Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

CHUYỆN ÍT BIẾT 54

(ĐC sưu tầm trên NET)
  
Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô
  
Tri Thức Online - Lưỡng Quốc Nguyên soái của Quân đội Liên Xô

Ngày này năm xưa: Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô

Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ huy của Tướng Georgi Zhukov đã phát động Chiến dịch Sao Thiên Vương - cuộc phản công lẫy lừng làm đổi hẳn hướng trận Stalingrad.
Video Chiến dịch Sao Thiên Vương:
browser not support iframe.
Chiến dịch Sao Thiên Vương là giai đoạn đầu của toàn bộ Trận Stalingrad, với mục đích tiêu diệt các lực lượng Đức bên trong và xung quanh Stalingrad, đẩy lùi các cuộc tấn công mở vây của quân phát xít Đức trong chiến dịch Bão Mùa Đông.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô
Xe tăng và bộ binh Liên Xô đánh chiếm thị trấn Kalach, hình thành trận tuyến bao vây quân Đức trong Chiến dịch Sao Thiên Vương.
Theo trang History, vào ngày 22/6/1941, phớt lờ các điều khoản của Hiệp ước Xô - Đức 1939, phát xít Đức mở cuộc xâm lược Liên Xô. Nhờ ưu thế lớn của không quân, binh lính Đức vượt qua các đồng bằng Nga, gây thương vong khủng khiếp cho Hồng quân và người dân bản địa.
Với sự hỗ trợ của quân đội các nước trong phe Trục, quân Đức chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn. Đến giữa tháng 10, họ vây ráp các thành phố lớn như Leningrad và Moscow. Tuy nhiên, quân Liên Xô vẫn bám trụ, và mùa đông kéo đến đã khiến Đức phải dừng tiến công.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô
Xe tăng Đức tiến vào Stalingrad, tháng 10/1942
Trùm phát xít Adolf Hilter đã ra lệnh cho Đội quân số 6, dưới sự chỉ huy của Tướng Friedrich von Paulus, chiếm Stalingrad ở phía nam, một trung tâm công nghiệp và là trở ngại cho sự kiểm soát của Đức đối với các giếng dầu quý giá vùng Caucasus. 
Vào tháng 8, Đội quân số 6 tiến qua sông Volga trong khi Phi đội số 4 của Đức biến Stalingrad thành đống đổ nát nghi ngút lửa khói, giết chết hơn 40.000 dân thường.
Vào đầu tháng 9, Tướng Paulus ra lệnh thực hiện các cuộc tấn công đầu tiên vào Stalingrad và trù tính sẽ chiếm trọn thành phố trong khoảng 10 ngày. Từ đây bắt đầu một trong những trận đánh khủng khiếp nhất của Thế chiến 2 và được cho là quan trọng nhất, bởi nó là bước ngoặt trong cuộc chiến giữa Đức và Liên Xô.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô
Tướng Georgy Zhukov và các sĩ quan.
Trong nỗ lực đánh chiếm Stalingrad, Đội quân số 6 của Đức phải đương đầu với Tướng Vasily Zhukov đang dẫn đầu lực lượng Hồng quân dùng chính cảnh đổ nát của thành phố làm lợi thế, biến các tòa nhà sập thành công sự phòng thủ.
Quân đội Đức gọi trận đánh là Rattenkrieg, tức "cuộc chiến của Chuột" – chia quân làm 8 hoặc 10 mũi nhọn và càn quét từng căn nhà, từng khoảng trống.
Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin quyết tâm giải phóng thành phố mang tên mình. Và vào tháng 11, ông ra lệnh đưa quân tiếp viện đến khu vực.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô
Chỉ huy và lính Liên Xô trước khi vào trận đánh tại Stalingrad
Ngày 19/11, Tướng Zhukov mở một cuộc phản công lớn mang tên Chiến dịch Sao Thiên Vương. Chỉ huy Đức đã đánh giá quá thấp quy mô phản công nên Đội quân số 6 nhanh chóng bị đè bẹp trước 500.000 binh sĩ cùng 900 xe tăng và 1.400 máy bay Liên Xô. Chỉ trong 3 ngày, toàn bộ đội quân Đức gồm hơn 200.000 người bị bao vây.
Lính Italia và Romania ở Stalingrad đầu hàng, nhưng người Đức cố chống cự và chờ quân tăng viện do vẫn nhận được tiếp viện dù hạn chế bằng đường không.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô
Một kíp chiến đấu trên xe tăng T-34 trước giờ vào trận trong chiến dịch Sao Thiên Vương
Hitler ra lệnh cho Von Paulus giữ nguyên vị trí chiến đấu và thăng làm nguyên soái chiến trường. Đói ăn cùng thời tiết khắc nghiệt của mùa đông Nga, nhiều lính Đức chết dần chết mòn.
Vào ngày 21/1/1943, quân Liên Xô giành được sân bay cuối cùng mà người Đức chiếm giữ, khiến quân phát xít bị cắt đứt tiếp tế hoàn toàn.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô
Các dàn pháo Katyusha của Liên Xô trong chiến dịch Sao Thiên Vương
Ngày 31/1, Von Paulus đầu hàng ở mạn nam, và vào ngày 2/2, phần còn lại của quân Đức đầu hàng. Lúc này, chỉ 90.000 lính Đức còn sống và trong số đó chỉ 5.000 người thoát khỏi kiếp tù binh để trở về Đức.
Trận Stalingrad đã làm đổi chiều chiến tranh giữa Đức và Liên Xô.
Thanh Hảo
Ngày này năm xưa: Tội ác ghê rợn của gã đồ tể điên loạn

Ngày này năm xưa: Tội ác ghê rợn của gã đồ tể điên loạn

Ngày 16/11/1957, sát nhân khét tiếng Edward Gein, còn được mệnh danh là "Gã đồ tể điên", đã giết hại nạn nhân cuối cùng, bà Bernice Worden tại Plainfield, bang Wisconsin (Mỹ).
Ngày này năm xưa: Liên Xô thách Mỹ 'thi bắn tên lửa'

Ngày này năm xưa: Liên Xô thách Mỹ 'thi bắn tên lửa'

Ngày 15/11/1957, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev thách Washington thi bắn tên lửa nhằm chứng minh khẳng định của ông rằng, Mỹ thua xa Liên Xô trong phát triển tên lửa liên lục địa.
Ngày này năm xưa: Lộ 'trùm sò' làm nổ tan máy bay Mỹ

Ngày này năm xưa: Lộ 'trùm sò' làm nổ tan máy bay Mỹ

Sau nhiều năm điều tra chật vật, Washington đã tìm ra danh tính hai sĩ quan tình báo Libya là trùm sò vụ đánh bom máy bay khiến 270 người chết.
Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ vung tiền 'bịt miệng' người đẹp

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ vung tiền 'bịt miệng' người đẹp

Sau 4 năm chống lại cáo buộc quấy rối tình dục của Paula Jones, ngày 13/11/1998, Tổng thống Mỹ thời đó là Bill Clinton đồng ý chi 850.000USD (khoảng 20 tỷ đồng) để cô này từ bỏ kiện cáo.
Ngày này năm xưa: Mỹ-Nhật dội 'mưa bom bão đạn' vào nhau

Ngày này năm xưa: Mỹ-Nhật dội 'mưa bom bão đạn' vào nhau

Trận chiến Guadalcanal là một trong những trận đánh ác liệt nhất thời Thế chiến 2, gồm nhiều cuộc không kích và đấu pháo giữa các chiến hạm của quân đội Nhật với quân Đồng minh.



Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và "quý" hơn đồ nhà!

Bảo Lam |


Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và "quý" hơn đồ nhà!
Lính quân cảnh Mỹ cầm khẩu AK chiến lợi phẩm. Đáng tiếc, việc sở hữu chiến lợi phẩm kiểu này là do vấn đề sinh tồn bởi súng M16 của họ có thể không hoạt động khi cần.

Những cuộc tranh cãi về việc khẩu súng trường tấn công nào tốt hơn: M16 của Mỹ hay súng AK của Nga (Liên Xô), có lẽ không bao giờ có hồi kết.



Trong bài viết mang tựa đề "M16 во Вьетнаме: почему американская винтовка не стреляла? - M16 ở Việt Nam: Tại sao khẩu súng trường của Mỹ không bắn được?" một tác giả người Nga đã đánh giá kinh nghiệm sử dụng M16 tại cuộc chiến đầu tiên của khẩu súng này – Chiến tranh Việt Nam.
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 1.
Lính dù Mỹ đang lau khẩu súng thử nghiệm XM16E1 mà sau này được gọi là M16
Khẩu súng trường mới
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 2.
Khẩu M14 được đưa vào sử dụng 1957 đã không còn phù hợp, điều được chứng minh bởi cuộc Chiến tranh tại Việt Nam. Sự thay thế phải là khẩu AR-15 của Công ty Armalite mà được bàn giao từng bước cho quân đội trước khi cuộc Chiến tranh Việt Nam nổ ra.
Vào năm 1964, quân đội Mỹ bắt đầu thay thế khẩu M14 bằng các súng trường tấn công AR-15. Khẩu súng mới nhẹ hợn và dễ sử dụng hơn M14 khi vượt trội về các chỉ số hỏa lực.
Sản phẩm của Công ty Armalite đã được thử nghiệm thành công trong quân đội, và vào tháng 11/1963, quân đội và Không quân đã mua 104 nghìn khẩu súng trường mới dưới mã số M16. Ngay trong năm sau đó, các đơn vị của quân đội Mỹ đã được cử đến Việt Nam.
Những đơn vị đầu tiên tiếp nhận M16 là Sư đoàn Kỵ binh số 1, Sư đoàn Lính dù số 101 và Trung đoàn Lính dù 173.
Khẩu súng mới được đón nhận khá lạnh nhạt bởi thiết kế được ốp nhựa, nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng tới việc thêm 419 nghìn khẩu được mua vào năm 1966. Lính Mỹ gọi đùa khẩu súng mới là "Mattel 16" (Mattel – nhà sản xuất đồ chơi, bao gồm cả búp bê Barbie) vì những chi tiết của nó được ốp nhựa
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 3.
Khẩu XM16E1 trong lần thử nghiệm. Bất chấp sự phàn nàn của lính Mỹ, đến năm 1966 đã có gần nửa triệu khẩu súng trường mới được quân đội Mỹ mua.
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 4.
Một lính bộ binh Mỹ đang cố lấy ra vỏ đạn bị mắc kẹt bên trong. Đáng tiếc, M16 bắt đầu hóc đạn sau những loạt bắn đầu tiên. Có không ít vụ tai nạn đã xảy ra khi lính Mỹ cố sửa khẩu M16 bị hóc đạn
Trong giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện nhiều lời bàn tán về những vấn đề của khẩu súng mới tại Việt Nam. M16 rất không ổn định và thất thường, thỉnh thoảng nó còn không thể bắn được. Ngày càng nhiều lời chỉ trích.
Vào tháng 10/1966, chỉ huy Tiểu đoàn số 1 Sư đoàn bộ binh số 2 đã ghi trong báo cáo của mình về việc sử dụng khẩu XM16E1 như sau: «lòng tin đối với khẩu súng này hoàn toàn không còn".
Tư lệnh các lực lượng viễn chinh Mỹ tại Việt Nam, tướng Wilm Westmorland đã yêu cầu cử một nhóm chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng khẩu súng này trong điều kiện chiến đấu trong vòng 6 tuần.
Khi có mặt tại Việt Nam, chuyên gia của Công ty Colt, thành viên của nhóm đã ghi lại: "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một loại vũ khí nào lại được chăm chút tồi đến thế".
Theo lời của chuyên gia này, nhiều lính mới trước khi tới Việt Nam chưa bao giờ cầm thứ gì phức tạp hơn khẩu súng trường tự động, và họ không chăm chút cho khẩu súng của mình một cách cần thiết.
Một phần là do những lời đồn cho rằng M16 không cần phải lau chùi. Hơn nữa, lính bộ binh rất thiếu các phương tiện để vệ sinh vũ khí của mình. Người ta không kèm bộ đồ vệ sinh, và lính Mỹ phải sử dụng các phương tiện vệ sinh của súng M14.
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 5.
Một lính Mỹ mang khẩu súng M16 tại Việt Nam. Có thể nhìn thấy que thông nòng được quấn vào khẩu súng bằng dây.
Thêm một tình huống quan trọng tác động đến sự khởi đầu tồi tệ của M16 xảy ra một năm trước khi nó được bàn giao cho quân đội.
Quân đội Mỹ chuyển từ thuốc súng IMR 4475 sang sử dụng loại WC 846. Những viên đạn mới đạt được sơ tốc ban đầu lớn, giúp tăng tốc độ bắn của AR-15. Nhưng thuốc súng WC 846 khi bị đốt tạo ra rất nhiều muội.
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 6.
Khí hậu ẩm thấp đã cho thấy khả năng chịu ăn mòn rất kém của M16
Chính vì thế, M16 đã tích tụ dầu mỡ, bụi bẩn. Bộ phận kỹ thuật không thường xuyên thực hiện công tác bảo dưỡng, đẩy trách nhiệm cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, khí thuốc nổ làm cho bụi tàn len lỏi vào khắp các chi tiết. Điều này, cùng với việc ít được vệ sinh, là một trong những nguyên nhân khiến M16 thường xuyên bị trục trặc.
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 7.
Các chi tiết của M16A1. Bên cạnh sự thiết ổn định, lính Mỹ còn than phiền loại đạn 5,56x45 không đủ mạnh. Những ưu điểm của "Mattel 16" gồm sự tiện lợi khi sử dụng và trọng lượng nhẹ (nhẹ hơn khoảng 1kg so với AK)
Thêm một tình tiết nguy hại nữa đó là khí hậu ẩm thấp của khu vực Đông Nam Á. Các loại đạn nhanh chóng bị ẩm, còn các chi tiết của khẩu súng đều dính ăn mòn. Các cạnh của băng đạn thường bị biến dạng, gây khó khăn cho việc đẩy viên đạn lên.
Các chi tiết của khẩu súng có thể bị nứt, còn nòng súng và khoá nòng nhanh chóng bị gỉ. Thậm chí các loại đạn dành cho M16 cũng có vấn đề: vỏ đạn bằng đồng quá mềm, khiến cho chúng bị hư hỏng khi bị hóc.
Nói một cách ngắn gọn, tình hình đáng báo động. Trong một số đơn vị có tới 30% binh lính sở hữu vũ khí bị hỏng hóc, điều hết sức nguy hiểm trong điều kiện chiến tranh. Vì lý do này, nhiều lính Mỹ đã cố tìm cho mình một khẩu súng AK - ổn định và đơn giản.
Ai có lỗi, và cần phải làm gì?
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 8.
M16 (ảnh trên) và M16A1 (ảnh dưới). Khẩu súng trường tấn công mới có khả năng chống ăn mòn tốt hơn và được trang bị bộ đồ vệ sinh
Tính ổn định của M16 được chứng minh bằng những chia sẻ của một cựu binh Thuỷ quân lục chiến, ông Jim Vodeki:
"Các viên đạn bị xé toạc bên trong, và chỉ có thể lấy ra bằng que thông nòng. Hãy thử tưởng tượng tình huống khi một người lính đang cố gắng đưa khẩu súng của mình hoạt động trở lại sau 2-3 loạt đạn trong lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt…
Nếu như có nhiều bụi bẩn ở bên trong khẩu súng, điều mà không thể tránh khỏi trong chiến tranh, thì nhiều khả năng nó sẽ không thể khai hoả".
Tình hình chỉ bắt đầu có những chuyển biến vào năm 1967, khi Bộ Quốc phòng Mỹ cùng với các chuyên gia của công ty Colt bắt tay vào công tác nâng cấp M16. Khẩu súng cải tiến có đệm trục khoá nòng được gia trọng, làm giảm bớt tốc độ bắn.
Báng súng bằng nhựa được làm từ vật liệu chịu lực tốt hơn, còn lòng của nòng súng và khoá nòng cuối cùng đã được mạ. Những chi tiết còn lại của khẩu súng được phủ một lớp nhôm phốt-phát hoặc thay thế bằng nhôm qua xử lý anot.
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 9.
"Hãy đối xử với khẩu súng của mình như với phụ nữ" – bìa tờ rơi khi M16A1 bắt đầu được đưa vào khai thác vào năm 1967
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 10.
"Làm thế nào để cởi trang phục của em yêu". Bản hướng dẫn lính Mỹ tháo M16
Song song với việc áp dụng thiết kế cải tiến, người ta cố gắng tạo văn hoá sử dụng súng cho binh lính. Từ đó, mỗi khẩu súng M16 được bàn giao cùng với bộ đồ vệ sinh và bản hướng dẫn sử dụng được thiết kế theo kiểu chuyện tranh cười.
Khẩu M16 quá tệ ở Chiến tranh Việt Nam: Nhiều lính Mỹ nhặt súng AK và quý hơn đồ nhà! - Ảnh 11.
Một thời gian dài M16 bị huỷ hoạt không chỉ bởi những khiếm khuyết trong thiết kế, mà cả thiếu sự chăm chút cần thiết. Các chuyên gia của Colt cho rằng đây là một trong những lý do làm mất đi năng lực của khẩu súng mới.
Những lô hàng M16 cải tiến đầu tiên được bàn giao cho quân đội vào cuối năm 1967. Nhưng chỉ đến cuối năm 1970 thì M16A1 mới thay thế toàn bộ phiên bản đầu tiên (XM16E1). Khẩu súng mới tốt hơn, nhưng phải cần thêm vài năm nữa để xử lý toàn bộ "những bệnh vặt".
Chính với lý do này M16 được giữ lại trong quân đội và Lực lượng Thuỷ quân lục chiến Mỹ đến năm 1985.

Những mẫu XM16E1 đầu tiên được bàn giao cho quân đội vào năm 1964 là thiết kế chưa hoàn thiện.
Việc trang bị gấp vũ khí cho các đơn vị chiến đấu đang tham gia một cuộc chiến thực sự là quyết định vội vàng, kéo theo những thiệt hại. Ngoài khả năng dễ bị ăn mòn, các chi tiết của M16 rất nhạy cảm trước bụi bẩn.
Thêm vào đó là sự tự tin thái quá của nhà sản xuất và sự thiếu trách nhiệm của người sử dụng. Có thể nói rằng đây là việc hết sức bình thường đối với một thiết kế mới. Nhưng vấn đề liên quan tới vũ khí mà mạng sống của người sử dụng phụ thuộc vào sự ổn định của nó. Và tính ổn định phải giữ được trong mọi điều kiện.
Các nhà sản xuất vũ khí Mỹ phải cần 6 năm để giải quyết các khiếm khuyết của AR-15. Nhưng kẻ cả sau đó, M16A1 vẫn là khẩu súng cần phải được bảo dưỡng đúng lúc, tuy nhiên nó vẫn đứng vững trong quân đội Mỹ cho tới năm 1985.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét