Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 245

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tình báo quân sự Nga đã trở lại và lợi hại hơn xưa: Phương Tây bắt đầu biết sợ?

Bảo Lam |

Tình báo quân sự Nga đã trở lại và lợi hại hơn xưa: Phương Tây bắt đầu biết sợ?
Ảnh minh họa.

Tình báo quân sự Nga (tiền thân là Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu) hiện nay đang nằm trong tâm điểm sự chú ý của các phương tiện truyền thông thế giới.


Từ viết tắt "GRU" đã trở thành một thương hiệu riêng. Tần suất GRU được nhắc tới trong các sự kiện chính trị nào đó ở phương Tây có thể sánh ngang với KGB trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Mối quan tâm tới hoạt động của tình báo quân sự Nga chỉ mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Chỉ cách đây không lâu GRU hoàn toàn chưa thu hút được giới truyền thông trong nước, chứ nói gì đến phương Tây.
Nếu báo chí phương Tây viết về các cơ quan an ninh Nga, thì trong phần lớn những bài viết đó đề cập tới FSB như cơ quan kế thừa KGB.
Tình hình bắt đầu thay đổi vào cuối những năm 2000 bởi một vài lý do:
Thứ nhất, Nga vừa tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của mình, vừa triển khai các hoạt động tác chiến ở nước ngoài, cụ thể như cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống lại Gruzia năm 2008 hay đưa quân vào Syria.
Thứ hai, các đơn vị đặc nhiệm của GRU được cho là đã tham gia một cách tích cực vào trong quá trình Crimea sáp nhập vào Nga vào năm 2014, khiến cho báo chí phương Tây quan tâm đặc biệt tới lực lượng đặc nhiệm này.
Ngay sau đó, GRU bị phương Tây buộc tội dính líu vào tất cả những vụ việc – hiện diện tại Donbass, thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào các dữ liệu của Mỹ và Châu Âu, triển khai vào những chiến dịch bí mật ở Trung Đông.
Từ giờ tình báo quân sự Nga được biết đến trên khắp thế giới – từ Mỹ cho tới Đông Á. Và người ta bắt đầu sợ tình báo quân sự Nga. Họ bị buộc tội tham gia vào các kiểu chiến dịch mà thậm chí có lúc không hề liên quan tới hoạt động chuyên ngành của GRU – tình báo quân sự.
Khi báo chí phương Tây buộc tội GRU thực hiện các hoạt động phá hoại chính trị hoặc những cuộc tấn công mạng nhằm vào các ngân hàng, người ta lại quên rằng GRU là một đơn vị quân đội và được thành lập để giải quyết các nhiệm vụ quân sự quy mô hạn chế.
Có nên nghi ngờ GRU theo dõi các thường dân, can thiệp vào các chiến dịch bầu cử hay không? Có lẽ, nếu chính phủ Nga thật sự đặt ra những nhiệm vụ như thế, thì họ đã lựa chọn các đơn vị phù hợp hơn để thực hiện.
Hình ảnh của một trong những lực lượng an ninh mạnh nhất thế giới đang được Bộ Tổng tham mưu Nga xây dựng, sẽ thu hút cả các điệp viên, người đưa tin, những người mong muốn hợp tác, cả những đầu mối liên lạc chính thức với các cơ quan tình báo và phản gián của các quốc gia khác.
theo Thời đại

Cuộc chiến tình báo gay cấn và những bí mật xoay chuyển thế giới


Cuốn biên khảo "Răng sư tử" viết về những điệp báo viên, những điệp vụ che giấu bí mật lớn làm nên cục diện thế giới.
Nhà báo Yên Ba (sinh năm 1962) là cây bút chuyên theo dõi mảng thể thao và đời sống quốc tế, một người sưu tầm sách có tiếng. Trong số các đầu sách đã xuất bản của Yên Ba, đề tài tình báo là một mảng nội dung lớn, với các ấn phẩm: Vụ đánh cắp thế kỷ (tập truyện trinh thám chính trị quốc tế, biên soạn), Thoát khỏi CIA (tiểu thuyết trinh thám chính trị, dịch), Điệp viên ở Washington (tiểu thuyết trinh thám chính trị, dịch).
Cuoc chien tinh bao gay can va nhung bi mat xoay chuyen the gioi hinh anh 1
Sách Răng sư tử. Ảnh: NVT
Mới đây, nhà báo Yên Ba tiếp tục cho ra mắt cuốn sách lấy chủ đề điệp báo với tên Răng sư tử. Để thực hiện cuốn sách này, tác giả trải qua quá trình biên khảo công phu trong ba năm. Là một nhà báo theo dõi mảng đời sống quốc tế đã giúp tác giả nhiều thông tin hữu ích trong việc tìm hiểu thông tin, giải mật hồ sơ tình báo, phản gián.
Từ những nhân vật cụ thể, những sự kiện có thật, nhà báo Yên Ba đã tổng hợp, xâu chuỗi, gắn kết các hành động của điệp viên trong bối cảnh cụ thể, tìm mối liên kết giữa các điệp vụ, so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu tham khảo để hình thành một cuốn sách biên khảo phi hư cấu mang tên Răng sư tử.
Nhân vật chính trong Răng sư tử không phải là một điệp báo viên tiếng tăm lẫy lừng nào, mà chính là cuộc chiến điệp báo. Đó là một cuộc đọ sức thầm lặng không tiếng súng giữa những cơ quan đặc biệt của các cường quốc Mỹ, Anh, Nga từ trước, và sau Chiến tranh Lạnh - cuộc chiến kéo dài suốt sáu thập kỷ của thế kỷ 20.
Chân dung cuộc chiến điệp báo được phác họa thông qua những con người cụ thể, những sự kiện có thật. Nhiều người trong số đó tham gia cuộc chiến vì lý tưởng, số khác vì tiền bạc hay danh vọng của những chiến binh đủ sức một mình làm xoay chuyển thế giới. Nhiều người thoát chết trong đường tơ kẽ tóc và cũng có kẻ mãi mãi bị chôn vùi dưới lớp bụi dày của những bí mật thế kỷ.
Tất cả họ cùng tạo nên những mảnh ghép góp phần làm thay đổi cả dòng chảy lịch sử, định hình diện mạo mới của thế giới trong một thời kỳ lịch sử biến động dữ dội.
Cuoc chien tinh bao gay can va nhung bi mat xoay chuyen the gioi hinh anh 2
Tác giả, nhà báo Yên Ba.
Cuốn sách có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cách kể chuyện lôi cuốn, điệp vụ này kết thúc mở ra điệp vụ kế tiếp. Bởi vậy, tuy sách dày 900 trang, nội dung nói về những bí mật lớn của thế kỷ, nhưng người đọc vẫn có thể nắm bắt được câu chuyện hấp dẫn.
Nhân dịp ra mắt sách, tác giả Yên Ba sẽ có buổi giao lưu với bạn đọc vào lúc 9h ngày 22/11 tại nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, hà Nội). Bên cạnh tọa đàm, trao đổi quanh cuốn Răng sư tử, tác giả cũng mang tới trưng bày bộ sưu tập sách trinh thám chính trị của ông, giúp người yêu sách hiểu thêm về lịch sử tiếp nhận dòng sách này tại Việt Nam.
Tần Tần



Lộ khả năng Mỹ "lợi dụng" hợp đồng S-400 Nga, Thổ để sở hữu tình báo tối mật?

Minh Đức |

Lộ khả năng Mỹ "lợi dụng" hợp đồng S-400 Nga, Thổ để sở hữu tình báo tối mật?
Hợp đồng mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành?

Vẫn tồn tại một lựa chọn có thể giảm bớt những đổ vỡ trong quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara mua S-400 từ Nga?

(Tổ Quốc) - Vẫn tồn tại một lựa chọn có thể giảm bớt những đổ vỡ trong quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara mua S-400 từ Nga?
Bloomberg nhận định, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa do Nga sản xuất, là thách thức lớn nhất, thậm chí có thể dẫn tới khủng hoảng trong những nỗ lực của Mỹ nhằm hàn gắn quan hệ với Ankara.
Theo các chuyên gia và một số cá nhân thân cận với giới chức Mỹ, ban đầu, quyết định mua S-400 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan được coi là một cách để giành lợi thế cân bằng với Mỹ và NATO. Tuy nhiên, sau đó chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nghiêm túc xem xét lại mọi việc, và giờ đây đang cố gắng hạn chế thêm đổ vỡ trong quan hệ giữa hai nước.
"Những người ủng hộ cho quan hệ Mỹ - Thổ từng bao biện rằng, ít nhất Ankara vẫn là một đối tác tin cậy của NATO chống lại Nga, và rồi vấn đề tên lửa S-400 đã công phá ngay luận điểm cuối cùng còn lại," Max Hoffman, phó giám đốc phụ trách an ninh quốc gia và chính sách quốc tế tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, phân tích. "Từng có hy vọng đây chỉ là một chiến thuật thương lượng mang tính công kích cao, tuy nhiên, giờ đây nó ngày càng trở nên hiện thực hơn".
Việc hoàn thiện hợp đồng và triển khai S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đem lại những hậu quả vô cùng tiêu cực lên mối quan hệ song phương, từng được coi là chủ chốt trong các mục tiêu chiến lược của Mỹ tại Trung Đông. Mối quan hệ này trong thời gian gần đây đang không ngừng gia tăng căng thẳng khi Tổng thống Erdogan ngày càng tiến gần hơn về phía Nga.
Quyết định mua S-400 sẽ thay đổi lớn quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ theo một cách rất khó để sửa chữa.
Wess Mitchell
Đầu tiên, hợp đồng S-400 nhiều khả năng đẩy Ankara phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Washington - và quan trọng hơn, khiến các kế hoạch của Mỹ về máy bay tàng hình thế hệ mới F-35 gặp ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một mặt, muốn mua máy bay F-35; mặt khác Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nhà sản xuất nhiều linh kiện quan trọng của siêu phi cơ này. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, triển khai S-400 ở cùng một đất nước có cả F-35, có thể cho phép Nga nắm được các thông tin tình báo công nghệ quan trọng.
Tích hợp S-400 vào mạng lưới phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ còn "dâng" cho Nga cơ hội tìm hiểu sâu về chiến thuật của NATO.
Cùng lúc, theo Bộ Quốc phòng Mỹ, nếu cắt bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35, lịch trình sản xuất của Mỹ sẽ phải kéo dài thêm tới 2 năm nữa. Ankara đã đầu tư 1,25 tỷ USD vào giai đoạn phát triển F-35.
Phát biểu trước các phóng viên tại Washington ngày 20/11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, đất nước của ông muốn mua hệ thống tên lửa Patriot, nhưng chưa từng nhận được sự cam kết từ Mỹ. Ông Cavusoglu khẳng định, hợp đồng S-400 sẽ không thay đổi; tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỹ vẫn để ngỏ khả năng mua thiết bị của Mỹ trong tương lai.
"Hợp đồng đã xong"
"Hợp đồng hiện tại đã xong. Tôi không thể hủy bỏ nó", ông Cavusoglu nhấn mạnh. "Nhưng tôi cần nhiều hơn thế. Tôi muốn mua từ các đồng minh của mình".
Theo Bloomberg, những rắc rối xung quanh thương vụ S-400 Nga – Thổ là điều mà giới chức Mỹ không muốn đối mặt. Ngoài ra, nó cũng không phải là trở ngại duy nhất trong quan hệ hai bên.
Mặc dù vậy, Washington từng hy vọng quan hệ song phương được cải thiện sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cho thả mục sư người Mỹ Andrew Brunson vào tháng Mười. Họ cũng tìm cách làm giảm những xung đột xuất phát từ vụ nhà báo người Arab Saudi Jamal Khashoggi bị giết tại Istanbul vào tháng trước.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sở hữu các bằng chứng cho thấy Thái tử Saudi Mohammed bin Salman – một đồng minh khác của Mỹ, đứng sau vụ sát hại Khashoggi.
Lộ khả năng Mỹ lợi dụng hợp đồng S-400 Nga, Thổ để sở hữu tình báo tối mật? - Ảnh 2.
Quan hệ Mỹ - Thổ đang đứng trước nguy cơ lớn?
Tuy nhiên, giờ đây các quan chức Mỹ đang nghiêm túc cân nhắc nhận định mà Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Wess Mitchell, về các vấn đề châu Âu từng phát biểu trước Quốc hội hồi tháng Sáu.
"Chúng ta hiểu rõ, quyết định mua S-400 sẽ thay đổi lớn quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ theo một cách rất khó để sửa chữa", Michell nói. Nhiều nhà lập pháp Mỹ cũng thể hiện sự phản đối trước việc một quốc gia được phép sở hữu cả F-35 và S-400.
"Việc mối quan hệ Mỹ - Thổ tiếp tục phát triển là điều rất quan trọng, và hợp đồng mua S-400 là một bước lùi lớn", Thượng nghị sỹ Dân chủ Jeanne Shaheen nói. "Luật pháp của chúng ta quy định, triển khai hệ thống vũ khí này tới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn tới lệnh trừng phạt".
Nếu hợp đồng S-400 đánh bại F-35, không phải là Washington hay Ankara, mà chính Moscow mới là bên chiến thắng.
Can Kasapoglu
Một quan chức chính phủ tiết lộ, Washington đang xem xét các khả năng đáp trả, có thể giúp cho quan hệ song phương không bị ảnh hưởng; trong khi vẫn giữ vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong dây chuyển sản xuất, cũng như mua các máy bay F-35.
Lựa chọn Patriot
Một lựa chọn có thể giải quyết mọi khó khăn, chính là Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống phòng thủ trên không Patriot. Điều này sẽ đảm bảo Ankara không bị quá phụ thuộc vào S-400.
Một khả năng tiếp cận khác là cố gắng xoay mũi dùi về phía Nga và tận dụng quyết định mua S-400 của Thổ, để có được thêm các thông tin tình báo giá trị, giúp F-35 tăng cường cơ hội vượt qua hệ thống phòng thủ tối tân của Nga. Ví dụ "mẫu mực" nhất là Cyprus.
Từng mua hệ thống S-300 vào cuối những năm 1990, sau loạt sức ép từ Thổ Nhĩ Kỳ và NATO, Cyprus đã đưa các thiết bị của S-300 cho Hy Lạp – từ đó, Mỹ thành công nắm được các thông tin quan trọng về các tên lửa thế hệ trước của S-400.
Theo các chuyên gia, nếu hợp đồng thành công, S-400 sẽ chỉ được triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ sớm nhất là vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, không còn nhiều thời gian để có thể đạt được một thỏa thuận giữa Washington và Ankara.
"Có vẻ như không có một lựa chọn phi nguy cơ thích hợp ở thời điểm hiện tại", Can Kasapoglu, một chuyên gia từ Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu chính sách đối ngoại, đánh giá. "Nếu hợp đồng S-400 đánh bại F-35, không phải là Washington hay Ankara, mà chính Moscow mới là bên chiến thắng".
theo Tổ quốc

Pujol - “Điệp viên hai mang vĩ đại nhất Chiến tranh thế giới thứ 2”

09:38 01/10/2016
Cơ quan Lưu trữ Quốc gia tại London (Anh) ngày 28-9 đã công bố tài liệu mật liên quan đến một điệp viên huyền thoại trong giới tình báo. Nếu không nhờ công lao của ông, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai có lẽ đã khác.
    “Garbo” với “Alaric Arabel”
    Ông chính là Juan Pujol Garcia, sinh ngày 14-2-1912 tại Tây Ban Nha. Vì bản thân vốn là người chuộng chủ nghĩa hòa bình nên khi Adolf Hitler xâm lược Ba Lan năm 1939, Pujol đã quyết định chống lại những tư tưởng man rợ của Đức Quốc xã. Nhằm đánh lừa phát xít Đức, thoạt đầu Pujol đã đề nghị được cộng tác với Cơ quan tình báo quân sự Đức, sau đó mới “đầu quân” cho Cơ quan tình báo Anh MI5.
    Pujol đã tự tạo nhân thân giả là một quan chức Chính phủ Tây Ban Nha thân phát xít Đức. Với Cơ quan tình báo quân sự  phát xít Đức, ông là điệp viên mang bí danh “Alaric Arabel”, trong khi MI5 đặt cho ông mật danh “Garbo”. Để đề phòng bị “cháy nhà ra mặt chuột”, Garbo đã lập ra hẳn một mạng lưới cộng sự “ảo” khiến Đức Quốc xã đổ không ít tiền vào “mạng lưới” do ông phụ trách.
    Ông đã cung cấp cho Đức Quốc xã 300 báo cáo  được “xào xáo vô cùng tinh vi” và được phía Đức coi là một nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy. Mãi cho tới cuối Chiến tranh thế giới thứ 2, tình báo Đức vẫn tin rằng Garbo đang nắm trong tay một mạng lưới có tới 27 điệp viên làm việc cho Berlin.
    Cuộc đổ bộ của quân Mỹ trên bãi biển Utah ngày 6-6-1944. Ảnh tư liệu.
    “Xỏ mũi” Adolf Hitler
    Trong sự kiện D-Day hay còn gọi là ngày quân Đồng minh bắt đầu chiến dịch đổ bộ lên bãi biển Normandy của Pháp ngày 6-6-1944, chính thức mở mặt trận thứ 2 tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, Garbo đã cung cấp những thông tin sai lệnh đánh lạc hướng quân đội Đức Quốc xã giúp chiến dịch thành công.
    Trong ghi chép bí mật ngày 13-6-1944 của liên lạc viên Tomas Harris, Garbo đã thông báo với chính quyền Đức Quốc xã rằng: "Cuộc tấn công hiện nay là một chiến dịch đánh lạc hướng quy mô lớn với mục đích thiết lập một khu vực chiếm đóng trọng yếu nhằm dụ tối đa binh sĩ Đức tới khu vực này để tóm gọn, từ đó có thể đảm bảo cuộc tổng tấn công thứ hai thắng lợi hoàn toàn".
    Garbo đã thuyết phục chính quyền Đức Quốc xã rằng, chiến dịch Normandy chỉ đơn thuần là “nghi binh” hòng đánh lạc hướng chú ý trước khi một chiến dịch có quy mô lớn hơn sắp diễn ra ở khu vực Pas de Calais, dọc bờ biển miền Bắc nước Pháp, cách địa điểm đổ bộ Normandy khá xa.
    Bản tin hỏa tốc từ Garbo gửi cho Cơ quan tình báo quân sự Đức ngày 8-6 có nội dung: “Từ các mối quan hệ đã nêu có thể thấy rõ ràng rằng, cuộc tấn công hiện nay (ở Normandy) là một chiến dịch rộng lớn nhằm tạo ra một điểm tựa mạnh và thu hút tối đa lực lượng của chúng ta tới khu vực này để cầm chân lại, tạo cơ hội tác chiến thắng lợi ở hướng chủ đạo. Cụ thể, mục tiêu này có thể được minh chứng bởi các đợt ném bom không ngừng xuống Pas de Calais - con đường ngắn nhất hướng tới điểm cuối cùng, Berlin”. Bản tin hỏa tốc gửi về Berlin còn cụ thể hơn: “Sư đoàn bộ binh số 3 đang ở Normandy”.
    Kết quả là 3 ngày sau khi quân Đồng minh đã đổ bộ vào Normandy, các lực lượng Đức Quốc xã vẫn tập trung phòng thủ khu vực gần Pas de Calais. Thậm chí, trùm phát xít Adolf Hitler còn cấm 2 sư đoàn xe tăng chủ lực rời Pas de Calais để cứu viện cho Normandy. Đây là quyết định chết người dẫn đến việc quân Đức Quốc xã thua liểng xiểng ở mặt trận phía Tây.
    Trước khi bị xử tử năm 1946 trong phiên toà Nurenberg, Nguyên soái Đức Quốc xã Wilhelm Keytel  đã thừa nhận rằng, mệnh lệnh  của Adolf Hitler  đã dựa tới 99% vào thông tin mà Alaric Arabel cung cấp. Trong khi đó, về sau, Tướng Mỹ Eisenhower cũng đã viết: “Nếu lực lượng Đức đang tập trung ở Pas de Calais lao vào trận trong tháng 6, tháng 7-1944 thì hẳn chúng ta đã thất bại. Đóng góp của Pujol ngang với cả một sư đoàn. Ông ấy đã cứu được vô số mạng người”.
    Theo Independent, Garbo được mô tả trên trang web của MI5 là “điệp viên hai mang vĩ đại nhất Chiến tranh thế giới thứ 2”, trong khi các nhà làm phim Tây Ban Nha xem ông là “điệp viên đã cứu mạng thế giới”.
    “Anh hùng” qua ải “vợ”
    Chặng đường hoạt động của Garbo không hẳn hoàn toàn suôn sẻ và trớ trêu thay, khó khăn đó lại bắt nguồn từ chính trong gia đình ông. Tờ Independent dẫn dữ liệu do Cơ quan Lưu trữ Quốc gia tại London công bố cho biết, Pujol suýt nữa đã bị lộ vỏ bọc của mình do mâu thuẫn với người vợ tên Araceli.
    Vợ chồng Pujol luôn trong trạng thái lo sợ bị nhận dạng trên đường phố London. Trong khi đó, vấn đề lớn nhất của Araceli là nhớ nhà. Araceli nhớ các món ăn Tây Ban Nha và luôn buồn phiền vì chồng thường xuyên đi vắng. Về phần mình, vì không muốn bị lộ, Pujol kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của vợ con. Chính điều đó khiến Araceli thấy cuộc sống tại London quá tù tùng.
    Vào tháng 6-1943, một năm trước sự kiện D-Day, vì bất hòa, Araceli dọa sẽ tới Đại sứ quán Tây Ban Nha tiết lộ toàn bộ sự thật nếu như không được về quê thăm mẹ. “Tôi không muốn sống bên chồng, dù chỉ là 5 phút. Thậm chí kể cả họ có giết tôi thì tôi vẫn sẽ đến Đại sứ quán Tây Ban Nha”, Araceli hét vào mặt Tomas Harris.
    Trước tình hình cấp bách đó, Tomas Harris nảy ra một ý là thông báo với Araceli rằng Pujol đã bị đuổi việc. Tuy nhiên, nhận thấy rằng đây chưa phải là biện pháp tối ưu,  Pujol đề nghị nên tìm cách thuyết phục Araceli rằng chỉ vì một phút nóng vội của mình mà chồng cô có thể bị bắt. Kế hoạch được triển khai sau đó.
    Mọi chuyện tưởng chừng êm xuôi thì khi một sĩ quan MI5 được cử tới nhà kiểm tra tình hình, đã phát hiện Araceli mở tất cả các bình khí gas trong nhà, dường như để tự sát. “Ông ấy nhận định rằng 90% khả năng là Araceli chỉ đóng kịch, nhưng có 10% khả năng tai nạn thật sự sẽ xảy ra”, Tomas Harris tường thuật lại.
    Chiều hôm sau, Araceli nước mắt ngắn nước mắt dài, bị bịt mắt, và được đưa tới trại thẩm vấn 020 của MI5 ở Tây London. Pujol xuất hiện trong bộ dạng râu ria bơ phờ, mặc đồ tù nhân. Trong cuộc đoàn viên đầy xúc động, Araceli thề thốt với chồng rằng cô không hề có ý định tới Đại sứ quán Tây Ban Nha như đã dọa. Cô chỉ muốn Pujol xem xét nghiêm túc đề nghị được về quê thăm mẹ. “Cô ấy hứa là nếu như Pujol được thả, cô sẽ giúp chồng bằng mọi cách để chồng cô tiếp tục chuyên tâm cho công việc hơn nữa”, Tomas Harris kể.
    Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Theo lời Tomas Harris thì Cố vấn pháp lý của MI5 là Edward Cussen nói với Araceli rằng, ông đã quyết định thả Pujol và cho phép Pujol tiếp tục công việc hiện tại. Edward Cussen nhắc Araceli rằng không muốn lãng phí thời gian với những người gây phiền hà và nếu còn phải nghe đến cái tên Araceli một lần nữa thì ông sẽ ra lệnh nhốt cô lại.
    “Cô ấy sau đó đã ngoan ngoãn về nhà đợi chồng được thả ra. Sự mưu trí của Pujol khi thực hiện kế hoạch này có lẽ đã cứu nguy một tình thế tưởng như không thể nào giải quyết nổi”, Tomas Harris viết.
    Phương Linh (tổng hợp)

    Các thuyết âm mưu bủa vây quanh cái chết nhiều nghi vấn của Tướng tình báo Nga

    Vũ Thu Hương |

    Các thuyết âm mưu bủa vây quanh cái chết nhiều nghi vấn của Tướng tình báo Nga
    Tướng Igor Korobov - Tổng cục trưởng Tình báo quân sự Nga.

    Dù cho theo công bố của Nga, Tướng tình báo Igor Korobov qua đời vì bệnh ung thư nhưng truyền thông phương Tây tỏ ra nghi ngờ điều này và đưa ra nhiều giả thuyết.


    Theo RT, cái chết của Tướng Igor Korobov, Tổng cục trưởng Tình báo quân sự Nga đã thổi bùng nhiều thuyết âm mưu. Dù lý do được nhắc đến sau việc qua đời của vị Tướng 62 tuổi này là căn bệnh ung thư, nhưng dường như điều này không làm dịu đi các thuyết âm mưu.
    Tướng Korobov qua đời "sau một thời gian dài mắc bệnh nặng", bộ Quốc phòng thông báo vào hôm 22/11. Nhiều nguồn tin khẳng định với truyền thông Nga rằng căn bệnh nặng được nhắc đến ở đây chính là ung thư.
    Tuy nhiên, truyền thông phương Tây lại tỏ ra nghi ngờ về nguyên nhân của cái chết được truyền thông Nga đăng tải.
    Theo The Sun, ông Korobov chết do bị ám sát vì đã thực hiện thất bại vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal. Daily Mail cũng liên hệ cái chết của ông Korobov với vụ cựu điệp viên Sergei Skripal, nói thêm rằng ông là người bị tố chịu trách nhiệm vụ máy bay MH17 bị bắn rơi.
    Mạng xã hội Twitter cũng tràn lan các giả thuyết khác nhau xung quanh thông tin Tướng tình báo Nga qua đời. Nhiều người cho rằng ông đã bị đầu độc, thậm chí có người còn cho rằng vụ việc có liên quan đến Mỹ, hoặc ông Korobov thực ra chưa chết.
    Ông Korobov đảm nhiệm vị trí đứng đầu ngành tình báo quân đội từ năm 2016. Ông đã chỉ đạo các chiến dịch của Tổng cục Tình báo quân sự Nga chống lại lực lượng khủng bố ở Syria. Năm 2017, ông được thưởng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga – danh hiệu nhà nước cao quý nhất tại Nga.
    Ông Korobov bắt đầu binh nghiệp vào cuối thập niên 1970, phục vụ trong lực lượng không quân Liên Xô trước khi được tuyển chọn vào lực lượng tình báo quân sự. Sau đó ông chuyển sang giám sát hoạt động thu thập thông tin tình báo chiến lược của Nga và cuối cùng phụ trách toàn bộ cơ quan tình báo quân sự Nga.
      Ông Korobov tiếp quản GRU vào thời điểm tổ chức này bị các chính trị gia bài Nga chỉ trích gay gắt. Tổng cục Tình báo quân đội Nga bị cáo buộc thực hiện vụ đầu độc điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái ở Salisbury ở Anh cũng như bị tố tiến hành tấn công mạng can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
      Là người đứng đầu GRU, ông Korobov cũng nằm trong danh sách các quan chức Nga đã bị Mỹ áp lệnh trừng phạt vào tháng 12/2016 với cáo buộc mà Mỹ gọi là "nỗ lực phá hoại nền dân chủ Mỹ" thông qua các chiến dịch can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, sự kiện đã đưa ông Donald Trump lên nắm quyền.
      Chính sự nghiệp lẫy lừng của người được nhận danh hiệu " ngôi sao tình báo" Nga đã khiến sự qua đời đột ngột của ông được truyền thông quốc tế quan tâm và đặt nhiều giả thuyết.
      Đặc biệt, khi Korobov là một vị tướng chịu trách nhiệm về cơ quan mà thời gian gần đây đang trở thành mũi nhọn các cuộc tấn công chính trị chống Moscow.
      theo Người đưa tin

      Điệp viên tình báo đã làm thay đổi cục diện thế giới như thế nào?


      Trong cuốn biên khảo "Răng sư tử", nhà báo Yên Ba viết về cuộc chiến điệp báo giữa các cường quốc, khắc họa những điệp vụ nổi tiếng làm thay đổi cục diện thế giới.
      Nhiều người biết tới Yên Ba với vai trò một nhà báo quân đội. Ai đó đam mê thể thao sẽ biết tới Yên Ba trong vai trò một nhà bình luận bóng đá. Nếu ai có thú hoài niệm, chơi sách, thì biết Yên Ba là người sưu tầm sách cũ, tham gia cuộc chơi, đi tìm giá trị qua những trang sách phủ bóng thời gian; đặc biệt có những bộ sưu tập quý giá: bộ Tam Quốc diễn nghĩa, bộ sưu tập sách trinh thám…
      Nhưng chưa hết, Yên Ba còn là một người viết, một người dịch về những điệp vụ, điệp báo, thể tài trinh thám chính trị. Ở nước ta, thể loại trinh thám đã ít người viết, trinh thám chính trị lại càng hiếm. Yên Ba đi vào vùng đất thưa vắng đó với cuốn sách đồ sộ Răng sư tử. Nhân dịp ra mắt sách, Yên Ba có cuộc trò chuyện, chia sẻ về cuốn sách.

      Lịch sử chân thực được viết qua những tài liệu bí mật

      - Từ khi có ý tưởng đến khi cuốn sách dày dặn này ra đời, ông mất bao lâu để thực hiện?
      - Tôi viết cuốn này mất khoảng ba năm thôi. Nhưng tư liệu đầu tiên nằm trong chương 1 tôi đã lưu trữ từ năm 1991, trong một tờ báo Nga nói về điệp vụ tình báo. Tôi đã tích lũy tài liệu trong 27 năm để viết.
      Diep vien tinh bao da lam thay doi cuc dien the gioi nhu the nao? hinh anh 1
      Nhà báo Yên Ba trong buổi trò chuyện về sách Răng sư tử. Ảnh: Tần Tần.
      - Giữa nhiều dòng trinh thám, say mê sách trinh thám như vậy, tại sao ông chọn trinh thám chính trị?
      - Lựa chọn này bắt nguồn từ nghề nghiệp của tôi. Trước sau tôi vẫn là nhà báo chứ không phải nhà văn. Theo dõi mảng quốc tế, nhiều lần tôi chứng kiến tận mắt, nhiều quyết định của cơ quan chính trị đến từ những thông tin đặc biệt.
      Những quyết định của nhà hoạch định chính sách gần như phụ thuộc vào thông tin do những cơ quan đặc biệt cung cấp. Nên tôi quyết định chọn chủ đề trinh thám chính trị. Nó diễn giải đời sống chính trị quốc tế ở bề sâu.
      Nhiều người viết sách lịch sử, nhưng thời gian qua đi, hóa ra lịch sử không phải như vậy.
      Ví dụ, vụ máy bay Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ Xô Viết, người ta nói Liên Xô đã cải tiến được tên lửa bắn rơi máy bay U2 mà Mỹ rất tự tin (bay ở độ cao 20 km) mà lúc đó Liên Xô chưa có tên lửa bắn cao như vậy. Nhưng theo dõi, hóa ra Liên Xô bắn mò, bắn 3 quả, may mắn 3 quả tên lửa cùng nổ thì mới văng miếng, làm cho phi công gián điệp của Mỹ bị bắn rơi.
      Tôi nghĩ lịch sử gần sự thật nhất được viết thông qua tài liệu mật. Tài liệu mật chính xác, không tuân thủ ý chí, quan điểm của ai.
      - Quá trình viết cuốn sách đã diễn ra như thế nào?
      - Đó là quá trình tôi nghĩ vất vả. Không phải vất vả vì thiếu thông tin, mà thừa thông tin. Giữa một biển thông tin nhiều khi trái ngược nhau. Có nhiều cuốn hồi ký, hồi ức tư liệu đưa vào những thông tin mà thật ra đó chính là thông tin để đánh lừa đối phương chẳng hạn.
      Có những thông tin tưởng đã xác thực nhưng không phải. Khi có nhiều nguồn tư liệu khác nhau, điều kiện kiểm tra càng dễ dàng hơn.
      - Trước bể thông tin hỗn loạn, ông làm cách nào để chọn ra thông tin xác đáng?
      - Khi đó buộc ta phải so sánh, đối chiếu để kiểm tra, nói theo ngôn ngữ của trinh thám là kiểm tra chéo. Tức là phải phối hợp, kết nối, kiểm tra để tìm ra thông tin chuẩn sự thật nhất. Tôi có lợi thế là có thể tiếp cận, tìm hiểu nguồn tư liệu tiếng Anh và các hồ sơ giải mật.
      Một trong những nguồn tư liệu đáng quý cho cuốn sách này là tài liệu giải mật được đăng trên mạng hồ sơ của KGB (cơ quan mật vụ của Liên Xô). Các thông tin này do thiếu tá tình báo KGB là Mitrokhin khi đào thoát đã mang theo mấy nghìn trang giải mật, hiện nay đã đăng tải trên Internet.
      Hồ sơ này có thể không mang tính chi tiết văn học, nhưng là nền tảng quan trọng về tư liệu để tôi dựa vào đó đối chiếu. Chưa kể, ở nước ngoài có những cuốn sách chỉ dẫn về tình báo, gián điệp, một dạng từ điển chuyên ngành. Đó là tư liệu để đảm bảo tính chân xác cho thông tin tôi đưa ra trong Răng sư tử.
      - Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên có nói để thực hiện cuốn sách này ông đã phải tham khảo cả nghìn cuốn sách, điều đó có đúng không?
      - Chắc là anh ấy nói quá. Tôi không đếm số sách mình đọc tham khảo. Ở phần cuối cuốn Răng sư tử tôi liệt kê ra khoảng 50 cuốn sách mình tham khảo, nhưng trên thực tế số sách tôi tìm hiểu phục vụ cho việc viết sách gấp nhiều lần 50 cuốn. Tôi không thể liệt kê danh sách dài dằng dặc được, chỉ đưa vào những cuốn tôi tìm được ở đó nhiều tư liệu.
      Một trong những thuận lợi cho người viết biên khảo hiện nay đó là nguồn tư liệu rất sẵn.
      Diep vien tinh bao da lam thay doi cuc dien the gioi nhu the nao? hinh anh 2
      Biên khảo Răng sư tử cho thấy những điệp vụ tình báo quyết định cục diện thế giới trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Tần Tần 
      - Ông có ý định viết một cuốn tiểu thuyết trinh thám không, vì thể loại này dễ hấp dẫn số đông hơn?
      - Tôi trước sau vẫn là một nhà báo, nên vẫn viết với tư cách một người làm báo. Những biên khảo như thế này là một hướng nghề nghiệp mà tôi sẽ tiếp tục. Còn viết tiểu thuyết thì tôi phải suy nghĩ xem khả năng của mình đến đâu.

      Những điệp viên góp phần thay đổi bản đồ chính trị quốc tế

      - Liệu có là quá không khi khẳng định những hành động của điệp viên, các điệp vụ góp phần làm thay đổi cục diện chính trị thế giới?
      - Thực tế chứng minh điều đó. Ví dụ nếu như không có tài liệu của một điệp viên, thì rất có thể chiến tranh thế giới thứ 3 đã có thể xảy ra khi Liên Xô hiểu lầm mục đích tập trận của Tây Âu.
      Có những cá nhân điệp viên góp phần tác động làm thay đổi thế giới. Richard Sorge là một ví dụ tiêu biểu. Nếu không có thông tin do điệp viên của cơ quan tình báo quân đội Liên Xô này gửi về từ Tokyo trong thời kỳ vận mệnh Liên bang Xô viết thập phần nguy hiểm – thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh với nước Đức Quốc xã, hẳn là nhà lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin đã không dám quyết định điều các sư đoàn từ Viễn Đông xa xôi về tăng cường phòng thủ Moscow.
      Để đi tới quyết định ấy, nhà lãnh đạo Xô viết phải chắc chắn loại trừ được khả năng Liên Xô phải chống đỡ các đòn tấn công từ phía phát xít Nhật.
      Chính việc điều các sư đoàn Hồng quân từ vùng Viễn Đông về tăng cường phong thủ Moscow đã đẩy cục diện cuộc chiến ở thủ đô Liên Xô sang một hướng khác, làm xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô nói riêng và thế chiến Thứ Hai nói chung.
      Hoặc với Eli Cohen - điệp viên Mossad - tìm được những thông tin mang tính quyết định giúp Israel chiến thắng các nước Ả Rập trong cuộc chiến sáu ngày năm 1967, đánh chiếm thành công cao nguyên Golan, cứ điểm mang tính chiến lược của Syria. Với tư cách điệp viên, Eli Cohen góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị quốc tế.
      - Có vẻ đầy rẫy thuyết âm mưu trong cuốn sách này?
      - Rất nhiều âm mưu trong đời sống quốc tế.
      Diep vien tinh bao da lam thay doi cuc dien the gioi nhu the nao? hinh anh 3
      Từ trái qua: Nhà văn Trung Trung Đỉnh, nhà báo Yên Ba, nhà văn Bảo Ninh trong buổi trò chuyện về sách Răng sư tử hôm 22/11. Ảnh: ĐA
      - Ông có tiêu chí, biên độ nào trong việc lựa chọn thông tin đưa vào sách?
      - Đương nhiên có. Tôi lựa chọn các thông tin, tài liệu với trục chính là cuộc chiến điệp báo giữa các cường quốc phương Tây, và nó phải có móc xích với nhau. Cuốn sách này là biên khảo, non-ficton nhưng nó được viết dưới dạng tiểu thuyết. Đây là sự trộn lẫn linh hoạt giữa các thể loại. Nó đáp ứng hai tiêu chí: Dựa trên tư liệu xác thực, hai là phải hấp dẫn.
      Bản thân tư liệu thế giới điệp viên dù đã công khai nhưng vẫn hấp dẫn vì nó chưa được tổng kết, đúc kết lại. Tuy vậy, tính hấp dẫn của một cuốn sách còn ở giọng văn, chứ không nằm ở con số công khai, ngày này ngày kia ông kia bị bắt… Tôi hy vọng mọi người sẽ đọc sách, dù nó rất dày.
      - Khi viết về các điệp viên và các điệp vụ, ông muốn nhấn mạnh điều gì?
      -Tôi muốn nhấn mạnh bản thân các điệp viên họ cũng là những con người. Họ có sự trung thành và có người phản bội, có đầy đủ sự thấp kém của con người, nhưng cũng có người hành động vì lý tưởng cao cả, không vì tiền bạc vật chất. Ở đây không có thế giới một chiều tôn vinh sự cao cả, anh hùng. Nó là đời sống nên có đủ sắc thái.
      - Vậy còn tên sách "Răng sư tử", ông chọn tên đó có ý nghĩa gì?
      - Những điệp viên khi họ nhận lời thực hiện một điệp vụ là lúc tự đưa mình vào hàm răng sư tử. Họ sẽ chết dưới nanh vuốt sư tử nếu điệp vụ thất bại. Ngược lại, điệp vụ thành công thì chính họ sẽ là răng sư tử cắm vào đối phương.
      Thu Hiền (ghi)

      Mỹ giải mật các điệp viên trong chiến tranh thế giới thứ hai

      07:56 19/08/2008
      Kho Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ trong tuần đã giải mật hơn 750 nghìn tranh tài liệu chứa đựng những thông tin về mạng lưới điệp viên quân sự và dân sự của Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS), đơn vị tình báo liên kết đầu tiên của Mỹ. Đây là tiền thân của Cục Tình báo Trung ương (CIA), do Tổng thống thứ 32 Franklin Roosevelt lập ra tháng 6/1942.
      John Hemingway và Julia.
      Theo AP, danh sách các nhân vật có tên trong bản báo cáo vừa được công bố này sẽ đưa ra ánh sáng hoạt động của 24.000 điệp viên từng tham gia mạng lưới quốc tế của OSS trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai. Trong số này có đủ các ngành nghề như những người lính, các nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử, luật gia, vận động viên thể thao, các giáo sư hay các nhà báo…
      Trong chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả những người này đều được gọi dưới cái tên chung là OSS. Họ phân tích các kế hoạch quân sự, tham gia công tác tuyên truyền, được "cấy" vào hàng ngũ kẻ thù và làm dấy lên phong trào kháng chiến ở đó…
      Họ đã tham gia vào những chiến dịch ở Trung Quốc, Đông Dương và tất nhiên ở cả các nước là hậu phương của phe phát xít. Tại Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc, các đại diện của OSS từng có quan hệ với Mặt trận Việt Minh…
      Một số người trong danh sách này trước kia cũng đã được ghi nhận như những nhân viên OSS. Tuy nhiên, các dữ liệu cá nhân của họ chưa bao giờ được công bố đầy đủ trước công chúng như lần này. Trong các tư liệu đã được giải mật có nói tới lý do họ đã được tuyển làm điệp viên, công việc cụ thể của họ với tư cách nhân viên OSS và ngay cả nội dung của các chiến dịch bí mật mà họ đã tham gia…
      Con trai của nhà văn lớn Ernest Hemingway là John Hemingway cũng từng làm điệp viên của OSS. Hai con trai của vị Tổng thống thứ 26 Theodore Roosevelt là Kermit Roosevelt và Quentin Roosevelt cũng đã cộng tác với OSS…
      Trong số các điệp viên OSS còn có Julia Child, tác giả của nhiều cuốn sách dạy nấu ăn từng được phổ cập rộng rãi; thành viên Toà án Tối cao Liên bang Mỹ Arthur Goldberg; nhà sử học Arthur Schlesinger, người từng làm trợ lý đặc biệt của Tổng thống John Kennedy; Miles Copelang, cha của nghệ sĩ đánh trống nổi tiếng "The Police" Sterwart Copeland; nam diễn viên trong phim "Bố già" Sterling Hayden…
      Việc giải mật danh sách trên đã vén một trong những bức màn sắt cuối cùng của cơ quan tình báo tồn tại không lâu nhưng đã hoạt động rất năng nổ này của Mỹ. Năm 1945, OSS đã bị Tổng thống thứ 33 Harry Truman giải thể và năm 1946 đã xuất hiện Nhóm Tình báo Trung ương, cơ quan một năm sau được chuyển thành CIA.
      "Thực hay khi mà sau bao nhiêu năm người ta đã có thể công bố tất cả những điều này, - bà cụ Elizabeth McIntosh 93 tuổi, cựu nhân viên OSS, đã nói: Tất cả các cựu nhân viên ấy của OSS suốt mấy thập niên qua đã không thể kể cho ai biết về nơi họ đã làm việc!".
      Thông tin về OSS đã được bảo mật tới mức các nhân viên của nó buộc phải giấu cả người thân về cơ quan mình đang phục vụ. Một quyết định hướng tới việc giải mật các tài liệu về OSS từng được đưa ra đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Khi đó, cựu Giám đốc CIA và cũng là cựu điệp viên OSS William Casey đã chuyển cho Kho lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ hàng triệu trang tài liệu. Trước khi công bố bản danh sách mới này, người ta đã nghĩ rằng trong OSS đã chỉ có khoảng 13.000 nhân viên
      Phương Linh

      Vị anh hùng thầm lặng giải cứu hàng trăm đứa trẻ trước Chiến tranh thế giới thứ II

      09:00 16/08/2014

      “Cứu một người – cứu thế giới”, Nicholas Winton đã nỗ lực giải cứu mạng sống của 699 đứa trẻ thoát khỏi thảm khốc của chiến tranh. Hàng thập kỷ sau bí mật về sự anh hùng thầm lặng ấy mới được tiết lộ và làm tan chảy hàng triệu trái tim con người...

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét