Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

CHIM DI TRÚ (ĐL)

 
Mùa chim én bay Ngọc Điệp

                          Thiếu nữ Sài Gòn



Thiếu nữ Sài Gòn sinh năm 2001: Vòng 1 lớn giúp tôn dáng và khiến mình trông nữ tính hơn - Ảnh 1.



CHIM DI TRÚ


Tự dưng cứ buồn và cứ nhớ đến em
Người con gái hầu bàn trong quán rượu
Có nét mê hồn của loài chim di trú
Chao liệng làm duyên nhử đám phỉnh phờ

Đôi mắt em long lanh dưới đèn mờ
Tóc rối nhẹ trên bờ vai suông mịn
Làn da trắng khoe những đường bất tuyệt
Làm anh chết trân thành gốc si già!

Đã đậu những đâu, bay qua mấy hẹn hò,
Chưa có tổ nên lượn lờ khuyến mãi(?)
Cho anh thẫn thờ trĩu lòng ái ngại
Thấy thương tình mình và thương cả đời em.

Anh hỏi làm quen, em nói: "Quê Quảng Bình"
Anh cợt trêu: "Lại Thạch Kim, Thạch Nhọn..."*
Sực nghe dội về tiếng bom gầm, đạn thét
Anh hát thầm thì: "Quảng Bình quê ta ơi!..."**

Ôi! Một thời xa quá hóa xưa rồi
Anh bạc mái đầu nên anh còn nhớ
Thế hệ trước "khoan khoan hò..." gian khổ
Chỉ mong một niềm hạnh phúc cánh chim nay!

Em hớp hồn nên anh uống đắm say
Bài thơ yêu thương, học cả đời chưa thuộc!...
Nếu ước được, anh sẽ xin điều ước:
Em đi lấy chồng cho anh được nguôi ngoai.

Tự dưng cứ buồn và cứ nhớ về người
Như kẻ khờ còn uống nhầm thuốc lú
Giữa bạn bè chắc em cười thích thú:
"Có lão già dại gái, tửng từng tưng!...".


                                                                  Trần Hạnh Thu

Chú thích: *Lời thơ trong bài thơ nổi tiếng: "Gửi em, cô thanh niên xung phong" của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
             **Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân.

Thiếu nữ Sài Gòn sinh năm 2001: Vòng 1 lớn giúp tôn dáng và khiến mình trông nữ tính hơn - Ảnh 4. 
 
Đi Về Nơi Xa Remix - Huỳnh Nhật Đông 2017




Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất

Người tinh nghịch là anh dễ thân
Bởi vì thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn”
Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón

Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
Tiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.

Tranh thủ có ánh sáng đèn dù
Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt
Mọi người cũng tò mò nhìn anh
Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối

Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đoạn đường này các em làm đâu
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.

Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
Những con đường như tình yêu mới mẻ
Ðất rất hồng và người rất trẻ
Nhưng chẳng thấy em, cô gái ở Thạch Nhọn Thạch Kim

Những đội làm đường hành quân trong đêm
Nào cuốc nào choòng xoong nồi xủng xoảng
Rực rỡ mặt đất bình minh
Hấp hối chân trời pháo sáng
Ðường trong tim anh in những dấu chân.

Chiếc võng bạc trên đường hành quân
Anh đã buộc nhiều cây xoan cây ổi
Lại đường mới và hàng nghìn cô gái
Ở đâu em tinh nghịch của anh?

Bụi mù trời mùa hanh
Nước trắng khe mùa lũ
Ðêm rộng dài là đêm không ngủ
Em vẫn đi, đường vẫn liền đường

Cạnh giếng nước có bom từ trường
En không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiểu bom nổ chậm
Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy...

Dừng tay cuốc khi em ngoảnh lại
Sẽ giật mình đường mới ta xây
Ðã có độ dài hơn cả độ dài
Của đường xá đời xưa để lại
Sẽ ra về bao nhiêu cô gái
Một ngày mai đường sẽ đứng chơ vơ
Ðể cho đời sau còn thấy ngẩn ngơ
Trước những công trình ngoằn ngoèo trên mặt đất.

Ơi em gái chưa một lần rõ mặt
Có lẽ nào anh lại mê em
Từ cái đêm Thạch Nhọn Thạch Kim
Tên em đã thành tên chung anh gọi:
Em là cô thanh niên xung phong.

Bài thơ viết tại Đức Thọ năm 1968.

Nguồn: Trường Sơn - đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009

Điều chưa biết về cố nhà thơ Phạm Tiến Duật qua lời kể của nhà biên kịch Hồng Ngát

Dân trí Ngày 4/12, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày mất nhà thơ Phạm Tiến Duật (4/12/2007 - 4/12/2017) với sự tham dự của đông đảo văn nghệ sĩ và người yêu thơ. Trong xúc cảm của một người em, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng đã chia sẻ rất nhiều kỷ niệm về cố nhà thơ họ Phạm.

Gặp nhau lần đầu dưới lòng đất!
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát kể, năm 1968, trước khi bà cùng Đoàn văn công Trẻ đi Trường Sơn, nhà văn Tô Hoàng (khi ấy ở Ban tuyên huấn Bộ Tư lệnh Pháo binh) có viết mấy dòng nhờ bà chuyển thư cho nhà thơ Phạm Tiến Duật đang phục vụ tại Đoàn 559 - Tổng cục Tiền phương.
“Chiến tranh, bom đạn, lính tráng nhiều làm sao tìm được anh Duật để đưa thư? Suốt mấy tháng lá thư cứ nằm trong ba lô của tôi. Bỗng một tối, trong hội trường dưới lòng đất của Tổng cục tiền phương, mọi người chỉ trỏ nói rằng, cái anh bộ đội cao cao gầy gầy kia là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Hồi ấy anh rất nổi với giải nhất thơ của báo Văn Nghệ. Tôi mừng quá chạy đến bên chào và nói anh có thư của anh Tô Hoàng gửi. Anh Tô Hoàng và anh Phạm Tiến Duật đều là đồng niên sinh cùng năm 1941, lại cùng học Đại học Sư phạm Hà Nội. Các anh đều gác bút nghiên ra trận. Anh Duật làm thơ, anh Tô Hoàng viết truyện ngắn”, bà Ngát kể thêm.
Chân dung cố nhà thơ Phạm Tiến Duật qua các thời kỳ. Ảnh: TL.
Chân dung cố nhà thơ Phạm Tiến Duật qua các thời kỳ. Ảnh: TL.
Theo bà Ngát thì việc được quen cả hai người anh nổi tiếng là một sự vinh hạnh lớn đối với bà bởi thời điểm đó bà cũng đã tập toẹ viết. Với bà, nhà thơ Phạm Tiến Duật và nhà văn Tô Hoàng lúc đó không khác gì “núi Thái Sơn” trong lòng bà.
“Sau khi đọc thư anh Tô Hoàng gửi, anh Duật tỏ ra quí mến tôi lắm. Anh hay trò chuyện về thơ và nói ở chiến trường nhiều đề tài hay có thể làm thơ lắm. Viết được bài nào tôi đều đưa anh xem. Anh thường lịch sự gật gù khen ngợi vài ba câu động viên... Có lần tôi được chiêm ngưỡng nơi anh ở thì “chao ôi!” bừa ơi là bừa. Giường của các chiến sĩ khác chăn màn ngay ngắn bao nhiêu thì giường anh Duật lại lộn xộn bấy nhiều cho dù đang ở chiến trường. Các Thủ trưởng yêu quí anh nên cũng không vì thế mà phê bình.
Những ngày Đoàn văn công trụ lại ở đoàn 500, anh Duật luôn bị chúng tôi quấy quả. Nào bắt anh kể chuyện chiến trường rồi bắt anh đọc thơ. Khi chúng tôi chụp ảnh chung với Chính uỷ Tổng cục Tiền phương khi ấy là Thượng tá Phan Khắc Hy, anh cũng ngồi chụp cùng. Chúng tôi nhớ mãi anh Duật gầy, gương mặt anh cũng gầy nhưng chỉ có cái mũi là cao và dài (không giống mũi của người Việt lắm). Đám bạn cùng đoàn cứ nghĩ nhà thơ nổi tiếng với cô văn công trẻ thế này dễ nảy sinh tình cảm. Nhưng sự thực thì anh xem tôi như đứa em, mãi cả về sau này anh vẫn coi tôi như vậy.
Thế rồi ba năm sau, năm 1971 hai anh em không hẹn mà gặp lại trên con phố nhỏ ở Hà Nội - ngõ Yên Thế trên đường Nguyễn Thái Học, gần Cửa Nam vì cùng làm dâu, làm rể của hai gia đình sống trên con phố này…”, nhà biên kịch Hồng Ngát nhớ lại.
Bất ngờ làm dâu rể trên cùng một con phố
Bà Ngát nhớ rằng, thời đó bà làm dâu ở nhà số 17, còn nhà thơ Phạm Tiến Duật làm rể nhà số 9. Cùng bên lẻ đi vài trăm mét là sang nhà nhau. .
“Anh ở rể một gia đình lớn, trong ngôi nhà cổ 2 tầng của riêng gia đình vợ anh. Như vậy cũng đủ thấy đó là một gia đình khá giả và hai cụ bố mẹ vợ anh rất hiền hậu, có khá đông con cái. Anh cả của vợ anh, chính là NSND diễn viên nổi tiếng Trọng Khôi (nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam). Chị Vân vợ anh là giáo viên cấp ba. Nghe nói anh là bạn thân của anh Trọng Khôi, theo anh Khôi về nhà chơi và phải lòng em gái anh ấy rồi lấy làm vợ luôn. Chị Vân cũng do mê tài thơ của anh nên anh chị chóng thành đôi thành lứa.
Vợ cố nhà thơ Phạm Tiến Duật trong lễ kỷ niệm 10 năm ngày mất do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ảnh: Hội NVVN.
Vợ cố nhà thơ Phạm Tiến Duật trong lễ kỷ niệm 10 năm ngày mất do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ảnh: Hội NVVN.
Tôi không biết đám cưới của anh như thế nào và sao anh lại ở rể vì tuy cùng con phố nhưng không phải anh em đã biết nhau ngay. Anh quá nổi tiếng ai cũng ngưỡng mộ, còn tôi vẫn làm việc ở Nhà hát tận trên Mai Dịch, luôn mải miết theo đoàn đi biểu diễn khắp nơi rồi lấy chồng sinh con, bận tối tăm mặt mũi nên cũng ít ngó sang bên văn chương.
Một lần vào cuối buổi chiều hè anh bế con đi dong ngoài ngõ, tôi cũng bế con ra hóng gió thế là hai anh em nhận ra nhau. Ngày ấy nhà nào khá lắm mới có một hai cái quạt con cóc do nhà máy điện cơ sản xuất chạy lọc cọc lọc cọc. Chẳng nhà nào có điều hoà nên mùa hè nóng lắm! Cuối chiều các nhà đều bế con ra phố hóng tí gió mát. Có nhà còn bê cả giường bạt ra ngõ nằm chơi hoặc ngủ nữa. Chao ôi! Hà Nội trước 75 thật cơ cực.
Dù anh là nhà thơ rất nổi tiếng thời đó nhưng cũng rất nghèo. Anh chị và hai cậu con trai nhỏ nằm trên một cái phản ở nhà bếp tầng 1. Nóng và trống trải. Đồ đạc chả thấy có gì. Kể về một thời như vậy để thấy thương Hà Nội, thương mọi người trong đó có anh Duật và cả bản thân mình nữa biết chừng nào”, nhà biên kịch Hồng Ngát nhớ lại kỷ niệm đã xa.
(Còn tiếp)
Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964 nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Ông sống, chiến đấu và sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng trên tuyến đường Trường Sơn (8 năm trong tổng số 14 năm quân ngũ).
Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ BáoVăn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam; là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam.
Các tập thơ đã xuất bản của nhà thơ Phạm Tiến Duật: Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971), Ở hai đầu núi (1981), Vầng trăng và những quầng lửa (1983), Nhóm lửa (1996), Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997). Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
Tháng 11-2007, ông được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. Sinh thời, ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”…
Hà Tùng Long

Cô gái từng “lừa” nhà thơ Phạm Tiến Duật giờ ra sao? 

GiadinhNet - Đầu thu 2016 này, tôi gặp lại O Nhị (người miền Trung gọi cô là o - NV) - nguyên mẫu đời thực trong bài thơ “Gửi em cô thanh niên xung phong” của cố nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trong bài thơ này có câu thơ: “Em ở Thạch Kim sao lừa anh là Thạch Nhọn”. O Nhị là một nguyên mẫu đi vào thơ và trải qua hàng chục năm vẫn là hình ảnh đẹp với bao thế hệ thanh niên người Việt. Vậy câu chuyện cô gái thanh niên xung phong “lừa” nhà thơ đó ra sao? Hiện giờ O Nhị thế nào?

O Nhị đang bó rau trước hiên nhà của mình. Ảnh: TG
O Nhị đang bó rau trước hiên nhà của mình. Ảnh: TG
Ký ức về chuyện “lừa” nhà thơ
Tuy là người cùng quê nhưng tôi ít khi gặp O Nhị. Nhớ một lần vào năm 2000, O có nhờ tôi liên hệ gặp nhà thơ Phạm Tiến Duật qua điện thoại. Ngày đó điện thoại di động còn hiếm. Nhà tôi có lắp chiếc điện thoại bàn nên trở thành một công cụ thông tin hữu dụng. Tôi gọi cho nhà thơ Phạm Tiến Duật, hồi ấy ông đang là Phó Trưởng ban Đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam. Anh Duật hẹn sáng mai 9 giờ anh sẽ đến Hội nhà văn và tôi sẽ điện ra cho anh để anh nói chuyện với o Nhị theo số máy bàn của Ban Đối ngoại. Khi nghe tôi nói đã thiết lập được cuộc hẹn với nhà thơ, O Nhị mừng lắm.
Mới 8 giờ sáng, O Nhị đã đi bộ đến nhà tôi dù hai nhà cách nhau khoảng hơn cây số. Trong lúc chờ, O kể cho tôi nghe câu chuyện gặp nhà thơ Phạm Tiết Duật. Đó là năm 1968, O ở đại đội 555 thuộc Tổng đội Thanh niên xung phong 55 san đường lấp hố bom tại đường 15A ở Phú Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Trong tiểu đội O là người cao nhất vì vốn là vận động viên bóng chuyền của Tổng đội, đã từng thi đấu ở Quảng Bình được giải Nhất. O Nhị cao 1m67 và rất khỏe, đã từng vác cả hòm đạn 50 – 70kg để giải phóng hàng cho xe. Tối tối, đơn vị O lại ra đường làm việc. Hôm đó, O mặc chiếc áo phin lơ xanh vì áo quân phục lấm bụi đất đường giặt chưa khô. Tiểu đội O đang san đường thì gặp một đoàn xe tải từ Quảng Bình ra. Vì đường còn vướng hố bom nên nhiều lái phụ xe phải nhảy xuống để làm cọc tiêu chỉ đường. O kể: “Hồi nớ, bọn tui (bọn tôi – NV) có biết ông Duật là ai mô. TNXP với bộ đội lái xe là bạn thân và hay trêu đùa nhau. Thế mà cũng có người thành đôi lứa”.
Trong hồi ức của O Nhị vẫn là hình ảnh những chuyến xe ra tiền tuyến. Mỗi lần xe qua các anh tài xế rất vui tính hỏi vọng xuống: “Có yêu anh không?” thì đám con gái các O cũng đáp lại véo von: “Bao giờ chạch đẻ ngọn tre – Thì em mới lấy lái xe làm chồng”. Nói là nói thế nhưng ai cũng thương cánh lái xe chạy thâu đêm. Anh nào mắt cũng hõm sâu, râu ria mọc lởm chởm không kịp cạo, nhưng dũng cảm lắm. Xe cứ đi lầm lụi, bò lắc lư như con cua càng mà các anh vẫn quay lại tán tỉnh rất nhộn: “Sao lại chê cánh lái xe này”. Lập tức đám O Nhị đáp ngay: “Dại gì mà lấy lái xe – Đi ba cây số còn nghe mùi dầu”. Bữa đó có lẽ vì O Nhị là người cao nổi bật lên hẳn, lại mặc áo màu sáng nên có một anh bộ đội lại gần. Anh ấy dáng dong dỏng cao, đặc biệt có cái mũi trông rất tây, nói giọng Bắc, vai đeo cái Rađio cùng cái sắc - cốt bên người như các anh nhà báo. Anh đó hỏi O Nhị: “Cô ở đâu”. Vốn tinh nghịch từ nhỏ O đáp ngay: “Em ở Thạch Nhọn anh nờ”. Anh bộ đội ngớ ra: “Sao lại có xã Thạch Nhọn”. Đám bạn O Nhị đấm vào lưng nhau thùm thụp cười rũ rượi: “Đúng rồi đó, em nớ ở Thạch Nhọn, còn bọn tui ở Thạch Tày”. Anh bộ đội vui lây với không khí thời chiến rất tươi trẻ ấy lại cười: “Có xã Thạch Tày à?”. Cả đám các o TNXP lại cười rộ lên: “Là Thạch Bằng, cạnh Thạch Kim đó anh à”…
Chưa dứt hồi ức với tôi thì câu chuyện hiện tại với nhà thơ Phạm Tiến Duật đã được kết nối. Hôm đó O và nhà thơ nói chuyện qua điện thoại khá lâu. Lát sau thấy O ra mắt đỏ hoe, tôi hỏi: “Gặp nhà thơ thì vui sao o lại khóc”. O bảo “Anh Duật tình cảm lắm, cứ hỏi mãi về hoàn cảnh của tui và những bạn bè TNXP. Anh còn kể mới viết xong trường ca về tiếng chuông chùa, về những nữ TNXP Thái Bình trở về sau chiến tranh vào chùa đi tu. Anh có đọc cho o nghe một đoạn, không cầm được nước mắt chú ạ”.
Nguyên mẫu ngày nào giờ ra sao?
Tác giả và o Nhị bên gò cá Thạch Kim. Ảnh: TG
Tác giả và o Nhị bên gò cá Thạch Kim. Ảnh: TG
Chúng tôi đến nhà O Nhị vào một buổi chiều nắng vàng hanh hao giữa thu 2016. Phải đến buổi chiều, vì buổi sáng O phải đẩy xe ra gò cá để bán hàng vặt cho những người đi biển. Xe hàng vặt của O đó là vài chục bó rau, mươi củ su hào, ít cân cà chua, rồi những bó hành, ngò... O bảo: “Nghề ni và gánh hàng ni là của mẹ tui truyền lại cho”. Ngôi nhà cấp bốn mà O đang ở là của Công ty Việt Tiến thông qua báo Người lao động cho 20 triệu đồng xây từ năm 1997. O vẫn đi chân đất (nhìn thấy O với đôi chân trần này bất giác tôi lại nhớ đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Cạnh giếng nước có bom từ trường – Em không rửa ngủ ngày chân lấm).
O Nhị đon đả mời chúng tôi vào nhà thân tình như khách quen đã lâu. Tôi không tin nổi vì trước mắt mình không phải là bà lão đã 70 tuổi – O sinh năm 1946. Vẫn tiếng cười nói rổn rảng, vẫn giọng đùa đùa dí dỏm như đối đáp với cánh lái xe, bộ đội hồi đó. Tôi chú ý hơn vì tiếng chiêm chiếp của cả một đàn gà con lục tục quấn quýt quanh chân O. O vãi một nắm thóc và bắt lên từng con gà với cử chỉ thật âu yếm: “Tui sống độc thân nên nuôi đàn gà cho vui, vừa có trứng ăn lại đỡ trống trải. Mà nó tình cảm lắm, đang kiếm ăn dưới bến, nghe thấy tiếng xe lộc cộc đẩy về là nó kéo cả đàn chạy về như muốn chào hỏi chủ nhà rồi mới kéo đi xuống bến kiếm ăn”.
Trong khi chúng tôi đang hỏi chuyện O trong ngôi nhà bài trí đơn giản, có treo mấy tấm ảnh và tấm huy chương thời TNXP thì bất ngờ một đàn chim sẻ từ cây dâu trồng trước sân sà xuống nhặt thóc cùng với bầy gà con trông thật đầm ấm. O Nhị đứng dậy thắp một nén nhang cắm lên bàn thờ cho mẹ. Lại thắp lên nén hương khác nơi có chiếc mũ tai bèo bị mảnh bom xé rách, O bảo: “Mẹ tui thương tui lắm. Rất may là mẹ còn được ở trong căn nhà tình nghĩa này mấy năm trước khi mất”. Nói đoạn, O chỉ vào bát hương thờ có chiếc mũ tai bèo như để giải tỏa sự thắc mắc ngạc nhiên của chúng tôi: “Đây là tui thắp cho bạn bè đồng đội!”. Rồi O nghẹn ngào: “Chiếc mũ đó là của một người lính công binh phá bom bị mất cả hình hài, may còn chiếc mũ rơi ra cách vài chục mét như một di vật của chiến tranh sót lại”. Tôi hỏi O: “Thế ngày đó O có biết chị Võ Thị Tần ở Ngã ba Đồng Lộc không?”. O Nhị nói: “Có chứ. Tui là A trưởng, Tần cũng là A trưởng. Thỉnh thoảng về Tổng đội họp, bọn tui lại gặp nhau, tuy khác đại đội, Tần ít nói, dáng người nhỏ nhắn ngồi họp thường ngồi sau nhưng khi ra mặt đường thì bao giờ cũng dẫn đầu, đi trước. A4 của Tần trước lúc hi sinh đã nổi tiếng nhiều thành tích’’. O đưa tay che đôi mắt đỏ hoe khi nhắc lại người tiểu đội trưởng của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã anh dũng hy sinh trong trong chiến tranh chống Mỹ, giữa tuổi thanh xuân phơi phới đời người.
Món quà biển và giọt nước mắt của nhà thơ nổi tiếng
Câu chuyện của chúng tôi quay về nhà thơ Phạm Tiến Duật – người nổi tiếng với bài thơ "Gửi em cô thanh niên xung phong" mà O Nhị chính là nguyên mẫu. Khi nhà thơ bị ung thư phổi điều trị ở bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khá nhiều người biết và tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của ông. Tôi nhớ trước đó ít lâu có lần ra Hà Nội họp, O Nhị đã gửi cho nhà thơ món quà biển là 1kg mực khô loại 1 rất ngon. O dặn tôi: ‘‘Nhờ chú đưa cho anh Duật uống bia để làm thơ. Bia hơi Hà Nội vốn đã ngon mà uống với mực khô Thạch Nhọn thì còn gì bằng’’. Nói rồi o cười: ‘‘Chú Phú này, mực to loại 1 ta gọi là mực kim’’. Lúc gặp nhà thơ ở cổng trụ sở Hội nhà văn, khi nghe tôi nói o Nhị gửi mực Kim, anh Duật cười phá lên: ‘‘Lại kim, lại nhọn nữa rồi. Kim mà to thế này à?’’.
Và sau đó ít lâu căn bệnh quái ác quật ngã nhà thơ của Trường Sơn một thời, của tiểu đội xe không kính ngang tàng: "Chỉ cần trong xe có một trái tim’’. Trái tim đa cảm, đa tình, đa sầu ấy giờ đập thoi thóp giữa chằng chịt những ống dẫn, những ống truyền, những mũi kim vào ven mạch nổi gân xanh xao của mình. Nhà thơ vốn rất hoạt ngôn giờ nói năng khó nhọc, ngắt quãng. O Nhị được bạn bè nhà thơ và người thân của ông đón ra Hà Nội 5 ngày thăm nhà thơ. Cùng đi với O có cậu con trai đầu của người chị cả. Khi bước lại gần giường bệnh, nhà thơ Phạm Tiến Duật không còn nói được nữa, nhưng vẫn mở mắt đưa bàn tay gầy guộc ra bắt. O Nhị ghé vào tai anh thì thầm: "Anh Duật ơi! em là Nhị TNXP ở Thạch Kim, Thạch Nhọn đây’’. Ông cố mở mắt một lần nữa rồi mệt mỏi nhắm lại. Giọt nước mắt nóng hổi của O rơi uống gò má vàng vọt của ông thì bất ngờ từ khóe mắt nhà thơ ứa ra giọt nước mắt như cả hai muốn hòa tan vào nhau, như có một luồng điện thần giao cách cảm. Ngày nhà thơ mất, nghe tin O thu xếp việc nhà và nhảy xe ra Hà Nội. Lần này Ban tổ chức đã sắp đặt riêng cho O một vòng hoa vào viếng ở nhà tang lễ. Sau đó xe của công ty Dầu khí đưa O xuống nghĩa trang. Gia đình nhà thơ xem O như người nhà. Chị gái anh Duật còn mời O về nhà mình ở Bắc Kạn chơi.
"Người yêu tui cũng làm thơ tặng tui"
Khi nhìn thấy hoàn cảnh neo đơn của O Nhị, nhà báo Bùi Minh Huệ đi cùng đoàn chúng tôi, chắc cũng là phái nữ nên rất đồng cảm hỏi nhỏ: ‘‘Bây giờ O sống bằng nguồn gì và sao lại không lấy chồng? Vì em thấy O cao ráo lại mặn mòi đằm thắm nữa’’. O Nhị bảo: "Mỗi tháng tôi được phụ cấp thương binh loại 4 khoảng 1 triệu đồng còn tất cả sống nhờ cái xe hàng vặt này bán trên gò cá Thạch Kim. Còn chuyện riêng tư dài lắm". O kể: "Sau chiến tranh, tôi được trên cho đi ôn văn hóa và thi đậu vào trường Thể dục thể thao ở Hà Bắc. Nhưng rồi thương hoàn cảnh mẹ một mình thui thủi không đành lòng được, tui lại quay về chăm sóc bà. Hồi còn ở TNXP tôi có yêu một anh bộ đội cơ khí sửa chữa ô tô quê Thái Bình. Cả hai đơn vị cùng đóng quân ở xã Thượng Lộc – Can Lộc. Năm 1973 anh có về thăm nhà ở làng biển. Tui đưa anh đi dạo biển và anh cũng tâm hồn lắm, làm thơ tặng tui có câu: "Biển đẹp lắm em ơi có biết không/ Bao nhiêu ngày tháng vẫn chờ mong/ Hôm nay anh đến cùng em nhỉ/ Cho thỏa lòng ta nỗi ước mong". Nhưng rồi bọn tui phải chia tay vì hoàn cảnh gia đình, tui không thể theo anh để mẹ sống một mình’’.
Chiều xuống muộn, nhưng O Nhị vẫn dẫn chúng tôi ra gò cá, ở đó có chiếc chõng tre được móc với dây khóa, là nơi O thường ngồi bán hàng vặt. O vẫn đi chân đất, bàn chân bấm vào cát mịn, ngón xòe ra, võng xuống. Khi một người trong đoàn hỏi: "Từ nhà ra đây xa thế mà ngày nào cũng đẩy xe hàng ra bán chắc vất vả lắm O nhỉ ?’’. O cười, nụ cười dường như trẻ lại chục tuổi: "Phải, chịu khó để bụng khỏi phải khó chịu chứ’’. Gió biển thổi lộng vào. Lạ thay, mái tóc đã thưa của o vẫn chưa có sợi nào ánh lên màu bạc…
Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú

Cô gái “Thạch Nhọn…” ngày ấy và bây giờ

25/4/2016 06:38 UTC+7
(Công lý) - Tôi gặp bà giữa một chiều tháng tư trời miền Trung đầy nắng với tiếng sóng biển vỗ rì rào. Cô gái “Thạch Nhọn” ngày ấy giờ đây đã là bà lão 70 tuổi, mái tóc điểm bạc cùng làn da sạm đen vì “sóng gió” và thời gian.
Cô gái “Thạch Nhọn” ngày ấy…
Dắt chiếc xe đạp với ngổn ngang nào rau củ quả, bà mở vội cánh cửa mời tôi vào nhà. “Chú ngồi tạm đây đã, bà vừa đi chợ lấy thêm hàng để ngày mai bán, vất vả lắm chú à”. Thời gian trôi, cô gái Thanh niên xung phong tuổi hai mươi, hai mốt tinh nghịch, có cái “miệng ngoa” nhất đám như cố nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết giờ đây nặng vẻ ưu tư, lặng lẽ ra vào trong ngôi nhà cấp bốn hướng nhìn ra biển của mình.
Bà tên đầy đủ là Lê Thị Nhị (SN 1946, trú xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), là cựu TNXP cũng là nguyên mẫu trong bài thơ “Gửi em, cô thanh niên xung phong” của cố nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Bà kể, bà sinh ra và lớn lên ở miền biển Thạch Kim này. Bà là con út trong một gia đình có 5 chị em, khi bà được 1 tuổi, cha đi vận tải ở Thanh Hóa bị địch bắn chết. Đến năm 1945, khi cơn đói tràn về khắp miền quê, ba anh chị trước của bà đều không qua được, chỉ có người chị đầu là thoát. Mẹ bà cũng từ đó “tay thúng tay mẹt” ra bám gò biển này mưu sinh.
Đến năm 1967, bà Nhị lúc đó là cô gái tuổi 21, chứng kiến đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, bà viết đơn tình nguyện vào TNXP, thuộc Đại đội 555, Tổng đội TNXP 55 có nhiệm vụ san đường, lấp hố bom ở tuyến đường 15A thuộc Phú Lộc, huyện Can Lộc. “Ngày nhận được giấy gọi của đơn vị, tui phải giấu mẹ để đi vì sợ nhà neo người lại thân con gái mẹ tui không đồng ý”- bà Nhị nói về ngày làm đơn tự nguyện vào TNXP.
Cô gái “Thạch Nhọn…” ngày ấy và bây giờ
Cô gái "Thạch Nhọn"... ngày ấy giờ đây đã 70 tuổi.
Tuyến đường 15A ngày đó bị giặc thả bom ác liệt, mảnh đất này được ví như túi bom của cả nước. Để đảm bảo cho xe ta đi lại kịp tiếp tế lương thực, súng đạn cho tiền tuyến, nhiệm vụ hàng đầu mà tiểu đội bà phải đảm nhận là thông được đường và rà phá bom mìn chưa nổ mà giặc thả xuống. Thân con gái lại nhận nhiệm vụ hiểm nguy, cái chết luôn rình rập nhưng dường như lúc đó cái chết chẳng còn trong tâm trí của những nữ TNXP này. Bà cùng đồng đội ngày đêm bám đường quan sát để phá được những quả bom mà quân thù ném xuống.
Rồi cũng trong những năm tháng sống dưới bom đạn quân thù này, nữ TNXP Lê Thị Nhị đã vô tình bước vào những vần thơ của cố nhà thơ Phạm Tiến Duật. Đó là kỉ niệm mà mãi mãi bà không thể quên.
Đó là vào một tối năm 1968, tiểu đội bà làm nhiệm vụ như bao ngày khác là san lấp đường để cho xe qua. “Trời tối thấy được nhau là nhờ pháo sáng do máy bay giặc thả xuống, lúc đó chúng tôi vừa lấp hố bom vừa hát rồi có một chú bộ đội nhảy từ trên xe xuống hỏi chuyện làm quen. Hỏi quê chúng tui ở mô (đâu), khi chú ấy hỏi đến tui thì tui nói: “Quê em ở Thạch... Nhọn!”. Chú bộ đội ấy ngơ ngác rồi thắc mắc: “Thạch Nhọn là đâu? Lúc đó chúng tui cười ồ lên. Thạch Kim là Thạch Nhọn đó, có vậy cũng không hiểu được – Tui nghĩ trong bụng vậy chứ không giải thích", bà Nhị cười nhẹ kể lại.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi đầy tiếng cười ấy không ai nghĩ rằng đó cũng là “cơ duyên” đưa bà vào những vần thơ sống mãi với thời gian: “... Em ở Thạch Kim sao em đùa bảo anh là Thạch Nhọn/ Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón/ Cái miệng em ngoa cho bạn em cười giòn/ Giọng Hà Tĩnh buồn cười đáo để...”
Bà kể tiếp, sau đó một thời gian, khi bài thơ “Gửi em, cô thanh niên xung phong” của anh Phạm Tiến Duật được đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam thì bà gặp rắc rối. "Lúc đó tui đang làm nhiệm vụ ngoài đường thì có lệnh của Đại đội trưởng kêu về gấp, chưa hiểu chuyện gì thì vị  Đại đội trưởng nói: “O nói chi mà để người ta đọc trên Đài nói lừa Thạch Nhọn với Thạch Kim rứa? May họ là nhà thơ chứ cán bộ thì o tội to lắm.” Lúc đó tui sợ lắm, ngồi im một lúc lâu mới giải thích được, còn năn nỉ xin Đại đội trưởng đừng đuổi tui về, có kỉ luật thì cũng cho tui ở lại chăn trâu bò chứ đuổi về nhà thì mang tội với mẹ, với làng xóm lắm".
…và bây giờ
Sau những năm tháng cống hiến tuổi xuân nơi chiến trường, bà mang thương tật trở về với gò biển quê mình, nơi có người mẹ già ngày một già thêm vì trông ngóng… Cũng từ đó, hai mẹ con bà quanh quẩn bên gánh hàng nhỏ nuôi sống nhau qua ngày.
Chiến trường trở về, bà không còn là cô gái đôi mươi nữa, cũng từ đó không biết bao nhiêu lần bà khóc vì những lời mẹ già giục con gái kiếm lấy tấm chồng cho đỡ hiu quạnh.
“Biết mẹ tui sốt ruột, lại thương con gái nên mới giục lấy chồng nhưng số phận nó cứ như trêu tui chú à. Người mình thương thì ngại chuyện “ở rể” không dám quyết, người thương mình thì mình lại không thương họ được. Còn lấy chồng mà phải xa mẹ thì tôi không làm được…” – bà nói mà giọng nghẹn lại.
Để rồi cứ thế, khi mẹ mất, người con gái đã gần 70 tuổi vẫn là con gái của mẹ mà chưa phải là dâu con của ai.
Mẹ mất còn mình bà lủi thủi qua ngày với mớ hàng rong bám nơi gò biển, lâu lâu lại qua người chị gái để tìm chút tình thân. Nhưng rồi chị gái bà cũng mất sau đó, đời bà lại thêm hiu quạnh.
Gạt đi giọt nước mắt khi chạm vào vết thương lòng, bà trở về thực tại với nỗi lo mưu sinh. Cuộc sống hiện tại của bà khá khó khăn vì mức phụ cấp cho thương binh loại 4/4 mà bà hưởng chỉ được 970 ngàn/tháng. Gánh hàng bám biển mỗi ngày cũng chẳng được mấy so với mức sống hiện giờ.
“Giờ còn có sức, còn bám lấy được gánh hàng vụn vặt này để qua ngày, chỉ sợ vài năm nữa già yếu không đẩy được xe hàng đi bán thì quả thật tui không biết trông ngóng vào gì nữa chú à” – bà Nhị tâm sự.
Cô gái “Thạch Nhọn…” ngày ấy và bây giờ
Bà Nhị sợ mai đây già yếu, không còn đẩy được chiếc xe hàng này nữa thì không biết trông ngóng vào ai
Bà Nhị cho biết thêm, ngôi nhà mà bà đang ở đây được “khang trang” như vậy là cũng nhờ vào sự đóng góp của rất nhiều nhà hảo tâm. Nếu không có những tấm lòng đó thì bà vẫn đang sống trong căn lều lụp xụp, mưa nắng đều tới thân.
Trở lại câu chuyện về kỉ niệm với tác giả đã đưa bà vào những vần thơ. Bà cho biết, năm 2000, nhà thơ Phạm Tiến Duật có gọi điện mời bà ra Hà Nội chơi nhưng lúc đó bà bận, lại ngại nên không đi được. Sau đó, cho đến năm 2005 khi nghe tin nhà thơ ốm nặng, bà mới ra thăm khi ông trên giường bệnh.
“Lúc đó, tui ra Hà Nội đến bên giường bệnh thì anh Duật không còn nói được nữa. Tui ghé sát vào tai anh Duật rồi thì thầm: “ anh Duật ơi, em là Nhị, cô gái TNXP ở Thạch Kim…Thạch Nhọn nghe tin anh ốm nên ra thăm đây”. Lúc đó, anh Duật mở mắt rồi đưa tay ra nắm lấy tay tui.” - Giây phút ngắn ngủi đó khiến cho bà ứa nước mắt mỗi khi nghĩ về. Và đó là lần cuối mà bà được gặp lại tác giả bài thơ “Gửi em, cô thanh niên xung phong” vì sau lần gặp đó ít ngày nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đi xa mãi.
Chiều muộn trên bến biển Thạch Kim, tôi thấy ngoài xa những chiếc thuyền vừa về cập bến với thành quả của một ngày dài đánh bắt, người đến xem mua rộn ràng tiếng cười nói. Và tôi cũng thấy, có một cựu TNXP ngồi buồn lặng lẽ, thả trôi đôi mắt mình theo những làn sóng dập dờn ngoài xa.
Bá Mạnh

Hoàn cảnh ra đời bài thơ “GỬI EM CÔ THANH NIÊN XUNG PHONG”

Bài thơ viết tại Ðức Thọ, năm 1968

Năm 1965, địch ném bom miền Bắc, Hà Tĩnh- mà đặc biệt là ngã ba Đồng Lộc là một túi bom của Bắc miền Trung. 1 năm sau, theo tiếng gọi thiêng, o Nhị và bạn bè lên đường, người đi bộ đội vào các chiến trường, người vào thanh niên xung phong đến với những trọng điểm bị địch bắn phá ác liệt, để bảo vệ những tuyến giao thông nối từng phút lộ trình Bắc-Nam. O Nhị vào ngã ba Đồng Lộc, thuộc quân số của C4- Tổng đội TNXP 55 khi o tròn 20 tuổi.

O Nhị nhớ lại thời mình trở thành nguyên mẫu bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật: “Hồi đó, đoàn xe của đường dây 559 trong Nam ra thì dừng lại Đức Thọ. Một anh bộ đội có cái mũi rất thẳng và giọng Bắc ngọt lịm nhỏ nhẹ như con gái: “Quê em ở đâu?”, o trả lời: “Quê em qua Thạch Bằng rồi đến Thạch nớ là Thạch Nhọn eng nờ”. Cả tiểu đội con gái cười giòn như pháo. Sau đó anh bộ đội ấy hỏi ra mới biết Thạch Nhọn là Thạch Kim, và mãi sau này bài thơ phát trên đài o mới biết anh đó là Phạm Tiến Duật và là nhà thơ, nhà báo chứ lúc đó biết ông là ai? Khi bài thơ được phát thì đơn vị có gọi o lên khiển trách "tại răng lại đi nói dối anh bộ đội”.
 tnxp
 
Quảng Bình quê ta ơi - Bùi Thị Thuý( giải nhất dân ca THTH tp HCM)

Nhà thơ Phạm Tiến Duật phiêu bạt cùng số phận

Phạm Tiến Duật ngồi đó, im lặng trong buổi sáng mong manh, trên chiếc ghế mây nhỏ và đặt trong lòng là chú chó phốc bé như một củ khoai, lớn tiếng đành hanh người lạ. Phía sau lưng ông là chiếc tủ tường với cơ man búp bê, thú nhồi bông.

Lê Thị Thanh Bình
Phạm Tiến Duật mặc áo phông màu đỏ trên nền quần đen, các gam màu trên trang phục của ông luôn luôn nổi bật. Một lần nữa tôi không tài nào nhận ra ông trong cảm giác của mình.
"Cuộc đời anh chẳng có gì đâu
Toàn những thứ có trời mà biết được"
  (thơ nước ngoài)
Nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Đã có rất nhiều lúc, thật vô lý, tôi cứ không chịu gắn hình ảnh người đàn ông gầy gò, thư sinh và có phần hơi "ẻo lả"của cái ông nhà thơ Phạm Tiến Duật hay đọc thơ, hay nói trên truyền hình với một người đàn ông khác, một người đàn ông lấm trần khói lửa, vạm vỡ, mạnh mẽ thông minh và láu lỉnh đến sắc lẻm trong những bài thơ nổi tiếng thời chống Mỹ: Gửi em cô thanh niên xung phong; Tiểu đội xe không kính; Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Những bài thơ mà tên của tác giả nổi tiếng đến mức cả một thời chống mỹ không ai không nhớ, không sùng bái như một dũng sĩ trong chiến trường.
Sau này có dịp đọc tạp bút Vừa làm vừa nghĩ của ông, tôi càng giật mình hơn bởi nhà thơ nổi tiếng nơi chiến trận năm xưa chính là một nhà lý luận phê bình có cái đầu của một viện sĩ thông tuệ bậc nhất. Trong những trang tự sự nhỏ nhoi Vừa làm vừa nghĩ mỗi một mẩu viết là một thông điệp có sức hàm chứa khổng lồ. Càng đọc Phạm Tiến Duật, càng thấy ông thông minh, ý tưởng sắc bén, chữ nghĩa bùng nổ, cái vốn liếng kiến thức đồ sộ ẩn chứa thấp thoáng sau những trang viết khiến cho tôi nể trọng.
Nhưng trong giới văn nghệ sĩ, có nhiều nhân vật khả kính, nhiều bạn văn chương lại nói về Phạm Tiến Duật như một người sống lạc thời, Phạm Tiến Duật sinh ra với sứ mệnh một biểu tượng anh hùng trong thời chiến. Đây không phải là lần đầu tiên tôi ngẫm nghĩ về những gì thiên hạ vẫn thường bình luận và phán xét về những người nổi tiếng. Nhưng đối với nhà thơ của những năm tháng binh lửa như Phạm Tiến Duật, tôi thấy có điều gì đó thật bất nhẫn.
Có lẽ tôi không biết gì về nhà thơ Phạm Tiến Duật ngoài bấy nhiêu những cảm giác. Cho đến một ngày, một số phương tiện thông tin đại chúng ồn ã lên với cái tin điếng người: "Phạm Tiến Duật bị ung thư phổi". Sau cơn choáng váng và những bài viết chia sẻ là những câu chuyện bàn tán mặn lời. Con người đến cả khi cận kề với bi kịch, với nỗi đau, và kể cả cái chết, tôi vẫn cảm giác như họ luôn luôn hoài nghi với tất cả, kể cả những sự xúc động chân thành nhất. Họ sợ bị cảm giác đánh lừa mình.
Lại nhớ đến lần nghe tin nhà thơ Đồng Đức Bốn bị ung thư, không ít người dè bỉu: "Dào ôi, tin gì cái ông Đồng Đức Bốn bán giời không văn tự". Giờ đây, đã qua một giỗ đầu của thi sĩ tài hoa với những câu lục bát trên trời, đã qua giỗ đầu của biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ bạc số với căn bệnh hiểm nghèo, Hoà Vang, mới đây là Trịnh Thanh Sơn đã xếp bút nghiên về trời... và giờ lại đến Phạm Tiến Duật bệnh trọng. Tôi nghĩ nếu mình không viết về ông, tôi sợ lại bỏ lỡ mất một khoảnh khắc hiếm hoi, tôi được tiếp cận với nhà thơ của Trường Sơn. Và cái quan trọng nhất là tôi muốn tìm kiếm câu trả lời cho một thần tượng văn học một thời.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật tại Vaima (CHLB Đức).
Nhà thơ Phạm Tiến Duật tại Vaima (CHLB Đức).
Phạm Tiến Duật ở ngõ Văn Chương nhưng lại là ngôi nhà không có số, nằm sâu trong những nhách nhỏ ngoắt ngéo. Đây là ngôi nhà riêng của người bạn mà ông đã chọn ghé chân sau bao nhiêu những phiêu bạt của số phận. Tôi đã bắt đầu bức chân dung về ông bằng những câu hỏi lan man và vô nghĩa. Với Phạm Tiến Duật, càng nói chuyện với ông, tôi càng vu vơ, càng lạc bước, càng không đâu vào đâu. Và tôi làm mệt ông bởi những đòi hỏi của mình. Phạm Tiến Duật nói rất khó khăn. Những cơn đau nơi cổ họng làm cho ông mất tiếng, ông kiên nhẫn hàng tiếng đồng hồ để giúp tôi hoàn thành công việc.
Rồi ông cũng ngơ ngác, lúng túng không kém tôi vì chẳng biết nói gì về bản thân mình. Cuộc đời của ông ư? "Có trời mới biết được", ông cười. Sau những hồi lại của ký ức, Phạm Tiến Duật nói rằng: "Cuộc đời mình là một cuộc phiêu bạt cùng số kiếp. Từ nhỏ, những năm tháng đi bộ tới 10 km để đến trường đã nuôi trong tôi mầm mống của một kẻ phiêu bạt đó đây". Đến cấp ba thì đi trọ học ở Trường Hùng Vương - Phú Thọ.
Mang củi, mang gạo từ nhà đến nơi trọ học. Một năm học đổi chỗ trọ tới vài lần, làm sao để gần được thư viện tỉnh đển mượn sách đọc. Tính di chuyển, xê dịch đã có trong Phạm Tiến Duật từ ngày đó báo hiệu một tính cách, một lối sống phiêu bạt ghê gớm. Tính phiêu bạt đó càng có dịp phát triển mạnh mẽ hơn trong quân đội, đưa thày giáo tương lai vào cuộc chiến tranh binh lửa. Phạm Tiến Duật hăm hở khoác ba lô vào chiến trường sau khi tốt nghiệp đại học Sư phạm.
Nhập ngũ vào đơn vị Tiểu đoàn 24 pháo cạo xạ Tây Bắc, Phạm Tiến Duật xin chuyển về Cục vận tải quân sự - Tổng cục hậu cần chỉ vì thích được di chuyển, đi đây đi đó. Phạm Tiến Duật đã trang bị hành trang cho đời lính của mình bằng chiếc xe đạp quý giá mà gia đình mua cho ông. Trước khi vào chiến trường, chiếc xe được sơn bằng màu xanh lá cây, khung xe viết hai chữ "chống Mỹ" và cứ thế cùng với chiếc ba lô con cóc, Phạm Tiến Duật quẳng chiếc xe đạp lên thùng xe, rong ruổi theo những đoàn xe vận tải chở hàng hóa, tiếp phẩm, tiếp đạn vào chiến trường.
Từ đó, con đường nơi chiến trận cứ dài ra tiến sâu vào nơi ác liệt. Bắt đầu từ Binh trạm 10 Thanh Hóa, sau vào Binh trạm 11 Nghệ An, Binh trạm 12 ở Quảng Bình... Lúc bấy giờ trên chỉ thị thành lập Tổng cục Tiền phương gọi tắt là Bộ tư lệnh 500, sau đó sát nhập với Bộ tư lệnh 559 - BTL Trường Sơn, Phạm Tiến Duật nghiễm nhiên trở thành lính Trường Sơn và cứ thế phiêu bạt dần vào mặt trận. Phạm Tiến Duật kể rằng: "Tất cả giấy tờ, quân số của tôi để lại ở Cục Vận tải, tôi cứ thế phiêu bạt dần vào mặt trận. Tôi không hề biết lái ôtô, tôi chỉ cùng với những người lính vận tải, bám theo xe nọ, nối gót theo xe kia. Không có ai cử đi công tác mà tôi tự đi, tôi theo những người lính vào mặt trận.
Đến khi vào sâu chiến trường, tôi gửi xe đạp ở nhà dân trong làng rồi cứ thế đi tiếp. Chính vì sự công tác một cách vô kỷ luật, và sự vô kỷ luật lặp đi lặp lại nhiều lần, tái diễn liên tục nên tôi bị cắt đảng viên dự bị. Từ đó không kết nạp đảng được, mãi sau về Hội văn nghệ rồi mới bắt đầu được xét kết nạp lại. Cái sự đi bạt mạng của tôi còn ghê gớm ở lần dẫn đoàn các nhà văn đi thâm nhập chiến trường do nhà văn Nguyễn Đình Thi dẫn đầu.
Đoàn gồm 4 người, tôi, anh Thi, anh Tế Hanh và anh Đinh Thăng Định. Tiến sâu vào miền Nam, chia nhỏ làm hai đoàn, anh Thi và anh Định vào miền Tây Nam Bộ, còn tôi và Tế Hanh vào Củ Chi, sau đó giải phóng Buôn Mê Thuật lại trở ra và tiến vào nội thành Sài Gòn". Theo lời Phạm Tiến Duật thì chuyến phiêu bạt đó khá dài, vào Sài Gòn sau giải phóng, Phạm Tiến Duật còn lang thang mãi tới tận hơn nửa năm sau mới quay trở về đơn vị cũ. Những tháng ngày lang thang ở đất Sài Gòn, Phạm Tiến Duật đã ở nhà Trịnh Công Sơn, nhà của nhà văn Lê Tất Điều, nhà văn Nhật Tiến. Thời gian này Phạm Tiến Duật có bài thơ gửi Khánh Ly.
Học xong 4 năm đại học, phiêu bạt vào chiến trường 14 năm, ra quân Phạm Tiến Duật mang hàm thiếu uý. Rồi chuyển về công tác ở Ban văn nghệ Hội văn nghệ Việt Nam cho đến nay, mặc dù có trải qua chút ít những thay đổi nhỏ về nhiệm vụ chức trách. Ông lại tiếp tục đi nhiều, đến lại những nơi ông từng đặt chân qua, về lại những nơi ông đã trú chân trên con đường ra trận ấy. Ông nói nhiều, bày tỏ những xúc động chân thành, lại sống hết mình với những mảnh đất ông đã sống.
Trước khi ông lâm bệnh, Phạm Tiến Duật là Chủ tịch Quỹ Mãi mãi tuổi 20. Tôi cứ nghĩ mãi sự phiêu bạt trong cuộc đời thực và đời sống văn chương của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Không có ai xô đẩy ông vào sự phiêu bạt ấy mà đó là số kiếp của ông, số kiếp văn học là vậy. Phạm Tiến Duật đã đi tìm sự cân bằng cho chính những thiếu hụt của chính mình. Đi, xê dịch, di chuyển là để tìm kiếm những sự cân bằng cho thiếu hụt ấy.
Phạm Tiến Duật ôm con chó nhỏ vào lòng và trầm ngâm. Trong một buổi sáng mong manh như thể mọi thứ đều không có thực, đều tan biến đi chỉ cần một tiếng động vỡ nào đó của cái đời sống thường nhật này, Phạm Tiến Duật chịu đựng những cơn đau như thể ông chưa từng trải qua bất kỳ cơn đau thể xác nào khác. Không cảm giác về bệnh tật, về đau đớn, về những nỗi mơ hồ nào khác với cái chết, ông nói với tôi về bản thân cuộc sống, về những chiêm nghiệm của một người từng trải.
Cuộc sống theo ông chính là mất thăng bằng và lấy lại thăng bằng. Sự chuyển động đã là sự lấy lại cân bằng. Thiếu hụt chính là sự mất thăng bằng, trong đời sống tình cảm. Ông viết Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây vì thiếu nhau, viết Lửa đèn vì thiếu lửa, thiếu ánh sáng; viết về cô gái Thạch Kim nhưng không còn ở Thạch Kim nữa mới thành ra "Thạch Nhọn"... Nhưng cho đến lúc này, sau khi đã phiêu bạt cùng số phận cùng số phận văn học của những trang sách, đến với sự phiêu bạt văn học giữa những cánh rừng, buộc phải quên đi văn học trong trang sách để tìm kiếm nhặt nhạnh văn học ở giữa cánh rừng già. Rồi từ văn học ở giữa cánh rừng già, Phạm Tiến Duật lại lội ngược trở về văn học cổ điển.
Từ văn học cổ điển Việt Nam, Phạm Tiến Duật lại làm cuộc phiêu bạt trở lại với các bạn bè thời chống Mỹ. Không biết cuộc phiêu bạt trong số phận của ông lần này có phải là cuộc phiêu bạt cuối cùng không? Phạm Tiến Duật lặng lẽ cười. Ông nói: "Sự phiêu bạt ấy có bao giờ chinh phục được cái thiện toàn bộ hay không, hình như Duật không trả lời được. Nếu lần này Duật khỏi bệnh Duật cũng không trả lời nổi. Loài người hình như chưa trả lời được câu hỏi tại sao, vì trả lời được câu hỏi này gần như là trả lời cho câu hỏi như thế nào..."
Giờ đây số kiếp lại bỗng chốc dồn đuổi nhà thơ áo lính một thời vào cuộc phiêu bạt mới của số phận. Ngày xưa, những lần ngồi kê bàn viết trong lán trại của chiến trường, những mảnh bom lia phạt đứt chân bàn không thấy sợ. Những lần thèm thuốc lào châm thuốc rít trên mép quả bom nổ chậm, thấy mạng mình lớn nên bật cười với cái sự may mắn lạ kỳ. Vậy mà nay sống giữa thời bình, tử thần lại rình rập mạng mình trong những căn bệnh tai quái. Số phận của những nhà văn mấy ai mà không bi kịch. Thôi đành ngậm ngùi an ủi và cầu mong cho ông vượt qua để trở về bình an trong cuộc phiêu bạt cuối này.
(Nguồn: An Ninh Thế Giới)

 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét