Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

CHUYỆN KỂ RÕ NHẤT VỀ WW II 106/13

DANH NGÔN VỀ CHIẾN TRANH:
-Chiến tranh là trạng thái tột độ của hành động dành giật danh lợi. Dành giật làm gì khi danh lợi không còn sức hấp dẫn nữa? Nhưng tại sao danh lợi lại có sức hấp dẫn? Vì danh lợi để nuôi dưỡng (hoặc tưởng rằng nuôi dưỡng) sống còn. Sống còn là mục đích tối thượng của cuộc sống, mà danh lợi chỉ là thứ có hạn định nên nó có sức hấp dẫn và phải tranh dành. Do đó, giết chóc và bị giết chóc tất yếu xảy ra. Nếu Trường Sa và Hoàng Sa không có lợi lộc gì, thì Trung Quốc đã không tăng cường lực lượng vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, âm mưu độc chiếm Biển Đông.
-Bản chất của mọi cuộc chiến tranh là dành giật danh lợi. Muốn xóa bỏ chiến tranh, phải xóa bỏ danh lợi. Muốn xóa bỏ danh lợi thì không còn cách nào khác là phải triệt tiêu, xóa nhòa sức hấp dẫn của khái niệm danh lợi trong đời sống. Muốn làm được điều đó thì trước tiên phải khống chế khái niệm tư hữu trong hiện thực, làm cho nó hầu như không còn nữa. Triết học Mác - Lênin có lẽ đã thấy được vấn đề, nhưng với tư tưởng còn hời hợt, sắt máu và cực đoan của luận thuyết đấu tranh giai cấp, không bao giờ xóa bỏ được chiến tranh. muốn làm được điều đó chỉ có duy nhất Văn Minh. Khi nạn giết chóc đồng loại và sự phá hoại của cải trở nên ghê rợn tột độ lấn át ý định tư hữu thì không những chiến tranh mà  ngay cả nạn cướp giật cũng không còn. Loài người hãy tiến lên Văn Minh hơn nữa!
-"Thiên hạ có đạo thì ngựa tốt không dùng vào chiến tranh mà dùng vào việc cày cấy (...). Họa không gì lớn bằng không biết thế nào là đủ, hại không gì bằng tham muốn cho được nhiều. Cho nên biết thế nào là đủ và thỏa mãn về cái đủ đó thì mới luôn luôn thấy đủ". 
                                                   (Lời nói trác tuyệt của Lão Tử). 
-"...coi việc dùng binh như một tang lễ. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".                                               
                                                    (Lời nói trác tuyệt của Lão Tử). 
-"Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu...".  
                                                           Thủ tướng Võ Văn Kiệt  
 ---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
World War II in HD Colour tập 13

“Ðó là một cuộc chiến giết chết sự thật”

Thứ Hai, 10/07/2017, 22:14:50
 Font Size:     |        Print
Ðối với nhiều sử gia, cựu chiến binh, nhà báo Mỹ thì năm 1967 được xem là mốc thời gian quan trọng đã làm thay đổi cục diện chiến tranh Việt Nam và gây ảnh hưởng lớn tới nước Mỹ. Nhân 50 năm cột mốc lịch sử này, nhiều tờ báo ở Mỹ đã đăng tải nhiều bài viết từ các góc nhìn mới làm hé lộ thêm nhiều góc khuất của lịch sử với các số phận từng bị lãng quên, từng bị nghiền nát dưới cỗ máy chiến tranh của nước Mỹ.
Từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, một số nhà báo Mỹ đã sớm có nhận định tương đối chính xác về sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến nhà báo - nhà sử học B. Fall (B.Phô). Theo bài Bernad Fall - Người thấu hiểu chiến tranh của F.Logevall (F.Lu-ge-van) - Giáo sư Sử học ở Ðại học Havard (Ha-vớt), thì từ thập niên 50, B.Fall đã nhận thấy Việt Minh đề cao chủ nghĩa dân tộc và đã nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân khắp cả nước. Năm 1953, chính quyền thực dân Pháp tự tin tuyên bố họ kiểm soát toàn bộ đồng bằng sông Hồng, nhưng B.Fall lại đưa ra một bản đồ cho thấy có “sự khác biệt đáng sợ” so với tuyên bố của nhà chức trách Pháp. Ông kết luận, Việt Minh đã kiểm soát khoảng 70% vùng tạm chiếm của Pháp. Và khi các quan chức Mỹ đưa ra tuyên bố tương tự về quyền kiểm soát của họ ở đồng bằng sông Cửu Long, B.Fall cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát và thu được một dự báo tương tự: người Mỹ sẽ thất bại giống người Pháp vì họ không thể kiểm soát được dân chúng. Theo F.Logevall, ngay cả khi Mỹ bắt đầu leo thang trong cuộc chiến tranh Việt Nam với ưu thế của lực lượng không quân mạnh nhất thế giới thì B.Fall cũng chưa bao giờ nghi ngờ nhận định của mình. Tại thời điểm đó, B.Fall đã cho rằng, yếu tố chính trị mới quyết định kết quả của cuộc chiến, chính quyền Mỹ đang sai lầm khi sử dụng không quân để đánh phá.
Bởi, không quân chỉ có ưu thế trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng cái giá phải trả chính là sự tàn phá mảnh đất Việt Nam. B.Fall dẫn lời của chính trị gia thời La Mã Tacitus (Ta-xi-tút) để nói lên quan ngại ấy: “Họ đã tạo ra một sa mạc và gọi đó là hòa bình”. B.Fall cũng là người kêu gọi chính quyền Mỹ và Sài Gòn đàm phán với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, vì ông khẳng định đây là lực lượng chính trị của miền nam Việt Nam mà bom đạn của Mỹ không thể xóa bỏ. Cho tới trước khi mất trên chiến trường năm 1967 ở tuổi 40 do dẫm phải mìn khi là phóng viên chiến trường đi cùng một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ hành quân “tìm diệt” cách thành phố Huế 14 dặm về hướng tây bắc, B. Fall ngày một trở nên bi quan về sự tàn phá của quân đội Mỹ với đất nước mà ông gắn bó hầu hết cuộc đời. Theo nhà báo Phan Quang, sau khi B. Fall mất, nhà sử học P. Devillers (P. Ðê-vin-lơ) nhận định: “B. Fall là người duy nhất, không ai thay thế được… Nhân dân Mỹ đã mất đi một người rất hiếm, có thể nói cho họ rõ sự thật, giúp họ hiểu đất nước Việt Nam mà anh đã dấn thân hết mình khám phá không mệt mỏi”.
Năm 1967, rất ít người Mỹ có tầm nhìn sáng suốt đáng kinh ngạc như B.Fall. Nhưng 50 năm sau, nhiều người đã nhận ra rằng “chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giết chết sự thật”, đó cũng là tiêu đề một bài viết của K.Marlantes (K.Mác-lan-tét, cựu chiến binh Mỹ). Mùa xuân năm 1967, trước khi ra mặt trận, K.Marlantes cùng nhiều sinh viên của Trường đại học Yale tham gia một cuộc thảo luận sôi nổi đến 2 giờ sáng về chiến tranh Việt Nam. Hầu hết sinh viên, trong đó có K.Marlantes, đã chế nhạo một thanh niên khi anh này nói rằng Tổng thống L.Johnson (L.Giôn-sơn) đang dối trá về tình hình chiến tranh Việt Nam. Cho đến bây giờ, khi kể câu chuyện này cho những đứa con mình, K.Marlantes vẫn hối hận vì lời đùa cợt ấy. Những người con của K.Marlantes rất ngạc nhiên khi nghe câu chuyện của cha: “Dĩ nhiên là tổng thống đã dối trá. Ðó là nền chính trị dối trá. Lạy chúa! Cha đến từ hành tinh khác ạ?”. Thế nhưng, trước khi cuộc chiến tranh diễn ra ngày một ác liệt, niềm tin và kỳ vọng vào chính phủ L.Johnson hiện diện trong hầu hết người Mỹ đương thời. K.Marlantes thừa nhận mình đã bị chính phủ đánh lừa về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, về con số thống kê các tỉnh, thành phố miền nam Việt Nam đã được bình định cũng như số lượng kẻ thù bị giết. Là cựu chiến binh có thời gian dài tham chiến ở Việt Nam, K.Marlantes còn phát hiện ra nhiều sự thật kinh khủng khác. Theo ông, “lính tình nguyện” - khái niệm được Lầu năm góc sử dụng để chỉ chế độ quân dịch của binh lính Mỹ tại Việt Nam, thực chất là để chỉ những người lính bị cưỡng bức thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ông cho rằng, đáng lẽ lính tình nguyện phải được hiểu là những người đã lập tức đăng ký nhập ngũ sau vụ trận Trân Châu Cảng hay vụ khủng bố ngày 11-9, và những người như thế có sự khác biệt sâu sắc với lính nghĩa vụ của Mỹ tại Việt Nam. Trong số người K.Marlantes từng gặp, cá biệt có người lính phải tham gia nghĩa vụ quân sự tới bảy đợt. Phần lớn trong số họ là người nhập cư hoặc sắc dân thiểu số trên khắp nước Mỹ. Theo số liệu của K.Marlantes, có tới 200 vụ lính Mỹ bị sát hại bởi lựu đạn của “đồng đội” xuất phát từ nguyên nhân phân biệt chủng tộc. Vì nhiều lý do khác nhau, những kẻ sát nhân này đã không phải ra tòa án binh và nhận tội!
Thực tế, những thanh niên từng bị lừa gạt về chiến tranh Việt Nam để sẵn sàng đăng lính như K. Marlantes xuất phát từ một nguyên nhân quan trọng khác là nhiều thông tin của các phóng viên chiến trường và cựu chiến binh Mỹ đã không đến được với người dân nước này, cho dù vẫn được rêu rao là cuộc chiến được “truyền hình tới tận phòng khách”. Bài viết Cuộc chiến trong phòng khách của Lyndon Johnson của Giáo sư Sử học C.Pach (C.Pác) ở Ðại học Ohio (Ô-hai-ô) đã phần nào hé lộ chính sách bưng bít thông tin dưới vỏ bọc tự do báo chí của Tổng thống thứ 36 của Mỹ. Năm 1967 là thời điểm L.Johnson nhận ra tầm ảnh hưởng của truyền hình với người dân Mỹ, nhất là khi lực lượng tham chiến của Mỹ tại Việt Nam tăng vọt lên con số hơn 400.000 người. Sau Thế chiến thứ hai và Chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, nhà chức trách Mỹ đã phải miễn cưỡng gỡ bỏ chính sách kiểm duyệt, cho phép phóng viên đưa tin về Việt Nam. Tuy nhiên, họ từ chối cung cấp các thông tin quan trọng về cuộc chiến cho báo chí. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng A.Sylevestre (A.Siu-vét-xtơ) đã nói với các nhà báo: “Nếu các anh tin rằng các quan chức Mỹ sẽ tiết lộ cho các anh sự thật thì các anh thật là ngu ngốc”. Tổng thống L.Johnson còn phản ứng tiêu cực hơn khi bị nhà báo vặn hỏi lý do ông dỡ bỏ lệnh kiểm duyệt thông tin bằng một câu trả lời đầy tính mỉa mai: “Bởi vì chúng tôi là đồ ngốc”. Bên cạnh việc công khai chỉ trích, buộc tội những tờ báo, kênh truyền hình như CBS đi theo tiếng gọi của tự do báo chí, L.Johnson và cỗ máy tuyên truyền của mình cũng có những kế hoạch riêng. Cụ thể theo C.Pach, vị tổng thống này và tướng W.C Wesmoreland (W.C Oét-mo-len) thay nhau phát biểu trước báo giới và Hiệp hội nhà báo quốc gia bằng những thông tin “tích cực” về cuộc chiến. Tuy không thể bác bỏ các nguồn thông tin “chính thống” này, nhiều nhà báo chân chính của Mỹ vẫn tiếp tục hoài nghi. Sau khi trở về từ Việt Nam, R.Paterson (R.Pây-tơ-sơn) của ABC đã nhận định chính quyền Sài Gòn khi đó còn tham nhũng, thiếu hiệu quả hơn chính quyền tiền nhiệm (chính quyền Ngô Ðình Diệm) và quân đội của chế độ này cần phải mất ít nhất từ một đến hai thập kỷ nữa mới có thể tác chiến hiệu quả. Trong bài viết Cuộc chiến truyền hình đầu tiên, phóng viên kỳ cựu của NBC là R.Steinman (R.Xờ-tai-man) cũng đã thừa nhận đó là cuộc chiến mà người Mỹ không thể thắng sau khi chứng kiến những gì diễn ra ở Việt Nam vào năm 1967.
Cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam không thể thắng lợi bởi lẽ như sự thừa nhận của Tổng thống L.Johnson: “Nếu lịch sử buộc tội chúng ta về (cuộc chiến tại) Việt Nam thì bởi vì chúng ta đang tham dự một cuộc chiến không thể khuấy động nổi lòng yêu nước”. Thật vậy, từ nhiều góc nhìn khác nhau, nhiều nhà sử học, nhà báo và cựu chiến binh Mỹ cuối cùng cũng đi đến nhận định Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Trong bài viết nhan đề Có phải Việt Nam đã giành thắng lợi, M.Moyar (M.Moi-ờ, Giám đốc Trung tâm Lịch sử và Ngoại giao) đã khẳng định lại những quan niệm của nhà sử học M.Pribbenow (M.Pờ-ríp-bơ-nao) là ngay từ đầu người Mỹ đã không có ưu thế trong cuộc chiến tại Việt Nam. Miền bắc đã lãnh đạo lực lượng kháng chiến ở miền nam cho dù họ đã thuyết phục báo chí phương Tây rằng đó là một phong trào địa phương thuần túy. Theo M.Moyar, Hồ Chí Minh là một nhà lý luận cộng sản. Người đã kế thừa Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, và sự truyền bá học thuyết cộng sản trên toàn thế giới đã khiến chính quyền Mỹ lo sợ. Vì muốn ngăn chặn làn sóng cộng sản, Mỹ đã thuyết phục các quốc gia đang nằm dưới chế độ độc tài ở thời điểm đó như Hàn Quốc, Phi-li-pin... gửi quân đến Việt Nam. Chính phủ Mỹ giải thích với đồng minh rằng sự sụp đổ của Sài Gòn có thể dẫn đến một hiệu ứng đô-mi-nô trong toàn khu vực châu Á. Trong khi đó, bài viết Những gì tôi đã chứng kiến của H.D.Greenway (H.D Gờ-rin-uây) biên tập viên của tờ Bô-sơ-tơn toàn cầu, đã đưa ra một kết luận gần gũi và đồng cảm với nhân dân Việt Nam: “Tôi đến Sài Gòn với ý nghĩ chúng ta phải chống lại Liên Xô và Trung Quốc như nghĩa vụ đã hoàn thành tại Triều Tiên. Nhưng trong khoảng thời gian ở đây, quan niệm của tôi bắt đầu thay đổi. Tôi bắt đầu nhận ra người Việt Nam đã tiến hành một cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và bây giờ là người Mỹ”. Ở một số thời điểm, người Mỹ và đồng minh đã giành ưu thế nhất định trên chiến trường Việt Nam nhưng rút cuộc họ đã thua vì không có lý tưởng chiến đấu và tinh thần yêu nước trong trái tim mình. Ðó là sự thật không thể phủ nhận.
VIỆT QUANG (tổng thuật)

 Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại

T.Tùng ,    6 năm trước

Những cỗ máy cổ đại đã từng là nỗi khiếp sợ của rất nhiều vị tướng tài.

Trong thời đại mà thuốc súng chưa được phát minh ra, thì chiến tranh phụ thuộc nhiều vào sức người và chiến thuật. Trong những năm tháng đó, những đội quân nào sở hữu những cỗ máy bên dưới đều có một lợi thế không nhỏ trong những trận chiến lớn.

1.Máy bắn tên Ballista

Lịch sử những chiếc Ballista

Với những ai đã từng chơi AOE hay một số game chiến thuật đề tài trung cổ thì có lẽ cỗ máy này không có gì quá xa lạ nữa.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 1
 
Ballista thực chất là loại vũ khí có ở mọi nền văn minh cổ ( trong đó có Việt Nam ). Nó được phát triển từ loại nỏ sơ khai của người Hy Lạp. Phiên bản đầu tiên của Ballista không chỉ bắn được những mũi tên nặng mà còn bắn được những viên đá hình cầu nhỏ. Tuy nhiên việc bắn những viên đá nhỏ không mang hiệu quả nên những cải tiến sau này của Ballista tập trung vào việc nâng cấp tầm bắn và sức mạnh của những mũi tên lớn thay vì ôm đồm cả việc bắn đá.
Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 2
 
Ballista được làm chủ yếu từ gỗ bọc sắt. Ưu điểm của Ballista là tính cơ động cao, độ chính xác và sức xuyên thấu mạnh hơn so với cỗ máy bắn đá Trebuchet.

Xuất hiện ngày một nhiều hơn trên khắp các chiến trường Ballista được nhiều đế chế sử dụng và cải tiến.

Người Hy Lạp coi nó như một thứ vũ khí vây hãm. Họ còn bố trí nó bên trong những tháp xung trận di động lớn và biến nó thành một chiếc “ xe tăng” đúng nghĩa. Dưới thời vua Philip II và con trai của ông Alexander, Ballista được cải tiến mạnh mẽ và thể hiện được sức mạnh to lớn của mình.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 3

Với người La Mã, họ coi Ballista như là một loại chiến lợi phẩm khi tiêu diệt các thành bang Hy Lạp. Tuy nhiên họ mau chóng phát hiện ra sức mạnh lớn lao của cỗ máy chiến tranh này.

Vào thời kỳ của Julius Caesar, Ballista được biên chế vĩnh viễn trong quân đội La Mã và chứng tỏ giá trị của mình dù vây hãm hay phòng thủ, dù trên bộ hay dưới nước. Nó còn dùng để đàn áp các cuộc nổi loạn. Các kĩ sư của Caesar đã thay thế phần gỗ bằng máy móc kim loại khiến nó nhỏ và nhẹ hơn nhưng sức mạnh lại tăng lên đáng kể.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 4

Người Trung Hoa cũng tạo ra được loại Ballista của riêng mình có tên là Liên Châu Nỗ. Sử sách Trung Hoa có ghi lại Mã Viện bình Man lấy về một loại nỏ Liên Châu có thể bắn liên tục được những mũi tên lớn với khoảng cách phát xạ xa gấp nhiều lần cung nỏ bình thường. Sau này cũng được Khổng Minh sử dụng trong một số trận đánh.

Liên Châu Nỗ có 3 cánh cung đặt trên cùng một giá ( Tam Cung Sàng Nỗ ) . Cơ chế ròng rọc hai hướng làm tăng sức mạnh và tốc độ của tên đồng thời có thể bắn nhiều loại tên đạn khối lượng kích thước khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã phục chế lại Liên Châu Nỗ theo mô tả ngày xưa nói : khi bắn thử mũi tên xa đến 500 mét. Nếu đó là sự thật thì chiếc Liên Châu Nỗ này là một lợi thế cực kì to lớn của quân đội Trung Quốc cổ đại.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 5

Ở Việt Nam xưa, những chiếc Ballista cũng đã từng được sử dụng tuy không rộng rãi ( không nhầm với nỏ thần thời Âu Lạc ) . Theo An Nam Chí Lược thì thời Trần mỗi chiếc thuyền chiến Mông Đồng đều được trang bị 2 chiếc nỏ lớn  (Ballista) , bắn những mũi tên khổng lồ với đầu bọc nghạnh sắt để xuyên phá thuyền địch. Cũng có khi mũi tên kèm theo những chất dễ cháy để đốt thuyền địch.

Theo Hổ Trướng Khu Cơ, một trong 2 bộ binh thư nổi tiếng của Việt Nam có viết : máy bắn nỏ thường được bố trí ở những phòng tuyến phía sau trong khoảng cách 200 bộ ( bộ là đơn vị đo chiều dài cổ của Châu Á, 1 bộ = 1,5m ) . Mũi tên được bắn ra xuyên qua cả người lẫn ngựa làm chấn nhiếp tinh thần quân địch.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 6

Sự thực Ballista dùng để làm gì ???

Không thấy có tài liệu nào nêu rõ công dụng của Ballista, nếu có thì cũng rất chung chung như dùng để vây hãm, dùng để phòng thủ hay trợ chiến mà không nói rõ vai trò thực sự của Ballista trên chiến trường là gì. Vậy trong mỗi trận đánh, Ballista có tác dụng thế nào ?

Thứ nhất Ballista không có tác dụng rõ rệt trong việc công thành bởi những mũi tên của Ballista chỉ có tác dụng xuyên phá chứ không thể làm hư hại công trình thành lũy. Tiếp theo, nếu để Ballista trong việc triệt hạ quân lính thì quá uổng phí vì mỗi mũi tên và cỗ máy được chế tạo rất công phu, tốn kém. Việc điều khiển và di chuyển cũng tốn nhiều trình độ và công sức nên chắc chắn cỗ máy này cũng không dùng để triệt hạ quân lính thông thường.

Công dụng thực sự của Ballista là gì ? Theo tôi có lẽ chiếc Ballista trên chiến trường sẽ có những nhiệm vụ sau đây :

- Dùng để xuyên phá đội hình, thế trận quân địch. Những đội hình kinh điển như phalanx của Macedonia với khiên lớn và giáo dài luôn là nỗi khiếp sợ của kẻ địch trên mọi chiến trường nhưng gặp Ballista sẽ phải bó tay bởi 1 mũi tên khổng lồ đáng sợ này sẽ xuyên thủng mọi tấm khiên, thậm chí xuyên qua luôn 2 3 quân lính và làm tan vỡ đội hình mau chóng.
- Dùng để bắn tỉa những vị trí hiểm yếu như chòi canh, vọng gác, lô cốt hay các công trình nhỏ có giá trị.
- Dùng trong thủy chiến để phá thuyền địch.
- Dùng để triệt hạ các thiết bị cơ giới khác.
- Dùng để triệt hạ voi, ngựa và các mục tiêu có kích thước khổng lồ.

2.Máy bắn đá (Trebuchet, Catapult )

Máy bắn đá đối trọng Trebuchet.

Trebuchet là một trong những thứ vũ khí vây hãm đáng sợ được đưa vào sử dụng trong thời ký trung cổ. Khi Trebuchet xuất hiện thì chắc chắn một điều là sẽ có những đoạn tường thành sụp đổ trước sức mạnh của nó. Ngoài ra Trebuchet cũng kiêm luôn nhiệm vụ ném những xác chết nhiễm bệnh hay cầu lửa vào trong thành nhằm phá hoại từ bên trong ( Năm 1422, hoàng tử Sigismund Korybut trong trận tấn công Karlstejn (cộng hòa Séc ngày nay) đã bắn xác người và phân vào trong thành của kẻ thù, nhăm làm lan truyền bệnh tật giữa những người phòng thủ )

Máy bắn đá Trebuchet có thể ném những tảng đá nặng tới 140 kg đi xa khoảng 300m và phá hoại tất cả những gì trên đường bay của chúng. Không hiếm những Trebuchet khổng lồ được sử dụng để ném những tảng đá nặng đến 1500kg điển hình là trận đánh năm 1412 của vua Charles II (Pháp) hay trận bao vây Lisbon (1147)

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 7
Trebuchet Warwick lớn nhất còn sót lại 

Máy bắn đá Trebuchet hoạt động bằng nguyên lý cơ học về lực đòn bẩy. Cấu tạo của máy bắn đá gồm các thành phần sau: sợi dây treo, cánh tay đòn và đối trọng nặng. Khi sợi treo và cánh tay đòn vung lên thành tư thế thẳng đứng, đoạn cuối sợi dây treo tung ra đẩy viên đạn về phía mục tiêu với sức mạnh khủng khiếp.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 8

Một phiên bản khác của Trebuchet là Catapult ( chính là cỗ máy ném đá đặc trưng trong game AOE ). Tuy không ném được những tảng đá siêu lớn như Trebuchet nhưng Catapult lại có tính cơ động và nhỏ gọn hơn nhiều. Hơn nữa Catapult tập trung tấn công vào tầm thấp để phá tường thậm chí là trợ chiến tiêu diệt lính chứ không ném những tảng đá lên cao tấn công vượt tường vào trong thành.

Khác với Trebuchet. Máy bắn đá Catapult có bánh xe để di chuyển dễ dàng và sử dụng lực đàn hồi của những cánh cung hay dây xoắn để bắn đạn

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 9

Máy bắn đá và những trận đánh.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 10


Khoảng những năm 1268 quân đội Mông Cổ vây hãm Phàn Thành và Tương Dương nhưng không thể chiếm được thành mặc dù đã vây hãm lực lượng phòng thủ nhà Tống nhiều năm trời. Dai dẳng mãi không thể chiến thắng quân Mông Cổ đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của 2 học giả người Ba Tư lắp ráp những cỗ Trebuchet dùng lực đối trọng để đánh thành. Ngay sau đó những chiếc Trebuchet và  đại quân Mông Cổ đã sớm biến những thành trì này thành đống gạch vụn, buộc lực lượng đồn trú trong đó phải đầu hàng. Những kỹ sư này được lịch sử Trung Quốc gọi là Huihui Pao (huihui nghĩa là Hồi giáo) hay Xiangyang Pao.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 11

Trong cuộc bao vậy Acre năm 1191 vua Richard của Anh đã lắp ráp 2 cỗ máy bắn đá Trebuchet được đặt tên là “God's Own Catapult” và “Bad Neighbour” lập tức chấm dứt ngay cuộc vây hãm Acre dai dẳng hàng năm trời.

Còn trong suốt cuộc vây hãm tại lâu đài Stirling năm 1304, Edward Longshanks đã ra lệnh cho các kỹ sư của mình chế tạo một cỗ Trebuchet không lồ cho quân đội Anh, tên là “Warwolf”.Cỗ máy hủy diệt này chuyên dụng để bắn những tảng đá nặng 1 tấn rưỡi và san thành bình địa tất cả những gì là mục tiêu của nó

Ngay cả người Trung Quốc cũng đã khéo léo áp dụng máy bắn đá của mình cho cả lục chiến và thủy chiến. Tuy nhiên cỗ máy này chỉ được sử dụng ở vài thời đại và không được người Trung Quốc cổ đại nhận ra giá trị thực sự ( Tào Tháo trong trận Quan Độ đã được Lưu Hoa bày cho cách chế tạo Phát Thạch Xạ chính là một dạng Trebuchet).

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 12
Thủy quân Tống với Trebuchet năm 1044

 Catapult hay Trebuchet vẫn được sử dụng lần cuối cùng trong suốt cuộc chiến tranh chiến hào của Thế chiến thứ nhất. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, catapult được sử dụng để ném lựu đạn qua vùng đất trống vào trong chiến hào kẻ địch. Cuối cùng chúng được thay thế bởi súng cối loại nhỏ.

Phần 1: Những cỗ máy chiến tranh thời cổ đại 13

Albert Einstein tiên tri bất ngờ về Chiến tranh thế giới 4

Thiên tài Albert Einstein không chỉ được biết đến là nhà vật lý lý thuyết tài năng mà còn ghi dấu ấn với những tiên đoán về tương lai đầy bất ngờ.
Được trao giải Nobel Vật lý cho những cống hiến với vật lý lý thuyết và sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện, thiên tài Albert Einstein được đánh giá là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới.
Tiên đoán về Chiến tranh thế giới thứ 4
Nhân loại đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới 1 và 2, để lại tổn thất lớn về người và tài sản. Trong những năm qua, nhiều cuộc xung đột đẫm máu diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này khiến giới chuyên gia và chính phủ các nước quan ngại những sự kiện này sẽ làm khởi động cỗ máy chiến tranh, đẩy nhân loại vào cuộc Chiến tranh thế giới 3 tàn khốc, đẫm máu hơn so với hai cuộc chiến tranh thế giới trước đó.
Sinh thời, nhà vật lý Albert Einstein từng đưa ra tiên đoán nổi tiếng về chiến tranh thế giới 3 và 4.
"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá", Einstein nói.
Theo nhà khoa học Einstein, mặc dù không biết loại vũ khí nào sẽ được các nước sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ 3 nhưng ông tin rằng Chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng những vũ khí thô sơ như gậy gộc và đá. Liệu lời tiên tri này của thiên tài vật lý nổi tiếng lịch sử có trở thành sự thật hay không thì cho đến nay chưa ai dám khẳng định.
</ifarme>
Bên cạnh lời tiên tri về về chiến tranh thế giới 3 và 4, Albert Einstein từng khiến mọi người kinh ngạc khi tiên đoán chính xác về một đại dịch toàn cầu.
“Tôi sợ cái ngày mà công nghệ sẽ lấn át sự giao tiếp giữa con người với con người. Thế giới lúc đó sẽ có một thế hệ toàn những kẻ đần độn", Einstein dự đoán.
Đúng như dự đoán của Einstein, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, điện thoại thông minh đã trở thành “vật bất ly thân” đối với nhiều người. Việc ra đời của điện thoại thông minh giúp con người liên lạc với nhau trở nên dễ dàng hơn, với nhiều tiện ích hơn. Tuy nhiên, chúng cũng khiến con người xa cách nhau hơn bởi lẽ mọi người dễ dàng bắt gặp hình ảnh người người chăm chăm nhìn vào điện thoại của mình mà ít nói chuyện trực tiếp với nhau hơn ngay cả khi trực tiếp gặp mặt, cùng đi ăn uống…Nhiều người đã quên mất những mối quan hệ thực sự trong cuộc sống ở bên ngoài chiếc điện thoại.
Thiên tài nổi tiếng với tin đồn từng thi trượt toán
Là một trong những nhà khoa học nổi tiếng thế giới,
Albert Einsteinđược nhiều người ngưỡng mộ bởi bộ óc thiên tài. Tuy nhiên, khi còn đi học, ông không được coi là một học sinh giỏi. Thậm chí, có tin đồn cho rằng với thành tích không mấy xuất sắc nên Einstein từng thi trượt môn toán. Tuy nhiên trên thực tế, Einstein chưa từng thi trượt mộ toán.
“Tôi chưa bao giờ thi trượt môn toán cả. Trước 15 tuổi, tôi đã thành thạo những phép tính vi phân và tích phân”, Einstein cười lớn khi nói về tin đồn thi trượt môn toán.
Khi học tiểu học, Einstein luôn đứng đầu lớp, đặc biệt là môn toán. Thậm chí, ông còn tự học hình học và đại số trước. Cha mẹ Einstein đã mua trước sách cho ông để ông có thể học trong dịp nghỉ hè. Không những ông học được những mệnh đề trong những cuốn sách đó mà còn cố gắng tự chứng minh những định lý mới. Nhà vật lý này còn gây chú ý khi tự đưa ra cách chứng minh riêng cho định lý Pitago.
Tâm Anh

Quan điểm của Phật giáo về chiến tranh

Đăng ngày 16 - 08 - 2017 - Lúc 07 : 00 : 00 (GMT+7)
1. Quan điểm của Phật giáo về chiến tranh

Nói một cách tổng quát, Phật giáo không chấp nhận chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào, dù đó là chiến tranh dưới danh nghĩa gì. Vì chiến tranh là đồng nghĩa với tội ác, là gieo rắc sự nghèo nàn, tật bệnh, đói khát cho cả hai: chủ chiến và bị chiến. Chưa từng thấy có một đoạn nào Kinh điển nào trong Phật giáo tán thưởng đánh phá lẫn nhau, dù đó là đánh với danh nghĩa “cứu khốn phò nguy” hay danh nghĩa “bảo vệ quốc gia”. Như chúng ta thấy, chính dòng họ của đức Phật gần như gặp phải nạn diệt chủng, thế mà đức Phật không dùng thần thôngđể đánh bại kẻ thù, cứu lấy giòng tộc! Khi vua Tỳ-lưu-ly đem quân đánh phá thành Ca-tỳ-la-vệ để trả thùcái nợ xỉ nhục của ông khi trước, đức Phật đã ba lần trưa nắng ra tận biên ải để khuyến hóa vua Tỳ-lưu-ly cũng như để cản bước tiến của đoàn quân thiện chiến của Tỳ-lưu-ly. Nhưng kết quả ra sao? Bất thành! Vua Tỳ-lưu-ly đã làm cỏ dòng họ Thích-ca. Đặt trường hợp chúng ta, có lẽ chúng ta đã nghĩ rằng chúng ta phải có nhiệm vụ bảo vệ giang san, xã tắc, đánh bật kẻ thù, v.v…. và viện dẫn bao nhiêu là lý do để bào chữa hành động của mình. Nhưng đức Phật thì khác, với Phật nhãn Ngài biết rõ đâu là nhân, đâu là duyên của chiến tranh đó. Ngài còn chỉ trích các Bà-la-môn đã thọ nhận tín thí cúng dường mà còn bàn đến chiến sự (Kinh Phạm Võng, số 1, thuộc Trường Bộ Kinh). Lại nữa, trong Giới của hàng Tỳ-kheo (số 48 thuộc Ba-dật-đề) không được xem diễn binh tập trận. Qua đó, chúng ta thấy thái độ của đức Phật, không giống như các vị giáo chủ khác, Ngài không hề quan tâm đến chính sự. Nói như vậy, không có nghĩa là cả cuộc đời đức Phật không có đối mặt đến những vấn đề chính trị, tội phạm, chiến tranh. Xin đưa ra hai dẫn chứng. Một lần dòng họ Sakya (Thích-ca) và dòng họ Koliya chuẩn bị đánh nhau vì tranh chiếm dòng nước. Ngài nhận thấy nhân duyên Ngài có thể hóa độ được, nên Ngài đã đích thân đến phân giải, cuối cùng hai bên đều hòa thuận và sử dụng chung dòng nước[vi]. Trường hợp thứ hai, khi vua A-xà-thế muốn cất binh đánh nước Vajjì, liền sai đại thần Vũ-Xá đến thỉnh vấn đức Thế Tôn, đức Phật không trả lời trực tiếp, mà chỉ hỏi tôn giả A-nan về truyền thống tốt đẹp của dân Vajjì có được gìn giữ không? Qua đó, đại thần Vassakàra đã hiểu được yếu chỉ của đức Thế Tôn muốn nói. (Kinh Đại-bát Niết-bàn, số 16, thuộc Trường Bộ)

Trở lại vấn đề mà nhiều người thường đặt câu hỏi: Trường hợp các cuộc thánh chiến của Thiên Chúa giáo và Hồi giáo thời Trung cổ và cận đại, các cuộc thánh chiến xâm lăng thuộc địa của Hồi giáo ở vùng Trung Á và Tây Á, hoặc các cuộc xâm lăng của các Đế quốc thuộc Thiên Chúa giáo để mở mang nước chúa, họ có tội không? Vì họ nghĩ rằng họ làm vì chúa, họ đâu làm vì bản thân họ, cho nên sẵn sàng hy sinh thân mình. Theo lời Phật dạy, gieo ác nhân thì gặt ác quả. Do đó, họ mãi bị cộng nghiệp chiến tranh, giết hại lẫn nhau, oan oan tương báo, không biết khi nào mới chấm dứt được.

2. Quan điểm của Phật giáo về “lòng yêu nước”

Có một số trường hợp buộc phải giết người, họ gọi là “tội ác cần thiết”, như giết kẻ thù để bảo tồn quốc gia, hành động đó được xếp vào loại nào? Họ vì yêu nước mà sẵn sàng hy sinh thân mình, lại bảo đó là một hành động bất thiện sao? Họ có thể là những con người lương thiện, đạo đức, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu dân tộc, họ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, lại gán cho họ là những kẻ ác nhânthì có lẽ là không công bằng! Họ giết giặc nhiều chừng nào thì chính thể đó trao huân chương nhiều chừng ấy, vậy theo quan điểm của đạo Phật thì sao? Theo đạo Phật, có rất nhiều cấp độ để chúng tađánh giá hành động đó là thiện hay ác. Chứ chưa hẳn giết được nhiều giặc là hành động đáng khenngợi, hoặc chưa hẳn trốn tránh nhiệm vụ của mình là hành động đáng tán thưởng. Tất cả phải tùy thuộctâm của người ấy để đánh giá. Vì cùng ra trận để đánh kẻ thù, để bảo tồn quốc gia, nhưng tâm niệmkhác nhau dẫn đến kết quả nghiệp báo khác nhau. Một người thực hiện một hành động vì mọi người thì kết quả khác xa so với một người làm để thỏa mãn tính hiếu sát của mình. Biết bao nhiêu người không nỡ hạ sát kẻ thù khi thấy kẻ thù đang thất thế, đớn đau. Cũng biết bao nhiêu người thỏa mãn, khoái trá khi thấy kẻ thù đang bị khổ sở, hành hạ!. Chính những tâm niệm này là nền tảng để chúng ta đánh giácùng một hành động mà kết quả khác hay giống nhau.

Lại nữa, giết người thì phải đền mạng, đó là luật pháp của hầu hết mọi quốc gia. Còn trường hợp giết người lại được thưởng, đó là giết mấy tên trùm mafia, những tên tướng cuớp khét tiếng, đây cũng là điều khuyến khích của mọi quốc gia. Nếu chúng ta chỉ xét trên hành động, mà không xét về mục đích, động cơ thì mấy ông quan Tư Khấu thời xưa, nay là ban Tư Pháp sẽ là những người giết người nhiều nhất. Vì gần như ngày nào họ cũng phải dùng đến nhiều biện pháp để tra khảo, như đánh đập, tra tấncác tội nhân. Thậm chí phải giết bỏ, như vậy họ đều phạm tội sát sanh hay sao ? Không phải vậy, mỗi người có mỗi nhiệm vụ riêng, người làm quan phán xét theo luật pháp phân minh, góp phần tạo dựng xã hội được an bình, được thái hoà, thì rất có phước. Người làm lính, hết lòng bảo vệ biên cương lãnh thổ quốc gia cũng có phước. Đây là đạo đức nhiệm vụ của một người mà buộc phải chu toàn.

Nói như vậy, không có nghĩa là chúng tôi khuyến khích chiến tranh để tiêu diệt các tên khủng bố, hay tiêu diệt các tên trùm mafia. Như trên đã nói chiến tranh là đồng nghĩa với tội ác, mặc dù chúng ta thực hiện chiến tranh với một mục đích tốt đẹp cho mấy, nhưng không làm sao tránh khỏi tổn thương đến những đứa trẻ vô tội, con phải xa cha, vợ phải xa chồng, các bà mẹ sẽ vĩnh viễn không còn được trông thấy mặt con. Sau khói lửa chiến tranh, lưu lại bao tàn tích của tật nguyền, đói khát, bệnh hoạn v.v… nói không thể hết ! Chính vì vậy, các chính sách hoà giải, hiệp ước là chính sách tốt nhất mà đạo Phật hằng kêu gọi.

3. Vài trường hợp sát sanh khi đức Phật còn đang tu hạnh Bồ-tát

Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh (số 156) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có trình bày câu chuyện tiền thân của đức Phật. Câu chuyện này có thể là một trong những dẫn chứng phù hợp cho trường hợp này. Thuở xưa lúc đức Phật Thích-ca còn đang trong quá trình tu tập, lúc bấy giờ Ngài buộc phải giết một kẻ làm trinh thám cho 500 tên cướp để ngăn chặn cuộc tấn công của 500 tên cướp này, mặc dầu người do thám đó đã từng là bạn của Ngài.

Một câu chuyện khác được đề cập trong Huệ Thượng Bồ-Tát Vấn Đại Thiện Quyền Kinh (số 345), lúc bấy giờ đức Phật còn đang tu hạnh Bồ-tát, Ngài là thuyền trưởng của đoàn thương buôn 500 người đã giết một tên tướng cướp để cứu lấy 500 thương nhân đó. Ngài nghĩ rằng nếu vì giết một tên cướp này mà Ngài phải vào địa ngục, Ngài cũng sẵn lòng, vì điều đó còn tốt hơn để chúng giết hại biết bao nhiêu người! Trên thực tế, sau khi thân hoại mạng chung, Ngài được tái sanh lên cảnh giới chư thiên. Sau này Ngài thành Phật cũng chịu quả báo, nhưng không phải quả báo mất mạng mà chỉ giẫm gai trên đường !

4. Lịch sử một vài nước Phật giáo với chiến tranh

Trường hợp vì sự tồn vong của quốc gia mà giới sát có thể được xem là nhẹ. Trường hợp này có thể lấy điển hình ở Việt Nam vào thế kỷ XII, nhà Trần ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông lừng lẫy, oai hùng dưới sự lãnh đạo tài tình của những người vừa là Phật tử vừa là những người cầm vận mệnhquốc gia. Nếu chúng ta cứ khư khư chấp chặt thì nhân dân Việt Nam có lẽ đã bị vó ngựa Mông Cổ giẫm nát rồi, chưa hẳn có một đất nước độc lập như ngày nay. Trường hợp như vậy, người cầm vận mệnhquốc gia phải đặt đại thể dân tộc lên hàng đầu, lấy nhiệm vụ lãnh đạo quốc gian đặt lên trên đạo đứcbản thân. Do đó, cứu lấy nhân dân thoát khỏi ách xâm lược, đô hộ là phước đức, chứ không phải tội lỗi. Nếu chúng ta so sánh trận đánh của người Việt Nam xưa kia với trận đánh của Mỹ với Afghanistan vừa rồi, chắc chắn số người thiệt mạng cả Trung Hoa và Việt Nam hồi đó hơn không biết bao nhiêu lần số người thiệt mạng vừa rồi. Phật giáo không kết án những trận đánh như vậy, cũng không tán thán, mà tin tưởng có nghiệp báo vay trả nhiều đời nhiều kiếp.

Thế kỷ thứ XI dưới triều vua Langdarma, Phật giáo Tây Tạng bị pháp nạn. Nhà vua này vì nghe lời dèm pha của đạo Bon, ra lệnh tiêu diệt Phật giáo, phá chùa, giết Tăng. Hơn hai năm sau, có một vị Lạt-ma tên là Palgyi Dorjé lẻn vào cung ám sát vua rồi trốn đi. Nhờ đó Phật giáo không bị tiêu diệt hoàn toàn. Như vậy, người giết nhà vua đã hủy Phật, phá Tăng đó có phạm tội sát hay không? Theo nhân quảthông thường thì dễ đi đến kết luận là có, nhưng chưa hẳn, vì động cơ của người vị Tăng kia đâu phải giết người vì các tâm sở bất thiện như tham lam mà giết, sân hận mà giết, không thỏa mãn mà giết, mà giết chỉ vì động cơ bảo vệ chân lý, bảo vệ đời sống tâm linh cho mọi người. Nhân quả phức tạp trùng trùng, chứ không đơn giản là “gieo nhân nào gặt quả nấy”, do đó chưa hẳn vị Tăng ấy bị đọa vào các cảnh giới khổ đau như thông thường chúng ta nói. Chúng ta có thể tin được câu chuyện đức Phật trong thời quá khứ đã từng giết một tên cướp để cứu lấy 500 thương nhân, không phải vì thế mà đọa vào cõi xấu, ngược lại được sanh lên chư thiên, nhưng dư nghiệp cũng không tránh khỏi, đến khi thành bậc Chánh Đẳng Giác rồi mà còn giậm phải gai nhọn. Trường hợp vị Tăng kia cũng vậy, nếu vì Chánh pháptrường tồn ở nhân gian hoặc vì an ninh của quốc gia mà buộc phải hạ sát một số người nào quá ác độc, theo thiển ý của người viết thì phước đức nhiều hơn tội.

Lại nữa, câu chuyện của Ngài Cầu-na-bạt-ma, khoảng thế kỷ thứ V khi đến truyền giáo ở vùng Java, nay là Indonesia cũng là một dẫn chứng tốt để chúng ta học hỏi. Lúc bấy giờ Java bị vua lân bang đánh phá, nhà vua hỏi tôn giả Cầu-na-bạt-ma có nên đánh trả không, vì sợ rằng điều đó trái với giới luật nhà Phật ? Tôn giả Cầu-na-bạt-ma đã trả lời là nhà vua nên thực hiện nhiệm vụ của mình, nhưng khởi tâmđại bi thương xót mọi loài, bất đắc dĩ mới dùng hạ sách này.

***

Tóm lại, Phật giáo không chủ trương sát sanh để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân cũng như quyền lợicho một nhóm hoặc cho dân tộc mình. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải bảo vệ dân tộc, bảo vệchân lý thì các hình thức bạo động với thiện ý được cho phép, nhưng chỉ là giải pháp nhất thời, chứ không phải là giải pháp tối ưu. Đạo Phật là một đạo tôn trọng sự sống của mọi chúng sanh, không riêng gì con người. Do đó, bất cứ hình thức nào như tự mình giết, hoặc bảo người khác giết, hoặc thấy giết mà đem lòng vui đều không được chấp nhận đối với một Phật tử.

Trái đất này được xanh tươi hay không, nhân loại được hạnh phúc không, tuỳ thuộc rất lớn vào mỗi người. Trong vòng sinh tử vô tận, vô số những người thân của ta, nay trở thành thân hoặc sơ, thậm chí đứng ở thế hai chiến tuyến đối lập. Chiến tranh là đỉnh cao của thù hận, mâu thuẫn, sát sanh, tranh giành tài sản, v.v…. Đây là một nghiệp tích luỹ của tội ác và bạo tàn. Do đó, mỗi Phật tử chúng ta nên ăn chay, hoà thuận, biết sống san sẻ, thương yêu kẻ khác là gieo nhân hoà bình, đem lại nguồn an vui và thịnh lạc cho mỗi người và cho toàn thể xã hội. Được như vậy thì quý biết bao!
(Thích Giác Hoàng)

CHIẾN TRANH VÀ CHỦ NGHĨA HÒA BÌNH
BERTRAND RUSSELL (1872-1970)
Bertrand Russell. “Chiến tranh và chủ nghĩa hòa bình”. Thế giới ngày nay và tương lai nhân loại. Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1996.

Thưa Huân tước Russell, cụ có nghĩ rằng có những chiến tranh chính đáng không? Có nên dùng tiếng “chính đáng” đó không?
BERTRAND RUSSELL: Nên dùng lắm chứ, dĩ nhiên với điều kiện là phải định nghĩa thế nào là “chính đáng”. Người ta có thể nghĩ tới những chiến tranh được coi là hợp pháp. Đã có những chiến tranh mà một bên có thể tự hào rằng mình chiến đấu hợp pháp. Nhưng cũng có thể nói tới những chiến tranh có lợi hơn là có hại, và trong trường hợp này, sự phân loại khác hẳn đi.
Xin cụ cho chúng tôi vài thí dụ.
B.R: Việc đó không khó. Tôi cho rằng ra trận để chống kể xâm lăng thì là chính đáng. Chẳng hạn người Anh khi chống với hạm đội Y Pha Nho Armada (năm 1588) là chính đáng. Và người Hung Gia lợi cũng vậy khi họ chiến đấu cho tự do của họ. Người Anh đã thua (Y Pha Nho), người Hung đã thua (Nga Sô). Nhưng nếu xét đoán theo kết quả thì sự phân loại sẽ hoàn toàn khác hẳn. Ông tự hỏi chiến tranh có thể nào có lợi được không. Ông thí dụ một chiến tranh không hợp pháp chút nào cả, chẳng hạn trường hợp Da trắng xâm chiếm Bắc Mĩ. Tôi có thể nói rằng xét chung thì mặc dầu không hợp pháp, cuộc xâm lăng đó có ích lợi đấy.
Thế còn chiến tranh giành lại Độc lập của Hoa Kì?
B.R: Theo tôi, có hoàn toàn chính đáng. Nhưng tôi cho rằng nó không được hợp pháp. Có sự thực này là nếu ông qua Hoa Kì thì thế nào ông cũng ngầm chê George Washington; ông phải xác nhận rằng không ai được dùng sức mạnh hay bạo động để lật đổ một chính quyền đã được thành lập một cách hợp pháp. Dĩ nhiên, điều tôi nói đó là hoàn toàn có tính cách hồi cố.
Cụ có nghĩ rằng có những chiến tranh thành công, nếu xét theo dài hạn?
B.R: Có chứ. Chúng ta ngược dòng lịch sử, tới thời thượng cổ. Alexandre và Cesar là những nhà đại chinh phục. Những chiến tranh xâm lăng của họ không hợp pháp nhưng có hậu quả tốt. Alexandre truyền bá văn minh Hi Lạp khắp miền Cận Đông, truyền bá ngôn ngữ Hi Lạp và duy trì cho chúng ta di sản văn hóa của Hi Lạp. Nếu không có ông ta thì rất có thể rằng ngày nay không một người nào trong chúng ta được biết người Hi Lạp đã cống hiến những gì cho văn minh.
Còn Cesar?
B.R: Cesar đã xâm chiếm xứ Gaule, kết hợp xứ đó với thế giới văn minh; sau đó, Pháp ngữ - mà ngày nay chúng ta rất tán thưởng mới phát sinh được, đó là công của Cesar.
Chiến tranh do đâu mà sinh ra? Do những nguyên nhân kinh tế? Do sự điên khùng của các nhà cầm quyền? Do lòng nhiệt tình hăng hái của các dân tộc?
B.R: Có thể kiếm được thí dụ cho mỗi nguyên nhân đó. Có khi do nguyên nhân này, có khi do nguyên nhân khác. Khi Đại Vương Frederic (Phổ) tấn công Nữ hoàng Marie Therese (Áo) ở thế kỉ XVIII thì ông ta chỉ là dùng cái quyền quốc vương của ông thôi. Theo tôi chiến tranh đó không có nguyên nhân nào khác. Thế kỉ XVIII, chúng ta thấy nhiều ông vua xua quân ra chiến trường mà chẳng có lí do gì chính đáng cả, chỉ để tìm danh dự và quang vinh. Nhưng từ đó tới nay cái đó bớt nhiều rồi.
Ngày nay chúng ta đương chịu cái họa điên khùng của các nhà cầm quyền?
B.R: Phải. Nào bây giờ chúng ta xét tới những nguyên nhân kinh tế. Chắc chắn là những nguyên nhân đó đã đóng một vai trò lớn trong chiến tranh dai dẳng, bất tuyệt giữa Anh và Y Pha Nho. Về phía chúng ta (tức phía Anh), các yếu tố có tính cách tôn giáo hơn; Người Anh chiến đấu để cự tuyệt cái họ không muốn, người Y Pha Nho chiến đấu để cự tuyệt cái họ không muốn; thực là một vụ dằng dai mà nguyên nhân, về phía chúng ta, hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn thuộc về kinh tế. Vậy những nguyên nhân kinh tế quả có đóng một vai trò. Mà sự cuồng loạn của đám đông thì cũng vậy. Walpole làm thủ tướng rất lâu, sau bị lật đổ vì sự thác loạn của đám đông, vì có những kẻ cương quyết đòi đem quân đánh Y Pha Nho. Đánh Y Pha Nho là cái thói quen của người Anh chúng ta rồi; chúng ta hồi xưa thích thế. Mà Walpole thì không thích.
Trong thế chiến thứ nhất, cụ theo chủ nghĩa hòa bình. Rồi qua thế chiến thứ nhì, cụ không theo chủ nghĩa đó nữa, như vậy cụ có cho rằng cụ tự mâu thuẫn với cụ không?
B.R: Không một phút nào tôi có thể cho tôi là tự mâu thuẫn với tôi cả. Không khi nào tôi có thể nói rằng chiến tranh nào cũng chính đáng hết, hoặc chiến tranh cũng bất chính đáng hết. Tuyệt nhiên không. Tôi đã có cảm tưởng rằng một số chiến tranh nào đó chính đáng, một số khác không. Thế chiến thứ nhì chính đáng, thế chiến thứ nhất không.
Tại sao thế chiến thứ nhì lại chính đáng?
B.R: Vì tôi cho Hitler là một con người không sao chịu nổi. Trong các mục tiêu của chế độ Đức Quốc Xã, cái gì cũng ghê tởm, tôi cho rằng nếu bọn Đức Quốc Xã chiếm được thế giới-mà hiển nhiên là họ có ý đó- thì khắp thế giơi sẽ thành địa ngục. Chúng ta phải ngăn cản cái đó. Nhất định phải ngăn cản.
Và bây giờ cụ vẫn nghĩ rằng thế chiến thứ nhất là một lầm lỗi?
B.R: Phải. Theo tôi thì lúc đó Anh nên trung lập. Hồi đó tôi đã nói vậy và bây giờ tôi vẫn không thay đổi ý kiến. Nếu lúc đó chúng ta trung lập thì Thế chiến thứ nhất đã không kéo dài. Nước Đức sẽ thắng, mạnh hơn lên, phải, nhưng đâu phải là tuyệt mạnh. Mà nước Đức dưới triều vua thời đó, đâu tới nỗi xấu xa, tàn ác lắm, người ta cứ tuyên truyền cho dân chúng Anh tưởng lầm vậy đấy thôi. Hiện nay tôi thấy rất ít chính quyền bằng được triều đình Đức thời đó. Như vậy đấy: chúng ta tấn công một chính quyền xấu xa chỉ làm cho nó hóa ra tệ hại hơn. Chân lí đó không thể đem áp dụng vào chiến tranh chống bọn Đức Quốc Xã được vì không có gì mà lại tệ hại hơn họ được. Nhưng, đó là một chân lí. Và nếu năm 1914 chúng ta trung lập thì đã không có cái nạn Đức Quốc Xã và nạn phát xít. Phát xít là sản phẩm của một tình thế: sự tan rã của đạo quân Nga và sự hỗn loạn ở kháp Nga. Mà nếu Thế chiến thứu nhất không kéo dài như vậy thì những cái đó có thể tránh được.
Mà ở Nga sẽ ra sao?
B.R: Sẽ có một cuộc cách mạng tựa như cuộc cách mạng mà người Nga muốn làm 1905. Có thể gần chắc chắn rằng những người cách mạng xã hội sẽ nắm được chính quyền mà họ không phải cùng một giuộc với bọn phát xít. Có thể rằng họ sẽ cải thiện theo một cách dễ chịu.
Và cụ nghĩ rằng nước Đức sẽ không có chế độ Quốc Xã mà sẽ tiến lần lần tới một chế độ dân chủ phải chăng?
B.R: Đúng vậy. Đã xảy ra như vậy rồi đấy. Họ đã tiến bộ theo một nhịp kha khá nhanh không kém Anh thời xưa. Đức sẽ thành một mước dân chủ đại nghị dễ chịu. Đó là vấn đề thời gian. Mà cnhư vậy, chắc chắn là triết lí quốc xã sẽ không phát triển, vì triết lí này là một phản ứng lại tình trạng sụp đổ của Đức.
Nhưng thí dụ rằng hồi Thế chiến thứ nhất, chúng ta đứng ngoài, thì Đức sẽ thắng Pháp rồi quay về phía Anh mà bảo: “Này, còn nước Anh này nữa, phải quét sạch mới được”
B.R: Không có lí do gì để nhận định như vậy. Lúc đó người Đức có một số mục tiêu hạn chế, họ đòi cái quyền có một hải quân khá mạnh, họ muốn chiếm thêm thuộc địa, nhưng chúng ta không chấp nhận điều đó, họ muốn làm chủ miền Balkan hơn- sự thực họ muốn rằng Ao chỉ huy miền Balkan. Theo tôi nhận xét thì những mục tiêu đó của Hoàng đế Đức đã được định rõ, hạn chế. Tôi không nghĩ rằng ông ta muốn chinh phục thế giới.
Nhưng, đứng về quan điểm của Anh, thì thế chiến thứ nhất là một chiến tranh chính đáng, phải vậy không?
B.R: Về phương diện pháp luật, phải, nếu ông cho rằng chiến đấu để bênh vực nước Bỉ là điều hợp pháp; điểm đó dĩ nhiên có người chấp nhận, có người không; nhưng nếu ông chấp nhận lí do đó thì thế chiến thứ nhất quá là hợp pháp. Nhưng tôi không nghĩ rằng chiến tranh nào mà hợp pháp thì cũng bắt buộc mình phải lâm chiến.
Cụ có nghĩ rằng thiên hạ thích chiến tranh không?
B.R: Nói thực ra thì rất nhiều  kẻ thích cái đó. Năm 1914 điều đó là một trong những điều làm cho tôi ngạc nhiên. Y kiến của tất cả các bạn theo chủ nghĩa hòa bình và làm việc chung với tôi, là dân chúng không muốn chiến tranh, các chính quyền đã bắt họ ra trận. Nhưng trên các đường phố London, tôi đã nhìn vẻ mặt mọi người: không còn ngờ gì nữa, vẻ mặt nào cũng hớn hở hơn lúc chưa tuyên chiến. Tôi đã viết bài bày tỏ ý kiến đó và các bạn chủ bài báo của tôi mà người ta đã dò xét lòng nhiều người! Hiện nay tôi còn nghĩ rằng nhiều người thích chiến tranh lắm, miễn là bom đạn đừng nổ ngay trước cửa họ và họ đừng phải chịu thiệt hại, đau khổ nhiều quá. Dĩ nhiên, chiến tranh xảy ngay trên đất đai của ông thì bớt thú vị đi nhiều.
Đã có nhiều kẻ thích chiến tranh như vậy, thì thời bình họ biết dùng cái tinh thần hiếu chiến, hung hãn của họ vào cái gì được?
B.R: Không hẳn là tinh thần hiếu chiến, hung hãn mà lòng thích mạo hiểm. Theo tôi, cái phần dân chúng thích mạo hiểm, phải cho họ mọi cơ hội mạo hiểm, mọi cách mạo hiểm, mà cho thật nhiều vào. Miễn là đừng kém quá mức, phải cho họ leo các ngọn núi, lên Bắc cực, xuống Nam cực.
Cụ có nghĩ rằng người Scandinavie nói rõ ra: người Thụy Điển- vì đã lâu lắm không biết chiến tranh mà sung sướng hơn không?
B.R: Có chứ. Từ 1914 đến nay họ không biết chiến tranh, và theo tôi nhận xét thì xứ đó là một trong những xứ sung sướng nhất đấy. Dân chúng xứ đó tha hồ hưởng đời và tôi chưa thấy người Thụy Điển nào bất mãn vì không có chiến tranh.
Ở xứ đó có nhiều người tự tử quá?
B.R: Cái đó đúng. Sở dĩ vậy là vì người Thụy Điển không bị tôn giáo cấm tự tử. Dân tộc đó ít tín ngưỡng. Những người Thụy Điển nào mộ đạo đã di cư qua miền Trung Tây của Hoa Kì; những người ở lại trong nước thì vô tín ngưỡng.
Nhưng chẳng phải là bản tính loài người thích chiến tranh sao?
B.R: Bản tính loài người là cái gì, tôi không biết nữa. Một bản tính thì có thể nhồi nặn thế nào cũng được, người ta không nhận thấy điều đó. Nhưng ông có thể so sánh một con chó nhà với một con chó sói trong rừng: ông sẽ thấy sự luyện tập có sức mạnh ra sao. Con chó nhà không hung dữ mà dễ chịu, thỉnh thoảng nó sủa đấy, có lẽ nó cắn người đưa thư nữa đấy, nhưng xét chung thì đâu có vậy. Luyện tập cho loài người thì kết quả có thể y hệt vậy, có thể thay đổi hoàn toàn con người. Bảo không thể thay đổi được bản tính con người, là nói bậy với bạ!
B.R: Chúng ta đâu có rán thuyết phục họ. Có vài người rất hiếm, rất làm công việc đó, chứ đâu phải là đại đa số.
Cụ không nghĩ rằng giá có một chiến tranh làm cho Thụy Điển phấn khởi lên một chút, thì họ sẽ sung sướng hơn một chút ư?
B.R: Tôi không thấy có lí do gì để tin điều đó hiện nay, hầu hết các dân tộc đều đã nếm mùi chiến tranh, và tôi thấy các dân tộc đó đâu được sung sướng như dân tộc Thụy Điển, kém xa. Đó là cảm tưởng của tôi trong các cuộc du lịch đấy.
Theo cụ thì người ta không ưa thế chiến thứ nhì bằng thế chiến thứ nhất phải không?
B.R: Là vì thế chiến thứ nhì không có cái điều, cái tình trạng của Thế chiến thứ nhất. Dĩ nhiên, những người ra mặt trận năm 1914 không hân hoan gì đâu vì họ biết rằng phen này đi thì rất có thể là không trở về. Nhưng ở hậu phương người ta cho chiến tranh là hứng thú lắm. Qua thế chiến thứ nhì thì khác hẳn. Người ta chán ngấy tồi- hai mươi lăm năm trước người ta đã run lên vì chiến tranh rồi.
Lúc nãy cụ nói tới một chiến tranh Anh. Y Pha Nho xảy ra vì dân chúng Anh cuồng loạn đòi tuyên truyền, chứ thủ tướng Walpole không muốn. Cụ có tin rằng thời buổi này chúng ta có thể chống được sự cuồng loạn đó hơn thời trước không?
B.R: Không hơn được đâu. Dân chúng đã biết đọc và báo chí đã làm cho sự cuồng loạn của dân chúng đó tăng lên dữ dội. Nhưng đã bắt đầu thấy một xu hướng ngược lại, phần lớn là nhờ vô tuyến truyền hình; thiên hạ ngồi trong ghế bành tại nhà mình mà cũng được biết những tin tức thế giới. Không cần những phòng mênh mông nơi đó quần chúng tới la ó om sòm nữa. Những cuộc hội họp vĩ đại đó là nguyên nhân chính gây sự cuồng loạn. Những cuộc “mít tinh” mà bớt quan trọng đi sự cuồng loạn của dân chúng, theo tôi cũng giảm đi.
Cụ có cho rằng người ta sẽ ít thấy những cuộc hội họp ở công viên Trafalgar trong khi dân chúng chờ đợi tuyên chiến không?
B.R: Tôi nghĩ rằng người ta vẫn còn có thể thấy lại những cuộc hội họp đó. Trafalgar Square là một chỗ rất tiện lợi, người ta tới đó dễ dàng quá. Tôi cho rằng sẽ vẫn còn những cuộc họp ở đó- nhưng tôi có cảm tưởng rằng sẽ không còn quan trọng như trước nữa. Những đám đông vĩ đại tụ họp nhau ở công viện Trafalgar để hoan hô, tán thành một quyết định của chính phủ đưa họ ra đỡ đạn, thì quả thực là lạ đời. Có thể mong rằng bản tính con người khác vậy chứ. Thế là bản tính đó được đem ra dùng rồi đấy. Nhưng tôi nghĩ rằng cái đó sẽ giảm bớt đi.

Nguồn: Phiên bản điện tử do triethoc.edu.vn thực hiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét