Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

DƯ LUẬN XÃ HỘI 60

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở.
------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cực nóng: Vợ Lê Thanh Hải bị bắt vì tham nhũng hàng trăm tỉ tại học viện cán bộ HCM chỉ là sớm muộn?

 
Bố già Sài Gòn Lê Thanh Hải 3 đầu 6 tay cũng không thoát được án này


‘Lò’ và ‘củi’ đang chất trước cửa nhà Lê Thanh Hải?

23/11/2018




Trong hình này, ông Lê Thanh Hải ngồi hàng sau, bên trái.
Chưa bao giờ trong triều đại gần hai chục năm trời thống trị Sài Gòn và nổi lên cầu vồng chính trường như một ngôi sao mập ú mang tên ‘Hai Đê’ (Đất - Đô), phe nhóm chính trị của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu chủ tịch và cựu bí thư thành ủy TP.Saigon Lê Thanh Hải lại rớt xuống sát với mặt đất để gần với vực thẳm hơn bao giờ hết vào năm 2018 này.
‘Hải Heo’
Không biết vô tình hay hữu ý, nhưng lại rất cần được chú ý phân tích về mối tương quan xung đột nội bộ, vụ ‘Hải Heo’ ( một tục danh mà nhiều người dân Sài Gòn và nhất là tầng lớp dân oan Thủ Thiêm đặt cho Lê Thanh Hải) cùng bộ sậu ‘đệ ruột’ của ông ta đang hầu như chắc chắn tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc vào ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng sau cái chết đột ngột và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào tháng Chín năm 2018.
Thời ‘Hậu Quang’, với ngày càng nhiều tín hiệu và chỉ dấu về một cuộc tổng công kích lớn và hầu như không hoài nghi sẽ diễn ra của ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng vào Sài Gòn nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung mà gần như không còn gặp lực cản phá đáng kể nào. Tình cảnh của phe nhóm quan chức miền Nam vừa ăn ngập mặt vừa ‘thiếu lý luận’ giờ đây có thể được mô tả như ‘thân ai người đó lo, hồn ai người đó giữ’, hay nói trắng ra thì chẳng còn tồn tại phe nhóm nào - một hình ảnh tan rã và phân hủy tự nhiên lẫn cay đắng rất đặc trưng của hình thái chất thải so với thời oan liệt ‘còn bạc còn quyền còn đệ tử’ của nó cách đây ba năm.
‘Nạn nhân’ mới nhất của ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ có thể bị tống vào ‘lò’ là Trương Thị Hiền - một thời đệ nhất phu nhân Sài thành.
Vợ
“Có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.Saigon” - báo Thanh Niên giật tít như thế đúng vào 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2018. Theo bài báo này: “Kết luận thanh tra khẳng định Tư vấn quản lý dự án có dấu hiệu ‘thông đồng’ với Tư vấn đấu thầu trong việc triển khai xây dựng gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.Saigon”. Giám đốc và Phó giám đốc Học viện được phân công phụ trách tại thời điểm phát sinh vụ việc. Vào thời điểm đó, giám đốc là PGS-TS Trương Thị Hiền…
Báo Thanh Niên còn chú thích rằng bà Trương Thị Hiền là phu nhân của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu bí thư thành ủy TP.Saigon Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, sau đó đoạn chú thích này đã biến mất, còn tựa đề được đổi thành “Hủy bỏ kết quả đấu thầu tại Học viện Cán bộ TP.Saigon”.
Động thái đăng bài về Học viện Cán bộ TP.Saigon và Trương Thị Hiền như một cách ‘tôn vinh’ Ngày nhà giáo Việt Nam thì ý tưởng đó có lẽ chỉ xuất phát từ những cái đầu thâm nho Bắc Hà hoặc những ‘người Bắc có lý luận’.
Có thể sơ kết rằng cho đến nay đảng đã đụng chạm đến hầu hết những người thân của Lê Thanh Hải, thít chặt hơn nữa vòng vây đối với cựu quan chức cao cấp có tục danh ‘Hải Heo’.
Con, em và đệ
Trước Trương Thị Hiền, kẻ đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ bị đảng ‘làm lông’ là Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của Lê Thanh Hải. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra TP.HCM bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Lê Tấn Hùng đã “chi khống 13,3 tỉ đồng” - một dấu hiệu hầu như chắc chắn là nếu không ‘biết điều’, Lê Tấn Hùng sẽ đi thẳng vào nhà giam.
Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu - Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 - bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM công khai thi hành kỷ luật. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu “đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức”.
Cũng vào tháng Mười Một năm 2018, một quan chức được xem là ‘cánh hẩu’ của Lê Thanh Hải là cựu phó chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an khởi tố têm tội danh Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và chính thức bị bắt, dù đã bị khởi tố hai tháng trước đó và dường như đã xảy ra một cuộc điều đình ngầm kín nào đó trong thời gian qua.
Vụ khởi tố đầu tiên đối với Nguyễn Hữu Tín vào tháng Chín năm 2018 là sự liên đới mật thiết việc ông Tín đã tiếp tay cho Vũ ‘Nhôm’ mua với giá rẻ mạt nhiều lô đất vàng ở Sài Gòn. Vũ ‘Nhôm’ - hay người còn có tên là Trần Đại Vũ - lại được rất nhiều dư luận cho rằng có mối quan hệ ruột rà với Trần Đại Quang.
Cũng có dư luận cho rằng vụ khởi tố Nguyễn Hữu Tín là giọt nước tràn ly khiến Trần Đại Quang ‘lên máu’và ‘đi’ luôn.
Dù chưa có bất kỳ cơ quan chính quyền nào xác nhận hay phản ứng đối với các luồng du luận trên, nhưng điều hiển nhiên là chính vào lúc này Nguyễn Hữu Tín đã không còn ‘bức tường’ nào che chắn cho ông ta. Trong khi đó, cả hai cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra của Bộ Công an đã thuộc về người của Nguyễn Phú Trọng kể từ tháng Tám năm 2018.
Vụ Nguyễn Hữu Tín đã bị khởi tố thêm tội danh là một tín hiệu rất quan trọng cho thấy vụ án của ông ta và những quan chức đồng phạm không chìm xuồng mà sẽ mở rộng và phát triển với khung án tù giam có thể tương đương với mức án tù ban đầu của Vũ ‘Nhôm’ là khoảng một chục năm.
Nhưng vụ khởi tố và bắt Nguyễn Hữu Tín không chỉ được coi là có liên quan đến Trần Đại Quang, mà một cách thiết thân nhất, vụ này đang và sẽ móc xích với nhân vật được xem là ‘bố già’ ở Sài Gòn: Lê Thanh Hải.
‘Điểm sáng’ rõ nhất trong phần lớn thời gian công tác của Nguyễn Hữu Tín có lẽ là giai đoạn ‘trưởng thành cách mạng’ suốt từ những năm 2000 đến năm 2015 trùng với thời kỳ ngự trị của ‘Anh Hai’ Lê Thanh Hải ở Sài Gòn.
Nếu trước khi trở thành chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, Lê Thanh Hải từng là bí thư quận 5 - một quận giàu có với nhiều người Hoa sinh sống và làm ăn, thì Nguyễn Hữu Tín cũng có thời được đưa về làm bí thư quận 5.
Từ khi Lê Thanh Hải còn tại vị như một ‘bố già’ ở Sài Gòn và kể cả sau khi ‘Anh Hai’ mất chức bí thư thành ủy TP.HCM vào cuối năm 2015, Nguyễn Hữu Tín được rất nhiều dư luận xem là ‘đệ ruột’ của ông Hải, và tuy không được đánh giá có tài sản cá nhân ‘mập’ như Lê Thanh Hải, nhưng Nguyễn Hữu Tín cũng được xem là một trong những quan chức giàu có đến độ có thể chẳng nhớ nổi nhà đất và kim ngân của mình tích góp hay vơ vét được từ những phi vụ nào.
Trong khi đó, Phó bí thư thường trực thành ủy TP.Saigon Tất Thành Cang - kẻ mới bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận với mức độ sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - chắc chắn sẽ bị mất chức ở Thành ủy và mất luôn cái ghế ủy viên trung ương.
Với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng.
‘Thu hồi tài sản tham nhũng’
Một khi những ‘đệ ruột’ gần gũi nhất của Lê Thanh Hải như Nguyễn Hữu Tín và có thể sắp tới cả Tất Thành Cang - đương kim phó bí thư thường trực thành ủy TP.Saigon, Nguyễn Thành Tài - cựu phó chủ tịch TP.Saigon… rơi vào vòng lao lý, liệu số phận Lê Thanh Hải còn giữ được uy danh ‘bố già’ trên đất Sài Gòn?
Lê Thanh Hải không chỉ được đồn đoán là một trong những ‘tư bản đỏ’ kếch xù nhất trên rẻo đất chữ S quằn quại đau thương của hàng triệu dân oan đất đai, mà có lẽ còn là cái tên ngự ngay ở tốp đầu trong bản ‘danh sách tử thần’ của Nguyễn Phú Trọng: danh sách những quan chức mà nếu bị ‘mổ’ theo cách không kịp và không thể tẩu tán tài sản cá nhân thì đảng của ông Trọng sẽ có thể ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ từ 3 đến 5 tỷ USD mỗi năm - một thành tích không quá tệ so với việc Tập Cận Bình đã từng xử chung thân và tịch thu tài sản của ‘bạn’ của Lê Thanh Hải là Bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang, cùng lúc trám bớt vào cái lỗ trống toang hoác của nền ngân sách Việt Nam đang lao vào thời kỳ hộc rỗng đen tối.
Song vẫn còn một nguồn cơn khó nói khác: muốn tiến thẳng đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng để ‘đạp cửa xông vào liều mình như chẳng có’, cần phải vượt qua một chướng ngại lớn không thể không vượt qua là Lê Thanh Hải.
Chừng đó lý do sẽ đủ để vào một ngày đẹp trời nào đó, ‘Hải Heo’ sẽ nối gót đàn em để không chỉ ‘của thiên trả địa’, mà có khi còn phải thốt lên một triết lý chấn động ‘tâm thức cộng sản’ như Đinh La Thăng đã từng: “Hãy đối xử với bị cáo như một con người!”.
16x9 Image

Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'. 
‘Bố già Sài Gòn’ gần lao lý hơn bao giờ hết!
Việt Nam Thời Báo
25-9-18

Minh Quân

Ngay sau khi cựu phó chủ tịch thành phố Nguyễn Hữu Tín bị đưa vào vòng tố tụng hình sự với hai động tác đầu tiên là khởi tố và khám xét nhà - do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành vào ngày 18/9/2018 - vì liên quan vụ Vũ ‘Nhôm’, tờ Giáo Dục Việt Nam đã giật tít: ‘Ai là cấp trên trực tiếp khi ông Tín làm Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh?’.
Hỏi cũng là trả lời: “Ông Nguyễn Hữu Tín làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tương ứng với thời điểm ông Lê Thanh Hải làm Bí thư Thành ủy” - cũng tờ báo trên vạch ra.
Giáo Dục Việt Nam là một trong những tờ báo xung kích để cổ súy cho chiến dịch ‘đốt lò’ của Tổng bí thư Trọng. Trong vụ khiếu  nại tố cáo ở Thủ Thiêm, tờ báo này cũng đã không dưới một lần đề cập vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến một số quan chức chóp bu của Thành ủy TP.HCM có dính dáng về trách nhiệm như Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang…
Kể từ thời làm mưa làm gió pở Sài Gòn nhiều năm trước, số phận cựu bí thư thành ủy - cựu ủy viên bộ chính trị Lê Thanh Hải chưa bao giờ mành chỉ treo chuông như lúc này.
Nếu trong vụ Thủ Thiêm, những tờ báo đảng có vẻ còn e ngại khi nhắc đến tên Lê Thanh Hải mà chỉ chủ yếu quy trách nhiệm cho một số quan chức khối chính quyền TP.HCM, thì đến vụ Nguyễn Hữu Tín, chỉ dấu khá rõ ràng là báo đảng đang muốn móc xích quan chức này với Lê Thanh Hải.
Vì sao thế?
Phần lớn thời gian công tác của Nguyễn Hữu Tín là trên cương vị phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố TP.HCM, trong đó có phụ trách về mảng nhà đất - địa chỉ mà đã sinh sôi nảy nở những mối quan hệ đen tối với Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ và công ty bình phong của Vũ mà đã góp công giải tán luôn cả Tổng cục tình báo của Bộ Công an vào năm 2018.
‘Điểm sáng’ rõ nhất của Nguyễn Hữu Tín có lẽ là giai đoạn ‘trưởng thành cách mạng’ suốt từ những năm 2000 đến năm 2015 trùng với thời kỳ ngự trị của ‘Anh Hai’ Lê Thanh Hải ở Sài Gòn.
Nếu trước khi trở thành chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, Lê Thanh Hải từng là bí thư quận 5 - một quận giàu có với nhiều người Hoa sinh sống và làm ăn, thì Nguyễn Hữu Tín cũng có thời được đưa về làm bí thư quận 5.
Từ khi Lê Thanh Hải còn tại vị như một ‘bố già’ ở Sài Gòn và kể cả sau khi ‘Anh Hai’ mất chức bí thư thành ủy TP.HCM vào cuối năm 2015, Nguyễn Hữu Tín được rất nhiều dư luận xem là ‘đệ ruột’ của ông Hải, và tuy không được đánh giá có tài sản cá nhân ‘mập’ như Lê Thanh Hải, nhưng Nguyễn Hữu Tín cũng được xem là một trong những quan chức giàu có đến độ có thể chẳng nhớ nổi nhà đất và kim ngân của mình tích góp hay vơ vét được từ những phi vụ nào.
Nước cờ mà Nguyễn Phú Trọng đang đi trên bàn cờ ‘mặt trận TP.HCM’ có vẻ không khác mấy so với cách chơi cờ của ông Trọng vào cuối năm 2017 tại ‘mặt trận Đà Nẵng’ - đánh từ vòng ngoài vào trong và khiến đối phương, đặc biệt những kẻ chưa biết khi nào mình bị bắt, rơi vào tâm trạng khủng hoảng tâm lý. Trước tết nguyên đán năm 2018, đã râm ran tin đồn ‘sẽ bắt hai nguyên chủ tịch Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến’. Sau tết là bắt thật.
Vụ khởi tố đối với Nguyễn Hữu Tín, cựu chức chứ không phải đương chức, có thể xem là ‘đánh vòng ngoài’ ở TP.HCM.
Từ trước ngày quốc khánh 2/9 năm 2018, đã râm ran tin đồn về ‘Bộ Công an đang điều tra Tất Thanh Cang’ và ‘có thể bắt Cang’, bất chấp khi đó có một luồng dư luận ngược lại - có thể do nhóm của ông Cang chủ động tung ra - về việc ‘Tất Thành Cang đã thoát’.
Cũng như Nguyễn Hữu Tín, Tất Thành Cang cũng được xem là một ‘đệ ruột’ của Lê Thanh Hải. Vào thời còn là bí thư quận 2, Cang đã giúp rất nhiều cho Lê Thanh Hải trong nhiều vụ việc mà bị hàng ngàn dân oan Thủ Thiêm tố cáo là cướp đất. Sau khi được Lê Thanh Hải nâng lên vị trí Phó chủ tịch thành phố và sau đó là Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM, Tất Thành Cang vẫn còn làm thêm nhiều việc để giúp ‘Anh Hai’ không những khỏa lấp các vụ khiếu nại tố cáo của dân oan Thủ Thiêm mà còn che chắn cho ‘Anh Hai’ trước búa rìu dư luận và ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng trời đất quả báo. Nếu cựu bí thư thành ủy Đinh La Thăng bị vào tù vì quả báo do tội phá chùa Liên Trì - một cơ sở lâu đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, thì tất Thành Cang có thể cũng chẳng thể tránh khỏi luật nhân quả ấy.
Một khi những ‘đệ ruột’ gần gũi nhất của Lê Thanh Hải như Tất Thành Cang, Nguyễn hữu Tín… rơi vào vòng lao lý, liệu số phận Lê Thanh Hải còn giữ được uy danh ‘bố già’ trên đất Sài Gòn? Hay vào một ngày đẹp trời nào đó, ông ta sẽ phải nối gót đàn em để không chỉ ‘của thiên trả địa’ mà còn phải thốt lên như Đinh La Thăng đã từng: “Hãy đối xử với bị cáo như một con người!”.

Người dân Thủ Thiêm yêu cầu kỷ luật ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang

RFA
2018-10-20
Một phần của khu đô thị Thủ Thiêm nhìn từ trên cao
Một phần của khu đô thị Thủ Thiêm nhìn từ trên cao
RFA
Tại cuộc họp với người dân Thủ Thiêm của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 20/10, một cử tri Thủ Thiêm yêu cầu thành phố phải “xử lý hình sự ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang”, là những lãnh đạo thành phố có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ông Cao Văn Ca, cử tri phường Bình Khánh, Quận 2 phát biểu trước đông đảo cử toạ cuộc họp rằng người dân Thủ Thiêm không muốn tiếp tục nghe lời xin lỗi của lãnh đạo thành phố, nhất là khi những lời xin lỗi đó lại không đến từ những người tham gia trực tiếp là cựu Bí thư thành phố Lê Thanh Hải và đương kim Phó Bí thư Thành uỷ Tất Thành Cang. Ông Ca đề nghị phải quốc hội phải đưa vụ án khu đô thị Thủ Thiêm vào chương trình nghị sự tại cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 22/10. Theo ông, từ đó Uỷ ban Kiểm tra trung ương Đảng mới có cơ sở để có hướng kỷ luật đảng những người mắc lỗi.
Ngày 21/9 và 18/10 vừa qua, lãnh đạo thành phố HCM liên tục công khai xin lỗi người dân Thủ Thiêm về những sai phạm trong việc quy hoạch Thủ Thiêm, đẩy nhiều người dân vào khốn khó.
Phát biểu trước hàng trăm cử tri tại cuộc họp, Bí thư thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ xử lý cá nhân sai phạm ở Thủ Thiêm trong tháng 11 tới. Bí thư thành phố được truyền thông trong nước trích lời nói rằng trong tháng 11 này, các cán bộ thực hiện không đúng quy hoạch, đền bù tái định cư phải kiểm điểm. Tuỳ mức độ đến đâu, xử lý đến đó. Ông khẳng định ‘việc này cả Thanh tra Chính phủ, Trung ương sẽ cùng làm… những người có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật’.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm bên kia bờ sông Sài Gòn được bắt đầu quy hoạch từ khoảng cuối những năm 90 và bắt đầu di dời giải toả vào khoảng đầu những năm 2000, tăng tốc vào giai đoạn 2012. Chính quyền thành phố muốn biến khu đô thị này thành một trung tâm tài chính giống như Phố Đông ở Thượng Hải. Tuy nhiên, quá trình giải toả đã khiến 14.600 hộ dân với khoảng 60.000 người phải di dời. Nhiều người trong số này không đồng ý với mức đền bù mà lãnh đạo thành phố đưa ra, và cho rằng có những nhóm lợi ích đứng đằng sau vụ quy hoạch để tham nhũng. Nhiều hộ dân đã ra tận Hà Nội để khiếu kiện nhiều năm ròng.


‘Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ

https://www.datviet.com/bo-gia-le-thanh-hai-va-cau-chuyen-thu-thiem-bo-ngo/

‘Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ


doctin.png
Cựu bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải có mặt tại lễ Quốc tang ở Hà Nội và cả Ninh Bình trong buổi chiều hạ huyệt vần vũ mưa. Nếu sắp tới đây ông Nguyễn Thiện Nhân lại ra Bắc, liệu ‘bố già’ Hai Nhựt (tên thường gọi của ông Lê Thanh Hải) có phải cam chịu làm củi đốt lò đang dần nguội lạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Giới luật sư có thân chủ là những dân oan bị ‘bố già’ Hai Nhựt cướp đất ở bán đảo Thủ Thiêm, đang lo lắng rằng liệu với xáo trộn nhân sự đàng sau hậu trường chính trị vào tháng 10 cận kề, liệu vụ Thủ Thiêm lại bị xếp xó như suốt hơn hai mươi năm qua?
Sếp của ông ‘anh Năm Tín’ là ai?
Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đang đối mặt pháp lý trong vụ án Vũ ‘nhôm’. Nói luôn, ông sếp ở thời quyền uy hét ra lửa đó của ông Nguyễn Hữu Tín chính là ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 12 năm 2008, ông Nguyễn Hữu Tín là Thành ủy viên, phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Trước đó, từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 4 năm 2004, ông Tín là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Tháng 5-2004, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải đã ‘rút’ ông Tín lên làm phó Chủ tịch UBND TP.HCM.
Trong giới làm ăn, người ta hay gọi ông Nguyễn Hữu Tín là ‘anh Năm’.
Trung tuần tháng 11-2013, ‘anh Năm’ đã đặt bút ký quyết định giao 375.757m2 ‘đất sạch’ [đất đã giải tỏa xong] không thu tiền sử dụng đất, thuộc quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm cho Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh để đầu tư xây dựng bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị này theo hình thức hợp đồng BT: Đại lộ vòng cung (tuyến R1) có diện tích đất là 175.721,6m2; đường ven hồ trung tâm (tuyến R2) có diện tích 79.218m2; đường ven sông Sài Gòn (tuyến R3) có diện tích 81.956,5m2; đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư (R4) có diện tích 38.860,9m2.
Chiều dài 4 tuyến đường là 11,9km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Như vậy, trung bình 1 km làm đường tiêu tốn 1.000 tỷ đồng, mức đầu tư ‘kỷ lục’ chưa từng có tại Việt Nam.
Bánh ít đi, bánh quy lại. Ông Nguyễn Hữu Tín đồng ý sẽ cấp cho công ty Đại Quang Minh phần đất có diện tích gần 79 ha đóng trên địa bàn phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông. Khi đó, hiện trạng phần đất được cấp này đang sử dụng để xây dựng dự án trọng điểm, là xương sống nằm trong tổng thể dự án Khu đô thị Sala, nơi có giá nhà đất đắt đỏ nhất hiện nay…
Giới làm ăn chắt lưỡi nói rằng, 4 tuyến đường được định giá xây dựng như vậy tưởng chừng là siêu đắt; tuy nhiên, bản thân hiện trạng các tuyến đường ấy – có thể thấy chủ yếu phục vụ cho khu đô thị Sala. Cũng chính nhờ các tuyến đường đó, mỗi mét vuông đất tại khu đô thị trên được “đội giá” lên theo thời gian.
Trong thương vụ này, xem ra Đại Quang Minh được ông Nguyễn Hữu Tín ưu ái. Dĩ nhiên sự ưu ái ấy trước tiên cần phải nhận được sự gật đầu của ‘bố già’ Hai Nhựt, đương kiêm Bí thư Thành ủy TP.HCM (ông Lê Thanh Hải làm Bí thư Thành ủy suốt hai nhiệm kỳ liền kề).
Những con rối trong tay ‘bố già’ Hai Nhựt?
Công bằng mà nói, với thế lực danh gia bên vợ của ông Lê Thanh Hải, gần như toàn bộ cấp phó (tính luôn cả chủ tịch Lê Hoàng Quân) thời mà ‘bố già’ Hai Nhựt làm vua một cõi ở Sài Gòn, đều dính tới những tố cáo về sai phạm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dĩ nhiên những tình tiết này không hề được Thanh tra Chính phủ nhắc đến trong “kết luận kiểm tra” công bố hồi đầu tháng 9/2018.
Trong vụ quy hoạch Thủ Thiêm, đầu tháng 6 năm 2007, ông Nguyễn Hữu Tín, phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã tách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thành dự án riêng bằng Quyết định số 2466/QĐ-UBND ký ngày 5/6/2007. Quyết định này xác định, tổng diện tích đất thu hồi là 772,3 ha với tổng số 10.406 hộ gia đình và 47 cơ quan đơn vị, trụ sở hành chính, 14 trường học, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Trong khi đó, đối với khu đất nằm ngoài ranh dự án khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 17/1/2008, phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín ký ban hành Quyết định 222/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 để làm Khu đô thị chỉnh trang kế cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm với diện tích gần 336 ha, bao gồm 80 ha chỉnh trang đô thị. Đến đây, 80 ha vốn không thuộc ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã “hợp thức hóa” vào Khu đô thị chỉnh trang kế cận.
letruydieuctntrandaiquang_3_keoq.jpg
Dàn lãnh đạo Tp. HCM trong biểu truy điệu Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Nói thêm, 28 dự án phân lô, bán nền nằm trong khu vực 80 ha chỉnh trang, chính là một phần trong số 160 ha đất tái định cư của dân đã bị xẻ thịt, chia phần cho các công ty tư nhân.
Thật ra những diễn biến về chuyện ban hành các văn bản pháp lý nói trên của ông Nguyễn Hữu Tín, hay Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài vẫn là nhằm để thực hiện theo kịch bản của ‘bố già’ Lê Thanh Hải – một người rất khôn ngoan, khi hiếm hoi đặt bút ký những quyết định liên quan trực tiếp tới quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm.
Hồ sơ vụ việc cho thấy ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND TP.HCM phát hành Công văn đánh số 78/TB-VP, đóng dấu ‘hoả tốc’, truyền đạt ý kiến kết luận của ông Lê Thanh Hải như sau: “Xác định diện tích đất dành cho tái định cư phục vụ đền bù giải toả cho khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đảm bảo đủ 160 ha theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không nhất thiết tập trung ở một địa điểm, có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trên địa bàn quận 2”.
Công văn hỏa tốc về ‘lệnh miệng’ này là cái cớ để hợp thức hóa về mặt ‘đánh lận con đen’ trong pháp lý cho việc băm nát, thay đổi hoàn toàn so với quy hoạch chi tiết mà trước đó UBND TP.HCM đã thuê công ty SASAKI thiết kế và được Bộ Xây dựng thẩm định.
Với ‘lệnh miệng’ nói trên, khu tái định cư của người dân đã bị “đánh bật” ra khỏi quy mô 930 ha đã được chính phủ phê duyệt. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Lê Thanh Hải tự quyền điều chỉnh cả về quy mô và phạm vi quy hoạch, trái với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 367/TTg.
Và nói như lời than oán của mấy trăm gia đình là nạn nhân trong chuyện quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm, chính ông Lê Thanh Hải và phe nhóm chống lưng ông ta ở cấp Trung ương, đã phá vỡ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm ngay từ trong trứng nước.
Dư luận đồn đoán ông Trần Đại Quang có liên can trong vụ Vũ ‘nhôm’ mà ‘anh Năm’ Nguyễn Hữu Tín đang đối mặt tố tụng hình sự. Trong những gương mặt đến dự lễ Quốc tang vừa rồi, trên khuôn hình trực tiếp VTV, liệu có sự hiện diện của ai đó đã giúp ‘bố già’ Lê Thanh Hải một tay che trời: ông Ba Dũng, bà Bảy Thư…?
Theo Việt Nam Thời Báo

Tin đồn bủa vây gia đình cựu bí thư Sài Gòn Lê Thanh Hải



Người Việt
15-4-2018
Đêm 15 Tháng Tư, mạng xã hội rộ tin ông Lê Trương Hải Hiếu, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận 12 của Sài Gòn và là con trai của ông Lê Thanh Hải (cựu bí thư Thành Ủy Sài Gòn), bị kỷ luật.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của nhật báo Người Việt, việc kỷ luật ông Hiếu về “sai phạm trong đời tư” đã diễn ra từ Tháng Mười Một, 2017 nhưng không được các báo “lề phải” đưa tin.
Một ngày trước, cũng có tin đồn diễn viên Lý Nhã Kỳ “bị bắt vì rửa tiền” cho gia đình ông Lê Thanh Hải. Bà Kỳ được biết đến là đang có quan hệ tình cảm với ông Lê Trương Hiền Hòa (giám đốc Trung Tâm Xúc Tiến Du lịch Sài Gòn và là con trai khác của ông Hải). Bà Kỳ sau đó đã bác tin đồn trên trang Facebook cá nhân.
Dường như truyền thông Việt Nam thời gian qua đã được Ban Tuyên Giáo “bật đèn xanh” khi liên tục đưa tin về những sai phạm trong gia đình của ông Hải. Tháng trước, các báo công khai tin ông Lê Tấn Hùng, tổng giám đốc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (Sagri) và là em trai ông Hải, bị kỷ luật đảng vì “vi phạm nguyên tắc kế toán.”
Theo báo Người Lao Động hôm 12 Tháng Tư, Thanh Tra thành phố Sài Gòn đang “kiến nghị giao cơ quan chức năng điều tra làm rõ hành vi ký và chi khống 13.3 tỷ đồng ($585,200) của ông Hùng cho hai công ty du lịch.”
Cùng với các tin đồn, mạng xã hội cũng dấy lên cáo buộc ông Hiếu và ông Hùng, người từng làm chỉ huy trưởng lực lượng Thanh Niên Xung Phong Sài Gòn, từng điều động quân trấn áp người xuống đường trong các đợt biểu tình chống Trung Quốc và phản đối Formosa tại Sài Gòn diễn ra các năm trước.
Thời điểm mới được bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận 12 hồi năm 2015, ông Hiếu được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: “Khi nhận quyết định bổ nhiệm, tôi xúc động, nhiều trăn trở về trách nhiệm. Tôi cũng bất ngờ nhưng về chuyện mình có được ưu ái hay không thì không dám tự đánh giá. Nhưng tôi thấy các quy trình hồ sơ, thủ tục của mình đều như những người khác. Cha tôi là bí thư Thành Ủy, tôi cảm thấy mình càng phải trách nhiệm hơn để ngoài giữ uy tín cho bản thân còn giữ uy tín cho gia đình nữa.”
Có suy đoán những tin đồn trong thời gian qua sẽ dẫn đến việc ông Lê Thanh Hải trở thành “củi” trong “lò” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vì bị “khui ra” các vụ bê bối tham nhũng đất đai khu đô thị Thủ Thiêm ở quận 2 của Sài Gòn và quan hệ “lợi ích nhóm” với Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan.
Vạn Thịnh Phát được truyền thông Việt Nam mô tả là “đế chế” vì tập đoàn này làm chủ những dự án đất vàng của Sài Gòn. Đáng lưu ý, các thành viên trong gia đình bà Lan từng có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam từ năm 2014. (T.K.)
Dân Làm Báo VN
Like This Page · October 18, 2015 ·
Gia tộc Lê Thanh Hải bị loại khỏi đảng bộ TP.HCM?
Hoàng Trần (#Danlambao) - Danh sách 69 người tham gia ban chấp hành đảng bộ TP.HCM, nhiệm kỳ 2015-2020 đã không có tên bất kỳ thành viên nào trong gia tộc Lê Thanh Hải.
Con trai lớn của ông Hải là Lê Trương Hải Hiếu, chủ tịch quận 12 đã bất ngờ bị loại khỏi đảng bộ TP.HCM, theo sau số phận vẫn còn chưa rõ ràng của của người cha mình.
Trong khi đó, người em trai ông Hải là Lê Tấn Hùng trước đó đã phải rời khỏi vị trí chỉ huy trưởng lực lượng thanh niên xung phong để sang làm giám đốc tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn.
Những động thái trên chỉ là bước đầu cho thấy thời kỳ mạt vận đối với gia tộc Lê Thanh Hải – trùm tham nhũng số 1 tại Sài Gòn đã tại vị qua suốt 2 nhiệm kỳ bí thư.
Đảng bộ TP.HCM chưa có bí thư
Đại hội đảng bộ TP.HCM sáng ngày 17/10 đã thông báo kết quả ‘bầu chọn’ ra 4 phó bí thư, nhưng chưa có bất kỳ ai được cho giữ chiếc ghế bí thư của thành phố đứng đầu kinh tế cả nước.
Trở thành bí thư thành ủy TP.HCM đồng nghĩa với việc chắc chắn có một suất trong bộ chính trị. Do đó, việc chỉ định nhân sự sẽ được dời lại cho đến sau khi đại hội đảng lần thứ 12 kết thúc.
Phó bí thư thường trực Võ Văn Thưởng là một ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế đầy quyền lực này. Trong khi đó, người tiền nhiệm Lê Thanh Hải dù được giao ‘chỉ đạo thành ủy’, nhưng tương lai chính trị vẫn còn chưa rõ ràng.
Tại đại hội đảng 12 vào năm 2016, ủy viên bộ chính trị Lê Thanh Hải sẽ 66 tuổi. Nếu không được trung ương đảng xét cho vào ‘trường hợp đặc biệt’ thì ông này chắc sẽ phải về hưu.
Tuy nhiên, những xung đột lợi ích đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ khiến Lê Thanh Hải không có nhiều cơ hội lọt vào hàng ‘tứ trụ’ trong khóa tới.
Nội chiến giữa hai gia tộc
Trước hội nghị trung ương lần thứ 12, cơ quan chặt chém số 1 của ông Dũng là thanh tra chính phủ đã bất ngờ công bố hàng loạt sai phạm của UBND TP.HCM, chủ yếu liên quan đến lãnh vực đất đai và khiếu nại, tố cáo.
Để tránh khỏi cảnh ‘tên bay, đạn lạc’, ông Hải đã phải đưa con trai mình là Lê Trương Hải Hiếu từ quận 1 sang làm chủ tịch quận 12. Kịch bản tương tự đã xảy ra trước đó đối với em trai ông Hải là Lê Tấn Hùng.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã không có tên trong danh sách tham gia ban chấp hành đảng bộ, đồng nghĩa với một chiếc vé về vườn trong thời gian sớm.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà, con trai cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh được Nguyễn Tấn Dũng đưa về làm phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Đây là sự trả ơn đối với ông Anh vì đã có công đỡ đầu quyền lực cho thủ tướng.
Những động thái triệt hạ lẫn nhau diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến quyền lực tại đại hội đảng lần thứ 12 đang diễn ra khốc liệt. Mặc dù là những người ‘đồng chí’ của nhau, nhưng giữa hai gia tộc Lê Thanh Hải và Nguyễn Tấn Dũng từ lâu đã xuất hiện những mối hiềm thù gay gắt.
Tại đại hội đảng lần thứ 11, con trai cả của ông Dũng là Nguyễn Thanh Nghị đã bị loại khỏi đảng bộ TP.HCM – nơi ông Hải đang nắm giữ quyền hành tuyệt đối. Hành động này đã khơi mào cho cuộc nội chiến giữa hai gia tộc cộng sản đầy quyền lực.
Đến gần đại hội đảng 12, sự vươn lên một cách nhanh chóng của hai thái tử đảng Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết đã cho thấy rõ ưu thế đang nghiêng hẳn về cha con Nguyễn Tấn Dũng.
Không ai khác, chính những người cộng sản đang tự chém giết những người đồng chí của mình. Thời mạt vận của gia tộc Lê Thanh Hải đang đến gần hơn bao giờ hết. Hãy cứ chờ xem!
Hoàng Trần
danlambaovn.blogspot.com
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.fr/2015/10/LeThanhHai-LeTruongHaiHieu-bithuthanhuy.html?m=1
Củi Lê Thanh Hải sắp được cho vào lò Nguyễn Phú Trọng
13/04/2018
Nguyễn Hồng
13-4-2018
Dân Sài Gòn lắm người biết ‘gia tộc tham nhũng’ Lê Thanh Hải giàu sang quyền uy cỡ nào.
Không tính thời Lê Thanh Hải nằm ở Quận 5 – một quận giàu có của thành phố, chỉ tính mỗi chuyện đất đai khu đô thị Thủ Thiêm (Q.2) thôi, Lê Thanh Hải đã “kiếm” được biết bao nhiêu suốt thời kỳ kéo dài ông ta liên tục làm Chủ tịch UBND thành phố (18/05/2001 – 12/07/2006) rồi Bí thư thành ủy (28/06/2006 – 17/10/2015).
Dân oan Thủ Thiêm còn lạ gì con người này! Phó Bí Thư thường trực thành ủy thành phố Hồ Chí Minh hiện nay – ông Tất Thành Cang, một đệ tử ruột của Lê Thanh Hải – năm xưa cũng chỉ là công cụ cho Hải “điều binh” khi Cang làm Chủ tịch kiêm Bí thư Quận 2.
Lê Thanh Hải cất nhắc em trai mình, Lê Tấn Hùng, làm “thủ lĩnh” lực lượng Thanh Niên Xung Phong (TNXP) bao nhiêu năm trường. Hùng cũng “kiếm bộn” nhờ vị trí này với các loại dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố. Trong những đợt người Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Formosa gây thảm họa hủy diệt biển miền trung vào những ngày chủ nhật tháng 5 & 06/2016, Lê Tấn Hùng chính là kẻ điều động lực lượng TNXP tham gia, phối hợp với lực lượng Cảnh sát cơ động và Trật tự đô thị, để đàn áp người biểu tình.
Lê Thanh Hải để vợ mình – GSTS Trương Thị Hiền, cựu hiệu trưởng trường cán bộ thành phố, em ruột bà cựu Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa – ‘tổ chức’ biết bao nhiêu khóa học lý luận chính trị rồi gần như bắt buộc cán bộ mọi cơ quan công quyền trên địa bàn thành phố phải tham gia những lớp học này, dĩ nhiên phải có “học phí”. Những cán bộ trong diện “qui hoạch, cơ cấu” sao có thể không tham gia những lớp này để có chứng nhận “trung cấp lý luận chính chị”, “cao cấp lý luận chính trị” mà bổ sung vào “hồ sơ” cá nhân nhằm tiến thân nhỉ?
Nhân tiện nhắc đến bà Trương Mỹ Hoa, có ai không biết nhà xe Phương Trang – cái tên ‘nổi tiếng’ trong thị trường vận chuyển hành khách khu vực phía nam, không chỉ vì độ bành trướng của nó mà còn vì ‘hiện tượng’ chạy ẩu gây tai nạn chết người nhiều vụ, nhưng đều được xử “êm”, chả kiện cáo tù đày gì – có liên quan gì đến gia đình bà Trương Mỹ Hoa không? Chịu khó tìm hiểu đi, rồi bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết sau lưng Phương Trang là những ai.
À, suýt nữa thì quên không nhắc tới Lê Trương Hải Hiếu – quý tử của Lê Thanh Hải – kẻ đã từng thốt lên: “Đời tôi đầy những bất ngờ” khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND quận 12 lúc mới 34 tuổi. Bất ngờ ư khi con đường tiến thân của Hiếu…y hệt cha mình, cũng đi lên từ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản.
Hiếu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn khoa Luật Thương mại, rồi Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, rồi bí thư Quận Đoàn quận 1, rồi Bí thư kiêm chủ tịch UBND phường Bến Thành, rồi Phó chủ tịch phụ trách kinh tế, Phó bí thư thường trực quận ủy Q.1, hầu hết là những cơ quan trực thuộc Thành uỷ do bố mình làm Bí thư?
Cứ mỗi lần được đề bạt là một lần ngạc nhiên! Càng ‘bất ngờ’ hơn khi học lực của Hiếu chả giỏi giang gì mà lại được tuyển chọn có học bổng cử đi du học cao học Quản trị kinh doanh ở Mỹ theo chương trình đào tạo 300 thạc sỹ, tiến sỹ bằng ngân sách Nhà nước của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nơi Lê Thanh Hải là Bí thư? Bất ngờ quá nhỉ?
Người Sài Gòn làm sao dễ quên hình ảnh hài hước Lê Thanh Hải nếu máo rồi khóc như trẻ con hồi đầu năm 2016 khi một “đệ tử” khác của mình – Võ Văn Thưởng – không được giữ lại làm Bí thư thành phố Hồ Chí Minh như ý muốn của Hải để “bảo bọc” con trai mình… tiến lên mà lại bị điều động lên trung ương, ra Hà Nội làm Trưởng ban Tuyên giáo!
Khi Đinh La Thăng – kẻ về thế chỗ Thưởng ở Sài Gòn – bị xộ khám, những tưởng mộng năm trước của mình sẽ được toại nguyện thì bất ngờ Nguyễn Thiện Nhân – người vốn không hợp cạ với Hải khi Hải làm chủ tịch thành phố còn Nhân làm phó chủ tịch thường trực – lại được ngồi vào ghế nóng Bí thư thành ủy.
Rõ ràng, nước cờ của “bậc nhân kiệt” Củ Lá thâm hậu sâu xa hơn Hải tưởng. Khi Hải đã rơi vào tầm ngắm của anh Cả để thành thanh củi tươi to tướng, làm vật tế thần cho anh Cả đút vào lò nhằm xoa dịu phẫn nộ trong chúng dân, Hải có mà chạy đàng Trời!
Ông Hai Nhựt (bí danh của Lê Thanh Hải) à, “sư huynh” thân thiết của ông – cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – giờ cũng đã về hưu cùng cựu thù Nguyễn Tấn Dũng làm “người tử tế” mất rồi; trong khi đương kim Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân – người đã phải nhẫn nhịn chịu nhục bị ông chèn ép năm xưa – lại đang chiếm thế thượng phong, được lòng Cả Trọng, giờ lấy ai cứu ông và gia tộc ông thoát khỏi kiếp nạn “đốt lò” do đồng chí mình đem đến đây, Hai Nhựt?
____
Mời đọc thêm: Em trai nguyên Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải bị kỷ luật Đảng vì ‘sai phạm tài chính’ (VNF). – Kỷ luật TGĐ Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn Lê Tấn Hùng (Zing). – Kỷ luật em trai cựu Bí thư Lê Thanh Hải (BBC). – Ông Lê Tấn Hùng ký và chi khống 13,3 tỉ đồng bằng cách nào? (NLĐ). – Diên Vỹ – Lê Trương Hải Hiếu: Đời tôi đầy những bất ngờ (DL).
https://baotiengdan.com/2018/04/13/cui-le-thanh-hai-sap-duoc-cho-vao-lo-nguyen-phu-trong/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét