Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

MẶT TRÁI NHÂN TÍNH 21

-Thường, để nói lên sự tàn ác của một con người, chúng ta hay so sánh: "Ác như dã thú!", hay: "Man rợ như thú vật!".
-Nói như thế là hoàn toàn sai, là vu oan giá họa cho động vật hoang dã. Động vật hoang dã không thể hành động ác hơn hay thiện hơn loài người được.
-Vì loài vật sống thiếu tư duy, hành động của chúng hầu hết theo bản năng, thiếu tính ý chí, nên tính "tội ác", "man rợ", "ghê rợn" cũng thể hiện lờ mờ, không rõ ràng và hầu như chỉ là sự vô thức, vô tình.
-Loài người có trí khôn, tình cảm đã trở nên sâu sấc, hành động có ý chí, có hoạch định nên tính "tội ác", "man rợ" và "ghê rợn" cũng thể hiện nổi bật, rõ ràng hơn hẳn loài vật.
-Nếu bản tính thiện - ác thể hiện ra ở hoạt động sống của loài vật chỉ là sự giả tạo, chỉ là sự gán ghép của loài người cho chúng, thì ở loài người, bản tính thiện - ác ấy là hiện thực, thể hiện thường xuyên trong hoạt động sống của con người, hun đúc nên tính cách đặc thù ở con người, chỉ loài người mới có
-Nhân tính như một tấm huân chương có hai mặt tương phản nhau. Mặt phải thường được qui ước là "thiện" và mặt trái là "ác".
-Do tình cảm đã trở nên sâu sắc nên hoạt động tinh thần, thể hiện "hỉ, nộ, ái, ố" của con người cũng hơn hẳn con vật, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà có thể phát triển đến trạng thái cực đoan: "thiện" đến tột cùng "thánh thiện" mà "ác" cũng hết cỡ "ác quỉ".
-Như vậy, rõ ràng loài người tốt hơn loài vật bao nhiêu thì cũng có thể xấu hơn loài vật bấy nhiêu! 
-Một con người, được định nghĩa là xấu hay tốt, hiền hay ác trong khoảng thời gian nhất định hay suốt cuộc đời, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh đưa đẩy mà mặt nào trong hai mặt tương phản đó của nhân tính thể hiện nổi trội, lấn át.
--------------------------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Xác cô gái khỏa thân không đầu, bị chặt ngón tay trên tầng thượng chung cư 
Sáng 17/5/2010 trên tầng thượng của chung cư G4 (phố Trung Yên 1, Hà Nội) thi thể cô gái không mảnh vải che thân đang trong giai đoạn phân hủy đã được phát hiện. Cảnh sát sau đó lần ra hung thủ là Nguyễn Đức Nghĩa - Một thanh niên, sinh viên có vẻ tri thức nhưng lại có hành vi tàn ác, man rợ đến tột cùng. Hơn 8 năm đã qua kể từ khi diễn ra vụ án diễn ra, hung thủ đã phải trả giá bằng bản án cao nhất - tử hình, tuy nhiên khi nhớ lại vụ việc. Những người dân ở khu chung cư này vẫn không khỏi rùng mình vì nỗi ám ảnh từ kẻ sát nhân máu lạnh. Kênh An Ninh Thế Giới - ANTG là kênh chuyên biệt về tin tức an ninh Việt Nam, An ninh Thế Giới.Cho người xem tiếp cận với kho thông tin hình ảnh khổng lồ về sự hình thành và phát triển của các nền văn minh nhân loại, lịch sử các cuộc xung đột và chiến tranh, những góc khuất lịch sử, những tên tuổi gắn với các đế chế và thời đại. ANTG giúp người xem lý giải bí quyết vươn lên của các quốc gia, các kinh nghiệm quý báu phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, quản trị xã hội.

Hành trình gây án đến lúc đền tội của Nguyễn Đức Nghĩa

Khi bị đưa đi thi hành án, sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa tỏ ra khá bình tĩnh và viết thư về cho gia đình. Trước đó, trong trại giam, tử tù này rất "quậy".
Xác không đầu tố tội ác nam sinh

Sau mấy ngày thấy người dân xôn xao về thứ mùi lạ, sáng 17/5/2010, bảo vệ chung cư G4 (đường Trung Yên 1, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) lên sân thượng kiểm tra phát hiện thi thể một phụ nữ không đầu trong tình trạng khỏa thân. 10 đầu ngón tay của nạn nhân cũng bị cắt bỏ khiến cơ quan điều tra gặp khó khăn.
Tuy nhiên, nhiều manh mối tại hiện trường như vệt máu khu vực chiếu nghỉ cầu thang bộ tầng 12, sợi tóc vương vãi và vết sơn còn mới ở một căn hộ tầng 11 không qua khỏi con mắt tinh các điều tra viên có nhiều kinh nghiệm…
Cùng thời điểm này, cơ quan điều tra nhận được đơn trình báo của ông Nguyễn Văn Ba về việc con gái là Nguyễn Phương Linh (26 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mất tích. Người nhà cũng cung cấp một số thông tin trùng khớp với đặc điểm nhận diện xác không đầu ở chung cư G4. Chân dung hung thủ nhanh chóng được xác định là Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi, sinh viên một trường nổi tiếng, quê Hải Phòng).
Nghĩa bị bắt khi đang lẩn trốn tại Thái Nguyên. Một cảnh sát tham gia phá án cho hay lúc ập vào bắt, gương mặt nam thanh niên này tỏ ra căng thẳng, nhưng sau ít phút đã chấp nhận tra tay vào còng số 8.
Hanh trinh gay an den luc den toi cua Nguyen Duc Nghia hinh anh 1
Nguyễn Đức Nghĩa khóc tại phiên tòa phúc thẩm khi hay tin người cha tử nạn vì tai nạn giao thông. Ảnh: Hà Anh.
Nghĩa khai, hắn và nạn nhân từng có thời gian yêu nhau. Lợi dụng Yến (bạn gái mới) đưa chìa khóa nhờ trông hộ nhà, chiều 4/5/2010, Nghĩa hẹn Linh đến chơi. Sau khi ân ái, thấy cô gái nghe điện thoại của bạn trai mới khiến anh ta ghen tuông ra tay sát hại.
Vẫn theo lời khai, khoảng 22h30 hôm đó, lợi dụng lúc Linh đứng soi gương, hắn lấy dao nhọn đâm từ sau lưng làm nạn nhân chết tại chỗ. Sau khi gây án, hung thủ kéo xác vào nhà tắm, cắt quần áo, đầu và 10 đầu ngón tay rồi lấy chăn bọc xác đem lên tầng thượng chung cư.
Lấy được chiếc xe máy và máy tính của nạn nhân, Nghĩa mang đến tiệm cầm đồ. Trưa 5/5/2010, hắn bắt xe về Quảng Ninh mang một phần thi thể và quần áo nạn nhân đựng trong túi nilon, ném xuống dòng sông Cấm.
Với những chỗ máu vấy lên tường nhà của Yến, hung thủ mua sơn về sơn lại tường tránh bị phát hiện. Hơn 10 ngày sau, biết vụ việc bị phát hiện, Nguyễn Đức Nghĩa tìm đường lên Thái Nguyên lẩn trốn.
Kể từ sau cái chết của con gái, gia đình ông Ba không một ngày thanh thản. Hễ nhận được bất cứ cuộc điện thoại nào, ông cùng người thân lại lên đường tìm thi thể con gái xấu số.
Gần một tháng lặn lội tìm kiếm ở các tỉnh Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, sáng 7/6, phần thi thể của nạn nhân được tìm thấy ở gần khu cánh đồng bãi thôn Mễ Xá 3, bãi Cáy, xã Hưng Đạo (huyện Đông Triều, Quảng Ninh).
Hanh trinh gay an den luc den toi cua Nguyen Duc Nghia hinh anh 2
Khu chung cư nơi Nghĩa gây án. Ảnh: Hà Anh.
Đơn ân xá và bi kịch công sinh thành
Hai tháng sau ngày định mệnh, Nghĩa hầu tòa với nét mặt lạnh lùng. Buổi sáng 14/7/2010, hàng trăm người dân kéo đến TAND Hà Nội để theo dõi kẻ thủ ác bị trừng trị trước pháp luật.
Đeo cặp kính cận, gương mặt thư sinh không biểu lộ cảm xúc, Nghĩa khai rành mạch quá trình gây án, phi tang xác rồi bỏ trốn. Cạnh đó là Hoàng Thị Yến (bạn gái của Nghĩa) đứng trước vành móng ngựa về hành vi Không tố giác tội phạm.
Suốt phiên tòa ngày hôm đó, hai người không quay sang nhìn nhau. Chỉ đến khi nói lời sau cùng, cảm xúc dồn nén vỡ òa, Nghĩa bật khóc nức nở xin tạ tội đến vong linh của chị Linh cùng gia đình. Trong phiên tòa sơ thẩm năm ấy, sát thủ cho biết dù bản án tuyên thế nào anh ta cũng không kháng cáo bởi lẽ “với tội ác của tôi, chết cũng không hết tội”.
Con trai nhận mức án tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản, mẹ Nghĩa ngã quỵ, ôm mặt khóc nức nở. Cha Nghĩa chạy theo đứa con tội lỗi dặn dò. Bố và em trai nạn nhân bất giác nghẹn ngào. Yến cũng đỏ hoe mắt dù được tuyên hưởng án treo.
Chưa đầy một tháng sau phiên xử diễn ra, Nghĩa làm đơn kháng cáo. Trình bày trong đơn, kẻ giết người cho rằng không phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng, thực hiện tội phạm một cách man rợ như kết luận của cấp sơ thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm một ngày giữa tháng 11/2010, kẻ tử tù khóc khi hay tin người cha tử nạn vì tai nạn giao thông. Thủ phạm vụ xác không đầu khẩn khoản xin con đường sống để thắp nén nhang tạ lỗi với mọi người trước lầm lỗi đã gây ra. Cách đấy 2 hàng ghế, mẹ Nghĩa nước mắt chảy dài trên má, với dáng vẻ đau khổ, bà nói như than “chồng chết, con chết, tôi phải sống sao”.
Do không có tình tiết mới nên cấp phúc thẩm bác đơn kháng cáo của y. Cố níu vào sợi dây sống mong manh cuối cùng, Nguyễn Đức Nghĩa làm đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước.
Những tháng ngày trong phòng biệt giam, một cán bộ trại giam cho biết, Nghĩa có những biểu hiện khó nắm bắt và sống khép kín. Mang án tử nhưng Nghĩa cho rằng mình có học nên tỏ ra trịnh thượng với các phạm nhân khác.
Đầu năm 2012, lá đơn xin ân giảm của Nguyễn Đức Nghĩa bị bác. Đặc biệt, khi biết phải chịu tử hình bằng tiêm thuốc độc, Nghĩa càng tỏ ra buồn chán, đêm thường không ngủ, hoặc ngủ rất ít, tới khoảng 2, 3 giờ sáng lại thức dậy ngồi trầm tư.
Chiều 22/7/2014 (sau gần 1.500 ngày kể từ khi gây án) tử tù này đã phải trả giá tội ác mình gây ra. Trước khi bị đưa đi thi hành án, Nguyễn Đức Nghĩa tỏ ra khá bình tĩnh và viết thư về cho gia đình.
Đỗ Mến (tổng hợp)

Nguyễn Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình


Sau hơn 4 năm gây vụ án giết người tình, sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa đã trả giá bằng bản án tử hình.
Theo nguồn tin của Zing.vn, ngày 22/7, tại trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội), Hội đồng thi hành án đã thi hành án tử hình với tử tù Nguyễn Đức Nghĩa bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Nguyen Duc Nghia da bi thi hanh an tu hinh hinh anh 1
Nguyễn Đức Nghĩa thời điểm xét xử. Ảnh: Hà Anh.
Trước đó, trưa ngày 11/11/2010, tại tòa cấp phúc thẩm Hà Nội, HĐXX nhận định bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa giết người man rợ, không có tình tiết giảm nhẹ nên tuyên y án tử hình. Chỉ 4 ngày sau phán quyết của tòa phúc thẩm, Nghĩa làm đơn ân xá gửi lên Chủ tịch nước.
Lá đơn khổ giấy A4 với khoảng 20 dòng, Nghĩa viết: "Tôi vô cùng ân hận về lầm lỗi của mình, tôi khát khao được sống, được có cơ hội làm lại cuộc đời. Tôi nhận thấy những tội danh và án phạt là hoàn toàn đúng người đúng tội".
Trong đơn, tử tù mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình để tôi có cơ hội làm lại cuộc đời, có cơ hội trở về phụng dưỡng mẹ già cũng như thắp nén nhang trên phần mộ của cha, và trở thành một người dân bình thường.
Tuy nhiên, với những tội lỗi Nghĩa đã gây ra, Chủ tịch nước ký văn bản bác đơn xin ân xá của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa.
Liên quan đến nội dung vụ án, tối 4/5/2010, tại tòa nhà chung cư thuộc phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), Nghĩa đã sát hại dã man Nguyễn Phương Linh (người yêu cũ). Nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, sát thủ này đã cắt đầu và ngón tay của nạn nhân rồi đem phi tang tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh.
Sau khi gây án, hung thủ lấy máy tính xách tay, điện thoại di động và xe máy của nạn nhân mang đến tiệm cầm đồ. Sau hơn chục ngày, hung thủ bị bắt khi lẩn trốn trên Thái Nguyên.
 
Việt Đức

Quản giáo kể chuyện trông tử tù Nguyễn Đức Nghĩa

Khi biết mình phải chịu tử hình bằng tiêm thuốc, Nghĩa tỏ ra buồn chán, đêm thường không ngủ, hoặc ngủ rất ít. Có hôm tử tù này thức đến 2 - 3h sáng rồi ngồi trầm tư.
Mỗi phạm nhân là một câu chuyện đời

Sinh ra khi đất nước bước vào những năm cuối của thời kỳ chiến tranh, tốt nghiệp phổ thông xong, Lê Trung Hà thi vào trường An ninh.
Năm 1995, anh được cử về công tác tại trại tạm giam số 1 (Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội). Anh tâm sự, thời gian đầu mới vào trại giam hết sức bỡ ngỡ vì ở đây toàn giam những phạm nhân gây trọng tội, trong đó có nhiều tội phạm hết sức liều lĩnh, nguy hiểm. Lúc này, anh chưa có nhiều kinh nghiệm.
Quan giao ke chuyen trong tu tu Nguyen Duc Nghia hinh anh 1
Đại úy Lê Trung Hà.
Sau nhiều năm công tác trong ngành, hiện nay, nam quản giáo 41 tuổi này đang được giao trông coi 28 tử tù chờ đến ngày phán quyết vì những tội lỗi họ gây ra. Gần 8h sáng hàng ngày, anh lại điểm danh các can phạm và người bị tạm giữ, nắm tình hình các buồng giam do mình quản lý và thực hiện công tác chỉ huy, tổ chức đi cung phục vụ công tác tố tụng.
"Mỗi phạm nhân trong buồng giam là một câu chuyện đời. Mỗi mảnh đời không ai giống ai. Là cán bộ quản giáo, không chỉ riêng tôi, các cán bộ khác cũng đều phải lắng nghe những suy nghĩ, nắm bắt được tư tưởng của họ để kịp thời khuyên giải tránh để những phạm nhân bị kích động hoặc buồn bã mà dẫn tới những hành động tự làm thương tổn bản thân”, anh Hà chia sẻ.
Đại úy Hà nói, mỗi cán bộ quản giáo như một giáo viên tâm lý. Công việc chính của họ không chỉ là trông coi phạm nhân mà còn phải cảm hóa, giáo dục tư tưởng. Với mỗi trường hợp cần có một “giáo án” riêng để phân giải nhằm tạo sự thân thiện, tin tưởng để họ hợp tác với cơ quan điều tra, yên tâm cải tạo để hưởng sự khoan hồng của pháp luật, sớm trở về với gia đình.
Nam quản giáo cũng cho biết, trong trại tạm giam số 1 của công an Hà Nội, ngoài số người có án, các bị an nằm trong các vụ án chờ xét xử còn có người mang án tử hình. "Khó khăn nhất chính là việc trông coi những phạm nhân bị tội tử hình vì tâm lý của họ rất bất ổn, sẵn sàng tự sát bất cứ lúc nào nếu không được trông coi cẩn thận”, quản giáo Hà nói.
Quản giáo kể chuyện về tử tù Nguyễn Đức Nghĩa
Trong số những tử tù mà anh Hà trông coi có Nguyễn Đức Nghĩa. Ngay từ những ngày đầu mới bị bắt giam, anh là người được giao trông coi, cho đến thời điểm hiện tại. Anh bảo, ngày nào cũng vào trò chuyện với Nghĩa.
"Lần đầu gặp Nghĩa trong buồng giam, tôi không tin được nam thanh niên đeo mắt kinh cận dày cộp đang ngồi run lẩy bẩy chính là kẻ thủ ác mà báo chí và các phương tiện thông tin đã đăng tải trong suốt một thời gian dài về hành vi giết người dã man. Hôm đầu tiên gặp quản giáo, Nghĩa không nói được gì, chỉ ngồi cúi gằm mặt. Mang đồ ăn đến, Nghĩa cũng không chịu ăn, ban đêm cũng không chịu ngủ…”, anh Hà nhớ lại.
Quan giao ke chuyen trong tu tu Nguyen Duc Nghia hinh anh 2
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa.
Nắm được tâm trạng của Nghĩa, anh Hà bảo khi vào đã không nhắc gì đến chuyện gây án mà chỉ vào nói chuyện động viên. Anh nói rằng: "Sự việc xảy ra như thế rồi, em cố gắng nghỉ ngơi và hợp tác với cán bộ điều tra, nếu may mắn sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật”. Nghe câu nói của anh Hà, Nghĩa khóc òa như một đứa trẻ. "Vừa khóc, Nghĩa vừa mếu máo nói rằng thương bố mẹ đã cho mình ăn học, giờ gây ra tội lỗi thế này không biết phải làm sao nữa”, anh Hà nói.
Nhiều lần trong buồng giam, Nghĩa tỏ rõ ý định không muốn sống. Mỗi lần như vậy, anh Hà đều vào nói chuyện, động viên đồng thời tăng cường kiểm tra để phòng  trường hợp Nghĩa tự gây sát thương.
Hàng ngày Nghĩa bị cùm chân, khi đến giờ mới được cán bộ đưa đi lao động, vệ sinh cá nhân. Cán bộ quản giáo cũng cho hay để đảm bảo sức khỏe cho tử tù này, anh đều động viên để Nghĩa không bỏ bữa ăn.
Vài lần khi có mẹ và chị gái đến thăm, tinh thần Nghĩa có khá hơn nhưng chỉ được một hai ngày sau tử tù này lại suy sụp. Đặc biệt, khi biết mình phải chịu tử hình bằng tiêm thuốc độc, Nghĩa càng tỏ ra buồn chán, đêm thường không ngủ, hoặc ngủ rất ít, tới khoảng 2, 3 giờ sáng lại thức dậy ngồi trầm tư.
Tâm sự với phóng viên, cán bộ quản giáo Lê Trung Hà bảo điều khó nhất mà mỗi cán bộ quản giáo cần làm không phải trông coi thể xác của phạm nhân mà chính là nắm được phần hồn của họ, làm sao “chạm” được vào góc tâm hồn mà họ đang cố giấu, có như vậy mới là thành công.
Lê Tú

Những sát thủ chặt xác người tình gây chấn động dư luận

Những sát thủ chặt xác người tình gây chấn động dư luận
Trần Nhật Duy đầu độc, chặt xác người đàn ông đồng tính khiến nhiều người liên tưởng đến vụ xác thiếu nữ khỏa thân không đầu tại một chung cư ở Hà Nội.

Trong khi cơ quan cảnh sát điều tra công an TP.HCM đang tiếp tục làm rõ lời khai của Trần Nhật Duy (20 tuổi, sinh viên) - nghi can sát hại người đàn ông đồng tính trong phòng trọ, một số ý kiến cho rằng nam thanh niên có phần đáng thương bởi anh ta không khác gì nô lệ tình dục, món đồ chơi giải trí của nạn nhân. Song cũng có nhiều người lên án vì hành vi này là dã man và mất nhân tính.

Theo nội dung vụ án, tối muộn ngày 23/5, người dân phát hiện mùi hôi thối bốc ra từ một phòng trọ ở đường Quang Trung (phường 8, quận Gò Vấp TP.HCM). Lúc này, căn phòng khóa trái cửa.
Kiểm tra, công an thấy trong khu vệ sinh có thi thể một nam thanh niên không được nguyên vẹn đang phân hủy. Cạnh đó, hai chiếc cưa máy và cưa tay còn vấy máu. Nạn nhân được xác định là Vạn Anh Tuấn (30 tuổi, quê ở Tiền Giang).
Nhập mô tả cho ảnh
Khu nhà trọ ven đường Quang Trung, nơi xảy ra vụ án.
Hai ngày sau, nghi can liên quan đến vụ án là Trần Nhật Duy bị bắt. Từ lời khai của anh ta, nhiều phần thi thể của nạn nhân xấu số tìm thấy ở đèo 776 và đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).
Duy nói giết anh Tuấn để khỏi bị uy hiếp. Thanh niên 20 tuổi khai quen với Tuấn từ ngày học lớp 11. Người đàn ông hơn Duy 10 tuổi thường xuyên ép cậu ta phải 'quan hệ' đồng tính, nếu không sẽ bị những trận đòn. Bị đẩy đến đường cùng, Duy lên mạng đặt mua thuốc độc lừa bạn trọ uống.
Nhập mô tả cho ảnh
Duy và bạn gái bị tạm giữ để điều tra.
Sau khi sát hại người đàn ông, nam sinh mua cưa, kéo, băng dính, túi xách về phòng trọ, chặt xác thành nhiều đoạn, bỏ vào túi đem phi tang ở nhiều nơi. Xong việc, nam sinh báo cho bạn gái là Đặng Gia Linh (22 tuổi) đến phòng trọ để xóa dấu vết.
Theo cán bộ điều tra, quá trình truy xét hung thủ gây án không quá khó khăn, bởi căn phòng trọ trên do Duy đứng ra thuê, thời điểm phát hiện thi thể anh Tuấn, Duy đã biến mất.
Nhập mô tả cho ảnh
Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa sát hại bạn gái gây bức xúc dư luận thời điểm đó.
Với cặp kính và gương mặt thư sinh, nhiều người liên tưởng vụ án do Duy gây ra có tình tiết giống với vụ án xảy ra 4 năm trước đó tại khu chung cư G4 (đường Trung Yên 1, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Theo đó, sáng 17/5/2010, trên tầng thượng khu chung cư này, người dân phát hiện thi thể cô gái không đầu, không mảnh vải che thân đang trong giai đoạn phân hủy.
Một ngày sau, cảnh sát bắt được hung thủ vụ án là Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi, quê Hải Phòng) khi anh ta trốn ở Thái Nguyên. Hoàng Thị Yến (24 tuổi, bạn gái thời đó của Nghĩa) cũng bị tạm giữ để xử lý về hành vi Không tố giác tội phạm.
Cáo trạng xác định, năm 2006 khi bắt đầu vào học tại một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội, Nghĩa quen cô bạn cùng lớp Nguyễn Phương Linh. Sau một năm "mặn nồng" hai người chia tay, Nghĩa trở thành người yêu của Hoàng Thị Yến (24 tuổi).
Ngày 23/4 đến 5/5, Yến cùng bà nội về quê ở Quảng Ninh nên giao căn hộ tại tầng 11 ở chung cư G4  nhờ Nghĩa trông giùm. Những ngày ở đây, Nghĩa liên lạc với chị Linh và rủ đến.
Tối 4/5, khi Linh đang chải đầu để chuẩn bị về thì bị hắn cầm dao giấu sẵn trên giá sách đâm mạnh vào sau lưng. Nạn nhân chết ngay tại chỗ, Nghĩa cắt rời phần đầu, chặt hết vân tay của 10 đầu ngón tay rồi quấn xác vào chăn. Hắn bê một phần thi thể của Linh lên sân thượng chung cư G4. Nhiều phần khác sát nhân vứt xuống sông ở Quảng Ninh.
Nghĩa thú nhận giết Linh để cướp tài sản, bán lấy tiền chuộc xe máy của Yến đang "cắm" ở tiệm cầm đồ.
Quá trình xét xử, nhận định bị cáo giết người man rợ, không có tình tiết giảm nhẹ hình phạt, tòa tuyên Nghĩa tử hình. Liên quan vụ việc do không tố giác tội phạm, Yến bị phạt 15 tháng tù treo.
Nhập mô tả cho ảnh
Tâm và Điển tại phiên tòa chiều 26/5.
Cũng liên quan đến vụ án giết người, chặt xác phi tang, chiều qua (26/5), tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên hai bị cáo mức án tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản.
Hai năm trước đó, một vụ giết người chặt xác phi tang xảy ra tại phòng trọ ở phường An Bình, TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nạn nhân là anh Bùi Văn Liêm (28 tuổi, quê Bến Tre).
Hai hung thủ ra tay sát hại người đàn ông đồng tính được xác định là Ngô Văn Tâm (21 tuổi, quê Trà Vinh) và Trần Tự Điển (25 tuổi, quê Bạc Liêu).
Theo hồ sơ vụ án, Liêm và Tâm ở chung phòng trọ trên địa bàn phường An Bình. Trong thời gian đó, họ thường xuyên quan hệ tình dục đồng tính. Liêm nhiều lần hứa cho Tâm 500 triệu đồng để duy trì mối quan hệ này. Sau một tháng, nạn nhân rủ thêm Điển vào ở chung, cả ba cùng quan hệ tình dục đồng tính.
Nhiều lần nghe Liêm hứa sẽ cho tiền nhưng không thấy, Tâm bực tức rủ Điển tìm cách giết anh này.
Một ngày cuối tháng 12/2012, Tâm và Điển mua bốn con dao để sẵn trong phòng, chờ cơ hội ra tay. Khuya ngày 24/12, thấy anh Liêm đi nhậu về ngủ say, hai thanh niên này dùng dao đâm chém. Họ chặt thi thể nạn nhân thành nhiều khúc, nhét vào bao tải. Sau khi gây án, chúng lục túi lấy của nạn nhân 200.000 đồng.
Tâm và Điển mang xác nạn nhân ra ngoài đường, cướp xe máy chở phi tang thi thể anh Liêm trong một bụi cỏ ở phường Bình Đa, TP Biên Hòa. Phi tang xác xong, cặp hung thủ quay về xóa dấu vết, tắm rửa thay đồ.
Hai ngày sau khi gây án, cặp tội phạm này bị cảnh sát bắt.

Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa viết gì trong lá thư trước giờ thi hành án?

Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa viết gì trong lá thư trước giờ thi hành án?
Nét chữ không được nắn nót, tử tù Nguyễn Đức Nghĩa viết thư gửi cho người thân: "Cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé".
Chiều 22-7, Nguyễn Đức Nghĩa là người thứ 2 trong số 3 tử tù phải thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tại Trại tạm giam số 1 (công an Hà Nội).
Nguyễn Đức Nghĩa và mẹ dặn dò nhau tại phiên xét xử. Ảnh: CTV.
Nguyễn Đức Nghĩa và mẹ (người cầm giấy trắng trên tay) dặn dò nhau tại phiên xét xử. Ảnh:P. Hoa.
Thời khắc chờ thi hành án, Nghĩa tỏ ra bình tĩnh hơn người bạn tù đã ra đi trước đó. Trong khổ giấy ngang với 8 dòng chữ, tử tù 30 tuổi nhà ở quận Kiến An (Hải Phòng) viết: "Mẹ, anh chị và các con thân yêu. Vậy là sau hơn 4 năm dài chờ đợi, cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé".
Nét chữ không mấy nắn nót, Nghĩa bảo "yêu mẹ, anh, các chị và các con vô cùng". Chốt thư, thanh niên mang án tử hình viết: "Con của mẹ - Nguyễn Đức Nghĩa".
Lá thư trên được Nghĩa viết lúc 17h30 ngày 22/7.
Dừng bút, Nguyễn Đức Nghĩa được cán bộ quản giáo bê cho bát phở gà để ăn lót dạ. Cậu ta ăn được vài gắp rồi buông đũa. "Những bước chân đầu tiên của tử tù này trên đường tới phòng tiêm thuốc độc dường như run run, nhưng cậu ta sớm lấy lại được bình tĩnh" - một quản giáo kể.
Nghĩa được 5 cảnh sát bảo vệ đưa tới một căn phòng rộng chừng 60m, xung quanh có nhiều cửa kính mờ. Thủ tục lấy danh chỉ bản được thực hiện trong khoảng 3 phút, khi trời vẫn còn sáng. Tử tù để mái đầu gần như cạo trọc đứng dậy phía trước chiếc bàn gỗ, chốc chốc đưa mắt nhìn mọi người xung quanh, đôi lúc nhoẻn miệng cười khi lấy dấu vân tay.
Tử tù 30 tuổi được bịt mắt bằng băng đen, dẫn giải tới buồng thi hành án.
Vài ngày trước thi hành án, một cán bộ trại giam kể, Nghĩa có diễn biến tâm lý bất thường, tâm trạng thay đổi, liên tục đập đầu vào tường, song sắt với ý định tự sát. Anh ta còn đánh cả bạn cùng phòng giam.
Để đảm bảo an toàn, cán bộ Trại tạm giam số 1 đã chuyển tử tù này tới một buồng giam đặc biệt. Phòng giam tứ bề được che kín bằng xốp và chăn bông để ngăn anh ta làm liều.
Tử tù Nghĩa viết gì trong lá thư trước giờ thi hành án
Nguyễn Đức Nghĩa mỉm cười trước giờ thi hành án tử hình vào chiều hôm qua (22-7). Trước khi thi hành án, Nghĩa đã viết lá thư gửi người thân.
Theo nội dung vụ án, được bạn gái giao cho chìa khóa trông nhà hộ, ngày 4-5-2010, Nguyễn Đức Nghĩa rủ người yêu cũ tên Linh đến đây. Sau khi ân ái, thấy cô gái nghe điện thoại của bạn trai mới, thanh niên mang cặp kính cận nổi ghen tuông ra tay sát hại.
Khoảng 22h30 hôm đó, lợi dụng người yêu cũ đứng soi gương, Nghĩa lấy dao nhọn đâm từ sau lưng làm Linh chết tại chỗ. Sau khi gây án, hung thủ kéo xác vào nhà tắm, cắt quần áo, đầu và 10 đầu ngón tay rồi lấy chăn bọc xác đem lên tầng thượng chung cư. Chiếc xe máy và và máy tính của nạn nhân, Nghĩa mang đến tiệm cầm đồ. Trưa 5-5-2010, hắn đón xe về Quảng Ninh mang theo một phần thi thể và quần áo bạn gái ném xuống sông Cấm.
Ngày 18-5, một hôm sau khi người dân phát hiện xác lõa thể trên sân thượng, sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa bị bắt khi trốn tại Thái Nguyên.

Thi thể tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được hỏa táng

Thi thể tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được hỏa táng
Trước đó, việc thi hành án tiêm thuốc độc đối với Nguyễn Đức Nghĩa được bắt đầu từ 17h và kết thúc vào lúc 19h30 ngày 22/7.

Sáng 23/7, mẹ của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa cùng 1 số người thân đã tiếp nhận thi thể con tại bệnh viện 19-8 rồi sau đó đưa đi hỏa táng.

Trước đó, chiều 22/7, tại trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội), Hội đồng thi hành án đã thi hành án tử hình với tử tù Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, ở tại Kiến An, Hải Phòng) bằng hình thức tiêm thuốc độc. Như vậy, sau hơn 4 năm gây ra vụ án giết người tình Nguyễn Phương Linh (SN 1984, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tại tòa nhà chung cư thuộc Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa đã phải trả giá.
Việc thi hành án tiêm thuốc độc đối với Nguyễn Đức Nghĩa được bắt đầu từ 17h và kết thúc vào lúc 19h30 ngày 22/7. Ngay sau khi thi hành án, thi thể tử tù này đã được chuyển về bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) chờ người nhà đến làm thủ tục tiếp nhận.

Thi thể tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được hỏa táng - ảnh 1 Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa trong những ngày hầu tòa
Một cán bộ phòng bảo quản thi hài bệnh viện 19-8 cho biết, ngay từ 8h sáng 23/7, mẹ của Nguyễn Đức Nghĩa cùng một số người thân đã có mặt tại bệnh viện để tiếp nhận thi thể. Đến 9h, sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, gia đình đã lập tức đưa thi thể Nguyễn Đức Nghĩa đi hỏa táng sau đó lên đường về quê.
Trước đó, vào ngày 14/7/2010, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX sơ thẩm TAND Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa 6 năm tù về tội cướp tài sản, tử hình về tội giết người; tổng hợp hình phạt là tử hình. Nguyễn Đức Nghĩa đã làm đơn kháng án.
Tại phiên tòa cấp phúc thẩm ở Hà Nội ngày (11/11/2010), HĐXX nhận định bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa giết người man rợ, không có tình tiết giảm nhẹ nên tuyên y án tử hình. Chỉ 4 ngày sau phán quyết của tòa phúc thẩm, Nghĩa làm đơn ân xá gửi lên Chủ tịch nước.

Thi thể tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được hỏa táng - ảnh 2 Sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận thi thể, người nhà tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã tiền hành hỏa táng
Trong đơn, tử tù mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình để tôi có cơ hội làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, với những tội lỗi gây ra, Chủ tịch nước ký văn bản bác đơn xin ân xá của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa.
Như vậy, việc thực hiện tử hình bằng phương án tiêm thuốc độc đã giúp cho người nhà của tử tù có cơ hội tiếp nhận thi thể còn nguyên vẹn của thân nhân. Việc tử hình bằng phương án tiêm thuốc độc được nhìn nhận phù hợp với xu thế chung trong việc thi hành án của các nước trên thế giới. Tử hình bằng thuốc độc còn giúp cho cán bộ thi hành án giảm bớt được những áp lực tâm lý.
Các tử tù thi hành án bằng phương pháp tiêm thuốc độc trong thời gian chờ đợi được phép viết thư, gọi điện cho người thân. Người thi hành án phạt tù nếu chưa biết chữ sẽ được học văn hóa; thời gian lao động và học tập không quá 8 giờ/ngày; có quyền được biết thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật. Trước khi thi hành án, tử tù Nguyễn Đức Nghĩa cũng đã viết lá thư cuối cùng gửi cho gia đình.
Nguyễn Đức Nghĩa là tử tù thứ 2 được thi hành án bằng phương pháp tiêm thuốc độc tại Hà Nội./.
Theo Lê Huy - Chí Hiếu/VOV giao thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét