Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

BÍ ẨN LỊCH SỬ 57 (Napôlêon)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NA-PÔ-LÊ-ÔNG VÀ TRÒ CHƠI CHIẾN TRẬN
  
40 Câu Nói Nổi Tiếng Nhất của Napoleon Bonaparte Anh Hùng Tài Ba Nhất Thế Giới
Vị tướng Napoléon Bonaparte là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Với đế hiệu Napoléon I, ông là Hoàng đế của người Pháp từ năm 1804 đến năm 1815. Trong cuộc đời của anh đã rút ra những câu nói nổi tiếng nhất để truyền lại cho những thế hệ đời sau của chúng ta học hỏi.

Napoleon vị tướng tài ba của nước Pháp và thế giới

Napoleon sinh ngày 15/08/1769 tại Ajaccio, trên hòn đảo Corsica (từng là của Ý, sau này được chính quyền Genoa bán lại cho nước Pháp). Napoleon là người con thứ tư trong gia đình có 8 người con và là con trai thứ hai của ông Carlo Bonaparte và bà Letizia Ramolino.
Napoleon Bonaparte - vĩ nhân thế giới
Chân dung Napoleon.
Khi lên 9 tuổi, Napoleon được cha gửi theo học trường quân sự tại Brienne-le Chateau, một tỉnh nhỏ gần Troyes, Pháp.
Napoleon là một thiếu niên nhạy cảm, cô đơn và thường bị các bạn cùng lớp bắt nạt. Sự tàn nhẫn của các bạn học đã khiến Napoleon thu mình vào các mơ mộng về vinh quang cá nhân cũng như những chiến thắng quân sự, điều sau này đã làm nên danh tiếng của ông.
Khung cảnh lễ đăng quang của Napoleon.
Khung cảnh lễ đăng quang của Napoleon. Được vẽ bởi Jacques-Louis David, bức họa đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.
Napoleon trên ngai vàng, Họa phẩm của Jean Auguste Dominique Ingres.
Napoleon trên ngai vàng, Họa phẩm của Jean Auguste Dominique Ingres.
Napoleon học rất giỏi Toán nhưng ở các môn khác, sức học của vị tướng tài ba này chỉ đạt ở mức trung bình. Vào năm 1784, Napoleon được chọn vào Học viện Quân sự Paris, theo binh chủng Pháo Binh. Tại học viện Quân sự này, cấp bậc của ông là Thiếu úy và xếp hạng 42 trong số 58 tân sĩ quan toàn trường.
Napoleon cùng Quân đoàn Lê dương, đội quân do tự tay Napoleon thành lập và chỉ huy.
Napoleon cùng Quân đoàn Lê dương, đội quân do tự tay Napoleon thành lập và chỉ huy.
Napoleon cùng Quân đoàn Lê dương, đội quân do tự tay Napoleon thành lập và chỉ huy.
Sau đó, Napoleon phục vụ tại Trung đoàn pháo binh Le Fere, trú đóng tại Valence. Đây là trường huấn luyện các sĩ quan pháo binh trẻ. Ông tiếp tục học hỏi bằng cách tìm đọc rất nhiều tài liệu về chiến thuật cũng như chiến lược, nghiên cứu các tác phẩm của Voltaire và Rousseau và ông cũng tự viết nên những câu chuyện của riêng ông. Sau đó, tác phẩm này đúc kết lại thành tập "Các bức thư về Đảo Corsica" (Trong tiếng Pháp là Lettres sur la Corse) trong đó có mô tả các cảm xúc của ông đối với nước Pháp.

Những chiến công hiển hách

Ngày 14 tháng 7 năm 1789, Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, Napoleon đã tham gia tích cực vào Câu lạc bộ Jacobin, lúc này ông mang quân hàm trung úy. Để tránh thế lực quân Anh tại đảo Corsica, Napoleon đưa gia đình mình về Marseille, Pháp. Cách mạng Pháp đã làm chấn động cả châu Âu, các thế lực phong kiến châu Âu liên kết lại để tấn công nước Pháp. Quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi nhưng còn quân cảng Toulon nằm ở miền Nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và quân Anh chiếm đóng.
Vào tháng 10 năm 1795, Napoleon được thăng cấp đại úy và trực tiếp chỉ huy quân đội trong cuộc vây hãm Toulon, lúc bấy giờ thành phố đang nằm trong tay quân Anh. Nhiệm vụ của ông là chỉ huy pháo binh nên ông có thể cho mọi người biết ông là một người có hiểu biết rộng về quân sự. Cuối năm 1795, Napoleon đuổi được quân Anh ra khỏi thành phố. Sau cuộc vây hãm đó, tiếng tăm của ông lan rộng khắp nước Pháp.
Năm 1795, sau một thời gian không được trọng dụng, vận may lại đến với Napoleon. Do quân bảo hoàng tiến hành bạo loạn tại Paris, tình hình trở nên hết sức nghiêm trọng, chính phủ quyết định bổ nhiệm Napoleon làm phụ tá cho Tử tước Barras, tư lệnh quân cảnh vệ Paris. Với pháo binh trong tay, Napoleon đã nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Và kể từ đó con đường công danh của ông đã rộng mở.
Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết lại để tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái 4 đạo quân tiến đánh. Napoleon được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và tiến quân vào lãnh thổ nước Áo tới sát kinh đô Viên làm nước Áo phải ký hiệp định đình chiến. Đoàn quân chiến thắng của Napoleon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.
Napoleon trong chiến dịch Bắc Ý năm 1796
Napoleon trong chiến dịch Bắc Ý năm 1796, bức họa phẩm nổi tiếng của Jacques-Louis David.
Để triệt để đánh bại nước Anh, vào năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoleon được cử làm tư lệnh quân Đông chinh, và ông đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Napoleon đã mang theo hơn 35.000 quân, trong đó có nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các nhà toán học như Monge, Joseph Fourier, Laplace, Berthollet.
Quân Pháp đại thắng quân Mameluk Ai Cập trong trận Kim Tự Tháp nhưng thất bại trong việc đánh chiếm Pháo đài Akko (hay Acre) của người Thổ do được sự trợ chiến của Hạm đội Anh do Đô đốc Sydney Smith chỉ huy.
Sau hiệp ước hòa bình Tilsit (1807), Napoleon thỏa thuận với Nga hoàng và tổ chức lại kinh tế những nơi mà ông chiếm đóng. Nhưng do không thể đánh thắng quân Anh bằng quân đội nên Napoleon quyết định làm cho nước Anh suy yếu bằng cách ngăn chặn không cho tàu thuyền Anh tìm được thị trường tiêu thụ hàng hóa ở châu Âu. Ý nghĩa của cuộc chiến tranh kinh tế này là bóp nghẹt nước Anh và không cho một chiếc tàu Anh nào được cập bến cho dù không phải tàu của các thương gia Anh quốc, vì thế các tàu bè mang cờ Anh đều bị phá hủy. Nhằm duy trì cuộc chiến tranh kinh tế, Napoleon thấy cần thiết phải kiểm soát các bờ biển châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha và Na Uy để chống buôn bán hàng lậu. Trước sự xâm lược của quân Pháp, dân chúng Tây Ban Nha và Áo đã nổi dậy nhưng tháng 7 năm 1810 quân Pháp đã đàn áp họ tàn bạo và đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa đó.
Nhận thấy Nga vẫn còn giao thương với Anh, năm 1812 Napoleon đã huy động gần 65 vạn quân với mục đích xâm lược Đế chế Nga. Để đấu tranh bảo vệ đất nước, người Nga đã gấp rút xây dựng một đội quân đông đảo khoảng 70 - 75 vạn chiến binh nhưng trang bị tương đối thiếu thốn, chỉ khoảng 45 vạn quân chính quy được trang bị súng, số còn lại là dân quân và kỵ binh Cozak. Tinh thần yêu nước của nhân dân Nga sục sôi, họ quyết tâm đấu tranh để trả thù cho những thất bại trước Napoleon tại Austerlitz và Friedland, để xé bỏ nền hòa bình nhục nhã theo Hiệp định Tilsit. Họ cũng cương quyết không chịu kiếp chư hầu cho Napoleon, và không để cho sứ thần Pháp tác oai tác quái tại kinh thành Sankt-Peterbug.
Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov - một danh tướng được lòng toàn quân và dân Nga - trở thành Tổng tư lệnh Quân đội Nga kháng chiến chống lại Napoleon. Trong trận đánh kịch liệt tại Borodino, Quân đội Nga đã tiêu diệt được rất nhiều kẻ xâm lược, sau đó họ dần dần rút lui khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng. Cuộc đại chiến tại Borodino trở thành một đòn giáng thật nặng nề vào Napoleon cũng như chế độ độc tài của ông. Napoleon đã thất bại trong mục tiêu chính của ông là tiêu diệt lực lượng Quân đội Nga chỉ trong một trận đánh duy nhất. Sau đó ông tiến tới chiếm thành phố Moskva, nhưng Quân đội Nga thường xuyên tập kích quân xâm lược. Do quá yếu thế, Napoleon dự định liên kết với một số nhóm nông dân chống đối chính quyền nhưng không thành.
Tháng 10 năm 1812, Napoleon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Và trên đường rút quân, quân Pháp bị quân Nga truy kích quyết liệt và bị thiệt hại nặng nề. Khi ra khỏi lãnh thổ nuớc Nga, trong tay Napoleon chỉ còn 127.000 quân (và do phải rải quân dọc đường để bảo đảm liên lạc nên con số thực tế chỉ khoảng 30.000 quân).

Vương triều 100 ngày

Các tướng lĩnh châu Âu thấy rõ ràng không thắng được Napoleon về mặt quân sự nên đã dùng sức mạnh chính trị đánh bại ông. Liên quân đã tấn công chiếm thủ đô Paris khi ông không cảnh giác. Đến đầu năm 1814, Napoleon buộc phải thoái vị và bị đày ra đảo Elba (một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi Ý). Triều đình phong kiến Bourbon của vua Louis XVIII, em vua Louis XVI trở về nước Pháp, bắt đầu chiếm lại những đất đai đã bị mất trong cuộc cách mạng và trở thành vua kế vị. Ngày 30 tháng 5 năm 1814, nước Pháp lấy lại đường biên giới. Tuy vậy nhân dân và binh lính Pháp luôn mong mỏi Napoleon trở về. Không có Napoleon, Vua Louis XVIII mắc phải vô vàn khó khăn về chính trị và từ đó nước Pháp suy yếu dần, nền công nghiệp cũng phát triển chậm hơn, trong khi đó nước Anh đã giàu lên gấp bội nhờ kinh tế phát triển.
Vào một buổi tối tháng 3 năm 1815, Napoleon từ đảo Elba bí mật trở về Lyon. Triều đình Bourbon phái nhiều quân đoàn đến đánh nhưng hết quân đoàn này đến quân đoàn khác cùng hô to "Hoàng đế vạn tuế" rồi chạy theo Napoleon. Napoleon không tốn một viên đạn để trở lại ngôi vị hoàng đế nước Pháp. Tin tức Napoleon quay trở về khiến các nước châu Âu hốt hoảng, họ vội vàng liên minh với nhau và kéo quân từ bốn phương tám hướng đổ về nước Pháp. Lần này liên quân do người Phổ và người Anh đứng đầu, tập trung đại quân tại vùng Bỉ. Nhưng chính ở đây, Napoleon chỉ huy quân Pháp đánh bại nhiều cánh của liên quân.

Thất bại định mệnh

Trận Waterloo diễn ra vào ngày Chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Quân đội Hoàng gia Pháp dưới sự chỉ huy của Napoleon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Công tước Wellington chỉ huy và quân Phổ do Gebhard von Blücher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoleon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoleon và vương triều một trăm ngày của ông.
Napoleon qua đời tại St Helena vào ngày 05/05/1821.
Napoleon qua đời tại St Helena vào ngày 05/05/1821.
Chính những điều đơn giản nhưng rất bổ ích mà ông được học đã góp phần quan trọng vào những thành công của ông về sau này. Napoleon Bonaparte đã có sự phấn đấu miệt mài cho tuổi thơ của mình, và ông đã được đền đáp xứng đáng. Đó là kết quả của những cuộc chiến và những thành công của ông trong việc chinh phục lãnh thổ rộng lớn tại châu Âu. Rằng ông là một trong những nhà quân sự lớn nhất, lỗi lạc nhất mọi thời đại của nước Pháp.
Tại Saint-Helena, Napoleon đã sống nốt những ngày cuối đời (ông đã bị đầu độc bởi người thân cận của ông bằng thuỷ ngân, mà thời bấy giờ người ta dùng để giết chết những con chuột). Vị hoàng đế Pháp một thời uy chấn châu Âu mất ngày 5 tháng 5 năm 1821, hưởng thọ 52 tuổi. Trước lúc trút hơi thở cuối cùng, ông đã nói: "Nước Pháp...Quân đội...Tiến lên".
Đến năm 1840 chính phủ Pháp đưa di hài ông trở về Paris. Napoleon an nghỉ ở Viện Phế binh (Les Invalides). Một tài liệu khác gần đây nói rằng ông bị chết do ung thư dạ dày, chứ không phải là bị đầu độc.
Hiện nay, tại nước Pháp có rất nhiều đài tưởng niệm Napoleon. Và dĩ nhiên, đây là những nơi thu hút rất nhiều khách tham quan.
Ông là người lập nên triều đại Bonaparte và trở thành Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với tên hiệu là Napoleon I. Đặc biệt hơn, ông đi vào lịch sử như là một trong những vị tướng tài ba bậc nhất thế giới.
Hiện nay, các chiến thuật cũng như chiến dịch của Napoleon được nghiên cứu tại tất cả các học viện quân sự trên toàn thế giới.
Cập nhật: 19/10/2017 Theo Kenh14.vn

Bi kịch lớn nhất trong đời Napoleon

(Kiến Thức) - Napoleon từng ao ước người ta sẽ ngâm tẩm quả tim của mình và chuyển nó cho bà hoàng Marie Louise. Nhưng ước nguyện ấy đã không thành hiện thực.

Những tưởng với cuộc hôn nhân lần thứ hai, Napoleon Bonaparte sẽ hưởng trọn hạnh phúc và yên vị trên ngai vàng của mình. Nhưng hóa ra, chính cuộc hôn nhân này lại là nghiệp chướng reo nỗi bất hạnh lớn cho cuộc đời của vị hoàng đế nước Pháp.
 Chân dung Napoleon Bonaparte.
Sau một thời gian dài lưỡng lự, rốt cuộc Napoleon Bonaparte vẫn quyết định ly hôn với người vợ đầu tiên của mình là Josephine. Họ không có con và ý nghĩ cần có người kế tục ngai vàng vẫn luôn đeo đẳng trong tâm trí của vị Hoàng đế nước Pháp. Với một cuộc hôn nhân mới, Napoleon muốn một lúc sẽ đạt được cả hai mục đích: trở thành một người cha, đồng nghĩa với việc sẽ có một hoàng tử nối nghiệp mình. Vì vậy, lần này, ý trung nhân của ông sẽ phải là một người mang dòng máu Hoàng gia chính thống. Napoleon đã có ý định dạm hỏi em gái của Hoàng đế Nga Aleksandr Đệ nhất nhưng đã không nhận được một câu trả lời rõ ràng. Thế rồi, Hoàng đế nước Áo đã đề nghị ông lấy cô con gái của mình là Marie Louise 18 tuổi và Napoleon đã ưng thuận. Ông mới chỉ nhìn thấy cô dâu của mình qua một bức chân dung: đó là một cô gái tóc vàng có nước da trắng hồng, mắt xanh với một cơ thể khá đầy đặn, ngực nở và vai rộng. Chỉ tiếc rằng, cô công chúa này lại không có được vẻ kiều diễm và duyên dáng là những điều luôn hấp dẫn vị Hoàng đế người Pháp này.
Marie Louise đã được nuôi dạy rất nghiêm khắc: không đi vũ hội và nhà hát, không xiêm y cầu kỳ, không đồ trang sức. Nàng sống khắc khổ, khép kín như một nữ tu sỹ. Niềm say mê của cô công chúa này là chăm chút tỉa hoa. Người ta dạy nàng học ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật nhưng không dạy nàng cách suy nghĩ. Vì sao vậy? Bởi số phận của nàng là thuộc về người cha, sau này sẽ thuộc về người chồng. Khởi nguồn cuộc đời ngay từ thuở ấu thơ của Marie Louise là được chuẩn bị để việc hôn nhân mai sau sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào những lợi ích của Vương quốc. Thế cho nên, Napoleon đã lấy một người vợ mà trên thực tế giống như một đứa trẻ. Ông có ý định giữ người vợ tương lai của mình trong chiếc lồng son. Những căn phòng tráng lệ dành cho Marie Louise đã được chuẩn bị và được xây nên dưới sự giám sát của đích thân Hoàng đế. Napoleon cũng mua cho nàng vô số đồ vật đắt giá, trang phục, đồ trang sức quý hiếm, các xiêm y, đồ sứ.
Hoàng đế Napoleon nôn nóng muốn được nhanh chóng gặp mặt người vợ tương lai của mình đến nỗi không đợi đến khi làm lễ đón dâu, ông đã tự mình đến gặp Marie Louise và đây không chỉ là cuộc gặp bước đầu làm quen. Theo ý muốn của vị hoàng đế si tình, họ đã cùng nhau chung vui trên chiếc giường tân hôn trước khi tiến hành những nghi lễ kết hôn ở nhà thờ. Về điều này thì vị hôn phu si tình đã tuyên bố: “Vua Henrich IV cũng đã hành động hệt như vậy”. Napoleon đã bị quyến rũ bởi cô vợ trẻ của mình, ông cảm thấy hạnh phúc bởi sự trong trắng của nàng. Có lần, ông thổ lộ: “Những người phụ nữ trinh bạch cũng giống như lòng dũng cảm của đàn ông vậy. Tôi khinh thường kẻ hèn nhát và người phụ nữ trơ trẽn”.
 Hoàng hậu Marie Louise và con trai.
Thế nhưng Napoleon Bonaparte đã lầm. Marie Louise chỉ là một miếng mồi nhử do phương Tây sắp đặt để chuẩn bị cho việc liên kết giữa các vương quốc. Khi mà Napoleon hiểu ra được điều này thì đã quá muộn. Tại đảo Saint Helene, ông đã nói về cuộc hôn nhân lần thứ hai của mình: “Đó là một vực thẳm được người ta che đậy bằng hoa”. Sau khi Napoleon bị lật đổ và bị đi đày ở ngoài đảo xa, Marie Louise đã trở về Vienne với con trai mình. Tại nơi bị lưu đày, Napoleon đã mỏi mắt trông chờ người vợ tìm đến với mình. Ông không thể chấp nhận dù là trong ý nghĩ rằng nàng sẽ không đến với ông. Napoleon cũng đã toan tính tới việc khôi phục quyền lực. Trong thời gian đó, ông đã viết cho Hoàng đế Áo một bức thư chính thức, yêu cầu trả lại người vợ hợp pháp cùng đứa con trai cho mình. Nhưng thật đáng tiếc, thư đi mà không có hồi âm.
Con trai của Napoleon khi trưởng thành. 
Napoleon không những không trách cứ vợ mình mà ông còn luôn nói về nàng với một tình yêu và sự trìu mến. Với mọi hành động của nàng, ông đều có thái độ thấu hiểu và khoan dung. Đối với nàng, có thể là ông đã không trải qua sự đam mê từng có thời bùng cháy như đối với Josephine, thế nhưng tình cảm sâu nặng về đạo vợ chồng thì ông đã dành cho Marie Louise. Trong di chúc của mình đề ngày 15/4/1821, Napoleon đã viết: “Tôi vẫn luôn hài lòng về người vợ nhiếp chính Marie Louise của mình. Cho đến giờ phút cuối cùng, tôi vẫn dành những tình cảm đằm thắm nhất cho nàng. Tôi muốn nàng chăm sóc cho con trai và sẽ vượt qua những thử thách…”. Người con trai của Napoleon và Marie Loiuse là Francois Bonaparte sau này đã chết trẻ vì bệnh ở tuổi 21 và thi hài đã được đưa về Pháp chôn bên cạnh Napoleon.
Một tuần trước khi qua đời, Napoleon đã thỉnh cầu với bác sỹ của mình hãy ngâm tẩm quả tim của ông và chuyển tới cho Marie Louise. Thế nhưng điều ước nguyện này đã không được thực hiện.
Ngọc Bích (theo AIF)

Cuộc đời nhiều bi kịch vì bệnh tật của Napoleon

Trang Ly |
Cuộc đời nhiều bi kịch vì bệnh tật của Napoleon
Bi kịch lớn nhất cuộc đời Hoàng đế Pháp là sự bất lực đến quá sớm trong đời sống tình dục.

Bi kịch cuộc đời lớn nhất của vị hoàng đế Pháp oai hùng và lừng lẫy trên chiến trường Napoleon là sự bất lực quá sớm trong chuyện phòng the, cùng rất nhiều bệnh tật khác.

Tuy oai hùng và lừng lẫy trên chiến trường nhưng hoàng đế Pháp Napoleon lại là một người đàn ông yếu đuối trong đời sống tình ái. Các cuộc ân ái của Napoleon thường kết thúc rất nhanh chóng và năm 42 tuổi thì ông mắc chứng liệt dương.
Vị hoàng đế lắm tài nhiều... bệnh
Tên tuổi cũng như những chiến công lẫy lừng của vị tướng và sau này là hoàng đế Pháp - Napoleon Bonaparte - ghi đậm dấu ấn trong sử sách, người đời thông thuộc tới từng chi tiết.
Napoleon Bonaparte là nhà quân sự và chính trị gia kiệt xuất của Pháp
Napoleon Bonaparte là nhà quân sự và chính trị gia kiệt xuất của Pháp
Tuy nhiên, những điều thuộc dạng thâm cung bí sử liên quan tới cuộc sống thường nhật của vị tướng "lắm tài nhiều... bệnh" này lại được nói tới bằng nhiều luồng thông tin khác nhau.
Mặc dù tham gia chinh phạt khắp nơi trong thời gian dài, có trí nhớ siêu phàm và năng lực làm việc bền bỉ, Napoleon lại là người có sức khỏe không tốt lắm.
Là đứa trẻ sinh thiếu tháng, thuở niên thiếu và kể cả lúc trưởng thành, do đời sống khó khăn nên ông rất gầy.
Một người bạn gái của nhà văn Stendhal, từng gặp Napoleon năm 1795 (lúc ông 26 tuổi) đã diễn tả: “Đó là người gầy nhất mà tôi từng gặp trong đời!”.
Napoleon bị chứng viêm bàng quang nên rất khó đi tiểu. Nói với thầy thuốc, ông kể: “Ta luôn cảm thấy buồn tiểu nhưng lại bí, nên đau không chịu được”.
Để giảm đau, thầy thuốc yêu cầu ông ngâm mình vào một thùng to đầy nước ấm, do đó Napoleon có thói quen tắm nước nóng khá lâu.
Căn bệnh đi tiểu nhỏ giọt này được cho là đã ảnh hưởng đến khả năng chỉ huy trận đánh ở Nga, khi ông bị đau nên thiếu quyết đoán, phản ứng chậm trước diễn biến của chiến trận.
Ngoài ra, Napoleon còn bị táo bón nặng, gây trĩ chảy máu. Ông bị táo bón từ thuở nhỏ và ngày càng diễn biến xấu hơn. Để chữa trị, bác sĩ cho ông dùng nước đun sôi để nguội pha với dung dịch acetat chì tẩm vào một mảnh vải để rửa, và dùng đỉa để hút máu.
Theo nhiều tài liệu, do bị giãn tĩnh mạch vùng hậu môn nên trong trận Waterloo, ông phải ngồi xe thay vì cưỡi ngựa để chỉ huy (vài năm trước, ông dư sức cưỡi ngựa hơn 10 giờ mỗi ngày, đi những chặng đường dài dằng dặc).

Hình ảnh Napoleon trên giường bệnh được thể hiện lại qua tranh vẽ.
Hình ảnh Napoleon trên giường bệnh được thể hiện lại qua tranh vẽ.
Từ năm 1804, Napoleon tăng cân nhanh chóng nên các thầy thuốc buộc ông ăn với chế độ thanh đạm. Napoleon còn từng bị sốt rét 2 lần, bị ghẻ và sau đó là chứng ngứa toàn thân buộc ông phải gãi liên tục trước mặt một số cận thần.
Hoàng đế Pháp còn có triệu chứng viêm gan (da vàng); có người còn cho ông bị lao với triệu chứng ho dai dẳng.
Ông cũng là người thần kinh có vấn đề, hay lên cơn kích thích quá đáng, giận dữ thái quá và thỉnh thoảng trầm uất.
Bất lực chốn phòng the: Bi kịch ám ảnh cả đời của ông hoàng
Theo một số tài liệu còn sót lại thì Napoleon sống "chay tịnh" khi còn khá trẻ bởi 42 tuổi ông đã mắc chứng liệt dương.
Napoleon có một con trai với người vợ thứ hai Marie Louise
Napoleon có một con trai với người vợ thứ hai Marie Louise
Những người thân cận với vị Hoàng đế cho biết, chuyện tình dục của vị hoàng đế chỉ diễn ra trong khoảng thời gian trước năm 40 tuổi, tuy nhiên các cuộc ân ái thường không kéo dài và kết thúc nhanh chóng.
Sau tuổi 40, Napoleon vẫn gần gũi nữ giới nhưng tuyệt nhiên không có chuyện 'chăn gối'.
Nhiều sử gia cho rằng đây chính là nguyên nhân lý giải cho việc tại sao cả 2 người vợ của vị Hoàng đế lừng lẫy này đều cho ông "cắm sừng".
Tuy có một quý tử với Marie Louise nhưng ông vẫn bị đồn đại là người đồng tính luyến ái.
Sĩ quan hầu cận Napoleon toàn là những người có dáng đàn bà, trong đó người được sủng ái nhất là Gurga, thường biểu lộ những cử chỉ ghen tuông khi thấy Napoleon “âu yếm” những sĩ quan trẻ đẹp.
Ngoài ra, những dấu hiệu về cơ thể của Napoleon khiến người ta tò mò về khả năng nam giới của vị tướng tài này.
Các cận thần và người nhà có mặt bên Napoleon lúc lâm chung
Các cận thần và người nhà có mặt bên Napoleon lúc lâm chung
Khi Napoleon mất, lúc liệm, người ta thấy cơ thể ông không có lông, dấu hiệu sinh dục bên ngoài rất ít tính nam, trong khi bộ ngực tròn trịa, mềm mại, tay chân nhỏ nhắn với kích thước chiều cao khiêm tốn: 1,57m.
Thời trai trẻ và những mối tình bất trắc
Ít ai biết rằng, hoàng đế, thiên tài quân sự kiệt xuất của nước Pháp mang trong mình trái tim yêu mãnh liệt nhưng những cuộc tình của ông lại nhiều đau thương và thấm đẫm nước mắt.
Eugenie Clary, người sau này là hoàng hậu Thụy Điển, thường được coi là mối tình đầu của Napoleon, nhưng thực ra trước đó ông đã một lần yêu và thất bại.
Đó là khi Napoleon 16 tuổi, mang quân hàm thiếu úy pháo binh. Chàng quen và yêu Caroline, một cô gái không quá xinh đẹp nhưng đáng yêu, khiến trái tim trai trẻ của chàng thiếu úy lúc nào cũng sôi sục.
Nhưng chẳng bao lâu, chàng nhận ra tình cảm gần như chỉ có từ một phía, còn Caroline chẳng mấy thiết tha.
Danh sách những người phụ nữ gắn với tình trường của Napoleon Bonaparte không hề ít. Vị Hoàng đế này quen biết nhiều quý bà, quý cô thời thượng, trong đó phải kể đến mối tình với nhan sắc lộng lẫy Eugenie, cuộc tình lãng mạn với cô bồ trẻ Besty...
Cuộc đời hoàng đế lừng danh lại rẽ sang trang khác khi ông yêu và đắm say với một quả phụ hai con, nợ nần chồng chất chỉ vì thói ăn tiêu, mua sắm vô tội vạ mang tên Josephine.
Vẻ đẹp đằm thắm của Josephine, người làm tan vỡ trái tim Napoleon
Vẻ đẹp đằm thắm của Josephine, người làm tan vỡ trái tim Napoleon
Napoleon gặp Josephine vào mùa thu năm 1797. Ngay lần gặp đầu tiên, ông đã si mê bà. Nhưng trong con mắt của Josephine, người đàn ông kém bà đến 6 tuổi Napoleon không có gì thu hút cả.
Josephine choán hết cả hồn vía Napoleon, để đến nỗi ông một mực đòi cưới bằng được, dù phải phản bội Eugenie, người ông đã đính ước.
Suốt cuộc hôn nhân kéo dài 13 năm ấy, ông biết rất rõ vợ không yêu mình và rất nhiều lần phản bội, thậm chí còn lấy mình ra làm trò đùa khi nói chuyện với người khác, nhưng ông không thể bớt yêu đi được.
Ấy vậy mà Napoleon vẫn không bỏ vợ, khi ông lên ngôi vẫn phong Josephine làm hoàng hậu. Chỉ đến khi bà đã luống tuổi, không còn hy vọng sinh người nối dõi, Napoleon mới ly hôn, nhưng vẫn giúp đỡ, chu cấp cho bà suốt đời.
Người vợ sau là Louise, công chúa nước Áo. Năm 1814 khi thất bại và bị đi đày ở đảo Elba, Napoleon mong chờ vợ đưa con trai đến thăm, thậm chí đã sửa soạn phòng ốc cho họ, nhưng không ai đến.
Chỉ sau mấy tháng vắng chồng, Louise đã chung sống với tình nhân, sinh thêm hai đứa con. Đến năm 1821, thì lấy người đó sau khi Napoleon mất.
Tổng hợp

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte


Tác giả : E.Tac.Le
Thể Loại : Lịch Sử - Chính Trị
Lượt xem : 10456
Cinque Terre
  
Huyền Thoại Về Vị Tướng ‘Một Mắt’ Từng Đánh Bại Hoàng Đế Napoleon
Trận đấu lớn nhất trong 50 trận chiến của cả cuộc đời Napoleon cũng là trận chiến đẫm máu nhất trong thế kỷ XIX cướp đi sinh mạng gần 80.000 binh sĩ cả hai bên Nga - Pháp. Cuộc chiến tranh năm 1812 được gọi là Chiến tranh Vệ quốc Nga lần thứ I bởi vì toàn dân Nga đã đứng lên đoàn kết để đương đầu với đại quân của Napoleon. Và vị danh tướng Nga đã tạo dựng lên tiền đề của đoạn kết cho Napoleon chính là nguyên soái “độc nhãn” Mikhail Kutuzov.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét