BIỂU DIỄN GIANG HỒ 3

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
truyền hình phát sóng thần đồng âm nhạc nói gì .-' TIN TUC GIẢI TRI''
  
Huỳnh Phong Bảo - Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non Thân Tặng Theo Yêu Cầu Khán Giả CÔ HUYỀN TRANG

Giao Tiên - Nhạc sĩ tài hoa, lận đận

24/07/2010 00:49

Tác giả của Cô Thắm về làng, Vó ngựa trên đồi cỏ non,... đã lấy lại quyền tác giả của mình sau hàng chục năm bị người khác chiếm dụng

Vào đầu tháng 8 này, nhạc sĩ Giao Tiên sẽ cho phát hành tuyển tập nhạc gồm 70 bài để kỷ niệm tuổi 70 – trong đó hai phần ba là những tình khúc đã làm nên tên tuổi Giao Tiên và đi vào lòng công chúng từ 40 năm qua. Đây chỉ là một phần trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Giao Tiên (gần 700 ca khúc) mặc dù ông bắt đầu sáng tác khá muộn, khi đã ở tuổi 30, và không viết gì trong gần 20 năm sau 1975...
Hai mươi năm “mất tích”
Sau năm 1975, nhiều cá nhân mượn danh “bạn của Giao Tiên” cũng như nhiều hãng băng đĩa trong và ngoài nước đã liên tục in ấn, phát hành nhạc Giao Tiên trong hơn 10 năm mà chẳng hỏi qua tác giả một tiếng – thậm chí họ còn bỏ tên Giao Tiên để điền tên người khác vào! Có lẽ họ tưởng Giao Tiên đã... chết hay mất tích! Mà thật sự gần như nhạc sĩ Giao Tiên đã “mất tích” sau năm 1975.
Nhạc sĩ Giao Tiên ở tuổi 70 (ảnh do nhân vật cung cấp)

Nhạc sĩ kể sau giải phóng, ông dắt vợ con đi kinh tế mới ở Bù Đăng, Sông Bé. Suốt 10 năm làm rẫy, trồng trọt không ra sao, nhạc sĩ Giao Tiên lại dắt vợ, con lên Lâm Đồng, nơi người cháu có một lò đường, làm thợ nấu đường và lấy mật mía nấu rượu. Thất bại, chuyển sang trồng rau củ cũng không thành công, năm 1989, ông đưa bầu đoàn thê tử xuống Cam Ranh nuôi tôm.
Tôm chết, sạt nghiệp, bán đìa trả nợ. Rồi vợ chồng chuyển sang nghề nấu bánh chưng. Vợ gói, chồng nấu, chở đi bỏ mối, bán dạo. Thế mà cũng kiếm đủ tiền nuôi con ăn học. Năm 1993, đang đi bỏ mối bánh chưng, nhạc sĩ Giao Tiên nghe loa của người bán cà-rem phát nhạc mình. Cả đĩa toàn nhạc của Giao Tiên do hãng Vafaco ấn hành. Ông vào Sài Gòn, đến tận hãng đĩa Vafaco để hỏi rõ ngọn ngành, té ra một người bạn cũ đã bán nhạc của ông cho Vafaco.
Chịu nhiều thiệt thòi
Về chuyện bị ăn cắp bản quyền, thay tên tác giả, nhạc sĩ Giao Tiên tâm sự: “Có lẽ ở Việt Nam, tôi là nhạc sĩ chịu nhiều thiệt thòi nhất trong nhiều năm. Giờ thì đỡ hơn rồi, nhưng những thủ đoạn ăn cắp bản quyền vẫn còn rình rập mà mình không lường trước được”.
Năm nay đã bước sang tuổi 70, cái tuổi mà người Đông phương xưa vẫn cho là “cổ lai hy”, nhưng nhạc sĩ Giao Tiên còn khá khỏe khoắn, nhanh nhẹn và lạc quan yêu đời, yêu người với đôi chút hồn nhiên.
Nghi ngờ là phải, bởi đã có biết bao hãng băng đĩa ở hải ngoại đã cho phát hành rất nhiều ca khúc của Giao Tiên mà chẳng đếm xỉa gì đến tác giả. Đó là các trung tâm Thúy Nga, ASIA, Vân Sơn, Người đẹp Bình Dương... Chẳng những thu đĩa, phát hành thoải mái nhạc của Giao Tiên mà họ còn “thay tên, đổi họ” tác giả. Cụ thể: bài Cô Thắm về làng, Trung tâm Thúy Nga giới thiệu là của Hoàng Thi Thơ, bài Vó ngựa trên đồi cỏ non, trung tâm này lại giới thiệu của Ngân Giang! Đặc biệt, cây hài Vân Sơn tự ý thu đĩa 4 bài của Giao Tiên, ông đã liên lạc đòi mãi, Vân Sơn mới trả được 200 USD! Ông Vân Sơn còn lừa Giao Tiên gửi cho ông nhiều bài để làm album nhưng rồi ông này xé lẻ ra thu VCD từng bài một, cụ thể như Chôn vùi tâm sự, Nhớ nhau trong đời, Hào hoa... mà chẳng đề tên tác giả cũng chẳng trả tiền bản quyền.
Giao Tiên gọi điện sang Mỹ, thấy số Giao Tiên là Vân Sơn cúp máy. Đã hơn 10 năm nay, Vân Sơn vẫn cứ lẩn trốn. Và còn nhiều, rất nhiều ca sĩ hải ngoại như Phi Nhung, Tuấn Vũ, Trường Vũ... cũng đã tự ý lấy nhiều bài nổi tiếng của Giao Tiên thu âm, phát hành. Thậm chí có người còn đổi tên bài hát, tên tác giả, như bài Hình bóng người yêu đã bị Phi Nhung đổi thành Người yêu hoa tím! Ba ca sĩ nói trên đã thu của Giao Tiên gần cả trăm bài hát nhưng lờ đi chẳng trả một đồng nhuận bút!
Ở trong nước, một thời gian dài hơn 20 năm, nhiều người tưởng Giao Tiên đã chết nên mặc sức lấy nhạc của ông in ấn, phát hành, thu băng đĩa, thay đổi tên tác giả. Đặc biệt nghiêm trọng nhất phải kể đến trường hợp V.S – một người cũng viết nhạc là chỗ quen biết với Giao Tiên trước năm 1975. Năm 1973, nhạc sĩ Giao Tiên có bán bản quyền cho V.S – lúc đó đang làm chương trình thu băng nhựa Akai và in nhạc tờ rời – bài Điệu ru ca tình yêu.
Khi in tên tác giả, ông này đã thêm tên mình bên cạnh Giao Tiên! Năm 1996, V. S đã lấy nhiều bài của Giao Tiên ký bán bản quyền và đề tên tác giả là Hữu Minh. Đó là các bài Mưa bụi hoàng hôn và Còn đây câu hát lý theo chồng. Từ năm 1996 đến năm 1998, V.S đã lấy mấy chục bài của Giao Tiên bán cho hãng sản xuất Karaoke Phú Nhuận, trong đó có các bài nổi tiếng: Cô Thắm về làng, Tình đẹp mùa chôm chôm, Đường về quê, Quán gấm đầu làng... Toàn bộ các bài hát đều đề tên tác giả là V.S! Thậm chí năm 2006, V.S in 2 tập nhạc, trong đó có tới 21 bài nổi tiếng của Giao Tiên, có bài ông đề tác giả V.S, có bài đề tên chung với Giao Tiên, một số bài V.S đề tên vợ, con ông! Mãi đến khi các báo lên tiếng, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc phía Nam vào cuộc, V.S mới nhận sai trái và ký vào biên bản trả lại quyền tác giả cho nhạc sĩ Giao Tiên  (danh sách đến 90 bài!).
Âm nhạc là cơ duyên
Hồi còn học trung học, có lẽ do ảnh hưởng của người anh tham gia cách mạng, nhạc sĩ Giao Tiên đã mê và chép thơ Tố Hữu vào tập học trò, bị mật vụ chế độ Ngô Đình Diệm phát hiện, bắt giam ở nhà lao Biên Hòa.
Cũng là cái duyên may, trong tù có một ông thầy giáo dạy nhạc bị tình nghi Việt cộng thấy Dương Trung (tên thật của nhạc sĩ Giao Tiên) ăn nói dễ thương lại mê nhạc, ông đã dạy nhạc lý căn bản cho.
Sau đảo chính Ngô Đình Diệm, đầu năm 1964, ông được trả tự do, rồi bị bắt quân dịch, nhưng cơ duyên lại đưa Dương Trung làm lính cần vụ (hầu cận). Ở đây quá rảnh rang, Dương Trung bèn tập tễnh viết nhạc. Quán gấm đầu làng, Cô Thắm về làng, Tình đẹp mùa chôm chôm, Vó ngựa trên đồi cỏ non... những nhạc phẩm đã làm nên tên tuổi Giao Tiên và đi vào lòng người hâm mộ từ hơn 40 năm qua.
Âm nhạc Giao Tiên vốn gần gũi với âm điệu dân ca, ca từ mộc mạc, chân thành (giống như tính cách con người Giao Tiên) nên dễ nhập tâm người nghe. Rất nhiều ca khúc của Giao Tiên đã đi vào tiềm thức, đồng hành với vài thế hệ.
Phạm Chu Sa

Nhạc sĩ Giao Tiên 70 tuổi và Vó ngựa trên đồi cỏ non

Thứ Bảy, 18/09/2010 06:20 GMT+7

(TT&VH) - Mừng sinh nhật 70 tuổi, nhạc sĩ Giao Tiên vừa in tuyển tập ca khúc gồm 70 bài dưới tên chung Vó ngựa trên đồi cỏ non (NXB Thanh niên và nhà sách Quang Minh).

Nhắc đến Giao Tiên, người yêu ca hát hẳn thuộc nằm lòng những ca khúc về tình yêu trai gái, gia đình, quê hương, như: Vó ngựa trên đồi cỏ non, Tình đẹp mùa chôm chôm, Say, Đường sang nhà em, Quán gấm đầu làng, Nhớ người yêu... Ca khúc đầu tay của Giao Tiên là Phận gái thuyền quyên được sáng tác năm 1970. Giao Tiên chỉ sáng tác đến cuối năm 1974, nhưng ông đã có nhiều ca khúc đi vào lòng người với gần chục bút danh. Giao Tiên giải thích: “Hồi đó, mỗi tác giả chỉ được tham gia 2 bài trong một chương trình phát thanh, truyền hình. Nên một người bạn nói tôi ký nhiều tên như: Hoàng Hoa, Diễm Trang, Ngân Trang, Kim Khánh, Rạng Đông... và cả tên thật Dương Trung của tôi nữa, để được nhiều bài hát phổ biến trên đài hơn. Có lẽ vì thời gian sáng tác ngắn và ký nhiều tên, nên bút danh Giao Tiên của tôi ít người biết đến. Lần này, tôi in lại các ca khúc mà lúc trước khi phổ biến đã không ký bút danh Giao Tiên”.
H.Nhân

  
Nối Vòng Tay Lớn - Phong Bảo,Đại Phong

Về sự ra đời nhạc phẩm “Nối vòng tay lớn”

29/03/2008
Nhạc phẩm Nối vòng tay lớn của cố nhạc sĩ Trinh Công Sơn ra đời vào tháng Tư năm 1970, nay vừa tròn 38 năm. Hoàn cảnh ra đời của nhạc phẩm khá đặc biệt, liên quan mật thiết đến một người, đó là liệt sĩ Ngô Kha với trại “Nối vòng tay lớn” được tổ chức trong 2 ngày 24 và 25.4.1970.
      Ngô Kha là nhà giáo, nhà thơ, còn Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ rất nổi tiếng trong phong trào đấu tranh yêu nước vào những năm 60 của thế kỷ 20 ở Huế và các đô thị miền Nam nước ta. Tôi may mắn có được một số kỷ niệm đậm nét về hai Người. Kỷ niệm sâu sắc nhất là cuộc trại “Nối vòng tay lớn” do thầy Ngô Kha chủ xướng và ở cuộc trại này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác và lần đầu tiên phổ biến nhạc phẩm “Nối vòng tay lớn”.
      Năm 1970, tôi học lớp 12 ban C trường Quốc học Huế, đang ở vào giai đoạn cuối của học kỳ 2 và chuẩn bị thi tốt nghiệp Tú tài toàn phần. Thầy Ngô Kha là giáo viên dạy văn học tại trường này. Tôi chỉ được trực tiếp học thầy Ngô Kha vỏn vẹn 2 tiết văn và 2 tiết sử, khi thầy được phân công dạy thay cho đồng nghiệp bị ốm. Thế nhưng, tôi học ở thầy rất nhiều ở môi trường khác. Hầu như tại các buổi hội thảo, các cuộc xuống đường biểu tình của sinh viên, học sinh Huế bấy giờ tôi đều thấy có sự hiện diện của thầy Kha. Tại đây, thầy đã có những bài phát biểu, đọc thơ với nhiều chủ đề khác nhau. Thầy Ngô Kha vốn là sinh viên tốt nghiệp thủ khoa của khóa học đầu tiên trường Đại học Sư phạm Huế (1963), đồng thời là một Cử nhân Luật loại giỏi của Đại học Luật - Huế (1965).
      Tháng 4.1970, với khẩu hiệu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, phong trào đấu tranh chống Mỹ - Thiệu của thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam đang ở vào thời điểm cao trào. Trong những tháng ngày sôi động đó, vào ngày 20.4.1970, bạn tôi là Nguyễn Văn Anh bí mật thông báo: “Chuẩn bị đi dự cuộc trại do thầy Ngô Kha và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức vào sáng  sớm 25.4 tại Tân Mỹ, Thuận An”. Vốn là một trưởng lớp kỳ cựu, hoạt động trại là một trong các sở thích của tôi, lại được tham dự trại do thầy Ngô Kha tổ chức là một vinh dự lớn, tôi hưởng ứng ngay.
      Khởi hành từ Huế bằng xe đạp lúc 5g15 đến đất trại đúng 6g30 ngày 24.4. Đúng 7 giờ sáng hôm ấy, tại khu rừng dương liễu cổ thụ thuộc thôn Tân Mỹ, xã Phú Thuận, cuộc trại chính thức được bắt đầu. Sau một số nghi thức thông thường, thầy Ngô Kha phát biểu khai mạc trại. Nội dung phát biểu có mấy ý chính: Chúng ta, tôi và các anh, chị đều mang trong tim bầu nhiệt huyết với tình yêu thương nồng nàn Tổ quốc mình, đồng bào mình, với nỗi căm hờn kẻ gây nên chiến tranh, chia cắt, hận thù ... Tất cả chúng ta cùng nắm tay nhau đoàn kết để đấu tranh cho một ngày mai hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do, no ấm. Với tinh thần ấy, cuộc trại hôm nay của chúng ta lấy tên Trại nối vòng tay lớn. Trại ca là bài Nối vòng tay lớn do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa sáng tác.      Gương mặt trầm tỉnh, ánh mắt rực sáng và sâu lắng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nâng cây guitar lên ngực, dạo mấy nốt nhạc rồi hạ đàn xuống, anh nhỏ nhẹ nói: Chúng ta cùng nhau tập và hát bài Nối vòng tay lớn. Trước hết tôi hát hai lần bài hát này để anh chị nghe. Anh say sưa hát: “Rừng núi dang tay nối liền biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng. Trời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam. Cờ nối gió đêm vui nối ngày, dòng máu nối con tim đồng loại dựng tình người trong ngày mới. Thành phố nối thôn xa vời vợi, người chết nối linh thiêng vào đời và nụ cười nối trên môi…”.
      Giai điệu, nội dung sâu sắc của lời hài hát, phong thái thể hiện của anh đã làm rung động tâm hồn chúng tôi. Chúng tôi cất cao tiếng hát vừa nắm tay nhau say sưa bước sôi nổi, rộn ràng theo nhịp, tạo thành năm vòng tròn từ bé đến lớn. Đặc biệt ca từ của bài hát vừa gần gũi vừa thiêng liêng, gây cho chúng tôi sự xúc cảm mãnh liệt. Đồng thời gợi lên cho chúng tôi về một ngày mai thắng lợi; Người với người, dù là Nam hay Bắc, dù quê nghèo hay phố lớn, dù già hay trẻ... ngày đó “cờ nối gió đêm vui nối ngày” và mọi người gặp nhau, ôm chầm lấy nhau “anh em ta về mừng như bão cát quay cuồng”…Trong hai ngày trại và những ngày tháng tiếp theo, mỗi khi có dịp tôi lại tiếp tục say sưa hát, bài hát nhiều kỷ niệm này, hát với bạn bè, đồng đội, hát với mọi người.
      38 năm đã trôi qua, với biết bao biến đổi. Ngô Kha - người thầy tài hoa đã hy sinh anh dũng vào hè 1973 - sau Hiệp định Paris khi vừa mới qua tuổi 30, là một liệt sĩ tiêu biểu của phong trào đấu tranh đô thị ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ. Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ tài hoa cũng đã về cõi vĩnh hằng cách nay tròn 7 năm. Rừng dương liễu Tân Mỹ năm xưa không còn nữa, thay vào đó là một bến cảng hiện đại, chúng tôi cũng đều xấp xỉ tuổi 60. Công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoà bình, ấm no, hạnh phúc đang được hơn 80 triệu đồng bào chung tay thực hiện. Tình thần Nối vòng tay lớn ngày ấy, đến nay vẫn là một thông điệp đang được giữ gìn, trân trọng. Lớp lớp thanh niên, sinh viên ở mọi miền đất nước đang ngày đêm hăng say lao động, sáng tạo và say sưa hát mãi: “Nối vòng tay  lớn”.
Đoàn Nhuận

9 điều cần biết về 'Nối vòng tay lớn' của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


Ca khúc được tác giả hát trong ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, từng được khoảng 60 ca sĩ biểu diễn, được in trong sách giáo khoa lớp 9 nhưng lại chưa được... cấp phép.


1. Ra mắt lần đầu vào năm 1970

Nối vòng tay lớn được sáng tác vào năm 1968 nhưng tới năm 1970 ca khúc mới được hát vang tại trại Nối vòng tay lớn dành cho thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam được tổ chức trong ngày 24 và 25/4/1970.

2. Hát trên đài phát thanh vào ngày 30/4/1975

Đúng 3h chiều 30/4/1975, Đài phát thanh Sài Gòn phát lời giới thiệu "Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp, nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này", rồi vị nhạc sĩ lần đầu cất tiếng hát ca khúc do chính mình sáng tác.


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hát 'Nối vòng tay lớn' Đúng 30/4/1975, vị nhạc sĩ tài ba đã hát ca khúc này trên Đài Phát Thành Sài Gòn

3. Nằm trong sách giáo khoa

Bài hát Nối vòng tay lớn nằm trong Sách giáo khoa môn Âm nhạc và Mỹ thuật lớp 9.

4. Được dịch ra tiếng Anh

Bài hát này đã được Richard Fuller, một người Mỹ, dịch ra tiếng Anh với tên gọi Great Circle Of Vietnam.
Ông cũng là người đầu tiên chuyển ngữ những ca khúc của Trịnh Công Sơn như: Diễm xưa, Người con gái Việt Nam da vàng, Ca dao mẹ



Nối vòng tay lớn phiên bản tiếng Anh Bài hát Nối vòng tay lớn phiên bản tiếng Anh được trình bày bởi nhạc sĩ Richard Fuller.

5. Được cựu Tổng thống Mỹ Obama nhắc tới

Trong bài phát biểu trước giới trẻ Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng 5/2016, cựu Tổng thống Barack Obama đã nói: "Chúng tôi vô cùng lạc quan vào tương lai quan hệ hai nước. Niềm tin của tôi chính là tin vào tình hữu nghị của chúng ta. Như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài Nối vòng tay lớn".

6. Từng được hát bởi hơn 60 ca sĩ

Theo thống kê nhanh, ca khúc từng được biểu diễn bởi khoảng 60 ca sĩ và nhóm nhạc. Có thể kể tới Khánh Ly, Cẩm Vân, Thanh Lam, Mỹ Linh, Việt Hoàn, Đan Trường, Mỹ Tâm, Trần Lập, hay các nghệ sĩ trẻ như Phương Vy, Thảo Trang, Anh Khoa, Hồ Quang Hiếu,...

7. Xuất hiện trên 15 sân khấu trong 2 năm

Ca khúc "Nối vòng tay lớn" được trình diễn trên các sân khấu và chương trình truyền hình lớn trong 2 năm 2015 - 2016, ví dụ như Tự hào Tổ quốc tôi, Giai điệu tự hào, Mùa xuân đầu tiên... và trong các gameshow như Học viện ngôi sao, Nhân tố bí ẩn...

8. Chưa được cấp phép

Nối vòng tay lớn không nằm trong danh mục những ca khúc trước năm 1975 được cấp phép phổ biến vì chưa có cá nhân, đơn vị tổ chức nào xin phép. Hiện gia đình cố nhạc sĩ đang thực hiện các thủ tục xin phép.

9. Còn nhiều ca khúc gặp tình trạng tương tự

Trong số hơn 230 tác phẩm của cố nhạc sĩ, hiện chỉ có 77 bài được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép. Nhiều ca khúc quen thuộc như Đêm thấy ta là thác đổ, Ca dao mẹ, Biển nhớ... cũng chưa nằm trong danh sách được cấp phép của Cục.

Richard Fuller hát Nối vòng tay lớn Ca khúc của nhạc Trịnh được người Mỹ yêu chuộng.


Ca khúc 'Nối vòng tay lớn' chưa được cấp phép phổ biến

Sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không nằm trong danh mục những ca khúc trước năm 1975 được cấp phép phổ biến vì chưa có cá nhân, đơn vị tổ chức nào xin phép.
Ngân Giang - Sang Ngô

  
Ca Khúc Đã Đi Vào Lòng Người Của 2 ae Huỳnh Phong Bảo
  
LK Remix Bolero Con Đường Xưa Em Đi,Hoa Cài Mái Tóc 2 Anh Em Thần Đồng Phong Bảo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH