Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

BUỒN NHỚ MÊNH MANG 18

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chiều

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Xuân Diệu » Thơ thơ (1938)

Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...

Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
- Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn... 

                                               Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về-Tuấn Vũ

Em Biết Anh Đi Chẳng Trở Về

Tác giả: Nhạc Anh Bằng, thơ Thái Can

Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm ngàn liễu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa
Anh biết em đi chẳng trở về

Không phải vì anh, chẳng tại em
Hoa thu tàn tạ, rụng bên thềm
Ân tình sớm nở, chiều phai úa
Không phải vì anh, chẳng tại em

Bên gốc thông xưa, mình lỡ ghi
Tình ta âu yếm lúc đam mê
Thôi đành xóa lời thề trăng nước
Bên gốc thông xưa, mình lỡ ghi

Em nhớ nhung chi, giọt hương huyền
Đàn xưa đã lỗi khúc tơ duyên
Tơ trời không đượm tình âu yếm
Em nhớ nhung chi, giọt hương huyền

Bể cạn sao mờ, núi cũng tan
Tình kia sao giữ muôn vàn
Em đừng giận tình phai úa
Bể cạn sao mờ, núi cũng tan

Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm ngàn liễu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa
Anh biết em đi chẳng trở về 

Thông tin Tiểu sử ca sĩ Tuấn Vũ

Tuấn Vũ tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 16 tháng 12 năm 1959 tại huyện Đức Linh - Bình Thuận. Nguyên quán tại xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An.  Tuấn Vũ sang Mỹ năm 1979 và định cư ở San Francisco. Tuấn Vũ theo nghiệp ca sĩ từ đầu những năm 1980 và trở thành ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng. Đến nay Tuấn Vũ đã thu âm trên 1.400 bài hát thuộc nhiều thể loại. Khá nhiều ca khúc làm nên tên tuổi của anh nhưng trong đó nổi tiếng nhất là bài Người yêu cô đơn của nhạc sĩ Đài Phương Trang. Ngoài ra còn chuỗi CD Liên khúc được Tuấn Vũ trình bày cũng được nhiều người biết đến.
Tuan Vu
Tuấn Vũ trở về nước lần đầu năm 2001.  Lần về nước ngày 16/7/2010, Tuấn Vũ biểu diễn 6 đêm tại Nhà hát lớn Hà Nội, tại khách sạn Daewon và nhiều tỉnh thành khác tại miền Bắc.
Vào những thập niên 80 và 90 đi đâu trên mọi miền đất nước từ Bắc tới Nam người ta cũng nghe cũng văng vẳng giọng ca của anh.
Tuấn Vũ là 1 trong số ít ca sĩ được đông đảo số người hâm mộ cho tới ngày nay. Hiện nay tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh có các câu lạc bộ fan Tuấn Vũ (FTV) duy trì hoạt động, gặp gỡ thường xuyên. Các fan của Tuấn Vũ hâm mộ anh không chỉ bởi các ca khúc bất hủ đã đi sâu vào lòng người mà còn bởi tính cách hòa đồng, chân thật và giản dị của anh
Tiếng hát của Tuấn Vũ một thời là thần tượng của thính giả trong nước Việt Nam cũng như tại hải ngoại. Đi đâu cũng nghe Tuấn Vũ, từ Sài Gòn ra Hà Nội, đâu đâu cũng nghe văng vẳng giọng ca của anh
 
Lời tình viết vội Tuấn Vũ

Lời Tình Viết Vội (Thư Ngoài Biên Trấn)

Tác giả: Giao Tiên

Bao năm xuôi ngược khắp miền hành quân ngày đêm..
Gian lao nhưng lòng vẫn nặng tình yêu nuối sông...
Cho nên nhiều khi biết người yêu nhớ...
Trang thư vài câu làm tin thế thôi ...
Nàng hay trách hờn người tình biên ải ...
Hỏi rằng vì sao nỡ đành nhạt phai ....

Em ơi cho dù súng thù giờ đây lẻ loi ...
Nhưng anh vẫn còn trách nhiệm vì dân dấn thân..
Nên thư của anh vẫn là thư lính..
Trong đêm rừng sâu đèn sao sáng soi ...
Vài câu viết vội lời tình chân thành...
Mong người em yêu thấu hiểu lòng anh...

Khi non nước còn giặc thù,
Em chấp nhận lời nguyện đời trai dâng nuối sông.
Bao nhiêu ái tình của lòng,
Em cố đợi trùng phùng trên vùng quê hương.
Cho dẫu mai sau còn dang dở,
Và còn những ngày cách chia.
Em là Tô Thị nhìn bến trông chồng...xa ngoài chân mây,
Cầu mong cho người sử quý lưu danh...

Em anh yên lòng an phận người thương chờ mong...
Mai đây thanh bình trở lại đời vui thắm thêm
Anh xin vì em đáp lời nhung nhớ...
Nâng niu hồn em bằng trăng đắm say ...
Cỏ hoa chất đầy thuyền về bến mộng...
Trên vùng yêu đương kết nụ tầm xuân...

