BINH PHÁP TÔN TỬ - 36 KẾ 3/4 (Kế sách thứ tư: DĨ DẬT ĐÃI LAO )

(ĐC sưu tầm trên NET)
Kế thứ 4:
DĨ DẬT ĐÃI LAO
(Lấy nhàn đối mệt)

Đãi lao dĩ dật kế cao tày
Đối mệt đem nhàn có thực hay
Ngụy dụng Kỳ Sơn xa chiến đánh(1)
Ngô dùng Xích Bích hỏa công bày(2)
Âm thầm lặn xuống sâu lòng đất
Lặng lẽ bay về tít chỏm mây
Vạn thuở con người khi áp dụng
Ghi tâm khắc cốt ấy mưu này

Chú thích:
(1), (2): Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn, Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích.

 
36 kế - Kế Thứ 4: Dỹ Giật Đãi Lao

Kế thứ tư 4- DĨ DẬT ĐÃI LAO
+ Giải nghĩa: Lấy nhàn để đối phó với mỏi mệt
+ Điển cố: Trong Trận Phì Thủy, Phù Kiên đem một triệu quân tấn công nhà Tấn. Tuy nhiên Tạ An, Tạ Huyền nắm vững tinh thần Dĩ dật đãi lao nên dùng quân Tấn ít hơn nhưng tinh nhuệ, có trật tự, được nghỉ ngơi, đánh cho Phù Kiên đại bại.
+ Diễn giải:
– Kế “Dĩ dật đãi lao” là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức. Kế này viết ở trong thiên “Quân Tranh” của bộ “Tôn Tử Binh Pháp“: “Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt” nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch. Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật
. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích.
– Tôn Tử gọi thế là: “Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời“.
– Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể. Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn, Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích, Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ, Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy,.. Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược “Dĩ dật đãi lao”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH