trong những lúc tháng ba ngày tám.
Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 6, lúc lúa đang thì con gái, đàn cò từ phía Nam bay về sau mùa tránh rét, dân bẫy cò lại kéo nhau ra cánh đồng giăng bẫy.
Lão Minh, là thợ bẫy cò đã có 60 năm kinh nghiệm bảo rằng: “Từ ngày tóc để chỏm đã ôm bó nhựa theo bố, theo ông đi bẫy cò, còn nghề bẫy cò có từ bao giờ thì không thấy ai nói”.
Và với 60 năm trong nghề, dân Thụy Duyên đã quen mồm gọi lão là Minh “cò”. Lúc còn trẻ, khỏe, cứ đến mùa cò về, lão lại vác bẫy đi hết đồng xa, đồng gần, giờ đã ở tuổi 70, không còn đủ sức để dậy sớm, đi xa, thì lão vác bẫy ra cánh đồng làng.
Tuy đã già yếu song mỗi lần cò dính nhựa lão lại như lên đồng, nhanh nhẹn lạ thường. Những chú cò tội nghiệp chấp chới trong bẫy chẳng thể nào thoát khỏi bàn tay gầy guộc của lão.
Lớp hậu sinh ở Thụy Duyên phải kể đến Toàn “híp”. Gọi gã là Toàn “híp” vì gã có đôi mắt bé tí như mắt cá trê. Thế nhưng, từ lúc đàn cò còn như những con kiến lẫn vào đám mây ở phía chân trời gã đã có thể phân biệt được là loại cò gì, chim gì và nhìn cái cách cò bay gã biết cò có xuống đồng không.
Toàn “híp” tuy mới 21 tuổi, song cả tuổi thơ của gã lam lũ với ruộng đồng, với những cánh cò, cánh vạc nên sớm lành nghề, đến nỗi những bậc tiền bối cũng phải nể.
Những cánh đồng thẳng cánh cò bay ở khắp đất Thái Thụy đâu đâu cũng in dấu chân gã, và người ta đã quen với gã qua cái dáng lênh khênh trên chiếc xe Tàu cà tàng, sau lưng đeo bó que nhựa và chở theo một lồng cò mồi trắng như những tia nắng ban mai.
Tuyệt vọng thân cò
Bẫy cò của dân chuyên nghiệp ở Thái Thụy thật vô cùng đơn giản, chỉ cần 7-8 con cò ruồi làm cò mồi đã được nuôi từ năm trước.
Nhựa dùng để đặt bẫy là loại nhựa thông cực dính mua ở mạn ngược. Đến mùa săn cò, họ nấu nhựa chảy ra rồi thả những chiếc que tre vót nhẵn như những cái đũa vào nồi cho nhựa quấn vào que.
Dân bẫy cò chọn cánh đồng rộng, bằng phẳng, không có người qua lại rồi kiếm bờ ruộng thấp, rộng để cắm que nhựa thành những cái bẫy. Những con cò mồi được buộc vào những chiếc cọc tre mềm rồi cắm ở dưới ruộng, gần với nơi cắm nhựa.
Mới sáng sớm tinh mơ mà mấy con đường làng ở Thụy Duyên đã tụ tập đông người. Người bẫy cò, người xem và cả dân thu mua cò đã kéo đến.
Những cuộc bẫy cò đã thực sự là thú vui của người dân nơi đây, cái thú vui được nhìn thấy những chú cò rã cánh trong tuyệt vọng. Tất cả người xem lẫn thợ bẫy đều im lặng, ngồi bất động ven đường. Những đôi mắt cú vọ luôn nhìn về phía chân trời để phát hiện những đàn cò đang sải cánh sắp bay qua bầu trời.
Bất ngờ đồng loạt thợ bẫy cò giật dây khiến những chú cò mồi vẫy cánh trắng xóa trên nền xanh của đồng lúa đang thì con gái. Phải mấy người chỉ tôi mới nhìn thấy những vết đen nhỏ như nét bút chì in trên nền trời nhấp nhô lẫn trong những đám mây.
Đàn cò dần tiến tới, càng gần thấy càng đông, ước chừng có đến cả trăm con đang sải cánh vội vàng, cái vẻ vội vàng của kẻ xa quê lâu ngày sắp được trở về đoàn tụ.
Thế nhưng, đang bay trên trời, thấy đồng loại ở dưới cánh đồng vẫy cánh, đàn cò ưa kết bạn đã không lạnh lùng bay qua mà kéo nhau sà xuống đồng ruộng.
Lũ cò lia lịa bị dính nhựa, con dính nhiều thì vỗ cánh trong tuyệt vọng, con dính vài que thì cố đập cánh tìm cánh thoát thân. Thế nhưng, càng cử động mạnh thì nhựa dính càng chặt, con nào thoát chết thì nháo nhác bay đi.
Đàn cò đã liệng cả xuống bẫy của Toàn “híp”. Hàng chục người chạy ra nhặt cò dính nhựa và lần tìm chúng khắp cánh đồng.
Từ sáng đến chiều, liên tục những đàn cò bay qua bầu trời tìm về tổ ấm phải trải qua rất nhiều những cái bẫy. Chúng không dính bẫy này thì dính bẫy khác.
Từ sáng đến tối có mấy chục lượt đàn cò bay ngang bầu trời cánh đồng Thụy Duyên và có đến cả chục lượt chúng sà xuống bẫy này, bẫy khác, và như vậy cũng có đến vài trăm cánh cò bị dân bẫy cò Thụy Duyên cho… lên đĩa.
Xưa kia, bẫy cò chỉ bằng nhựa thông, nên nhiều con dính nhựa rồi, nhưng khỏe thì có thể kéo cả que nhựa bay đi, hoặc vài con dính rồi, con khác sợ cũng bay mất, nhưng giờ đây, thợ săn cò nghĩ ra cách dùng bẫy chuột bán nguyệt để bẫy cò.
Hàng trăm bẫy chuột được rải khắp bờ ruộng bên cạnh những que nhựa cắm chi chít. Dùng cách này, khi đàn cò sà xuống, cỡ 20-30 con mất mạng là chuyện thường.
Vậy là, mỗi năm chỉ bẫy cò 3-4 tháng, lão Minh “cò”, Toàn “híp” cùng hàng chục thợ săn cò khác ở Thụy Duyên có thể dễ dàng kiếm được vài chục triệu đồng. Đó là mức thu nhập không dễ gì có được ở vùng quê nghèo này.
Thịt cò – đặc sản của người Thái Thụy
Dọc vùng ven biển Thái Thụy, đến mùa cò về, trên những cánh rừng sú vẹt ngập mặn cò đậu trắng trời. Vài trạm biên phòng ven biển, ngoài nhiệm vụ trông giữ biên giới còn có nhiệm vụ bảo vệ đàn cò.
Thế nhưng, chỉ cấm được người dân vào rừng săn cò chứ không thể cấm được người dân bẫy cò trên cánh đồng làng khi cò về tổ phải bay qua.
Trong những ngày tháng 3 đến tháng 6, về các chợ quê ở Thái Thụy như chợ Thượng, chợ Lục, chợ Gạch, chợ Gú… có cả dãy hàng bán cò.
Cò được nhốt đầy lồng như nhốt vịt, nhốt ngan, hoặc đã được vặt lông, moi ruột, thui vàng.
Giá cò chỉ từ 15 đến 20 ngàn đồng một con, rẻ không đâu bằng. Ngày nào, mỗi chợ cũng tiêu thụ hết vài trăm con.
Trong khi, với người dân nơi khác, thịt cò rất tanh, không được ưa thích, thì người dân Thái Thụy lại coi nó là đặc sản.
Người dân vùng ven biển này chế biến cò thành rất nhiều món đặc sản như: cò nướng, cò băm viên, cò áp chảo, cò nấu miến, chả cò, cò xào xả ớt, cò hấp, cò hầm hạt sen…
Ngoài ra, ở thị trấn Diêm Điền và các thị tứ trên khắp huyện còn mọc lên hàng chục quán nhậu đặc sản thịt cò. Tính ra mỗi ngày, trên địa bàn huyện Thái Thụy cũng tiêu thụ hết cả ngàn thân cò tội nghiệp.
Cứ tình trạng tận diệt cò như thế này thì chẳng mấy năm nữa sẽ chẳng còn thấy cánh cò trắng nào dập dìu trên những cánh đồng quê bát ngát xanh nữa.
Phong Diễm
Những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát vùng ven biển Thái Thụy, Thái Bình, từ bao đời nay đã trở thành bến đậu cho từng đàn cò bay về sau mùa di cư tránh rét ở phương Nam.
Thế nhưng, mùa tụ quê cũng là lúc chúng phải đối mặt với “thiên la địa võng” của những thợ săn chuyên nghiệp giăng bẫy khắp nơi.
Mỗi ngày có đến cả ngàn, cả vạn thân cò dính bẫy, bị bày bán đủ cả sống, chín, thui vàng khắp các chợ quê và trở thành món ăn ưa thích của người dân vùng biển này.
Cò đậu ở rặng dừa ven biển Thái Thụy, địa phận xã Thụy Duyên. |
Cao thủ bẫy cò
Ở Thái Thụy, hầu như xã nào cũng có thợ bẫy cò. Nổi danh nhất phải kể đến các “chuyên gia” bẫy cò ở những xã ven biển, giáp khu rừng ngập mặn như Thụy Hà, Thụy Duyên, Thụy Trường…
Với các thợ bẫy cò, công việc của họ không những là miếng cơm manh áo mà còn là một thú vui trong những lúc tháng ba ngày tám.
Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 6, lúc lúa đang thì con gái, đàn cò từ phía Nam bay về sau mùa tránh rét, dân bẫy cò lại kéo nhau ra cánh đồng giăng bẫy.
Cò kiếm ăn ở cánh đồng Thái Thụy. |
Lão Minh, là thợ bẫy cò đã có 60 năm kinh nghiệm bảo rằng: “Từ ngày tóc để chỏm đã ôm bó nhựa theo bố, theo ông đi bẫy cò, còn nghề bẫy cò có từ bao giờ thì không thấy ai nói”.
Và với 60 năm trong nghề, dân Thụy Duyên đã quen mồm gọi lão là Minh “cò”. Lúc còn trẻ, khỏe, cứ đến mùa cò về, lão lại vác bẫy đi hết đồng xa, đồng gần, giờ đã ở tuổi 70, không còn đủ sức để dậy sớm, đi xa, thì lão vác bẫy ra cánh đồng làng.
Tuy đã già yếu song mỗi lần cò dính nhựa lão lại như lên đồng, nhanh nhẹn lạ thường. Những chú cò tội nghiệp chấp chới trong bẫy chẳng thể nào thoát khỏi bàn tay gầy guộc của lão.
Hai chú cò mồi có nhiệm vụ gọi bầy cò đang bay trên trời xuống. |
Lớp hậu sinh ở Thụy Duyên phải kể đến Toàn “híp”. Gọi gã là Toàn “híp” vì gã có đôi mắt bé tí như mắt cá trê. Thế nhưng, từ lúc đàn cò còn như những con kiến lẫn vào đám mây ở phía chân trời gã đã có thể phân biệt được là loại cò gì, chim gì và nhìn cái cách cò bay gã biết cò có xuống đồng không.
Toàn “híp” tuy mới 21 tuổi, song cả tuổi thơ của gã lam lũ với ruộng đồng, với những cánh cò, cánh vạc nên sớm lành nghề, đến nỗi những bậc tiền bối cũng phải nể.
Những cánh đồng thẳng cánh cò bay ở khắp đất Thái Thụy đâu đâu cũng in dấu chân gã, và người ta đã quen với gã qua cái dáng lênh khênh trên chiếc xe Tàu cà tàng, sau lưng đeo bó que nhựa và chở theo một lồng cò mồi trắng như những tia nắng ban mai.
Cò mồi giả. |
Tuyệt vọng thân cò
Bẫy cò của dân chuyên nghiệp ở Thái Thụy thật vô cùng đơn giản, chỉ cần 7-8 con cò ruồi làm cò mồi đã được nuôi từ năm trước.
Nhựa dùng để đặt bẫy là loại nhựa thông cực dính mua ở mạn ngược. Đến mùa săn cò, họ nấu nhựa chảy ra rồi thả những chiếc que tre vót nhẵn như những cái đũa vào nồi cho nhựa quấn vào que.
Thợ bẫy cò và chiến lợi phẩm. |
Dân bẫy cò chọn cánh đồng rộng, bằng phẳng, không có người qua lại rồi kiếm bờ ruộng thấp, rộng để cắm que nhựa thành những cái bẫy. Những con cò mồi được buộc vào những chiếc cọc tre mềm rồi cắm ở dưới ruộng, gần với nơi cắm nhựa.
Mới sáng sớm tinh mơ mà mấy con đường làng ở Thụy Duyên đã tụ tập đông người. Người bẫy cò, người xem và cả dân thu mua cò đã kéo đến.
Những cuộc bẫy cò đã thực sự là thú vui của người dân nơi đây, cái thú vui được nhìn thấy những chú cò rã cánh trong tuyệt vọng. Tất cả người xem lẫn thợ bẫy đều im lặng, ngồi bất động ven đường. Những đôi mắt cú vọ luôn nhìn về phía chân trời để phát hiện những đàn cò đang sải cánh sắp bay qua bầu trời.
Cò đậu ở vùng ven biển Thái Thụy. |
Bất ngờ đồng loạt thợ bẫy cò giật dây khiến những chú cò mồi vẫy cánh trắng xóa trên nền xanh của đồng lúa đang thì con gái. Phải mấy người chỉ tôi mới nhìn thấy những vết đen nhỏ như nét bút chì in trên nền trời nhấp nhô lẫn trong những đám mây.
Đàn cò dần tiến tới, càng gần thấy càng đông, ước chừng có đến cả trăm con đang sải cánh vội vàng, cái vẻ vội vàng của kẻ xa quê lâu ngày sắp được trở về đoàn tụ.
Thế nhưng, đang bay trên trời, thấy đồng loại ở dưới cánh đồng vẫy cánh, đàn cò ưa kết bạn đã không lạnh lùng bay qua mà kéo nhau sà xuống đồng ruộng.
Cò chờ bị làm thịt. |
Lũ cò lia lịa bị dính nhựa, con dính nhiều thì vỗ cánh trong tuyệt vọng, con dính vài que thì cố đập cánh tìm cánh thoát thân. Thế nhưng, càng cử động mạnh thì nhựa dính càng chặt, con nào thoát chết thì nháo nhác bay đi.
Đàn cò đã liệng cả xuống bẫy của Toàn “híp”. Hàng chục người chạy ra nhặt cò dính nhựa và lần tìm chúng khắp cánh đồng.
Từ sáng đến chiều, liên tục những đàn cò bay qua bầu trời tìm về tổ ấm phải trải qua rất nhiều những cái bẫy. Chúng không dính bẫy này thì dính bẫy khác.
Từ sáng đến tối có mấy chục lượt đàn cò bay ngang bầu trời cánh đồng Thụy Duyên và có đến cả chục lượt chúng sà xuống bẫy này, bẫy khác, và như vậy cũng có đến vài trăm cánh cò bị dân bẫy cò Thụy Duyên cho… lên đĩa.
Xưa kia, bẫy cò chỉ bằng nhựa thông, nên nhiều con dính nhựa rồi, nhưng khỏe thì có thể kéo cả que nhựa bay đi, hoặc vài con dính rồi, con khác sợ cũng bay mất, nhưng giờ đây, thợ săn cò nghĩ ra cách dùng bẫy chuột bán nguyệt để bẫy cò.
Hàng trăm bẫy chuột được rải khắp bờ ruộng bên cạnh những que nhựa cắm chi chít. Dùng cách này, khi đàn cò sà xuống, cỡ 20-30 con mất mạng là chuyện thường.
Vậy là, mỗi năm chỉ bẫy cò 3-4 tháng, lão Minh “cò”, Toàn “híp” cùng hàng chục thợ săn cò khác ở Thụy Duyên có thể dễ dàng kiếm được vài chục triệu đồng. Đó là mức thu nhập không dễ gì có được ở vùng quê nghèo này.
Thịt cò – đặc sản của người Thái Thụy
Dọc vùng ven biển Thái Thụy, đến mùa cò về, trên những cánh rừng sú vẹt ngập mặn cò đậu trắng trời. Vài trạm biên phòng ven biển, ngoài nhiệm vụ trông giữ biên giới còn có nhiệm vụ bảo vệ đàn cò.
Thế nhưng, chỉ cấm được người dân vào rừng săn cò chứ không thể cấm được người dân bẫy cò trên cánh đồng làng khi cò về tổ phải bay qua.
Cò được bày bán ở chợ Gú (Thái Thụy). |
Trong những ngày tháng 3 đến tháng 6, về các chợ quê ở Thái Thụy như chợ Thượng, chợ Lục, chợ Gạch, chợ Gú… có cả dãy hàng bán cò.
Cò được nhốt đầy lồng như nhốt vịt, nhốt ngan, hoặc đã được vặt lông, moi ruột, thui vàng.
Giá cò chỉ từ 15 đến 20 ngàn đồng một con, rẻ không đâu bằng. Ngày nào, mỗi chợ cũng tiêu thụ hết vài trăm con.
Trong khi, với người dân nơi khác, thịt cò rất tanh, không được ưa thích, thì người dân Thái Thụy lại coi nó là đặc sản.
Người dân vùng ven biển này chế biến cò thành rất nhiều món đặc sản như: cò nướng, cò băm viên, cò áp chảo, cò nấu miến, chả cò, cò xào xả ớt, cò hấp, cò hầm hạt sen…
Ngoài ra, ở thị trấn Diêm Điền và các thị tứ trên khắp huyện còn mọc lên hàng chục quán nhậu đặc sản thịt cò. Tính ra mỗi ngày, trên địa bàn huyện Thái Thụy cũng tiêu thụ hết cả ngàn thân cò tội nghiệp.
Cứ tình trạng tận diệt cò như thế này thì chẳng mấy năm nữa sẽ chẳng còn thấy cánh cò trắng nào dập dìu trên những cánh đồng quê bát ngát xanh nữa.
Phong Diễm
Việt Báo (Theo_VTC News )
Cách chế biến thịt cò xáo măng
Một món ăn vừa dân dã vừa bổ dưỡng với phần thịt cò ngon, ngọt thịt
được xào đều tay với măng, chỉ cần ăn một miếng là hương vị khó có thể
nào quên.
Nguyên liệu làm thịt cò xáo măng
– 5 đến 6 con cò béo có phần thịt ức nhiều
– Măng tươi từ 5 đến 6 củ
– 500ml nước dùng
– Gia vị: bột canh, mì chính, hành tây, hạt tiêu
Các bước chế biến thịt cò xáo măng
Bước 1: Sơ chế phần thịt cò như trên rồi sau đó chặt nhỏ miếng vừa ăn, ướp với một chút gia vị rồi để nghỉ tầm 10 phút.
Bước 2: Măng ngâm sạch với nước muối, có thể ngâm qua đêm để hết bị mùi. Rồi sau đó thái nhỏ thành từng lát vừa ăn.
Bước 3: Cho thịt cò vào nồi đảo cho săn lại, rồi sau đó tiếp tục cho măng vào đảo cùng cho đến khi măng mềm, nêm nếm gia vị để món ăn trở nên vừa miệng hơn. Đổ một chút nước dùng rồi đun cho đến khi thịt cò chín hẳn.
Bước 4: Đun khoảng tầm 3 đến 4 phút rồi sau đó cho hành tây vào là xong. Món thịt cò xáo măng rất thích hợp ăn với cơm hoặc ăn cùng với bún cũng rất ngon miệng.
--------------------------------
Nhà Hàng Chim Đại Ngàn
Nhà Hàng Chim Đại Ngàn
Địa chỉ: Lô BT27 - TT1 Khu đô thị Thành phố Giao Lưu - 234 Phạm Văn Đồng – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 0989 729 348
Nhận xét
Đăng nhận xét