Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

CÂU CHUIYỆN TÂM LINH 83

(ĐC sưu tầm trên NET)


Mắt người có sức hút kỳ lạ

Với con người, đôi mắt không chỉ là cửa sổ mở ra thế giới bên ngoài, mà nó còn hướng vào bên trong, làm hé lộ thế giới tâm hồn với những cảm xúc và suy nghĩ riêng tư.
Trong tất cả các loài linh trưởng, mắt người đáng chú ý nhất. Mắt là để nhìn, nhưng cũng để người khác ngắm nhìn. Lòng đen của chúng ta trôi trên nền trắng và bọc quanh con ngươi. Sự tương phản màu sắc này không có ở hầu hết các loài khỉ người khác.
Theo một giả thuyết, đặc điểm nổi bật này là để giúp chúng ta theo dõi ánh nhìn của người khác tốt hơn khi nói chuyện hoặc khi phối hợp hành động.
d
Ảnh: foto.mail.ru.
Trong một nghiên cứu mới lần đầu tiên kiểm chứng giả thuyết này, các nhà nghiên cứu tại Viện nhân chủng học tiến hoá Max Planck tại Đức đã tìm hiểu hiệu ứng của cử động mắt, đầu đối với sự định hướng ánh nhìn loài vượn người và trẻ sơ sinh.
Trong nghiên cứu, một người sẽ thực hiện các động tác sau: Nhắm mắt lại, hướng đầu lên trần nhà; giữ đầu thẳng và ngước nhìn lên trần nhà; ngẩng đầu lên và nhìn lên trần nhà; giữ đầu thẳng và nhìn về phía trước.
Kết quả cho thấy, các con vượn người - bao gồm 11 con tinh tinh, 4 con khỉ đột và 4 con khỉ lùn bonobo - đều nhìn theo ánh mắt của người thử nghiệm khi anh ta chỉ cử động đầu. Ngược lại, 40 đứa trẻ sơ sinh nhìn theo nhiều hơn khi người thử nghiệm chuyển động mắt.
Vượn người bị ảnh hưởng bởi đầu nhiều hơn là mắt khi muốn nhìn theo ánh mắt của người đối diện, trong khi con người lại dựa vào đôi mắt nhiều hơn trong cùng tình huống.
eyes-1348715743_480x0.jpg
Mắt tinh tinh và mắt trẻ em. Ảnh: Livescience.
Việc so sánh mắt người với các loài linh trưởng khác cũng tiết lộ những khác biệt nhỏ nhặt khiến đôi mắt của ta nổi bật. Chẳng hạn, mắt người thiếu một số sắc tố nhất định như ở mắt linh trưởng, vì vậy mà lớp màng cứng ngoài của mắt là màu trắng. Ngược lại, hầu hết các loài linh trưởng có lớp màng cứng ngoài màu đen hoặc nâu, khiến khó xác định được hướng nhìn.
Một trợ giúp tiềm ẩn khác giúp chúng ta xác định một người đang nhìn đi đâu là sự tương phản giữa da mặt, lớp màng cứng ngoài và tròng đen. Hầu hết các loài vượn người đều có sự tương phản thấp giữa đôi mắt và da mặt.
Con người là loài linh trưởng duy nhất có đường viền của đôi mắt và vị trí của con ngươi nổi rõ. Ngoài ra, đôi mắt chúng ta cũng thon dài theo chiều ngang và có tỷ lệ khá lớn so với toàn bộ cơ thể. Trong khi đó, tinh tinh có thân hình đồ sộ nhưng đôi mắt lại khá nhỏ.
Những đặc điểm này giúp cho việc giao tiếp và hợp tác dễ dàng hơn. Chẳng hạn, người mẹ và em bé tiếp xúc mắt chủ yếu khi tương tác. Một nghiên cứu cho thấy em bé nhìn vào mặt và mắt người chăm sóc mình lâu gấp đôi so với các loài vượn.
Màng cứng ngoài trắng còn là biểu hiện của sức khoẻ tốt và là dấu hiệu tiềm ẩn để tìm kiếm bạn tình.
M.T. (theo Livescience)

Người ba mắt có thêm khả năng 'gọi hồn'

Không chỉ nhìn được bằng "con mắt thứ ba", chị Hoàng Thị Thiêm, Lương Sơn, Hòa Bình, còn bộc lộ thêm những năng lực đặc biệt khác, mà gần đây nhất là khả năng gọi hồn (áp vong).
s
Chị Thiêm đọc được sách khi bị bịt kín hai mắt, trước sự chứng kiến của các nhà khoa học. Ảnh: KH&ĐS.
Tại Liên hiệp tin học ứng dụng (UIA) chị Thiêm đang thử nghiệm về áp vong. Trung bình mỗi ngày, chị làm cho khoảng 4-5 gia đình. Gia đình bà Nguyễn Thị Ngoan, ở 140 Phạm Hồng Thái, Vũng Tàu, là một ví dụ. Bà Ngoan có một người con gái tên là Nhật Hoa đã mất. Chị Hoa làm kế toán cho một công ty đăng kiểm hàng hải ở Vũng Tàu. Trong lần ra Hà Nội để thăm bạn bè và họ hàng, chị Hoa bị cảm và mất cách đó hơn 1 tháng. Cái chết của chị làm bà Ngoan rất đau đớn. Sau khi biết UIA đang thử nghiệm khả năng gọi hồn, bà đã đăng ký tham gia. Người được đề cử để vong chị Nhật Hoa nhập vào là chị Hạnh, cháu bà Ngoan, người chăm sóc chị Hoa trong những ngày cuối cùng. Chị Thiêm đặt tay lên đầu chị Hạnh, lầm rầm khấn vài câu, chị Hạnh gần như mê đi và nói với mẹ, với người thân như lúc chị Nhật Hoa còn sống.
Chị nói với mẹ về một số kỷ niệm của hai mẹ con, nhắc mẹ chú ý giữ sức khỏe và dặn dò nhiều điều làm những người chứng kiến không khỏi rùng mình. Khi chị Thiêm bỏ tay ra khỏi đầu chị Hạnh, chị Hạnh dần trở lại trạng thái ban đầu. Sau thử nghiệm, chị cho biết: "Bản thân chẳng nhớ mình đã nói gì, chỉ có cảm nhận lờ mờ là cơ thể hơi tê tê".
Về "áp vong", tiến sĩ Chu Phác, Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, cho biết: áp vong tức là gọi vong người đã khuất lên nhập vào người thân trong gia đình, từ đó gia đình có thể trò chuyện với người đã mất.
Trong thế giới tâm linh, có rất nhiều điều con người chưa khám phá được. Từ trước đến nay đã có nhiều người gọi hồn của người thân cho nhập vào bà đồng cốt và nghe tâm sự của người thân. Năm 2000, bản thân tiến sĩ Chu Phác đã báo cáo về khả năng đặc biệt của chị Nguyễn Thị Phương ở Hàm Rồng, Thanh Hoá. Chị Phương sinh năm 1974 ở Hoằng Hóa, Thanh Hoá. Nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp đo đạc của tâm lý học hiện đại cũng như phương pháp đo ngoại cảm của tiến sĩ Hans Eysenck và Carl Sargent, giáo sư tại Đại học Cambridge (Anh) và các phương pháp tiếp cận khác.
Tất cả gia đình đến thử nghiệm đều không báo cho chị Phương tên mình và tên vong cần mời về, các gia đình chỉ cần thắp hương mời vong đi từ nhà mình. Khi vong của gia đình nào về, chị Phương báo cho gia đình đó vào nhận vong. Thực tế thì gần như các trường hợp chị Phương đều mời được vong về, có sự xác nhận của người thân trong gia đình.
Từ kết quả nghiên cứu này, theo ông Chu Phác, còn rất nhiều điều chưa lý giải nổi, vong được coi là vật chất mù, ở thế giới đó chúng ta chưa khám phá hết. Việc áp vong của chị Thiêm cũng là trường hợp đặc biệt, cần nhiều thời gian để nghiên cứu hơn mới được khẳng định.
Cũng với cách áp vong của chị Thiêm, qua chị, các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm tìm mộ liệt sĩ bằng cách mời vong lên nói chuyện. Một số ca đã về quê xác định và thấy đúng có liệt sĩ thật. Tuy nhiên, số mộ chị Thiêm tìm được còn ít nên chưa có cơ sở khẳng định khả năng này.
Ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc UIA, cho biết, qua những khả năng đặc biệt của chị Thiêm, tới đây UIA sẽ tổ chức kiểm chứng bằng phương pháp vật lý. Cụ thể, sẽ đưa máy đo nhập từ nước ngoài về để đo nhiệt độ cơ thể của những người được áp vong. Nếu theo logic, khi vong nhập về thì nhiệt độ cơ thể người được áp vong sẽ giảm đột ngột trong một khoảng thời gian rất ngắn, lúc đó cơ thể họ cảm thấy hơi tê tê. Khi chưa có máy, UIA đã ghi nhận được một số trường hợp vong nhập về nói tiếng Nga, Trung Quốc... (thực tế những người đến áp vong không nói được ngôn ngữ này).
(Theo Khoa học và Đời sống)

Sự thật về khả năng 'phóng chưởng từ xa'

Dư luận từng xôn xao về hiện tượng Đỗ Hoàng Tứ, quê Quảng Nam, có khả năng "phóng chưởng cách không", đánh ngất đối tượng ở xa hàng chục mét... Tuy nhiên, các nhà khoa học đã vào cuộc và lật tẩy chân tướng "khả năng đặc biệt" này.
Người ta từng đồn đại rằng muốn một người bị ngất hay tỉnh dậy, Tứ chỉ cần tung ra một chưởng. Có người coi Đỗ Hoàng Tứ như một nhà yoga siêu việt, hoặc một thiền sư lỗi lạc, lại có người bảo đây là một nhà khí công kiệt xuất. Do có năng lượng đặc biệt như vậy, nên nếu ai bị bệnh, được "thầy" chưởng cho một cái, tức là truyền cho ít năng lượng là khỏi ngay. Chính vì những lời đồn đại đó, dòng người từ khắp nơi đổ về nhà anh ta nườm nượp. Tên tuổi và tài lộc của "thầy" nổi như sóng cồn, vì chỉ cần tung chưởng là đã có "lộc", mỗi ngày có thể tung chưởng hàng trăm lần mà sức khỏe của "thầy" vẫn không hề suy kiệt.
Để khẳng định tài năng của mình, Đỗ Hoàng Tứ đã đến Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng đề nghị được thực nghiệm để chứng minh, đặng "yên tâm hành nghề chữa bệnh". Hội đồng khoa học UIA đã quyết định tổ chức kiểm định với sự tham gia của UIA và Viện khoa học hình sự, Bộ Công An cùng Trung tâm bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống.
Đỗ Hoàng Tứ xuất hiện tại buổi thực nghiệm với hơn chục đệ tử, và đề đạt nguyện vọng được kiểm tra 3 khả năng đặc biệt sau:
1- Có khả năng đảo mắt rất nhanh
2- Lưỡi dài có thể liếm chạm mũi
3- Phóng chưởng cách không đánh ngất đối tượng đứng xa hàng chục mét và dùng chưởng lực để chữa bệnh
Trước đề nghị nhiệt tình và tự tin của Tứ, Hội đồng quyết định như sau:
- Về chuyện đảo mắt nhanh của Đỗ Hoàng Tứ thì không cần phải khảo nghiệm, bởi đây chỉ là bài tập luyện mắt mà thôi. Đối với những người tập khí công yoga, đây chỉ là bài tập khởi động. Hầu hết cán bộ của UIA đều làm được như vậy, thậm chí còn nhanh hơn cả Tứ.
- Về chuyện lưỡi dài liếm tận mũi cũng không cần khảo nghiệm, bởi vì đó là do cấu tạo cơ thể anh ta hơi khác thường: nhân trung (khoảng cách từ mũi đến miệng) của Tứ ngắn hơn người bình thường, lưỡi lại hơi dài, nên có thể liếm được mũi là đương nhiên. Vả lại, các sinh vật lưỡi dài cũng chưa phải đã có khả năng đặc dị.
- Về khả năng "phóng chưởng cách không" làm ngất đối phương, đây là điều cần kiểm nghiệm.
- Khả năng "dùng chưởng lực để chữa bệnh": điều này chỉ được tiến hành nếu cuộc khảo nghiệm về khả năng "phóng chưởng cách không đánh ngất đối tượng" thành công như dự kiến.
Để Tứ và các đệ tử không bị phân tâm, Hội đồng khoa học UIA đề nghị các chiến sĩ công an cũng mặc thường phục.
Tứ yêu cầu được tiến hành phóng chưởng vào các đệ tử của mình, song hội đồng kiểm định cho biết sẽ thí nghiệm các đệ tử này sau. Hội đồng chọn ra 5 người là cán bộ của UIA làm "bia" để Tứ phóng chưởng (trong đó có 1 người cao tuổi, 2 thanh niên, 2 phụ nữ). 5 người ngồi hàng ngang, quay lưng lại phía Tứ. Ông Vũ Thế Khanh, Chủ tịch Hội đồng khoa học UIA chỉ từng người trên sơ đồ để Tứ phóng chưởng, như vậy không ai biết được mình đang bị đánh (để tránh hiện tượng tự kỷ ám thị). Đỗ Hoàng Tứ vận công, dồn khí, hỳ hục phóng chưởng, hết người này đến người khác mà chẳng thấy ai bị lay động.
Sau khi cho Tứ nghỉ ngơi lấy lại sức, ông Khanh yêu cầu 5 người quay mặt lại, đối diện với Tứ. Đương nhiên, cũng để tránh hiện tượng ám thị hay thôi miên, 5 người được yêu cầu nhắm mắt. Lần thứ 2 này, Tứ cũng tung chưởng ào ạt mà không thấy ai bị ngất. Lần thứ 3, mọi người đều mở mắt để nhận chưởng của Tứ, song cả 5 người đều bình thản, không thấy có cảm giác gì. Như vậy, ngay cả khi Tứ phóng chưởng trực tiếp mặt đối mặt với đối tượng mà cũng không làm rung động được ai, huống chi còn cách không hay cách vật.
Để tìm ra "chiêu thức" của Tứ, Hội đồng kiểm định chuyển sang phương án cho phép Tứ phóng chưởng vào các cộng sự đi theo. Một phụ nữ trên 30 tuổi xung phong làm đối tượng thí nghiệm. Chờ cho cô ngồi vào vị trí, ông Khanh đưa ra 2 điều kiện:
- Đối tượng phải nhắm mắt.
- Khi nào hội đồng chỉ tay ra hiệu, Tứ mới được phóng chưởng.
Sau khi được phép, Tứ bắt đầu bặm môi vung tay, đối tượng thí nghiệm bị ngã ngất ra sàn. Sau khi cô ta "nằm miên man bất tỉnh", Tứ chưởng tiếp và cô ta lại tỉnh dậy. Màn biểu diễn thật hấp dẫn và kỳ diệu...
Tuy nhiên, đây là một chi tiết rất nhạy cảm "khôi hài" mà ít ai để ý đến: Khi Tứ phóng chưởng thì đối tượng không bị ngất, nhưng khi Tứ ngừng chưởng lấy hơi, chỉ nghe thấy câu nói "phóng chưởng đi" là cô ta từ từ ngã ra sàn và "ngất". Khi ra hiệu cho Tứ tiếp tục phóng chưởng cho cô ta tỉnh lại, Tứ vã cả mồ hôi mà cô này vẫn "thiêm thiếp". Đến lúc không chưởng nữa, chỉ nghe thấy câu nói "chưởng cho cô ta tỉnh dậy" là đối tượng từ từ mở mắt, ngơ ngơ ngác ngác (mấu chốt là ở chỗ Hội đồng yêu cầu đối tượng phải nhắm mắt nên không biết lúc nào phóng chưởng, lúc nào không), do vậy việc "ngất" hay "tỉnh lại" của cô này chưa đủ cơ sở để chứng minh cho khả năng của Tứ.
Vì Đỗ Hoàng Tứ không chưởng ngất 5 người do Hội đồng kiểm định cử ra, nên Hội đồng không tiếp tục kiểm định "khả năng dùng chưởng lực chữa bệnh" của Tứ.
(Theo Thế Giới Mới)

Sự sống trên Trái Đất sẽ tồn tại bao lâu

Các bằng chứng hóa thạch cho thấy Trái Đất hình thành cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, nhưng câu hỏi đặt ra là nó sẽ còn tồn tại trong bao lâu và những yếu tố nào có thể xóa bỏ toàn bộ sự sống.
anh-1-1346-1427446684.png
Dung nham núi lửa có thể bao phủ một bề mặt rất rộng. Ảnh:Jabruson/NPL
Núi lửa
Cách đây khoảng 250 triệu năm, trong thời kỳ cuối kỷ Permi, sự sống được cho là đã gần như bị hủy diệt hoàn toàn. 85% sinh vật sống trên đất liền và 95% sinh vật sống dưới đại dương tuyệt chủng. Dù không ai dám chắc điều đã xảy ra, có sự trùng hợp giữa hoạt động quy mô lớn mang tính huỷ diệt của các núi lửa và sự tuyệt chủng.
So với chúng, sức tàn phá của siêu núi lửa như Yellowstone cũng không sánh bằng. Ở Siberia vào thời điểm đó, dung nham ước tính bao phủ khu vực có diện tích gấp 8 lần diện tích nước Mỹ ngày nay. Theo chuyên gia Henrik Svensen, Đại học Oslo của Na Uy, chắc chắn hiện tượng này sẽ lặp lại như nó từng xảy ra vào các thời điểm cách đây 200 triệu năm, 180 triệu năm và 65 triệu năm trước, tuy nhiên không thể dự đoán thời gian và địa điểm.
Svensen cho rằng, khả năng hủy diệt sự sống của các hoạt động núi lửa này phụ thuộc vào địa chất nơi xảy ra. Phun trào núi lửa 250 triệu năm trước có thể không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt, mà thủ phạm thực sự là muối. Siberia là một vùng đất có nhiều mỏ muối. Khi mỏ muối bị hoạt động núi lửa đun nóng, một lượng lớn hóa chất phá hủy tầng ozone sinh ra, toả vào bầu khí quyển. Các sinh vật không chịu được bức xạ có hại từ Mặt Trời và chết dần chết mòn.
Ngày nay, nhiều mỏ muối vẫn đang tồn tại trên Trái Đất, như ở ngoài khơi Brazil hay đông Siberia. Nếu những vụ phun trào tương tự xảy ra ở những khu vực này, nhiều loài sẽ chết. Tuy nhiên, cũng giống như thời điểm đó, sự sống sẽ không biến mất. Các sinh vật đơn bào như vi khuẩn sẽ sống sót, gần như không bị tổn hại gì.
Va chạm với thiên thạch
Một vụ va chạm giữa thiên thạch cỡ lớn với Trái Đất đã dẫn đến sự kiện tuyệt chủng của loài khủng long. Tuy nhiên, việc sự sống có bị hủy diệt hay không phụ thuộc vào nơi va chạm và thành phần cấu tạo của thiên thạch. Theo các bằng chứng hóa thạch thu được, một vụ va chạm rất lớn từng xảy ra 125 triệu năm trước và tạo thành miệng núi lửa nổi tiếng Manicouagan. Tuy nhiên, vụ va chạm không khiến khủng long tuyệt chủng hàng loạt, do thành phần của thiên thạch khi đó là đá kết tinh, tương đối "trơ" về mặt hóa học. Ngược lại, nếu thành phần của thiên thạch là đá trầm tích không ổn định, dễ bay hơi, nó có thể tạo ra những đám mây khí làm thay đổi khí hậu trong bầu khí quyển, gây tuyệt diệt quy mô toàn cầu. 
Theo giới chuyên gia, may mắn cho con người là chu kỳ lặp lại của một vụ va chạm tương tự là khoảng 500 triệu năm. Ngay cả khi điều đó xảy ra, sự sống trên Trái Đất chỉ bị hủy diệt hoàn toàn khi thiên thạch có kích thước cỡ ngang một hành tinh "mồ côi".
Trái Đất bị đóng băng
Một số nhà khoa học cho rằng, từ trường Trái Đất làm chệch hướng các hạt mang điện phóng tới từ Mặt Trời, giúp bảo vệ bầu khí quyển. Nếu nhân Trái Đất nguội đi, từ trường không còn, bầu khí quyển cũng sẽ biến mất, đồng nghĩa rằng sẽ không còn sự sống. Đây có thể là vấn đề từng xảy ra với sao Hỏa.
Giới nghiên cứu chứng minh được rằng cách đây 3,7 tỷ năm, sao Hỏa từng có từ trường rồi mất đi, khiến hành tinh trở nên khô cằn và lạnh lẽo như ngày nay. Tuy nhiên, theo chuyên gia Richard Harrison, thuộc Đại học Cambridge, Anh điều này nếu có cũng không xảy ra trong tương lai gần. Từ trường Trái Đất chỉ biến mất khi nhân của nó đông đặc hoàn toàn. Hiện chỉ có phần nhân bên trong là rắn, phần nhân ngoài ở thể lỏng. Nhân bên trong tăng khoảng 1 mm/năm, trong khi phần nhân nóng chảy có bề dày khoảng 2.300 km.
anh-3-3710-1427446684.png
Nếu nhân Trái Đất nguội đi, từ trường không còn, bầu khí quyển cũng sẽ biến mất.Ảnh: Alamy
Vụ nổ bức xạ Gamma
Các vụ nổ bức xạ Gamma (GRBs) cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây tuyệt chủng. Đây được coi là nguyên nhân của sự kiện tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử Trái Đất (Ordovician), xảy ra khoảng 450 triệu năm trước. GRBs được tạo ra khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ, hoặc khi hai ngôi sao va chạm.
Theo tính toán lý thuyết, GRBs có thể phá hủy toàn bộ tầng ozone và không còn gì ngăn cản các tia tử ngoại chết chóc từ Mặt Trời nữa. Tuy nhiên, Trái Đất ở vị trí tương đối an toàn. "Nếu Trái Đất ở vị trí gần tâm thiên hà hơn hai lần nữa, sự sống sẽ không còn", BBC dẫn lời Giáo sư Raul Jimenez, Đại học Barcelona, Tây Ban Nha, nói. Ngôi sao đôi WR104, ở gần chúng ta nhất và có khả năng gây ra một vụ GRBs trong vòng 500 nghìn năm tới cũng không có khả năng gây hại tới Trái Đất.
Ngay cả khi Trái Đất chịu ảnh hưởng của GRBs, nó cũng không thể xóa sổ toàn bộ sự sống. Các đại dương sẽ là tấm lá chắn bức xạ cho các sinh vật. Con người có thể không còn, nhưng các dạng sống mới sẽ bắt đầu.
Các ngôi sao đi lạc
Khoảng 70.000 năm trước, một sao lùn đỏ mang tên Scholz đã bay lướt qua vòng ngoài của hệ Mặt Trời, sau khi xuyên qua vùng mây băng Oort. Theo các nhà thiên văn học, đó không phải lần đầu tiên và cũng không phải lần cuối. Tuy nhiên, khả năng gây hại của nó rất thấp. Xác suất một ngôi sao "mồ côi" lớn hơn Scholz trở thành siêu tân tinh (supernova) sau khi đi qua vùng Oort phát tán bức xạ Gamma tới hủy diệt sự sống Trái Đất là rất nhỏ.
Mặt Trời
Trong khoảng một tỷ năm tới, Mặt Trời sẽ nóng đến mức làm khô cạn toàn bộ các đại dương trên Trái Đất. Nhiệt độ tăng cao sẽ giết chết toàn bộ các sinh vật và không có ngoại lệ.
Trong vòng 5 tỷ năm tới, Mặt Trời sẽ mở rộng và trở thành một sao khổng lồ đỏ. Sau 7,5 tỷ năm, bề mặt nó sẽ chạm tới quỹ đạo và nuốt chửng Trái Đất. Nếu muốn sống sót, con người sẽ phải tìm cách rời khỏi hành tinh này.
anh-7-8774-1427446684.png
Mặt Trời có thể nở ra và nuốt chửng Trái Đất. Ảnh: Alamy
Sự sống tự hủy diệt
Theo giả thuyết Medea của giáo sư Peter Ward, Đại học Washington, Mỹ, quá trình tự hủy diệt đã diễn ra hai lần. Lần đầu xảy ra cách đây khoảng 2,3 tỷ năm, rất nhiều khí oxy được sinh ra khi các dạng sống thực vật quang hợp. Trước đó không có oxy tự do, dẫn tới việc các vi sinh vật chết hàng loạt.
Khoảng 450 triệu năm trước, thực vật trên cạn lần đầu xuất hiện. Rễ cây đâm xuống đất, tăng tốc độ phản ứng hóa học giữa các khoáng chất trong đá và khí CO2 trong khí quyển. Điều này làm giảm mạnh nồng độ CO2, giảm hiệu ứng nhà kính và đẩy Trái Đất bước vào thời kỳ băng hà chết chóc.
Dự đoán trong tương lai, Mặt Trời ngày càng nóng lên. Hệ quả là nhiệt độ của Trái Đất cũng tăng, dẫn tới phản ứng mạnh mẽ giữa các khoáng chất trong đá và CO2. Khi không còn đủ CO2 cho thực vật quang hợp, chúng sẽ tuyệt chủng trước, kéo theo sự biến mất của toàn bộ hệ động vật. Theo Ward, quá trình này sẽ xảy ra trong vòng 500 triệu năm tới.
Thành Minh (Theo BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét