Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

CÂU CHUYÊN TÌNH BÁO 42/b

(ĐC sưu tầm tên NET)

Tình báo điện tử Mỹ: Chặn thu - Lợi bất cập hại (7)

VietnamDefence - Một trong những chương trình bí mật nhất của Mỹ trong thập niên 1970 là chương trình do thám Liên Xô bằng tàu ngầm. Các tàu ngầm Mỹ thường xuyên xâm nhập hải phận Liên Xô, thậm chí đôi khi vào sâu tới các bến cảng Liên Xô.
Chương trình này gồm có cả chiến dịch tuyệt mật Viewnock và được coi là niềm tự hào của Hải quân Mỹ với mục đích chặn thu thông tin từ các đường cáp thông tin ngầm dưới biển. Người Mỹ đã hy vọng người Nga sẽ nghĩ rằng, không thể nghe lén các đường cáp ngầm nên sẽ sử dụng các loại mật mã tương đối đơn giản, thậm chí không sử dụng mật mã để bảo mật thông tin trên các đường cáp đó.

Ban đầu, Mỹ sử dụng các tàu ngầm đỗ một thời gian dài bên trên đường cáp để chặn thu. Sau đó, các chuyên gia của Hải quân Mỹ và NSA đã thiết kế được một thiết bị tinh vi dùng để bố trí gần đường cáp ngầm trong mấy tháng mà không cần coi giữ để ghi những tín hiệu được truyền trong cáp. Thiết bị này được người Mỹ đặt tên là “cái kén” (Cocoon). Trong chiến dịch Viewnock, một “cái kén” như thế đã được bố trí sát một đường cáp ngầm của Liên Xô rải dưới đáy biển Okhot chạy từ lục địa đến bán đảo Kamchatka. Một tàu ngầm Mỹ đã chở theo các người nhái để lắp đặt “cái kén” bằng robot.

Tuy vậy, năm 1981, qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh, người Mỹ phát hiện thấy có nhiều tàu Liên Xô tập trung ngay ở địa điểm bố trí “cái kén”. Sau đó, khi một tàu ngầm Mỹ tiến vào vùng này để thay các băng từ thu tín hiệu nghe lén, tàu này, người Mỹ phát hiện “cái kén” đã biến mất không dấu vết. Trong một báo cáo mật do Hải quân Mỹ soạn thảo về kết quả điều tra bối cảnh mất “cái kén”, người ta đã hoàn toàn loại trừ khả năng thiết bị nghe lén này bị đối phương phát hiện một cách ngẫu nhiên. Báo cáo khẳng định người Nga đã biết chính xác cần phải tìm cái gì, ở đâu.

Năm 1985, do bị cáo buộc tội gián điệp, tại Mỹ người ta đã bắt giữ cựu nhân viên NSA Ronald Pelton, người đã làm nhiều năm trong nhóm “A” của đơn vị “sản xuất” và bị cho về hưu năm 1979. Ngay trong ngày đầu tiên xét xử vụ này, Pelton đã bị buộc tội cung cấp tin tức về chiến dịch Viewnock cho tình báo Liên Xô. Tại một phiên xử, đã có hai nhân viên NSA phát biểu đánh giá mức độ tổn thất mà Pelton gây ra cho Mỹ. William Crowell, người khi đó đứng đầu nhóm “A”, đã xác nhận rằng, thiết bị nghe lén ở biển Okhot “đã cung cấp cho chúng ta khả năng nhìn vào gan ruột lực lượng vũ trang, quân số tương đối và các cuộc tập trân mà họ dự định”. Cựu thủ trưởng trực tiếp của Pelton là David Bacon đã bổ sung có tuyên thệ rằng, 57 kênh liên lạc cáp chạy dưới đáy biển Okhot mà NSA tập trung nỗ lực để chặn thu đã cho phép NSA xâm nhập vào “các giới cầm quyền Liên Xô cao cấp nhất”. Nhưng trên thực tế, liệu Pelton có lỗi trong việc khám phá hành động gián điệp ở biển Okhot này không?

Cuối thập niên 1980, trên báo chí Mỹ xuất hiện những tin tức nói rằng, người Mỹ biết được các tình tiết liên quan đến sự rò rỉ thông tin về chiến dịch Viewnock sau khi Yurchenko tiết lộ cho họ việc này vào năm 1985. Thông tin chỉ điểm này của Yurchenko, theo báo chí Mỹ, đã giúp thu hẹp phạm vi những người bị tình nghi làm việc cho tình báo Liên Xô bằng cách lọc toàn bộ nhân viên NSA có liên quan đến chiến dịch ở Okhot và cuối cùng đã lần ra Pelton.

Đây là lời kể trong cuộc phỏng vấn báo chí của cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô, Đô đốc về hưu Vladimir Sidorov: “Các ngư dân ra khơi đánh cá bơn và cua đã mắc vào cáp điện thoại và làm đứt nó. Người ta gọi cho tôi từ Kamchatka và báo cáo là bán đảo đã bị mất liên lạc do sự vô kỷ luật của ngư dân (trên các bản đồ hàng hải, khu vực đặt cáp đã được tuyên bố là khu vực cấm đánh cá). Họ yêu cầu tôi gửi đến một tàu rải cáp để tìm chỗ đứt và khôi phục liên lạc.

Trong tay tôi lúc đó không có chiếc tàu nào vì lúc đó chúng tôi đang thi công rải cáp ở vùng đảo Sakhalin. Chỉ sau khi hoàn thành công việc ở đó, tôi mới phái được tàu rải cáp Tavda đến vùng dự đoán cáp bị đứt.

Chúng tôi đã nhanh chóng phát hiện ra chỗ đứt cáp, tuy nhiên một cơn bão mạnh đang tiến vào biển Okhot, dự đoán sẽ có gió mạnh 30 mét/giây trong khu vực thi công. Tôi quyết định đưa tàu vào cảng Magadan cho đến khi hết bão. Bỗng nhiên ban đêm, thuyền trường tàu rải cáp gửi đến báo cáo rằng, khi tìm chỗ đứt cáp đã phát hiện được một contenơ to do nước ngoài sản xuất, nhưng do thời tiết xấu nên không thể trục vớt bằng thiết bị rải cáp ở mũi tàu. Hơn nữa, nó nặng đến chỉ có cần trục ở mũi tàu mới nâng nổi và việc đó cũng phải mất 2 giờ.

Lúc 5 gờ sáng, thuyền trưởng tàu Tavda báo cáo rằng, chiếc contenơ nặng 7 tấn, dài 5 mét đã được đưa lên boong. Giọng nói của viên thuyền trưởng có chút lo lắng vì nhiệt độ đang tăng trong phần đuôi của contenơ.

Do điều kiện thời tiết nên tàu Tavda không thể vào cảng Magadan ngày hôm đó. Và chỉ sau một ngày đêm sau, nó mới được neo sát bến bốc dỡ hàng, sau đó chiếc contenơ đã được một xe vận tải cỡ lớn chở đến sân bay.

ở đó, một nhóm chuyên gia của KGB và hạm đội đã khảo sát chiếc contenơ. Họ kết luận chiếc contenơ có nguy cơ nổ. Có người đề nghị: tội lỗi thì phải tránh xa - hãy chở nó ra khỏi sân bay và cho nổ. Nhưng sau khi bàn bạc thêm, mọi người quyết định không cho nổ mà gửi nó về Moskva. Và người ta đã làm thế”.

Sau khi phát hiện được “cái kén”, Hải quân Liên Xô đã kiểm tra kỹ lưỡng đáy biển Okhot nhưng không tìm thấy gì nữa. Tại Moskva, người ta đã xác định được “cái kén” là một thiết bị nghe lén. Trên đó nổi bật một tấm biển nhỏ in dòng chữ “Tài sản của chính phủ Mỹ”. “Cái kén” gồm hai contenơ có thể thu thông tin từ đường cáp thông tin mà không phải cắt vỏ cáp bên ngoài. Đó là một thiết bị cực kỳ tối tân và đắt tiền, có thể thu thập thông tin trong 120 ngày đêm liên tục. Nguồn cung cấp điện là một lò phản ứng hạt nhân mà nhiệt độ tăng của nó đã làm cho các chuyên gia Liên Xô đầu tiên khảo sát “cái kén” lo ngại.

Tại sao, người Mỹ lại đặt “cái kén” của mình chính ở biển Okhot? Vấn đề là ở chỗ, Mỹ đặc biệt quan tâm đến các điện tín liên quan đến các vụ thử tên lửa đường đạn Liên Xô. Người Mỹ cho rằng, thông tin về các vụ thử được truyền tải qua đường cáp chạy dưới đáy biển Okhot và hy vọng sẽ tiếp cận được nguồn thông tin này.  Tuy nhiên, theo chuyên gia Nga về tình báo vô tuyến điện tử Vyacheslav Tupitsyn, người Mỹ đã phải thất vọng: “Mặc dù thiết bị này rất độc đáo nhưng không nên nói rằng nó có hiệu quả cao”. Lý do là thế này: “Tín hiệu gửi qua cáp liên lạc chính phủ đều được mã hoá. Chỉ có thể giải mã thông tin bằng khoá đặc biệt. Nếu không có khoá thì có thể phải mất cả 100 năm để giải mã nó. Tôi nghĩ người Mỹ có thể đã lấy được những thông tin nào đó không phải là bí mật nhà nước. Chỉ thế thôi, hơn nữa thì không”. Các chuyên gia Nga khác cũng ủng hộ quan điểm của Tupitsyn. Theo nhận định của họ, tiền bạc của người đóng thuế Mỹ chi cho việc tiến hành chiến dịch đã là muối bỏ biển. Về sự liên quan của Pelton với sự đổ bể chiến dịch này thì người ta muốn tống giam anh ta với lý do nào chả được. Bởi lẽ các cơ quan tình báo Mỹ không bao giờ bỏ qua dù là con tép miễn là chứng minh được rằng, họ tồn tại không phải vô ích.

Đến đầu thập niên 1990, một số lượng lớn các phương tiện kỹ thuật của tình báo vô tuyến điện tử phương Tây bị thu giữ trên toàn nước Nga đã được tập trung tại bảo tàng KGB, ở gian có tên “Phòng cán bộ Cheka” trên phố Bolshaya Lubyanka ở Moskva. Chiếm vị trí nổi bật trong đó là các bộ phận của “cái kén” lấy lên từ biển Okhot năm 1981.


Tình báo điện tử Mỹ: Vụ bê bối - Lá thư (8)

VietnamDefence - “Chúng tôi hy vọng giải thích cho những người ruột thịt, bạn bè của chúng tôi và những người khác, những người quan tâm đến những nguyên nhân đã thúc đẩy chúng tôi xin nhập quốc tịch Liên Xô.
Lá thư

“Chúng tôi hy vọng giải thích cho những người ruột thịt, bạn bè của chúng tôi và những người khác, những người quan tâm đến những nguyên nhân đã thúc đẩy chúng tôi xin nhập quốc tịch Liên Xô.

Kể từ khi vào làm tại Cục An ninh Quốc gia NSA mùa hè năm 1957, chúng tôi được biết chính phủ Hoa Kỳ chủ ý đưa ra những tuyên bố lừa dối để thanh minh cho những hành động của mình, cũng như chỉ trích những hành động của các nước khác. Chúng tôi cũng biết chính phủ Hoa Kỳ đôi khi tiến hành những trò lôi kéo cả bằng tiền bạc và trang bị quân sự bí mật để mưu toan lật đổ các chính phủ bị coi là thù địch đối với Hoa Kỳ.

Cuối cùng, chúng tôi chú ý đến chuyện chính phủ Hoa Kỳ trả tiền cho một nhân viên cơ yếu làm việc tại sứ quán một nước bạn bè ở Washington để có được thông tin có thể giúp cho việc giải mã các bức điện mật mã của nước đồng minh này.

Việc làm đó đối với chúng tôi là bằng chứng cho thấy chính phủ Hoa Kỳ cũng vô trách nhiệm giống như họ vẫn cáo buộc chính phủ Liên Xô.
Một số lượng lớn nhân viên Bộ Quốc phòng và các cơ quan tình báo thuộc chính phủ Hoa Kỳ đều biết chân lý của điều mà chúng tôi vừa nói ở trên. Tuy nhiên, nếu ai đó toan khẳng định dù là một phần sự thật này mà không được phép thì người đó sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Vụ rắc rối mới đây với chiếc máy bay U-2 không hề có liên quan gì đến quyết định đào tẩu của chúng tôi bởi vì quyết định này được đưa ra từ hơn một năm trước. Vụ rắc rối với chiếc U-2 chỉ là một trường hợp cụ thể khi mà sự thật trở nên quá rõ ràng để có thể ỉm nó đi bao lâu cũng được hay nhào nặn nó theo ý mình.

Khi đưa ra những lời tố giác này, chúng tôi không tìm cách thanh minh cho các hành động của mình. ở Mỹ, có những con người rất cơ trí và không thể mua chuộc, những người mà nếu có điều kiện họ có thể khắc phục các hậu quả bất lợi của những hành động thảm hoạ của chính phủ Hoa Kỳ trong những năm gần đây.

Ngoài sự thất vọng và lo lắng mà chúng tôi bày tỏ đối với những xu hướng cụ thể trong đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ, còn có những bối cảnh khác mà ở mức độ đáng kể đã là nguyên do để chúng tôi ra đi sang Liên Xô.

Tại Liên Xô, một số người lớn hơn chia xẻ những giá trị chủ yếu và mối quan tâm của chúng tôi. Do đó, chúng tôi cảm thấy ở đó chúng tôi sẽ thích nghi tốt hơn về mặt xã hội và sẽ có thể thực hiện các chức trách nghề nghiệp của mình tốt hơn.

Một nguyên nhân thúc đẩy khác là việc ở Liên Xô, năng lực của phụ nữ luôn được khuyến khích và được sử dụng ở mức cao hơn ở Hoa Kỳ. Chúng tôi cho rằng, điều đó làm giàu cho toàn bộ xã hội Xô-viết và làm cho phụ nữ Xô-viết trở thành những đối tượng mong muốn hơn về mặt tình yêu.

Những vấn đề tranh cãi quan trọng nào đang gây bất hoà giữa nhân dân Hoa Kỳ và Liên Xô? Lý lẽ của những người khẳng định Liên Xô là cái ác bởi vì ở đó đạo đức Kitô bị bóp méo là không đáng tin. Nếu như đa số công dân Liên Xô không coi Jesus Christos là người cứu rỗi của riêng mình thì đó là việc của họ.

Theo chúng tôi, những vấn đề quan trọng là có liên quan đến việc thể chế chính trị và kinh tế nào phục vụ tốt hơn lợi ích của toàn thể nhân loại.

Nhược điểm của xã hội tư bản là ở chỗ khoa học và kỹ thuật là nguyên nhân của những đau khổ không cần thiết của con người, làm tăng thất nghiệp. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi có nhiều người Mỹ đến thế có thái độ phủ nhận đối với hoạt động trí tuệ và sáng tạo. Chúng tôi hy vọng trở thành những cán bộ khoa học ở Liên Xô và chúng tôi cho rằng, chúng tôi sẽ có thể tiến hành những nghiên cứu khoa học ở đó mà không phải lo điều đó sẽ làm tồi tệ tình hình kinh tế của những người khác.

Một số kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Kỳ đang bảo vệ quan điểm chiến tranh phòng ngừa chống Liên Xô. Họ đang cố đạt được một mức độ an ninh theo đó hàm ý tiêu diệt hoàn toàn những người có quan điểm trái với quan điểm của chính họ. Cuộc chiến tranh như thế trong trường hợp lý tưởng nhất sẽ có thể làm cho họ trở thành những kẻ cai quản nấm mồ của nhân loại.

Thay vì đầu tư ngày càng nhiều năng lượng cho việc phát triển những phương tiện huỷ diệt mới và mạnh mẽ, chúng tôi hy vọng cả Hoa Kỳ và Liên Xô sẽ hướng những nỗ lực của mình vào sự tranh đua trong lĩnh vực hệ tư tưởng. Một trong những phương tiện để đạt được điều đó là việc đăng tải rộng rãi ở cả hai nước này những cuộc tranh luận trong lĩnh vực lý luận và thực tiễn kinh tế và chính trị ở quy mô hai bên thoả thuận với nhau và ở dạng không cắt xén. Thật là khó có ý kiến về hoạt động tuyên truyền của mình mà không lắng nghe hoạt động tuyên truyền của người khác.

Với tư cách phương tiện củng cố sự hiểu biết lẫn nhau, chúng tôi cho rằng, việc trao đổi các đoàn văn hoá, khoa học và công nghiệp hiện có nên được tiếp tục và mở rộng.

Tuyên bố này được đưa ra mà không có sự tham vấn sơ bộ với chính phủ Liên Xô.

Cơ sở cho tuyên bố này là việc chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ giải thích cho nhân dân Mỹ những nguyên nhân của hành động của mình bằng chính lời của mình và chúng tôi muốn làm điều đó bằng cách sao cho sau đó không thể diễn giải nó như một hành động tuyên truyền và được xúi giục bởi chính phủ mà chúng tôi đã xin phép cho chúng tôi nương náu.

William H. Martin, Bernon F. Mitchell

Sau khi bức thư được đọc xong, các phóng viên Liên Xô đã đặt một loạt câu hỏi cho Martin và Mitchell. Đáp lại câu hỏi của phóng viên báo Izvestya, Martin đã nói rằng, NSA làm công việc thu thập tin tức và giải mã các bức điện thu từ các kênh liên lạc của Indonesia, Italia, Cộng hoà Arập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Pháp và Nam Tư. Sau đó, suy nghĩ một lát, anh nói thêm: “Tôi nghĩ điều đó là đủ để có hình dung chung”.

Tiếp đó đến lượt Martin đọc một tuyên bố dài do anh ta và Mitchell viết ngay sau khi tới Moskva. Dưới đây trích nội dung của một thứ tác phẩm bất hủ độc đáo của thời đại đó với một chút cắt gọn. Chúng tôi bỏ qua những thông tin đã lạc hậu về cơ cấu của NSA mà may ra chỉ các chuyên gia về lịch sử cơ quan này quan tâm và những thông tin đã được trình bày khá chi tiết ở trên.

Tình báo điện tử Mỹ: Vụ bê bối - Lời tuyên bố (9)

VietnamDefence - “Trước khi rời Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 năm nay, chúng tôi đã để lại bức thư vừa mới được đọc tại két gửi ký thác số 174 được thuê với tên Bernon F. Mitchell tại nhà băng ở thành phố Laurel, bang Maryland..."
Lời tuyên bố

“Trước khi rời Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 năm nay, chúng tôi đã để lại bức thư vừa mới được đọc tại két gửi ký thác số 174 được thuê với tên Bernon F. Mitchell tại nhà băng ở thành phố Laurel, bang Maryland.

Trên phong bì đựng bức thư này, chúng tôi đã viết và ký tên dưới yêu cầu công bố nội dung của lá thư cho công chúng bởi vì chúng tôi muốn giải thích cho nhân dân Mỹ tại sao chúng tôi xin tị nạn chính trị ở Liên Xô.

Những tin tức trên báo chí Mỹ cho thấy, chính quyền Mỹ đã được phép tiếp cận chiếc két này và phát hiện ra thông điệp của chúng tôi. Nhưng họ đã không thực hiện yêu cầu công bố lá thư của chúng tôi. Chúng tôi chỉ có thể lý giải chuyện đó là do chính quyền Eisenhower-Nixon không muốn nhân dân Mỹ biết đến một vài phương diện của chính sách của họ.

Tại cuộc họp báo được tổ chức theo yêu cầu của chúng tôi này, chúng tôi muốn giải thích, nhất là cho công luận Mỹ, những nguyên do để chúng tôi rời bỏ nước Mỹ.

Chúng tôi đã là nhân viên của Cục An ninh Quốc gia NSA tuyệt mật, cơ quan làm công tác thu thập tin tức gián điệp từ các kênh thông tin liên lạc của hầu như tất cả các nước trên thế giới để chính phủ Mỹ sử dụng. Tuy vậy, một thực tế đơn giản là Mỹ đang thu thập bí mật của các nước khác không có gì chung với quyết định ra đi của chúng tôi.

Về cơ bản, sự bất bình của chúng tôi liên quan đến một số phương pháp mà Hoa Kỳ sử dụng để thu thập tin tức do thám. Chúng tô lo lắng bởi đường lối của Hoa Kỳ cố ý vi phạm không phận các nước khác và sự lừa dối về những vi phạm đó mà chính phủ Hoa Kỳ thực hành nhằm đánh lừa công luận.

Hơn nữa, chúng tôi còn thất vọng bởi việc chính phủ Hoa Kỳ tổ chức chặn thu và giải mã các bức điện mật mã của các đồng minh của chính mình. Để kết luận, chúng tôi bày tỏ sự phản đối chống lại sự sẵn sàng của chính phủ Hoa Kỳ tuyển mộ điệp viên trong số nhân viên của các nước đồng minh của mình. Một ví dụ cho điều đó liên quan đến việc trả thù lao cho một nhân viên cơ yếu của một nước đồng minh của Hoa Kỳ, đã được nêu lên trong lá thư.

Còn bây giờ, chúng tôi muốn giải thích những nguyên nhân khiến chúng tôi rời bỏ nước Mỹ. Trước khi nhập ngũ vào Hải quân Mỹ, chúng tôi đã rất tin tưởng vào sự trung thực của chính phủ Hoa Kỳ và coi mình là những người ủng hộ trung thành của lối sống Mỹ. Nhưng những phương pháp đã nêu ở trên mà chính phủ Mỹ áp dụng trong những năm gần đây đã làm xuất hiện ở chúng tôi những nghi ngờ nghiêm trọng vào giá trị của sự nghiệp chung mà chúng được sử dụng để phục vụ.

Thật là khó khăn và đau đớn khi phải từ bỏ đất nước thân yêu, gia đình, bạn bè của mình. Tuy vậy, chúng tôi nhận thức được rằng, chính phủ Mỹ vốn đang tiến hành một đường lối chính trị nguy hiểm đối với thế giới không được phép lợi dụng những ràng buộc tình cảm này để bảo đảm sự trung thành của các công dân của mình.

Trong thư mà chúng tôi để lại nước Mỹ, chúng tôi đã bày tỏ ý kiến rằng, chiến tranh phòng ngừa là vô ích. Cần phải hiểu rõ rằng, kẻ nào toan tính gây chiến  mới là mối đe doạ đối với loài người. Nếu lại xảy ra một chiến tranh thế giới nữa thì sẽ không thể xây dựng chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản hay bất kỳ một xã hội nào khác.

Tuy vậy, tại Mỹ còn có những người có ý kiến khác về vấn đề này. Chẳng hạn, tướng Thomas Power, Tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ, đã đưa ra tuyên bố sau đây khi trả lời chất vấn tại uỷ ban ngân sách Hạ viện trong các cuộc tranh luận về ngân sách tài khoá 1958/1959.

Ông ta đã nói: “Tôi muốn tạm thời quên đi chiến lược kiềm chế và nói về hệ thống triết học sản sinh ra chiến tranh và về những ưu thế to lớn mà người gây ra nó có được. Các ông luôn có khả năng ra đòn trước bởi vì hoàn toàn rõ ràng là nếu như những người này cho rằng chúng ta không bao giờ bắt đầu chiến tranh thì họ có thể lấy hết phần này đến phần kia trên thế giới này của chúng ta bởi vì họ biết rằng, chừng nào họ không tấn công chúng ta thì chúng ta sẽ không làm gì chống lại điều đó”.

Tuyên bố của tướng Power dựa trên một giả thiết nguy hiểm là Hoa Kỳ đang thống trị thế giới và cho rằng, tranh đua với Liên Xô có nghĩa là dường như Liên Xô đang lấy mất cái gì đó của Hoa Kỳ. Đề xuất của ông ta tấn công trước để ngăn ngừa xu hướng chuyển dần sang chủ nghĩa xã hội nghe ra giống như một sự tự sát hơn là một đường lối chính trị hiệu quả.

Thượng nghị sĩ Barry Goldwater, chủ tịch uỷ ban của đảng Cộng hoà ở Thượng viện về chiến dịch tranh cử đã có bài diễn văn tại Chicago ngay trước đại hội toàn quốc đảng Cộng hoà, trong đó đã nói: “Chúng ta không phải đồng ý với bất kỳ việc cấm thử tiếp vũ khí hạt nhân, lẫn giải trừ quân bị trong tương lai sắp tới”.

Cũng trong bài diễn văn chôn vùi muôn đời dân tộc ta trong sự sỉ nhục này, ông ta đã nói rằng, “trong số chúng ta có những người sẽ thích quỳ gối lê tới với Moskva hơn là vững vàng gánh vác khả năng nổ ra chiến tranh nguyên tử”.

Chúng ta lập tức liên kết với nhóm người đã được nhắc đến trong diễn văn của thượng nghị sĩ Goldwater. Trên thực tế, chúng tôi còn muốn bò lên tới mặt trăng nếu như chúng tôi cho rằng, điều đó sẽ làm giảm bớt mối đe doạ chiến tranh hạt nhân.

Tướng Power và thượng nghị sĩ Goldwater giữ những cương vị quan trọng trong xã hội Mỹ, nhưng chúng tôi không cho rằng, họ đại diện cho quan điểm của đa số nhân dân Mỹ.

Sau vụ máy bay U-2, chính phủ Mỹ đã thú nhận đã cố ý thực hiện chính sách vi phạm không phận Liên Xô. Các quan chức Mỹ, nhất là phó tổng thống Nixon, đã cố biện minh cho chính sách này bằng cách gọi nó là con đường duy nhất có thể để ngăn ngừa cuộc tấn công bất ngờ từ phía Liên Xô. Phó tổng thống Nixon đã không nhắc đến việc thông tin thu được trong những chuyến bay này chỉ có thể có lợi trong trường hợp mưu toan xâm nhập qua hệ thống phòng thủ của Liên Xô.

Vì thế, những tuyên bố của tướng Power có tính chất độc địa. Chúng có thể chứng tỏ Mỹ đang có các kế hoạch ngăn chặn cuộc tấn công từ phía Liên Xô bằng cách giáng đòn đầu tiên. Liên Xô và các nước khác rất khó giả định rằng, tướng Power chẳng qua chỉ bày tỏ ý kiến cá nhân khi trả lời trước quốc hội Mỹ.

Thêm vào các mưu toan kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở Đông bán cầu, Hoa Kỳ mới đây đã tuyên bố họ sẽ không chấp nhận ảnh hưởng cộng sản ở Tây bán cầu. Có thể sự thù địch của Hoa Kỳ đối với chủ nghĩa cộng sản xuất phát từ sự không tin tưởng gây ra bởi những thành tựu của những người cộng sản trong khoa học, văn hoá và công nghiệp. Nếu điều đó là đúng thì những cảm giác không tin cậy đó là một sự thanh minh tồi cho việc đe doạ hoà bình trên toàn thế giới.

Vành đai các căn cứ quân sự Mỹ bao vây Liên Xô có nghĩa là chính phủ Mỹ cho rằng, họ sẽ có thể đối phó thành công với những tư tưởng cộng sản bằng các phương tiện quân sự.

Nếu như Hoa Kỳ và Liên Xô định cải thiện sự trao đổi tiếp xúc giữa hai dân tộc thì có lẽ đã không có sự đối kháng nhau ở mức độ mạnh mẽ như thế và có thể đã tạo ra những điều kiện để có thể phân phối lại trên quy mô lớn chi phí quân sự để phục vụ các nhu cầu hoà bình.

Bây giờ, cho phép chuyển sang xem xét những phương pháp thu thập tin tức tình báo bằng các anten mà chính phủ Mỹ đang áp dụng. Lần đầu tiên chúng tôi làm quen với chúng diễn ra trong thời gian chúng tôi phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 1951 đến năm 1954. Trong thời kỳ này, cả hai chúng tôi đã phục vụ với tư cách các kỹ thuật viên thông tin ở một số trạm chặn thu vô tuyến điện.

Chính phủ Mỹ mới đây đã thú nhận rằng, các chuyến bay do thám dọc theo biên giới và trên lãnh thổ các nước cộng sản chỉ được thực hiện trong vòng 4 năm gần đây. Tuy vậy, chúng tôi khẳng định những chuyến bay này còn diễn ra trong thời kỳ từ năm 1952 đến 1954 khi chúng tôi phục vụ tại trạm chặn thu Kamisi, ở Nhật Bản, cách không xa Yokohama. Trước mỗi chuyến bay do thám của máy bay quân sự Mỹ dọc theo biên giới Trung Quốc hay biên giới Viễn Đông của Liên Xô người ta gửi tới Kamisi và các trạm chặn thu vô tuyến khác một bức điện tuyệt mật thông báo cho các trạm này biết thời gian và hành trình của chuyến bay.

Vào thời gian đã định, các thiết bị giám sát của các trạm này được đặt ở tần số mà các đài radar của mục tiêu trinh sát sử dụng, tức là của Liên Xô hoặc Trung Cộng. Cũng trong thời gian đó, các thiết bị dò điện tử cũng được chỉnh theo các tần số đó để định vị các đài radar đối phương. Những thông tin thu thập được bằng cách đó sau đó được chuyển tới Cục An ninh Quốc gia. Tại đó, các chuyên gia phân tích tiến hành nghiên cứu các hệ thống liên lạc và mã hoá mà các đài radar sử dụng. NSA có được khả năng đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu, độ chính xác và hiệu quả phòng thủ bằng radar của nước đối tượng trinh sát, cũng như có khả năng thu thập dữ liệu về tổ chức chỉ huy phòng thủ của nước đó.

Sau khi vào làm cho NSA, chúng tôi được biết về một loại nhiệm vụ khác có liên quan đến việc do thám bằng anten có kèm theo việc xâm nhập không phận nước khác. Những nhiệm vụ đó là các chuyến bay ngay sát các đài radar Liên Xô và của các nước khác nhằm thu thập tin tức về tính chất vật lý của các bức xạ radar. Các thông tin này được sử dụng để nghiên cứu tìm ra các cách thức vô hiệu hoá hệ thống bảo vệ bằng radar của đối phương, chẳng hạn bằng cách sử dụng các thiết bị chế áp các đài radar triển khai tại các căn cứ ở gần biên giới Liên Xô.

Các chuyến bay của máy bay Mỹ dọc biên giới và trên lãnh thổ Liên Xô được tiến hành đều đặn và số lượng các chuyến bay đó lớn hơn nhiều so với mức mà công luận Mỹ thường nghĩ.

Chúng tôi hy vọng công luận Mỹ sẽ gây áp lực nhằm chấm dứt chính sách của chính phủ Mỹ vi phạm không phận các nước khác. Chỉ cần một vụ rắc rối thôi hay một cách diễn giả sai mục đích các chuyến bay của các máy bay này có thể là nguyên nhân gây ra một cuộc chiến tranh.

Thật khó hiểu là làm sao các quan chức Mỹ có thể bày tỏ sự phẫn nộ khi Liên Xô áp dụng các hành động mang tính phòng thủ chống các máy bay Mỹ bay trên lãnh thổ của họ. Chính phủ Liên Xô đã tỏ ra rất kiềm chế đối với các chuyến bay này và nhiều lần kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt chúng. Hơn nữa, theo chúng tôi được biết, chính phủ Liên Xô đã tránh sử dụng các chuyến bay trả đũa ở gần nước Mỹ hay trên lãnh thổ Mỹ.

Chúng tôi đặc biệt dừng lại ở những chi tiết về các chuyến bay do thám của máy bay Mỹ trên lãnh thổ Liên Xô và các nước khác bởi vì việc đó có thể là nguyên nhân cho một thảm hoạ quy mô lớn.

Theo chúng tôi biết qua kinh nghiệm làm việc của mình ở NSA, Hoa Kỳ đang đọc được những bức điện mật của hơn 40 nước, kể cả các đồng minh của họ.

Ngoài những điều nói trên, trong số các nguyên nhân khác khiến chúng tôi đào tẩu là sự che giấu thông tin, hạn chế quyền tự do ngôn luận và hoạt động chính trị và sự phân biệt chống những người vô thần ở Mỹ.

Tại bang Maryland, nơi chúng tôi đã sống, để giữ bất kỳ cương vị nào trong chính quyền bang, cần phải tuyên thệ mà lời thề đó thực tế có nghĩa là người đưa ra lời thề đó là kẻ vô thần.

Những người có quan điểm chính trị không được những kẻ cầm quyền ở Mỹ ưa chuộng thường bị nguyền rủa khi họ đứng trước các uỷ ban điều tra, họ bị truy bức, bị phạt, tống vào tù, đuổi việc.

Bằng cách từ chối cấp hộ chiếu, Bộ Ngoại giao Mỹ cố ngăn không cho những công dân Mỹ có quan điểm chính trị không được hoan nghênh ra khỏi biên giới. Nạn nhân của sự đối xử này đã thắng một số vụ kiện tại toà, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đang thường xuyên gây áp lực đối với quốc hội Mỹ nhằm buộc quốc hội thông qua luật mới xiết chặt thủ tục cấp hộ chiếu.

Thực tế này có phù hợp với một xã hội công khai và tự do mà các quan chức Mỹ thường rêu rao là đã được thực hiện ở Mỹ không? Chúng tôi không nghĩ vậy.

Để kết luận, chúng tôi muốn nói mấy lời về tình trạng của bản thân chúng tôi hiện nay. Tất nhiên, chúng tôi đã từ bỏ quốc tịch Mỹ. Chúng tôi đã làm đơn gửi chính phủ Liên Xô xin cấp quốc tịch Liên Xô cho chúng tôi và giúp đỡ học tiếng Nga. Cả hai yêu cầu này đều được chấp thuận và thêm vào đó, chính phủ Liên Xô còn đề nghị chúng tôi tự chọn nơi cư trú. Hơn nữa, chúng tôi được đề nghị tiếp tục học tập và được hỗ trợ tìm việc phù hợp với trình độ toán học của chúng tôi với mức lương gần như tương tự mức lương chúng tôi được nhận ở Mỹ.

Mới đây, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi ở Liên Xô, thăm một loạt thành phố, nhà máy, nông trang, trung tâm văn hoá, trường đại học, triển lãm và khu điều dưỡng. Chúng tôi đã làm quen với lối sống Xô-viết, những thành tựu của nhân dân Xô-viết và những vấn đề mà họ đang đối mặt.

Chúng tôi sẽ vui mừng nhận được những lá thư của thân nhân và bạn vè, những người muốn viết thư cho chúng tôi hoặc đến thăm chúng tôi, và chúng tôi sẽ giành cho họ sự tiếp đón ân cần”.

Tình báo điện tử Mỹ: Vụ bê bối - Cú sốc (10)

VietnamDefence - Ngày hôm sau cuộc họp báo, tờ báo Krasnaya Zvezda (Sao Đỏ - cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Liên Xô) đã in một tranh biếm hoạ trên đó có mấy gã gớm ghiếc mang trang bị gián điệp...
Cú sốc

Ngày hôm sau cuộc họp báo, tờ báo Krasnaya Zvezda (Sao Đỏ - cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Liên Xô) đã in một tranh biếm hoạ trên đó có mấy gã gớm ghiếc mang trang bị gián điệp và với dấu hiệu nhận biết trên quần áo là các biểu tượng $ của đồng đô la đang cố dứt thân mình đang bị dính vào một tờ giấy có tiêu đề “Tuyên bố của Bernon Mitchell và William Martin”. Chữ ký ngắn ngủn dưới bức biếm hoạ viết là “Gặp hạn”.

Đáng chú ý nhất trên bức biếm hoạ là một kẻ quái gở sau lưng thò ra một cái đuôi máy bay, còn hai tay thì dang rộng ra hai bên như đôi cánh. Trên tay áo  lễ phục có viết dòng chữ “National Security Agency” (Cục An ninh Quốc gia).

Vụ chạy trốn của Martin và Mitchell, nhất là sau cuộc họp báo, đã trở thành chủ đề tranh luận rộng rãi ở Mỹ. Điều không thể tưởng tượng được là hai người Mỹ “100%” lại rời bỏ tổ quốc và cung cấp những bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt nhất cho kẻ thù. Cú sốc lan khắp đất nước. Điều có ý nghĩa đặc biệt là vấn đề tại sao điều đó lại xảy ra.

Tại NSA, người ta cố hết sức để giảm thiểu cái được gọi là “sự cố bi thảm” này. Dĩ nhiên NSA không muốn quảng cáo “thành tích” của mình, nhất là cái liên quan đến các nước khác. Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra một số tuyên bố. Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ gọi những phát biểu của Martin và Mitchell nói rằng Mỹ tiến hành do thám cả kẻ thù, lẫn các nước đồng minh là hoàn toàn lừa dối mà cộng sản lợi dụng để gây chia rẽ giữa các dân tộc tự do.

Trong một tuyên bố khác, Bộ Quốc phòng Mỹ buộc tội Liên Xô đã lợi dụng vụ chạy trốn của hai kẻ đào tẩu vào mục đích tuyên truyền của mình. Tuyên bố này còn gọi một trong hai người (không nói cụ thể là ai) là bệnh nhân tâm thần và cả hai là những kẻ đã phản bội tất cả những gì mà người Mỹ và các công dân khác của “thế giới tự do” trân trọng. Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ đã nói rằng, Martin và Mitchell làm việc tại NSA với cương vị “các nhà toán học cấp thấp” và không có quyền tiếp cận thông tin có thể đe doạ an ninh quốc gia Mỹ.

Các nghị sĩ quốc hội Mỹ trái lại không hề muốn bỏ qua vụ Martin và Mitchell. Thủ lĩnh phe đa số Dân chủ ở Hạ viện John MacCormick, nghị sĩ bang Massachusetts, đã tuyên bố có trích dẫn nguồn thạo tin nói rằng, vụ chạy trốn của Martin và Mitchell là sự rò rỉ thông tin nghiêm trọng nhất kể từ khi xảy ra việc bí mật chế tạo bom nguyên tử lọt vào tay Liên Xô. MacCormick đã hứa lập tức bắt đầu điều tra bối cảnh vụ chạy trốn.

Nghị sĩ bang Pensylvania là Francis Walter, thuộc đảng Dân chủ và là chủ tịch uỷ ban điều tra hoạt động chống Mỹ thuộc Hạ viện Mỹ, đã bị các phóng viên vây hãm, đòi cung cấp thêm thông tin làm sáng tỏ vụ chạy trốn. Ngày 16 tháng 9 năm 1960, Walter đã ra tuyên bố báo chí nói rằng, dưới sự chủ toạ của ông ta, uỷ ban đã bắt đầu các phiên điều trần kín về tất cả các khía cạnh của vụ chạy trốn của Martin và Mitchell.

Walter cũng bổ sung rằng, uỷ ban của ông ta sẽ tập trung chú ý vào công tác tuyển người vào làm việc không chỉ ở NSA, mà cả ở tất cả các cơ quan chính phủ Mỹ. Ông ta nói rằng, “nhiều người không được nhận vào làm việc ở đó hoặc bị sa thải vì những vi phạm có thể của họ đối với chế độ bảo mật bằng cách nào đó vẫn luồn lách và kiếm được chỗ ở đó”.

Người đầu tiên phải ra điều trần là Bộ trưởng Quốc phòng Thomas Gates.

Ngay từ đầu, uỷ ban điều tra hoạt động chống Mỹ thuộc Hạ viện đã gặp phải những khó khăn lớn. Uỷ ban thậm chí còn không thể gửi được cho các nhân viên NSA giấy triệu tập thông báo họ cần phải có mặt tại phiên họp của uỷ ban để khai báo do không thể xâm nhập vào khu vực tổng hành dinh NSA được bảo vệ cẩn mật ở Fort Meade.

Sau một loạt vận động hậu trường và các cuộc họp kín, uỷ ban đã không giữ lời và thôi không dò hỏi gắt gao về các chi tiết đặc thù về cơ cấu tổ chức và tính chất hoạt động của NSA. Thay vào đó, Bộ Quốc phòng Mỹ và NSA đồng ý hợp tác trong cuộc điều tra có tên “Công tác bảo mật ở NSA”.

Uỷ ban quốc hội Mỹ phải mất hơn một năm để viết báo cáo kết luận. Ngày 13 tháng 8 năm 1962, hàng ngàn giờ đã biến thành bản báo cáo.

Việc trích dẫn chi tiết báo cáo không có ý nghĩa lắm. Một là bởi vì nó chủ yếu là một kết luận buộc tội về vụ Martin và Mitchell, hơn là một điều tra khách quan nguyên nhân họ chạy trốn sang bên kia “bức màn sắt”. Hai là báo cáo phần nhiều lặp lại những điều đã nói ở trên và tạo cho nó một sắc thái tình cảm hoàn toàn không cần thiết. Tình cảm đáp lại tình cảm nhưng tiếng khóc hình thức không thể lấy lại cái đã mất.

Hơn nữa, bản báo cáo là cái thúc đẩy một loạt bước đi cụ thể. Một trong số đó là đạo luật do Hạ viện Mỹ thông qua ngày 9 tháng 5 năm 1963, theo đó bộ trưởng quốc phòng được quyền sa thải bất kỳ nhân viên nào của NSA bị nghi là không trung thành mà không cần phải giải thích lý do và không được khiếu nại.

Tình báo điện tử Mỹ: Vụ bê bối - Sau đó (11)

VietnamDefence - Những tin tức mà Martin và Mitchell cung cấp cho tình báo Liên Xô đã gây tổn thất như thế nào cho tình báo vô tuyến điện tử Mỹ?
Sau đó

Những tin tức mà Martin và Mitchell cung cấp cho tình báo Liên Xô đã gây tổn thất như thế nào cho tình báo vô tuyến điện tử Mỹ?

Lá thư và lời tuyên bố của Martin và Mitchell chứa đựng ít sự kiện và bằng chứng cụ thể. Có thể, nguyên nhân là do Liên Xô không muốn các kẻ thù của mình thấy rằng, họ biết tường tận thế nào về quy mô hoạt động tình báo vô tuyến điện tử của Mỹ.

Nói chung, những tin tức mà Martin và Mitchell cung cấp là rất quan trọng để đảm bảo an ninh của Liên Xô. Bởi lẽ họ biết không phải là ít như sau đó các quan chức ở Washington cố khẳng định. Chẳng hạn, ngay trước khi chiếc U-2 bị bắn hạ trên lãnh thổ Liên Xô, Martin và Mitchell đã được phép tiếp cận thông tin về máy bay này. Cả hai kẻ chạy trốn đều có dính líu cả đến việc chặn thu các bức điện từ các kênh thông tin liên lạc của Liên Xô.

Ngoài ra, Martin và Mitchell còn là vũ khí tuyên truyền cực kỳ giá trị cho bộ máy tuyên truyền của Liên Xô. Tóm lại, Liên Xô là bên được lợi lớn vì họ không chỉ có được một nguồn tin giá trị mà còn giành được thắng lợi chiến thuật trong cuộc chiến tuyên truyền nhằm giành trái tim, khối óc con người.

Điều bất ngờ là vụ chạy trốn của Martin và Mitchell cũng đã đóng vai trò tích cực cả đối với NSA. Uỷ ban điều tra hoạt động chống Mỹ trong quá trình điều tra đã phát hiện ra một loạt những khiếm khuyết nghiêm trọng trong công tác tuyển người vào làm việc và cấp giấy phép tiếp cận tin tức bí mật của NSA. Một hậu quả khác là việc phát hiện ra các dữ liệu giả trong hồ sơ của trưởng phòng cán bộ của NSA.

Moris Klein, 48 tuổi đã làm việc ở NSA từ ngày thành lập, đã phải nín thở theo dõi toàn bộ diễn biến các sự kiện trong vụ Martin và Mitchell. Ông ta có lý do để làm thế. Là một nhân viên cơ quan tình báo quân sự Mỹ thời chiến tranh, ông ta đã leo đến cấp thiếu tá, sau đó quyết định trở thành nhân viên dân sự ở NSA. Và mặc dù khi nhập ngũ, Klein đã trải qua hàng loạt những kiểm tra khắt khe và điền đủ loại tờ khai, ông ta buộc phải làm lại toàn bộ các thứ giấy tờ.

Năm 1955, theo lệnh của Tổng thống Eisenhower, tất cả các nhân viên dân sự được tiếp xúc với bí mật nhà nước đều phải kiểm tra lại. Chính lúc đó Klein có một số thay đổi trong nội dung một số câu trả lời cho các câu hỏi của các tờ khai. Ngày tháng sinh của anh ta đã bị thay đổi. Nơi sinh của mẹ anh ta đã chuyển từ Nga sang Mỹ. Té ra Klein tốt nghiệp một trường hoàn toàn khác chứ không phải là trường mà anh ta khai trong các tờ khai trước đó.

Mặc dù, những sai lệch bị phát hiện ra, nhưng chỉ huy “cơ quan an ninh” NSA, người đã quen biết Klein đã lâu, vẫn nhắm mắt làm ngơ chuyện này. Klein ngay trong dịp thuận tiện đầu tiên đã dứt bỏ ngay những tờ giấy có số liệu sai ra khỏi hồ sơ cá nhân của mình.

Sau khi biết Martin và Mitchell đã quyết định đến thăm Quảng trường Đỏ, NSA đã tá hoả tam tinh. Cả quốc hội Mỹ, Lầu Năm góc, Nhà Trắng - tất cả đều muốn có các tài liệu liên quan đến những khía cạnh của vụ việc. Chủ tịch một uỷ ban điều tra đã cực kỳ ngạc nhiên khi Klein, quyền trưởng phòng cán bộ NSA, cương quyết từ chối yêu cầu của ông ta trình một số hồ sơ cá nhân của các nhân viên NSA để nghiên cứu.

Nguyên nhân của hành động quá lạ thường của Klein đột nhiên bị lộ tẩy. Nhưng Klein vẫn rất cứng cỏi: ông ta không phải là cộng sản, không phải là gián điệp, chỉ bị nhầm lẫn khi điền các mẫu biểu và tờ khai, còn tờ khai sinh của mẹ bị viết sai, anh ta chỉ sửa mà thôi. Dẫu sao thì Klein vẫn bị sa thải khỏi NSA. Đề phòng bất trắc mà.

Martin đã đổi họ thành Sokolovsky và cưới một phụ nữ Nga mà anh quen biết ở một khu nghỉ mát ở biển Đen. Anh nhận được mức lương, theo tính toán của anh, gần như ở NSA và đã chăm chỉ viết luận án về thống kê.

Tình hình tồi tệ hơn với Mitchell. Năm 1979, anh đã đến lãnh sự quán Mỹ ở Leningrad để tìm hiểu khả năng quay lại Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đáp lại lời thỉnh cầu này bằng việc tước quốc tịch muộn màng đối với Mitchell.

Tình báo điện tử Mỹ: Xâm nhập - Nhân viên NSA trong “bệnh viện tâm thần” ở ngoại ô Moskva (12)

VietnamDefence - Có số phận không kém phần bi thảm là một nhân viên NSA khác - một người Mỹ gốc Libya Victor Norris Hamilton. Anh ta đã đổi tên cũ của mình là Hindali sau khi đến Mỹ cùng với cô vợ người Mỹ mà anh ta gặp ở Libya.
Là người tốt nghiệp trường đại học Mỹ ở Beirut năm 1940, Hamilton đã làm nhân viên tuỳ phái và người gác cửa ở Mỹ bởi vì anh ta không thể xin việc theo chuyên môn giáo viên của mình. Một viên đại tá Mỹ về hưu đã tuyển Hamilton vào làm việc cho NSA. Anh ta bắt tay thực hiện chức trách vào ngày 13 tháng 6 năm 1957 trong nhóm “G” của “Đơn vị sản xuất”, trong số các nước mà nhóm này phụ trách có vùng Cận Đông, Bắc Phi, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Những người làm việc ở đây, theo lời kể sau này của Hamilton, tiến hành ghi vào băng và giải mã các bức điện mật mã quân sự của các nước nêu trên, cũng như các bức điện cơ yếu được gửi tử các cơ quan đại diện ngoại giao của họ trên khắp thế giới về các nước này. Nhằm mục tiêu đó, NSA đã có một trạm chặn thu đặc biệt ở đảo Sip. Ví dụ, trên bàn của Hamilton vào năm 1958 đã có toàn văn nội dung liên lạc mật mà Cairpp liên lạc với sứ quán Cộng hoà Arập Thống nhất ở Moskva trong chuyến thăm của phái đoàn chính phủ nước này đến Liên Xô.

Năm 1959, Hamilton bị xem là mắc bệnh tâm thần, nhưng do anh ta là một chuyên gia có giá trị nên người ta vẫn để anh ta làm việc. Bốn tháng sau, lãnh đạo của anh ta đã tuyên bố anh ta đang ở ranh giới cơn hoang tưởng-tâm thần phân lập nên không thể làm việc tiếp ở NSA. Trên thực tế, vào thời gian này, Hamilton đang cố móc nối với họ hàng mình ở Syria, điều đó làm ban lãnh đạo của anh ta rất không hài lòng và là một phần lý do cho những cáo buộc sau đó về bệnh tâm thần. Nhưng chỉ là một phần, những sự kiện tiếp theo đã chứng tỏ điều đó.

Tháng 6 năm 1963, một người tự xưng là cựu nhân viên NSA Victor Hamilton đã đến sứ quán Liên Xô ở Praha xin tị nạn chính trị. Hai sự kiện sau đây chứng tỏ Hamilton đặc biệt được chú ý: đó là việc ngày 14 tháng 7, những người có liên quan đã nói chuyện với anh ta ở Moskva, còn ngày hôm sau những đề xuất khẩn cấp nhằm khai thác kẻ đào ngũ vào mục đích tuyên truyền đã được gửi tới Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Một trong những đề xuất đó đã được thực hiện ngày 23 tháng 7, đúng vào ngày Dunlap tự tử. Trong bản tin chiều của mình, tờ Izvestya đã đăng lá thư của Hamilton kể về những bí mật của tình báo vô tuyến điện tử Mỹ: “NSA giải phá các mật mã của khối Cận Đông, đó là kết quả trực tiếp của ngành mã thám. Đồng thời, NSA còn nhận được các bản mật mã gốc của các nước này từ những nguồn bí mật nào đó. Điều đó có nghĩa là có ai đó đang đánh cắp mật mã cho người Mỹ.

Cần đặc biệt nhấn mạnh: chính quyền Mỹ đang lợi dụng việc trụ sở Liên Hiệp Quốc nằm trên lãnh thổ Mỹ. Những chỉ thị được mã hoá của Hy Lạp, Jordanie, Libăng, Cộng hoà Arập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ cho các phái bộ của mình ở Liên Hiệp Quốc đã rơi vào tay Bộ Ngoại giao Mỹ còn trước cả khi chúng đến được tay người nhận đích thực”.

Theo khẳng định của Hamilton, đại diện Mỹ ở Liên Hiệp Quốc Henry Lodge thậm chí còn gửi đến NSA lá thư do ông ta đích thân ký tên trong đó tỏ lời cảm ơn về thông tin nhận được. Hamilton kết thúc lời tuyên bố trên tờ Izvestya của mình bằng câu: “Tôi muốn mọi người trên trái đất cuối cùng đều có được sự bình an và cân bằng tâm hồn mà tôi có được ở đây, ở nước Nga này”.

Không lâu sau, KGB đã có những bước đầu tiên để giúp Hamilton hoà nhập. Anh ta có tên mới và bí danh “Kir”. Dĩ nhiên, người ta phỏng đoán là người Mỹ sẽ ngày đêm truy tìm nhân viên NSA mất tích kia (sự phỏng đoán được khẳng định hoàn toàn) để xác định mức độ tổn thất gây ra cho Mỹ. Bởi vậy, KGB đã áp dụng các biện pháp bảo vệ Hamilton mà không làm phương hại đến quyền của anh ta. Tuy vậy, quyết định ở hẳn lại Liên Xô của Hamilton là do những lý do hoàn toàn khác.

Ngay từ đầu khi gặp Hamilton, các nhân viên KGB đã nhận thấy những điểm khác thường trong hành động của anh ta, phản ứng không tương ứng với hoàn cảnh. Kẻ được bảo trợ của họ từ NSA ban đầu “hát” về sự theo dõi toàn diện đối với anh ta của các cơ quan tình báo Mỹ, còn sau đó được thay thế bằng “KGB toàn năng” trong các câu chuyện của anh ta.

Những nhận xét của KGB đã được vợ của Hamilton xác nhận 30 năm sau, khi bà ta nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng, sau khi vào làm việc cho NSA, ông chồng trước khi chìm vào giấc ngủ đã làm bà ta sợ hãi bằng những câu chuyện về những chuyện lạ lùng, đáng nghi đang được thực hiện trong những bức tường của cơ quan bí mật này. Nhưng “quý bà Hamilton” không kể là ông chồng của bà ta trước khi chìm vào giấc ngủ đã kịp kể cho bà ta biết những gì cụ thể. Tuy vậy, từ lá thư của chính Hamilton đăng trên tờ Izvestya, người ta biết rằng, anh ta phát hiện ra mình bị theo dõi từ hồi còn ở Mỹ, ngay sau khi bị sa thải khỏi NSA: theo lời ông ta thì các nhân viên FBI đã bám theo ông ta từng bước, không để cho ông ta kiếm việc khác, dù là người quét sân.

Kết quả là Hamilton đã được phép tị nạn chính trị ở Liên Xô, nhưng khá là đặc biệt: ông ta sống trong các bệnh viện tâm thần Liên Xô trong gần 30 năm và cuối cùng, mãi tận tháng 6 năm 1992 mới lọt vào tầm chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng Nga.

Hamilton nhất quyết không tin các nhà báo thủ đô Moskva, những người đã tìm thấy ông ta tại một trong những bệnh viện tâm thần, nơi ông ta đã ở trong 20 năm cuối khi họ nói vợ và mấy con gái ông ta còn sống và vẫn đang tìm kiếm người cha mất tích. Hamilton nhất quyết là tất cả những người thân thích của ông ta ở Mỹ đã bị tống lên ghế điện để trả thù sự phản bội.

Công dân Mỹ Edward Artis, người làm công việc truy tìm các tù binh Mỹ mất tích, đi cùng các phóng viên truyền hình, đã mang đến cho Hamilton những lá thư của vợ và các con gái. Khi Artis định đưa chúng cho đích thân ông ta thì Hamilton như được mở máy liền bắt đầu lặp đi lặp lại bằng tiếng Anh “Cút! Cút xéo hết cả đi!”

Tình báo điện tử Mỹ: Xâm nhập - Ma tuý đổi lấy vệ tinh (13)

VietnamDefence - Vào tháng 3 năm 1973, người Mỹ đã chế tạo được một trong những trạm chặn thu vệ tinh tối tân nhất có mật danh Rhyolite.
Nhờ trạm vệ tinh này, Mỹ có thể tiến hành chặn thu từ vũ trụ điện tín trên sóng cao tần và siêu cao tần. Điều đó rất quan trọng đối với việc tiếp cận thông tin viễn trắc mà Liên Xô không mã hoá vì nghĩ rằng công suất của các tín hiệu này rất nhỏ, chỉ có thể thu được khi ở sát địa điểm phóng đi quả tên lửa truyền đi thông tin này.

Tuy nhiên, gần như lập tức sau khi vệ tinh Rhyolite được thiết kế, Liên Xô đã bắt đầu mã hoá các tín hiệu viễn trắc của mình. Nguyên nhân có thể là do Liên Xô đã biết rõ tất cả số liệu về vệ tinh Rhyolite. Người ta đoán rằng, Mỹ đã biết được sự việc đau đớn này như sau.

Ngày 6 tháng 1 năm 1977, khi cố ném một chiếc túi vào khuôn viên sứ quán Liên Xô ở Mêhicô, một người có tên Andrew Daulton Lee, 25 tuổi, từng có tiền án buôn bán ma tuý, đã bị bắt giữ. Khi khám người, người ta tìm thấy các cuộn vi phim chụp các tài liệu mật của công ty TRW ở California, công ty phát triển vệ tinh Rhyolite.

Các tài liệu này chưa đề cập đến việc nghiên cứu phát triển một vệ tinh liên lạc khác cho CIA dùng để thu các tín hiệu của các điệp viên CIA xâm nhập vào các vùng cấm ở Liên Xô. Họ nghĩ là tình báo vô tuyến điện tử Liên Xô không thể định vị được các tín hiệu đó. Các tài liệu này do bạn của Lee là Christopher Boyce, người làm cho TRW, chuyển cho Lee. Boyce được quyền tiếp cận vào phòng bọc kim trong đó có đặt các máy mã để liên lạc với tổng hành dinh CIA và các cơ quan điều khiển vệ tinh do thám của NSA.

Theo lời Boyce, chế độ bảo mật ở TRW ở tình trạng non kém đến mức anh ta và đồng nghiệp nhiều khi còn tổ chức các buổi dạ hội nho nhỏ trong phòng bọc kim và uống đến say tít cung thang với những chai rượu rum được giấu sau các kệ máy mã. Hai người bạn này, theo thú nhận của họ, đã các tài liệu mật lấy ma tuý.

Trong số các tài liệu họ chuyển cho tình báo Liên Xô, họ có nêu ra cả các tài liệu hướng dẫn về các vệ tinh Rhyolite. Toà án Mỹ dựa trên các tình tiết phát hiện ra trong quá trình điều tra sơ bộ vụ Boyce và Lee đã kết luận họ đã làm gián điệp cho tình báo Liên Xô tổng cộng 2 năm. Vì tội này, Boyce đã nhận bản án 40 năm tù, còn Lee là án chung thân.

Tình báo điện tử Mỹ: Xâm nhập - Mister Long, ngài là ai? (14)

VietnamDefence - Vào ngày hè nóng nực 1 tháng 8 năm 1985, Vitaly Sergeyevich Yurchenko ra khỏi toà nhà sứ quán Liên Xô ở Roma. Ông ta không quay lại sứ quán nữa.
Ronald Pelton
Trong 3 ngày, cảnh sát Italia đã truy tìm Yurchenko khắp Roma, sau đó thông báo rằng, họ không hề thấy dấu hiệu tội ác chống lại công dân Liên Xô này. Yurchenko đã nói với những người tình cờ gặp khi ông ta lần cuối bước khỏi sứ quán rằng mình đi cửa hàng mua quà tặng, với một người khác, ông ta nói là đi đến viện bảo tàng Vatican.

Là một sĩ quan tàu ngầm chiến đấu, sau đó là cán bộ phản gián quân sự, còn nay là đại tá KGB, Yurchenko được coi là một trong những người hiểu biết nhiều nhất trong tình báo Liên Xô. Từ năm 1975 đến năm 1980, ông ta giữ cương vị sĩ quan an ninh ở sứ quán Liên Xô tại Mỹ, sau đó được thăng lên đến chức phó trưởng phòng “Mỹ” của tình báo đối ngoại KGB.

Những lời giải thích cho điều đã xảy ra tự chúng xuất hiện. Phỏng đoán đầu tiên: Yurchenko là điệp viên lâu năm của CIA, bị tuyển mộ vào cuối thập niên 1970 khi đang làm việc tại sứ quán Liên Xô ở Mỹ. Căn cứ để đưa ra phỏng đoán đó là hai sự việc. Chính Yurchenko đã chuyển cho FBI túi tài liệu được ném qua hàng rào sứ quán mà dựa vào các tài liệu đó một cựu nhân viên của một cơ quan tình báo Mỹ mưu toan móc nối với tình báo Liên Xô đã bị kết án. Còn năm 1980, khi Yurchenko từ Washington quay về Moskva thì một đại diện FBI đã mang bó hoa đến sân bay tiễn ông ta.

Phỏng đoán thứ hai: Yurchenko bị “biến chất” trong thời gian làm việc ở Moskva và sau khi đến làm việc tại phòng “Mỹ” của KGB, liền tìm cơ hội chạy sang phía kẻ thù. Tuy nhiên, tất cả các nhận xét về Yurchenko đều tuyệt vời. Ông ta không hám tiền, không rượu chè vì bệnh đau dạ dày, không quá háo danh. Mấy ngày trước khi từ Moskva đi Roma, Yurchenko đã rút khỏi tài khoản nhà băng của mình phần lớn khoản tiền tiết kiệm để thanh toán cho việc xây xướng trong mảnh vườn. Chỉ có cái giọng nói khẽ khàng, những cử động uể oải, sự im lặng và vẻ mặt đăm chiêu là tố giác bản chất che giấu và khả năng thực hiện những hành động khó lường của ông ta! Nhưng một cán bộ phản gián cũng cần phải là người như thế!

Trong KGB, người ta suy nghĩ nát óc về nguyên nhân Yurchenko biến mất cho đến ngày 2 tháng 11 năm 1985. Vào ngày chủ nhật đó, Yurchenko ăn trưa với các nhân viên CIA tại một trong những nhà hàng ở Washington. Khi vào toalet, Yurchenko gọi điện thoại tới sứ quán Liên Xô và yêu cầu để ngỏ cửa khu nhà ở sứ quán ít nhất trong 2 giờ nữa. Sau đó, ông ta quay về chỗ ngồi, ba hoa chích choè với những kẻ cùng đi, rồi lại vào toalet, và nửa giờ sau đã ở cạnh những người đồng hương của mình tại sứ quán Liên Xô. Hành động của Yurchenko khiến các cán bộ thuộc trung tâm KGB tại Washington nghĩ rằng, Yurchenko lọt vào tay người Mỹ trái với nguyện vọng.

Trong lịch sử tình báo Liên Xô chưa từng có trường hợp nào mà kẻ phản bội tự quay về nước. Nghĩa là chỉ người trung thực mới có thể làm điều đó. Từ Moskva, người ta gửi đến bức điện chúc mừng của Chủ tịch KGB Kryuchkov, trong đó ông ghi nhận lòng dũng cảm của Yurchenko và chúc trung tâm KGB ở Washington về thắng lợi lớn này. Yurchenko đã trả lời một loạt phỏng vấn, trong đó luôn nhắc đi nhắc lại cùng một câu chuyện về việc mình bị bắt cóc bằng vũ lực tại Vatican và bị ép uống thuốc hướng thần để moi tin từ ông ta. Tại Moskva, trong không khí trọng thể, Kryuchkov trao tặng Yurchenko phần thưởng - Huy hiệu “Cán bộ Cheka danh dự”.

Ngoài giả thiết chính thức của phía Liên Xô, còn có không ít những giả thiết khác về lý do tại sao Yurchenko lại ở Mỹ. Theo một giả thiết thì các hành động của ông ta là hoàn toàn tự nguyện. Những vấn đề cá nhân sâu sắc đã xúi giục ông ta trước tiên chạy sang Mỹ, sau đó là buộc ông ta quay về Liên Xô. Chẳng hạn, Yurchenko đa nghi có thể nghĩ rằng, ông ta bị ung thư dạ dày và chỉ còn sống vài năm nữa. Sau khi quyết định quay ngoặt cuộc đời mình, Yurchenko chạy sang với người Mỹ và sau khi khám cho kẻ đào tẩu, họ đã nói ông ta hoàn toàn chẳng hề bị ung thư gì hết. Ông ta thừa hiểu mình sẽ chẳng là gì một khi không có các mối quan hệ và vị trí trong xã hội, thế là ông ta quay về. Sau đó, ông ta nghĩ ra một cách lừa dối dễ nghe nào đó và đã được bộ máy tuyên truyền Liên Xô và lãnh đạo của ông ta trong KGB chớp lấy vì họ đang muốn trốn tránh sự trừng phạt do lỗi lầm của thuộc cấp.

Theo giả thiết khác, đó là một chiến dịch tinh vi của KGB. Yurchenko chỉ giả đò chạy trốn sang phương Tây để tố giác với người Mỹ mấy điệp viên “ươn” để có thể đỗ lỗi cho họ về những đổ vỡ của tình báo Mỹ trong nửa đầu thập niên 1980. Bằng cách đó, ông ta đã đánh lạc hướng chú ý của CIA và FBI khỏi những nguyên nhân thật sự gây ra các đổ vỡ đó.

Nhưng dù động cơ thực sự trong hành động của Yurchenko là gì chăng nữa thì người Mỹ cũng đã bị sốc bởi quyết định quay về Liên Xô của ông ta. Tiếp đó có một loạt bài báo viết chi tiết về các điệp viên của tình báo Liên Xô ở Mỹ bị ông ta tố giác. Câu chuyện bắt giữ một trong số các điệp viên ấy nhờ những tin tức mà theo phỏng đoán phản gián Mỹ có được từ Yurchenko, được nêu ra bởi Ronald Kessler, người được xem là sử gia thông thái về ngành tình báo. Một cách ngắn gọn, nó như sau.

Ngay trong buổi thẩm vấn đầu tiên, Yurchenko đã khai với các nhân viên CIA rằng, một trong các cựu nhân viên NSA, sau khi bị sa thải, đã chạy sang làm cho tình báo Liên Xô. Nêu tên người đó thì Yurchenko không thể, nhưng lại nhớ ra biệt danh của điệp viên đó là Mister Long. Theo lời Yurchenko, Mister Long đã chứng tỏ giá trị của mình với tư cách một điệp viên khi đưa cho KGB danh sách các kênh thông tin liên lạc của Liên Xô mà NSA quan tâm nhất xét từ góc độ các cuộc đàm thoại trên những kênh đó.

Yurchenko nhớ lại về Mister Long như sau. Anh ta đã gọi điện, sau đó đích thân xuất hiện ở sứ quán Liên Xô tại Washington đâu đó trong khoảng năm 1977-1979. Yurchenko không thể nhớ chính xác ai đã trả lời điện thoại cuộc gọi của Long. Đến sứ quán rồi nhưng Mister Long hoảng hốt đến nỗi phải mất mấy phút mới nói được. Theo mô tả của Yurchenko, anh ta đã có vợ, tuổi chừng 35-38, có râu và tóc màu hung. Để mô tả chính xác hơn màu tóc của Mister Long, Yurchenko đã chỉ cho các nhân viên FBI thẩm vấn ban đầu là đồ gỗ bằng gỗ tếch ở trong phòng, sau một lát suy nghĩ lại lại chỉ vào chiếc chao đèn bàn. Khi nói về tiền công cho những tin tức mà anh ta đang định chuyển cho tình báo Liên Xô, Mister Long nói cái gì đó về “gold bullion” (tiếng Anh là thoi vàng). Yurchenko nghĩ rằng, anh ta muốn nói đến súp gà (bul'on trong tiếng Nga nghĩa là nước hầm, nước dùng), nhưng sau đó mới hiểu té ra Mister Long đề xuất dùng vàng thỏi làm đơn vị tính toán. Sau khi Mister Long giơ ra giấy chứng nhận tốt nghiệp Trường Cơ yếu Quốc gia, Yurchenko mới hiểu anh ta là một nguồn tin mật về NSA quý giá đối với KGB. Không đến mức dùng vàng thỏi với anh ta, nhưng KGB đã không tiếc đô la theo yêu cầu của Yurchenko.

Mister Long nhanh chóng dùng dao cạo cạo sạch râu. Sau đó anh ta thay quần áo và được ấn vào chiếc ôtô buýt nhỏ và chở đi cùng các nhân viên sứ quán Liên Xô đến một thị trấn có tên Mount Alto, nơi có các nhà nghỉ của đoàn ngoại giao Liên Xô. Tại đó, KGB ban đầu đã mời người điệp viên tân binh ăn uống, sau đó chở đến bãi đỗ nơi anh ta để xe ôtô của mình. Cuộc gặp tiếp theo với Mister Long diễn ra ở Viên.

Ngày 23 tháng 8, ba ngày sau khi Yurchenko kể cho các nhân viên FBI về Mister Long, họ đã tìm thấy băng cassette ghi cuộc gọi điện thoại của anh ta với sứ quán Liên Xô ở Washington. Trong thời gian này, người ta phát hiện ra là khu nhà ở Xôviết tại Mount Alto mới chỉ được mở vào năm 1979, mà trường hợp duy nhất có một người lạ rời khỏi khuôn viên của nó diễn ra ngày 15 tháng 1 năm 1980. Điều đó cũng cho phép xác định ngày tháng chính xác của cuộc gọi của Mister Long đến sứ quán Liên Xô. Nghe băng ghi âm, người ta phát hiện ra chính Yurchenko đã trả lời cú điện thoại đó và mời Mister Long ghé đến. Người gọi lo lắng hỏi: “Tôi chỉ cần bấm chuông là người ta cho tôi vào á?” - “Không, ông cứ đi thẳng qua cổng”. - “Thế người ta cho tôiv ào chứ?” - “Dĩ nhiên, sẽ không hỏi gì đâu”.

Mặc dù các nhân viên FBI đã chụp tất cả những người ra khỏi toà sứ quán Liên Xô, nhưng chụp những người đi vào thì không thể. Bởi vậy, FBI trước hết tiến hành chụp ảnh tất cả những người đi ngang trên phố có sứ quán Liên Xô, sau đó so sánh với những ảnh chụp những người rời khỏi sứ quán. Nhưng vì Mister Long rời sứ quán Liên Xô một cách bí mật nên người ta đã không chụp được anh ta lần thứ hai. Không hiểu sao mà bức ảnh thứ nhất của Mister Long mà FBI chụp khi ông ta đi trên phố đến toà nhà sứ quán cũng biến mất một cách kỳ quặc. Người ta lập tức loại ra khỏi danh sách những người nghi vấn mấy trăm ngàn nhân viên NSA hói đầu, chưa vợ, quá trẻ hoặc quá già. Chỉ còn lại 900 người có khả năng là điệp viên của KGB. Việc nghe lại sau đó các băng ghi âm giọng nói của Mister Long mà các nhân viên NSA tin cậy đã cho phép phát hiện ra người có biệt danh này vào ngày 15 tháng 10 năm 1985.

FBI phải mất hơn một tuần để truy tìm Ronald Pelton sau khi xác định được chính ông ta đã gọi đến sứ quán Liên Xô ngày 15 tháng 1 năm 1980. Việc theo dõi Pelton không thể tìm ra điều gì có thể buộc tội ông ta trước toà. Mà chỉ một cuộc gọi đến sứ quán Liên Xô thì chưa đủ để kết án Pelton vì tội làm gián điệp. Về phần Yurchenko thì đến lúc đó không thể gọi ông ta ra toà làm chứng chống Pelton vì ông ta đã quay về với người của mình.

Lúc đó, FBI quyết định thử một cách khác là thẩm vấn trực tiếp Pelton bởi vì việc theo dõi không hề phát hiện ra sai phạm gì của ông ta. Mấy ngày liền, các nhân viên FBI đã diễn tập cuộc thẩm vấn sắp tới với một nhân viên giỏi nhất trong số họ vào vai bị can. Việc diễn tập thử này đã thành công: do sức nặng của các chứng cứ chống Pelton thu thập được, anh ta đã bị “quật ngã” khá nhanh. Bây giờ đã đến lúc thử các chứng cứ này trên chính Pelton. Để đề phòng Pelton chạy trốn, FBI đã tăng cường theo dõi các phái bộ ngoại giao Liên Xô ở Mỹ cũng như theo dõi thêm các văn phòng thường trú báo Izvestya và Pravda và các văn phòng đại diện của hãng hàng không Aeroflot.

Ngay từ đầu buổi thẩm vấn, các nhân viên FBI đã cho Pelton hiểu rằng, họ đã biết hết về anh ta. Lý lịch của anh ta không có nhiều sự kiện lắm. Sau khi kết thúc trường phổ thông tại thành phố nhỏ quê hương Benton Harbour, bang Michigan, Pelton có những khả năng cần thiết để vào học cao đẳng, nhưng do thiếu tiền nên phải vào phục vụ trong Không quân Mỹ. Năm 1964, ông ta rời bỏ quân ngũ sau khi đã học tiếng Nga và làm việc một thời gian trong các đơn vị tình báo quân sự Mỹ. Năm 1965, ông ta được nhận vào NSA và phục vụ cho đến tháng 7 năm 1979.

Sau đó, Pelton đã được nghe băng ghi cuộc gọi điện thoại của ông ta đến sứ quán Liên Xô ở Washington 5 năm trước, xem các bức ảnh của Yurchenko và Anatoly Slavnov, sĩ quan KGB mà Pelton đã gặp ở Viên, làm cho Pelton nghĩ rằng FBI đã biết tỏng tính chất các tin tức ông ta chuyển cho KGB. Pelton đã mắc bẫy về sự hiểu biết giả tạo của các nhân viên FBI và những lời bóng gió sẽ khoan hồng cho những tội lỗi nếu ông ta thành thật thú nhận. Một điểm yếu khác của Pelton là nghiện ma tuý.

Pelton đã kể về tình trạng tài chính của mình tồi tệ đột biến vào năm 1979. Kế hoạch xây dựng nhà riêng đã phá sản khi vật liệu xây dựng mua về bị mất cắp, còn tiền bảo hiểm thì quá ít để bù đắp mất mát. Mức lương tháng hơn 2 ngàn đô la một chút thật khó chu cấp cho một gia đình đang phải sống trong một căn nhà tồi tàn. Do sợ bị trừng phạt nên Pelton đã không đề cập gì với cấp trên của mình ở NSA về tình trạng khó khăn tài chính đang trải qua.

Pelton thú nhận đã chuyển các tin mật cho tình báo Liên Xô. Mỗi thứ bảy cuối tháng, ông ta đến một quán bán bánh Pizza. Nếu như vào 8 giờ tối, người ta gọi đến đó cho ông ta và nói câu quy ước: “Chúng tôi có cái gì đó cho ông”, Pelton phải bay đến Viên để có cuộc gặp tiếp theo với liên lạc viên của mình. Ông ta được chi 2 ngàn đô la cho việc đi lại và số tiền này ông ta lấy từ hộp thư mật tại một quán Pizza khác. Chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 10 năm 1980. Lần đó, ông ta, trong 4 ngày liền và 8 giờ mỗi ngày, đã phải kể cho Slavnov về NSA. Chuyến đi cuối cùng đến Viên của Pelton diễn ra vào tháng 4 năm 1985 mà không gặp được cán bộ KGB. Khi ông ta quay về, người ta lại yêu cầu ông ta đến Viên, tuy vậy Pelton hết xăng trên đường đến quán Pizza, nơi ông ta sẽ chờ cuộc gọi quy ước. Pelton đã kịp nhận được từ KGB tổng cộng 35 ngàn đô la cộng thêm chi phí. Ông ta xác nhận các lời khai của Yurchenko liên quan đến nội dung các tin tức mật mà ông ta đã chuyển cho tình báo Liên Xô.

Nếu như việc khám phá Mister Long là một ví dụ về hoạt động có chất lượng và hiệu quả của FBI thì việc vạch mặt ông ta tại toà còn gây ấn tượng hơn nhiều. Năm 1980, quốc hội Mỹ đã thông qua luật quy định trình tự xét xử các vụ án gián điệp. Để loại trừ khả năng bị can đe doạ tiết lộ những tin tức bí mật mà họ biết để có được giảm án, các quan toà và luật sư được phép đọc các tin tức mật ở bên ngoài phòng xử. Nhưng đối với NSA, cơ quan trong mấy chục năm luôn phủ nhận sự tồn tại của chính mình, thì điều đó chưa đủ. Bởi lẽ, lúc này tại phiên toà xử Pelton, người ta đòi hỏi NSA thực hiện điều không thể - công khai thừa nhận ông ra đã làm công việc chặn thu điện tín của người khác. Do áp lực của Bộ Tư pháp Mỹ, NSA cuối cùng cũng phải đồng ý cho hai nhân viên của mình tham gia vào một phiên toà để đánh giá mức độ tổn thất mà Pelton gây ra cho NSA.

Vào tháng 6 năm 1986, toà phán quyết rằng những lời thú nhận của Pelton là đúng sự thật và mặc dù bị can đã có sự hối hận chân thành và cộng tác trong quá trình điều tra, vẫn đã kết án ông ta tù chung thân. Về lý thuyết, Pelton có thể được ân xá sau 10 năm ngồi tù, nhưng theo thống kê thì thời gian giam giữ trung bình trong nhà tù Mỹ đối với tù nhân bị án chung thân là 30 năm.

Nhưng vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử tình báo vô tuyến điện tử của Mỹ và thế giới không phải là các vụ Petersen, Dunlap, Hamilton-Hindali, Boyce hay Pelton mà là vụ chạy qua “bức màn sắt” của hai chuyên gia mã thám NSA William Martin và Bernon Mitchell.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét