Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ 70

(ĐC sưu tầm trên NET)

Grigori Yefimovich Rasputin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Grigori Yefimovich Rasputin
Rasputin pt.jpg
Grigori Rasputin
Sinh 22 tháng 1, 1869
Pokrovskoye, Siberia, Đế quốc Nga
Mất 30 tháng 12, 1916 (47 tuổi)
Saint Petersburg, Đế quốc Nga
Nguyên nhân mất
Bị giết
Quốc gia Nga
Tên khác Tu sĩ Điên
Tu sĩ hắc ám
Tiêu đề Cha Grigori
Tôn giáo Chính thống giáo Nga
Vợ (hoặc chồng) Praskovia Fedorovna Dubrovina
Con cái Dmitri (1897-1937)
Matryona (1898-1977)
Varvara (1900)
con rơi
Grigori Yefimovich Rasputin (tiếng Nga:Григо́рий Ефи́мович Распу́тин) (22 tháng 1 năm 186930 tháng 12 năm 1916) là một nhân vật lịch sử Nga. Tự phong cho mình là tu sĩ với thần lực của thượng đế, Rasputin được Nga hoàng Nikolai II và hoàng hậu Alexandra tôn sùng vì họ cho rằng ông ta đã chữa được cơn bệnh hiểm nghèo cho con trai duy nhất của họ là hoàng tử Alexei (vị hoàng tử này bị bệnh loãng máu do di truyền từ nữ hoàng Victoria của Anh).
Rasputin được cho là tu sĩ, kẻ mê hoặc nhân tâm, người của thượng đế, tiên tri, thần y,… Có rất nhiều thông tin về Rasputin nhưng khó có thể xác định tính trung thực vì phần lớn là huyền thoại hay lời đồn đại thêm thắt của công luận.

Xuất thân

Grigori Yefimovich Rasputin sinh ra trong giai cấp bần nông trong một làng thuộc Pokrovskoye, dọc sông Tura Siberia. Ông sinh vào thập niên giữa 18631873. Gần đây, người ta cho rằng ông sinh ngày 10 tháng 1 năm 1869 theo hệ thống lịch cũ (tương đương ngày 22 tháng 1 1869)
Từ khi còn nhỏ, Rasputin đã được người trong vùng biết đến vì những sự kiện huyền hoặc. Chị ông là Maria có bệnh động kinh. Cô này bị chết đuối. Ông và người anh là Dmitri sau đó cũng bị suýt bị chết đuối. Tuy hai anh em được cứu sống Dmitri bị sưng phổi chết. Hai cái chết này gây ảnh hưởng tâm thần sâu đậm cho Rasputin. Khi ngựa của cha mình bị cắp trộm, Rasputin tìm ra kẻ gian nhờ linh cảm đặc biệt.
Khoảng 18 tuổi, Rasputin bị bắt vào tu viện sám hối, có thể là hình phạt cho tội ăn cắp vặt. Tại đây, ông bắt đầu học hỏi về tôn giáo và khi ra viện ông kể rằng có Đức Mẹ hiện ra. Sau đó Rasputin trở thành tu sĩ huyền bí đi lang thang khắp nơi. Trong thời gian này, có người cho rằng ông theo một nhánh Thiên chúa giáo bị cấm. Đạo này cho tín đồ làm những buổi lễ giao hợp tình dục, tạo suy nhược cơ thể để gây khoái cảm tột đỉnh. (Sau này, khi thủ tướng Nga là Alexander Guchkov tình nghi Rasputin theo tà đạo này, nộp đơn xin Nga hoàng đuổi Rasputin khỏi cung đình, Nga hoàng đã không nghe theo, lại còn cách chức Guchkov.)
Không lâu sau khi rời khỏi tu viện, Rasputin lãnh giáo từ một tu sĩ tên Makariy. Ông này gây ấn tượng lớn cho Rasputin. Năm 1889 Rasputin đó lấy vợ tên Praskovia Fyodorovna Dubrovina, sinh ba người con tên Dmitri, Varvara, và Maria (Dmitri và Maria là tên của anh chị ông). Rasputin còn ngoại tình và có con với một người đàn bà khác. Năm 1901 Rasputin rời quê đi hành hương, sang đến Hy LạpJerusalem. Đến năm 1903 ông về Saint Petersburg. Tại đây ông dần dần tạo uy tín về sức mạnh thần y của mình. Lời đồn về khả năng chữa bệnh thần thánh và óc tiên tri của Rasputin không bao lâu lan đến tai của gia đình Nga hoàng.

Chữa trị cho Alexei

Hoàng tử Alexei bị bệnh loãng máu kinh niên do di truyền từ bà cố là nữ hoàng Victoria. Các thái y của Nga hoàng bó tay - chẩn định rằng Alexei sẽ phải chết sớm vì chứng máu không đông. Hoàng hậu Nga lo sợ nhờ bạn mình là Anna Vyrubova tìm mời vị thần y Rasputin đến chữa. Rasputin được nhiều lời đồn cho rằng ông có khả năng chữa bệnh bằng lời cầu nguyện. Mỗi khi Alexei bị chảy máu, ông lại vào cung cầu nguyện để trấn an hoàng gia và Alexei có vẻ hồi phục. Từ đó càng ngày hoàng gia Nga càng tin dùng Rasputin.
Rasputin và những người hâm mộ
Có nhiều lý do hoàng tử Alexei bớt bệnh mỗi khi Rasputin cầu nguyện. Có thể ông dùng kỹ thuật thôi miên, hoặc chỉ nhờ ông có khả năng trấn an giúp Alexei bớt lo sợ và từ đó tự cơ thể hoàng tử có khả năng chống lại căn bệnh. Nhiều giả thuyết khác cho rằng ông dùng đỉa cho vào vết thương làm máu dễ đông lại. Theo Diarmuid Jeffreys thì Rasputin thành công là nhờ ông ngăn cản không cho Alexei uống các loại thuốc của các thái y Nga, trong đó có thể có aspirin là một loại thuốc chống đau mới phổ biến, rất thịnh hành lúc đó, nhưng có tác dụng phụ là làm loãng máu.
Gia đình Nga hoàng gọi Rasputin là thánh sống, người của hoàng gia, tiên tri của thượng đế,… Rasputin dần dần tạo uy tín và ảnh hưởng lớn đến hoàng hậu Alexandra. Bà cho rằng thượng đế liên lạc với bà qua Rasputin.

Ảnh hưởng chính trường Nga

Rasputin vào hoàng cung không bao lâu đã gây tranh luận nhốn nháo khắp lĩnh vực. Các thế lực chính trị, tôn giáo thay nhau bênh vực hay chỉ trích ông về những vụ việc:
  • Ông từng bị kết án là đã hiếp dâm một nữ tu sĩ.
  • Giáo hội kết tội ông đã tham gia tà đạo Khlysty. Đạo này cho phép tín đồ tự hành hạ (tự quất roi vào mình) và tham gia các buổi giao hoan tập thể để sám hối.
  • Ông bị tình nghi là dùng tôn giáo để thông dâm với nhiều phụ nữ trong giới thượng lưu Nga. Ông lập các buổi cầu nguyện chung cho các phụ nữ này để rửa tội cho họ bằng va chạm xác dục với mình.
  • Chứng nghiện rượu
  • Tham nhũng hối lộ trong việc xúi giục chính quyền tăng chức hay sa thải nhân viên.
Rasputin
Trong Thế chiến thứ nhất Rasputin bị cho là thiếu lòng yêu nước, toa rập với hoàng hậu Nga (bà này vốn gốc người Đức) làm điệp viên cho Đức.
Khi Rasputin xin ra chiến tuyến ban phước lành cho binh lính Nga, tổng tư lệnh quân Nga là Bá tước Nikolai hăm là sẽ treo cổ ông ta nếu Rasputin lộ diện nơi biên thùy. Sau đó Pasputin nói ông được thượng đế cho biết rằng chỉ khi nào chính Nga hoàng ra cầm quân thì quân Nga mới chiến thắng. Nga hoàng lúc bấy giờ tuy bối rối nhưng phải nghe lời đích thân ra chiến trận; đưa đến hậu quả thảm hại cho chính mình và nước Nga sau này.
Trong khi Nga hoàng vắng mặt, Rasputin tung hoành trong cung cấm, trở thành nhân vật thân cận của hoàng hậu. Ông dùng thế lực tạo vây cánh tham nhũng lũng đoạn chính quyền thay đổi, thu thập hay sa thải các nhân sự trong chính quyền Nga. Chiến tranh kéo dài trong khi chính phủ suy đồi, kinh tế Nga từ đó còn lụn bại thê thảm hơn.
Vladimir Purishkevich là một chính trị gia khôn ngoan trong quốc hội Nga. Ngày 19 tháng 11 năm 1916 ông tuyên bố trước quốc hội:
Các bộ trưởng của Nga hoàng đã trở thành những con rối, những con rối có dây giật nằm chắc trong tay Rasputin và Alexandra Fyodorovna - con quỷ tinh khôn Nga và bà hoàng hậu Nga … bà vẫn là người Đức trên ngai vàng của Nga, xa lạ với tổ quốc và dân tộc Nga.
Felix Yusupov nghe được lời tuyên cáo này bèn liên lạc với Purishkevich để âm mưu sát hại Rasputin.

Ám sát

Hình chụp xác chết của Rasputin
Giai thoại về những cuộc mai phục sát hại Rasputin còn quái gở hơn những câu chuyện về cuộc đời lập dị của ông ta. Theo nghiên cứu Người giết Rasputin của Greg King thì Rasputin bị tấn công nhiều lần. Một trong những lần đáng kể là ngày 29 tháng 6 năm 1914, khi Rasputin về quê thăm vợ con tại Pokrovskoye. Khi ông vừa từ nhà thờ bước ra, một phụ nữ mãi dâm tên Khionia Guseva dùng dao đâm vào bụng Rasputin. Bà này là tín đồ của tu sĩ Iliodor, khi trước là bạn của Rasputin. Iliodor rất chán ghét những gì Rasputin gây nên và khuyên những phụ nữ từng bị ông ta phá hại lập hiệp hội đoàn kết tương trợ nhau.
Guseva cho rằng bà đã thành công, nhưng Rasputin được đưa vào bệnh viện và cứu sống sau một cuộc giải phẫu trầm trọng. Theo hồi ký của con gái ông là Maria Rasputin, thì tuy ông sống sót, Rasputin trở nên trầm buồn hơn trước và yếu đi nhiều. Rasputin phải dùng thuốc chống đau và bị quen á phiện từ đó.
Cung điện Moika, bên sông Moika, nơi Rasputin bị dụ vào chỗ sát hại
Ngày 16 tháng 12 năm 1916 Rasputin bị Felix Yusupov và Dmitri Pavlovich dụ vào hầm của cung điện Moika của Yusupov. Họ phục rượu và mời ông dùng bánh ngọt có tẩm thuộc độc cyanide. Rasputin ăn hết nhưng không hề hấn gì cả mặc dù Vasily Maklakov cho rằng số lượng chất độc có thể giết đến 5 người. Yusupov bèn lén lên lầu bàn thảo với đồng lõa, rồi xuống rút súng bắn vào lưng Rasputin. Rasputin ngã xuống và đám âm mưu bỏ chạy ra ngoài. Khi Yusupov trở lại xem xét tử thi thì thình lình Rasputin bật dậy ôm chầm lấy thì thào bên tai ông: "Quân khốn nạn!" và toan bóp cổ Yusupov. Lúc đó những kẻ đồng lõa trở lại, bắn tiếp 3 phát vào người Rasputin. Rasputin ngã xuống lần nữa nhưng vẩn chưa chết. Bọn người kia phải dùng gậy đánh thêm nhiều lần nữa rồi quấn vải bọc Rasputin lại và vất xuống sông Neva lạnh đang đóng băng. Rasputin chết đuối, cũng như hai anh chị của ông đã chết khi xưa.
Ba ngày sau, thi thể Rasputin được vớt lên. Khảo nghiệm chính thức cho rằng ông ta bị chết đuối. Hay cánh tay ông ta trong tư thế đưa lên như thể Rasputin trước khi chết vẫn còn sức cố gắng cào cấu phía dưới tảng băng.
Hoàng hậu Nga cho đem thi thể Rasputin chôn trong nghĩa địa hoàng gia nhưng sau Cách mạng Tháng Hai, Rasputin bị công nhân trong cuộc nổi dậy quật mồ và đem đốt tại khu rừng gần bên. Khi lửa đốt các cơ xương, thi thể Rasputin co quắp, giật nảy lên. Những người đứng xem không hiểu hiện tượng này; lại phao thêm tin đồn là Rasputin đã thành quỷ dữ muốn sống lại.

Tang chứng cụ thể hiện nay

Gần đây những nghiên cứu chung quanh vụ giết chết Rasputin cho thấy Felix Yusupov đã báo cáo không trung thực. Có nhiều khác biệt giữa những bản khai hay hồi ký của ông về vụ giết người này.

Tình báo Anh dính vào vụ giết hại Rasputin


VietnamDefence - Các nhà sử học Anh cho rằng, sĩ quan tình báo Anh MI-6 Oswald Rayner đứng sau vụ giết hại Rasputin.
Tờ Birmingham Mail đưa ra giả thiết mới về cái chế của Grigory Rasputin. Các nhà sử học Anh cho rằng, sĩ quan tình báo Anh MI-6 Oswald Rayner đứng sau vụ giết hại Rasputin.
Grigory Rasputin (bên trái) và Oswald Rayner
Vô số những chi tiết bịa đặt đủ loại về cái chết của Rasputin, kể cả được loan truyền bằng các nguồn chính thức chỉ là nhằm che giấu vai trò của Anh trong vụ này.

Năm 1916, Thế chiến I đang ở lúc cao trào. Triều đình sa hoàng Nga chia thành hai phe: chủ chiến và chủ hòa với Đức. Nếu như hoàng hậu Aleksandra Fyodorovna, vợ sa hoàng Nikolai II, được xem là thuộc phe chủ chiến thì cháu trai kỳ dị của sa hoàng Feliks Yusupov và đại công tước Dmitri Pavlovich (người này có thể có tham vọng đối với ngai vàng) lại ủng hộ tiếp tục chiến tranh.

“Cả chính phủ Anh và chính phủ Đức đều không thể thờ ơ với diễn biến sự kiện ở đế quốc Nga. Nếu như sa hoàng Nikolai II rút khỏi cuộc chiến, mặt trận phía đông sẽ mất 1/3 triệu lính Nga, điều đó sẽ làm nghiêng cán cân có lợi cho phe các cường quốc Trung tâm”, ông Chris Upton, chuyên gia hàng đầu về lịch sử của Đại học tổng hợp Newman ở Birmingham nói với tờ Birmingham Mail.

Rasputin có ảnh hưởng lớn tại triều đình Nga và điều quan trọng nhất là Rasputin được cho là nhân vật chính ủng hộ giảng hòa với Đức. Người muốn lấy mạng ông có quá nhiều.

Oswald Rayner sinh ra ở thành phố nhỏ Smethwick, ở Sandwell, phía tây Birmingham; thời trẻ đã rất thông minh, nên năm 1907 đã vào được Đại học Oxford, ở đây ông ta quen biết với Feliks Yusupov. Rayner giỏi tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Nga, điều đó thu hút sự quan tâm của tình báo Anh. Năm 1915, Rayner trở thành điệp viên Anh ở Petrograd.

Các nghiên cứu lịch sử 10 năm gần đây cho thấy rằng, trong các giả thiết vụ giết hại Rasputin chỉ có giả thiết ông bị bắn là đúng, chứ không phải bị bắn và đầu độc. Trên xác ông phát hiện 3 vết thương bị gây ra bởi 3 loại súng khác nhau. Phát đạn chết người được bắn từ khẩu súng ngắn ổ quay Webley mà các chuyên gia cho là thuộc về Rayner.

“Bản thân Nikolai II tin rằng, các điệp viên Anh đã nhúng tay vào cái chết của Rasputin và thậm chí đã nói điều đó với đại sứ Anh”, ông Upton nói. Nhưng do ở Nga không lâu sau đã nổ ra Cách mạng tháng Mười nên không nghi can nào phải ra tòa.

Rayner sau này cũng giúp Yusupov dịch hồi ký của ông ta về Rasputin được xuất bản khi lưu vong, trong đó không nói gì về vai trò của Anh trong âm mưu này. Nhưng dẫu sao, các chuyên gia vẫn coi chính Rayner và Yusupov là những nhân vật then chốt trong vụ ám hại Rasputin.

Nguồn: Birmingham Mail, Russia Today, 20.10.2013.

Tình báo Anh mưu tính cứu Gaddafi


VietnamDefence - Nước Anh đã muốn đưa ông Muammar Gaddafi rời Libya trong thời gian chiến tranh.
Ông Gaddafi và Berlusconi (Kassgallerie/flickr.com).
Khi nội chiến nổ ra ở Libya, Cục Tình báo Anh MI-6 đã xây dựng kế hoạch đặc biệt bí mật di tản Đại tá Muamar Gaddafi ra khỏi nước này sang Guinea Xích đạo.

Nhưng chi tiết giật gân của chiến dịch bất thành này của tình báo Anh được nêu ra trong cuốn sách In It Together của Matthew d’Ancona mà trong tuần này bắt đầu được đăng tải từng phần trên các tờ báo Daily Telegraph và Sunday Telegraph.

Ông Gaddafi bị sát hại, ngày 20/11/2011
Kế hoạch này đã được trình với chính phủ Anh vào đầu cuộc chiến Libya bởi vì có ý kiến cho rằng, việc di tản ông Gaddafi sẽ giúp kết thúc nhanh cuộc xung đột nội bộ.

Quốc vụ khanh về phát triển quốc tế Andrew Mitchell đã được cử đến Guinea Xích đạo để có các tiếp xúc cần thiết với chính phủ của nhà độc tài ở đây Theodore Obiang Nguema Mbasogo. Nguyên nhân là Guinea Xích đạo không thừa nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế vốn đã phát lệnh bắt Đại tá Gaddafi.

Kế hoạch đã không được thực hiện, Muammard Gaddafi bị bắt và bị phiến quân giết hại dã man vào tháng 10/2011.

Cuốn sách của Matthew d’Ancona dựa trên cuộc phỏng phấn với các nhân vật chủ chốt của nội các Anh, từng đưa ra các quyết định về các hành động của quân đội Anh trong thành phần liên minh quốc tế.

Trong một chương sách, tác giả đã mô tả chi tiết kế hoạch di tản Muammar Gaddafi. Ban đầu, người ta đã dự định tạo nơi trú ẩn cho Gaddafi ở ngay tại Libya, nhưng sau đó, họ từ bỏ ý tưởng này vì nghĩ là Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya sẽ không đồng ý với phương án đó, cũng như sẽ không thể bảo đảm an ninh thích đáng cho Đại tá Gaddafi và người của ông.
Sứ mệnh của Andrew Mitchell ở Guinea Xích đạo khá thành công. Ông đã thiết lập được quan hệ giữa các cơ quan chính phủ hữu quan ở London và Malabo, mặc dù giữa hai nước không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Được huy động vào chiến dịch di tản nhà lãnh đạo Libya có các nhân viên của một công ty quân sự tư nhân Nam Phi. Năm 2004, một toán lính đánh thuê Nam Phi Simon Mann đã mưu toan thực hiện một cuộc đảo chính ở Guinea Xích đạo, nhưng đã bị bắt ở Zimbabwe. Bọn lính đánh thuê đã nhận các án tù khác nhau. Theo các nguồn tin khác nhau, một số trong bọn này đã tham gia chiến dịch di tản Gaddafi.

Nguồn: Conjunture, 30.9.2013

Bí mật chiến dịch thu hồi Crimea


VietnamDefence - Cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen tiết lộ về chiến dịch của “những người lịch sự” ở Crimea.

Hạm đội Biển Đen đã bảo đảm vận chuyển bí mật đến Crimea các đơn vị đặc nhiệm Nga và họ đã phong tỏa lực lượng Ukraine ở đây, cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Igor Kasatonov tiết lộ.

“Hạm đội Biển Đan đã chuẩn bị đầu cầu, các sĩ quan đã biết điều gì đang xảy ra xung quanh nơi trú đóng các đơn vị Ukraine, các kịch bản diễn biến tình hình được nghiên cứu trên các bản đồ. Nghĩa là Hạm đội Biển Đan đã hoàn thành các nhiệm vụ của mình - “những người lịch sự” (lính đặc nhiệm Nga mặc quân trang không quân hàm, quân hiệu) đã được đưa đến, từ ngày 27 sang 28/2, Xô-viết Tối cao Crimea đã bị chiếm giữ”, Đô đốc Kasatonov nói và giải thích thêm, “những người lịch sự” là đặc nhiệm quân đội Nga được đưa đến bằng đường không và đường biển.

Vị đô đốc Nga đặc biệt lưu ý rằng, chiến địch đã được tiến hành với việc sử dụng rộng rãi các thủ đoạn ngụy trang các hoạt động di chuyển, nhờ đó chiến dịch đã diễn ra hoàn toàn bất ngờ đối với quân đội Ukraine, cũng như tình báo phương Tây.


Theo ông Kasatonov, tình báo NATO đã không kịp theo dõi việc chuẩn bị cho chiến dịch phong tỏa các đơn vị Ukraine vào năm 2014.

“Tại Crimea, tình báo NATO đã bỏ lỡ tất cả những gì có thể lẫn những cái không được phép bỏ lỡ. Nguyên nhân là ở chế độ im lặng vô tuyến nghiêm ngặt trong giai đoạn tập trung binh lực, cũng như ở việc khôn khéo sử dụng căn cứ Sevastopol, các phương tiện vận tải chiến đấu vốn đã đưa lực lượng vũ trang Nga đến Criema”, ông Kasatonov nhấn mạnh.

Cuối tháng 2/2014, sau khi Tổng thống Ukraine Yanukovich trốn chạy khỏi Kiev, hàng loạt tòa nhà hành chính ở Crimea đã bị các phần tử vũ trang lạ chiếm giữ (họ còn được gọi là “những người lịch sự”), tại thời điểm đó tự xưng là “lực lượng tự vệ Crimea”. Chính những lực lượng này đã phong tỏa các vị trí đóng quân thường xuyên của quân đội Ukraine ở Crimea.


Sau đó, được biết, đó là các đơn vị đặc nhiệm Nga mà theo Tổng thống Putin đã bảo đảm an toàn cho việc tiến hành trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của vùng lãnh thổ này, cũng như ngăn chặn các kịch bản leo thang xung đột đi cùng việc các kho vũ khí quân đội Ukraine lọt vào tay các phần tử cực đoan ở Crimea.

Đô đốc Igor Kasatonov từng là Tư lệnh Hạm đội Biển Đen vào năm 1991-1992, trong giai đoạn khủng hoảng giữa Moskva và Ukraine mới giành được độc lập về quyền kiểm soát Hạm đội. Từ năm 1992, ông là Phó Tư lệnh thứ nhất Hải quân Nga. Từ năm 1999, ông chuyển sang ngạch dự bị.

Ông dẫn lời của Thượng tướng Aleksandr Volkov: “Việc tập trung ngoạn mục phương tiện và lực lượng đặc nhiệm tại Crimea có sử dụng các biện pháp ngụy trang bất ngờ đối với người Ukraine, cũng như hàng loạt biện pháp nhằm đánh lạc hướng kịp thời đối phương”.

Ngày 16.3.2014, tại Crimea đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về quy chế của khu tự trị này, trong đó hơn 96% số người tham gia đã ủng hộ Crimea gia nhập thành phần nước Nga.

Ngày 21/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn hiệp ước về việc Crimea và Sevastopol gia nhập thành phần nước Nga, cũng như việc lập khu vực liên bang Crimea.

Nguồn: RIA Novosti, Lenta, VZ, 13.3.2015.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét