CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 18
(ĐC sưu tầm trên NET)
52-Tim Berners-Lee
1955-
Vương Quốc
Khoa Học Máy Tính
Tim Berners-Lee - Ảnh: youtube.com
Sir Timothy John “Tim” Berners-Lee hay còn được gọi với tên TimBL,
TBL sinh ngày 08/6/1955 tại Luân Đôn, trong một gia đình Toán học có cha
và mẹ đều tham gia chế tạo chiếc máy tính thương mại đầu tiên (chiếc
Ferranti Mark I). Do đó, Tim Berners-Lee từ nhỏ đã được dạy tư duy như
một nhà Toán học và sử dụng Toán thường xuyên ngay cả khi ăn bữa tối với
gia đình.
Lớn lên, Tim Berners-Lee theo học ngành vật lý tại Đại học Oxford và trở thành một kỹ sư phần mềm.
Năm 1980, Tim Berners-Lee làm việc cho CERN - phòng thí nghiệm vật lý hạt của châu Âu tại Geneva. Trong lúc đang xoay xở tìm cách để tổ chức lại các ghi chép lung tung của mình, Tim Berners-Lee nghĩ ra ý tưởng về một phần mềm xử lý thông tin theo cách thức “tương tự như bộ não” nhưng lại cải thiện được sự hạn chế về khả năng nhớ, và đặt tên là Enquire (tra khảo).
Phần mềm sau đó hoạt động hoàn hảo, Tim Berners-Lee dễ dàng tìm ra tài liệu trong máy tính của mình. Tuy nhiên anh lại muốn thực hiện điều tương tự trên máy tính của nhiều người khác mà không bị giới hạn.
Năm 1989, Tim Berners-Lee công bố bài viết có tựa đề “Một đề xuất về Quản lý Thông tin” (Information Management: A Proposal). Theo đó, Tim Berners-Lee kết nối siêu văn bản với Internet để tạo ra một hệ thống chia sẻ và đóng góp thông tin, không chỉ trong phạm vi một công ty mà rộng khắp toàn cầu. Tim Berners-Lee đặt tên cho nó là Mạng Toàn cầu - World Wide Web.
Berners-Lee cũng tạo ra công cụ tìm kiếm và biên tập mạng đầu tiên. Website đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động vào ngày 06/8/1991 tại địa chỉ http://info.cern.ch. Nó giải thích khái niệm World Wide Web và hướng dẫn người dùng lập trình những website cá nhân.
Tim Berners-Lee tại CERN vào năm 1994 - Ảnh: techsignin.com
Ngày 30/4/1993 là ngày đặc biệt quan trọng bởi tổ chức CERN tuyên bố
bất cứ ai cũng có thể sử dụng công nghệ www. tự do và miễn phí.
Năm 2004, Tim Berners-Lee được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ khi là người tiên phong trong lĩnh vực Internet. Tháng 04 năm 2009, ông được chọn làm giáo sư của Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ. Không chỉ có thế, ông còn được vinh danh là “nhà phát minh ra World Wide Web” trong lễ khai mạc thế vận hội mùa hè năm 2012 tại sân vận động Olympic, Luân Đôn (Anh) trước sự chứng kiến của hơn 80.000 người.
Năm 2007, bên cạnh Albert Hofmann, Tim Berners-Lee đứng đầu danh sách 100 thiên tài vĩ đại nhất hành tinh do tạp chí danh tiếng Telegraph công bố.
Tim Berners-Lee cũng là người sáng lập ra World Wide Web Consortium (W3C) - tổ chức đặt các tiêu chuẩn quan trọng, giám sát sự phát triển của Internet. Đồng thời, ông còn là một nhà nghiên cứu cao cấp và chủ sở hữu của Phòng thí nghiệm khoa học và trí tuệ nhân tạo máy tính (CSAIL) và giám đốc của web sáng kiến nghiên cứu khoa học (WSRI).
53-Edward Jenner
1749-1823
Vương Quốc
Y Học,
Louis Pasteur được thế giới công nhận là cha đẻ
của văcxin, song thực tế người đầu tiên đặt nền móng cho tiêm chủng là
Edward Jenner, một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia Lon Don, Anh.
Ngày nay cả thế giới phải công nhận cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin. Thành tựu y học này đã giúp gần 8 tỷ người trên thế giới tránh khỏi cái chết do những đại dịch hoành hành từ thế kỷ 17 trở về trước. Tiêm chủng được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, hầu như ai cũng hiểu rằng chỉ cần một mũi tiêm, cơ thể chúng ta sẽ được miễn nhiễm với nhiều căn bệnh quái ác không thuốc chữa.
Trong tâm khảm nhiều người nghĩ rằng Louis Pasteur là cha đẻ của vắc xin vì ông quá nổi tiếng với việc tìm ra vi khuẩn cũng như sự nhiễm trùng và chế tạo ra vắc xin phòng bệnh dại. Thực tế Pasteur không phải là cha đẻ của vắc xin mà công này thuộc về một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia Lon Don. Đó là Edward Jenner, người đã khẳng định hiệu quả của vắc xin trong phòng chống bệnh cho nhân loại trước khi thế giới biết đến sự tồn tại của virus và vi khuẩn. Lịch sử y học thế giới ghi nhận Edward Jenner có công lao to lớn trong việc thiết lập ra "đế chế" vắc xin giúp bảo vệ hàng tỷ người khắp hoàn cầu.
Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm.
Edward Jenner.
Căn bệnh đậu mùa xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, trở
thành đại dịch từ thế kỷ thứ 6, bắt nguồn từ châu Phi, sau đó lan sang
châu Âu, châu Á. Trong hai thế kỷ 17 và 18 bệnh đã cướp đi sinh mạng
hàng triệu người. Đậu mùa do virus gây ra nhưng các bác sĩ sống trước
thời của Louis Pasteur không hề có khái niệm về vấn đề này, họ cho rằng
đây là bệnh nan y không thuốc chữa. Mãi đến 80 năm sau, Louis Pasteur
mới phát hiện ra vi khuẩn.
Lúc bấy giờ quê hương của bác sĩ Edward Jenner cũng bị đại dịch đậu mùa đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và gia súc. Ước tính năm 1773, cứ 10 người Anh mắc bệnh thì có đến 9 tử vong. Người nào sống sót cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cảnh cô độc, tủi hổ suốt phần đời còn lại, bị cả cộng đồng ghẻ lạnh, tẩy chay bởi khả năng lây nhiễm khủng khiếp của bệnh.
Triệu chứng ban đầu của đậu mùa là nổi các mụn đỏ, sau đó thành mụn nước lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, có thể dẫn đến mù lòa và tử vong. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc nên số người mắc tăng lên rất nhanh. Bác sĩ Jenner đã dành suốt nhiều năm tìm hiểu về căn bệnh này nhưng không thể tìm ra cách chữa trị.
Một lần nọ Jenner tình cờ phát hiện bệnh "đậu bò", tức là bệnh đậu mùa ở bò. Vị bác sĩ quan sát thấy một điều lạ là những người vắt sữa bò sau khi mắc bệnh này thì tuyệt nhiên không bị đậu mùa nữa, do các triệu chứng tương tự nhau nên ông gọi tên nó là "đậu bò". Từ đó bác sĩ luôn trăn trở: "Liệu có thể lây căn bệnh đậu bò sang người để phòng được bệnh đậu mùa ở người hay không? Như thế, người ta sẽ mắc căn bệnh đậu bò không chết nhưng thoát khỏi bệnh đậu mùa chết người".
Jenner đã đến gặp một người phụ nữ chuyên làm nghề vắt sữa bò đang bị bệnh đậu bò. Bệnh này thường xuyên xuất hiện ở bò làm cho toàn thân con vật nổi các mụn nước. Bác sĩ đã chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô gái chăn bò Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu. Theo dõi cho thấy có một hiện tượng kỳ lạ: Phipps không hề mắc đậu mùa.
Phương pháp "tiêm ngừa" của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay là hoàn toàn sai trái. Nhưng thực tế không nhờ sự liều lĩnh của ông thì cả châu Âu khi đó sẽ rơi vào bàn tay tử thần do đại dịch đậu mùa hoành hành. Đây rõ ràng đó là một hành động có tính khai phá: Đứa trẻ được chủng ngừa đã đề kháng được bệnh. Không dừng lại ở đó, Jenner còn áp dụng cho chính con trai mình, dù đứa trẻ mới 10 tháng tuổi. Kết quả thật tốt đẹp, em bé cũng không bị bệnh đậu mùa. Dựa trên nguyên lý ấy, vị bác sĩ đã hoàn thành công nghệ chế tạo thuốc tiêm chủng với các công đoạn sau:
Năm 1798, phương pháp tiêm chủng của Jenner được nhân rộng ra khắp thế giới.
Jenner gọi phương pháp trên là "vaccination",
đây chính là nguồn gốc khai mở công cuộc tiêm vắc xin ở người phổ biến
cho đến ngày nay. Năm 1798, phương pháp tiêm chủng của Jenner được nhân
rộng ra khắp thế giới. Hai năm sau, chính phủ Anh đã mời ông tiêm cho
binh chủng Hải quân hoàng gia, nhờ khả năng phòng bệnh hiệu quả, vị bác
sĩ đã được ban thưởng rất hậu hĩnh. Hoàng đế Napoleon ở Pháp cũng ra
lệnh cho toàn bộ binh lính phải tiêm chủng đậu mùa, sau đó Mỹ cũng áp
dụng phương pháp này.
Thành công lớn nhất của Jenner là chinh phục được bệnh đậu mùa. Năm 1802, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quốc tế về phòng chống đậu mùa. Vị bác sĩ lần lượt được nữ hoàng Anh, Nga, hoàng đế Pháp, tổng thống Mỹ trao giải thưởng giá trị vì đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại. Sau đó Jenner được mời vào làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Tại các quốc gia hùng cường như Anh, Pháp, Italy... người ta đã đúc tượng của ông để tưởng nhớ và ghi ơn.
Ngày 16/1/1823, Jenner trút hơi thở cuối cùng do tai biến mạch máu não. Chính phủ Anh xin được chôn cất thi hài ông ở Tu viện Westminster, nơi an nghỉ những người con ưu tú của nước Anh và cả nhân loại. Người ta gọi ông là "bác sĩ tài ba bất tử của nhân loại" và "cha đẻ của vắc xin" đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho ngành y học dự phòng thế giới.
54-Galen
129-200
Y Học,
Nhà triết học Galen cho rằng, gan mới là trung tâm của hệ tuần hoàn.
Harvey đã phát hiện ra tim mới là bộ phận quan trọng nhất.
Theo người châu Âu đầu thời cận đại, Trái đất mới là trung tâm của vũ trụ.
Hình ảnh hai nhà nghiên cứu Watson và Crick công bố mô hình xoắn kép DNA.
Hình ảnh nhà khoa học Johann Joachim Becher.
52-Tim Berners-Lee
1955-
Vương Quốc
Khoa Học Máy Tính
Tim Berners-Lee - Người phát minh ra mạng toàn cầu (World Wide Web)
Phát minh ra World Wide Web (www.) và mở một
cuộc đại cách mạng về chia sẻ thông tin trên Internet, Tim Berners-Lee
được coi là một trong những thiên tài khoa học máy tính nổi tiếng trên
thế giới.
Tim Berners-Lee - Ảnh: youtube.com
Lớn lên, Tim Berners-Lee theo học ngành vật lý tại Đại học Oxford và trở thành một kỹ sư phần mềm.
Năm 1980, Tim Berners-Lee làm việc cho CERN - phòng thí nghiệm vật lý hạt của châu Âu tại Geneva. Trong lúc đang xoay xở tìm cách để tổ chức lại các ghi chép lung tung của mình, Tim Berners-Lee nghĩ ra ý tưởng về một phần mềm xử lý thông tin theo cách thức “tương tự như bộ não” nhưng lại cải thiện được sự hạn chế về khả năng nhớ, và đặt tên là Enquire (tra khảo).
Phần mềm sau đó hoạt động hoàn hảo, Tim Berners-Lee dễ dàng tìm ra tài liệu trong máy tính của mình. Tuy nhiên anh lại muốn thực hiện điều tương tự trên máy tính của nhiều người khác mà không bị giới hạn.
Năm 1989, Tim Berners-Lee công bố bài viết có tựa đề “Một đề xuất về Quản lý Thông tin” (Information Management: A Proposal). Theo đó, Tim Berners-Lee kết nối siêu văn bản với Internet để tạo ra một hệ thống chia sẻ và đóng góp thông tin, không chỉ trong phạm vi một công ty mà rộng khắp toàn cầu. Tim Berners-Lee đặt tên cho nó là Mạng Toàn cầu - World Wide Web.
Berners-Lee cũng tạo ra công cụ tìm kiếm và biên tập mạng đầu tiên. Website đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động vào ngày 06/8/1991 tại địa chỉ http://info.cern.ch. Nó giải thích khái niệm World Wide Web và hướng dẫn người dùng lập trình những website cá nhân.
Tim Berners-Lee tại CERN vào năm 1994 - Ảnh: techsignin.com
Năm 2004, Tim Berners-Lee được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ khi là người tiên phong trong lĩnh vực Internet. Tháng 04 năm 2009, ông được chọn làm giáo sư của Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ. Không chỉ có thế, ông còn được vinh danh là “nhà phát minh ra World Wide Web” trong lễ khai mạc thế vận hội mùa hè năm 2012 tại sân vận động Olympic, Luân Đôn (Anh) trước sự chứng kiến của hơn 80.000 người.
Năm 2007, bên cạnh Albert Hofmann, Tim Berners-Lee đứng đầu danh sách 100 thiên tài vĩ đại nhất hành tinh do tạp chí danh tiếng Telegraph công bố.
Tim Berners-Lee cũng là người sáng lập ra World Wide Web Consortium (W3C) - tổ chức đặt các tiêu chuẩn quan trọng, giám sát sự phát triển của Internet. Đồng thời, ông còn là một nhà nghiên cứu cao cấp và chủ sở hữu của Phòng thí nghiệm khoa học và trí tuệ nhân tạo máy tính (CSAIL) và giám đốc của web sáng kiến nghiên cứu khoa học (WSRI).
Kim Ngân
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)
Người đứng đầu 100 thiên tài vĩ đại nhất hành tinh
Bên cạnh Albert Hofmann, Tim Berners-Lee là người đứng đầu danh sách 100
thiên tài vĩ đại nhất thế giới. Ông nổi tiếng khi là người sáng tạo và
phát triển Internet.
Sir Timothy John "Tim" Berners-Lee hay còn được dân Internet gọi với
tên TimBL, TBL sinh ngày 8/6/1955 - được coi là thiên tài khoa học máy
tính người Anh nổi tiếng nhất thế giới. Bên cạnh Albert Hofmann, Tim
Berners-Lee đứng đầu danh sách 100 thiên tài vĩ đại nhất hành tinh do
tạp chí danh tiếng Telegraph công bố vào năm 2007.
Theo đó, tháng 3/1989, ông đã đưa ra đề xuất về hệ thống quản lý
thông tin và thực hiện thành công việc giao tiếp thông tin đầu tiên giữa
máy khách và máy chủ Hypertext Transfer Protocol (HTTP) qua internet
vào khoảng giữa tháng 11.
Tim Berners-Lee là người phát minh ra World Wide Web (chính là đường dẫn www mà hiện mọi người vẫn hay dùng). Tim cũng là người sáng lập World Wide Web Consortium (W3C) - tổ chức đặt các tiêu chuẩn quan trọng, giám sát sự phát triển của Internet. Đồng thời, ông còn là một nhà nghiên cứu cao cấp và chủ sở hữu của Phòng thí nghiệm khoa học và trí tuệ nhân tạo máy tính (CSAIL) và giám đốc của web sáng kiến nghiên cứu khoa học (WSRI)...
Năm 2004, Tim Berners-Lee được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ khi là người tiên phong trong lĩnh vực Internet. Tháng 4/2009, ông được chọn làm giáo sư của Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ. Không chỉ có thế, ông còn được vinh danh là "nhà phát minh ra World Wide Web" trong lễ khai mạc thế vận hội mùa hè năm 2012 tại sân vận động Olympic, London (Anh) trước sự chứng kiến của hơn 80.000 người.
Sống cùng toán học và máy tính từ nhỏ
Tim Berners-Lee sinh ra tại London (Anh), trong một gia đình gồm 4 người con, với bố là Conway Berners-Lee và mẹ là Mary Lee Woods. Cha mẹ ông đều là nhà toán học và cùng làm việc cho nhóm phát triển Manchester Mark I - một trong những nơi đầu tiên sử dụng máy tính.
Ngay từ khi còn nhỏ, Tim đã phải học toán suốt ngày, kể cả khi ăn tối cùng gia đình. Ông học tiểu học tại trường Sheen Mount, trước khi vượt qua O-Levels và A-Levels tại trường Emanuel ở Wandsworth về khoa học máy tính.
Thiên tài máy tính tốt nghiệp cao đẳng Hoàng gia (The Queen's College) thuộc đại học Oxford. Tại đây, ông đã tạo ra máy tính chỉ từ mỏ hàn, các cổng vi mạch, vi xử lý M6800 và một chiếc TV cũ. Trong suốt thời gian ở Oxford, ông bị cấm không được sử dụng máy tính của trường do thường xuyên cùng bạn bè nghịch ngợm, hack thông tin nội bộ...
Nổi tiếng nhờ phát minh ra World Wide Web
Năm 1976, sau khi tốt nghiệp đại học, Tim Berners-Lee làm lập trình viên cho hãng Plessey Controls Limited tại Poole, Anh (thời điểm đó nơi này sản xuất đèn giao thông). Năm 1978, ông tham gia D.G. Nash Limited - nơi ông tạo ra phần mềm sắp chữ và hệ điều hành cho máy in.
Tháng 6-12/1980, thiên tài người Anh làm nhân viên hợp đồng ở Cern và bắt đầu thực hiện một dự án dựa trên khái niệm siêu văn bản (hypertext), tạo điều kiện chia sẻ và cập nhật thông tin giữa các nhà nghiên cứu. Để chứng minh cho dự án này, ông còn xây dựng một hệ thống nguyên mẫu hỏi được đặt tên là Enquire.
Sau khi rời khỏi Cern, Tim
làm việc cho Image Computer Systems Ltd. của John Poole ở Bournemouth,
Anh trong ba năm. Tuy nhiên, đến năm 1984, ông lại quyết định quay trở
về Cern với tư cách như một thần đồng trong lĩnh vực máy tính.
Năm 1989, Cern được biết đến như một trung tâm Internet lớn nhất châu
Âu và Tim Berners-Lee đã cho thấy tài năng của mình khi kết nối siêu
văn bản với Internet. "Tôi chỉ cần áp dụng khái niệm siêu văn bản và nối
nó với các TCP và DNS. Thế là đã có World Wide Web" - Tim nói.
Thiên tài sinh năm 1955 đã viết ra phiên bản đầu tiên vào tháng 3/1989 nhưng chỉ đến năm 1990, nhờ sự giúp đỡ của Robert Cailliau (người nhận giải thưởng Hệ thống phần mềm ACM năm 1995), ông mới hoàn thành được phiên bản đầy đủ khiến người quản lý Mike Sendall hài lòng.
Tim cho biết, website đầu tiên được xây tại địa chỉ http://info.cern.ch, được phát hành vào ngày 6/8/1991. Website đã giải thích World Wide Web là cái gì, cách tìm trình duyệt và thiết lập một máy chủ.
Năm 1994, nhà khoa học người Anh thành lập World Wide Web Consortium (W3C) tại học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT). W3C bao gồm nhiều công ty khác nhau nhằm tạo ra những tiêu chuẩn và khuyến nghị để cải tiến chất lượng các trang web. Đặc biệt, mọi thứ trên World Wide Web đều không bắt người dùng phải mua giấy phép, mà hoàn toàn miễn phí để ai cũng có thể dễ dàng sử dụng.
Tháng 12/2004, Tim Berners-Lee đảm nhận một vị trí chủ tịch khoá khoa học máy tính trong trường điện tử và khoa học máy tính, thuộc ĐH Southampton (Anh).
Luôn ủng hộ việc miễn phí truy cập Internet
Tháng 6/2009, Thủ tướng Anh - Gordon Brown tuyên bố Tim Berners-Lee sẽ làm việc cho Chính phủ Anh để giúp thành lập dữ liệu mở, dễ dàng truy cập trên web cũng như xây dựng sức mạnh thông tin cho lực lượng đặc nhiệm.
Có thể nói, Tim và giáo sư Nigel Shadbolt chính là hai nhân vật chủ chốt đằng sau trang web data.gov.uk - một dự án của chính phủ Anh để mở hầu hết dữ liệu thu được phục vụ cho các mục đích tái sử dụng miễn phí. "Những thay đổi này báo hiệu một sự chuyển biến lớn về văn hoá trong chính phủ - cởi mở, trách nhiệm và minh bạch hơn. Giờ người dân có thể tham gia vào những gì họ quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ" - ông cho hay.
Đến tháng 5/2012, Tim trở thành chủ tịch Viện dữ liệu mở. Ngoài ra, ông là người dẫn đầu Affordable Internet (A4AI) - liên minh của các tổ chức công và tư như Google, Facebook, Intel và Microsoft, được thành lập vào tháng 10/2013. Theo đó, ông thường tìm cách cho chi phí truy cập Internet ở mức chấp nhận được để việc truy cập ở các nước đang phát triển mở rộng hơn.
Hiện nay, thiên tài vĩ đại nhất thế giới vẫn luôn được mọi người tôn
vinh và biết ơn khi là người phát minh ra Internet. Đồng thời, ông cũng
là người ủng hộ ý tưởng Internet là một loại quyền hạn cơ bản của con
người, ai cũng có thể sử dụng.
Gần đây nhất, vào ngày 19/5 vừa qua, Tim Berners-Lee đã được trao bằng tiến sĩ danh dự về kỹ thuật và công nghệ đại học Yale (Mỹ).
Tim Berners-Lee hiện là thiên tài vĩ đại, thông minh bậc nhất thế giới. |
3 thần đồng công nghệ được săn đón nhất hiện nay
Dù
còn rất trẻ nhưng Ahmed Fathi, Grant Goodman và Nick D'Aloisio đã khiến
mọi người nể phục khi là chủ nhân của những phần mềm công nghệ có giá
trị lên đến hàng triệu USD.
Tim Berners-Lee là người phát minh ra World Wide Web (chính là đường dẫn www mà hiện mọi người vẫn hay dùng). Tim cũng là người sáng lập World Wide Web Consortium (W3C) - tổ chức đặt các tiêu chuẩn quan trọng, giám sát sự phát triển của Internet. Đồng thời, ông còn là một nhà nghiên cứu cao cấp và chủ sở hữu của Phòng thí nghiệm khoa học và trí tuệ nhân tạo máy tính (CSAIL) và giám đốc của web sáng kiến nghiên cứu khoa học (WSRI)...
Năm 2004, Tim Berners-Lee được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ khi là người tiên phong trong lĩnh vực Internet. Tháng 4/2009, ông được chọn làm giáo sư của Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ. Không chỉ có thế, ông còn được vinh danh là "nhà phát minh ra World Wide Web" trong lễ khai mạc thế vận hội mùa hè năm 2012 tại sân vận động Olympic, London (Anh) trước sự chứng kiến của hơn 80.000 người.
Sống cùng toán học và máy tính từ nhỏ
Tim Berners-Lee sinh ra tại London (Anh), trong một gia đình gồm 4 người con, với bố là Conway Berners-Lee và mẹ là Mary Lee Woods. Cha mẹ ông đều là nhà toán học và cùng làm việc cho nhóm phát triển Manchester Mark I - một trong những nơi đầu tiên sử dụng máy tính.
Ngay từ khi còn nhỏ, Tim đã phải học toán suốt ngày, kể cả khi ăn tối cùng gia đình. Ông học tiểu học tại trường Sheen Mount, trước khi vượt qua O-Levels và A-Levels tại trường Emanuel ở Wandsworth về khoa học máy tính.
Thiên tài máy tính tốt nghiệp cao đẳng Hoàng gia (The Queen's College) thuộc đại học Oxford. Tại đây, ông đã tạo ra máy tính chỉ từ mỏ hàn, các cổng vi mạch, vi xử lý M6800 và một chiếc TV cũ. Trong suốt thời gian ở Oxford, ông bị cấm không được sử dụng máy tính của trường do thường xuyên cùng bạn bè nghịch ngợm, hack thông tin nội bộ...
Nổi tiếng nhờ phát minh ra World Wide Web
Năm 1976, sau khi tốt nghiệp đại học, Tim Berners-Lee làm lập trình viên cho hãng Plessey Controls Limited tại Poole, Anh (thời điểm đó nơi này sản xuất đèn giao thông). Năm 1978, ông tham gia D.G. Nash Limited - nơi ông tạo ra phần mềm sắp chữ và hệ điều hành cho máy in.
Tháng 6-12/1980, thiên tài người Anh làm nhân viên hợp đồng ở Cern và bắt đầu thực hiện một dự án dựa trên khái niệm siêu văn bản (hypertext), tạo điều kiện chia sẻ và cập nhật thông tin giữa các nhà nghiên cứu. Để chứng minh cho dự án này, ông còn xây dựng một hệ thống nguyên mẫu hỏi được đặt tên là Enquire.
Từ khi còn trẻ, thiên tài người Anh đã nổi tiếng khắp thế giới do là người sáng tạo ra World Wide Web. |
Người được mệnh danh thông minh nhất hành tinh
Grigori
Perelman - "kẻ lập dị" được mệnh danh là thiên tài toán học với công
lao giải được bài toán thiên niên kỷ đã khước từ hàng loạt những giải
thưởng triệu đô, quay về ở ẩn.
Thiên tài sinh năm 1955 đã viết ra phiên bản đầu tiên vào tháng 3/1989 nhưng chỉ đến năm 1990, nhờ sự giúp đỡ của Robert Cailliau (người nhận giải thưởng Hệ thống phần mềm ACM năm 1995), ông mới hoàn thành được phiên bản đầy đủ khiến người quản lý Mike Sendall hài lòng.
Tim cho biết, website đầu tiên được xây tại địa chỉ http://info.cern.ch, được phát hành vào ngày 6/8/1991. Website đã giải thích World Wide Web là cái gì, cách tìm trình duyệt và thiết lập một máy chủ.
Năm 1994, nhà khoa học người Anh thành lập World Wide Web Consortium (W3C) tại học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT). W3C bao gồm nhiều công ty khác nhau nhằm tạo ra những tiêu chuẩn và khuyến nghị để cải tiến chất lượng các trang web. Đặc biệt, mọi thứ trên World Wide Web đều không bắt người dùng phải mua giấy phép, mà hoàn toàn miễn phí để ai cũng có thể dễ dàng sử dụng.
Tháng 12/2004, Tim Berners-Lee đảm nhận một vị trí chủ tịch khoá khoa học máy tính trong trường điện tử và khoa học máy tính, thuộc ĐH Southampton (Anh).
Luôn ủng hộ việc miễn phí truy cập Internet
Tháng 6/2009, Thủ tướng Anh - Gordon Brown tuyên bố Tim Berners-Lee sẽ làm việc cho Chính phủ Anh để giúp thành lập dữ liệu mở, dễ dàng truy cập trên web cũng như xây dựng sức mạnh thông tin cho lực lượng đặc nhiệm.
Có thể nói, Tim và giáo sư Nigel Shadbolt chính là hai nhân vật chủ chốt đằng sau trang web data.gov.uk - một dự án của chính phủ Anh để mở hầu hết dữ liệu thu được phục vụ cho các mục đích tái sử dụng miễn phí. "Những thay đổi này báo hiệu một sự chuyển biến lớn về văn hoá trong chính phủ - cởi mở, trách nhiệm và minh bạch hơn. Giờ người dân có thể tham gia vào những gì họ quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ" - ông cho hay.
Đến tháng 5/2012, Tim trở thành chủ tịch Viện dữ liệu mở. Ngoài ra, ông là người dẫn đầu Affordable Internet (A4AI) - liên minh của các tổ chức công và tư như Google, Facebook, Intel và Microsoft, được thành lập vào tháng 10/2013. Theo đó, ông thường tìm cách cho chi phí truy cập Internet ở mức chấp nhận được để việc truy cập ở các nước đang phát triển mở rộng hơn.
Tim Berners-Lee đã đạt được không ít thành tựu trong sự nghiệp. Đến nay, ông vẫn được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh. |
Gần đây nhất, vào ngày 19/5 vừa qua, Tim Berners-Lee đã được trao bằng tiến sĩ danh dự về kỹ thuật và công nghệ đại học Yale (Mỹ).
Tìm hiểu về World Wide Web từ những ngày đầu mà Tim Berners-Lee phát minh ra nó
Hướng dẫn xem song ngữ:
- Tra nghĩa từ: nhấp đôi chuột (double click) vào từ cần dịch nghĩa ⇒nhấp vào dấu hỏi.
- Tra nghĩa đoạn: nhấp chuột (click) vào đoạn cần dịch nghĩa.
- Tra nghĩa từ: nhấp đôi chuột (double click) vào từ cần dịch nghĩa ⇒nhấp vào dấu hỏi.
- Tra nghĩa đoạn: nhấp chuột (click) vào đoạn cần dịch nghĩa.
Tìm hiểu về World Wide Web từ nguồn gốc của nó
Khoa học đã thúc đẩy World Wide Web, và ngược lại nền tảng Web đã tương tác ngược lại để phát triển khoa học.
'Một
đề xuất: Quản lý thông tin' là tên của một tài liệu được viết vào tháng
ba năm 1989 bởi một nhà vật lý chưa có tên tuổi là Tim Berners-Lee,
người đang làm việc cho CERN trong thời điểm đó (CERN- là một phòng
nghiên cứu về vật lý hạt nhân của Châu Âu, có trụ sở tại Geneva). Đề
xuất của anh ấy với cách gọi giản dị là World Wide Web, đã đạt được
nhiều thành tựu hơn bất kỳ ai khác trong thời điểm đó.
Thực
ra, trang Web được phát minh ra để xử lý một vấn đề đề cụ thể. Vào
những năm cuối 1980s, CERN đã lên kế hoạch cho một dự án khoa học tham
vọng nhất từ trước tới bấy giờ, có tên gọi là LHC. Trong những dòng mô
tả đầu tiên trong đề xuất của ông: 'Đã có nhiều cuộc thảo luận cho tương
lai của CERN và LHC kết thúc với câu hỏi: "làm sao chúng ta có thể theo
dõi được một dự án lớn như vậy" và đề xuất của anh ấy đã trả lời được
cho câu hỏi đó.'
Trang
Web mà mọi người biết đến như bây giờ có nhiều công dụng hơn so với ý
tưởng ban đầu khi nó chỉ liên kết các tài liệu điện tử về vật lý hạt
nhật ở các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Nhưng tất cả những thay
đổi mà nó đã mang lại từ mạng lưới liên kết xã hội cho tới những kế
hoạch về chính trị, và nó đã thay đổi diện mạo của chính ngành khoa học
đã tạo ra nó kể từ khi nó được phát minh.
Nó
cho phép những bài báo được phát hành trực tuyến và những liên kết xâu
chuỗi từ trang này tới trang khác. Nó cũng cho phép những nhà khóa học
gạo cội tuyển dụng những nhà khoa học trẻ để giúp đỡ họ. Một trong số
những dự án như vậy có tên gọi là Galaxy Zoo, được sử dụng bởi rất nhiều
người tình nguyện tham gia mà không cần lương để xác định hàng triệu
tấm ảnh chụp về dải thiên hà với nhiều hình dạng khác nhau (xoắn ốc,
elip hay một kiểu bất thường nào đó)
Dự
án này từ khi được phát minh đã giúp những nhà du hành không gian hiểu
dải thiên hà bao gồm những thứ gì và nó đã chứng minh đã đạt được thành
công đến nỗi thúc đẩy thêm một nghiên cứu mới để chọn ra một triệu tấm
ảnh rõ nét và chi tiết nhất. Những người làm việc cho dự án này có tên
gọi đơn giản là Herbaria@home đã kiểm tra những tấm hình được ghi chú
bằng tay về những cây cối cổ thụ được lưu giữ trong trong những bảo tàng
của người Anh. Điều này cho phép họ dò theo những thay đổi của việc
phân bố các loài vật theo sự thay đổi của khí hậu
Một
ứng dụng mới nữa của Web được sử dụng như một phòng thí nghiệm. Nó cho
phép các nhà khoa học xã hội nói riêng để thực hiện những điều mà trước
đây dường như không thể. Trong một sự án, các nhà khoa học đã có những
quan sát về kích thước của các liên kết xã hội được sử dụng qua
Facebook. Trong cuộc điều tra thứ hai về những mạng lưới như vậy, đã
được tạo ra bởi Bernardo Huberman từ các phòng thì nghiệm HP, nghiên cứu
của Hewlet-Packard có trụ sở đặt tại Palo Alto, tiểu bang California,
cũng trông như Twitter, một mạng xã hội cho phép mọi người đăng những
tin nhắn ngắn tới danh sách những người bạn trên đó.
Trong
cái nhìn đầu tiên, những mạng lưới như vậy trong có vẻ rất đồ sộ với
300.000 người sử dụng Twitter (trong thời điểm đó) ước tính mỗi người có
khoảng 80 bạn bè và với Facebook thì trung bình mỗi người có khoảng 120
bạn bè. Nhưng có những danh sách bạn bè lên tới 1000 người. Kiểm tra
thông tin chi tiết hơn, khảo sát cho thấy phần lớn tin nhắn hướng đến
một vài người cụ thể. Điều này còn cho thấy những hoạt động cá nhân trên
mạng xã hội còn thấp hơn nhiều so với tương tác của họ trong cộng đồng
thực tế của mình.
Tiến
sĩ Huberman đã giúp những rất nhiều điều luật chưa thông qua về sử dụng
Web, bao gồm cả thời gian (số lần) trung bình mà mỗi người dành ra để
sử dụng Web để xem qua nhiều trang web trước khi rời khỏi (máy tính), và
chi tiết hơn có thể thấy hiện tượng 'người thắng thì sẽ thắng tất cả'
khi mà có một số trang web thu hút phần lớn người dùng trong khi đó
những trang khác thì có rất ít người sử dụng.
Những
nhà khoa học thì giỏi trong việc sử dụng Web để tiến hành các nghiên
cứu. Tuy nhiên, họ có vẻ vẫn còn chưa sử dụng hiệu quả các trang mạng xã
hội để làm công cụ mở rộng cho những trao đổi mang tính khoa học và
khuyến khích sự hợp tác hiệu quả hơn.
Những
nhà báo ngày nay đã biết sử dụng mãng xã hội để những bài báo của họ có
nhiều bình luận từ đọc giả. Thật vậy, nhiều bloggers đã dần phát triển
và hoàn thiện các bài luận của họ để cũng đạt được những bình luận như
vậy. Nhưng mặc dù mọi người đã cố gắng để có những đánh giá khoa học
theo cách tương tự nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn chỉ chấp nhận
những bình luận từ số ít các chuyên gia mà họ không biết tới (nặc danh
trên mang xã hội). Khi từ báo khoa học Nature, một trong những trang
đăng và đánh giá các bài báo khoa học lớn nhất thế giới, được kiểm chứng
với một đánh giá mở rộng vào năm 2006, và kết quả cho thấy thật đáng
thất vọng.
Chỉ
5% những tác giả cho rằng họ được đồng ý cho đăng bài bởi tờ báo này
trên trang Web này- và dự liệu của họ đã đúng khi mà hầu hết một nửa
trong số bài của họ không có bình luận. Michael Nielsen, một chuyên gia
về máy tính lượng tử, là một nhà khoa học trong làn sóng mới về các nhà
blogger khoa học muốn tạo ra sự thay đổi. Anh ấy nghĩ lý do dẫn đến việc
thiếu các bình phẩm và do lượng đọc tiềm năng không được khích lệ
Dịch bởi: cephan
53-Edward Jenner
1749-1823
Vương Quốc
Y Học,
Sự thật về người đầu tiên tìm ra vắc xin
Ngày nay cả thế giới phải công nhận cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin. Thành tựu y học này đã giúp gần 8 tỷ người trên thế giới tránh khỏi cái chết do những đại dịch hoành hành từ thế kỷ 17 trở về trước. Tiêm chủng được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, hầu như ai cũng hiểu rằng chỉ cần một mũi tiêm, cơ thể chúng ta sẽ được miễn nhiễm với nhiều căn bệnh quái ác không thuốc chữa.
Trong tâm khảm nhiều người nghĩ rằng Louis Pasteur là cha đẻ của vắc xin vì ông quá nổi tiếng với việc tìm ra vi khuẩn cũng như sự nhiễm trùng và chế tạo ra vắc xin phòng bệnh dại. Thực tế Pasteur không phải là cha đẻ của vắc xin mà công này thuộc về một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia Lon Don. Đó là Edward Jenner, người đã khẳng định hiệu quả của vắc xin trong phòng chống bệnh cho nhân loại trước khi thế giới biết đến sự tồn tại của virus và vi khuẩn. Lịch sử y học thế giới ghi nhận Edward Jenner có công lao to lớn trong việc thiết lập ra "đế chế" vắc xin giúp bảo vệ hàng tỷ người khắp hoàn cầu.
Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm.
Edward Jenner.
Lúc bấy giờ quê hương của bác sĩ Edward Jenner cũng bị đại dịch đậu mùa đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và gia súc. Ước tính năm 1773, cứ 10 người Anh mắc bệnh thì có đến 9 tử vong. Người nào sống sót cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cảnh cô độc, tủi hổ suốt phần đời còn lại, bị cả cộng đồng ghẻ lạnh, tẩy chay bởi khả năng lây nhiễm khủng khiếp của bệnh.
Triệu chứng ban đầu của đậu mùa là nổi các mụn đỏ, sau đó thành mụn nước lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, có thể dẫn đến mù lòa và tử vong. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc nên số người mắc tăng lên rất nhanh. Bác sĩ Jenner đã dành suốt nhiều năm tìm hiểu về căn bệnh này nhưng không thể tìm ra cách chữa trị.
Một lần nọ Jenner tình cờ phát hiện bệnh "đậu bò", tức là bệnh đậu mùa ở bò. Vị bác sĩ quan sát thấy một điều lạ là những người vắt sữa bò sau khi mắc bệnh này thì tuyệt nhiên không bị đậu mùa nữa, do các triệu chứng tương tự nhau nên ông gọi tên nó là "đậu bò". Từ đó bác sĩ luôn trăn trở: "Liệu có thể lây căn bệnh đậu bò sang người để phòng được bệnh đậu mùa ở người hay không? Như thế, người ta sẽ mắc căn bệnh đậu bò không chết nhưng thoát khỏi bệnh đậu mùa chết người".
Jenner đã đến gặp một người phụ nữ chuyên làm nghề vắt sữa bò đang bị bệnh đậu bò. Bệnh này thường xuyên xuất hiện ở bò làm cho toàn thân con vật nổi các mụn nước. Bác sĩ đã chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô gái chăn bò Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu. Theo dõi cho thấy có một hiện tượng kỳ lạ: Phipps không hề mắc đậu mùa.
Phương pháp "tiêm ngừa" của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay là hoàn toàn sai trái. Nhưng thực tế không nhờ sự liều lĩnh của ông thì cả châu Âu khi đó sẽ rơi vào bàn tay tử thần do đại dịch đậu mùa hoành hành. Đây rõ ràng đó là một hành động có tính khai phá: Đứa trẻ được chủng ngừa đã đề kháng được bệnh. Không dừng lại ở đó, Jenner còn áp dụng cho chính con trai mình, dù đứa trẻ mới 10 tháng tuổi. Kết quả thật tốt đẹp, em bé cũng không bị bệnh đậu mùa. Dựa trên nguyên lý ấy, vị bác sĩ đã hoàn thành công nghệ chế tạo thuốc tiêm chủng với các công đoạn sau:
- Bước một: Lấy ít vi trùng bệnh đậu mùa trên một con bò mắc bệnh này.
- Bước hai: Làm cho vi trùng yếu đi.
- Bước ba: Tiêm các vi trùng này vào cơ thể người qua đường máu. Ông giải thích rằng những người được tiêm chủng sẽ không mắc bệnh đậu mùa nữa vì máu của họ đã có một yếu tố kháng bệnh.
Năm 1798, phương pháp tiêm chủng của Jenner được nhân rộng ra khắp thế giới.
Thành công lớn nhất của Jenner là chinh phục được bệnh đậu mùa. Năm 1802, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quốc tế về phòng chống đậu mùa. Vị bác sĩ lần lượt được nữ hoàng Anh, Nga, hoàng đế Pháp, tổng thống Mỹ trao giải thưởng giá trị vì đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại. Sau đó Jenner được mời vào làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Tại các quốc gia hùng cường như Anh, Pháp, Italy... người ta đã đúc tượng của ông để tưởng nhớ và ghi ơn.
Ngày 16/1/1823, Jenner trút hơi thở cuối cùng do tai biến mạch máu não. Chính phủ Anh xin được chôn cất thi hài ông ở Tu viện Westminster, nơi an nghỉ những người con ưu tú của nước Anh và cả nhân loại. Người ta gọi ông là "bác sĩ tài ba bất tử của nhân loại" và "cha đẻ của vắc xin" đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho ngành y học dự phòng thế giới.
129-200
Y Học,
Những sai lầm "ngớ ngẩn" của khoa học trong lịch sử
Những "nhầm nhọt" của các nhà khoa học trong lịch sử đã khiến nhân loại phần nào chịu nhiều thiệt hại to lớn...
Trong lịch sử nhân loại ghi nhận không ít lý thuyết sai lầm từ các nhà khoa học. Đa phần những sai sót được phát hiện ra ngay lập tức.
Nhưng
có một số lý thuyết sai lầm phải mất một thời gian dài mới được con
người nhận ra, nhưng lúc đó nó đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
1. Gan là trung tâm hệ tuần hoàn
Hẳn ai trong chúng ta cũng biết tầm quan trọng của tim. Tim là
trung tâm của hệ tuần hoàn và là nguồn sống của con người. Thế nhưng từ
thời Hy Lạp cổ đại đến thế kỷ XVI, nhiều nhà khoa học vẫn cho rằng trung
tâm của hệ tuần hoàn là gan.
Nhà triết học Galen cho rằng, gan mới là trung tâm của hệ tuần hoàn.
Sai lầm này xuất phát từ nhà sinh học Hy Lạp cổ đại Galen. Theo
Galen, thức ăn đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành máu ở trong gan, sau
đó từ gan, máu sẽ chuyển thành năng lượng của cơ thể.
Còn tim chỉ là một cơ quan phụ, phát ra những âm thanh thể hiện tiếng nói của lương tri con người.
Harvey đã phát hiện ra tim mới là bộ phận quan trọng nhất.
Quan niệm sai lầm này khiến cho việc phẫu thuật và chữa trị gặp rất
nhiều khó khăn. Thế nhưng mãi tới năm 1628, lý thuyết này mới bị bác
bỏ.
Khi đó, nhà khoa học William Harvey đã
khám phá ra thực chất các cơ quan chính của hệ tuần hoàn là tim, phổi,
động mạch và tĩnh mạch. Ông là người đầu tiên vẽ ra một cách chính xác
và đầy đủ biểu đồ tuần hoàn máu, xóa bỏ hoàn toàn những lý thuyết sai
lầm mà Galen để lại.
2. Trái đất nằm ở trung tâm vũ trụ
Ngày
nay, chúng ta ai cũng biết Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ.
Nhưng cách đây cả ngàn năm, giả thuyết này được nêu ra và không ít
người ủng hộ.
Nguyên nhân là do vào thời Hy Lạp
cổ đại, học giả Ptolemy đã cho ra đời thuyết địa tâm. Trong đó lý
thuyết này mô tả Trái đất hình cầu và nằm ở trung tâm vũ trụ.
Các
ngôi sao và các hành tinh được gắn trên các mặt cầu quay quanh Trái
đất, với thứ tự từ trong ra ngoài là Mặt trăng, Mặt trời, Sao Kim, Sao
Thủy, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ.
Lý thuyết sai lầm này tồn tại lâu dài đến tận thế kỷ XIV. Mãi đến
khi nhà thiên văn học Copernicus công bố mô hình nhật tâm vào năm 1543,
mọi người mới biết được chính xác vị trí của Trái đất và các hành tinh
quay quanh Mặt trời.
Dù
cho lúc bấy giờ, những lý giải của Copernicus đã không thể thuyết phục
được giáo hội nhưng nó đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà thiên văn khác.
Mô
hình này đã đánh dấu sự phát triển của thiên văn học hiện đại và khuyến
khích các nhà khoa học và học giả có thái độ hoài nghi hơn với những
giáo điều đã tồn tại từ trước.
3. Phẫu thuật không cần khử trùng
Có một sự thật là vào đầu thế kỷ XIX, các bác sĩ đã không hề rửa tay hay vệ sinh dụng cụ trước khi thực hiện một ca phẫu thuật.
Điều
này dẫn đến tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ rất cao, vết thương nào cũng có
màng mủ. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều đổ lỗi cho sự nhiễm trùng
trên là do mất cân bằng của máu, đờm, mật vàng và mật đen.
Lister đã đưa ra phương pháp khử trùng cho phẫu thuật.
Mãi đến năm 1865, bác sĩ Lister của bệnh viện Hoàng gia Glasgow bắt
đầu chú ý đến luận điểm của nhà khoa học Pasteur cho rằng, trong không
khí có những mầm vi sinh vật - đây chính là nguyên nhân gây hiện tượng
lên men và thối rữa.
Và thế là, Lister quyết
định sử dụng phương pháp tẩy trùng bằng acid carbolic trong các trường
hợp phẫu thuật. Ông làm tẩm acid carbolic vào các miếng gạc và băng kín
vết thương lại, đồng thời thường xuyên thay gạc.
Mô hình khử trùng đầu tiên.
Sau
một thời gian, bác sĩ ngạc nhiên nhận thấy vết thương trở nên khô bề
mặt, không có chút mủ nào và liền sẹo rất nhanh. Từ đây, Lister cùng
nhiều bác sĩ bắt đầu phổ biến rộng rãi ý tưởng làm sạch vết thương và sử
dụng chất khử trùng.
4. DNA không hề quan trọng
DNA được phát hiện vào năm 1869 nhưng trong suốt một thời gian dài trước đó, vai trò của DNA đã bị các nhà khoa học bỏ quên.
Trước đây DNA bị coi là thiếu quan trọng với di truyền.
Ngay
cả sau khi nhiều thí nghiệm vào giữa thế kỷ XX đã cung cấp bằng chứng
cho thấy, DNA chính là nơi lưu trữ thông tin di truyền, quy định các
tính trạng của con người và động vật nhưng nhiều nhà khoa học vẫn tin,
protein mới chính là vật chất lưu trữ thông tin di truyền. Lý do họ đưa
ra là DNA quá đơn giản để có thể lưu giữ được một lượng lớn thông tin.
Hình ảnh hai nhà nghiên cứu Watson và Crick công bố mô hình xoắn kép DNA.
Điều này chỉ kết thúc khi Watson và Crick công bố mô hình xoắn kép
của DNA vào năm 1953. Mô hình này khiến cho các nhà sinh học bắt đầu
hiểu làm thế nào một phân tử đơn giản như DNA lại có thể lưu trữ những
thông tin di truyền lớn tới vậy.
5. Trái đất chỉ có 6.000 tuổi
Cách đây vài trăm năm, Kinh Thánh thực sự được coi là một công
trình khoa học. Kinh Thánh được giảng dạy phổ biến ở các trường trung
học, đại học ở châu Âu.
Kinh thánh được sử dụng để xác định tuổi của Trái đất vào trước thế kỷ XIX.
Do
đó nhiều học giả đã dựa vào Kinh Thánh để giải thích các hiện tượng
khoa học, điển hình là tuổi của Trái đất. Các nhà khoa học bấy giờ ước
tính tuổi của Trái đất chỉ khoảng 6.000 năm.
Lý thuyết này chỉ bị bác bỏ vào thế kỷ XIX, các nhà địa chất bắt
đầu đưa ra bằng chứng về quá trình thay đổi địa chất đã xảy ra có lịch
sử kéo dài cả triệu năm.
Sự
xuất hiện của phương pháp xác định niên đại bằng phóng xạ vào đầu thế
kỷ XX cuối cùng đã chứng minh độ tuổi của Trái đất nằm trong một giá trị
khổng lồ - khoảng 4,5 tỷ năm.
6. Thuyết nhiên tố và vật chất cháy
Thuyết
nhiên tố là một lý thuyết khoa học đã lỗi thời được Johann Joachim
Becher đưa ra lần đầu tiên vào năm 1667. Thuyết này cho rằng, ngoài
những nguyên tố cổ điển của người Hy Lạp (lửa, nước, khí và đất) còn có
một nguyên tố nữa tương tự như lửa có tên là "yếu tố cháy"
(phlogiston).
Hình ảnh nhà khoa học Johann Joachim Becher.
Theo
Becher, tất cả những vật chất có thể cháy được đều chứa phlogiston -
một dạng vật chất không có màu, mùi, vị. “Yếu tố cháy” sẽ được giải
phóng ra ngoài trong quá trình bốc cháy của một vật chất.
Những người không ủng hộ thuyết này đã tiến hành thí nghiệm và phát hiện ra một số sai lầm trong lý thuyết của Becher.
Chẳng
hạn như khối lượng của nhiều kim loại như magie tăng lên sau khi được
đốt cháy (mặc dù chúng được cho là đã bị mất phlogiston trong quá trình
bị đốt cháy).
Ngày nay, khoa học đã biết rằng không có “vật chất cháy” mà hiện tượng được Becher nói đến thật chất là hiện tượng oxy hóa.
Phương thuốc bí ẩn 2000 năm giấu trong sách cổ
Lần đầu tiên Grigory Kessel cầm cuốn sách cổ hơn 1.000 năm tuổi, ông ngờ ngợ vì trông rất quen.
Bảm thảo ở Batlitmore. Ảnh: NY Times
|
Tiến sĩ Kessel là học giả chuyên nghiên cứu về Syria, đại học Philipps ở
Marburg, Đức. Ông đang ngồi trong thư viện của chủ nhân cuốn sách cổ,
một nhà sưu tập giàu có, chuyên sưu tầm tài liệu khoa học hiếm ở
Baltimore, bang Maryland, Mỹ.
Lúc đó, Kessel nhận ra rằng, mới 3 tuần trước, trong thư viện ở đại học
Harvard, ông nhìn thấy một tờ sách có những hình vẽ tương tự như cuốn
sách này. Cuốn sách ẩn giấu một văn bản y tế cổ xưa bằng tiếng Syria,
dịch lại công trình do Galen, bác sĩ kiêm triết học gia người Hy Lạp qua
đời năm 200 trước Công nguyên viết. Cuốn sách thiếu một vài trang, Tiến
sĩ Kessel đột nhiên bị thôi thúc bởi suy nghĩ chúng đang ở Bostron.
"Tôi thậm chí không thể tưởng tượng nổi nó trông thế nào," Kessel nói.
"Khi nhìn thấy bản thảo, tôi chỉ có ấn tượng rằng, tôi đã nhìn thấy nó
đâu đó. Và rồi tôi nhớ lại, tôi đã từng nhìn thấy một trang tương tự ở
thư viện Havard."
Tìm kiếm
Tiến sĩ Kessel trở lại thư viện Harvard, tìm lại trang giấy thất lạc.
Ông phân tích kích thước trang giấy, chữ viết tay và những yếu tố khác,
cũng như ký tự chìm dưới lớp da nạo, xác định đó chính là một trang
trong bản thảo y tế cổ ở Baltimore. Tuy nhiên, vẫn còn 6 trang nữa đang
thất lạc.
Ông dò tìm trong 10 thư viện nổi tiếng, lưu giữ những bản thảo Syria cổ,
bằng cách đối chiếu qua các bản thảo trực tuyến, hoặc đôi khi, tự đến
thư viện tìm hiểu. Cuối cùng, ông tìm được một trang nữa trong Tu viện
Thiên Chúa ở núi Sinai, ngọn núi linh thiêng nhất của các tôn giáo, tọa
lạc ở bán đảo Sinai của Ai Cập. Đây là một trong những thư viện lâu đời
nhất thế giới.
Một trang khác được tìm thấy ở thư viện quốc gia Pháp tại Paris, và một
trang nữa ở thư viện Vatican. Tuy nhiên, vẫn còn 3 trang thất lạc.
Các nhà khoa học đang chụp lại ảnh bản thảo cổ bằng tiếng Syria ở vu viện Vatican. Ảnh: NY Times
|
Bản thảo tiến sĩ Kessel tiếp cận làm bằng da cừu nạo, một lớp chữ mới
phủ lên trên lớp cũ. Nhiều thế kỷ trước, đây là hình thức phổ biến dùng
để tái chế da. Đối với bản thảo này, các thầy truyền giáo người Syria
thế kỷ 11 đã cạo đi bản sao văn bản y tế của Galen, viết đè các bài
thánh ca lên.
Giới khoa học chỉ mới bắt đầu hiểu đôi chút về bản thảo này, tài liệu
của Galen viết vể "Bài thuốc đơn giản - Cách pha chế và Tác dụng". Nó sẽ
giúp tìm hiểu nguồn gốc của thuốc, và cách thức nó lưu truyền đến khoa
học ngày nay.
"Xét trên nhiều góc độ, nó cực kỳ quan trọng," Peter Pormann, chuyên gia
về Hy Lạp - Arab, đại học Manchester, Anh, dẫn đầu cuộc nghiên cứu văn
bản nói.
Trong nhiều thế kỷ, "Bài thuốc đơn giản" của Galen là tài liệu y khoa
bắt buộc đối với các bác sĩ. Nó là sách giáo khoa các kiến thức y học
cổ, cách chăm sóc bệnh nhân và sử dụng dược liệu. Galen mô tả một loại
rễ cây chữa được bệnh "gai cổ họng", hay giới thiệu cây gai dầu là dược
liệu chữa bệnh đau tai mà "không gây đầy hơi".
Phần lớn "Bài thuốc đơn giản" đã được cộng đồng Thiên chúa giáo Trung
Đông dịch sang tiếng Syria. Rất có thể những ký tự ẩn giấu dưới bản thảo
da cừu nạo kia, có từ thế kỷ 9, là bản sao của bản dịch tiếng Syria đầu
tiên từ thế kỷ thứ 6.
"Ngày nay, dường như chẳng có gì đặc biệt khi một ai đó chuyển ngữ từ
tiếng này sang tiếng khác. Nhưng thời đó, bản dịch quả là một thành tích
vĩ đại," tiến sỹ Kessel nói. "Ông ấy phải tạo ra các từ vựng, tìm từ
Syria tương ứng để chuyển ngữ bản từ vựng y tế bằng tiếng Hy Lạp này."
"Bài thuốc đơn giản" là một công trình lớn, gồm 11 quyển. Công trình của
Galen được sao chép qua nhiều phiên bản trong nhiều thế kỷ, trở thành
cầu nối các chuyên gia y tế cổ đại người Hy Lạp đến với xã hội Hồi giáo.
Những bản dịch tiếng Syria dễ hiểu và dễ chuyển ngữ sang tiếng Arab hơn
so với bản gốc tiếng Hy Lạp.
Bản thảo ở Baltimore được bán cho một nhà sưu tập tư nhân năm 2002. Sau
đó, năm 2009, ông cho bảo tàng nghệ thuật Walters mượn. Một nhóm chuyên
gia chụp lại hình ảnh quang phổ của các trang sách. Từng trang được chụp
lại bằng máy ảnh kỹ thuật số độ phân giải cực cao, tối đa hóa những ký
tự bị cạo đi chìm dưới lớp da cừu nạo. Trong nhóm chuyên gia đó có Tiến
sĩ Kessel. Ông là chuyên gia nghiên cứu tại thư viện Dumbarton Oaks
Harvard , Washington.
Bản thảo cở ở thư viện St.atherine, Ai Cập. Ảnh: NY Times
|
Không ai biết có bao nhiêu bài thuốc căn bản ẩn giấu dưới bản thảo của
Galen. Những bản sao bằng tiếng Syria lưu giữ ở thư viện Anh tại London
chỉ có quyển 6-8.
Các học giả đang háo hức so sánh bản thảo ở Baltimore bằng tiếng Syria
với bản sao tiếng Hy Lạp, được sao chép lại từ bản gốc của Galen nhiều
thế kỷ sau đó. Vì các văn bản được sao chép nhiều lần, do đó, thay đổi
đáng kể so với bản gốc.
Một người sao chép có thể đã loại bỏ những phần họ cho là không quan
trọng, hoặc thêm những kiến thức mới vào, dựa trên tiến bộ y học. So
sánh bản sao tìm được ở Baltimore với bản sao ở thư viện Anh, sẽ giúp
tìm hiểu cách thức người Hy Lạp cổ chữa bệnh, và cách thức nó du nhập
vào Trung Đông.
"Một số điều trong đó không phải là khoa học theo tiêu chuẩn hiện đại,"
Kessel nói. Giống như nhiều bác sĩ cổ đại khác, Galen cho rằng, sức khỏe
được kiểm soát bởi sự cân bằng 4 yếu tố là mật đen, mật vàng, đờm dãi
và máu. Tất cả bệnh tật trong cơ thể do dư thừa hoặc thiếu hụt những yếu
tố này sinh ra.
"Hệ thống y lý của Galen hoàn toàn điên rồ," tiến sĩ Siam Bahyro, chuyên
gia nghiên cứu về Do Thái học, đại học Exeter, Anh nói. Tuy nhiên, theo
ông, đó là những tư duy tân tiến nhất về y học thời kỳ đó.
"Chúng ta có thể khám phá những điều mà chúng ta chưa từng mơ tới," tiến
sĩ Pormann, người dẫn đầu công trình nghiên cứu bản thảo cổ, vui mừng
nói.
Hồng Hạnh (theo New York Times)
Nhận xét
Đăng nhận xét