Tuấn Vũ: Cú sốc bị lừa và mất tất cả trong một đêm

“Ông hoàng nhạc sến” Tuấn Vũ nổi tiếng một thời với giọng hát êm đềm, lại là một người có cuộc sống không hề phẳng lặng.
Từ cuối thập niên 80, ca sĩ Tuấn vũ được mệnh danh là Phượng hoàng của dòng nhạc vàng. Sự nghiệp và tiền bạc đang lên như diều gặp gió thì đến cuối những năm 90 Phượng Hoàng Tuấn Vũ phải ngừng "bay" một khoảng thời gian khá dài. Và đây là lần đầu tiên, Tuấn Vũ chia sẻ những uẩn khúc trong cuộc đời mình với không ít những cay đắng.
Tuấn Vũ: Cú sốc bị lừa và mất tất cả trong một đêm
Ca sĩ Tuấn Vũ thời trẻ.
Tất cả của một ông hoàng, đều mất sau 1 đêm
Sau năm 1981, tôi từ trại tị nạn sang định cư ở Mỹ. Người bảo lãnh tôi là một cặp vợ chồng già có 2 người con, là chủ một nông trại bò sữa, trong một thành phố rất buồn là Minixota. Họ cho tôi đi học trung học, coi tôi như con và tôn trọng mọi quyết định của tôi. Vừa học, tôi vừa đi làm.
Tuy nhiên, ở một thành phố mưa nhiều, lại không có người đồng hương, đồng ngữ, buồn quá, tôi không chịu được.
Và cuối cùng tôi chuyển đến San Jose tự thuê nhà và kiếm việc làm thợ hàn, tiện kim loại đồng thời làm tráng men cho các thiết bị điện lạnh, trong suốt 2 năm.
- Từ một anh thợ tiện “tung cánh” thành một Phượng hoàng trong làng nhạc hải ngoại là một câu chuyện đầy ngạc nhiên. Nó được bắt đầu như thế nào, hả anh?
Mỗi một giờ tôi làm được 4 đô-la, so với chi tiêu hồi đó, cũng là cao, nên cũng đủ trang trải cho cả việc đi nghe nhạc hàng đêm sau khi trả các loại tiền như tiền nhà, tiền ăn.
Cuối tuần, tôi thường đến các quán cà phê nghe nhạc, rồi có tham gia những đêm hát cho nhau nghe.
Vào năm 1985, trong một night club, ca sĩ Trúc Mai đã phát hiện ra giọng hát của tôi, mời tôi thu chung một bài trong một cuốn băng của chị, cho trung tâm Thanh Lan.
Từ bài hát trong cuốn băng đó, trung tâm Thanh Lan ấn tượng với giọng hát của tôi và khuyên tôi rời San Jose về Xantana-Los ở để tiện cho việc ca hát. Dĩ nhiên đó là một lời khuyên hợp lý vì ở đó người Việt đông, và ca sĩ cũng nhiều.
Về đây, với số tiền dành dụm được trong những tháng ngày làm lụng, tôi đầu tư thực hiện cuốn băng “Gửi về em” bán cho trung tâm Thanh Lan phát hành.
Cuốn đó phát hành khoảng 50 ngàn, và từ đó, nó đưa anh thợ tiện thành một ca sĩ được nhiều người biết đến.
Cuốn kế tiếp tôi hát với Phương Dung có tựa đề “Tình chàng ý thiếp”, rồi từ từ những trung tâm khác như Giáng Ngọc, Người đẹp Bình Dương, Làng văn… mời tôi hát.
Thời Tuấn Vũ nở rộ nhất là trong 5 năm từ 1985 - 1990. Mỗi bài hát tôi thâu với giá 1000 đô la, và mỗi một tháng tôi thâu khoảng trên 20 bài. Số lượng băng của tôi lúc đó cũng là người thâu nhiều nhất và bán được nhiều nhất.
Kiếm được tiền, tôi sắm nhà cửa, xe cộ. Ngôi nhà lúc đó cũng to lớn, khoảng hơn 500 ngàn đô. Cuộc sống gần như đổi đời. Tôi đi diễn Âu Châu và quanh nước Mỹ, đi đâu cũng được chào đón nồng nhiệt.
- Và đến một khoảng thời gian sau khi nổi đình nổi đám, anh ngưng hát trong vòng 4 năm. Nhiều người nói về sự “gãy cánh” của Phượng hoàng là do… ăn chơi. Nhưng người trong cuộc, nếu có một lời giải thích về quá khứ, anh sẽ nói gì?
Tôi ham vui, nên tôi không thể sống một mình. Và tôi cũng là người sống thiên về tình cảm, yêu thích cuộc sống ấm cúng, vui vầy vì từ khi 20 tuổi tôi đã xa nhà và sống một cuộc sống cô đơn với bao người xa kẻ lạ.
Tôi chỉ nghĩ, tiền bạc không thành vấn đề, tình cảm mới là điều quan trọng nhất. Tình cảm vốn là thứ khó kiếm.
Tôi có rất nhiều bạn bè khi mình có được tiếng tăm và tiền bạc, và rồi cuối cùng, tôi bị lừa, cũng là từ những người bạn đó.
Tôi nghĩ mất tiền sẽ không khiến mình trắng tay, nhưng mất niềm tin mới là điều khủng khiếp. Tôi mất hàng triệu đô. Rồi một vài trung tâm băng nhạc nợ tiền tôi, cũng không trả.
Nhà tôi, bạn đứng tên, rồi cuối cùng bạn lật kèo, đẩy tôi ra đường. Số tiền tôi đi làm nhiều quá, không gửi hết nhà băng mà gửi cho bạn.
Tiền lấy, nhà lấy. Một giai đoạn tiếng tăm của người nghệ sĩ, mất trắng do chính điểm yếu của mình-tin người và cần tình cảm.
Cay đắng và hẫng hụt. Mất niềm tin với bạn, tôi bỏ hát, ngưng trong thời gian 4 năm.
- 4 năm cho một sự trừng phạt mình vì sự mất niềm tin quả là một thời gian quá dài. Sự hẫng hụt này là do người bạn đó quá quan trọng với anh, hay chính sự hèn yếu đã cản trở sự đứng dậy sau vấp váp của anh?
Tôi nghĩ với tôi bất cứ một người bạn nào cũng quan trọng. Và điều đó cũng lý giải sao thời gian hẫng hụt của tôi lâu đến thế.
Vì nỗi buồn đó mà tự dằn vặt mình tôi biết là không đáng, nhưng anh biết đấy, tôi là người bỏ gia đình đi từ lúc mới trưởng thành.
Hồi ở nhà ba má rất cưng tôi, có thể nói là cưng nhất. Qua Mỹ, tôi xem bạn như gia đình, để rồi bị như vậy, tôi không thể còn cách nào là tự đày đọa mình như thế.
Bởi vì cái giá nó quá đắt. Không chỉ là niềm tin bị phản bội mà tình cảm bị phản bội.
Thời gian đó tôi ngập trong nỗi buồn và tự tìm đến rượu để trừng phạt mình. Tôi uống. Uống một mình. Uống khi nào cả thế giới xung quanh quay cuồng và mình gục xuống không biết gì nữa thì thôi.
Tôi lang thang nhà một số người bạn, mua rượu hàng lít, đóng cửa phòng lại tự nốc hết ngày này qua ngày khác
Sau 4 năm triền miên, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ca sĩ Lê Uyên… là người nâng tôi dậy.
Anh Lê có nói, trời đã cho em giọng hát thì em phải hát, đừng bỏ cuộc, không có cái gì là mất hẳn miễn là em sống chân thành. Khán giả còn thương em lắm, đừng phụ lòng họ.
Thời gian này để ổn định tinh thần, tôi phải về nhà anh Du Tử Lê ở để quyết làm lại sau một chuỗi thời gian dài gãy đổ niềm tin.
Chị Lê Uyên có phòng trà, kêu tôi về hát lại. Cuộc sống tôi vui hơn. Khán giả vẫn gần gũi và thương tôi.
Và tôi lại tìm được nhiều người bạn mới. Những người lớn tuổi họ coi tôi như là con, là em. Họ cũng không trách những sai lầm trong quá khứ của tôi.
Những tình bạn đúng nghĩa dần đẩy xa những đau buồn trước đây do những người cũ đã lừa lọc, đã phản bội tôi gây ra. Từ sự gục ngã xuống vực sâu, giọng hát tôi nhuốm mùi cay đắng, và tôi cũng dè dặt hơn với mọi thứ.
- Nhưng hôm nay anh ngồi nói chuyện với tôi đây, tôi cảm thấy có dấu hiệu gì để khẳng định đã đánh mất một Tuấn Vũ dễ thương, hồn nhiên và rất tin người đâu?

Tuấn Vũ chia tay vợ để… được hát


Được mệnh danh là “phượng hoàng của dòng nhạc sến”, tung cánh đầy mãnh lực trên sân khấu ca nhạc hải ngoại thập niên 80 – 90, nhưng đã hai lần Tuấn Vũ phải ngừng bay...
Sau bao năm không gặp, khán giả vẫn đòi hỏi Tuấn Vũ phải trôi chảy, phải mượt mà như hồi Hoa sứ nhà nàng, Sầu tím thiệp hồng… hoặc thời của những tiết tấu đều đặn, bằng phẳng trong liên khúc Tuấn Vũ . Có thể nói một điều, giọng hát của anh vẫn chưa sợ thời gian, nhưng nếu để đáp ứng những đòi hỏi trên thì hoàn toàn không trọn vẹn. Bởi Tuấn Vũ của hôm nay đã hát khác, bằng tâm trạng của một người đàn ông vốn tôn thờ tình cảm nhưng lại chịu nhiều đau đớn trong tình cảm. Khi chính người hát phải nhỏ lệ với số phận của mình, chỉ còn một cách là nuốt nó. Để làm gì? Để hát. Vì niềm đam mê trong con người nghệ sĩ của Tuấn Vũ chỉ là hát.
Tuan Vu chia tay vo de… duoc hat hinh anh 1
Tuấn Vũ tái ngộ khán giả Hà Nội sau 10 năm xa cách với niềm xúc động khôn nguôi.
Bị lừa tiền và đẩy ra đường
- Danh ca Lệ Thu có nói từng gặp anh trên một hòn đảo ở Malaysia vào năm 1979, nhưng khi đó Tuấn Vũ… chưa là gì cả. Anh còn nhớ cuộc gặp đó không?
- Tôi nhớ chứ, đó là đảo Pulau Bidong ở Malaysia. Không chỉ có chị Lệ Thu, mà còn có anh Hùng Cường, chị Băng Châu, nghe nói là có cả chị Thanh Tuyền nữa. Năm ấy tôi tròn 20 tuổi, chuyến tàu chúng tôi đi bị dạt vào hòn đảo này. Đó là một ốc đảo tách biệt, liên hệ với bên ngoài chỉ nhờ tàu quốc tế vào tiếp viện thực phẩm. Một năm sống trên đảo tôi làm hộ lý, dọn dẹp trong nhà thương, không có lương, nhưng bù lại, tôi không phải lo chuyện ăn uống. Thời gian đó, cuộc sống của tôi chỉ đủ có cái ăn, không mơ ước, không gì cả.
Đầu năm 1981, tôi được vợ chồng chủ một nông trại bò sữa bảo lãnh sang Minnesota (Mỹ). Họ xem tôi như con, cho đi học và tôn trọng mọi quyết định của tôi. Vừa học, tôi vừa đi làm. Tuy nhiên, ở một thành phố mưa nhiều, lại không có đồng hương, buồn quá, tôi không chịu được nên chuyển đến San Jose tự thuê nhà và kiếm việc làm. Tôi làm thợ hàn, tiện kim loại và tráng men cho các thiết bị điện lạnh, trong suốt 2 năm.
- Từ anh thợ tiện thành “phượng hoàng” trong làng ca nhạc là một câu chuyện đầy ngạc nhiên. Mọi việc bắt đầu như thế nào hả anh?
- Một giờ, tôi làm được 4 USD, so với thu nhập hồi đó cũng khá cao. Cuối tuần, tôi thường đến quán cà phê nghe nhạc, rồi tham gia những đêm hát cho nhau nghe.
Năm 1985, ca sĩ Trúc Mai phát hiện ra giọng hát của tôi mời tôi thu chung một bài trong cuốn băng của chị. Từ bài hát đó, một trung tâm ca nhạc hải ngoại ấn tượng với giọng hát của tôi và khuyên tôi chuyển đến Santa Ana (Califonia) ở để tiện ca hát, ở đó người Việt đông và ca sĩ cũng nhiều. Về đây, tôi dùng số tiền dành dụm thực hiện cuốn băng Gửi về em và từ đó, nó đưa anh thợ tiện thành một ca sĩ được nhiều người biết đến..
Cuốn kế tiếp tôi hát với Phương Dung có tựa đề Tình chàng ý thiếp, rồi từ từ, nhiều trung tâm khác mời tôi hát. Thời đỉnh cao của Tuấn Vũ là năm 1985 – 1990. Mỗi bài hát tôi thu âm với giá 1.000 USD, mỗi tháng thu hơn 20 bài. Kiếm được tiền, tôi sắm nhà cửa, xe cộ.
Ngôi nhà của tôi lúc đó khoảng hơn 500.000 USD. Cuộc sống gần như đổi đời. Tôi đi diễn khắp nước Mỹ, châu Âu, đến đâu cũng được chào đón nồng nhiệt.
- Sau khi nổi đình nổi đám, anh bỗng ngưng hát một thời gian dài. Nhiều người nói sự “gãy cánh” của phượng hoàng là do ăn chơi. Còn người trong cuộc, nếu có một lời giải thích về quá khứ, anh sẽ nói gì?
- Tôi ham vui, nên không thể sống một mình. Từ năm 20 tuổi đã xa nhà và sống cô đơn với những người xa lạ nên muốn có một cuộc sống ấm cúng, vui vầy. Với tôi, tiền bạc không thành vấn đề, tình cảm mới quan trọng. Tôi nghĩ mất tiền sẽ không khiến mình trắng tay, nhưng mất niềm tin mới là điều khủng khiếp.
Tôi mất hàng triệu USD vì một vài trung tâm băng nhạc không trả. Nhà của tôi nhờ bạn đứng tên, cuối cùng bạn lật kèo, đẩy tôi ra đường. Rồi số tiền tôi gửi bạn lúc đi hát kiếm được cũng bị họ lừa. Tiền mất, nhà mất. Cay đắng và hụt hấng. Tôi ngưng hát 4 năm.
- Bốn năm trừng phạt mình vì sự mất lòng tin quả là quá dài. Có phải anh quá mềm yếu hay người bạn đó rất quan trọng với anh?
- Với tôi, bất cứ người bạn nào cũng quan trọng. Và điều đó lý giải tại sao tôi hụt hẫng lâu đến thế. Thời gian đó tôi ngập trong nỗi buồn và tìm đến rượu để trừng phạt mình. Tôi uống. Uống một mình. Uống đến khi thế giới xung quanh quay cuồng và gục xuống không biết gì nữa mới thôi. Tôi lang thang khắp nhà bạn bè, mua hàng lít rượu, đóng cửa phòng uống hết ngày này qua ngày khác.
Sau 4 năm triền miên, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ca sĩ Lê Uyên…chính là những người nâng tôi dậy. Anh Lê có nói, trời đã cho tôi giọng hát thì tôi phải hát, đừng bỏ cuộc, không có gì mất hẳn, miễn là tôi sống chân thành. Khán giả còn thương tôi lắm, đừng phụ lòng họ.
Chị Lê Uyên có phòng trà, bảo tôi về hát lại, còn Du Tử Lê đưa tôi về nhà anh ấy ở. Tôi hát trở lại, cuộc sống vui hơn. Khán giả vẫn gần gũi và thương tôi. Và tôi lại tìm được nhiều người bạn mới, chân thành và đúng nghĩa. Nhưng sau những va vấp ấy, giọng hát của tôi nhuốm màu cay đắng và tôi cũng dè dặt hơn với mọi thứ.
- Nhưng nhiều người nói Tuấn Vũ cuả hôm nay vẫn chưa đánh mất nét dễ thương, hồn nhiên và rất tin người?
- Tôi vẫn yêu thương mọi người, vẫn còn nhiều niềm tin, niềm vui khác. Tôi vẫn sống không đánh mất mình và chấp nhận những giá trị khác để tin rằng vẫn còn bao điều, bao người chân thành trong cuộc sống này.
Thực tế, sự hồn nhiên của tôi là để sống một cuộc sống chan hòa. Tôi đốt hết mình cho niềm vui của mọi người, còn chuyện buồn phiền tôi giữ lấy, đêm về nằm suy nghĩ. Ra đời là phải hồn nhiên, không phải là hồn nhiên đóng kịch. Giờ đây khi nói chuyện với anh, tôi hoàn toàn thanh thản, không suy nghĩ gì nữa. Khi đã có tuổi, cũng là lúc tôi biết trân trọng hơn những giây phút sống không nên đẩy mình vào cay đắng, muộn phiền.
Tuan Vu chia tay vo de… duoc hat hinh anh 2
Nụ cười hạnh phúc của Tuấn Vũ ngày trở về biểu diễn trước khán giả Hà Nội
Vì yêu hát nên chấp nhận chia tay vợ
- Khi trở lại cũng là lúc anh có một tình yêu để rồi ổn định chuyện gia đình?
- Tôi ngoài 30 tuổi, đang nghĩ đến một mái ấm thì tình yêu đến. Tôi lấy vợ và sống rất hạnh phúc. Nhưng tháng ngày ấy chỉ kéo dài đến 8 năm, khi ấy con trai tôi 7 tuổi. Chia tay là do gia đình bên vợ không muốn tôi đi hát. Vợ tôi lại là con gái duy nhất của một gia đình người Hoa, nên tiếng nói của gia đình tác động lên cô ấy nhiều lắm.
Nhà vợ có một cái siêu thị mi ni và muốn tôi về quản lý. Tôi không chịu vì nếu phải lựa chọn giữa ca hát và cái siêu thị, tôi sẽ chọn ca hát. Định mệnh sinh tôi ra để hát thì nên đi hát thôi. Nhưng họ không hiểu điều đó vì trong mắt họ, dù tôi có nổi tiếng cũng chỉ là người Việt hát cho người Việt.
- Đó có phải là cái giá quá đắt cho ca hát không? Và nghe có vẻ mâu thuẫn khi một người đàn ông từng bỏ hát vì mất niềm tin ở bạn, lại có thể bỏ hạnh phúc chỉ vì …ca hát?
- Khó khăn lắm tôi mới quyết định li dị và khi chia tay rồi, tôi lại ngưng hát thêm 4 năm nữa. Đó là khoảng thời gian tôi lo giải quyết vấn đề con cái, đúng hơn là dành quyền nuôi con. Cuối cùng là tôi nuôi con. Bốn năm lo cho con không phải là thời gian dài, nó khác trong 4 năm trước ngập trong nỗi buồn và thời gian trôi chậm chạp. Bốn năm của một người cha ngắn ngủi lắm. Tôi chăm con bằng hết trách nhiệm của mình. Sau khi chia tay, tôi vẫn liên lạc với vợ vì những vấn đề của con. Cô ấy giờ vẫn ở một mình.
- Sau 2 lần gián đoạn, hẳn khán giả không cần biết lý do và khó tha thứ khi anh cứ “bỏ họ đi” như thế?
- Không, tôi có thể bước trên con đường ca hát đến giờ là tạ ơn khán giả lắm. Chính họ là cánh tay mạnh mẽ vực tôi dậy. Năm 2000 đi hát lại chính là thời gian tôi trở về Việt Nam. Từ Sài Gòn đến Hà Nội, đặc biệt là ở Hà Nội, một lần nữa tôi được hồi sinh trong tình yêu thương của khán giả quê nhà.
Về Việt Nam lần này, tôi sẽ ra mắt CD mới và làm những chương trình từ thiện quyên góp tiền giúp trẻ em khuyết tật, mồ côi. Mười năm rồi trở lại quê nhà, tôi thấy giọng hát của mình không được chải chuốt như ngày xưa, có lẽ do thấm nhiều thứ không vui trong cuộc sống.
- Anh vẫn còn ham vui và không từ chối những lời mời của bạn bè. Như thế dễ biến cuộc sống của mình thành cuộc chơi không có điểm dừng?
- Tôi không bao giờ từ chối những tấm chân tình, sự chân thành của bạn bè. Tuy ham vui nhưng tôi không quá sa đà vì biết cuộc vui nào cũng tàn. Hiện tại, tôi cố gắng sống thoải mái để thời gian trôi qua không quá nặng nề, chậm chạp. Còn trong công việc, tôi luôn nghiêm túc vì tôi ý thức mình hát là để trả ơn khán giả, nên phải giữ giọng để hát thật hay.
Bây giờ con tôi đã lớn, tôi cũng là một người cha có tuổi, nên những gì của tuổi trẻ tôi tạm quên đi. Hai cha con tôi thường đi du lịch khắp nơi. Với con, tôi là một người cha đã, đang và sẽ làm mọi điều tốt nhất cho con như bất cứ một người cha nào có thể làm. Con tôi giờ đã 21 tuổi, biết ba ngôn ngữ Anh – Hoa – Việt. Cháu không thích và cũng không theo nghề ca hát nhưng rất tự hào về cha hát hay (cười).
Tuan Vu chia tay vo de… duoc hat hinh anh 3
- Giọng hát trời cho đến một lúc nào đó cũng bỏ mình đi. Con cái đều có lựa chọn tương lai riêng. Rồi bạn bè ai cũng có cuộc sống của họ. Anh có sợ phía trước, con đường một mình anh với bước chân chênh vênh?
- Nếu câu hỏi của anh có ý hỏi tôi định đi bước nữa không, câu trả lời là tôi vẫn yêu nhưng yêu như ngững người bạn, còn để bước đi trên con đường hạnh phúc với một ngời phụ nữ thì chắc là thôi. Ở Mỹ , tôi vẫn sống một mình, tôi không muốn gây tổn thương cho ai và cũng không cho phép mình bị tổn thương vì một điều gì đó. Tôi rất sợ.
Đành rằng tiếng thở dài trong những đêm một mình vẫn chưa bao giờ dứt. Nhưng tôi nghĩ tôi còn niềm vui khác, tôi còn bạn bè. Tôi có tài nấu ăn, khi không còn đi hát nữa, tôi sẽ chăm chút căn nhà của mình và dành thời gian nấu nướng để mời bạn bè đến thưởng thức. Tuy có nghiên cứu nhiều nhưng tôi không nấu theo sách vở mà có công thức riêng của mình. Và nếu anh hỏi trong các nam ca sĩ hải ngoại, ai là người nấu ăn giỏi, có lẽ đáp án là Tuấn Vũ đấy.
Tuy nhiên, nhắc về những mất mát trong cuộc sống cũng như trong hạnh phúc gia đình, tôi luôn bị chìm vào một khoảng lặng. Chẳng hạn như xem lại những thước phim đám tang ba tôi, tôi ngồi khóc và đập đầu vào tường đến chảy máu vì lúc bá mất, tôi ở Pháp không về được. Rồi một lần về thăm mộ ba cũng vậy, tôi vẫn thầm trách mình. Tôi trách rằng tại sao đứa con được ba mẹ yêu quý nhất lại bỏ ra đi để rồi khi bước chân trở về không còn ba nữa. Mẹ tôi năm nay đã ngoài 90, và với mẹ, tôi vẫn như một đứa trẻ.
Theo Mốt và Cuộc Sống
Theo Mốt và Cuộc Sống
 

                                                          Đường Xưa Lối Cũ - Tuấn Vũ

Đường Xưa Lối Cũ

Tác giả: Hoàng Thi Thơ
Đường xưa lối cũ có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo.
Đường xưa lối cũ có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi.
Đường xưa lối cũ có tiếng ca, tiếng ca trên sông dài.
Đường xưa lối cũ có tiếng tiêu, tiếng tiêu ru lòng ai.

Đường xưa lối cũ có em tôi tóc xanh bay mơ màng.
Đường chiều dịu nắng bóng em đi áo nâu in đường trăng.
Đường xưa lối cũ có mẹ tôi run run trong hôn hoàng.
Lòng già thương nhớ, nhớ đến tôi lom khom đi tìm con.

Khi tôi về, bồi hồi trong nắng.
Tưởng gặp người em hân hoan đứng đón anh về.
Nào ngờ người em sang ngang khi xuân chưa tàn.
Con đò nào đây đưa em tôi vào xa vắng.

Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng.
Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về.
Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời.
Không lời biệt ly cuối cùng trước khi phân kỳ.

Chạnh lòng thương nhớ những phút xưa, phút xưa qua qua rồi.
Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in sâu trong lòng tôi.
Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi.
Mà hình bóng cũ thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi.

SÀI GÒN : ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ

LANG THANG

ĐƯỜNG TÔN ĐẢN

Ai chưa sống ở đường Tôn Đản, mỗi khi nghe nói tới hai chữ Tôn Đản liền nghĩ ngay tới “du đảng” hoặc đại ca Năm Cam, hoặc một vùng đất dữ dằn của các tay anh chị giang hồ bến tàu. Nói vậy không phải vậy, dù hơn nửa thế kỷ trước Năm Cam thành danh ngay đầu hẻm 148 đường Tôn Đản khi đâm chết tay du đảng cùng xóm tên Lót. Đường Tôn Đản còn có những cái đáng nhớ khác.
Sau đây là chuyện kể về một con đường của một Quận nghèo nhất đất “Sài Thành hoa lệ”. Thời gian trước và sau 1955, cách đây hơn nửa trăm năm, tức một phần hai thế kỷ, nên chuyện rất xa xưa, xưa như chuyện tình Mộng Cầm—Hàn MặcTử.
Đường Tôn Đản là con đường chạy xuyên qua một vùng dân cư lao động của vùng Khánh Hội, Quận Tư, Sài Gòn. Đầu đường, nối với đường Trình Minh Thế tạo thành một ngả ba xe cộ lúc nào cũng đông đúc. Cuối đường, gặp đường Tôn Thất Thuyết chạy dọc theo Kinh Tẻ. Bên kia Kinh Tẻ là vùng Tân Qui Đông, thuộc quận Nhà Bè.
Người bạn sinh đẻ tại đây, năm nay tuổi tám bó thiếu bốn que, cho biết đường nầy thời Pháp thuộc có tên “Route de Cần Giuộc”, là một con đường đất ngoại ô Sài Gòn. Về sau được mở rộng, trải đá tráng nhựa phẳng phiu, Tây đặt lại tên đường Matelot Manuel, ban đêm hai hàng cột đèn khí cháy sáng choang, tỏ rõ cái văn minh của kẻ đi cướp nước.
Lai lịch của ông tây Manuel nầy cũng khó tìm hiểu. Tại sao một anh lính thủy người Pháp có công trận gì mà được đặt tên đường ? Ví như ông Lê-Nin, được dựng tượng trong một vườn hoa ở Hà Nội thì còn có thể hiểu được, tuy vẫn có người thắc mắc : tại sao ông đứng vườn hoa nước mình ?
Sử gia Trần Trọng Kim, trong Việt Nam Sử Lược, có chép : “Tháng ba năm Nhâm Dần (1782) vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem hơn 100 chiếc thuyền vào cửa Cần Giờ đánh nhau với quân Nguyễn Vương ở Thất Kỳ Giang (tức Ngã Bảy). Trận ấy quân Nguyễn Vương thua to, có người nước Pháp tên là Mạn Hoè (Manuel) làm chủ một chiếc tàu phải đốt tàu mà chết. Nguyễn Vương phải bỏ thành Sài Gòn chạy về đất Tam Phụ (Ba Giồng), rồi ra lánh ở đảo Phú Quốc”.
Phải chăng Matelot Manuel là ông Mạn Hoè nầy, người đã chỉ huy một tàu chiến trong lực lượng của Nguyễn Vương ? Nhưng dù ông Manuel có công với Nguyễn Vương đi chăng nữa, ông cũng không xứng đáng nằm trên con đường của nước Việt Nam.
Khoảng năm 1956, 1957 không nhớ đích xác, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà sau khi đã thu hồi chủ quyền quốc gia từ tay người Pháp, đặt lại tất cả tên đường trong đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Matelot Manuel đổi thành đường Tôn Đản từ đó. Bên các quận khác, mấy ông Tây Thực dân như De Lattre De Tassigny, Bonard, Colonel Grimaud, Jauréguiberry, Kitchener, Chanson và nhiều nữa, được mời “xuống tàu về nước”.
Tôn Đản là ai ? – Đó là vị phó tướng của tướng quân Lý Thường Kiệt, đời vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Tôn Đản tên thật Nùng Tông Đản, gọi tắt Tông Đản, người dân tộc Nùng. Vì kỵ húy tên vua Thiệu Trị là Miên Tông, nên sử triều Nguyễn viết thành Tôn Đản thay vì Tông Đản.
“Năm Ất mão (1075) Lý Thường Kiệt đem quân sang vây đánh Khâm Châu và Liêm Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông). Đạo quân của Tôn Đản đánh Ung Châu (tức là thành Nam Ninh, thuộc tỉnh Quảng Tây), quan Đô Giám Quảng Tây là Trương Thủ Tiết đem binh lại cứu Ung Châu, bị Lý Thường Kiệt đón đánh ở Côn Lôn Quan (gần Nam Ninh) chém chết Trương Thủ Tiết ở trận tiền. Tôn Đản vây thành Ung Châu hơn 40 ngày, quan tri châu là Tô Đạm kiên cố giữ mãi. Đến khi quân nhà Lý hạ được thành, thì Tô Đạm bắt người nhà tất cả 36 người chết trước, rồi tự đốt mà chết.” – (Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim)
Con cháu đời sau đọc lại lịch sử nước nhà, mới thấy tổ tiên ta thật anh hùng, xứng đáng với bốn chữ “Phá Tống Bình Chiêm”. Đây cũng là lần đầu tiên tổ tiên ta đánh thắng giặc Tàu ngay trên đất Tàu, lập nên một chiến công hiển hách muôn đời còn ghi nhớ! Chẳng bì với thời nay, thời của “độc lập, tự do, hạnh phúc” có đảng lãnh đạo, đất liền và biển đảo cứ mất dần!
Từ đầu ngả ba Tôn Đản – Trình Minh Thế (tức đường Jean Eudel cũ), dân nghèo Quận Tư đều biết đến hai tiệm cầm đồ bình dân, khách ra vô nườm nượp. Đầu đường bên tay phải là tiệm mang tên Huỳnh Thị Dậu, nghe tên cũng đoán biết đó là tên chủ nhân. Đầu đường bên tay trái có tiệm Hòa Thành, chiếm hai mặt tiền, một mặt tiền ngó ra đường Trình Minh Thế đón khách từ kho 5, kho 11 lên; một mặt ngó ra đường Tôn Đản. Ai đã từng là dân phu khuân vác bến tàu, chạy xích lô máy, xích lô đạp, xe ba bánh, đánh xe ngựa, học trò nghèo hay làm tư chức miệt Khánh Hội và bên kia cầu Tân Thuận, cầu Hàn mà không là thân chủ của Hòa Thành và Huỳnh Thị Dậu ?
Tiệm cầm đồ bình dân, ăn lời 3%, còn gọi 3 phân, thuở ấy cái gì cũng cầm được; từ món nữ trang, chiếc đồng hồ đeo tay cho đến bộ đổ “tây”, cái quần mỹ-a, bộ áo dài, chiếc xe đạp đều có thể biến thành món tiền trang trải trong lúc ngặt nghèo !
Qua khỏi tiệm Huỳnh Thị Dậu, là cơ sở sửa tủ lạnh của ông Hai Dung, có đứa con trai tên Bòn, sau nầy nối nghiệp cha, tiệm làm ăn rất phát đạt. Kế đó, có kho hàng hãng Poinsard Veret của người Pháp – chữ nầy lâu quá không bảo đảm viết trúng – sau 1975 thành xí nghiệp bóng đèn Điện Quang.
Dân Tôn Đản cựu trào chắc không ai quên nhà bảo sanh Lao Động, của bác sĩ Nguyễn Bính Phương. Bác sĩ Phương là anh của nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh. Tháng 6/1954, thiếu tá Nguyễn Bính Thinh bị thương nặng trong trận phục kích Binh Đoàn 100 của Pháp tại cây số 15, đèo Mang Yang nên viết văn lấy bút hiệu An Khê.
Dù nhà bảo sanh có tên Lao Động, mọi người đều gọi là “Nhà thương Con Cò”, vì lẽ đơn giản phía trước nhà bảo sanh này có gắn hình một con cò đang chắp cánh bay. Tháng 4 năm 1955, Bình Xuyên gây hấn ở Đô Thành, không biết vì lý do gì mà Bác sĩ Nguyễn Bính Phương bị mấy ông kẹ “công an xung phong” của Bình Xuyên bắt thủ tiêu !
Đi xuống chưa tới 100 mét, gặp ngã ba Tôn Đản – Đỗ Thanh Nhơn, còn gọi ngã ba Cầu Cống. Có sử gia viết tên ông Đỗ Thanh Nhơn thành Đỗ Thanh Nhân, đó là quyền của nhà chép sử. Chớ thật ra, tên thật của người ta thì nên viết cho đúng, hà cớ gì phải đổi ? Trong Gia Định Tam Hùng theo phò vua Gia Long, ngoài Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp còn ông Võ Tánh, sau nầy có người dám viết Vũ Tính, đọc thấy không giống con giáp nào !
Đường Đỗ Thanh Nhơn nầy, sau 1975 đổi tên thành đường Đoàn Văn Bơ. Ngay đầu ngả ba Tôn Đản – Đỗ Thành Nhơn phía bên trái, có một ngôi chợ nhỏ mang cái tên thật bình dân: chợ Cầu Cống. Chợ nầy càng về sau càng sung, vì dân số Quận Tư càng ngày càng tăng. Có lẽ Quận Tư bao giờ cũng là đất dung thân cho dân nghèo bốn phương tám hướng. Khói lửa chiến tranh khiến biết bao mảnh đời thôn dã phải bỏ ruộng, bỏ vườn trôi giạt về đây tìm một chỗ nương náu.
Chợ Cầu Cống đặc biệt hơn các chợ khác vùng Khánh Hội, Vĩnh Hội vì người ta gọi nó tới ba tên mà ai cũng hiểu. Chợ Cầu Cống, chợ Cây Bàng hay chợ Cây Keo đều chỉ ngôi chợ nhỏ đó. Từ cuối đường Tôn Đản, vùng Tôn Thất Thuyết muốn đi chợ Cầu Cống mua đồ ăn (viết thức ăn nghe văn chương hơn, còn viết “đồ ăn” e có người “nhạy cảm”, tưởng đồ nọ thành đồ kia thì tai hại bạc triệu) chỉ cần leo lên xe ngựa, tới chợ trả một đồng bạc.
Vô chợ mua một xâu lòng bò cột sẵn giá ba đồng gồm lá sách, tim, gan, phổi và một bó cải ngọt một đồng, chị bán hàng cho thêm hai tép hành không tính tiền. Thế là buổi chiều, cả nhà có bữa cơm ngon miệng, “lòng bò xào cải ngọt” thua gì đi ăn cao lầu Đồng Khánh trong Quận Năm ? Đừng chê nha, sau năm 1975 có lúc chỉ có “canh thầy hù” và “cải ngọt xào tóp mỡ” có đâu lòng bò mí lại lòng heo !
Tưởng cũng cần giải thích, tại sao gọi chợ Cầu Cống ? Nguyên do là sát bên đó, rạch Cầu Chông từ sông Bến Nghé đâm ngang đường Bến Vân Đồn, sau khi quanh co trong những xóm nghèo, ra tới đường Tôn Đản, băng ngang một cái cống lớn xây bằng xi măng rồi tiếp tục chảy về vùng kho 11.
Bên cạnh cống, có cây keo thân lớn xù xì, không biết trồng từ đời nào. Loại keo nầy cho trái màu xanh, lúc chín màu đỏ, ăn có vị ngọt, trẻ em rất thích. Thập niên 50, những chiếc ghe mía từ Cầu Ông Lãnh qua, hoặc ghe chở nước uống, neo đậu tại miệng cống, bán hết mía, đổi hết nước mới về.
Ông bà ngày xưa, cứ “thấy mặt đặt tên”, nào là Xóm Gà, chợ Cây Thị, chợ Cây Da Sà, Xóm Lu rồi Cầu Ba Cẳng, chợ Cầu Cống thật dễ hiểu, dễ nhớ cũng rất thân thương !
Thời gian về sau, dân cư càng ngày càng phát triển đông đúc, nhà sàn lấn dần dòng chảy, rạch Cầu Chông chịu chung số phận với những con kinh nước đen của Sài Gòn và Gia Định. Nhất là sau ngày “phỏng dái” cho tới bây giờ, gần 100% kinh rạch nhỏ biến mất trên thực địa, hay chỉ còn trong ký ức của mấy ông già.
Người ta thi nhau san lấp kinh rạch, ao hồ biến nó thành “mặt bằng” tính bằng vàng “cây” và đô-la. Sự biến mất nầy cắt nghĩa tại sao thành phố mang tên “bác” năm sau ngập cao hơn năm trước !
Bài nầy chỉ là những hoài niệm lang thang về một con đường, của cư dân một quận nghèo nhất Sài Gòn, gởi tới các bạn đã từng sống tại Quận Tư, Khánh Hội. Đường Tôn Đản còn lang thang dài dài, xin hẹn hồi sau sẽ rõ. (theo Tư Thắng)
Yên Huỳnh chuyển tiếp

NHỮNG NGƯỜI TỪNG

TRÚNG SỐ ĐỘC ĐẮC

BÂY GIỜ RA SAO ?

Theo thống kê của tác giả Edward Ugel, cha đẻ của cuốn “Tiền không là gì: Số phận đen tối của người đàn ông sau khi trúng số”, trong hàng nghìn người thắng giải, số người sống hạnh phúc với số tiền ấy chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Người xưa thường nói : “Trong phúc có họa, trong họa có phúc”  – câu nói này thật vô cùng đúng đắn bởi trong thực tế, 9/10 người từng trúng số độc đắc, chẳng có mấy ai có thể giữ nguyên cho mình cuộc sống ‘sang chảnh’ mà thường rơi vào cảnh nghèo lại hoàn nghèo sau đó, thậm chí còn phải đi ăn mày.
1/- Tý phú xổ số đi ăn mày : Ổng Bùi Hiền Hòa năm nay 47 tuổi cư trú phường Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ xuất thân trong gia đình nghèo khó nên luôn nuôi hy vọng được đổi đời bằng cách chơi lô đề, trúng xổ số.
Với việc thường xuyên mua vé số, năm 2010 ông Hòa bỗng chốc trở thành tỉ phú sau khi trúng 3 giải độc đắc 4,5 tỷ đồng. Có tiền ông Hòa tậu ngay căn biệt thự bạc tỷ ở trung tâm thành phố Cần Thơ và bỗng trở nên mê hàng hiệu, lao đầu vào đỏ đen sát phạt, v.v… mặc dù trước đó ông là người hiền lành, chịu khó làm ăn.
Nhưng rồi cuộc sống ăn chơi trác táng chỉ kéo dài được hơn 1 năm đã chấm dứt. Căn biệt thự cũng phải gán nợ cờ bạc. Cả nhà lại kéo đàn kéo đống tìm phòng trọ ở tạm. Đang nghèo khó rồi đổi đời giàu sang giờ lại tay trắng, ông Hòa hóa điên lúc tỉnh tối ngày ôm chai rượu lê lết khắp các phố để xin ăn.
2/- Anh em trong gia đình bất hòa : Gia đình bà Trần Thị Mai ở Long An vốn nghèo đói, quanh năm quần quật chẳng đủ ăn. Để lo cho tương lai của đàn con, bà và chồng đưa cả gia đình lên Bình Dương mưu sinh. Sau đó, bà tính toán dùng số tiền ít ỏi làm vốn buôn bán vặt ngoài chợ.
May mắn là các con bà Mai đều học hành thành tài. Rồi lần lượt, người con trai đầu và đứa thứa ba, tư lập gia đình. Chỉ riêng Lâm, cậu con trai thứ vẫn độc thân, sống cùng cha mẹ.
Một ngày nọ, bà Mai ngồi bán buôn trong chợ thì có bà lão đi qua, khuôn mặt thiểu não, trên tay xấp vé số gần như vẫn còn nguyên. Thấy bà lão tội nghiệp, bà Mai bèn rút tiền mua giúp một tờ rồi đưa cho Lâm giữ, ai dè đến chiều bã lão vé số tìm đến vẻ mặt tươi vui báo tin tấm vé lúc chiều đã trúng giải độc đắc với trị giá lên đến 100 triệu đồng.
Thời điểm năm 2003, số tiền ấy rất lớn, đặc biệt với một gia đình nghèo như bà Mai. Nghe mẹ báo tin, Lâm phóng xe đi lãnh thưởng nhưng lại trở về với vẻ mặt ủ rũ rồi nói rằng tấm vé trật lất, chắc bà bán vé số nhầm lẫn. Tưởng thật, đôi vợ chồng già buôn xo vì mừng hụt. Chỉ đến khi bà lão bán vé số đưa ra cuốn sổ ghi đúng dãy số trúng độc đắc trên tờ số đã bán cho bà Mai thì bà mới linh cảm con trai “có vấn đề”.
Không chịu nổi sức ép từ người nhà và sự đàm tếu của người dân trong xóm, cuối cùng Lâm cũng đành móc tờ vé số trong ví đưa lại cho mẹ, miệng líu riú thú nhận ý định chiếm đoạt số tiền thưởng.
Lấy được tờ vé, vợ chồng bà Mai động viên con sẽ bỏ qua mọi chuyện. Cùng dắt nhau đi lĩnh thưởng, bà đã bàn với chồng sẽ chia đều tiền cho các con lấy vốn làm ăn. Thế nhưng, tiền vừa về còn chưa kịp chia thì những đứa con còn lại đã nổi lòng tham, dựng chuyện nói xấu nhau, nịnh cha mẹ hòng kiếm phần nhiều. Gia đình đổi đời nhờ vé số nhưng tình cảm anh em cũng rạn nứt từ đó. Riêng Lâm, vì xấu hổ với việc làm sai trái của mình đã âm thầm bỏ đi biệt tích, không một lần liên lạc với gia đình.
“Bao nhiêu năm nhịn ăn nhịn mặc để lo cho chúng nó bằng bạn bằng bè, những tưởng bốn đứa ăn học thành người sẽ có hiếu với cha mẹ. Nào ngờ, đồng tiền lại làm lu mờ hết tình mẫu tử”, bà Mai buồn bã nói.
Được biết, tính đến nay đã 10 năm gia đình đổi vận nhờ trúng số thì cũng chừng ấy năm ròng Lâm chưa một lần quay lại nhà hay điện hỏi thăm vợ chồng bà một tiếng. Đã có lúc bà từng nói, giá như “lộc trời” đừng đến thì chắc chắn Lâm giờ này vẫn còn ở với vợ chồng bà.
3/- Chồng ôm 1,5 tỷ đồng tiền trúng xổ số đi kiếm quý tử : Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng bà Lê Thị Lũy (47 tuổi, trú tại khu phố 6, phường Trưng Mỹ Tây, Q.12) mưu sinh bằng nghề bán vé số. Cuộc sống nghèo khó, chồng bà là ông Nguyễn Văn Nam (49 tuổi) thường ao ước, nếu một ngày trời cho trúng số thì sẽ dùng tất cả số tiền xây dựng kinh tế gia đình cho vợ con bớt khổ.
Tháng 8/2009, thời vận cũng mỉm cười với họ thật, khi mấy tờ vé số ế chưa kịp trả cho đại lý trúng giải độc đắc trị giá 1,5 tỷ đồng.
Tay trong tay đi lĩnh thưởng, hai người đã dự tính sau khi cầm tiền trong tay sẽ sớm rời Sài Gòn, về quê làm ăn. Thế nhưng, đến buổi sáng hôm sau, ông Nam lại bảo bà đi mua lễ vật về mang lên chùa cúng dường tạ ơn. Răm rắp nghe theo lời chồng, bà Lũy không ngờ khi trở về thì đã thấy trong ngoài trống vắng, ông Nam đã đi đâu không rõ.
Thấy lạ, bà Lũy đi vào trong gian buồng thì bắt gặp tờ giấy nhỏ bọc lại một cọc gì đó vuông vức. Bà vội mở ra xem thì thấy cọc tiền 10 triệu đồng, trên tờ giấy ghi nguệch ngoạc mấy dòng chữ : “Xin lỗi em, nhưng anh phải có đứa con trai để sau này còn có người bưng bát nhang, em hiểu cho anh”.
Đến lúc này, bà Lũy mới ngỡ ngàng. Hóa ra lâu nay ông Nam mong chờ một đứa con trai nối dõi tông đường nhưng bà lại gặp trục trặc về đường sinh nở. Giờ có bạc tỷ trong tay, ông mới trở mặt, bỏ vợ đi kiếm người đàn bà khác mong sinh quý tử để có người “chống gậy”.
4/- Làm đại gia vẻn vẹn 21 ngày : Chuyện đã qua gần 30 năm, nhưng ông Vương Sỹ Cầm (65 tuổi, ngụ đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội) vẫn nhớ như in quãng thời gian ngắn ngủi được làm “đại gia” nhờ trúng 3 tờ vé số độc đắc.
Đó là vào chiều ngày 20/9/1991 trên đường đi bó thuốc cho bệnh nhân từ huyện Quốc Oai (thuộc tỉnh Hà Tây cũ nay là Hà Nội) trở về ông có dừng lại ở quán nước gần nhà uống cốc trà đá. Khi ông Cầm đang ngồi uống nước thì một ông lão đến quán mời mua vé số.
“Trên tay ông ta còn lại đúng 3 tấm vé số 4, ông liên tục mời hết người này đến người khác mua giúp để ông sớm được về với gia đình. Tuy nhiên, không ai thèm để ý đến, thấy thương ông nên tôi đã ra mua”, ông nói tiếp.
Ông Cầm tâm sự, lúc mua 3 tấm vé, bản thân chỉ muốn giúp cụ bán vé số chứ không thể ngờ lại may mắn trúng giải độc đắc. Ông cười tươi nhớ lại : “7h tối hôm ấy, chương trình quay số trên Đài truyền hình Hà Nội diễn ra nhưng tôi cũng không để ý. Đang lúi húi nấu cơm dưới bếp thì tôi nghe thấy trên tivi nhà tôi nói vọng xuống loáng thoáng tới mấy con số.
Nhẩm theo lời của tivi, tôi giật mình khi thấy nó trùng với những số trên tờ vé mà mình mua lúc chiều nay. Bỏ dở việc đang làm, tôi chạy lên nhà ngó xem thế nào thì chương trình quay số kết thúc. Tôi thấp thỏm đợi 15 phút sau trên truyền hình trung ương phát lại kết quả xổ số và sung sướng khi cả 3 tờ đều giải độc đắc”.
Có tiền trong tay ông mua cho con trai vừa đậu đại học cái xe máy, số tiền còn lại chia thành các bọc giấu vào các góc nhà.
Bỗng dưng được một số tiền lớn, ông Cầm bàn với vợ : “Có lẽ nhờ các cụ phù hộ mình mới trúng giải”. Sau đó hai vợ chồng ông bà đã cầm một ít tiền về quê xây lại mộ cho bố mẹ, ông bà. Trớ trêu thay, cũng đúng ngày ông về quê xây mộ thì nhà ông bị cháy. Từ đại gia xổ số ông lại bỗng chốc tay trắng.
Hiện tại, vợ chồng ông Cầm vẫn sống trong căn tập thể cũ kỹ tại quận Thanh Xuân với nghề chế thuốc chữa bệnh cứu người. Được biết, đến giờ, bà con nơi ông Cầm sinh sống vẫn truyền tai nhau chuyện ông được lộc trời, trúng liền 3 tờ độc đắc. Nhưng khi kể về người đàn ông này, bà con thường nói bằng một sự kính trọng đặc biệt với hai từ lương y.
5/- Có được vợ đẹp, con ngoan, gia đình hạnh phúc nhờ tấm vé số may mắn : Năm 2011 do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chàng trai nghèo Quách Như Tuấn (24 tuổi, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh. Tại đây, anh tình cờ gặp bà Lê Thị Vụ (chị gái mẹ Tuấn) đang bán vé số dạo. Thấy bác còn lại ba tờ vé trùng dãy số, Tuấn mua một vé. Cuối giờ chiều, đang làm việc Tuấn được bà Vụ gọi điện báo tin trúng giải đặc biệt 1,5 tỷ đồng.
Gia đình Tuấn sau đó trích gần trăm triệu đồng cung tiến chùa ở địa phương. Chàng trai còn dành khoản tiền lớn ủng hộ chính quyền xã xây dựng công trình công cộng. Sau khi xây ngôi nhà hơn 100 triệu đồng, số tiền còn lại gia đình đã gửi ngân hàng.
Trở thành “đại gia”, Tuấn được cánh thanh niên trong làng ngưỡng mộ. Trong lần sang thôn bên chơi, chàng trai tình cờ quen cô gái xinh xắn Cao Thị Nhuần (22 tuổi). Bốn năm sau lần được nhận số tiền thưởng lớn đó, Tuấn đã cưới vợ và có con trai 2,5 tuổi. Dù tiền cũng đã cạn bớt, mỗi lần nhắc lại vận may đó, Tuấn vẫn khẳng định anh có được vợ đẹp, con ngoan và gia đình hạnh phúc là nhờ tấm vé số may mắn.
“Việc lần đầu tiên trúng xổ số không chỉ khiến giúp con trai tôi đổi đời. Nó còn tìm được cô vợ xinh đẹp, hiền lành. Cuộc sống diễn ra rất đỗi hạnh phúc”, bà Lê Thị Thành, mẹ Tuấn cho biết.
6/- Và câu chuyện ông Hết mất tiền : Chiều 28 Tết Canh Dần (2010), ông Hết, ở đường Lạc Long Quân, thuôc quận 11 vùng Chợ Lớn, thuộc diện xóa đói giảm nghèo được một nhà hảo tâm tặng cho chút tiền lì xì. Dùng số tiền này, ông mua 6 tờ vé số. Chiều hôm ấy, trong số 6 tờ vé số ông mua thì có 5 tờ trúng giải đặc biệt, 1 tờ trúng giải an ủi, tổng cộng 7,6 tỷ đồng. Nghe tin ông Hết trúng số, bà con lối xóm kéo đến chúc mừng.
Có lẽ do trí tuệ không còn minh mẫn nên gặp ai ông cũng móc tiền ra cho, chưa kể ông còn làm từ thiện và đền ơn những người đã từng giúp đỡ ông. Chỉ một ngày sau khi trúng số, gần 1 tỷ đồng đã bay hết.
Số tiền còn lại, chính quyền địa phương hướng dẫn ông làm thủ tục, gửi ngân hàng, mỗi tháng lĩnh lãi để ổn định cuộc sống. Ai dè đến cận Tết Tân Mão (2011), bà con trong xóm té ngửa khi biết “tỷ phú” Hết chỉ còn vài trăm triệu đồng mà nguyên do là từ ngày trúng số, bỗng có nhiều người tự xưng là “cháu” tấp nập đến thăm ông mặc dù ông Hết không con cái.
Hàng xóm kể, có người lúc gặp ông đã ôm lấy ông khóc nức nở, miệng gọi “ông“, gọi “bác” xưng “cháu” nghe ngọt sớt. Hầu hết những người đến thăm ông đều được ông cho tiền, ít thì vài triệu, nhiều thì cả trăm.
Đến tháng 7/2010, vợ ông Hết qua đời, một số người “cháu” của ông đứng ra lo đám tang, chi phí ước tính khoảng 500 triệu nhưng thực tế số tiền này vẫn là tiền của ông Hết. Một cán bộ ở phường 5 cho biết, số tiền còn lại trong ngân hàng của ông Hết là 850 triệu đồng. Và vì chuyện cho ai, tặng ai là quyền tự do cá nhân của ông nên chính quyền không thể can thiệp.
Hiện tại, ông Hết được một người thân ở Gò Vấp đưa về nuôi. Hàng xóm cho biết đôi lần ông Hết về thăm xóm cũ và lần nào cũng vậy, ông vẫn giữ thói quen mua vé số với lời khẳng định “từ đây tới chết, tui sẽ còn trúng độc đắc một lần nữa!”. (theo Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét