Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

ĐÂU LÀ SỰ THẬT 7

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tiểu sử Trung tướng công an Phan Văn Vĩnh
  
3 tướng công an bị bắt sau Phan Văn Vĩnh là những ai?

30 năm tù là “sản phẩm” vu oan của tướng Vĩnh dành cho bầu Kiên!


FB Hoàng Hải Vân
16-11-2018
Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), là người trực tiếp chỉ đạo điều tra, kết luận, báo cáo vượt cấp lên cấp trên để đưa ông Kiên ra tòa với 4 tội danh : kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái. Mặc dù ông Kiên và các luật sư của ông có đủ bằng chứng chứng minh ông vô tội trong cả 4 tội danh nói trên, nhưng cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên ông 30 năm tù. Về căn bản, tòa xử theo những tội danh mà Ban chuyên án của tướng Vĩnh điều tra.
Dù theo sự chỉ đạo nào, dù thực hiện ý chí chính trị của ai thì đó cũng là “sản phẩm” mà tướng Vĩnh tạo ra để vu oan cho Bầu Kiên.

Tội thứ nhất, là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, được cho là chiếm đoạt của Tập đoàn Hòa Phát, nhưng Tập đoàn này không hề có đơn đề nghị điều tra và trong thực tế họ không hề bị chiếm đoạt.
Tội thứ hai, “kinh doanh trái phép”, nhưng hỏi các cơ quan có liên quan rằng việc doanh nghiệp ông Kiên mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác có “trái phép” hay không thì không cơ quan nào trả lời được, đơn giản là việc này không nằm trong ngành nghề phải đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp có quyền làm những gì luật pháp không cấm.
Tội thứ ba, “trốn thuế”, nhưng hỏi cơ quan thuế thì cơ quan này trả lời là họ không biết ông có trốn thuế hay không mà phải chờ tòa quyết.
Tội thứ tư, “cố ý làm trái”, quy cho ông Kiên chỉ đạo Thường trực HĐQT ACB chủ trương ủy thác cho nhân viên mang tiền gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, nhưng thực tế ông Kiên không hề là thành viên Thường trực HĐQT ACB thì lấy tư cách gì mà “chỉ đạo”.
Nghe nói tướng Vĩnh còn muốn quy cho ông Kiên tội danh to tát hơn nữa, nhưng đã không có khả năng tạo dựng.
Giờ thì cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh đang đứng trước vành móng ngựa đối mặt với các hoạt động phi pháp tày đình vô tiền khoáng hậu là bảo kê cho hệ thống đánh bạc online thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng và đang tìm cách che chắn công lý. Vậy công lý nào dành cho Bầu Kiên đây?



Bình Luận từ Facebook
Quang Minh Vu
Không có ngành tư pháp độc lập, không có minh bạch thông tin, không có báo chí tư nhân, thật khó biết được đâu là thật, đâu là giả.
LikeReply114h
Tu Lap Duong
Bắt thằng trung tướng mặt Lồn Phan Văn Vĩnh ngày ngày chầu đít Bầu Kiên ỉa ra cục nào phải ăn hết cục ấy và lè lưỡi liếm cho sạch đít, sạch mông Bầu Kiên.
LikeReply4h
Long Du Lich
ông đừng có nói tào lao. Bầu Kiên là mafia rồi. điều đó là quá rõ ràng.
LikeReply20h
Thành Kim
thể loại ngu lâu có thật là mày
LikeReply317h
Duc Quyen Nguyen
Ngu lâu dốt bền vững
LikeReply1h
                                                                  Tiểu sử Bầu Kiên

VÀO NHÀ GIAM, TƯỚNG VĨNH CÓ NHÌN LẠI VỤ ÁN BẦU KIÊN ?

Thời gian xử vụ án Bầu Kiên, tôi chưa dùng facebook, báo chí nơi tôi làm lại không được nói ngược, nên tôi không có chỗ để nói sự vi phạm nguyên tắc của công lý trong vụ án được coi là “đại án” này. Tôi chỉ có thể nói với bạn bè, rằng vụ Bầu Kiên trước sau gì cũng phải “lật lại”, nhưng thời gian qua đi, tôi bắt đầu thấy tôi quá ảo tưởng về công lý trên đất nước tôi.

Nhân việc tướng Phan Văn Vĩnh bị bắt, tự nhiên nhớ lại. Ông Vĩnh là người chỉ huy điều tra vụ Bầu Kiên, được báo chí ghi nhận là người có “công lớn” phá án. Tôi nghĩ ông Vĩnh là người biết rõ hơn ai hết việc buộc tội Bầu Kiên không dựa trên nền tảng pháp quyền và công lý. Không biết tới đây, trong quá trình điều tra và xét xử, ông Vĩnh có bị kết tội như cách mà ông từng kết tội Bầu Kiên hay không. Chuyện chưa xảy ra tôi không dám đoán, tôi chỉ mơ hồ cảm thấy rằng, trong khi tìm cách tự bào chữa cho mình, ông không thể không nghĩ đến vụ án Bầu Kiên.

Vụ Bầu Kiên diễn ra đã mấy năm rồi, nhưng không cần phải đọc lại hồ sơ vụ án cũng có thể thấy bản án dành cho ông ấy là không công bằng. Bầu Kiên là doanh nhân ngoài quốc doanh, đương nhiên là ông không thể tham nhũng. Khi theo dõi vụ án, tôi quan tâm nhất là ông có đưa hối lộ hay không, cũng không thấy. Tòa phạt ông 30 năm tù cho 4 tội : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, kinh doanh trái phép, cố ý làm trái. Cả 4 tội đều không có chứng cứ thực tế căn cứ vào sự minh bạch của pháp luật.

Chẳng hạn, quy kết ông tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị chiếm đoạt được cho là Công ty Hòa Phát, nhưng Công ty này nói rõ là họ không tố cáo ông lừa đảo và tài sản của họ không bị chiếm đoạt. Kết cho ông tội kinh doanh trái phép, nhưng hỏi các cơ quan có liên quan rằng việc doanh nghiệp ông mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác có “trái phép” hay không thì không cơ quan nào trả lời được, đơn giản là việc này không nằm trong ngành nghề phải đăng ký kinh doanh. Điều đáng buồn là ý chí kết tội của các cơ quan bảo vệ pháp luật mạnh đến mức, không có cơ quan nào dám trả lời rằng “người dân có thể làm những gì mà pháp luật không cấm”. Và nói rằng ông trốn thuế, nhưng cơ quan thuế lại không biết là ông có trốn thuế hay không mà phải đợi tòa quyết, v.v… Tóm lại, là nguyên tắc suy luận vô tội hoàn toàn bị loại bỏ trong quá trình điều tra và xét xử. Có thể xử vụ án này nhằm vào mục đích “tốt” nào đó, nhưng mục đích “tốt” mà không dựa vào pháp quyền thì không còn là “tốt” nữa.

Giờ tướng Vĩnh đã bị khởi tố, đương nhiên là không liên quan gì đến vụ án Bầu Kiên, tôi hiểu nó nằm trong chiến dịch làm trong sạch các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhưng ngay cả tướng Vĩnh cũng như các ông tướng đã bị bắt hay sẽ bị bắt, họ cũng phải được điều tra xét xử theo các nguyên tắc của công lý. Cả đối với vụ án Vũ nhôm và những kẻ bảo kê cho Vũ nhôm cũng vậy. Công lý không ngự trị, luật pháp không được thượng tôn, thì không một ai có thể sống an toàn trên đất nước này cả.

HOÀNG HẢI VÂN

 
CHẤN ĐỘNG: Tướng Vĩnh Chột bị bắt từng là Đại Ca Giang Hồ Thành Nam

Bầu Kiên nhận 30 năm tù, nộp phạt hơn 75 tỷ đồng

Ngoài việc xác định Nguyễn Đức Kiên dùng thủ đoạn xảo quyệt thực hiện 4 tội danh, tòa tuyên bố khởi tố thêm 2 vụ án liên quan ACB và Huỳnh Thị Huyền Như.


8h20 hôm nay, sau nửa tháng xét xử, TAND Hà Nội đã ra phán quyết với 8 người bị cáo buộc kinh doanh trái phép, cố ý làm trái gây thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng.
Mở đầu phần tuyên án, thẩm phán Nguyễn Hữu Chính (Phó chánh án TAND Hà Nội) thay mặt HĐXX tóm tắt lại nội dung vụ án. Bị cáo đầu vụ Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên, cựu phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) nghe luận tội với thái độ bình tĩnh, thi thoảng cười mỉm.
Sau hơn nửa tiếng đứng nghe bản án, trong 7 bị cáo xin ngồi, riêng cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải vẫn đứng.
tuyen-an-500.jpg
Các bị cáo nghe tuyên án.
Theo tòa, ngày 15/5/2007 đến 3/8/2008, Nguyễn Đức Kiên thông qua 6 công ty do mình làm chủ tịch HĐQT hoặc chủ tịch hội đồng thành viên để tổ chức hoạt động kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng trái quy định với tổng số tiền gần 21.500 tỷ đồng.
Cũng thông qua một trong các công ty này, ông Kiên bị cáo buộc trốn thuế hơn 25 tỷ đồng trong thương vụ kinh doanh giá vàng trên tài khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ngân hàng ACB. Ông Kiên còn bị truy tố đã lừa đảo bán 20 triệu cổ phần của Công ty thép Hoà Phát (đã thế chấp tại ngân hàng) cho Công ty TNHH Một thành viên thép Hoà Phát, chiếm đoạt 264 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, bị cáo Kiên còn cùng cựu tổng giám đốc Lý Xuân Hải, 3 cựu phó chủ tịch HĐQT ACB là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, cựu phó tổng giám đốc Huỳnh Quang Tuấn thống nhất uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Trong số này có 718 tỷ đồng vào Vietinbank và đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank TP HCM) chiếm đoạt.
Ngoài ra, với hành vi thống nhất, ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các sếp của ACB còn bị cáo buộc đã ra chủ trương đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB trái quy định của nhà nước, gây thiệt hại gần 688 tỷ đồng.
9h40, khép lại phần đọc nội dung vụ án, chủ tọa nêu lại quan điểm của luật sư Bầu Kiên cho rằng thân chủ không phạm tội Kinh doanh trái phép, việc góp vốn là hoạt động đầu tư theo quy định của luật doanh nghiệp, không phải là kinh doanh tài chính như cáo trạng nêu. Còn việc kinh doanh vàng là kinh doanh vàng phái sinh, vàng trạng thái (sản phẩm bình thường) nên không phạm tội.
Về cáo buộc 6 cựu quan chức ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào Vietinbank khiến bị Huyền Như chiếm đoạt, theo quan điểm của luật sư, việc này "không trái quy định tại luật các tổ chức tín dụng năm 1997". Ngày 1/1/2011, luật này mới có hiệu lực nên Bầu Kiên và đồng phạm không làm trái. Việc chiếm đoạt 718 tỷ đồng theo các luật sư là do lỗi của Vietinbank nên phải trả lại ACB số tiền này.
Về việc đầu tư cổ phiếu, các luật sư cho rằng, không có sai phạm trong chủ trương này của các thành viên HĐQT ngân hàng ACB.
Bản án cũng cho biết, tại tòa, Vietinbank không thừa nhận có sai phạm trong quá trình nhận tiền do các nhân viên của ACB gửi. Vietinbank cho rằng các nhân viên trên không thực hiện đầy đủ các quy định về việc gửi tiền dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt tiền. Vì thế, Vietinbank không có trách nhiệm gì về số tiền trên...
kien-nghe-tuyen-an-jpeg.jpg
Bầu Kiên lúc nghe tuyên án.. .
Tuy nhiên, HĐXX nhận định, Nguyễn Đức Kiên thông qua 6 công ty đã kinh doanh không đúng đăng ký hơn 21.400 tỷ đồng. Các công ty này không có giấy chứng nhận kinh doanh cổ phần, cổ phiếu, thực tế không có hoạt động kinh doanh gì khác ngoài lĩnh vực này. Điều đó cho thấy, mục đích lập các công ty trên Bầu Kiên chủ yếu kinh doanh cổ phần, cổ phiếu. Hành vi kinh doanh của bị cáo Kiên núp dưới hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, thoả mãn đầy đủ dấu hiệu kinh doanh trái phép. Qua đây, việc phát hành cổ phiếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có sự giúp sức của Ngân hàng Vietbank và Kienlongbank. Tòa đề nghị cơ quan điều tra làm rõ việc này, nếu có dấu hiệu vi phạm thì xử lý.
Về hoạt động kinh doanh vàng, HĐXX cho rằng Công ty Thiên Nam (một trong 6 công ty trên) không đăng ký kinh doanh "mặt hàng" này. Ngoài kinh doanh giá vàng qua tài khoản nước ngoài, Thiên Nam còn kinh doanh vàng trong nước với ngân hàng ACB.
Tại toà, đại diện Ngân hàng nhà nước cho rằng việc kinh doanh vàng phải chịu sự quy định của nhà nước. Kinh doanh vàng nói chung đều phải đăng ký. Theo biên bản thỏa thuận của HĐQT, Công ty Thiên Nam đã uỷ quyền cho Bầu Kiên đặt lệnh trên hệ thống ghi âm của Ngân hàng ACB. Điều đó cho thấy, việc thực hiện ký các lệnh của giám đốc Thiên Nam Lê Quang Trung chỉ là hình thức, Bầu Kiên mới là người quyết định. Cho nên, việc bị cáo Kiên cho rằng ông Trung phải chịu trách nhiệm là không có căn cứ.
HĐXX cho rằng bị cáo Kiên không thành khẩn khai báo nên cần có bản án nghiêm khắc về hành vi này.
Về hành vi trốn thuế, theo tòa, Công ty B&B do Bầu Kiên làm chủ tịch đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính với ACB thực hiện giao dịch tài chính để kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong năm 2009-2010, B&B kinh doanh có lãi, trong đó có cả kinh doanh vàng trạng thái có lãi nhưng không kê khai. Kết luận của Bộ Tài chính cho thấy, thuế thu nhập phát sinh mà B&B phải nộp là hơn 25 tỷ đồng. Từ sự phân tích trên, HĐXX nhận thấy bầu Kiên đã trốn thuế 25 tỷ đồng theo đúng truy tố của VKSND Tối cao. Hậu quả gây ra đến nay chưa khắc phục, cần phạt gấp 3 lần số thuế đã trốn là hơn 75 tỷ đồng, sung công quỹ nhà nước.
Về hành vi lừa đảo của Bầu Kiên, tòa nhận thấy, theo tài liệu và lời khai của ông Trần Đình Long (Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát) và Trần Tuấn Dương (Tổng giám đốc Thép Hòa Phát), hai người tham gia thoả thuận với Bầu Kiên, khi đàm phán, hai ông này không biết 20 triệu cổ phần của Thép Hòa Phát mua của ACBI đang được thế chấp tại ACB.
Bầu Kiên khai không có ý thức lừa đảo chiếm đoạt số tiền 246 tỷ đồng bán cổ phiếu trên cho phía Hòa Phát. Thực tế bị cáo hoán đổi cổ phần khác cho ACB. Qua các lời khai, tài liệu, tòa xác định, Công ty TNHH một thành viên Thép Hoà Phát đã chuyển 264 tỷ đồng cho ACBI. Trong khi đó, khi nhận tiền, Chủ tịch HĐQT ACBI là bị cáo Kiên không có bất cứ hành vi nào về việc đề nghị giải chấp số cổ phần này. "Điều đó cho thấy ý thức chiếm đoạt của bị cáo", bản án nhận định. HĐXX cho rằng bị cáo Kiên không thành khẩn nên đề nghị có hình phạt nghiêm khắc, phạt bổ sung 100 triệu đồng sung công quỹ nhà nước.
Về hành vi cố ý làm trái của bị cáo Kiên, HĐXX cho rằng căn cứ biên bản làm việc giữa thanh tra Ngân hàng nhà nước và ACB, xác định việc HĐQT ACB ra nghị quyết đồng ý uỷ thác cho nhân viên gửi tiền là "hoàn toàn sai".
Dù Vietinbank hay Huyền Như phải chịu trách nhiệm số tiền trên thì ACB vẫn chưa thu hồi được. Hành vi của các bị cáo đã dẫn đến hậu quả mất 718 tỷ đồng nên HĐXX nhận thấy các bị cáo Kiên, Quang, Kỳ, Hải, Cang, Tuấn.. có đủ dấu hiệu phạm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Về trách nhiệm dân sự, 718 tỷ đồng đã được giải quyết trong vụ án Huyền Như nên không giải quyết trong vụ án này.
Theo HĐXX, vụ án này Huỳnh Thị Bảo Ngọc (Phó phòng quản lý quỹ Ngân hàng ACB) là người trực tiếp liên hệ với Huyền Như về việc gửi tiền, thoả thuận lãi suất vượt trần, tạo điều kiện cho Huyền Như chiếm đoạt. Việc Huyền Như chiếm đoạt trót lọt có sự giúp sức của người này nên cần khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đánh giá hành vi cố ý làm trái của 6 cựu quan chức ACB trong việc mua cổ phiếu, HĐXX cho biết theo quy định công ty sở hữu 50% cổ phần của một công ty khác thì không được đầu tư mua cổ phiếu. Bản chất Công ty ACBS (Công ty chứng khoán ACB) do ACB sở hữu 100% cổ phiếu. Vì muốn mua cổ phiếu của chính mình, để lách luật, ACB cho Vietbank, KienLongbank vay rồi hai ngân hàng này cho ACI và ACI Hà Nội vay. Điều này cho thấy ACB không thể chuyển trực tiếp tiền sang ACBS mà phải qua trung gian là hai ngân hàng (dưới hình thức mua trái phiếu của ACI và ACI Hà Nội), như vậy "tiền của ACB vẫn là của ACB".
Qua lời khai của những người liên quan khác, tòa thấy có cơ sở xác định việc mua cổ phiếu trên là trái quy định. Toàn bộ việc mua trái phiếu ACI, ACI Hà Nội được mã hoá dưới hình thức hoạt động liên ngân hàng. HĐXX cho rằng đủ cơ sở xác định việc thống nhất ban hành chủ trương đầu tư mua chứng khoán của các thành viên HĐQT ACB đã gây thiệt hại gần 688 tỷ đồng.
Theo HĐXX, Bầu Kiên với tư cách phó chủ tịch Hội đồng sáng lập  giữ vai trò quan trọng trong việc ra các nghị quyết, thực hiện chủ trương đầu tư cổ phiếu. Ông này tuy không còn không tham gia HĐQT nhưng là cổ đông lớn nên có ảnh hưởng lớn tới các quyết định, nghị quyết của ACB.
bau-kien-len-xe-jpeg.jpg
.. và khi lên xe trở về trại giam sau khi nhận bản án 30 năm tù. Ảnh: Quý Đoàn
11h40, HĐXX xác định bị cáo Kiên giữ vai trò quan trọng, chủ mưu, không khai báo thành khẩn.
Bị cáo Lý Xuân Hải có vai trò sau bị cáo Kiên nhưng cao hơn những đồng phạm khác. Ông Hải bị xác định là người điều hành uỷ thác cho nhân viên gửi tiền, tham gia chủ trương mua cổ phiếu... Theo tòa, hai bị cáo này cần áp dụng tình tiết tăng nặng hình phạt. Tiếp tục kê biên các tài sản của bị cáo Kiên tại TP HCM. Các bị cáo còn lại được xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Theo đó, ông Kiên bị phạt 20 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép, 6 năm 6 tháng về tội Trốn thuế, 20 năm về tội Lừa đảo, 18 năm do Cố ý làm trái. Tổng hợp hình phạt bị cáo phải chấp hành là 30 năm; nộp phạt bổ sung 75 tỷ do trốn thuế và 100 triệu đồng về hành vi lừa đảo.
Bị cáo Trần Ngọc Thanh (giám đốc ACBI) lĩnh 5 năm 6 tháng tù về tội Lừa đảo, bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán ACBI) nhận 5 năm.
Đồng tội danh Cố ý làm trái, cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải lĩnh 8 năm tù; bị cáo Lê Vũ Kỳ án 5 năm, Trịnh Kim Quang lĩnh 4 năm, Phạm Trung Cang án 3 năm tù, Huỳnh Quang Tuấn chịu hình phạt 2 năm.
Tòa kiến nghị qua vụ án, Ngân hàng nhà nước cần rà soát lại các văn bản, bổ sung các văn bản nhằm tháo gỡ những vướng mắc, hướng dẫn kịp thời chủ trương cho các ngân hàng. Bộ Kế hoạch & đầu tư cũng cần rà soát các văn bản pháp luật.
TAND Hà Nội tuyên bố khởi tố vụ án "kinh doanh trái phép tại ngân hàng ACB và Vietbank" và khởi tố vụ án "đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Huỳnh Thị Huyền Như của Huỳnh Thị Bảo Ngọc".
Sau khi tòa tuyên án, các bị cáo nhanh chóng bị áp giải ra xe đi về trại giam. Một số người thân của họ đã bật khóc khi rời phòng xử.
Phiên xử 8 bị cáo được mở từ ngày 20/5, người thứ 9 liên quan vụ án là ông Trần Xuân Giá, cựu chủ tịch HĐQT ACB, được tạm đình chỉ điều tra do đang bị bệnh.
VKS đã đề nghị tuyên phạt ông Kiên 18-24 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép; 4-5 tù do Trốn thuế, 16-18 năm tù về tội Lừa đảo, 14-15 năm tù về tội Cố ý làm trái. Tổng hình phạt ông Kiên bị đề nghị là 30 năm - mức án tối đa của khung hình phạt tù có thời hạn.
Ông Lý Xuân Hải bị VKS đánh giá "chưa ăn năn hối cải", đề nghị phạt 12-14 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; cấm đảm nhiệm điều hành, quản lý tổ chức tín dụng.
Cùng tội danh như ông Hải, 2 cựu phó chủ tịch HĐQT ACB Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang bị đề nghị lần lượt 7-8 năm và 6-7 năm. Cựu phó chủ tịch HĐQT ACB Phạm Trung Cang và cựu phó tổng giám đốc ACB Huỳnh Quang Tuấn mỗi bị cáo 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Nhóm bị cáo này được cho là làm theo chỉ đạo của bị cáo Kiên và đã "nhận ra một phần lỗi".
Ở tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Trần Ngọc Thanh (giám đốc ACBI, một trong 6 công ty do Bầu Kiên lập ra) bị đề nghị 9-10 năm; bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán ACBI) bị đề nghị 7-8 năm.
Việt Dũng
 
Phan Văn Vĩnh tại sao gọi Vĩnh Chột | Chuyện ít ai biết về quá khứ ly kỳ của vị hổ tướng Nam Định

Xét xử vụ ông Phan Văn Vĩnh: Nghe có “thế lực lớn bảo kê”, yên tâm tổ chức đánh bạc


Thứ Tư, ngày 14/11/2018 12:00 PM (GMT+7)

Chủ đại lý cấp 1 khai, Hoàng Thành Trung (“cha đẻ” của game bài Rikvip) nói với bị cáo, “có thế lực lớn bảo kê” nên yên tâm làm.   

Sáng 14/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát), ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) và 90 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ tiếp tục với phần xét hỏi.
Xét xử vụ ông Phan Văn Vĩnh: Nghe có “thế lực lớn bảo kê”, yên tâm tổ chức đánh bạc - 1
Ông Phan Văn Vĩnh phải nhờ sự chăm sóc y tế tại phiên tòa sáng 14/11. (Ảnh Tiền Phong)
Trong buổi sáng nay, bị cáo Phan Văn Vĩnh bất ngờ bị cao huyết áp, mệt mỏi nên luật sư của bị cáo đề nghị cho bị cáo vào phòng chăm sóc y tế và được chủ tọa chấp thuận.
Trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo Vũ Minh Quang (25 tuổi, bị truy tố tội “Đánh bạc”) cho biết đánh bạc tài xỉu trên hệ thống Tip.club. Tổng số tiền chơi khoảng 25 triệu đồng, sau khi kết thúc chơi thì thua toàn bộ số tiền này. Quang mua bán Rik (tiền ảo trong game) với Lê Thị Vân Anh (25 tuổi, đại lý cấp hai, bị truy tố tội “Tổ chức đánh bạc”).
Quang khẳng định quá trình điều tra không bị bức cung, dùng nhục hình. Sau khi được các cán bộ điều tra giải thích, bị cáo thừa nhận đã vi phạm pháp luật.
Tới lượt mình, Lê Thị Vân Anh khai làm đại lý cấp 2 cho Vũ Văn Dũng (29 tuổi, bị truy tố tội “Tổ chức đánh bạc”). Nữ bị cáo thừa nhận có giao dịch chuyển khoản với một số khách hàng, một số khác thì nhờ chuyển khoản để mua Rik.
Thông qua mạng xã hội Facebook, Vân Anh biết Vũ Văn Dũng làm đại lý cấp 1 nên xin làm đại lý cấp 2. Khi làm đại lý sẽ được hưởng lợi nhuận từ 0,2 đến 0,5% số tiền hưởng lợi. Để cạnh tranh với các đại lý khác, bị cáo đã tự giảm lợi nhuận của mình xuống, để giảm trừ cho khách hàng.
Bị cáo buộc hưởng lợi hơn 345 triệu đồng, Vân Anh khai đã cùng gia đình khắc phục toàn bộ hậu quả.
Xét xử vụ ông Phan Văn Vĩnh: Nghe có “thế lực lớn bảo kê”, yên tâm tổ chức đánh bạc - 2
Bị cáo Vũ Văn Dũng.
Sau Vân Anh, HĐXX gọi Vũ Văn Dũng lên xét hỏi. Dũng khai trước khi làm đại lý (cấp 1) không quen biết Hoàng Thành Trung (“cha đẻ” của game bài đánh bạc trực tuyến; xây dựng và quản lý hệ thống “đại lý cấp 1”, “đại lý cấp 2” để tổ chức đánh bạc trực tuyến; hiện đang bỏ trốn) lúc tham gia đường dây mới biết.
Dũng khai khi làm đại lý cấp 1, Trung có nói với bị cáo rằng, “có thế lực lớn ở trên bảo kê” nên yên tâm làm. Tuy nhiên, theo Dũng, nội dung này chỉ là lời Trung nói không có bằng chứng xác thực nên không khai với cơ quan điều tra. Dũng còn nghĩ rằng Rikvip là game bài hợp pháp nên yên tâm làm.
Dũng khai, phát triển được hơn 1.000 đại lý cấp hai. Bị cáo thưởng cho các đại lý cấp hai tuỳ theo doanh thu nhiều hay ít. Mỗi đại lý cấp hai được hưởng khoảng 5 triệu đồng. Ai doanh thu lớn sẽ được ở mức cao hơn.
Dũng thừa nhận các số liệu trong hồ sơ là đúng. Tổng số tiền hưởng lợi khi làm đại lý cấp 1 cho các game bài, trong đó có Rikvip/ Tip.Club, là hơn 5,5 tỉ đồng.
Trước khi làm đại lý cấp 1, bị cáo kinh doanh mua bán sim số, kinh doanh internet... Dũng sử dụng 30 tài khoản ngân hàng để mua bán Rik. Hiện cơ quan điều tra đang phong toả 30 tài khoản ngân hàng này với tổng số tiền phong toả là hơn 15 tỷ đồng.
"Bị cáo nhận ra hành vi của mình là vi phạm pháp luật và rất ăn năn hối lỗi", Dũng nói trước tòa.
Dũng cho biết đã nộp đủ lại hơn 5,5 tỉ đồng vào kho bạc nhà nước. Về số tiền trong tài khoản ngân hàng, ngoài việc làm đại lý cho game bài còn kinh doanh từ các lĩnh vực khác nên Dũng đề nghị sau khi thực hiện các nghĩa vụ thì xin được trả lại.

Ba "hổ tướng" công an với những chiến công lẫy lừng một thuở

Thanh Thảo |
Ba "hổ tướng" công an với những chiến công lẫy lừng một thuở
Ảnh: Hoàng Trang

(Soha.vn) - Những cái tên này được nhiều người biết đến nhờ những chiến công vang dội đã trong suốt sự nghiệp cầm quyền của mình.

Ông Phan Văn Vĩnh (Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm)
Trung tướng Phan Văn Vĩnh là người con của quê hương Nam Định. Ông Vĩnh sinh ngày 19/05/1955 tại Thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Ông Vĩnh được kết nạp Đảng vào ngày 16/09/1978. Ông Vĩnh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Nam Định .
Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Vĩnh nhất chính là điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang do Lê văn Luyện thực hiện. Quá trình điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra, tướng Vĩnh chính là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án.
Nói về vụ án này, ông cho biết, khi xuống hiện trường đã chứng kiến cảnh kinh hoàng: Vợ chồng chủ tiệm vàng chết cùng đứa con gái mới 18 tháng tuổi, đứa lớn học lớp 3 may mắn thoát chết với bàn tay bị đứt lìa. "Những cái chết rất thảm khốc, chỉ thấy máu và máu khiến tất cả chúng tôi lặng người. Điều đó thúc đẩy chúng tôi quyết tâm bắt bằng được tội phạm", tướng Vĩnh nói.
Ngay sau đó, hàng nghìn cảnh sát ưu tú của 10 tỉnh gần địa bàn Bắc Giang được huy động vào cuộc. Sau 4 ngày, những manh mối đầu tiên bắt đầu hiện lên và Lê Văn Luyện đã bị bắt tại Lạng Sơn khi đang trên đường bỏ trốn.
Khi bắt được đối tượng Lê Văn Luyện, tổ công tác đưa ngay về đồn biên phòng. "Tôi đã đề nghị đồng chí Trưởng phòng CSHS Công an Lạng Sơn chuyển điện thoại cho Luyện để hỏi hắn ngay trên điện thoại. Điều đầu tiên tôi hỏi hắn là về hung khí, sử dụng hung khí nào để gây án? Bởi chính hung khí khẳng định bản chất nguy hiểm của vụ án", ông Vĩnh chia sẻ.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh
Trung tướng Phan Văn Vĩnh (Ảnh Công an nhân dân)
Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cũng chính là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ “bầu” Kiên.
Trong vụ án này, với tư cách là Trưởng ban chuyên án, ông Vĩnh khẳng định "không chịu bất kỳ sức ép nào trong điều tra vụ án.  Sai phạm của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải sẽ được điều tra, kết luận sớm, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, sai phạm đến đâu, xử lý đến đó, nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội". 
Với những thành tích đáng khâm phục và những đóng góp to lớn của ông trong suốt quá trình công tác, ngày, 28/9/2012, công an tỉnh Nam Định đã công bố quyết định của Bộ Công an bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm cho ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Nam Định.
Ông Nguyễn Đức Nhanh (Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội)
Ông Nguyễn Đức Nhanh sinh năm 1952 tại xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Chính thức vào Đảng CSVN vào ngày 28/ 5/1980. Ông là một Trung tướng Công an Nhân dân Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hà Nội.
Ông Nhanh bắt đầu tham gia lực lượng vũ trang từ năm 1981 với nhiệm vụ ban đầu là Cảnh sát điều tra. Năm 2005, ông Nguyễn Đức Nhanh được tấn phong lên làm Giám đốc Công an Hà Nội thay thế Thiếu tướng Phạm Chuyên.
Tháng 7/2009, ông Nhanh được tặng huân chương chiến công hạng nhất bởi Bộ Công an với thành tích “lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong công tác”. Ngày 31/5/2010, ông Nguyễn Đức Nhanh được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh (Ảnh Hà Nội Mới)
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh (Ảnh Hà Nội Mới)
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh có hơn 30 năm công tác trong ngành. Tên tuổi ông gắn nhiều với các chuyên án lớn như phá đường dây buôn bán trái phép chất ma túy Vũ Xuân Trường, giải cứu con tin cháu bé là người Nhật...
Trong vụ án phá đường dây buôn bán ma túy Vũ Xuân Trường diễn ra cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, nhờ sự nhạy bén của mình, ông Nhanh lúc đó là Trưởng phòng cảnh sát điều tra, thành viên hội đồng thi hành án tử hình đã quyết định xin được đứng ra bảo lãnh, chịu trách nhiệm về việc hoãn thi hành án đối với Xiêng Phênh, tên tội phạm lĩnh án tử trong vụ án đường dây buôn bán ma túy lớn của Vũ Xuân Trường để tiếp tục mở rộng điều tra.
Chính quyết định này đã giúp ông Nhanh triệt phá đường một đường dây buôn bán ma túy lớn, đặc biệt nghiêm trọng của Vũ Xuân Trường cùng một số cán bộ công an, biên phòng và các đối tượng liên quan khác. Hai năm sau Vũ Xuân Trường cùng đồng bọn bị đưa ra thi hành án tử hình.
Ngoài ra, trong thời gian lãnh đạo của mình, ông Nhanh còn cho thành lập tổ công tác 141 được nhiều người dân đồng tình ủng hộ khi tình trạng đua xe trái phép, thanh niên ương bướng ở thủ đô đã giảm hơn.Trung tướng Nhanh từng được tặng nhiều Huân, Huy chương.
Sau ngày 31 tháng 8 năm 2012, ông nghỉ hưu theo chế độ.
Ông Dương Tự Trọng (Nguyên cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về TTXH, Bộ Công an, nguyên Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng)
Ông Trọng quê Hải Dương, sinh ra và lớn lên ở TP Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống cách mạng, nhiều người là cán bộ ngành công an. Ông Dương Tự Trọng năm nay 52 tuổi, là con trai của ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng trong thập niên 1970 - 1980.
Ông Dương Tự Trọng chính là em trai ruột ông Dương Chí Dũng cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines, người vừa lĩnh án tử trong phiên xét xử hôm 14/12 liên quan đến vụ bê bối tại Vinalines, là con trai thứ hai trong một gia đình có 5 người con. Đồng thời có một người em gái là bà Dương Thị Băng Tâm - cán bộ Công an PC 25 Hải Phòng.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Dương Tự Trọng gia nhập lực lượng công an và công tác, cống hiến tại công an TP Hải Phòng, khởi đầu từ một cán bộ công an phường ở quận Lê Chân.
Ông Trọng tại vụ cưỡng chế đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ngày 5.1.2012 (Ảnh Internet)
Ông Trọng tại vụ cưỡng chế đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ngày 5.1.2012 (Ảnh Internet)
Cái tên Dương Tự Trọng được nhiều người biết đến vì ông là một cán bộ cảnh sát hình sự giỏi nghề. Đất Hải Phòng vốn là đất “dữ” và là nơi sản sinh ra nhiều băng nhóm tội phạm và với nhiều tên tội phạm hình sự khét tiếng.
Thời gian làm Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự rồi sau đó là Phó giám đốc Công an Hải Phòng, ông Trọng từng trực tiếp chỉ đạo nhiều chuyên án lớn, triệt phá các băng ổ nhóm giang hồ cộm cán đất Cảng. Ông Dương Tự Trọng từng là khắc tinh của những tên tội phạm đất Cảng.
Trước khi rơi vào vòng lao lý, Dương Tự Trọng triệt phá nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy lớn và tóm gọn nhiều đối tượng giết người đặc biệt nguy hiểm. Tiêu biểu trong đó là vụ sau 6 giờ, bắt tên sát nhân máu lạnh chặt đầu, 2 tay nạn nhân vào năm 2011.
Theo đó, ngày 7/1/2011, người dân khu Đầm Triều, phường Quán Trữ, quận Kiến An, Hải Phòng phát hiện một thi thể phụ nữ trong tình trạng mất đầu và 2 cánh tay. Thi thể nạn nhân chỉ còn một quần lót màu đen, phần trước cạp quần màu đỏ, có hoa màu vàng.
Trước vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, nhận sự chỉ đạo của Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, Đại tá Dương Tự Trọng – Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng đã thành lập chuyên án 11G, nhanh chóng điều tra, truy tìm hung thủ.
Sau 6 giờ điều tra và lần từ các manh mối nhỏ lẻ, những nút thắt trong vụ án mạng dần dần được hé mở. Bằng những nghiệp vụ khôn khéo, mưu trí, cơ quan điều tra đã bắt hung thủ phải thừa nhận toàn bộ tội ác man rợ mà bản thân y đã gây ra.
Trước khi bị bắt vì tội Tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài liên quan tới cuộc đào tẩu của Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng đang giữ chức Cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về trật tự xã hội. Ông Trọng đã phải nhận 18 năm tù giam về hành vi tổ chức đưa anh ruột vượt biên trốn nã.
theo Trí Thức Trẻ
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét