Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

BÍ ẨN KHẢO CỔ 22

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phát hiện chế độ ăn “toàn rau” của đấu sĩ La Mã cổ đại – Khảo cổ


Các chuyên gia khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra chế độ ăn đặc biệt của các đấu sĩ La Mã thời xưa sau khi phân tích những dấu hiệu thu thập được từ các bộ hài cốt ở nghĩa trang cổ Ephesus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
>>> Sự thật về “body chuẩn” của các võ sĩ giác đấu cổ đại
Theo đó, chế độ ăn của những đấu sĩ này không giàu protein như mọi người vẫn lầm tưởng mà thay vào đó, chế độ ăn của họ ngày xưa giàu thực vật, cụ thể là đậu, ngũ cốc.
Phát hiện chế độ ăn "toàn rau" của đấu sĩ La Mã cổ đại
Ảnh khai quật xương chiến binh La Mã cổ đại
Để đưa ra được kết luận này, các nhà nghiên cứu Đức đã tiến hành đo tỷ lệ đồng vị các nguyên tố carbon, nito, lưu huỳnh để khảo sát nồng độ collagen cùng tỷ lệ stronti, canxi trong xương.
Có tất cả 53 cá nhân được nghiên cứu, trong đó có 22 đấu sĩ La Mã được các chuyên gia đặc biệt lưu tâm phân tích. Kết quả cho thấy, bữa ăn của những đấu sĩ này thời xưa chủ yếu gồm ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì và không có thịt.
Phát hiện chế độ ăn "toàn rau" của đấu sĩ La Mã cổ đại
Hình ảnh võ sĩ La Mã thời xưa
Chế độ ăn chay này của những đấu sĩ cổ xưa cũng không hề khác so với thức ăn của người dân thường – họ cũng ăn chủ yếu là thực vật – đậu.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng phát hiện ra công thức thuốc bổ đặc biệt của người La Mã xưa được ghi lại trong nhiều tài liệu văn học cổ là hoàn toàn có thật.
Theo đó, đấu sĩ xưa đã uống tàn tro trộn với giấm như một liều thuốc bổ giúp tăng cường sức mạnh trước mỗi trận đấu. Giáo sư Fabian Kanz – trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Khi nghiên cứu xương, chúng tôi phát hiện ra hàm lượng khá cao của stronti, magie, canxi – điều này cho thấy người xưa đã bổ sung một lượng khoáng chất khá lớn và chúng có nhiều trong tàn tro”.
Phát hiện chế độ ăn "toàn rau" của đấu sĩ La Mã cổ đại
Tượng mô tả chiến binh La Mã thời xưa
Ông cũng nói thêm rằng: “Tro thực vật được sử dụng để phục hồi cơ thể sau khi hoạt động mạnh và thúc đẩy quá trình liền xương tốt. Điều này cũng giống như việc chúng ta ngày nay bổ sung thêm canxi có trong các thực phẩm từ sữa nhằm giúp xương chắc khỏe”.
Hiện các chuyên gia vẫn đang tiến hành nghiên cứu, so sánh dữ liệu xương từ đấu sĩ với người dân thường để có thể chỉ ra nhiều sự khác biệt.
Nghiên cứu được đăng trêm Tạp chí PLoS ONE.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/56786_phat-hien-che-do-an-toan-rau-cua-dau-si-la-ma-co-dai.aspx

Loài khủng long 70 triệu năm tuổi – Khảo cổ


Với hai cánh tay khổng lồ, loài khủng long mới được khai quật ở Mông Cổ là một loài vật đáng sợ thời tiền sử.
Năm 1965, giới khoa học tìm thấy hai cánh tay khổng lồ của một con khủng long ở Mông Cổ. Gần đây, bộ xương đầy đủ của nó được khai quật cho thấy đó là một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất từ trước đến nay. Nó sống trong khu vực hiện nay là sa mạc Gobi, khoảng 70 triệu năm về trước.

Một con khủng long Deinocheirus mirificus. (Ảnh:Michael Skrepnick)

Natureworldnews cho biết loài khủng long này cao từ 5 đến 11 mét, nặng khoảng 7 tấn. Nó có chiếc đầu giống loài thú mỏ vịt, một cái bướu như cánh buồm trên lưng, lông loang lổ và không có răng.
Tên của loài khủng long là Deinocheirus mirificus, nghĩa là “cánh tay khủng khiếp”. Với móng vuốt dài gần 2,5 mét, con Deinocheirus từng là loài động vật hai chân có cánh tay dài nhất thời bấy giờ.
“Deinocheirus là một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất, vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi”, tiến sĩ Yuong Nam Lee, trưởng nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản (Kigam) của Hàn Quốc nói.
Mặc dù có quan hệ với loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex, nhưng trên thực tế con Deinocheirus thuộc về một phân nhóm khủng long theropod được gọi là ornithomimosaurs (khủng long đà điểu). Đây là một loài động vật ăn tạp, ăn cả cá và thực vật.
Kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/56805_loai-khung-long-70-trieu-nam-tuoi.aspx

Đã tìm được di hài của cha Alexander đại đế – Khảo cổ


Những khúc xương cổ bên trong một ngôi mộ hoàng gia ở phía bắc Hy Lạp được xác định là vua Philip II xứ Macedonia, cha của Alexander đại đế.
Đã tìm được di hài của cha Alexander đại đế
Ảnh minh họa: petersommer.com

Một nhóm các nhà nghiên cứu Hy Lạp đã xác nhận hài cốt được tìm thấy ở ngôi mộ hoàng gia gồm 2 gian ở Vergina chính là cha đẻ của Alexander đại đế, theo trang tin Newser.
Vua Philip II là nhà trị vì quân sự hùng mạnh của thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, người đã giành quyền kiểm soát Hy Lạp và bán đảo Balkan.
Các nhà nghiên cứu khẳng định những khúc xương và các di vật bị hỏa táng vẫn còn mang theo dấu vết của những trận đánh, vốn diễn ra thường xuyên trong cuộc đời chinh chiến của vị vua dũng mãnh xứ Macedonia.
Được biết, mắt phải của vua Philip II bị trúng tên trong cuộc vây thành Methone vào năm 354 trước Công nguyên. Ông vẫn sống sót và trị vì thêm 18 năm nữa trước khi bị ám sát trong lễ cưới của con gái.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/56605_da-tim-duoc-di-hai-cua-cha-alexander-dai-de.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét