HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 54
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trưa 7/3, năm người đàn ông tuổi 34 đến
44 cùng ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, rủ nhau xuống
mương bắt một số con cá nóc về nấu lẩu. Gần
một tiếng đồng hồ sau khi ăn, cả năm người bị tê cứng tay chân, cứng
hàm và lưỡi, không nói chuyện được. Họ được đưa đến bệnh viện huyện ở
Hậu Giang cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần
Thơ tối cùng ngày, trong tình trạng nguy kịch.
Ngược
xuôi nhiều năm ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, tôi đã chứng kiến (và nhiều
lúc phải tham gia) những trận nhậu kỳ cục. Tôi có anh bạn công tác tại
một cơ quan cấp tỉnh ở Tiền Giang. Lần đó, không biết bị sếp mắng chuyện
gì mà anh ta một mình ra quán nhậu bình dân gần cơ quan kêu 2 trứng vịt
lộn cùng 2 xị rượu đế. Uống rượu một mình để giải sầu, nhưng anh bạn
tôi vẫn làm “đúng bài bản” như có người đối ẩm: tợp xong nửa ly rượu là
anh ta để qua phía đối diện trống không, nói “tới mày đó”, lát sau lại
lấy ly về uống hết. Uống hơn 1 xị rượu, bất ngờ những người trong quán
nghe anh ta lớn tiếng chửi thề, rồi nói: “Mới uống xong, sao bây giờ tới
vòng nữa? Uống rượu đừng có ăn gian chớ”. Hóa ra, anh ta quên là đang
nhậu một mình, cứ tưởng bị bạn nhậu ăn gian, nên la lối um sùm, khiến cả
quán cười nghiêng ngửa. Từ đó anh bạn tôi chết danh “nhậu một mình cũng
ăn gian”. Lần khác, trong chuyến công tác ở Vĩnh Long, tôi gặp lại mấy
người bạn chí cốt. Anh em tay bắt mặt mừng và mấy ông “thổ địa” buộc tôi
phải cùng họ làm một trận “không say không về”. Trận nhậu bắt đầu từ 10
giờ sáng, chán quán này thì dời quân qua quán khác nhậu tiếp, bia- rượu
chảy như suối. Ở quán nhậu cuối cùng, khi các em phục vụ ra nói: “Mấy
anh ơi, mấy anh làm ơn ra về để tụi em đóng cửa quán nghỉ ngơi” thì tôi
nhìn đồng hồ thấy đã hơn 3 giờ sáng hôm sau. Ngủ chưa tròn giấc, mới 8
giờ sáng thì mấy anh bạn lại đến đập cửa phòng khách sạn ầm ầm, gọi đi
ăn sáng. Tôi mắt nhắm mắt mở, sật sừ lên xe đi theo bạn, chẳng ngờ họ
lại đưa tôi đến đúng quán nhậu vừa ra về lúc hơn 3 giờ sáng. Chưa kịp
trở tay, mấy em phục vụ đã tíu tít bày ra 1 bàn nhậu mới, cười tủm tỉm,
nói: “Trời ơi, biết nhậu sớm như vầy thì hồi đêm tụi em đã nói mấy anh ở
lại quán nhậu luôn tới sáng cho rồi”. Hậu quả của trận nhậu này khiến
tôi phải cáo bệnh, xin cơ quan cho nghỉ 1 ngày để dưỡng sức. Nhưng
chuyện tôi ngán nhất là đi công tác xuống các xã vùng sâu, vùng xa. Thật
tình mà nói, anh em cán bộ địa phương và bà con nông dân rất hiếu
khách, nhưng có một quy định “bất thành văn” là không nhậu không thể lấy
thông tin. Có những vị chủ tịch xã, những bác nông dân còn nói thẳng:
“Không uống vài ly thì đừng hòng nói gì cho viết báo”, vậy là buộc phải
lai rai, nhiều khi lấy đủ thông tin để viết báo thì đã say quắc cần câu.
Do đặc trưng môi trường và thổ nhưỡng, nên ĐBSCL có
rất nhiều món đặc sản ngon lạ, “không đụng hàng” với những vùng miền
khác. Ngày Tết, về miền Tây mời các bạn thưởng thức vài món quê, dân dã
mà ngon:
Lươn um lá cách. Lươn là là loại bò sát máu lạnh sống nơi có nhiều bùn, phù sa giàu hữu cơ. Lươn bình thường bằng ngón chân cái người lớn; những con bé thì cỡ ngón tay trỏ. Làm lươn cũng đơn giản. Có thể dùng nước sôi pha ấm cạo sạch, móc ruột; cũng có thể làm sạch nhớt bằng cách chà phèn, chế giấm. Ở nông thôn người ta thường lấy lá ngái, lá chuối tươi vò, vuột cũng rất sạch. Kế đến, chuẩn bị gia vị.
Lá cách tươi một bó chừng hai nắm tay, sắp dưới đáy nồi, chảo; một mớ để lại, dùng để sắp lên trên mình lươn.
Chảo bắt lên nóng, khử sả, tỏi cho thơm rồi cho lươn vào, chiên sơ lươn thật nhanh, lấy ra sắp vào nồi um, phủ lá cách lên. Nước giảo (nước cốt nhì) dừa khô đổ vào nồi đun lửa liu riu. Bỏ thêm vài cọng lá sả cột gọn. Nắp nồi đậy hé, chừng 5 phút khi thấy da lươn hơi giãn ra thì đổ nước cốt đặc vào. Trong nước cốt ta dằn trước ít bột nghệ, ngũ vị hương, chút muối ăn, bột ngọt. Khi nào thấy da lươn nứt nhẹ ra thì bắc nồi um xuống.
Xúc lươn ra dĩa và rắc rau mù om sắc nhuyễn, đậu phộng rang thơm. Nước chắm làm bằng nước cốt dừa, dằn muối, bột ngọt và sả bằm.
Thế là chúng ta đã có một món ăn độc đáo, thơm ngon, dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Theo đông y: Thịt lươn giàu dinh dưỡng, mát, có tính dược, bồi bổ cơ thể; phụ nữ sau khi sinh nở và người vừa hết bệnh ăn thịt lươn rất tốt!
Lẩu cá ngát nấu bần. Cá ngát thuộc loại cá da trơn, đầu to hơn thân,
có râu (xúc tu), giống cá trê trắng nước ngọt. Cá ngát có thể chế biến
thành nhiều món ăn, nhưng ngon nhất vẫn là món canh chua nấu với trái
bần dốt. Cặp trứng cá ngát có màu vàng rơm rất hấp dẫn và nhiều dinh
dưỡng. Bần dốt có khá nhiều ở những bãi ven sông vùng ĐBSCL.
Bắc nồi nước lên bếp, dằn ít muối hột. Cá làm sạch và cắt khúc để ráo. Rau, bổi như bạc hà, bông súng, rau muống, cù nèo, chuối ghém bày ra mâm, rổ. Khi nước sôi, ta cho vài trái bần dốt vào nồi, sau đó chừng năm phút vớt bần ra tô, tán nhuyễn lấy chất bột chua, lược để loại bỏ hột và vỏ. Cho tô nước bần chua trở lại nồi và nêm thử, đủ độ chua vừa phải, sau đó cho những khúc cá vào, đợi nước sôi bùng lên, ta nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Rau nêm như ngò om, cần dày lá, quế cho vào sau cùng. Nếu thích cay nồng có thể thêm ớt hiểm xanh đâm dập và xã bằm vào nước chua. Để lẩu cá ngát sôi liu riu, muốn ăn rau gì, gắp nhúng vừa miếng ăn…
Cá chạch kho nghệ. Cá chạch thường bằng ngón chân cái,
mình dẹp, đầu nhọn, dài khoảng 20-30 cm, sống dưới lớp đất phù sa dày
hai, ba tấc. Cá chạch ăn các sinh vật phù du có trong đất hoặc bọt nước.
Ruột cá chạch thường rất sạch, nên người ta không mổ ra như các loại cá
khác.
Món cá chạch kho nghệ tuy đơn giản nhưng làm “mồi” ăn cơm rất ngon! Đây là một món ăn bình dân nhưng lạ miệng.
Rửa cá chạch bằng nước phèn chua cho sạch, để trong rổ thưa cho ráo
nước và sắp vào thau, dĩa. Ướp muối, đường, bột ngọt và ớt băm nhỏ trộn
đều cho thấm. Rau sống gồm: Chuối chát, khế chua, đọt cóc, ngò gai, mù
om, cà chua, dưa cải rửa sạch cũng được đơm ra dĩa. Cá được bắc lên ơ
đất, đổ một trái dừa tươi kho riêu. Cầm lửa đều chừng hai mươi phút là
cá chín, da cá giãn ra là dùng được. Lúc nước vừa chớm sôi ta cho chừng
một muỗng cà phê bột nghệ vào (nếu có nghệ nhà mài ra sử dụng thì rất
tốt)
Cá chạch múc ra tô, dĩa, có thể vắt vào một miếng chanh cho dịu. Món cá chạch kho nghệ ăn với cơm gạo mới thật tuyệt vời. Thịt cá béo, ngon ngót, mùi cá thơm lựng.
Lẩu sườn trâu hầm sả. Trâu là loài gia súc rất quen thuộc
với người nông dân. Trước đây một thời gian rất dài, trâu được sử dụng
làm sức kéo trong nông, lâm nghiệp. Ngày nay, đồng ruộng đã được cơ giới
hóa, nên người ta chăn nuôi trâu chủ yếu dùng để… xẻ thịt. Trâu bò ngày
nay là nguồn cung cấp thực phẩm khá phổ biến.
Mua sườn trâu lựa những bẹ dài (sườn già) sẽ có một lớp thịt dày hơn sườn non (sườn hụt). Chặt sườn trâu ra thành từng miếng nhỏ vuông cỡ 4 cm, nếu sườn trâu sạch thì không cần rửa nước. Cho thịt vào nồi, đổ nước lạnh ngập lên chừng 5 cm nấu cho sôi lên và xả bỏ nước đầu, thịt sẽ không có mùi hôi. Trút thịt vào rổ, dội, xốc thịt bằng nước lạnh và để một lúc cho thịt nguội, ráo nước. Cho thịt vào nồi và đổ nước mới, nấu lại với lửa mạnh.
Khi thấy thịt sườn trâu mềm, ta nêm muối, bột ngọt, một vốc đậu phộng hột, một củ gừng nướng bằng lóng tay đâm dập nhuyễn, vài gốc sả cọng đập hơi dập. Cho củ cải trắng, đu đủ hườm cắt vuông, vài lá bắp cải, ít khúc mướp cho ngọt nước. Sau cùng cho hành lá sắc hột lựu vào cho thơm.
Ăn lẩu trâu hầm sả với bún, mì sợi, cơm tùy thích. Rau để
nhúng rất đa dạng như cù nèo, tai tượng, mồng tơi, cải xanh, rau muống,
đậu bắp, cải cúc… Theo y học cổ truyền, thịt trâu có tính mát, lành,
giàu đạm và khoáng, trị phong tê, bồi bổ gân cốt rất tốt.
Cắn miếng sườn trâu đã hầm mềm múp, húp một miếng nước lẩu ngọt thơm mùi sả nóng hổi, bạn sẽ thấy khỏe người và sảng khoái “giải nghể”.
Đốt pháo bằng lỗ mũi!
Về xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, hỏi về “danh nhậu” Hoàng De, có rất nhiều người biết tới. Đó chính là lão nông đã ngoài lục tuần Nguyễn Hoàng De, còn gọi là Hai De.
Có nhiều “giai thoại” về cao thủ nhậu này như đi làm ruộng bới theo rượu uống… thay nước; chỉ với 1 con mắm cá linh, 1 trái chuối chát, một mình Hai De có thể uống hết 1 lít rượu. Thậm chí nhiều lúc bí quá không có mồi, Hai De lấy chiếc đĩa sành có vẽ hình con cá rô phi để trước mặt cũng giải quyết được cơn nghiền… Hay như đang cao hứng nhậu với các bạn hiền, nửa đêm hết rượu, Hai De kêu 2 đứa con lội bộ đến nhà bà Hai Ti trong xóm mua thêm rượu, gặp lúc trời tối om, 2 đứa nhóc cằn nhằn không dám đi vì sợ ma, Hai De đe nẹt: “Ơ xứ này ma nào không khiếp danh tao? Gặp ma, tụi bây cứ nói là con Hai De, là nó tránh đường cho bây đi ngay!”…
Tuy nhiên, dân nhậu làng Phước Long nể nhất cao thủ Hoàng De qua sự thể hiện tài năng hết sức… liều mạng. Trước đây, khi nhà nước chưa cấm đốt pháo, những dịp lễ tết người dân thường đốt pháo cho rôm rả. Hai De có dịp thể hiện tài liều. Tết nguyên đán Giáp Tuất năm 1994 là dấu mốc đáng nhớ trong đời bợm nhậu Hoàng De cùng những người bạn. Chiều mồng 3 tết, sau khi tiệc nhậu cuối cùng ở nhà bạn nhậu Hai Tăng sắp tàn, các chiến hữu thấm say. Mọi người mới thách thức tài liều với nhau bằng việc đốt pháo. Ai thua - người nhát gan nhất - phải chịu bao cả bàn một chầu nhậu ngoài quán bà Sáu Cho ở chợ Bến Tranh.
Tới lượt Hai Tăng thi thố. Bợm nhậu này lấy viên pháo kẹp vào nách rồi châm lửa đốt. Khi tim pháo cháy xè xè, Hai Tăng không kịp dang tay cho viên pháo rớt ra thì… đùng! Chiếc áo sơ mi xanh mới toanh vừa khai trương dịp Tết rách tè le ở cánh tay phải. Mặt Hai Tăng buồn so, còn bị mọi người chê nhát… “Tụi bây coi tao nè, đốt pháo bằng lỗ mũi mới độc nè”, Hai De cao hứng tuyên bố.
Nhà Hai Tăng lúc này đông đúc trẻ con xúm lại coi các bợm nhậu thi tài. Hai De thêm phấn khích, lựa viên pháo tròn đều, nhét hơn nửa viên pháo vào lỗ mũi của mình, chừa phần tim pháo ra ngoài rồi đưa bật lửa lên mồi. Tim pháo cháy xè xè, Hai De hỉ mũi rần rần nhưng viên pháo chẳng chịu bay ra. Mọi người xanh mặt… Đùng! Hai De lăn ra đất, hai tay ôm mặt mày đầy máu. Mọi người xúm lại chở Hai De ra trạm xá… Đến nay, giai thoại có thật này đã lan truyền khắp làng trên xóm dưới ở xã Phước Long và vùng lân cận. Bợm nhậu Hoàng De nay vẫn còn sống. Mỗi khi sắp nhỏ nhắc lại chuyện cũ, ông không nhịn được cười và căn dặn rằng: “Đừng có ngu mà bắt chước tao. Đi đêm có ngày gặp ma. Lúc đó tao định khi châm lửa đốt tim pháo thì mình hỉ mạnh viên pháo sẽ bay ra và phát nổ… là hay rồi. Mà tao làm cả trăm lần rồi chứ bộ… ai dè, tới giờ cái lỗ mũi còn mang thẹo đây nè”.
Mất mạng vì tỷ thí rượu đế
Đến giờ này, ông Phan Văn Thắng (63 tuổi, ngụ số 257, ấp 2, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) vẫn chưa hết “hoảng” khi kể lại câu chuyện tỷ thí rượu đế với bạn nhậu dẫn đến kết cục bạn ông đã vĩnh viễn ra đi, còn ông may mắn được cấp cứu kịp thời nên thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Ông Thắng kể, sáng 23/10/2012, ông đến nhà ông bạn Nguyễn Văn Ra (50 tuổi, ngụ cùng ấp) uống nước hàn huyên với mấy người bạn già. Sau màn trà nước, ông cùng các ông: Ra, Lê Văn Đạt, Phạm Minh Quốc, Lê Văn Tài (ngụ cùng ấp) gạ độ nhậu và được mọi người hưởng ứng.
Một lít rượu đế được rót ra chia đều 2 ca, mỗi ca nửa lít, hai “đệ tử lưu linh” đồng thanh hô: “Dzô! Cạn mới được bỏ xuống à nghen”. Ông Thắng cạn trước để xuống, ông Ríp cũng “đu” theo cho “đáng mặt anh hào”. Buông ca rượu vừa nốc cạn, cả 2 ông ngồi trên chiếc băng kế đá nói chuyện được dăm ba câu thì cả hai lịm đi lúc nào không hay biết. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, một người cùng xóm phát hiện thấy ông Ríp, nằm đè lên chân phải ông Thắng. Mình mẩy, tay chân ông Ríp tím đen. Người dân lay dậy thì phát hiện ông Ríp đã chết cứng. Còn ông Thắng thoi thóp và được đưa ngay đến bệnh viện huyện cấp cứu.
Đến tối 23/10/2012, khi tỉnh hẳn, ông Thắng mới hay người bạn “tri kỷ” mình đã ra đi vĩnh viễn...
Theo C.Long - G.Bảo - C.Dương (Khampha.vn)
Đón năm mới năm 2018 kiểu nông dân miền tây
Năm nay nông dân miền tây đón năm mới kiểu mới luôn hi, đem chuột nướng
chao , kiếm thêm mấy cọng rau đắng đồng nhậu cực kỳ ngon luôn
Trời lạnh mà ra giữa đồng ngồi bên bếp lửa vừa nướng cá vừa nhậu thì còn gì bằng
Thời tiết đang bắt đầu se lạnh báo hiệu một mùa giáng sinh sắp tới , nên
NDMT tổ chức một chuyến đi ra giữa đồng nhậu với món cá lau kiếng
nướng,lương nướng , ếch nướng...... rất vui và thú vị
Bi hài chuyện nhậu của dân miền Tây
Người viết bài này gốc là dân miền Tây sông nước, sống ở
thành phố. Mỗi lần ngồi vào bàn nhậu, tôi hay bị bạn bè nói khích bằng
câu: "Ông là người miền Tây mà"và luôn kèm theo câu thòng "Người miền
Tây nhậu dữ lắm". Và sau đây là 1.001 khoảnh khắc vui buồn về chuyện
nhậu của dân miền Tây
Nhậu tình, nhậu nghĩa bằng... bia ở miền Tây. Ảnh: Dương Cầm
Có thể bạn quan tâm
Người
miền Tây sông nước có cá tính phóng khoáng, thật thà, nhiệt tình và
hiếu khách. Và trong những lúc rảnh rỗi, đàn ông hay "hú" nhau nhậu là
chuyện thường ngày ở vùng đất Nam Bộ này.
Nhậu
bình dân thì ra gốc xoài hái vài trái, mang vô nhà đâm thêm chén muối
ớt, đã có ngay dĩa mồi bình dân. Cầu kỳ một chút thì ra sau vườn, rượt
bắt con gà, câu con cá làm một mâm, là có thể bí tỉ cả ngày. Toàn là cây
nhà lá vườn của dân nhậu miềnTây.
Bây giờ khá
giả, bia bọt đủ chủng loại đã tràn về miền Tây, rượu đế không còn là chủ
đạo trong bàn nhậu nữa. Nhưng nếu đã về miền Tây, không uống ly rượu
đế, nghe một câu vọng cổ thấm đượm tình nghĩa vùng sông nước thì coi như
chưa bao giờ biết miền Tây.
Ở miền Tây, dân
nhậu có luật "vào 3 ra 7", nghĩa là nếu vào bàn sau người khác, phải bị
phạt uống dồn cùng lúc 3 ly, còn ai đó bận việc, muốn rời "cuộc chiến"
trước phải tự nguyện uống 7 ly! Muốn vào cũng khó, muốn ra cũng không
dễ! Nhậu tình, nhậu nghĩa, cứ nốc hết, "cái ly tới đâu, tui tới đó",
chẳng ai tính toán hơn thiệt làm gì... Không say không về! Đó cũng là
nét đặc trưng trong chuyện nhậu của người miền Tây.
Khác
với người miền Trung và miền Bắc, mỗi người dùng riêng một cái ly nhỏ
để rót rượu và mạnh ai nấy rót, còn người miền Tây dùng chung một cái
ly, xoay vòng cho cả bàn. Trong bàn, chỉ một người có quyền cầm chai rót
rượu, gọi là "chủ xị".
Xin nói thêm về chủ xị
trong bàn nhậu ở miền Tây. Đây là nhân vật quan trọng nhất trong bàn
nhậu, có nhiệm vụ giám sát "sự công bằng" trong bàn nhậu. Ai chưa uống
hay uống ăn gian kiểu "chừa long đền" sẽ bị chủ xị nhắc nhở, thậm chí
phạt. So về vai vế trong bàn, thường thì chủ xị là người nhỏ tuổi nhất,
hay là có "chức vụ tép riu", tức thuộc hàng con, cháu có nhiệm vụ hầu
rượu cho cha, chú, anh. Cũng có khi là bậc "trưởng thượng" được bàn nhậu
bầu, vì là người nhậu... có uy tín.
Ở miền Tây,
nhiều "bợm nhậu" có thói quen rất tức cười và không thể nào giải thích
nổi! Tôi có người anh họ, mỗi lần đến nhà ai, khi ngồi vào bàn nhậu là
nhất quyết đòi chủ nhà cho mượn một cái thau, hoặc cái thảm chùi chân.
Nốc vào một ly, anh này phải cúi xuống cái thau hay cái thảm để phun
nước miếng, cứ đều đặn như vậy. Anh cho biết, nếu không làm vậy, nhậu sẽ
mau "quắc cần câu". Nhưng nhậu kiểu này coi bộ rất... mất vệ sinh. vừa
nhậu vừa phun phèo phèo, hỏi ai không gớm?
Có
"bợm" còn quen thói kỳ quặc hơn, uống ly nào, là phải vỗ đùi một cái
"chát", nghe nó mới "đã". Thậm chí có bợm nhậu "cá biệt" cứ vào bàn ngồi
là cười khanh khách như bị đười ươi nhập. Gặp những "ca" này, cứ gọi là
bữa nhậu tăng thêm phần ấn tượng.
Lai rai ba
hột, bàn nhậu sôi nổi, chuyện ngày mùa, chuyện làng, chuyện xóm thấm
đượm tình nghĩa. Gió từ sông thổi lên lồng lộng, xa xa vọng lại một
tiếng gà trưa. Thời gian trôi qua chẳng ai thèm quan tâm, dân miền Tây
mà chịu nhậu là nhậu từ sáng đến tối là chuyện bình thường!
Cá lóc nướng trui, cuốn bánh tráng, món ăn khoái khẩu của dân nhậu miền Tây. Ảnh: Dương Cầm
Trong
bàn nhậu, nghe câu "Uống tình nghĩa với tao cái coi mậy!" vừa vui vừa
oải, vì đó là những ly xé lẻ, hay còn gọi là "đá bổng" tức không nằm
trong "tua nhiệm vụ". Trong bàn hễ bợm nào kết mô đẹn, "tình thương mến
thương" với người đối diện là ngẫu hứng "đá bổng một ly giao hữu, không
sao cả, dân nhậu miền Tây rất thông cảm, chấp nhận cho kiểu xé lẻ vượt
tua này. Nhiều lúc, chính vì những ly tình nghĩa ngoài "kế hoạch" này mà
người viết bài đã say quắc cần câu, không thấy đường gắp mồi. Nhưng là
ly tình, ly nghĩa, biết làm sao? Uống thôi, uống không còn giọt nào. Rồi
còn những ly xoay vòng theo "tiêu chuẩn" trong bàn nữa...phải là dân
nhậu "đẳng cấp" mới chịu nổi tới lúc tàn cuộc,
Uống
ngà ngà say, thế nào trong bàn cũng có người xung phong hát một câu
vọng cổ, là "món" đặc sản của miền Tây. Giữa vùng sông nước yên bình,
nghe chú Sáu ca bản "Tình anh bán chiếu", câu ca trôi theo con rạch mênh
mông, mới thú vị, ngây ngất.
"Ngày xưa, nhờ ca bản này mà bả mê tao, chịu về làm vợ tao đó nghen mậy!" - chú Sáu tự hào.
Cà
bàn cười ồ, vang lên câu "Dzô... dzô" tán thưởng. Ly lại kề môi. Say bí
tỉ. Rượu cứ rót. Ông Tư Hường vô tình đi ngang nhà, cũng bị ngoắc vào.
Và đúng theo "luật", ông này phải uống liên tục 3 cái liền mới được ngồi
xuống ghế sau khi hoành thành thủ tục "chào sân". Rượu vào lời ra, chén
chú chén anh chẳng ai chịu về, uống tới khi nào gục tại bàn mới thôi.
Còn nếu là chủ nhà mà gục trước thì gọi là "xuồng chìm tại bến".
Một góc Tây sông nước - Ảnh: Dương Cầm
Ở
miền Tây, có nhiều quý ông ngày nào không nhậu xỉn là chịu không nổi.
Vợ của người anh họ có tật nhậu phun nước miếng mà người viết đã kể ở
trên, cho biết: "Ngày nào ổng không nhậu là không chịu nổi. Ngủ chung
ổng, tui hửi mùi men riết quen luôn rồi, bữa nào không nghe mùi là thấy
thiếu thiếu...". Đêm nào mà ổng không say xỉn, có mùi "hèm" là tui ngủ
hổng được!
Không biết chị này đang nói thật, hay
đùa, nhưng nghe cũng có lý. Bởi lẽ, dân nhậu miền Tây cũng có câu: Lia
thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
Ngày xưa sống
chung với ông ngoại, người viết bài chứng kiến ông ngoại của mình khi
ăn cơm luôn có kèm một xị rượu đế trên mâm, uống cho dễ ngủ. Bữa nào tát
mương được con cá lóc trọng trọng, mang nướng trui làm mồi nhắm, thì
ông thêm một xị nữa. Nhậu kiểu ghiền, không có rượu thì thấy trống vắng,
lạt miệng, ăn cơm không ngon!
Nhưng nhậu ít thì
thấy vui, nhậu li bì từ sáng đến tối, thậm chí đến khuya, bất kể trời
đất, nhậu kiểu "xả láng sáng về sớm" thì... nhiều người mất kiểm soát
trong hành động, đôi khi gây ra hậu quả khôn lường. Ở miền Tây, sau cuộc
nhậu đã có nhiều cuộc chia ly trong nước mắt vì tai nạn giao thông, vì
đột quỵ, còn không thì cũng bạo hành vợ con, đánh lộn, chém lộn, họ hàng
xích mích... đã được báo chí thường xuyên đưa tin cảnh báo.
Tính
phóng khoáng của người miền Tây thể hiện trong cả chuyện nhậu nhẹt.
Chính vì vậy, là đàn ông miền Tây, dù chẳng biết nhậu như tôi, đôi lúc
cũng bị mang tiếng oan: "người miền Tây nhậu dữ dằn lắm". Và dường như chuyện nhậu của dân miền Tây đã thành "thương hiệu" của người miền Tây. Khổ thật!
Lê Ngọc Dương Cầm
Kỳ 1: Nhậu nhẹt miền Tây bi hài ký
Sự kiện: Dòng đời
Miền Tây nổi tiếng với làng rượu Gò Đen, được xem là đặc sản của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.
Đám tiệc nhậu, buồn nhậu, vui nhậu, không vui không buồn cũng nhậu, và
nhậu đã trở thành câu xã giao của những người thích…nhậu. Ở khắp nơi,
vùng nào cũng có dân nhậu và kiểu nhậu khác nhau. Thậm chí có một số dân
nhậu còn tự đặt cho mình một tiêu chí nhậu rạch ròi, xem đó là nét văn
hóa đặc trưng và đẳng cấp riêng. Nhưng chung quy lại, dân miền Tây có
hai dạng nhậu: nhậu ghiền và nhậu… tình nghĩa. Nhưng dù nhậu kiểu gì
chăng nữa, thì khi rượu đã ngấm vào người thì dù là dân nhậu “sỉ” hay
nhậu “lẻ” cũng “ngả nghiêng” theo những cơn say.
Cái từ nhậu ra đời từ bao lâu trong ngôn ngữ Việt không ai biết, chỉ biết rằng, nơi nào cũng có nhậu. Lý do để nhậu thì bát ngát trời xanh: vợ sinh con... nhậu, sinh nhật nhậu, nhà có đám cưới nhậu, đám giỗ nhậu, kể cả đám tang ma cũng... nhậu, bạn bè gặp nhau... nhậu, trúng mùa ... nhậu, kể cả giận vợ cũng….nhậu.
Nói chung nhắc đến nhậu là có hàng tỷ lý do để bắt đầu cuộc nhậu. Ở miền Tây, vùng lúa gạo trù phú nên từ xưa, cái nghề nấu rượu gạo đã phổ biến khắp nơi. Họ nấu rượu để bán và cũng kết hợp lấy hèm nuôi heo.
Miền Tây nổi tiếng với làng rượu Gò Đen, được xem là đặc sản của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Theo tài liệu nghiên cứu, rượu đế Gò Đen phát triển từ thời Pháp thuộc. Thời ấy, thực dân Pháp cấm ta nấu rượu để độc quyền sản xuất rượu công-xi (Régie). Nhưng vì rượu Tây không phù hợp với khẩu vị của người dân vùng quê nên người dân mới lén nấu rượu ta.
Để tránh tai mắt của thực dân Pháp, người dân đã lén ra tận đồng vắng để nấu rượu. Khi nấu xong, họ đựng rượu vào bong bóng heo hoặc bong bóng trâu và đem giấu vào đám đế ngoài đồng chờ đem đi bán. Vì vậy, cái tên rượu đế Gò Đen được đặt từ ấy và lưu danh đến bây giờ. Sau này, việc nấu rượu được nới lỏng và được cấp phép nên có rất nhiều hãng được ra đời, nổi tiếng nhất là rượu đế Hai On. Còn một số gia đình khác dù không được phép nấu rượu nhưng vẫn nấu vì gạo sẵn, củi thừa tận dụng việc nấu rượu để lấy hèm phục vụ cho việc chăn nuôi, nên có dạo, nhà nhà nấu rượu, người người uống rượu.
Hai On đã trở thành người quá cố từ rất lâu nhưng một số lão nông tri điền vẫn còn nhớ slogan về rượu của ông, “rượu là một thứ nước diệu kỳ. Khi ta mừng vui uống rượu với ai, người đó sẽ được chia niềm vui. Khi ta buồn, rượu san sẻ bớt nỗi niềm cho người đối ẩm”.
Nhưng một số người quan niệm rằng, “một mình ta với chai rượu không thể gọi là nhậu. Đã là nhậu ắt phải có ít nhất một hoặc hai người đối ẩm để cùng cụng ly. Đã là nhậu thì phải có mồi đưa cay, cho dù mồi chỉ là một trái cóc xanh. Một khi nhậu thì phải có luật nhậu. Tuy thứ luật ấy bất thành văn nhưng các “nhậu sĩ” đều thuộc lòng và tuân thủ. Luật nhậu chỉ có giá trị thi hành ngay trong cuộc nhậu, tan cuộc, luật hết hiệu lực”.
Ông Năm T. (57 tuổi, ngụ thị trấn Cái Tắc, TP. Cần Thơ) tuy không phải là bợm nhậu nhưng nhóm “chiến hữu” của ông lại có một luật nhậu riêng: khi nào trong chén không còn mồi, ly không còn rượu thì người nhậu mới có thể kiếu ra về trước. Nhưng khi đã chấp hành đúng luật thì những chiến hữu khó lòng mà dứt ra để về trước, bởi vừa thấy mồi trong chén vơi, rượu nốc hết 100% thì chủ xị lại nhanh tay “tiếp tế” lương thực, cũng như rượu đã đến vòng. Cứ thế, một khi đã tuân thủ luật thì dù luật nhà vợ có đưa ra cũng không bằng luật của dân nhậu.
Nhậu thì không cần lý do, miễn hội đủ 3 yếu tố: con người, rượu và mồi. Thiếu một trong 3 thứ ấy, không gọi là nhậu. Cái “ý hợp” căn bản nhất để thành bạn nhậu là có máu nhậu và hợp ý. Như cụ Nguyễn Khuyến xưa từng bảo, “rượu ngon không có bạn hiền. Không mua không phải không tiền không mua”. Nếu chỉ có 2 người thì thường “cáp độ” một người lo phần mồi, một người lo phần rượu.
Còn trong đám tiệc có đông người, thì dân nhậu thường chọn mặt “cáp độ” thành từng mâm, từng bàn. Không có ranh giới rõ rệt nhưng trước đây gần như dân nhậu vùng giáp biển thường uống rượu bằng chén và chén ai nấy uống. Còn vùng ven sông Cửu Long lại uống bằng ly xây chừng; bao nhiêu người cũng chỉ có 1 ly uống chung. Dần dà cái điều luật uống chung 1 ly lan rộng và phổ biến.
Nếu có ai đó ngồi chung mâm, chung bàn mà từ chối ly uống chung, đòi uống ly riêng, xem như phạm luật, không đáng ngồi cùng hội. Trong tiệc nhậu có từ 3 người trở lên thường có một “chủ xị”. Vì “3 ông nhậu và 1 cái đầu vịt có thể trở thành cái chợ”, nếu không có “chủ xị” thì mạnh ai nấy nói, mạnh ai nấy uống sẽ không có kỷ cương, luật nhậu nữa. Trong cuộc nhậu, lệnh của chủ xị cao nhất, cao hơn lệnh vợ con. Chủ xị không hẳn là người lớn tuổi nhất trong bàn nhậu mà là người “có tài, có đức”. “Tài” trong trường hợp này phải hiểu là tửu lượng và “đức” phải hiểu là công bằng.
Có thời, dân nhậu gọi chủ xị là trọng tài nhưng bất ổn. Bởi trọng tài thì chỉ cần công bằng chứ không cần tửu lượng cao. Bất ổn nên dân nhậu quay về gọi người giữ luật cuộc nhậu là chủ xị. Vì sao chủ xị cần tửu lượng cao? Nếu tửu lượng yếu, chỉ sau vài “vọng”, chủ xị quắc cần câu nhìn 1 ly hóa 2 sẽ không giữ được thăng bằng cán cân của luật nhậu.
Chủ xị có quyền “khui chai”, tức uống ly đầu tiên. Ly khui chai, chủ xị uống “lấy ngấn”, có nơi còn gọi là uống “lấy chừng”. Nếu chủ xị “lấy ngấn” nửa ly thì khi đến lượt, các "nhậu sĩ" chỉ được quyền uống nửa ly. Nếu “lấy ngấn” nguyên ly, các thành viên sẽ uống nguyên ly khi đến lượt. Một lượt uống đủ vòng, gọi là “vọng”. Mỗi một “vọng” chủ xị sẽ uống “lấy chừng” khác nhau.
Khi nửa ly, khi nguyên ly, khi “cưa hai vọng trái” (tức uống nửa ly, chừa nửa ly cho người ngồi cạnh bên trái), khi “cưa hai vọng phải”, khi “bắn bổng” với người đối diện. Chủ xị uống sao, các thành viên phải uống y vậy. Đó cũng là cách để các thành viên chú ý để giảm bớt sự ồn ào trong tiệc nhậu. Nếu trong bàn nhậu có một thành viên nào đó uống yếu phải xin chủ xị “gia giảm”, xét thấy điều đó không ảnh hưởng cuộc nhậu, chủ xị có quyền bỏ qua khi đến “vọng” của kẻ “yếu cơ”.
Nếu thích người nào đó, thành viên có quyền xin phép chủ xị cho “bắn bổng, bắn bỏ”, tức xin uống riêng một ly không tính vào “vọng”, khi đến “vọng” vẫn phải uống. Nếu chủ xị thấy rượu ít, người đông sẽ không cho “bắn bổng, bắn bỏ” mà “bắn bổng tính vọng”, có nghĩa là khi đến “vọng” không được quyền uống tiếp.
Dù ngả nghiêng, nhưng chủ xị vẫn phải luôn… tỉnh táo để làm nhiệm vụ. Nếu phát hiện ai đó tìm cách trốn luật sẽ phạt. Trong luật nhậu, hình phạt chỉ có duy nhất 1 hình thức: bắt uống thêm ngoài vọng. Phạt uống thêm nửa ly hoặc nguyên ly tùy theo mức độ vi phạm. Chủ xị có quyền tìm đủ cách để phạt. Nói nhiều hơn uống: phạt; chửi thề: phạt; chưa tới vọng mà giành uống: phạt; phá mồi: phạt…
Tuy nhiên, dân "nhậu sĩ" mà phạt bằng hình thức cho uống rượu thì chẳng khác đốt pháo cho lân múa? Ông Tám, ngụ Long An phân trần: “Phạt bằng rượu rất hợp lý, hợp tình. Khi mới uống ly đầu tiên, ông nào cũng nghiêm chỉnh, nhưng chỉ cần vài ly thì bao “tính nết” bắt đầu lộ ra hết. Có ông thì ăn nói lung tung, có ông quậy, có ông lại thích khích bạn nhậu….Nếu không có “chủ xị” dàn xếp thì lớn chuyện. Thôi thì phạt cho hắn say mèm, lăn quay ra đất ngủ vùi, khỏi có cơ hội quậy”.
Theo Kỳ Anh (Dòng Đời) (Kỳ Anh (Dòng Đời))
Thịt chuột, thịt dơi là 2 món đặc sản và cũng là món "nhắm" của dân nhậu miền Tây Nam bộ.
Cái từ nhậu ra đời từ bao lâu trong ngôn ngữ Việt không ai biết, chỉ biết rằng, nơi nào cũng có nhậu. Lý do để nhậu thì bát ngát trời xanh: vợ sinh con... nhậu, sinh nhật nhậu, nhà có đám cưới nhậu, đám giỗ nhậu, kể cả đám tang ma cũng... nhậu, bạn bè gặp nhau... nhậu, trúng mùa ... nhậu, kể cả giận vợ cũng….nhậu.
Nói chung nhắc đến nhậu là có hàng tỷ lý do để bắt đầu cuộc nhậu. Ở miền Tây, vùng lúa gạo trù phú nên từ xưa, cái nghề nấu rượu gạo đã phổ biến khắp nơi. Họ nấu rượu để bán và cũng kết hợp lấy hèm nuôi heo.
Miền Tây nổi tiếng với làng rượu Gò Đen, được xem là đặc sản của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Theo tài liệu nghiên cứu, rượu đế Gò Đen phát triển từ thời Pháp thuộc. Thời ấy, thực dân Pháp cấm ta nấu rượu để độc quyền sản xuất rượu công-xi (Régie). Nhưng vì rượu Tây không phù hợp với khẩu vị của người dân vùng quê nên người dân mới lén nấu rượu ta.
Để tránh tai mắt của thực dân Pháp, người dân đã lén ra tận đồng vắng để nấu rượu. Khi nấu xong, họ đựng rượu vào bong bóng heo hoặc bong bóng trâu và đem giấu vào đám đế ngoài đồng chờ đem đi bán. Vì vậy, cái tên rượu đế Gò Đen được đặt từ ấy và lưu danh đến bây giờ. Sau này, việc nấu rượu được nới lỏng và được cấp phép nên có rất nhiều hãng được ra đời, nổi tiếng nhất là rượu đế Hai On. Còn một số gia đình khác dù không được phép nấu rượu nhưng vẫn nấu vì gạo sẵn, củi thừa tận dụng việc nấu rượu để lấy hèm phục vụ cho việc chăn nuôi, nên có dạo, nhà nhà nấu rượu, người người uống rượu.
Hai On đã trở thành người quá cố từ rất lâu nhưng một số lão nông tri điền vẫn còn nhớ slogan về rượu của ông, “rượu là một thứ nước diệu kỳ. Khi ta mừng vui uống rượu với ai, người đó sẽ được chia niềm vui. Khi ta buồn, rượu san sẻ bớt nỗi niềm cho người đối ẩm”.
Nhưng một số người quan niệm rằng, “một mình ta với chai rượu không thể gọi là nhậu. Đã là nhậu ắt phải có ít nhất một hoặc hai người đối ẩm để cùng cụng ly. Đã là nhậu thì phải có mồi đưa cay, cho dù mồi chỉ là một trái cóc xanh. Một khi nhậu thì phải có luật nhậu. Tuy thứ luật ấy bất thành văn nhưng các “nhậu sĩ” đều thuộc lòng và tuân thủ. Luật nhậu chỉ có giá trị thi hành ngay trong cuộc nhậu, tan cuộc, luật hết hiệu lực”.
Ông Năm T. (57 tuổi, ngụ thị trấn Cái Tắc, TP. Cần Thơ) tuy không phải là bợm nhậu nhưng nhóm “chiến hữu” của ông lại có một luật nhậu riêng: khi nào trong chén không còn mồi, ly không còn rượu thì người nhậu mới có thể kiếu ra về trước. Nhưng khi đã chấp hành đúng luật thì những chiến hữu khó lòng mà dứt ra để về trước, bởi vừa thấy mồi trong chén vơi, rượu nốc hết 100% thì chủ xị lại nhanh tay “tiếp tế” lương thực, cũng như rượu đã đến vòng. Cứ thế, một khi đã tuân thủ luật thì dù luật nhà vợ có đưa ra cũng không bằng luật của dân nhậu.
Nhậu thì không cần lý do, miễn hội đủ 3 yếu tố: con người, rượu và mồi. Thiếu một trong 3 thứ ấy, không gọi là nhậu. Cái “ý hợp” căn bản nhất để thành bạn nhậu là có máu nhậu và hợp ý. Như cụ Nguyễn Khuyến xưa từng bảo, “rượu ngon không có bạn hiền. Không mua không phải không tiền không mua”. Nếu chỉ có 2 người thì thường “cáp độ” một người lo phần mồi, một người lo phần rượu.
Còn trong đám tiệc có đông người, thì dân nhậu thường chọn mặt “cáp độ” thành từng mâm, từng bàn. Không có ranh giới rõ rệt nhưng trước đây gần như dân nhậu vùng giáp biển thường uống rượu bằng chén và chén ai nấy uống. Còn vùng ven sông Cửu Long lại uống bằng ly xây chừng; bao nhiêu người cũng chỉ có 1 ly uống chung. Dần dà cái điều luật uống chung 1 ly lan rộng và phổ biến.
Nếu có ai đó ngồi chung mâm, chung bàn mà từ chối ly uống chung, đòi uống ly riêng, xem như phạm luật, không đáng ngồi cùng hội. Trong tiệc nhậu có từ 3 người trở lên thường có một “chủ xị”. Vì “3 ông nhậu và 1 cái đầu vịt có thể trở thành cái chợ”, nếu không có “chủ xị” thì mạnh ai nấy nói, mạnh ai nấy uống sẽ không có kỷ cương, luật nhậu nữa. Trong cuộc nhậu, lệnh của chủ xị cao nhất, cao hơn lệnh vợ con. Chủ xị không hẳn là người lớn tuổi nhất trong bàn nhậu mà là người “có tài, có đức”. “Tài” trong trường hợp này phải hiểu là tửu lượng và “đức” phải hiểu là công bằng.
Có thời, dân nhậu gọi chủ xị là trọng tài nhưng bất ổn. Bởi trọng tài thì chỉ cần công bằng chứ không cần tửu lượng cao. Bất ổn nên dân nhậu quay về gọi người giữ luật cuộc nhậu là chủ xị. Vì sao chủ xị cần tửu lượng cao? Nếu tửu lượng yếu, chỉ sau vài “vọng”, chủ xị quắc cần câu nhìn 1 ly hóa 2 sẽ không giữ được thăng bằng cán cân của luật nhậu.
Chủ xị có quyền “khui chai”, tức uống ly đầu tiên. Ly khui chai, chủ xị uống “lấy ngấn”, có nơi còn gọi là uống “lấy chừng”. Nếu chủ xị “lấy ngấn” nửa ly thì khi đến lượt, các "nhậu sĩ" chỉ được quyền uống nửa ly. Nếu “lấy ngấn” nguyên ly, các thành viên sẽ uống nguyên ly khi đến lượt. Một lượt uống đủ vòng, gọi là “vọng”. Mỗi một “vọng” chủ xị sẽ uống “lấy chừng” khác nhau.
Khi nửa ly, khi nguyên ly, khi “cưa hai vọng trái” (tức uống nửa ly, chừa nửa ly cho người ngồi cạnh bên trái), khi “cưa hai vọng phải”, khi “bắn bổng” với người đối diện. Chủ xị uống sao, các thành viên phải uống y vậy. Đó cũng là cách để các thành viên chú ý để giảm bớt sự ồn ào trong tiệc nhậu. Nếu trong bàn nhậu có một thành viên nào đó uống yếu phải xin chủ xị “gia giảm”, xét thấy điều đó không ảnh hưởng cuộc nhậu, chủ xị có quyền bỏ qua khi đến “vọng” của kẻ “yếu cơ”.
Nếu thích người nào đó, thành viên có quyền xin phép chủ xị cho “bắn bổng, bắn bỏ”, tức xin uống riêng một ly không tính vào “vọng”, khi đến “vọng” vẫn phải uống. Nếu chủ xị thấy rượu ít, người đông sẽ không cho “bắn bổng, bắn bỏ” mà “bắn bổng tính vọng”, có nghĩa là khi đến “vọng” không được quyền uống tiếp.
Dù ngả nghiêng, nhưng chủ xị vẫn phải luôn… tỉnh táo để làm nhiệm vụ. Nếu phát hiện ai đó tìm cách trốn luật sẽ phạt. Trong luật nhậu, hình phạt chỉ có duy nhất 1 hình thức: bắt uống thêm ngoài vọng. Phạt uống thêm nửa ly hoặc nguyên ly tùy theo mức độ vi phạm. Chủ xị có quyền tìm đủ cách để phạt. Nói nhiều hơn uống: phạt; chửi thề: phạt; chưa tới vọng mà giành uống: phạt; phá mồi: phạt…
Tuy nhiên, dân "nhậu sĩ" mà phạt bằng hình thức cho uống rượu thì chẳng khác đốt pháo cho lân múa? Ông Tám, ngụ Long An phân trần: “Phạt bằng rượu rất hợp lý, hợp tình. Khi mới uống ly đầu tiên, ông nào cũng nghiêm chỉnh, nhưng chỉ cần vài ly thì bao “tính nết” bắt đầu lộ ra hết. Có ông thì ăn nói lung tung, có ông quậy, có ông lại thích khích bạn nhậu….Nếu không có “chủ xị” dàn xếp thì lớn chuyện. Thôi thì phạt cho hắn say mèm, lăn quay ra đất ngủ vùi, khỏi có cơ hội quậy”.
Kỳ 2: Nhậu nhẹt miền Tây bi hài ký
Với người miền Tây Nam bộ, nhậu là phương cách tạo cảm tình hiệu quả nhất. Nhưng đó chỉ là một trong những ý chí trước khi tỉnh, còn khi ngà say thì chưa dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra...
Với
người miền Tây Nam bộ, nhậu là phương cách tạo cảm tình hiệu quả nhất.
Từ chối lời mời nhậu cũng giống như lời tuyên bố “bặt giao”. Hai gia
đình xóm giềng sát ranh nhau, ghen ghét nhau vì chuyện xích mích nào đó,
không thèm nhìn mặt nhau, nếu chủ hộ bên này mời chủ hộ bên kia nhậu,
có nghĩa là chủ nhà bên này muốn xí xóa mối tị hiềm. Chủ nhà bên kia
nhận lời nhậu, có nghĩa là chuyện mếch lòng đã được bỏ qua. Nhưng đó chỉ
là một trong những ý chí trước khi tỉnh, còn khi ngà say thì chưa dám
chắc chuyện gì sẽ xảy ra.
Mới đây, gia đình ông Tư Rớt (53 tuổi, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) và người hàng xóm đã khiến mọi người một phen không nhịn được cười. Số là, ông Rớt và người hàng xóm có hiềm khích từ trước vì chuyện cái ranh đất. Sau nhiều tháng đứng bên giậu mồng tơi chửi đổng, đánh chó đuổi gà, tuy chưa có chuyện “động thủ” nhưng tình hình càng trở nên căng thẳng. Thấy xóm giềng không có bao nhiêu nóc gia mà lại xảy ra xung đột nên ông trưởng ấp mới đứng ra hòa giải.
Dân miền Tây vốn dĩ ăn nói huỵch toẹt, thích dỗ ngọt nên sau vài câu thấu lý, đạt tình, xóm giềng “tối lửa, tắt đèn” có nhau thì ông Tư Rớt và người hàng xóm cũng bắt tay làm hòa. Để ăn mừng sự hòa thuận này, ông tổ trưởng đứng ra tổ chức tiệc nhậu để mời 2 người đàn ông trụ cột gia đình qua nhậu. Để chứng tỏ lòng thành, mỗi nhà người mang rượu, người mang mồi cùng góp niềm vui chung. Khi uống vài ly, ông Tư Rớt đã mạnh miệng nói lời xin lỗi anh hàng xóm. Mỗi lần kể ra “cái lỗi”, ông Tư Rớt lại xin chịu phạt 1 ly.
Sau khi phạt qua, phạt lại hết 2 lít rượu chuối hột, ông Tư Rớt và ông hàng xóm lại so kè nhau chuyện lỗi của ai nặng hơn. Từ tiệc nhậu ăn mừng “hòa bình lặp lại”, ai ngờ chưa đầy 1 giờ đồng hồ đã biến thành trận chiến đấu khẩu, ông tổ trưởng làm trọng tài lúc này cũng say bí tỉ không thể can ngăn. Sau một lúc cãi nhau, ông Tư Rớt đứng lên hất luôn bàn nhậu. Tức giận, ông hàng xóm nhảy bổ vào đạp một phát khiến ông Tư Rớt ngã nhào. Đến lúc này, 2 bà vợ không biết chuyện gì xảy ra, mạnh ai nấy bênh vực chồng, dẫn đến trận đấu khẩu giữa hai bà nội trợ. Rốt cuộc, vì nhậu mà 2 gia đình tiếp tục xảy ra xung đột.
Có lúc dân nhậu không nhậu vì chia sẻ niềm vui, nỗi buồn mà là nhậu để so kè tửu lượng cao thấp. Cách nay vài năm, 4 anh công nhân bốc vác gạo ở nhà máy xay xát của ông Hai L., ở Trung An, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ phải nhập viện vì ngộ độc rượu. Số là trong lúc nghỉ trưa, thay vì về nhà ăn cơm cùng vợ con, 4 người đã cao hứng rủ nhau nhậu. Trong lúc nhậu, 2 người trong nhóm đã hứng chí so kè với nhau xem tửu lượng của ai cao hơn.
Thế là 1 can 7 lít rượu trắng được đặt trước mặt, 2 trong nhóm 4 người thi nhau uống trong sự cổ vũ nhiệt tình của 2 người bạn. Vì lo mãi nốc rượu mà quên “xơi mồi”, khiến 2 người bị xuất huyết bao tử lăn đùng ra ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu. Sau trận nhậu đó, 2 anh công nhân được bạn bè đặt cho biệt danh “thằng 7 lít”. Giờ, dù vẫn chưa cai được rượu nhưng khi có ai khích bác rủ nhậu kình là 2 anh công nhân lắc đầu chào thua.
Trường hợp anh P. ở xã An Ninh Đông, Đức Hòa, Long An vì so kè rượu mà đã phải về “chầu ông bà” ở cái tuổi ngoài 40. P. thuộc loại nghiện rượu. Sáng sớm, P. ra quán cóc ven xóm kêu chủ quán bán một ly xây chừng để “súc miệng”. Thấy ngứa mắt, một anh hàng xóm nói khích, “Nhìn mặt mày đi ngang lò rượu đã thấy xỉn lăn quay, bày đặt súc miệng, ngứa mắt quá!”.
Bị chọc quê, P. lớn tiếng thách, “dám uống với tao không mà nói?”. Thế là P. và anh hàng xóm “cáp độ” bằng cách chỉ nhậu rượu, không cần mồi, gọi là uống khan. Ai thua sẽ trả tiền rượu, chung thêm 1 bao thuốc lá Hero. Chưa đầy nửa giờ, 5 lít rượu trắng cạn sạch. Đến ly rượu cuối cùng, anh hàng xóm lăn quay ra sùi bọt mép, mắt trợn ngược.
Mọi người tức tốc đưa anh ta vào bệnh viện Đức Hòa cấp cứu, trong khi anh P. thì ngất ngưởng đi về nhà ngủ. Đến chiều, người nhà gọi mãi mà không thấy P. tỉnh dậy nên cũng đưa anh ta ra bệnh viện. Đến tối, P. đã tử vong vì ngộ độc rượu do cấp cứu chậm. Còn anh hàng xóm phải nằm viện đến một tuần sau mới hồi phục sức khỏe. Kẻ thắng cuộc đã chết, kẻ thua cuộc giờ nghe nhắc đến rượu thì thề đoạn tuyệt với ma men.
Nhắc đến nhậu phải kể đến hội nhậu “anh hùng Lương Sơn Bạc” ở thị xã Tân An, Long An, với gần 20 thành viên. Nhóm nhậu này thường hay tụ tập ở một quán cà phê cóc ven kênh Bảo Định. Xuất xứ của hội này là vào khoảng năm 1990, có một tay bác sĩ giỏi vì buồn chuyện gia đình, chuyện công việc nên cứ mỗi sáng trước khi vào làm, anh ta hay ra quán cà phê cóc uống… rượu thay cho cà phê.
Một thời gian sau, một vài tay nhậu khác nhìn thấy cũng đến làm quen và ngồi nhậu chung bàn, thế là thành hội. Nhóm này nhậu không cần mồi ngon, đôi khi là gói xôi, bịch đậu phộng hay trái cóc và mỗi người “súc miệng” bằng 1 xị đế là đủ nạp năng lượng để làm việc. Sau khi tan sở, nhóm lại hẹn giờ tụ họp, mỗi người kẹp nách một chai 3 xị đến nhà một chiến hữu nào đó để hàn huyên chuyện đời. Luật nhậu của hội này là “3 không, 3 phải”.
Cụ thể 3 phải là: phải đem theo 3 xị rượu, phải có mồi, phải có địa điểm cụ thể. Còn 3 không là: không nhậu bằng tiền của vợ con, mà phải tự làm việc kiếm tiền; say xỉn không quậy phá xóm giềng; không rủ rê các chiến hữu khác mà không thông báo trước với thành viên trong hội. Hơn 20 thành viên của hội đều có việc làm, người làm bác sĩ, người bán củi, người hớt tóc… đủ thành phần và ai cũng tự tạo thu nhập cho mình. Nhưng có điều, hầu hết chỉ làm vừa đủ sống, bởi làm ra bao nhiêu đều đổ vào rượu hết nên không còn dư dả.
Việc không rủ rê nhậu là kinh nghiệm “xương máu” của hội này. Vì lúc đầu, mọi người gặp bạn hay rủ đi nhậu. Cứ vô tư rủ mà không biết tính nết vợ con của bạn nên đã nhiều lần xảy ra chuyện dở khóc, dở cười. Có một lần hội đang nhậu, bỗng xuất hiện bà vợ của một người mới nhập hội, đứng tru tréo chửi, “mấy ông nhậu cứ nhậu, đừng rủ rê, lôi kéo để chồng tui còn phải làm lo vợ con”.
Sau nhiều trận bị mấy bà vợ quậy tới bến, nên các ông trong hội đã ra luật “3 không, 3 phải” để đưa hội vào nền nếp như thế. Sau thời gian tồn tại gần 20 năm, đến nay hội nhậu “Lương Sơn Bạc” đã giải tán, bởi năm nào cũng có ít nhất 1 chiến hữu hy sinh vì… rượu. Có người bị xơ gan cổ trướng, bệnh tim mạch, người bị tai nạn giao thông… Để tưởng nhớ bạn nhậu, khi hay tin có chiến hữu mất, những người bạn nhậu đến viếng tang bằng cách kẹp nách 3 xị rượu đến trước quan tài uống để tiễn đưa lần cuối. Dù gia đình tang gia khó chịu nhưng vì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên họ cũng không dám phiền hà gì với hội nhậu “có 1 không 2” này.
Cách nay 2 tuần, gia đình bà Chín D., ngụ Ô Môn, TP.Cần Thơ cũng lao đao cũng vì… rượu. Chỉ còn 2 ngày nữa là đến lễ vu quy của đứa con gái thứ hai của bà. Vì đám cưới ngay mùa mưa và mùa nước nổi nên bà Chín D. đã tính trước mọi chuyện và đã mượn sân của người em chồng tên Mười O., nhà sát vách để dựng rạp, đãi khách cho rộng rãi, sạch sẽ. Sau khi đã dựng rạp xong, gia đình nấu mâm cơm đãi họ hàng và hàng xóm đến làm giúp. Vì ngày vui nên trong nhà lúc nào cũng có rượu, thịt ê hề nên xong bữa cơm ai cũng ngà say.
Ông Mười O. cũng về nhà nằm ngủ, vừa mới chợp mắt bỗng dưng nhà cúp điện. Đang say rượu, mà trời lại nóng nực khiến ông Mười O. nổi quạu đi kiểm tra nguồn điện mới phát hiện người hàng xóm tự ý ngắt điện (vì nhà ông Mười O. câu điện ké hàng xóm – PV) nhà ông để nhường nguồn điện tiếp tế cho nhà bà Chín D. Nghĩ là bà Chín D. chơi xỏ mình, sẵn có rượu trong người nên ông Mười O. đã chửi bới ỏm tỏi và đùng đùng buộc bà Chín D. phải tháo rạp xuống không cho mượn sân nữa.
Chẳng những thế, ông Mười O. còn đi mua hàng rào B40 về rào lại ranh nhà không cho ai bén mảng qua nhà, kể cả những người đến dự đám cưới. Mặc dù hàng xóm đã hết lời năn nỉ nhưng Mười O. đã cương quyết không thèm dự đám cưới và cũng bặt giao tình nghĩa anh em. Báo hại, ngày vui của con gái cũng là ngày hai anh em ông Mười O. trở mặt. Dù không bén mảng qua đám cưới nhưng ông Mười O. mượn rượu say, đứng bên hàng rào chửi xiên, chửi xỏ khiến những người đến dự đám cưới ai cũng ngán ngại.
Bởi vậy mới biết, dù là rượu tình, rượu nghĩa, rượu xã giao và có luật rõ ràng nhưng có ai dám chắc rằng, khi rượu đã thấm vào cơ thể có ai làm chủ được lý trí, làm chủ được hành động của mình. “Rượu vào lời ra”, dù dân "nhậu sỉ" hay "nhậu lẻ" gì một khi đã say xỉn thì khó mà đoán trước được việc gì xảy ra. Nếu dân nhậu biết liều lượng, biết dừng đúng mực thì tiệc nhậu sẽ trở thành cuộc vui đúng nghĩa chứ không phải “tàn cuộc” theo nghĩa đen của nó.
Theo Kỳ Anh (Dòng Đời) (Kỳ Anh (Dòng Đời))Mới đây, gia đình ông Tư Rớt (53 tuổi, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) và người hàng xóm đã khiến mọi người một phen không nhịn được cười. Số là, ông Rớt và người hàng xóm có hiềm khích từ trước vì chuyện cái ranh đất. Sau nhiều tháng đứng bên giậu mồng tơi chửi đổng, đánh chó đuổi gà, tuy chưa có chuyện “động thủ” nhưng tình hình càng trở nên căng thẳng. Thấy xóm giềng không có bao nhiêu nóc gia mà lại xảy ra xung đột nên ông trưởng ấp mới đứng ra hòa giải.
Dân miền Tây vốn dĩ ăn nói huỵch toẹt, thích dỗ ngọt nên sau vài câu thấu lý, đạt tình, xóm giềng “tối lửa, tắt đèn” có nhau thì ông Tư Rớt và người hàng xóm cũng bắt tay làm hòa. Để ăn mừng sự hòa thuận này, ông tổ trưởng đứng ra tổ chức tiệc nhậu để mời 2 người đàn ông trụ cột gia đình qua nhậu. Để chứng tỏ lòng thành, mỗi nhà người mang rượu, người mang mồi cùng góp niềm vui chung. Khi uống vài ly, ông Tư Rớt đã mạnh miệng nói lời xin lỗi anh hàng xóm. Mỗi lần kể ra “cái lỗi”, ông Tư Rớt lại xin chịu phạt 1 ly.
Sau khi phạt qua, phạt lại hết 2 lít rượu chuối hột, ông Tư Rớt và ông hàng xóm lại so kè nhau chuyện lỗi của ai nặng hơn. Từ tiệc nhậu ăn mừng “hòa bình lặp lại”, ai ngờ chưa đầy 1 giờ đồng hồ đã biến thành trận chiến đấu khẩu, ông tổ trưởng làm trọng tài lúc này cũng say bí tỉ không thể can ngăn. Sau một lúc cãi nhau, ông Tư Rớt đứng lên hất luôn bàn nhậu. Tức giận, ông hàng xóm nhảy bổ vào đạp một phát khiến ông Tư Rớt ngã nhào. Đến lúc này, 2 bà vợ không biết chuyện gì xảy ra, mạnh ai nấy bênh vực chồng, dẫn đến trận đấu khẩu giữa hai bà nội trợ. Rốt cuộc, vì nhậu mà 2 gia đình tiếp tục xảy ra xung đột.
Có lúc dân nhậu không nhậu vì chia sẻ niềm vui, nỗi buồn mà là nhậu để so kè tửu lượng cao thấp. Cách nay vài năm, 4 anh công nhân bốc vác gạo ở nhà máy xay xát của ông Hai L., ở Trung An, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ phải nhập viện vì ngộ độc rượu. Số là trong lúc nghỉ trưa, thay vì về nhà ăn cơm cùng vợ con, 4 người đã cao hứng rủ nhau nhậu. Trong lúc nhậu, 2 người trong nhóm đã hứng chí so kè với nhau xem tửu lượng của ai cao hơn.
Thế là 1 can 7 lít rượu trắng được đặt trước mặt, 2 trong nhóm 4 người thi nhau uống trong sự cổ vũ nhiệt tình của 2 người bạn. Vì lo mãi nốc rượu mà quên “xơi mồi”, khiến 2 người bị xuất huyết bao tử lăn đùng ra ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu. Sau trận nhậu đó, 2 anh công nhân được bạn bè đặt cho biệt danh “thằng 7 lít”. Giờ, dù vẫn chưa cai được rượu nhưng khi có ai khích bác rủ nhậu kình là 2 anh công nhân lắc đầu chào thua.
Trường hợp anh P. ở xã An Ninh Đông, Đức Hòa, Long An vì so kè rượu mà đã phải về “chầu ông bà” ở cái tuổi ngoài 40. P. thuộc loại nghiện rượu. Sáng sớm, P. ra quán cóc ven xóm kêu chủ quán bán một ly xây chừng để “súc miệng”. Thấy ngứa mắt, một anh hàng xóm nói khích, “Nhìn mặt mày đi ngang lò rượu đã thấy xỉn lăn quay, bày đặt súc miệng, ngứa mắt quá!”.
Bị chọc quê, P. lớn tiếng thách, “dám uống với tao không mà nói?”. Thế là P. và anh hàng xóm “cáp độ” bằng cách chỉ nhậu rượu, không cần mồi, gọi là uống khan. Ai thua sẽ trả tiền rượu, chung thêm 1 bao thuốc lá Hero. Chưa đầy nửa giờ, 5 lít rượu trắng cạn sạch. Đến ly rượu cuối cùng, anh hàng xóm lăn quay ra sùi bọt mép, mắt trợn ngược.
Mọi người tức tốc đưa anh ta vào bệnh viện Đức Hòa cấp cứu, trong khi anh P. thì ngất ngưởng đi về nhà ngủ. Đến chiều, người nhà gọi mãi mà không thấy P. tỉnh dậy nên cũng đưa anh ta ra bệnh viện. Đến tối, P. đã tử vong vì ngộ độc rượu do cấp cứu chậm. Còn anh hàng xóm phải nằm viện đến một tuần sau mới hồi phục sức khỏe. Kẻ thắng cuộc đã chết, kẻ thua cuộc giờ nghe nhắc đến rượu thì thề đoạn tuyệt với ma men.
Nhắc đến nhậu phải kể đến hội nhậu “anh hùng Lương Sơn Bạc” ở thị xã Tân An, Long An, với gần 20 thành viên. Nhóm nhậu này thường hay tụ tập ở một quán cà phê cóc ven kênh Bảo Định. Xuất xứ của hội này là vào khoảng năm 1990, có một tay bác sĩ giỏi vì buồn chuyện gia đình, chuyện công việc nên cứ mỗi sáng trước khi vào làm, anh ta hay ra quán cà phê cóc uống… rượu thay cho cà phê.
Một thời gian sau, một vài tay nhậu khác nhìn thấy cũng đến làm quen và ngồi nhậu chung bàn, thế là thành hội. Nhóm này nhậu không cần mồi ngon, đôi khi là gói xôi, bịch đậu phộng hay trái cóc và mỗi người “súc miệng” bằng 1 xị đế là đủ nạp năng lượng để làm việc. Sau khi tan sở, nhóm lại hẹn giờ tụ họp, mỗi người kẹp nách một chai 3 xị đến nhà một chiến hữu nào đó để hàn huyên chuyện đời. Luật nhậu của hội này là “3 không, 3 phải”.
Cụ thể 3 phải là: phải đem theo 3 xị rượu, phải có mồi, phải có địa điểm cụ thể. Còn 3 không là: không nhậu bằng tiền của vợ con, mà phải tự làm việc kiếm tiền; say xỉn không quậy phá xóm giềng; không rủ rê các chiến hữu khác mà không thông báo trước với thành viên trong hội. Hơn 20 thành viên của hội đều có việc làm, người làm bác sĩ, người bán củi, người hớt tóc… đủ thành phần và ai cũng tự tạo thu nhập cho mình. Nhưng có điều, hầu hết chỉ làm vừa đủ sống, bởi làm ra bao nhiêu đều đổ vào rượu hết nên không còn dư dả.
Việc không rủ rê nhậu là kinh nghiệm “xương máu” của hội này. Vì lúc đầu, mọi người gặp bạn hay rủ đi nhậu. Cứ vô tư rủ mà không biết tính nết vợ con của bạn nên đã nhiều lần xảy ra chuyện dở khóc, dở cười. Có một lần hội đang nhậu, bỗng xuất hiện bà vợ của một người mới nhập hội, đứng tru tréo chửi, “mấy ông nhậu cứ nhậu, đừng rủ rê, lôi kéo để chồng tui còn phải làm lo vợ con”.
Sau nhiều trận bị mấy bà vợ quậy tới bến, nên các ông trong hội đã ra luật “3 không, 3 phải” để đưa hội vào nền nếp như thế. Sau thời gian tồn tại gần 20 năm, đến nay hội nhậu “Lương Sơn Bạc” đã giải tán, bởi năm nào cũng có ít nhất 1 chiến hữu hy sinh vì… rượu. Có người bị xơ gan cổ trướng, bệnh tim mạch, người bị tai nạn giao thông… Để tưởng nhớ bạn nhậu, khi hay tin có chiến hữu mất, những người bạn nhậu đến viếng tang bằng cách kẹp nách 3 xị rượu đến trước quan tài uống để tiễn đưa lần cuối. Dù gia đình tang gia khó chịu nhưng vì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên họ cũng không dám phiền hà gì với hội nhậu “có 1 không 2” này.
Cách nay 2 tuần, gia đình bà Chín D., ngụ Ô Môn, TP.Cần Thơ cũng lao đao cũng vì… rượu. Chỉ còn 2 ngày nữa là đến lễ vu quy của đứa con gái thứ hai của bà. Vì đám cưới ngay mùa mưa và mùa nước nổi nên bà Chín D. đã tính trước mọi chuyện và đã mượn sân của người em chồng tên Mười O., nhà sát vách để dựng rạp, đãi khách cho rộng rãi, sạch sẽ. Sau khi đã dựng rạp xong, gia đình nấu mâm cơm đãi họ hàng và hàng xóm đến làm giúp. Vì ngày vui nên trong nhà lúc nào cũng có rượu, thịt ê hề nên xong bữa cơm ai cũng ngà say.
Ông Mười O. cũng về nhà nằm ngủ, vừa mới chợp mắt bỗng dưng nhà cúp điện. Đang say rượu, mà trời lại nóng nực khiến ông Mười O. nổi quạu đi kiểm tra nguồn điện mới phát hiện người hàng xóm tự ý ngắt điện (vì nhà ông Mười O. câu điện ké hàng xóm – PV) nhà ông để nhường nguồn điện tiếp tế cho nhà bà Chín D. Nghĩ là bà Chín D. chơi xỏ mình, sẵn có rượu trong người nên ông Mười O. đã chửi bới ỏm tỏi và đùng đùng buộc bà Chín D. phải tháo rạp xuống không cho mượn sân nữa.
Chẳng những thế, ông Mười O. còn đi mua hàng rào B40 về rào lại ranh nhà không cho ai bén mảng qua nhà, kể cả những người đến dự đám cưới. Mặc dù hàng xóm đã hết lời năn nỉ nhưng Mười O. đã cương quyết không thèm dự đám cưới và cũng bặt giao tình nghĩa anh em. Báo hại, ngày vui của con gái cũng là ngày hai anh em ông Mười O. trở mặt. Dù không bén mảng qua đám cưới nhưng ông Mười O. mượn rượu say, đứng bên hàng rào chửi xiên, chửi xỏ khiến những người đến dự đám cưới ai cũng ngán ngại.
Bởi vậy mới biết, dù là rượu tình, rượu nghĩa, rượu xã giao và có luật rõ ràng nhưng có ai dám chắc rằng, khi rượu đã thấm vào cơ thể có ai làm chủ được lý trí, làm chủ được hành động của mình. “Rượu vào lời ra”, dù dân "nhậu sỉ" hay "nhậu lẻ" gì một khi đã say xỉn thì khó mà đoán trước được việc gì xảy ra. Nếu dân nhậu biết liều lượng, biết dừng đúng mực thì tiệc nhậu sẽ trở thành cuộc vui đúng nghĩa chứ không phải “tàn cuộc” theo nghĩa đen của nó.
Năm nông dân miền Tây hôn mê sau bữa nhậu với lẩu cá nóc
Năm người đàn ông ở Hậu Giang bắt cá nóc nấu lẩu để nhậu, sau khi ăn tất cả nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Trưa 8/3, vẫn còn 3 người hôn mê do ăn lẩu cá nóc. Ảnh: Cửu Long.
|
Bác sĩ Lê Hoàng Phúc, Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Cần Thơ cho biết, các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng
hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở, huyết áp tuột. Họ được bác sĩ
hồi sức tích cực, đặt nội khí quản, cho thở máy. Trưa 8/3, hai bệnh nhân
đã hồi tỉnh, ba người còn lại vẫn còn hôn mê phải thở máy.
Bác sĩ Hà Tấn Đức, Phó Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Cần Thơ khuyến cáo người dân không nên chế biến thịt cá nóc làm món
ăn. "Cá nóc có độc tố ở ruột gan, trứng và tinh hoàn. Dù có làm sạch cá
thì độc tố vẫn còn", bác sĩ Đức nói.
Theo các chuyên gia, chất độc của cá nóc là tetrodotoxin - một loại độc
tố thần kinh thuộc loại cực độc, gấp hơn 1.000 lần so với Cyanua. Bình
thường chất này tồn tại trong cá ở dạng tiền độc tố tetrodomin không
độc. Khi cá ươn hoặc bị va dập, tiền chất tetrodomin biến đổi thành chất
tetrodotoxin gây độc.
Tetrodotoxin không phải là protein, tan trong nước, không bị nhiệt phá
hủy, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại (có thể bị phân
hủy trong môi trường kiềm hay acid mạnh). Khi đun sôi ở nhiệt độ
100 độ C trong 6 giờ, độc tố tetrodotoxin mới giảm 50% lượng và chỉ mất
đi khi được đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút. Do vậy cách nấu nướng, chế
biến thông thường không thể làm mất chất độc cá nóc.
Cửu Long
Miền Tây Nam bộ, ra ngõ là gặp nhậu.
Thứ Hai, 26/12/2016, 09:25 [GMT+7]
Đám
tiệc phải nhậu, vui nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng nhậu.
Nhậu nhẹt đã trở thành một “phong trào” rầm rộ ở miền Tây Nam bộ! Và
phía sau các trận nhậu là những hệ lụy đắng lòng.
Nhậu “trên từng cây số”
Mới
hừng đông sáng mà Tư T. cùng 2 “chiến hữu” Tám B., Chín S. ở ấp An Hòa,
xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã chiếm cứ khoảng sân
trước cổng một khu vườn vắng chủ để bày trận nhậu, 3 người ngồi 3 góc
giống như…3 ông Táo. Khoảng 7 giờ, người qua đường nghe T. lè nhè bảo
mấy “chiến hữu”: “Tụi bây ăn đi, nhậu là phải ăn mồi, tụi bây nhậu không
ăn thì đau bao tử chết, rồi tao nhậu với ai ?”. Nghe Tư T. nói vậy, tôi
tò mò bước sang nhìn vào mâm nhậu xem mấy ông “đệ tử lưu linh” uống
rượu với món gì. Trời ạ! Trên mâm nhậu bày sơ sài bằng tấm lá chuối tươi
trải dưới đất, chỉ có 2 trái me, 1 trái xoài xanh đã bị cắn lam nham,
nhúm muối trắng và chai rượu đế 1 lít đã vơi gần hết, vậy mà Tư T. một
mực ép “chiến hữu” phải ăn vì sợ…đau bao tử. Anh Ba Đực, một người dân ở
đây, nói: “Ngày nào tụi nó cũng nhậu từ sáng sớm, đến 8 giờ là giải
tán, đường ai nấy đi. Anh khuyên can, nhắc nhở hoài mà tụi nó đâu có
nghe, cứ nhậu miết như vậy, không còn sức lực để làm việc gì phụ giúp
gia đình. Mà không biết vô công rỗi nghề như tụi nó thì lấy đâu ra tiền
để ngày ngày mua rượu uống”.
…không đám tiệc, không có việc gì cũng bày mâm lai rai. |
Những hậu quả đau lòng từ nhậu
Trở
lại chuyện Tư T., hôm đầu tháng 3 về quê tôi nghe anh Ba Đực thông báo:
“Thằng Tư T. mới chết rồi, chết vì ung thư gan giai đoạn cuối. Hai
chiến hữu của nó là Tám B., Chín S. thì vẫn uống rượu đều đều, nhưng
chắc không còn lâu”. Nhưng ra đi thanh thản như Tư T. cũng còn may, bởi
lâu nay ở miền Tây có hàng ngàn chuyện bi thảm phía sau những cuộc nhậu.
Cuối tháng 2/2016, anh Nguyễn Ngọc Th. ngụ xã Long Hưng (huyện Châu
Thành, Tiền Giang) đi hát karaoke với bạn thì bị 2 tên côn đồ có rượu
trong người đâm chết chỉ vì anh Th. nói chuyện với bạn lớn tiếng, làm
những kẻ giết người thấy ngứa mắt. Cuối tháng 1/2016, Dương Triệu Hiếu
(ngụ xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang) mới 33 tuổi nhưng nổi
tiếng mê nhậu hơn lo làm ăn, trong cơn say đã dùng cây rượt đánh con gái
ruột 8 tuổi đến gãy tay, bất chấp sự can ngăn của xóm giềng. Trước đó, ở
phường 2 TP Tân An (Long An) tên Thái Văn An (SN 1989) sau khi nhậu say
về nhà thì thấy cha ruột là Thái Văn Hùng đang nhậu ở nhà hàng xóm. Cho
rằng cha ruột và hàng xóm “khi dễ” không mời hắn nhậu chung, tên An vào
nhà xách lưỡi lê qua tiệc nhậu đâm trọng thương cha mình và 1 người
khác. Khi lực lượng công an đến hiện trường, tên này liên tục mắng chửi
và chống cự khiến lực lượng làm nhiệm vụ phải áp dụng biện pháp mạnh mới
bắt được hắn. Cũng trong tháng 2/2016, ở xã Lương Hòa (huyện Bến Lức,
Long An) 2 bạn nhậu chí cốt là ông Nguyễn Văn Đ. và Huỳnh Văn D. đã tử
vong ngay trên bàn nhậu sau khi cả 2 tổ chức thi uống rượu tay đôi từ
sáng đến xế chiều. Gần đây, vào ngày 4/3/2016 ông Nguyễn Văn Hai (SN
1967, ngụ xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ, Long An) được đưa vào bệnh viện
Long An cấp cứu vì suy nhược cơ thể do uống rượu triền miên lâu ngày.
Các bác sĩ xác định ông Hai có biểu hiện loạn thần do nghiện rượu, nhưng
chưa kịp chuyển sang điều trị chuyên khoa thì chiều ngày 9/3 ông này đã
nhảy từ lầu 5 xuống đất tự tử. Rất may là khi rơi xuống đất, ông Hai
vướng vào phần mái tôn ở lầu 2 nên chỉ bị thương phần xương chậu, nếu
rơi thẳng xuống nền xi măng thì không biết ra sao nữa?
Ở
miền Tây Nam bộ, lâu nay nhậu nhẹt đã trở thành một “phong trào”. Vui
nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng nhậu, không tính tiệc nhậu
đám giỗ, đám cưới, đám tân gia, đám sinh nhật... kể cả đám tang. Bây giờ
từ thành thị đến thôn quê đi tới đâu cũng thấy quán nhậu mọc lên như
nấm sau mưa. Chỉ tính riêng tại một thành phố nhỏ như Mỹ Tho (tỉnh Tiền
Giang), thống kê của ngành thuế cho thấy có gần 700 quán nhậu lớn nhỏ và
dịch vụ ăn nhậu chiếm một phần khá lớn trong thu nộp ngân sách. Vậy thì
khắp 13 tỉnh thành ở ĐBSCL có bao nhiêu quán nhậu, có bao nhiêu người
ngày ngày uống rượu và bao nhiêu ngàn lít rượu, lít bia được tiêu thụ
mỗi ngày, hầu như chưa thể có con số thống kê chính xác. Chỉ biết rằng,
tiền bạc, thời gian đổ vào các quán nhậu là không nhỏ và chưa có địa
phương nào tìm được giải pháp khả thi để ngăn chặn chuyện nhậu nhẹt
triền miên, cho dù nhiều nơi đã ra chỉ thị cấm cán bộ, viên chức nhậu
nhẹt trong giờ hành chính. Một chuyện rất đáng lưu ý là hiện nay nhậu
nhẹt không còn là đặc quyền của đàn ông mà các chị, các bà đã xuất hiện
ngày càng nhiều tại các quán nhậu. Họ cũng hò hét “1,2,3… dzô trăm phần
trăm” rồi cụng ly rôm rốp không thua kém cánh đàn ông, cũng say xỉn nói
năng chửi thề lè nhè, ói mửa ầm ầm không khác gì những “đệ tử lưu linh”
chính hiệu. Phải chăng, đó là mặt trái của vấn đề bình đẳng giới?.
PHẠM ANH (Tạp chí Nông thôn Việt)
Tết về miền Tây “nhậu” không đụng hàng
Mấy ngày Tết, đa phần dân thành phố về quê “ăn Tết”. Nếu bạn là dân miền Tây thì khỏi phải nói, còn bằng như các bạn là người xứ khác thì cũng nên có lần về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thăm thú xứ sở sông nước với mênh mông đồng ruộng, vườn cây, rừng tràm, rừng đước, tìm hiểu đất nước con người nơi đây.Lươn um lá cách. Lươn là là loại bò sát máu lạnh sống nơi có nhiều bùn, phù sa giàu hữu cơ. Lươn bình thường bằng ngón chân cái người lớn; những con bé thì cỡ ngón tay trỏ. Làm lươn cũng đơn giản. Có thể dùng nước sôi pha ấm cạo sạch, móc ruột; cũng có thể làm sạch nhớt bằng cách chà phèn, chế giấm. Ở nông thôn người ta thường lấy lá ngái, lá chuối tươi vò, vuột cũng rất sạch. Kế đến, chuẩn bị gia vị.
Lá cách tươi một bó chừng hai nắm tay, sắp dưới đáy nồi, chảo; một mớ để lại, dùng để sắp lên trên mình lươn.
Chảo bắt lên nóng, khử sả, tỏi cho thơm rồi cho lươn vào, chiên sơ lươn thật nhanh, lấy ra sắp vào nồi um, phủ lá cách lên. Nước giảo (nước cốt nhì) dừa khô đổ vào nồi đun lửa liu riu. Bỏ thêm vài cọng lá sả cột gọn. Nắp nồi đậy hé, chừng 5 phút khi thấy da lươn hơi giãn ra thì đổ nước cốt đặc vào. Trong nước cốt ta dằn trước ít bột nghệ, ngũ vị hương, chút muối ăn, bột ngọt. Khi nào thấy da lươn nứt nhẹ ra thì bắc nồi um xuống.
Xúc lươn ra dĩa và rắc rau mù om sắc nhuyễn, đậu phộng rang thơm. Nước chắm làm bằng nước cốt dừa, dằn muối, bột ngọt và sả bằm.
Thế là chúng ta đã có một món ăn độc đáo, thơm ngon, dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Theo đông y: Thịt lươn giàu dinh dưỡng, mát, có tính dược, bồi bổ cơ thể; phụ nữ sau khi sinh nở và người vừa hết bệnh ăn thịt lươn rất tốt!
Bắc nồi nước lên bếp, dằn ít muối hột. Cá làm sạch và cắt khúc để ráo. Rau, bổi như bạc hà, bông súng, rau muống, cù nèo, chuối ghém bày ra mâm, rổ. Khi nước sôi, ta cho vài trái bần dốt vào nồi, sau đó chừng năm phút vớt bần ra tô, tán nhuyễn lấy chất bột chua, lược để loại bỏ hột và vỏ. Cho tô nước bần chua trở lại nồi và nêm thử, đủ độ chua vừa phải, sau đó cho những khúc cá vào, đợi nước sôi bùng lên, ta nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Rau nêm như ngò om, cần dày lá, quế cho vào sau cùng. Nếu thích cay nồng có thể thêm ớt hiểm xanh đâm dập và xã bằm vào nước chua. Để lẩu cá ngát sôi liu riu, muốn ăn rau gì, gắp nhúng vừa miếng ăn…
Món cá chạch kho nghệ tuy đơn giản nhưng làm “mồi” ăn cơm rất ngon! Đây là một món ăn bình dân nhưng lạ miệng.
Cá chạch múc ra tô, dĩa, có thể vắt vào một miếng chanh cho dịu. Món cá chạch kho nghệ ăn với cơm gạo mới thật tuyệt vời. Thịt cá béo, ngon ngót, mùi cá thơm lựng.
Mua sườn trâu lựa những bẹ dài (sườn già) sẽ có một lớp thịt dày hơn sườn non (sườn hụt). Chặt sườn trâu ra thành từng miếng nhỏ vuông cỡ 4 cm, nếu sườn trâu sạch thì không cần rửa nước. Cho thịt vào nồi, đổ nước lạnh ngập lên chừng 5 cm nấu cho sôi lên và xả bỏ nước đầu, thịt sẽ không có mùi hôi. Trút thịt vào rổ, dội, xốc thịt bằng nước lạnh và để một lúc cho thịt nguội, ráo nước. Cho thịt vào nồi và đổ nước mới, nấu lại với lửa mạnh.
Khi thấy thịt sườn trâu mềm, ta nêm muối, bột ngọt, một vốc đậu phộng hột, một củ gừng nướng bằng lóng tay đâm dập nhuyễn, vài gốc sả cọng đập hơi dập. Cho củ cải trắng, đu đủ hườm cắt vuông, vài lá bắp cải, ít khúc mướp cho ngọt nước. Sau cùng cho hành lá sắc hột lựu vào cho thơm.
Cắn miếng sườn trâu đã hầm mềm múp, húp một miếng nước lẩu ngọt thơm mùi sả nóng hổi, bạn sẽ thấy khỏe người và sảng khoái “giải nghể”.
Xem thêm
Hoàng Thám / nguoitieudung.com.vn
Nhậu "ôm" ven đồng tôm, bìa rừng ở miền Tây
Thứ tư, 17/09/2014 | 15:29 GMT+
Chỉ cần vài trăm ngàn đồng là có thể vào quán bình dân ven đồng tôm, bìa rừng để vừa uống bia vừa ôm hôn tiếp viên, thậm chí là được mơn trớn ngay tại chòi nhậu.
Bia ôm bình dân
Dọc
đường về thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có vài quán nhậu gần đồng
tôm thuộc phường Khánh Hòa. Chủ quán đa số không ngụ tại đây mà ở TP.HCM
hoặc các tỉnh lân cận đến thuê mặt bằng, tuyển tiếp viên không chỉ nhậu
giỏi mà phải biết ca cổ.
Qua khỏi
cầu Mỹ Thanh khoảng 5 km, quán ca cổ bên lề tỉnh lộ 935 có nhiều tiếp
viên đến từ An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh... Trong đó chỉ vài cô tuổi đôi
mươi, còn lại lỡ thì hoặc thôi chồng, thường ngồi bệt trước cửa đánh
bài nhiều giờ liền mỗi khi vắng khách.
Trong
vai nông dân vừa trúng mùa tôm, phóng viên được chủ quán giới thiệu món
cua gạch rang muối với gà vườn hấp bia để bồi dưỡng sau những ngày vất
vả. Sau đó chủ quán quay sang giục tiếp viên trang điểm gấp để tiếp
khách.
Hơn 10 phút uống tạm
chai "nóng" trong khi chờ ướp lạnh, Trang - cô gái có nước da bánh mật
đến từ Cà Mau vén màn vải vào phòng, sặc mùi nước hoa. Ở tuổi 30, qua
"một lần đò" nhưng Trang vờ e ấp như thiếu nữ mới lớn. "Em ngồi với anh
nha?", Trang hỏi rồi giới thiệu: "Cô gái sắp vô ngồi với bạn anh cũng dễ
thương… như em".
Nữ tiếp viên một quán ở huyện Thới Bình (Cà Mau) nhậu với khách trong phòng ngăn bằng phên tre, rèm vải. |
Không
ăn mặc hở hang, bốc lửa như bia ôm thành phố, tiếp viên quán nhậu
"hương đồng cỏ nội" ở Vĩnh Châu chủ yếu quần soóc, áo thun, nhậu nhiệt
tình, không đổ bia... Khi đã ngà say, một cô gái tên Liễu (quê Trà Vinh)
trải lòng rằng nhà nghèo, cha mất sớm, phải bỏ học giữa năm lớp 9 để
kiếm tiền phụ mẹ, nhưng 3.000 m2 đất nuôi tôm luôn thất mùa, không đủ lo
cho 3 đứa em.
Bốn năm
trước cô theo bạn bè lên TP.HCM tìm việc. Sau 3 tháng làm trong quán
nhậu ở quận ngoại thành, Liễu trao "cái ngàn vàng" cho một thanh niên
con nhà giàu để lấy 30 triệu đồng gửi về quê giúp mẹ nuôi em.
Từ
đó, Liễu cặp bồ thường xuyên hơn cho đến ngày biết mình mang thai 3
tháng. Không xác định được giọt máu đang mang trong người là của ai,
Liễu quyết định bỏ thai, trở về miền Tây làm tiếp viên quán nhậu ở Cần Thơ nửa năm mới xuống Sóc Trăng tìm quán mới.
Sau
2 giờ nhậu, phiếu tính tiền Liễu mang vào chỉ hơn 700.000 đồng. Trong
đó 28 chai bia 336.000 đồng (12.000 đồng/chai), gà hấp 180.000 đồng, đĩa
cua gạch rang muối 200.000 đồng, 4 khăn lạnh 8.000 đồng.
Theo
chủ quán thì cua, gà, tôm tép không mua ngoài chợ mà đặt hàng bà con
trong vùng nên giá rẻ, chủ yếu lấy công làm lời. Với tiếp viên, dù cuộc
sống khó khăn nhưng ít cô nào chèo kéo xin thêm tiền bo của khách. Nhiều
cô bị khách ép nhậu say gục tại bàn cũng chỉ được 50.000 - 70.000 đồng.
Tại
Cà Mau, trước đây đường vào trung tâm thị trấn Thới Bình có rất nhiều
quán treo biển "cà phê đặc biệt". Từ khi mở rộng đường về TP.Cà Mau, các
quán này thưa dần, nay chuyển sang kinh doanh cà phê võng kèm nhậu bình dân.
Một
quán có tên như nghệ sĩ cải lương mắc 4 - 5 chiếc võng cạnh quầy nước
ngọt. Gần bếp có 2 phòng được ngăn phên tre, rèm vải. Thấy khách uống
nước nằm thở dài trên võng, bà chủ gợi ý vào trong uống bia với nữ tiếp
viên "cho đời thêm vui".
"Khu vực này
có đến 3 - 4 quán nhậu bình dân, tiếp viên ngồi với khách. Nhậu xong,
anh muốn chở em đi đâu cũng được", cô gái gợi ý.
Cũng
giống như Sóc Trăng, nhậu "hương đồng cỏ nội" ở thị trấn ven sông Trẹm
này giá rẻ, bia chỉ 15.000 đồng/chai, đĩa cánh gà chiên 150.000 đồng.
Phiếu tính tiền, chủ quán ghi PV (phục vụ) 100.000 đồng, trong đó nữ
tiếp viên được chia 70.000 đồng.
Kích dục tại chòi
Vượt
biển Tây sang huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) nhậu bình dân. Được xe ôm
hướng dẫn, khách không khó tìm quán ven đường CMT8 tại thị trấn Dương
Đông. Những quán này có tiếp viên từ đất liền ra phục vụ, tồn tại nhiều
năm, xây cất lụp xụp hoặc dựng chòi cạnh bìa rừng.
Chòi nhậu ở Phú Quốc (Kiên Giang). |
Vào
quán Chị Năm, khách được dắt ra chòi, xung quanh đầy hoa mua tím. Bà
chủ quê An Giang cho biết quán chỉ bán rượu, khách muốn bia thì sẽ sang
tiệm tạp hóa mua giùm, đá không tính tiền. Khi biết khách cần "chân
dài", chủ quán gọi điện cho 3 cô gái khoảng 25 - 27 tuổi chạy đến. Trong
chòi nhậu không có ghế, mọi người ngồi bệt xuống sàn gỗ.
Theo
tiếp viên tên Thủy, cô quê Vĩnh Long, đã thôi chồng sau nhiều lần cãi
nhau khi còn làm công nhân ở Bình Dương. Sau khi ôm con về quê gửi mẹ,
Thủy lên TP.HCM bán bia ôm nửa năm rồi theo tàu cao tốc ra huyện đảo
hành nghề bán phấn buôn hương.
Hơn
nửa giờ vừa uống bia vừa nắm tay vẹo má "chân dài", khách nói có "nhu
cầu". Nghe vậy, Thủy không ngại ôm rồi kích dục tại chỗ và mặc cho thanh
niên này khám phá thân thể trước mặt bạn nhậu.
Nhìn
đồng nghiệp mơn trớn cùng khách, cô gái quần soóc lửng áo thun xanh
ngồi đối diện cũng vén áo người ngồi cạnh lên khỏi bụng rồi mơn trớn.
Theo tiếp viên này, cô chưa có chồng nhưng mất "cái ngàn vàng" cách nay 3
năm khi cần tiền gửi về quê khi gia đình có người đau bệnh.
Chiều
xuống, khách gọi tính tiền thì một nữ tiếp viên cho số điện thoại với
lời nhắn "tối cần em phục vụ". Tương tự đất liền, nhậu bình dân 3 người ở
huyện đảo chỉ tốn 700.000 đồng và 300.000 đồng "lì xì" các nữ tiếp
viên.
Đúng như lời bà chủ,
bia không kê giá, chỉ 300.000 đồng/thùng, thịt bò xào khổ qua 150.000
đồng/đĩa, cánh gà 120.000 đồng và rượu chuối hột 1 lít 15.000 đồng.
"Huyện
đảo nhiều công trình đang thi công, công nhân rất nhiều và không phải
ai cũng lắm tiền. Tôi bán bình dân khách đến ủng hộ đều, ngày kiếm vài
trăm ngàn tiền lãi", chủ quán chia sẻ.
* Tên quán và tiếp viên đã thay đổi.
Bợm nhậu miền Tây: Rượu vào… “đổi vợ”
Thứ Sáu, ngày 03/05/2013 19:00 PM (GMT+7)
Về miệt U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, nghe những giai thoại xảy ra
trên bàn nhậu mà té ngửa. Hai câu chuyện bợm nhậu được bạn thân nhờ đánh
vợ và bợm nhậu “đổi vợ” được kể ra dưới đây, được bà con, cán bộ địa
phương xác nhận là chuyện thật 100%.
Kêu bạn nhậu đánh vợ mình
Trong chuyến công tác về huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), tôi được nghe nhiều người kể nhau nghe mà tưởng như... trong phim. Ở vùng nông thôn sâu của ấp Hỏa Vàm, xã Thạnh Yên A, huyện U Minh Thượng, lúc rảnh rỗi việc đồng áng, mấy anh “Hai lúa” hay tổ chức uống rượu.
Một ngày nọ, nhà anh H. (ấp Hỏa Vàm), tổ chức tiệc nhậu mời bạn bè đến chơi, trong đó có anh K. Trong lúc đang vui vẻ “chén chú, chén anh” thì vợ của anh H. từ nhà bếp lên cằn nhằn chồng “tụ tập ăn nhậu tối ngày mà không chịu đi ra đồng làm lụng, kiểu này có nước cạp đất mà ăn”. Thấy vợ của bạn nói những lời lẽ khó nghe trước đám bạn nhậu, anh K. quay sang nói với anh H.: “Sao mày không 'dạy' vợ vài bạt tay cho bỏ cái thói nói năng hỗn láo với chồng trước mặt bàn bè”. Anh H. vừa liếc nhìn vợ vừa lí nhí với bạn: “Tôi hổng dám đánh bả đâu ông ơi. Có ngon thì ông đánh dùm tôi vài cái đi”. Như được bật đèn xanh, anh K. liền đứng lên xông thẳng đến vợ anh H. vung mấy cái bạt tay như trời giáng khiến vợ của bạn rớt xuống sông.
Ông Trần Văn Út, Trưởng ấp Hỏa Vàm, thuật lại câu chuyện mà cười ngất: “Lúc xảy ra chuyện ai nấy cũng mất hồn vía. Vì anh H. tưởng nói chơi cho vui nên không để ý. Ai dè anh K. đứng lên đánh thiệt nên không ai trong bàn nhậu kịp trở tay”. Chú Ba Thành (70 tuổi), phụ trách Mặt trận ấp Hỏa Vàm, cũng là dân nhậu có “số má” cười khà khà kể: “Câu chuyện xảy ra cũng vài năm rồi nhưng không chỉ có cái ấp này mà cả xã, cả huyện U Minh Thượng đều tưởng như mới xảy ra hôm qua, do lúc nào cũng được “hâm nóng” trong các đám tiệc hay bàn nhậu. Có người còn nói chơi với nhau rằng, nếu đứa nào sợ vợ thì đi thuê thằng K. để nó trị cho”. Còn anh M. là người hàng xóm, nhậu chung tiệc rượu hôm đó đến giờ vẫn còn nhớ như in: “Lúc vợ thằng H. ra đứng cằn nhằn, bọn tui tính kéo nhau ra về, ai dè xảy ra cái chuyện trời ơi này chứ, khi nghe anh K. nói, tui cũng tưởng nói chơi, ai ngờ đánh thiệt”.
Bạn nhậu... đổi vợ!
Giữa hai người đàn ông nghèo “rớt mồng tơi” phải vào tận vùng đệm U Minh Thượng (vùng kinh tế mới) để mưu sinh đã xảy ra chuyện “đổi vợ”. Chúng tôi phải đi bộ mấy km đường rừng tràm, qua mấy chục vuông tôm mới tới nơi có nhiều người rành về câu chuyện hi hữu này.
Trên chiếc giường được chủ nhân hạ mấy cây tràm phía sau nhà để xả ván đóng thành, lâu lâu nghe “rắc” một cái qua những tràng cười nghiêng ngả mỗi khi trong bàn nhậu có ai đó nhắc lại chuyện hai ông bạn nhậu hàng xóm đổi vợ cho nhau. Căn nhà dựng cột tràm, lợp lá thuộc ấp Thành Phụng, xã Đông Hưng, huyện An Minh (cách xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng khoảng 2 km), nhiều người biết về câu chuyện đổi vợ nói cười rôm rả.
Thấy chúng tôi không tin chuyện đó là có thật, một người trong nhóm đang ngồi nhậu liền điện thoại cho anh cán bộ, hiện phụ trách công tác Mặt trận của xã Đông Hưng, nguyên trước đây là Chủ tịch UBND xã An Minh Bắc để xác nhận. Anh cán bộ này liền thân chinh đến chung vui cùng cuộc nhậu và tiếp chuyện với chúng tôi. Nhắc lại câu chuyện này, anh cán bộ này cười sặc sụa khi hớp ly rượu. Anh này rành đến từng chi tiết một. “Bởi vào thời điểm hai người đàn ông ở Kênh 16 đổi vợ với nhau, tui là Bí thư xã đoàn nên nắm rõ lắm”, anh cán bộ nói.
Vị cán bộ mặt trận kể: Hai người đàn ông do hoàn cảnh khó khăn, nên được cấp đất trong vùng đệm U Minh Thượng (xã An Minh Bắc) để lập nghiệp. Do ở vùng kinh tế mới, đường sá đi lại rất khó khăn, nên ai về đây cũng nghèo khó nên đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Cũng vì vậy, hai gia đình về đây sống gần nhau nên cả hai thân với nhau hồi nào cũng không biết. Anh T. nhờ có trình độ học vấn nên xã An Minh Bắc chọn làm tài chính ấp, còn anh V. thì tối ngày chỉ lo việc đồng áng để biến mảnh đất còn nhiễm phèn trở thành trù phú giúp gia đình thoát nghèo.
Anh cán bộ xã tiếp tục câu chuyện: “Vào thời điểm ấy, nghe chuyện đã thành thật, chúng tôi cũng không hình dung ra được. Bởi vì lúc đó, cả hai đã có con riêng, có cuộc sống riêng tư rồi”.
Để xác định thông tin thêm, chúng tôi đến UBND xã An Minh Bắc, tại đây được nhiều người quả quyết: Chuyện đổi vợ là có thật. Sau khi “đổi vợ”, do vợ anh T. “xấu” hơn nên phải “bù” cho anh V. hơn 1 cây vàng 24k. Con của ai thì đi theo vợ người đó. Sau khi “đổi vợ” thành công, anh V. ở lại ngay mảnh đất được cấp, còn anh T. và vợ cùng con của anh V. dắt nhau xuống chiếc xuồng rồi chèo đi nơi khác lập nghiệp… Bây giờ họ cũng đã có con với nhau, nhưng cán bộ lãnh đạo xã An Minh Bắc xác nhận: 100% là cả hai anh T. và V. trước khi lấy vợ không hề có đăng ký kết hôn và “vợ mới” bây giờ cũng vậy…
Theo Cửu Long - Gia Bảo (Khampha.vn)Trong chuyến công tác về huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), tôi được nghe nhiều người kể nhau nghe mà tưởng như... trong phim. Ở vùng nông thôn sâu của ấp Hỏa Vàm, xã Thạnh Yên A, huyện U Minh Thượng, lúc rảnh rỗi việc đồng áng, mấy anh “Hai lúa” hay tổ chức uống rượu.
Một ngày nọ, nhà anh H. (ấp Hỏa Vàm), tổ chức tiệc nhậu mời bạn bè đến chơi, trong đó có anh K. Trong lúc đang vui vẻ “chén chú, chén anh” thì vợ của anh H. từ nhà bếp lên cằn nhằn chồng “tụ tập ăn nhậu tối ngày mà không chịu đi ra đồng làm lụng, kiểu này có nước cạp đất mà ăn”. Thấy vợ của bạn nói những lời lẽ khó nghe trước đám bạn nhậu, anh K. quay sang nói với anh H.: “Sao mày không 'dạy' vợ vài bạt tay cho bỏ cái thói nói năng hỗn láo với chồng trước mặt bàn bè”. Anh H. vừa liếc nhìn vợ vừa lí nhí với bạn: “Tôi hổng dám đánh bả đâu ông ơi. Có ngon thì ông đánh dùm tôi vài cái đi”. Như được bật đèn xanh, anh K. liền đứng lên xông thẳng đến vợ anh H. vung mấy cái bạt tay như trời giáng khiến vợ của bạn rớt xuống sông.
Phà Tắc Cậu, đường về Miệt Thứ-U Minh Thượng (Kiên Giang)
Mọi người xúm lại can ngăn, đưa vợ anh H. đi bệnh viện, chị này phải
nằm điều trị mấy ngày. Sau khi điều trị về, vợ chồng anh H. cùng đứng
đơn kiện bạn mình về tội cố ý gây thương tích. Lúc đầu, anh K. một mực
khẳng định mình không hề có tội vì “được phép” của thằng bạn mới ra tay
đánh dùm chứ đâu có khi không mà đánh. Thế nhưng, sau khi được chính
quyền địa phương giải thích, cuối cùng anh K. mới thừa nhận hành vi của
mình là không đúng.Ông Trần Văn Út, Trưởng ấp Hỏa Vàm, thuật lại câu chuyện mà cười ngất: “Lúc xảy ra chuyện ai nấy cũng mất hồn vía. Vì anh H. tưởng nói chơi cho vui nên không để ý. Ai dè anh K. đứng lên đánh thiệt nên không ai trong bàn nhậu kịp trở tay”. Chú Ba Thành (70 tuổi), phụ trách Mặt trận ấp Hỏa Vàm, cũng là dân nhậu có “số má” cười khà khà kể: “Câu chuyện xảy ra cũng vài năm rồi nhưng không chỉ có cái ấp này mà cả xã, cả huyện U Minh Thượng đều tưởng như mới xảy ra hôm qua, do lúc nào cũng được “hâm nóng” trong các đám tiệc hay bàn nhậu. Có người còn nói chơi với nhau rằng, nếu đứa nào sợ vợ thì đi thuê thằng K. để nó trị cho”. Còn anh M. là người hàng xóm, nhậu chung tiệc rượu hôm đó đến giờ vẫn còn nhớ như in: “Lúc vợ thằng H. ra đứng cằn nhằn, bọn tui tính kéo nhau ra về, ai dè xảy ra cái chuyện trời ơi này chứ, khi nghe anh K. nói, tui cũng tưởng nói chơi, ai ngờ đánh thiệt”.
U Minh Thượng
Ông Đặng Xuân Thắng, Chủ tịch UBND xã Thạnh Yên A, cho biết thêm:
“Khi sự việc xảy ra, lúc đầu chúng tôi tưởng mấy ông nhậu vẽ chuyện chứ
đời nào có chuyện cười ra nước mắt như vậy. Thế nhưng, khi nghe báo là
thật, tôi liền cử người xuống xác minh làm rõ, nhưng cũng may là anh K.
đã biết lỗi, qua tận nhà xin lỗi và bồi thường tiền thuốc thang cho vợ
của bạn nên cũng êm xuôi. Có lần nhậu chung, tôi hỏi sao mà vợ thằng bạn
mà mày đánh dữ quá vậy, lúc đầu K. cũng ngại, nhưng anh ta nói rằng
cũng do có rượu không kiềm chế được nên mới đánh, bây giờ nhắc lại cũng
quê lắm chứ”.Bạn nhậu... đổi vợ!
Giữa hai người đàn ông nghèo “rớt mồng tơi” phải vào tận vùng đệm U Minh Thượng (vùng kinh tế mới) để mưu sinh đã xảy ra chuyện “đổi vợ”. Chúng tôi phải đi bộ mấy km đường rừng tràm, qua mấy chục vuông tôm mới tới nơi có nhiều người rành về câu chuyện hi hữu này.
Trên chiếc giường được chủ nhân hạ mấy cây tràm phía sau nhà để xả ván đóng thành, lâu lâu nghe “rắc” một cái qua những tràng cười nghiêng ngả mỗi khi trong bàn nhậu có ai đó nhắc lại chuyện hai ông bạn nhậu hàng xóm đổi vợ cho nhau. Căn nhà dựng cột tràm, lợp lá thuộc ấp Thành Phụng, xã Đông Hưng, huyện An Minh (cách xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng khoảng 2 km), nhiều người biết về câu chuyện đổi vợ nói cười rôm rả.
Thấy chúng tôi không tin chuyện đó là có thật, một người trong nhóm đang ngồi nhậu liền điện thoại cho anh cán bộ, hiện phụ trách công tác Mặt trận của xã Đông Hưng, nguyên trước đây là Chủ tịch UBND xã An Minh Bắc để xác nhận. Anh cán bộ này liền thân chinh đến chung vui cùng cuộc nhậu và tiếp chuyện với chúng tôi. Nhắc lại câu chuyện này, anh cán bộ này cười sặc sụa khi hớp ly rượu. Anh này rành đến từng chi tiết một. “Bởi vào thời điểm hai người đàn ông ở Kênh 16 đổi vợ với nhau, tui là Bí thư xã đoàn nên nắm rõ lắm”, anh cán bộ nói.
Vị cán bộ mặt trận kể: Hai người đàn ông do hoàn cảnh khó khăn, nên được cấp đất trong vùng đệm U Minh Thượng (xã An Minh Bắc) để lập nghiệp. Do ở vùng kinh tế mới, đường sá đi lại rất khó khăn, nên ai về đây cũng nghèo khó nên đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Cũng vì vậy, hai gia đình về đây sống gần nhau nên cả hai thân với nhau hồi nào cũng không biết. Anh T. nhờ có trình độ học vấn nên xã An Minh Bắc chọn làm tài chính ấp, còn anh V. thì tối ngày chỉ lo việc đồng áng để biến mảnh đất còn nhiễm phèn trở thành trù phú giúp gia đình thoát nghèo.
Đường về U Minh Thượng, nơi có những câu chuyện bi hài về dân nhậu
Nhờ có công việc, anh T. hàng ngày giao tiếp với nhiều người nên
khiếu ăn nói cũng lưu loát hơn. Cũng vì cái tính hay nói, nên có lần
nhậu với nhau, T. cao hứng nói với bạn mình “đổi vợ” để… “làm mới”. Nghe
bạn nói, anh V. cũng chỉ cười đùa, bởi cứ nghĩ bạn bè thân nhau nói
chơi cho vui trong bàn nhậu, chứ ở đời ai mà làm chuyện kỳ vậy. Thế
nhưng, những câu nói đùa “tai hại” ấy có ngày đã trở thành hiện thực.Anh cán bộ xã tiếp tục câu chuyện: “Vào thời điểm ấy, nghe chuyện đã thành thật, chúng tôi cũng không hình dung ra được. Bởi vì lúc đó, cả hai đã có con riêng, có cuộc sống riêng tư rồi”.
Để xác định thông tin thêm, chúng tôi đến UBND xã An Minh Bắc, tại đây được nhiều người quả quyết: Chuyện đổi vợ là có thật. Sau khi “đổi vợ”, do vợ anh T. “xấu” hơn nên phải “bù” cho anh V. hơn 1 cây vàng 24k. Con của ai thì đi theo vợ người đó. Sau khi “đổi vợ” thành công, anh V. ở lại ngay mảnh đất được cấp, còn anh T. và vợ cùng con của anh V. dắt nhau xuống chiếc xuồng rồi chèo đi nơi khác lập nghiệp… Bây giờ họ cũng đã có con với nhau, nhưng cán bộ lãnh đạo xã An Minh Bắc xác nhận: 100% là cả hai anh T. và V. trước khi lấy vợ không hề có đăng ký kết hôn và “vợ mới” bây giờ cũng vậy…
___________________________
Đòn đọc kỳ tiếp theo: Bợm nhậu miền Tây: Chớ dại “hun” vợ bạn vào 19h ngày 4/5
Bợm nhậu miền Tây: Kiểu cược “trời ơi”
Thứ Năm, ngày 02/05/2013 19:00 PM (GMT+7)
Về miền Tây, nghe bà con nơi đây kể những câu chuyện bợm nhậu thách
cược nhau kiểu “cắn của quý được 100 triệu” mà cười đến chảy nước mắt.
LTS:
Mấy ngày vừa qua, dư luận tỉnh Tiền Giang xôn xao về chuyện một “đại
gia Hai Lúa” ở tỉnh này sau khi nhậu say đã thách một phụ nữ "cắn của
quý" của ông với giá 100 triệu, nhưng vài hôm sau, vị "đại gia" này lại
đệ đơn ra UBND xã, kiện người đã cắn "của quý" của ông ta gây thương
tích khi ông nhậu say không biết gì.
Vụ việc trên đây chỉ là
một trong số vô vàn những chuyện bi hài về dân nhậu miền Tây. Nhân câu
chuyện này, chúng tôi xin đăng tải loạt bài "Bi hài chuyện bợm nhậu miền Tây" để kể thêm một số vụ việc "dở khóc dở cười" và không thể ngờ được khi các bợm nhậu
đã quá chén. Đó là những chuyện có thật 100%, khiến nhiều người suy
ngẫm, xem đây là bài học, nhắc nhở nhau khi “lâm trận” đánh chén.
|
Về xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, hỏi về “danh nhậu” Hoàng De, có rất nhiều người biết tới. Đó chính là lão nông đã ngoài lục tuần Nguyễn Hoàng De, còn gọi là Hai De.
Có nhiều “giai thoại” về cao thủ nhậu này như đi làm ruộng bới theo rượu uống… thay nước; chỉ với 1 con mắm cá linh, 1 trái chuối chát, một mình Hai De có thể uống hết 1 lít rượu. Thậm chí nhiều lúc bí quá không có mồi, Hai De lấy chiếc đĩa sành có vẽ hình con cá rô phi để trước mặt cũng giải quyết được cơn nghiền… Hay như đang cao hứng nhậu với các bạn hiền, nửa đêm hết rượu, Hai De kêu 2 đứa con lội bộ đến nhà bà Hai Ti trong xóm mua thêm rượu, gặp lúc trời tối om, 2 đứa nhóc cằn nhằn không dám đi vì sợ ma, Hai De đe nẹt: “Ơ xứ này ma nào không khiếp danh tao? Gặp ma, tụi bây cứ nói là con Hai De, là nó tránh đường cho bây đi ngay!”…
Tuy nhiên, dân nhậu làng Phước Long nể nhất cao thủ Hoàng De qua sự thể hiện tài năng hết sức… liều mạng. Trước đây, khi nhà nước chưa cấm đốt pháo, những dịp lễ tết người dân thường đốt pháo cho rôm rả. Hai De có dịp thể hiện tài liều. Tết nguyên đán Giáp Tuất năm 1994 là dấu mốc đáng nhớ trong đời bợm nhậu Hoàng De cùng những người bạn. Chiều mồng 3 tết, sau khi tiệc nhậu cuối cùng ở nhà bạn nhậu Hai Tăng sắp tàn, các chiến hữu thấm say. Mọi người mới thách thức tài liều với nhau bằng việc đốt pháo. Ai thua - người nhát gan nhất - phải chịu bao cả bàn một chầu nhậu ngoài quán bà Sáu Cho ở chợ Bến Tranh.
Đám tiệc ở miệt vườn miền Tây thường xảy ra ẩu đả, thách thức nhau khi các đệ tử lưu linh tê tê say say. (Ảnh minh họa)
Hai Tăng lôi ra một phong pháo tiểu hiệu Cửu Long, tháo rời từng viên
riêng lẻ. Ông Ba Don trổ tài trước bằng việc cầm trên tay viên pháo
châm điếu thuốc đốt nhưng không buông ra, bình tĩnh đợi cho pháo nổ.
Đùng!... Đầu ngón tay cái và ngón trỏ của Ba Don nám đen, nhưng Ba Don
tỏ ra khồng hề hấn, cầm ly rượu uống cái trót.Tới lượt Hai Tăng thi thố. Bợm nhậu này lấy viên pháo kẹp vào nách rồi châm lửa đốt. Khi tim pháo cháy xè xè, Hai Tăng không kịp dang tay cho viên pháo rớt ra thì… đùng! Chiếc áo sơ mi xanh mới toanh vừa khai trương dịp Tết rách tè le ở cánh tay phải. Mặt Hai Tăng buồn so, còn bị mọi người chê nhát… “Tụi bây coi tao nè, đốt pháo bằng lỗ mũi mới độc nè”, Hai De cao hứng tuyên bố.
Nhà Hai Tăng lúc này đông đúc trẻ con xúm lại coi các bợm nhậu thi tài. Hai De thêm phấn khích, lựa viên pháo tròn đều, nhét hơn nửa viên pháo vào lỗ mũi của mình, chừa phần tim pháo ra ngoài rồi đưa bật lửa lên mồi. Tim pháo cháy xè xè, Hai De hỉ mũi rần rần nhưng viên pháo chẳng chịu bay ra. Mọi người xanh mặt… Đùng! Hai De lăn ra đất, hai tay ôm mặt mày đầy máu. Mọi người xúm lại chở Hai De ra trạm xá… Đến nay, giai thoại có thật này đã lan truyền khắp làng trên xóm dưới ở xã Phước Long và vùng lân cận. Bợm nhậu Hoàng De nay vẫn còn sống. Mỗi khi sắp nhỏ nhắc lại chuyện cũ, ông không nhịn được cười và căn dặn rằng: “Đừng có ngu mà bắt chước tao. Đi đêm có ngày gặp ma. Lúc đó tao định khi châm lửa đốt tim pháo thì mình hỉ mạnh viên pháo sẽ bay ra và phát nổ… là hay rồi. Mà tao làm cả trăm lần rồi chứ bộ… ai dè, tới giờ cái lỗ mũi còn mang thẹo đây nè”.
Mất mạng vì tỷ thí rượu đế
Đến giờ này, ông Phan Văn Thắng (63 tuổi, ngụ số 257, ấp 2, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) vẫn chưa hết “hoảng” khi kể lại câu chuyện tỷ thí rượu đế với bạn nhậu dẫn đến kết cục bạn ông đã vĩnh viễn ra đi, còn ông may mắn được cấp cứu kịp thời nên thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Ông Thắng kể, sáng 23/10/2012, ông đến nhà ông bạn Nguyễn Văn Ra (50 tuổi, ngụ cùng ấp) uống nước hàn huyên với mấy người bạn già. Sau màn trà nước, ông cùng các ông: Ra, Lê Văn Đạt, Phạm Minh Quốc, Lê Văn Tài (ngụ cùng ấp) gạ độ nhậu và được mọi người hưởng ứng.
Ông Thắng may mắn giữ được mạng sống sau màn tỷ thí rượu đế với bạn nhậu, hôm 23/10/2012
Bàn nhậu được bày ra, với chỉ 1 lít rượu đế, 2 gói mì tôm, 1 bịch đậu
phộng, 3 con cá rô (hột mít) nhỏ bằng ngón tay cái, nhưng cả 5 người
lai rai rất xôm tụ. Riêng ông Ra “đô yếu” nên uống bia. Bốn chiến hữu
nhanh chóng “cưa” hết lít rượu đầu, lúc này mồi vẫn còn và “niềm vui thì
chưa dứt”, lại sẵn có thêm ông Phan Văn Ríp (47 tuổi, cùng ở ấp 2) đến
“tham chiến”, nên mua thêm 2 lít rượu đế nữa để nhậu tiếp. Lúc này các
ông: Đạt, Quốc, Tài, Ra tuyên bố “đầu hàng”, chỉ còn lại ông Ríp và ông
Thắng tỷ thí với nhau 2 lít rượu đế mà ông Ríp mới mua về.Một lít rượu đế được rót ra chia đều 2 ca, mỗi ca nửa lít, hai “đệ tử lưu linh” đồng thanh hô: “Dzô! Cạn mới được bỏ xuống à nghen”. Ông Thắng cạn trước để xuống, ông Ríp cũng “đu” theo cho “đáng mặt anh hào”. Buông ca rượu vừa nốc cạn, cả 2 ông ngồi trên chiếc băng kế đá nói chuyện được dăm ba câu thì cả hai lịm đi lúc nào không hay biết. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, một người cùng xóm phát hiện thấy ông Ríp, nằm đè lên chân phải ông Thắng. Mình mẩy, tay chân ông Ríp tím đen. Người dân lay dậy thì phát hiện ông Ríp đã chết cứng. Còn ông Thắng thoi thóp và được đưa ngay đến bệnh viện huyện cấp cứu.
Đến tối 23/10/2012, khi tỉnh hẳn, ông Thắng mới hay người bạn “tri kỷ” mình đã ra đi vĩnh viễn...
______________________
Nhận xét
Đăng nhận xét