Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

CÂU CHUYÊN TÌNH BÁO 43

(ĐC sưu tầm tên NET)

Gián điệp kiểu mới tràn ngập nước Nga

VietnamDefence - Thông tin do Tổng thống Nga Putin công bố về hàng trăm nhân viên tình báo nước ngoài bị phản gián Nga phát hiện trong năm là chưa từng có.
Vấn đề chính không phải là ở việc tình báo nước ngoài đẩy mạnh hoạt động ở Nga mà ở chỗ các điều kiện, lẫn các phương thức hoạt động của họ đã thay đổi. Và trong phản gián Nga, không phải sai cũng sẵn sàng đối phó với điều đó.

Phát biểu tại buổi lễ trọng thể kỷ niệm Ngày cán bộ các cơ quan an ninh nhà nước, ông Putin đã không giải thích rõ ý ông là gì khi nói đến “các nhân viên tình báo nước ngoài bị phát hiện”. Dù sao thì 230 điệp viên “bị phát giác” trong một năm là nhiều chưa từng có. Rõ ràng, đó không phải nói đến số lượng gián điệp nước ngoài đó bị tạm giam, bắt giữ hay bị tiêu diệt. Đó chỉ là nói về “việc phát hiện”, tức là xác định được có sự liên quan của người nào đó với một tổ chức nước ngoài nào đó đang làm nhiệm vụ thu thập thông tin mật hay thông tin phân tích trên lãnh thổ Liên bang Nga và chống lại Liên bang Nga. Tức là Tổng thống Nga chỉ nói đến việc nhận diện, nghĩa là về việc kiểm soát các nhân viên tình báo nước ngoài, chứ không phải chấm dứt thực tế hoạt động của họ.

“Sự luân chuyển các nhân viên cộng đồng tình báo Mỹ ở Moskva liên quan đến các quá trình nội bộ đã diễn ra trong những năm gần đây ở ngay trong CIA” - Trên ảnh: Phản gián Nga tóm gọn điệp viên CIA Fogle
Ví dụ, số vụ trục xuất người nước ngoài có quyền miễn trừ ngoại giao trong năm 2014 chỉ vẻn vẹn có 2. Hơn nữa, các vụ trục xuất này chỉ có tính “đáp trả”, tức là được thực hiện để duy trì “cán cân sức mạnh”.

Chẳng hạn, nữ bí thư thứ nhất sứ quán Canada Margarita Atanasova đã bị trục xuất khỏi Nga trong vòng 14 ngày để đáp trả vụ trục xuất khỏi Ottawa trợ lý Tùy viên quân sự Nga.

Cách đây không lâu, ngày 15/11/, nữ nhân viên phòng chính trị sứ quán CHLB Đức theo yêu cầu của phía Nga đã bị triệu hồi về Đức sau khi một nhân viên sứ quán Nga đã bị trục xuất khỏi Berlin mà “không thút hút sự chú ý không cần thiết”, sau quá trình theo dõi dài của tình báo Đức.

Vụ bắt giữ quả tang một nhà ngoại giao mới nhất, sau đó thông báo công khai và trục xuất diễn ra vào tháng 5/2013. Hồi đó, nhân viên CIA Ryan Christopher Fogle hoạt động dưới bình phong bí thư thứ ba phòng chính trị sứ quán Mỹ tại Moskva đã bị bắt khi mưu toan tuyển mộ một nhân viên tình báo Nga.

Đây là sự thống kê bình thường vì các nước thường rất hiếm khi làm biện pháp cực đoan là tuyên bố các nhân viên các phái bộ ngoại giao là persona non grata (tức là trục xuất). Bởi lẽ, điều đó tự động có nghĩa là một vụ bê bối, thu hút sự chú ý không chỉ đối với nhân thân một nhân viên tình báo cụ thể hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao mà còn là thu hút cả sự chú ý đối với hoạt động của các tổ tình báo nói chung. Điều đó không tốt cho bản thân các cơ quan tình báo, có nghĩa là không tốt cho lợi ích quốc gia nói chung.

Các vỏ bọc mà các nhân viên CIA chẳng hạn sử dụng được chia thành 2 loại - chính thức và không chính thức (“vỏ bọc sâu”). Vỏ bọc chính thức được hiểu là các vị trí mà Bộ Ngoại giao Mỹ, Cơ quan Thông tin Mỹ (USIA), Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Đội Hòa bình Mỹ (Peace Corps), Bộ Quốc phòng và một số cơ quan nhà nước Mỹ khác cung cấp cho tình báo Mỹ. Các tình báo viên này được bảo vệ bởi quy chế miễn trừ ngoại giao, có hộ chiếu ngoại giao hay ít ra là hộ chiếu công vụ. Dưới vỏ bọc không chính thức các tình báo viên hoạt động với tư cách doanh nhân, nhà báo, nghiên cứu sinh, giảng viên thỉnh giảng, nhân viên các tổ chức xã hội hay từ thiện.

Vì những lý do dễ hiểu mà việc phát hiện loại thứ hai khó hơn nhiều loại thứ nhất. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ đối đầu, phản gián Liên Xô/Nga đã xây dựng được cả một phương pháp phát hiện các nhân viên CIA có vỏ bọc ngoại giao qua nhiều dấu hiệu đặc trưng. Trong KGB Liên Xô, việ này do cả một phòng thuộc Cục K (phản gián đối ngoại), và công việc này đã kết thúc bằng việc làm ra một “cuốn cẩm nang” nặng trịch về các nhân viên CIA (theo kiểu như sách tra cứu “Who is who” mà đến nay vẫn đầy tính thời sự và thường xuyên được cập nhật).

Trong khi đó, tại sứ quán Mỹ chẳng hạn, trong mấy năm gần đây, bộ máy đã thay đổi mạnh, kể cả trong cái gọi là “trạm” - tức tổ tình báo công khai của CIA. Điều đó không chỉ liên quan đến cá nhân ông đại sứ, người ta thường hỏi ông ta cuối cùng. Nhân vật đại sứ dĩ nhiên không phải là để làm vì, nhưng dẫu sao trong các điều kiện và hoàn cảnh hiện nay, ông ta chắc chắn đóng vai trò nhân vật trung gian, người chính thức truyền đạt quan điểm của Washington, chứ hoàn toàn không phải là “người thao túng độc ác” mà người ta thường mô tả đại sứ Mỹ tại Nga đương nhiệm John Tefft. Chức năng của ông ấy về thực chất là “hỗ trợ ngoại giao” cho các kênh thông tin giữa hai nước, còn các trò chơi “áo choàng và dao găm” hoàn toàn không phải là chuyên môn của ông ta mặc dù có lý lịch công tác đáng sợ.

Sự luân chuyển các nhân viên cộng đồng tình báo Mỹ ở Moskva liên quan đến các quá trình nội bộ đã diễn ra trong những năm gần đây ở ngay trong CIA và các cơ quan cạnh tranh với nó. Sau hàng loạt vụ đổ bể có tính khái niệm (không nói đến các trường hợp không may “sai lầm của các tổ trưởng tình báo” vốn thường xuyên xảy ra, mà là về các sai sót có tính hệ thống, nghiêm trọng hơn, CIA đã bị các cơ quan trẻ trung và hăng hái hơn đại diện cho tình báo quân đội đẩy bật khỏi các vai trò hàng đầu. Các cán bộ cũng đến từ đó. Những lo ngại ban đầu rằng, những người này sẽ không lọt vào các tiêu chí “phát hiện” quen thuộc và sẽ khó nhận diện họ rất may là đã không được khẳng định. Ví dụ, các cựu quân nhân được học qua khóa học đặc biệt cấp tốc đã đến sứ quán Mỹ ở Moskva giữ các cương vị quan trọng (các bí thư thứ nhất, tham tán). Họ là những người “dễ thấy” và chẳng cần cố gắng gì lắm để nhận diện họ chính là các nhân viên tình báo.

Thế hệ cán bộ mới này của cộng đồng tình báo Mỹ đã hoạt động dồn dập ở Moskva, tuy nhiên, hoạt động đó lại đa dạng hơn so với hoạt động bằng các phương thức cũ. Cụ thể, ngoài hoạt động truyền thống với “những người nắm giữ bí mật”, các nhân viên các sứ quán đã bắt đầu tích cực hoạt động trong lĩnh vực khoa học - cả trong giới sinh viên các trường đại học hàng đầu, lần trong giới giảng viên. Họ tổ chức các buổi seminar, “giao lưu trao đổi”, các chuyến đi, tham dự các buổi thảo luận chung về các đề tài khác nhau, lập ra các quỹ và chương trình. Hoạt động đó, nhất là trong 2-3 năm gần đây, là hoạt động phá hoại tư tưởng hơn là hoạt động gián điệp truyền thống. Hỗ trợ nhiều cho việc phát tán mạnh mẽ hoạt động đó còn là cái thói “thích có quan điểm đối lập” và “tự cao tự đại” ngự trị trong một bộ phận giảng viên Nga.

Quả thực là trong vấn đề này, Washington đã mắc sai lầm đặc trưng cho các cơ quan quan liêu trên toàn thế giới. Được cử giữ các chức vụ này là những sĩ quan mà vì những nguyên nhân nào đó (lứa tuổi, thiếu đào tạo chuyên môn hay tương tự) đã không thể hy vọng tiếp tục sự nghiệp trong quân đội. Họ đã dễ dàng chấp nhận chuyển sang tình báo với hy vọng làm nên sự nghiệp thậm chí không phải với tư cách tình báo viên của mình mà là nhà ngoại giao. Nhưng người ta thấy ngay rằng, một cựu chuyên gia điều phối điện tử hỏa lực pháo binh trong Thủy quân lục chiến Mỹ ở Afghanistan trong sứ quán Mỹ ở Moskva thì không thể nào làm các vấn đề Bắc Cực được. Mà ông ta đã tìm cách đến dự các hội nghị khoa học ứng dụng ở Murmansk và nhân tiện giảng bài tại Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga, trong khi lại rất tò mò tìm hiểu các vấn đề xung đột ở Kavkaz. Ví dụ như thế thì có hàng chục.

Phát hiện loại hoạt động đó cũng chẳng lấy gì làm quá khó, nhưng vấn đề là ngăn chặn nó chỉ bằng nỗ lực của cái gọi là các phòng 1 của bản thân các trường đại học thường là không thể. Và vấn đề thậm chí không phải là ở vị thế của đội ngũ giảng viên, mà ở tính hợp pháp bề ngoài của tất cả những chuyện này. Bởi lẽ không ai có thể cấm đoán về mặt hành chính những tiếp xúc khoa học hay trao đổi ý kiến với các đại diện của các sứ quán hay các trung tâm nghiên cứu khoa học ngoại quốc, ngay cả khi trên mặt tiền của chúng thấp thoáng cái chữ viết tắt CIA. Trong độ 1,5 năm gần đây, hoạt động này đang được sử dụng chủ yếu chính là để phát hiện phát hiện nhân sự luân chuyển của các tổ tình báo Mỹ và thiết lập sự kiểm soát đối với họ.

Như vậy, yêu cầu của Tổng thống Nga Putin nâng cao cảnh giác là hoàn toàn khách quan, bởi lẽ đang được thay đổi không chỉ là các nhân viên của các cơ quan tình báo nước ngoài đang hoạt động tại Nga, mà cả các phương thức, cơ chế và bản thân định hướng hoạt động của họ. Hiện nay thì chỉ đưa các nhân viên của các tổ tình báo đó vào tầm quan sát là không đủ mà còn cần phải tính đến đặc điểm hoạt động tuyên truyền và cổ động nữa. Không phải tất cả nhân viên các cơ quan tình báo Nga đều đã sẵn sàng cho việc này bởi vì đây là loại hoạt động hoàn toàn mới đối với nước Nga. Và thực tế là trong điều kiện nửa chiến tranh mà nước Nga đang lâm vào, phản gián Nga sẽ phải đối phó bằng những cách thức hoàn toàn mới, không có những phương pháp cũ và “những cẩm nang” cũ nữa.

Nguồn: VZ.22.12.2014

Giải mật 6 sứ mệnh bất khả thi của đặc nhiệm GRU

VietnamDefence - Cướp trực thăng Mỹ Cobra trên đất Campuchia, đánh chiếm sân bay Praha trong 9 phút 21 giây và bắt toàn bộ chính phủ Tiệp Khắc, chiếm giữ xe tăng Trung Quốc T-59, dọa khiếp Hezbollah để giải cứu con tin, đột kích Dinh Tajbek hạ sát Tổng thống Afghanistan và cướp được vũ khí bí mật Stinger là 6 chiến công được giải mật của đặc nhiệm Nga.

Đặc nhiệm GRU (Tổng cục Tình báo-Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga) là lực lượng tinh hoa của các lực lượng đặc nhiệm quân đội Nga. Từ cuối thập kỷ 1960, lực lượng này đã thực hiện thành công những nhiệm vụ phức tạp và xem chừng như bất khả thi do cấp trên giao cho. Một số trong những chiến dịch đó đã được giải mật.

1. Cướp trực thăng Mỹ
Chiến dịch lớn đầu tiên ở nước ngoài của đặc nhiệm GRU diễn ra vào năm 1968. Sau chiến dịch này, tất cả mới biết là trong tay Liên Xô có một bộ máy chiến đấu hùng mạnh có khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Tháng 5/1968, một toán đặc nhiệm GRU của Liên Xô với quân số đến 10 người  đã thực hiện cuộc tập kích vào một căn cứ bí mật của Mỹ trên lãnh thổ Campuchia, cách biên giới với Việt Nam 30 km. Mỹ sử dụng căn cứ này để tung các toán thám báo vào lãnh thổ Việt Nam, cũng như thực hiện các cuộc đột kích truy tìm lính đặc nhiệm và phi công Mỹ bị bắn rơi. Tại bãi đỗ ở căn cứ này luôn thường trực sẵn sàng 2 trực thăng hạng nhẹ, đến 10 trực thăng vận tải, cũng như 4 trực thăng Cobra. Mục tiêu của cuộc tập kích chính là các trực thăng này vì lúc đó chúng có hệ thống dẫn đường đến mục tiêu độc đáo và các đạn phản lực có điều khiển vốn. Sau 25 phút tấn công, đặc nhiệm Liên Xô cướp được 1 trực thăng Mỹ bay sang Việt Na, số còn lại bị tiêu diệt. Có đến 20 lính Mỹ cũng bị diệt. Phải mấy năm sau, nhờ có thông tin rò rì từ nội bộ KGB, CIA mới biết rằng, chiến dịch này do đặc nhiệm Liên Xô tiến hành.

2. Chiến dịch Tiệp Khắc 1968

Chiến dịch năm 1968 ở Tiệp Khắc đã bắt đầu từ việc các nước thành viên khối Hiệp ước Varsava quyết định đưa quân vào Tiệp Khắc. Một máy bay chở đơn vị đặc nhiệm GRU đã xin phép sân bay thủ đô Praha cho hạ cánh do một động cơ trục trặc. Vừa hạ cánh, các binh sĩ đặc nhiệm đã chớp nhoáng đánh chiếm sân bay (theo các tài liệu lưu trữ của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga được giải mật, cả chiến dịch kéo dài có 9 phút 21 giây). Sau khi nhận báo cáo đánh chiếm thành công sân bay, bộ chỉ huy Liên Xô lập tức tung một sư đoàn dù của Bộ đội Đổ bộ đường không Liên Xô (VDV) đến để hỗ trợ cho các binh sĩ đặc nhiệm.

Trong khi đó, các toán đặc nhiệm Liên Xô đã đến Tiệp Khắc trước đó đã chiếm giữ các tòa báo, nhà ga, trung tâm điện báo một cách chớp nhoáng và không hề ồn ào. Sau khi chiếm giữ khu vực trụ sở chính phủ, lính đặc nhiệm Liên Xô đã đưa chính phủ Tiệp Khắc về Moskva.

Đầu những năm 1990, Trung tá Yuri Struzhnyak, một trong những người tham gia các sự kiện này, đã nhớ lại những ngày đó: “Việc đánh chiếm sân bay chẳng phải là cái gì đó quá phi thường đối với chúng tôi. Chúng tôi đã được huấn luyện làm việc này, chúng tôi có trang bị tốt, vì vậy chẳng có hành động thừa nào vào thời điểm đó. Chúng tôi lo nhất là toàn bộ chiến dịch Danube (chiến dịch dựng lên chế độ thân Liên Xô ở Tiệp Khắc) sẽ diễn ra như thế nào. Còn về các hành động của mình thì chúng tôi tuyệt đối an tâm. Chiến dịch được được lập kế hoạch để sao cho gần như không ai bị thương vong”.

Cần lưu ý rằng, cựu biệt kích khét tiếng phát xít Đức Otto Skorzeny, khi quan sát diễn biến tình hình ở Tiệp Khắc, đã đánh giá chiến dịch đánh chiếm sân bay Praha là “xuất sắc”.

3. Săn tên lửa Stinger, vồ được tăng T-59

Đầu thập kỷ 1970 và những năm 1980, châu Phi cũng có giá trị không kém so với Việt Nam chẳng hạn. Angola cũng có vị trí xứng đáng trong “trận chiến cướp đoạt bí mật quân sự” thời đó. Câu chuyện bắt đầu rất đơn giản - Tùy viên quân sự Liên Xô ở Angola được giao nhiệm vụ theo dõi sự xuất hiện các mẫu vũ khí trang bị mới của kẻ địch. Các loại vũ khí quý giá mà binh lính quân đội chính phủ Angola với sự hỗ trợ của các cố vấn quân sự Liên Xô chiếm được của quân phiến loạn đã lập tức được máy bay chuyên cơ chở về Moskva.

Đa số mọi người sẽ lập tức nghĩ rằng, đây là nói đến vũ khí Mỹ, nhưng câu chuyện hấp dẫn hơn nhiều. Năm 1976, trong một trận đánh ở khu vực Dondo, cách thủ đô Luanda 200 km, binh lính quân đội chính phủ Angola đã chiếm được một xe tăng Т-59 của Trung Quốc. Chuyên gia quân sự Liên Xô Vladimir Zayats hồi đó đã được tặng thưởng huân chương “Chiến công” vì thành tích này. Chính Vladimir Zayats đã đích thân chuyển giao chiến lợi phẩm này cho đặc nhiệm GRU để họ tiến hành chiến dịch vận chuyển xe tăng về lãnh thổ Liên Xô trên một tàu đổ bộ Liên Xô. Tuy nhiên, chiếc xe tăng Trung Quốc chỉ là gặt hái tình cờ của GRU. Mục tiêu đích thực của chiến dịch là phát hiện và cướp lấy một mẫu hệ thống tên lửa phòng không vác vai Stinger vốn xuất hiện ở Angola sớm hơn nhiều trước khi được cung cấp cho các tay súng nổi dậy Afghanistan. Tuy nhiên, hồi đó, đặc nhiệm Liên Xô đã không lấy được Stinger ở Angola.

4. Lấy khủng bố trị khủng bố
Ngày 30/9/1985, tại Beirut, 4 cán bộ đại sứ quán Liên Xô bị bắt giữ gần như đồng thời. Một ô tô chở các nhà ngoại giao đã bị chiếm giữ gần như ở đối diện cổng sứ quán. Một xe khác chở các nhà ngoại giao bị chặn bắt cạnh bệnh viên Trad. Cuộc tấn công được thực hiện theo cách thức kinh điển: chặn xe, mặt nạ, súng, nổ súng và nhanh chóng tẩu thoát. Bọn bắt cóc các công dân Liên Xô lên tiếng khá nhanh chóng. Các yêu sách do chúng đưa ra để chúng thả các con tin khá khác thường so với thời đó. Bọn khủng bố đòi Moskva tác động đến chính phủ Syria nhằm ngừng chiến dịch quân sự của Syria chống Li-băng và Moskva phải rút sứ quán khỏi Li-băng. Nếu từ chối thực hiện các yêu sách này, bọn khủng bố đe dọa giết hết các nhà ngoại giao Liên Xô. Đáng lưu ý là không nước đồng minh nào (Iran, Jordanie, Libya) giúp Liên Xô giải thoát các con tin mặc dù họ có khả năng làm việc này.

KGB biết được chiến dịch bắt cóc các nhà ngoại giao Liên Xô là do đơn vị bí mật và mạnh nhất của Hezbollah là Munata’mat al Jihad al-slami do Imad Mugniyah chỉ huy.  Tổ tình báo KGB ở Beirut đã quyết định tuyển mộ điệp viên trong giới thân cận Mugniyah và lên kế hoạch thủ tiêu ông ta trong trường hợp các con tin Liên Xô bị hành quyết. Để tỏ rõ sự quyết tâm của mình, bọn khủng bố đã giết hại Arkady Katov, một trong các nhà ngoại giao Liên Xô bị bắt mà chúng đã bất cẩn làm bị thương khi tiến hành bắt cóc. Vì thế, đặc nhiệm Liên Xô đã buộc phải hành động ngay lập tức.

Sứ mệnh này được giao cho biệt đội đặc nhiệm mới thành lập Vympel thực hiện. Viên tướng nổi dang KGB Yuri Ivanovich Drozdov phụ trách kiểm soát chiến dịch. Các sự kiện tiếp theo diễn biến mau lẹ. Bất ngờ đối với người Palestine, các cộng sự thân cận nhất của cả Mugniyah, kẻ đã hành quyết nhà ngoại giao Liên Xô bị thương, bắt đầu biến mất.

Liên tiếp biến mất 10 chỉ huy các cơ quan tình báo khác nhau của Li-băng. Sau những vụ mất tích này, Mugniyah nhận được một bức thư, trong đó đề nghị y tự chọn lấy nạn nhân tiếp theo nếu như y không thả các nhà ngoại giao Liên Xô. Imad Mugniyah hiểu rằng, nếu người ta đã có thể đưa lá thư đến tận tay y thì nạn nhân tiếp theo sẽ chính là y. Ngay ngày hôm sau, các con tin Liên Xô đã được thả, còn việc vây hãm Đại sứ quán Liên Xô được gỡ bỏ.

5. Đột kích Dinh Tajbek
Khác với các chiến dịch đặc biệt ở châu Á và châu Phi, chúng ta có nhiều hơn một chút thông tin về các chiến dịch ở Afghanistan có sự tham gia của đặc nhiệm GRU. Người ta coi chiến dịch cực kỳ phức tạp nhằm thủ tiêu Tổng thống Afghanistan Hafizullah Amin đã mở đầu cho cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan. Cùng với đặc nhiệm GRU, tham gia chiến dịch còn có các biệt đội Grom và Zenit mà trong tương lai sẽ trở thành Cục A (Alpha) và Cục V (Vympel) của KGB. Sáu tháng trước cuộc công kích, bộ chỉ huy Liên Xô đã thành lập đơn vị đặc nhiệm độc lập số 154 hay còn gọi là “Tiểu đoàn Hồi giáo” với binh sĩ là các chiến sĩ đặc nhiệm Xô-viết người Hồi giáo. Toàn bộ cuộc công kích, toàn bộ quá trình giao chiến và càn quét dinh thự Tajbek của Amin mất không quá 40 phút. Đặc nhiệm GRU chỉ có 7 người hy sinh, mặc dù trong tay Amin có số quân đông gấp gần 4 lần so với số lính đặc nhiệm Liên Xô tấn công dinh thự. Amin bị giết. Chiến dịch kết thúc thắng lợi.

6. Lần đầu tiên cướp được tên lửa Stinger

Mùa đông năm 1987 ở Afghanistan thật sự nóng bỏng. Toán đặc nhiệm GRU do Thượng úy Vladimir Kovtun đã chiếm được một hệ thống tên lửa phòng không vác vai Stinger nguyên lành, loại vũ khí mà Mỹ trang bị hào phóng cho phiến quân Hồi giáo và trở thành ác mộng của Không quân Liên Xô.

Ông Vladimir Kovtun nhớ lại: “Trong trận đánh đó, chúng tôi đã hạ gục độ 16 tên. Chúng tôi phát hiện ra chúng trước tiên từ trên không, chúng di chuyển bằng xe mô tô. Xe máy ở Afghanistan - đó 100% là bọn dukhi (từ lóng chỉ các tay súng thánh chiến Hồi giáo mujahideen ở Afghanistan). Chúng lao nhanh đến và bắt đầu vãi đạn vào chúng tôi. Thậm chí, chúng còn kịp phóng vài quả Stinger, nhưng trượt. Sau khi đổ quân xuống (từ trực thăng), tôi và 2 chiến sĩ nữa đuổi theo một tên Hồi giáo cực đoan. Hắn chạy rất nhanh, nhưng ống phóng tên lửa mà hắn cầm trong tay hạn chế nhiều tốc độ của hắn. Tôi chợt nghĩ cứ chạy theo hắn như thế suốt không phải là ý hay, tôi liền quỳ một gối xuống, làm một hơi hít sâu vào và thở ra và bắn một phát đạn trúng gáy hắn. Đến nay, tôi vẫn nhớ cái ống kỳ lạ đó. Chúng tôi cũng chẳng lục soát hắn, tất cả chú ý đều được dành chính cho cái ống đó. Tôi túm lấy nó và chạy trở lại trực thăng. Cơ trưởng, mặc dù từ tối đã cãi nhau to với tôi, vẫn vui mừng hét lên: “Volodya, Volodya! Stinger đấy!!!!”.

Bộ chỉ huy quân đội Liên Xô đã lấy được hệ thống tên lửa phòng không vác vai ẩn hiện như ma Stinger và làm kinh hoàng các phi công Xô-viết như thế đó.

Thời kỳ hậu Xô-viết, đặc nhiệm GRU còn đặt nền móng cho sự ra đời của một đơn vị đặc nhiệm nữa - đó là Lực lượng tác chiến đặc biệt Nga (SSO). Binh sĩ của lực lượng này cũng được giao thực hiện các nhiệm vụ bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu trên trái đất, nhưng toàn bộ hoạt động của họ được bảo mật hoàn toàn và còn lâu nữa, người ta mới có thể tiết lộ về các chiến dịch đương thời.

Nguồn: tvzvezda, 20.12.2014.

Triều Tiên thành "siêu cường" tác chiến mạng như thế nào?

VietnamDefence - Tuy là một trong những quốc gia bị cô lập nhất trên thế giới, nhưng Triều Tiên được cho là có tiềm lực thực sự về tấn công mạng.
Hệ thống máy tính hiện đại tại một trung tâm điều hành hành chính của Triều Tiên

Triều Tiên đã nổi lên thành “nước lớn” trong cuộc chiến kỹ thuật số, mặc dù người dân nước này bị kiểm soát mạng nghiêm ngặt.

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, mức độ sử dụng internet tại Triều Tiên thấp nhất thế giới, ở mức tỷ lệ dân số sử dụng xấp xỉ 0%.

Triều Tiên chỉ cho phép truy cập internet đối với các cán bộthân tín. Các chuyên gia ước tính rằng số lượng người dùng internet tại đây chỉ khoảng vài trăm người.

Dù máy tính tư nhân bị cấm, Triều Tiên đã phân phối khoảng 4 triệu máy tính cho 24,4 triệu dân và được truy cập các mạng nội bộ được giám sát chặt chẽ bởi chính phủ, được cài hệ điều hành riêng có tên “Red Star”.

Hiện tại, mới chỉ có một quán cà phê Internet duy nhất tại Bình Nhưỡng.

Hiển hiện điều tưởng như không tưởng

Việc Triều Tiên có thể xây dựng một lữ đoàn mạng tinh nhuệ trong bối cảnh trên là rất khó tin, tuy nhiên các chuyên gia đã ghép nối các thông tin lấy được từ những người tỵ nạn và tìm cách thâm nhập các hệ thống máy tính cẩn mật của nước này để chứng minh điều không thể là hoàn toàn có thể.

Quân đội Triêu Tiên vận hành một bộ tư lệnh tác chiến mạng chính thức có tên “Đơn vị 121” dưới quyền của Tổng cục Trinh sát, còn có tên gọi tổ chức Đoàn kết tri thức Triều Tiên. Đơn vị này gồm các giáo sư và giới tri thức từng trốn sang Hàn Quốc.

Cơ quan trinh sát này là tổ chức gián điệp hàng đầu của Triều Tiên, được cho là chủ mưu của hàng loạt các vụ tấn công mạng và tấn công thông thường đối với Hàn Quốc. Người đứng đầu cơ quan này là tướng Kim Yong-chol, được cho là người từng vạch ra kế hoạch đánh chìm một tàu chiến Hàn Quốc.

Quy mô của lữ đoàn mạng và tính chất công việc của họ hiện vẫn gây tranh cãi. Kim Heung Gwang, giáo sư khoa học máy tính của Bình Nhưỡng và là từng là người đứng đầu đơn vị này tiết lộ cho GlobalPost biết, Đơn vị 121 gồm 2 tòa nhà ở ngoại ô Bình Nhưỡng.

Những kẻ đào thoát khỏi Triều Tiên khác cho biết, các nơi ẩn náu của quân đội Triều Tiên có từ 500 tới 3.000 kỹ thuật viên máy tính thiệnchiến thuộc đơn vị này. 

Triều Tiên quan tâm tới những trẻ nhỏ có tài năng toán học bẩm sinh, và tiến hành đào tạo chúng một cách khắt khe ở bậc tiểu học và trung học. Những học viên này sau đó được tuyển vào các trường đại học như Đại học Côngnghệ Kim II Sung và Kim Chaek, sau đó được chính thức gia nhập giới chuyên gia mạng.

Không chỉ các học sinh chuyên về máy tính gia nhập quân đội. Nhiều nhân tài cũng phục vụ cho đất nước theo những con đường khác. Một số tham gia các công ty bán công lập với mức lương cao, như công ty nước ngoài do Đức thành lập có tên Nosotek, chuyên lập trình các ứng dụng cho điện thoại di động.

Trả lời phỏng vấn trên blog mới từ Triều Tiên có tên New Voices International, những kẻ đào thoát khỏi Triều Tiên tiết lộ, nhiều người trong số họ lại thích tạo ra những con virus hơn với hy vọng sẽ kiếm được các công việc tốt tiền hơn từ chính quyền.

Theo tổ chức Đoàn kết tri thức, các hacker sống khá giả trong những ngôi nhà xa xỉ so với mức sống chung của Triều Tiên. Với mức sống này, họ có ít lý do để "trốn khỏi Triều Tiên. Ít nhất một hacker đã tiết lộ với Hàn Quốc như vậy từ Đông Nam Á vào cuối tháng 3/2013.

Những người khác khẳng định rằng, mối đe doạ mạng Triều Tiên thực ra chỉ là "một con hổ giấy". Joo Seong-ha, một nhà báo tỵ nạn viết trên tờ báo bảo thủ Dong-a Ilbo cho biết, nước này chỉ có 10 đội tác chiến mạng, mỗi đội khoảng 5 chiến binh mạng.

Mới đây, hệ thống mạng nội bộ của Sony Pictures đã bị tấn công và gần như sập hoàn toàn. Triều Tiên đang được xem là nguồn gốc của vụ việc. Một nhà ngoại giao Triều Tiên đã phủ nhận việc Bình Nhưỡng đứng đằng sau cuộc tấn công nhằm vào Công ty Sony Pictures hồi tháng trước nhưng một nguồn tin an ninh quốc gia Mỹ lại nói rằng, đây chính là nghi phạm.

Năm 2013, hơn 30.000 máy tính của các ngân hàng và đài truyền hình Hàn Quốc cũng bị tấn công tương tự. Các nhà nghiên cứu an ninh mạng cũng tin rằng, Triều Tiên đã gây ra vụ việc.

Nguồn: GlobalPost

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét