BINH PHÁP TÔN TỬ 2/1 (Giải nghĩa))

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Giải nghĩa Binh Pháp Tôn Tử và 36 kế sách

Binh pháp Tôn Tử

Binh pháp Tôn Tử
Inscribed bamboo-slips of Art of War.jpg
 
Bản bằng tre thời Càn Long
Tác giả Tôn Tử
Quốc gia Trung Quốc
Thể loại Binh pháp

Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Mưu Kế


Nội Dung Truyện : Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Mưu Kế
Cuốn sách chiến lược chiến thuật do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN, không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quận sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy, Binh Pháp Tôn Tử được tôn xưng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại.Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh Pháp Tôn Tử lại không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, mà còn có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như kinh tế học, thể dục, thể thao, khoa học…Thắng chiến kế, Địch chiến kế, Công chiến kế, Hỗn chiến kế, Tịnh chiến kế, Bại chiến kế... Tổng lại là 36 kế, đây là điểm mấu chốt là kim chỉ nam, không phải ngẫu nhiên người ta vẫn thường đề cập đến.

-----------------------------------------

36 kế trong binh pháp tôn tử

(Chuyển thể Đường thi 36 kế trong Binh pháp Tôn Tử)
Tác giả: Đinh Kim Chung
 Kế thứ nhất:
MAN THIÊN QUÁ HẢI
(Giấu trời qua biển)

Man thiên quá hải kế nan đào
Chọn tối đi tìm những ánh sao
Mạnh Đức(1) mưu ngờ tên bắn bỏ
Hầu Gia(2) meo bẫy cỏ thu vào
Đau vì mạng tuyệt luồn hung khí
Sướng bởi thân toàn hứng đại đao
Dịch lý cao dày luôn áp dụng
Hàng trăm lĩnh vực rất dồi dào.

Chú thích:
(1): Tào Tháo.
(2): Gia Cát Lượng.

Kế thứ 2:
VÂY NGỤY CỨU TRIỆU

Vây trời cứu biển chính là đây
Chiến quốc Xuân Thu dụng cách này
Phía Ngụy Bàng Quyên thì kế dở
Bên Tề Tôn Tẫn lại mưu hay
Ồn ào đất khách xua quân phạt
Lặng lẽ quê hương giải trận bày
Khi đã dụng binh cần đảm lược
May thì thắng lợi mới về tay.

Kế thứ 3:
TÁ ĐAO SÁT NHÂN
(Mượn đao giết người)

Mượn đao kẻ khác giết quân thù
Tam quốc muôn đời đã tạc thu
Mạnh Đức gian hùng giăng kế quỷ
Nễ Hành bướng bỉnh chuốc đời ngu
Chơi trò giả dối mèo chê chuột
Diễn xiếc điêu ngoa trộm nhớ tù
Hậu thế ghi lời trong đáy ruột
Mượn đao kẻ khác giết quân thù

Kế thứ 4:
DĨ DẬT ĐÃI LAO
(Lấy nhàn đối mệt)

Đãi lao dĩ dật kế cao tày
Đối mệt đem nhàn có thực hay
Ngụy dụng Kỳ Sơn xa chiến đánh(1)
Ngô dùng Xích Bích hỏa công bày(2)
Âm thầm lặn xuống sâu lòng đất
Lặng lẽ bay về tít chỏm mây
Vạn thuở con người khi áp dụng
Ghi tâm khắc cốt ấy mưu này

Chú thích:
(1), (2): Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn, Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích.

Kế thứ 5:
SẤN HỎA ĐẢ KIẾP
(Lợi dụng cháy nhà mà đánh cướp)

Ăn tàn lụy đóm kế thâm sâu
Tạo cháy mà hôi của kẻ giàu
Chiến bại bên Tào lui Xích Bích
Tranh hùng phía Bị tiến Kinh Châu
Nhà tan cửa nát muôn đời tủi
Máu chảy đầu rơi vạn kiếp sầu
Thế thái nhân tình luôn hỗn độn
Ăn tàn lụy đóm kế thâm sâu

Kế thứ 6:
DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY
(Dương oai phía Đông, công kích phía Tây)

Bố trận trăm tầng vạn lớp chia
Che tai bị mắt rõ chưa kìa
Nhìn qua trước mặt là hư đấy
Ngắm kỹ sau đầu lại thực kia
Nếu Bắc Vân Trường đao thép vẫy
Thì Nam Cát Lượng quạt lông chìa
Hoa Dung lối hẻm bao mờ mịt
Bố trận trăm tầng vạn lớp chia

Kế thứ 7:
VÔ TRUNG SINH HỮU
( Không có mà làm thành có)

Hư mà như thực, có thành không
Bởi lẽ vào sâu mới rõ lòng
Chế Tấn đây Phù bay hóa lặn
Kìm Tần đó Tạ thủ thành công
Phong thanh hạc lệ vàng xen đỏ
Thảo mộc giai binh trắng lẫn hồng
Mượn tổ sinh nhờ cho nở trứng
Hư mà như thực, có thành không

Kế thứ 8:
ÁM ĐỘ TRẦN THƯƠNG

Ám độ Trần Thương kế diệu huyền
Tranh hùng Hán Sở nỗi truân chuyên
Trung Nguyên Hạng Vũ chưa lùi hậu
Đất Thục Lưu Bang đã chặn tiền
Giấu lính vùi trong đường sạn đạo
Lùa quân trốn giữa lối bưng biền
Từ đây đã mở ra triều đại
Ám độ Trần Thương kế diệu huyền.

Kế thứ 9:
CÁCH NGẠN QUAN HỎA
(Đứng cách bờ để xem lửa cháy)

Muôn đời tự diễn biến là đây
Điển cố ngày xưa đã tỏ bày
Tọa trước bên Tào chưa lột xác
Ngồi sau phía Thiệu đã phanh thây
Trong lòng địch ắt sinh tranh lắm
Giữa trận thù luôn khiến loạn đầy
Hiểu tỏ tâm người đâu tốn sức
Muôn đời tự diễn biến là đây.

Kế thứ 10:

TIỂU LÝ TÀNG ĐAO
(Cười nụ giấu dao)

Mưu dầy lập kín tựa như không
Tiểu lý tàng đao nhất định phòng
Dọa kẻ xiêu hồn triều Lý Phủ (1)
Đe người lạc phách trướng Huyền Tông (2)
Tâm xà giữa dạ đừng mong đến
Khẩu Phật trên mồm chớ cậy trông
Bởi lẽ nhân tình luôn ác hiểm
Thì đâu phải trái dễ soi lòng

Kế thứ 11:

LÝ ĐẠI ĐÀO CƯƠNG
(Lý chết thay đào)

Lý đại đào cương đã tỏ rằng
Thương đào mận chết lợi còn chăng!
Bên Tàu Họ Tháo sinh hai tóc(1)
Phía Việt Lê Lai chết một vầng(2)
Bởi nếu cha đi thì chú đến
Do thì chị ngã ắt em nâng
Bầu tròn bí ống chung giàn vậy
Nghĩa nặng tình sâu chớ lộn vầng.

(1): Tào Tháo chém tóc để thay cho chém đầu.
(2): Lê Lai chết thay cho Lê Lợi.

Kế thứ 12:

THUẬN THỦ KHIÊN DƯƠNG
(Tiện tay dắt dê)

Thuận thủ khiên dương sách lược bày
Ôm ngàn rủi kiếm một điều may
Lưu Chương bạc nhược cầu mưu nhỏ
Cát Lượng anh minh lập kế dày
Hữu ý trăm lần chưa tới chỗ
Vô tình một khắc đã vào tay
Thiên thời địa lợi cần thông hiểu
Bịt mắt đi đêm chết có ngày.

Kế thứ 13:

ĐẢ THẢO KINH XÀ
(Đánh cỏ động rắn)

Đả thảo kinh xà quỷ kế thôi
Bẻ măng mượn gió lõm thay lồi
Ngụy Diên mạo hiểm nguy nào tới
Cát Lượng cầu toàn lợi vẫn trôi
Đả hổ đe ruồi nên chọn lối
Rung cây dọa khỉ chớ quên lời
Ngàn năm đúc kết câu thành bại
Đả thảo kinh xà quỷ kế thôi

Kế thứ 14:

TÁ THI HOÀN HỒN
(Mượn xác qui hồn)

Mượn xác qui hồn lúc hiểm nguy
Mồm đây dạ đó phải so bì
Bên Tào đúng đắn do Hội Ngải
Phía Bị sai lầm bởi Khương Duy
Sướng bận mưu thành tim mãi nhớ
Buồn hôm kế bại óc luôn ghì
Mang voi cõng rắn muôn đời tội
Mượn xác qui hồn lúc hiểm nguy

Kế thứ 15:

ĐIỆU HỔ LY SƠN
(Dụ hổ rời núi)

Điệu hổ ly sơn sách lược bàn
Lôi hùm xuống núi dễ gì gian
Đầy mưu hổ dụ khôn này Đức
Cạn kế hang rời dại ấy Nhan
Núi hẻm chui luồn không hẳn dễ
Hang sâu ẩn nấp có đâu toàn
Người thua kẻ thắng do bày kế
Điệu hổ ly sơn sách lược bàn

Kế thứ 16:

DỤC CẦM CỐ TÚNG
(Muốn bắt phải thả)

Dục cầm cố túng quả mưu mô
Săn sắt thả rồi phải bắt rô
Mạnh Hoạch bao lần qui lại phản
Hầu Gia mấy bận thả rồi vồ
Im hơi lặng tiếng vì đơn lẻ
Khuấy đục buông cần bởi thế cô
Thu phục lòng người đâu phải dễ
Dục cầm cố túng quả mưu mô

Kế thứ 17:

PHAO CHUYÊN DẪN NGỌC
(Tung gạch hứng ngọc)

Phao chuyên dẫn ngọc hứng tung vào
Điển cố thời Đường tỏ xiết bao
Họ Triệu hay từ ngu giấu diếm
Nhà Thường kém ngữ giỏi khơi mào(*)
Gieo nhân gặt quả cần ghi khắc
Theo đóm ăn tàn phải tránh lao
Ngẫm thấy nên từ bi hỉ xả
Phao chuyên dẫn ngọc hứng tung vào

Kế thứ 18:

CẦM TẶC CẦM VƯƠNG
(Dẹp giặc phải bắt chúa giặc)

Dẹp tặc cầm vương ấy kế lừa
Xoay vần cái sự thắng và thua
Phù Sai háo sắc suy tàn cũ
Câu Tiễn báo thù khởi sắc xưa
Ảm đạm hoài nghe câu bán chúa
Âu sầu mãi kể chuyện buôn vua
Khi dùng phải biết mềm như lụa
Dẹp tặc cầm vương ấy kế lừa

Kế thứ 19:

PHỦ ĐỂ TRỪU TÂN
(Rút củi đáy nồi)

Phủ để trừu tân dịch quẻ hào
Đáy nồi bớt lửa nước còn cao
Liễu Thăng lập kế đưa binh viện
Lê Lợi bày mưu cấm lính vào
Giấu xác vô hình như biển lớn
Khoe hình hữu ảnh tựa ngàn sao
Trên chồi dưới hụt nên lựa tính
Phủ để trừu tân dịch quẻ hào

Kế thứ 20:

HỖN THỦY MẠC NGƯ
(Đục nước bắt cá)

Hỗn thủy mạc ngư vạn kiếp sầu
Khi dùng nước đục thả mồi câu
Bên Tần tướng sĩ chưa đào lũy
Phía Tấn vua tôi đã phủ đầu
Cậy lắm binh hùng ôm thất bại
Tin nhiều khí mạnh chuốc thua đau
Đồ rằng dụng kế cần linh hoạt
Hỗn thủy mạc ngư vạn kiếp sầu

Kế thứ 21:

KIM THIỀN THOÁT XÁC
(Ve sầu lột xác)

Kim thiền thoát xác ẩn mình thôi
Mạnh Đức thời Tam quốc vận rồi
Quăng áo vì thua khi kết cuộc
Cắt râu bởi bại lúc tan hồi
Bóng đổi mong cầu sai hóa đúng
Hình thay ước vọng tốt thay tồi
Con đây điển cố lưu hậu thế
Kim thiền thoát xác ẩn mình thôi

Kế thứ 22:

QUAN MÔN TRÓC TẶC
(Đóng cửa bắt giặc)
Quan môn tróc tặc lúc điêu tàn
Đóng cửa dồn thù chiến cuộc tan
Chặn hẻm Bàng Quyên đưa lính chạy
Ngăn sông Tôn Tẫn đón quân dàn
Hùm thiêng xuống núi quần như lính
Thỏ đế lên chuồng áo tựa quan
Gọi giặc hay vua do thế cuộc
Quan môn tróc tặc lúc điêu tàn

Kế thứ 23:

VIỄN GIAO CẬN CÔNG
(Xa hòa gần chiến)
Xa hòa cận chiến có và không
Doanh Chính Tần Vương đã vận dùng
Tạc dạ do gần câu chủ chiến
Ghi lòng bởi cách chữ từ công
Nhiều khi kẻ lạ còn hay óc
Lắm lúc người thân chẳng thấu lòng
Chiến lược xâu vào như chuỗi xích
Xa hòa cận chiến có và không

Kế thứ 24:

GIẢ ĐỒ PHẠT QUẮC
(Mượn đường diệt Quắc)

Giả đồ phạt Quắc lộ thông môn
Tuân Tức bày mưu tặng ngọc dồn
Cho bạc Tấn làm nhanh tưởng chậm
Lấy tiền Ngu thấy dại lầm khôn
Nhà tan bách tính kêu thảng thốt
Tộc bại người dân sợ hết hồn
Dạ hiểm lòng sâu muôn kiếp nhắc
Giả đồ phạt Quắc lộ thông môn

Kế thứ 25:

THÂU LƯƠNG HOÁN TRỤ
(Lấy rường đổi cột)
Thâu lương hoán trụ kế cao dày
Hoán đổi quay vòng dở biến hay
Câu Tiễn hai đường nuôi chí ấy
Phù Sai một hướng dưỡng tâm này
Thay kèo chịu đựng lời ghi dạ
Đổi cột âm thầm đá giấu tay
Lược sách ngày nay còn áp dụng
Thâu lương hoán trụ kế cao dày

Kế thứ 26:

CHỈ TANG MẠ HÒE
(Chỉ cây dâu mắng cây hòe)

Dâu nhìn hòe mắng đích là đâu?
Muốn nọ làm kia thật dãi dầu
Tào Tháo lập mưu lừa đổ tội
Họ Vương sập kế chém bay đầu
Rung cây dọa khỉ bao người mộng
Mượn gió bẻ măng lắm kẻ cầu
Mục đích là do đời bóp nặn
Dâu nhìn hòe mắng đích là đâu?

Kế thứ 27:

GIẢ SI BẤT ĐIÊN
(Giả ngu không điên)
Khôn mà giả dại mới cao tay
Nhà Tống ngày xưa dụng kế này
Địch(1) đã bày mưu vờ sợ hãi
Cao (2) còn trúng kế thật chua cay
Cưa sừng dối phận to thành bé
Cạo tóc lừa thân mỏng hóa dày
Ngẫm nghĩ nhân tình điên đảo vậy
Khôn mà giả dại mới cao tay

Kế thứ 28:

THƯỢNG ỐC TRỪU THÊ
(Lên lầu rút thang)

Thượng ốc trừu thê ấy kế tà
Gian tình dối nghĩa mới sinh ra
Qua cầu rút ván cùng như vậy
Đổi trắng thay đen cũng thế mà
Bởi lẽ lòng thay thành quỷ dữ
Vì rằng dạ đổi hóa yêu ma
Người ngay hiểm độc thì nên tránh
Thượng ốc trừu thê ấy kế tà

Kế thứ 29:

THỤ THƯỢNG KHAI HOA
( Trên cây hoa nở)
Thụ thượng khai hoa kế đã dàn
Mây mù lấp phủ kín giang san
Bàng Quyên đảo ảnh bên Yên hợp
Tôn Tẫn lộn hình phía Ngụy tan
Bởi tiếc rơi sầu mong đất tặng
Do buồn nhỏ lệ ước trời ban
Ngày sau thuở trước nào ai đặng
Thụ thượng khai hoa kế đã dàn

Kế thứ 30:

PHẢN KHÁCH VI CHỦ
(Từ khách thành chủ)
Từ khách dần dà hóa chủ ngay
Vai hòa chỗ đổi mấy người hay
Hầu Uyên nhẹ dạ mưu chưa tỏ
Pháp Chính thâm sâu kế đã tày
Cũng bởi mưu ma trùm đáy dạ
Nên là chước quỷ nắm đầu tay
Ác ma thần thánh cần phân biệt
Để mãi tạc ghi kế hiểm này

Kế thứ 31:

MỸ NHÂN KẾ

Dẫu đẹp khuynh thành chớ dấn thân
Anh hùng đắm đuối khổ thần dân
Tây Thi lộng lẫy Phù Sai thích
Đát Kỷ lung linh Đế Trụ cần
Bại nước vì say mê sắc tửu
Tan nhà bởi đắm đuối tình nhân
Thiên binh vạn mã thua nhân ngãi
Dẫu đẹp khuynh thành chớ dấn thân

Kế thứ 32:

KHÔNG THÀNH KẾ

Không thành kế ấy tạo nghi âm
Khác lạ vì thăng bỗng hóa trầm
Ý sợ thừa quân mang nản chí
Gia lừa thiếu lính giả bình tâm
Đa nghi đã nhận nhiều sai sót
Độc đoán còn thu những lỗi lầm
Lấy thắng từ thua luôn ảo diệu
Không thành kế ấy tạo nghi âm

Kế thứ 33:

PHẢN GIÁN KẾ

Gián điệp trong lòng địch hóa ta
Khôn ngoan áp dụng ngược thôi mà
Chu Du trước biến tiên thành quỷ
Tưởng Cán sau nhầm bụt hóa ma
Bởi mãi mơ hồ nên dạ xấu
Vì luôn ảo tưởng mới tâm tà
Hai mang phản gián đều như thế
Đúng đắn sai lầm kết sẽ ra

Kế thứ 34:

KHỔ NHỤC KẾ

Đày thân khổ nhục kế như là
Chuốc hận cho mình để hại ta
Câu Tiễn bắt heo buồn nợ nước
Phù Sai giữ cọp đắng thù nhà
Căm hờn mấy bận không nhìn thấy
Uất hận bao lần chẳng ngộ ra
Muốn được sao còn e ngại mất
Dùng khi bất đắc dĩ thôi mà

Kế thứ 35:

LIÊN HOÀN KẾ

Liên hoàn kế nối lại cùng nhau
Lúc trước vừa dùng lại vẫn sau
Oán chuốc Điêu Thuyền muôn kiếp giận
Thù ôm Lã Bố vạn năm sầu
Quay vòng mắt xích như trời thẳm
Đảo lộn dây chuyền tựa biển sâu
Sách lược lưu truyền cho hậu thế
Liên hoàn kế nối lại cùng nhau

Kế thứ 36:

TẨU VI THƯỢNG SÁCH
(Trốn là thượng sách)

Thượng sách chuồn nhanh kế đã bày
Vì ba sáu chước, độc chiêu này
Khi thua chóng phải tìm đường vút
Lúc bại mau là dẫn lối bay
Tạc dạ trời cao không nản chí
Ghi lòng đất rộng chẳng bó tay
Năm châu bốn bể muôn đời thế
Thượng sách chuồn nhanh kế đã bày

Các bài thơ tương tự:


---------------------------------------------------------------------

Binh pháp Tôn Tử và ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống

Oakley, Ngọc Ánh, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 03/08/2015

Không chỉ là bộ sách gối đầu giường của nhiều lão tướng thời xưa nhằm thấu hiểu nghệ thuật chiến trường, ta còn có thể áp dụng Binh pháp Tôn Tử vào cuộc sống.

Hẳn chúng ta không còn xa lạ với bộ binh pháp mà Tôn Tử để lại đã đặt nền móng cho binh học truyền thống. Thế nhưng các triết lý, bài học trong Binh pháp Tôn Tử không phải đơn thuần chỉ áp dụng trong chiến tranh, mà còn có thể đưa vào đời sống hiện đại cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy ngôn từ có thể thay đổi, nhưng tư tưởng hiện đại của Tôn Tử vẫn “hợp thời” cho tới tận ngày nay.

Jessica Hagy - một họa sĩ tranh minh họa đã mang lại tri thức uyên thâm cổ đại cho thế hệ mới qua cuốn sách của cô: “Hiện thực hóa binh pháp Tôn Tử”. 

Chúng ta hãy cùng xem những bài học rút ra được cho các vấn đề hiện đại từ binh pháp trong bộ tranh minh họa dưới đây.

150726bptt01-49e22

Chiến tranh là cách gọi ẩn dụ của sự mâu thuẫn – mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn trong tư tưởng của ta hay mâu thuẫn với người khác. Và chúng ta đều có thể nhận được lời khuyên từ Binh pháp Tôn Tử.


150726bptt02-49e22
Bất kỳ một nhóm làm việc chuyên nghiệp nào đều cần được hình thành và lãnh đạo bởi một thủ lĩnh. Những nhóm hình thành dựa vào biến cố nào đó chỉ tồn tại trong phim siêu anh hùng mà thôi.


150726bptt03-84b26

Tôn Tử có lẽ là người đầu tiên sử dụng mô hình phân tích SWOT gồm Strengths (điểm mạnh) – Weaknesses (điểm yếu) – Opportunities (cơ hội) – Threats (thách thức) trước khi hành động. Ngôn từ có thể khác, nhưng ý tưởng là tương đồng.


150726bptt04-84b26
Bất kể nhận thức khác nhau về văn hóa, môi trường, thời cơ - những điều trên không chỉ ảnh hưởng tới vị trí hiện tại của ta trong chiến tranh, mà còn quyết định tình thế hiện tại của ta trong công việc. Vì vậy hãy chú ý.


150726bptt05-84b26
Lời khuyên cần phải "tính toán kỹ lưỡng, quyết định dứt khoát và phải bắt kịp xu hướng mới nhất" trở thành “tiên đề” trong suốt 2.500 năm.


150726bptt06-37ef7

Tất cả những câu hỏi liên quan đều là câu hỏi hay. Hãy đi tìm lời giải cho mọi ẩn số X mà bạn tìm được. Việc này sẽ giúp tìm ra những cơ hội mới và lấp đầy điểm yếu trong công việc.


150726bptt07-b12d6

Câu nói này của Tôn Tử là một cách để nói rằng  “Nếu anh không chú ý, anh sẽ không thể làm việc được. Nếu vậy anh đừng tiếp tục công việc này nữa mà hãy rời đi ngay lập tức.


150726bptt08-6f690
Kẻ tồn tại là kẻ thích nghi được với môi trường xung quanh. Tôn Tử dường như đã biết trước quy luật chọn lọc tự nhiên của Darwin.


150726bptt09-6f690

“Dối trá” là một từ đen tối và đầy ý đe dọa, nhưng nó cũng có nghĩa là tạo ra sự bất ngờ. Quá minh bạch và thành thật sẽ dễ gặp phải nguy hiểm, đặc biệt là khi ở nơi có sự cạnh tranh và kém thân thiện. 





150726bptt10-6f690
Luôn luôn biết mình đang đối đầu với điều gì, "biết địch biết ta trăm trận trăm thắng".  Mọi điểm yếu của ta đều có thể bị khai thác, vì vậy hãy cẩn thận.


150726bptt11-6f690

Nếu như bạn tính toán giống đối thủ của mình, cả hai sẽ có những chiến lược y hệt nhau. Vì thế hãy chuẩn bị trước công việc thật kỹ càng và tự mình nghiên cứu nó thật sâu theo một cách riêng, tạo ra điểm khác biệt trong chiến lược so với đối thủ.

Nguồn: BusinessInsider

Dùng binh pháp Tôn Tử, TQ tự hại mình?

Trung Quốc có thể tự mình đang trở thành nạn nhân của mưu kế cổ xưa - “Viễn giao cận công - Kết xa đánh gần”, một trong 36 kế Binh pháp Tôn Tử.

>> Ngoại trưởng Mỹ: Hành động của TQ là 'hiếu chiến'
Trung Quốc đã trở thành một cường quốc toàn cầu, nhưng cũng chưa bao giờ bị cô lập hơn lúc này.

Bắc Kinh có lẽ đã không lường trước được việc họ tăng cường xây dựng quân đội trong bối cảnh nhận thức các khả năng quân sự Mỹ đang sụt giảm, lại tạo ra nỗi e ngại và cảnh giác đến vậy trong cộng đồng láng giềng.
Trung Quốc, tranh chấp, Biển Đông, chủ quyền, Senkaku, Hoa Đông
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: wordpress
Trung Quốc đang gây hàng loạt vụ đụng độ căng thẳng với các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines. Đây là kết quả của việc Bắc Kinh tuyên bố không nhượng bộ trong yêu sách chủ quyền với láng giềng - kiểu tuyên bố đã “ngủ yên” trong nhiều thập niên qua.

Ngoài ra, các cuộc đụng độ cũng có khả năng liên quan tới nhiều nước khác có tranh chấp lãnh thổ với họ như Malaysia, Hàn Quốc, Bhutan, Indonesia và Brunei. Triều Tiên cũng có tranh chấp với Trung Quốc ở khu vực biên giới dãy núi Baekdu. Hàn Quốc thì thách thức Bắc Kinh trong tranh chấp khu vực Gando.

Trung Quốc có các thỏa thuận biên giới với Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Myanmar. Nhưng ở những nước này, lời kêu gọi giành lại “lãnh thổ bị Trung Quốc lấy mất” ngày càng xuất hiện rộng khắp trên các phương tiện truyền thông trực tuyến.

Chiến lược của Trung Quốc nhằm chấm dứt sự cô lập này dường như là nỗ lực đổ lỗi cho Nhật (vì chủ nghĩa thực dân và chiếm đóng tàn bạo trước năm 1945) gây nên bất an trong khu vực. Nhưng cố gắng này không giúp gì cho Bắc Kinh bởi phần lớn tranh chấp lãnh thổ không liên quan tới lịch sử Nhật trước 1945.

Trái lại, chúng dính líu nhiều hơn tới các toan tính địa chính trị của Trung Quốc thời hậu chiến.

Cho đến nay, chiến lược đổ lỗi của Bắc Kinh đã phản tác dụng.

Chiến lược ấy giúp tăng cường sức mạnh cho phe bảo thủ Nhật dẫn dầu là Thủ tướng Shinzo Abe, người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Nó cũng buộc Washington phải chính thức tuyên bố quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư - hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật - thuộc phạm vi hiệp ước phòng thủ chung. Nghĩa là, nếu Trung Quốc định dùng vũ lực tấn công Nhật trong tranh chấp quần đảo này, họ sẽ đối mặt với lực lượng Mỹ.

Chiến lược của Bắc Kinh cũng khiến Nhật và Ấn Độ - hai nền dân chủ lâu đời nhất và lớn nhất ở châu Á liên minh chặt chẽ với nhau hơn trong mục tiêu đối phó với yêu sách chủ quyền gây hấn của Trung Quốc. Đáng ngại hơn với Bắc Kinh là việc lãnh đạo đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) Narendra Modi sẽ trở thành Thủ tướng Ấn Độ. Ông Modi là người công khai sự cứng rắn với Trung Quốc.

Biện pháp khắc phục của Trung Quốc trong tình thế bối rối hiện nay là kéo Nga vào cuộc tranh chấp. Nhưng Nga lại từ chối điều này vì Moscow muốn có mối quan hệ hữu nghị với một số đối thủ của Trung Quốc như Ấn Độ và có khả năng là cả Nhật Bản.

Trong khi bán vũ khí số lượng lớn cho Ấn Độ và Việt Nam để giúp các nước này tăng cường khả năng phòng thủ trước một Trung Quốc trỗi dậy, Moscow lại từ chối đứng về phía Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Nghĩa là, Trung Quốc có thể tự mình đang trở thành nạn nhân của mưu kế cổ xưa - “Viễn giao cận công - Kết xa đánh gần”, một trong 36 kế Binh pháp Tôn Tử.

Thái An (theo Washingtontimes)




Trung Quốc dùng Binh pháp Tôn Tử hòng khiến Ấn Độ không thể bán BrahMos cho đồng minh?

Sao Đỏ |
Trung Quốc dùng Binh pháp Tôn Tử hòng khiến Ấn Độ không thể bán BrahMos cho đồng minh?

Tôn Tử từng khẳng định “Binh bất yếm trá”, có nghĩa khi dùng binh thì việc đánh lừa quân địch là điều buộc phải làm để đem lại lợi thế, nhằm giành lấy chiến thắng trên sa trường.

Binh pháp Tôn Tử cho tới ngày nay vẫn có giá trị ứng dụng rất cao trong thực tế, nó được coi là cuốn sách "gối đầu giường" của nhiều tướng lĩnh Quân đội Trung Quốc, họ đã triển khai tư tưởng trên ở Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
Tại Zhuhai Airshow 2014, Trung Quốc gây cú sốc lớn cho giới quan sát khi trưng bày mô hình một loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm mang định danh CX-1 có hình dáng bên ngoài giống hệt Yakhont.
Điều cần lưu ý đó là nhằm mục đích tạo sự cân bằng trong khu vực, Nga đã bán độc quyền cho Trung Quốc tên lửa P-270 Moskit mà không đồng ý cung cấp loại P-800 Yakhont, rồi hợp tác với Ấn Độ để chế tạo phiên bản PJ-10 BrahMos. Vì vậy khi CX-1 xuất hiện tại triển lãm và được trưng bày cách tên lửa BrahMos chỉ vài gian hàng, phía Ấn Độ đã tỏ ra cực kỳ tức giận.
Trung Quốc dùng Binh pháp Tôn Tử hòng khiến Ấn Độ không thể bán BrahMos cho đồng minh? - Ảnh 1.
Tên lửa chống hạm siêu âm CX-1 trưng bày tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2014
Trước phản ứng của Ấn Độ, ông Vassily Kashin - chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moskva cho rằng CX-1 của Trung Quốc chỉ dựa một phần vào tên lửa đối hạm BrahMos và khẳng định: "Nga không bán loại tên lửa này cho Trung Quốc hoặc cung cấp đủ các số liệu kỹ thuật để cho Trung Quốc chế tạo".
Lời trấn an của ông Kashin tuy có thể làm yên lòng Ấn Độ phần nào nhưng chưa chắc các đối tác tiềm năng của New Delhi - những người có ý định đặt hàng tên lửa BrahMos cảm thấy yên tâm, vì họ lo ngại Bắc Kinh đã bằng cách nào đó đánh cắp được công nghệ của Yakhont, khiến ưu thế về sự bí mật trong tính năng kỹ chiến thuật không còn nữa.
Như đổ thêm dầu vào lửa, Trung Quốc còn tuyên bố rằng đây sẽ là vũ khí chủ lực cho các khu trục hạm mạnh nhất của hải quân nước này trong tương lai, bao gồm Sovremenny hiện đại hóa, Type 052C, hay thậm chí là cả Type 052D.
Trung Quốc dùng Binh pháp Tôn Tử hòng khiến Ấn Độ không thể bán BrahMos cho đồng minh? - Ảnh 2.
Đồ họa khu trục hạm Sovremenny nâng cấp của Hải quân Trung Quốc, có thể nhận thấy ống phóng tên lửa Moskit đã bị thay thế bằng loại YJ-12A
Tuy nhiên sau lần ra mắt ồn ào đó, CX-1 đã gần như rơi vào quên lãng rồi biến mất trong lặng lẽ, không có thông tin nào cho thấy nó đã được hoàn thiện để đưa vào biên chế. Các chiến hạm nêu trên cũng đều mang vũ khí khác, đó là YJ-12A cho Sovremenny nâng cấp, YJ-62 trang bị cho Type 052C, còn Type 052D vừa bắn thử thành công YJ-18 (bản sao của 3M-54E).
Điều này dẫn tới nhận định rằng phải chăng Trung Quốc đã áp dụng Binh pháp Tôn Tử khi cố tình mang tới triển lãm một loại vũ khí không có thật nhằm mục đích gây hoang mang cho đối thủ lớn nhất tại châu Á - Thái Bình Dương là Ấn Độ, đồng thời khiến đồng minh của quốc gia Nam Á phải nghi ngại dẫn tới trì hoãn, thậm chí hủy bỏ ý định mua BrahMos?
Nhưng theo diễn biến mới nhất, có khả năng Ấn Độ đã thực hiện được hợp đồng xuất khẩu BrahMos đầu tiên, loại tên lửa này vẫn thu hút sự quan tâm lớn từ các khách hàng trong khu vực bất chấp "đòn gió" Trung Quốc tung ra.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH