Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 85

(ĐC sưu tầm trên NET)


Lời nguyền chết chóc từ những viên kim cương

Bất hạnh, tai họa, chết chóc,…. là những lời nguyền được tương truyền có gốc tích những viên kim cương tuyệt đẹp.

Viên kim cương xanh nước biển hình trái tim


Viên kim cương nặng 50 carat Ả Rập này liên quan tới nhiều cái chết.
Năm 1989, một nhân viên người Thái đã ăn cắp hàng loạt trang sức từ Cung điện hoàng gia Ả Rập, trị giá 20 triệu USD và mang về Thái Lan.
Vụ việc này về sau dẫn tới cái chết của Mohammed Al-Ruwaili, một doanh nhân Ả Rập và 3 nhà ngoại giao tới Thái Lan để điều tra vụ trộm.
Phía Thái Lan cho rằng, đã có 20 người liên quan tới vụ trộm đã bị giết một cách dã man. Hiện không ai biết viên kim cương đang ở đâu.

Viên kim cương Koh - I - Noor (Mountain of Light)


Viên kim cương Koh-i-Noor, gọi theo tiếng Ba Tư là “Núi của ánh sáng”. Trong lịch sử, viên đá quý này qua tay nhiều người theo Ấn Độ giáo, Mông Cổ, Ba Tư, Afghanistan và các nhà lãnh đạo Sikh. Tất cả đều phải chiến đấu đẫm máu để có được Koh-i-Noor. Dân gian tương truyền, ai có viên kim cương này sẽ có được cả thế giới nhưng sẽ phải gánh chịu tất cả bất hạnh. Chỉ có Thiên Chúa và phụ nữ dùng nó mà không bị trừng phạt. Về sau nó được các nữ hoàng Anh sử dụng.
Đá Sapphire Delhi tím bị đánh cắp bởi một lính Anh từ ngôi đền Indra thờ thần Hindu tại Ấn Độ vào năm 1857. Ai dùng nó cũng sẽ gặp phải lời nguyền tai vạ. Một đại tá người Anh đã gặp tai họa tài chính và sức khỏe khi dùng Delhi, rồi nhà khoa học Edward Heron-Allen đã phải cánh báo Delhi “đáng tớm và nhuốm máu, làm ô danh bất kỳ ai có nó”. Sau khi nhà khoa học này mất, con gái ông đã gửi tặng nó cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.
Ngọc La Peregrina, gắn với lời nguyền Tình Yêu, là một trong những viên ngọc trai lớn nhất trên thế giới. Theo tiếng Tây Ban Nha, tên viên ngọc có nghĩa “hành hương” hoặc “lang thang”. Đúng vậy, nó được vua Philip II Tây Ban Nha tặng nữ hoàng Mary I Anh trước khi kết hôn nhưng rồi nữ hoàng đã bị bỏ rơi và chết vào năm 1558. Năm 1969, Elizabeth Taylor được chồng tặng viên ngọc này nhân ngày Valentine. Họ đã kết hôn và ly dị hai lần liền. Còn Taylor từ khi có viên ngọc đã kết hôn tới 8 lần.

Viên kim cương đen Orlov


Viên kim cương này có tên gọi 'Đôi mắt của Brahma Diamond', nặng tới 67,5 carat.
Viên kim cương được tìm thấy tại một khu khai thác ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ 19 khi bị một tên trộm lấy cắp khỏi mắt của vị thần Hindu.
Truyền thuyết kể rằng, ba chủ nhân của viên kim cương này đã tự tử, khiến nó bị đồn ám lời nguyền chết chóc lên những người sở hữu.

Viên kim cương Regent Diamond


Viên kim cương Regent Diamond từng được gắn trên kiếm của Napoleon I và vương miện của vua Louis XV.
Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette bất hạnh cũng từng đội vương miện có gắn viên kim cương này.
Viên kim cương thô Regent Diamond nặng tới 410 carat nhưng hiện chỉ còn 141 carat, và được trưng bày tại bảo tàng Louvre của Pháp.
Rùng rợn hơn, viên kim cương này được cho là bị một nô lệ ăn cắp bằng cách khoét một lỗ lớn trên chân mình và mang ra khỏi khu khai thác tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, vì mắc sai lầm khi tin tưởng một thuyền trưởng người Anh, anh đã bị hắn dìm chết để cướp viên kim cương.

Viên kim cương Hy vọng


Viên kim cương này từng thuộc sở hữu của vua Pháp Louis XIV. Sau khi cắt, kim cương Hy vọng nặng 45,52 carat.
Truyền thuyết kể rằng, viên kim cương là một bên mắt của bức tượng nữ thần Hindu Sita và nó gây ra lời nguyền khủng khiếp sau khi bị đánh cắp.
Một trong những bi kịch của người từng đeo nó là Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette và vua Louis XVI bị chặt đầu, thậm chí người đưa thư mang nó tới bảo tàng Smithsonian cũng gặp bất hạnh.
Năm 1958, 'vua kim cương' Harry Winston trao viên kim cương này cho bảo tàng Smithsonian.


Những lời nguyền tử thần đáng sợ nhất thế giới

Lời nguyền Tippecanoe, Lời nguyền 27, Lời nguyền Buddy Holly... vẫn luôn là những lời nguyền tử thần bí ẩn ám ảnh dư luận.

Lời nguyền Tippecanoe

Đây là lời nguyền lý giải cho cái chết của rất nhiều tổng thống Mỹ trong vòng 120 năm từ 1840 đến 1960. Danh xưng Tippecanoe là tên một trận chiến giữa quân đội Mỹ do tướng William Henry Harrison dẫn đầu với những người dân bản địa mà thủ lĩnh là Tecumseh. Quân của Tecumseh đã thất bại trong trận chiến ấy.

Người anh hùng giải phóng nô lệ, Tổng thống Lincoln bị ám sát khi còn đang tại nhiệm.

Người ta cho rằng, để trả thù, người anh em của Tecumseh, Tenskwatawa đã đưa ra lời nguyền cho Harrison và các tổng thống Mỹ sau này là cứ 20 năm một lần, tổng thống Mỹ nào nhậm chức thì sẽ chết trong nhiệm kỳ của mình.

Và người đầu tiên linh ứng với lời nguyền trên chính là William Henry Harrison. Năm 1840, ông nhậm chức tổng thống, sau đó ngay lập tức bị cảm lạnh và qua đời năm 1841. 

20 năm sau, Abraham Lincoln đắc cử và ông bị ám sát ở giữa nhiệm kỳ thứ hai vào năm 1865. Điều tương tự đã xảy đến với James Garfield năm 1881, William McKinley năm 1901 đều bị ám sát. Bên cạnh đó, cố tổng thống Warren Harding đã mất năm 1923 vì đau tim hay Franklin Roosevelt năm 1945 vì xuất huyết não và đột quỵ.

Lời nguyền Tippecanoe chỉ hết linh ứng vào đời tổng thống Ronald Reagan năm 1980. Ông này cũng bị ám sát năm 1981 nhưng may mắn sống sót.

Lời nguyền 27

Lời nguyền 27 còn được biết tới với tên gọi Câu lạc bộ 27 hay Mãi mãi tuổi 27. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì theo đồn đại, những ngôi sao âm nhạc nổi tiếng nhất thế giới đều vĩnh viễn ra đi ở tuổi 27

Câu lạc bộ 27 quy tụ những ngôi sao âm nhạc qua đời ở tuổi 27.

Mở màn cho câu lạc bộ là nghệ sĩ nhạc Blue vĩ đại nhất Robert Johnson. Mặc dù không có bằng chứng xác thực nhưng người ta vẫn đồn đại rằng, Robert Johnson có thỏa thuận với ma quỷ. Vì vậy, năm 27 tuổi là năm ông phải trả nợ.

Lời đồn đại sẽ không trở thành lời nguyền kỳ bí nếu như sau đó không có một loạt các nghệ sĩ khác cũng qua đời ở tuổi 27. Trong đó phải kể tới nhưng tên tuổi đình đám như: Brian Jones - thành viên sáng lập ban nhạc Rolling Stones, Jimi Hendrix, Janis Joplin, Jim Morrison và Kurt Cobain. Nối tiếp danh sách này là cô ca sĩ trẻ người Anh Amy Winehouse. Năm 2011, sự ra đi đột ngột của cô đã để lại thương tiếc cho làng nhạc thế giới về một nghệ sĩ trẻ lắm tài nhưng cũng nhiều tật.

Mặc dù được gọi là lời nguyền nhưng về mặt khoa học, nó chỉ được coi là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Lời nguyền "Turn Off The Dark"

Ca khúc 'Turn Off The Dark' (Xóa tan bóng đêm) nằm trong vở nhạc kịch nổi tiếng của Broadway có tên 'Spiderman: Turn Off The Dark' (Người nhện: Xóa tan bóng đêm).

Mặc dù được lên ý tưởng bởi những tài năng như giám đốc âm nhạc của bộ phim 'The Lion King', nhạc sĩ của ban nhạc U2... nhưng vở nhạc kịch liên tục bị trì hoãn.

Nam diễn viên chính bị ngã từ độ cao 9m trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả.

Nguyên nhân là bởi các vụ tai nạn bất ngờ liên tục xảy ra với các diễn viên của vở nhạc kịch trong quá trình tập luyện bản nhạc tử thần này.

Có tới 4 người bị thương trong lúc diễn tập. Giám đốc chương trình bị bỏng, nam diễn viên thủ vai Người nhện Christopher Tierney còn bị rơi từ độ cao 9m xuống đất.

Một vũ công khác bị gãy xương cổ tay và nam diễn viên phụ bị gãy xương mắt cá chân.

Sau hàng loạt tổn thất cả về thể chất lẫn tinh thần, chi phí sản xuất vở nhạc kịch đã lên tới 65 triệu USD (khoảng 1.365 tỷ đồng), đạt kỷ lục vở nhạc kịch có chi phí cao nhất từ trước tới nay.

Lời nguyền Romanov

Romanov là gia tộc hoàng gia Nga cuối thế kỷ XIX nhưng đã bị diệt vong bởi một thế lực vô hình được cho là "lời nguyền quái đản" của Grigori Rasputin.

Chân dung Grigori Rasputin.

Rasputin xuất thân từ nông dân, ông sinh ra tại một ngôi làng nhỏ bé tại Siberia năm 1869. Từ nhỏ, ông đã có tài năng phi thường là chữa lành bệnh cho người khác. Sau này chính nhờ tài năng ấy mà ông đã giúp đỡ cho Aleksey, người thừa kế ngôi vị Sa hoàng Nga, đồng thời được Sa hoàng Nicholas tin dùng.

Tuy nhiên, con người bí ẩn này gặp phải nhiều vu cáo về việc lạm dụng tình dục các trinh nữ. Khi bị trục xuất, ông đã viết cho Nicholas một bức thư vào tháng 12/1916. Theo đó, Rasputin tiên liệu được cái chết của mình. 

Ông nói với Sa hoàng, nếu như ông bị ám sát bởi những người quý tộc thì hoàng gia chắc chắn sẽ diệt vong, chế độ quân chủ bị tiêu diệt trong một năm tới: “Anh em sẽ giết anh em”, “nước Nga sẽ chìm trong khủng hoảng suốt 25 năm”. Quả thật, lời của Rasputin đã thành hiện thực. Chế độ quân chủ của Nga biến mất sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Gia tộc Romanov bị sát hại dã man một năm sau đó, bao gồm Nicholas II, hoàng hậu, hoàng tử, 4 công chúa, ngự y hoàng gia, đầy tớ, nữ tỳ và thậm chí cả đầu bếp. 

Lời nguyền Buddy Holly

Sau cái chết đồng loạt của những nghệ sĩ như rocker Buddy Holly, ca sĩ Richie Valens và ca sĩ The Big Bopper, ngày 3/2/1959 được những người yêu nhạc đặt cho cái tên "Ngày âm nhạc chết lặng".

Buddy Holly ra đi ở tuổi 23.
Được biết, vào ngày này, cả 3 nghệ sĩ đình đám của Mỹ những năm 1950 đã cùng tử nạn trong vụ đâm máy bay, dịp Lễ hội Khiêu vũ mùa đông. Đây cũng được coi là điểm khởi đầu cho lời nguyền Buddy Holly. Sở dĩ bị gọi là "lời nguyền Buddy Holly" là vì những nhạc sĩ, những ca sĩ hay người có quan hệ giao tiếp với anh đều chết yểu.

Ronnie Smith, một ca sĩ được mời tới để thay thế Holly trong tour diễn năm đó đã phải tới bệnh viện điều trị tâm thần ngay sau buổi biểu diễn trong Lễ hội Khiêu vũ mùa đông, đồng thời cũng được coi là buổi biểu diễn cuối cùng của anh. Vài năm sau đó, Ronnie đã treo cổ tự tử kết thúc cuộc đời nghệ sĩ của mình.

Kế đến là David Box, một thành viên trong nhóm The Crickets của Holly. David cũng đã theo đuổi sự nghiệp hát solo, nhưng cũng giống như người bạn xấu số của mình, anh tử nạn trong một vụ đâm máy bay khác. Thật trùng hợp, chàng ca sĩ cũng qua đời ở tuổi 23.

Sau cái chết của Holly, Maria - vợ anh đã bị thất lạc đứa con duy nhất của hai người. Cũng kể từ đó, lời nguyền Buddy Holly đã ám tới Gene Vincent và Eddie Cochran. Cả hai nghệ sĩ này đều có mối quan hệ mật thiết với Holly cũng như nhóm The Crickets.
Theo đưa tin, lời nguyền đáng sợ này còn ám Keith Moon sau khi xem xong bộ phim "Cuộc đời của Buddy Holly" vào ngày 9/7. Ngày Keith Moon qua đời trùng vào đúng ngày sinh nhật của Holly.


"Lời nguyền xác ướp" và những cái chết bí hiểm

Các xác ướp luôn mang theo mình những bí mật. Và đôi khi, nếu vi phạm vào những điều bí mật ấy, người ta sẽ phải chịu những hậu quả khủng khiếp. “Người băng” Otzi cũng là một trong những xác ướp mang lời nguyền như vậy. Thực hư sau câu chuyện này là gì?

"Người băng" Otzi là ai?

Vào ngày 19/9/1991, trong khi đang tìm đường vượt qua dãy núi Otztal Alps, 2 nhà leo núi người Đức đã phát hiện ra một xác ướp được bảo quản nguyên vẹn trong băng - đây được xem là xác ướp có niên đại cổ nhất Châu Âu. Một cuộc khám nghiệm sau đó được tiến hành tại Hauslabjoch, biên giới giữa Áo và Italia.

"Người băng" Otzi được xem là xác ướp có niên đại cổ nhất Châu Âu.

Hàng loạt giả thuyết về tuổi của xác ướp vào thời điểm tử vong, nguyên nhân tử vong, tình trạng sức khỏe… được đưa ra nhưng quan trọng nhất là câu hỏi: Anh ta đã làm gì giữa đỉnh núi Alps quanh năm tuyết phủ này?

Các nhà khoa học đặt tên cho xác ướp này là 'Người băng Otzi' hoặc 'Người băng Tyrolean'. Họ xác định Otzi tầm khoảng 45 tuổi vào thời điểm tử vong. Trên người của xác ướp này trang bị khá nhiều dụng cụ như rìu đá, cung tên chưa hoàn thành, túi đựng tên bằng da và một khung bằng gỗ thông và gỗ dẻ. Ngoài ra còn có một chiếc rìu đồng với tay cầm thủy tùng, túi đựng tên bằng da, đá mài, túi đựng thú săn và một vỏ kiếm. Tất đều còn nguyên vẹn. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học đã xác định một vài vật dụng của Otzi đã được sử dụng từ nhiều ngàn năm trước.

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên xác ướp Otzi, và các nhà khảo cổ tin rằng có thể Otzi đã sống trong thời kỳ chuyển tiếp giữa thời Đồ Đồng và Đồ Đá ở Trung Âu hơn 5.000 năm trước. Các nghiên cứu về mô cơ thể của Otzi bằng phương pháp phóng xạ cacbon cho thấy cái chết của ông có lẽ xảy ra vào khoảng năm 3.200 trước Công nguyên.

Nguyên nhân cái chết của "Người băng" Otzi

Theo một nghiên cứu, lỗ hổng tìm thấy trong xương đòn của người băng và các nhà khoa học kết luận, người này chết vì mũi tên. Ngay sau đó, nghiên cứu khác bằng máy quét cho thấy, ông chết vì ngã.

Mới đây nhất, một nghiên cứu từ Học viện châu Âu ở Bolzano/Bozen (EURAC), Đức, cho rằng, cú đánh vào đầu là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của người băng Otzi. Các nhóm nghiên cứu khác từ Đại học Saarland và Kiel đã sử dụng máy nội soi để kiểm tra xác ướp từ dòng sông băng.

Nhà vi sinh vật học Frank Maixner và nhà khoa học Andreas Tholey tiến hành những nghiên cứu phức tạp về protein, gọi là “proteome”. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học xác định được một số mẫu máu, tế bào protein trong mô não.

Sau đó, họ tìm thấy các tế bào máu đông kho nhìn dưới kính hiểm vi. Những tế bào máu đông này cho thấy não của người băng Otzi đã bị va đập mạnh trước khi qua đời.

Đây là một phát hiện đột phá không chỉ trong trường hợp của người băng Otzi.

Tholey cho biết: “Nó đã cho phép chúng tôi đi tiên phong trong các nghiên cứu protein trên xác ướp, từ các mẫu nhỏ nhất cho ra một lượng lớn dữ liệu có thể trả lời các câu hỏi trong tương lai”.

Các nhà khoa học đoán rằng, người băng Otzi qua đời ở độ tuổi 45 và Otzi được lưu giữ trong một bảo tàng được xây dựng đặc biệt ở Bolzano, Italy.

Năm 1997, các nhà khảo cổ tin rằng, Otzi bị giết vì mũi tên bắn vào bên dưới xương đòn trái, do mất quá nhiều máu. Thông tin này được đăng trên một bài báo của Tạp trí Khoa học Khảo cổ.

Năm 2001, các nhà khoa học từ Đại học Innsbruck của Áo sử dụng máy CAT scan để quét người băng Otzi. Họ phát hiện điểm đen ở sau não của Otzi và kết luận người băng Otzi chết vì bị thương sau đầu.

Có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi trúng tên, hoặc leo núi, người băng Otzi bị thương.

Các nhà khoa học đoán rằng, người băng Otzi qua đời ở độ tuổi 45 và Otzi được lưu giữ trong một bảo tàng được xây dựng đặc biệt ở Bolzano, Italy. Khách xem xác ướp trong một căn phòng đặc biệt.

Một nghiên cứu khác cho thấy, người băng không bao giờ làm sạch răng, và bị hôi miệng.

Các nghiên cứu từ Đại học Zurick cho hay, Otzi bị sâu răng, và một chiếc răng cửa bị hư hỏng có thể do một tai nạn.

Giáo sư Frank Rühli, người đứng đầu nghiên cứu, nói: "Otzi gặp vấn đề về nha khoa nặng. Đã có một số tổn thương từ xương - một số nghiêm trọng - chấn thương cơ và một chiếc răng cửa bị hỏng, có lẽ do tai nạn".

"Lời nguyền xác ướp" và những cái chết bí hiểm

Người băng Otzi còn bị cho là chứa đựng một lời nguyền khủng khiếp bởi kể từ sau cuộc khai quật, đã có tới 7 người liên quan qua đời một cách khó hiểu.

Lời nguyền bắt đầu vào năm 1992, với cái chết của bác sĩ Reyner Henn, 64 tuổi, người trực tiếp giải phẫu xác ướp băng. Ông đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông. Ít lâu sau, một trận tuyết lở đã chôn vùi Kurte Fritz, người đã dùng máy bay lên thẳng đưa xác ướp băng về Innsbruck. Kurte Fritz cũng chính là người đã dẫn đường cho nhà khoa học Helmut Simon phát hiện ra xác ướp băng.

Tính chất thần bí của xác ướp băng được bắt đầu bàn tán đến nhiều từ năm 2004. Mùa hè năm đó, Rainer Holz, người đã quay bộ phim tài liệu về xác ướp băng và là bạn thân của Helmut Simon, bỗng nhiên tử vong một cách đột ngột. Sau khi mất người bạn Kurte Fritz vài năm trước và giờ đây lại mất thêm một người bạn nữa, Helmut Simon cảm thấy hoảng sợ thực sự. Ông nhắc đi nhắc lại rằng: “Hồn Otzi nhất định sẽ chọn tôi làm người tiếp theo”. Tâm thần ông ngày càng rối loạn - ông mắc chứng hoang tưởng phân thân và lúc nào cũng coi Otzi là một phần của chính mình. Tháng 10 năm 2004, người ta đã tìm thấy thi thể ông bị chôn vùi dưới một lớp băng tuyết dày và nằm ở tư thế hệt như tư thế của xác ướp băng. 
Nạn nhân thứ năm của xác ướp băng là Dieter Warnecke, người lãnh đạo nhóm cứu hộ đã tìm thấy xác Helmut: Ông bị chết vì chứng nhồi máu cơ tim ngay sau lễ tang Helmut.

Người băng Otzi còn bị cho là chứa đựng một lời nguyền khủng khiếp.

Một trong những người có mặt trong lễ tang của Helmut Simon là giáo sư Conrad Spindler, người lãnh đạo công việc nghiên cứu xác ướp băng ở trường Đại học Innsbruck, Áo. Khi các phóng viên đua nhau hỏi ông là ông có tin vào lời nguyền của xác ướp băng hay không thì ông đáp: “Tôi là người của khoa học. Tôi không có khuynh hướng tin vào những điều mê tín dị đoan. Nhưng tôi cũng bắt đầu bất giác thầm nghĩ: Ai sẽ là người tiếp theo đây?”. Hóa ra người tiếp theo lại chính là ông. Ông qua đời vào tháng 5 năm 2005 vì mắc bệnh ALS (bệnh xơ cứng teo cơ một bên).
Trong tháng 10 năm 2005, lời nguyền tuyên bố nạn nhân thứ bảy của nó - Tiến sĩ Tom Loy, 63 tuổi - người đã phân tích những mẫu máu trên vũ khí và quần áo của xác ướp băng qua đời trước khi hoàn thành một cuốn sách về Otzi.
Một điều đáng chú ý là xác ướp băng dường như chỉ “săn lùng” các nhà khoa học. Trong số rất nhiều người đến tham quan xác ướp băng tại viện bảo tàng Nam Tirol, không có bất cứ một ai bị thương tật gì.

Những điều trên có vẻ đã gây ra hiệu ứng không nhỏ xung quanh xác ướp băng này. Tuy nhiên cũng rất có thể đây chỉ là một sự trùng hợp không hơn không kém.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét