Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Tư liệu về vũ tru 8

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Khám phá mới về quá trình hình thành các ngôi sao và hành tinh

Theo một tài liệu nghiên cứu mới đây, ánh sáng từ các đám mây vũ trụ, nơi mà các ngôi sao và hành tinh được sinh ra có thể sớm bộc lộ nhiều bí ẩn về các vùng sinh sao đó.

Những đám mây phân tử lạnh chính là những cái nôi sinh ra những ngôi sao và hành tinh. Ở đó, những cụm khí đậm đặc bị đổ sụp vào và hình thành lên các tiền sao và những vùng khí bụi khổng lồ xung quanh có thể tạo ra những hành tinh giống như Trái đất. Nhưng thực sự quá trình này diễn ra như thế nào thì phần lớn vẫn nằm trong bức màn bí ẩn bởi vì chính các đám mây vũ trụ đó lại che phủ những gì diễn ra bên trong nên các nhà thiên văn học không thể nhìn rõ với ánh sáng khả kiến.

Trong nghiên cứu mới này, nguồn ánh sáng với cái tên “xuyên tâm” (coreshine) được chiếu sáng từ trong lõi của các đám mây có thể bộc lộ những bằng chứng về sự hình thành của những ngôi sao và hành tinh theo thời gian.

Ánh sáng xuyên tâm từ đám mây Lynds Dark Nebula 183 (L183 hay LDN183). Lõi của đám mây này được bộc lộ dưới sự nhiễu xạ mạnh của chùm sáng hồng ngoại bởi các hạt bụi có kích thước cỡ micromet. Hiện tượng này được phát hiện ra trong phân nửa số đối tượng nghiên cứu. Credit Image: Laurent Pagani/Data. NASA.

Vào năm 2005, ống kính vũ trụ hồng ngoại Spitzer của NASA đã phát hiện ra những tia hồng ngoại phát ra từ nhân của một đám mây phân tử lạnh, không có sao cách chúng ta khoảng 400 năm ánh sáng. Đám mây này có biệt danh L183 và nặng xấp xỉ khoảng 80 lần Mặt trời.

Luồng ánh sáng hồng ngoại từ L183 phát ra có vẻ như là kết quả của ánh sáng sao đi xuyên qua đám mây và bị tán xạ bởi những đám bụi trong lõi của đám mây đó. Bước sóng của những tia hồng ngoại đó cho thấy kích thước các hạt bụi ít ra là bằng 1 micron (khoảng 1/100 đường kính sợi tóc người).

“Bạn có thể cho rằng những hạt bụi đó là các tấm gương nhỏ” Laurent Pagani, một nhà vật lý thiên văn tại Đài quan sát Paris nói “ Nếu tấm gương nhỏ hơn nhiều so với bước sóng ánh sáng thì ánh sáng sẽ không quan tâm tới tấm gương đó nữa” (ý nói guơng nhỏ hơn bước sóng sẽ không có tác dung phản xạ).

Kích thước của những hạt bụi đó lớn hơn khoảng 10 lần so với kích thước bụi trung bình được cho là đã tạo ra các đám mây phân tử. Do đó, bức xạ hồng ngoại trên có thể làm sáng tỏ về sự hình thành của những khối tạo sao và sự phát triển của các hành tinh.

Giờ đây, các nhà khoa học còn cho biết, hiệu ứng ánh sáng xuyên tâm (coreshine) không chỉ là của riêng của đám mây L183 mà thực sự khá phổ biến trong nhiều đám mây phân tử ở khắp trong dải Ngân hà. Pagani và các cộng sự đã sử dụng kính Spitzer để khảo sát lõi của 110 các đám mây phân tử khác nhau và khoảng một nửa trong số này có hiệu ứng ánh sáng xuyên tâm rõ ràng.

Những nghiên cứu tiếp theo của ánh sáng xuyên tâm làm hé lộ nhiều chi tiết về tính chất của các hạt bụi là nguyên nhân tạo ra hiệu ứng này. Theo Pagani do kích thước của những hạt bụi đó phải lớn dần theo thời gian, ánh sáng xuyên tâm có thể cho biết tuổi của những đám mây đó. Ngoài ra vị trí của các chùm bức xạ hồng ngoại còn có thể liên quan tới cấu trúc bên trong của các đám mây phân tử này.
Toàn bộ những thông tin quý giá trên cuối cùng có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu sự hình thành của các ngôi sao và hành tinh.

“Từ lâu rồi, các mô hình về sự phát triển của những hạt bụi vũ trụ là quá chậm - thường kéo dài tới hàng trăm triệu năm- và thường không đáng tin cậy” Pagani nói. Theo ông, mô hình mới được đồng nghiệp Chris Ormel thuộc Viện Max Plank - Đức, viết có thể cho độ chính xác cao hơn và phù hợp với những quan sát mới đây.

Thohry
Theo Space.com

Các kiểu nổ sao trên vũ trụ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các kiểu nổ sao trên vũ trụ được chia làm 3 loại lớn:
- Vụ nổ tân tinh: là vụ nổ nhỏ nhất của vì sao khi nổ phát ra nguồn năng lượng khổng lồ. Các hành tinh gần đó có thể bị nổ tung cùng vì sao này. Sau khi nổ vì sao trở thành sao "lùn" trắng nó một quả cầu nhỏ và rất đặc.
- Vụ nổ siêu tân tinh: super nova Vụ nổ này rất mạnh năng lượng của nó được giả phóng hết.
- Vụ nổ mạnh nhất: hyper nova Vụ nổ này mạnh nhất sau khi nổ để lại sao lùn trắng và sao lùn trắng bắt đầu quay vòng khi đang quay phát ra tia X.

Các nhà khoa học phát hiện một dạng nổ sao mới

Một vụ nổ sao theo dạng mới đã được phát hiện - vụ nổ được gọị là nova tia gamma đã phát ra những tia bức xạ với năng luợng cao nhất trong vũ trụ - tia gamma.

Nổ sao nova là vụ nổ nhiệt hạt nhân mạnh do một sao lùn trắng gây ra khi nó được ‘tiếp liệu’ từ một ngôi sao đồng hành vói nó. Không giống nổ sao supernova, các vụ nổ nova không phá hủy chính các ngôi sao. Các nhà nghiên cứu mong đợi và đã nhìn thấy thấy tia X do các sóng tạo ra bởi các đám khí giãn nở trên các ngôi sao gây ra nổ nova. Nhưng không giống các vụ supernova, họ không hề phát hiện ra các tia gamma từ các vụ nổ nova.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu bằng cách sử dụng kính thiên văn vũ trụ Fermi Large Area đang bay trên quỹ đạo Trái đất, đã phát hiện ra một vụ nổ sao nova phát ra các tia gamma, thậm chí còn mạnh hơn các chùm tia X. Kính Fermi Large Area là thiết bị phát hiện tia gamma nhậy nhất từng được phóng lên vũ trụ.
“Đây là vụ nổ sao nova tia gamma đầu tiên được phát hiện” Teddy Cheung, một nhà thiên văn vật lý tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân ở Washington nói.

Nổ sao tia gamma
Các tia gamma bí ẩn trên đã phát đi từ một cụm sao đôi với tên gọi V407 Cygni cách chúng ta khoảng 8800 năm ánh sáng, bao gồm một sao lùn trắng và một ngôi sao khổng lồ đỏ đang hấp hối. Các tia gamma phát ra sau khi vụ nổ nova được một nhà thiên văn nghiệp dư người Nhật phát hiện ra hồi tháng 3. Cụm sao này bùng phát mạnh và có độ sáng đạt cực đại và chỉ dưới ngưỡng nhìn thấy bằng mắt thường một chút, và sáng hơn bất cứ thời điểm nào trong suốt 75 năm, thời gian các nhà thiên văn theo dõi cặp sao này.
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng các chùm tia gamma được tạo thành khi các sóng xung kích của vụ nổ nova va chạm với những đám khí đậm đặc phát ra từ ngôi sao khổng lồ đỏ. Các proton và electron được gia tốc mạnh lên mức năng lượng rất cao khi có va chạm, và tiếp đó chúng phát ra các tia gamma.
“Khi những đợt sóng lan truyền ra phía ngoài, chúng đóng vai trò như những xe ủi tuyết, quét đi những khối vật chất do gió sao tạo ra và tạo những sóng xung kích ở mặt ngoài của sóng” Adam Hill, một nhà vật lý thiên văn tại trường ĐHTH Joseph Fourier – Grenoble, Pháp giải thích.

Một phát hiện đã đuợc dự báo
Trong nhiều vụ nổ nova, ngôi sao đồng hành với ngôi sao lùn trắng trong hệ thường là các sao thuộc dạng trung bình trong chu trình sao, và vì vậy chúng không có “gió sao” đậm đặc như trong trường hợp ngôi sao khổng lồ đỏ trong hệ V407 Cygni và do vậy chúng không có đủ vật chất để tạo thành các tia gamma. Có rất ít các hệ sao đôi được cho là có thể kết hợp giữa một ngôi sao lùn trắng đang bùng phát các đợt nổ nova với một sao khổng lồ đỏ, và do vậy các nhà nghiên cứu cho rằng các vụ nổ nova đi kèm với tia gamma là tương đối hiếm.

“Khám phá ra một cái gì đó mới và không dự đoán trước được luôn luôn phấn khích. Những vụ khám phá kiểu như thế này chính là lý do tôi lại muốn làm một nhà khoa học” Adam Hill kết luận.
Các nhà khoa học tại chương trình phối hợp Fermi-LAT đã công bố chi tiết về phát hiện của mình trên số 13/8/2010 của tạp chí Khoa học.



Kính thiên văn Large Area của Fermi (LAT) không nhìn thấy một tín hiệu nào của vụ nổ nova trong suốt 19 ngày theo dõi   và cuối cùng tới ngày 10/3 vụ bùng phát nổ ra  .

Thohry
Theo Space.com


Vụ nổ supernova lớn nhất trong lịch sử

Vu no supernova lon nhat trong lich su
Ảnh: Reuters
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 7/5 công bố phát hiện về một vụ nổ supernova lớn nhất từ trước đến nay, phát ra luồng ánh sáng gấp 5 lần các vụ nổ khác mà con người quan sát được.
Supernova xảy ra khi một ngôi sao có kích thước cực lớn vào cuối kỳ tồn tại đã bị sụp đổ bởi chính sức hút của nó và phát nổ dữ dội. Vụ nổ ngôi sao trên, có tên là SN 2006gy, cách Trái đất 240 triệu năm ánh sáng, đã kéo dài khoảng 70 ngày so với khoảng thời gian vài tuần trong các vụ nổ tương tự. Từ quy mô của vụ nổ, các nhà khoa học ước tính sao SN 2006gy phải lớn gấp 150 lần so với Mặt trời.
Theo Hãng tin AP, các hình ảnh thu được từ kính thiên văn tia X Chandra cho thấy ngôi sao trên đã không biến thành lỗ đen như các vụ nổ siêu tân tinh khác và bỏ qua giai đoạn một ngôi sao chết. Supernova là hiện tượng cực hiếm. Theo giáo sư Dave Pooley thuộc Đại học California (Mỹ), chưa xảy ra vụ nổ supernova nào tại Dải Ngân hà trong hơn 400 năm qua. Giới khoa học đang theo sát diễn tiến của ngôi sao Eta Carinae, thuộc Dải Ngân hà và cách Trái đất 7.500 năm ánh sáng. Giới chuyên môn cho rằng Eta Carinae có thể phát nổ bất kỳ lúc nào và sẽ có thể kết thúc rực rỡ giống như SN 2006gy.
T.M
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
 

Phát hiện hố đen vũ trụ lớn nhất từ ​​trước tới nay

Phát hiện bất ngờ của khoa học những năm gần đây
Hố đen vũ trụ, theo thuyết tương đối rộng là một cấu trúc đặc biệt của vũ trụ, cấu tạo bởi vô vàn các loại hạt với số lượng cực lớn được cô đặc trong một vùng không gian đủ nhỏ, tạo ra một trường hấp dẫn mạnh đến mức có thể hút bất cứ thứ gì vào bên trong nó, những hành tinh rất lớn, thậm chí cả những thiên hà, thậm chí nó hút ngay cả những tia sáng. Không một tia sáng nào có thể thoát ra, và có lẽ chính vì thế nó có tên là hố đen. Trường hấp dẫn này đủ mạnh, để thay đổi khá nhiều lý thuyết về không gian và thời gian thông thường trong vũ trụ như con người vẫn biết.
Mới năm 2012, nằm ở vị trí cách trái đất 250 triệu năm ánh sáng và có khối lượng gấp "17 tỷ lần" khối lượng mặt trời của chúng ta, hố đen ở trung tâm của thiên hà NGC 1277, là hố đen lớn nhất trong vũ trụ được phát hiện từ trước tới nay. Tuy nhiên, có một điều thú vị là nó không nuốt chửng các hành tinh và ngôi sao gần đó như các hố đen khác vẫn thường làm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét