Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 43

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
 
Bác đang cùng chúng cháu hành quân.

-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là phải nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Đồng Tâm, Thủ Thiêm...
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ", những kẻ gây tội ác trong thời bình. 

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Khu đô thị Thủ Thiêm khiếu kiện liên miên | VTC1
  
Cuoc/chien sinh tử của Tất Thành Cang và bố già Lê Thanh Hải tại chảo lửa Thủ Thiêm

Cử tri Thủ Thiêm uất ức ngất xỉu khi trình bày với đại biểu Quốc hội

Dân trí Cuộc tiếp xúc cử tri vào chiều 9/5 của tổ 7 Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM đã "đi vào lịch sử" vì kéo dài đến tận gần 21h đêm với quá nhiều cung bậc cảm xúc của cử tri. Có người đau khổ, có người giận dữ, có người bức xúc, uất ức đến mức ngất xỉu ngay khi đang trình bày với đại biểu Quốc hội.

Uất ức lên đến đỉnh điểm, cử tri có đất bị giải tỏa ở Thủ Thiêm ngất xỉu


Một cử tri cao tuổi khóc ngất rồi ngã ra bất tỉnh.
Một cử tri cao tuổi khóc ngất rồi ngã ra bất tỉnh.
Theo chương trình dự kiến, hội nghị tiếp xúc cử tri sẽ kéo dài từ 14h đến 16h30 song có gần 50 cử tri đăng ký phát biểu và nhiều cử tri yêu cầu kéo dài nên mãi đến gần 21h mới chấm dứt mà nhiều người còn tiếc rẻ vì chưa được nói.
Cử tri quận 2 bị ảnh hưởng nhiều nhất từ khu đô thị mới Thủ Thiêm nên vấn đề quy hoạch khu đô thị này chiếm lĩnh hết thời gian phản ánh ở hội trường.
Điều cử tri bức xúc nhất là nhiều hộ không nằm trong ranh giới quy hoạch cũng bị giải tỏa. Cử tri Nguyễn Hồng Quang, khu phố 1, phường Bình Khánh, quận 2 trưng tấm bản đồ 1/5.000 do ông tự trích lục và sao lưu từ cục lưu trữ bản đồ làm bằng chứng.
Ông Quang sẵn sàng đối thoại với ai tuyên bố mất bản đồ. Ông khẳng định mình không nằm trong khu quy hoạch.
Cử tri trưng ra bản đồ Thủ Thiêm, khẳng định gia đình ông nằm ngoài ranh quy hoạch vẫn bị thu hồi đất
“Từ sau khi cưỡng chế, 2 thành viên trong gia đình tôi đã mất, 8 người bị thương và bản thân tôi cũng bị rạn xương, nhưng tôi bỏ qua hết. Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng chứng minh chúng tôi ngoài ranh giới quy hoạch”, ông Quang bức xúc khẳng định.

Tấm bản đồ 1/5000 mà ông Quang lưu giữ
Tấm bản đồ 1/5000 mà ông Quang lưu giữ
Ông khẳng định gia đình ông và 7 hộ người thân không nằm trong diện quy hoạch nhưng vẫn bị cưỡng chế, thu hồi đất
Ông khẳng định gia đình ông và 7 hộ người thân không nằm trong diện quy hoạch nhưng vẫn bị cưỡng chế, thu hồi đất
Đích thân đại biểu Quốc hội Phan Nguyễn Như Khuê xuống ghi chép lại thông tin trên “chứng cứ” của ông Quang
Đích thân đại biểu Quốc hội Phan Nguyễn Như Khuê xuống ghi chép lại thông tin trên “chứng cứ” của ông Quang
Cử tri Nguyễn Thị Kim Phượng, đường Lương Định Của, KP 1, phường Bình An, quận 2 ôm di ảnh chồng đến kiến nghị với Đại biểu Quốc Hội về việc thu hồi đất trái phép.
Bà Phượng đeo bức ảnh chụp phí trước căn chòi, trên nền nhà cũ bên di ảnh người chồng đã mất vì sốc khi bị thu hồi đất
Bà Phượng đeo bức ảnh chụp phí trước căn chòi, trên nền nhà cũ bên di ảnh người chồng đã mất vì sốc khi bị thu hồi đất
Cử tri ôm di ảnh chồng đến phản ánh về việc thu hồi đất trái phép ở Thủ Thiêm

Theo bà Phượng, bà đi kiến nghị nhiều nơi nhưng chỉ nhận lại sự đùn đẩy, vô cảm
Theo bà Phượng, bà đi kiến nghị nhiều nơi nhưng chỉ nhận lại sự đùn đẩy, vô cảm
Cử tri Lê Thị Bảy, phường An Lợi Đông, quận 2 kiến nghị trực tiếp với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch HĐND TPHCM về những bức xúc xoay quanh tình pháp lý trong việc thu hồi đất
Cử tri Lê Thị Bảy, phường An Lợi Đông, quận 2 kiến nghị trực tiếp với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch HĐND TPHCM về những bức xúc xoay quanh tình pháp lý trong việc thu hồi đất
Sau khi cử tri cuối cùng phát biểu, ông Nguyễn Phước Hưng - Chủ tịch UBND quận 2, trả lời các ý kiến của cư tri. Theo ông, trong số những người dân chịu ảnh hưởng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm có những người nộp đơn khiếu nại, nhưng cũng có người không nộp hoặc nộp lên cấp cao hơn. Đơn nào gửi cho UBND quận 2, quận đều kiểm tra và giải quyết khiếu nại, nếu người dân không đồng tình có thể khiếu nại lên trên. Riêng về mặt pháp lý xác định ranh đất, ông Hưng cho biết là quận không trả lời được mà phải chờ kết luận của UBND TP.
Ông Nguyễn Phước Hưng - Chủ tịch UBND quận 2, trả lời các ý kiến của cử tri về Thủ Thiêm
Cách trả lời “cho có” của ông Hưng khiến các cử tri tại hội trường ồ lên phản ứng, các Đại biểu Quốc hội phải rất vất vả trấn an người dân không khí mới lắng lại.
Phạm Nguyễn - Quốc Anh
 
"Ngoài ranh giới thì không phải di dời" | VTC1

6 giờ đồng hồ giãi bày nỗi bức xúc dồn nén suốt mười mấy năm trời

Dân trí Cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội TPHCM với cử tri quận 2 kéo dài từ trưa đến tận 20h30 ngày 9/5 mới kết thúc. Hơn 50 ý kiến với hầu hết nội dung phản ánh chính sách giải toả, đền bù tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội TPHCM (tổ 7) tại quận 2 kéo dài hơn dự kiến tới 4 tiếng đồng hồ vì quá nhiều bức xúc của người dân bị dồn nén mười mấy năm trời mới dó dịp được giãi bày cởi mở như chiều 9/5.
Đại biểu Quốc hội lắng nghe hơn 50 ý kiến của cử tri quận 2
Đại biểu Quốc hội lắng nghe hơn 50 ý kiến của cử tri quận 2
Hội nghị bắt đầu lúc 14h và kết thúc lúc 20h30, hơn 50 ý kiến cử tri đã gửi tới Chủ tịch HĐND TPHCM và các đại biểu Quốc hội. Có thể nói đây là buổi tiếp xúc cử tri kéo dài và nhiều ý kiến nhất tại TPHCM từ trước tới nay.
Đáng chú ý, trong phần phát biểu, cử tri Nguyễn Hồng Quang đã căng tấm bản đồ rộng vài mét vuông, thể hiện quy hoạch khu Thủ Thiêm để chứng minh nhiều hộ dân không nằm trong ranh quy hoạch của dự án. Có cử tri cao tuổi lại nhịn đói đã không trụ nổi nên ngất xỉu, phải nhờ người cạo gió ngay trong hội trường khá ngột ngạt.
Cử tri căng bản đồ chứng minh với đại biểu Quốc hội, nhiều hộ dân không nằm trong ranh dự án nhưng vẫn bị cưỡng chế giải toả
Cử tri căng bản đồ chứng minh với đại biểu Quốc hội, nhiều hộ dân không nằm trong ranh dự án nhưng vẫn bị cưỡng chế giải toả
Nhiều người đã bật khóc vì bức xúc cho hoàn cảnh của mình cũng như nhiều hộ dân khác, nay được trình bày trước đại biểu Quốc hội.
“Gặp được đại biểu Quốc hội chúng tôi rất mừng, muốn bày tỏ tất cả”, cử tri Nguyễn Thị Bạch Tuyết nghẹn ngào. Theo bà, khi bị giải toả, khu đất rộng hơn 3.700m2 của gia đình chỉ được trả chưa tới 600 triệu đồng.
“Do nhà có truyền thống cách mạng nên chúng tôi không làm dữ mà chấp hành chủ trương. Nhưng sau này thấy trên khu đất chúng tôi toàn xây cao tầng, có lợi ích của một số cán bộ. Bà con hàng xóm tôi thì bị đẩy ra đường, sống cảnh không nhà cửa”, bà Tuyết bật khóc giãi bày.
Cử tri cao Trần Thị Mỹ đã 77 tuổi nhưng vẫn theo đuổi vụ khiếu nại gần 20 năm qua
Cử tri cao Trần Thị Mỹ đã 77 tuổi nhưng vẫn theo đuổi vụ khiếu nại gần 20 năm qua

Nhiều cử tri bật khóc khi bày tỏ nỗi bức xúc dồn nén suốt nhiều năm
Nhiều cử tri bật khóc khi bày tỏ nỗi bức xúc dồn nén suốt nhiều năm
Sau hơn 50 ý kiến cử tri, ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2 đã thay mặt chính quyền địa phương trả lời một số nội dung cử tri phản ánh. Tuy nhiên, không khí hội trường lúc hơn 20h trở nên căng thẳng vì cử tri không đồng tình với trả lời của lãnh đạo quận.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm phải nhắc nhở một số cử tri ổn định trật tự để đại biểu Quốc hội phản hồi ý kiến và kết luận.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Bà Quyết Tâm cho biết: “Các đại biểu sẵn sàng lắng nghe ý kiến của cử tri. Chỉ sợ bà con cao tuổi mệt mỏi chứ đại biểu luôn lắng nghe, có lúc vì bức xúc mà bà con nói nặng chúng tôi cũng lắng nghe những tâm tư, chia sẻ”.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tổng hợp ý kiến của cử tri với 4 nhóm vấn đề chính. Thứ nhất, cơ sở pháp lý nào để thành phố thu hồi đất người dân làm khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, yêu cầu thành phố trả lời công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật cho người dân biết.
Thứ hai, cử tri phản ánh nhiều về chính sách kiểm đếm, lập hồ sơ đền bù, giải toả và cảm thấy chưa đúng quy định, chưa đầy đủ, chính xác với hiện trạng.
Thứ ba, cử tri đồng tình với kiến nghị báo cáo Chính phủ cho thanh tra toàn diện khu đô thị mới Thủ Thiêm. Từ khi triển khai tới giờ, ngân sách thành phố thu bao nhiêu, tiền vay bao nhiêu phải minh bạch. Xây 4 con đường trong khu đô thị giá cao, thanh toán bằng quỹ đất giá trị đất lớn cho nhà đầu tư. Trong quá trình triển khai có những vấn đề không đúng quy định, chưa ổn, cử tri yêu cầu thành phố làm đúng quy hoạch.
Thứ tư, người dân muốn lãnh đạo UBND TP, HĐND TP phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân. Cái gì đúng thì đồng ý, cái gì sai phải sửa để đảm bảo quyền lợi cho dân.
Cử tri trình bày đơn phản ánh với đại biểu Quốc hội
Cử tri trình bày đơn phản ánh với đại biểu Quốc hội
Theo Chủ tịch HĐND TPHCM, toàn bộ ý kiến góp ý của người dân sẽ được báo cáo Bí thư Thành uỷ và tổ chức họp Ban Thường vụ Thành uỷ để có chỉ đạo toàn diện về xử lý vấn đề ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.
“Chúng tôi rất day dứt, nghe bà con nói mà xót lắm vì chính quyền giải quyết vấn đề lớn mà người dân chưa đồng thuận. Thành phố tiếp tục theo dõi, giám sát, đốc thúc giải quyết phản ánh của bà con. Khi nào còn ý kiến phản ánh về Thủ Thiêm thì đại biểu Quốc hội, HĐND TP vẫn đeo bám”, bà Tâm nói.
Bà Tâm một lần nữa nhấn mạnh với cử tri rằng luôn cam kết và theo đuổi những bức xúc của cử tri, yêu cầu thành phố rà soát lại tính pháp lý của khu đô thị mới Thủ Thiêm và báo cáo cho người dân biết. Đây là chuyện phải làm.
Bà Quyết Tâm cũng thông tin đến người dân, hiện nay, UBND TPHCM đang làm việc với đoàn kiểm tra của Thanh tra Chính phủ. Hồ sơ về pháp lý, quá trình triển khai dự án khu đô thị Thủ Thiêm qua các thời kỳ sẽ được báo cáo. Sau khi có kết luận thì người dân sẽ biết rõ ràng sự việc.
Cử tri mong muốn Trung ương và thành phố xem xét xử lý việc cưỡng chế đất đai, áp giá đền bù để trả lại quyền lợi cho họ ổn định cuộc sống
Cử tri mong muốn Trung ương và thành phố xem xét xử lý việc cưỡng chế đất đai, áp giá đền bù để trả lại quyền lợi cho họ ổn định cuộc sống
Về một số trường hợp bị cưỡng chế không đúng quy định mà người dân phản ánh, bà Tâm đề nghị UBND quận 2 rà soát lại hồ sơ để kiểm tra, xem xét lại tình pháp lý, không để bức xúc lớn kéo dài.
“Những vấn đề cụ thể mà cử tri bức xúc thì quận 2 phải gặp riêng để nghe lại tình hình cụ thể và trả lời thuyết phục. Không thể khác nhau hoài được, khi lần ra đầu mối thì phải gặp nhau. Người dân cố gắng chịu khó và cơ quan nhà nước kiên trì. Cái gì sai thì phải sửa. Ai làm sai phải chịu trách người dân và pháp luật”, bà Quyết Tâm nói.
Bài: Quốc Anh
Ảnh: Phạm Nguyễn
 
Thủ Thiêm: Hơn 1 thập kỷ đi tìm công lý | VTC1

Cử tri căng bản đồ Thủ Thiêm, "dồn" nỗi bức xúc hàng chục năm khiếu kiện

Dân trí Tại buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội TPHCM (tổ 7), hàng loạt người dân quận 2 ảnh hưởng bởi dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm bày tỏ sự bức xúc sau hơn 10 năm khiếu nại nhưng không có kết quả, nhất là sau khi nguyên Chủ tịch UBND TPHCM công bố bộ bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm từ hơn 20 năm trước.

Chiều 9/5, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cùng các đại biểu Quốc hội tổ 7 đã tiếp xúc cử tri quận 2 trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV.
Theo chương trình dự kiến, hội nghị tiếp xúc cử tri sẽ kéo dài từ 14h đến 16h30 song có gần 50 cử tri đăng ký phát biểu. Không khí buổi tiếp xúc khá “nóng”, khi nhiều cử tri đến sớm căng bản đồ Thủ Thiêm tại hội trường.
Các đại biểu nghe cử tri góp ý đến 17h30 vẫn chưa xong
Các đại biểu nghe cử tri góp ý đến 17h30 vẫn chưa xong
Tại đây, nhiều ý kiến cử tri phản ánh việc chính sách đền bù giải toả người dân bị ảnh hưởng bởi dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm đã hơn 10 năm nhưng chưa dứt điểm. Đáng chú ý, nhiều cử tri bức xúc vì không nằm trong ranh dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng vẫn bị cưỡng chế thu hồi đất.
Người dân căng bản đồ Thủ Thiêm tại hội trường
Người dân căng bản đồ Thủ Thiêm tại hội trường
Cử tri Lê Thị Bạch Tuyết cho rằng quyết định điều chỉnh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm thay thế cho quyết định 367 năm 1996 không có giá trị. Bà đề nghị Trung ương và TPHCM xem xét lại những quyết định sau này của thành phố để giải quyết quyền lợi chính đáng cho người dân không thuộc phạm vi trong ranh giới dự án.
Theo bà Tuyết, thành phố đền bù giải toả cho người dân với giá thấp nhưng sau này các công ty địa ốc bán lại nhà trong khu đô thị mới Thủ Thiêm lên tới hàng trăm triệu đồng m2 là quá thiệt thòi với người dân.
Cử tri có nhà bị giải tỏa đi khiếu kiện 10 năm nay chưa xong, yêu cầu đại biểu phải giải quyết dứt điểm
Cử tri có nhà bị giải tỏa đi khiếu kiện 10 năm nay chưa xong, yêu cầu đại biểu phải giải quyết dứt điểm
Trong khi đó, cử tri Lê Thị Hồng Vân (phường Bình Khánh) cho biết hơn 10 năm đi khiếu kiện nhưng không có kết quả gì. Bà mong thành phố giải quyết sớm để được sửa chữa lại nhà cửa, ổn định cuộc sống vì nhà bà không nằm trong dự án mà vẫn bị thu hồi đất.
Cùng hoàn cảnh, cử tri Lê Thị Ngọc Nga (phường Bình Khánh) cho biết sau khi bị cưỡng chế nhà, áp giá bồi thường thì bà cùng theo chân nhiều người đi khiếu kiện suốt 10 năm.
“Vừa rồi chúng tôi nghe tin bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm bị mất. Nhưng tôi gọi đó là thủ tiêu. Nay có người công bố bản đồ Thủ Thiêm, chúng tôi đề nghị trưng bày bản đồ để người dân được biết”, bà Nga nói.
Buổi tiếp xúc cử tri càng về chiều càng nóng với chỉ 1 vấn đề duy nhất là bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Buổi tiếp xúc cử tri càng về chiều càng "nóng" với chỉ 1 vấn đề duy nhất là bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Một trong những vấn đề bức xúc của người dân là giá cả bồi thường quá thấp. Cử tri Nguyễn Ngọc Thanh có nhà rộng hơn 100m2 trên đường Lương Định Của. Nhà bà nằm ngoài khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng bị cưỡng chế tháo dỡ.
“Nhà tôi được giải quyết 94 triệu đồng và được cho mua nhà tái định cư nhưng phải đóng thêm hơn 800 triệu đồng”, bà Thanh bức xúc.
Còn cử tri Nguyễn Thị Bạch Tuyết cho biết nhà có hơn 3.700 m2 đất nhưng giá đền bù 150.000 đồng/m2. Người dân không đủ tiền để ổn định cuộc sống, tổ chức lại hoạt động sản xuất.
Trong khi đó, cử tri Đặng Thị Bích Ngọc đề nghị làm rõ tính pháp lý của các quyết định điều chỉnh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm sau này của UBND TPHCM, vì nhiều nhà nằm ngoài quy hoạch vẫn bị thu hồi đất.
“Vì sao người dân ngoài quy hoạch lại bị giải toả trắng? Thành phố không thể điều chỉnh ranh dự án. Những thay đổi của dự án có được dự đồng ý của Thủ tướng hay không?”, bà Ngọc đặt nhiều câu hỏi.

Rất nhiều người dân cho rằng nhà họ không ở trong địa phận quy hoạch Thủ Thiêm, sau này thành phố tự ý thêm vào.
Rất nhiều người dân cho rằng nhà họ không ở trong địa phận quy hoạch Thủ Thiêm, sau này thành phố tự ý thêm vào.
Tại hội nghị, nhiều cử tri bày tỏ bức xúc vì họ không nhận được quyết định thu hồi đất nhưng bị cưỡng chế, giải tỏa. Có trường hợp ngày hôm trước nhận quyết định cưỡng chế thì hôm sau bị đập nhà.
Quan tâm đến việc bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc, cử tri Nguyễn Thị Tám cho biết chính quyền cưỡng chế, đập nhà của người dân xong rồi nói không có bản đồ thì khác nào là quy hoạch “lậu”. Bà Tám cho biết mới đi Hà Nội 2 tháng để khiếu nại lên các cơ quan Trung ương để đòi lại quyền lợi và đề nghị đại biểu Quốc hội dành thời gian lắng nghe ý kiến của người dân quận 2.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết tổ đại biểu Quốc hội sẵn sàng dành thời gian lắng nghe tâm tư, bức xúc của người dân. Nếu sau hội nghị, người dân bị ảnh hưởng bởi dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm còn ý kiến thì tổ đại biểu sẽ ngồi lại tiếp thu.
Đến 17h30, tổ đại biểu Quốc hội vẫn tiếp tục lắng nghe ý kiến của cử tri quận 2...
Bài: Quốc Anh
Ảnh: Phạm Nguyễn

Oan khuất Thủ Thiêm: Bản Sonata đầu tiên cho Nhà hát Giao hưởng

Cánh Cò
2018-10-10
Hình chụp từ trên cao khu đô thị mới Thủ Thiêm, Sài Gòn
Hình chụp từ trên cao khu đô thị mới Thủ Thiêm, Sài Gòn
RFA
Hơn hai mươi năm qua, dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm đã đẩy người dân tại đây trở thành tha phương cầu thực. 14.600 hộ dân với hơn 60.000 nhân khẩu đã dời đi để nhường chỗ cho siêu dự án này. Những lời hứa mật ngọt ban đầu đã khiến không ít người hy vọng có cuộc sống tươi đẹp hơn khi được là công dân của Khu Đô thị mới vì nhà nước hứa sẽ dành riêng 160 hecta để cất nhà cho những gia đình bị giải tỏa. Họ chưa kịp vui thì tin … buồn ập tới, họ không được phân lô trong khu vực của Đô thị mới Thù Thiêm mà được UBND thành phố  cấp một ít tiền hỗ trợ để mua đất tái định cư tận trên Bình Trưng, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi và Nam Rạch Chiếc, cách xa quê quán của họ hơn mười cây số.
Người dân Thủ Thiêm lúc ấy nhận được mức đền bù 18.380.000 VND một mét vuông vào năm 2009, và họ cay đắng khi biết được rằng chủ đầu tư có đất của họ đã bán lại với giá 350 triệu đồng một mét vuông. Cảm giác bị bóc lột tận xương trên con đường luân lạc đeo đẳng hơn 20 năm, sự uất ức đè nặng lên từng gia đình cho dù họ có cố tìm quên trong đời sống mới.
Hàng trăm hộ không chấp nhận sự bóc lột tàn tệ đã bám trụ lại và bị dồn vào những căn nhà ổ chuột để chờ đợi. Chờ đợi gì sau bao năm mòn mỏi khiến họ quên mất, cái họ đang sống cùng là những căn nhà không thể gọi là nhà, nó có 20 m2 cho một hộ gia đình có đến 8 tới 10 nhân khẩu.
Đất Thủ Thiêm đã có người tự sát vì oan ức, đã có hàng chục người trở thành mất trí vì uất hận, đã có hàng trăm người bỏ công ăn việc làm chỉ để đi khiếu kiện, ngay cả ra tận Hà Nội họ cũng chấp nhận vì họ hiểu rằng phía sau những tờ giấy mà họ nhận được từ chính quyền thành phố là những âm mưu, những trò lách luật, những ve vuốt lẫn hăm dọa trên chữ nghĩa phải được trả lại sự thật. Họ tin vào một điều gì rất mơ hồ, không phải là Đảng mà nhiều gia đình Thủ Thiêm từng bảo bọc, không phải là niềm tin Cách mạng mà cách đây hơn 40 họ gắn bó. Họ khiếu kiện vì biết chắc chắn bị bọn cường hào đỏ áp bức, mà bị áp bức thì phải tranh đấu, đó là thuộc tính của con người.
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10 năm 2016
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10 năm 2016 Citizen photo
Hầu như năm nào thì vụ Thủ Thiêm cũng được mang ra mổ xẻ nhằm làm dịu cơn đau của những nạn nhân mất đất. Mỗi lần như vậy người dân lại thấy thêm một thủ thuật của chính quyền trong vấn đề hứa hẹn. Đại biểu Quốc hội đơn vị tp HCM, kiêm chủ tịch HĐND thành phố, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, người gắn bó với vụ án Thủ Thiêm không phải vì sự oan khuất của họ mà bởi bà là chiếc loa của thành phố, gần như phát ngôn viên chính thức về mọi vấn đề mà thành phố đưa ra.
Chiều ngày 9 tháng 5 năm 2018 có lẽ là buổi chiều mà người dân Thủ Thiêm nhớ đời sau hơn 20 năm lặn lội kêu gào trả lại công lý cho họ. Lần đầu tiên trong gần 7 tiếng đồng hồ, hàng chục người dân đã nhìn thẳng vào mặt chủ tọa đoàn tra vấn về những gì mà UBND thành phố đã cướp đoạt bất hợp pháp tài sản của họ. Hàng chục phụ nữ khóc lóc như gia đình có người lìa trần chỉ để hỏi bà Nguyễn Thị Quyết Tâm tại sao bao nhiêu năm rồi mà đơn thư của họ không được giải quyết. Có người bất tỉnh trong buổi chất vấn, có người dứ nắm đấm vào mặt những người đại diện cho chính quyền, nói chung, khi xem lại video do VTC thực hiện người xem cảm nhận rất rõ mảnh đất Thủ Thiêm hôm nay thấm đẫm oan khuất đến mức nào.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm như thường lệ, không tỏ vẻ bối rối trước sự giận dữ của đám đông quần chúng. Không những thế bà còn “tâm sự”: "Cô bác hỏi có day dứt không, xin thưa là tôi rất day dứt. Nghe cô bác nói vậy, xót lắm. Chính quyền giải quyết vấn đề lớn mà cô bác chưa đồng tình và khiếu nại, nghĩa là còn tin chúng tôi. Tôi cam đoan khi nào còn một ý kiến phản ánh thì vẫn còn đeo bám giải quyết vấn đề ở Thủ Thiêm".
5 tháng sau ngày bà phát biểu về ý nghĩa của hai chữ day dứt, chưa người dân Thủ Thiêm nào nhận được tờ giấy có chữ ký của bà cho biết vụ Thủ Thiêm đã được tiến triển tới đâu. 5 tháng sau ngày ấy là một sự chờ đợi mỏi mòn của người mất đất, và hôm nay bà Quyết Tâm đã qua báo chí cho biết bà hoàn toàn ủng hộ dự án xây Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách.
Bà ủng hộ vì theo bà, người dân Khu đô thị mới Thủ Thiêm rất cần nhà hát Giao Hưởng này.
Không khó để nhận ra “Quyết Tâm” tên của bà, từ nay đã trở thành “Nhẫn tâm” dưới mắt người dân. Không những tại Thủ Thiêm mà trên khắp nước, bởi nơi nào người dân còn tấm lòng thiện lương sẽ phát hiện ngay sự nhẫn tâm của bà trong câu nói tưởng chừng rất “vô tội vạ” cốt đánh bóng, tuyên truyền cho nhà nước một dự án như hàng ngàn dự án vô bổ khác trên khắp đất nước này.
Nước mắt và tiếng than khóc của người dân Thủ Thiêm đã và sẽ còn ám ảnh cho bất cứ ai nhớ tới. Trong cái nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế ấy có tiêu chuẩn nào được tính cho sự ác độc, tàn bạo của kẻ cầm quyền hay không?
Người dân nào sẽ vào cái nhà hát “Giao hưởng” ấy khi nó mọc lên từ hoang tàn của lòng nhân đạo và nỗi ám ảnh bị cướp bóc còn hằn sâu trong lòng người mua vé vào xem.
Người Cộng sản xem ra rất phù hợp với hai câu thơ khuyến khích những hoạt động cách mạng trong xu thế hiện đại:
“Bất nhân nào cũng vượt qua / Nhân dân nào cũng đánh thắng”
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
 
Đối thoại Thủ Thiêm, Nguyễn Thị Quyết Tâm được tặng dép vô mặt nhân ngày 20/10

Cuộc sống cơ cực của người dân bị giải toả ở bán đảo Thủ Thiêm

06:54 05/05/2018

Nhà cửa xuống cấp, nước ngập bất kể trời nắng hay mưa, điện sinh hoạt chập chờn, rồi bị các đối tượng nghiện đe doạ, không có việc làm ổn định… là cuộc sống của người dân bị giải toả tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay.

Cuộc sống cơ cực của người dân bị giải toả ở bán đảo Thủ Thiêm
Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn ngổn ngang dù đã triển khai từ chục năm trước.
Cả chục năm qua, hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất, cưỡng chế nhà cửa tại dự án Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm phải sống trong cảnh cơ cực, thiếu thốn đủ điều. Ngoài những hộ dân đồng ý nhận tiền hỗ trợ di dời đi nơi khác, có không ít hộ vẫn quyết bám trụ, giữ lại phần đất đai của cha ông.
Để thực hiện dự án KĐTM Thủ Thiêm, chính quyền TP.HCM gần như giải toả trắng bán đảo Thủ Thiêm. Đến nay, nhiều khu “đất vàng” đã được giao cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Đối nghịch với hình ảnh các dự án chọc trời đua nhau mọc lên là những căn nhà lụp xụp, xuống cấp trầm trọng của những hộ gia đình chực chờ giải toả. Nhà cửa xuống cấp, nước ngập đến đầu gối bất kể trời nắng hay mưa, điện sinh hoạt chập chờn, thậm chí bị các đối tượng nghiện đe doạ, không có việc làm ổn định… là cuộc sống của người dân còn lại nơi này.
Căn nhà của cụ bà Lê Thị Hồng Vân. 
Đây là căn nhà của cụ bà Lê Thị Hồng Vân (78 tuổi) mặt tiền đường Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2. Bà Vân cho biết, căn cứ theo Quyết định số 367 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm ngày 4/6/1996, vị trí nhà của bà nằm ngoài ranh giới quy hoạch.
Căn nhà ngày càng xuống cấp nhưng gia đình bà Vân không được sửa chữa. 
30 năm qua, gia đình bà Vân sống tạm bợ trong căn nhà này bởi không biết bị giải toả lúc nào. Giờ đây căn nhà xuống cấp trầm trọng, mỗi khi gió mạnh gây rung lắc, mưa xuống thì bị thấm dột, ngập nước.
Bà Vân cho hay, nếu căn nhà bị thu hồi để làm dự án thì phải bố trí cho gia đình bà nơi ở khác tương ứng. Còn nếu chưa giải quyết được thì cho gia đình sửa sang nhà cửa để ổn định cuộc sống. Ngoài ra, do dự án kéo dài quá lâu nên địa phương không cho gia đình bà làm hộ khẩu, tạm trú khiến cho con cháu không làm được giấy khai sinh, không đi học được.
Bà Tám hằng ngày ra thắp hương trên mảnh đất của gia đình đã bị cưỡng chế.
Sinh sống tại căn nhà 88m2 tại Khu phố 5, phường Bình Khánh từ năm 1976, đây cũng là cơ sở may gia công màn ngủ của gia đình bà Nguyễn Thị Tám. Được bồi thường 1,6 tỷ đồng để di dời đi nơi khác nhưng bà Tám không đồng ý vì cho rằng đất của gia đình bà nằm ngoài ranh quy hoạch.
Gần 10 năm nay bà Tám khiếu nại khắp nơi về việc căn nhà bị cưỡng chế. 
Sau đó, căn nhà của bà Tám bị cưỡng chế. Giờ đây chỉ còn lại mảnh đất hoang lạnh. Mỗi ngày, bà Tám đều qua đây thắp nén nhang trên chiếc bàn thờ đã bị đập bỏ mấy lần.
Người dân bị giải toả sống tạm bợ trong chính căn nhà của mình. 
Cách đó gần 100 mét là căn chòi nơi sinh sống của gia đình ông Đặng Quốc Dũng (62tuổi) thuộc Khu phố 1, phường Bình Khánh. Ông Dũng mua lô đất rộng 55m2 và cất nhà sinh sống từ năm 1993. Khi biết căn nhà thuộc diện bị giải toả để thực hiện dự án KĐTM Thủ Thiêm, ông Dũng được thông báo chỉ hỗ trợ 44 triệu đồng.
Căn bếp tồi tàn của gia đình ông Dũng. 
Mỗi khi trời mưa căn bếp bị dột, ngập nước. 
Để có tiền trang trải cuộc sống, gia đình ông Dũng nuôi thêm đàn gà. 
Sau 10 năm gửi đơn khiếu nại các cấp, đến nay ông Dũng được biết số tiền bồi thường đã lên 1 tỷ đồng. Tuy vậy, ông Dũng và vợ con vẫn quyết bám trụ với mảnh đất của gia đình bởi không biết đi đâu và làm gì để sống?
Cuộc sống khốn khó của các hộ dân tại khu vực phường Bình Khánh, quận 2
Tương tự, căn nhà của vợ chồng ông Nguyễn Hoàng Vân sát vách nhà ông Dũng rộng 42m2 nhưng chỉ được thông báo hỗ trợ di dời và bồi thường 650 triệu đồng. Không đồng ý với mức đền bù này, từ năm 2011 đến nay, gia đình ông Vân nhận nhiều thông báo cưỡng chế nhưng mọi chuyện đâu lại vào đấy.
Tường nhà của ông Vân bị nứt toác, nước ngập gần nửa nhà mỗi khi trời mưa. 
Giờ đây, cuộc sống của gia đình ông Vân rất khó khăn khi nhà cửa xuống cấp nhưng không được xây sửa, nước ngập vào nhà bất kể trời nắng hay mưa, điện sinh hoạt thì chập chờn, thậm chí một số đối tượng nghiện hút hù doạ…
Nơi sinh hoạt của gia đình bà Nguyệt. 
Éo le nhất là trường hợp của bà Lâm Thị Minh Nguyệt, ngụ nhà số C4/4 đường Lương Định Của, phường Bình Khánh. Căn nhà rộng 115m2 trước đây gia đình bà được cấp cũng bị thu hồi. Chồng bà Nguyệt là ông Nguyễn Thanh Ba, vì uất ức trước giá bồi thường rẻ mạt dẫn tới bị tai biến, không nói được.
Chồng bà Nguyệt vì bức xúc khi căn nhà bị giải toả dẫn tới bị tai biến. 
Dù bà Nguyệt đã mua mảnh đất ở nơi khác để gia đình ổn định cuộc sống nhưng từ khi bị tai biến ông Ba vẫn không chịu về nhà mới. Ông dựng căn chòi kế bên mảnh đất bị thu hồi rồi hằng ngày nằm võng nhìn ra như người vô hồn.
Người dân phải chống chọi với tình trạng thấm dột, ngập nước mỗi khi trời mưa.
Ngoài giá đền bù, điều người dân ở bán đảo Thủ Thiêm bức xúc là việc nhà cửa họ không thuộc ranh quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm nhưng vẫn bị giải toả, thu hồi đất. 
Theo Infonet
  
Toi/ac của Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Văn Đua, kéo cả trăm tay chân phá/nhà dân giao cho chủ Hàn Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét